Quyết định 2324/QĐ-BNN-KHCN 2017 Danh mục nhiệm vụ môi trường

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 2324/QĐ-BNN-KHCN

Quyết định 2324/QĐ-BNN-KHCN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Danh mục nhiệm vụ môi trường bắt đầu thực hiện từ năm 2018
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:2324/QĐ-BNN-KHCNNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Lê Quốc Doanh
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
07/06/2017
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 2324/QĐ-BNN-KHCN

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 2324/QĐ-BNN-KHCN DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 2324/QĐ-BNN-KHCN PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Quyết định 2324/QĐ-BNN-KHCN ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

 

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
Số: 2324/QĐ-BNN-KHCN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 07 tháng 6 năm 2017
 
 
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT DANH MỤC NHIỆM VỤ MÔI TRƯỜNG BẮT ĐẦU THỰC HIỆN TỪ NĂM 2018
---------------
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
 
 
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 17/2016/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn quản lý các nhiệm vụ bảo vệ môi trường thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
Điều 1. Phê duyệt Danh mục nhiệm vụ môi trường bắt đầu thực hiện từ năm 2018 (chi tiết tại Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường chủ trì hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ theo đúng quy định hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Thủ trưởng đơn vị có liên quan, tổ chức/cá nhân chủ trì nhiệm vụ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Lưu: VT, KHCN(NXK, 20b)
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Quốc Doanh
 
PHỤ LỤC:
DANH MỤC NHIỆM VỤ MÔI TRƯỜNG BẮT ĐẦU THỰC HIỆN TỪ NĂM 2018
(Kèm theo Quyết định số 2324/QĐ-BNN-KHCN ngày 07 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
 
TT
Tên nhiệm vụ
Cơ sở pháp lý, sự cần thiết
Mục tiêu
Sản phẩm dự kiến
Phương thức thực hiện
Thời gian
1
Đánh giá tình hình ô nhiễm nước thải sau công trình khí sinh học (KSH) và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu suất xử lý công trình KSH
Theo Cục Chăn nuôi, hiện nay cả nước đã có 240.601 công trình khí sinh học (KSH) được xây dựng trên toàn quốc. Việc sử dụng công trình KSH vẫn còn bộc lộ một số hạn chế đặc biệt là nước thải sau công trình KSH chưa đạt yêu cầu gây ô nhiễm môi trường (chỉ tiêu BOD, COD, NH4, NO3...vẫn rất cao và vượt quá nhiều lần so với quy chuẩn cho phép). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiệu suất xử lý của công trình KSH còn thấp là do: thời gian phân hủy chưa đảm bảo còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện nhiệt độ (mùa đông, mùa hè), phụ thuộc vào tỷ lệ phân/nước đưa công trình KSH, phụ thuộc vào thành phần các chất có trong chất thải chăn nuôi và phụ thuộc lượng chất thải đưa vào công trình KSH.
Bên cạnh đó, các vụ việc tranh chấp, khiếu nại về môi trường do hoạt động chăn nuôi có xu hướng tăng cao. Do vậy, để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do chăn nuôi thì cần có giải pháp nâng cao hiệu suất xử lý của công trình KSH hiện có nhằm giảm ô nhiễm môi trường là rất cần thiết
- Đánh giá được thực trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm nước thải sau công trình khí sinh học
- Đề xuất được giải pháp nâng cao hiệu suất xử lý công trình KSH hiện có phù hợp với điều kiện của Việt Nam
- Báo cáo đánh giá thực trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm nước thải sau công trình KSH
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu suất xử lý công trình KSH hiện có phù hợp với điều kiện của Việt Nam
Giao trực tiếp Viện Chăn nuôi
2018-2019
2
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải lĩnh vực trồng trọt
- Cơ sở pháp lý: Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu giao trách nhiệm cho Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn chi tiết về việc thu gom, lưu giữ chất thải phát sinh trong các hoạt động nông nghiệp; Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20/03/2014 về kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 - 2020; Quyết định số 1775/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính; Quyết định số 3119/QĐ-BNN-KHCN ngày 16/12/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt đề án giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020
- Sự cần thiết: Thực trạng ô nhiễm môi trường trong một số lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đang ngày càng gia tăng. Hiện nay tổng lượng chất thải rắn trong ngành trồng trọt khoảng 76 triệu tấn phụ phẩm thải ra trên đồng ruộng. Mặt khác, lượng chất thải này hầu hết không được thu gom để xử lý hoặc tái sử dụng phục vụ sản xuất nông nghiệp mà thải ra môi trường gây ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng ở nhiều vùng dân cư nông thôn. Với định hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ, phát triển nông nghiệp bền vững, tăng trưởng xanh trong thời gian tới của Chính phủ thì việc đánh giá hiện trạng nguồn thải và dự báo lượng chất thải phát sinh từ sản xuất nông nghiệp làm cơ sở đề xuất giải pháp quản lý là hết sức cần thiết
- Đánh giá được hiện trạng quản lý chất thải và dự báo được phát thải đến 2030 lĩnh vực trồng trọt
- Đề xuất được giải pháp quản lý chất thải lĩnh vực trồng trọt nhằm thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của ngành nông nghiệp và kế hoạch tăng trưởng xanh quốc gia đến 2030
- Báo cáo đánh giá hiện trạng quản lý chất thải lĩnh vực trồng trọt
- Báo cáo dự báo lượng phát thải chất thải lĩnh vực trồng trọt đến năm 2030
- Đề xuất giải pháp quản lý chất thải lĩnh vực trồng trọt
Giao trực tiếp Viện Môi trường nông nghiệp
2018-2020
3
Xây dựng quy trình kỹ thuật cứu hộ, nhân nuôi, và tái thả một số loài động vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
Căn cứ Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 quy định các Vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài, sinh cảnh, Trung tâm cứu hộ có chức năng tiếp nhận, cứu hộ các loài bản địa hoặc các loài phù hợp với sinh cảnh tự nhiên, nuôi cứu hộ, nuôi bán hoang dã nhằm mục đích tái thả sinh vật về môi trường tự nhiên và phục vụ nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, việc tiếp nhận, cứu hộ, nhân nuôi và tái thả các loài động vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp quý hiếm còn thiếu các hướng dẫn cụ thể. Do đó, Chính phủ đã giao trách nhiệm cho Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ: Xây dựng và ban hành Quy trình kỹ thuật cứu hộ, nhận nuôi và tái thả lại nơi sinh sống tự nhiên đối với loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định tại khoản 7, Điều 13; khoản 5 Điều 14 (các đối tượng loài dự kiến: Đồi mồi; Quản đồng; Vích, Rùa hộp trán vàng, Rắn hổ chúa, Thằn lằn cá sấu, Gà so cổ hung)
Việc rà soát các chính sách, nghiên cứu hiện có để xây dựng và ban hành quy trình kỹ thuật cứu hộ, nhận nuôi và tái thả là cần thiết để đảm bảo việc quản lý, bảo vệ an toàn các loài động vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ
Xây dựng và ban hành được quy trình kỹ thuật nhân nuôi, cứu hộ và tái thả một số loài động vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ (Đồi mồi dứa; Quản đồng; Vích, Rùa hộp trán vàng, Rắn hổ chúa, Thằn lằn cá sấu, Gà so cổ hung)
- Báo cáo rà soát các chính sách, kỹ thuật cứu hộ và tái thả các loài động vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ
- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái, tập tính và kỹ thuật nhận nuôi, cứu hộ và tái thả của các loài dự kiến xây dựng quy trình
- 06 quy trình kỹ thuật nhận nuôi, cứu hộ và tái thả một số loài động vật hoang dã trong danh mục cần ưu tiên bảo vệ (Đồi mồi; Quản đồng; Vích, Rùa hộp trán vàng, Rắn hổ chúa, Thằn lằn cá sấu, Gà so cổ hung) được Bộ phê duyệt
Giao trực tiếp Đại học Lâm nghiệp
2018-2019
4
Đánh giá và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của chất thải sinh hoạt đến nguồn nước cho trạm cấp nước sinh hoạt vùng nông thôn
Thời gian qua, tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải sinh hoạt khu vực nông thôn ngày càng nghiêm trọng. Hình ảnh những bãi rác đỏ thải ngay bên lề đường không đúng quy định bốc mùi hôi thối hoặc xác động vật chết thải trôi nổi trên mặt nước của hệ thống các kênh mương, sông, rạch ngày càng phổ biến. Đây là những nguyên nhân chính làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Kết quả phân tích mẫu nước mặt và nước ngầm cho thấy chất lượng nước ngày càng kém đi, các mẫu nước giếng khoan và nước máy có tỷ lệ ô nhiễm ngày càng cao, đặc biệt là các chỉ tiêu về vi sinh hay amoni, nitrit với hàm lượng gấp nhiều lần cho phép. Môi trường nước ô nhiễm kéo nhiều căn bệnh nguy hiểm, những làng ung thư xuất hiện nhiều hơn nguyên nhân chủ yếu là do sử dụng nước không đảm bảo chất lượng. Nhiều trạm cấp nước sinh hoạt vùng nông thôn đã được đầu tư xây dựng với nguồn kinh phí lớn nhưng chất lượng nước không đảm bảo do nguồn nước bị ô nhiễm. Mặc dù chất lượng nước chưa đảm bảo nhưng đại bộ phận người dân vẫn sử dụng nguồn nước này cho cả nhu cầu ăn uống và sinh hoạt nên rất dễ phát sinh thêm bệnh tật ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Do vậy, việc đánh giá ảnh hưởng của chất thải sinh hoạt đến nguồn nước của trạm cấp nước sinh hoạt vùng nông thôn là rất cần thiết
- Đánh giá được ảnh hưởng của chất thải sinh hoạt đến nguồn nước cho trạm cấp nước sinh hoạt vùng nông thôn
- Đề xuất được giải pháp quản lý, bảo vệ nguồn nước cho trạm cấp nước sinh hoạt vùng nông thôn
- Báo cáo đánh giá hiện trạng ô nhiễm nguồn nước cho trạm cấp nước sinh hoạt vùng nông thôn
- Báo cáo đánh giá ảnh hưởng ô nhiễm nguồn nước cho trạm cấp nước sinh hoạt vùng nông thôn đến sức khỏe của người dân
- Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước cho trạm cấp nước sinh hoạt vùng nông thôn
- Tài liệu hướng dẫn bảo vệ môi trường nguồn nước cho trạm cấp nước sinh hoạt vùng nông thôn với sự tham gia của người dân
Giao trực tiếp Trường Đại học Thủy lợi (Viện Thủy văn Môi trường và Biến đổi khí hậu)
2018-2019
5
Đánh giá ảnh hưởng của dư lượng phân bón, thuốc BVTV đến môi trường đất, nước và trong các sản phẩm nông sản vùng sản xuất nông nghiệp thâm canh
Thâm canh là phương thức sản xuất tiên tiến nhằm tăng sản lượng nông sản thông qua việc đầu tư thêm vốn và kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp. Nhưng hiện nay tình trạng thâm canh quá mức, việc bón quá nhiều phân bón vô cơ và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng kỹ thuật cho cây trồng đang gây ra một số ảnh hưởng nhất định đến môi trường đất, nước và chất lượng nông sản.
Việc bón quá nhiều phân vô cơ (đối với lúa, lượng phân bón xấp xỉ 1000 kg phân vô cơ các loại cho 1 ha trong 1 vụ, lượng phân bón cho rau và cây ăn quả thậm chí còn cao hơn, dẫn đến, một phần phân bón bị mất đi do rửa trôi (N, K) và hình thành khí nhà kính (N, phụ phẩm nông nghiệp), một phần bị cố định (P), làm giảm hiệu suất sử dụng phân bón. Trên nhiều loại đất, ngay cả đất bạc màu, hàm lượng P2O5 tổng số trong đất hiện nay có thể lên đến > 0,2%. Hậu quả, môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng: tăng sự phát thải khí nhà kính (CH4, NOx), hàm lượng kim loại nặng tăng lên, đất bị chua hóa, nguồn nước bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để trừ sâu hại, dịch bệnh có xu hướng gia tăng cả về số lượng và chủng loại. Các hóa chất BVTV đã được sử dụng tràn lan và không thể kiểm soát đã và đang gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đất, nước, không khí, sức khỏe con người. Mặc dù, hóa chất BVTV có tác dụng tiêu diệt các sinh vật gây hại cho cây trồng, bảo vệ sản xuất nhưng chúng lại gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như phá vỡ quần thể sinh vật trên đồng ruộng, tiêu diệt vi sinh vật có ích (thiên địch), phần tồn dư của thuốc BVTV trên các sản phẩm nông nghiệp, rơi xuống nước bề mặt, ngấm vào đất sẽ gây tích lũy một lượng nhất định trong môi trường đất, nước. Do vậy, nhiệm vụ “Đánh giá ảnh hưởng của dư lượng phân bón, thuốc BVTV đến môi trường đất, nước và trong các sản phẩm nông sản vùng sản xuất nông nghiệp thâm canh” là rất cần thiết
- Xác định được mức độ lượng phân bón, thuốc BVTV tồn dư trong môi trường đất, nước và trong các sản nông sản
- Đề xuất biện pháp giảm thiểu sự tồn dư của phân bón, thuốc BVTV trong môi trường đất, nước, tạo điều kiện sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững
- Báo cáo phân tích, đánh giá hiện trạng lượng phân bón, thuốc BVTV tồn dư trong môi trường đất, nước và trong các sản nông sản
- Các biện pháp giảm thiểu sự tồn dư của phân bón, thuốc BVTV trong môi trường đất, nước, tạo điều kiện sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững
- 03 mô hình áp dụng biện pháp giảm thiểu
Giao trực tiếp Viện Bảo vệ thực vật
 
2018-2019
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi