Quyết định 1568/QĐ-BNN-TCTS 2023 Kế hoạch làm việc với đoàn thanh tra EC về chống khai thác bất hợp pháp

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 1568/QĐ-BNN-TCTS

Quyết định 1568/QĐ-BNN-TCTS của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể và kịch bản đón và làm việc với đoàn thanh tra EC lần 4 về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU)
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:1568/QĐ-BNN-TCTSNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Phùng Đức Tiến
Ngày ban hành:18/04/2023Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Tập trung vào nội dung công tác kiểm soát tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài

Ngày 18/4/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định 1568/QĐ-BNN-TCTS về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể và kịch bản đón và làm việc với đoàn thanh tra EC lần 4 về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Quyết định này có những điểm đáng chú ý như sau:

1. Mục tiêu dự kiến của Kế hoạch nhằm đánh giá kết quả triển khai các khuyến nghị của EC tại thông báo “Cảnh báo thẻ vàng” của EC ngày 23/10/2017, trong đó tập trung vào kiểm tra các khuyến nghị của Đoàn sau chuyến thanh tra lần 3 vào tháng 10/2022 để đưa ra kết luận có thể gỡ bỏ hoặc duy trì cảnh báo “Thẻ vàng” đối với sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam.

2. Kiểm tra kết quả triển khai các khuyến nghị của Uỷ ban Châu Âu về IUU, trong đó tập trung vào công tác kiểm soát tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, kiểm soát tàu cá ra vào cảng và hoạt động trên biển, kiểm soát nguyên liệu nhập khẩu, và truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác.

3. Lãnh đạo Chính phủ, Trưởng ban chỉ đạo phòng chống khai thác IUU tiếp đoàn tiếp tục khẳng định cam kết, nỗ lực và quyết tâm hành động của Chính phủ Việt Nam trong việc chống khai thác IUU; tranh thủ sự ủng hộ của Uỷ ban Châu Âu đối với quan hệ hợp tác thương mại hai chiều giữa Việt Nam - Liên minh Châu Âu nói chung cũng như xây dựng nghề cá có trách nhiệm, hội nhập, phát triển bền vững nói riêng để sớm tháo gỡ thẻ vàng.

Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định 1568/QĐ-BNN-TCTS tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

_______

Số: 1568/QĐ-BNN-TCTS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 _________________

Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2023

 

 

QUYẾT ĐỊNH

V/v phê duyệt Kế hoạch tổng thể và kịch bản đón và làm việc với đoàn thanh tra EC lần 4 về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU)

_______________________

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

Căn cứ Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22/12/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản.

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tổng th  và kịch bản đón và làm việc với đoàn thanh tra EC về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). 

Điều 2. Căn cứ vào Kế hoạch tổng thể được phê duyệt , các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch và kịch bản chi tiết đón đoàn EC theo nội dung và yêu cầu được phân công trong Kế hoạch tổng thể này. 

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Cục trưởng các Cục: Thú y, Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản, Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, UBND và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh/thành phố ven biển thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

- Như Điều 4;

- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);

- Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang (để b/c);

- Bộ trưởng (để b/c);

- Văn phòng Chính phủ (để ph/h);

- Các Bộ: Quốc phòng; Công An; Ngoại giao; Tài chính; Giao thông vận tải;

- Cổng thông tin điện tử Bộ NN&PTNT;

- Lưu: VT, TCTS.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

Phùng Đức Tiến

 

 

 

Phụ lục

KẾ HOẠCH TỔNG THỂ VÀ KỊCH BẢN ĐÓN VÀ LÀM VIỆC VỚI ĐOÀN THANH TRA EC LẦN 4 VỀ CHỐNG KHAI THÁC BẤT HỢP PHÁP, KHÔNG BÁO CÁO VÀ KHÔNG THEO QUY ĐỊNH (IUU)

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1568/QĐ-BNN-TCTS ngày 18 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

______________________

 

A. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH VÀ NỘI DUNG LÀM VIỆC VỚI ĐOÀN THANH TRA

I. Mục tiêu làm việc và thành phần của Đoàn Thanh tra

1. Mục tiêu: đánh giá kết quả triển khai các khuyến nghị của EC tại thông báo “Cảnh báo thẻ vàng” của EC ngày 23/10/2017, trong đó tập trung vào kiểm tra các khuyến nghị của Đoàn sau chuyến thanh tra lần 3 vào tháng 10/2022 để đưa ra kết luận có thể gỡ bỏ hoặc duy trì cảnh báo “Thẻ vàng” đối với sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam.

2. Thành phần: Dự kiến Đoàn gồm có 12 người, bao gồm:

- Tổng vụ các vấn đề về Biển và Thuỷ sản (05 người):

+ Trưởng đoàn: Phó Tổng Vụ trưởng các vấn đề về Biển và Thủy sản của EC (DG-MARE)/Vụ trưởng Vụ Quản trị Đại dương quốc tế và Nghề cá Bền vững

+ Ông Roberto Cesari - Trưởng Bộ phận IUU;

+ Bà Sara Perucho Martinez - Cán bộ chính sách IUU;

+ Ông Matthieu Serna - Cán bộ chính sách IUU.

- Cơ quan kiểm soát nghề cá của EC (01 người);

- Phái đoàn EC tại Việt Nam (06 người):

+ Đại sứ Phái đoàn EU tại Việt Nam;

+ Trưởng Bộ phận Kinh tế Thương mại;

+ Phó trưởng Bộ phận Kinh tế Thương mại;

+ Cán bộ, Phòng Thương mại (02 người).

- Phiên dịch.

3. Nội dung kiểm tra: Kiểm tra kết quả triển khai các khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu về IUU, trong đó tập trung vào công tác kiểm soát tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, kiểm soát tàu cá ra vào cảng và hoạt động trên biển, kiểm soát nguyên liệu nhập khẩu, và truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác.

II. Dự kiến Chương trình làm việc của Đoàn Thanh tra từ ngày 24/5 - 31/5/2023

1. Kiểm tra thực địa và làm việc kĩ thuật: Ngày 24/5-28/5/2023

- Ngày 23/5/2023: Đoàn đến Việt Nam, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chào mừng Đoàn.

- Ngày 24- 28/5/2023: Đoàn làm việc với Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản, một số doanh nghiệp xuất khẩu, kiểm tra thực địa tại cảng cá chỉ định PSMA và tại địa phương.

- Ngày 29-30/5/2023: Làm việc kỹ thuật với Tổng cục Thuỷ sản.

2. Đối thoại cấp cao ngày: Ngày 31/5/2023

- Ngày 31/5/2023 (9h00 Sáng): Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, Tổng cục Thủy sản làm việc với Đoàn để trao đổi về các kết luận của Đoàn thanh tra

- Ngày 31/5/2023 (13h30 Chiều): Đoàn báo cáo kết quả thanh tra với Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Lãnh đạo Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống IUU tiếp đoàn: dự kiến 16h00 Chiều 31/5/2023.

4. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chiêu đãi đoàn: chiều tối ngày 30/5/2023

B. KỊCH BẢN ĐÓN VÀ LÀM VIỆC VỚI ĐOÀN

I. Mục tiêu

- Tiếp tục khẳng định cam kết mạnh mẽ của Việt Nam chống khai thác IUU, tiến tới hài hòa quy định quốc tế và phát triển bền vững ngành khai thác thủy sản Việt Nam.

- Tạo được niềm tin và sự hiểu biết lẫn nhau đối với hiện trạng, những nỗ lực và quyết tâm của Việt Nam trong chống khai thác IUU cũng như trong chuyển đổi từ nghề cá nhân dân sang nghề cá có trách nhiệm và phát triển bền vững qua thực thi Luật Thuỷ sản 2017.

- Thể hiện việc chủ động tăng cường hợp tác với EU trong việc thúc đẩy và triển khai có kết quả các khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu tại “cảnh báo thẻ vàng” về khai thác IUU.

II. Yêu cầu

1. Yêu cầu chung: đảm bảo công tác đón đoàn chu đáo, hiệu quả, đúng chính sách đối ngoại và đạt kết quả thành công.

2. Yêu cầu cụ thể:

- Đảm bảo được khung nội dung, chương trình làm việc với Đoàn.

- Thống nhất được các nội dung trong công tác phân công Chuẩn bị và tổ chức thực hiện.

- Bảo đảm tính chủ động trong vai trò là cơ quan chủ trì và theo đúng lễ tân đối ngoại.

- Chủ động trong công tác phối hợp đảm bảo an ninh, an toàn và thuận lợi cho các hoạt động của Đoàn.

III. Kịch bản chi tiết làm việc với Đoàn

1. Lãnh đạo Chính phủ, Trưởng ban chỉ đạo phòng chống khai thác IUU tiếp Đoàn

a) Mục tiêu: Tiếp tục khẳng định cam kết, nỗ lực và quyết tâm hành động của Chính phủ Việt Nam trong việc chống khai thác IUU; tranh thủ sự ủng hộ của Ủy ban Châu Âu đối với quan hệ hợp tác thương mại hai chiều giữa Việt Nam - Liên minh Châu Âu nói chung cũng như xây dựng nghề cá có trách nhiệm, hội nhập, phát triển bền vững nói riêng để sớm tháo gỡ thẻ vàng.

b) Thời gian và địa điểm:

- Thời gian tiếp đoàn: Dự kiến 16h00 chiều 31/5/2023 (thứ 4).

- Địa điểm tiếp: Văn phòng Chính phủ.

c) Thành phần:

- Đoàn Thanh tra IUU của Ủy ban Châu Âu (05 người); Phái đoàn EU tại Việt Nam gồm có 04 đại diện: Đại sứ - Trưởng Phái đoàn; 04 cán bộ Phái đoàn EU tại Việt Nam; Phiên dịch.

- Phía Việt Nam: Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang; Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ và thành viên Ban chỉ đạo thuộc các Bộ: Ngoại Giao, Công Thương, Quốc phòng, Công An, Nông nghiệp và PTNT; các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT (Vụ Hợp tác quốc tế - chủ trì, Tổng cục Thuỷ sản).

d) Nội dung:

- Trao đổi về quan hệ hợp tác, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu, vai trò của Hiệp định tự do hoá thương mại đối với hợp tác thương mại hai chiều giữa hai Bên.

- Nỗ lực chính trị và hành động quyết liệt của Chính phủ Việt Nam trong việc hướng tới quản lý nghề cá có trách nhiệm và phát triển bền vững, chống khai thác bất hợp pháp và triển khai các khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu về khai thác IUU.

- Trao đổi trực tiếp các nội dung kết luận của Đoàn Thanh tra lần 4 về các vấn đề cần sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng chống khai thác IUU.

2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT làm việc với Đoàn

a) Mục tiêu: tiếp tục khẳng định cam kết, nỗ lực và quyết tâm hành động của Bộ Nông nghiệp và PTNT trong việc phát triển nghề cá bền vững và chống khai thác IUU; cung cấp các bằng chứng thực tiễn trong việc triển khai có hiệu quả các khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu về IUU.

b) Thời gian và địa điểm:

- Thời gian: dự kiến 13h30 chiều 31/5/2023 (thứ Tư).

- Địa điểm: Phòng họp Hoa Sen (2A2), Bộ NN&PTNT.

c) Thành phần:

- Đoàn Thanh tra IUU của Ủy ban Châu Âu (05 người); Phái đoàn EU tại Việt Nam gồm có 06 đại diện: Đại sứ - Trưởng Phái đoàn; 04 cán bộ Phái đoàn EU tại Việt Nam; Phiên dịch (01 người).

- Phía Việt Nam:

+ Bộ trưởng Lê Minh Hoan.

+ Thứ trưởng Phùng Đức Tiến.

+ Lãnh đạo Văn phòng Bộ, Thư ký Lãnh đạo Bộ.

+ Các đơn vị thuộc Bộ: Vụ Hợp tác quốc tế - chủ trì; Văn phòng Bộ, Vụ Pháp chế; Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản, Cục Thú y; Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Văn phòng SPS);

+ Tổng cục Thủy sản: Lãnh đạo Tổng cục Thủy sản, Vụ Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế, Vụ Khai thác Thủy sản, Vụ Pháp chế Thanh Tra, Cục Kiểm ngư, Trung tâm Thông tin Thủy sản, Tổ công tác IUU.

d) Nội dung:

- Nghe đoàn Thanh tra trao đổi các kết luận chính của Đoàn.

- Bộ trưởng cập nhật các nỗ lực chính trị và hành động quyết liệt của Việt Nam trong việc hướng tới quản lý nghề cá có trách nhiệm và phát triển bền vững, chống khai thác bất hợp pháp và triển khai các khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu về khai thác IUU.

- Làm rõ 1 số điểm khó triển khai đối với 1 số khuyến nghị của EC như: Kết quả điều tra nguồn lợi thủy sản trong vùng biển Việt Nam, kiểm soát nguồn nguyên liệu có nguồn gốc từ khai thác nhập khẩu vào Việt Nam, xử lý đối với các tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài....

3. Làm việc với Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản về kiểm soát nguyên liệu nhập khẩu và doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu

a) Nội dung:

- Kết quả triển khai khuyến nghị của EC về xây dựng các quy trình và yêu cầu về hồ sơ nhằm đảm bảo không có thủy sản có nguồn gốc từ IUU nào được nhập khẩu vào Việt Nam, bất kể sử dụng phương tiện vận tải nào, tức là dù chở bằng tàu vận tải đông lạnh hay tàu công-ten-nơ. Giấy chứng nhận xuất xứ hoặc giấy chứng nhận kiểm tra thú y không thể là bằng chứng cho tính hợp pháp của thủy sản. (DG MARE khuyến nghị ít nhất phải có quy định rõ ràng đối với việc cung cấp tên của các tàu đã khai thác số thủy sản đó, và một bản sao giấy phép khai thác của các tàu đó).

- Những cải thiện trong việc giám sát của cơ quan chức năng đối với các hệ thống truy xuất nguồn gốc tại các doanh nghiệp chế biến và thực hiện các hoạt động đối chiếu số lượng tổng thể ngẫu nhiên (tức là xác minh rằng số lượng và nguồn gốc thủy sản theo báo cáo khi thủy sản rời khỏi doanh nghiệp chế biến + phần còn lại trong kho có tương đương với số lượng và nguồn gốc thủy sản đối với cùng một loài mà doanh nghiệp chế biến đã nhập vào hay không) thông qua hoạt động kiểm tra có sự tham gia của Hải quan.

- Kết quả kiểm tra và xác minh liên quan đến lô hàng cá kiếm đã kiểm tra tại hai nhà máy tại Khánh Hòa trong đợt thanh tra tháng 10/2022, cũng như điểm đến thực sự của cá kiếm đã được xuất khẩu sang Đài Loan, nhằm xác nhận rằng số lượng nhập vào và xuất đi của hai doanh nghiệp này vào năm 2021 và 2022 là tương đương nhau, cả về khối lượng cũng như xuất xứ.

- Cập nhật các thông tin liên quan đến khuyến nghị của Đoàn EC về việc kiểm soát thủy sản nhập khẩu dưới dạng công-ten-nơ.

- Hiện trạng, kết quả kiểm soát sản phấm IUU nhập vào Việt Nam theo quy định của Hiệp định biện pháp quốc gia có cảng; Kiểm tra năng lực thẩmđịnh hồ sơ, thanh kiểm tra trên tàu đối với nguyên liệu hải sản nhập khẩu vào Việt Nam từ tàu nước ngoài thuộc diện phải kiểm soát theo quy định của Hiệp định biện pháp quốc gia có cảng đảm bảo tính hợp pháp của nguồn nguyên liệu này, gửi biên bản kiểm tra cho các cơ quan chức năng của quốc gia mà tàu treo cờ và xác minh một cách hiệu quả tính hợp pháp của thủy sản từ khai thác (kiểm tra chéo lộ trình của tàu chuyển tải theo (các) giấy phép của tàu).

- Kiểm tra công tác quản lý theo chuỗi nguyên liệu hải sản khai thác tại Việt Nam và nguyên liệu hải sản có nguồn gốc từ nước ngoài được sử dụng xuất sang thị trường Châu Âu đảm bảo thực hiện kiểm soát theo hệ thống từ nguồn nguyên liệu đầu vào đến công tác quản lý tại các nhà máy chế biến và thực hiện các quy định kiểm soát tính hợp pháp của sản phẩm và truy xuất được nguồn gốc khi xuất sang thị trường Châu Âu.

b) Thời gian và địa điểm: ngày 26/5/2023

- Ngày 26/5/2023 (Sáng): làm việc với Cục Thú y và các đơn vị liên quan về kiểm soát sản lượng cập bến từ tàu nước ngoài và kiểm soát nguyên liệu nhập khẩu tại cảng chỉ định PSMA; Làm việc với Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản; kiểm tra doanh nghiệp chế biến có hàng xuất sang thị trường Châu Âu.

- Ngày 26/05/2023 (Chiều): kiểm tra doanh nghiệp chế biến có hàng xuất sang thị trường Châu Âu.

c) Thành phần:

- Đoàn Thanh tra IUU của Ủy ban Châu Âu, và Phái đoàn EU tại Việt Nam.

- Phía Việt Nam: Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Tổng cục Thủy sản (Lãnh đạo Tổng cục, Vụ KHCN&HTQT, Vụ Khai thác thủy sản, Vụ Pháp chế Thanh tra, Trung tâm Thông tin Thủy sản, Thư ký tổ IUU).

d) Yêu cầu

- Chủ trì xây dựng kế hoạch và kịch bản chi tiết đón đoàn EC theo các nội dung và yêu cầu được phân công.

- Đảm bảo các nội dung làm việc với Đoàn EC đáp ứng được các khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu tại Báo cáo giám sát lần 3 gửi Việt Nam ngày 19/12/2022.

- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, dữ liệu, phương tiện đảm bảo cho công tác thẩmđịnh hồ sơ theo yêu cầu của bạn trên địa bàn Đoàn Thanh tra EC đến làm việc.

- Cung cấp được số liệu sản lượng nguyên liệu hải sản được nhập khẩu qua các cảng giao thông quốc tế khớp với số liệu nguyên liệu nhập khẩu tại các doanh nghiệp.

- Hệ thống quản lý đảm bảo quản lý và truy xuất, tách bạch được nguồn nguyên liệu từ nhập khẩu và nguồn nguyên liệu khai thác từ biển Việt Nam đối với lô hàng xuất khẩu sang thị trường EU.

- Hệ thống quản lý sản xuất tại doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Châu Âu đáp ứng được yêu cầu truy xuất nguồn gốc của Châu Âu; kiểm soát và truy xuất nhanh chóng nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất bao gồm cả nguồn nguyên liệu từ nhập khẩu và nguồn nguyên liệu từ khai thác trong nước.

- Thông tin do Doanh nghiệp được Đoàn EC đến kiểm tra cung cấp phải khớp với hệ thống của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản và Cục Thú y về quản lý nguyên liệu nhập khẩu; các Chi cục Thủy sản cấp giấy chứng nhận khai thác và các Cảng cá cấp giấy biên nhân và xác nhận nguyên liệu khai thác trong nước.

4. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến và Tổng cục Thuỷ sản làm việc với Đoàn

a) Nội dung:

* Triển khai Luật Thuỷ sản và các văn bản dưới Luật

- Cập nhật kết quả triển khai khuyến nghị của EC tại cuộc thanh tra lần 3 đối với sửa đổi 1 số điểm trong Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 42/2019/NĐ-CP và Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 26/2019/NĐ-CP, cụ thể:

+ Rà soát và sửa đổi các quy trình, thủ tục nhập khẩu đối với tàu cá nước ngoài;

+ Quy định về chuyển hạn ngạch giấy phép khai thác xa bờ giữa các tỉnh, cũng như giữa các loại nghề đảm bảo không làm gia tăng tổng số giấy phép cho mỗi loại nghề;

+ Quy định rõ các tiêu chí cụ thể đưa cảng cá ra khỏi sanh sách cảng cá chỉ định đủ điều kiện xác nhận nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc từ khai thác;

+ Tăng mức phạt, tịch thu sản phẩm với các hành vi nghiêm trọng, tàu vượt ngoài ranh giới phải xử phạt ngay...

- Tổng hợp hồ sơ xử phạt triển khai Nghị định số 42/2019/NĐ-CP, đặc biệt thực hiện nghiêm các quy định xử phạt đối với tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài nằm trong danh sách tàu cá IUU, các hành vi vi phạm nghiêm trọng được quy định tại Điều 20 của Nghị Định, các hành vi về theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá. Hồ sơ, dữ liệu xử phạt phải đảm bảo theo dõi được lịch sử vi phạm, tái phạm theo từng hành vi, hình thức xử lý cụ thể đối với từng hành vi vi phạm và kết quả xử lý.

- Tiến độ việc xây dựng và triển khai hồ sơ theo dõi xử phạt tại trung ương, và quy định bắt buộc báo cáo đối với tất cả các tỉnh, để hồ sơ này có thể được sử dụng như một công cụ nhằm đảm bảo việc giám sát chặt chẽ các vụ việc mà cơ quan chức năng đã tiến hành xử lý, bao gồm cả việc áp dụng các chế tài xử phạt nghiêm khắc hơn trong trường hợp tái phạm, hay việc tước giấy phép khai thác thủy sản vĩnh viễn.

- Kết quả triển khai đối với khuyến nghị của EC trong việc: thực hiện một cơ chế xử phạt đủ sức răn đe, có hệ thống và nhất quán trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam; tăng cường chiến lược phát hiện, truy tố và ngăn chặn các hoạt động vi phạm pháp luật của tàu cá Việt Nam tại vùng biển của nước thứ ba.

- Kết quả triển khai các văn bản chỉ đạo địa phương sau các đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo tại địa phương.

* Về theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động của tàu cá:

- Hiện trạng, kết quả kiểm soát tàu cá Việt Nam ra vào cảng và kiểm soát sản lượng lên bến đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật hiện hành về ra vào cảng, nhật ký khai thác, kiểm tra chéo với VMS, kiểm soát bốc dỡ, và lưu trữ hồ sơ tại tất cả các tỉnh.

- Kết quả chuẩn hóa việc lưu trữ hồ sơ tại tất cả các cảng, bao gồm các thông tin thống nhất trong giám sát ra, vào cảng, sản lượng thủy sản được bốc dỡ, ghi chép các vi phạm và các chế tài xử lý đã được áp dụng.

- Kết quả lập danh sách tàu nguy cơ cao và cải thiện việc trao đổi thông tin liên quan đến danh sách tàu có nguy cơ cao trong nước nhằm đảm bảo có một danh sách tổng hợp và đầy đủ gửi đến tất cả các ban quản lý cảng, Chi cục Thủy sản và Biên phòng ở các tỉnh, đồng thời định kỳ hàng tuần có báo cáo về các tàu có nguy cơ cao gửi về Tổng cục Thủy sản (các tỉnh không xác định có tàu nào thuộc nguy cơ cao thì cũng phải gửi báo cáo nêu rõ là không có).

- Kết quả về chế tài xử lý đối với các tỉnh không báo cáo đầy đủ về quá trình xử lý các phát hiện vi phạm từ hệ thống giám sát hành trình, hoặc không thực hiện các biện pháp xử lý đã được quy định trong luật, đặc biệt là vi phạm về cấp giấy biên nhận, xác nhận, chứng nhận nguồn gốc hải sản từ khai thác. Các cảng không tuân thủ quy định này sẽ bị xóa khỏi danh sách các cảng được phép cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác (SC).

- Kết quả triển khai lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá theo quy định.

- Tổng hợp kết quả theo dõi và xử lý hình ảnh tàu cá vượt ranh giới ra ngoài vùng biển Việt Nam, tàu cá ngắt kết nối...

- Hiện trạng sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia (VNFISHBASE) về quản lý đăng ký tàu cá, giấy phép khai thác thủy sản đồng bộ, chia sẻ từ trung ương đến địa phương, tích hợp tất cả các cơ sở dữ liệu cấp tỉnh trong một cơ sở dữ liệu chung.

- Kết quả Rà soát quy trình đang áp dụng trong trường hợp ngắt kết nối VMS của các tàu từ 24m trở lên để đảm bảo các trường hợp vi phạm nghiêm trọng có thể bị phát hiện và bị xử phạt.

- Kết quả cải thiện sự phản hồi của các địa phương về biện pháp xử lý đã thực hiện đối với toàn bộ và từng trường hợp nghi ngờ vi phạm được Trung tâm Giám sát tàu cá trung ương phát hiện.

- Các biện pháp phù hợp đảm bảo thay thế các thiết bị VMS có dấu hiệu trục trặc nghiêm trọng tái diễn.

- Lập danh sách tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, khớp nối với các nguồn khác nhau, và kết quả xử phạt các tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài.

- Hiện trạng sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về quản lý đăng ký tàu cá, giấy phép khai thác thủy sản đồng bộ, chia sẻ từ trung ương đến địa phương.

* Quản lý đội tàu:

- Kết luận và hành động thực thi liên quan đến 2 con tàu được nhập khẩu tại tỉnh Khánh Hòa vào năm 2015 (KH 90368-TS và KH 99988-TS) dựa trên kết quả điều tra về tên và lịch sử trước đó của chúng (bao gồm cả các mối liên hệ có thể được thiết lập với Malaysia và Bolivia).

Kết quả rà soát các trường hợp tàu cá khác được nhập khẩu vào Việt Nam trong vòng 10 năm trở lại đây đặc biệt hai tàu được nhập khẩu tại tỉnh Khánh Hòa vào năm 2015, và kiểm tra cẩn thận hồ sơ đã nộp trước khi đăng ký, cũng như đặc điểm của tàu để đảm bảo những tàu này không có khả năng là tàu nằm trong danh sách IUU và các biện pháp, chế tài xử lý đối với các tàu IUU.

- Kết quả triển khai khuyến nghị về: Duy trì việc cấm đăng ký tàu mới và nghề mới; Các biện pháp kiểm soát cụ thể để đảm bảo các tàu gần đây đã bị đưa ra khỏi số liệu chính thức về đội tàu khai thác thực sự là những tàu không còn khả năng tham gia vào các hoạt động khai thác (trên số liệu VNFISHBASE); Triển khai các biện pháp như kế hoạch cắt giảm đội tàu, áp dụng hạn ngạch khai thác đối với một số loài hoặc nhóm loài nhất định, hoặc giới hạn số ngày một số tàu nhất định được phép hoạt động trên biển để đảm bảo sự cân bằng tốt hơn giữa quy mô đội tàu và nguồn lợi biển hiện có.

- Tiến độ xây dựng Quy hoạch khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, trong đó tập trung làm rõ số liệu điều tra nguồn lợi thuỷ sản phù hợp với qui mô đội tàu Việt Nam qua các thời kì đảm bảo cơ sở quy hoạch, tổ chức lại đội tàu khai thác hải sản phù hợp với khả năng cho phép của nguồn lợi hải sản....

- Cung cấp số liệu điều tra nguồn lợi thuỷ sản phù hợp với qui mô đội tàu Việt Nam qua các thời kì (Việc công bố trữ lượng nguồn lợi hải sản đã được điều tra ở một số vùng biển làm cơ sở quy hoạch, tổ chức lại đội tàu khai thác hải sản phù hợp với khả năng cho phép của nguồn lợi hải sản.).

* Chứng nhận khai thác và truy xuất nguồn gốc:

- Kết quả triển khai truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm khai thác từ các tàu cá Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU, đặc biệt công tác cấp giấy biên nhận, xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác và cấp giấy chứng nhận thủy sản khai thác tại các địa phương.

- Báo cáo về những xác minh liên quan đến sản lượng cá kiếm bất thường đã được Cảng cá Cơ khí tàu thuyền tại Vũng Tàu cấp giấy xác nhận cho công ty TNHH Thịnh Hưng.

- Kết quả, hiện trạng triển khai khuyến nghị của EC về yêu cầu tất cả các cảng được chỉ định phải gửi về Tổng cục Thủy sản, theo tần suất hàng ngày, chi tiết về tất cả các hoạt động bốc dỡ thủy sản được thực hiện tại cảng trong 24 giờ qua. Biện pháp xử lý của Tổng cục Thủy sản khi có bất kỳ hoạt động bốc dỡ thủy sản bất thường nào, đồng thời hạn chế rủi ro trong việc làm giả hồ sơ bốc dỡ, từ đó xin cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác (SC); Biện pháp cải thiện sự phối hợp và chia sẻ thông tin giữa các tỉnh để đảm bảo rằng cùng một giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác (SC) không thể được sử dụng song song ở hai địa phương khác nhau (Phía DG MARE khuyến nghị tích hợp tất cả các cơ sở dữ liệu cấp tỉnh trong một cơ sở dữ liệu chung, và các tỉnh khi trao đổi với tỉnh khác để xác nhận tính chân thực của số liệu trong một giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác (SC) cụ thể thì phải đồng thời gửi một bản cho Tổng cục Thủy sản).

* Tàu vi phạm vùng biển nước ngoài

- Cập nhật số liệu tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài, có so sánh, đánh giá kết quả theo từng giai đoạn. Số liệu cần phải khớp với số liệu của các địa phương, các nước và danh sách tàu cá IUU đăng trên trang web của Tổng cục Thủy sản.

- Kết quả và các giải pháp kiểm soát có hiệu quả hiện trạng tàu cá Việt Nam khai thác trái phép tại vùng biển nước ngoài (có số liệu, hồ sơ minh chứng cụ thể).

- Các giải pháp tăng cường sự phối hợp giữa chính quyền trung ương và địa phương, đảm bảo theo dõi tất cả các trường hợp tàu cá vi phạm khai thác IUU được chuyển đến cơ quan thẩmquyền địa phương được xử lý và cập nhật đầy đủ với Trung ương thông qua hệ thống phản hồi giữa Trung ương và địa phương về nội dung này.

* Một số vấn đề khác như: Hợp tác quốc tế về IUU trong ASEAN

b) Thời gian và địa điểm

- Thời gian: Ngày 29-30/5/2023

- Địa điểm: Phòng họp 103 A2, Trụ sở Tổng cục Thủy sản và Trung tâm Thông tin thủy sản.

c) Thành phần

- Đoàn Thanh tra IUU của Ủy ban Châu Âu, và Phái đoàn EU tại Việt Nam.

- Phía Việt Nam: Bộ Quốc phòng, Bộ Công An, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Tổng cục Thủy sản (Lãnh đạo Tổng cục, Văn phòng Tổng cục, Vụ Kế hoạch Tài chính, Vụ KHCN&HTQT, Vụ Khai thác thủy sản, Vụ Pháp chế Thanh tra, Cục Kiểm ngư, Trung tâm Thông tin Thuỷ sản, Vụ Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi thủy sản, Tổ IUU).

d) Yêu cầu

- Chủ trì xây dựng kế hoạch và kịch bản chi tiết đón đoàn EC theo các nội dung và yêu cầu được phân công.

- Đảm bảo các nội dung làm việc với Đoàn EC đáp ứng được các khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu tại Báo cáo giám sát lần 3 gửi Việt Nam ngày 19/12/2022.

- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, dữ liệu, phương tiện đảm bảo cho công tác làm việc của Đoàn tại Việt Nam.

5. Các tỉnh làm việc với đoàn

a) Nội dung

Tập trung kiểm tra: (i) Công tác kiểm soát tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài; (ii) Kiểm soát tàu cá ra vào cảng, tàu cá hoạt động trên biển, kiểm soát hoạt động khai thác IUU tại cảng cá; (iii) Kiểm tra thực hiện các quy định về: thực hiện lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, công tác quản lý vận hành và xử lý dữ liệu tàu cá bị mất kết nối và ra ngoài vùng biển Việt Nam; (iv) Kiểm tra việc thực hiện các quy định về: Đăng kí, cấp phép khai thác cho tàu cá; Lập danh sách tàu cá khai thác IUU, danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU; Trách nhiệm của thuyền trưởng của tàu khai thác từ vùng lộng trở ra phải cập cảng chỉ định; Nhật kí khai thác, và các quy định liên quan đến trách nhiệm báo cáo của các bên trong quản lý khai thác thủy sản; Đánh dấu tầu cá; Kiểm tra tàu cá và giám sát sản lượng thuỷ sản tại cảng cá...; (v) Kiểm tra công tác xác nhận, chứng nhận nguồn gốc hải sản khai thác cho các lô hàng đã xuất khẩu sang Châu Âu; (vi) công tác quản lý cường lực khai thác của các đội tàu của địa phương phù hợp với hiện trạng nguồn lợi, đảm bảo phát triển nghề cá bền vững; (vii) kiểm soát sản lượng cập trên địa bàn tỉnh; (viii) Làm việc với 01 đến 02 doanh nghiệp có lô hàng xuất đi Châu Âu để kiểm tra hồ sơ, qui trình xác nhận, chứng nhận nguyên liệu hải sản được khai thác tại vùng biển Việt Nam và nguyên liệu nhập khẩu.

b) Thời gian và địa điểm: Từ ngày 23/5/2023-29/05/2023

c) Thành phần:

- Đoàn Thanh tra IUU của Ủy ban Châu Âu, và Phái đoàn EU tại Việt Nam.

- Phía Việt Nam: Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng nông sản và thủy sản , Tổng cục Thủy sản (Lãnh đạo Tổng cục, Vụ KHCN&HTQT, Vụ Khai thác thủy sản, Vụ Pháp chế Thanh tra, Cục Kiểm ngư, Thư ký tổ IUU).

d) Yêu cầu

- Chủ trì xây dựng kế hoạch và kịch bản chi tiết đón đoàn EC theo các nội dung và yêu cầu được phân công.

- Thực hiện nghiêm túc, có kết quả các nhiệm vụ được giao theo chỉ đạo của: Thường trực Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về IUU và các chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về triển khai thực hiện các giải pháp chống khai thác IUU, khắc phục cảnh báo “Thẻ vàng” của EC; tập trung triển khai Luật Thủy sản năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

- Có biện pháp quyết liệt ngăn chặn, xử lý kịp thời, có kết quả tàu cá của tỉnh vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm khai thác vùng biển nước ngoài (Có hồ sơ, số liệu minh chứng được hiện trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài giảm thông qua các biện pháp đã được tỉnh áp dụng xử lý).

- Triển khai có hiệu quả các quy định về quản lý tàu cá.

- Đảm bảo tất cả các tàu cá của tỉnh, thành phố phải được đăng kí, cấp Giấy phép khai thác theo quy định và cập nhật đầy đủ vào cơ sở dữ liệu về đăng ký, cấp phép tàu cá của tỉnh, kết nối đồng bộ với cơ sở VNFISHBASE.

- Tổng hợp hồ sơ xử phạt triển khai Nghị định số 42/2019/NĐ-CP, đặc biệt thực hiện nghiêm các quy định xử phạt đối với tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài nằm trong danh sách tàu cá IUU, các hành vi vi phạm nghiêm trọng được quy định tại Điều 20 của Nghị Định, các hành vi về theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá. Hồ sơ, dữ liệu xử phạt phải đảm bảo theo dõi được lịch sử vi phạm, tái phạm theo từng hành vi, hình thức xử lý cụ thể đối với từng hành vi vi phạm và kết quả xử lý.

- Hồ sơ dữ liệu về thiết bị giám sát hành trình mất kết nối hoặc vượt ra ngoài ranh giới phải đảm bảo xử lý đến cùng, dễ truy cập.

- Đảm bảo hồ sơ xác nhận, chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu thuỷ sản đầy đủ, lưu trữ có hệ thống, dễ truy cập, đáp ứng được yêu cầu về truy xuất nguồn gốc theo chuỗi từ khâu kiểm soát tàu cá ra vào cảng, giám sát sản lượng qua cảng, thẩm định dữ liệu với cơ sở dữ liệu tàu cá, dữ liệu giám sát hành trình, danh sách tàu cá IUU, đến hồ sơ kiểm soát tại các doanh nghiệp xuất khẩu; đảm bảo tính hợp pháp của các sản phẩm được xác nhận, chứng nhận xuất sang thị trường EU.

- Doanh nghiệp xuất khẩu đi Châu Âu trên địa bàn tỉnh phải đảm bảo hệ thống quản lý hồ sơ xuất khẩu có thể truy xuất được nguồn gốc nguyên liệu nhập khẩu và nguồn gốc nguyên liệu được khai thác từ Việt Nam. Hồ sơ kiểm soát nguồn gốc nguyên liệu thủy sản từ khai thác của các doanh nghiệp trên địa bàn phải khớp với hồ sơ theo dõi nguyên liệu từ khai thác của các cơ quan quản lý.

- Duy trì vệ sinh sạch sẽ cảng cá, nước rửa sản phẩm khai thác phải là nước sạch nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm; sản phẩm khai thác lên bến và hàng hóa tập kết xuống tàu phải được xắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ.

- Có phương án đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối cho Đoàn EC trong thời gian Đoàn làm việc tại địa phương.

- Bố trí trực trong suốt thời gian đoàn kiểm tra tại Việt Nam (trong trường hợp Đoàn không đến địa bàn tỉnh) để đảm bảo cung cấp hồ sơ kịp thời theo yêu cầu của Đoàn Thanh tra EC. Thông tin cán bộ đầu mối gửi về anh Nguyễn Minh Tánh - Thư kí Tổ IUU trước ngày 10/5/2023.

6. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan chiêu đãi Đoàn

- Công tác chuẩn bị:

+ Vụ Hợp tác quốc tế: tham mưu trình Lãnh đạo Bộ xin ý kiến về lịch chiêu đãi đoàn và chuẩn bị công tác lễ tân, lựa chọn địa điểm chiêu đãi Đoàn;

+ Văn phòng Bộ: phối hợp công tác lễ tân và lựa chọn địa điểm chiêu đãi Đoàn;

+ Tổng cục Thủy sản: phối hợp công tác lễ tân và lựa chọn địa điểm chiêu đãi Đoàn; bố trí nguồn kinh phí tiệc chiêu đãi Đoàn.

- Thời gian, địa điểm:

+ Thời gian: 19:00 ngày 30/5/2023 (thứ Ba).

+ Địa điểm: Thông báo sau.

- Thành phần:

+ Đoàn Thanh tra Châu Âu; Phái đoàn Châu Âu tại Hà Nội; Phiên dịch (11 người)

+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (22 người): Bộ trưởng, Thứ trưởng, Lãnh đạo Văn phòng Bộ, Vụ Hợp tác Quốc tế, Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản, Cục Chế biến và Phát triển thị trường, Cục Thú y; Lãnh đạo Tổng cục Thuỷ sản và đại diện của các đơn vị thuộc Tổng cục Thủy sản (Vụ KHCN&HTQT; Vụ Pháp chế Thanh tra; Vụ Khai thác thủy sản; Cục Kiểm Ngư), Thư ký Bộ trưởng, chuyên viên Vụ Hợp tác quốc tế, chuyên viên Văn phòng Bộ.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi