Thông tư 06/2020/TT-BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật về chuẩn thông tin địa lý cơ sở

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi hiệu lực VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

_____________

Số: 06/2020/TT-BTNMT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

Hà Nội, ngày 31 tháng 8 năm 2020

 

 

THÔNG TƯ

Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn thông tin địa lý cơ sở

___________

 

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Đo đạc và bản đồ ngày 14 tháng 6 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 67/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 05 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 27/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ;

Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn thông tin địa lý cơ sở.

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn thông tin địa lý cơ sở, mã số QCVN 42: 2020/BTNMT.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021.

2. Thông tư số 02/2012/TT-BTNMT ngày 19 tháng 3 năm 2012 Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn thông tin địa lý cơ sở hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Điều 3. Điều khoản chuyển tiếp

1.   Các đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật được phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực được thực hiện theo các quy định của Thông tư số 02/2012/TT-BTNMT ngày 19 tháng 3 năm 2012 Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn thông tin địa lý cơ sở. Trường hợp nội dung kỹ thuật của đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật đó không phù hợp với quy định của Thông tư này thì phải điều chỉnh nội dung kỹ thuật theo quy định của Thông tư này trước khi nghiệm thu.

2.   Các đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật chưa được phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì được thực hiện theo quy định của Thông tư này.

Điều 4. Tổ chức thực hiện

1.   Cục trưởng Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam có trách nhiệm tố chức hướng dẫn, triên khai thực hiện Thông tư này.

2.   Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

3.   Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tố chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, quyết định./.

 

Nơi nhận:

- Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Cục kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;

- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ TN&MT;

- Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Công báo; Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;

- Các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT, Cổng TTĐT Bộ TN&MT;

- Lưu: VT, PC, KHCN, ĐĐBĐVN.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

Nguyễn Thị Phương Hoa

 

 

 

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

 

 

 

 

 

 

QCVN 42: 2020/BTNMT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHUẨN THÔNG TIN ĐỊA LÝ CƠ SỞ

National technical regulation on basic geographic information

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HÀ NI – 2020

 

 

 

 

 

 

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

 

 

 

 

 

 

QCVN 42: 2020/BTNMT

 

 

 

 

 

 

 

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHUẨN THÔNG TIN ĐỊA LÝ CƠ SỞ

National technical regulation on basic geographic information

(Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2020/TT-BTNMT ngày 31 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HÀ NI – 2020

 

 

MỤC LỤC

 

I.   Quy định chung

1.   Phạm vi điều chỉnh

2.    Đối tượng áp dụng

3.    Giải thích từ ngữ

4.    Ký hiệu và thuật ngữ sử dụng trong các lược đồ khái niệm

II.   Quy định kỹ thuật

1.   Chuẩn mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý

2.    Chuẩn mô hình khái niệm dữ liệu không gian

3.    Chuẩn mô hình khái niệm dữ liệu thời gian

4.    Chuẩn phương pháp lập danh mục đối tượng địa lý

5.    Chuẩn hệ quy chiếu tọa độ

6.    Chuẩn siêu dữ liệu địa lý

7.    Chuẩn chất lượng dữ liệu địa lý

8.    Chuẩn trình bày dữ liệu địa lý

9.    Chuẩn mã hóa trong trao đổi dữ liệu địa lý

III.    Quy định về quản lý

IV.    Tổ chức thực hiện

Phụ lục A: Ký hiệu và thuật ngữ sử dụng trong các lược đồ khái niệm

Phụ lục B: Mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý

Phụ lục C: Mô hình khái niệm dữ liệu không gian

Phụ lục D: Mô hình khái niệm dữ liệu thời gian

Phụ lục E: Phương pháp lập danh mục đối tượng địa lý

Phụ lục G: Danh mục đối tượng địa lý cơ sở Quốc gia

Phụ lục H: Hệ quy chiếu tọa độ

Phụ lục I: Nội dung siêu dữ liệu địa lý cơ sở

Phụ lục K: Chất lượng dữ liệu địa lý

Phụ lục L: Lược đồ XML mã hóa danh mục trình bày đối tượng địa lý

Phụ lục M: Lược đồ GML cơ sở

Phụ lục N: Quy tắc xây dựng lược đồ ứng dụng GML

Phụ lục O: Quy tắc chuyển đổi lược đồ ứng dụng UML sang lược đồ ứng dụng GML

Phụ lục P: Một số địa chỉ website hữu ích

 

 

Lời nói đầu

 

QCVN 42: 2020/BTNMT do Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành theo Thông tư số 06/2020/TT-BTNMT ngày 31 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

QCVN 42: 2020/BTNMT thay thế QCVN 42: 2012/BTNMT được ban hành kèm theo Thông tư số 02/2012/TT-BTNMT ngày 19 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 

 

QCVN 42: 2020/BTNMT

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ CHUẨN THÔNG TIN ĐỊA LÝ CƠ SỞ

National technical regulation on basic geographic information

 

I.   QUY ĐỊNH CHUNG

 

1.     Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này quy định về áp dụng các chuẩn thông tin địa lý cơ sở sau đây:

1.1.    Chuẩn mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý.

1.2.    Chuẩn mô hình khái niệm dữ liệu không gian.

1.3.    Chuẩn mô hình khái niệm dữ liệu thời gian.

1.4.    Chuẩn phương pháp lập danh mục đối tượng địa lý.

1.5.    Chuẩn hệ quy chiếu tọa độ.

1.6.    Chuẩn siêu dữ liệu địa lý.

1.7.    Chuẩn chất lượng dữ liệu địa lý.

1.8.    Chuẩn trình bày dữ liệu địa lý.

1.9.    Chuẩn mã hóa trong trao đổi dữ liệu địa lý.

2.     Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với các cơ quan quản lý, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xây dựng và áp dụng dữ liệu địa lý.

3.     Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn kỹ thuật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

3.1.    XML (extensible Markup Language - Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng) là tập hợp các quy tắc để mã hóa tài liệu, dữ liệu dưới dạng mà con người và máy tính đều có thể đọc được. XML thường được sử dụng cho mục đích trao đổi dữ liệu.

3.2.    GML (Geopraphy Markup Language - Ngôn ngữ đánh dấu địa lý mở rộng) là một dạng của ngôn ngữ XML dùng để mô tả, lưu trữ và trao đổi dữ liệu địa lý.

3.3.    UML (Unified Modeling Language ) - Ngôn ngữ mô hình hoá thống nhất là một ngôn ngữ mô hình sử dụng các ký hiệu đồ họa và các phương pháp hướng đối tượng để mô tả một phần hay toàn bộ phần mềm với các mô hình nghiệp vụ từ những góc nhìn ở từng mức trừu tượng khác nhau.

3.4.    Lược đồ XML: mô tả cấu trúc của tài liệu XML gồm các phần tử và thuộc tính trong tài liệu XML, thứ tự và số lượng các phần tử con, các kiểu dữ liệu của phần tử và thuộc tính.

3.5.    Lược đồ GML cơ sở: là lược đồ XML bao gồm một tập hữu hạn các thành phần từ GML.

3.6.    Lược đồ ứng dụng GML: là lược đồ khái niệm cho dữ liệu địa lý theo yêu cầu của một hoặc một số ứng dụng cụ thể.

3.7.    Siêu dữ liệu địa lý: là dữ liệu mô tả các đặc tính của dữ liệu có trong cơ sở dữ liệu địa lý. Siêu dữ liệu địa lý còn được gọi là dữ liệu đặc tả dữ liệu địa lý.

3.8.     Mô hình khái niệm: là mô hình được sử dụng để định nghĩa các khái niệm trong thế giới, bao gồm cả thế giới thực và thế giới trừu tượng.

3.9.     Lược đồ khái niệm: là mô tả mô hình khái niệm bằng một ngôn ngữ cụ thể.

3.10.     Đối tượng địa lý: là sự vật, hiện tượng trong thế giới thực hoặc sự mô tả đối tượng, hiện tượng không tồn tại trong thế giới thực tại vị trí địa lý xác định ở mặt đất, lòng đất, mặt nước, lòng nước, đáy nước, khoảng không.

3.11.    Lớp đối tượng địa lý trừu tượng: là lớp đối tượng địa lý không được thể hiện bằng đối tượng cụ thể trong tập dữ liệu mà được thể hiện thông qua các lớp kế thừa.

3.12.     Kiểu đối tượng địa lý: là tập hợp các đối tượng địa lý cùng loại, có chung các thuộc tính và các quan hệ.

3.13.     Quan hệ đối tượng địa lý: là quan hệ mô tả mối liên kết giữa các đối tượng địa lý cùng loại hoặc khác loại.

3.14.     Thuộc tính của đối tượng địa lý: là các thông tin mô tả đặc tính cụ thể của đối tượng địa lý.

3.15.     Danh mục đối tượng địa lý: là tập hợp nhóm các đối tượng địa lý được xây dựng theo mô hình khái niệm danh mục đối tượng địa lý và phù hợp với lược đồ ứng dụng.

3.16.      Mô hình đối tượng địa lý tổng quát: là mô hình mô tả các khái niệm dùng để định nghĩa các đối tượng địa lý.

3.17.     Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia: là danh mục đối tượng địa lý gồm các thông tin cơ sở (tên, mã, mô tả, thuộc tính) để áp dụng và mở rộng khi xây dựng các loại danh mục đối tượng địa lý cụ thể.

3.18.    Siêu mô hình: là mô hình định nghĩa ngôn ngữ dùng để mô tả các mô hình khác.

3.19.     Hệ thống tham số gốc: là một tập hợp các tham số cơ bản được sử dụng làm cơ sở để tính toán các tham số khác.

3.20.     Hệ quy chiếu tọa độ: là hệ toạ độ có quan hệ với một đối tượng (thường là Trái đất) thông qua bộ tham số định nghĩa vị trí điểm gốc, tỷ lệ và hướng của hệ toạ độ (bộ tham số này được gọi là datum).

3.21.     Hệ quy chiếu thời gian: là hệ quy chiếu mà dựa vào đó thời gian được đo lường.

3.22.    Lược đồ trình bày dữ liệu địa lý: là lược đồ mô tả cách thức thể hiện dữ liệu địa lý dưới dạng đồ họa.

3.23.     Quy tắc trình bày đối tượng địa lý: là các quy tắc được áp dụng cho một kiểu đối tượng địa lý trong lược đồ ứng dụng để chỉ ra các cách thức thể hiện kiểu đối tượng địa lý đó dưới dạng đồ họa.

3.24.    Danh mục trình bày đối tượng địa lý: là một tập hợp các quy tắc trình bày đối tượng địa lý.

3.25.     Chỉ thị trình bày: là một tập hợp các thao tác trình bày cần thiết phù hợp với mỗi quy tắc trình bày cụ thể.

3.26.    Thao tác trình bày: là cách thức được áp dụng để xử lý việc trình bày dữ liệu địa lý cho một trường hợp cụ thể.

3.27.     Dịch vụ trình bày: là các thao tác trình bày cụ thể đối với dữ liệu địa lý.

3.28.     Mã hoá: là biểu diễn của thông tin (dữ liệu, đối tương...) trong một hệ thống mã xác định.

3.29.    Đối tượng hình học nguyên thuỷ: là các đối tượng hình học đơn lẻ và đồng nhất, không thể phân chia được nữa (ví dụ: điểm, đường, vùng).

4.    Ký hiệu và thuật ngữ sử dụng trong các lược đồ khái niệm

Ký hiệu và thuật ngữ sử dụng trong các lược đồ khái niệm được quy định và giải thích tại Phụ lục A ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

 

II.   QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

 

1.    Chuẩn mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý

1.1. Ngôn ngữ biểu diễn mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý.

1.1.1. Sử dụng ngôn ngữ UML để biểu diễn các lược đồ khái niệm và lược đồ ứng dụng trong định nghĩa thông tin địa lý cơ sở và các loại thông tin địa lý khác.

1.1.2. Giới hạn áp dụng UML trong định nghĩa mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý được quy định cụ thể tại mục 1 Phụ lục B ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

1.2. Các kiểu dữ liệu nguyên thủy sau được áp dụng khi định nghĩa mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý:

a)    Kiểu dữ liệu số (Number);

b)    Kiểu dữ liệu số nguyên (Integer);

c)    Kiểu dữ liệu số thực (Real);

d)    Kiểu dữ liệu xâu kí tự (Characterstring);

đ)    Kiểu dữ liệu ngày-tháng-năm (Date);

e)    Kiểu dữ liệu giờ:phút:giây (Time);

g)    Kiểu dữ liệu ngày - giờ (DateTime);

h)    Kiểu dữ liệu logic (Boolean).

1.3.    Mô hình đối tượng địa lý tổng quát.

1.3.1.     Mô hình đối tượng địa lý tổng quát dùng để mô hình hóa các đặc tính cơ bản của kiểu đối tượng địa lý nhằm mục đích: Phân loại và định nghĩa kiểu đối tượng địa lý trong danh mục đối tượng địa lý hoặc trong lược đồ ứng dụng; Quy định cấu trúc và nội dung danh mục đối tượng địa lý; Quy định lược đồ trình bày dữ liệu địa lý.

1.3.2.     Các đặc tính cơ bản của kiểu đối tượng địa lý bao gồm: Tên gọi của kiểu đối tượng địa lý; Định nghĩa hoặc mô tả về kiểu đối tượng địa lý; Các thuộc tính của kiểu đối tượng địa lý; Các quan hệ liên kết; Các quan hệ tổng quát hóa và chi tiết hóa.

1.3.3.    Mô hình đối tượng địa lý tổng quát được quy định cụ thể tại mục 2 Phụ lục B ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

1.4.    Các quy tắc xây dựng lược đồ ứng dụng.

1.4.1.     Các quy tắc xây dựng lược đồ ứng dụng được áp dụng để: Mô tả các kiểu đối tượng địa lý được định nghĩa theo mô hình đối tượng địa lý tổng quát; Định nghĩa cấu trúc dữ liệu trong một lược đồ ứng dụng; Xây dựng lược đồ ứng dụng cho các loại dữ liệu địa lý.

1.4.2.    Quy tắc đặt tên lược đồ ứng dụng (bao gồm tên và phiên bản) quy định tại mục 3.1 Phụ lục B ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

1.4.3.    Quy định về lập tài liệu mô tả lược đồ ứng dụng quy định tại mục 3.2 Phụ lục B ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

1.4.4.    Quy tắc mô tả mối quan hệ giữa lược đồ ứng dụng với các lược đồ khái niệm khác quy định tại mục 3.3 Phụ lục B ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

1.4.5.    Quy tắc định nghĩa thuộc tính không gian, thuộc tính thời gian và các thuộc tính khác (gọi chung là thuộc tính chủ đề) của kiểu đối tượng địa lý trong lược đồ ứng dụng quy định tại mục 3.4 Phụ lục B ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

1.4.6.    Quy tắc mô tả kiểu đối tượng địa lý được định nghĩa theo mô hình đối tượng địa lý tổng quát bằng UML trong lược đồ ứng dụng quy định tại mục 3.5 Phụ lục B ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

1.4.7.    Quy tắc sử dụng danh mục đối tượng địa lý khi xây dựng lược đồ ứng dụng quy định tại mục 3.6 Phụ lục B ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

2.    Chuẩn mô hình khái niệm dữ liệu không gian

2.1.    Chuẩn mô hình khái niệm dữ liệu không gian được áp dụng cho các mục đích sau:

a)   Thống nhất các mô hình không gian được áp dụng để mô tả các thuộc tính không gian của đối tượng địa lý;

b)   Định nghĩa thuộc tính không gian cho các kiểu dữ liệu địa lý trong lược đồ ứng dụng.

2.2.    Mô hình khái niệm dữ liệu không gian được cấu thành bởi hai mô hình khái niệm thành phần sau đây:

a)    Mô hình khái niệm không gian hình học là mô hình thông tin không gian của đối tượng địa lý được mô tả bằng các kiểu đối tượng hình học và được quy định chi tiết tại mục 1 Phụ lục C ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này;

b)   Mô hình khái niệm không gian Topo là mô hình thông tin không gian của đối tượng địa lý được mô tả bằng các kiểu đối tượng Topo và được quy định chi tiết tại mục 2 Phụ lục C ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

3.    Chuẩn mô hình khái niệm dữ liệu thời gian

3.1.    Chuẩn mô hình khái niệm dữ liệu thời gian được áp dụng cho mục đích chuẩn hoá các mô hình dữ liệu thời gian để mô tả các thuộc tính thời gian của đối tượng địa lý; Định nghĩa thuộc tính thời gian cho các kiểu dữ liệu địa lý trong lược đồ ứng dụng.

3.2.    Mô hình khái niệm dữ liệu thời gian được cấu thành bởi hai gói UML trong đó một gói dùng để mô tả các kiểu đối tượng thời gian và một gói mô tả hệ quy chiếu thời gian.

3.3.   Mô hình khái niệm dữ liệu thời gian được quy định cụ thể tại mục 1 Phụ lục D ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

3.4.    Đối tượng hình học thời gian được quy định cụ thể tại mục 2 Phụ lục D ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

3.5.    Đối tượng Tôpô thời gian được quy định cụ thể tại mục 3 Phụ lục D ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

4.     Chuẩn phương pháp lập danh mục đối tượng địa lý

4.1.    Chuẩn phương pháp lập danh mục đối tượng địa lý được áp dụng để xây dựng danh mục đối tượng địa lý cho các loại dữ liệu địa lý; Để xây dựng cơ sở dữ liệu danh mục đối tượng địa lý cho các loại dữ liệu địa lý nhằm cung cấp các dịch vụ về thông tin danh mục đối tượng địa lý.

4.2.    Các kiểu đối tượng địa lý trong tập dữ liệu địa lý phải có đầy đủ các định nghĩa và mô tả.

4.3.    Đặt tên tất cả các kiểu đối tượng địa lý, tên các thuộc tính của đối tượng địa lý, tên quan hệ liên kết các đối tượng địa lý trong danh mục đối tượng địa lý theo nguyên tắc tên phải là duy nhất.

4.4.    Quy định về định nghĩa trong danh mục đối tượng địa lý.

4.4.1.     Sử dụng Tiếng Việt làm ngôn ngữ chính thức để định nghĩa kiểu đối tượng địa lý, thuộc tính đối tượng địa lý, quan hệ liên kết các đối tượng địa lý và các mô tả liên quan khác.

4.4.2.     Phải có định nghĩa cụ thể cho: Kiểu đối tượng địa lý, thuộc tính đối tượng địa lý, miền giá trị của mỗi thuộc tính đối tượng địa lý, quan hệ liên kết các đối tượng địa lý.

4.4.3.    Trường hợp đã có định nghĩa ở một tài liệu khác thì có thể sử dụng nguyên định nghĩa đó và chỉ ra tài liệu tham chiếu.

4.5.    Quy định đối với kiểu đối tượng địa lý trong danh mục đối tượng địa lý.

4.5.1.     Mỗi kiểu đối tượng địa lý được phải được định nghĩa theo quy định tại Điểm 4.4 Điều này.

4.5.2.     Mỗi kiểu đối tượng địa lý phải có tên gọi và được gán mã duy nhất (mã có thể bao gồm cả ký tự và số).

4.5.3.     Trường hợp kiểu đối tượng địa lý tham gia vào quan hệ liên kết các đối tượng địa lý thì phải chỉ ra vai trò của kiểu đối tượng địa lý trong quan hệ liên kết đó.

4.6.    Thuộc tính của đối tượng địa lý (nếu có) phải được định nghĩa, có tên gọi và có miền giá trị được xác định.

4.7.    Quan hệ liên kết các đối tượng địa lý (nếu có) phải được định nghĩa và có tên gọi.

4.8.    Quy định chi tiết về các thông tin cần có trong một danh mục đối tượng địa lý.

4.8.1.     Các thông tin phải có trong một danh mục đối tượng địa lý được quy định trong mô hình khái niệm danh mục đối tượng địa lý và quy định cụ thể tại mục 1 Phụ lục E ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

4.8.2.     Áp dụng mô hình khái niệm danh mục đối tượng địa lý để lập danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia quy định tại mục 2 Phụ lục E ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

4.9.    Quy định về nguyên tắc lập danh mục đối tượng địa lý khi thành lập các loại cơ sở dữ liệu địa lý.

4.9.1.     Danh mục đối tượng địa lý của cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia các loại phải được xây dựng dựa trên Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia quy định tại Phụ lục G ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này. Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia gồm các đối tượng địa lý và thuộc tính đối tượng ở mức độ chi tiết cơ bản. Tùy theo mức độ chi tiết của cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia từng loại tỷ lệ để lựa chọn hoặc bổ sung các đối tượng địa lý và các thuộc tính trong Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia cho phù hợp.

4.9.2.     Khi lập danh mục đối tượng địa lý chuyên ngành phục vụ xây dựng các loại cơ sở dữ liệu địa lý chuyên ngành phải tuân thủ theo các nguyên tắc quy định tại các Điểm từ 4.1 đến 4.8 của Điều này.

5.    Chuẩn hệ quy chiếu tọa độ

5.1.    Chuẩn hệ quy chiếu toạ độ được áp dụng để mô tả chi tiết hệ quy chiếu toạ độ sử dụng khi xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý.

5.2.    Mô hình hệ quy chiếu toạ độ được mô tả thông qua một mô hình khái niệm, quy định chi tiết tại mục 1 Phụ lục H ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

5.3.    Thông tin mô tả hệ quy chiếu tọa độ quy định tại mục 2 Phụ lục H ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

5.4.    Các loại cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia được xây dựng theo Hệ quy chiếu và Hệ toạ độ quốc gia VN-2000, hệ quy chiếu độ cao là Hệ độ cao quốc gia.

5.5.    Quy định về mã hệ quy chiếu tọa độ của Hệ quy chiếu và Hệ toạ độ quốc gia VN-2000 quy định tại mục 3 Phụ lục H ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

6.    Chuẩn siêu dữ liệu địa lý

6.1.    Chuẩn siêu dữ liệu địa lý được áp dụng để xây dựng siêu dữ liệu cho các loại dữ liệu địa lý, để trao đổi, cung cấp siêu dữ liệu địa lý dưới các hình thức khác nhau.

6.2.    Siêu dữ liệu địa lý bao gồm các nhóm thông tin sau đây:

a)    Nhóm thông tin mô tả siêu dữ liệu địa lý;

b)    Nhóm thông tin mô tả hệ quy chiếu toạ độ;

c)    Nhóm thông tin mô tả dữ liệu địa lý;

d)    Nhóm thông tin mô tả chất lượng dữ liệu địa lý;

đ) Nhóm thông tin mô tả phương pháp và quy trình phân phối dữ liệu địa lý.

6.3.    Nhóm thông tin mô tả siêu dữ liệu địa lý bao gồm các thông tin mô tả khái quát siêu dữ liệu địa lý đó, cụ thể gồm các thông tin sau đây:

a)    Thông tin về bảng mã kí tự Tiếng Việt được sử dụng trong siêu dữ liệu địa lý;

b)    Phạm vi dữ liệu địa lý mà siêu dữ liệu địa lý mô tả;

c)    Tên chuẩn siêu dữ liệu địa lý, số phiên bản chuẩn siêu dữ liệu địa lý, thời gian xây dựng siêu dữ liệu địa lý;

d)    Thông tin về đơn vị xây dựng siêu dữ liệu địa lý.

6.4.    Nhóm thông tin hệ quy chiếu toạ độ bao gồm các thông tin chỉ ra hệ quy chiếu toạ độ được áp dụng để xây dựng tập dữ liệu địa lý (nhóm thông tin này không bao gồm các thông tin định nghĩa hệ quy chiếu toạ độ).

6.5.    Nhóm thông tin mô tả dữ liệu địa lý bao gồm các thông tin sau đây:

a)    Thông tin mô tả về mục đích sử dụng và hiện trạng của dữ liệu địa lý;

b)    Thông tin bảng mã kí tự Tiếng Việt được sử dụng trong dữ liệu địa lý;

c)    Thông tin mô tả mô hình dữ liệu không gian, thời gian được sử dụng để biểu diễn dữ liệu địa lý;

d)    Thông tin về các loại từ khoá (do đơn vị xây dựng siêu dữ liệu địa lý lựa chọn phục vụ cho mục đích khai thác thông tin sau này), chủ đề mà dữ liệu địa lý đề cập đến;

đ) Thông tin  về mức độ chi tiết, mức độ đầy đủ của dữ liệu địa lý;

e)    Thông tin về các đơn vị, tổ chức liên quan đến quá trình xây dựng, kiểm tra, nghiệm thu, sử dụng,... dữ liệu địa lý;

g)    Thông tin về phạm vi không gian và thời gian của dữ liệu địa lý;

h)    Thông tin về các ràng buộc liên quan đến dữ liệu địa lý như: các ràng buộc về quyền truy cập và bảo mật dữ liệu.

6.6.    Nhóm thông tin chất lượng dữ liệu bao gồm các thông tin mô tả quy trình đánh giá chất lượng, kết quả đánh giá chung về chất lượng dữ liệu địa lý và kết quả đánh giá theo từng tiêu chí chất lượng cụ thể. Nhóm thông tin này bao gồm các thông tin cơ bản sau đây:

a)    Thông tin về phạm vi dữ liệu được đánh giá chất lượng;

b)    Thông tin về nguồn tư liệu được sử dụng để xây dựng dữ liệu;

c)    Thông tin mô tả các phương pháp được sử dụng để đánh giá chất lượng dữ liệu;

d)    Thông tin mô tả kết quả đánh giá chất lượng chung và kết quả đánh giá cho từng tiêu chí chất lượng cụ thể.

6.7.    Nhóm thông tin phân phối dữ liệu được áp dụng để chỉ ra cách thức phân phối dữ liệu địa lý đối với đối tượng sử dụng. Nhóm thông tin này bao gồm các loại thông tin cơ bản sau đây:

a)    Thông tin mô tả cách thức mà dữ liệu địa lý được phân phối theo hình thức trực tuyến (thông qua các dịch vụ cung cấp thông tin địa lý) hoặc trung gian (thông qua các loại phương tiện lưu trữ dữ liệu);

b)    Thông tin mô tả định dạng (mã hoá) dữ liệu địa lý trong quá trình phân phối.

6.8.    Siêu dữ liệu địa lý phải được mã hoá bằng XML.

6.9.    Siêu dữ liệu địa lý được lập theo hai cấp độ và phải được lập tối thiểu ở cấp độ 1.

6.9.1.    Cấp độ 1: cấp độ tối thiểu nhất, bao gồm một tập các phần tử siêu dữ liệu địa lý cần thiết nhất phục vụ cho các mục đích tìm kiếm dữ liệu địa lý.

6.9.2.    Cấp độ 2: cấp độ mở rộng, bao gồm các phần tử siêu dữ liệu ở cấp độ 1 và các phần tử siêu dữ liệu địa lý tuỳ chọn khác.

6.10.    Cấu trúc và nội dung siêu dữ liệu địa lý cơ sở được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

7.    Chuẩn chất lượng dữ liệu địa lý

7.1.    Chuẩn chất lượng dữ liệu địa lý được áp dụng để xây dựng các quy định về chất lượng cho các loại dữ liệu địa lý và xây dựng các quy trình đánh giá chất lượng cho các loại dữ liệu địa lý.

7.2.    Để đánh giá chất lượng dữ liệu địa lý, áp dụng hai (2) nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng sau đây:

7.2.1.     Nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng theo định lượng, được quy định cụ thể tại điểm 2.3 mục 2 Phụ lục K ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

7.2.2.     Nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng theo định tính được quy định cụ thể tại điểm 2.4 mục 2 Phụ lục K ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

7.3.    Để đánh giá chất lượng dữ liệu địa lý được phép lựa chọn một trong hai phương pháp sau: Phương pháp đánh giá chất lượng dữ liệu trực tiếp; Phương pháp đánh giá chất lượng dữ liệu gián tiếp.

7.4.    Các phương pháp đánh giá chất lượng dữ liệu địa lý được quy định cụ thể tại mục 1 Phụ lục K ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

7.5.    Quy trình đánh giá chất lượng dữ liệu địa lý được quy định cụ thể tại mục 2 Phụ lục K ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

7.6.    Việc lập báo cáo kết quả đánh giá chất lượng dữ liệu được quy định cụ thể tại mục 3 Phụ lục K ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

8.     Chuẩn trình bày dữ liệu địa lý

8.1.    Chuẩn trình bày dữ liệu địa lý được áp dụng để xây dựng danh mục trình bày đối tượng địa lý đối với các loại cơ sở dữ liệu địa lý.

8.2.    Khi trình bày dữ liệu địa lý phải áp dụng các nguyên tắc chung sau đây:

a)     Thông tin trình bày dữ liệu địa lý phải được lưu trữ độc lập với tập dữ liệu

địa lý;

b)    Một tập dữ liệu địa lý có thể được trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng không được làm thay đổi nội dung dữ liệu;

c)     Các quy tắc trình bày được áp dụng cho mỗi kiểu đối tượng địa lý trong lược đồ ứng dụng được tổ chức và lưu trữ trong danh mục trình bày đối tượng địa lý;

d)    Các chỉ thị trình bày được tổ chức và lưu trữ độc lập với danh mục trình bày đối tượng địa lý.

8.3.    Lược đồ trình bày dữ liệu địa lý được quy định cụ thể tại mục 1 Phụ lục L ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

8.4.    Danh mục trình bày dữ liệu địa lý được quy định cụ thể tại mục 2 Phụ lục L ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

8.5.    Chỉ thị trình bày dữ liệu địa lý được quy định cụ thể tại mục 3 Phụ lục L ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

8.6.    Danh mục trình bày dữ liệu địa lý được mã hoá theo các quy định cụ thể sau đây:

8.6.1.    Việc mã hóa danh mục trình bày dữ liệu địa lý được thực hiện theo lược đồ XML quy định cụ thể tại mục 4 Phụ lục L ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

8.6.2.    Được phép áp dụng thêm đặc tả kỹ thuật trình bày của Hiệp hội OpenGIS để xây dựng, mã hóa danh mục trình bày dữ liệu địa lý.

9.    Chuẩn mã hóa trong trao đổi dữ liệu địa lý

9.1.    Chuẩn mã hoá trong trao đổi dữ liệu địa lý được áp dụng để: Xây dựng các lược đồ mã hoá (như lược đồ XML, GML hoặc các lược đồ khác) cho dữ liệu địa lý; Xây dựng các quy định chuẩn hoá các hình thức trao đổi dữ liệu địa lý; Xây dựng các hệ thống phần mềm phục vụ mã hoá trong trao đổi dữ liệu địa lý.

9.2.    Quy tắc mã hoá chung mô tả các quy tắc nhằm ánh xạ dữ liệu từ một cấu trúc dữ liệu đầu vào đến một cấu trúc dữ liệu đầu ra. Một quy tắc mã hoá phải chỉ ra các yêu cầu sau đây:

a)    Các yêu cầu mã hoá bao gồm: Lược đồ ứng dụng, Bảng mã kí tự, Siêu dữ liệu về cấu trúc dữ liệu cần mã hoá, Bộ nhận dạng và các Cơ chế cập nhật;

b)    Cấu trúc dữ liệu đầu vào bao gồm: Cấu trúc dữ liệu được sử dụng để lưu trữ dữ liệu theo một lược đồ ứng dụng và quan hệ giữa lược đồ ứng dụng với cấu trúc dữ liệu được sử dụng để lưu trữ dữ liệu;

c)    Cấu trúc dữ liệu đầu ra được xác định theo chuẩn mã hoá trong trao đổi dữ liệu địa lý;

d)   Các quy tắc chuyển đổi bao gồm các quy định về cách thức chuyển đổi từ dữ liệu trong cấu trúc dữ liệu đầu vào sang dữ liệu trong cấu trúc dữ liệu đầu ra;

đ) Nêu các ví dụ minh hoạ điển hình về quy tắc mã hoá.

9.3.    Các quy tắc mã hoá theo XML.

9.3.1.    Quy tắc chuyển đổi từ một gói UML mô tả một lược đồ ứng dụng sang một lược đồ XML.

9.3.2.     Quy tắc chuyển đổi từ các lớp UML cho từng mẫu phân loại khác nhau sang lược đồ XML.

9.3.3.    Quy tắc chuyển đổi từ quan hệ liên kết giữa các lớp UML trong lược đồ ứng dụng sang lược đồ XML.

9.3.4.    Quy tắc chuyển đổi từ quan hệ kế thừa giữa các lớp UML trong lược đồ ứng dụng sang lược đồ XML.

9.3.5.     Quy tắc chuyển đổi từ quan hệ phụ thuộc giữa các gói UML trong lược đồ ứng dụng sang lược đồ XML.

9.4.    Lược đồ ứng dụng GML và các quy tắc mã hoá theo ngôn ngữ GML.

9.4.1.     Lược đồ ứng dụng GML của các loại dữ liệu địa lý được xây dựng theo lược đồ GML cơ sở được quy định cụ thể tại Phụ lục M ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

9.4.2.     Lược đồ ứng dụng GML phải xây dựng theo các quy tắc được quy định cụ thể tại Phụ lục N ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

9.4.3.     Các lược đồ ứng dụng UML phải chuyển sang lược đồ ứng dụng GML được quy định cụ thể tại Phụ lục O ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

 

III.   QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

 

1.    Phương thức đánh giá sự phù hợp

Sử dụng Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình để đánh giá sự phù hợp. Nội dung và trình tự thực hiện các hoạt động chính trong Phương thức 1 thực hiện theo mục I Phụ lục II Nội dung, trình tự và nguyên tắc sử dụng các phương thức đánh giá sự phù hợp (ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ khoa học và Công nghệ).

2.    Quy định về công bố hợp quy

Sản phẩm cần được công bố hợp quy là các cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, cơ sở dữ liệu địa lý chuyên ngành. Việc công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy. Kết quả đo kiểm/thử nghiệm phục vụ công bố hợp quy phải thực hiện tại phòng thử nghiệm được chỉ định hoặc công nhận theo quy định hiện hành.

3.    Trách nhiệm công bố hợp quy

3.1.   Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cung cấp có trách nhiệm công bố hợp quy đối với sản phẩm cơ sở dữ liệu do mình tự đầu tư.

3.2.    Các cơ quan chủ quản cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, cơ sở dữ liệu địa lý chuyên ngành có trách nhiệm công bố hợp quy đối với các sản phẩm do mình quản lý xây dựng.

3.3.   Việc công bố hợp quy thực hiện theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ và Thông tư số 02/2017/TT- BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012.

4.    Phương pháp thử

4.1.   Sử dụng các phương pháp, công cụ để trích xuất gói tin XML, GML của các cơ sở dữ liệu địa lý do tổ chức, cá nhân thực hiện.

4.2.   Kiểm tra các tài liệu thiết kế lược độ UML, mô hình cấu trúc cơ sở dữ liệu, siêu dữ liệu, danh mục đối tượng địa lý, danh mục trình bày dữ liệu, chất lượng dữ liệu, định dạng trao đổi dữ liệu XML, GML theo các chỉ tiêu kỹ thuật như quy định tại Phần II.

4.3.   Nếu kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật tại Phần II không đáp ứng, kết luận không phù hợp với quy chuẩn.

5.    Điều kiện chuyển tiếp

5.1.    Các đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật được phê duyệt trước ngày Quy chuẩn này có hiệu lực được thực hiện theo các quy định của QCVN 42:2012; Trường hợp nội dung kỹ thuật của đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật đó không phù hợp với quy định của Thông tư này thì phải điều chỉnh nội dung kỹ thuật theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này trước khi nghiệm thu.

5.2.    Các đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật chưa được phê duyệt trước ngày Quy chuẩn này có hiệu lực thì được thực hiện theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này.

 

IV.   TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

1.   Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật này.

2.   Trong quá trình triển khai thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này, nếu có vướng mắc, mọi ý kiến gửi về Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) để tổng hợp, trình Bộ trưởng xem xét, quyết định.

 

 

Phụ lục A

KÝ HIỆU VÀ THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG CÁC LƯỢC ĐỒ KHÁI NIỆM

 

1. Các ký hiệu sử dụng trong các lược đồ tĩnh (gói, lớp) UML

STT

Ký hiệu

Giải thích

1

Chỉ một gói (package)

2

Chỉ một lớp (class)

3

Chỉ mối quan hệ liên kết (association)

4

Chỉ mối quan hệ tổng quát hoá (generalization)

5

Chỉ mối quan hệ kết tập (aggregation)

6

Chỉ mối quan hệ tổ hợp, hoặc cấu thành (composition)

7

Chỉ mối quan hệ phụ thuộc (dependency)

 

 

1.1.    Gói (Package) là một tập hợp các lớp có quan hệ với nhau theo một chủ đề nhất định.

1.2. Lớp (Class) là mô tả một tập hợp các đối tượng (đối tượng được hiểu theo nghĩa khái quát) có chung các thuộc tính, các quan hệ và các phương thức xử lý (ví dụ: lớp đường bộ có các thuộc tính là tên đường, độ dài, độ rộng; có các quan hệ với lớp cầu; có phương thức xử lý là đổi tên đường, tính độ dài, tính độ rộng).

1.3.    Liên kết (Association) là quan hệ giữa hai hay nhiều đối tượng, mỗi đối tượng tham gia vào quan hệ có mối liên hệ nhất định với các đối tượng còn lại.

1.4.    Tổng quát hoá (Generalization) là quan hệ giữa các đối tượng được phân cấp theo mức độ tổng quát hoặc chi tiết.

1.5.    Kết tập (Aggregation) là một loại quan hệ liên kết giữa hai đối tượng; trong đó đối tượng này chứa đối tượng kia, đối tượng bị chứa có thể tồn tại độc lập hoặc tham gia vào các kết tập khác.

1.6.    Tổ hợp (Composition) là một dạng đặc biệt của quan hệ kết tập trong đó khi đối tượng chứa không tồn tại thì các đối tượng bị chứa cũng không tồn tại; đối tượng bị chứa không thể tham gia đồng thời vào nhiều tổ hợp.

1.7 Phụ thuộc (Dependency) là quan hệ giữa các đối tượng mà khi một đối tượng thay đổi sẽ ảnh hưởng tới đối tượng khác.

2.    Các thuật ngữ

2.1.    Đối tượng (Object) là một đơn vị thông tin thể hiện một sự vật, hiện tượng có trong tập dữ liệu.

2.2.    Siêu lớp (Metaclass) là một dạng lớp được sử dụng để mô tả các lớp khác.

2.3.    Thể hiện (Instance) là một trạng thái của đối tượng khi các thuộc tính, quan hệ của đối tượng nhận một giá trị cụ thể.

2.4.    Lớp giao diện (Interface) là lớp mô tả các phương thức xử lý chung của một nhóm lớp khác.

2.5.    Vai trò liên kết (Role) là vai trò của một đối tượng khi tham gia vào quan hệ liên kết với đối tượng khác.

2.6.    Ràng buộc (Constraint) là thông tin mô tả những điều kiện mà các đối tượng phải tuân thủ.

2.7.    Kế thừa (Inheritance) là tính chất của đối tượng mà các đối tượng chi tiết cũng có các đặc tính, quan hệ của đối tượng tổng quát.

2.8.    Tập dữ liệu (Dataset) là tập hợp có cấu trúc được cấu thành bởi một nhóm các đối tượng dữ liệu.

2.9.    Miền giá trị (Domain) là một tập hợp các giá trị cho phép của một thuộc tính.

2.10.    Đối tượng không gian (Spatial object) là đối tượng thể hiện tính chất không gian của đối tượng địa lý.

2.11.     Vị trí trực tiếp (Direct position) là vị trí được xác định bởi toạ độ cụ thể.

2.12.     Đối tượng hình học (Geometric object) là đối tượng không gian được xác định bằng một tập hợp các vị trí trực tiếp.

2.13.     Đường bao (Boundary) là đối tượng hình học nguyên thuỷ được sử dụng để xác định giới hạn phạm vi không gian của đối tượng hình học.

2.14.    Đường bao hình học (Geometric boundary) là đường bao được xác định bởi một tập hợp các đối tượng hình học nguyên thuỷ có số chiều không gian nhỏ hơn nhằm giới hạn phạm vi của đối tượng hình học.

2.15.     Đường cong (Curve) là đối tượng hình học nguyên thủy một chiều biểu diễn ảnh của một đoạn thẳng thông qua một ánh xạ một - một (1-1) liên tục.

2.16. Đường cong tổ hợp (Composite curve) là tập hợp có thứ tự các đường cong, trong đó mỗi đường cong có điểm đầu là điểm cuối của đường cong trước đó trừ đường cong đầu tiên.

2.17.    Đoạn đường cong (Curve segment) là một phần của đường cong được biểu diễn bằng một hàm toán học cơ bản.

2.18.    Bề mặt (Surface) là đối tượng hình học hai chiều biểu diễn ảnh của một phần mặt phẳng giới hạn bởi một đường cong khép kín thông qua một ánh xạ một - một (1-1) liên tục.

2.19.    Phần bề mặt (Surface patch) là một phần bề mặt được biểu diễn bằng một hàm toán học cơ bản.

2.20.    Chuỗi cung (ArcString) là một đoạn đường cong mà trong đó mỗi đoạn (curve segment) là cung tròn.

2.21.     Chuỗi đoạn thẳng (LineString) là một đoạn đường cong mà trong đó mỗi đoạn là đoạn thẳng.

2.22.     Đa giác (Polygon) là một phần bề mặt phẳng được giới hạn bởi một chuỗi đoạn thẳng khép kín.

2.23.     Tam giác (Triangle) là một đa giác có 3 đỉnh.

2.24.    Phức hệ hình học (Geometric complex) là một tập hợp các đối tượng hình học nguyên thủy, trong đó hình bao của mỗi đối tượng có thể được biểu diễn như một tập hợp các đối tượng hình học nguyên thủy khác trong cùng tập hợp đó.

2.25.    Kết tập hình học (Geometric aggregates) là tập hợp các đối tượng hình học, có thể bao gồm cả phức hệ hình học và đối tượng hình học nguyên thuỷ.

2.26.    Đối tượng Tôpô (Topological object) là đối tượng không gian biểu diễn các quan hệ không gian bất biến với các phép biến đổi liên tục.

2.27.    Đối tượng Tôpô nguyên thuỷ (Topological primitive) là các đối tượng Topo đơn lẻ và đồng nhất.

2.28.    Phức hệ Tôpô (Topological complex) là một tập hợp các đối tượng Topo nguyên thủy.

2.29.    Đối tượng Tôpô có hướng (Directed topological object) là đối tượng Topo nguyên thủy gắn với hướng của nó.

2.30.    Nút (Node) là đối tượng Tôpô nguyên thuỷ biểu diễn mối quan hệ giữa các cạnh.

2.31.    Nút có hướng (Directed node) là nút gắn với hướng của nó; hướng của một nút đối với một cạnh có hướng dương (+) nếu là là nút cuối và hướng âm (-) nếu là nút đầu.

2.32.    Cạnh (Edge) là đối tượng Topo nguyên thủy biểu diễn mối quan hệ giữa các mặt; một cạnh được giới hạn bởi 1 hoặc 2 nút.

2.33.    Cạnh có hướng (Directed edge) là cạnh gắn với hướng của nó; hướng của một cạnh đối với một mặt có hướng dương (+) nếu mặt nằm ở phía trái và hướng âm (-) nếu mặt nằm ở phía phải.

2.34.    Mặt (Face) là đối tượng Tôpô nguyên thủy biểu diễn mối quan hệ giữa các khối; một mặt được giới hạn bởi một tập hợp các cạnh có hướng.

2.35.    Mặt có hướng (Directed face) là mặt gắn với hướng của nó; hướng của một mặt đối với một khối có hướng dương (+) và hướng âm (-) phụ thuộc vào vị trí bên trong hay bên ngoài của khối so với mặt đó.

2.36.    Mẫu phân loại (Stereotype) là một khái niệm được sử dụng để phân loại các nhóm đối tượng khác nhau.

 

 

Phụ lục B

MÔ HÌNH CẤU TRÚC DỮ LIỆU ĐỊA LÝ

 

1.    Giới hạn áp dụng UML trong định nghĩa mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý.

1.1.     Gói UML (UML package) được sử dụng để biểu diễn một mô hình cấu trúc dữ liệu của một chủ đề dữ liệu địa lý.

1.2.     Lớp UML (UML class) được sử dụng để biểu diễn một kiểu đối tượng địa lý, hoặc một kiểu dữ liệu trong một mô hình cấu trúc dữ liệu, biểu diễn các khái niệm trong các mô hình khái niệm. Lớp UML bao gồm các thành phần sau đây:

a)    Tên lớp;

b)    Các thuộc tính;

c)    Các quan hệ.

1.3.     Các yêu cầu khi xây dựng lớp UML.

1.3.1.     Tên lớp là duy nhất.

1.3.2.     Các thuộc tính của lớp có thể được xác định trực tiếp trong lớp đó hoặc gián tiếp thông qua các quan hệ với các lớp khác.

1.3.3.     Xác định các quan hệ mà lớp tham gia với các lớp khác.

1.4.     Quan hệ (Relationship) được sử dụng để biểu diễn mối quan hệ giữa các lớp UML hoặc giữa các gói UML gồm các kiểu quan hệ sau đây:

a)    Liên kết (Association);

b)    Tổng quát hoá (Generalization);

c)    Kết tập (Aggregation);

d)    Tổ hợp (Composition);

đ) Phụ thuộc (Dependency).

1.5. Mẫu phân loại (Stereotype) được áp dụng cho một lớp UML hoặc một gói UML để biểu diễn một loại cấu trúc dữ liệu cụ thể bao gồm các mẫu phân loại sau đây:

STT

Mẫu phân loại

Áp dụng cho

Ý nghĩa

1

ApplicationSchema

Gói UML

Mô tả mô hình cấu trúc dữ liệu theo quy chuẩn mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý

2

Leaf

Gói UML

Mô tả một gói là gói con thành phần nhỏ nhất của một gói khác

3

FeatureType

Lớp UML

Mô tả kiểu đối tượng địa lý

4

Abstract

Lớp UML

Mô tả kiểu đối tượng địa lý trừu tượng

5

DataType

Lớp UML

Mô tả một kiểu dữ liệu

6

Enumeration

Lớp UML

Mô tả một miền giá trị cố định

7

CodeList

Lớp UML

Mô tả một miền giá trị có thể mở rộng

8

Union

Lớp UML

Mô tả kiểu dữ liệu dạng tập hợp

9

MetaClass

Lớp UML

Mô tả một siêu lớp

10

Interface

Lớp UML

Mô tả một lớp giao diện

 

 

1.6. Định nghĩa thuộc tính cho lớp UML.

1.6.1. Thuộc tính của lớp UML được trình bày theo cú pháp sau:

[Phạm vi] Tên thuộc tính [Số thể hiện] [: Kiểu dữ liệu] [=Các giá trị khởi tạo] Trong đó:

a) Phạm vi: chỉ ra khả năng truy cập thông tin từ các lớp khác đến một thuộc tính của đối tượng; thông tin này luôn có giá trị là “public”;

b) Tên thuộc tính: chỉ ra tên của thuộc tính; tên thuộc tính phải đảm bảo yêu cầu duy nhất trong một lớp UML;

c) Số thể hiện: số thể hiện tối thiểu và tối đa của thuộc tính; thông tin này được trình bày theo cú pháp [a .. b] trong đó a là số thể hiện tối thiểu, b là số thể hiện tối đa, giá trị mặc định là 1 trong trường hợp không trình bày số thể hiện;

d) Kiểu dữ liệu: Kiểu dữ liệu gồm các kiểu dữ liệu nguyên thủy và các kiểu dữ liệu mới (được người lập trình định nghĩa thêm);

đ) Các giá trị khởi tạo: các giá trị mặc định được gán cho thuộc tính.

1.7. Quy tắc đặt tên gói, lớp UML.

1.7.1. Tên gói, tên lớp gồm một hoặc nhiều từ không dấu viết liền nhau hoặc nối với nhau bằng ký tự gạch dưới “_”, mỗi từ có ký tự đầu là chữ cái in hoa.

1.7.2. Tên thuộc tính, tên của vai trò quan hệ liên kết gồm một hoặc nhiều từ không dấu viết liền nhau, từ đầu tiên có ký tự đầu là chữ cái thường, các từ tiếp theo có ký tự đầu là chữ cái in hoa”.

2. Mô hình đối tượng địa lý tổng quát

Các khái niệm dùng để định nghĩa kiểu đối tượng địa lý được thể hiện trong mô hình đối tượng địa lý tổng quát dưới đây:

Hình B.1.Mô hình đối tượng địa lý tổng quát

 

2.1.    GF_FeatureType là siêu lớp có thể hiện là các lớp UML mô tả các kiểu đối tượng địa lý trong các lược đồ ứng dụng trong đó:

a)    typeName là tên của kiểu đối tượng địa lý duy nhất trong một lược đồ ứng dụng;

b)    definition là định nghĩa hoặc mô tả về kiểu đối tượng địa lý;

c)    isAbstract chỉ ra có hay không có kiểu đối tượng địa lý là kiểu đối tượng trừu tượng;

d)   carrierOfCharacteristics là vai trò liên kết trong quan hệ tổ hợp giữa lớp GF_FeatureType với lớp GF_PropertyType;

đ) Generalization mô tả quan hệ tổng quát hóa giữa hai kiểu đối tượng địa lý. Theo đó, một kiểu đối tượng địa lý có thể kế thừa các đặc tính từ tối đa một kiểu đối tượng địa lý khác;

e)    Specialization mô tả quan hệ chi tiết hóa giữa các kiểu đối tượng địa lý. Theo đó, một kiểu đối tượng địa lý có thể chi tiết hóa thành nhiều kiểu đối tượng địa lý khác;

g) inheritsFrom xác định kiểu đối tượng địa lý kế thừa trong quan hệ tổng quát hóa;

h) inheritsTo xác định các các kiểu đối tượng địa lý dẫn xuất trong quan hệ chi tiết hóa;

i) linkBetween xác định các quan giữa các kiểu đối tượng địa lý. Theo đó, môt kiểu đối tượng địa lý có thể có các loại quan hệ: không gian, kết tập, thời gian.

2.2. GF_PropertyType là lớp trừu tượng mô tả đặc tính của các kiểu đối tượng địa lý trong đó:

a) memberName là tên đặc tính;

b) definition là định nghĩa hoặc mô tả đặc tính;

c) featureType là kiểu đối tượng địa lý có chứa đặc tính.

2.3. GF_AttributeType là siêu lớp mà thể hiện của nó là các lớp UML mô tả các thuộc tính của các kiểu đối tượng địa lý trong lược đồ ứng dụng trong đó:

a) valueType là tên kiểu dữ liệu của thuộc tính;

b) domainOfValues là miền giá trị của thuộc tính;

c) cardinality[0..1] là số thể hiện tối thiểu và tối đa của thuộc tính.

2.4. GF_AssociationType là siêu lớp mô tả kiểu quan hệ liên kết giữa các kiểu đối tượng địa lý trong đó:

a) typeName [0..1] là tên quan hệ liên kết duy nhất trong lược đồ ứng dụng;

b) definition [0..1] là định nghĩa hoặc mô tả quan hệ liên kết;

c) roleName là tên của vai trò liên kết.

d) memberOf xác định các quan hệ là thành phần cấu thành lên kiểu đối tượng địa lý.

2.5. GF_AssociationRole là siêu lớp mô tả vai trò của lớp trong các quan hệ liên kết trong đó:

a) cardinality là mô tả số thể hiện tối thiểu và tối đa của vai trò quan hệ liên kết giữa đối tượng này với đối tượng khác;

b) valueType là kiểu đối tượng địa lý trong quan hệ liên kết;

c) associationType là loại quan hệ liên kết;

d) isNavigable chỉ ra có hay không có quan hệ được giới hạn theo một chiều nhất định.

đ) relation là mối quan hệ liên kết.

e) Role mô tả các thông tin cần có khi mô tả một vai trò liên kết trong quan hệ giữa các kiểu đối tượng địa lý.

2.6. GF_AssociationKind là lớp định nghĩa danh sách cố định các loại quan hệ liên kết giữa các kiểu đối tượng địa lý. Quan hệ giữa các kiểu đối tượng địa lý phải là một trong số các loại sau:

a) association là quan hệ liên kết;

b) aggregation là quan hệ kết tập;

c) composition là quan hệ tổ hợp.

2.7. GF_InheritanceRelation là lớp mô tả quan hệ kế thừa giữa các kiểu đối tượng địa lý trong đó:

a) supertype là tên của kiểu đối tượng địa lý cơ sở;

b) subtype là tên của kiểu đối tượng địa lý dẫn xuất;

2.8. Thuộc tính của kiểu đối tượng địa lý được mô tả theo lược đồ lớp UML sau:

Hình B.2. Lược đồ lớp UML về thuộc tính kiểu đối tượng địa lý

 

2.8.1. GF_SpatialAttributeType là siêu lớp mô tả các thuộc tính không gian của kiểu đối tượng địa lý. Kiểu dữ liệu của thuộc tính không gian phải là một trong các kiểu dữ liệu dẫn xuất từ các lớp GM_Object hoặc TP_Object trong mô hình khái niệm dữ liệu không gian;

2.8.2. GF_TemporalAttributeType là siêu lớp mô tả các thuộc tính thời gian của kiểu đối tượng địa lý. Kiểu dữ liệu của thuộc tính thời gian phải là một trong các kiểu dữ liệu dẫn xuất từ lớp TM_Object trong mô hình khái niệm dữ liệu thời gian;

2.8.3. GF_ThematicAttributeType là siêu lớp mô tả thuộc tính chủ đề của kiểu đối tượng địa lý. Kiểu dữ liệu của thuộc tính chủ đề phải là một trong số các kiểu dữ liệu nguyên thuỷ hoặc các kiểu dữ liệu khác được quy định trong lược đồ ứng dụng.

2.9. Quan hệ giữa các kiểu đối tượng địa lý được phân thành 2 loại là quan hệ tổng quát hoá/chi tiết hoá và quan hệ liên kết.

2.9.1. Quan hệ tổng quát hoá/chi tiết hoá

Quan hệ tổng quát hoá/chi tiết hoá chỉ được áp dụng cho kiểu đối tượng, quan hệ liên kết, có thể được áp dụng cho kiểu đối tượng và đối tượng.

2.9.2. Quan hệ liên kết

Quan hệ liên kết mô tả bởi siêu lớp GF_AssociationType được chi tiết hoá thành các loại quan hệ theo lược đồ lớp UML sau:

Hình B.3. Lược đồ lớp UML về quan hệ liên kết

 

Trong đó:

a) GF_AggregationType là lớp mô tả quan hệ kết tập giữa các kiểu đối tượng địa lý;

b) GF_SpatialAssociationType là lớp mô tả quan hệ liên kết không gian giữa các kiểu đối tượng địa lý;

c) GF_TemporalAssociationType là lớp mô tả quan hệ liên kết thời gian giữa các kiểu đối tượng địa lý.

3. Quy tắc xây dựng lược đồ ứng dụng

3.1. Quy tắc đặt tên lược đồ ứng dụng (bao gồm tên và phiên bản).

3.1.1. Lược đồ ứng dụng phải có tên gọi và số phiên bản.

3.1.2. Lược đồ ứng dụng được mô tả bởi một gói UML. Tên gọi và số phiên bản của lược đồ ứng dụng phải được ghi nhận trong tài liệu mô tả gói UML.

3.2. Quy định về lập tài liệu mô tả lược đồ ứng dụng

3.2.1. Lược đồ ứng dụng phải có tài liệu mô tả chi tiết kèm theo.

3.2.2. Tài liệu mô tả lược đồ ứng dụng có thể được kết xuất tự động từ công cụ phần mềm hỗ trợ xây dựng lược đồ ứng dụng.

3.2.3. Thông tin mô tả sự liên quan giữa lược đồ ứng dụng và danh mục đối tượng địa lý được ghi nhận trong tài liệu mô tả lược đồ ứng dụng nếu tồn tại mối quan hệ giữa các lớp hoặc các thành phần UML khác trong lược đồ ứng dụng với các thông tin đã được chỉ ra trong tài liệu danh mục đối tượng địa lý.

3.2.4. Tài liệu mô tả của các kiểu đối tượng địa lý được biểu diễn trong lược đồ ứng dụng phải tuân thủ các quy định trong quy chuẩn phương pháp lập danh mục đối tượng địa lý.

3.3. Quy tắc mô tả mối quan hệ giữa lược đồ ứng dụng với các lược đồ khái niệm khác.

3.3.1. Cấu trúc dữ liệu địa lý phải được mô tả bằng lược đồ ứng dụng.

3.3.2. Quan hệ phụ thuộc giữa các gói UML được áp dụng để biểu diễn quan hệ giữa lược đồ ứng dụng với các lược đồ khái niệm khác nếu lược đồ ứng dụng có sử dụng các thành phần từ các lược đồ khái niệm này.

3.4. Quy tắc định nghĩa thuộc tính không gian, thuộc tính thời gian và các thuộc tính khác (gọi chung là thuộc tính chủ đề - thematic attributes) của kiểu đối tượng địa lý trong lược đồ ứng dụng.

3.4.1. Quy tắc định nghĩa thuộc tính không gian trong lược đồ ứng dụng cụ thể như sau:

a) Đặc tính không gian của đối tượng địa lý có thể được mô tả bởi một hoặc nhiều thuộc tính không gian. Trong một lược đồ ứng dụng, một thuộc tính không gian là kiểu dẫn xuất của thuộc tính đối tượng. Mô hình và các kiểu dữ liệu không gian được quy định trong quy chuẩn lược đồ khái niệm không gian;

b) Trong một lược đồ ứng dụng thuộc tính không gian được biểu diễn theo một trong hai cách sau:

+ Bởi thuộc tính của lớp UML (lớp UML được sử dụng để mô tả một kiểu đối tượng địa lý). Trong trường hợp này, thuộc tính sẽ có kiểu dữ liệu là một trong các kiểu đối tượng không gian được quy định trong quy chuẩn mô hình khái niệm dữ liệu không gian;

+ Bởi quan hệ liên kết giữa lớp UML mô tả một kiểu đối tượng địa lý với một lớp UML mô tả một kiểu đối tượng không gian được quy định trong quy chuẩn mô hình khái niệm dữ liệu không gian;

c) Một thuộc tính không gian phải có giá trị là các đối tượng không gian. Các đối tượng không gian được phân loại thành: kiểu đối tượng hình học và kiểu đối tượng Tôpô. Hai loại này được phân loại chi tiết thành kiểu đối tượng nguyên thuỷ, kiểu đối tượng phức, hoặc kiểu đối tượng tập hợp (đối với kiểu đối tượng hình học). Các kiểu đối tượng không gian được liệt kê trong bảng dưới đây được sử dụng làm giá trị cho các thuộc tính không gian trong lược đồ ứng dụng.

Kiểu đối tượng hình học

Kiểu đối tượng Tôpô

Đối tượng hình học cơ bản

Đối tượng hình học phức, kết tập

Đối tượng Tôpô cơ bản

Đối tượng Tôpô phức

GM_Point

GM_Curve

GM_Surface

GM_CompositeCurve

GM_Complex

GM_Aggregate

TP_DirectedNode TP_DirectedEdge TP_DirectedFace TP_Node

TP_Edge

TP_Face

TP_Complex

 

 

3.4.2. Quy tắc định nghĩa thuộc tính thời gian trong lược đồ ứng dụng cụ thể như sau:

a) Đặc tính thời gian của đối tượng địa lý được mô tả bởi các thuộc tính thời gian dẫn xuất từ thuộc tính đối tượng địa lý;

b) Trong lược đồ ứng dụng thuộc tính thời gian được biểu diễn dưới dạng thuộc tính của lớp UML và nhận giá trị là một trong số các đối tượng thời gian được quy định trong quy chuẩn mô hình dữ liệu khái niệm thời gian;

c) Thuộc tính thời gian có thể được sử dụng dưới dạng thuộc tính của thuộc tính, trong trường hợp này thuộc tính phải là một kiểu dẫn xuất của một trong số các đối tượng thời gian được quy định trong quy chuẩn mô hình dữ liệu khái niệm thời gian;

d) Các kiểu đối tượng thời gian được áp dụng khi xây dựng lược đồ ứng dụng được chỉ ra trong bảng sau:

Kiểu nguyên thuỷ

Kiểu quan hệ

TM_Instant

TM_Node

TM_Period

TM_Edge

 

 

3.4.3. Quy tắc định nghĩa thuộc tính chủ đề trong lược đồ ứng dụng cụ thể như sau:

a) Các thuộc tính chủ đề được định nghĩa trong lược đồ ứng dụng phải phù hợp với các đặc tả trong chuẩn thông tin địa lý cơ sở quốc gia;

b) Các thuộc tính chủ đề của đối tượng địa lý phải được định nghĩa như là kiểu thuộc tính chủ đề trong mô hình GFM;

c) Trong lược đồ ứng dụng, thuộc tính chủ đề phải được định nghĩa là thuộc tính của lớp UML. Trong đó, kiểu của thuộc tính phải là một trong số các kiểu dữ liệu nguyên thuỷ hoặc các kiểu dữ liệu do người dùng tự định nghĩa được quy định trong Quy chuẩn này.

3.5. Quy tắc mô tả kiểu đối tượng địa lý được định nghĩa theo mô hình đối tượng địa lý tổng quát bằng UML trong lược đồ ứng dụng.

3.5.1. Thể hiện của lớp GF_FeatureType được cụ thể hoá thành lớp UML.

3.5.2. Thể hiện của lớp GF_AssociationType phải được cụ thể hoá theo một trong hai trường hợp sau:

a) Nếu thể hiện của GF_AssociationType không tham gia vào quan hệ liên kết với bất kỳ một thể hiện nào khác của lớp GF_PropertyType khi đó vai trò linkBetween trong quan hệ liên kết với các thể hiện của lớp GF_FeatureType được cụ thể hoá thành các lớp UML có quan hệ liên kết với nhau;

b) Nếu thể hiện của GF_AssociationType tham gia vào quan hệ liên kết với một hoặc nhiều thể hiện của lớp GF_PropertyType khi đó thể hiện của GF_AssociationType được biểu diễn bởi quan hệ liên kết giữa các lớp UML là thể hiện của lớp GF_FeatureTypes.

3.5.3. Thể hiện của lớp GF_AttributeType được cụ thể hoá thành thuộc tính của lớp UML.

3.5.4. Thể hiện của lớp GF_AssociationRole được cụ thể hoá thành vai trò liên kết và được biểu diễn ở cuối đường mô tả quan hệ liên kết giữa các lớp UML.

3.5.5. Thể hiện của lớp GF_InheritanceRelation được cụ thể hoá thành quan hệ tổng quát hoá trong UML.

3.6. Quy tắc sử dụng danh mục đối tượng địa lý khi xây dựng lược đồ ứng dụng.

3.6.1. Mô hình khái niệm của danh mục đối tượng địa lý phải được xây dựng tuân theo quy chuẩn này và tương thích với mô hình đối tượng địa lý tổng quát.

3.6.2. Sử dụng các thông tin từ danh mục đối tượng địa lý để xây dựng lược đồ ứng dụng theo các quy tắc được quy định tại khoản 3.5 của phụ lục này.

 

Phụ lục C

MÔ HÌNH KHÁI NIỆM DỮ LIỆU KHÔNG GIAN

 

1. Mô hình khái niệm không gian hình học

1.1. Mô hình khái niệm dữ liệu không gian được mô hình hoá bằng UML thành hai gói sau đây:

a) Gói Geometry mô tả mô hình khái niệm không gian hình học;

b)Gói Topology mô tả mô hình khái niệm không gian Tôpô.

1.2. Mô hình khái niệm không gian hình học.

Hình C.1. Lược đồ mô hình khái niệm không gian hình học

 

1.2.1. Gói Geometry root định nghĩa kiểu đối tượng hình học với thông tin về hệ quy chiếu toạ độ.

1.2.2. Gói Geometric primitive định nghĩa các kiểu đối tượng hình học nguyên thuỷ.

1.2.3. Gói Coordinate geometry định nghĩa các kiểu dữ liệu mô tả toạ độ không gian và hình dạng của các kiểu đối tượng hình học được định nghĩa trong gói Geometric primitive.

1.2.4. Gói Geometric complex định nghĩa các kiểu phức hệ hình học.

1.2.5. Gói Geometric aggregates định nghĩa các kiểu kết tập hình học.

1.3. Các lớp UML chính được định nghĩa trong các gói Geometry root, Geometric primitive, Coordinate geometry, Geometric complex Geometric aggregates.

1.3.1. Mô hình khái niệm

Hình C.2. Lược đồ mô hình khái niệm các lớp UML

 

a) Lớp GM_Object mô tả kiểu đối tượng hình học với thông tin về hệ quy chiếu toạ độ (các lớp trong gói Geometric primitive được định nghĩa kế thừa từ lớp UML này);

b) GM_Primitive định nghĩa kiểu đối tượng hình học nguyên thuỷ;

c) GM_OrientablePrimitive định nghĩa kiểu đối tượng hình học nguyên thuỷ có hướng

d) GM_Complex định nghĩa kiểu đối tượng phức hệ hình học;

đ) GM_Composite định nghĩa kiểu đối tượng hình học tổ hợp;

e) GM_Aggregate định nghĩa kiểu đối tượng kết tập hình học;

g) GM_Point định nghĩa kiểu đối tượng hình học mô tả một điểm;

h) GM_OrientableCurve định nghĩa kiểu đối tượng hình học đường cong có hướng;

i) GM_Curve định nghĩa kiểu đối tượng hình học mô tả một đường cong;

k) GM_OrientableSurface định nghĩa kiểu đối tượng hình học mặt có hướng;

l) GM_Surface định nghĩa kiểu đối tượng hình học mô tả một bề mặt;

m) GM_CurveSegment định nghĩa kiểu dữ liệu mô tả một đoạn đường cong;

n) GM_LineString định nghĩa kiểu dữ liệu mô tả một chuỗi đoạn thẳng;

o) GM_SurfacePatch định nghĩa kiểu dữ liệu mô tả một phần bề mặt;

p) GM_Polygon định nghĩa kiểu dữ liệu mô tả một đa giác.

1.3.2. Gói Geometry root

Cấu trúc của gói geometry root được mô tả qua lược đồ lớp UML sau:

Hình C.3. Lược đồ lớp UML gói geometry root

 

Trong đó:

a) GM_Object là lớp cơ sở của tất cả các lớp mô tả các kiểu đối tượng hình học:

b) Coordinate Reference System là quan hệ liên kết với lớp RS_CRS để xác định thông tin về hệ quy chiếu toạ độ của đối tượng hình học GM_Object.

1.3.3.    Gói Geometric primitive

Gói geometric primitive mô tả các kiểu đối tượng hình học nguyên thuỷ và các kiểu dữ liệu để biểu diễn hình bao cho các kiểu đối tượng hình học nguyên thuỷ tương ứng. Lược đồ lớp UML sau mô tả các kiểu đối tượng hình học nguyên thuỷ:

Hình C.4. Lược đồ lớp UML gói geometric primitive

 

a)   GM_Primitive là lớp cơ sở của tất cả các lớp mô tả các kiểu đối tượng hình học nguyên thuỷ;

b)   GM_Point là lớp mô tả kiểu đối tượng hình học dạng điểm. Một đối tượng hình học điểm có vị trí không gian được mô tả bởi một và chỉ một vị trí trực tiếp (DirectPosition);

c)   GM_OrientablePrimitive là lớp cơ sở của tất cả các lớp mô tả các kiểu đối tượng hình học nguyên thuỷ có hướng. Trong đó, hướng bao gồm hướng âm (-) và hướng dương (+). Các lớp kế thừa từ lớp GM_OrientablePrimitive bao gồm GM_OrientableCurve mô tả kiểu đường cong có hướng và GM_OrientableSurface mô tả kiểu bề mặt có hướng. Đối với đường cong có hướng, hướng dương (+) là hướng mà cung được tạo nên. Đối với kiểu bề mặt có hướng hướng dương (+) là hướng quan sát từ phía trên của đường bao xuất hiện ngược theo chiều kim đồng hồ;

d)   GM_OrientableCurve là lớp mô tả kiểu đối tượng hình học đường cong có hướng;

đ) GM_OrientableSurface là lớp mô tả kiểu đối tượng hình học bề mặt có hướng;

e)   GM_Curve là lớp mô tả kiểu hình học đường cong. Một đối tượng kiểu GM_Curve tương ứng với một đối tượng kiểu GM_OrientableCurve có hướng dương;

g)   GM_Surface là lớp mô tả kiểu đối tượng hình học bề mặt. Một đối tượng hình học kiểu GM_Surface tương ứng với một đối tượng hình học kiểu GM_OrientableSurface có hướng dương;

h) Oriented mô tả quan hệ liên kết giữa đối tượng hình học nguyên thuỷ (GM_Primitive) với đối tượng hình học nguyên thuỷ có hướng (GM_OrientablePrimitive) thông qua vai trò kết proxy. Theo đó, một đối tượng hình học nguyên thuỷ có thể được biểu diễn theo mỗi hướng (-, +) bởi đối tượng hình học nguyên thuỷ có hướng (GM_OrientablePrimitive);

i) Lược đồ lớp UML mô tả kiểu đối tượng hình học dạng điểm;

Hình C.5. Lược đồ lớp UML mô tả kiểu đối tượng hình học dạng điểm

 

Position là thuộc tính mô tả vị trí không gian của đối tượng hình học điểm.

k) Lược đồ lớp UML mô tả kiểu đối tượng hình học dạng đường cong;

Hình C. 6. Lược đồ lớp UML mô tả kiểu đối tượng hình học dạng đường cong

 

+ Đối tượng hình học đường cong GM_Curve không được phép tự giao cắt.

+ Segmentation là quan hệ tổ hợp giữa đối tượng hình học đường cong GM_Curve và đối tượng toạ độ hình học đoạn đường cong GM_ CurveSegment mô tả vị trí không gian và hình dạng của đối tượng hình học đường cong.

+ orientation là thuộc tính mô tả hướng của kiểu đối tượng hình học nguyên thuỷ có hướng.

+ Hướng của đối tượng hình học đường cong GM_Curve luôn luôn là hướng dương.

l) Lược đồ lớp UML mô tả kiểu đối tượng hình học dạng bề mặt

Hình C.7. Lược đồ lớp UML mô tả kiểu đối tượng hình học dạng bề mặt

 

+ Segmentation là quan hệ tổ hợp giữa một đối tượng hình học bề mặt GM_Surface với các đối tượng toạ độ hình học phần bề mặt GM_ SurfacePatch mô tả vị trí không gian và hình dạng của đối tượng hình học bề mặt.

m) Lược đồ lớp UML mô tả các kiểu hình bao của các kiểu hình học nguyên thuỷ;

Hình C. 8. Lược đồ lớp UML mô tả kiểu đối tượng hình học dạng nguyên thủy

 

Trong đó:

- GM_Boundary là lớp cơ sở của tất cả các lớp mô tả kiểu biểu diễn hình bao (boundary) cho các kiểu đối tượng hình học;

+ Một đối tượng kiểu GM_Boundary sẽ là một hình tròn.

- GM_PrimitiveBoundary là lớp cơ sở của tất cả các lớp mô tả kiểu biểu diễn hình bao cho các kiểu đối tượng hình học nguyên thuỷ tương ứng được mô tả bởi các lớp dẫn xuất từ lớp GM_Primitive.

- GM_Ring là lớp mô tả một thành phần liên thông của đối tượng GM_SurfaceBoundary, được cấu thành bởi một hoặc nhiều đối tượng hình học đường cong có hướng GM_OrientableCurve, trong đó điểm cuối của mỗi đối tượng GM_OrientableCurve sẽ là điểm đầu của đối tượng GM_OrientableCurve trong chuỗi đối tượng GM_OrientableCurve cấu thành lên đối tượng GM_Ring

- GM_SurfaceBoundary là lớp mô tả kiểu dữ liệu biểu diễn hình bao của kiểu đối tượng hình học bề mặt GM_Surface. Trong đó hình bao của đối tượng hình học bề mặt được định nghĩa bởi một hình bao ngoài và không hoặc nhiều hình bao trong:

+ interior là các đối tượng hình học GM_Ring mô tả vòng trong của hình bao

+ exterior là các đối tượng hình học GM_Ring mô tả vòng ngoài của hình bao

1.3.4. Gói Coordinate Geometry

Gói Coordinate Geometry bao gồm các kiểu dữ liệu mô tả toạ độ không gian và hình dạng của các kiểu đối tượng hình học nguyên thuỷ. Trong đó, các giá trị toạ độ không gian và các thông số khác như hàm toán học mô tả hình dạng của đối tượng hình học chỉ có thể được xác định trong một hệ quy chiếu toạ độ cụ thể.

Hình C.9. Lược đồ gói Coordinate Geometry

 

a) Lớp RS_CRS trong lược đồ trên mô tả kiểu dữ liệu để biểu diễn Hệ quy chiếu tọa độ;

b) Lớp DirectPosition trong lược đồ trên mô tả kiểu dữ liệu để biểu diễn vị trí không gian của đối tượng hình học bằng các chuỗi giá trị toạ độ trong một hệ quy chiếu toạ độ cụ thể:

- Coordinate là thuộc tính xác định chuỗi giá trị toạ độ;

- Dimension là thuộc tính xác định số chiều không gian của toạ độ;

- CoordinateReferenceSystem là vai trò quan hệ mô tả hệ quy chiếu toạ độ RS_CRS;

+ Quan hệ này chỉ được xác lập với một và chỉ một thể hiện

+ Khi định nghĩa vị trí không gian cho các kiểu đối tượng hình học phải xác lập một trong hai quan hệ là quan hệ của đối tượng DirectPosition với RS_CRS hoặc quan hệ giữa đối tượng GM_Object và RS_CRS.

Hình C. 10. Lược đồ lớp GM_Position

 

c) Lớp GM_Position bao gồm một đối tượng kiểu DirectPosition và một đối tượng kiểu GM_Point. Kiểu dữ liệu này cho phép xác định vị trí không gian của đối tượng hình học theo một trong hai cách: trực tiếp bởi một toạ độ được định nghĩa bởi một đối tượng kiểu DirectPosition hoặc gián tiếp đến một vị trí không gian qua một đối tượng tham chiếu đến một đối tượng kiểu GM_Point:

- Direct là thuộc tính mô tả vị trí không gian trực tiếp

- Indirect là thuộc tính mô tả vị trí không gian gián tiếp

Chỉ áp dụng phương pháp mô tả vị trí không gian trực tiếp khi biểu diễn vị trí không gian cho các đối tượng hình học.

Hình C.11. Lược đồ lớp GM_PointRef

 

d) Lớp GM_PointRef mô tả kiểu dữ liệu tham chiếu đến một đối tượng hình học điểm được định nghĩa bởi kiểu GM_Point:

- Point là vai trò quan hệ liên kết giữa lớp GM_PointRef và lớp GM_Point.

Hình C. 12. Lược đồ lớp GM_PointArray

 

đ) Lớp GM_PointArray mô tả kiểu dữ liệu biểu diễn một mảng các đối tượng kiểu GM_Position:

- Column là vai trò quan hệ tổ hợp giữa lớp GM_PointArray và lớp GM_Position để xác định các phần tử của mảng.

Hình C.13. Lược đồ lớp GM_CurveSegment

 

e) Lớp GM_CurveSegment là lớp trừu tượng mô tả kiểu dữ liệu cơ sở của tất cả các kiểu dữ liệu được sử dụng để biểu diễn vị trí không gian, hình dạng của đối tượng hình học đường cong GM_Curve:

- Interpolation là thuộc tính mô tả loại hàm toán học được áp dụng để định nghĩa hình dạng của đoạn đường cong.

g) Lớp GM_CurveInterpolation mô tả một danh sách mã các hàm toán học cơ bản được áp dụng để nội suy hình dạng của đoạn đường cong. Các hàm toán học được áp dụng gồm:

- linear: Tuyến tính;

- circularArc3Points: Cung tròn 3 điểm (cung tròn được định nghĩa bởi 3 điểm).

Hình C.14 Lược đồ lớp GM_LineString

 

 

h)    Lớp GM_LineString mô tả kiểu dữ liệu biểu diễn vị trí không gian của đường cong dưới dạng một chuỗi các đoạn thẳng:

- ControlPoint là thuộc tính mô tả mảng các điểm biểu diễn vị trí không gian của đối tượng hình học;

Hình C.15. Lược đồ lớp GM_ArcString

 

i)    Lớp GM_ArcString mô tả kiểu dữ liệu biểu diễn vị trí không gian của đường cong dưới dạng một chuỗi các cung tròn:

-    NumArc thuộc tính mô tả số cung tròn;

-    ControlPoint là thuộc tính mô tả mảng các điểm biểu diễn vị trí không gian của đối tượng hình học;

Hình C.16. Lược đồ lớp GM_Arc

 

k)    Lớp GM_Arc mô tả kiểu dữ liệu biểu diễn vị trí và hình dạng của đường cong dưới dạng một cung tròn;

 

l)    Lớp GM_Circle mô tả kiểu dữ liệu biểu diễn vị trí và hình dạng của đường cong dưới dạng một vòng tròn;

Hình C.18. Lược đồ lớp GM_SurfacePatch

 

m)    Lớp GM_SurfacePatch là lớp trừu tượng mô tả kiểu cơ sở của tất cả các kiểu dữ liệu biểu diễn vị trí, hình dạng của đối tượng hình học bề mặt GM_Surface;

n)     Lớp GM_SurfaceInterpolation mô tả một danh sách mã của các hàm toán học cơ bản biểu diễn hình dạng của phần bề mặt:

-   Interpolation là thuộc tính mô tả loại hàm toán học biểu diễn hình dạng của phần bề mặt

-    Segmentation là quan hệ tổ hợp với đối tượng hình học bề mặt GM_Surface chứa các đối tượng GM_SurfacePatch

-   Planar: phần bề mặt được giới hạn bởi đường bao nằm trong cùng một mặt phằng (đồng phằng).

-    Tin: lưới tam giác bất qui tắc

Hình C.19. Lược đồ lớp GM_Polygon

 

o)    Lớp GM_Polygon là lớp mô tả kiểu dữ liệu đa giác biểu diễn một phần của mặt phẳng được giới hạn bởi một chuỗi đoạn thẳng khép kín:

- Boundary là thuộc tính mô tả hình bao của đa giác

Hình C.20. Lược đồ lớp GM_Triangle

 

p)    Lớp GM_Triangle là lớp mô tả kiểu dữ liệu tam giác (đa giác có 3 đỉnh); Corners[3] là thuộc tính mô tả vị trí của 3 đỉnh tam giác.

1.3.5.    Gói hình học phức (Geometric complex)

Đối tượng hình học phức là một tập hợp các đối tượng hình học nguyên thuỷ nằm trong cùng một quy chiếu tọa độ, rời nhau về mặt hình học và đơn giản. Nếu một GM_Primitive (trừ trường hợp ngoại lệ tầm thường là GM_Point) nằm trong một GM_Complex, thì phải tồn tại một tập hợp các GM_Primitive có số chiều không gian bé hơn cũng nằm trong phức hệ đó tạo nên biên của nguyên tố này.

a)    Lớp GM_Complex mô tả kiểu dữ liệu hình học phức;

Hình C.21. Lược đồ lớp GM_Complex

 

complex là quan hệ kết tập chỉ ra các đối tượng hình học nguyên thuỷ cấu thành lên đối tượng hình học phức.

b)    Chuỗi đường cong có đầy đủ các đặc tính của một đường cong, được cấu thành bởi một tập hợp các đường cong có hướng (GM_OrientableCurve) được định hướng cho sao cho mỗi đường cong đều bắt đầu tại nơi mà đường cong trước đó kết thúc;

c)    Lớp GM_CompositeCurve là lớp mô tả kiểu hình học phức chuỗi đường cong.

Hình C.22. Lược đồ lớp GM_CompositeCurve

 

Composition là quan hệ kết tập chỉ ra các đối tượng hình học đường cong có hướng cấu thành lên đối tượng hình học phức chuỗi đường cong.

1.3.6.     Gói hình học kết tập (Geometric aggregates)

Lớp GM_Aggregate mô tả kiểu hình học kết tập được cấu thành bởi một tập hợp các đối tượng hình học cùng kiểu.

Hình C.23. Lược đồ lớp GM_Aggregate

 

Element là vai trò quan hệ chỉ ra các đối tượng hình học cấu thành lên đối tượng hình học kết tập.

2.    Mô hình khái niệm không gian Tôpô

2.1.    Qui định chung về các gói UML trong mô hình khái niệm không gian Tôpô.

2.1.1.     Mô hình khái niệm không gian Tôpô bao gồm các gói UML dưới đây:

Hình C.24. Lược đồ mô hình khái niệm không gian Tôpô

 

2.1.2.    Gói Topology root định nghĩa kiểu đối tượng Tôpô làm cơ sở để định nghĩa các loại đối tượng Tôpô.

2.1.3.     Gói Topological primitive định nghĩa kiểu đối tượng Tôpô nguyên thuỷ.

2.1.4.     Gói Topological complex định nghĩa kiểu đối tượng phức hệ Tôpô.

2.1.5.     Mô hình dưới đây mô tả các lớp UML chính được định nghĩa trong các gói Topology root, Topological primitive Topological complex.

Hình C.25. Lược đồ các lớp UML chính của mô hình khái niệm không gian Tôpô

 

a)    TP_DirectedTopo định nghĩa kiểu đối tượng Tôpô có hướng;

b)    TP_DirectedNode định nghĩa kiểu nút có hướng;

c)    TP_Node định nghĩa kiểu nút;

d)    TP_DirectedEdge định nghĩa kiểu cạnh có hướng;

đ) TP_Edge định nghĩa kiểu cạnh;

e)    TP_DirectedFace định nghĩa kiểu mặt có hướng;

g)    TP_Face định nghĩa kiểu mặt;

h)    TP_Complex định nghĩa kiểu phức hệ Tôpô.

2.2.    Gói Topology root

Gói topology root được mô tả qua lược đồ lớp sau:

Hình C.26. Lược đồ gói Topology root

 

Trong đó:

TP_Object là lớp mô tả một giao diện chung được thực thi bởi hai lớp TP_Primitive và TP_Complex.

2.3.    Gói Topological primitive

2.3.1.     Gói Topological primitive bao gồm các lớp mô tả các kiểu đối tượng Tôpô nguyên thuỷ biểu diễn các tính chất bất biến của các kiểu đối tượng hình học nguyên thuỷ tương ứng.

2.3.2.     Gói Topological primitive được mô tả qua lược đồ lớp sau:

Hình C.27. Lược đồ gói Topological primitive

 

Trong đó:

a)    TP_Primitive là lớp cơ sở của tất cả lớp mô tả các kiểu đối tượng Tôpô nguyên thuỷ và là một thành phần không thể phân chia của một đối tượng Tôpô phức;

b)    TP_DirectedTopo là lớp cơ sở của tất cả các lớp mô tả kiểu đối tượng Tôpô nguyên thuỷ có hướng;

c)    Center là quan hệ tổ hợp giữa đối tượng Tôpô nguyên thuỷ với đối tượng Tôpô có hướng. Theo đó, một đối tượng Tôpô nguyên thuỷ có thể được biểu diễn bởi hai (02) đối tượng Tôpô có hướng (thông qua vai trò quan hệ proxy).

2.3.3.     Các đối tượng Tôpô có hướng được biểu diễn trong lược đồ lớp sau:

Hình C.28. Lược đồ các đối tượng Tôpô

 

Trong đó:

a)    TP_DirectedNode là lớp mô tả kiểu Tôpô nút có hướng;

b)    TP_DirectedEdge là lớp mô tả kiểu Tôpô cạnh có hướng;

c)    TP_DirectedFace là lớp mô tả kiểu Tôpô mặt có hướng;

Orientation là thuộc tính mô tả hướng của đối tượng Tôpô. Hướng dương (+) là hướng mặc định của đối tượng.

d)    Dưới đây là lược đồ lớp của từng lớp Tôpô có hướng.

+ TP_DirectedNode là lớp mô tả kiểu Tôpô nút có hướng biểu diễn quan hệ không gian giữa đối tượng Tôpô cạnh và nút. Hướng của một nút đối với một cạnh là dương (+) cho nút cuối và âm (-) cho nút đầu.

+ TP_Node là lớp mô tả kiểu Tôpô nút biểu diễn quan hệ không gian giữa nút và cạnh, trong đó một đối tượng Tôpô nút có tham chiếu đến tất cả các đối tượng Tôpô cạnh đi vào nút (tương ứng với đối tượng kiểu TP_DirectedEdge có hướng dương) và đi ra khỏi nút (tương ứng với đối tượng kiểu TP_DirectedEdge có hướng âm).

Hình C.29. Lược đồ lớp TP_DirectedNode và TP_Node

 

+ CoBoundary là quan hệ liên kết giữa các Tôpô cạnh có hướng và Tôpô nút ( thông qua vai trò liên kết spoke hub). Theo đó, một nút sẽ có quan hệ với các cạnh đi vào (cạnh có hướng dương) và với các cạnh đi ra (cạnh có hướng âm), và từ các quan hệ này xác định được quan hệ giữa các cạnh với nhau.

-    TP_DirectedEdge là lớp mô tả kiểu Tôpô cạnh có hướng.

Khi TP_DirectedEdge trở thành cạnh xuất phát trong quan hệ với TP_Face thì hướng sẽ nhận giá trị dương (+) và nếu là cạnh kết thúc thì hướng sẽ nhận giá trị âm (-)

-    TP_Edge là lớp mô tả kiểu đối tượng Tôpô cạnh:

Hình C.30. Lược đồ lớp TP_DirectedEdge và TP_Edge

 

Trong đó:

+ Boundary mô tả quan hệ biên giữa đối tượng Tôpô cạnh (TP_Edge). Theo đó, biên của một đối tượng Tôpô cạnh được xác định bởi một cặp đối tượng Tôpô nút (nút đầu và nút cuối) theo mỗi hướng (vai trò liên kết boundary mô tả cặp nút đầu và cuối của cạnh, trong đó nút bắt đầu của cạnh là nút có hướng âm và nút kết thúc của cạnh có hướng dương );

+ CoBoundary mô tả quan hệ đồng biên giữa các đối tượng Tôpô mặt có hướng. Biên của đối tượng Tôpô mặt có hướng là một tập các đối tượng Tôpô cạnh (được xác định thông qua vai trò liên kết hub).

- TP_Face là kiểu đối tượng Tôpô mô tả quan hệ không gian giữa các đối tượng hình học bề mặt (GM_Surface). Quan hệ này được xác định qua tính chất một đối tượng Tôpô mặt (TP_Face) được cấu thành từ một tập các đối tượng Tôpô cạnh theo một hướng cố định. Các quan hệ này được biểu diễn qua sơ đồ lớp sau:

Hình C.31. Lược đồ lớp TP_Face

 

Trong đó:

+ Boundary là quan hệ giữa đối tượng Tôpô mặt (TP_Face) với các đối tượng Tôpô cạnh có hướng TP_DirectedEdge qua vai trò quan hệ boundary. Một đối tượng Tôpô mặt được cấu thành bởi 1 hoặc nhiều tối tượng Tôpô cạnh có hướng

2.4.    Gói Topology complex

TP_Complex là lớp mô tả kiểu Tôpô phức. Một đối tượng Tôpô phức được cấu thành bởi một hoặc nhiều đối tượng Tôpô nguyên thuỷ (TP_Primitive).

Hình C.32. Lược đồ Topology complex

 

Trong đó:

Complex mô tả quan hệ giữa đối tượng Tôpô phức với các đối tượng Tôpô nguyên thủy nhằm chỉ ra một đối tượng Tôpô phức được cấu thành bởi một hoặc nhiều đối tượng Tôpô nguyên thủy (thông qua vai trò quan hệ element)

2.5.    Quan hệ giữa gói Geometry và gói Topology.

Các kiểu dữ liệu được mô tả trong hai gói Geometry Topology đều có thể được áp dụng để biểu diễn đặc tính không gian cho các kiểu đối tượng địa lý. Các kiểu dữ liệu này có thể được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với nhau. Quan hệ giữa gói Geometry và gói Topology được biểu diễn qua lược đồ lớp sau:

Hình C.33. Lược đồ quan hệ giữa gói Geometry và gói Topology

 

Trong đó: Realization là quan hệ liên kết giữa đối tượng hình học và đối tượng Tôpô. Theo đó, một đối tượng Tôpô có thể được cụ thể hoá bởi một đối tượng hình học (thông quan vai trò quan hệ geometry) và quan hệ không gian giữa các đối tượng hình học có thể được biểu diễn bởi các đối tượng Tôpô (thông qua vai trò quan hệ topology).

 

Phụ lục D

MÔ HÌNH KHÁI NIệM DỮ LIỆU THỜI GIAN

 

1.    Mô hình khái niệm dữ liệu thời gian

Mô hình khái niệm dữ liệu thời gian được cấu thành bởi 2 gói UML dưới đây:

Hình D.1. Lược đồ Mô hình khái niệm dữ liệu thời gian

 

a)    Gói Temporal Objects mô tả các kiểu đối tượng thời gian;

b)    Gói Temporal Reference System mô tả hệ quy chiếu thời gian.

2.    Đối tượng hình học thời gian

Các đối tượng hình học thời gian được mô tả thông qua mô hình khái niệm dưới đây:

Hình D.2. Lược đồ các đối tượng hình học thời gian

 

Trong đó:

2.1.    TM_GeometricPrimitive là lớp mô tả kiểu dữ liệu hình học thời gian nguyên thuỷ.

2.2.    Lớp TM_Instant là kiểu hình học thời gian 0 chiều, được định nghĩa để biểu diễn một vị trí thời gian trong một hệ quy chiếu thời gian (khái niệm này tương đương với khái niệm GM_Point trong lược đồ dữ liệu không gian) trong đó:

position là thuộc tính mô tả vị trí thời gian được biểu diễn bởi đối tượng TM_Instant, giá trị của position phải được xác định trong một hệ quy chiếu thời gian.

2.3.    TM_Period là kiểu hình học thời gian 1 chiều, được sử dụng để biểu diễn một khoảng thời gian và được định nghĩa bởi một đối tượng TM_Instant biểu diễn thời gian bắt đầu trong khoảng thời gian, và một đối tượng TM_Instant biểu diễn thời gian kết thúc trong khoảng thời gian.

a)    Beginning mô tả quan hệ liên kết giữa một đối tượng TM_Instant và một TM_Period để xác định thời điểm bắt đầu trong một khoảng thời gian;

b)    Ending mô tả quan hệ liên kết giữa một đối tượng TM_Instant và một TM_Period để xác định thời điểm kết thúc trong một khoảng thời gian;

2.4.    TM_Duration là lớp mô tả kiểu dữ liệu chiều dài hay khoảng thời gian trong (theo) chiều thời gian.

Hình D.3. Lược đồ lớp TM_Duration

 

2.5.    TM_PeriodDuration là lớp dẫn xuất từ lớp TM_Duration áp dụng để biểu thị khoảng thời gian theo định dạng quy định trong ISO 8601. Theo đó, khoảng thời gian được biểu thị bằng cách kết hợp một hoặc nhiều đơn vị thời gian như năm, tháng, ngày, giờ, phút, giây thông qua các thuộc tính dưới đây:

a)    designator:CharacterString = P là thuộc tính bắt buộc khi biểu thị một khoảng thời gian;

b)    years [0..1]:CharacterString gồm một số nguyên dương và ký tự ‘Y’ nhằm chỉ ra số năm trong khoảng thời gian;

c)    months [0..1]:CharacterString gồm một số nguyên dương và ký tự M nhằm chỉ ra số tháng trong khoảng thời gian;

d)    days [0..1]:CharacterString gồm một số nguyên dương và ký tự D nhằm chỉ ra số ngày trong khoảng thời gian;

đ) timeindicator [0..1]:CharacterString = "T" thuộc tính áp dụng khi mô tả khoảng thời gian nhỏ hơn 1 ngày;

e)    hours [0..1]:CharacterString gồm một số nguyên dương và ký tự H nhằm chỉ ra số giờ trong khoảng thời gian;

g)    minutes [0..1]:CharacterString gồm một số nguyên dương và ký tự M nhằm chỉ ra số phủt trong khoảng thời gian;

h)    seconds [0..1]:CharacterString gồm một số nguyên dương và ký tự S nhằm chỉ ra số giây trong khoảng thời gian.

Ví dụ một khoảng thời gian là 5 ngày, 4 giờ và 30 phút sẽ được biểu diễn thành P5DT4H30M

3.    Đối tượng Tôpô thời gian

Các đối tượng Tôpô thời gian được mô tả trong lược đồ lớp sau:

Hình D.4. Đối tượng Tôpô thời gian

 

Trong đó:

3.1.    TM_Topological Primitive là lớp mô tả kiểu dữ liệu Tôpô thời gian nguyên thủy.

3.2.    TM_Node là lớp mô tả kiểu Tôpô nút thời gian.

3.2.1.     Initiation mô tả quan hệ với đối tượng Tôpô cạnh thời gian (TM_Edge) nhằm xác định nút bắt đầu của đối tượng Tôpô cạnh thời gian (thông qua vai trò quan hệ start) và xác định các đối tượng Tôpô cạnh thời gian kế tiếp (thông quan vai trò quan hệ nextEdge).

3.2.2.     Termination mô tả quan hệ với đối tượng Tôpô cạnh thời gian (TM_Edge) nhằm xác định nút kết thúc của đối tượng Tôpô cạnh thời gian (thông quan vai trò quan hệ end) và xác định các Tôpô cạnh thời gian trước đó (thông quan vai trò quan hệ previousEdge).

3.3. TM_Edge là lớp mô tả kiểu Tôpô cạnh thời gian biểu diễn mối quan hệ giữa các đối tượng khoảng thời gian (TM_Period).

4.    Hệ quy chiếu thời gian

4.1.    Ngày, tháng, năm theo Dương lịch; giờ, phút, giây theo múi giờ Việt Nam.

4.2.    Vị trí thời gian.

TM_Position là lớp mô tả kiểu toạ độ hình học thời gian biểu diễu một vị trí thời gian trong hệ quy chiếu thời gian cụ thể. Một vị trí thời gian trong Hệ ngày dương lịch và Hệ giờ địa phương 24 giờ được xác định bởi các giá trị thuộc một trong các kiểu dữ liệu thời gian sau:

a)    Kiểu ngày-tháng-năm (Date);

b)    Kiểu giờ-phút-giây (Time)

c)    Kiểu ngày-tháng-năm-giờ-phút-giây (DateTime)

 

 

 

Phụ lục E

PHƯƠNG PHÁP LẬP DANH MỤC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÝ

 

1.    Mô hình khái niệm danh mục đối tượng địa lý

1.1.    Mô hình khái niệm danh mục đối tượng địa lý áp dụng để xác định cấu trúc và nội dung thông tin trong xây dựng danh mục đối tượng địa lý được biểu diễn bằng ngôn ngữ UML như sau:

Hình E. 1. Lược đồ mô hình khái niệm danh mục đối tượng địa lý

 

1.2. Giải thích thuật ngữ trong mô hình khái niệm danh mục đối tượng địa lý

TT

Tên

Mô tả

Nhóm

Số tối đa phần tử

Kiểu dữ liệu

1

[Lớp] FC_FeatureCatalogue

Danh         mục         đối

tượng địa lý bao gồm các định nghĩa về kiểu đối tượng địa lý và các yêu cầu thông tin cần thiết khác

M

1

 

1.1

[Thuộc tính] name

Tên danh mục đối tượng địa lý

M

1

CharacterString

1.2

[Thuộc tính] scope

Chuyên đề dữ liệu của các kiểu                            đối

tượng địa lý được định nghĩa trong danh mục

O

N

CharacterString

1.3

[Thuộc tính] fieldOfApplication

Mô tả phạm vi, các lĩnh vực ứng dụng có thể sử dụng danh mục đối tượng địa lý

O

N

CharacterString

1.4

[Thuộc tính] versionNumber

Số phiên bản của danh mục đối tượng địa lý

M

1

CharacterString

1.5

[Thuộc tính] versionDate

Ngày ban hành hoặc ngày công bố danh mục đối tượng địa lý

M

1

Date

1.6

[Thuộc tính] producer

Tên của cá nhân, cơ quan quản lý nhà nước hoặc tổ chức ban hành, công bố danh mục đối tượng địa lý

M

1

CI_ResponsibleP arty

(mô tả trong quy chuẩn siêu dữ liệu địa lý)

1.7

[Vai trò liên kết] featureType

Chỉ ra các kiểu đối tượng địa lý thuộc danh mục đối tượng địa lý

M

N

FC_FeatureType

1.8

[Vai trò liên kết] definitionsource

Các tài liệu, văn bản được sử dụng để định nghĩa kiểu đối tượng địa lý

O

N

FC DefinitionSource

2

[Lớp]

FC_FeatureType

Kiểu đối tượng địa lý

 

 

 

2.1

[Thuộc tính] typeName

Tên kiểu đối tượng được

M

1

Characterstring

2.2

[Thuộc tính] definition

Định nghĩa hoặc mô tả bằng tiếng Việt về kiểu đối tượng địa lý

M

1

Characterstring

2.3

[Thuộc tính] code

Mã duy nhất để xác định kiểu đối tượng địa lý trong danh mục

M

1

Characterstring

2.4

[Thuộc tính] isAbstract

Nhận giá trị TRUE nếu kiểu đối tượng địa lý là trừu tượng ngược lại nhận giá trị FALSE

M

1

Boolean

2.5

[Thuộc tính] alias

Các tên gọi khác của kiểu đối tượng địa lý

O

N

Characterstring

2.6

[Vai trò liên kết] inheritsFrom

Chỉ ra kiểu đối tượng địa lý cơ sở

O

1

FC_InheritanceRela tion

2.7

[Vai trò liên kết] inheritsTo

Chỉ ra các kiểu đối tượng địa lý dẫn xuất

O

N

FC_InheritanceRela tion

2.8

[Vai trò liên kết] featureCatalogue

Chỉ ra danh mục kiểu đối tượng địa lý

M

1

FC_FeatureCatal ogue

2.9

[Thuộc tính]

carrierOfCharacteristics

Chỉ ra các đặc tính của kiểu đối tượng địa lý

O

N

FC_PropertyType

2.1

0

[Vai trò liên kết] definitionReference

Các tài liệu, văn bản được sử dụng để định nghĩa kiểu đối tượng địa lý

O

1

FC_DefinitionRefer ence

3

[Lớp]

FC_InheritanceRelation

Mô tả quan hệ giữa các kiểu đối tượng địa lý

 

 

 

3.1

[Vai trò liên kết] subtype

Các kiểu đối tượng địa lý dẫn xuất

M

 

FC_FeatureType

3.2

[Vai trò liên kết] supertype

Kiểu đối tượng địa lý cơ sở

M

 

FC_FeatureType

4

[Lớp] FC_PropertyT ype

Kiểu trừu tượng mô tả các kiểu thuộc tính của đối tượng địa lý

 

 

 

4.1

[Thuộc tính] memberName

Tên thuộc tính đối tượng

M

1

CharacterString

4.2

[Thuộc tính] definition

Định nghĩa hoặc mô tả bằng tiếng Việt về thuộc tính đối tượng

O

1

CharacterString

4.3

[Vai trò liên kết] featureType

Chỉ ra kiểu đối tượng địa lý

M

N

FC_FeatureType

4.4

[Vai trò liên kết] definitionReference

Các tài liệu, văn bản được sử dụng để định nghĩa thuộc tính của đối tượng địa lý

O

1

FC_DefinitionRefer ence

5

[Lớp] FC_FeatureAttribute

Kiểu mô tả thuộc tính đối tượng địa lý

 

 

 

5.1

[Thuộc tính] cardinality

Số     thể      hiện       của

thuộc tính

M

1

CharacterString

5.2

[Thuộc tính] code

Mã duy nhất trong danh mục được gán cho thuộc tính đối tượng

O

1

CharacterString

5.3

[Thuộc tính]

valueMeasurementUnit

Đơn vị đo được sử dụng để xác định giá trị            thuộc tính   đối

tượng

O

1

UnitOfMeasure

5.4

[Thuộc tính] listedValue

Danh sách các giá trị mà thuộc tính có thể nhận

O

N

FC_ListedValue

5.5

[Thuộc tính] valueType

Kiểu      dữ     liệu của thuộc tính

M

1

CharacterString

6

[Lớp]

FC_AssociationRole

Kiểu vai trò liên kết của đối tượng địa lý

 

 

 

6.1

[Thuộc tính] cardinality

Số thể hiện quan hệ

O

N

CharacterString

6.2

[Thuộc tính] type

Kiểu quan hệ

M

1

FC_RoleType

6.3

[Thuộc tính] IsOrdered

Chỉ ra vai trò liên kết liên kết trong thể hiện của kiểu đối tượng chứa có được xếp theo một thứ tự cụ thể nào không.

O

1

Boolean

6.4

[Thuộc tính] isNavigable

Chỉ ra quan hệ giữa hai đối tượng là quan hệ một chiều hay quan hệ hai chiều

O

1

Boolean

7

[Lớp]

FC_ListedValue

Kiểu giá trị của đối tượng địa lý

 

 

 

7.1

[Thuộc tính] label

Nhãn duy nhất mô tả một giá trị của thuộc tính đối tượng

M

1

CharacterString

7.2

[Thuộc tính] code

Mã duy nhất được gán cho giá trị của thuộc tính đối tượng

O

1

CharacterString

7.3

[Thuộc tính] definition

Định nghĩa hoặc mô tả bằng tiếng Việt về giá trị của thuộc tính đối tượng

O

1

CharacterString

7.4

[Vai trò liên kết] definitionReference

Các tài liệu, văn bản được sử dụng để định nghĩa giá trị thuộc tính

O

1

FC_DefinitionRefer ence

8

[Lớp]

FC_FeatureAssociation

Quan hệ liên kết giữa các thể hiện của một kiểu đối tượng với các thể hiện đối tượng cùng       hoặc khác kiểu đối tượng

 

 

 

8.1

[Vai trò liên kết] roleName

Tên vai trò liên kết

M

1

FC_AssociationR ole

9

[Lớp] FC_DefinitionSource

Lớp       định        nghĩa

nguồn gốc của một định nghĩa

 

 

 

9.1

[Thuộc tính] source

Trích dẫn đủ để xác định được tài liệu và cách thức có được tài liệu

M

1

CI_Citation (mô tả trong quy chuẩn siêu dữ liệu địa lý)

10

[Lớp]

FC_DefinitionReference

Lớp mô tả định nghĩa tham chiếu

 

 

 

10.1

[Thuộc tính] sourceIdentifier

Mã nhận dạng

M

1

CharacterString

10.2

[Thuộc tính] definitionSource

Nguồn định nghĩa

M

1

FC_DefinitionSou rce

 

 

2. Áp dụng mô hình khái niệm danh mục đối tượng địa lý để lập danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia

Bảng thông tin trong “Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia”

TT

Tên mục thông tin trong tài liệu danh mục đối tượng

Mô tả

Nhóm

Lần xuất hiện

Kiểu

Ghi chú

1

Danh mục đối tượng

Phần này của tài liệu bao gồm các thông tin chung về danh mục đối tượng được lập

M

1

 

 

1.1

Tên

Tên của danh mục đối tượng địa lý

M

1

Text

 

1.2

Phạm vi

Chuyên đề dữ liệu của các kiểu đối tượng địa lý được định nghĩa trong danh mục

M

1

Text

 

1.3

Lĩnh vực ứng dụng

Mô tả phạm vi, các lĩnh vực ứng dụng có thể ứng dụng danh mục đối tượng địa lý

M

N

Text

 

1.4

Phiên bản

Số phiên bản của danh mục đối tượng địa lý được ban hành

M

1

Text

 

1.5

Ngày ban hành

Ngày ban hành hoặc công bố danh mục đối tượng địa lý

M

1

Date

 

1.6

Cơ quan ban hành

Tên cơ quan ban hành

M

1

Text

 

1.7

Địa chỉ

Địa chỉ cơ quan ban hành

M

1

Text

 

1.8

Số điện thoại

Số điện thoại liên hệ của cơ quan ban hành

O

1

Text

 

1.9

Số fax

Số fax của cơ quan ban hành

O

1

Text

 

1.10

Địa chỉ thư điện tử

Địa chỉ liên hệ qua thư điện tử của cơ quan ban hành

O

1

Text

 

2

Kiểu đối tượng địa lý

Phần này của tài liệu bao gồm định nghĩa cho từng kiểu đối tượng địa lý trong danh mục

M

N

 

 

2.1

Tên

Tên kiểu đối tượng được xác định duy nhất trong danh mục

M

1

Text

 

2.2

Định nghĩa

Định nghĩa hoặc mô tả bằng tiếng Việt về kiểu đối tượng địa lý

M

1

Text

 

2.3

Mã duy nhất để xác định kiểu đối tượng địa lý trong danh mục

M

1

Text

 

2.4

Bí danh

Các tên gọi khác của kiểu đối tượng địa lý

O

N

Text

 

2.5

Tên các thuộc tính

Tên các đặc tính của kiểu đối tượng địa lý

O

N

Text

 

2.6

Tên các quan hệ

Tên các quan hệ liên kết giữa các đối tượng địa lý cùng hoặc khác kiểu

O

N

Text

 

3

Thuộc tính đối

tượng

Định nghĩa các đặc tính của kiểu đối tượng địa lý

C

N

Text

Mục thông tin này là bắt buộc, nếu tên thuộc tính đối tượng có tại mục 2.5

3.1

Tên

Tên thuộc tính đối tượng

M

1

Text

 

3.2

Định nghĩa

Định nghĩa hoặc mô tả bằng tiếng Việt về thuộc tính đối tượng

M

1

Text

 

3.3

Mã duy nhất trong danh mục được gán cho thuộc tính đối tượng

O

1

Text

 

3.4

Kiểu dữ liệu

Kiểu dữ liệu của các giá trị thuộc tính

M

1

Text

 

3.5

Đơn vị đo

Đơn vị đo được sử dụng để xác định giá trị thuộc tính đối tượng

O

1

Text

 

3.6

Danh sách giá trị

Danh sách các giá trị mà thuộc tính đối tượng có thể nhận

C

1

Text

Thông tin này là bắt buộc, nếu kiểu miền giá trị của thuộc tính là 0 hoặc 1

4

Giá trị thuộc tính đối tượng

Định nghĩa một giá trị trong danh sách các giá trị của thuộc tính đối tượng

C

 

 

Mục thông tin này là bắt buộc, nếu kiểu miền giá trị của thuộc tính là 0 hoặc 1

4.1

Nhãn

Nhãn duy nhất mô tả một giá trị của thuộc tính đối tượng

M

1

Text

 

4.2

Mã duy nhất được gán cho giá trị của thuộc tính đối tượng

M

1

Text

 

4.3

Mô tả

Định nghĩa hoặc mô tả bằng tiếng Việt về giá trị của thuộc tính đối tượng

O

1

Text

 

5

Quan hệ đối tượng

Định nghĩa các quan hệ liên giữa các đối tượng địa lý cùng hoặc khác kiểu

C

N

 

Mục thông tin này là bắt buộc nếu tên quan hệ đối tượng có trong mục 2.6

5.1

Tên

Tên quan hệ

M

1

Text

 

5.2

Định nghĩa

Định nghĩa hoặc mô tả bằng tiếng Việt về quan hệ đối tượng

O

1

Text

 

5.3

Mã duy nhất trong danh mục của quan hệ đối tượng

O

1

Text

 

5.4

Tên các kiểu đối tượng

Tên của các kiểu đối tượng tham gia vào quan hệ

M

N

Text

 

 

 

Giải thích từ viết tắt trong các cột của bảng trên:

Giải thích từ viết tắt:

-    Từ viết tắt trong cột “Nhóm”

+ M (Mandatory): Thông tin thuộc nhóm bắt buộc.

+ O (Optional): Thông tin thuộc nhóm tuỳ chọn.

+ C (Conditional): thông tin thuộc nhóm bắt buộc nếu thoả mãn điều kiện được nêu trong cột “Ghi chú”

-    Từ viết tắt trong cột ”Lần xuất hiện”

+ 1: số lần xuất hiện tối đa là 1.

+ N: số lần xuất hiện có thể nhiều hơn 1.

-    Giải thích thuật ngữ trong cột “Kiểu dữ liệu”

+ Text: Kiểu dữ liệu văn bản

+ Integer: Kiếu dữ liệu số nguyên

+ Date: Kiểu dữ liệu ngày, tháng, năm

-    [Lớp]: Tên lớp UML tương ứng trong mô hình khái niệm

-   [Thuộc tính]: Tên thuộc tính tương ứng của lớp UML trong mô hình khái niệm

-   [Vai trò liên kết]: Tên vai trò trong quan hệ liên kết giữa các lớp UML trong mô hình khái niệm.

 

 

Phụ lục G

DANH MỤC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÝ CƠ SỞ QUỐC GIA

 

1.    Nguyên tắc xây dựng danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia

1.1.    Quy tắc gán mã đối tượng địa lý cơ sở quốc gia.

Mã tên kiểu đối tượng địa lý trong “Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia” có 4 ký tự, gồm 2 chữ cái Latinh (trừ chữ F, I, J, W, Z) và 2 chữ số Ả rập, đặt theo các nguyên tắc sau đây:

1.1.1.     Ký tự thứ nhất là chữ cái Latinh viết hoa thay cho tên chủ đề dữ liệu,
lần lượt từ chữ A đến chữ Y (không sử dụng chữ F, I, J, W. Z) trong bộ chữ cái
Latinh theo thứ tự của thứ tự chủ đề dữ liệu.

1.1.2. Ký tự thứ hai là chữ cái Latinh viết hoa thay cho tên nhóm trong từng chủ đề dữ liệu, lần lượt từ chữ A đến chữ Y (không sử dụng chữ F, I, J, W, Z) theo thứ tự của nhóm đối tượng địa lý trong từng chủ đề dữ liệu

1.1.3.     Hai (2) ký tự tiếp theo là hai chữ số Ả rập, bắt đầu từ 01 lần lượt theo thứ tự của tên kiểu đối tượng trong mỗi nhóm đối tượng.

1.2.    Mã thuộc tính của đối tượng địa lý cơ sở quốc gia.

Mã thuộc tính đối tượng địa lý có 3 ký tự là chữ cái Latinh viết hoa, được đặt theo các nguyên tắc sau đây:

1.2.1.     Ký tự thứ nhất là chữ cái đầu tiên của từ thứ nhất trong tên thuộc tính đối tượng.

1.2.2. Hai (2) ký tự tiếp theo là hai trong số các ký tự xuất hiện trong các từ còn lại của tên thuộc tính (ưu tiên lấy chữ cái đầu tiên nếu mã không trùng với các mã thuộc tính đối tượng đã có trong danh mục) sao cho tạo sự liên tưởng đến tên thuộc tính đối tượng.

1.3.    Nguyên tắc mở rộng Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia.

1.3.1.     Không được định nghĩa lại các kiểu đối tượng đã có trong danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia.

1.3.2.     Được bổ sung thêm các thuộc tính đối tượng, quan hệ đối tượng cho các kiểu đối tượng đã có trong danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia.

1.3.3.     Được định nghĩa bổ sung miền giá trị cho các thuộc tính đối tượng.

1.3.4.     Được định nghĩa bổ sung thêm kiểu, thuộc tính, quan hệ đối tượng chưa có hoặc phân loại chi tiết từ các kiểu đối tượng đã có trong danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia.

2.    Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia

2.1. Thông tin chung về danh mục

Tên

Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia

Phạm vi

Thông tin địa lý cơ sở quốc gia

Lĩnh vực ứng dụng

Các hoạt động xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu địa lý trên cả nước

Phiên bản

2.0

Ngày ban hành

Ngày 31 tháng 8 năm 2020

Cơ quan ban hành

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Địa chỉ

Số 10, đường Tôn Thất Thuyết, Hà Nội

Số điện thoại

(0243)7956868

Số fax

(0243)8359221

Địa chỉ thư điện tử

portal@monre.gov.vn

 

 

2.2. Các định nghĩa kiểu đối tượng

2.2.1. Biên giới quốc gia, địa giới hành chính - A

AA - Biên giới quốc gia khác

Tên

Biên giới quốc gia trên không

AA01

Mô tả

Mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời

Các thuộc tính

loại hiện trạng pháp lý, quốc gia liền kề

 

 

Tên

Biên giới quốc gia trong lòng đất

AA02

Mô tả

Mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất

Các thuộc tính

loại hiện trạng pháp lý, quốc gia liền kề

 

 

AB - Biên giới quốc gia trên biển

Tên

Cột mốc điểm cơ sở

AB01

Mô tả

Là mốc đánh dấu điểm cơ sở

Các thuộc tính

số hiệu điểm, tên

 

 

Tên

Điểm cơ sở

AB02

Mô tả

Điểm ngoài cùng nhất nhô ra biển tại mức nước thủy triều thấp nhất trung bình nhiều năm

Các thuộc tính

số hiệu điểm, kinh độ, vĩ độ, độ cao, tên

 

 

Tên

Đường biên giới quốc gia trên biển

AB03

Mô tả

Đường ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của các quần đảo, được hoạch định và đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đồ theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển và các Điều ước quốc tế

Các thuộc tính

loại hiện trạng pháp lý, quốc gia liền kề

 

 

Tên

Đường cơ sở

AB04

Mô tả

Đường gấp khúc nối liền các điểm cơ sở

Các thuộc tính

 

 

 

Tên

Đường ranh giới phía ngoài v ù ng đặc quyền kinh tế

AB05

Mô tả

Đường cách đều đường cơ sở 200 hải lý ra phía biển

Các thuộc tính

 

 

 

Tên

Đường ranh giới phía ngoài v ù ng tiếp giáp lãnh hải

AB06

Mô tả

Đường cách đều đường cơ sở 24 hải lý ra phía biển

Các thuộc tính

 

 

 

Tên

Lãnh hải

AB07

Mô tả

Là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển

Các thuộc tính

 

 

 

Tên

Ranh giới ngoài thềm lục địa

AB08

Mô tả

Là mép ngoài của rìa lục địa. Trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì được kéo dài không quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500 mét (m)

Các thuộc tính

 

 

 

Tên

Thềm lục địa

AB09

Mô tả

Vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa

Các thuộc tính

 

 

 

Tên

Vùng đặc quyền kinh tế

AB10

Mô tả

Vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở

Các thuộc tính

 

 

 

Tên

Vùng nội thủy

AB11

Mô tả

Vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam

Các thuộc tính

 

 

 

Tên

Vùng nước lịch sử

AB12

Mô tả

Vùng nước do điều kiện địa lý đặc biệt có quá trình quản lý, khai thác, sử dụng lâu đời được thỏa thuận giữa các quốc gia có liên quan

Các thuộc tính

 

 

 

Tên

V ù ng tiếp giáp lãnh hải

AB13

Mô tả

Vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải

Các thuộc tính

 

 

 

AC - Biên giới quốc gia trên đất liền

Tên

Đường biên giới quốc gia trên đất liền

AC01

Mô tả

Đường ranh giới được xác định trên thực địa bằng hệ thống mốc quốc giới để phân định chủ quyền trên đất liền giữa hai quốc gia kề cạnh nhau

Các thuộc tính

loại hiện trạng pháp lý, quốc gia liền kề, chiều dài

 

 

Tên

Mốc quốc giới

AC02

Mô tả

Mốc đánh dấu vị trí đường biên giới quốc gia trên đất liền

Các thuộc tính

số hiệu mốc, vĩ độ, kinh độ

 

 

Tên

Vùng lãnh thổ quốc gia trên đất liền

AC03

Mô tả

Vùng đất nằm trong đường biên giới quốc gia trên đất liền

Các thuộc tính

 

 

 

AD - Địa giới hành chính trên đất liền

Tên

Địa phận hành chính cấp huyện

AD01

Mô tả

Phần lãnh thổ thuộc quản lý hành chính của đơn vị hành chính cấp huyện

Các thuộc tính

mã đơn vị hành chính, tên, diện tích, số dân

 

 

Tên

Địa phận hành chính cấp tỉnh

AD02

Mô tả

Phần lãnh thổ thuộc quản lý hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh

Các thuộc tính

mã đơn vị hành chính, tên, diện tích, số dân

 

 

Tên

Địa phận hành chính cấp xã

AD03

Mô tả

Phần lãnh thổ thuộc quản lý hành chính của đơn vị hành chính cấp xã

Các thuộc tính

mã đơn vị hành chính, tên, diện tích, số dân

 

 

Tên

Đường địa giới hành chính cấp huyện

AD04

Mô tả

Đường ranh giới phân định phạm vi quản lý hành chính của đơn vị hành chính cấp huyện.

Các thuộc tính

loại hiện trạng pháp lý, chiều dài

 

 

Tên

Đường địa giới hành chính cấp tỉnh

AD05

Mô tả

Đường ranh giới phân định phạm vi quản lý hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Các thuộc tính

loại hiện trạng pháp lý, chiều dài

 

 

Tên

Đường địa giới hành chính cấp xã

AD06

Mô tả

Đường ranh giới phân định phạm vi quản lý hành chính của đơn vị hành chính cấp xã.

Các thuộc tính

loại hiện trạng pháp lý, chiều dài

 

 

Tên

Mốc địa giới hành chính cấp huyện

AD07

Mô tả

Mốc đánh dấu vị trí đường địa giới hành chính cấp huyện.

Các thuộc tính

số hiệu mốc, tọa độ X, tọa độ Y

 

 

Tên

Mốc địa giới hành chính cấp tỉnh

AD08

Mô tả

Mốc đánh dấu vị trí đường địa giới hành chính cấp tỉnh.

Các thuộc tính

số hiệu mốc, tọa độ X, tọa độ Y

 

 

Tên

Mốc địa giới hành chính cấp xã

AD09

Mô tả

Mốc đánh dấu vị trí đường địa giới hành chính cấp xã.

Các thuộc tính

số hiệu mốc, tọa độ X, tọa độ Y

 

 

AE - Ranh giới hành chính trên biển

Tên

Địa phận hành chính cấp huyện trên biển

AE01

Mô tả

Phần lãnh thổ thuộc quản lý hành chính của đơn vị hành chính cấp huyện trên biển

Các thuộc tính

mã đơn vị hành chính, tên, diện tích

 

 

Tên

Địa phận hành chính cấp tỉnh trên biển

AE02

Mô tả

Phần lãnh thổ thuộc quản lý hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh trên biển

Các thuộc tính

mã đơn vị hành chính, tên, diện tích

 

 

Tên

Địa phận hành chính cấp xã trên biển

AE03

Mô tả

Phần lãnh thổ thuộc quản lý hành chính của đơn vị hành chính cấp xã trên biển

Các thuộc tính

mã đơn vị hành chính, tên, diện tích

 

 

Tên

Đường ranh giới hành chính cấp huyện trên biển

AE04

Mô tả

Đường ranh giới phân định phạm vi quản lý hành chính của đơn vị hành chính cấp huyện trên biển

Các thuộc tính

loại hiện trạng pháp lý, chiều dài

 

 

Tên

Đường ranh giới hành chính cấp tỉnh trên biển

AE05

Mô tả

Đường ranh giới phân định phạm vi quản lý hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh trên biển

Các thuộc tính

loại hiện trạng pháp lý, chiều dài

 

 

Tên

Đường ranh giới hành chính cấp xã trên biển

AE06

Mô tả

Đường ranh giới phân định phạm vi quản lý hành chính của đơn vị hành chính cấp xã trên biển

Các thuộc tính

loại hiện trạng pháp lý, chiều dài

     
 

 

2.2.2. Cơ sở đo đạc - B

BA - Điểm gốc đo đạc quốc gia

Tên

Điểm gốc độ cao quốc gia

BA01

Mô tả

Là điểm có dấu mốc cố định, lâu dài gắn với số liệu gốc đo đạc độ cao quốc gia

Các thuộc tính

số hiệu điểm

 

 

Tên

Điểm gốc tọa độ quốc gia

BA02

Mô tả

Là điểm có dấu mốc cố định, lâu dài gắn với số liệu gốc đo đạc tọa độ quốc gia

Các thuộc tính

số hiệu điểm

 

 

Tên

Điểm gốc trọng lực quốc gia

BA03

Mô tả

Là điểm có dấu mốc cố định, lâu dài gắn với số liệu gốc đo đạc trọng lực quốc gia

Các thuộc tính

số hiệu điểm

 

 

BB - Điểm đo đạc chuyên ngành

Tên

Điểm độ cao cơ sở chuyên ngành.

BB01

Mô tả

Là các điểm gắn với mốc độ cao trong mạng lưới độ cao cơ sở chuyên ngành

Các thuộc tính

số hiệu điểm, loại mốc

 

 

Tên

Điểm toạ độ cơ sở chuyên ngành

BB02

Mô tả

Là các điểm gắn với mốc tọa độ trong mạng lưới tọa độ cơ sở chuyên ngành

Các thuộc tính

số hiệu điểm, loại mốc

 

 

Tên

Điểm trọng lực cơ sở chuyên ngành

BB03

Mô tả

Là các điểm gắn với mốc trọng lực trong mạng lưới trọng lực cơ sở chuyên ngành

Các thuộc tính

số hiệu điểm, loại mốc

 

 

BC - Điểm đo đạc quốc gia

Tên

Điểm độ cao quốc gia

BC01

Mô tả

Điểm gắn với mốc đo đạc độ cao quốc gia, được thiết lập theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

Các thuộc tính

số hiệu điểm, loại mốc

 

 

Tên

Điểm toạ độ quốc gia

BC02

Mô tả

Điểm gắn với mốc đo đạc tọa độ quốc gia, được thiết lập theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

Các thuộc tính

số hiệu điểm, loại mốc

 

 

Tên

Điểm tọa độ và độ cao quốc gia

BC03

Mô tả

Điểm gắn với mốc đo đạc tọa độ và độ cao quốc gia, được thiết lập theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

Các thuộc tính

số hiệu điểm, loại mốc

 

 

Tên

Điểm trọng lực quốc gia

BC04

Mô tả

Điểm gắn với mốc đo đạc trọng lực quốc gia, được thiết lập theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

Các thuộc tính

số hiệu điểm, loại mốc

 

 

BD - Trạm định vị vệ tinh

Tên

Trạm định vị vệ tinh chuyên ngành

BD01

Mô tả

Là trạm cố định trên mặt đất dùng để thu nhận tín hiệu định vị từ vệ tinh, xử lý, truyền thông tin phục vụ hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành

Các thuộc tính

tên, loại trạm định vị vệ tinh

 

 

Tên

Trạm định vị vệ tinh quốc gia

BD02

Mô tả

Là trạm cố định trên mặt đất được xây dựng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật, dùng để thu nhận tín hiệu định vị từ vệ tinh, xử lý, truyền thông tin phục vụ hoạt động đo đạc và bản đồ. Trạm định vị vệ tinh quốc gia bao gồm trạm tham chiếu cơ sở hoạt động liên tục và trạm tham chiếu hoạt động liên tục

Các thuộc tính

tên, loại trạm định vị vệ tinh

 

 

2.2.3. Dân cư - C

CA - Cư trú

Tên

Khối nhà

CA01

Mô tả

Đồ hình cơ bản của khối nhà được vẽ theo chân các nhà ở riêng lẻ nằm sát nhau và cùng nhóm số tầng quy định

Các thuộc tính

mức độ kiên cố, nhóm số tầng, nhóm chiều cao

 

 

Tên

Khu dân cư

CA02

Mô tả

Nơi tập trung dân cư sinh sống trong phạm vi một khu vực nhất định

Các thuộc tính

loại khu dân cư

 

 

Tên

Khu phố

CA03

Mô tả

Đồ hình cơ bản của khu phố phân chia theo các đường phố

Các thuộc tính

 

 

 

Tên

Nhà

CA04

Mô tả

Vị trí, đồ hình cơ bản của nhà

Các thuộc tính

loại nhà, mức độ kiên cố, chiều cao, số tầng, tên

 

 

CB - Cơ sở sản xuất nông lâm nghiệp

Tên

Cơ sở sản xuất giống cây, con

CB01

Mô tả

Khu vực chuyên ươm cây giống, sản xuất con giống

Các thuộc tính

tên

 

 

Tên

Guồng nước

CB02

Mô tả

Thiết bị hình bánh xe lớn đặt bên bờ sông, suối để phục vụ tưới hoặc chuyển đổi năng lượng của dòng nước chảy thành các dạng năng lượng có ích

Các thuộc tính

tên

 

 

Tên

Khu nuôi trồng thủy sản

CB03

Mô tả

Khu vực mặt nước chuyên nuôi, trồng thủy, hải sản

Các thuộc tính

tên

 

 

Tên

Lâm trường

CB04

Mô tả

Khu vực được nhà nước giao cho tổ chức sử dụng vào việc sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp

Các thuộc tính

tên

 

 

Tên

Nông trường

CB05

Mô tả

Khu vực được nhà nước giao cho tổ chức sử dụng vào việc sản xuất, kinh doanh nông nghiệp

Các thuộc tính

tên

 

 

Tên

Ruộng muối

CB06

Mô tả

Khu vực chuyên sản xuất muối bằng cách phơi nước biển

Các thuộc tính

tên

 

 

Tên

Trang trại

CB07

Mô tả

Khu vực sản xuất nông nghiệp có qui mô vừa và nhỏ

Các thuộc tính

tên

 

 

CC - Công trình an ninh

Tên

Đồn công an

CC01

Mô tả

Nơi làm việc của công an tại một số địa bàn đặc thù, phức tạp về an ninh trật tự

Các thuộc tính

tên

 

 

 

Tên

Trụ sở công an

CC02

Mô tả

Nơi làm việc của công an cấp tỉnh, huyện, xã

Các thuộc tính

tên

 

 

Tên

Trại cải tạo

CC03

Mô tả

Nơi giam giữ, cải tạo phạm nhân

Các thuộc tính

tên

 

 

Tên

Trung tâm phòng cháy chữa cháy

CC04

Mô tả

Trụ sở cảnh sát phòng cháy và chữa cháy

Các thuộc tính

tên

 

 

 

CD - Công trình công nghiệp

Tên

Bể chứa nhiên liệu

CD01

Mô tả

Bể chứa xăng, dầu và các loại chất lỏng khác không phải nước

Các thuộc tính

tên, loại công trình công nghiệp

 

 

 

Tên

Công trình thủy điện

CD02

Mô tả

Công trình xây dựng để sản xuất điện từ năng lượng nước

Các thuộc tính

tên, loại công trình công nghiệp

 

 

 

Tên

Cột tháp điện gió

CD03

Mô tả

Thiết bị dùng sức gió để biến đổi động năng của gió thành điện năng

Các thuộc tính

tên, loại công trình công nghiệp, chiều cao

 

 

 

Tên

Cửa hầm lò của mỏ

CD04

Mô tả

Nơi ra, vào của các loại đường hầm khai thác

Các thuộc tính

tên, loại công trình công nghiệp

 

 

 

Tên

Giàn khoan, tháp khai thác

CD05

Mô tả

Cấu trúc dùng để khoan, khai thác dầu, khí thiên nhiên

Các thuộc tính

tên, loại công trình công nghiệp, chiều cao

 

 

 

Tên

Kho

CD06

Mô tả

Nơi có nhà, bãi chuyên cất giữ, chứa nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư, sản phẩm

Các thuộc tính

tên, loại công trình công nghiệp

 

 

 

Tên

Khu khai thác

CD07

Mô tả

Khu vực khai thác khoáng sản và vật liệu (đất, cát, đá...)

Các thuộc tính

tên, loại công trình công nghiệp

 

 

 

Tên

Lò nung

CD08

Mô tả

Lò nung gạch, vôi, đồ gốm sành sứ.

Các thuộc tính

tên, loại công trình công nghiệp

 

 

 

Tên

Nhà máy

CD09

Mô tả

Nơi có công trình, thiết bị sản xuất hàng hóa, chế biến nông, lâm, thủy sản, năng lượng, xây dựng. Không bao gồm nhà máy nước

Các thuộc tính

tên, loại công trình công nghiệp

 

 

 

Tên

Ống khói

CD10

Mô tả

Ống dẫn khí thải ra ngoài không trung của các nhà máy

Các thuộc tính

loại công trình công nghiệp

 

 

 

Tên

Trạm biến áp

CD11

Mô tả

Nơi cung cấp điện cho cả một hệ thống mạng lưới điện. Đồng thời trạm biến áp cũng là nơi thực hiện các quá trình biến đổi điện năng từ cấp điện áp này sang cấp điện áp khác để phù hợp với yêu cầu sử dụng.

Các thuộc tính

tên, loại công trình công nghiệp

 

 

 

Tên

Trạm chiết khí hóa lỏng

CD12

Mô tả

Công trình xây dựng ngành dầu khí

Các thuộc tính

tên, loại công trình công nghiệp

 

 

 

CE - Công trình giáo dục

Tên

Trung tâm giáo dục thường xuyên

CE01

Mô tả

Cơ sở giáo dục thường xuyên, thực hiện các chương trình giáo dục theo định hướng phát triển, nâng cao dân trí của Nhà nước

Các thuộc tính

tên

 

 

 

Tên

Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp

CE02

Mô tả

Cơ sở giáo dục của cấp học giáo dục phổ thông, thực hiện các chương trình giáo dục tổng hợp, hướng nghiệp

Các thuộc tính

tên

 

 

 

Tên

Trường cao đẳng

CE03

Mô tả

Cơ sở giáo dục đào tạo bậc cao đẳng

Các thuộc tính

tên

 

 

 

Tên

Trường đại học

CE04

Mô tả

Cơ sở giáo dục đào tạo bậc đại học

Các thuộc tính

tên

 

 

 

Tên

Trường dân tộc nội trú

CE05

Mô tả

Cơ sở giáo dục của loại trường chuyên biệt dành cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

Các thuộc tính

tên

 

 

 

Tên

Trường dạy nghề

CE06

Mô tả

Cơ sở giáo dục của cấp học giáo dục nghề nghiệp

Các thuộc tính

tên

 

 

 

Tên

Trường giáo dưỡng

CE07

Mô tả

Cơ sở giáo dục của loại trường chuyên biệt, để giáo dục người chưa thành niên vi phạm pháp luật

Các thuộc tính

tên

 

 

 

Tên

Trường mầm non

CE08

Mô tả

Cơ sở giáo dục của cấp học mầm non

Các thuộc tính

tên

 

 

 

Tên

Trường phổ thông có nhiều cấp học

CE09

Mô tả

Cơ sở giáo dục có chương trình đào tạo từ hai bậc học trở lên

Các thuộc tính

tên

 

 

 

Tên

Trường phổ thông năng khiếu

CE10

Mô tả

Cơ sở giáo dục của loại trường chuyên biệt, dành để đào tạo các học sinh phổ thông có năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao

Các thuộc tính

tên

 

 

 

Tên

Trường tiểu học

CE11

Mô tả

Cơ sở giáo dục đào tạo bậc tiểu học

Các thuộc tính

tên

 

 

 

Tên

Trường trung học cơ sở

CE12

Mô tả

Cơ sở giáo dục đào tạo bậc trung học cơ sở

Các thuộc tính

tên

 

 

 

Tên

Trường trung học phổ thông

CE13

Mô tả

Cơ sở giáo dục đào tạo bậc trung học phổ thông

Các thuộc tính

tên

 

 

 

CG - Công trình phụ trợ

Tên

Bậc thềm

CG01

Mô tả

Bậc lên xuống các công trình xây dựng

Các thuộc tính

 

 

 

 

Tên

Cầu thang ngoài trời

CG02

Mô tả

Cầu thang lên xuống ở ngoài trời

Các thuộc tính

 

 

 

 

Tên

Hành lang

CG03

Mô tả

Lối đi có mái che nối các công trình xây dựng

Các thuộc tính

 

 

 

 

Tên

Lối xuống tầng hầm

CG04

Mô tả

Phần đường dốc dẫn lên, xuống tầng hầm của các công trình xây dựng

Các thuộc tính

 

 

 

 

CH - Công trình quốc phòng

Tên

Cửa khẩu

CH01

Mô tả

Nơi thực hiện xuất, nhập cảnh, quá cảnh, xuất, nhập khẩu và qua lại biên giới giữa hai quốc gia

Các thuộc tính

tên

 

 

 

Tên

Doanh trại quân đội

CH02

Mô tả

Khu vực chuyên dành cho lực lượng quân đội cư trú, huấn luyện

Các thuộc tính

tên

 

 

 

Tên

Trụ sở quốc phòng

CH03

Mô tả

Nơi làm việc của các cơ quan, tổ chức thuộc lực lượng quân đội

Các thuộc tính

tên

 

CK - Công trình thể thao

 

 

Tên

Bể bơi

CK01

Mô tả

Công trình phục vụ hoạt động thể thao dưới nước

Các thuộc tính

tên

 

 

 

Tên

Nhà thi đấu

CK02

Mô tả

Nhà dành cho tập luyện, thi đấu các môn thể thao các môn thể thao có khán đài

Các thuộc tính

tên

 

 

 

Tên

Sân gôn

CK03

Mô tả

Khu vực có các công trình đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của môn thể thao gôn

Các thuộc tính

tên

 

 

 

Tên

Sân thể thao

CK04

Mô tả

Khu vực dành cho tập luyện, thi đấu các môn thể thao ngoài trời (Sân thể thao riêng cho từng môn; sân thể thao nhiều môn)

Các thuộc tính

tên

 

 

 

Tên

Sân vận động

CK05

Mô tả

Sân thi đấu các môn thể thao ngoài trời có khán đài

Các thuộc tính

tên

 

 

 

Tên

Trung tâm thể dục thể thao

CK06

Mô tả

Khu vực tổ hợp nhiều công trình thể thao

Các thuộc tính

tên

 

 

 

Tên

Trường đua, trường bắn

CK07

Mô tả

Trường đua là nơi tập luyện và tổ chức thi đấu các môn thể thao tốc độ. Trường bắn sử dụng cho tập luyện và tổ chức thi đấu môn bắn súng

Các thuộc tính

tên

 

 

 

CL - Công trình thương mại dịch vụ

Tên

Bãi tắm

CL01

Mô tả

Nơi có các dịch vụ giải trí trên bãi biển

Các thuộc tính

tên

 

 

 

Tên

Bưu cục

CL02

Mô tả

Bưu cục là đơn vị tổ chức nhỏ hơn bưu điện. Một bưu điện có thể có nhiều bưu cục

Các thuộc tính

tên

 

 

 

Tên

Bưu điện

CL03

Mô tả

Bưu điện là cơ sở của hệ thống bưu chính cung cấp dịch vụ gửi, tiếp nhận, phân loại, xử lý, truyền tải thư từ và cung cấp các dịch vụ có liên quan như hộp thư, bưu chính và chuyển phát hàng hóa

Các thuộc tính

tên

 

 

 

Tên

Các công trình dịch vụ khác

CL04

Mô tả

Nơi tập trung các hoạt động cung cấp các dịch vụ, mua bán hàng hóa khác

Các thuộc tính

tên

 

 

 

Tên

Chợ

CL05

Mô tả

Khu vực tập trung các hoạt động mua bán hàng hóa theo hình thức truyền thống

Các thuộc tính

tên

 

 

 

Tên

Cửa hàng

CL06

Mô tả

Nơi chuyên bán hàng hóa có quy mô nhỏ lẻ

Các thuộc tính

tên

 

 

 

Tên

Điểm bưu điện - văn hóa xã

CL07

Mô tả

Nơi cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông cơ bản kết hợp phổ biến thông tin và đọc sách báo miễn phí của ngành Bưu điện cho người dân vùng nông thôn

Các thuộc tính

tên

 

 

 

Tên

Khách sạn

CL08

Mô tả

Công trình xây dựng phục vụ các dịch vụ lưu trú, ăn uống và hội họp

Các thuộc tính

tên

 

 

 

Tên

Ngân hàng

CL09

Mô tả

Trụ sở của các tổ chức tín dụng

Các thuộc tính

tên

 

 

 

Tên

Nhà hàng

CL10

Mô tả

Nơi chuyên kinh doanh các dịch vụ ăn uống, giải khát

Các thuộc tính

tên

 

 

 

Tên

Nhà khách

CL11

Mô tả

Công trình xây dựng phục vụ các dịch vụ lưu trú, bao gồm nhà khách, nhà nghỉ

Các thuộc tính

tên

 

 

 

Tên

Nhà lắp đặt thiết bị thông tin

CL12

Mô tả

Công trình kỹ thuật phục vụ thông tin truyền thông

Các thuộc tính

tên

 

 

 

Tên

Siêu thị

CL13

Mô tả

Cơ sở thương mại có cửa hàng hiện đại; kinh doanh tồng hợp hoặc chuyên doanh; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật

Các thuộc tính

tên

 

 

 

Tên

Trạm điện thoại công cộng

CL14

Mô tả

Nơi đặt máy điện thoại công cộng

Các thuộc tính

tên

 

 

 

Tên

Trạm xăng, dầu

CL15

Mô tả

Cơ sở thương mại có thiết bị cung cấp xăng, dầu, khí đốt

Các thuộc tính

tên

 

 

 

Tên

Trung tâm thương mại

CL16

Mô tả

Cơ sở thương mại đa chức năng, bao gồm tổ hợp các loại hình kinh doanh thương mại, dịch vụ được bố trí tập trung, liên hoàn trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật

Các thuộc tính

tên

 

 

 

CM - Công trình tôn giáo tín ngưỡng

Tên

Chùa

CM01

Mô tả

Khu vực có công trình thờ Phật

Các thuộc tính

tên, xếp hạng di tích

 

 

 

Tên

Cơ sở đào tạo tôn giáo

CM02

Mô tả

Khu vực có cơ sở đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo bao gồm cả tu viện, nhà dòng

Các thuộc tính

tên, xếp hạng di tích

 

 

 

Tên

Công trình tôn giáo khác

CM03

Mô tả

Những công trình khác của các tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng chưa được phân loại trong nhóm này

Các thuộc tính

tên, xếp hạng di tích

 

 

 

Tên

Đền

CM04

Mô tả

Khu vực có công trình thờ các nhân vật lịch sử có công với dân, với đất nước hoặc những vị thần được dân tôn sùng

Các thuộc tính

tên, xếp hạng di tích

 

 

 

Tên

Đình

CM05

Mô tả

Khu vực có công trình thờ Thành hoàng làng

Các thuộc tính

tên, xếp hạng di tích

 

 

 

Tên

Gác chuông

CM06

Mô tả

Tầng gác để treo chuông ở nhà thờ, chùa

Các thuộc tính

tên, xếp hạng di tích

 

 

 

Tên

Miếu

CM07

Mô tả

Nơi thờ thần linh, vong hồn, bao gồm cả Am, Miếu

Các thuộc tính

tên, xếp hạng di tích

 

 

 

Tên

Nhà nguyện

CM08

Mô tả

Địa điểm tôn giáo để tập hợp, cầu nguyện của đạo thiên chúa và các tổ chức tôn giáo khác

Các thuộc tính

tên, xếp hạng di tích

 

 

 

Tên

Nhà thờ

CM09

Mô tả

Khu vực có công trình thờ tự của các tôn giáo không phải một trong các đạo sau: đạo Phật, đạo Cơ đốc hoặc Hồi giáo, đạo Cao Đài

Các thuộc tính

tên, xếp hạng di tích

 

 

 

Tên

Niệm phật đường

CM10

Mô tả

Nơi sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo và hướng dẫn phật tử tu tập

Các thuộc tính

tên, xếp hạng di tích

 

 

 

<

Tên

Thánh đường