Chỉ thị 04/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai năm 2001
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Chỉ thị 04/2001/CT-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 04/2001/CT-TTg | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Nguyễn Công Tạn |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 14/03/2001 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài nguyên-Môi trường |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Chỉ thị 04/2001/CT-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CHỈ THỊ
CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 04 /2001/CT- TTG
NGÀY 14 THÁNG 3 NĂM 2001 VỀ CÔNG TÁC PHÒNG,
CHỐNG LỤT, BàO, GIẢM NHẸ THIÊN TAI NĂM 2001
Những năm gần đây, ở
nước ta thiên tai liên tiếp xảy ra, lũ, bão với cường độ mạnh đã gây thiệt hại
nghiêm trọng về người và tài sản. Tình hình thời tiết, khí hậu đang có những
biến đổi bất thường và diễn biến phức tạp, khó lường.
Để chủ động phòng,
chống và đối phó với mọi tình huống bất lợi khi xảy ra động đất, lũ, bão, hạn
chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, Thủ tướng Chính phủ chỉ
thị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương thực hiện tốt những việc sau đây:
1. Tổ chức tổng kết đánh
giá, rút kinh nghiệm công tác phòng, chống lụt, bão năm 2000, xác định rõ những
việc đã làm được và chưa làm được để xây dựng kế hoạch và phương án phòng,
chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai năm 2001 thật chi tiết, cụ thể, đảm bảo
thống nhất và đồng bộ từ tỉnh xuống đến
huyện, xã, nhất là đối với các vùng trọng điểm, xung yếu; có kế hoạch
phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, địa phương nhằm đối phó kịp thời, có hiệu quả với các tình huống
bất lợi nhất khi thiên tai xảy ra.
2. Kiện toàn tổ chức Ban
chỉ huy phòng, chống lụt, bão các cấp, các ngành; tổ chức tập huấn, diễn tập
các phương án phòng, chống lụt, bão, thiên tai; đối với những địa phương thường
xuyên xảy ra lũ, bão thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp trực tiếp làm Trưởng
ban.
3. Củng cố mạng lưới thông
tin liên lạc, hệ thống cảnh báo, dự báo đảm bảo thông tin thông suốt trong mọi
tình huống; thực hiện nghiêm túc chế độ trực ban trong mùa lũ, bão.
4. Uỷ ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
- Các tỉnh thuộc đồng
bằng, trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ khẩn trương hoàn thành kế hoạch tu bổ đê
điều trước mùa mưa lũ; xây dựng phương án, chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật
tư dự phòng để sẵn sàng đối phó với lũ lớn, lũ đặc biệt lớn. Xây dựng kế hoạch,
phương án di dời, bảo vệ dân trong vùng bãi sông, vùng đê bối. Các tỉnh có vùng
phân lũ, chậm lũ chủ động lập phương án sơ tán người, tài sản, đảm bảo hạn chế
thiệt hại đến mức thấp nhất khi phải thực hiện phân lũ, chậm lũ.
- Các tỉnh ven biển Trung
Bộ xây dựng kế hoạch đối phó với tình huống bất lợi nhất khi có lũ, bão và
triều cường cùng xảy ra; có biện pháp chủ động phòng, tránh để giảm nhẹ thiệt
hại, tạo cuộc sống thích nghi trong điều
kiện thiên tai thường xảy ra.
- Các tỉnh đồng bằng sông
Cửu Long tổng kết kinh nghiệm đối phó với trận lũ lụt năm 2000 để xây dựng
phương án và biện pháp đối phó khi xảy ra lũ lớn, có kế hoạch thực hiện sản
xuất, bảo vệ công trình và đảm bảo các hoạt động bình thường cho các vùng đô thị
và vùng đông dân cư. Đối với vùng ngập sâu, chính quyền địa phương phải có
phương án sơ tán dân, tổ chức kiểm tra việc chuẩn bị xuồng, đảm bảo mỗi hộ có
01 xuồng làm phương tiện tránh lũ và ngư lưới cụ để đánh bắt thuỷ sản phục vụ
đời sống khi bị ngập sâu và kéo dài nhiều ngày.
- Các tỉnh có hồ chứa nước phải thường xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời những hư hỏng để sửa chữa trước mùa lũ, bão; có phương án đảm bảo an toàn cho công trình và dân cư ở vùng hạ lưu.
- Các tỉnh thuộc miền núi,
trung du thường xảy ra lũ quét, động đất,
Uỷ ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo các ngành chuyên môn thực hiện tốt công
tác dự báo, cảnh báo các vùng nguy hiểm để có phương án chủ động di dời người
và tài sản đến nơi an toàn.
- Các địa phương cần đảm
bảo dự trữ các mặt hàng thiết yếu nhất là lương thực, chất đốt, thuốc men từ
gia đình đến các cấp thôn, xã và huyện;
tổ chức tập huấn, diễn tập cho các lực lượng trực tiếp làm công tác
phòng, chống lụt, bão; cứu nạn khi có thiên tai xảy ra; chủ động huy động mọi
nguồn lực trên địa bàn theo phương châm "4 tại chỗ" để đối phó và khắc phục hậu
quả. Vùng thường xuyên bị ngập lụt, chủ động triển khai xây dựng nhà ở có kết
cấu phù hợp cho việc tránh lũ.
5. Các Bộ, ngành Trung
ương có trách nhiệm:
- Ban Chỉ đạo phòng, chống
lụt, bão Trung ương xây dựng phương án đối phó với các tình huống khẩn cấp về
lũ, bão và thiên tai cho từng vùng; tham mưu giúp Chính phủ và Thủ tướng Chính
phủ việc điều hành, xử lý kịp thời, có hiệu quả trong việc đối phó với thiên
tai; kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành, các địa phương thực hiện công tác phòng,
chống lụt, bão năm 2001.
- Uỷ ban Quốc gia tìm kiếm
cứu nạn chuẩn bị lực lượng, phương tiện; xây dựng phương án phối hợp với các
Bộ, ngành có liên quan và các địa phương triển khai công tác tìm kiếm,
cứu nạn kịp thời khi có thiên tai xảy ra.
- Tổng cục Khí tượng Thuỷ
văn tăng cường năng lực để nâng cao chất lượng dự báo, đặc biệt là việc dự báo
sớm các khả năng xuất hiện và diễn biến của các tình huống phức tạp để phục vụ
cho công tác chỉ đạo; cung cấp kịp thời các số liệu về dòng chảy, về mưa, lũ,
bão, động đất và nước biển dâng cho Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung
ương và các Bộ, ngành, địa phương liên
quan để đối phó kịp thời với mọi diễn biến của thiên tai.
- Bộ Quốc phòng xây dựng
phương án, bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng tham gia công tác hộ đê, hộ
đập; ứng cứu và xử lý các tình huống khẩn cấp về lũ, bão, động đất.
- Bộ Công an đảm bảo an
ninh, trật tự an toàn xã hội khi có thiên tai xảy ra, phối hợp với lực lượng
quân đội, với các ngành và địa phương tham gia cứu hộ, cứu nạn.
- Tổng cục Bưu điện đảm
bảo thông tin liên lạc thông suốt trong mọi tình huống từ Trung ương đến địa
phương các cấp, các Bộ, ngành, nhất là đối với các vùng phân lũ, chậm lũ, vùng
thường xuyên bị lũ, bão, động đất, vùng bị ngập lụt sâu và kéo dài.
- Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn chỉ đạo các địa phương hoàn thành kế hoạch tu bổ đê điều, hồ đập và các công trình thuỷ lợi trước
mùa lũ, bão; có phương án bảo vệ an
toàn cho các hồ đập do Bộ quản lý; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong việc bảo vệ sản xuất có
hiệu quả.
- Bộ Thuỷ sản chủ động
phối hợp với Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển và các Bộ, ngành liên
quan tăng cường công tác kiểm tra và tổ chức thực hiện việc đảm bảo an toàn cho
người và phương tiện nghề cá khi hoạt động trên sông, trên biển, các tầu đánh
cá phải có phương tiện cứu sinh, hệ thống liên lạc vô tuyến; các tỉnh phải
chuẩn bị nơi trú đậu cho tầu, thuyền tránh bão .
- Bộ Giao thông vận tải có
kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện ứng cứu và thay thế
khi cầu, đường có sự cố hư hỏng để đảm bảo thông suốt cho tuyến giao thông
chính Bắc-Nam và các tuyến đường lên miền núi, Tây Nguyên, tuyến liên vận Quốc
tế; chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện để tham gia xử lý khi xảy ra động
đất, các sự cố lớn của đê điều, hồ đập.
- Bộ Công nghiệp, Tổng
công ty Điện lực Việt Nam có kế hoạch điều tiết phù hợp để hồ Hoà Bình, hồ Thác
Bà và các hồ thuỷ điện sẵn sàng tham gia cắt lũ; thường xuyên kiểm tra đánh giá
chất lượng và sửa chữa kịp thời các hư hỏng của các công trình đầu mối, có biện
pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các hồ chứa do ngành quản lý; chỉ đạo công
tác đảm bảo an toàn các khu vực hầm lò đang khai thác khoáng sản.
- Bộ Thương mại phối hợp với Uỷ ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trước mùa lũ, bão có kế hoạch chuẩn
bị các mặt hàng thiết yếu cung ứng cho nhân dân các vùng sâu, vùng xa, vùng
thường xuyên bị ngập sâu và kéo dài; cùng với chính quyền địa phương các cấp
thực hiện tốt việc dự phòng tại chỗ, từ tháng 7 đến tháng 11 ở mỗi hộ gia đình,
mỗi thôn, xã và mỗi huyện phải có lượng dự trữ lương thực, thực phẩm và
các nhu yếu phẩm cần thiết đủ sử dụng cho thời gian tối thiểu là 2 tuần lễ.
- Bộ Văn hoá - Thông tin, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam; các cơ quan thông tin, báo chí ở Trung ương và địa phương tăng cường công tác truyền tin, thông báo chính xác, kịp thời các thông tin dự báo, cảnh báo về thời tiết, lũ, bão, động đất, nước biển dâng, các chủ trương, mệnh lệnh, chỉ thị về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân những kiến thức cơ bản về phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra.
- Các Bộ, ngành khác ở Trung ương ngoài nhiệm vụ làm tốt công tác phòng, chống lụt, bão bảo vệ các cơ sở của ngành còn phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư để tham gia phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão, thiên tai theo sự điều động của Thủ tướng Chính phủ và Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.