Thông tư liên tịch 11/2008/TTLT-BTP-BNG của Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao hướng dẫn thực hiện quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch tại các Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư liên tịch 11/2008/TTLT-BTP-BNG
Cơ quan ban hành: | Bộ Ngoại giao; Bộ Tư pháp | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 11/2008/TTLT-BTP-BNG | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch | Người ký: | Hoàng Thế Liên; Nguyễn Thanh Sơn |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 31/12/2008 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Ngoại giao, Hành chính, Tư pháp-Hộ tịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư liên tịch 11/2008/TTLT-BTP-BNG
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
CỦA BỘ TƯ PHÁP - BỘ NGOẠI GIAO SỐ 11/2008/TTLT-BTP-BNG
NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2008
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUY ĐỊNH CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 158/2005/NĐ-CP NGÀY 27/12/2005 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH TẠI CÁC CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO, CƠ QUAN LÃNH SỰ
CỦA VIỆT
Căn cứ Nghị định số
93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số
15/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao;
Căn cứ Nghị định số
158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ
tịch;
Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại
giao thống nhất hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số
158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ
tịch tại các Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước
ngoài như sau:
1. Phạm vi và đối
tượng điều chỉnh
a) Thông tư liên tịch này hướng dẫn thực hiện Điều 80 của
Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký
và quản lý hộ tịch (sau đây gọi là Nghị định số 158/2005/NĐ-CP) tại các Cơ quan
đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi
chung là Cơ quan đại diện Việt Nam), bao gồm:
- Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài và có
quốc tịch Việt
- Đăng ký kết hôn
giữa hai bên nam nữ là công dân Việt
- Đăng ký khai tử cho
công dân Việt
- Đăng ký việc nhận nuôi con nuôi giữa người nhận nuôi là
công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài với trẻ em được nhận làm con nuôi là
công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài;
- Đăng ký việc giám hộ giữa công dân Việt
- Đăng ký việc nhận cha, mẹ, con giữa người nhận và người
được nhận là công dân Việt
- Đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân
tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho công dân
Việt Nam đã đăng ký tại Cơ quan đại diện Việt Nam hoặc đã đăng ký tại cơ quan
có thẩm quyền của nước ngoài và đã ghi chú vào sổ hộ tịch tại Cơ quan đại diện
Việt Nam;
- Thực hiện việc ghi vào sổ các thay đổi hộ tịch khác của
công dân Việt
- Đăng ký khai sinh,
khai tử quá hạn cho công dân Việt
- Đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi cho
công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài, mà những việc hộ tịch đó trước đây đã được
đăng ký tại Cơ quan đại diện Việt Nam;
- Thực hiện ghi vào sổ các việc: khai sinh; kết hôn; nhận
cha, mẹ, con; nuôi con nuôi của công dân Việt
- Cấp lại bản chính Giấy khai sinh; cấp bản sao giấy tờ hộ
tịch từ sổ hộ tịch cho công dân Việt Nam đã đăng ký hộ tịch tại Cơ quan đại
diện Việt Nam, mà sổ đăng ký các sự kiện hộ tịch đó đang lưu tại Cơ quan đại
diện Việt Nam;
- Cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt
b) Những việc hộ tịch sau đây được thực hiện theo quy định
tại Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân
và gia đình có yếu tố nước ngoài (sau đây gọi là Nghị định số 68/2002/NĐ-CP) và
Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP:
- Đăng ký kết hôn giữa công dân Việt
- Đăng ký việc nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với
nhau mà một bên hoặc cả hai bên định cư ở nước ngoài; hoặc đăng ký việc nhận
cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài với người nước ngoài;
- Đăng ký việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau
mà một bên hoặc cả hai bên định cư ở nước ngoài; hoặc đăng ký việc nuôi con
nuôi giữa người nước ngoài thường trú tại nước tiếp nhận xin nhận trẻ em Việt
Nam cư trú tại nước đó làm con nuôi.
2. Xác định thẩm quyền đăng ký hộ tịch
a) Đối với những nước
mà Việt
b) Đối với những nước
chưa có quan hệ ngoại giao với Việt
- Cơ quan đại diện Việt
- Cơ quan đại diện Việt
- Cơ quan khác được Bộ Ngoại giao ủy quyền thực hiện chức
năng lãnh sự.
3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư liên tịch này, các khái niệm dưới đây được
hiểu như sau:
a) “Công dân Việt
b) “Công dân Việt
c) “Công dân Việt
4. Các giấy tờ cá
nhân nộp khi đăng ký hộ tịch
Khi đăng ký hộ tịch tại Cơ quan đại diện Việt
- Hộ chiếu hoặc các giấy tờ có giá trị thay thế Hộ chiếu
(như Hộ chiếu thuyền viên; Giấy thông hành biên giới; Giấy thông hành nhập,
xuất cảnh; Giấy thông hành hồi hương; Giấy thông hành); trường hợp không có Hộ
chiếu hoặc giấy tờ thay thế Hộ chiếu, thì có thể xuất trình giấy tờ khác có giá
trị chứng minh về nhân thân (như Giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy xác
nhận đăng ký công dân, thẻ cử tri mới nhất...).
- Giấy tờ chứng minh
về tình trạng cư trú của người đó tại nước sở tại.
Khi nộp bản chụp các giấy tờ nêu trên, đương sự phải xuất
trình bản chính để đối chiếu.
5. Sử dụng biểu mẫu hộ tịch
Khi đăng ký các sự kiện hộ tịch theo hướng dẫn tại Mục II
Thông tư liên tịch này, Cơ quan đại diện Việt Nam sử dụng các biểu mẫu hộ tịch
ban hành kèm theo Quyết định số 04/2007/QĐ-BTP ngày 13 tháng 6 năm 2007 của Bộ
trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành sổ đăng ký hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch sử dụng
tại Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự của Việt Nam tại nước ngoài
(sau đây goi là Quyết định số 04/2007/QĐ-BTP).
II. ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH
1. Đăng ký khai sinh
a) Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước mà trẻ em sinh ra hoặc ở
nước mà cha, mẹ của trẻ em là công dân Việt Nam cư trú, thực hiện việc đăng ký
khai sinh.
Cơ quan đại diện Việt
b) Trình tự, thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ em được thực
hiện tương tự như quy định tại Điều 15 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP.
c) Trong trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ em có cha hoặc
mẹ là công dân Việt
d) Xác định họ và quê quán
Khi đăng ký khai sinh, họ và quê quán của con được xác định
theo họ và quê quán của người cha hoặc họ và quê quán của người mẹ theo tập
quán hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ.
Trong trường hợp đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú,
nếu không có quyết định công nhận việc nhận cha cho con, thì họ và quê quán của
con được xác định theo họ và quê quán của người mẹ.
đ) Ghi về nơi sinh
Trường hợp trẻ em được sinh ra ở nước ngoài, mục nơi sinh
được ghi theo tên thành phố, tên nước, nơi trẻ em đó được sinh ra (Ví dụ: Luân
Đôn, Liên hiệp vương quốc Anh và Bắc Ai-len; Bec-lin, Cộng hòa liên bang Đức).
e) Trong trường hợp đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú
mà vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận là cha của trẻ, thì Cơ quan
đại diện Việt Nam kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh. Trường
hợp người nhận con là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước
ngoài, thì việc đăng ký nhận con được thực hiện theo quy định tại Nghị định số
68/2002/NĐ-CP; nếu người nhận con là công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài,
thì việc đăng ký nhận con được thực hiện theo quy định tại Nghị định số
158/2005/NĐ-CP và Thông tư liên tịch này.
Khi kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh,
Thủ trưởng Cơ quan đại diện Việt
2. Đăng ký kết hôn
a) Cơ quan đại diện Việt
b) Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam nữ phải nộp Tờ khai đăng
ký kết hôn (theo mẫu quy định) và xác nhận về tình trạng hôn nhân hoặc cam đoan
về tình trạng hôn nhân theo hướng dẫn tại các điểm c, d, đ khoản này.
c) Trong trường hợp một trong hai bên nam nữ tạm trú trên
lãnh thổ nước khác, thì khi đăng ký kết hôn, Cơ quan đại diện Việt Nam nơi tiếp
nhận hồ sơ đăng ký kết hôn có trách nhiệm liên hệ với Cơ quan đại diện Việt
Nam, nơi đương sự tạm trú tại thời điểm đăng ký kết hôn để xác minh về tình
trạng hôn nhân của đương sự trong thời gian tạm trú trên lãnh thổ nước đó.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, Cơ quan đại diện Việt
Sau 5 ngày làm việc, kể từ ngày gửi yêu cầu xác minh, nếu Cơ
quan đại diện Việt Nam, nơi tiếp nhận hồ sơ đăng ký kết hôn không nhận được văn
bản trả lời của Cơ quan đại diện Việt Nam về tình trạng hôn nhân của đương sự,
thì yêu cầu đương sự nộp bản cam đoan về tình trạng hôn nhân theo hướng dẫn tại
điểm đ khoản này.
d) Trong trường hợp trước khi xuất cảnh, một trong hai bên
hoặc cả hai bên nam nữ đã đủ tuổi kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và
gia đình Việt Nam, thì khi đăng ký kết hôn người đó phải nộp thêm Giấy xác nhận
tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó cư trú cuối cùng
trước khi xuất cảnh cấp.
Trường hợp bên nam, bên nữ chứng minh được trước khi xuất
cảnh ra nước ngoài chưa đủ tuổi kết hôn hoặc đã đủ tuổi kết hôn và đã đăng ký
kết hôn, nhưng sau khi ra nước ngoài đã ly hôn hoặc người vợ, người chồng kia
đã chết, thì không cần phải có Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo hướng dẫn
tại điểm này.
đ) Đối với những người đã qua nhiều nơi cư trú khác nhau (kể
cả ở trong nước hay ở nước ngoài), thì khi đăng ký kết hôn, ngoài việc xác nhận
tình trạng hôn nhân theo hướng dẫn tại điểm c, d khoản này, đương sự phải nộp
thêm bản cam đoan về tình trạng hôn nhân của mình trong thời gian cư trú ở các
nơi đó và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã cam đoan.
Nội dung cam đoan phải thể hiện rõ về tình trạng hôn nhân.
(Ví dụ: Tôi tên là Nguyễn Văn A, hiện đang tạm trú tại ... cam đoan trong thời
gian cư trú tại... từ ngày.... đến ngày... không đăng ký kết hôn với ai. Tôi
xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung cam đoan của mình); đối với
những người đã đăng ký kết hôn, nhưng đã ly hôn hay người kia đã chết thì cũng
phải ghi rõ điều đó. (Ví dụ: Tôi tên là Nguyễn Văn A, hiện đang tạm trú tại...
cam đoan trong thời gian cư trú tại... từ ngày.... đến ngày... đã đăng ký kết
hôn, nhưng đã ly hôn theo Bản án/Quyết định ly hôn số... ngày... tháng...
năm.... của..., hiện tại chưa đăng ký kết hôn với ai. Tôi xin chịu trách nhiệm
trước pháp luật về nội dung cam đoan của mình).
e) Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn và tổ chức đăng
ký kết hôn được thực hiện tương tự như quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 18
Nghị định số 158/2005/NĐ-CP.
g) Trong trường hợp
hai bên nam nữ tạm trú tại hai nước khác nhau, thì sau khi đã đăng ký, Cơ quan
đại diện Việt Nam, nơi đã đăng ký kết hôn phải thông báo bằng văn bản cho Cơ
quan đại diện Việt Nam liên quan để biết.
3. Đăng ký khai tử
a) Cơ quan đại diện Việt
b) Người đi khai tử phải nộp Giấy báo tử hoặc giấy tờ xác nhận
về việc chết do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.
c) Trong trường hợp
công dân Việt Nam cư trú ở địa bàn nước khác, thì Cơ quan đại diện Việt Nam,
nơi đã đăng ký khai tử phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đại diện Việt
Nam, nơi công dân Việt Nam cư trú cuối cùng trước khi chết để biết.
d) Trình tự thực hiện
việc đăng ký khai tử được thực hiện tương tự như quy định tại Khoản 2 Điều 21
Nghị định số 158/2005/NĐ-CP.
4. Đăng ký việc nhận
nuôi con nuôi
a) Cơ quan đại diện Việt
b) Trong trường hợp việc nuôi con nuôi đăng ký tại Cơ quan
đại diện Việt Nam ở nước mà trẻ em được nhận làm con nuôi tạm trú, không phải
nơi tạm trú của người nhận nuôi con nuôi, thì phải có xác nhận của Cơ quan đại
diện Việt Nam ở nước mà người nhận nuôi con nuôi tạm trú về việc người đó có đủ
điều kiện nuôi con nuôi theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.
c) Trình tự, thủ tục đăng ký việc nhận nuôi con nuôi được
thực hiện tương tự như quy định tại Điều 26 và Điều 27 Nghị định số
158/2005/NĐ-CP.
d) Trong trường hợp giữa cha, mẹ đẻ và cha, mẹ nuôi có sự
thỏa thuận về việc thay đổi phần khai về cha, mẹ từ cha, mẹ đẻ sang cha, mẹ
nuôi trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của con nuôi, thì Cơ quan đại
diện Việt Nam, nơi đã đăng ký việc nuôi con nuôi đăng ký khai sinh lại cho con
nuôi theo quy định tại Khoản 2 Điều 28 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP.
đ) Trong trường hợp việc đăng ký khai sinh của con nuôi trước
đây thực hiện tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước khác, thì Cơ quan đại diện
Việt Nam, nơi đã đăng ký khai sinh lại cho con nuôi thông báo cho Cơ quan đại
diện Việt Nam, nơi đã đăng ký khai sinh cho con nuôi để cơ quan này ghi chú
việc đăng ký khai sinh lại; trường hợp Sổ đăng ký khai sinh đã chuyển lưu 01
quyển tại Bộ Ngoại giao, thì Cơ quan đại diện Việt Nam phải thông báo cho Bộ
Ngoại giao để Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự) ghi chú việc đăng ký khai sinh lại vào
Sổ đăng ký khai sinh lưu tại Bộ Ngoại giao.
e) Trong trường hợp việc đăng ký khai sinh của con nuôi trước
đây được thực hiện ở trong nước, thì Cơ quan đại diện Việt Nam, nơi đã đăng ký
khai sinh lại cho con nuôi thông báo cho Bộ Ngoại giao để Bộ Ngoại giao (Cục
Lãnh sự) thông báo cho Sở Tư pháp, mà trong địa hạt đó đương sự đã đăng ký khai
sinh để Sở Tư pháp chỉ đạo ghi chú việc đã đăng ký khai sinh lại ở nước ngoài;
trường hợp việc khai sinh trước đây được đăng ký tại Sở Tư pháp, thì Sở Tư pháp
thực hiện việc ghi chú.
5. Đăng ký việc giám
hộ
a) Cơ quan đại diện Việt
Trình tự, thủ tục đăng ký việc giám hộ được thực hiện tương
tự như quy định tại Điều 30 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP.
b) Cơ quan đại diện Việt
Trình tự, thủ tục đăng ký chấm dứt, thay đổi việc giám hộ
được thực hiện tương tự như quy định tại Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 31
Nghị định số 158/2005/NĐ-CP.
6. Đăng ký việc nhận
cha, mẹ, con
a) Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước mà người nhận hoặc người
được nhận là cha, mẹ, con là công dân Việt Nam tạm trú, thực hiện đăng ký việc
nhận cha, mẹ, con.
b) Trình tự, thủ tục đăng ký việc nhận cha, mẹ, con được
thực hiện tương tự như quy định tại Điều 34 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP.
c) Sau khi đăng ký việc nhận cha, mẹ, con, Cơ quan đại diện
Việt Nam, nơi đã đăng ký việc nhận cha, mẹ, con ghi bổ sung phần khai về cha,
mẹ trong bản chính Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của người con, nếu
phần khai về cha, mẹ trước đây để trống. Trường hợp Sổ đăng ký khai sinh đã
chuyển lưu một quyển tại Bộ Ngoại giao, thì Cơ quan đại diện Việt Nam phải
thông báo cho Bộ Ngoại giao để Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự) ghi bổ sung việc
nhận cha, mẹ, con vào Sổ đăng ký khai sinh lưu tại Bộ Ngoại giao.
d) Trong trường hợp việc đăng ký khai sinh của người con trước
đây được thực hiện ở trong nước, thì Cơ quan đại diện Việt Nam, nơi đã đăng ký
việc nhận cha, mẹ, con thông báo cho Bộ Ngoại giao để Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh
sự) thông báo cho Sở Tư pháp, mà trong địa hạt đó đương sự đã đăng ký khai sinh
để Sở Tư pháp chỉ đạo ghi bổ sung việc nhận cha, mẹ, con trong Sổ đăng ký khai
sinh; trường hợp việc khai sinh trước đây được đăng ký tại Sở Tư pháp, thì Sở
Tư pháp thực hiện việc ghi bổ sung.
đ) Trong trường hợp việc đăng ký khai sinh của người con trước
đây thực hiện tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước khác, thì Cơ quan đại diện
Việt Nam, nơi đã đăng ký việc nhận cha, mẹ, con thông báo cho Cơ quan đại diện
Việt Nam, nơi đương sự đã đăng ký khai sinh để cơ quan này ghi bổ sung việc
nhận cha, mẹ, con trong Sổ đăng ký khai sinh; trường hợp Sổ đăng ký khai sinh
đã chuyển lưu 01 quyển tại Bộ Ngoại giao, thì Cơ quan đại diện Việt Nam, nơi đã
nhận thông báo phải thông báo tiếp cho Bộ Ngoại giao để Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh
sự) ghi bổ sung việc nhận cha, mẹ, con vào Sổ đăng ký khai sinh lưu tại Bộ
Ngoại giao.
e) Trong trường hợp phần khai về cha, mẹ trong Sổ đăng ký
khai sinh và bản chính Giấy khai sinh của người con đã ghi tên người khác,
không phải là cha, mẹ đẻ, thì đương sự phải làm thủ tục cải chính theo quy định
tại Mục 7 Chương II của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và hướng dẫn tại Khoản 7
Mục II của Thông tư liên tịch này.
g) Trong trường hợp người nhận và người được nhận là cha,
mẹ, con tạm trú tại hai nước khác nhau, thì sau khi đã đăng ký, Cơ quan đại
diện Việt Nam, nơi đã đăng ký việc nhận cha, mẹ, con phải thông báo bằng văn
bản cho Cơ quan đại diện Việt Nam liên quan để biết.
7. Thay đổi, cải
chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch,
điều chỉnh hộ tịch
a) Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước mà công dân Việt Nam đã
đăng ký hộ tịch trước đây thực hiện đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ tịch,
xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ
tịch.
b) Phạm vi thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân
tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch được thực hiện
theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP.
c) Trình tự, thủ tục đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ
tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch được thực
hiện tương tự như quy định tại Điều 38 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP.
d) Việc điều chỉnh những nội dung trong sổ hộ tịch và các
giấy tờ hộ tịch khác, không phải Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai
sinh được thực hiện tương tự như quy định tại Điều 39 Nghị định số
158/2005/NĐ-CP.
đ) Đối với trường hợp công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài,
đã đăng ký hộ tịch tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, đã ghi chú vào sổ
hộ tịch tại Cơ quan đại diện Việt Nam mà có yêu cầu thay đổi, cải chính hộ
tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh
hộ tịch, thì cũng được thực hiện tại Cơ quan đại diện Việt Nam, nơi đã ghi chú
vào sổ các việc hộ tịch nêu trên.
e) Trong trường hợp sổ hộ tịch đã chuyển lưu 01 quyển tại Bộ
Ngoại giao, thì sau khi đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại
dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, Cơ quan
đại diện Việt Nam thông báo cho Bộ Ngoại giao về những nội dung thay đổi để Bộ
Ngoại giao (Cục Lãnh sự) ghi chú tiếp vào sổ hộ tịch lưu tại Bộ Ngoại giao.
8. Ghi vào sổ hộ tịch
các thay đổi hộ tịch khác
a) Cơ quan đại diện Việt Nam, nơi đã đăng ký các sự kiện hộ
tịch của công dân Việt Nam, thực hiện việc ghi vào sổ các thay đổi hộ tịch có
liên quan, bao gồm: xác định cha, mẹ, con; thay đổi quốc tịch; ly hôn; hủy việc
kết hôn trái pháp luật; chấm dứt nuôi con nuôi.
Việc tiếp nhận các thông tin liên quan đến thay đổi hộ tịch
khác có thể do các cơ quan có thẩm quyền của Việt
b) Cách ghi vào sổ hộ tịch các thay đổi hộ tịch khác được
thực hiện tương tự như quy định tại Điều 42 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP.
c) Trong trường hợp sổ hộ tịch đã chuyển lưu một quyển tại
Bộ Ngoại giao, thì sau khi thực hiện việc ghi vào sổ các thay đổi hộ tịch khác,
Cơ quan đại diện Việt Nam thông báo những nội dung thay đổi cho Bộ Ngoại giao
để Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự) ghi tiếp vào sổ hộ tịch lưu tại Bộ Ngoại giao.
9. Đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn
a) Việc đăng ký khai sinh quá hạn tại Cơ quan đại diện Việt
Thẩm quyền đăng ký khai sinh quá hạn được thực hiện theo
hướng dẫn tại điểm a Khoản 1 Mục II Thông tư liên tịch này. Trường hợp người đã
thành niên đăng ký khai sinh quá hạn cho mình, thì có thể đăng ký tại Cơ quan
đại diện Việt Nam, nơi cư trú của cha mẹ, hoặc tại Cơ quan đại diện Việt Nam,
nơi người đó cư trú.
b) Việc đăng ký khai tử quá hạn tại Cơ quan đại diện Việt
Thẩm quyền, thủ tục đăng ký khai tử quá hạn được thực hiện
theo hướng dẫn tại điểm a Khoản 3 Mục II Thông tư liên tịch này.
c) Trình tự đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn được thực
hiện tương tự như quy định tại Điều 45 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP.
10. Đăng ký lại việc
sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi
a) Việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi của công dân
Việt Nam cư trú ở nước ngoài được đăng ký lại trong trường hợp các việc hộ tịch
đó trước đây đã được đăng ký tại Cơ quan đại diện Việt Nam, nhưng sổ hộ tịch và
bản chính giấy tờ hộ tịch đã bị mất hoặc hư hỏng, không sử dụng được.
b) Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước mà công dân Việt Nam đã
đăng ký việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi trước đây, thực hiện việc
đăng ký lại.
Trường hợp đương sự xuất trình được bản sao giấy tờ hộ tịch
do Cơ quan đại diện Việt Nam cấp hợp lệ trước đây, thì được đăng ký lại việc
sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước mà
đương sự hiện đang cư trú.
c) Trình tự, thủ tục đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn,
nhận nuôi con nuôi được thực hiện tương tự như quy định tại Điều 48 Nghị định
số 158/2005/NĐ-CP.
III. GHI VÀO SỔ HỘ TỊCH CÁC VIỆC
HỘ TỊCH ĐÃ ĐĂNG KÝ
TẠI CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CỦA NƯỚC NGOÀI
1. Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài, đã đăng ký khai
sinh; kết hôn; nhận cha, mẹ, con; nuôi con nuôi tại cơ quan có thẩm quyền của nước
ngoài, mà có yêu cầu cấp các giấy tờ hộ tịch theo biểu mẫu của Việt Nam, thì
phải làm thủ tục ghi vào sổ các việc hộ tịch đó tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở
nước mà đương sự cư trú.
2. Thủ tục và cách ghi vào sổ hộ tịch được thực hiện tương
tự như quy định tại Điều 56 và Điều 57 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP.
3. Sau khi thực hiện việc ghi vào sổ hộ tịch, Cơ quan đại
diện Việt Nam cấp cho đương sự bản chính Giấy khai sinh; Giấy chứng nhận kết
hôn; Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con; Quyết định công nhận việc
nuôi con nuôi theo từng loại việc hộ tịch đã ghi chú. Sổ đã ghi các sự kiện hộ
tịch là căn cứ để cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch sau này.
Khi cấp các giấy tờ hộ tịch nêu trên, các Cơ quan đại diện
Việt
4. Trong trường hợp đương
sự có yêu cầu bổ sung các nội dung còn thiếu so với biểu mẫu hộ tịch của Việt
Nam, thì Cơ quan đại diện Việt Nam giải quyết việc bổ sung nội dung đó trong sổ
hộ tịch; bản chính và bản sao giấy tờ hộ tịch được cấp theo nội dung đã được
ghi bổ sung trong sổ hộ tịch.
Trong trường hợp đương sự có yêu cầu bổ sung quốc tịch của
trẻ em trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của Việt Nam, do Giấy khai
sinh được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp không ghi về quốc tịch hoặc
không có phần ghi về quốc tịch, thì việc xác định quốc tịch cho trẻ em để ghi
bổ sung được thực hiện theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.
IV. CẤP BẢN SAO GIẤY TỜ HỘ TỊCH
TỪ SỔ HỘ TỊCH,
CẤP LẠI BẢN CHÍNH GIẤY KHAI SINH
1. Cấp bản sao giấy
tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch
a) Cơ quan đại diện
Việt
b) Nguyên tắc ghi bản
sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch được thực hiện theo quy định tại Điều 61 Nghị
định số 158/2005/NĐ-CP.
2. Cấp lại bản chính
Giấy khai sinh
a) Cơ quan đại diện Việt
b) Trình tự, thủ tục cấp lại bản chính Giấy khai sinh được
thực hiện tương tự như quy định tại Điều 63 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP.
3. Sử dụng biểu mẫu
hộ tịch
Khi cấp lại bản chính Giấy khai sinh và cấp bản sao giấy tờ
hộ tịch từ sổ hộ tịch theo hướng dẫn tại Mục này, Cơ quan đại diện Việt
V. CẤP GIẤY XÁC NHẬN TÌNH TRẠNG
HÔN NHÂN
1. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước mà công dân Việt Nam cư
trú, thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người đó trong
thời gian cư trú ở nước sở tại, nếu đương sự có yêu cầu.
2. Thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được thực
hiện theo quy định tại Điều 67 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP.
3. Nội dung xác nhận tình trạng hôn nhân trong Giấy xác nhận
tình trạng hôn nhân được thực hiện theo hướng dẫn tại điểm c Khoản 2 Mục II
Thông tư liên tịch này.
VI. GHI CHÉP SỔ HỘ TỊCH, BIỂU
MẪU HỘ TỊCH, SỬA CHỮA
SAI SÓT TRONG NỘI DUNG SỔ HỘ TỊCH
1. Ghi chép sổ hộ
tịch, biểu mẫu hộ tịch
Nguyên tắc ghi chép sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch được thực
hiện theo quy định tại Điều 68 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP.
2. Sửa chữa sai sót
trong sổ hộ tịch do ghi chép
a) Sổ hộ tịch là tài liệu gốc, các thông tin ghi trong sổ hộ
tịch phải bảo đảm tuyệt đối chính xác. Trong trường hợp nội dung của bản chính
giấy tờ hộ tịch đúng, nhưng nội dung trong sổ hộ tịch sai, thì phải sửa chữa
nội dung sai sót đó trong sổ hộ tịch cho phù hợp với bản chính giấy tờ hộ tịch.
b) Việc sửa chữa sai sót do ghi chép trong sổ hộ tịch, biểu
mẫu hộ tịch được thực hiện tương tự như quy định tại Điều 69 Nghị định số
158/2005/NĐ-CP.
VII. LƯU TRỮ SỔ HỘ TỊCH, GIẤY TỜ
HỘ TỊCH;
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ HỘ TỊCH
1. Lưu trữ sổ hộ
tịch, khóa sổ hộ tịch
Mỗi loại việc hộ tịch phải được đăng ký vào 02 quyển sổ
(đăng ký kép). 01 quyển lưu tại Cơ quan đại diện Việt
Việc khóa sổ hộ tịch được thực hiện tương tự như quy định
tại Điều 71 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP.
2. Lưu trữ giấy tờ hộ tịch
Việc lưu trữ giấy tờ hộ tịch được thực hiện theo quy định
tại Điều 72 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP.
3. Thời hạn gửi báo
cáo hộ tịch và số liệu thống kê hộ tịch
Các Cơ quan đại diện Việt Nam có trách nhiệm gửi báo cáo về
tình hình quản lý, đăng ký hộ tịch tại các Cơ quan đại diện Việt Nam và số liệu
thống kê hộ tịch cho Bộ Ngoại giao; báo cáo 6 tháng đầu năm phải gửi trước ngày
31 tháng 7 hàng năm; báo cáo 01 năm phải gửi trước ngày 31 tháng 01 của năm
sau.
Sau khi nhận được báo cáo của các Cơ quan đại diện Việt Nam,
Bộ Ngoại giao tổng hợp và gửi cho Bộ Tư pháp; báo cáo 6 tháng đầu năm gửi trước
ngày 31 tháng 8 hàng năm; báo cáo 01 năm gửi trước ngày 01 tháng 3 của năm sau.
VIII. VIÊN CHỨC NGOẠI GIAO, LÃNH
SỰ LÀM CÔNG TÁC
HỘ TỊCH TẠI CÁC CƠ QUAN ĐẠI DIỆN VIỆT NAM
1. Tại mỗi Cơ quan đại diện Việt
2. Viên chức ngoại giao, lãnh sự làm công tác hộ tịch tại
các Cơ quan đại diện Việt
3. Viên chức ngoại giao, lãnh sự không được làm những việc
sau đây:
a) Cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà
cho các cá nhân khi đăng ký hộ tịch;
b) Nhận hối lộ;
c) Thu lệ phí hộ tịch cao hơn mức quy định hoặc tự ý đặt ra
các khoản thu khi đăng ký hộ tịch;
d) Tự đặt ra những thủ tục, giấy tờ trái với quy định của
Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và hướng dẫn của Thông tư liên tịch này khi đăng ký
hộ tịch;
đ) Làm sai lệch các nội dung đã được đăng ký trong sổ hộ
tịch, biểu mẫu hộ tịch;
e) Cố ý cấp các giấy tờ hộ tịch có nội dung không chính xác.
4. Khi đăng ký hộ tịch, viên chức ngoại giao, lãnh sự phải
sử dụng các loại sổ hộ tịch và biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp và
hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này.
IX. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 3 năm 2009.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc phát
sinh những việc mới, Cơ quan đại diện Việt Nam có văn bản gửi về Bộ Ngoại giao,
để Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư pháp kịp thời hướng dẫn.
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO THỨ
TRƯỞNG Nguyễn
Thanh Sơn |
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP THỨ
TRƯỞNG Hoàng
Thế Liên |
Phụ lục I
CÁC BẢN CHÍNH GIẤY TỜ HỘ TỊCH DO CƠ QUAN ĐẠI DIỆN VIỆT NAM
DÙNG ĐỂ CẤP LẠI CHO CÔNG DÂN VIỆT NAM SAU KHI ĐÃ GHI CHÚ
VÀO SỔ HỘ TỊCH CÁC VIỆC HỘ TỊCH ĐÃ ĐĂNG KÝ TẠI CƠ QUAN
CÓ THẨM QUYỀN CỦA NƯỚC NGOÀI
(Kèm
theo Thông tư liên tịch số 11/2008/TTLT-BTP-BNG
ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao)
STT |
Tên biểu mẫu |
Ký hiệu |
01 |
Giấy khai sinh (Bản chính) |
Mẫu BTP-NG/HT-2008-KS.GC.I |
02 |
Giấy chứng nhận kết hôn (Bản chính) |
Mẫu BTP-NG/HT-2008-KH.GC.I |
03 |
Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi (Bản chính) |
Mẫu BTP-NG/HT-2008-CN.GC.I |
04 |
Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con (Bản chính) |
Mẫu BTP-NG/HT-2008-CMC.GC.I |
Phụ lục II
BẢN CHÍNH GIẤY KHAI SINH VÀ BẢN SAO GIẤY TỜ HỘ TỊCH
TỪ SỔ HỘ TỊCH DO BỘ NGOẠI GIAO (CỤC LÃNH SỰ) DÙNG ĐỂ CẤP
CHO CÔNG DÂN VIỆT NAM KHI CÓ YÊU CẦU CẤP LẠI BẢN CHÍNH
GIẤY KHAI SINH HOẶC BẢN SAO GIẤY TỜ HỘ TỊCH
TỪ SỔ HỘ TỊCH LƯU TẠI BỘ NGOẠI GIAO
(Kèm theo Thông tư liên
tịch số 11/2008/TTLT-BTP-BNG
ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tư pháp
và Bộ Ngoại giao)
STT |
Tên biểu mẫu |
Ký hiệu |
01 |
Giấy khai sinh (Bản sao) |
Mẫu BTP-NG/HT-2008-KS.1.a.II |
02 |
Giấy khai sinh (Bản chính - cấp lại) |
Mẫu BTP-NG/HT-2008-KS.2.II |
03 |
Giấy chứng nhận kết hôn (Bản sao) |
Mẫu BTP-NG/HT-2008-KH.1.a.II |
04 |
Giấy chứng nhận kết hôn (Bản sao - đăng ký lại) |
Mẫu BTP-NG/HT-2008-KH.2.a.II |
05 |
Giấy chứng tử (Bản sao) |
Mẫu BTP-NG/HT-2008-KT.1.a.II |
06 |
Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi (Bản sao) |
Mẫu BTP-NG/HT-2008-CN.2.a.II |
07 |
Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi (Bản sao - Đăng ký lại) |
Mẫu BTP-NG/HT-2008-CN.3.a.II |
08 |
Quyết định công nhận việc giám hộ (Bản sao) |
Mẫu BTP-NG/HT-2008-GH.2.a.II |
09 |
Quyết định công nhận chấm dứt việc giám hộ (Bản sao) |
Mẫu BTP-NG/HT-2008-GH.4.a.II |
10 |
Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con (Bản sao) |
Mẫu BTP-NG/HT-2008-CMC.4.a.II |
11 |
Quyết định thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định
lại giới tính (Bản sao) |
Mẫu BTP-NG/HT-2008-TĐCC.2.a.II |