Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 47/2011/QĐ-UBND Bắc Ninh phối hợp bảo vệ môi trường trong KCN
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Quyết định 47/2011/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 47/2011/QĐ-UBND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Bùi Vĩnh Kiên |
Ngày ban hành: | 06/04/2011 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Công nghiệp, Tài nguyên-Môi trường |
tải Quyết định 47/2011/QĐ-UBND
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
UỶ BAN NHÂN DÂN Số: 47/2011/QĐ-UBND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Bắc Ninh, ngày 06 tháng 4 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP MỘT SỐ NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH
------------
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005;
Căn cứ Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế; Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15/7/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp;
Xét đề nghị của Ban Quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh tại tờ trình số 56/TTr-BQL ngày 11.02.2011, công văn số 108/BQL-MT ngày 07.03.2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước và bảo vệ môi trường trong các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký;
Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh; Trưởng ban Ban Quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh; các Sở, Ban ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. UBND TỈNH |
QUY CHẾ
PHỐI HỢP MỘT SỐ NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 47/2011/QĐ-UBND ngày 06/4/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh)
Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định nội dung phối hợp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước và bảo vệ môi trường trong các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; giữa Ban Quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh (viết tắt là Ban Quản lý) với các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
Điều 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với các hoạt động về quản lý nhà nước và bảo vệ môi trường giữa các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước, các doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp về môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Điều 3. Các khái niệm
Trong Quy chế này các cụm từ “Khu công nghiệp”, “Ban Quản lý các khu công nghiệp”, “Doanh nghiệp Khu công nghiệp, Doanh nghiệp chế xuất”, “Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp” được hiểu theo quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ;
Cụm từ “Cơ quan quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực thuộc UBND tỉnh” được hiểu là cơ quan chuyên môn theo quy định Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước tương đương được tổ chức theo ngành dọc hoạt động trên địa bàn tỉnh;
Khái niệm về phối hợp: Là sự phân công để thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước theo quy trình trên cơ sở quy định của pháp luật và uỷ quyền của UBND tỉnh;
Ký hiệu viết tắt: KCN - Khu công nghiệp; ĐTM - Đánh giá tác động môi trường.
Chương II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Nguyên tắc phối hợp
1. Đảm bảo mọi hoạt động quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực giữa các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố đối với KCN được thống nhất, thông suốt, đúng chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền;
2. Phối hợp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, thuận lợi thực hiện cơ chế “một cửa” tại Ban Quản lý theo quy định tại Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ. Tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thủ tục hành chính đơn giản, nhanh gọn, góp phần thúc đẩy các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững;
3. Phân định rõ trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước và bảo vệ môi trường.
Điều 5. Trách nhiệm của Ban quản lý các KCN Bắc Ninh
1. Chịu trách nhiệm toàn diện về mọi hoạt động bảo vệ môi trường trong các KCN và thực hiện công khai thông tin về môi trường, cung cấp thông tin về các doanh nghiệp KCN cho các cơ quan phối hợp khi có yêu cầu;
2. Chủ trì, tổ chức hội đồng thẩm định và phê duyệt Báo cáo ĐTM, Báo cáo ĐTM bổ sung của các dự án đầu tư vào các KCN theo uỷ quyền về quản lý môi trường trong KCN;
3. Thẩm định và phê duyệt xác nhận đề án bảo vệ môi trường, xác nhận cam kết bảo vệ môi trường trong KCN (nếu được phân cấp hoặc uỷ quyền); thông báo kết quả xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường cho cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cấp huyện, thị xã, thành phố;
4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường các cấp kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các nội dung trong Báo cáo ĐTM theo quyết định đã phê duyệt và cam kết bảo vệ môi trường (nếu được uỷ quyền) trước khi dự án đi vào hoạt động chính thức;
5. Tham gia với các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường thực hiện việc giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường đối với các hoạt động của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN và các doanh nghiệp trong KCN;
6. Chấp thuận điểm đấu nối nước thải, nước mưa của các doanh nghiệp thứ cấp vào hệ thống thu gom nước thải của KCN theo quy định;
7. Định kỳ theo quy định tổng hợp kết quả báo cáo quan trắc gửi Tổng cục Môi trường và UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định;
8. Hàng năm nhận xét việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp; tham gia bình chọn các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ môi trường trình cơ quan có thẩm quyền khen thưởng;
9. Đầu mối tiếp nhận đơn thư, khiếu nại về môi trường giữa các doanh nghiệp trong KCN; thụ lý và giải quyết hồ sơ ban đầu, chuyển hồ sơ tới các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp, kiến nghị về môi trường phát sinh từ KCN;
10. Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp trong KCN.
Điều 6. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý tiến hành thanh tra, kiểm tra giám sát định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện Luật bảo vệ môi trường và các nội dung, yêu cầu của quyết định phê duyệt ĐTM của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN và các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong KCN theo thẩm quyền;
2. Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý trong việc kiểm tra, xác nhận kết quả chạy thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của các dự án đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN;
3. Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý, cơ quan chức năng, UBND các huyện, thị xã, thành phố để giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường phát sinh từ KCN;
4. Là thành viên Hội đồng thẩm định Báo cáo ĐTM do Ban Quản lý tổ chức thẩm định;
5. Cử cán bộ tham gia các đoàn kiểm tra về công tác bảo vệ môi trường đột xuất hoặc định kỳ do Ban Quản lý chủ trì;
6. Cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại cho các doanh nghiệp trong KCN theo quy định;
7. Tổ chức thu thập, lấy mẫu, bảo quản, phân tích giám định mẫu để thực hiện nội dung hoạt động quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh và phục vụ xác minh, điều tra, xử lý những vụ việc có dấu hiệu tội phạm về môi trường;
8. Quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo quy định và kiến nghị của các cơ quan phối hợp.
9. Kiểm tra, thanh tra, giám sát các nguồn thải ra ngoài KCN và tổ chức thu phí bảo vệ môi trường theo quy định;
10. Phối hợp với Ban Quản lý tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN.
Điều 7. Trách nhiệm của Công an tỉnh
1. Là thành viên hội đồng thẩm định Báo cáo ĐTM do Ban Quản lý tỉnh tổ chức thẩm định;
2. Chỉ đạo phòng cảnh sát môi trường thực thi nhiệm vụ phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường;
3. Cử cán bộ tham gia phối hợp thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra về công tác bảo vệ môi trường tại các cơ quan, doanh nghiệp theo đề nghị của các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường;
4. Khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thuộc chức năng quản lý Nhà nước của các ngành khác thì thông báo kịp thời cho ngành đó để thực hiện nhiệm vụ quản lý theo thẩm quyền.
Điều 8. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, tiếp nhận phối hợp với Ban Quản lý và Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác thẩm tra hồ sơ xin cấp phép xả thải, trình UBND tỉnh cấp Giấy phép xả thải nước thải đã qua xử lý vào nguồn tiếp nhận là kênh tiêu thuỷ lợi.
Điều 9. Trách nhiệm của Sở Công thương
1. Phối hợp với Ban Quản lý trong công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định quốc tế về môi trường, rào cản môi trường trong thương mại để thúc đẩy hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa, xuất nhập khẩu theo hướng bền vững cho các doanh nghiệp;
2. Tùy theo tính chất của các dự án đầu tư quy định tại Thông tư 31/2009/TTLB-BCT-BTNMT ngày 04/11/2009; Sở Công thương tham gia thành viên hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM, tham gia kiểm tra việc thực hiện các nội dung và vận hành thử nghiệm các công trình xử lý môi trường của dự án thuộc lĩnh vực công thương sau khi báo cáo ĐTM, đề án bảo vệ môi trường được phê duyệt.
Điều 10. Trách nhiệm của UBND huyện, thị xã, thành phố nơi có KCN
1. Theo thoả thuận UBND huyện, thị xã, thành phố có thể uỷ quyền bằng văn bản cho Ban Quản lý xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư vào KCN;
2. Thông báo kết quả xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đến Ban Quản lý để phối hợp quản lý;
3. Cử cán bộ tham gia các đoàn thanh tra liên ngành về môi trường;
4. Hỗ trợ, ứng cứu và khắc phục các sự cố môi trường do KCN gây ra;
5. Phối hợp với các cơ quan giải quyết những tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về môi trường phát sinh từ KCN.
Điều 11. Trách nhiệm của Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN
1. Thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung và yêu cầu trong Quyết định phê duyệt Báo cáo ĐTM, đề án bảo vệ môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt;
2. Thực hiện nghiêm túc các quy định trong Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15.7.2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp;
3. Xác định điểm đấu nối theo quy hoạch, hướng dẫn doanh nghiệp thứ cấp thực hiện đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom của KCN;
4. Xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung và bãi thu gom, phân loại chất thải rắn trong KCN và có trách nhiệm thu gom các chất thải rắn hàng ngày về bãi thu gom để phân loại;
5. Khi phát hiện những dấu hiệu vi phạm về bảo vệ môi trường thông báo ngay cho Ban Quản lý để phối hợp cùng với các cơ quan chức năng có biện pháp xử lý kịp thời.
Điều 12. Ứng phó sự cố môi trường
1. Đối với các doanh nghiệp KCN có trách nhiệm thực hiện hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện kịp thời biện pháp để loại trừ nguyên nhân gây ra sự cố khi phát hiện có dấu hiệu sự cố môi trường;
2. Khi xảy ra sự cố môi trường bên trong KCN, Ban Quản lý có trách nhiệm huy động khẩn cấp nhân lực, vật lực và phương tiện tại chỗ để ứng phó kịp thời, đồng thời thông báo ngay cho các cơ quan liên quan. Trong trường hợp sự cố môi trường vượt khả năng về chuyên môn và năng lực để xử lý, theo nhiệm vụ và chức năng các cơ quan liên quan báo cáo kịp thời với cơ quan chuyên môn cấp trên; Ban quản lý có trách nhiệm báo cáo UBND tỉnh; Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường và xin ý kiến chỉ đạo;
3. Khi xảy ra sự cố môi trường bên ngoài giáp ranh KCN, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với các ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố hỗ trợ việc ứng cứu và khắc phục các sự cố môi trường; Ban Quản lý chỉ đạo Công ty hạ tầng KCN có biện pháp hỗ trợ và bảo vệ ảnh hưởng của sự cố đối với KCN.
Điều 13. Thanh tra, kiểm tra đột xuất
1. Thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với các cơ sở có dấu hiệu vi phạm về bảo vệ môi trường. Cơ quan ra quyết định kiểm tra, thanh tra đột xuất có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan phối hợp biết để cùng phối hợp thực hiện;
2. Khi phát hiện các cơ sở sản xuất, kinh doanh có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, cơ quan phát hiện có trách nhiệm thông báo cho ngành chức năng có liên quan tiến hành kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Chế độ thông tin báo cáo
1. Được thực hiện thông qua hình thức văn bản, điện thoại, trao đổi trực tiếp theo quy định báo cáo định kỳ;
2. Các quyết định, kết luận điều tra, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm cơ quan chủ trì có trách nhiệm gửi tới các cơ quan có thẩm quyền, đồng sao gửi cơ quan liên quan để biết và phối hợp;
3. Các tài liệu, chứng cứ, tang vật phục vụ cho quá trình điều tra, kiểm tra xử lý đối với các cơ sở có dấu hiệu vi phạm pháp luật về môi trường phải được bảo mật.
Chương III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 15. Trách nhiệm thi hành
1. Ban quản lý, các Sở, ngành và UBND các huyện, Thị xã, Thành phố có trách nhiệm thi hành những quy định của Quy chế này;
2. Ban quản lý là cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý công tác bảo vệ môi trường theo thẩm quyền và là đầu mối để tổng hợp tình hình thực hiện quy chế phối hợp, thường xuyên trao đổi thông tin về môi trường với các cơ quan phối hợp. Hàng năm Ban Quản lý tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện quy chế phối hợp, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh;
3. Các dự án trước đây do Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Báo cáo ĐTM, cam kết bảo vệ môi trường trong KCN trước khi dự án đi vào hoạt động chính thức được thực hiện theo quy chế này;
4. Trong quá trình thực hiện nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung nội dung của Quy chế cho phù hợp, Ban Quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh là đầu mối để tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, quyết định ./.