Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO/TS 37107:2020 ISO/TS 37107:2019 Đô thị và cộng đồng bền vững - Mô hình trưởng thành cho các cộng đồng thông minh và bền vững

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO/TS 37107:2020

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO/TS 37107:2020 ISO/TS 37107:2019 Đô thị và cộng đồng bền vững - Mô hình trưởng thành cho các cộng đồng thông minh và bền vững
Số hiệu:TCVN ISO/TS 37107:2020Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Lĩnh vực khác
Ngày ban hành:31/12/2020Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN ISO/TS 37107:2020

ISO/TS 37107:2019

ĐÔ THỊ VÀ CỘNG ĐỒNG BỀN VỮNG - MÔ HÌNH TRƯỞNG THÀNH CHO CÁC CỘNG ĐỒNG THÔNG MINH VÀ BỀN VỮNG

Sustainable cities and communities - Maturity model for smart sustainable communities

Lời nói đầu

TCVN ISO/TS 37107:2020 hoàn toàn tương đương với ISO/TS 37107:2019.

TCVN ISO/TS 37107:2020 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 268 Cộng đồng và Thành phố bền vững biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

ĐÔ THỊ VÀ CỘNG ĐNG BỀN VỮNG - MÔ HÌNH TRƯỞNG THÀNH CHO CÁC CỘNG ĐỒNG THÔNG MINH VÀ BỀN VỮNG

Sustainable cities and communities - Maturity model for smart sustainable communities

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này cung cấp mô hình trưởng thành cho các cộng đồng thông minh và bền vững (Maturity model for smart sustainable communities - MMSSC) ở mức cao, mô hình này có thể được sử dụng cho các đô thị và cộng đồng riêng lẻ tự đánh giá và là cơ sở cho việc đối chứng giữa các đô thị. MMSSC là cách đơn giản để các nhà lãnh đạo đánh giá mức độ trưởng thành của cộng đồng trong hành trình hướng tới việc chấp nhận các thực hành tốt đã nêu trong các tiêu chuẩn về phát triển đô thị và cộng đồng thông minh và bền vững; nhận diện các điểm mạnh và điểm yếu; sau đó nhanh chóng tìm ra cách phù hợp nhất cho các yêu cầu của tiêu chuẩn và hướng dẫn.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm cung cấp thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN ISO 37100 (ISO 37100) Đô thị và cộng đồng bền vững - Từ vựng

TCVN ISO 37153 (ISO 37153) Hạ tầng thông minh cho cộng đồng - Mô hình trưởng thành cho đánh giá và cải tiến

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ, định nghĩa đã nêu trong TCVN ISO 37100 (ISO 37100).

4  Phương pháp luận và cấu trúc

4.1  Ngữ cảnh

MMSSC phải sử dụng phương pháp luận để xây dựng các mô hình trưởng thành trong TCVN ISO 37153 (ISO 37153). Đây là phương pháp luận được sử dụng rộng rãi cho các mô hình trưởng thành (như là mô hình khả năng trưởng thành được giới thiệu trong ISO/IEC 15504, đề cập đến sự trưởng thành trong lĩnh vực phát triển phần mềm). Phương pháp luận và cấu trúc của MMSSC được mô tả dưới đây:

- điều 4.3 giới thiệu tổng quan về MMSSC;

- điều 4.4 cung cấp chi tiết hơn các khía cạnh và đặc trưng chính của cộng đồng thông minh và bền vững được đánh giá trong mô hình;

- điều 4.5 mô tả 5 mức của sự trưởng thành được sử dụng trong MMSSC để mô tả mỗi đặc trưng chính.

Đầu tiên, điều 4.2 trình bày các nguyên tắc tiếp theo khi áp dụng phương pháp luận trong TCVN ISO 37153 (ISO 37153) để xây dựng MMSSC.

4.2  Các nguyên tắc thiết kế MMSSC

TCVN ISO 37153 (ISO 37153) là phương pháp luận để xây dựng các mô hình trưởng thành sử dụng cho việc đánh giá sự trưởng thành của hạ tầng thông minh cho cộng đồng. Trong tiêu chuẩn này, phương pháp luận được xây dựng để đánh giá sự trưởng thành của một cộng đồng nói chung. Phạm vi rộng cho MMSSC yêu cầu một số lựa chọn được tạo khi áp dụng phương pháp luận trong TCVN ISO 37153 (ISO 37153). Các lựa chọn này được đưa ra bởi tám nguyên tắc thiết kế MMSSC, như trong Bảng 1 dưới đây:

Có thể có một số vấn đề không đồng nhất giữa các nguyên tắc này, ví dụ mô hình càng bao hàm toàn diện thì càng có nhiều chi tiết hơn do đó việc sử dụng sẽ phức tạp hơn. Trong khi cân bằng các yếu tố này thì Nguyên tắc 1 (tập trung vào người sử dụng) được sử dụng như một câu hỏi quyết định - Phương pháp tiếp cận nào có giá trị nhất đối với người sử dụng?

Bảng 1 - Các nguyên tắc thiết kế MMSSC

Nguyên tắc MMSSC

Mô tả

Tập trung vào người sử dụng

MMSSC cần được xây dựng dày đặc cùng với các nhà lãnh đạo đô thị và cộng đồng nhằm đảm bảo đáp ứng các nhu cầu theo cách thân thiện với người sử dụng.

Toàn diện

MMSSC cần bao gồm ít nhất tại mức cao các thử thách chính trong toàn đô thị tập trung vào hành trình trở thành cộng đồng thông minh và bền vững

Áp dụng cho tất cả cộng đồng

MMSSC cần hữu ích cho các cộng đồng, cả thành thị lẫn nông thôn, thậm chí một số yếu tố liên quan cụ thể khi quản lý thay đổi trong toàn đô thị.

Sử dụng đơn giản

MMSSC không nên phức tạp mà cần dễ sử dụng. Việc sử dụng không yêu cầu tập hợp dữ liệu mở rộng và có giá thành cao.

Linh hoạt

MMSSC cần áp dụng cho các cộng đồng có kiểu và kích cỡ khác nhau, không đề cập đến ngữ cảnh về xã hội, kinh tế và văn hóa.

Trung lập về công nghệ

MMSSC cần tránh xác định các mức trưởng thành dưới dạng chấp nhận các công nghệ hoặc giải pháp cụ thể mà nhanh chóng trở nên lạc hậu.

Hướng đối tượng

MMSSC cần được thiết kế sao cho mọi lỗ hổng hoặc điểm yếu mà mô hình này định danh có thể dễ dàng phù hợp với khuyến nghị trong các tiêu chuẩn về việc cộng đồng có thể xử lý các điểm yếu này.

Mở rộng và liên tác

MMSSC cần sử dụng mô đun, cấu trúc mở rộng và liên tác, triển khai phương pháp chuẩn hóa đã khuyến cáo trong TCVN ISO 37153 (ISO 37153) nhằm mục đích dễ dàng mở rộng MMSSC trong tương lai, ví dụ:

- bằng cách xây dựng các phiên bản chuyên về một lĩnh vực của mô hình;

- thông qua tính liên tác với các mô hình trưởng thành chi tiết hơn mà nhìn nhận các đặc trưng MMSSC riêng lẻ theo các mức chi tiết hơn là trong mô hình tổng quan như MMSSC.

4.3  Tổng quan về cấu trúc MMSSC

Tóm tắt cấu trúc MMSSC ở mức cao được trình bày trong Hình 1. Như minh họa thì mô hình là một ma trận, trong đó một tập gồm 32 đặc trưng (hợp lại thành bốn khía cạnh: các mục đích; quản lý chiến lược; quản lý dịch vụ lấy người dân là trung tâm; và quản lý tài nguyên số và vật lý) được xác định theo năm mức trưởng thành (phạm vi từ 1 đến 5 trong đó mỗi mức biểu diễn việc cải tiến kết quả hoạt động từ mức trước đó).

Điều 4.4 mô tả các đặc trưng và khía cạnh, điều 4.5 mô tả các định nghĩa cho các mức trưởng thành. Bảng tiêu chí đạt được trong đó các kết quả được đưa ra trong Phụ lục A; cung cấp các mô tả chi tiết của tiêu chí mà một đặc trưng cụ thể phải đáp ứng nhằm đạt được mức trưởng thành cụ thể.

Hình 1 - Tổng quan về cấu trúc MMSSC

4.4  Các khía cạnh và đặc trưng của cộng đồng thông minh và bền vững

MMSSC đánh giá cộng đồng thông qua bốn khía cạnh.

Các khía cạnh từ 1 đến 3 của mô hình đánh giá sự trưởng thành của đô thị trong việc thiết lập những thứ tạo điều kiện cho thông minh. Các khía cạnh được đánh giá bắt nguồn từ các thực hành tốt nhất mô tả trong các tiêu chuẩn về đô thị thông minh và hạ tầng thông minh cho cộng đồng[1]

Chúng bao gồm 26 ‘những thứ tạo điều kiện cho thông minh’, được nhóm trong ba khía cạnh[2]:

- Quản lý chiến lược: các vấn đề về quản trị, lập kế hoạch và đưa ra quyết định cần được quản lý tại mức toàn đô thị hơn là trong các bộ phận, tổ chức hoặc phòng ban riêng lẻ của đô thị.

- Quản lý dịch vụ lấy người dân là trung tâm: ‘khả năng làm cho thông minh’ theo cách mà các dịch vụ cho người dân và doanh nghiệp trong đô thị được lập kế hoạch và cung cấp, bao gồm thông qua việc cùng sáng lập các dịch vụ đáp ứng điều kiện và nhu cầu của địa phương.

- Quản lý tài nguyên số và vật lý: các thay đổi theo cách mà tài nguyên vật lý, công nghệ và thông tin được quản lý trong đô thị giúp thúc đẩy, loại bỏ rủi ro và hạ giá thành việc cung cấp thay đổi trong đô thị.

Khía cạnh 4 của mô hình đánh giá sự trưởng thành của đô thị trong việc đạt được sáu mục đích của cộng đồng bền vững mô tả trong TCVN 37101:

- Tính thu hút;

- Bảo tồn và cải thiện môi trường

- Khả năng phục hồi;

- Sử dụng tài nguyên có trách nhiệm;

- Sự gắn kết xã hội;

- Phúc lợi xã hội.

Minh họa chi tiết cấu trúc của bốn khía cạnh và các khía cạnh nhỏ của chúng được trình bày trong Hình 2. Người sử dụng cần chú ý rằng mục đích của các khía cạnh và khía cạnh nhỏ chỉ giúp cho các cộng đồng báo cáo kết quả của việc đánh giá MMSSC tại các mức khác nhau của thông tin tổng kết và đánh giá thực tế được tạo tại mức của 31 đặc trưng chi tiết trong các khía cạnh này,

Hình 2 - Các khía cạnh, khía cạnh nhỏ và đặc trưng của MMSSC

Các mức trưởng thành sử dụng trong MMSSC phải được khuyến cáo trong TCVN ISO 37153 (ISO 37153). Việc xác định chi tiết mỗi mức biến đổi theo bản chất của đặc trưng đang được đánh giá. Bảng 2 trình bày việc xác định mức sử dụng trong MMSSC.

Bảng 2 - Xác định năm mức trưởng thành

 

Các khía cạnh 1-3: Những thứ tạo điều kiện cho thông minh

Khía cạnh 4: Các mục đích

Mức

Đối với các đặc trưng tập trung vào cộng đồng hợp nhất và cộng đồng lấy người dân làm trung tâm như thế nàoa

Đối với các đặc trưng tập trung vào cộng đồng mở và cộng tác như thế nàob

Đối với các thành phần tập trung vào tiến trình hướng tới sáu mục đích phát triển bền vữngc

1.Khởi đầu

Các quá trình quản lý thứ tạo điều kiện cho thông minh không tồn tại hoặc được quản lý trên cơ sở thiếu tổ chức bởi các tổ chức khác nhau.

Các quá trình quản lý này không tồn tại hoặc được quản lý toàn bộ trong phạm vi chính quyền địa phương mà không có sự cam kết hoặc minh bạch đối với cộng đồng.

Cng đồng không có chiến lược đối với mục đích này; hoạt động trên cơ sở thiếu tổ chức và rời rạc.

2. Hoàn thành một phần

Một số tiến trình được tạo ra theo kế hoạch cộng đồng, nhưng không áp dụng nhất quán khung quản lý của cộng đồng.

Một số quá trình được thiết lập để hỏi ý kiến các bên quan tâm.

Các nhà lãnh đạo nhận diện các quyền ưu tiên để đạt được mục đích bền vững này và xây dựng kế hoạch cung cấp chúng.

3. Hoàn thành

Cộng đồng thiết lập các quá trình quản lý cộng đồng nhằm cung cấp các thực hành tốt nhất trong khu vực này.

Cộng đồng thiết lập truyền thông quản lý và các quá trình cam kết để đảm bảo đầu vào hiệu quả từ các bên quan tâm

Các nhà lãnh đạo đưa ra kết quả hoạt động hiện tại dựa vào mục đích bền vững, thiết lập tiêu chí thành công và định hướng đối với các thay đổi mà cộng đồng dự định cung cấp trong một thời gian dài. Chính quyền địa phương thiết lập trách nhiệm giải trình và các cấu trúc quản trị để quản lý các cải tiến này.

4. Cải tiến

Cộng đồng có thể chứng minh rằng nó đang đo lường kết quả hoạt động của các quá trình và đang đạt được các tác động tích cực.

Cộng đồng có thể chứng minh rằng các bên quan tâm (không ch chính quyền địa phương) được cam kết quản trị các quá trình này.

Các nhà lãnh đạo chủ động theo dõi kết quả hoạt động theo các chỉ số chính đối với mục đích bền vững và thiết lập quá trình rõ ràng cho các bên quan tâm để đưa ra phản hồi. Có sự ủng hộ của cộng đồng và chính quyền và có bằng chứng chứng minh rằng kết quả hoạt động đang được cải tiến.

5. Tối ưu một cách bền vững

Cộng đồng có thể chứng minh bằng chứng rõ ràng về việc cải tiến liên tục có hệ thống, ở đó liên quan đến thời gian thực hoặc gần thời gian thực.

Cộng đồng có thể chứng minh rằng nó đang sử dụng quyền cam kết có hiệu quả, cộng tác và tạo điều kiện số với các bên quan tâm để hướng tới việc thực hiện liên tục có hệ thống.

Bảng hiển thị số đưa tất cả các bên quan tâm gần thời gian thực, thấu hiểu kết quả hoạt động nhờ vào các quyền ưu tiên chính đối với mục đích bền vững này. Có bằng chứng rõ ràng rằng cộng đồng đang đánh giá tính hiệu quả của các chính sách nhằm mang lại mục đích bền vững và sử dụng kiến thức đó hướng tới cải tiến liên tục cả trong cộng đồng và qua các mạng lưới khu vực, quốc gia và quốc tế.

a Liên quan đến các đặc trưng: 1.1.2, 1.2.1, 1.2.3, 1.4.1, 1.5.1, 1.5.2, 1.5.3, 2.1.2, 2.4.2, 3.1.3

b Liên quan đến các đặc trưng: 1.2.2, 1.3.1, 1.3.2, 1.4.2, 2.1.1, 2.2.1, 2.2.2, 2.3.1, 2.3.2, 2.4.1, 3.1.1, 3.1.2, 3.2.1, 3.2.2.

c Liên quan đến các đặc trưng: 1.1.1, 4.1, 4.2, 4.3, 4.4, 4.5, 4.6.

5  Cấu trúc và cách sử dụng MMSSC

5.1  Cách thức đưa ra đường cơ bản về sự trưởng thành hiện tại

Công cụ chẩn đoán để sử dụng khi đánh giá sự trưởng thành của đô thị hoặc cộng đồng dựa vào MMSSC được đưa ra trong Phụ lục A. Điều này cung cấp tiêu chí đánh giá chi tiết đối với mỗi trong số 31 đặc trưng chính của cộng đồng thông minh và bền vững nhằm xác định mức trưởng thành mà cộng đồng cần đạt tới.

Người sử dụng được khuyến cáo đánh giá sự trưởng thành của cộng đồng cả:

- hiện tại; tiêu chí đạt được nào đưa ra trong Bảng A.1 mô tả kết quả hoạt động của cộng đồng đối với mỗi đặc trưng?

- trong hai năm; dựa trên các kế hoạch hiện hành mà các nhà lãnh đạo đã thông qua, cộng đồng có được kỳ vọng đáp ứng tiêu chí đạt được ở mức cao trong thời gian hai năm không?

Đánh giá kép sẽ đưa ra tổng quan về cả điểm mạnh và điểm yếu hiện tại và chỉ ra nơi xuất hiện các lỗ hổng chính trong các kế hoạch hiện có để cải tiến.

Các cách tiếp cận khác nhau có thể được sử dụng để thu thập bằng chứng về đánh giá sự trưởng thành. Như đã tóm tắt trong Hình 3, các cách tiếp cận này khác nhau cả về mức độ tin cậy mà chúng cung cấp đối với kết quả đánh giá lẫn chi phí và tính phức tạp.

Hình 3 - Các phương pháp đánh giá

- Quan điểm của bên liên quan đơn lẻ: mọi tổ chức hoặc cá nhân quan tâm và hiểu biết về cộng đồng có thể sử dụng công cụ chẩn đoán MMSSC một cách đơn giản để xây dựng việc đánh giá sự trưởng thành của cộng đồng.

- Các quan điểm của nhiều bên liên quan: bằng cách kết hợp hiểu biết và nhận thức của nhiều bên quan tâm (từ các đơn vị chính của chính quyền địa phương, lĩnh vực công rộng hơn, tổ chức xã hội dân sự và lĩnh vực tư), các cộng đồng có thể xây dựng nhiều quan đim chính xác hơn về sự trưởng thành hiện tại và cũng nhận diện mọi khác biệt chính về nhận thức giữa các nhóm liên quan.

- Sự đánh giá của nhiều bên liên quan: độ chính xác của việc tự đánh giá của nhiều bên liên quan có thể được tăng lên bằng cách kết hợp các bên quan tâm với nhau, ví dụ thông qua hội thảo để trao đổi các quan điểm, chia sẻ bằng chứng và xây dựng đánh giá dựa trên sự đồng thuận.

- Chuẩn cross-city: mức bổ sung độ chính xác có thể đạt được bởi các đô thị và cộng đồng khác nhau cùng đi đến trao đổi các kết quả của việc đánh giá các điều kiện riêng của từng địa phương, để đối chứng các đô thị và hài hòa việc cung cấp bằng chứng cho các điều kiện đó.

- Đánh giá bên ngoài: cuối cùng, các bên thứ ba đáng tin cậy muốn xây dựng các dịch vụ đánh giá và chứng nhận, họ xác minh độc lập bằng chứng mà cộng đng đáp ứng tiêu chí đánh giá theo MMSSC.

Trong tất cả các trường hợp, việc tìm kiếm các quan điểm rộng từ các bên liên quan của đô thị (ví dụ: thông qua các khảo sát) là hữu ích. Tuy nhiên, nhiều đặc trưng được đánh giá trong MMSSC không phải các đặc trưng mà hầu hết người dân coi là một quan điểm, bởi vì chúng yêu cầu sự hiểu biết về các thao tác bên trong của quản trị đô thị và các đối tác cung cấp dịch vụ cho đô thị. Khía cạnh 2 của MMSSC (quản lý dịch vụ lấy người dân làm trung tâm) chứa hầu hết đặc trưng liên quan của việc cam kết của người dân ở phạm vi rộng lớn hơn.

5.2  Cách sử dụng mô hình để giúp kết quả hoạt động được cải tiến trong tương lai

Các cộng đồng có thể sử dụng MMSSC để thông báo chu trình PDCA cho việc cải tiến liên tục. TCVN ISO 37104 (ISO 37104) đưa ra hướng dẫn chi tiết về cách thực thi quá trình này trong ngữ cảnh thực thi hệ thống quản lý cho các cộng đồng bền vững theo. TCVN 37101, khuyến cáo quá trình năm bước sử dụng: cam kết; xem xét cơ sở ban đầu; xác định chiến lược; thiết lập và thực thi kế hoạch hành động; đánh giá kết quả hoạt động và cải tiến liên tục. Hình 4 minh họa cách MMSSC có thể được sử dụng tại mỗi bước của quá trình này.

Hình 4 - Sử dụng MMSSC để hỗ trợ quá trình xây dựng và thực thi chiến lược

MMSSC có mục đích giúp cộng đồng có cái nhìn tổng quan về sự trưởng thành và các lĩnh vực chính mà cộng đồng đó cần cải tiến để có thể thực thi thay đổi bền vững tốt hơn. Cũng như vậy, đó chính là điểm bắt đầu, không phải điểm kết thúc việc phân tích và lập kế hoạch mà cộng đồng yêu cầu. Bảng 3 tóm tắt các tài liệu chính mà có hiệu lực để hỗ trợ các cộng đồng khi chúng thực hiện hoạt động trên các phần tử khác nhau của mô hình MMSSC; phụ lục B đưa ra chi tiết cách các phần tử này hỗ trợ mỗi khía cạnh và khía cạnh nhỏ khác nhau của MMSSC.

Bảng 3 - Các tài liệu mà cộng đồng có thể sử dụng để cải tiến kết quả hoạt động

Tài liệu

Mô tả

TCVN 37101

Trình bày hệ thống quản lý cho các cộng đồng cam kết phát triển bền vững, nhắm tới sáu mục đích của cộng đồng bền vững.

TCVN ISO 37104
(ISO 37104)

Cung cấp hướng dẫn quản trị chi tiết hơn về cách các đô thị và các cộng đồng thành phố khác có thể áp dụng các yêu cầu chung của TCVN 37101. Cung cấp hướng dẫn thực tế cho tất cả các loại đô thị trong việc khởi đầu, lập kế hoạch, thực thi, đo lường và quản lý các hoạt động phát triển bền vững theo cách toàn diện.

TCVN ISO 37106
(ISO 37106)

Cung cấp hướng dẫn về cách các đồng đồng có thể đảm bảo rằng tầm nhìn và chiến lược cho tương lai được củng cố bằng mô hình quản trị đô thị thông minh sử dụng các công nghệ thông minh, dữ liệu thông minh và các cách làm việc thông minh đ thực thi thay đổi nhanh hơn với rủi ro giảm.

ISO 371205

Trình bày điểm trung tâm của các chỉ số kết quả hoạt động chính cho các đô thị đ sử dụng trong đánh giá va chạm và công tác phát hiện lợi ích về các dịch vụ đô thị và chất lượng cuộc sống

TCVN ISO 37122
(ISO 37122)

Bổ sung ISO 37120 với các chỉ số liên quan đến các đô thị thông minh

TCVN ISO 37123
(ISO 37123)

Bổ sung ISO 37120 với các ch số liên quan đến các đô thị có khả năng phục hồi

TCVN 37101

Trình bày hệ thống quản lý cho các cộng đồng cam kết phát triển bền vững, nhắm tới sáu mục đích của cộng đồng bền vững.

TCVN 37152

Đưa ra hướng dẫn về việc lập kế hoạch, xây dựng, quản trị và bảo trì các hạ tầng theo các cách mà làm hài hòa chúng như một phần của cộng đồng thông minh và đảm bảo rằng các tương tác giữa nhiều hạ tầng được sp đặt hợp lý.

TCVN 37151

Trình bày các nguyên tắc và yêu cầu cho việc đo lường cách hạ tầng thông minh cho cộng đồng có thể hỗ trợ phương pháp lấy người dân làm trung tâm.

TCVN ISO 37157
(ISO 37157)

Mô tả tiêu chí giúp cho việc lập kế hoạch hoặc tổ chức giao thông thông minh cho các đô thị đông đúc.

ISO 30145

Mô tả khung tham chiếu ICT đô thị thông minh, đưa ra cách ICT hỗ trợ các đô thị thông minh, bao gồm kiến trúc kỹ thuật chi tiết mà hỗ trợ cung cấp ‘kiến trúc IT m, hưởng dịch vụ, toàn đô thị’ mô tả ở mức cao trong MMSSC.

ISO/IEC 30182

Mô tả và đưa ra hướng dẫn về mô hình khái niệm đô thị thông minh mà có thể cung cấp nền tảng của tính liên tác giữa các hệ thống thành phần của một đô thị thông minh, bằng cách sắp đặt các bản thẻ học sử dụng qua các lĩnh vực khác nhau.

ISO 180916

Mô tả cách cung cấp quản lý đảm bảo chất lượng của 39 chức năng cốt lõi của chính quyền địa phương. Nhiều chức năng liên quan trực tiếp đến việc đạt được các mục đích của cộng đồng bền vững mô tả trong TCVN 37101, trong đó hình thành một phần cốt lỗi của MMSSC.

5.3  Cách sử dụng mô hình cùng với các mô hình trưởng thành khác

Điều này đề cập chi tiết hơn các phần tử cụ thể của phát triển thông minh và bền vững (như là mô hình về khả năng phục hồi, trưởng thành, thông minh của CEN và ma trận đảm bảo chất lượng cho các chức năng chính của chính quyền địa phương mô tả trong ISO 18091.

Các đô thị mong muốn xây dựng nhiều đánh giá chi tiết hơn về sự trưởng thành hiện tại trong nhiều lĩnh vực hơn là có thể được cung cấp trong khung chiến lược toàn đô thị ở mức cao như là MMSSC.

Đó là, để bắt kịp với nguyên tắc thiết kế số 7 (xem điều 4.2), MMSSC được xây dựng để sắp đặt với các mô hình khác trong đó thăm dò một số đặc trưng này chi tiết hơn. Các tiêu chí đánh giá của nó được thiết kế nhằm cho phép tính liên tác nói riêng với:

- Ma trận đảm bảo chất lượng cho các chức năng chính của chính quyền địa phương mô tả trong ISO 18091;

- Mô hình trưởng thành có khả năng phục hồi của Liên minh Châu âu;

- Mô hình bao trùm số và mô hình trưởng thành tiếp cận số được xây dựng bởi sáng kiến toàn cầu cho ICTs bao gồm (G3ICT, sáng kiến được giới thiệu vào năm 2006 bởi Tổ chức phát triển và liên minh toàn cầu của Liên hiệp quốc về ICT, phối hợp cùng với Văn phòng công ước về quyền của những người khuyết tật tại UN DESA)

Bảng 4 đưa ra nhiều chi tiết hơn về các điểm liên kết nối giữa MMSSC và các mô hình trưởng thành khác.

Bảng 4- Liên kết nối giữa MMSSC và các mô hình trưởng thành khác

Mô hình trưởng thành

(Các) điểm liên kết nối với MMSSC

Cách sử dụng với MMSSC

ISO 18091

Các mục đích - Tất cả

ISO 18091:2019a Phụ lục B cung cấp mô hình trưởng thành ba mức mô tả quản lý đảm bảo chất lượng 39 chức năng cốt lõi của chính quyền địa phương. Nhiều chức năng liên quan trực tiếp đến việc đạt được các mục đích của cộng đồng bền vững mô tả trong tiêu chuẩn này, trong đó hình thành một phần cốt lõi của MMSSC.

Người sử dụng hai mô hình trưởng thành cần:

- sử dụng MMSSC đ có cái nhìn tổng quan về sự sẵn sàng của cộng đồng trong việc lập kế hoạch, quản lý và cải tiến kết quả hoạt động dựa vào mỗi mục đích của ISO 18091 trên cơ sở toàn diện;

- sử dụng mô hình trưởng thành trong ISO 18091:2019, Phụ lục B để xem xét chi tiết hơn các chức năng cụ thể của chính quyền địa phương mà liên quan đến mỗi mục đích của TCVN 37101 (Phụ lục C đưa ra chức năng của chính quyền địa phương mô tả trong ISO 18091 liên quan nht đến mỗi mục đích)

Mô hình về khả năng phục hồi, trưởng thành, thông minh của CEN

Các mục đích - khả năng phục hồi

Mô hình trưởng thành về khả năng phục hồi của EU phân chia khái niệm về khả năng phục hồi của đô thị thành 10 đặc trưng, được nhóm thành bốn khía cạnh (lãnh đạo và quản trị; hạ tầng và tài nguyên; sự sẵn sàng; phối hợp).

Người sử dụng hai mô hình trưởng thànhb cần:

- sử dụng MMSSC để có được tổng quan về khả năng phục hồi của cộng đồng;

- sử dụng mô hình có khả năng phục hồi để có được sự phân tích chi tiết hơn về sự trưởng thành dựa vào các phần tử khác nhau của khả năng phục hồi.

Mô hình bao trùm số và mô hình trưởng thành tiếp cận số

- Bao gồm sự cam kết của bên liên quan là không thể thiếu được đối với nhiều khía cạnh của MMSSC.

- Tuy nhiên, điểm chính của liên kết nối khía cạnh nhỏ 2.3, các kênh và sự tiếp cận

Người sử dụng hai mô hình trưởng thành cần:

- sử dụng MMSSC và khía cạnh nhỏ 2.3, các kênh và sự tiếp cận để có được tổng quan về sự trưởng thành của cộng đồng trong việc nắm bắt phương pháp bao hàm của các dịch vụ số;

- sử dụng mô hình bao trùm s và mô hình trưởng thành có thể tiếp cận số đ thăm dò các vấn đề này chi tiết hơn;

a ISO 18091 sử dụng mô hình trưởng thành ba mức:

- đỏ: các thực hành cốt yếu không được thực hiện theo cách đầy đủ bi chính quyền địa phương;

- vàng: chính quyền địa phương nỗ lực thực thi các phần tử cốt yếu và có th cung cấp dịch vụ sản phẩm khi được yêu cầu;

- xanh lá: các điều kiện chấp nhận tối thiểu đạt được để cung cấp các hoạt động đáng tin cậy.

Ba mức này tương đương với các mức 1 đến 3 trong MMSSC.

b Cả hai mô hình sử dụng định nghĩa năm mức tương tự của sự trưởng thành (tức là: đim “1 =không tồn tại” đối với khả năng phục hồi trong MMSSC có th được kết hợp với điểm trung bình “1=bắt đầu” qua các khía cạnh khác nhau của mô hình trưởng thành có khả năng phục hồi).

c Cả hai mô hình sử dụng cùng các mức trưởng thành từ 1 đến 5

 

Phụ lục A

(tham khảo)

Tiêu chí đạt được của MMSSC

Bảng A.1 cung cấp công cụ chẩn đoán chi tiết được sử dụng khi áp dụng MMSSC.

Bảng A.1 - Tiêu chí đạt được của MMSSC

Khía cạnh

Mức trưởng thành

Đánh giá

1: Khi đầu

2: Hoàn thành một phn

3: Hoàn thành

4: Cải tiến

5: Tối ưu một cách bền

I. Quản lý chiến lược

 

1.1 Tầm nhìn đô thị

 

1.1.1 Thành quả- Tầm nhìn và chiến lược đô thị trọng đim

Không có tầm nhìn hoặc chiến lược được cung cấp cho tương lai của đô thị

Các nhà lãnh đạo đô thị cung cấp tầm nhìn và chiến lược của họ cho tương lai nhưng không chỉ ra rõ các thành quả về xã hội, kinh tế và môi trường sẽ khác nhau như thế nào trong tương lai.

Các nhà lãnh đạo đô thị cung cấp tầm nhìn và chiến lược của họ cho tương lai và trình bày các mục tiêu và kế hoạch được sắp đặt với UNSDGs cho các thành quả về kinh tế, xã hội và môi trường mà các nhà lãnh đạo đô thị lập kế hoạch để đạt được.

Ngoài tiêu chí đạt được mức 3, các mục tiêu được củng c bởi thước đo thành công đang được các nhà lãnh đạo quản trị đô thị tìm kiếm.

Ngoài tiêu chí đạt được mức 4, có báo cáo công khai về tiến trình dựa vào các thước đo thành công với các quá trình rõ ràng tích hợp cho các bên quan tâm đưa ra phản hồi

Mức hiện tại

Mức 2 năm dựa trên các kế hoạch hiện hành

1.1.2 Tầm nhìn và chiến lược cho đô thị thông minh

Không có tầm nhìn hoặc chiến lược được cung cấp cho tương lai của đô thị

Các nhà lãnh đạo đô thị cung cấp tầm nhìn và chiến lược của họ cho tương lai nhưng không ch ra rõ cách lập kế hoạch hướng đến các cơ hội m ra từ công nghệ thông minh, dữ liệu thông minh và cộng tác thông minh để cung cấp tầm nhìn đô thị

Các nhà lãnh đạo đô thị cung cấp tầm nhìn và chiến lược của họ cho tương lai và trình bày kế hoạch rõ ràng về cách đô thị sẽ đầu tư vào các cơ hội được đưa ra bi các công nghệ thông minh, dữ liệu và cộng tác thông minh.

Ngoài tiêu chí đạt được mức 3, tầm nhìn được củng cố bởi kế hoạch hoạt động với mốc quan trọng để thiết lập những thứ tạo điều kiện cho thông minh đang được lãnh đạo tìm kiếm.

Ngoài tiêu chí đạt được mức 4, có báo cáo công khai về tiến trình dựa vào kế hoạch hoạt động và các mốc quan trọng để thiết lập những thứ tạo điều kiện cho thông minh với quá trình rõ ràng thích hợp cho các bên quan tâm đưa ra phản hồi.

Mức hiện tại

Mức 2 năm dựa trên các kế hoạch hiện hành

1.2 Lãnh đạo và quản trị thay đổi toàn đô thị

1.2.1 Quản trị hp nhất đối với thay đổi toàn đô thị

Không có trọng tâm rõ ràng nào về trách nhiệm giải trình trong quản trị đô thị về phát triển và cung cấp thay đổi tạo điều kiện cho thông minh mức đô thị.

Trọng tâm của sự lãnh đạo và trách nhiệm giải trình đối với việc xây dựng và cung cấp thay đổi tạo điều kiện cho thông minh toàn đô thị được thiết lập trong đô thị nhưng các cá nhân liên quan không được trao quyền, các quá trình quản trị và tài nguyên cần tác động đến quyền ưu tiên của tổ chức theo cách có nghĩa.

Trọng tâm của sự lãnh đạo và trách nhiệm giải trình đối với việc xây dựng và cung cấp thay đổi tạo điều kiện cho thông minh toàn đô thị được thiết lập trong đô thị nhưng cá nhân liên quan không được trao quyền, các quá trình quản trị và tài nguyên cần tác động đến quyền ưu tiên của tổ chức theo cách có nghĩa

Ngoài tiêu chí đạt được mức 3, sự lãnh đạo thay đổi tạo điều kiện thông minh trong toàn đô thị không được xem là trách nhiệm của nhóm trung tâm, nhưng gắn vào vai trò của nhà quản lý cấp cao thông qua ban quản trị đô thị. Quá trình quản lý chương trình được thiết lập để h trợ việc cung cấp ngh trình chia s này.

Ngoài tiêu chí đạt được ở mức 4, hệ thống thông tin thời gian thực cho các nhà lãnh đạo đô thị thấy sự minh bạch trong tiến trình thực thi bởi các đối tác liên quan theo diện rộng với cnh báo sớm các vn đề về tiềm lực.

Mức hiện tại

Mức 2 năm dựa trên các kế hoạch hiện hành

1.2.2 Qun trị mở và cộng tác đối với thay đổi toàn đô thị

Sự lãnh đạo và các quá trình quản trị đối với thay đổi toàn đô thị được quản lý bên trong đô thị

Ban quản trị đô thị thiết lp các quá trình để tra cu và cam kết của các bên quan tâm khi cung cấp tầm nhìn và chiến lược.

Sự lãnh đạo và các quá trình quản trị đối với thay đổi trong toàn đô thị là rõ ràng với người dân qua sự kết hợp phong phú của các cơ chế, ví dụ cung cấp tài liệu chương trình, báo cáo công khai về tiến trình, cơ chế phản hồi, sử dụng truyền thông để m rộng sự cam kết của công dân

Ngoài tiêu chí đạt được mức 3, các quá trình này không được xem là là trách nhiệm của ban quản trị đô thị, các quá trình này còn lôi kéo các nhà lãnh đạo từ bộ phận tư và xã hội dân sự trong các quá trình quản trị m và cộng tác.

Ngoài tiêu chí đạt được mức 4, có một bằng chứng rõ ràng rằng các quá trình quản trị này có tác động quan trọng đến việc định hình chiến lược và các quyền ưu tiên cho đô thị. Các bên liên quan của đô thị đóng vai trò hàng đầu trong các mạng lưới quốc tế, trong nước và khu vực của cộng đồng thông minh và bền vững.

Mức hiện tại

Mức 2 năm dựa trên các kế hoạch hiện hành

1.2.3 Các kỹ năng lãnh đạo đối với thay đổi toàn đô thị

Các kỹ năng lãnh đạo được xác định và quản lý chỉ ở mức các đơn vị kinh doanh riêng lẻ.

Đô thị xác định bộ kỹ năng lãnh đạo yêu cầu trong các nhóm có trách nhiệm cung cấp và chỉ đạo thay đổi toàn đô thị, ví dụ kỹ năng xây dựng chiến lược, kỹ năng cam kết của bên liên quan, kỹ năng quảng cáo, kỹ năng quản lý công nghệ. Tồn tại các lỗ hng về kỹ năng quan trọng.

Đô thị xác định bộ kỹ năng lãnh đạo yêu cầu trong các nhóm có trách nhiệm cung cấp và chỉ đạo thay đổi toàn đô thị, ví dụ kỹ năng xây dựng chiến lược, kỹ năng cam kết của bên liên quan, kỹ năng quảng cáo, kỹ năng quản lý công nghệ. Các cơ chế hiệu quả thích hợp để xây dựng, phục hồi và giữ lại kỹ năng cần thiết. Còn lại một số lỗ hổng kỹ năng.

Ngoài tiêu chí đạt được tại mc 3, đô thị sử dụng các cơ chế chính thức (các khung cạnh tranh) để giám sát và quản lý các kỹ năng được yêu cầu trong chương trình thay đổi toàn đô thị. Không còn các lỗ hổng kỹ năng quan trọng.

Ngoài tiêu chí đạt được tại mức 3, các nhà lãnh đạo đô thị tiếp cận thông tin quản lý thời gian thực về các mức kỹ năng trong tất cả các vai trò liên quan qua các tổ chức khác nhau cộng tác đ cung cấp chương trình thay đổi toàn đô thị.

Mức hiện tại

Mức 2 năm dựa trên các kế hoạch hiện hành

1.3 Cam kết cộng tác

1.3.1 Cam kết toàn đô thị của các bên quan tâm

Không có chương trình truyền thông và sự cam kết của các bên quan tâm đến việc xây dựng và thực thi chiến lược. Sự cam kết của các bên quan tâm ch được quản lý bi các đơn vị kinh doanh riêng lẻ

Ban quản trị đô thị thiết lập chương trình truyền thông và sự cam kết của các bên quan tâm.

Ngoài tiêu chí đạt được ở mức 2, có bằng chứng mà phương pháp đang được thực hiện, với các phương pháp truyền thông thích hp cho các nhóm liên quan khác nhau và với các biện pháp chủ động để cam kết với mọi nhóm tại mức rủi ro không bao gồm từ quá trình.

Ngoài tiêu chí đạt được tại mức 3, có bằng chứng rõ ràng rằng tất cả các nhóm cam kết chính có nhận thức rõ ràng về tầm nhìn và chiến lược đô thị và cách họ có th cam kết và tác động đến việc cung cấp.

Ngoài tiêu chí đạt được tại mức 4, có bằng chứng rõ ràng, sẵn có về cách thức các quan điểm của bên quan tâm đang định hình việc xây dựng và thực thi tầm nhìn và chiến lưc của đô thị, và các hệ thống phản hồi được đặt thích hợp nhằm thuận lợi hóa đối thoại giữa các bên quan tâm về các kế hoạch tương lai.

Mức hiện tại

Mức 2 năm dựa trên các kế hoạch hiện hành

1.3.2 Sự cam kết được được tạo điều kiện số số

 

Các nhà lãnh đạo đô thị không sử dụng các kênh kỹ thuật số để cam kết và giao tiếp với các bên quan tâm về các kế hoạch, quyền ưu tiên cho đô thị trong tương lai.

Các nhà lãnh đạo đô thị sử dụng trang web, thư điện t và các kênh kỹ thuật số khác đ cam kết và giao tiếp với các bên quan tâm về các kế hoạch và quyền ưu tiên cho tương lai.

Ngoài tiêu chí đạt được tại mức 2, các nhà lãnh đạo đô thị:

- Sử dụng mô hình số, hình ảnh hóa dữ liệu và/hoặc các công nghệ khác đ mang đến cho cuộc sống’ những thứ có thể sống và làm việc trong tầm nhìn của đô thị cho tương lai

- Sử dụng truyền thông xã hội và các phương tiện truyền thông bằng số đ thuận lợi hóa sự cam kết tích cực của các bên quan tâm.

Ngoài tiêu chí đạt được tại mức 3, có bằng chứng rõ ràng rằng các nhà lãnh đạo đô thị đang sử dụng phản hồi từ các bên quan tâm để cải tiến tính hiệu quả của các công cụ kỹ thuật số và và các kênh kỹ thuật số họ sử dụng để xây dựng và truyền tải tầm nhìn đô thị cho tương lai.

Ngoài tiêu chí đạt được tại mức 4, các nhà lãnh đạo đô thị xây dựng mô hình ảo đầy đủ của đô thị và các hệ thống của nó đ các bên quan tâm sử dụng trong việc mô hình hóa các bối cảnh khác nhau cho việc phát triển đô thị trong tương lai.

Mức hiện tại

Mức 2 năm dựa trên các kế hoạch hiện hành

1.4 Mua sắm thông minh và quản lý nhà cung ứng

1.4.1 Mua sắm hợp nhất và quản lý nhà cung ứng

Không có chiến lược, mua sắm và quản lý nhà cung ứng toàn đô thị. Các yêu cầu được quy định và trả giá độc lập bởi mỗi đơn vị kinh doanh và đô thị giới hạn khả năng cấp các giải pháp đó giá cả và lợi ích sụt giảm qua nhiều tổ chức.

Ban quản trị đô thị thiết lập chiến lược tiến tới việc mua sắm phối hợp hơn nhưng các cơ chế kiểm soát yếu kém. Có một số ví dụ về mua sắm chia sẻ của đơn vị kinh doanh nhưng điều này là thiếu tổ chức và được thực hiện bởi các nhà quản lý địa phương riêng lẻ

Ban quản trị đô thị thiết lập các chính sách toàn đô thị đ ti ưu hóa việc mua sắm và quản lý nhà cung ứng qua các đơn vị kinh doanh khác nhau, bao gồm:

- thiết lập ngân sách tổng thể và linh hoạt mà có thể cp vốn cho các dự án tổ chức;

- tập trung vào việc đạt được giá trị tốt nhất cho toàn đô thị hơn là cho đơn vị riêng lẻ

- gắn các nguyên tắc hợp đồng thông minh (xác định trong TCVN ISO 37106 (ISO 37106) trong tất cả hợp đồng là: tập trung vào các thành quả kinh doanh; xây dựng dữ liệu m vào tất cả; khuyến khích đổi mới, sáng tạo và cộng tác giữa các nhà cung ứng; tránh việc chặn nhà cung ứng bằng cách hợp nhất các yêu cầu liên tác thành toàn bộ việc ICT.

Ngoài tiêu chí đạt được tại mức 3, các chính sách này hiện được củng cố bi các quá trình kinh doanh, các phép đo và kiểm soát rõ ràng đ đảm bảo việc tuân thủ qua toàn bộ việc mua sắm trong đô thị.

Ngoài tiêu chí đạt được tại mức 4, có bằng chứng rõ ràng rằng đô thị có cơ chế hiệu quả để đảm bảo việc phản hồi từ các đơn vị kinh doanh và tử các nhà cung ứng bằng việc thực thi thực tế các chính sách này, trong đó sử dụng để hướng đến việc cải tiến liên tục.

Mức hiện tại

Mức 2 năm dựa trên các kế hoạch hiện hành

1.4.2 Mua sắm m, cộng tác và quản lý nhà cung ứng

Các nhà cung ứng tiềm năng của đô thị có khả năng nhìn nhận trước các yêu cầu. Các quá trình là phức tạp, không rõ ràng và khó khăn cho các doanh nghiệp nh cam kết. Các nhà cung ứng giải pháp đi mới, sáng tạo không có thành tựu rõ ràng trong quản trị đô thị. Việc và ký hợp đồng được dựa trên các mối quan hệ truyền thống giữa người mua- nhà cung cấp.

Ban quản trị đô thị cung cp và cập nhật kênh cung cấp trực tuyến các yêu cầu tiếp theo. Các bước được đưa ra nhằm khuyến khích việc các giải pháp cải tiến nhưng chúng là thiếu tổ chức và không được gắn đầy đủ qua toàn bộ việc mua sắm trong đô thị.

Ban quản trị đô thị cung cấp và cập nhật kênh trực tuyến về các cơ hội mua sắm quan trọng trong đô thị từ tất cả các đối tác của đô thị, tập trung vào các thách thức mà đô thị đổi mặt và các thành quả mong muốn đạt được. Các quá trình rõ ràng thích hợp để thuận lợi hóa việc các giải pháp đi mới, sáng tạo và các giải pháp được gắn trong các quá trình quản lý để đảm bảo chúng được theo dõi cho toàn bộ việc trong đô thị. Dãy các mô hình cung cp cải tiến được triển khai bao gồm công việc kinh doanh chung và sự hợp tác công-tư.

Có bằng chứng rõ ràng rằng đô thị quản lý quá trình cam kết ủng hộ hệ sinh thái đổi mới, sáng tạo qua đô thị và các nhà cung ứng của nó, bao gồm việc đầu tư để:

- tìm kiếm và bảo vệ các giải pháp mua sắm đổi mới, sáng tạo đối trước thách thức của đô thị.

- cam kết sớm và lặp lại với các nhà cung ứng tiềm năng;

- Kích thích việc cải tiến SME-led;

- xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với các tổ chức tư nhân và phi lợi nhuận nhằm hướng đến sự đổi mới, sáng tạo ở nơi có thị trường chậm phát triển.

Ngoài tiêu chí đạt được tại mức 4, có bằng chứng rõ ràng rằng đô thị có các cơ chế hiệu quả để bảo vệ sự phản hồi từ các đơn vị kinh doanh và từ các nhà cung ứng trên kết quả hoạt động của đổi mới, sáng tạo hệ sinh thái mà nó đang sử dụng đ hướng đến việc cải tiến liên tục

Mức hiện tại

Mức 2 năm dựa trên các kế hoạch hiện hành

1.5 Hiện thực hóa lợi ích

1.5.1 Ánh xạ li ích

Không có trường hợp kinh doanh toàn đô thị nào hỗ trợ thay đổi tạo điều kiện cho thông minh trong đô thị. Hầu hết các dự án riêng lẻ cho thay đổi này không có trường hợp kinh doanh đủ điều kiện và rõ ràng

Không có trường hợp kinh doanh ở toàn đô thị nào hỗ trợ thay đổi tạo điều kiện cho thông minh trong đô thị. Hầu hết các dự án riêng lẻ cho thay đổi này đều có trường hợp kinh doanh đủ điều kiện và rõ ràng, đáp ứng các chuẩn thực hành tốt nht đã thỏa thuận tại mức toàn đô thị.

Có trường hợp kinh doanh toàn đô thị đưa ra giá cả và các lợi ích mong đợi từ việc đầu tư thay đổi tạo điều kiện cho thông minh.

Ngoài tiêu chí đạt được tại mức 3, trường hợp kinh doanh này được cng cố bi mô hình logic rõ ràng ch ra cách các đầu ra từ các đầu tư chính cung cấp tác động dựa vào thành quả kinh tế, xã hội và môi trường đã nhắm tới trong tầm nhìn và chiến lược của đô thị

Ngoài tiêu chí đánh giá đạt được tại mức 4, có bằng chứng rõ ràng rằng trường hợp kinh doanh và mô hình logic được tiếp tục xem xét và cập nhật theo kinh nghiệm.

Mức hiện tại

Mức 2 năm dựa trên các kế hoạch hiện hành

1.5.2 Theo dõi lợi ích

Các nhà lãnh đạo đô th không xác định các chỉ số về kết quả hoạt động để dự liệu tiến trình cung cấp tầm nhìn và chiến lược của đô thị tại mực toàn đô thị; mọi việc quản lý ch được ch đạo tại mức các đơn vị kinh doanh riêng lẻ

Các nhà lãnh đạo đô thị xác định các chỉ số về kết quả hoạt động để dự liệu tiến trình cung cp tầm nhìn và chiến lược của đô thị

Ngoài tiêu chí đạt được tại mức 2, đối với mỗi chỉ số về kết quả hoạt động, đô thị:

- đưa ra kết quả hoạt động hiện tại;

- thiết lập tiêu chí thành công để chỉ ra các thay đổi mà đô thị hướng tới cung cấp ch số đo

Ngoài tu chí đạt được tại mức 3, kết quả hoạt động thực tế dựa vào các ch số này được các nhà lãnh đạo thành phố tìm kiếm, sử dụng các hệ thống quản lý thông tin đ đưa ra khả năng nhìn nhận tiến trình cung cấp các lợi ích mong đợi

Ngoài tiêu chí đạt được tại mức 4, các hệ thống này là m và có thể tiếp cận đến người dân thông qua việc hình ảnh hóa dữ liệu dễ sử dụng, đưa ra quan niệm thời gian thực hoặc gần thời gian thực bên trong kết quả hoạt động của đó thị

Mức hiện tại

Mức 2 năm dựa trên các kế hoạch hiện hành

1.5.3 Cung cấp lợi ích

Nhà lãnh đạo đô thị không xác định các thành qu về kinh tế, xã hội và môi trường mà h muốn đạt được

Các nhà lãnh đạo đô thị xác định các thành quả về kinh tế, xã hội và môi trường mà họ muốn đạt được, nhưng các cấu trúc về trách nhiệm giải trình để cung cấp các thành qu này ch được đặt trong các đơn vị kinh doanh riêng lẻ.

Ban quản trị đô thị thiết lập trách nhiệm giải trình của đơn vị kinh doanh chéo các cấu trúc quản trị để quản lý việc cung cấp các thành quả mà tầm nhìn và chiến lược đô thị đặt ra.

Ngoài tiêu chí đạt được tại mức 3, có bằng chứng rõ ràng rằng các cấu trúc này là hiệu quả trong việc quản lý rủi ro và vn đ xảy ra trong các ranh giới của tổ chức

Ngoài tiêu chí đạt được tại mức 4, có bằng chứng rõ ràng rng các nhà lãnh đạo đô thị đang đảm nhiệm việc đánh giá tác động và điều học hi từ phép đo và đánh giá được phản hồi một cách hệ thống bên trong các kế hoạch cung cấp đã cải tiến.

Mức hiện tại

Mức 2 năm dựa trên các kế hoạch hiện hành

2. Quản lý dịch vụ lấy người dân làm trung tâm

2.1 Cung cấp dịch vụ tích hợp, dịch vụ lấy người dân làm trung tâm

2.1.1 Phát triển dịch vụ có sự tham gia và linh hoạt

Các dịch vụ đô thị coi người dân và doanh nghiệp như những người thụ hưng bị động. Thiết kế dịch vụ được quản lý với sự ăn khớp và bàn bạc với người sử dụng.

Có một số ví dụ về các dịch vụ đang được cùng thiết kế với người sử dụng và được thông báo bi người dân trên cơ sở thiếu tổ chức.

Ban quản trị đô thị thiết lập các chính sách rõ cho việc thiết kế dịch vụ để đảm bảo rằng các phương pháp lấy người dân làm trung tâm được sử dụng để thiết kế các dịch vụ đô thị mà được thông báo bi người dân và cùng sáng tạo với người sử dụng

Ngoài tiêu chí đạt được tại mức 3, các chính sách này được củng cố bi các quá trình quản trị hiệu quả và chuẩn dịch vụ chéo nhằm đảm bảo sự tuân thủ và hướng tới sự cải tiến liên tục

Ngoài tiêu chí đạt được tại mức 4, đầu tư vào các hệ thống thời gian thực nghĩa là các dịch vụ đô thị có thể thích nghi với sự nhanh chóng thay đổi trong các nhu cầu cá nhân của người sử dụng.

Mức hiện tại

Mức 2 năm dựa trên các kế hoạch hiện hành

2.1.2 Cung cấp dịch vụ một cửa tích hợp

Các dịch vụ đô thị được thiết kế và cung cấp theo xilo. Ít hoặc không có nỗ lc nào được tạo ra để xây dựng các dịch vụ hoặc thu thập dữ liệu các dữ liệu về nhu cầu của người dân và doanh nghiệp qua ranh giới đơn vị kinh doanh riêng lẻ, không có quan điểm đồng nhất của khách hàng với dịch vụ của đô thị.

Có một số ví dụ về các dịch vụ người dân làm trung tâm đang được xây dựng theo cách hợp nhất qua nhiều bộ phận dịch vụ trên cơ s thiếu tổ chức.

Sự cung cp ban đầu của các dịch vụ từ ban quản trị đô thị các cửa hàng một cửa, các cửa hàng này có tác động nh đến việc thiết kế và xây dựng các dịch vụ mà vẫn là trách nhiệm của các đơn vị kinh doanh riêng lẻ trong đô thị

Người dân và doanh nghiệp tiếp cn các dịch vụ người dân làm trung tâm thông qua dịch vụ một cửa tích hợp, đa kênh. Điều này cung cấp thông tin và dịch vụ được xây dựng gần với nhu cầu của người dân và doanh nghiệp mà không gần với cấu trúc của các đơn vị kinh doanh riêng lẻ.

Ngoài tiêu chí đánh giá đạt được tại mức 4, dịch vụ một cửa được hỗ trợ bởi doanh nghiệp tích hợp hoặc kiến trúc thông tin mà có thể cho phép toàn bộ quan điểm và sự cam kết của các nhóm khách hàng đối với dịch vụ đô thị.

Mức hiện tại

Mức 2 năm dựa trên các kế hoạch hiện hành

2.2 Trao truyền cho cộng đồng đô thị thông qua dữ liệu đô thị

2.2.1 Tạo điều kiện đổi mới, sáng tạo cộng đồng với dữ liệu đô thị

Dữ liệu về đô thị và các dịch vụ đô thị bị chặn trong các hệ thống riêng lẻ mà không có cách nào cho các hệ thống khác tiếp cận và sử dụng dữ liệu để đỗi mới và tạo ra giá trị mới.

Một số bước khởi đầu được thực hiện hướng tới việc m rộng dữ liệu mà không theo thể thức bi các hệ thống và dịch vụ riêng lẻ. Không có khung tổng quát toàn đô thị để thiết lập quyền sở hữu và kiểm soát các trách nhiệm đối với dữ liệu đô thị

Một chính sách rõ ràng được thiết lập để m rộng dữ liệu quản trị đô thị cho phép người dân, doanh nghiệp nhỏ, các tổ chức cộng đồng và các tổ chức khác đổi mới và tạo ra giá trị mới cho dữ liệu đó.

Nền tảng dữ liệu đô thị được tạo nhằm thuận lợi hóa việc tiếp cận và sử dụng lại dữ liệu đô thị m, điều đó được dựa trên các chuẩn m mà đảm bảo dữ liệu có khả năng phát hiện dễ dàng, có thể liên tác và đáng tin cậy

Ngoài tiêu chí đạt được tại mức 3, nền tng dữ liệu đô thị hiện tại:

- được nâng cao bi các công cụ để thuận lợi hóa việc thăm dò và thử nghiệm với dữ liệu đô thị bởi các nhà phát triển ứng dụng;

- sử dụng có hệ thống phản hồi từ người sử dụng dữ liệu nhằm đưa các cải tiến trong chất lượng và phạm vi dữ liệu đã cung cấp qua nền tảng dữ liệu. Số lượng dữ liệu đô thị quan trọng luôn có sẵn thông qua nền tảng dữ liệu.

Ngoài tiêu chí đạt được tại mức 4, nền tảng dữ liệu đô thị không chỉ tạo sẵn các dữ liệu m mà còn cung cấp không gian tin cậy cho người sử dụng chia sẻ và đổi mới, sáng tạo với các tập dữ liệu đóng theo các cách phù hợp với quy tắc liên quan và bảo vệ sự riêng tư cá nhân.

Hầu hết dữ liệu đô thị có sẵn thông qua nn tảng dữ liệu, trong đó hỗ trợ ‘thị trường thông tin đô thị’ hưng thịnh.

Mức hiện tại

Mức 2 năm dựa trên các kế hoạch hiện hành

2.2.2 Phát triển thị trường đ tái sử dụng dữ liệu đô thị

Dữ liệu đô thị chỉ được sử dụng bi các đơn vị kinh doanh trong đó tạo và lưu trữ dữ liệu.

Một số bước ban đầu được thực hiện nhằm khuyến khích việc tái sử dụng dữ liệu đô thị bởi các tổ chức khác trên cơ sở thiếu tổ chức.

Ban quản trị đô thị thiết lập chương trình làm việc hiệu quả hướng tới việc khuyến khích và động viên người dân, các doanh nghiệp nhỏ, các tổ chức giáo dục, các tổ chức cộng đồng và các tổ chức khác đổi mới, sáng tạo và tạo ra giá trị mới vi dữ liệu đô thị.

Ngoài tiêu chí đạt được tại mức 3, chương trình làm việc này phát triển tới điểm mà hiện bao gồm:

- chính sách thương mại công bằng, đảm bảo sân chơi bình đẳng giữa các tổ chức công, tư và tình nguyện trong đó phát triển các dịch vụ dựa trên dữ liệu đô thị;

- đầu tư vào thị trưng với việc cấp vốn ban đầu nhằm kích thích sự phát triển ứng dụng đổi mới, sáng tạo sử dụng dữ liệu đô thị để giải quyết các thách thức của đô

Ngoài tiêu chí đạt được tại mức 4, ban quản trị đô thị thiết lập sự hợp tác mạnh mẽ với các nhà cung cấp dịch vụ quan trọng khác và người sở hữu tài sản trong đô thị (từ các bộ phận công, tư và tự nguyện), hướng tới việc m các tập dữ liệu của họ thông qua các nền tảng dữ liệu của đô thị.

Mức hiện tại

Mức 2 năm dựa trên các kế hoạch hiện hành

2.3 Kênh và tiếp cận

2.3.1 Bao trùm số

Một bộ phận cư dân quan trọng không có sự tiếp cận, kỹ năng và sự tin cậy cần thiết để tiếp cận các dịch vụ thông qua kênh kỹ thuật số và không sẵn sàng h trợ cho họ từ phía đô thị.

Một bộ phận cư quan trọng không có sự tiếp cận, kỹ năng và sự tin cậy cần thiết đ tiếp cn các dịch vụ thông qua kênh kỹ thuật số và sẵn sàng hỗ trợ cho họ nhưng nhận thức và việc sử dụng hỗ trợ này là bị hạn chế

Các chiến lược nhằm đảm bảo tiếp cận đến và sử dụng các kênh kỹ thuật số bi tất cả bộ phận khách hàng. Các chiến lược mục tiêu đối với các nhóm ‘khó đạt được’ người không sử dụng kỹ thuật số là phù hợp.

Ngoài tiêu chí đạt được tại mức 3, các chiến lược này được ủng hộ bằng việc đầu tư quan trọng mà hướng tới việc sử dụng các lợi ích từ tiếp cận số chung để cấp chi phí đảm bảo cho bao trùm số hiện tại.

Ngoài tiêu chí đạt được tại mức 4, chiến lược bao trùm s này được xây dựng và cung cấp thông qua sự hợp tác của các bên liên quan bao gồm ban quản trị đô thị, cộng đồng, các bộ phận tư và tình nguyện.

Mức hiện tại

Mức 2 năm dựa trên các kế hoạch hiện hành

2.3.2 Quản lý kênh

Không có chiến lược kênh toàn diện nào thích hợp cho đô thị. Đô thị không có cái nhìn tổng th về các kênh mà nó sử dụng để cung cấp các dịch vụ, các mức chi phí và dịch vụ đạt được qua mỗi kênh. Các dịch vụ quản trị đô thị được cung cấp ch yếu qua các kênh mà được quản lý bi ban quản trị đô thị. Việc áp dụng các dịch vụ kỹ thuật số này là thấp.

Chiến lược quản lý kênh được thiết lập bởi ban quản trị đô thị để đảm bảo một phương pháp kết nối để cung cấp các dịch vụ của nó qua hầu hết các kênh phù hợp và chi phí hợp lý, tập trung vào việc đổi người sử dụng sang các kênh kỹ thuật số chi phí thấp hơn. Tuy nhiên tiến trình tưng đối nhỏ đã được tạo. Việc áp dụng các dịch vụ kỹ thuật số này là thấp.

Chiến lược quản lý kênh được thiết lập bởi ban quản trị đô thị nhằm đảm bảo một phương pháp kết nối để cung cấp các dịch vụ của nó qua hầu hết các kênh phù hợp và chi phí hợp lý, tập trung vào việc đổi người sử dụng sang các kênh kỹ thuật số chi phí thấp hơn. Các chiến lược nhằm đảm bảo sự tiếp cận và sử dụng các kênh cho mọi phân khúc khánh hàng với việc cung cấp trợ giúp về số cho những người khó khăn trong tiếp cận số.

Ngoài tiêu chí đạt được tại mức 3, các chiến lược này được cng cố bởi các hệ thống thông tin quản lý rõ ràng đưa ra thông tin thời gian thực cho lãnh đạo đô thị về chi phí, kết quả hoạt động và việc áp dụng các kênh khác nhau về dịch vụ đô thị.

Ngoài tiêu chí đạt được tại mức 4, các chiến lược kênh tích hợp với các đối tác khác từ các bộ phận công, tư và tự nguyện là hiển nhiên với sự cung cấp dịch vụ kênh chia sẻ và tích hợp, dịch vụ người dân làm trung tâm.

Mức hiện tại

Mức 2 năm dựa trên các kế hoạch hiện hành

2.4 Sự riêng tư và an ninh

2.4.1 Quản lý định danh và sự riêng tư

Có nhiều định danh riêng biệt cho người sử dụng các dịch vụ đô thị mà không được kết nối với mọi định danh công dân qua các bộ phận của dịch vụ đô thị. Dữ liệu cá nhân được quản lý theo các xilo, với xác nhận cho các dịch vụ số được thực hiện riêng biệt đối với mỗi dịch vụ.

Có một số chuẩn hóa các tập dữ liệu định danh người sử dụng qua các đơn vị kinh doanh khác nhau, mặc dù vẫn thiếu tin cậy đ thuận lợi hóa việc chia sẻ dữ liệu đầy đủ.

Người dân có th tiếp cận một vị trí đơn lẻ để đăng ký và ghi danh các dịch vụ số từ nhiều tổ chức và họ có thể tự xác thực các dịch vụ đó sử dụng phương pháp an toàn đơn lẻ.

Người dân có thể chọn quản lý tất cả việc cam kết công nghệ số với đô thị thông qua tài khoản đơn lẻ, lựa chọn từ các nhà cung cấp định danh công và tư để tự xác thực. Công dân có quyền tiếp cn với trọng tài nếu bị xâm phạm quyền riêng tư.

Ngoài tiêu chí đạt được tại mức 4, người dân có thể xem và cập nhật dữ liệu của chính họ do đô thị nắm giữ và họ có thể sử dụng các kênh kỹ thuật số an toàn để xem ai trong ban quản trị đô thị đang sử dụng dữ liệu của họ.

Mức hiện tại

Mức 2 năm dựa trên các kế hoạch hiện hành

2.4.2 An ninh đô thị thông minh

IT và an ninh dữ liệu cho các dịch vụ đô thị thông minh được quản lý riêng biệt bi các tổ chức riêng lẻ. Không có đánh giá rủi ro an ninh toàn đô thị kết hợp với các diễn biến của đô thị thông minh (ví dụ: sự tăng số lượng lớn dữ liệu và thông tin đang được tạo, thu thập, tận dụng và lưu trữ, chia sẻ và ph biến dữ liệu và thông tin lớn hơn trong và qua tổ chức, chia sẻ dữ liệu từ máy đến máy tự động giữa các ứng dụng)

Các lãnh đạo đô thị đưa ra các rủi ro an ninh tăng thêm. Được sắp đặt trong các diễn biến của đô thị thông minh. Có các ví dụ về các sáng kiến liên tổ chức đề cập đến các rủi ro này thông qua hoạt động chung mà không theo thể thức và không được quản lý trong khung qun trị phạm vi đô thị.

Các rủi ro an ninh của đô thị thông minh được đưa ra và ưu tiên, chiến lược và kế hoạch hoạt động để hướng tới điều này đã được thiết lập. Các kế hoạch quản trị và trách nhiệm giải trình thích hợp để quan sát việc cung cấp ở toàn đô thị.

Ngoài tiêu chí đạt được tại mức 3, có bằng chứng rõ ràng rằng văn hóa an ninh được gắn trong các tổ chức chịu trách nhiệm về hạ tầng và dịch của đô thị thông minh. Các cơ chế đảm bảo việc tuân thủ kế hoạch an ninh của đô thị thông minh được thiết kế tại thời đim bắt đầu tất cả các diễn biến mới.

Ngoài tiêu chí đạt được tại mức 4, các hệ thống được thiết lập để đưa ra thông tin quản lý thời gian thực về các vi phạm an ninh với các hệ thống phản hồi mau lẹ đảm bảo rằng việc vi phạm an ninh tức thì được điều chỉnh và các bài học rút ra được xây dựng thành chiến lược và kế hoạch hoạt động cho an ninh đô thị thông minh.

Mức hiện tại

Mức 2 năm dựa trên các kế hoạch hiện hành

3. Quản lý tài nguyên số và vật lý

3.1 Quản lý hạ tầng và sự phát triển của đô thị thông minh

3.1.1 Phát triển dịch vụ lấy người dân làm trung tâm

Việc lập kế hoạch cho hạ tầng và sự phát triển đô thị được đảm nhiệm với sự tư vấn và cam kết của các bên quan tâm.

Sự lập kế hoạch cho hạ tầng và sự phát triển đô th thường được đảm nhiệm với sự tư vấn quan trọng và cam kết của các bên quan tâm trên cơ sở thiếu tổ chức.

Chính sách và các khung mô tả kế hoạch rõ ràng được thiết lập nhằm đảm bảo rằng các hạ tầng và sự phát triển trong đô thị:

- được xây dựng trên tầm nhìn tổng thể về tương lai của đô thị, điều này là rõ ràng, có sức thuyết phục và được sở hữu chung bởi tất cả các bên quan tâm;

- được thiết kế trên sự hợp tác với người dân, các doanh nghiệp, nhà cung cấp dịch vụ và các tổ chức cộng đng sao cho chúng vận hành tốt cho những ngưi sinh sống trong đô thị và sử dụng chúng.

Ngoài tiêu chí đạt được tại mức 3, các chính sách này được củng cố bởi chun và các quá trình qun trị hiệu quả và đ đảm bảo việc tuân th và hướng tới cải tiến liên lục.

Ngoài tiêu chí đạt được tại mức 4, có bằng chứng rõ ràng, có hiệu lực về cách các quan đim của bên quan tâm đang định hình sự phát triển và thực thi hạ tầng vật lý của đô thị và các hệ thống phản hồi được đạt thích hợp để thuận lợi hóa cho đối thoại đang diễn ra giữa các bên quan tâm về các kế hoạch tương lai.

Mức hiện tại

Mức 2 năm dựa trên các kế hoạch hiện hành

3.1.2 Quản lý tài sản của đô thị có sự cộng tác

Các tài sản và hạ tầng vật lý được quản lý theo các xilo. Không có phương án rõ ràng nào của các tài sản hiện có.

Không có chính sách hoặc quá trình được thiết lập đ đảm bảo rằng các điều phối giữa các tài sản đô thị có thể được khai thác đầy đủ.

Ban quản trị đô thị bắt đầu đưa ra các tài sn và hạ tầng vật lý của nó.

Các ví dụ về sáng kiến thúc đẩy các điều phối giữa các tài sản khác nhau trên cơ sở thiếu tổ chức.

Ban quản trị đô thị xây dựng bản đồ rõ ràng về tải sản và hạ tầng nó kiểm soát.

Ban quản trị đô thị thiết lập các chính sách quản lý tài sn chung, phạm vi quản trị hướng tới việc khai thác các điều phi giữa tất cả tài sản do ban quản trị đô th kiểm soát.

Sự tuân thủ các chính sách này là không đồng đều và đô thị thiếu cấu trúc quản trị và khích lệ việc tuân thủ.

Ngoài tiêu chí đạt được tại mức 3, ban quản trị đô thị xây dựng phương án rõ ràng về các tài sản và hạ tầng vật lý nó kiểm soát và các chính sách quản lý tài sản chung để khai thác các điều phối giữa chúng.

Ngoài ra, các chính sách này được củng cố bi chuẩn và quá trình quản trị hiệu quả hướng tới việc đảm bảo sự tuân thủ và cải tiến liên tục.

Ban quản trị đô thị, hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ khác và chủ sở hữu tài sản trong đô th (từ các bộ phận công, tư và tự nguyện) xây dựng bản đồ rõ ràng về các tài sản và hạ tầng nó kiểm soát.

Các đối tác của đô thị đang thực thi các chính sách quản lý tài sản chung, toàn đô thị nhằm khai thác các điều phối giữa các tài sản quan trọng (như là: sử dụng các tài sản đô thị nhằm mục đích cung cấp các lợi ích dựa vào các mục tiêu rộng hơn, ví dụ: sử dụng đèn điện trên phố để lắp đạt wifi; các giao thức bảo trị và cài đặt mang tính cộng tác; sử dụng các mạng cảm biến chung để kiểm tra tính hợp nhất và kết quả hoạt động của các hạ tầng khác nhau), được củng cố bởi các quá trình cộng tác, quản trị phòng ban chéo và chuẩn.

Đô thị thăm dò và thúc đẩy sự phát triển của các mô hình kinh doanh đổi mới, sáng tạo và sự hợp tác công, tư cho phép chia sẻ và phát triển chung các tài sản qua ranh giới tổ chức và phòng ban.

Mức hiện tại

Mức 2 năm dựa trên các kế hoạch hiện hành

3.1.3 Tích hợp các tài sản số và vật lý

Các tài sản vật lý của đô thị không được tạo điều kiện bằng số. Có một sự đầu tư nhỏ vào các thiết bị cảm biến và khả năng kết nối để cung cp dữ liệu số thời gian thực trên trạng thái và kết quả hoạt động của tài sản đô thị.

Các tài sản vật lý của đô thị không được tạo điều kiện số. Có một số đầu tư vào các thiết bị cảm biến vá khả năng kết nối để cung cấp dữ liệu số thời gian thực trên trạng thái và kết quả hoạt động của tài sản đô thị nhưng điều này được quản lý bởi người sở hữu tài sản riêng lẻ trên cơ sở thiếu tổ chức.

Chính sách và khung mô tả kế hoạch rõ ràng được thiết lập để đảm bảo rằng tất cả các hạ tầng và phát triển vật lý ch yếu trong đô thị có tài sản số và mạng lưới truyền thông xây dựng nên chúng từ điểm xuất phát.

Ngoài tiêu chí đạt được tại mức 3, các chính sách này được củng cố bi các quá trình quản tr hiệu quả và chuẩn nhắm tới đảm bảo sự tuân th và hướng đến cải tiến liên tục.

Ngoài tiêu chí đạt được tại mức 4, có bằng chứng rõ ràng rằng, các lãnh đạo đô thị hiện:

- đang sử dụng mô hình của đô thị để kiểm thử và so sánh các lựa chọn khác nhau, đánh giá tác động có thể xảy ra với đô thị;

- đang sử dụng các hình ảnh kỹ thuật số để lôi kéo các bên quan tâm vào quá trình bàn bạc và cùng tạo nên các không gian cho đô thị;

- đang sử dụng sự phân tích dữ liệu thời gian thực trên trạng thái và kết quả hoạt động của tài sản đô thị nhằm cải tiến việc quản lý gần và cung cấp dịch vụ

Mức hiện tại

Mức 2 năm dựa trên các kế hoạch hiện hành

3.2 Quản lý IT và d liệu

3.2.1 Ánh xạ và quản lý tài sản dữ liệu

Các tài sn dữ liệu được quản lý theo các xilo. Không có phương án rõ ràng nào của các tài sản hiện có. Không có chính sách hoặc quá trình được thiết lập đ đảm bảo rằng chúng có th liên tác với nhau.

Đô thị bắt đầu đưa ra các tài sản dữ liệu. Có các ví dụ về các sáng kiến nhằm thúc đy tính liên tác giữa các hệ thống cụ th dựa trên cơ s thiếu tổ chức

Đô thị bắt đầu đưa ra các tài sản dữ liệu và xây dựng các chính sách, các quá trình và các chuẩn để khuyến khích tính liên tác và tái sử dụng trên cơ sở có hệ thống.

Sự tuân thủ các chính sách này là không đồng đều và đô thị thiếu cấu trúc quản trị và sự khích lệ việc tuân th.

Ban quản trị đô thị và các nhà cung ứng nhận thức rõ ràng về các tài sản dữ liệu hiện có trong đô thị.

Các quá trình lãnh đạo và quản trị cộng tác được thiết lập qua ban quản trị đô thị đ khuyến khích tính liên tác và tái sử dụng trên cơ sở có hệ thống.

Ngoài tiêu chí đạt được tại mức 4, các kế hoạch quản trị có cộng tác cho việc quản lý tài sản dữ liệu này được m rộng bao gồm tất cả người sử dụng và cung ứng dữ liệu quan trọng qua hệ thống dữ liệu của đô thị. Sự hợp tác chéo giữa các bộ phận của các tổ chức trong đô thị được cam kết cho việc cung cấp và chia sẻ dữ liệu theo các tiêu chuẩn chung

Mức hiện tại

Mức 2 năm dựa trên các kế hoạch hiện hành

3.2.2 Ánh xạ và quản lý tài sản công nghệ

Các tài sn công nghệ được quản lý theo các xilo.

Không có phương án rõ ràng nào của các tài sản hiện có. Không có chính sách hoặc quá trình được thiết lập để đảm bảo rằng chúng có thể liên tác lẫn nhau.

Đô thị bắt đầu đưa ra các tài sản công nghệ. Có các ví dụ về các sáng kiến nhằm thúc đy tính liên tác giữa các hệ thống cụ th dựa trên cơ sở thiếu tổ chức

Đô thị bắt đầu đưa ra các tài sản công nghệ và xây dựng các chính sách, các quá trình và các chuẩn để khuyến khích tính liên tác và tái sử dụng trên cơ sở có hệ thống.

Sự tuân thủ các chính sách này là không đồng đều và đô thị thiếu cấu trúc quản trị và sự khích lệ việc tuân thủ.

Ban quản trị đô th và các nhà cung ứng nhận thức rõ ràng về các tài sản công nghệ hiện có trong đô thị.

Các quá trình lãnh đạo và quản trị cộng tác được thiết lập qua ban quản tr đô thị để khuyến khích tính liên tác và tái sử dụng trên cơ sở có hệ thống.

Ngoài tiêu chí đạt được tại mức 4, các kế hoạch quản trị có cộng tác cho việc quản lý tài sản công nghệ này được m rộng bao gồm tất cả người sử dụng và cung ứng dữ liệu quan trọng qua hệ thống dữ liệu của đô thị.

Mức hiện tại

Mức 2 năm dựa trên các kế hoạch hiện hành

3.2.3 Kiến trúc IT m, hướng dịch vụ, toàn đô thị

Kiến trúc IT của đô thị là một hỗn độn các hệ thống không kết nối sử dụng các công nghệ và tiêu chuẩn khác nhau và không liên tác dễ dàng. Mỗi hệ thống chính được thiết kế theo một cách đã biết với chi phí đáng kể được cấp để tạo các thay đi không dự tính trước trong thiết kế gốc. Điều này dẫn đến sự nhân đôi việc tái sử dụng và chia sẻ có giới hạn các tài sản IT và dữ liệu.

Có một số ví dụ về việc chia sẻ và tái sử dụng các tài sản IT và dữ liệu nhưng không dự tính trước và chi phí cao.

Chiến lược IT toàn diện và kiến trúc doanh nghiệp được thiết lập cho việc quản trị dựa trên các tiêu chuẩn m, thiết kế mô đun và kiến trúc hướng dịch vụ.

Lộ trình chuyển tiếp sang kiến trúc này được thiết lập, sự lãnh đạo và các kế hoạch quản trị cộng tác được thiết lập để quản lý việc chuyển tiếp này.

Ngoài tiêu chí đạt được tại mức 3, chính quyền địa phương quản lý IT trên nền tảng:

- tất cả các đơn vị kinh doanh chia s nền tích hợp; hoặc

- chia sẻ và tái sử dụng diện rộng các tài sản IT và dữ liệu giữa các bộ phận của chính quyền địa phương và nhà cung ứng của nó dựa trên các hệ thống liên tác và các tiêu chuẩn m.

Ngoài tiêu chí đạt được tại mức 4, nền tảng chính quyền địa phương hiện là một phần của kiến trúc IT mở, hướng dịch vụ, toàn đô thị:

- cùng mang tới cho tất cả các nhà cung ứng các dịch vụ của bộ phận công, tư quan trọng;

- cho phép việc chia sẻ và tái sử dụng các tài sản mức độ toàn đô thị và thuận lợi hóa việc đổi mới, sáng tạo dịch vụ qua hệ sinh thái.

Mức hiện tại

Mức 2 năm dựa trên các kế hoạch hiện hành

4. Các mục đích của cộng đồng bền vững (mô tả trong TCVN ISO 37106 (ISO 37106)

4.1 Tính thu hút

Không có chiến lược nâng cao tính thu hút của đô thị. Các lãnh đạo đô thị không nhận diện rõ các nhân tố về đô thị trong đó kêu gọi người dân và các bên cam kết bên ngoài như là khách tham quan và các nhà đầu tư. Các hoạt động m rộng các yếu t này thiếu tổ chức và rời rạc hơn là được lập kế hoạch và quản lý trên cơ sở hợp nhất toàn đô thị

Các lãnh đạo đô thị nhận diện rõ các nhân tố về đô thị trong đó kêu gọi người dân và các bên cam kết bên ngoài như là khách tham quan và các nhà đầu tư. Họ xây dựng kế hoạch để m rộng các nhân t này.

Ngoài tiêu chí đạt được tại mức 2, nhà lãnh đạo đô thị đưa ra kết quả hoạt động dựa vào các nhân tố chính xác định tính thu hút và thiết lập tiêu chí thành công cho các thay đổi mà đô thị muốn cung cấp. Chính quyền địa phương thiết lập trách nhiệm giải trình và cấu trúc quản trị để quản lý các ci tiến này.

Ngoài tiêu chí đạt được tại mức 3, các lãnh đạo đô thị đang tìm kiếm kết qu hoạt động dựa vào các chỉ số chính về tính hấp dẫn và họ thiết lập các quá trình rõ ràng cho các bên quan tâm để đưa ra phản hồi. Có sự ủng hộ của cộng đồng bền vững và chính quyền và có bằng chứng chứng minh rằng tính thu hút đang được cải tiến.

Ngoài tiêu chí đạt được tại mức 4, bảng điều khiển số đưa tất cả các bên quan tâm gần thời gian thực, thấu hiu kết quả hoạt động nhờ vào các quyền ưu tiên chính trên các bộ điều khin tính thu hút. Có bằng chứng rõ ràng rằng đô thị đang đánh giá tính hiệu quả của các chính sách để cải tiến tính thu hút và sử dụng điều học hỏi được để hướng đến sự cải tiến liên tục - cả hai đều thuộc cộng đồng và thông qua các mạng lưới khu vực, quốc gia và quốc tế.

Mức hiện tại

Mức 2 năm dựa trên các kế hoạch hiện hành

4.2 Bảo tồn và cải thiện môi trường

Không có chiến lược cho việc bảo tồn và cải thiện môi trường. Các lãnh đạo không nhận diện rõ các quyền ưu tiên đối với việc cải tiến kết quả hoạt động liên quan đến môi trường (ví dụ: khí thải nhà kính; bảo vệ, khôi phục, nâng cao sự đa dạng hóa sinh học và các dịch vụ sinh thái; giảm mối nguy hại đến sức khỏe). Các hoạt động hướng tới vấn đề này là thiếu tổ chức và rời rạc hơn là được lập kế hoạch và quản lý trên cơ sở hợp nhất ở toàn đô thị

Các lãnh đạo đô thị nhận diện rõ các quyền ưu tiên chính đối với việc cải tiến kết quả hoạt động về môi trường. Họ xây dựng kế hoạch đ cung cấp các cải tiến này.

Ngoài tiêu chí đạt được tại mức 2, nhà lãnh đạo đô thị đưa ra kết quả hoạt động dựa vào các quyền ưu tiên đối với việc cải tiến kết quả hoạt động về môi trường và thiết lập tiêu chí thành công cho các thay đổi mà đô thị mun cung cấp. Chính quyền địa phương thiết lập trách nhiệm giải trình và cấu trúc quản trị để quản lý các cải tiến này.

Ngoài tiêu chí đạt được tại mức 3, các lãnh đạo đô thị đang tìm kiếm kết qu hoạt động dựa vào các chỉ số chính về kết quả hoạt động về môi trường và họ thiết lập các quá trình rõ ràng cho các bên quan tâm để đưa ra phản hồi.

Có cộng đồng bền vững và chính quyền và có bằng chứng chứng minh rằng tính thu hút đang được cải tiến.

Ngoài tiêu chí đạt được tại mức 4, bảng điều khiển số đưa tất cả các bên quan tâm gần thời gian thực, thấu hiu kết quả hoạt động nhờ vào các quyền ưu tiên chính đối với kết quả hoạt động liên quan đến môi trường. Có bằng chứng rõ ràng rằng đô thị đang đánh giá tính hiệu quả của các chính sách để bảo tồn và cải thiện môi trường và sử dụng điều học hỏi được để hướng đến sự ci tiến liên tục - cả hai đều thuộc cộng đồng và thông qua các mạng lưới khu vực, quốc gia và quốc tế.

Mức hiện tại

Mức 2 năm dựa trên các kế hoạch hiện hành

4.3 Khả năng phục hồi

Không có chiến lược rõ ràng để đảm bảo khả năng phục hồi của đô thị đối với các khủng hoảng và chấn động bên ngoài. Các hoạt động cải tiến khả năng phục hồi thiếu tổ chức và rời rạc hơn là lập kế hoạch và quản lý trên cơ sở hợp nhất ở toàn đô thị. Quản lý khng hoảng được dựa trên đánh giá rủi ro là rời rạc và không hoàn thiện. Các nhà cung cấp hạ tầng tối quan trọng hoạt động độc lập với nhau và sự phá vỡ một hạ tầng tối quan trọng có th dẫn tới các hiệu ứng theo cấp qua các hạ tầng khác.

Các lãnh đạo đô thị xây dựng kế hoạch hoạt động đối với khả năng phục hồi dựa trên đánh giá rủi ro tổng th bao gồm nhận diện sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các hạ tầng tối quan trọng.

Ngoài tiêu chí đạt được tại mc 2, kế hoạch hoạt động đối với khả năng phục hồi đang được củng c bi quá trình quản lý khả năng phục hồi chính thức. Các chsố đầu và sau đối với khả năng phục hồi được nhận diện và kiểm tra.

Ngoài tiêu chí đạt được tại mc 3, tất cả các bên quan tâm liên quan được cam kết đầy đủ vào việc cung cấp, kiểm tra và cải tiến liên tục thông qua các quá trình quản trị có tính cộng tác và cam kết, và họ hiểu được các lợi ích của chúng. Có bằng chứng chứng minh rằng khả năng phục hồi đang được cải tiến.

Ngoài tiêu chí đạt được tại mức 4, bảng điều khiển số đưa tất cả các bên quan tâm gần thời gian thực, thu hiểu kết quả hoạt động nhờ vào các quyền ưu tiên chính đối với khả năng phục hồi. bằng chứng rõ ràng rằng đô thị đang đánh giá tính hiệu quả của các chính sách để nâng cao khả năng phục hồi và sử dụng điều học hỏi được để hướng đến sự cải tiến liên tục - cả hai đều trong cộng đồng và thông qua các mạng lưới khu vực, quốc gia và quốc tế.

Mức hiện tại

Mức 2 năm dựa trên các kế hoạch hiện hành

4.4 Sử dụng tài nguyên có trách nhiệm

Không có chiến lược rõ ràng về việc sử dụng tài nguyên có trách nhiệm hơn. Các lãnh đạo không nhận diện rõ các quyền ưu tiên chính đối với việc cải tiến sử dụng tài nguyên (bao gồm quản lý đất đai; tái sử dụng và tái chế nguyên liệu; sản xuất bền vững, lưu trữ và phân phối). Các hoạt động hướng tới các vấn đề này là thiếu tổ chức và rời rạc hơn là được lập kế hoạch và quản lý dựa trên cơ sở hợp nhất toàn đô thị.

Các lãnh đạo đô th nhận diện rõ các quyền ưu tiên chính đối với cải tiến việc sử dụng tài nguyên trong đô thị và họ còn xây dựng kế hoạch để cung cấp các cải tiến này.

Ngoài tiêu chí đạt được tại mức 2, nhà lãnh đạo đô thị đưa ra kết quả hoạt động dựa vào các quyền ưu tiên chính đối với cải tiến việc sử dụng tài nguyên và thiết lập tiêu chí thành công cho các thay đổi mà đô thị muốn cung cấp. Chính quyền địa phương thiết lập trách nhiệm giải trình và cấu trúc quản trị để quản lý các cải tiến này.

Ngoài tiêu chí đạt được tại mức 3, các lãnh đạo đô thị đang tìm kiếm kết qu hoạt động dựa vào các ch số chính về việc sử dụng tài nguyên có trách nhiệm và họ thiết lập các quá trình rõ ràng cho các bên quan tâm đ đưa ra phản hồi. Có sự ủng hộ của cộng đồng bền vững và chính quyền và có bằng chứng chứng minh kết quả hoạt động liên quan đến môi trường đang được cải tiến.

Ngoài tiêu chí đạt được tại mức 4, bảng hin thị sđưa tất cả các bên quan tâm gần thời gian thực, thấu hiểu kết quả hoạt động nhờ vào các quyền ưu tiên chính đối với việc sử dụng tài nguyên. Có bằng chứng rõ ràng rằng đô thị đang đánh giá tính hiệu quả của các chính sách để bảo tồn và ci thiện môi trường và sử dụng điều học hỏi được để hướng đến sự cải tiến liên tục - cả hai đều trong cộng đồng vả thông qua các mạng lưới khu vực, quốc gia và quốc tế.

Mức hiện tại

Mức 2 năm dựa trên các kế hoạch hiện hành

4.5 Gắn kết xã hội

Không có chiến lược rõ ràng cho việc gắn kết xã hội; các lãnh đạo không nhận diện rõ:

- Các nhóm có nguy cơ bị loại khỏi đời sống đô thị do bi cảnh xã hội hoặc sắc tộc, giới tính, tuổi tác hoặc không có khả năng lao động;

- Các rào cản và bộ máy gắn kết xã hội qua tất cả các nhóm trong cộng đồng.

Các hoạt động giúp gắn kết xã hội không dự tính trước hơn là được lập kế hoạch và quản lý trên cơ sở hợp nhất ở toàn đô thị.

Các lãnh đạo đô thị định danh rõ các quyền ưu tiên chính đối với cải tiến sự gắn kết xã hội và họ còn xây dựng kế hoạch để cung cấp các cải tiến này.

Ngoài tiêu chí đạt được tại mức 2, nhà lãnh đạo đô thị đưa ra kết quả hoạt động dựa vào các quyền ưu tiên chính đối với cải tiến sự gắn kết xã hội và thiết lập tiêu chí thành công cho các thay đi mà đô thị muốn cung cấp. Chính quyền địa phương thiết lập trách nhiệm giải trình và cấu trúc quản trị đ quản lý các cải tiến này.

Ngoài tiêu chí đạt được tại mức 3, các lãnh đạo đô thị đang tìm kiếm kết quả hoạt động dựa vào các chỉ số chính về gắn kết xã hội và họ thiết lập các quá trình rõ ràng cho các bên quan tâm để đưa ra phản hồi. Có sự ủng hộ của cộng đồng bền vững và chính quyền và có bằng chứng chứng minh kết quả hoạt động về môi trưng đang được cải tiến.

Ngoài tiêu chí đạt được tại mức 4, bảng điều khiển số đưa tất cả các bên quan tâm gần thời gian thực, thấu hiu kết quả hoạt động nhờ vào các quyền ưu tiên chính đối với sự gắn kết xã hội. Có bằng chứng rõ ràng rằng đô thị đang đánh giá tính hiệu quả của các chính sách để bảo tồn và cải thiện môi trường và sử dụng điều học hỏi được để hướng đến sự ci tiến liên tục - c hai đều trong cộng đồng và thông qua các mạng khu vực, quốc gia và quốc tế.

Mức hiện tại

Mức 2 năm dựa trên các kế hoạch hiện hành

4.6 Phúc lợi xã hội

Không có chiến lược rõ ràng về việc cải tiến phúc lợi xã hội. Các lãnh đạo đô thị không nhận diện rõ các yếu tố chính hướng tới phúc lợi của người dân đô thị (ví dụ: tiếp cận các cơ hội; tính sáng tạo, giáo dục; hạnh phúc; môi trường lành mạnh; ci tiến vốn nhân lực; sự thịnh vượng; đô thị đáng sống; chất lượng cuộc sống; an ninh; sự tự tin; phúc lợi). Các hoạt động hướng tới các vn đề này là thiếu tổ chức và rời rạc hơn là được lập kế hoạch và quản lý dựa trên cơ sở hợp nhất ở toàn đô thị.

Các lãnh đạo đô th định danh rõ các quyền ưu tiên chính đối với cải tiến phúc lợi xã hội và họ còn xây dựng kế hoạch để cung cấp các cải tiến này.

Ngoài tiêu chí đạt được tại mức 2, nhà lãnh đạo đô thị đưa ra kết quả hoạt động dựa vào các quyền ưu tiên chính đối với cải tiến phúc lợi xã hội và thiết lập tiêu chí thành công cho các thay đi mà đô thị muốn cung cấp. Chính quyền địa phương thiết lập trách nhiệm giải trình và cấu trúc quản trị để quản lý các cải tiến này.

Ngoài tiêu chí đạt được tại mức 3, các lãnh đạo đô thị đang tìm kiếm kết qu hoạt động dựa vào các chỉ số chính về phúc lợi xã hội và họ thiết lập các quá trình rõ ràng cho các bên quan tâm đ đưa ra phản hồi. Có sự ủng hộ của cộng đồng bền vững và chính quyền và có bằng chứng chứng minh kết quả hoạt động liên quan đến môi trường đang được ci tiến.

Ngoài tiêu chí đạt được tại mức 4, bảng điều khiển số đưa tất cả các bên quan tâm gần thời gian thực, thấu hiểu kết quả hoạt động nhờ vào các quyền ưu tiên chính đối với việc sử dụng tài nguyên. Có bằng chứng rõ ràng rằng đô thị đang đánh giá tính hiệu quả của các chính sách để bảo tồn và cải thiện môi trường và sử dụng điều học hi được để hướng đến sự ci tiến liên tục - cả hai đều trong cộng đồng và thông qua các mạng khu vực, quốc gia và quốc tế.

Mức hiện tại

Mức 2 năm dựa trên các kế hoạch hiện hành

 

Phụ lục B

(tham khảo)

Các tiêu chuẩn giúp cộng đồng khắc phục mỗi khía cạnh của MMSSC

Bảng B.1 đưa ra tập rộng hơn các tiêu chuẩn và hướng dẫn của ISO mà các cộng đồng có thể sử dụng để phát triển các điểm mạnh và khắc phục các điểm yếu thông qua việc sử dụng MMSSC.

Bảng B.1 - Các tiêu chuẩn hỗ trợ các cộng đồng khắc phục mỗi khía cạnh nhỏ của MMSSC

Khía cạnh của MMSSC

Khía cạnh nhỏ

Các tài liệu hỗ trợ liên quan

Các mục đích

Tổng thể

-Tiêu chuẩn này thiết lập hệ thống quản lý cho các cộng đồng cam kết phát triển bền vững trên lãnh thổ của họ dựa vào sáu mục đích.

- TCVN ISO 37104 (ISO 37104) cung cấp hướng dẫn quản trị chi tiết hơn về cách các đô thị và các cộng đồng thành thị khác có thể áp dụng các yêu cầu chung của tiêu chuẩn này. Ngoài ra còn cung cấp hướng dẫn thực tế cho tất cả các kiểu đô thị về việc bắt đầu, lập kế hoạch, thực thi, đo lường và quản lý các hoạt động phát triển bền vững theo cách toàn diện và bao gồm tất cả.

Tính thu hút

TCVN ISO 37104 (ISO 37104) cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách nhận diện các vấn đề tác động đến tính thu hút của đô thị; đảm nhận việc xem xét cơ sở ban đầu của các vn đề này, xác định chiến lược cho tương lai, thiết lập và thực thi kế hoạch hoạt động, sau đó triển khai đánh giá kết quả hoạt động và cải tiến liên tục.

Bảo tồn và cải thiện môi trường

TCVN ISO 37104 (ISO 37104) cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách nhận diện các vấn đề tác động đến việc bảo tồn và cải thiện môi trường của môi trường đô thị, đm nhận việc xem xét cơ sở ban đầu của các vấn đề này, xác định chiến lược cho tương lai, thiết lập và thực thi "kế hoạch hoạt động, sau đó triển khai đánh giá kết quả hoạt động và ci tiến liên tục.

Sử dụng tài nguyên có trách nhiệm

TCVN ISO 37104 (ISO 37104) cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách nhận diện các vấn đề tác động đến việc sử dụng tài nguyên có trách nhiệm trong đô thị, đảm nhận việc xem xét cơ sở ban đầu của các vấn đề này, xác định chiến lược cho tương lai, thiết lập và thực thi kế hoạch hoạt động, sau đó triển khai đánh giá kết quả hoạt động và cải tiến liên tục.

Khả năng phục hồi

TCVN ISO 37104 (ISO 37104) cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách nhận diện các vấn đề tác động đến khả năng phục hồi trong đô thị, đảm nhận việc xem xét cơ sở ban đầu của các vấn đề này, xác định chiến lược cho tương lai, thiết lập và thực thi kế hoạch hoạt động, sau đó triển khai đánh giá kết quả hoạt động và cải tiến liên tục.

Gắn kết xã hội

TCVN ISO 37104 (ISO 37104) cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách nhận diện các vấn đề tác động đến việc gắn kết xã hội trong đô thị, đảm nhận việc xem xét cơ sở ban đầu của các vấn đề này, xác định chiến lược cho tương lai, thiết lập và thực thi kế hoạch hoạt động, sau đó triển khai đánh giá kết quả hoạt động và cải tiến liên tục.

Phúc lợi xã hội

TCVN ISO 37104 (ISO 37104) cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách nhận diện các vấn đề tác động đến phúc lợi xã hội trong đô thị, đảm nhận việc xem xét cơ sở ban đầu của các vấn đề này, xác định chiến lược cho tương lai, thiết lập và thực thi kế hoạch hoạt động, sau đó triển khai đánh giá kết quả hoạt động và cải tiến liên tục.

Quản lý chiến lược

Tầm nhìn đô thị

-TCVN ISO 37104 (ISO 37104) cung cấp hướng dẫn về cách xây dựng tầm nhìn, chiến lược và kế hoạch hoạt động cho đô thị tương xứng với các nhu cầu nội bộ và của UN SDGs.

TCVN ISO 37106 (ISO 37106), cấu phần [B1] cung cấp hướng dẫn nhằm đảm bảo rằng tầm nhìn đô thị được thông tin đầy đủ từ các cơ hội mở ra bởi các công nghệ thông minh, dữ liệu thông minh và cộng tác thông minh.

Sự lãnh đạo và quản trị

TCVN ISO 37104:2020 (ISO 37104:2019), Điều 5 cung cấp hướng dẫn về việc đạt được cam kết chính trị cho phát triển bền vững và thiết lập sự lãnh đạo, các trách nhiệm, tổ chức và xây dựng năng lực được yêu cầu. TCVN ISO 37106 (ISO 37106), cấu phần [B1] cung cấp hướng dẫn nhằm đảm bảo việc quản trị cộng tác và m qua sự hợp tác của nhiều bên liên quan yêu cầu cho mô hình quản trị đô thị thông minh hiệu quả.

Cam kết cộng tác

TCVN ISO 37106 (ISO 37106), cấu phần [B3] cung cấp hướng dẫn về việc quản lý việc cam kết bao trùm, cộng tác và tạo điều kiện số với các bên quan tâm

Mua sắm và quản lý nhà cung ứng

TCVN ISO 37106 (ISO 37106), cấu phần [B4] cung cấp hướng dẫn về cách các đô thị có thể mua năng lượng và hỗ trợ các quá trình cho phép đổi mới, sáng tạo nhanh hơn và biến đi dịch vụ qua đô thị.

Hiện thực hóa lợi ích

- TCVN ISO 37106 (ISO 37106), cấu phần [B4] cung cấp hướng dẫn về cách các đô thị có th sử dụng các thực hành tốt nhất về lập sơ đồ lợi ích, tìm kiếm lợi ích và cung cấp lợi ích để đảm bảo rằng tất cả các hoạt động và đầu tư có ảnh hưởng tối đa dựa vào các tác động về chính sách chính mà các lãnh đô thị nhắm tới.

- TCVN ISO 37104 (ISO 37104) (điều 4.5) cung cấp hướng dẫn về cách các phương pháp có thể được áp dụng tốt nhất trong ngữ cảnh đánh giá kết quả hoạt động và cải tiến liên tục hệ thống quản lý phát triển bền vững.

- ISO 37120 đưa ra các chỉ số chính cho các đô thị để sử dụng trong hoạt động đánh giá tác động và nhận ra lợi ích trên các dịch vụ của đô thị và chất lượng cuộc sống.

- TCVN ISO 37122 (ISO 37122) và TCVN ISO 37123 (ISO 37123) bổ sung cho ISO 37120 với các chỉ số bổ sung liên quan đến các đô thị thông minh và có khả năng phục hồi.

Quản lý dịch vụ lấy người dân làm trung tâm

Cung cấp các dịch vụ tích hợp, lấy người dân làm trung tâm

TCVN ISO 37106 (ISO 37106), cu phần [B9] cung cấp hướng dẫn về cách nhiều tổ chức xi lô có thể hợp tác cung cấp các dịch vụ hợp nhất, lấy người dân làm trung tâm. Các chủ đề chính là sự phát triển dịch vụ nhanh nhạy, có tính cam kết và cung cấp dịch vụ một cửa tích hợp.

Trao quyền cho cộng đồng đô thị qua dữ liệu đô thị

TCVN ISO 37106 (ISO 37106), cấu phần [B8] cung cấp hướng dẫn trên các nền tảng đô thị đối với dữ liệu m, chia sẻ và cách gia tăng thị trường tái sử dụng dữ liệu đô thị để ng hộ việc đổi mới, sáng tạo m rộng qua đô thị.

Kênh và tiếp cận

TCVN ISO 37106 (ISO 37106), cấu phần [B11] cung cấp hướng dẫn về cách sử dụng tối đa các kênh kỹ thuật số cho các dịch vụ đô thị trong khi cam kết đầy đủ và đáp ứng các nhu cầu của các nhóm có nguy cơ không bao trùm số

Sự riêng tư và an ninh

- TCVN ISO 37106 (ISO 37106), cấu phần [B10], cung cấp hướng dẫn trên các phương pháp tích hợp và lấy người dân làm trung tâm nhằm bảo vệ sự riêng tư và quản lý việc nhận diện được yêu cầu để hỗ trợ sự biến đổi dịch vụ lấy người dân làm trung tâm.

- TCVN ISO/IEC 27001 (ISO /IEC 27001) đưa ra hướng dẫn đối với các khía cạnh về an ninh cho các dịch vụ cá nhân, hạ tầng và các hệ thống.

- TCVN 13245 đưa ra hướng dẫn về cách cùng với TCVN ISO/IEC 27001 (ISO /IEC 27001) mang đến các thực hành tốt nhất tại mức toàn đô thị.

Quản lý tài nguyên số và vật lý

Quản lý hạ tầng và sự phát triển của đô thị thông minh

- TCVN ISO 37106 (ISO 37106), cấu phần [B12], cung cấp hướng dẫn về sự phát triển theo hướng lấy người dân làm trung tâm của môi trường tạo sẵn, quản lý các tài sản của đô thị có sự cộng tác qua các ranh giới tổ chức, bộ phận và sự hợp nhất các tài sản số và vật lý trong đô thị.

- TCVN 37152 đưa ra hướng dẫn chi tiết hơn về việc lập kế hoạch, xây dựng, quản trị và duy trì các hạ tầng theo cách làm hài hòa chúng như một phần của cộng đồng thông minh và đảm bảo rằng các tương tác giữa nhiều hạ tầng được sắp xếp lại.

- TCVN 37151 đưa ra các nguyên tắc và yêu cầu cho việc đo lường cách hạ tầng thông minh cho cộng đồng có thể hỗ trợ phương pháp tích hợp ly người dân làm trung tâm này.

Quản lý IT và dữ liệu

- TCVN ISO 37106 (ISO 37106), cấu phần [B13], cung cấp hướng dẫn về cách đô thị có thể thực hiện phương pháp tích hợp để quản lý công nghệ và các tài sản dữ liệu.

- TCVN ISO 37106 (ISO 37106), cấu phần [B14], cung cấp hướng dẫn về cách các phương pháp tích hợp có thẻ thiết lập như là một nền tảng có tính liên tác cho việc , sáng tạo trong đô thị.

- ISO/IEC 30145 mô tả khung tham chiếu ICT của đô thị thông minh, đưa ra cách ICT hỗ trợ các đô thị thông minh, bao gồm kiến trúc kỹ thuật chi tiết hỗ trợ việc cung cấp kiến trúc IT mở, hướng dịch vụ , toàn đô thị’ đã mô tả tại mức cao trong MMSSC.

- Hướng dẫn chi tiết về kiến trúc hướng dịch vụ được đưa ra trong TCVN 12482-2 (ISO/IEC 18384-2).

- Khuyến nghị chi tiết về hệ thống thuật ngữ đô thị thông minh và các mô hình tham chiếu có sẵn trong ISO/IEC 30182 và TCVN ISO 37100 (ISO 37100).

 

Phụ lục C

(tham khảo)

Các liên kết giữa MMSSC và ISO 18091

Phụ lục này cung cấp sơ đồ chi tiết hơn của MMSSC dựa vào các chức năng chính của chính quyền địa phương mô tả trong ISO 18091 để thuận lợi cho việc sử dụng kết hợp của hai công cụ.

Điều 5.3 mô tả cách MMSSC có thể được sử dụng chung với ma trận đảm bảo chất lượng cho các chức năng chính của chính quyền địa phương mô tả trong ISO 18091:2019 Phụ lục A. Bảng C.1 đưa ra chi tiết các chức năng của chính quyền đa phương mà có đóng góp trực tiếp đến việc đạt được sáu mục đích của cộng đồng bền vững được đánh giá trong MMSSC.

Bảng C.1 - Các liên kết giữa MMSSC và ISO 18091

Mục đích của TCVN 37101

Chức năng của chính quyền địa phương mô tả trong ISO 18091:2019

Tính thu hút

- Bảng A.1,6: luật lệ và nhân quyền

- Bảng A.2,1: đổi mới, sáng tạo và cạnh tranh

- Bảng A.2,2: việc làm bền vững và tăng trưng kinh tế

- Bảng A.2,4: đào tạo việc làm

- Bảng A.2,5: du lịch

- Bảng A.2,6: Tính lưu động

- Bảng A.2,8: công nghiệp, thương mại và tiêu dùng

- Bảng A.3,10: di sản văn hóa

Bảo tồn và cải thiện môi trường

- Bảng A.4,1: chất lượng không khí

- Bảng A.4,3: hình ảnh và tính thu hút xung quanh

- Bảng A.4,4: tài nguyên thiên nhiên, sự đa dạng sinh học và hệ sinh thái

- Bảng A.4,6: nước sạch, hệ thống vệ sinh và nước thải

- Bảng A.4,7: bảo vệ đất

- Bảng A.4,9: các hoạt động biến đổi khí hậu và giáo dục về môi trường

Khả năng phục hồi

- Bảng A.1,7: quản lý ICT và dữ liệu

- Bảng A.1,9: khả năng phục hồi và bảo vệ công dân

- Bảng A.1,10: an ninh công cộng

- Bảng A.2,7: bộ phận chính

Sử dụng tài nguyên có trách nhiệm

- Bảng A.1,4: tài chính công và trách nhiệm về tài chính

- Bảng A.4,2: chất thải rắn

- Bảng A.4,5: lập kế hoạch và phát triển ở thành thị

- Bảng A.4,8: Năng lượng sạch

Gắn kết xã hội

- Bảng A.1,7: sự minh bạch và truyền thông

- Bảng A.1,8: sự cam kết của người dân

- Bảng A.3,3: sự di cư và vấn đề về sắc tộc

- Bảng A.3,4: sự bình đẳng giới

- Bảng A.3,5: người khuyết tật

- Bng A.3,9: văn hóa công dân

- Bảng A.3,12: trẻ em, thanh niên và người già

Phúc lợi xã hội

- Bảng A.2,3: an toàn thc phẩm không còn tình trạng đói

- Bảng A.3,1: các dịch vụ công cộng

- Bảng A.3,2: thể thao, giải trí

- Bảng A.3,6: sức khỏe và phúc lợi xã hội

- Bảng A.3,7: chất lượng giáo dục

- Bảng A.3,8: nhà đất

- Bảng A.3,9: không còn tình trạng nghèo đói

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] TCVN ISO 9001:2008 (ISO 9001:2008), Hệ thng quản lý chất lượng. Các yêu cầu

[2] TCVN 10252 (ISO/IEC 15504) (tất cả các phần), Công nghệ thông tin - Đánh giá quá trình

[3] TCVN ISO 18091:2015 (ISO 18091:2014) Hệ thống quản lý chất lượng - Hướng dẫn áp dụng TCVN ISO 9001:2008 tại chính quyền địa phương

[4] TCVN 12482-2:2019 (ISO/IEC 18384-2:2016), Công nghệ thông tin - Kiến trúc tham chiếu đối với kiến trúc hướng dịch vụ (SOA RA) - Phần 2: Kiến trúc tham chiếu đối với các giải pháp SOA

[5] TCVN ISO/IEC 27001:2019 (ISO/IEC 27001:2013) Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Quản lý an toàn thông tin - Các yêu cầu

[6] ISO/IEC 30145, Information technology - Smart city ICT reference framework

[7] ISO/IEC 30182:2017, Smart city concept model - Guidance for establishing a model for data interoperability

[8] TCVN 37101:2018, Phát triển bền vững cho cộng đồng - Hệ thống quản lý về phát triển bền vững - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng

[9] TCVN ISO 37104 (ISO 37104), Đô thị và cộng đồng bền vững - Thay đổi đô thị - Hướng dẫn thực hiện trong thực tiễn ở địa phương theo TCVN 37101

[10] TCVN ISO 37106:2018, Đô thị và cộng đồng bền vững - Hướng dẫn thiết lập mô hình hoạt động của đô thị thông minh cho cộng đồng bền vững.

[11] ISO 37120:2018, Sustainable cities - Indicators for city services and quality of life

[12] TCVN ISO 37122 (ISO 37122), Đô thị và cộng đồng bền vững - Các chỉ số cho đô thị thông minh

[13] TCVN ISO 37123 (ISO 37123), Đô thị và cộng đồng bền vững- Các chỉ số cho đô thị bền vững

[14] TCVN 37151:2018, Hạ tầng thông minh cho cộng đồng - Nguyên tắc và yêu cầu đối với chuẩn đo kết quả hoạt động

[15] TCVN 37152:2018, Hạ tầng thông minh cho cộng đồng - Khuôn khổ chung về phát triển và vận hành

[17] TCVN ISO 37157:2020 (ISO 37157:2018), Hạ tầng thông minh cho cộng đồng - Giao thông vận tải thông minh cho đô thị thu gọn

[18] TCVN 13245:2020, Đô thị thông minh. Đặc tả thiết lập và thực thi phương pháp hướng an ninh.

 

Mục lục

Lời nói đầu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Phương pháp luận và cấu trúc

5  Cấu trúc và cách sử dụng MMSSC

Phụ lục A (tham khảo) Tiêu chí đạt được của MMSSC

Phụ lục B (tham khảo) Các tiêu chuẩn giúp khắc phục mỗi khía cạnh của MMSSC

Phụ lục C (tham khảo) Các liên kết giữa MMSSC và ISO 18091

Thư mục tài liệu tham khảo

 

 

[1] Cụ thể, mô hình trưởng thành đưa ra tổng quan về sự trưởng thành của đô thị dựa trên các thực hành tốt nhất đã mô tả trong TCVN ISO 37104 (ISO 37104), TCVN ISO 37106 (ISO 37106), TCVN 37151 và TCVN 37152.

[2] Các khía cạnh này tuân thủ cấu trúc sử dụng trong TCVN ISO 37106 (ISO 37106). Tuy nhiên, tại mức khía cạnh nhỏ (như đã minh họa trong Hình 2), cấu trúc của MMSSC tương tự cấu trúc trong TCVN ISO 37106 (ISO 37106) nhưng không giống hoàn toàn. Bởi vì cấu trúc trong TCVN ISO 37106 (ISO 37106) tập trung vào quá trình kinh doanh được yêu cầu trong đô thị thông minh trong khi đó MMSSC lại tập trung vào việc đo lường kết quả công việc và đầu ra của các quá trình đó. Khi một quá trình đơn giản góp phần cung cấp nhiều hơn một đặc trưng chính của đô thị thông minh, MMSSC quan sát riêng rẽ sự trưởng thành của mỗi đặc trưng trong khi mà TCVN ISO 37106 (ISO 37106) cung cấp khuyến nghị về cách quản lý quá trình đó.

5 Hiện nay, trong hệ thống TCVN đã có TCVN 37120:2018 (tham khảo ISO 37120:2014)

6 Hiện nay, trong hệ thống TCVN đã TCVN ISO 18091:2015 (ISO 18091:2014)

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi