Quyết định 429/QĐ-TTg 2023 sửa đổi Quyết định 257/QĐ-TTg quy hoạch đê điều sông Hồng, sông Thái Bình
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 429/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 429/QĐ-TTg | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Trần Lưu Quang |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 21/04/2023 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài nguyên-Môi trường |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Sửa đổi Quy hoạch phòng, chống lũ sông Hồng, sông Thái Bình
Ngày 21/4/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 429/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 257/QĐ-TTg ngày 18/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình. Dưới đây là một số nội dung đáng chú ý:
1. Giải pháp phòng, chống lũ hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình:
- Di dời các hộ dân vi phạm pháp luật về đê điều hoặc nằm trong phạm vi bảo vệ đê điều, khu vực đang bị sạt lở nguy hiểm.
- Từng bước thực hiện di dời các khu dân cư ở khu vực lòng sông co hẹp, nguy cơ mất an toàn khi có lũ lớn.
- Việc nghiên cứu xây dựng các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng công trình, nhà ở mới chỉ được xem xét đối với một số khu vực mà chiều rộng bãi sông lớn hơn 500 m, vận tốc dòng chảy trên bãi tương ứng với lũ thiết kế nhỏ hơn 0,2 m/s.
- Các khu vực bãi sông còn lại được sử dụng cho các hoạt động phát triển kinh tế xã hội nhưng không được xây dựng công trình, nhà ở trừ công trình quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 26 Luật Đê điều; không được tôn cao bãi sông hiện có;...
2. Đối với các dự án sử dụng bãi sông đã trình Thủ tướng Chính phủ: Thực hiện theo chỉ đạo tại các văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ và đảm bảo thực hiện tuân thủ các quy định của pháp luật.
Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định 429/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 429/QĐ-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
QUYẾT ĐỊNH
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 257/QĐ-TTg
ngày 18 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch
phòng, chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình
__________________
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2018; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều; Nghị định số 53/2019/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ quy định chỉ tiết việc lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch thủy lợi; đê điều; phòng, chống lũ của tuyến sông có đê;
Xét đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 8072/TTr-BNN-PCTT ngày 30 tháng 11 năm 2022 và văn bản số 1303/BC-BNN-ĐĐ ngày 08 tháng 3 năm 2023,
QUYẾT ĐỊNH:
“b) Sử dụng bãi sông:
- Các khu vực dân cư hiện có nằm ngoài bãi sông:
+ Di dời các hộ dân vi phạm pháp luật về đê điều hoặc nằm trong phạm vi bảo vệ đê điều, khu vực đang bị sạt lở nguy hiểm.
+ Từng bước thực hiện di dời các khu dân cư ở khu vực lòng sông co hẹp, nguy cơ mất an toàn khi có lũ lớn (chi tiết tại Phụ lục II).
+ Rà soát, có kế hoạch từng bước di dời các hộ dân không nằm trong khu vực dân cư tập trung hiện có được tồn tại, bảo vệ.
+ Các khu vực dân cư tập trung hiện có tại Phụ lục III được tồn tại, bảo vệ: được cải tạo, xây dựng mới công trình, nhà ở theo quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất; được sử dụng thêm một phần bãi sông để bố trí mặt bằng tái định cư cho các hộ dân nằm rải rác gần khu vực với diện tích không vượt quá 5% diện tích khu dân cư hiện có. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình, nhà ở trong khu vực dân cư tập trung hiện có theo quy định tại Điều 27 Luật Đê điều, Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương và các hộ dân phải có phương án chủ động đảm bảo an toàn trong trường hợp xảy ra lũ lớn.
Đối với các khu dân cư hiện có chưa có tại Phụ lục III: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xác định cụ thể vị trí, diện tích các khu vực dân cư tập trung hiện có được tồn tại, bảo vệ để đưa vào Quy hoạch tỉnh và chịu trách nhiệm về số liệu, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Khu dân cư tập trung hiện có được tồn tại, bảo vệ phải đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
(i) Khu phố cổ, làng cổ theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Đê điều.
(ii) Diện tích
(iii) Diện tích > 5ha và có mật độ dân cư từ 80 người/ha (20 hộ/1ha) trở lên, trong đó không được quy đổi khu vực có mật độ dân cư cao bù cho khu vực có mật độ dân cư thấp.
(iv) Có cao độ nền tự nhiên khu dân cư cao hơn mực nước lũ thiết kế đê.
- Các bãi Tầm Xá - Xuân Canh và Long Biên - Cự Khối thuộc khu vực đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đã có trong quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội được cấp thẩm quyền phê duyệt, được quy hoạch xây dựng đô thị về phía tuyến đê hiện tại (chi tiết theo Phụ lục IV). Trong đó diện tích xây dựng công trình, nhà ở mới và các hoạt động tôn cao bãi sông không vượt quá 15% diện tích bãi sông, phần diện tích bãi sông còn lại được sử dụng cho các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội bao gồm cả xây dựng hạ tầng kỹ thuật, công trình công cộng nhưng không làm tôn cao bãi sông hiện có.
- Các bãi sông được nghiên cứu xây dựng:
+ Các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng công trình, nhà ở mới theo quy định tại khoản 3, Điều 26 Luật Đê điều chỉ được xem xét đối với một số khu vực mà chiều rộng bãi sông (khoảng cách từ chân đê đến mép bờ của sông) lớn hơn 500 m, vận tốc dòng chảy trên bãi tương ứng với lũ thiết kế nhỏ hơn 0,2 m/s (chi tiết các bãi sông theo Phụ lục V). Trong đó diện tích xây dựng công trình, nhà ở mới và các hoạt động tôn cao bãi sông không được vượt quá 5% diện tích bãi sông; phần diện tích bãi sông còn lại được sử dụng cho các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội bao gồm cả xây dựng hạ tầng kỹ thuật, công trình công cộng nhưng không làm tôn cao bãi sông hiện có.
+ Trường hợp điều chỉnh tăng tỷ lệ diện tích xây dựng công trình, nhà ở mới trên 01 bãi sông vượt quá 5%, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức tính toán đảm bảo thoát lũ, an toàn đê điều và công trình, nhà ở trên bãi sông khi có lũ, đồng thời phải đảm bảo tổng diện tích xây dựng công trình, nhà ở mới trên 01 tuyến sông thuộc tỉnh (bao gồm cả hai bên bờ sông thuộc tỉnh, nếu có) không vượt quá 5% tổng diện tích bãi sông quy định tại Phụ lục V; đồng thời xác định cụ thể vị trí, diện tích xây dựng công trình, nhà ở mới và đưa vào phương án phòng chống lũ của tuyến sông có đê, phương án phát triển hệ thống đê điều trong Quy hoạch tỉnh, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Các khu vực bãi sông còn lại: Được sử dụng cho các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội nhưng không được xây dựng công trình, nhà ở trừ công trình quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 26 Luật Đê điều; không được tôn cao bãi sông hiện có.
- Việc sử dụng bãi sông phải đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật Đê điều và các quy định pháp luật khác có liên quan, không làm ảnh hưởng đến khả năng thoát lũ, chứa lũ và không làm gia tăng rủi ro thiên tai.”
“5. Đối với các dự án sử dụng bãi sông đã trình Thủ tướng Chính phủ: Thực hiện theo chỉ đạo tại các văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ và đảm bảo thực hiện tuân thủ các quy định của pháp luật”.
Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố: Hòa Bình, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý, Thư ký của TTg, các Vụ: CN, NC, KGVX; TGĐ cổng TTĐT; - Lưu: VT, NN (2) Tuynh. |
KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG
Trần Lưu Quang |
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây