Quyết định 112/TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư Dự án khả thi thoát nước Hà Nội giai đoạn I (1995-2000)

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 112/TTg

Quyết định 112/TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư Dự án khả thi thoát nước Hà Nội giai đoạn I (1995-2000)
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:112/TTgNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Trần Đức Lương
Ngày ban hành:15/02/1996Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 112/TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 112/TTG NGÀY 15 THÁNG 02 NĂM 1996 PHÊ DUYỆT ĐẦU TƯ DỰ ÁN KHẢ THI THOÁT NƯỚC HÀ NỘI GIAI ĐOẠN I (1995 - 2000)

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

- Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

- Căn cứ Nghị định số 177/CP ngày 20 tháng 10 năm 1994 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ Quản lý đầu tư và xây dựng;

- Xét tờ trình số 62/TT-UB ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định (công văn số 205 - BKH/VPTĐ ngày 16 tháng 1 năm 1996),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1- Phê duyệt đầu tư Dự án khả thi thoát nước Hà Nội giai đoạn I (1995 - 2000) với những nội dung chủ yếu sau:

1/ Tên dự án: Dự án khả thi thoát nước Hà Nội giai đoạn I (1995 - 2000).

2/ Địa điểm: Tại các quận Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Đống Đa và một phần của các quận Tây Hồ, huyện Thanh Trì và huyện Từ Liêm thuộc lưu vực sông Tô Lịch (tổng diện tích là 77,5 km2 ), với qui mô sử dụng đất khoảng 350 ha trên địa bàn thực hiện Dự án (trong đó đã được giao 81,6 ha theo Quyết định số 175/TTg ngày 18 tháng 12 năm 1992 của Thủ tướng Chính phủ).

3/ Mục tiêu của dự án:

- Giải quyết tình trạng ngập úng do nước mưa với điều kiện chu kỳ bảo vệ hai năm ứng với lượng mưa 172 mm/2 ngày. Ưu tiên tập trung giải quyết một số khu vực bị úng ngập thường xuyên trong nội thành như: Thiền Quang - Trần Quốc Toản, Tân Mai - Tương Mai, Quốc lộ 6 (từ Ngã tư Sở đến Thanh Xuân), Phùng Hưng - Đường Thành - Cửa Đông...

- Thử nghiệm biện pháp xử lý nước thải ở khu vực Kim Liên, Trúc Bạch để thực hiện Dự án xử lý nước thải toàn vùng trong giai đoạn sau năm 2000 với biện pháp hiệu quả nhất phù hợp với điều kiện của thành phố.

Đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ, công nhân kỹ thuật và đổi mới tổ chức quản lý, để quản lý tốt hệ thống thoát nước Hà Nội.

4/ Các hạng mục công trình chủ yếu:

a) Xây dựng công trình đầu mối Yên Sở: Xây dựng hoàn chỉnh nhà trạm bơm công suất 90 m3/s; Giai đoạn I lắp đặt thiết bị công suất 45m3/s; xây dựng các công trình kỹ thuật và phụ trợ khác có liên quan, bảo đảm an toàn công trình và đê sông Hồng và đáp ứng yêu cầu vận hành trong mọi tình huống.

Mực nước hồ điều hoà Yên Sở và độ dốc thuỷ lực của hệ thống kênh, mương, phải bảo đảm tiêu thoát nước nhanh và đáp ứng mục tiêu thoát nước của Dự án, đồng thời lưu ý tiết kiệm sử dụng đất.

b) Cải tạo 4 sông: Tô Lịch, Lừ, Kim Ngưu, Sét và đoạn sông phân lũ Sét - Lừ với tổng chiều dài 34 km, bao gồm: nạo vét lòng sông theo mặt cắt thiết kế; kề bờ; hoàn thiện đường hai bên bờ kênh, mương, sông kết hợp với dự án giao thông đô thị.

c) Cải tạo và xây dựng mới cầu cống trên kênh, mương, sông, bảo đảm lưu lượng thoát nước theo thiết kế, kết hợp với Dự án giao thông đô thị.

d) Cải tạo 4 hồ: Giảng Võ, Đống Đa, Thanh Nhàn 1, Thanh Nhàn 2 và bảo tồn 2 hồ Thiền Quang và Thành Công.

e) Cải tạo và xây dựng tuyến cống ngầm có liên quan trực tiếp đến giải pháp thoát nước của giai đoạn I.

g) Cải tạo 7 cửa xả lũ và cửa điều tiết: Thanh Liệt, Nghĩa Đô trên sông Tô Lịch; Văn Điển, Hoà Bình trên sông Kim Ngưu; Cống trắng trên sông Lừ; Hồ Tây A và Hồ Tây B.

h) Xây dựng cơ sở vật chất (nhà xưởng sửa chữa, bảo dưỡng; kho tàng...) và trang bị các loại thiết bị kỹ thuật (bao gồm cả phụ tùng và nhiên liệu) để thực hiện vận hành Dự án và duy tu bảo dưỡng hệ thống thoát nước chung của thành phố.

i) Xây dựng và tiến hành thử nghiệm xử lý nước thải tại khu vực Kim Liên và khu vực Trúc Bạch.

k) Từng bước giải phóng mặt bằng theo phân kỳ đầu tư hợp lý. Thực hiện tái định cư theo quy định hiện hành.

5/ Vốn đầu tư:

Tổng mức đầu tư: khoảng 200 triệu USD (kể cả dự phòng và trượt giá), trong đó:

- Vốn vay 80% (nguồn vốn OECF).

- Vốn trong nước: 20%.

6/ Tiến độ thực hiện: 5 năm kể từ năm 1996.

7/ Chủ đầu tư là Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. Dự án được tổ chức thực hiện theo hình thức chủ nhiệm điều hành Dự án. Giao Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội quyết định bổ nhiệm Chủ nhiệm điều hành Dự án, thành lập Ban quản lý Dự án trực thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện nhiệm vụ của chủ đầu tư.

Giám đốc Ban quản lý Dự án đồng thời là Chủ nhiệm điều hành Dự án như quy định tại Nghị định số 177/CP của Chính phủ.

Điều 2- Tổ chức thực hiện.

1- Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội có trách nhiệm:

a) Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan đàm phán với OECF để chọn tư vấn xây dựng thích hợp đối với thiết kế, giám sát cụm công trình đầu mối Yên Sở và các công trình quan trọng khác.

b) Quản lý và thực hiện quy hoạch cao độ san nền để bảo đảm yêu cầu thoát nước của dự án. Quy hoạch địa điểm và có biện pháp đắp và chứa đất, bùn trong quá trình thực hiện Dự án. Khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm quỹ đất, mặt nước theo đúng luật đất đai. Chỉ đạo chặt chẽ công tác giải phóng mặt bằng và thực hiện tái định cư.

c) Chỉ đạo Ban quản lý Dự án thực hiện đúng Điều lệ Quản lý đầu tư và xây dựng về lập thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán và dự toán để thực hiện Dự án. Lưu ý các ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số 205/BKH-VPTĐ ngày 16/1/1996. Tổ chức đấu thầu quốc tế phần mua sắm thiết bị và xây lắp trạm bơm Yên Sở; đấu thầu trong nước các công trình đào đắp đất, cải tạo sông, mương, hồ, cầu, cống.

d) Nghiên cứu xây dựng mới hoặc hoàn chỉnh các văn bản pháp qui về quản lý, bảo vệ hệ thống thoát nước nói chung của thành phố trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt để ban hành và thực hiện.

e) Phối hợp chặt chẽ với các dự án khác có liên quan đến Dự án thoát nước trên địa bàn thành phố.

2/ Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì và phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và các ngành có liên quan đàm phán vay vốn tiếp của OECF đủ cho giai đoạn I (1995 - 2000). Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để huy động nguồn vốn trong nước bảo đảm tương ứng với nguồn vốn vay theo tỷ lệ đã quy định ở mục 5 Điều 1 của Quyết định này.

3/ Giao Tổng cục Địa chính kiểm tra kế hoạch sử dụng đất trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc giao đất.

4/ Giao Bộ Xây dựng chủ trì thẩm định và phối hợp với các Bộ, ngành chức năng phê duyệt thiết kế kỹ thuật. Khi thẩm định cần lưu ý xem xét ảnh hưởng của hệ thống công trình đầu mối Yên Sở thuộc dự án này đối với đê sông Hồng.

5/ Giao Bộ Công nghiệp xác định cụ thể nguồn cấp năng lượng để bảo đảm yêu cầu vận hành trạm bơm trước mắt và lâu dài.

Điều 3- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi