Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 457/2003/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 457/2003/QĐ-NHNN
Cơ quan ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 457/2003/QĐ-NHNN | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Vũ Thị Liên |
Ngày ban hành: | 12/05/2003 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Ngày 12/05/2003, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam đã ban hành Quyết định số 457/2003/QĐ-NHNN, về việc ban hành quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng. Theo Quyết định này, Ngân hàng chủ trì căn cứ tình hình và nhu cầu thực tế trên địa bàn để quy định thời gian giao dịch của các phiên thanh toán bù trừ điện tử và số phiên thanh toán bù trừ điện tử trong ngày cho phù hợp sau khi đã thống nhất với các Ngân hàng thành viên trên địa bàn. Nhưng vẫn phải bảo đảm thanh toán dứt điểm trong ngày giao dịch và số liệu giữa các Ngân hàng thành viên phải khớp đúng với Ngân hàng chủ trì. Đối với những khoản chuyển tiền thanh toán bù trừ điện tử để chuyển tiền đi các Ngân hàng khác địa bàn tỉnh, thành phố thì các Ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ điện tử phải gửi các Lệnh thanh toán tới Ngân hàng chủ trì trước thời điểm khống chế nhận Lệnh thanh toán áp dụng trong chuyển tiền điện tử của Ngân hàng Nhà nước. Các Lệnh thanh toán đến sau thời điểm này sẽ không được chấp nhận để xả lý bù trừ trong ngày. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đang Công báo.
Xem chi tiết Quyết định 457/2003/QĐ-NHNN tại đây
tải Quyết định 457/2003/QĐ-NHNN
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 457/2003/QĐ-NHNN
NGÀY 12 THÁNG 5 NĂM 2003 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH
KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ THANH TOÁN BÙ TRỪ ĐIỆN TỬ
LIÊN NGÂN HÀNG
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
- Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997 và Luật các Tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997;
- Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Căn cứ Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20/9/2001 của Chính phủ về hoạt động thanh toán qua các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;
- Căn cứ Quyết định số 44/2002/QĐ-TTg ngày 21/03/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng chứng từ điện tử làm chứng từ kế toán để hạch toán và thanh toán vốn của các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;
- Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính.
QUYẾT ĐỊNH
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
Việc thanh toán bù trừ điện tử giữa các Ngân hàng được thực hiện theo quy trình: Lệnh thanh toán và Bảng kê các Lệnh thanh toán chuyển đi Ngân hàng chủ trì từ Ngân hàng thành viên gửi Lệnh sẽ phải qua Ngân hàng chủ trì thanh toán bù trừ điện tử để kiểm soát, xử lý bù trừ, xác định kết quả thanh toán bù trừ của từng Ngân hàng thành viên và hạch toán kết quả thanh toán bù trừ điện tử trước khi gửi tiền đi Ngân hàng thành viên nhận lệnh.
- Nhận, kiểm tra các Lệnh thanh toán và Bảng kê các Lệnh thanh toán chuyển đi Ngân hàng chủ trì từ các Ngân hàng thành viên gửi lệnh.
- Lập và gửi “Bảng kết quả thanh toán bù trừ điện tử” cùng các Lệnh thanh toán đã được xử lý bù trừ tới các Ngân hàng thành viên.
- Lập và gửi “Bảng tổng hợp thanh toán bù trừ điện tử trong ngày” để thanh toán và đối chiếu doanh số thanh toán bù trừ điện tử trong ngày với các Ngân hàng thành viên.
- Quyết toán và hạch toán kết quả thanh toán bù trừ phát sinh giữa các Ngân hàng thành viên trong ngày giao dịch.
- Lập và gửi “Lệnh thanh toán”, “Bảng kê các lệnh thanh toán chuyển đi Ngân hàng chủ trì” cũng như nhận các Lệnh thanh toán và Kết quả thanh toán bù trừ điện tử do Ngân hàng chủ trì gửi đến để hạch toán kịp thời các Lệnh thanh toán và Kết quả thanh toán bù trừ điện tử.
- Lập và gửi “Điện xác nhận kết quả thanh toán bù trừ” của từng phiên thanh toán bù trừ cũng như cuối ngày đúng thời gian quy định để phục vụ cho công tác đối chiếu và Quyết toán thanh toán bù trừ điện tử trong ngày giao dịch.
Trong thời gian xử lý bù trừ của phiên thanh toán bù trừ cũng như khi quyết toán thanh toán bù trừ trong ngày, Ngân hàng chủ trì sẽ khoá số dư tài khoản tiền gửi của các Ngân hàng thành viên để đảm bảo khả năng chi trả của các Ngân hàng thành viên được chính xác.
a/ Nếu tại thời điểm thực hiện phiên thanh toán bù trừ điện tử mà tại một Ngân hàng thành viên không đủ khả năng chi trả thanh toán cho các khoản phải trả khi xử lý kết quả thanh toán bù trừ thì Ngân hàng chủ trì xử lý như sau:
- Theo nguyên tắc chỉ thanh toán trong phạm vi khả năng chi trả thực tế, Ngân hàng chủ trì sẽ không xử lý bù trừ (loại bỏ) một số Lệnh thanh toán (loại bỏ các Lệnh thanh toán theo trật tự ưu tiên từ thấp đến cao theo quy định tại Điều 7 của Quy trình này).
- Các Lệnh thanh toán không được xử lý bù trừ trong phiên thanh toán bù trừ điện tử đó sẽ được Ngân hàng chủ trì lưu lại để xử lý bù trừ vào phiên thanh toán bù trừ điện tử kế tiếp trong ngày giao dịch (nếu có), đồng thời thông báo các Lệnh thanh toán chưa được xử lý bù trừ cho Ngân hàng thành viên bị thiếu khả năng chi trả biết.
b/ Nếu đến thời điểm quyết toán thanh toán bù trừ điện tử trong ngày mà Ngân hàng thành viên đó vẫn không đủ khả năng chi trả để thanh toán cho các Lệnh thanh toán chưa được xử lý bù trừ thì Ngân hàng chủ trì sẽ tiến hành huỷ bỏ các Lệnh thanh toán này. Ngoài ra, Ngân hàng chủ trì sẽ tiến hành xử lý theo khoản 3 Điều 12 của Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1557/2001/QĐ-NHNN ngày 14/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi tắt là Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng).
Các Ngân hàng thành viên tự quy định về trật tự ưu tiên xử lý lệnh thanh toán của các Lệnh thanh toán gửi đi thanh toán bù trừ điện tử. Trường hợp các Ngân hàng thành viên không quy định về trật tự ưu tiên của các Lệnh thanh toán gửi đi thanh toán bù trừ điện tử thì trật tự ưu tiên xử lý của các Lệnh thanh toán sẽ được sắp xếp theo trật tự thời gian lập Lệnh thanh toán: Lệnh thanh toán nào được lập trước sẽ được ưu tiên thanh toán trước, còn Lệnh thanh toán nào lập sau sẽ được thanh toán sau.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
- Đơn xin tham gia thanh toán bù trừ điện tử (theo mẫu phụ lục số 13).
- Giấy cam kết thực hiện các quy định có liên quan khi trở thành Ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng.
- Mỗi cán bộ của Ngân hàng thành viên được giới thiệu tham gia vào quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng, tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi cán bộ sẽ được Ngân hàng chủ trì quy định chữ ký điện tử và mã khoá bảo mật (theo quy định tại Điều 9 Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng).
BÙ TRỪ ĐIỆN TỬ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THÀNH VIÊN VÀ NGÂN HÀNG CHỦ TRÌ THANH TOÁN BÙ TRỪ ĐIỆN TỬ:
Khi nhận được chứng từ thanh toán của khách hàng, kế toán viên giao dịch phải có trách nhiệm kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ. Riêng đối với chứng từ điện tử (khi chưa có các quy định về lưu trữ chứng từ điện tử) thì Ngân hàng thành viên phải in (chuyển hoá) chứng từ điện tử ra giấy, ký tên, đóng dấu theo đúng quy định để phục vụ cho việc kiểm soát, bảo quản và lưu trữ chứng từ.
- Đối với Lệnh chuyển Có thì hạch toán:
Nợ TK: Thích hợp
Có TK: Thanh toán bù trừ của Ngân hàng thành viên
- Đối với Lệnh chuyển Nợ thì hạch toán:
Nợ TK: Thanh toán bù trừ của Ngân hàng thành viên
Có TK: Các khoản chờ thanh toán khác
- Khi nhận được thông báo chấp nhận chuyển Nợ của Ngân hành thành viên nhận lệnh gửi đến, Ngân hàng thành viên gửi lệnh sẽ trả tiền vào tài khoản bằng cách (lập phiếu chuyển khoản để ghi Nợ TK các khoản chờ thanh toán khác, ghi Có TK khách hàng thích hợp). Thông báo chấp nhận chuyển Nợ được lưu cùng với Lệnh chuyển Nợ.
+ Đối với Lệnh chuyển Nợ, căn cứ vào Lệnh chuyển Nợ trả lại, ghi:
Nợ TK: Các khoản chờ thanh toán khác
Có TK: Thanh toán bù trừ của Ngân hàng thành viên
+ Đối với Lệnh chuyển Có, căn cứ vào Lệnh chuyển Có trả lại, ghi:
Nợ TK: Thanh toán bù trừ của Ngân hàng thành viên
Có TK: Thích hợp (trước đây đã trích chuyển)
Ngân hàng thành viên gửi lệnh phải gửi lại cho khách hàng thông báo từ chối chấp nhận Lệnh thanh toán (ghi rõ lý do).
- Trường hợp Ngân hàng thành viên gửi lệnh nhận được các Lệnh thanh toán bị Ngân hàng chủ trì huỷ bỏ hoặc trả lại tại thời điểm quyết toán thanh toán bù trừ (do Ngân hàng thành viên không đủ khả năng chi trả để thanh toán cho các lệnh thanh toán này) thì Ngân hàng thành viên gửi lệnh tiến hành xử lý như đối với trường hợp nhận được thông báo từ chối chấp nhận Lệnh thanh toán và Ngân hàng thành viên phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước khách hàng đối với những lệnh thanh toán bị huỷ bỏ này.
+ ápdụng các biện pháp để khắc phục nhanh nhất sự cố xẩy ra, đồng thời phải thông báo cho Ngân hàng chủ trì và các Ngân hàng thành viên có liên quan biết để tạm dừng gửi Lệnh thanh toán với Ngân hàng thành viên này và phải lập "Biên bản sự cố kỹ thuật trong thanh toán bù trừ điện tử" (mẫu phụ lục số 11). Khi đã nối lại được liên lạc Ngân hàng thành viên phải thông báo cho Ngân hàng chủ trì và các Ngân hàng thành viên có liên quan biết để tiến hành thanh toán bình thường.
+ Khi mạng truyền thông bị ngừng vì bất kỳ lý do gì, các Ngân hàng thành viên bị mất liên lạc được phép giao nhận trực tiếp với Ngân hàng chủ trì về các băng từ, đĩa từ có chứa Lệnh thanh toán, bảng kê các lệnh thanh toán chuyển đi Ngân hàng chủ trì và Bảng kết quả thanh toán bù trừ điện tử (mẫu phụ lục số 5). Khi tiến hành giao nhận băng từ, đĩa từ có chứa Lệnh thanh toán và Bảng kê các Lệnh thanh toán chuyển đi Ngân hàng chủ trì, các Ngân hàng thành viên phải in "Bảng kê các Lệnh thanh toán chuyển đi Ngân hàng chủ trì" ra giấy nộp cho Ngân hàng chủ trì. Trên Bảng kê các Lệnh thanh toán chuyển đi Ngân hành chủ trì phải có đầy đủ dấu, chữ ký của những người liên quan chịu trách nhiệm về tính chính xác của dữ liệu trên băng từ, đĩa từ (Giám đốc hoặc người được uỷ quyền, trưởng phòng kế toán hoặc người được uỷ quyền và kế toán viên thanh toán bù trừ).
a/ Tại các Ngân hàng thành viên khi nhận được các Lệnh thanh toán cùng Bảng kết quả thanh toán bù trừ điện tử (mẫu phụ lục số 5) của Ngân hàng chủ trì gửi đến, người kiểm soát của Ngân hàng thành viên phải sử dụng mật mã của mình và chương trình để kiểm tra, kiểm soát chữ ký điện tử và mã khoá bảo mật của Ngân hàng chủ trì (sau đây gọi tắt là chương trình) để xác định tính đúng đắn, chính xác của Lệnh thanh toán và Bảng kết quả thanh toán bù trừ sau đó chuyển các dữ liệu điện tử của Lệnh thanh toán và Bảng kết quả thanh toán bù trừ qua mạng vi tính cho kế toán viên thanh toán bù trừ để xử lý tiếp.
b/ Kế toán viên thanh toán bù trừ có trách nhiệm phải kiểm soát, đối chiếu kỹ các yếu tố của Lệnh thanh toán và Bảng kết quả thanh toán bù trừ để xác định:
+ Có đúng Lệnh thanh toán và Bảng kết quả thanh toán bù trừ của Ngân hàng chủ trì gửi tới Ngân hàng mình hay không?
+ Tính hợp lệ và chính xác của các yếu tố trên Lệnh thanh toán và Bảng kết quả thanh toán bù trừ(Lệnh chuyển Nợ có Hợp đồng chuyển Nợ không?).
+ Nội dung có gì nghi vấn không?
+ Kiểm tra, đối chiếu giữa các yếu tố và tổng số Lệnh thanh toán nhận được với các yếu tố và tổng số Lệnh thanh toán được kê tại phần B trên bảng kết quả thanh toán bù trừ (số Lệnh, ngày lập Lệnh, ký hiệu Lệnh, mã Ngân hàng gửi Lệnh, mã Ngân hàng nhận Lệnh, mã chứng từ và nội dung loại nghiệp vụ và số tiền) nếu có thừa, thiếu, nhầm lẫn phải tiến hành xử lý theo quy định tại Điều 23 của Qui trình này.
+ Kiểm tra, đối chiếu lại giữa Bảng kê các Lệnh thanh toán chuyển đi Ngân hàng chủ trì (cơ sở dữ liệu tại Ngân hàng thành viên) với các lệnh thanh toán của Ngân hàng mình gửi đi đã được xử lý bù trừ tại phần A của Bảng kết quả thanh toán bù trừ và với các lệnh thanh toán chưa được xử lý bù trừ chuyển sang phiên sau (nếu có tại phần D của Bảng kết quả thanh toán bù trừ), nếu có thừa, thiếu, nhầm lẫn phải tiến hành tra soát ngay Ngân hàng chủ trì và xử lý theo qui định tại Điều 21 của qui trình này.
+ Ngân hàng thành viên phải kiểm tra lại kết quả thanh toán bù trừ điện tử.
- Khi chưa có các qui định về bảo quản, lưu trữ chứng từ điện từ thì kế toán viên thanh toán bù trừ phải in các Lệnh thanh toán cùng Bảng kết quả thanh toán bù trừ điện từ ra giấy (đảm bảo đủ số liên cần thiết để hạch toán giao cho khách hàng và lưu trữ), ký tên, đóng dấu theo đúng qui định để phục vụ cho việc kiểm soát, bảo quản và lưu trữ chứng từ.
- Sau khi kiểm soát, đối chiếu xong, nếu không có gì sai sót kế toán viên thanh toán bù trừ phải chuyển dữ liệu điện tử của Lệnh thanh toán qua mạng máy tính hoặc chuyển các Lệnh thanh toán đã được in ra cho bộ phận kế toán có liên quan (kế toán giao dịch) để xử lý tiếp. Đồng thời, kế toán viên thanh toán bù trừ phải lập và gửi ngay điện xác nhận kết quả thanh toán bù trừ trong phiên (theo mẫu phụ lục số 7) cho Ngân hàng chủ trì. Trên điện xác nhận kết quả thanh toán bù trừ của từng phiên cũng như của ngày giao dịch phải có đầy đủ chữ ký của những người liên quan chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết quả thanh toán bù trừ (Giám đốc hoặc người được uỷ quyền, Trưởng phòng kế toán hoặc người được uỷ quyền và kế toán viên thanh toán bù trừ).
c/ Tại bộ phận kế toán giao dịch: Phải đối chiếu và kiểm tra lại trước khi thực hiện hạch toán, thanh toán cho khách hàng, nếu phát hiện có sai sót thì tiến hành xử lý theo Điều 23 của quy trình này.
a/ Căn cứ vào Bảng kết quả thanh toán bù trừ điện tử của Ngân hàng chủ trì gửi đến:
- Nếu số tiền chênh lệch trong thanh toán bù trừ là phải trả:
Nợ TK: Thanh toán bù trừ của Ngân hàng thành viên
Có TK: Tiền gửi tại Ngân hàng chủ trì
- Nếu số tiền chênh lệch trong thanh toán bù trừđiện tử là phải thu:
Nợ TK: Tiền gửi tại Ngân hàng chủ trì
Có TK: Thanh toán bù trừ của Ngân hàng thành viên
b/ Căn cứ vào các Lệnh thanh toán nhận được và đã qua kiểm soát:
- Đối với Lệnh chuyển Có đến, hợp lệ:
Nợ TK: Thanh toán bù trừ của Ngân hàng thành viên
Có TK: Thích hợp
- Đối với Lệnh chuyển Nợ đến:
+ Nếu Lệnh chuyển Nợ đến có uỷ quyền, hợp lệ và trên tài khoản của khách hàng có đủ tiền để trả thì Ngân hàng thành viên nhận lệnh tiến hành hạch toán:
Nợ TK: Thích hợp
Có TK: Thanh toán bù trừ của Ngân hàng thành viên
Sau đó phải lập và gửi ngay thông báo chấp nhận Lệnh chuyển Nợ cho Ngân hàng thành viên gửi lệnh (mẫu phụ lục số 10).
+ Trường hợp đối với Lệnh chuyển Nợ có uỷ quyền đến nhưng trên tài khoản của khách hàng không có đủ tiền để trả thì tiến hành xử lý:
Phải thông báo ngay cho khách hàng nộp tiền vào tài khoản để thực hiện Lệnh chuyển Nợ đến trong phạm vi thời gian quy định (tối đa là không quá 2 giờ làm việc kể từ khi nhận được Lệnh chuyển Nợ đến). Trong phạm vị thời gian chấp nhận nếu khách hàng nộp đủ tiền vào tài khoản để thực hiện Lệnh chuyển Nợ thì Ngân hàng thành viên nhận lệnh hạch toán như trên.
Nếu hết thời gian chấp nhập qui định mà khách hàng không nộp đủ tiền vào tài khoản để thực hiện Lệnh chuyển Nợ thì Ngân hàng thành viên nhận lệnh phải lập thông báo từ chối chấp nhận Lệnh chuyển Nợ. Trường hợp này hạch toán:
Đối với Lệnh chuyển Nợ đến ghi:
Nợ TK: Các khoản phải thu
Có TK: Thanh toán bù trừ của Ngân hàng thành viên
Căn cứ vào thông báo từ chối chấp nhận Lệnh chuyển Nợ để lập Lệnh chuyển Nợ chuyển trả lại Ngân hàng thành viên gửi lệnh (trả lại vào phiên thanh toán bù trừ kế tiếp):
Nợ TK: Thanh toán bù trừ của Ngân hàng thành viên
Có TK: Các khoản phải thu
Ngân hàng thành viên nhận lệnh phải mở sổ theo dõi các Lệnh chuyển Nợ đến không thanh toán được để có số liệu phục vụ báo cáo.
- Khi nhận được các Lệnh thanh toán và Bảng kê các Lệnh thanh toán chuyển đi Ngân hàng chủ trì của các Ngân hàng thành viên gửi lệnh, người kiểm soát của Ngân hàng chủ trì phải dùng mã khoá bảo mật của mình để kiểm tra, kiểm soát tính hợp lệ đúng đắn của Lệnh thanh toán và Bảng kê. Các Lệnh thanh toán, Bảng kê đến phải được kiểm soát theo các qui định sau:
* Đối với Lệnh thanh toán:
+ Chữ ký điện tử và ký hiệu mật trên Lệnh thanh toán
+ Tên, địa chỉ của Ngân hàng gửi và nhận Lệnh thanh toán: Tên, mã Ngân hàng gửi Lệnh, Ngân hàng nhận Lệnh (xem Ngân hàng gửi Lệnh và Ngân hàng nhận Lệnh có đúng là Ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừhay không);
+ Các yếu tố khác trên Lệnh thanh toán như: Số Lệnh, ngày lập Lệnh, ký hiệu Lệnh, số tiền;
+ Đối với lệnh chuyển Nợ: Kiểm tra hợp đồng chuyển nợ giữa các Ngân hàng thành viên này:
* Đối với Bảng kê các Lệnh thanh toán chuyển đi Ngân hàng chủ trì:
+ Chữ ký điện tử và ký hiệu mật trên Bảng kê:
+ Tên, địa chỉ của Ngân hàng gửi Bảng kê: Tên, mã Ngân hàng gửi Lệnh, Ngân hàng nhận Lệnh.
+ Các yếu tố khác của bảng kê như: Số bảng kê, ngày lập Bảng kê, tổng số tiền.
* Kiểm tra, đối chiếu giữa các yếu tố của Lệnh thanh toán và tổng số Lệnh thanh toán với các yếu tố và tổng số Lệnh thanh toán được kê trên Bảng kê các Lệnh thanh toán chuyển đi Ngân hàng chủ trì (Số Lệnh, ngày lập Lệnh, ký hiệu Lệnh, mã Ngân hàng gửi Lệnh, mã Ngân hàng nhận Lệnh, Số tiền) mà Ngân hàng chủ trì đã nhận được xem có sai sót, nhầm lẫn, thừa hoặc thiếu Lệnh thanh toán không.
Lập "Bảng kết quả thanh toán bù trừ điện tử" (mẫu phụ lục số 5) xác định số phải thu, phải trả của từng Ngân hàng thành viên trong phiên thanh toán bù trừ điện tử.
- Ngân hàng chủ trì phải kiểm tra lại tính chính xác của kết quả thanh toán bù trừ trong phiên bằng cách lập "Bảng tổng hợp kiểm tra kết quả thanh toán bù trừ điện tử" (mẫu phụ lục số 6). Nếu đúng Ngân hàng chủ trì tiến hành hạch toán số chênh lệch phải thu, phải trả trong phiên thanh toán bù trừ điện tử. Nếu sai Ngân hàng chủ trì sẽ tính toán lại kết quả thanh toán bù trừ.
- Căn cứ vào bảng kết quả thanh toán bù trừ điện tử, Ngân hàng chủ trì hạch toán:
Nợ TK: Tiền gửi của Ngân hàng thành viên phải trả
Có TK: Thanh toán bù trừ của ngân hàng chủ trì
- Căn cứ vào bảng kết quả thanh toán bù trừ điện tử, Ngân hàng chủ trì hạch toán:
Nợ TK:Thanh toán bù trừ của ngân hàng chủ trì
Có TK: Tiền gửi của Ngân hàng thành viên được thu về.
a- Phát hiện sai sót trước khi xử lý bù trừ điện tử: Khi kiểm soát nếu phát hiện có sai sót, Ngân hàng chủ trì phải tra soát ngay Ngân hàng thành viên gửi lệnh để xác định nguyên nhân và có biện pháp xử lý thích hợp, đảm bảo an toàn tài sản và an toàn hệ thống. Xử lý các sai sót như sau:
- Nếu nguyên nhân do lỗi kỹ thuật thì Ngân hàng chủ trì được huỷ bỏ Lệnh thanh toán sai hoặc Bảng kê sai và yêu cầu Ngân hàng thành viên gửi lệnh gửi lại Lệnh thanh toán hoặc Bảng kê đúng để thay thế.
- Nếu phát hiện Lệnh thanh toán, Bảng kê giả mạo, nghi giả mạo hoặc có thông tin lạ xâm nhập trái phép thì phải lập biên bản và áp dụng ngay các biện pháp phòng ngừa cần thiết đồng thời phải thông báo ngay cho các đơn vị liên quan biết để phối hợp ngăn chặn.
b- Do sự cố kỹ thuật hoặc truyền tin đến phiên thanh toán bù trừ điện tử trong ngày mà một Ngân hàng thành viên nào đó không gửi được các Lệnh thanh toán và Bảng kê các Lệnh thanh toán chuyển đi Ngân hàng chủ trì đến Ngân hàng chủ trì thì Ngân hàng chủ trì chỉ tiến hành xử lý bù trừ cho các Ngân hàng thành viên không bị sự cố. Các Lệnh thanh toán của các Ngân hàng không bị sự cố thanh toán với Ngân hàng thành viên bị sự cố sẽ được Ngân hàng chủ trì lưu lại để xử lý vào phiên thanh toán bù trừ tiếp theo (nếu có và đã khắc phục được sự cố) hoặc sẽ trả lại các Ngân hàng thành viên.
c- Trường hợp sau khi đã thanh toán bù trừ điện tử xong mà Ngân hàng chủ trì không thể truyền các Lệnh thanh toán, Bảng kết quả thanh toán bù trừ trong phiên thanh toán bù trừ điện tử tới các Ngân hàng thành viên có liên quan do sự cố kỹ thụât, truyền tin thì xử lý như sau:
- Ngân hàng chủ trì phải tìm mọi cách khắc phục nhanh nhất sự cố xẩy ra đồng thời phải thông báo tới tất cả các Ngân hàng thành viên và phải lập "Biên bản sự cố kỹ thuật trong thanh toán bù trừ điện tử". Đến khi đă khắc phục được sự cố kỹ thuật, truyền tin thì Ngân hàng chủ trì phải truyền ngay các Lệnh thanh toán cùng với Bảng kết quả thanh toán bù trừ tới Ngân hàng thành viên có liên quan.
- Khi bị sự cố, mất liên lạc vì bất kỳ lý do gì, các Ngân hàng thành viên có thể đến trực tiếp ngân hàng chủ trì để giao, nhận các băng từ, đĩa từ có chứa các Lệnh thanh toán và Bảng kết quả thanh toán bù trừ điện tử. Khi tiến hành giao nhận băng từ, đĩa từ các lệnh thanh toán và Bảng kết quả thanh toán bù trừ điện tử với các Ngân hàng thành viên Ngân hàng chủ trì phải in "Bảng kết quả thanh toán bù trừ" ra giấy. Trên bảng kê phải có đầy đủ dấu và chữ ký của những người có liên quan chịu trách nhiệm về tính chính xác của dữ liệu trên băng từ, đĩa từ.
d- Trường hợp do sự cố kỹ thuật hoặc truyền tin mà Ngân hàng chủ trì không thể thực hiện được phiên thanh toán bù trừ thì Ngân hàng chủ trì được phép kéo dài phiên thanh toán bù trừ cho đến khi khắc phục xong sự cố. Tuy nhiên việc kéo dài phiên thanh toán bù trừ không được kéo dài sang ngày giao dịch kế tiếp và phải thông báo cho các Ngân hàng thành viên biết về việc kéo dài phiên thanh toán bù trừ. Nếu xác định sự cố kỹ thuật hoặc truyền tin không thể khắc phục được trong ngày thì Ngân hàng chủ trì được phép áp dụng phương thức thanh toán bù trừ bằng giấy (theo các qui định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).
- Ngân hàng chủ trì phải hoàn thành việc lập Bảng tổng hợp thanh toán bù trừ điện tử trong ngày (ngay trong phiên thanh toán bù trừ liền kề trước phiên quyết toán) và gửi(truyền) tới các Ngân hàng thành viên ngay trong ngày phát sinh thanh toán bù trừ điện tử (trừ trường hợp bất khả kháng do sự cố kỹ thuật truyền tin).
- Bảng tổng hợp thanh toán bù trừ điện tử trong ngày của Ngân hàng chủ trì được thiết kế, lập theo mẫu phụ lục số 8 và được bảo quản như các báo cáo kế toán của Ngân hàng.
- Các Ngân hàng thành viên phảithực hiện đầy đủ và đúng các thao tác kỹ thuật nghiệp vụ để việc xác nhận doanh số thanh toán bù trừ điện tử ngày được chính xác, kịp thời theo đúng qui định.
Khi nhận được "Bảng tổng hợp thanh toán bù trừ điện tử" của Ngân hàng chủ trì gửi đến, các Ngân hàng thành viên phải tiến hành đối chiếu toàn bộ các khoản phải thu, phải trả và số thực phải thu hoặc phải trả của Ngân hàng mình (đối chiếu với số liệu đã hạch toán vào tài khoản thanh toán bù trừ của Ngân hàng thành viên và với Bảng kết quả thanh toán bù trừ của từng phiên trong ngày). Nếu số liệu hoàn toàn khớp đúng thì các Ngân hàng thành viên phải lập và gửi ngay điện xác nhận thanh toán bù trừ điện tử ngày (mẫu phụ lục số 7) tới Ngân hàng chủ trì để tiến hành phiên Quyết toán thanh toán bù trừ điện tử.
+ Ngân hàng thành viên chưa xác nhận thanh toán bù trừ điện tử trong ngày.
+ Chênh lệch doanh số thanh toán bù trừ điện tử.
+ Sự cố kỹ thuật truyền tin.
- Khi phát hiện ra các sai sót, các Ngân hàng thành viên phải chủ động tra soát ngay Ngân hàng chủ trì để xác định nguyên nhân và có biện pháp xử lý thích hợp.
- Mọi sai sót phát hiện qua đối chiếu, các Ngân hàng thành viên phải phối hợp với Ngân hàng chủ trì và các Ngân hàng thành viên có liên quan khác để xử lý ngay trong ngày phát hiện sai sót, trừ trường hợp bất khả kháng do sự cố kỹ thuật hoặc truyền tin.
Nếu đến thời điểm thực hiện phiên quyết toán thanh toán bù trừ điện tử ngày mà Ngân hàng thành viên chưa gửi (truyền) điện xác nhận thanh toán bù trừ điện tử ngày về Ngân hàng chủ trì thì Ngân hàng thành viên phải truyền ngay theo qui định tại điểm 3 Điều 16 Quy trình này (trừ trường hợp do sự cố kỹ thuật hoặc truyền tin).
- Nếu phát hiện thừa hoặc thiếu doanh số thanh toán bù trừ điện tử trong ngày (thừa hoặc thiếu Lệnh thanh toán) thì các Ngân hàng thành viên phải tra soát ngay Ngân hàng chủ trì để có biện pháp xử lý thích hợp và có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng chủ trì và các đơn vị có liên quan giải quyết kịp thời, bảo đảm an toàn tài sản.
- Nếu xác định sai sót do lỗi kỹ thuật thì Ngân hàng thành viên được phép điều chỉnh lại theo sự hướng dẫn của Ngân hàng chủ trì.
- Do sự cố kỹ thuật hoặc truyền tin, đến thời điểm quyết toán thanh toán bù trừ điện tử trong ngày mà Ngân hàng chủ trì cũng không nhận được hết các điện xác nhận thanh toán bù trừ điện tử trong ngày của các Ngân hàng thành viên, các Ngân hàng thành viên và Ngân hàng chủ trì phải lập “Biên bản sự cố kỹ thuật trong thanh toán bù trừ điện tử”. Biên bản này kèm với Bảng tổng hợp thanh toán bù trừ điện tử trong ngày (in ra giấy và ký tên, đóng dấu đơn vị) để theo dõi. Sang ngày giao dịch tiếp theo, khi đã khắc phục được sự cố kỹ thuật, truyền tin, các Ngân hàng thành viên phải truyền ngay điện xác nhận thanh toán bù trừ điện tử trong ngày tới Ngân hàng chủ trì để tiến hành phiên quyết toán thanh toán bù trừ.
- Điện xác nhận kết quả thanh toán bù trừ điện tử trong ngày của ngày bị sự cố phải được xác nhận và gửi riêng, không được xác nhận chung với Tổng hợp doanh số thanh toán bù trừ của (những) ngày giao dịch tiếp theo.
- Do sự cố kỹ thuật hoặc truyền tin, các Ngân hàng thành viên có thể đến trực tiếp Ngân hàng chủ trì để giao băng từ đĩa từ chứa điện xác nhận thanh toán bù trừ điện tử trong ngày và nhận kết quả của phiên quyết toán thanh toán bù trừ điện tử trong ngày.
- Nếu đến thời điểm quyết toán thanh toán bù trừ điện tử trong ngày mà Ngân hàng thành viên vẫn không đủ khả năng chi trả để thanh toán cho các lệnh thanh toán thì Ngân hàng chủ trì sẽ tiến hành xử lý theo điểm b khoản 2 Điều 5 của Quy trình này. Ngân hàng chủ trì phải mở sổ theo dõi các Lệnh thanh toán không được xử lý bù trừ do không đủ khả năng chi trả để phục vụ cho việc đối chiếu, tra cứu khi cần thiết.
- Sau khi đã điều chỉnh xong các sai lầm, Ngân hàng chủ trì sẽ tiến hành thanh toán bù trừ điều chỉnh cho các Lệnh thanh toán của các Ngân hàng thành viên (bao gồm các Lệnh thanh toán sai bị Ngân hàng thành viên nhận Lệnh trả lại, các Lệnh thanh toán bị huỷ bỏ do không đủ khả năng chi trả, các Lệnh thanh toán bị từ chối thanh toán và các Lệnh thanh toán đã đủ số dư để thanh toán...). Ngân hàng chủ trì sẽ tiến hành xử lý tương tự như các phiên thanh toán bù trừ trước đó.
- Khi nhận được bảng kết quả thanh toán bù trừ điện tử của phiên quyết toán thanh toán bù trừ điện tử ngày của ngân hàng chủ trì gửi đến, các ngân hàng thành viên phải kiểm tra lại, nếu số liệu hoàn toàn khớp đúng thì phải lập và gửi ngay điện xác nhận kết quả thanh toán bù trừ của phiên quyết toán cho ngân hàng chủ trì. Lúc này các ngân hàng thành viên và ngân hàng chủ trì mới được phép lưu trữ dữ liệu của ngày phát sinh thanh toán bù trừ điện tử.
- Trong trường hợp bị sự cố kỹ thuật, truyền tin mà không thể thực hiện được phiên quyết toán thanh toán bù trừ điện tử trong ngày thì Ngân hàng chủ trì được phép kéo dài phiên quyết toán thanh toán bù trừ sang ngày giao dịch tiếp theo nhưng số liệu vẫn phản ánh theo ngày phát sinh giao dịch.
- Do sự cố kỹ thuật hoặc truyền tin, mà không thực hiện được phiên quyết toán hoặc sau khi đã quyết toán thanh toán bù trừ mà Ngân hàng chủ trì không truyền được dữ liệu về cho các Ngân hàng thành viên thì được phép quyết toán sang ngày giao dịch kế tiếp cho đến khi khắc phục được sự cố. Tuy nhiên, việc quyết toán dù được thực hiện vào ngày giao dịch kế tiếp nhưng số liệu phải phản ánh theo ngày phát sinh các Lệnh thanh toán bù trừ đó.
- Do sự cố kỹ thuật, truyền tin mà Ngân hàng chủ trì không thể gửi (truyền) được kết quả của phiên quyết toán thanh toán bù trừ trong ngày tới các Ngân hàng thành viên thì các Ngân hàng thành viên có thể đến trực tiếp Ngân hàng chủ trì để nhận băng từ, đĩa từ có chứa kết quả quyết toán thanh toán bù trừ điện tử trong ngày.
Việc huỷ Lệnh thanh toán phải thực hiện đúng các qui định tại Điều 15 của Quy chế thanh toán bù trừ điện tử, cụ thể như sau:
- Lệnh chuyển Nợ có uỷ quyền chỉ được huỷ khi khách hàng đã trả lại số tiền được hưởng cho Ngân hàng thành viên phát sinh nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử.
- Lệnh chuyển Có chỉ được huỷ khi Ngân hàng thành viên tiếp nhận Lệnh thanh toán chưa ghi Có vào tài khoản của khách hàng hoặc đã ghi Có vào tài khoản của khách hàng nhưng khách hàng đã trả lại.
- Lệnh chuyển Nợ có hợp đồng chỉ được huỷ khi Ngân hàng thành viên phát sinh nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử chưa trả tiền cho khách hàng theo Lệnh sai hoặc trả rồi nhưng đã thu hồi lại được.
- Lệnh chuyển Có chỉ được huỷ khi Ngân hàng thành viên tiếp nhận Lệnh thanh toán đến chưa trả tiền cho khách hàng theo Lệnh sai hoặc đã trả nhưng đã thu hồi được.
- Điều chỉnh sai sót trước khi truyền Lệnh thanh toán đến Ngân hàng chủ trì.
+ Nếu sai sót của Lệnh thanh toán được phát hiện trong quá trình lập Lệnh thanh toán và người kiểm soát chưa ghi chữ ký điện tử hoặc đã ghi chữ ký điện tử nhưng chưa gửi đi Ngân hàng chủ trì thì kế toán được sửa lại cho đúng.
+ Trường hợp phát hiện Lệnh thanh toán có sai sót sau khi đã gửi đi Ngân hàng chủ trì nhưng chưa được xử lý bù trừ thì Ngân hàng thành viên phải lập ngay điện yêu cầu Ngân hàng chủ trì trả lại Lệnh thanh toán sai đồng thời gửi lệnh thanh toán đúng để thay thế. Ngân hàng thành viên gửi lệnh tiến hành xử lý Lệnh thanh toán sai do Ngân hàng chủ trì trả lại như sau: Lập biên bản huỷ bỏ Lệnh thanh toán sai trong đó ghi rõ ký hiệu Lệnh, giờ, ngày huỷ Lệnh thanh toán và phải có đầy đủ chữ ký của Trưởng phòng kế toán, kế toán viên thanh toán bù trừ, kế toán giao dịch có liên quan. Biên bản được lưu cùng với lệnh thanh toán bị huỷ (đã in ra) vào hồ sơ riêng để bảo quản, sau đó Ngân hàng thành viên lập Lệnh thanh toán đúng gửi đi. Ngân hàng thành viên không được sử dụng lại số của Lệnh thanh toán bị huỷ.
- Trường hợp Ngân hàng chủ trì phát hiện Lệnh thanh toán sai (do lỗi kỹ thuật) và yêu cầu gửi lại thì Ngân hàng thành viên gửi lệnh cũng xử lý như đối với Lệnh thanh toán bị sai phát hiện sau khi người kiểm soát đã ghi chữ ký điện tử.
b/ Đối với Bảng kê các Lệnh thanh toán chuyển đi Ngân hàng chủ trì.
- Điều chỉnh sai sót trước khi truyền “Bảng kê các Lệnh thanh toán chuyển đi Ngân hàng chủ trì” đến Ngân hàng chủ trì.
+ Nếu sai sót của Bảng kê các Lệnh thanh toán chuyển đi Ngân hàng chủ trì được phát hiện trong quá trình lập và người kiểm soát chưa ghi chữ ký điện tử hoặc đã ghi chữ ký điện tử nhưng chưa gửi Ngân hàng chủ trì đi thì kế toán được sửa lại cho đúng.
- Trường hợp Ngân hàng thành viên phát hiện sai sót sau khi đã gửi Bảng kê đến Ngân hàng chủ trì nhưng chưa được xử lý bù trừ thì Ngân hàng thành viên phải lập và gửi ngay điện yêu cầu Ngân hàng chủ trì trả lại Bảng kê sai đồng thời gửi bảng kê đúng để thay thế. Ngân hàng thành viên gửi lệnh tiến hành xử lý Bảng kê sai do Ngân hàng chủ trì trả lại như sau: lập biên bản huỷ bỏ Bảng kê sai trong đó ghi rõ Số bảng kê, giờ, ngày huỷ Bảng kê và phải có đầy đủ chữ ký của Giám đốc hoặc người được uỷ quyền, Trưởng phòng kế toán, kế toán viên thanh toán bù trừ. Biên bản được lưu cùng bảng kê các Lệnh thanh toán chuyển đi Ngân hàng chủ trì bị huỷ (đã in ra) vào hồ sơ riêng để bảo quản, sau đó Ngân hàng thành viên lập Bảng kê đúng gửi đi. Ngân hàng thành viên không được sử dụng lại số của Bảng kê đã bị huỷ.
- Trường hợp Ngân hàng chủ trì phát hiện các sai sót trên Bảng kê các Lệnh thanh toán chuyển đi Ngân hàng chủ trì (do lỗi kỹ thuật) và yêu cầu gửi lại thì Ngân hàng thành viên gửi cũng xử lý như đối với Bảng kê các Lệnh thanh toán chuyển đi Ngân hàng chủ trì bị sai phát hiện sau khi người kiểm soát đã ghi chữ ký điện tử trên.
Đối với Lệnh chuyển Có bị sai thiếu Nợ TK thích hợp Có TK Thanh toán bù trừ của NHTV
|
Số tiền Chuyển Có còn thiếu
|
Đối với Lệnh chuyển Nợ bị sai thiếu: Nợ TK Thanh toán bù trừ của NHTV Có TK thích hợp
|
Số tiền Chuyển Nợ còn thiếu
|
Nợ TK phải thu (tài khoản chi tiết cá nhân gây sai sót) Có TK thích hợp
|
Số tiền chuyển thừa
|
Nợ TK thanh toán bù trừ của NHTV Có TK phải thu (tài khoản chi tiết cá nhân gây sai sót)
|
|
Nợ TK thích hợp Có TK thanh toán và bù trừ của NHTV
|
Số tiền chuyển thừa trên lệnh chuyền nợ
|
Nợ TK thích hợp Có TK thanh toán và bù trừ của NHTV
|
Toàn bộ số tiền đã chuyển sai
|
Nợ TK: Các khoản phải thu (tiểu khoản cá nhân gây ra sai sót) Có TK: Thích hợp
|
|
- Khi nhận được các Lệnh thanh toán cùng với các bảng kê từ ngân hàng thành viên gửi Lệnh chuyển đến, ngân hàng chủ trì phải đối chiếu, kiểm tra theo đúng quy định. Nếu phát hiện có sai sót như:
+ Sai chữ ký điện tử, ký hiệu mật.
+ Sai sót của các yếu tố trên Lệnh thanh toán với bảng kê các Lệnh thanh toán chuyển đi ngân hàng chủ trì, sai sót giữa các yếu tố và tổng số Lệnh thanh toán với các yếu tố và tổng số Lệnh thanh toán được kê trên bảng kê các Lệnh thanh toán chuyển đi ngân hàng chủ trì trong phiên thanh toán bù trừ thì ngân hàng chủ trì phải tiến hành tra soát ngay ngân hàng thành viên gửi lệnh để xác địnhnguyên nhân.
* Nếu phát hiện đó là sai sót do ngân hàng thành viên lập thì ngân hàng chủ trì phải trả lại Lệnh thanh toán sai, bảng kê sai do ngân hàng thành viên gửi Lệnh thanh toán và yêu cầu gửi lại Lệnh thanh toán và bảng kê đúng nếu các sai sót phát hiện khi chưa thực hiện thanh toán bù trừ điện tử.
* Nếu do xâm nhập trái phép từ ngân hàng thì ngân hàng chủ trì phải dừng ngay việc thanh toán bù trừ điện tử và phối hợp với các cơ quan chức năng để xác định nguyên nhân và có biện pháp giải quyết. Chỉ sau khi làm rõ được nguyên nhân và hệ thống đã được bảo đảm an toàn thì ngân hàng chủ trì mới thực hiện thanh toán bù trừ điện tử tiếp.
* Đối với trường hợp sai ký hiệu mật, chữ ký điện tử, các khóa bảo mật trong thanh toán bù từ điện tử hoặc bức điện bị lỗi do truyền thông thì ngân hàng chủ trì phải trả lại cả bức điện cho ngân hàng gửi lệnh.
- Trường hợp ngân hàng chủ trìcó nhận được Lệnh thanh toán nhưng ngân hàng gửi lệnh không gửi lệnh thanh toán đi hoặc ngân hàng nhận được lệnh thanh toán nhưng ngân hàng chủ trì không gửi thì ngừng tiến hành lệnh thanh toán đó và tìm nguyên nhân. Nếu do có sự xâm nhập từ bên ngoài vào làm giả lệnh thanh toán thì phải phối hợp cùng với ngân hàng thành viên tiến hành xử lý lệnh thanh toán giả, đồng thời ngừng họat động thanh toán bù trừ điện tử và thông báo cho các cơ quan chức năng biết. Hoạt động thanh toán bù trừ điện tử chỉ được hoạt động lại khi đã làm rõ nguyên nhân và hệ thống đã được đảm bảo an toàn.
- Nếu phát hiện sai sót sau khi đã thực hiện thanh toán bù trừ điện tử thì ngân hàng chủ trì phải lập tức thông báo cho ngân hàng nhận lệnh để ngừng ngay việc thực hiện thanh toán lệnh thanh toán có sai sót, đồng thời thông báo cho ngân hàng gửi biết để lập lệnh hủy và điều chỉnh vào phiên thanh toán bù từ tiếp theo.
- Trường hợp lệnh thanh toán bị thất lạc trên đường truyền tin thì ngân hàng chủ trì gửi lại lệnh thanh toán đó cho ngân hàng nhận lệnh và phải ghi rõ số lần gửi trên lệnh thanh toán và lý do bị thất lạc để tránh thực hiện thanh toán nhiều lần.
+ Sai chữ ký điện tử, ký hiệu mật.
+ Sai các yếu tố đối chiếu giữa các lệnh thanh toán với bảng kết quả thanh toán bù trừ điện tử.
Các trường hợp này, ngân hàng thành viên nhận lệnh không được phép thanh toán mà phải tra soát ngay ngân hàng chủ trì để xác định rõ nguyên nhân và xử lý theo quy định:
- Hủy bỏ lệnh thanh toán sai và yêu cầu ngân hàng chủ trì gửi lại lệnh thanh toán đúng thay thế chỉ trong trường hợp biết chắc chắn sai sót do lỗi kỹ thuật gây ra.
- Nếu phát hiện có hiện tượng lệnh thanh toán bị giả mạo, nghi giả mạo hoặc có thông tin lạ xâm nhập trái phép thì phải thông báo kịp thời cho ngân hàng chủ trì và phối hợp áp dụng ngay các biện pháp phòng ngừa cần thiết đảm bảo an toàn tài sản và an toàn cho hệ thống.
- Nếu phát hiện sai các yếu tố trên lệnh thanh toán sau khi đã thực hiện lệnh thanh toán cho khách hàng thì ngân hàng thành viên nhận lệnh phải tiến hành thu hồi lại số tiền đã thanh toán hoặc có biện pháp ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; đồng thời điện báo cho ngân hàng chủ trì và ngân hàng gửi lệnh biết để có biện pháp xử lý thích hợp.
* Phải hạch toán theo đúng số liệu của ngân hàng chủ trì đã thanh toán
* Sau đó:
+ Đối với trường hợp thừa lệnh thanh toán so với bảng kết quả thanh toán bù trừ:
Không thực hiện thanh toán lệnh thanh toán thừa mà phải điện tra soát ngay ngân hàng chủ trì để xác định nguyên nhân và có biện pháp xử lý thích hợp đảm bảo an toàn tài sản, an toàn hệ thống.
+ Trong trường hợp thiếu lệnh thanh toán so với bảng kết quả thanh toán bù trừ thì ngân hàng thành viên nhận lệnh phải tra soát ngay ngân hàng chủ trì, nếu đúng có lệnh thanh toán này thì ngân hàng chủ trì phải gửi bổ sung lệnh thanh toán bị thiếu.
+ Trường hợp nhầm lẫn lệnh thanh toán của một ngân hàng khác:
Nếu là lệnh thanh toán của một ngân hàng khác cùng tham gia thanh toán bù trừ hoặc không tham gia thanh toán bù trừ với ngân hàng mình hoặc lệnh thanh toán có sai sót không chấp nhận thanh toán được thì ngân hàng thành viên nhận phải trả lại lệnh thanh toán sai này cho ngân hàng đã gửi lệnh thanh toán vào phiên thanh toán bù trừ kế tiếp. Tuyệt đối nghiêm cấm việc các ngân hàng thành viên chuyển tiếp lệnh thanh toán
Khi nhận được lệnh thanh toán bổ sung chuyển tiền thiếu của ngân hàng thành viên gửi lệnh, ngân hàng thành viên nhận lệnh phải đối chiếu, kiểm soát chặt chẽ lại lệnh thanh toán bị sai thiếu và lệnh thanh toán bổ sung, nếu hợp lệ thì hạch toán lệnh thanh toán bổ sung như các lệnh thanh toán bình thường khác
Nợ TK: Thanh toán bù trừ của NHTV Có TK: Các khoản chờ thanh toán khác Có TK: Thích hợp
|
Toàn bộ số tiền Số tiền thừa Số tiền đúng
|
Nợ TK: Thích hợp Nợ TK: Các khoản chờ thanh toán khác Có TK: Thanh toán bù trừ của NHTV
|
Số tiền đúng Số tiền thừa Toàn bộ số tiền
|
Nợ TK: Các khoản chờ thanh toán khác Có TK: Thanh toán bù trừ của NHTV
|
Số tiền chuyển thừa trên Lệnh chuyển Có bị sai thừa
|
Nợ TK: Thanh toán bù trừ của NHTV Có TK: Các khoản chờ thanh toán khác
|
Số tiền thừa trên Lệnh chuyển Nợ bị sai thừa
|
Nợ TK: tiền gửi của khách hàng Có TK: thanh toán bù trừ của NHTV
|
Số tiền chuyển thừa Phải trả ngân hàng A
|
- Không được hạch toán kết quả thanh toán bù trừ điện tử có sai sót.
- Điện tra soát Ngân hàng chủ trì để xác định nguyên nhân sai sót:
+ Nếu xác định nguyên nhân sai sót là do lỗi kĩ thuật hoặc do ngân hàng chủ trì tính sai thì đề nghị Ngân hàng chủ trì gửi lại Bảng kết quả thanh toán trù điện tử đúng và tiến hành hạch toán bình thường (sau khi đã nhận được bảng kết quả thanh toán bù trừ đúng).
+ Nếu xác định nguyên nhân sai sót là do xâm nhập hệ thống trái phép từ bên ngoài vào làm sai lệch số liệu thì phải phối hợp với Ngân hàng chủ trì và các cơ quan chức năng tìm biện pháp xử lý đồng thời ngừng hoạt động thanh toán bù trừ điện tử. Hoạt động thanh toán bù trừ điện tử chỉ được hoạt động lại sau khi đã được làm rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp bảo mật khác có đủ điều kiện ngăn chặn sự xâm nhập từ bên ngoài vào.
a/ Đối với Lệnh thanh toán sai địa chỉ khách hàng (Lệnh thanh toán chuyển đúng Ngân hàng thành viên nhận lệnh nhưng không có người nhận lệnh hoặc người nhận lệnh mở tài khoản tại ngân hàng khác): Ngân hàng thành viên nhận lệnh hạch toán vào tài khoản các khoản chờ thanh toán khác sau đó lập Lệnh thanh toán trả lại Ngân hàng thành viên gửi lệnh kèm với thông báo từ chối thanh toán Lệnh thanh toán (ghi dõ lí do). Nghiêm cấm việc Ngân hàng thành viên tự ý chuyển tiếp Lệnh thanh toán.
b/ Khi kiểm soát phát hiện các sai sót như sai tên, số liệu tài khoản của người nhận lệnh thanh toán (đúng tên nhưng sai số liệu hoặc ngược lại) ký hiệu chứng từ, loại nghiệp vụ:
Ngân hàng thành viên nhận lệnh chưa được hạch toán Lệnh thanh toán mà phải tra soát ngay Ngân hàng thành viên gửi lệnh, chỉ sau khi kiểm soát lại đúng mới xử lý tiếp. Ngân hàng thành viên nhận lệnh thống kê các sai sót vào sổ theo dõi lệnh thanh toán bị sai sót để phục vụ cho công tác tra cứu, đối chiếu khi cần thiết.
Khi nhận được trả lời tra soát của ngân hàng thành viên gửi lệnh, Ngân hàng thành viên nhận lệnh tiến hành xử lý hạch toán theo đúng quy định.
Trường hợp đến phiên quyết toán thanh toán bù trừ điện tử mà ngân hàng thành viên nhận lệnhh vẫn không nhận được trả lời tra soát của Ngân hàng thành viên gửi lệnh thì ngân hàng thành viên nhận lệnh sẽ trả lại các lệnh thanh toán bị sai cho ngân hàng thành viên gửi lệnh.
Khi tiếp cận yêu cầu huỷ lệnh chuyển Có (đối với huỷ lệnh chuyển Có) hoặc lệnh huỷ lệnh chuyển Nợ (đối với huỷ lệnh chuyển Nợ) của khách hàng, Ngân hàng thành viên gửi lệnh phải kiểm tra tính hợp lệ của yêu cầu huỷ lệnh chuyển Có hoặc lệnh huỷ lệnh chuyển Nợ. Nếu không hợp lệ thì trả lại cho khách hàng, nếu hợp lệ thì xử lý:
Ngân hàng thành viên gửi lệnh gửi cho khách hàng thông báo chấp nhận yêu cầu huỷ lệnh chuyển Có hoặc lệnh huỷ lệnh chuyển Nợ và không tiến hành thực hiện lệnh thanh toán đó (không hạch toán).
- Đối với yêu cầu huỷ lệnh chuyển có:
+ Căn cứ vào Yêu cầu huỷ lệnh chuyển Có hợp lệ của khách hàng, kế toán viên thanh toán bù trừ điện tử bổ sung các yếu tố của yêu cầu huỷ lệnh chuyển Có (theo mẫu phụ lục số 3) và ghi chữ kí điện tử của mình lên yêu cầu huỷ.
+ Người kiểm soát phải kiểm soát lại các yếu tố của yêu cầu huỷ lệnh chuyển Có vừa lập với Yêu cầu huỷ lệnh chuyển Có của khách hàng để đảm bảo sự chính xác và khớp đúng. Nếu đúng người kiểm soát ghi chữ kí điện tử của mình lên Yêu cầu huỷ để gửi ngay đến Ngân hàng thành viên nhận lệnh.
Ngân hàng thành viên gửi lệnh phải ghi nhập sổ theo dõi yêu cầu huỷ lệnh chuyển Có đã gửi đi.
Khi nhận được lệnh chuyển Có của ngân hàng nhận lệnh hoàn trả lại số tiền của lệnh chuyển Có bị huỷ, ngân hàng thành viên gửi lệnh căn cứ vào lệnh chuyển Có đến hạch toán:
Nợ TK: Thanh toán bù trừ của NHTV
Có TK: Thích hợp (TK trước đây đã ghi nợ)
- Đối với huỷ lệnh chuyển Nợ có uỷ quyền:
Căn cứ vào lệnh huỷ, ngân hàng thành viên gửi lệnh tiến hành trích tài khoản của khách hàng đã ghi có trước đây để chuyển trả lại ngân hàng thành viên nhận lệnh:
Nợ TK: thích hợp (TK trước đây đã ghi có)
Có TK: thanh toán bù trừ của NHTV
- Nếu phát hiện yêu cầu huỷ lệnh chuyển Có bị sai sót thì ngân hàng thành viên nhận lệnh lập thông báo từ chối chấp nhận yêu cầu huỷ lệnh chuyển Có (ghi rõ lí do từ chối) gửi trả lại ngân hàng thành viên gửi lệnh đồng thời phải thông báo lí do từ chối với ngân hàng chủ trì biết.
- Nếu nhận được lệnh huỷ lệnh chuyển Nợ bị sai sót (Lệnh này nhận được trong phiên thanh toán bù trừ) thì Ngân hàng thành viên nhận lệnh xử lý như đối với lệnh chuyển Có bị sai.
a/ Huỷ một lệnh thanh toán chưa được thực hiện
Ngân hàng thành viên nhận lệnh gửi ngay cho Ngân hàng thành viên gửi lệnh thông báo chấp nhận Yêu cầu huỷ.
- Đối với lệnh chuyển Có:
+ Căn cứ vào lệnh chuyển Có đến (lệnh chuyển có bị huỷ) hạch toán:
Nợ TK thanh toán bù trừ của NHTV
Có TK các khoản chờ thanh toán khác
+ Căn cứ Yêu cầu huỷ để lập lệnh chuyển Có trả tại ngân hàng thành viên gửi lệnh vào phiên bù trừ kế tiếp và hạch toán
Nợ TK các khoản chờ thanh toán khác
Có TK thanh toán bù trừ của NHTV
- Đối với lệnh chuyển Nợ:
+ Căn cứ vào lệnh huỷ lệnh chuyển Nợ đến hạch toán
Nợ TK thanh toán bù trừ của NHTV
Có TK thích hợp (trước đây đã ghi Có theo lệnh chuyển Nợ của phiên TTBT trước đó)
b/ Huỷ một lệnh thanh toán đã được thực hiện:
- Đối với Yêu cầu huỷ lệnh chuyển Có đến:
+ Nếu lệnh chuyển Có đến đã được thực hiện thì ngân hàng thành viên nhận lệnh phải gửi ngay yêu cầu huỷ cho khách hàng để thông báo. Chỉ trong trường hợp khách hàng đồng ý (bằng văn bản) hoặc nộp tiền mặt lập chứng từ thanh toán trích tài khoản của mình để chuyển trả thì ngân hàng thành viên nhận lệnh mới thực hiện Yêu cầu huỷ và lập Lệnh chuyển có để thanh toán bù trừ và hạch toán:
Nợ TK thích hợp (TK trước đây đã ghi Có theo lệnh chuyển Có bị huỷ của phiên TTBT trước đó)
Có TK thanh toán bù trừ của NHTV
Sau đó phải gửi lại thông báo chấp nhận yêu cầu huỷ cho ngân hàng thành viên gửi lệnh và ngân hàng chủ trì biết.
+ Đối với Yêu cầu huỷ không được sự chấp thuận chuyển trả của khách hàng thì ngân hàng thành viên nhận lệnh lập thông báo từ chối chấp nhận Yêu cầu huỷ (ghi rõ lí do) gửi lại ngân hàng thành viên gửi lệnh và ngân hàng chủ trì biết.
- Đối với lệnh huỷ lệnh chuyển Nợ đến:
Căn cứ vào lệnh huỷ lệnh chuyển Nợ đến ngân hàng thành viên nhận lệnh hạch toán:
Nợ TK thanh toán bù trừ của NHTV
Có TK thích hợp (TK trước đây đã ghi Nợ theo lệnh chuyển Nợ của phiên TTBT trước đó)
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Giám đốc Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Giám Đốc chi nhánh ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo thực hiện quy trình này trong đơn vị mình.
PHỤ LỤC SỐ: 1A
LỆNH CHUYỂN CÓ
Số lệnh:..........(2)................. Ngày lập............/........../..................(2)..............
Ký hiệu chứng từ và nội dung loại nghiệp vụ:..............................(2)..............
Ngày giá trị:..................................................................................(2)..............
Ngân hàng thành viên gửi lệnh:.......(2)....... Mã NH:......(1).........(2)..............
Ngân hàng thành viên Nhận lệnh:....(2)...... Mã NH:.......(1).........(2).............
Người trả/chuyển tiền:............................................. (1).................................
Địa chỉ/Số CMND, Hộ chiếu:.................................. (1).................................
Tài khoản:................................................................ (1).................................
Tại Ngân hàng (KBNN):.......................................... (1).................................
Người thụ hưởng:.................................................... (1).................................
Địa chỉ/Số CMND, Hộ chiếu:................................. (1).................................
Tài khoản:................................................................ (1).................................
Tại Ngân hàng (KBNN):.......................................... (1).................................
Mã số thuế của người nộp thuế:............................... (1).................................
Mục lục Ngân sách của người nộp ngân sách:......... (1).................................
Nội dung:.............................................(1)......................................................
Số tiền bằng số ........(1)........(2).......VNĐ |
.........................................................................................
Số tiền bằng chữ:..................................(1)..................
.......................................................................................
NGÂN HÀNG CHỦ TRÌ TTBT - Xác nhận đã kiểm soát..........(ký tên)...... - Người kiểm soát..............(tên)................. |
Truyển đi lúc.........giờ..........phút
Ngày ........../............./.............
NGÂN HÀNG THÀNH VIÊN GỬI LỆNH
KẾ TOÁN |
KIỂM SOÁT (3) |
Nhận lúc........... giờ.......... phút
Ngày........../.........../..................
NGÂN HÀNG THÀNH VIÊN NHẬN LỆNH
KẾ TOÁN |
KIỂM SOÁT |
Ghi chú:
- Đối với khách hàng không có tài khoản thì phải ghi rõ địa chỉ, số chứng minh, ngày cấp, nơi cấp.
- (1) Yếu tố do kế toán giao dịch nhập dữ liệu
- (2) Yếu tố do kế toán thanh toán bù trừ điện tử nhập dữ liệu.
- (3) Yếu tố của người kiểm soát (trưởng phòng kế toán).
- Riêng đối với chứng từ thanh toán với kho bạc thì các NHTV phải ghi đầy đủ các yếu tố mã số thuế, Mục lục Ngân sách theo đúng mục lục Ngân sách của đơn vị nộp ngân sách.
Riêng yếu tố ký hiệu chứng từ và nội dung loại nghiệp vụ: Phải ghi ký hiệu của chứng từ và nội dung loại nghiệp vụ dùng để làm căn cứ lập lên Lệnh thanh toán này (ví dụ: Uỷ nhiệm chi chuyển tiền).
PHỤ LỤC SỐ: 1B
LỆNH CHUYỂN NỢ
Số lệnh:..........(2)................. Ngày lập............/........../..................(2)..............
Ký hiệu chứng từ và nội dung loại nghiệp vụ:..............................(2)..............
Ngày giá trị:..................................................................................(2)..............
Ngân hàng thành viên gửi lệnh:.......(2)....... Mã NH:......(1).........(2)..............
Ngân hàng thành viên Nhận lệnh:....(2)...... Mã NH:.......(1).........(2).............
Người thụ hưởng:.................................................... (1).................................
Địa chỉ/Số CMND, Hộ chiếu:................................. (1).................................
Tài khoản:................................................................ (1).................................
Tại Ngân hàng (KBNN):.......................................... (1).................................
Mã số thuế của người nộp thuế:............................... (1).................................
Mục lục Ngân sách của người nộp ngân sách:......... (1).................................
Người trả tiền:.......................................................... (1).................................
Địa chỉ/Số CMND, Hộ chiếu:.................................. (1).................................
Tài khoản:................................................................ (1).................................
Tại Ngân hàng (KBNN):.......................................... (1).................................
Nội dung:.............................................(1)......................................................
Số tiền bằng số ........(1)........(2).......VNĐ |
.........................................................................................
Số tiền bằng chữ:..................................(1)..................
.......................................................................................
NGÂN HÀNG CHỦ TRÌ TTBT - Xác nhận đã kiểm soát..........(ký tên)...... - Người kiểm soát..............(tên)................. |
Truyển đi lúc.........giờ..........phút
Ngày ........../............./.............
NGÂN HÀNG THÀNH VIÊN GỬI LỆNH
KẾ TOÁN |
KIỂM SOÁT (3) |
Nhận lúc........... giờ.......... phút
Ngày........../.........../............
NGÂN HÀNG THÀNH VIÊN NHẬN LỆNH
KẾ TOÁN |
KIỂM SOÁT |
Ghi chú:- Đối với khách hàng không có tài khoản thì phải ghi rõ địa chỉ, Số chứng minh, ngày cấp nơi cấp.
- (1) Yếu tố do kế toán giao dịch nhập dữ liệu
- (2) Yếu tố do kế toán thanh toán bù trừ điện tử nhập dữ liệu.
- (3) Yếu tố của người kiểm soát (Trưởng phòng kế toán)
- Riêng đối với chứng từ thanh toán với Kho bạc thì các NHTV phải ghi đầy đủ các yếu tố mã số thuế. Mục lục Ngân sách theo đúng mục lục Ngân sách của đơn vị nộp ngân sách.
* Riêng yếu tố ký hiệu chứng từ và nội dung loại nghiệp vụ: Phải ghi ký hiệu của chứng từ và nội dung loại nghiệp vụ dùng để làm căn cứ lập lên lệnh thanh toán này (ví du: Uỷ nhiệm thu)
PHỤ LỤC SỐ: 2
LỆNH HUỶ LỆNH CHUYỂN NỢ
Số lệnh:....................(2)................. Ngày lập....../....../...........(2)...........................
Ký hiệu chứng từ và nội dung loại nghiệp vụ........................(2)...........................
Ngày giá trị............................................................................(2)...........................
Ngân hàng thành viên gửi lệnh.......(2)....... Mã NH.....(1).....(2)...........................
Ngân hàng thành viên nhận lệnh....(2)........ Mã NH.....(1).....(2)..........................
Người phát lệnh:............................................................(1)....................................
Địa chỉ/số CMND, Hộ chiếu:........................................(1)....................................
Tài khoản.......................................................................(1)....................................
Tại Ngân hàng (KBNN).................................................(1)....................................
Người nhận lệnh:..........................................................(1)....................................
Địa chỉ/Số CMND, Hộ chiếu.......................................(1)....................................
Tài khoản.....................................................................(1).....................................
Tại Ngân hàng (KBNN) ...............................................(1).....................................
Mã số thuế của người nộp thuế....................................(1).....................................
Mục lục Ngân sách của người nộp Ngân sách.............(1).....................................
Nội dung:........... (Huỷ số tiền của Lệnh chuyển Nợ số:.......... Ký hiệu Lệnh:.............. Lập ngày....../.....lý do............)......................(1)......................................
Số tiền bằng chữ........................................................(1)........................................
NGÂN HÀNG CHỦ TRÌ TTBT - Xác nhận đã kiểm soát.....(ký tên)...... - Người kiểm soát..............(tên)............ |
Truyển đi lúc............giờ...........phút
Ngày........./............/.............
NGÂN HÀNG THÀNH VIÊN GỬI LỆNH
KẾ TOÁN |
KIỂM SOÁT (3) |
Nhận lúc.........giờ...........phút
Ngày........./........./...........
NGÂN HÀNG THÀNH VIÊN NHẬN LỆNH
KẾ TOÁN |
KIỂM SOÁT |
Ghi chú:
- (1) Yếu tố do kế toán giao dịch nhập dữ liệu
- (2) Yếu tố do kế toán thanh toán bù trừ điện tử nhập dữ liệu
- (3) Yếu tố của người kiểm soát (Trưởng phòng kế toán)
- Riêng đối với chứng từ thanh toán với kho bạc thì các NHTV phải ghi đầy đủ các yếu tố mã số thuế. Mục lục Ngân sách theo đúng mục lục Ngân sách của đơn vị nộp Ngân sách.
PHỤ LỤC SỐ: 3
YÊU CẦU HUỶ LỆNH CHUYỂN CÓ
Lập ngày......./......./....... |
Số.................... |
Ngân hàng thành viên gửi lệnh:........................(Ngân hàng A)......Mã NH............
Ngân hàng thành viên nhận lệnh:.....................(Ngân hàng B).......Mã NH............
Căn cứ vào.........................................số..................lập ngày......../......./.................
của..........................................................................................................................
Địa chỉ/Số CMND.................................................................................................
Yêu cầu...........(Ngân hàng thành viên B)........Huỷ lệnh chuyển Có số.................
Lập ngày......../........./...........và chuyển trả lại theo địa chỉ sau:
Người nhận tiền:....................................................................................................
Địa chỉ/Số CMND, Hộ chiếu................................................................................
Tài khoản...............................................................................................................
Tại Ngân hàng (KBNN) .........................................................................................
Mã số thuế của người nộp thuế..............................................................................
Mục lục Ngân sách của người nộp Ngân sách.......................................................
SỐ TIỀN Y/C HUỶ BẰNG SỐ..............................VNĐ
|
Lý do huỷ...............................................................
................................................................................
................................................................................
Số tiền Yêu cầu huỷ (bằng chữ) .............................
................................................................................
Truyền đi lúc.......giờ.........phút
Ngày......../.........../...........
NGÂN HÀNG THÀNH VIÊN GỬI
KẾ TOÁN |
KIỂM SOÁT |
Nhận lúc........giờ........phút
Ngày......../........../...........
NGÂN HÀNG THÀNH VIÊN NHẬN
KẾ TOÁN |
KIỂM SOÁT |
Ghi chú:
- Riêng đối với chứng từ thanh toán với Kho bạc thì các NHTV phải ghi đầy đủ các yếu tố mã số thuế. Mục lục Ngân sách theo đúng mục lục Ngân sách của đơn vị nộp Ngân sách.
PHỤ LỤC SỐ: 4
NGÂN HÀNG THÀNH VIÊN
............(Tên NHTV)...............
Mã NH....................................
Số.............../BKTV-TTBTĐT
BẢNG KÊ
CÁC LỆNH THANH TOÁN CHUYỂN ĐI NGÂN HÀNG CHỦ TRÌ
Phiên TTBT số............ngày......../........./...............
Số TT |
Số lệnh |
Ngày lập lệnh |
Ký hiệu lệnh |
Mã NHTV nhận lệnh |
Doanh số phát sinh |
||
|
|
|
|
|
Nợ |
Có |
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
|
A/ Các lệnh thanh toán chưa được xử lý bù trừ của phiên TTBTĐT trước để lại: |
|||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng A: |
|
|
|||||
B/ Các lệnh thanh toán phát sinh trong phiên TTBT |
|||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng B: |
|
|
|||||
I/ Cộng P/S (A+B): |
xxx |
xxx |
|||||
II/ Chênh lệch: (Nợ hoặc Có) |
|
xxx |
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng hợp Lệnh thanh toán chuyển đi Ngân hàng chủ trì TTBTĐT:
|
Số món |
Số tiền |
Lệnh chuyển Có và Lệnh huỷ Lệnh chuyển Nợ |
|
|
Lệnh chuyển Nợ |
|
|
Lập lúc:......giờ.....phút
Ngày ..../..../.....
KẾ TOÁN |
KIỂM SOÁT |
CHỦ TÀI KHOẢN |
Ghi chú :
- Mẫu này do Ngân hàng thành viên lập (2 bản): 1 bản lưu tại NHTV; 1 bản gửi Ngân hàng chủ trì trước thời điểm tiến hành phiên TTBTĐT.
- Ký hiêu Lệnh:
30- Lệnh chuyển Có - thể hiện vào cột DSPS Có (cột 7)
31- Lệnh chuyển Nợ - thể hiện vào cột DSPS Nợ (cột 6)
32- Huỷ lệnh chuyển tiền - thể hiện vào cột DSPS Có (cột 7)
- Yếu tố của chủ tài khoản (Giám đốc) ngân hàng thành viên trường hợp NHNN đóng vai trò là trung gian chuyển tiếp Lệnh thanh toán thì không cần ghi yếu tố này.
- Các Lệnh thanh toán chuyển đi được sắp xếp theo số Lệnh thanh toán
PHỤ LỤC SỐ: 5
NGÂN HÀNG CHỦ TRÌ TTBTĐT
Mã NH:...........................................
........................................................
Số:.........................../KQ- TTBTĐT
BẢNG KẾT QUẢ THANH TOÁN BÙ TRỪ ĐIỆN TỬ
THANH TOÁN VỚI NGÂN HÀNG:......... Tên (NHTV)... Mã NH:...........
Trong phiên TTBTĐT số:.............. ngày...../...../.........
TK Nợ:.................... TK Có:.................... |
A. Các lệnh thanh toán của Ngân hàng thành viên gửi đi đã được xử lý bù trừ:
Số TT |
Số lệnh |
Ngày lập lệnh |
Ký hiệu lệnh |
Mã NHTV nhận lệnh |
Số tiền |
|
|
|
|
|
|
Được thu |
Phải trả |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I/ Cộng P/S: |
xxx |
xxx |
||||
II/ Chênh lệch: (Nợ hoặc Có) |
|
xxx |
B. Các lệnh thanh toán ngân hàng thành viên nhận về trong phiên thanh toán bù trừ:
Số TT |
Số lệnh |
Ngày lập lệnh |
Ký hiệu lệnh |
Mã NHTV gửi lệnh |
Số tiền |
|
|
|
|
|
|
Được thu |
Phải trả |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I/ Cộng P/S: |
xxx |
xxx |
||||
II/ Chênh lệch: (Nợ hoặc Có) |
xxx |
|
C. Số tiền chênh lệch ngân hàng thành viên phải thanh toán hoặc được hưởng (được thu):
- Tổng số tiền được thu: (Tổng cộng cột 6 phần A + Tổng cộng cột 6 phần B) - Tổng cộng cột 7 phần A + Tổng cộng cột 7 phần B):
- Hoặc tổng số tiền phải trả: (Tổng cộng cột 7 phần A + Tổng cộng cột 7 phần B) - (Tổng cộng cột 6 phần A + tổng cộng cột 6 phần B):
Số tiền bằng chữ (được thu/phải trả):................................................
D. Các lệnh thanh toán chưa xử lý bù trừ chuyển phiên sau (trong ngày) hoặc trả lại ngân hàng thành viên (vào cuối ngày):
Số TT |
Số lệnh |
Ngày lập lệnh |
Ký hiệu lệnh |
Mã NHTV nhận lệnh |
Số tiền |
|
|
|
|
|
|
Nợ |
Có |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng: |
|
|
Truyền đi lúc....... giờ.... phút
Ngày......../......../..............
NGÂN HÀNG CHỦ TRÌ TTBTĐT Lập lúc:...giờ.... phút..... Ngày....../......./........... LẬP BẢNG KIỂM SOÁT (ký tên) |
NGÂN HÀNG THÀNH VIÊN NHẬN Nhận lúc:...giờ.... phút..... Ngày........./....../......... KẾ TOÁN KIỂM SOÁT |
Ghi chú:
Tại phần A: Các lệnh thanh toán chuyển đi được sắp xếp theo số lệnh thanh toán
+ Ký hiệu Lệnh:
30- Lệnh chuyển Có - thể hiện vào cột phải trả (cột 7)
31- Lệnh chuyển Nợ - thể hiện vào cột được thu (cột 6)
32- Huỷ lệnh chuyển tiền - thể hiện vào cột phải trả (cột 7)
- Tại phần B các lệnh thanh toán được sắp xếp theo trật tự "mã ngân hàng thành viên gửi lệnh".
+ Kí hiệu Lệnh:
30- Lệnh chuyển Có - thể hiện số tiền vào cột được thu (cột 6)
31- Lệnh chuyển Nợ - thể hiện số tiền vào cột phải trả (cột 7)
32- Huỷ lệnh chuyển Nợ - thể hiện số tiền vào cột được thu (cột 6)
PHỤ LỤC SỐ: 6
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC TỈNH, TP.....
NGÂN HÀNG CHỦ TRÌ TTBTĐT
Số:..../BK-TTBTĐT
BẢNG TỔNG HỢP KIỂM TRA
KẾT QUẢ THANH TOÁN BÙ TRỪ ĐIỆN TỬ
Phiên TTBTĐT:.............. Ngày ..../.../.....
STT |
Tên ngân hàng thành viên |
Mã NH |
Tổng số được thu |
Tổng số phải trả |
Chênh lệch |
|||
|
|
|
Số món |
Số tiền |
Số món |
Số tiền |
Được thu |
Phải trả |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
01 |
Ngân hàng thành viên 1 |
|
|
|
|
|
|
|
02 |
Ngân hàng thành viên 2 |
|
|
|
|
|
|
|
03 |
Ngân hàng thành viên 3 |
|
|
|
|
|
|
|
04 |
Ngân hàng thành viên 4 |
|
|
|
|
|
|
|
.... |
......... |
|
|
|
|
|
|
|
n |
Ngân hàng thành viên n |
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng: |
|
|
|
|
|
|
- Về tổng số tiền:
Tổng số tiền được thu = tổng số tiền phải trả (tổng cộng cột 5 = tổng cộng cột 7)
Chênh lệch số tiền được thu = chênh lệch số tiền phải trả (tổng cộng cột 8 = tổng cộng cột 9)
- Về tổng số món:
Tổng số món được thu=Tổng số món phải trả (tổng cộng cột 4=tổng cộng cột 6)
NGÂN HÀNG CHỦ TRÌ
LẬP BẢNG |
KIỂM SOÁT |
Ghi chú: - Bảng này chỉ lập tại ngân hàng chủ trì để kiểm tra kết quả thanh toán bù trừ tại phiên đó.
- Căn cứ vào bảng kết quả TTBTĐT (số tổng cộng) của từng NHTV (phụ lục 7) để lập bảng này.
PHỤ LỤC SỐ: 7
NGÂN HÀNG THÀNH VIÊN
MÃ NGÂN HÀNG...........................
Số:..../KT
ĐIỆN XÁC NHẬN
KẾT QUẢ THANH TOÁN BÙ TRỪ ĐIỆN TỬ
PHIÊN SỐ........./ TRONG NGÀY
Lập ngày ........../........./.............
Kính gửi: (tên Ngân hàng chủ trì)..................... mã Ngân hàng................
Căn cứ...........................................................................................
Ngân hàng........ (Tên Ngân hàng thành viên) Mã NH..................
Xác nhận kết quả thanh toán bù trừ phiên số....../trong ngày của NH như sau:
Nội dung |
Số phải thu của các NH khác |
Số phải trả của các NH khác |
Chênh lệch |
|
|||
|
S.món |
S.tiền |
S.món |
S.tiền |
Phải thu |
Phải trả |
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
|
I. Các Lệnh thanh toán gửi đi đã thanh toán bù trừ |
|
|
|
|
|
|
|
II. Các lệnh thanh toán đã nhận về |
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Số tiền bằng chữ (được thu hoặc phải trả):....................................................
Truyền đi lúc.... giờ... phút
Ngày..../.../...
KẾ TOÁN |
KIỂM SOÁT |
CHỦ TÀI KHOẢN |
Ghi chú:
- Nếu xác nhận kết quả TTBT trong phiên thì bỏ trong ngày và ngược lại
- Đối với xác nhận kết quả TTBT trng phiên thì căn cứ vào Bảng kết quả TTBT, đối với xác nhận TTBTĐT trong ngày thì không ghi yếu tố này.
PHỤ LỤC SỐ: 8
NGÂN HÀNG CHỦ TRÌ TTBTĐT
MÃ NH...........................
Số:..../BK-TTBTĐT
BẢNG TỔNG HỢP THANH TOÁN BÙ TRỪ ĐIỆN TỬ
Ngày..../..../....
Của ngân hàng thành viên:.................. Mã NH................
I. Tổng hợp các Lệnh thanh toán đã được bù trừ trong ngày:
Số TT |
Phiên TTBT số |
Bảng kết quả TTBT số |
Số chênh lệch |
|||
|
|
|
Được thu |
Phải trả |
||
|
|
|
S.món |
S.Tiền |
S.món |
S.Tiền |
1 |
2 |
3 |
5 |
6 |
7 |
8 |
A- Lệnh thanh toán của NH gửi đi trong ngày: |
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng (A): |
|
|
|
|
||
B- Lệnh thanh toán của NH nhận vé trong ngày: |
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng (B): |
|
|
|
|
||
Tổng cộng (A+B): |
|
|
|
|
Tổng số chênh lệch phải thanh toán trong ngày:
- Tổng số tiền được thu trong ngày: (Tổng số Cột 6 - Tổng số Cột 8)
- Hoặc Tổng số tiền phải trả trong ngày: (Tổng số Cột 8 - Tổng số Cột 6)
Số tiền bằng chữ (Được thu/Phải trả):..................................................................
II. Các lệnh thanh toán còn lại cuối ngày không được xử lý bù trừ:
STT |
Số lệnh |
Ký hiệu Lệnh |
Mã NHTV nhận Lệnh |
Doanh số phát sinh |
Lý do không được Thanh toán bù trừ |
|
|
|
|
|
Nợ |
Có |
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng: |
|
|
|
Truyền đi lúc... giờ....phút
Ngày.../.../....
NGÂN HÀNG CHỦ TRÌ TTBTĐT Lập lúc:...giờ.... phút..... Ngày....../......./........... LẬP BẢNG KIỂM SOÁT (ký tên) |
NGÂN HÀNG THÀNH VIÊN NHẬN Nhận lúc:...giờ.... phút..... Ngày........./....../......... KẾ TOÁN KIỂM SOÁT |
PHỤ LỤC SỐ: 9
NGÂN HÀNG THÀNH VIÊN
.................Tên NHTV...............
Mã NH:.....................................
ĐIỆN TRA SOÁT
Ngày tra soát: ....../....../........Số:.............
Tra soát Ngân hàng:.................(tên NHTV)............. Mã NH..........................
Theo Lệnh chuyển Nợ/Có số:...............Ký hiệu lệnh:......Ngày lập..../....../......
Số tiền bằng chữ:.............................................. Số tiền bằng số
Nội dung tra soát:.............................................
..........................................................................................................................
Truyền đi lúc .........giờ .........phút
Ngày ......../......../............
KẾ TOÁN |
KIỂM SOÁT |
PHẦN TRẢ LỜI TRA SOÁT
Ngân hàng:.....................(tên NHTV)............................... Mã NH:...................
Trả lời tra soát của Ngân hàng:......................................... Mã NH:...................
Nội dung trả lời:................................................................................................
...........................................................................................................................
Truyền đi lúc ........giờ.......phút
Ngày ......../........../...........
KẾ TOÁN |
KIỂM SOÁT |
PHỤ LỤC SỐ: 10
NGÂN HÀNG THÀNH VIÊN
...................................
Mã NH: .......................
THÔNG BÁO CHẤP NHẬN/TỪ CHỐI LỆNH THANH TOÁN
Lập ngày........../........./........... Số:......................
Kính gửi: (Tên Ngân hàng thành viên...................Mã NH............)
Ngân hàng:............(tên NHTV gửi Lệnh).................Mã NH..............
Thông báo đã chấp nhận/từ chối:..........................................
Số Lệnh:.................. Ký hiệu Lệnh:................. Ngày lập:......../......../..............
Ngân hàng thành viên Gửi Lệnh:............................Mã NH..............................
Ngân hàng thành viên Nhận Lệnh:.........................Mã NH..............................
Người phát Lệnh:..............................................................................................
Địa chỉ/Số CMND:...........................................................................................
Tài khoản:.........................................................................................................
Tại ngân hàng:...................................................................................................
Người nhận Lệnh:..............................................................................................
Địa chỉ/Số CMND:.........................................................................................
Tài khoản:.........................................................................................................
Tại ngân hàng:...................................................................................................
Số tiền bằng chữ...........................................
...................................................................... Số tiền bằng số
Lý do từ chối:...................(dùng trong trường hợp từ chối).............................
Truyền đi lúc....giờ.......phút
Ngày....../......../..........
NGÂN HÀNG (KBNN) NHẬN LỆNH
KẾ TOÁN |
KIỂM SOÁT |
Nhận lúc ......giờ........phút
Ngày......./......../..........
NGÂN HÀNG (KBNN) GỬI LỆNH
KẾ TOÁN |
KIỂM SOÁT |
Ghi chú:
- Nếu chấp nhận thì bỏ từ chối và ngược lại
- Nếu từ chối thì ghi rõ lý do, nếu chấp nhận thì không ghi yếu tố này.
Phụ lục số: 11
NGÂN HÀNG THÀNH VIÊN ................................... Số:......./BB-BTĐT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------------------ |
BIÊN BẢN SỰ CỐ KỸ THUẬT
TRONG THANH TOÁN BÙ TRỪ ĐIỆN TỬ
Chúng tôi gồm có:
1/ Ông (bà):.................................Chức vụ:........................................................
2/ Ông (bà):.................................Chức vụ:........................................................
3/ Ông (bà):.................................Chức vụ:........................................................
Nhất trí xác định sự cố kỹ thuật trong thanh toán bù trừ điện tử sau đây:
- Sự cố kỹ thuật:............................(mô tả sự cố)...............................................
- Thời điểm xẩy ra sự cố:.................Giờ...........phút, ngày........./....../..............
- Nguyên nhân:.................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Hậu quả của sự cố kỹ thuật: .............................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Phương án xử lý sự cố kỹ thuật:........................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
......... ngày..... tháng..... năm.......
CÁN BỘ TIN HỌC |
KIỂM SOÁT |
GIÁM ĐỐC |
Phụ lục số: 12
NGÂN HÀNG THÀNH VIÊN ................................... Số:......./BB-BTĐT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------------------ |
BIÊN BẢN CHUYỂN TIỀN (THỪA/THIẾU)
Chúng tôi gồm có:
1/ Ông (bà):................................. Chức vụ:........................................................
2/ Ông (bà):................................. Chức vụ:........................................................
3/ Ông (bà):................................. Chức vụ:........................................................
Nhất trí xác định tình trạng, nguyên nhân và trách nhiệm trong việc chuyển tiền....... (thừa/thiếu)........... dưới đây:
Lệnh chuyển (Nợ/Có) số:....... Ký hiệu Lệnh..... Ngày lập Lệnh:....../....../.........
Ngân hàng thành viên Gửi Lệnh:............................ Mã NH..............................
Ngân hàng thành viên Nhận Lệnh:......................... Mã NH..............................
Người phát Lệnh:..............................................................................................
Địa chỉ/Số CMND:.........................................................................................
Tài khoản:.........................................................................................................
Tại ngân hàng (KBNN):...................................................................................
Người nhận Lệnh:..............................................................................................
Địa chỉ/Số CMND, Hộ chiếu:........................................................................
Tài khoản:.........................................................................................................
Tại ngân hàng (KBNN):....................................................................................
Số tiền ...............................................................................................................
Đã chuyển....... (thừa/thiếu)....... là:......... đồng (bằng chữ:..............................)
Nguyên nhân sai sót:.........................................................................................
..........................................................................................................................
Người chịu trách nhiệm:...................................................................................
..........................................................................................................................
Đề nghị quí Ngân hàng:............... căn cứ Biên bản này để........... (thu hồi ngay hoặc xử lý trả tiếp cho khách hàng)....... số tiền đã chuyển... (thừa/thiếu)...... nói trên.
......... ngày..... tháng..... năm.......
KẾ TOÁN |
KIỂM SOÁT |
GIÁM ĐỐC |
Phụ lục số: 13
NGÂN HÀNG....................... Tỉnh, thành phố...... ....................... |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------------------ Ngày.... tháng...... năm....... |
ĐƠN XIN THAM GIA THANH TOÁN BÙ TRỪ ĐIỆN TỬ
Kính gửi: Ngân hàng..........................
(Ngân hàng chủ trì thanh toán bù trừ điện tử)
Tên tôi là:........ Giám đốc chi nhánh Ngân hàng (KBNN)...... tỉnh, thành phố.... có mở tài khoản tiền gửi thanh toán số hoặc có hạn mức chi trả...... tại chi nhánh Ngân hàng.........tỉnh, thành phố...................................
Căn cứ qui chế và qui trình kỹ thuật về thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng, xét thấy đơn vị chúng tôi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện, năng lực để tham gia hệ thống thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng và trở thành Ngân hàng thành viên của hệ thống thanh toán bù trừ điện tử. Chúng tôi làm đơn này:
Đề nghị chi nhánh Ngân hàng.....................tỉnh, thành phố............cho chi nhánh Ngân hàng (KBNN).......................được tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng do chi nhánh Ngân hàng............... làm chủ trì thanh toán bù trừ điện tử.
Chi nhánh Ngân hàng (KBNN)................................. xin cam kết.
1- Cam kết chấp hành đúng, đầy đủ Quy chế và quy trình kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng. Lập đúng, đầy đủ, kịp thời các chứng từ (Lệnh thanh toán) và các Bảng kê thanh toán bù trừ điện tử, đảm bảo số liệu chính xác, rõ ràng. Hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung, số liệu, mất mát, gây tổn thất do lỗi của đơn vị mình.
2- Chấp thuận việc ngân hàng chủ trì thanh toán bù trừ điện tử chủ động trích tài khoản tiền gửi của chi nhánh Ngân hàng (KBNN)................. chúng tôi theo Bảng kết quả thanh toán bù trừ điện tử để thanh toán khoản chênh lệch phải trả lớn hơn được thu của Ngân hàng chúng tôi để trả cho các Ngân hàng thành viên khác; và thanh toán cho Ngân hàng (KBNN).............. chúng tôi số chênh lệch được thu lớn hơn phải trả trong thanh toán bù trừ điện tử.
3- Ngân hàng (KBNN).............. chúng tôi xin cam kết thanh toán đầy đủ sòng phẳng các khoản Nợ trong thanh toán bù trừ điện tử. Nếu không đảm bảo khả năng chi trả thì bị xử lý theo các quy định hiện hành.
4- Trong trường hợp không tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng nữa, Ngân hàng (KBNN)......... chúng tôi sẽ thông báo bằng văn bản đến Ngân hàng chủ trì trước 15 ngày.
Ý KIẾN CỦA NGÂN HÀNG CHỦ TRÌ THANH TOÁN BÙ TRỪ ĐIỆN TỬ |
NGÂN HÀNG (KBNN)....TỈNH, THÀNH PHỐ.... Giám đốc (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) |