Quyết định 4326/QĐ-BNN-TCTL 2018 Quy hoạch thủy lợi vùng Đông Nam Bộ thích ứng biến đổi khí hậu, nước biển dâng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 4326/QĐ-BNN-TCTL

Quyết định 4326/QĐ-BNN-TCTL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Quy hoạch tổng thể thủy lợi vùng Đông Nam Bộ giai đoạn đến 2030 và định hướng đến năm 2050 thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:4326/QĐ-BNN-TCTLNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Hoàng Văn Thắng
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
02/11/2018
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 4326/QĐ-BNN-TCTL

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 4326/QĐ-BNN-TCTL PDF PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 4326/QĐ-BNN-TCTL DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
____________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________

Số: 4326/-BNN-TCTL

Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2018

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Quy hoạch tổng thể thủy lợi vùng Đông Nam Bộ

giai đoạn đến 2030 và định hướng đến năm 2050

thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng

_______________

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017;

Căn cứ Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012;

Căn cứ Quyết định số 1590/QĐ-TTg ngày 09/10/2009 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Định hướng chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu;

Căn cứ Quyết định số 943/QĐ-TTg ngày 20/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể thủy lợi vùng Đông Nam Bộ giai đoạn đến 2030 và định hướng đến năm 2050 thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng với các nội dung chính như sau:

I. PHẠM VI

Vùng quy hoạch bao gồm 08 tỉnh, thành phố: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Thuận, Ninh Thuận, thành phố Hồ Chí Minh và một phần tnh Long An, với tổng diện tích 39.267 km2, dân số khoảng 19,5 triệu người.

II. QUAN ĐIỂM

Quy hoạch phải phù hợp với định hướng phát triển kinh tế-xã hội của vùng, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, ổn định đời sống nhân dân, giữ vững an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững.

Quy hoạch thủy lợi góp phần bảo vệ, phát triển nguồn nước trên các lưu vực sông; kết hợp hài hoà giải pháp công trình và phi công trình, nht là các giải pháp vquản lý, khai thác công trình thủy lợi; hạn chế tác hại do nước gây ra, nhất là hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng.

Các phương án quy hoạch phát triển thủy lợi phải kế thừa các quy hoạch trước đây là những phương án “m” có thđiều chỉnh, b sung. Đu tư xây dựng công trình có tác dụng lâu dài, không hối tiếc.

Quy hoạch thủy lợi góp phần phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành kinh tế-xã hội; nâng cao năng lực phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu; góp phần hiện đại hóa cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

Huy động nguồn lực từ ngân sách Nhà nước, kết hợp với các nguồn vốn hợp pháp khác, đóng góp của người dân vùng hưởng lợi; lồng ghép triển khai thực hiện giữa các ngành, chương trình để đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch.

III. MỤC TIÊU

Đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050 bảo đảm cấp và tạo nguồn cấp nước cho 430.000 ha đất nông nghiệp, tiến tới chủ động cấp nước cho 147.000 ha diện tích lúa 2 vụ, 63.000 ha cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản.

Bảo đảm tiêu, thoát nước và chống ngập cho 114.000 ha diện tích đất nông nghiệp và 58.000 ha khu vực đô thị.

Tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cho khoảng 20 triệu người.

Nâng cao mức bảo đảm an toàn phòng, chống thiên tai, bão, lũ, ngập lụt, chủ động phòng, chống, né tránh hoặc thích nghi để giảm thiểu tổn thất, bảo vệ an toàn cho dân cư, sản xuất nông nghiệp và cơ sở hạ tầng.

Từng bước nâng cao khả năng chống lũ của các hệ thống đê sông. Bảo đảm an toàn công trình hồ chứa, đê, kè, cống, ổn định bờ sông.

IV. PHÂN VÙNG QUY HOẠCH

Vùng I: Phần thượng- trung lưu lưu vực sông Đồng Nai đến hợp lưu sông Đồng Nai- sông Bé và hồ Dầu Tiếng trên sông Sài Gòn thuộc các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Bình Thuận và Tây Ninh. Vùng có địa hình cao, dốc. Tác động của biến đổi khí hậu vùng này chủ yếu tới chế độ dòng chảy hệ thống sông, suối.

Vùng II: Phần hạ lưu lưu vực sông Đồng Nai, kể từ sau hợp lưu Đồng Nai- sông Bé, hạ lưu đập Dầu Tiếng, sông Vàm Cỏ thuộc các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh và Long An. Vùng có địa hình thấp trũng, dòng chảy chịu tác động mạnh của thủy triều và xâm nhập mặn.

Ngoài những tác động do thay đổi chế độ dòng chảy thượng lưu, vùng này còn chịu tác động mạnh mẽ từ nước biển dâng.

Vùng III: Các lưu vực sông ven biển các tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Thuận và Ninh Thuận. Vùng có hệ thống sông, suối ngắn, dốc và độc lập nhau. Tác động của biến đổi khí hậu ở vùng này chủ yếu tới chế độ dòng chảy và đây là vùng có thời tiết khí hậu khô hạn nhất cả nước.

V. TIÊU CHUẨN TÍNH TOÁN

Nâng dần mức đảm bảo cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp từ 75% lên 85%; cấp nước cho dân sinh, công nghiệp với mức đảm bo 90%. Mức đm bảo tiêu thoát nước là 10%.

Đảm bảo chống lũ chính vụ với tần suất 5%.

Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng ứng với mức phát thải trung bình (B2) do Bộ Tài nguyên và Môi trường cập nhật, công bố.

VI. GIẢI PHÁP QUY HOẠCH

1. Giải pháp tổng thể

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các hồ chứa lớn trên các dòng chính nhằm khai thác tiềm năng nguồn nước, chủ động điều tiết, điều hòa nguồn nước giữa mùa mưa và mùa khô, giữa vùng nhiều nước và vùng ít nước, bảo đảm hài hòa nguồn nước cho các địa phương trong vùng.

(Chi tiết theo Phụ lục 1)

Đầu tư xây dựng mới các hồ chứa quy mô vừa và nhỏ trên các sông nhánh, sông ven biển nhằm khai thác nguồn nước tại chỗ, kết hợp các giải pháp khai thác nước dưới đất để cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản.

Nghiên cứu đề xuất giải pháp cấp nước từ hồ chứa thủy điện phục vụ sinh hoạt và sn xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao.

Đối với tỉnh Ninh Thuận- Bình Thuận, ngoài đầu tư xây dựng hồ chứa cần xem xét giải pháp kết nối, liên thông hồ chứa bằng đường ống, kênh dẫn chuyển nước nhm điều hòa nguồn nước cho từng khu vực.

Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống cống chống ngập úng cho thành phố Hồ Chí Minh.

Từng bước xem xét kiến nghị chuyển đổi nhiệm vụ của hệ thống các công trình hồ chứa lớn trên các dòng chính từ nhiệm vụ phát điện sang cấp nước hoặc phòng, chống lũ.

2. Giải pháp theo từng vùng

a) Vùng I (khu vực thượng, trung lưu lưu vực sông Đồng Nai)

Về cấp nước:

- Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống bậc thang hồ chứa lớn trên các dòng chính gồm:

+ Tỉnh Bình Thuận: hồ La Ngà 3 trên sông La Ngà (tận dụng nguồn nước sau thủy điện Hàm Thuận- Đa Mi, dung tích 435 triệu m3), đập dâng Võ Đt thuộc tỉnh Bình Thuận (tận dụng dòng chảy sau đập Tà Pao), xem xét nâng cao đập Tà Pao;

+ Tỉnh Bình Dương: hồ Cây Chanh trên sông Bé (tận dụng dòng chảy sau hồ Phước Hòa, dung tích 8 triệu m3).

- Đxuất xây dựng hồ chứa quy mô vừa và nhỏ trên các dòng nhánh lưu vực sông Đồng Nai, sông Bé, sông La Ngà và sông Sài Gòn kết hợp khai thác nước dưới đất tại chỗ phục vụ dân sinh và sản xuất.

- Nghiên cứu đề xuất giải pháp cấp nước từ hồ chứa thủy điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao.

- Tiếp tục nghiên cứu giải pháp nâng cao trình đập của hồ Dầu Tiếng.

Về phòng chống lũ, ngập lụt: Sửa chữa, nâng cấp, hiện đại hóa các hồ chứa, đập dâng đảm bảo an toàn trong mùa mưa, lũ.

- Vùng ngập Cát Tiên - Đa Tẻ - Tà Lài: Hoàn chỉnh hệ thống đê và các công trình dưới đê sông Đồng Nai, bổ sung một số trạm bơm tiêu úng hỗ trợ tại một số khu vực thấp trũng.

- Vùng ngập hạ du sông La Ngà:

+ Xây dựng hồ La Ngà 3 trên dòng chính với dung tích phòng lũ 50 triệu m3 nhằm giảm lũ cho hạ du sông La Ngà.

+ Lên đê kiểm soát lũ cho những diện tích ngập nông (khoảng dưới 1,5m) thuộc huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận và huyện Định Quán, Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.

b) Vùng II (khu vực hạ lưu lưu vực sông Đồng Nai)

Về cấp nước:

- Chủ động điều tiết nước trên các bậc thang công trình trên dòng chính nhằm cấp nước cho dân sinh, công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, tham gia đẩy mặn và giảm ô nhiễm nguồn nước vùng hạ du Đồng Nai- Sài Gòn. Tuân thủ quy trình vận hành liên hchứa trên lưu vực sông Đồng Nai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 471/QĐ-TTg ngày 24/3/2016.

- Hoàn chỉnh dự án thủy lợi Phước Hòa; nâng cấp, sửa chữa đm bảo an toàn hồ chứa, đập dâng trong vùng.

- Xây dựng hệ thống công trình thủy lợi nội đồng theo quy hoạch chi tiết của các tỉnh. Tổng diện tích tưới tăng thêm khoảng 42.000 ha.

- Xây dựng hệ thống đê và công trình dưới đê (cống, trạm bơm) ven sông, kênh, rạch kết hợp ngăn lũ, triều cường, cấp nước, tiêu thoát nước. Tổng diện tích được bảo vệ tăng thêm khoảng 89.000 ha.

- Hoàn chỉnh, mrộng các hệ thống tưới hiện có nhằm nâng cao hiệu quả công trình.

- Việc đầu tư hệ thống công trình thủy lợi từ hồ Dầu Tiếng cung cấp nước cho khu vực phía Tây sông Vàm Cỏ Đông phải tận dụng tối đa nguồn nước tại chỗ (bằng các hệ thống trạm bơm lấy trực tiếp nước từ sông Vàm Cỏ Đông) kết hợp nguồn nước chuyển từ hồ Dầu Tiếng với lưu lượng 12,14 m3/s. Hạn chế tối đa việc xả nước hồ Dầu Tiếng vào sông Vàm Cỏ để đẩy mặn nhằm tiết kiệm nguồn nước.

Về phòng, chống lũ, triều cường:

- Khu vực thành phố Hồ Chí Minh: Tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống công trình chống ngập theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính ph.

- Khu vực sông Vàm Cỏ Đông: Nâng cấp và xây mới tuyến đê sông Vàm Cỏ Đông với cao trình từ 2,2 đến 2,5m; bề rộng mặt đê từ 10-12 m, có kết hợp giao thông.

- Khu vực ven sông Sài Gòn- Thị Tính- Đồng Nai tỉnh Bình Dương:

+ Nâng cấp, hoàn chỉnh các tuyến đê sông gồm: tuyến Tân An- Chánh Mỹ bảo đảm cao trình và bề rộng theo thiết kế.

+ Đầu tư xây dựng mới 5 cống ngăn triều trên sông Sài Gòn: Rạch Vĩnh Bình, Lái Thiêu, Bình Nhâm, Vàm Búng, Bà Lụa chống ngập úng cho tỉnh Bình Dương.

- Khu vực ven sông Đồng Nai thuộc tỉnh Đồng Nai: Nâng cấp tuyến đê ven sông Đồng Nai từ Bến Gỗ đến cửa Lá Buông đạt cao trình vượt lũ tn sut 5% kết hợp bảo vệ dân cư, sản xuất nông nghiệp và xây dựng các cống nhỏ dưới đê.

c) Vùng III (khu vực các sông ven biển thuộc tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Thuận, Ninh Thuận)

Về cấp nước:

- Đầu tư xây dựng các công trình hồ chứa lợi dụng tổng hợp nguồn nước gồm:

+ Tỉnh Ninh Thuận: hồ sông Than (dung tích 100 triệu m3), hồ Tân Mỹ 2 (dung tích 2 triệu m3).

+ Tỉnh Bình Thuận: hồ Tân Lê (dung tích 10 triệu m3), hồ Sông Lũy (dung tích 156 triệu m3), hồ Cà Tót (dung tích 47 triệu m3), hồ Ka Pét (dung tích 50 triệu m3), hồ Sông Phan (dung tích 30 triệu m3).

- Hoàn thiện hệ thống thủy lợi Tân Mỹ bao gồm: hồ Sông Cái (dung tích 210 triệu m3) và tuyến ống cấp nước.

- Đầu tư xây dựng hệ thống kênh, đường ống nối mạng liên hồ:

+ Tnh Ninh Thuận: tuyến Tân Giang- Sông Biêu- Suối Lớn; tuyến Sông Than- Lanh Ra và các hồ phía Nam tỉnh Ninh Thuận và khu vực ven biển; Đầu tư hệ thống đường ống tiếp nhận nguồn nước từ hệ thống thủy lợi Tân Mỹ bổ sung cho khu vực phía Nam ca tỉnh.

+ Tỉnh Bình Thuận: tuyến Lòng Sông- Đá Bạc; tuyến Cà Giây- Cây Cà; tuyến Biển Lạc- Hàm Tân- Hàm Thuận Nam; tuyến Ka Pét- Sông Móng- Đu Đ.

- Hệ thống công trình chuyển nước tới vùng ven biển tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận.

- Sửa chữa, nâng cấp, hiện đại hóa hồ chứa, đập dâng bảo đảm an toàn, hiệu quả.

- Đầu tư xây dựng các công trình nhằm tận dụng tối đa, hiệu quả nguồn nước sau phát điện của các công trình thủy điện lớn trong vùng như: thủy điện Đa Nhim chuyển nước cho sông Cái tỉnh Ninh Thuận; thủy điện Đại Ninh chuyển nước cho sông Lũy tỉnh Bình Thuận.

Về phòng chống lũ:

- Lưu vực sông Cái Phan Rang:

+ Đối với trục tiêu sông Quao và sông Lu: Nạo vét và mở rộng trục tiêu sông Quao, sông Lu hoàn chỉnh theo thiết kế. Xây dựng hoàn chỉnh các cng tiêu và đê bao, bờ bao hai bên bờ sông theo thiết kế.

+ Khu tiêu suối Kiền Kiền: Xây dựng hồ Kiền Kiền, đồng thời nạo vét, khai thông trục tiêu, thoát lũ theo hướng đầm Nại, tránh ngập lũ cho Quốc lộ 1.

- Lưu vực sông Lòng Sông: Hồ Sông Lòng Sông là công trình có khả năng cắt giảm đỉnh lũ với tần suất 1%, và để tăng hiệu quả cắt giảm lũ, cần xem xét quy trình vận hành cho hồ này.

- Lưu vực sông Lũy: Xây dựng các hồ chứa thượng nguồn như hồ Sông Lũy, hồ Cà Tót, hồ Ma Hý. Hồ Sông Lũy có khả năng cắt giảm đỉnh lũ với tần sut 1%.

- Lưu vực sông Quao: Hồ Sông Quao có khả năng cắt giảm đỉnh lũ với tần suất 1%. Tiếp tục nạo vét các sông, suối nhằm tăng khả năng tiêu thoát, mrộng khẩu độ thoát nước qua các tuyến đường bộ, đường sắt...

- Lưu vực sông Cà Ty: Xây dựng kè bờ sông bảo vệ thành phố Phan Thiết nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân và tạo cảnh quan đô thị. Xem xét đầu tư hồ Ka Pét nhằm cắt giảm đỉnh lũ cho hạ du.

- Lưu vực sông Phan: Xây dựng mới hồ Sông Phan nhằm cắt giảm đỉnh lũ trên sông Phan với tần suất 1%.

- Lưu vực sông Dinh: Hồ Sông Dinh có khả năng cắt giảm đỉnh lũ với tần suất 1%. Xem xét đầu tư các tuyến đê kè bảo vệ thị xã La Gi và cụm dân cư tập trung nhằm tránh thiệt hại do lũ gây ra.

- Lưu vực Sông Ray: Xây dựng tuyến đê sông Ray và Nam sông Kinh để bảo vệ khu vực nuôi trng thủy sản và trồng lúa của nhân dân.

3. Giải pháp phi công trình

Đề xuất chính sách hỗ trợ giải pháp cấp nước từ hồ chứa thủy điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao.

Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hồ chứa nhỏ, thủy lợi nội đồng, công trình khai thác nước dưới đất; đầu tư xây dựng công trình thủy lợi theo hình thức đối tác công tư; và hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

Thực hiện tốt công tác dự báo, cảnh báo thiên tai như hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng, triều cường, sạt l, bồi lắng, gió bão, mưa lớn, biến đổi khí hậu, nước biển dâng... để tổ chức các giải pháp ứng phó.

Xây dựng các bản đồ thiên tai như hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ lụt, ngập lụt, úng, triều cường, sạt lở, bồi lắng, ô nhiễm nguồn nước.

Thực hiện tốt quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng ngập mặn ven biển.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu; sử dụng các loại cây trồng ít nước, ứng dụng các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

Tuyên truyền, phổ biến cộng đồng dân cư trong khu vực để phòng, chống thiên tai.

VII. KINH PHÍ THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Kinh phí thực hiện quy hoạch

Tổng vốn đầu tư thực hiện quy hoạch: 28.260 tỷ đồng, trong đó:

- Giai đoạn đến năm 2030: 20.875 tỷ đồng.

- Giai đoạn sau năm 2030: 7.385 tỷ đồng.

(Kèm theo Phụ lục 2)

2. Nguồn vốn đầu tư

Vốn thực hiện quy hoạch được cân đối từ vốn ngân sách nhà nước (ngân sách Trung ương và địa phương, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA), đóng góp ca người dân vùng hưởng lợi, lồng ghép trong thực hiện quy hoạch các Bộ, ngành, các chương trình mục tiêu và các nguồn vốn hợp pháp khác.

VIII. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN QUY HOẠCH

Căn cứ nội dung quy hoạch và khả năng ngân sách, cân đối Ngân sách Nhà nước hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước sp xếp thứ tự ưu tiên, bảo đảm đầu tư đồng bộ và có hiệu quả, cụ thể theo trình tự ưu tiên sau:

Các công trình phục vụ đa mục tiêu, đã được đề xuất trong kế hoạch trung hạn và dài hạn, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; các công trình cấp bách, có hiệu quả cao, phục vụ các chương trình trọng điểm về phát trin kinh tế-xã hội của vùng.

Các công trình sửa chữa, nâng cấp, hiện đại hóa nhằm đảm bảo an toàn công trình và phát huy hiệu quả.

Các công trình theo Quyết định số 1547/2008/QĐ-TTg ngày 28/10/2008 chống ngập úng khu vực thành phố Hồ Chí Minh.

Các công trình thuộc chương trình đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang theo Quyết định số 667/QĐ-TTg ngày 27/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố, hướng dẫn, chỉ đạo và thực hiện mục tiêu, nội dung, định hướng phát triển, giải pháp và quản lý quy hoạch.

2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, TP. H Chí Minh.

- Chủ trì, phi hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý, giám sát việc thực hiện quy hoạch trên phạm vi địa bàn tỉnh; chỉ đạo, tchức xử lý, giải tỏa các công trình xâm hại, lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật; thực hiện tốt công tác trồng, bảo vệ rừng đầu nguồn và rừng phòng hộ ven biển, cây chắn sóng bảo vệ đê biển.

- Chủ động bố trí, huy động các nguồn vốn và lồng ghép vốn các chương trình để thực hiện quy hoạch.

- Trên cơ sở của quy hoạch này, triển khai lập quy hoạch tnh (Hợp phần thủy lợi) phù hợp với Luật Quy hoạch.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trư
ng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương; Tài nguyên và Môi trường;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận
, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh;
- Lưu VT, TCTL, KH (30b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hoàng Văn Thắng

 

 

Phụ lục I

DANH MỤC CÔNG TRÌNH TRÊN DÒNG CHÍNH

(Ban hành kèm theo Quyết định số 4326/QĐ-BNN-TCTL ngày 02 tháng 11 năm 2018

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát trin nông thôn)

 

STT

Tên công trình

Địa điểm

Lưu vực sông

Nhiệm vụ

Năng lực phục vụ (ha)

Thông số

Dung tích (triệu m3)

MNDBT (m)

1

Hồ sông Than

Ninh Sơn- Ninh Thuận

Sông Cái

Tưới, cấp nước

3.000

100

+140

2

Hồ Tân Mỹ 2

Ninh Sơn- Ninh Thuận

Sông Cái

Tưới, cấp nước

500

2

+48

3

Hồ Tân Lê

Tuy Phong- Bình Thuận

Sông Lòng Sông

Tưới, cấp nước

350

10

+191

4

Hồ Sông Lũy

Bc Bình- Bình Thuận

Sông Lũy

Tưới, cấp nước

4.800

156

+126

5

Hồ Cà Tót

Bc Bình- Bình Thuận

Sông Lũy

Tưới, cp nước

1.500

47

+85

6

H Ka Pét

Hàm Thuận Nam- Bình Thuận

Sông Cà Ty

Tưới, cp nước

1.300

50

+136

7

Hồ Sông Phan

Hàm Tân- Binh Thuận

Sông Phan

Tưới, cấp nước

3.650

30

+74

8

H La Ngà 3

Tánh Linh- Bình Thuận

Sông La Ngà

Tưới, cấp nước

78.800

435

+162

9

Đập dâng Võ Đắt

Đức Linh- Bình Thuận

Sông La Ngà

Tưới, cấp nước

24.200

2

+103

10

Hồ Tân Hòa

Đồng Phú- Bình Phước

Sông Bé

Tưới, cp nước

1.000

5

+100

11

Hồ Phước Quả

Phước Long- Bình Phước

Sông Bé

Tưới, cấp nước

90

11

+225

12

Hồ Cây Chanh

Tân Uyên, Bình Dương

Sông Bé

Tưới, cấp nước

5.000

8

+16

Ghi chú: Quy mô, kinh phí xây dựng công trình trong quy hoạch được sơ bộ tính toán, sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn lập dự án

 

 

Phụ lục II

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030

VÀ SAU NĂM 2030

(Ban hành kèm theo Quyết định số 4326/QĐ-BNN-TCTL ngày 02 tháng 11 năm 2018 của Bộ

trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát trin nông thôn)

 

TT

Tên công trình

Địa điểm xây dựng (huyện)

Nhiệm v

Kinh phí xây dựng (tỷ đồng)

Ghi chú

Tổng

Đến 2030

Sau 2030

 

 

Toàn vùng dự án

 

 

28.260

20.875

7.385

 

I

Tỉnh Ninh Thuận

 

 

3.825

3.825

0

 

1

Hồ Đa Mây

Bắc Ái

Tưới, cấp nước

450

450

 

Xây dựng mới

2

Cụm công trình thủy lợi huyện Thuận Bắc

Thuận Bắc

Tưới, cấp nước

150

150

 

Xây dựng mới

3

Cụm công trình thủy lợi huyện Ninh Sơn

Ninh Sơn

Tưới, cấp nước

1.200

1.200

 

Xây dựng mới

4

Hồ sông Than

Ninh Sơn

Tưới, cấp nước

Đã ghi vốn trong Kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 2016-2020

Xây dựng mới

5

H Tân Mỹ 2

Ninh Sơn

Tưới, cấp nước

200

200

 

Xây dựng mới

6

Cụm công trình thủy lợi huyện Ninh Phước

Ninh Phước

Tưới, cấp nước

325

325

 

Xây dựng mới

7

Hồ Tân Giang 2

Thuận Nam

Tưới, cấp nước

1.000

1.000

 

Xây dựng mới

8

Hồ Phước Hà

Thuận Nam

Tưới, cấp nước

500

500

 

Xây dng mới

II

Tỉnh Bình Thuận

 

 

9.880

7.380

2.500

 

1

Hồ Tân Lê

Tuy Phong

Tưới, cấp nước

350

350

 

Xây dựng mới

2

Hồ Đá Bạc Thượng

Tuy Phong

Tưới, cấp nước

450

 

450

Xây dựng mới

3

Hồ Tà Hoàng

Tuy Phong

Tưới, cấp nước

420

 

420

Xây dựng mới

4

Hồ Sông Lũy

Bắc Bình

Tưới, cấp nước

Đã ghi vốn trong Kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 2016-2020

Xây dựng mới

5

Hồ Ca Tót

Bắc Bình

Tưới, cấp nước

750

750

 

Xây dng mới

6

Hồ Ka Pét

Hàm Thuận Nam

Tưới, cấp nước

480

480

 

Xây dựng mới

7

Hồ Sông Phan

Hàm Tân

Tưới, cấp nước

1.200

 

1.200

Xây dựng mới

8

Hồ La Ngà 3

Tánh Linh

Tưới, cấp nước

5.800

5.800

 

Xây dựng mới

9

Hồ Măng Tố

Tánh Linh

Tưới, cấp nước

330

 

330

Xây dựng mới

10

Hồ Võ Đắt

Tánh Linh

Tưới, cấp nước

100

 

100

Xây dựng mới

III

Tỉnh Đồng Nai

 

 

1.960

1.960

0

 

1

Cụm công trình thủy lợi huyện Cẩm Mỹ

Cẩm Mỹ

Tưới, cấp nước

115

115

 

Xây dựng mới

2

Cụm công trình thủy lợi phục vụ tưới mía huyện Định Quán

Định Quán

Tưới, cấp nước

Đã ghi vốn trong Kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 2016-2020

Xây dựng mới

3

Cụm công trình thủy lợi huyện Long Khánh

Long Khánh

Tưới, cấp nước

110

110

 

Xây dựng mới

4

Cụm công trình thủy lợi huyện Long Thành

Long Thành

Tưới, cấp nước

130

130

 

Xây dựng mới

5

Cụm công trình thủy lợi huyện Tân Phú

Tân Phú

Tưới, cấp nước

430

430

 

Xây dựng mới

6

Cụm công trình thủy lợi huyện Thng Nhất

Thống Nhất

Tưới, cấp nước

170

170

 

Xây dựng mới

7

Cụm công trình thủy lợi huyện Trảng Bom

Trảng Bom

Tưới, cấp nước

290

290

 

Xây dựng mới

8

Cụm công trình thủy lợi huyện Vĩnh Cửu

Vĩnh Cu

Tưới, cấp nước

115

115

 

Xây dựng mới

9

Cụm công trình thủy lợi huyện Xuân Lộc

Xuân Lộc

Tưới, cấp nước

600

600

 

Xây dựng mới

IV

Tỉnh Bình Dương

 

 

5.285

1.635

3.650

 

1

Hồ Cây Chanh

 

Tưới, cấp nước

150

0

150

Xây dựng mới

2

Cụm công trình thủy lợi huyện Bến Cát

Bến Cát

Tưới, cấp nước

120

120

 

Xây dựng mới

3

Cụm công trình thủy lợi huyện Dĩ An

Dĩ An

Tưới, cấp nước

360

360

 

Xây dựng mới

4

Cụm công trình thủy lợi huyện Tân Uyên

Tân Uyên

Tưới, cấp nước

195

195

 

Xây dựng mới

5

Cụm công trình thủy lợi thành phố ThDầu Một

Thủ Dầu Một

Tưới, cấp nước

230

230

 

Xây dựng mới

6

Cụm công trình thủy lợi huyện Thuận An

Thuận An

Tưới, cấp nước

730

730

 

Xây dựng mới

7

Cụm công trình thủy lợi bờ tả sông Sài Gòn

Thủ Dầu Một, Thuận An

Tiêu và phòng lũ

3.500

0

3.500

Xây dựng mới

V

Tỉnh Bình Phước

 

 

2.625

2.125

500

 

1

Hồ Tân Hòa

Đồng Phú

Tưới, cấp nước

500

0

500

Xây dựng mới

2

Hồ Phước Quả

Phước Long

Tưới, cấp nước

150

150

 

Xây dựng mới

3

Cụm công trình thủy lợi các huyện vùng cao Bù Đăng, Bù Đốp, số 2 Bù Gia Mập

Bù Đăng, Bù Đp, Bù Gia Mập

Tưới, cấp nước

Đã ghi vốn trong Kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 2016-2020

Xây dựng mới

4

Cụm công trình thủy lợi huyện Lộc Ninh

Lộc Ninh

Tưới, cấp nước

535

535

 

Xây dựng mới

5

Cụm công trình thủy lợi huyện Hớn Quản

Hớn Quảng

Tưới, cấp nước

185

185

 

Xây dựng mới

6

Cụm công trình thủy lợi huyện thị xã Phước Long

Phước Long

Tưới, cấp nước

200

200

 

Xây dng mới

7

Cụm công trình thủy lợi huyện Bình Long, Chơn Thành

Bình Long, Chơn Thành

Tưới, cấp nước

140

140

 

Xây dựng mới

8

Cụm công trình thủy lợi thị xã Đồng Xoài

Đồng Xoài

Tưới, cấp nước

300

300

 

Xây dựng mới

9

Cụm công trình thủy lợi huyện Đồng Phú

Đồng Phú

Tưới, cấp nước

325

325

 

Xây dựng mới

10

Cụm công trình thủy lợi huyện Bù Gia Mập

Bù Gia Mập

Tưới, cấp nước

290

290

 

Xây dựng mới

VI

Tnh Tây Ninh

 

 

1.595

1.595

0

 

1

Cụm công trình thủy lợi huyện Tân Biên, Gò Dầu

Tân Biên, Gò Dầu

Tưới, cấp nước

150

150

 

Xây dựng mới

2

Cụm công trình thủy lợi huyện Tân Châu

Tân Châu

Tưới, cấp nước

170

170

 

Xây dựng mới

3

Cụm công trình thủy lợi, đê bao huyện Bến cầu

Bến Cầu

Tưới, cấp nước

200

200

 

Xây dựng mới

4

Cụm công trình thủy lợi, đê bao huyện Châu Thành

Châu Thành

Tưới, cấp nước

180

180

 

Xây dựng mới

5

Cụm công trình thủy lợi, đê bao huyện Trảng Bàng

Trảng Bàng

Tưới, cấp nước

180

180

 

Xây dựng mới

6

Hệ thống kênh tưới Bến Cầu - Châu Thành

Bến Cầu - Châu Thành

Tưới, cấp nước

715

715

 

Xây dựng mới

VII

TP Hồ Chí Minh

 

 

1.390

1.390

0

 

1

Nâng cấp hệ thống thủy lợi Bc Rạch Tra

Củ Chi

Tưới, cấp nước

185

185

 

Nâng cấp, sửa chữa

2

Nâng cấp hệ thống Hóc Môn - Bắc Bình Chánh

Củ Chi

Tưới, cấp nước

690

690

 

Nâng cấp, sửa chữa

3

Nâng cấp hệ thống thủy lợi Nam Rạch Tra

Củ Chi

Tưới, cấp nước

265

265

 

Nâng cấp, sửa chữa

4

Nâng cấp hệ thống Bến Mương Láng The

Hóc Môn, - Quận 12

Tưới, cấp nước

250

250

 

Nâng cấp, sửa chữa

VIII

Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

 

 

1.700

965

735

 

1

Cụm công trình thủy lợi huyện Xuyên Mộc

Xuyên Mộc

Tưới, cấp nước

250

250

 

Xây dựng mới

2

Hệ thống đê sông Đất Đ

Đất Đ

Tiêu và phòng lũ

70

 

70

Xây dựng mới

3

Hệ thống đê kè Long Điền

Long Đin

Tiêu và phòng lũ

370

370

 

Xây dựng mới

4

Hệ thống đê kè TP.Vũng Tàu

TP.Vũng Tàu

Tiêu và phòng lũ

345

345

 

Xây dựng mới

5

Hệ thống đê kè TP. Bà Rịa

TP. Bà Rịa

Tiêu và phòng lũ

665

 

665

Xây dựng mới

Ghi chú:

- Quy mô, kinh phí xây dựng công trình trong quy hoạch được sơ bộ tính toán, sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn lập dự án

- Vn trung hạn: Vốn đã btrí trong kế hoạch 2016-2020

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi