Nghị quyết 27/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Nghị quyết 27/NQ-CP
Cơ quan ban hành: | Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 27/NQ-CP | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Nghị quyết | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 12/06/2009 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài nguyên-Môi trường |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Nghị quyết 27/NQ-CP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
NGHỊ QUYẾT
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 27/NQ-CP
NGÀY 12 THÁNG 06 NĂM 2009
VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẤP BÁCH TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Ðể tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác quản
lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, tăng cường công tác đo đạc lập bản đồ
địa chính, hồ sơ địa chính, phấn đấu đến năm 2010 cơ bản hoàn thành việc cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với tất cả các loại đất trên phạm vi toàn
quốc; xác định rõ đất trồng lúa nước để bảo vệ nghiêm ngặt, bảo đảm an ninh
lương thực quốc gia; ngăn chặn, xử lý kịp thời các cơ sở gây ô nhiễm môi
trường; kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả
nước thải vào nguồn nước; nghiên cứu dự báo và chủ động có giải pháp ứng phó
hiệu quả với biến đổi khí hậu; giảm sản lượng khai thác một số loại tài nguyên,
khoáng sản và hạn chế xuất khẩu tài nguyên, khoáng sản dưới dạng nguyên liệu
thô; hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát huy tiềm năng, tăng nguồn thu từ
ngành tài nguyên và môi trường cho ngân sách nhà nước; phát triển kinh tế biển
gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường biển, bảo vệ chủ quyền trên các vùng biển
và hải đảo Việt Nam, Chính phủ quyết nghị:
I. GIẢI PHÁP, NHIỆM VỤ
A. Lĩnh vực đất đai, đo đạc và bản đồ
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên
quan và các địa phương tổ chức thực hiện Ðề án tạo quỹ đất của Nhà nước phục vụ
các mục tiêu công ích, chính sách xã hội, điều tiết thị trường đất đai và hỗ
trợ tái định cư sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải
hướng dẫn cụ thể việc giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư xây dựng công
trình giao thông và đất hành lang an toàn đường bộ
theo quy định của pháp luật.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tập trung chỉ đạo
đẩy mạnh việc đo đạc lập bản đồ địa chính gắn liền với việc lập hồ sơ địa
chính; việc đo đạc lập bản đồ địa chính phải thực hiện theo tiến độ và yêu cầu
của công tác đăng ký quyền sử dụng đất; bảo đảm hoàn thành cơ bản việc đăng ký
quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong năm 2010; xác
định rõ đất trồng lúa nước để bảo vệ nghiêm ngặt; tiến hành cắm mốc giới và
giao trách nhiệm quản lý đối với những khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt diện tích
đất chuyên trồng lúa nước.
B. Lĩnh vực bảo vệ môi trường
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các
quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở đang hoạt động,
đặc biệt tập trung đối với cơ sở hoạt động trong các đô thị, khu đông dân cư,
khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và khu vực thuộc
các lưu vực sông lớn; chỉ đạo, giải quyết triệt để các vấn đề môi trường nổi
cộm, bức xúc, các "điểm nóng" về môi trường;
b) Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra việc
xử lý ô nhiễm triệt để của các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo
Quyết định số 64/2003/QÐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ;
khẩn trương triển khai các biện pháp khắc phục những tồn tại, vướng mắc và nâng
cao hiệu quả thực hiện Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng; kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không hoàn thành
đúng tiến độ và vẫn đang tiếp tục gây ô nhiễm;
c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh tăng cường kiểm tra việc quản lý, sử dụng đúng mục đích, hiệu
quả nguồn chi sự nghiệp môi trường; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan thanh
tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường với lực lượng Cảnh sát môi trường trong
ngăn ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối
hợp với Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thống kê, lập kế hoạch và bố trí
kinh phí để xử lý, tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật quá hạn sử dụng, thuốc không
rõ nguồn gốc, thuốc không nằm trong danh mục được phép sử dụng, xử lý các địa
điểm bị ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu; hướng dẫn xây dựng các kho
lưu chứa thuốc bảo vệ thực vật quá hạn sử dụng, chấm dứt tình trạng phát sinh
các kho thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; hướng dẫn sử
dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, tiêu hủy gia súc, gia cầm bị dịch
bệnh; hướng dẫn quy hoạch các khu sản xuất tập trung tại các làng nghề nhằm
giảm thiểu ô nhiễm song song với việc bảo tồn nét đẹp văn hóa của các làng
nghề; rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách quản lý phù hợp nhằm ngăn
chặn việc nhập lậu, buôn bán trái phép thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục, không
được phép sử dụng ở Việt Nam.
3. Bộ Y tế chỉ đạo công tác phân loại tại nguồn,
thu gom và xử lý chất thải y tế tại các cơ sở y tế
trên cả nước theo quy định của pháp luật.
4. Bộ Công Thương chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra
việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường tại các cơ sở công nghiệp và
thương mại, thực hiện di dời và xử lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng, thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong
quá trình xây dựng các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền
quản lý; chỉ đạo phát triển ngành công nghiệp môi trường, hướng dẫn thực hiện
sản xuất sạch hơn, áp dụng công nghệ sạch và thân thiện môi trường đối với các
cơ sở ngành Công Thương, thay đổi mô hình sản xuất công nghiệp theo hướng bền vững,
định hướng đến một nền công nghiệp xanh.
5. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tài
nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, đề xuất tăng thẩm
quyền cho lực lượng Cảnh sát môi trường; nhanh chóng kiện toàn về tổ chức, bộ
máy, biên chế, chú trọng công tác đào tạo, bảo đảm kinh phí nhằm tăng cường
năng lực cho lực lượng Cảnh sát môi trường.
6. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài
nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung các quy định về việc quản lý kinh phí sự
nghiệp môi trường nhằm hỗ trợ và quản lý có hiệu quả hơn nguồn kinh phí chi cho
công tác bảo vệ môi trường; phải bảo đảm có sự thống nhất với Bộ Tài nguyên và
Môi trường, Bộ Kế hoạch và Ðầu tư trước khi trình Chính phủ kinh phí cho sự
nghiệp môi trường hàng năm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
7. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo việc bố trí
đủ cán bộ quản lý môi trường cấp huyện và cấp xã; chỉ đạo kiểm tra việc bố trí
ngân sách chi thường xuyên cho sự nghiệp môi trường; tổ chức công tác kiểm tra,
thanh tra, thẩm định theo quy định về thẩm định dự án, xác nhận việc thực hiện
quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền; đẩy
mạnh kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và
xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn.
C. Lĩnh vực khí tượng thủy văn và ứng phó với
biến đổi khí hậu
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp
với các Bộ, ngành có liên quan có trách nhiệm:
a) Kiện toàn cơ quan quản lý nhà nước về khí
tượng thủy văn và biến đổi khí hậu; đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về khí
tượng thủy văn nhằm quản lý và nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai;
b) Ðẩy nhanh hiện đại hóa công nghệ dự báo và
mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn phục vụ dự báo áp thấp nhiệt đới, bão,
lũ, nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai;
c) Tăng cường xây dựng và thực hiện các dự án
đầu tư theo cơ chế phát triển sạch;
d) Chuẩn bị tốt cho việc xây dựng Luật Khí tượng
thủy văn để Chính phủ trình Quốc hội; chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành và Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh khẩn trương tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
ứng phó với biến đổi khí hậu;
đ) Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền
nâng cao nhận thức của người dân về nguy cơ của biến đổi khí hậu và những biện
pháp thích ứng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu; nâng cao vai trò của Việt Nam trong
các hoạt động quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu.
2. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong
phạm vi trách nhiệm của mình chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt công tác phòng
chống thiên tai, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về ứng phó với
biến đổi khí hậu; tích cực, chủ động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
ứng phó với biến đổi khí hậu.
D. Lĩnh vực tài nguyên nước
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Rà soát, xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính
sách, pháp luật về tài nguyên nước theo hướng kinh tế
hóa, tài chính hóa ngành nước, đẩy mạnh phát triển dịch vụ ngành nước;
b) Ðôn đốc, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh tăng cường kiểm soát việc khai thác, sử dụng nước, xả nước thải gây ô
nhiễm nguồn nước; bảo đảm đến năm 2011 cơ bản hoàn thành việc cấp phép cho các
công trình khai thác, sử dụng nước cho thủy điện, sản xuất nông nghiệp và cấp
nước đô thị thuộc diện phải cấp phép; xử lý nghiêm các trường hợp xả nước thải
gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước;
c) Xác định danh mục các nguồn nước bị ô nhiễm,
cạn kiệt nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và hoạt động sản xuất
phát triển kinh tế - xã hội, đề xuất giải pháp xử lý, khôi phục trình Thủ tướng
Chính phủ trong năm 2009;
d) Khẩn trương xây dựng, hoàn thiện đề án kiểm
kê tài nguyên nước quốc gia, đề án quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn
nước các lưu vực sông, vùng kinh tế - xã hội, vùng kinh tế trọng điểm, trình
Thủ tướng Chính phủ;
đ) Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài
nguyên nước; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức
thực hiện Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công; xây dựng
cơ chế quản lý, khai thác, sử dụng nguồn nước biên giới; xây dựng kế hoạch hợp
tác với Trung Quốc trong việc chia sẻ nguồn nước trên lưu vực sông Hồng, sớm
trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có
trách nhiệm rà soát nhu cầu dùng nước, điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cây trồng,
vật nuôi phù hợp với diễn biến, tiềm năng nguồn nước, nhất là trong thời kỳ
khan hiếm nước ở những vùng thường xuyên thiếu nước.
3. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài
nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo việc xử lý các cơ sở
công nghiệp thuộc quyền quản lý của Bộ đang gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước;
chủ động nghiên cứu, áp dụng các công nghệ tiên tiến để xử lý nước thải, chất
thải công nghiệp, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước và môi trường.
4. Bộ Xây dựng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp
với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan chỉ đạo, rà soát lại các quy hoạch
cấp nước, thoát nước cho các thành phố lớn, các đô thị và khu dân cư tập trung;
hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng kết cấu hạ tầng cấp nước, thoát nước và xử lý
nước thải đô thị.
5. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài
nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành liên quan rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ
sung các quy định về thuế tài nguyên nước; nghiên cứu, đề xuất quy định về phí
khai thác, sử dụng nước, phí bảo vệ tài nguyên nước.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Ðiều tra, thống kê và kiểm soát chặt chẽ các
cơ sở xả thải gây ô nhiễm nguồn nước; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra,
xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm nguồn nước; lập danh mục các nguồn nước bị
ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt và đề xuất giải pháp xử lý, khôi phục. Các thành
phố lớn thực hiện kiểm soát đối với việc thải nước thải sinh hoạt và công
nghiệp vào các nguồn nước mặt, xây dựng các hệ thống xử lý nước thải cho các
khu dân cư tập trung để giảm tải và cải thiện chất lượng của hệ thống sông
ngòi, kênh rạch trên địa bàn;
b) Tổ chức việc điều tra, kiểm kê, đánh giá tài
nguyên nước, hiện trạng khai thác, sử dụng nước ở địa phương; đẩy mạnh công tác
quy hoạch tài nguyên nước, trước mắt là quy định mục tiêu chất lượng nước,
khoanh vùng các khu vực nguồn nước bị cạn kiệt, ô nhiễm, vùng mực nước dưới đất
bị hạ thấp quá mức; chấn chỉnh tình trạng khoan thăm dò, khai thác, sử dụng tài
nguyên nước không có giấy phép, gây ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước.
Ð. Lĩnh vực địa chất và khoáng sản
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp
với Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, Bộ Tài chính có giải pháp tăng cường
đầu tư để đánh giá, điều tra, phát hiện khoáng sản dưới sâu; công tác điều tra
cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản cần tiến mạnh ra biển trong thời gian
tới.
2. Bộ Công Thương có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi
trường, Bộ Xây dựng rà soát các dự án quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến
khoáng sản; hướng dẫn xây dựng lộ trình giảm sản lượng khai thác và hạn chế
xuất khẩu khoáng sản dưới dạng nguyên liệu thô đối với khoáng sản quan trọng
như than, dầu mỏ, khí đốt, kim loại báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý III
năm 2009;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi
trường, Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra, đánh giá tình hình
triển khai thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng
sản đã được phê duyệt, đề xuất nội dung điều chỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ
trong quý II năm 2010.
3. Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện rà soát các
chính sách, pháp luật về thuế, phí, lệ phí liên quan đến các hoạt động thăm dò,
khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên khoáng sản, phát hiện các bất cập và
đề xuất giải pháp khắc phục; trong quý IV năm 2009 báo cáo Thủ tướng Chính phủ
về sửa đổi chính sách thuế xuất khẩu khoáng sản nhằm khuyến khích sản xuất, kinh
doanh, chế biến khoáng sản trong nước, tăng nguồn thu ngân sách.
E. Lĩnh vực phát triển kinh tế biển, đảo
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Rà soát phân công nhiệm vụ điều tra cơ bản
giữa các Bộ, ngành và các địa phương ven biển; hướng dẫn và tổ chức thực hiện
quy hoạch tổng thể, phân vùng biển làm cơ sở cho việc tổ chức khai thác, sử
dụng và bảo vệ tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội biển và hải đảo Việt
Nam; nâng cao năng lực quản lý và trách nhiệm của chính quyền các địa phương trong
nhiệm vụ quản lý vùng ven biển;
b) Hoàn thiện cơ chế quản lý, khai thác dữ liệu
về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trường biển; nhanh chóng xây
dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên - môi trường biển Việt Nam, bảo đảm tính hệ
thống, đồng bộ, hiện đại, có độ tin cậy cao phục vụ cho việc xây dựng các định
hướng, chủ trương về phát triển kinh tế biển "tiến mạnh ra biển và làm chủ
vùng biển";
c) Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực và cơ sở
vật chất kỹ thuật phục vụ nhiệm vụ điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi
trường biển;
d) Ðẩy nhanh tiến độ xây dựng Dự án Luật Bảo vệ
tài nguyên và môi trường biển trình Chính phủ cho ý kiến;
đ) Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các
Bộ, ngành có liên quan tổ chức việc đo đạc, thành lập bản đồ, tài liệu phục vụ
việc đàm phán, hoạch định và phân giới đường biên giới các vùng biển Việt Nam.
2. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên
và Môi trường, Bộ Ngoại giao và các tỉnh có biển phân định ranh giới quản lý
biển, trình Chính phủ trong năm 2010.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường theo dõi, kiểm
tra việc thực hiện Nghị quyết này, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những
khó khăn, vướng mắc; định kỳ 6 tháng báo cáo Chính phủ kết quả thực hiện.
2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,
Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn
Tấn Dũng