Quyết định 328/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 328/2005/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 328/2005/QĐ-TTg | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 12/12/2005 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài nguyên-Môi trường |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Kiểm soát ô nhiễm môi trường - Ngày 12/12/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010. Mục tiêu của Kế hoạch này là: phấn đấu hoàn thành việc điều tra, thống kê, xử lý và quản lý được 70% các nguồn thải, loại chất thải và lượng phát thải trên phạm vi toàn quốc, phấn đấu thu gom, vận chuyển và xử lý được 90% tổng lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp, xử lý được 100% chất thải rắn y tế nguy hại và trên 60% chất thải nguy hại công nghiệp bằng những công nghệ phù hợp. Kiểm soát được cơ bản tình hình ô nhiễm môi trường ở một số ngành công nghiệp: hoá chất, dệt, giày da, chế biến thực phẩm, khai thác và chế biến tài nguyên... Tăng cường năng lực kiểm soát ô nhiễm môi trường và xử lý chất thải, đặc biệt ở những vùng kinh tế trọng điểm, khu đô thị, khu công nghiệp... Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Quyết định 328/2005/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 328/2005/QĐ-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
của Thủ tướng Chính phủ
số 328/2005/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2005
Về việc phê duyệt Kế
hoạch quốc gia
kiểm soát ô nhiễm môi trường
đến năm 2010
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25
tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ
môi trường ngày 27 tháng 12 năm 1993;
Xét đề nghị của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều
1. Phê duyệt Kế hoạch quốc
gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm
2010 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch) với các nội
dung chủ yếu sau đây:
1.
Mục tiêu:
a) Phấn đấu
hoàn thành việc điều tra, thống kê, xử lý và quản
lý được 70% các nguồn thải, loại chất
thải và lượng phát thải nói chung trên phạm vi
toàn quốc; phấn đấu thu gom, vận chuyển và xử
lý được 90% tổng lượng chất thải rắn
phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp; xử lý
được 100% chất thải rắn y tế nguy hại
và trên 60% chất thải nguy hại công nghiệp bằng
những công nghệ phù hợp.
b) Kiểm soát được cơ bản tình hình ô nhiễm
môi trường ở một số lĩnh vực thường
xuyên xảy ra ô nhiễm như: công nghiệp hoá chất;
công nghiệp dệt, nhuộm, giày da, giấy, chế biến
thực phẩm, khai thác và chế biến tài nguyên khoáng sản;
y tế; giao thông vận tải; các vùng có chất độc
hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh và hoá chất
bảo vệ thực vật tồn lưu. Kiểm soát
được tình hình ô nhiễm môi trường tại
các điểm nóng, vùng nhạy cảm và ngăn chặn
được sự lan toả của chúng.
c) Tăng cường mạnh mẽ
năng lực kiểm soát ô nhiễm môi trường và xử
lý chất thải, đặc biệt chất thải ở
những vùng kinh tế trọng điểm, khu đô thị,
khu công nghiệp, làng nghề và lưu vực sông.
d) Thể chế hoá và thực thi có hiệu quả các
điều ước quốc tế có liên quan đến
kiểm soát ô nhiễm môi trường mà Việt Nam đã
ký kết hoặc gia nhập.
2. Nguyên tắc chỉ đạo:
a) Kiểm soát ô nhiễm môi trường
phải được tiến hành một cách thường
xuyên, liên tục, kịp thời, có trọng tâm, trọng
điểm; phù hợp với khả năng, điều
kiện thực tế và đáp ứng được các
yêu cầu cơ bản của từng ngành, từng địa
phương và của quốc gia trong từng thời kỳ.
b)
Kiểm soát ô nhiễm môi trường phải lấy phòng
ngừa làm chủ đạo, khắc phục ô nhiễm và
cải thiện chất lượng môi trường là trọng
tâm, coi khoa học và công nghệ là công cụ quan trọng, lấy
tiêu chuẩn môi trường làm căn cứ.
c) Kiểm soát ô nhiễm môi trường là
trách nhiệm của toàn xã hội, của mọi cấp, mọi
ngành, của các địa phương, tổ chức và cá
nhân. Nhà nước khuyến khích xã hội hoá công tác thu gom,
vận chuyển, xử lý và quản lý chất thải.
3. Nhiệm vụ:
a) Tiếp tục bổ sung, sửa
đổi và hoàn thiện hệ thống các văn bản
quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách trong lĩnh vực
kiểm soát ô nhiễm môi trường như: chính sách khuyến
khích các hoạt động giảm thiểu ô nhiễm môi
trường, thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế,
tái sử dụng chất thải và phục hồi môi
trường; cơ chế công khai thông tin về tình hình ô
nhiễm và xử lý ô nhiễm cho cộng đồng dân
cư; chính sách thu thuế, thu phí đối với các loại
chất thải; quy định bắt buộc các cơ sở
tự quan trắc và định kỳ báo cáo kết quả
quan trắc môi trường với cơ quan có thẩm quyền;
xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn quốc
gia về chất thải, tiêu chuẩn phát thải vào môi
trường; các hướng dẫn kỹ thuật về
kiểm soát ô nhiễm môi trường.
b) Thực hiện nghiêm các quy định
về lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
đối với các quy hoạch, kế hoạch,
chương trình, dự án đầu tư phát triển hoặc
đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đối
với tất cả các cơ sở sản xuất và dịch
vụ có sử dụng tài nguyên thiên nhiên hoặc có nguồn
thải; tăng cường công tác hậu kiểm như:
thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội
dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường
sau khi được phê duyệt và triển khai thực hiện
dự án đầu tư.
c) Tổ chức điều tra, thống
kê các nguồn thải, loại chất thải và lượng
phát thải trong phạm vi cả nước, của từng
ngành, từng địa phương, trong đó tập
trung vào nguồn thải và chất thải nguy hại. Trên
cơ sở đó, thực hiện cơ chế quản lý
chất thải từ nguồn và có kế hoạch cụ
thể để hạn chế, giảm thiểu và xử
lý chất thải.
d) Xây dựng cơ sở dữ liệu
quốc gia về các nguồn thải, loại chất thải
và lượng phát thải; thực hiện rộng rãi việc
cung cấp thông tin về tình hình ô nhiễm môi trường
và xử lý ô nhiễm cho cộng đồng dân cư; ban
hành cơ chế phù hợp để khuyến khích và thúc
đẩy việc tham gia tích cực, chủ động của
các đoàn thể quần chúng, cộng đồng dân
cư và mọi người dân vào hoạt động kiểm
soát ô nhiễm môi trường.
đ) Xây dựng, củng cố và
hoàn thiện hệ thống các trung tâm, trạm, điểm
quan trắc theo quy hoạch tổng thể hệ thống
quan trắc môi trường quốc gia, trước mắt
ưu tiên đầu tư xây dựng các trung tâm, trạm,
điểm quan trắc ở các vùng kinh tế trọng
điểm của đất nước. Thực hiện
kết nối thông tin thông suốt trong hệ thống quan
trắc môi trường quốc gia.
e) Quy hoạch và triển khai xây dựng
hệ thống hạ tầng kỹ thuật về thu gom
và xử lý chất thải, ưu tiên xây dựng và vận
hành các trung tâm xử lý chất thải nguy hại, các trạm
trung chuyển, tiền xử lý, tái chế chất thải
rắn; thu gom và xử lý nước thải tại các
đô thị và khu công nghiệp.
g) Kiểm soát ô nhiễm xuyên biên giới,
trong đó tập trung quan trắc và kiểm soát ô nhiễm
môi trường đối với các dòng sông xuyên biên giới,
ô nhiễm biển; tăng cường kiểm soát, ngăn
chặn việc đưa chất thải, đặc biệt
là chất thải nguy hại và công nghệ lạc hậu
từ nước ngoài vào Việt Nam.
h) Triển khai thực hiện có
hiệu quả Công ước Basel về vận chuyển
chất thải nguy hại xuyên biên giới, Công ước
Stockholm về các chất gây ô nhiễm hữu cơ khó phân
huỷ (POP) và các điều ước quốc tế khác
về kiểm soát ô nhiễm môi trường mà Việt Nam
đã ký kết hoặc gia nhập.
i) Phê duyệt về nguyên tắc
19 nội dung, chương trình, đề án, dự án...
ưu tiên để triển khai thực hiện Kế
hoạch (phụ lục chi tiết kèm theo Quyết định
này).
4.
Giải pháp:
a) Đẩy mạnh
nghiên cứu khoa học, chuyển giao và ứng dụng các
tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, công nghệ
sản xuất sạch hơn và thân thiện với môi
trường vào sản xuất và ứng dụng trong công
tác kiểm soát và xử lý ô nhiễm. Hình thành và phát triển
ngành công nghiệp môi trường, ngành kinh tế môi trường;
tạo thị trường thuận lợi để thúc
đẩy các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần
kinh tế đầu tư cho các hoạt động và dịch
vụ bảo vệ môi trường.
b) Đẩy mạnh
công tác đào tạo nguồn nhân lực về chuyên môn và
quản lý cho lĩnh vực kiểm soát và xử lý ô nhiễm
môi trường.
c) Hoàn thiện cơ chế, chính
sách khuyến khích và thúc đẩy xã hội hoá công tác thu
gom, vận chuyển và xử lý chất thải.
d) Tăng vốn đầu tư
từ ngân sách nhà nước, đặc biệt là vốn
ODA, đồng thời đa dạng hoá các nguồn lực
đầu tư để thực hiện thành công Kế
hoạch.
đ) Đẩy mạnh công tác
truyền thông để tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận
thức về kiểm soát ô nhiễm môi trường; phát
huy vai trò, trách nhiệm của chính quyền cơ sở,
các đoàn thể xã hội và mỗi người dân trong việc
tham gia vào công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường trên
địa bàn.
e) Mở rộng và nâng cao hiệu
quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kiểm
soát và xử lý ô nhiễm môi trường.
Điều 2. Tổ chức thực hiện Kế
hoạch
1. Bộ
Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối của
Chính phủ, có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính
phủ tổ chức thực hiện Kế hoạch này;
thường xuyên đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc
triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch
tại các Bộ, ngành và địa phương có liên quan;
định kỳ hàng năm tổng hợp kết quả
thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Các Bộ, ngành và địa
phương có nhiệm vụ xây dựng và tổ chức
thực hiện kế hoạch kiểm soát ô nhiễm môi
trường thuộc phạm vi quản lý của Bộ,
ngành và địa phương mình cũng như các nội
dung đã được phân công tại Phụ lục kèm
theo Quyết định này.
3. Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, Bộ Tài chính có nhiệm vụ cân
đối, bố trí vốn ngân sách nhà nước trong kế
hoạch hàng năm và dài hạn để thực hiện
có hiệu quả các nội dung, chương trình, đề
án, dự án... của Kế hoạch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu
lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Các Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ
trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
PHỤ LỤC
DANH MỤC 19 NỘI DUNG,
CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN...
ƯU TIÊN ĐỂ THỰC HIỆN
KẾ HOẠCH QUỐC GIA KIỂM SOÁT
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẾN
NĂM 2010
(Ban hành kèm
theo Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg
ngày 12 tháng12 năm 2005 của Thủ
tướng Chính phủ
về
việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia kiểm soát
ô nhiễm môi trường đến
năm 2010)
_______________
1.
Chương trình xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến
khích đầu tư trong lĩnh vực kiểm soát và xử
lý ô nhiễm môi trường:
-
Cơ quan chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu
tư.
-
Cơ quan phối hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường,
Bộ Tài chính.
- Thời
gian hoàn thành xây dựng và trình duyệt: 2006.
2.
Chương trình xây dựng các quy định thu phí bảo
vệ môi trường đối với chất thải:
-
Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính.
-
Cơ quan phối hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Thời
gian hoàn thành xây dựng và trình duyệt: 2006.
3. Chương trình
nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ trong lĩnh
vực kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường;
xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn về chất thải,
tiêu chuẩn phát thải, tiêu chuẩn công nghệ về xử
lý chất thải:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Khoa học
và Công nghệ.
- Cơ quan phối hợp: Bộ
Tài nguyên và Môi trường.
- Thời gian hoàn thành xây dựng và
trình duyệt: 2006.
4. Dự án điều
tra, thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc
gia về các nguồn thải, loại chất thải và
lượng phát thải:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài
nguyên và Môi trường.
-
Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Thời
gian hoàn thành xây dựng và trình duyệt: 2006.
5.
Đề án xây dựng và hoàn thiện mạng lưới
quan trắc môi trường quốc gia:
-
Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
-
Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Thời
gian hoàn thành xây dựng và trình duyệt: 2006.
6.
Đề án quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ
thuật phục vụ công tác thu gom, vận chuyển, xử
lý, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn và
nước thải:
-
Cơ quan chủ trì: Bộ Xây dựng.
-
Cơ quan phối hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường;
các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.
- Thời
gian hoàn thành xây dựng và trình duyệt: 2006.
7. Đề án xây dựng
một số trung tâm xử lý chất thải nguy hại:
-
Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
-
Cơ quan phối hợp: Bộ Xây dựng; các Bộ, ngành
và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.
- Thời
gian hoàn thành xây dựng và trình duyệt: 2006.
8. Chương trình quản lý chất thải y tế:
-
Cơ quan chủ trì: Bộ Y tế.
-
Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Thời
gian hoàn thành xây dựng và trình duyệt: 2006.
9.
Chương trình kiểm soát vệ sinh, an toàn thực phẩm:
-
Cơ quan chủ trì: Bộ Y tế.
-
Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương.
- Thời
gian hoàn thành xây dựng và trình duyệt: 2006.
10. Kế
hoạch kiểm soát ô nhiễm không khí:
-
Cơ quan chủ trì: Bộ Giao thông vận tải.
-
Cơ quan phối hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường;
các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương.
- Thời
gian hoàn thành xây dựng và trình duyệt: 2006.
11. Kế
hoạch quản lý và giảm thiểu ô nhiễm môi trường
do các hoá chất sử dụng trong nông nghiệp:
-
Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn.
-
Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương và các Bộ, ngành có
liên quan.
- Thời
gian hoàn thành xây dựng và trình duyệt: 2006.
12. Dự
án ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường
trong hoạt động nuôi trồng và chế biến thuỷ,
hải sản:
-
Cơ quan chủ trì: Bộ Thuỷ sản.
-
Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương.
- Thời gian hoàn thành xây dựng
và trình duyệt: 2006.
13. Chương trình
tăng cường năng lực kiểm soát ô nhiễm
môi trường trong hoạt động du lịch:
- Cơ quan chủ trì: Tổng
cục Du lịch.
- Cơ quan phối hợp: Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương.
- Thời gian hoàn thành xây dựng
và trình duyệt: 2006.
14. Chương trình điều
tra, đánh giá mức độ ô nhiễm xuyên biên giới
đối với các hệ thống sông Hồng và sông Mê
Kông:
- Cơ quan chủ trì: Bộ
Tài nguyên và Môi trường.
- Cơ quan phối hợp:
các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương; Ủy ban sông Mê Kông, các ban quản
lý lưu vực sông.
- Thời gian hoàn thành xây dựng
và trình duyệt: 2006.
15. Dự án kiểm soát ô
nhiễm các làng nghề:
- Cơ quan chủ
trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ,
ngành có liên quan.
- Thời gian hoàn thành xây dựng và trình duyệt: 2006.
16. Đề án ngăn ngừa
và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt
động khai thác, chế biến khoáng sản:
- Cơ quan chủ trì: Bộ
Công nghiệp.
- Cơ quan phối hợp:
Bộ Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan.
- Thời gian hoàn thành xây dựng
và trình duyệt: 2006.
17.
Chương trình kiểm soát ô nhiễm môi trường
đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh
sau khi có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá
tác động môi trường và triển khai thực hiện
dự án đầu tư:
-
Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
-
Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Thời
gian hoàn thành xây dựng và trình duyệt: 2006.
18.
Đề án đầu tư xây dựng các cơ sở tiền
xử lý, tái chế chất thải công nghiệp và sản
xuất thiết bị chuyên dùng thu gom, vận chuyển chất
thải:
-
Cơ quan chủ trì: Bộ Công nghiệp.
-
Cơ quan phối hợp: Bộ Xây dựng; Ủy ban nhân
dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương.
- Thời
gian hoàn thành xây dựng và trình duyệt: 2006.
19.
Chương trình kiểm soát an toàn hoá chất:
-
Cơ quan chủ trì: Bộ Công nghiệp.
-
Cơ quan phối hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.
- Thời
gian hoàn thành xây dựng và trình duyệt: 2006./.