Chỉ thị 13/CT-TTg 2024 tăng cường công tác quản lý tín chỉ các-bon

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
VB Song ngữ

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Chỉ thị 13/CT-TTg

Chỉ thị 13/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý tín chỉ các-bon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:13/CT-TTgNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Chỉ thịNgười ký:Phạm Minh Chính
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
02/05/2024
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Chỉ thị 13/CT-TTg

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Chỉ thị 13/CT-TTg PDF PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) 13_CT-TTg DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
__________

Số: 13/CT-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

Nội, ngày 02 tháng 5 năm 2024

 

 

CHỈ THỊ

Về tăng cưng công tác quản lý tín chỉ các-bon

nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định

______________________

 

Thực hiện cam kết về giảm phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đi khí hậu (COP26), Việt Nam đã cập nhật Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), cụ thể hóa các cam kết quốc tế về giảm phát thải. Triển khai thực hiện NDC là trách nhiệm của các quốc gia để thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, trong đó có mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, sử dụng đất và lâm nghiệp, quản lý chất thải, các quá trình công nghiệp. Đ bảo đảm thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính đến năm 2030 theo NDC và đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính của các lĩnh vực; phát triển thị trường các-bon và các cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết.

Phát triển thị trường các-bon và các cơ chế quản lý, trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon là giải pháp quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính với chi phí hợp lý, thúc đẩy phát triển, ứng dụng công nghệ phát thải thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và thu nhập của người dân tham gia các dự án giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ và phát triển rừng. Tại Việt Nam, từ giữa những năm 2000 đến nay đã có nhiều doanh nghiệp triển khai thực hiện các chương trình, dự án tạo tín chỉ các-bon và trao đổi tín chỉ các- bon ra thế giới trên thị trường tự nguyện, đặc biệt là tín chỉ các-bon từ các chương trình, dự án theo Cơ chế phát triển sạch (CDM). Tuy nhiên, trong thời gian qua, có nhiều thông tin, dư luận xã hội chưa thực sự đầy đủ, toàn diện, chính xác về thị trường các-bon và các cơ chế quản lý tín chỉ các-bon, đặc biệt là hoạt động tạo tín chỉ, quản lý tín chỉ các-bon từ rừng và một số lĩnh vực khác. Nhiều t chức, doanh nghiệp, ngưi dân hiểu chưa đúng đắn về thị trường các-bon và phương thức tạo tín chỉ các-bon đ có thể giao dịch trên thị trường.

Quản lý tín chỉ các-bon bao gồm việc xây dựng và tổ chức triển khai các quy định về cơ chế quản lý việc tạo tín chỉ và trao đổi, mua bán tín chỉ các-bon theo hình thức tự nguyện hoặc bù trừ cho hạn ngạch phát thải khí nhà kính; là cơ sở cho phát triển thị trường các-bon trong nước và tham gia thị trường thế giới.

Việc trao đổi, mua bán tín chỉ các-bon và kết quả giảm phát thải khí nhà kính cần bảo đảm thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính quốc gia, hài hòa giữa lợi ích của nhà nước và người dân, doanh nghiệp và các đối tác tham gia.

Để tăng cường công tác quản lý tín chỉ các-bon nhằm thúc đẩy phát triển thị trường các-bon, đảm bảo thực hiện NDC, hài hòa lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp, người dân và các đối tác tham gia, đồng thời cung cấp thông tin một cách chính xác, đầy đủ về thị trường các-bon và phương thức tạo tín chỉ các-bon đ có thể giao dịch trên thị trường, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Các Bộ: Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường:

a) Khẩn trương ban hành kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực theo quy định tại Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ (Phụ lục IV) và tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo đạt mục tiêu cam kết theo NDC, hoàn thành trong Quý III năm 2024;

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho cấp có thẩm quyền quyết định việc tổ chức đàm phán, ký kết, triển khai thỏa thuận hoặc hợp đồng với các đối tác quốc tế về chuyển nhượng tín chỉ các-bon, kết quả giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý, bảo đảm việc thực hiện mục tiêu giảm phát thải theo NDC; đánh giá mức độ sẵn sàng tham gia thị trường các-bon của một số lĩnh vực;

c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tấn, báo chí thực hiện tuyên truyền sâu rộng về các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, thực hiện NDC, phương thức tạo tín chỉ các-bon, tham gia thị trường các-bon tự nguyện, tổ chức và phát triển thị trường các-bon tuân thủ.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường:

a) Khẩn trương nghiên cứu thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ các-bon, quản lý các chương trình, dự án, hoạt động giảm phát thải khí nhà kính và tạo tín chỉ các-bon phục vụ triển khai thí điểm và phát triển thị trường các- bon trong nước, trao đổi với quốc tế;

b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP, trong đó có các quy định về quản lý tín chỉ các-bon, hoạt động trao đổi tín chỉ các-bon trong nước và ra nước ngoài, trình Chính phủ trước ngày 30 tháng 7 năm 2024.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan liên quan và địa phương có rừng khẩn trương xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng và đánh giá tiềm năng giảm phát thải và hấp thụ các-bon từ rừng cấp quốc gia, vùng, địa phương đến năm 2030 và có tính đến năm 2050;

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan liên quan và các địa phương có rừng xác định tiềm năng giảm phát thải và hấp thụ các-bon từ rừng đóng góp cho việc thực hiện mục tiêu NDC để làm cơ sở cho các hoạt động trao đổi tín chỉ các-bon rừng với các đối tác quốc tế; hoàn thành trước ngày 31 tháng 10 năm 2024; xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về tín chỉ các- bon rừng và quy định chi tiết đo đạc, báo cáo, thm định lượng hấp thụ các-bon rừng; xây dựng chính sách thí điểm và cơ chế chi trả tín chỉ các-bon dựa vào kết quả cho khu vực chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp.

4. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát cơ sở pháp lý, tình hình thực tiễn trong nước và kinh nghiệm quốc tế về hoạt động quản lý, mua bán, trao đổi chứng chỉ năng lượng tái tạo (REC) gắn với việc thực hiện mục tiêu giảm phát thải quốc gia, đề xuất quy định quản lý (nếu có) và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30 tháng 9 năm 2024.

5. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện Đ án phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo mục tiêu tổ chức, vận hành thí điểm và chính thức đã đề ra; nghiên cứu đánh giá kinh nghiệm của các nước trong khu vực và quốc tế trong quá trình xây dựng, quản lý, vận hành, phát triển thị trưng các-bon.

6. Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các Bộ liên quan chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí, các đài phát thanh, truyền hình ở trung ương và địa phương xây dựng và thực hiện các chương trình truyền thông về thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính quốc gia, Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), phương thức tạo tín chỉ các-bon, tham gia thị trường các-bon tự nguyện, tổ chức và phát triển thị trường các-bon tuân thủ.

7. Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương:

a) Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính quốc gia theo NDC; rà soát, đánh giá hiện trạng các hoạt động, biện pháp giảm phát thải khí nhà kính trên địa bàn để đánh giá tiềm năng tạo tín chỉ các-bon, trao đổi tín chỉ các-bon;

b) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành liên quan rà soát, yêu cầu các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù tr tín chỉ các-bon trên địa bàn thực hiện trách nhiệm cung cấp thông tin về chương trình, dự án, số lượng tín chỉ các-bon được tạo ra và trao đổi gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp theo quy định;

c) Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan triển khai các chương trình truyền thông về trách nhiệm thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính quốc gia theo NDC, phương thức tạo tín chỉ các-bon, tham gia thị trường các-bon tự nguyện, tổ chức và phát triển thị trường các-bon tuân thủ.

8. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương tổ chức triển khai và chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện nghiêm Chỉ thị này.

Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

 

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan trung ương của các đoàn th;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, Công báo;

- Lưu: VT, NN (2).

THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

 

Phạm Minh Chính

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 1095/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc đính chính Quyết định 456/QĐ-BTNMT ngày 27/02/2024 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc điều chỉnh danh sách thành viên Hội đồng thẩm định phục vụ thực hiện liên thông giải quyết thủ tục thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; hồ sơ cấp giấy phép nhận chìm ở biển và đề nghị giao khu vực biển để nhận chìm của Dự án “Đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp luồng Quy Nhơn cho tàu 50.000 DWT”

Quyết định 1095/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc đính chính Quyết định 456/QĐ-BTNMT ngày 27/02/2024 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc điều chỉnh danh sách thành viên Hội đồng thẩm định phục vụ thực hiện liên thông giải quyết thủ tục thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; hồ sơ cấp giấy phép nhận chìm ở biển và đề nghị giao khu vực biển để nhận chìm của Dự án “Đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp luồng Quy Nhơn cho tàu 50.000 DWT”

Tài nguyên-Môi trường

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi