Tiêu chuẩn TCVN 8243-2:2009 Quy trình lấy mẫu để kiểm tra định lượng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8243-2:2009

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8243-2:2009 ISO 3951-2:2006 Quy trình lấy mẫu để kiểm tra định lượng-Phần 2: Quy định chung đối với phương án lấy mẫu một lần xác định theo giới hạn chất lượng chấp nhận (AQL) để kiểm tra từng lô có các đặc trưng chất lượng độc lập
Số hiệu:TCVN 8243-2:2009Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Lĩnh vực khác
Năm ban hành:2009Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8243-2:2009

ISO 3951-2:2006

QUY TRÌNH LẤY MẪU ĐỂ KIỂM TRA ĐỊNH LƯỢNG – PHẦN 2: QUY ĐỊNH CHUNG ĐỐI VỚI PHƯƠNG ÁN LẤY MẪU MỘT LẦN XÁC ĐỊNH THEO GIỚI HẠN CHẤT LƯỢNG CHẤP NHẬN (AQL) ĐỂ KIỂM TRA TỪNG LÔ CÓ CÁC ĐẶC TRƯNG CHẤT LƯỢNG ĐỘC LẬP

Sampling procedures for inspection by variables – Part 2: General specification for single sampling plans indexed by acceptance quality limit (AQL) for lot-by-lot inspection of independent quality characteristics

Lời nói đầu

TCVN 8243-2 : 2009 thay thế cho TCVN 2601:1978 và TCVN 2602:1987;

TCVN 8243-2 : 2009 hoàn toàn tương đương với ISO 3951-2 : 2006;

TCVN 8243-2 : 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 69 Ứng dụng các phương pháp thống kê biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 8243 gồm các phần dưới đây có tên chung “Quy trình lấy mẫu để kiểm tra định lượng”:

- TCVN 8243-1 : 2009 (ISO 3951-1:2005), Phần 1: Quy định đối với phương án lấy mẫu một lần xác định theo giới hạn chất lượng chấp nhận (AQL) để kiểm tra từng lô đối với một đặc trưng chất lượng và một AQL

- TCVN 8243-2 : 2009 (ISO 3951-2:2006), Phần 2: Qui định chung đối với phương án lấy mẫu một lần xác định theo giới hạn chất lượng chấp nhận (AQL) để kiểm tra từng lô có đặc trưng chất lượng độc lập

Bộ ISO 3951 còn có các phần dưới đây có tên chung “Sampling procedures for inspection by variables”:

- Part 3: Double sampling schemes indexed by acceptance quality limit (AQL) for lot-by-lot inspection

- Part 5: Sequential sampling plans indexed by acceptance quality limit (AQL) for inspection by variables

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn này quy định hệ thống lấy mẫu chấp nhận các phương án lấy mẫu một lần để kiểm tra định lượng. Hệ thống được xác định theo giới hạn chất lượng chấp nhận (AQL), mang bản chất kỹ thuật và để cho những người sử dụng đã quen với lấy mẫu định lượng hoặc những người có các yêu cầu phức tạp. Phần giới thiệu được nêu trong TCVN 8243-1 (ISO 3951-1).

Mục tiêu của các phương pháp đề cập trong tiêu chuẩn này là nhằm đảm bảo có xác suất chấp nhận cao đối với các lô có chất lượng chấp nhận và xác suất không chấp nhận cao đến mức có thể đối với những lô chất lượng kém hơn. Điều này đạt được bằng các quy tắc chuyển đổi, cung cấp:

a) bảo vệ cho người tiêu dùng (bằng cách chuyển sang kiểm tra ngặt hoặc ngừng kiểm tra lấy mẫu) khi phát hiện sự suy giảm chất lượng;

b) khuyến khích (theo xem xét của bộ phận có thẩm quyền) giảm chi phí kiểm tra (bằng cách chuyển sang cỡ mẫu nhỏ hơn) khi duy trì được mức chất lượng tốt.

Trong tiêu chuẩn này, khả năng chấp nhận lô được xác định hoàn toàn hoặc rõ ràng từ ước lượng phần trăm cá thể không phù hợp trong quá trình đó, dựa trên việc lấy mẫu ngẫu nhiên các cá thể của lô.

Tiêu chuẩn này nhằm áp dụng cho loạt các lô liên tiếp các sản phẩm riêng rẽ, được cung cấp bởi cùng một nhà sản xuất sử dụng cùng một quá trình sản xuất. Nếu có các nhà sản xuất hoặc quá trình sản xuất khác nhau thì áp dụng tiêu chuẩn này riêng rẽ cho từng loại.

Tiêu chuẩn này bổ sung cho TCVN 8243-1 (ISO 3951-1). Khi được bộ phận có thẩm quyền quy định thì trong quy định kỹ thuật của sản phẩm, hợp đồng, hướng dẫn kiểm tra hoặc các tài liệu khác có thể viện dẫn cả TCVN 8243-1 (ISO 3951-1) và TCVN 8243-2 (ISO 3951-2) và các điều khoản quy định trong đó phải được tuân thủ. “Bộ phận có thẩm quyền” phải được ấn định trong một trong các tài liệu nêu trên.

Tiêu chuẩn này giả định rằng độ không đảm bảo đo là không đáng kể (xem ISO 10576-1:2003). Thông tin về độ không đảm bảo đo cho phép trong lấy mẫu định lượng, xem tài liệu tham khảo [16] trong Thư mục tài liệu tham khảo.

CẢNH BÁO: Quy trình trong tiêu chuẩn này không thích hợp áp dụng cho các lô trước đó đã được sàng lọc để loại các cá thể không phù hợp.

Kiểm tra định lượng đối với phần trăm cá thể không phù hợp, như mô tả trong tiêu chuẩn này, bao gồm nhiều phương thức, mà khi kết hợp dẫn đến sự thể hiện khá phức tạp đối với người sử dụng:

- chưa biết độ lệch chuẩn, hoặc ban đầu chưa biết sau đó ước lượng với độ chính xác tương đối, hoặc chỉ biết từ khi bắt đầu kiểm tra;

- giới hạn qui định một phía hoặc kiểm soát kết hợp hai giới hạn qui định, kiểm tra riêng rẽ hoặc kết hợp;

- trường hợp đơn biến hoặc đa biến;

- kiểm tra thường, kiểm tra ngặt hoặc kiểm tra giảm. Tiêu chuẩn có mười bốn phụ lục kèm theo.

– Phụ lục A đến I đưa ra các bảng cần thiết để trợ giúp các qui trình.

– Phụ lục J chỉ ra cách thức xác định độ lệch chuẩn mẫu, “s”, và giá trị cho trước giả định của độ lệch chuẩn quá trình, “σ”.

– Phụ lục k đưa ra công thức để ước lượng tỷ lệ không phù hợp của quá trình, cùng với phép gần đúng có độ chính xác cao để sử dụng khi chưa biết độ lệch chuẩn quá trình.

– Phụ lục L cung cấp lý thuyết thống kê làm cơ sở cho tính toán rủi ro của người tiêu dùng, cùng với các bảng thể hiện các mức chất lượng đối với phương pháp kiểm tra thường, kiểm tra ngặt và kiểm tra giảm theo phương pháp “s” “σ”.

– Phụ lục M cung cấp thông tin tương tự đối với rủi ro của nhà sản xuất.

– Phụ lục N đưa ra công thức chung đối với đặc trưng hiệu quả của phương pháp “σ”.

Bảng 1 giúp cho việc sử dụng tiêu chuẩn được thuận lợi bằng cách chỉ dẫn người sử dụng các đoạn và các bảng liên quan đến tình huống bất kỳ có thể gặp phải. Bảng 1 chỉ đề cập đến điều 15, 16, 17, 18, 19, 23, 24 và 25; trong từng trường hợp, cần đọc trước các điều còn lại khác.

Bảng 1 - Bảng tổng hợp

Loại kiểm tra

Giới hạn quy định một phía

Kiểm soát kết hợp giới hạn quy định hai phía

phương pháp “s”

phương pháp “σ”

phương pháp “s”

phương pháp “σ”

Điều

Bảng

Điều

Bảng

Điều

Bảng

Điều

Bảng

Kiểm tra thường

15.1, 15.2, 15.3, 16.2, 23.1

A.1, A.2, B.1

17.1, 17.2, 18, 19, 23.1

A.1, A.2, C.1

15.1, 15.4, 16.2, 23.1

A.1, A.2, D.1, F.1 (đối với n = 3), G.1

17.1, 17.3, 18, 19, 23.1

A.1, A.2, C.1, E.1

Chuyển đổi giữa kiểm tra thường và kiểm tra ngặt

23.2, 23.3

B.1, B.2

23.2, 23.3

C.1, C.2

23.2, 23.3

D.1, D.2

G.1, G.2

23.2, 23.3

E.1

G.1, G.2

Chuyển đổi giữa kiểm tra thường và kiểm tra giảm

23.4, 23.5

B.1, B.3
I.1

23.4, 23.5

C.1, C.3

I.1

23.4, 23.5

D.1, D.3

G.1, G.3

I.1

23.4, 23.5

E.1

G.1, G.3

I.1

Chuyển đổi giữa kiểm tra ngặt và ngừng kiểm tra

21, 24

B.2

24

C.2

21, 24

D.2

G.2

24

E.1

G.2

Chuyển đổi giữa phương pháp “s” và phương pháp “σ”

25

K.2.1

K.3, K.4, K.5

H.1

25

K.2.2

H.1

25

K.2.1

K.3, K.4, K.5

H.1

25

K.2.2

H.1

Kiểm tra thường

15.1, 15.4, 16.2, 23.1

A.1, A.2, D.1, F.1 (đối với n =3), G.1

17.1, 17.2,

17.3, 18, 19,

23.1

A.1, A.2, C.1, E.2

15.1, 15.5, 16.2, 23.1

A.1, A.2, D.1, F (đối với n = 3), G.1

17.1, 17.3, 18, 19, 23.1

A.1, A.2, C.1, E.3

Chuyển đổi giữa kiểm tra thường và kiểm tra ngặt

23.2, 23.3

D.1, D.2

G.1, G.2

23.2, 23.3

E.1

G.1, G.2

23.2, 23.3

D.1, D.2

G.1, G.2

23.2, 23.3

E.1

G.1, G.2

Chuyển đổi giữa kiểm tra thường và kiểm tra giảm

23.4, 23.5

D.1, D.3

G.1, G.3

I.1

23.4, 23.5

E.2

G.1, G.3

I.1

23.4, 23.5

D.1, D.3

G.1, G.3

I.1

23.4, 23.5

E.3

G.1, G.3

I.1

Chuyển đổi giữa kiểm tra ngặt và ngừng kiểm tra

21, 24

D.2

G.2

24

E.1

G.2

21, 24

D.2

G.2

24

E.1

G.2

Chuyển đổi giữa phương pháp “s” và phương pháp “σ”

25

K.2.1

K.3, K.4, K.5

H.1

25

K.2.2

H.1

25

K.2.1

K.3, K.4, K.5

H.1

25

K.2.2

H.1

QUY TRÌNH LẤY MẪU ĐỂ KIỂM TRA ĐỊNH LƯỢNG – PHẦN 2: QUY ĐỊNH CHUNG ĐỐI VỚI PHƯƠNG ÁN LẤY MẪU MỘT LẦN XÁC ĐỊNH THEO GIỚI HẠN CHẤT LƯỢNG CHẤP NHẬN (AQL) ĐỂ KIỂM TRA TỪNG LÔ CÓ CÁC ĐẶC TRƯNG CHẤT LƯỢNG ĐỘC LẬP

Sampling procedures for inspection by variables – Part 2: General specification for single sampling plans indexed by acceptance quality limit (AQL) for lot-by-lot inspection of independent quality characteristics

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định hệ thống lấy mẫu chấp nhận của phương án lấy mẫu một lần để kiểm tra định lượng, xác định theo giới hạn chất lượng chấp nhận (AQL).

Tiêu chuẩn này được thiết kế để áp dụng trong các điều kiện sau:

a) khi quy trình kiểm tra cần được áp dụng cho loạt liên tiếp các lô sản phẩm riêng rẽ được cùng một nhà sản xuất cung cấp và sử dụng một quá trình sản xuất. Nếu có các nhà sản xuất hoặc quá trình sản xuất khác nhau thì áp dụng tiêu chuẩn này một cách riêng rẽ cho từng loại;

b) khi các đặc trưng chất lượng của các cá thể sản phẩm đo được trên thang đo liên tục;

c) khi sai số phép đo không đáng kể (nghĩa là với độ lệch chuẩn không quá 10 % độ lệch chuẩn tương ứng của quá trình);

d) khi sản xuất ổn định (trong kiểm soát thống kê) và đặc trưng chất lượng được phân bố theo phân bố chuẩn hoặc ít nhất là gần với phân bố chuẩn;

e) trong trường hợp có nhiều đặc trưng chất lượng, các đặc trưng độc lập với nhau, hoặc ít nhất là gần độc lập;

f) khi hợp đồng hoặc tiêu chuẩn xác định giới hạn quy định trên U, giới hạn quy định dưới L, hoặc cả hai cho từng đặc trưng chất lượng.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn dưới đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 7790-1 (ISO 2859-1), Quy trình lấy mẫu để kiểm tra định tính – Phần 1: Chương trình lấy mẫu được xác định theo giới hạn chất lượng chấp nhận (AQL) để kiểm tra từng lô

TCVN 8244-1 (ISO 3534-1), Thống kê học - Từ vựng và ký hiệu – Phần 1: Thuật ngữ chung về thống kê và thuật ngữ dùng trong xác suất

TCVN 8244-2 (ISO 3534-2), Thống kê học - Từ vựng và ký hiệu – Phần 2: Thống kê ứng dụng

TCVN ISO 9000, Hệ thống quản lý chất lượng – Cơ sở và từ vựng

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 8244-1 (ISO 3534-1), TCVN 8244-2 (ISO 3534-2), TCVN 7790-1 (ISO 2859-1) và TCVN ISO 9000, trừ trường hợp được định nghĩa lại dưới đây. Số tham chiếu trong ngoặc vuông dùng cho các định nghĩa được nhắc lại trong tiêu chuẩn này để thuận tiện.

3.1. Kiểm tra định lượng (inspection by variables)

Kiểm tra bằng cách đo (các) độ lớn của (các) đặc trưng của cá thể.

[TCVN 8244-2 (ISO 3534-2)]

3.2. Kiểm tra lấy mẫu (sampling inspection)

Kiểm tra các cá thể được chọn trong nhóm đang xem xét.

[TCVN 8244-2 (ISO 3534-2)]

3.3. Kiểm tra lấy mẫu chấp nhận (acceptance sampling inspection)

Kiểm tra chấp nhận trong đó khả năng chấp nhận được xác định bằng việc kiểm tra lấy mẫu (3.2).

[TCVN 8244-2 (ISO 3534-2)]

3.4. Kiểm tra lấy mẫu chấp nhận định lượng (acceptance sampling inspection by variables)

Kiểm tra lấy mẫu chấp nhận (3.3) trong đó khả năng chấp nhận quá trình được xác định thống kê từ các phép đo đặc trưng chất lượng quy định của từng cá thể trong mẫu lấy từ một lô.

3.5. Tỷ lệ không phù hợp của quá trình (process fraction nonconforming)

Tỷ lệ cá thể không phù hợp được tạo ra bởi một quá trình, biểu thị bằng một tỷ số.

3.6. Giới hạn chất lượng chấp nhận (acceptance quality limit)

AQL

Tỷ lệ không phù hợp của quá trình (3.5) lớn nhất có thể chấp nhận được khi một loạt các lô liên tiếp được giao nộp để lấy mẫu chấp nhận.

CHÚ THÍCH: Xem điều 5.

3.7. Mức chất lượng (quality level)

Chất lượng biểu thị bằng tỷ lệ xuất hiện các cá thể không phù hợp.

3.8. Chất lượng ứng với rủi ro của người tiêu dùng (consumer’s risk quality)

CRQ

Mức chất lượng (3.7) của quá trình, trong phương án lấy mẫu chấp nhận, tương ứng với rủi ro của người tiêu dùng được quy định.

CHÚ THÍCH 1: Trong tiêu chuẩn này, mức chất lượng là tỷ lệ không phù hợp của quá trình.

CHÚ THÍCH 2: Trong tiêu chuẩn này, chất lượng ứng với rủi ro của người tiêu dùng sao cho rủi ro của người tiêu dùng là 10 %.

3.9. Rủi ro của nhà sản xuất (producer’s risk)

PR

Xác suất không được chấp nhận khi mức chất lượng (3.7) có giá trị nêu trong phương án là được chấp nhận.

CHÚ THÍCH: Mức chất lượng liên quan đến tỷ lệ không phù hợp của quá trình (3.5) và khả năng chấp nhận liên quan đến AQL (3.6).

3.10. Sự không phù hợp (nonconformity)

Việc không đáp ứng các yêu cầu.

[TCVN ISO 9000]

CHÚ THÍCH: Sự không phù hợp thường được phân loại theo mức độ nghiêm trọng, như:

Loại A. Sự không phù hợp thuộc loại được coi là quan trọng nhất đối với sản phẩm hoặc dịch vụ. Sự không phù hợp loại này thường được ấn định giá trị AQL rất nhỏ.

Loại B. Sự không phù hợp thuộc loại được coi là ít quan trọng hơn; loại này thường được ấn định giá trị AQL lớn hơn so với loại A và nhỏ hơn loại C nếu có, v.v…

Số lượng loại và việc ấn định vào loại nào cần phù hợp với yêu cầu về chất lượng của tình huống cụ thể.

3.11. Đơn vị không phù hợp (nonconforming unit)

Đơn vị có một hoặc nhiều sự không phù hợp.

[TCVN 8244-2 (ISO 3534-2)]

3.12. Phương án lấy mẫu chấp nhận theo phương pháp “s” (“s” method acceptance sampling plan)

Phương pháp s

Phương án lấy mẫu chấp nhận định lượng sử dụng độ lệch chuẩn mẫu.

[TCVN 8244-2 (ISO 3534-2)]

CHÚ THÍCH: Xem điều 15.

3.13. Phương án lấy mẫu chấp nhận theo phương pháp “σ” (“σ” method acceptance sampling plan)

Phương án sigma

Phương án lấy mẫu chấp nhận định lượng sử dụng giá trị độ lệch chuẩn giả định của quá trình.

[TCVN 8244-2 (ISO 3534-2)]

CHÚ THÍCH: Xem điều 16.

3.14. Giới hạn quy định (specification limit)

Giá trị giới hạn quy định cho một đặc trưng. [TCVN 8244-2 (ISO 3534-2)]

3.15. Giới hạn quy định dưới (lower specification limit)

Giới hạn quy định [3.14] xác định giá trị giới hạn dưới.

CHÚ THÍCH: Kí hiệu ưu tiên dùng cho giới hạn quy định dưới là L.

[TCVN 8244-2 (ISO 3534-2)]

3.16. Giới hạn quy định trên (upper specification limit)

Giới hạn quy định [3.14] xác định giá trị giới hạn trên.

CHÚ THÍCH: Kí hiệu ưu tiên dùng cho giới hạn quy định dưới là U.

[TCVN 8244-2 (ISO 3534-2)]

3.17. Kiểm soát kết hợp (combined control)

Yêu cầu khi sự không phù hợp (3.10) vượt quá giới hạn quy định trên giới hạn quy định dưới (3.16, 3.15) của đặc trưng chất lượng cùng lớp và áp dụng một AQL.

CHÚ THÍCH 1: Xem 5.3, 15.3.2 và 17.3.

CHÚ THÍCH 2: Việc sử dụng yêu cầu AQL (3.6) kết hợp có nghĩa là sự không phù hợp vượt quá một trong hai giới hạn quy định (3.14) có tầm quan trọng như nhau hoặc ít nhất là gần như nhau đối với sự thiếu tính toàn vẹn của sản phẩm.

3.18. Kiểm soát riêng (separate control)

Yêu cầu khi sự không phù hợp vượt quá giới hạn quy định trên giới hạn quy định dưới (3.16, 3.15) của đặc trưng chất lượng ở các lớp khác nhau, do đó cũng áp dụng các AQL (3.6) khác nhau.

CHÚ THÍCH: Xem 5.3, 15.3.3 và 17.2.

3.19. Kiểm soát phức hợp (complex control)

Yêu cầu khi sự không phù hợp vượt quá giới hạn quy định trên (3.16) và giới hạn quy định dưới (3.15) của đặc trưng chất lượng thuộc một lớp, không phù hợp vượt quá một trong hai giới hạn quy định trên hoặc giới hạn quy định dưới thuộc lớp khác, áp dụng các AQL (3.6) riêng cho hai lớp đó.

CHÚ THÍCH 1: Xem 5.3, 15.3.4 và 17.3.

3.20. Hằng số chấp nhận (acceptability constant)

k, p*

Hằng số phụ thuộc vào giá trị quy định của giới hạn chất lượng chấp nhận (3.6) và cỡ mẫu, sử dụng trong chuẩn mực chấp nhận lô theo phương án lấy mẫu chấp nhận (3.3) định lượng.

[TCVN 8244-2 (ISO 3534-2)]

CHÚ THÍCH: Xem 15.2 và 16.2.

3.21. Thống kê chất lượng (quality statistic)

Q

Hàm của giới hạn quy định (3.14), trung bình mẫu, và độ lệch chuẩn mẫu hoặc quá trình, sử dụng trong đánh giá khả năng chấp nhận lô (xem 4.1, kí hiệu QLQU).

[TCVN 8244-2 (ISO 3534-2)]

CHÚ THÍCH 1: Trong trường hợp giới hạn quy định một phía, lô có thể được kết luận theo kết quả so sánh Q với hằng số chấp nhận (3.20) k.

CHÚ THÍCH 2: Xem 15.2 và 16.2.

3.22. Thống kê chất lượng dưới (lower quality statistic)

Hàm của giới hạn quy định dưới (3.15), trung bình mẫu, và độ lệch chuẩn mẫu hoặc quá trình. [TCVN 8244-2 (ISO 3534-2)]

CHÚ THÍCH 1: Trong trường hợp giới hạn quy định một phía dưới, lô có thể được kết luận theo kết quả so sánh QL với hằng số chấp nhận (3.20) k.

CHÚ THÍCH 2: Xem điều 4, 15.2 và 16.2.

3.23. Thống kê chất lượng trên (upper quality statistic)

Hàm của giới hạn quy định trên [3.15], trung bình mẫu, và độ lệch chuẩn mẫu hoặc quá trình. [TCVN 8244-2 (ISO 3534-2)]

CHÚ THÍCH 1: Trong trường hợp giới hạn quy định một phía trên (3.15), lô có thể được kết luận theo kết quả so sánh QU với hằng số chấp nhận (3.20) k.

CHÚ THÍCH 2: Xem điều 4, 15.2 và 16.2.

3.24. Độ lệch chuẩn lớn nhất của mẫu (maximum sample standard deviation)

MSSD

smax

Độ lệch chuẩn lớn nhất của mẫu đối với một chữ mã cỡ mẫu và giới hạn chất lượng chấp nhận (3.6) cho trước, với giá trị này có thể thỏa mãn chuẩn mực chấp nhận đối với kiểm soát kết hợp giới hạn quy định hai phía (3.14) với yêu cầu AQL (3.6) kết hợp và chưa biết độ biến động của quá trình.

CHÚ THÍCH: Xem 15.3.

3.25. Độ lệch chuẩn lớn nhất của quá trình (maximum process standard deviation)

MPSD

σmax

Độ lệch chuẩn lớn nhất của quá trình đối với một chữ mã cỡ mẫu và giới hạn chất lượng chấp nhận (3.6) cho trước, với giá trị này có thể thỏa mãn chuẩn mực chấp nhận đối với kiểm soát kết hợp giới hạn quy định hai phía với yêu cầu AQL (3.6) kết hợp trong kiểm tra ngặt khi đã biết độ biến động của quá trình.

CHÚ THÍCH: Xem 17.2 và 17.3.

3.26. Quy tắc chuyển đổi (switching rule)

Hướng dẫn trong chương trình lấy mẫu chấp nhận để chuyển từ phương án lấy mẫu chấp nhận này sang phương án lấy mẫu khác có mức độ chặt chẽ cao hơn hoặc thấp hơn dựa trên diễn biến chất lượng trước đó.

[TCVN 8244-2 (ISO 3534-2)]

CHÚ THÍCH 1: Kiểm tra thường, ngặt hoặc giảm, hoặc ngừng kiểm tra là các ví dụ của “mức độ chặt chẽ cao hơn hoặc thấp hơn”.

CHÚ THÍCH 2: Xem điều 6 và 23.

3.27. Phép đo (measurement)

Tập hợp các hoạt động để xác định giá trị của một đại lượng.

[TCVN 8244-2 (ISO 3534-2)]

3.28. Bộ phận có thẩm quyền (responsible authority)

Thuật ngữ chung dùng để duy trì tính trung lập của tiêu chuẩn này (trước tiên cho mục đích kỹ thuật), dù là bên thứ nhất, bên thứ hai hay bên thứ ba có liên quan hoặc áp dụng.

CHÚ THÍCH 1: Bộ phận có thẩm quyền có thể là:

a) bộ phận chất lượng thuộc tổ chức cung cấp (bên thứ nhất);

b) người mua hoặc tổ chức mua hàng (bên thứ hai);

c) tổ chức kiểm tra hoặc chứng nhận độc lập (bên thứ ba);

d) bộ phận có thẩm quyền a), b) hay c) mà sự phân biệt theo chức năng (xem chú thích 2) được nêu trong văn bản thỏa thuận giữa hai bên, ví dụ văn bản giữa người cung ứng và người mua.

CHÚ THÍCH 2: Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận có thẩm quyền được nêu trong TCVN 7790-1:2007 (ISO 2859-1:1999) (5.2, 6.2, điều 7, 9.1, 9.3.3, 9.4, 10.1 và 10.3).

(Mời xem tiếp trong file tải về)

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi