Thông tư 103/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn tiêu chuẩn và điều kiện của phần mềm kế toán
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 103/2005/TT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 103/2005/TT-BTC | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Trần Văn Tá |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 24/11/2005 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Phần mềm kế toán - Theo Thông tư số 103/2005/TT-BTC ban hành ngày 24/11/2005 hớng dẫn tiêu chuẩn và điều kiện của phần mềm kế toán, Bộ Tài chính yêu cầu: Tiêu chuẩn của phần mềm kế toán áp dụng tại đơn vị kế toán: phải hỗ trợ cho người sử dụng tuân thủ các quy định của Nhà nước về kế toán, khi sử dụng phần mềm kế toán không làm thay đổi bản chất, nguyên tắc và phương pháp kế toán được quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành về kế toán, phải có khả năng nâng cấp, có thể sửa đổi, bổ sung phù hợp với những thay đổi nhất định của chế độ kế toán và chính sách tài chính mà không ảnh hưởng đến cơ sở dữ liệu đã có, phải tự động xử lý và đảm bảo sự chính xác về số liệu kế toán... Điều kiện của phần mềm kế toán: do tổ chức, cá nhân ngoài đơn vị kế toán cung cấp phải được bảo hành trong thời hạn do hai bên thỏa thuận, ít nhất phải hoàn thành công việc kế toán của một năm tài chính, trước khi đưa vào sử dụng phải được đặt tên, thuyết minh rõ xuất xứ, tính năng kỹ thuật, mức độ đạt các tiêu chuẩn... Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Thông tư 103/2005/TT-BTC tại đây
tải Thông tư 103/2005/TT-BTC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 103/2005/TT-BTC
NGÀY 24 THÁNG 11 NĂM 2005 HƯỚNG DẪN TIÊU CHUẨN
VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA PHẦN MỀM KẾ TOÁN
- Căn cứ Luật Kế toán
ngày
- Căn cứ Nghị
định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Kế toán áp
dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nước;
- Căn cứ Nghị
định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Kế toán áp
dụng trong hoạt động kinh doanh;
Để có cơ sở cho
đơn vị kế toán lựa chọn phần mềm
kế toán phù hợp và các đơn vị sản xuất
phần mềm kế toán tham khảo khi sản xuất
phần mềm kế toán, Bộ Tài chính hướng
dẫn tiêu chuẩn và điều kiện của phần
mềm kế toán áp dụng tại các đơn vị
kế toán, như sau:
I - QUY ĐỊNH CHUNG
1. Thông tư này
áp dụng cho các đơn vị kế toán thực
hiện kế toán trên máy vi tính bằng phần mềm
kế toán. Khi thực hiện kế toán trên máy vi tính
bằng phần mềm kế toán, đơn vị kế
toán phải vận dụng các tiêu chuẩn và điều
kiện của phần mềm kế toán hướng
dẫn tại Thông tư này để lựa chọn
phần mềm kế toán phù hợp với điều
kiện áp dụng phần mềm kế toán của
đơn vị.
2. Khi áp dụng
phần mềm kế toán, ngoài việc đảm bảo
công tác kế toán thực hiện đúng các quy định
hiện hành của pháp luật về kế toán, đơn
vị kế toán còn phải áp dụng các quy định
cụ thể về tiêu chuẩn và điều kiện
của phần mềm kế toán hướng dẫn
tại Thông tư này.
3. Các đơn
vị cung cấp phần mềm kế toán phải căn
cứ vào các quy định hiện hành về kế toán và
tham khảo các tiêu chuẩn và điều kiện của
phần mềm kế toán hướng dẫn tại Thông
tư này để thiết kế, sản xuất phần
mềm kế toán phù hợp với yêu cầu của các
đơn vị kế toán.
4. Các thuật
ngữ trong Thông tư này được hiểu như sau:
Phần mềm
kế toán là bộ chương trình dùng để tự
động xử lý các thông tin kế toán trên máy vi tính,
bắt đầu từ khâu nhập chứng từ
gốc, phân loại chứng từ, xử lý thông tin trên các
chứng từ theo quy trình của chế độ kế
toán đến khâu in ra sổ kế toán và báo cáo tài chính, báo
cáo kế toán quản trị.
Tiêu chuẩn
phần mềm kế toán là những tiêu thức mang tính
bắt buộc hoặc hướng dẫn về chất
lượng, tính năng kỹ thuật của phần
mềm kế toán làm cơ sở cho các đơn vị
kế toán lựa chọn phần mềm kế toán phù
hợp và đơn vị sản xuất phần mềm
kế toán tham khảo khi sản xuất phần mềm kế
toán.
Điều
kiện áp dụng là những yêu cầu về cơ sở
vật chất, quy chế kiểm soát, bộ máy tổ
chức, con người để thực hiện công
việc kế toán bằng phần mềm kế toán
tại đơn vị.
II - QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Tiêu chuẩn
của phần mềm kế toán áp dụng tại
đơn vị kế toán
1.1. Phần
mềm kế toán phải hỗ trợ cho người
sử dụng tuân thủ các quy định của Nhà
nước về kế toán; khi sử dụng phần
mềm kế toán không làm thay đổi bản chất,
nguyên tắc và phương pháp kế toán được
quy định tại các văn bản pháp luật hiện
hành về kế toán
Phần mềm
kế toán áp dụng tại các đơn vị kế toán
phải đảm bảo các yêu cầu của pháp luật
hiện hành về kế toán theo các nội dung sau:
a. Đối
với chứng từ kế toán: Chứng từ kế
toán nếu được lập và in ra trên máy theo phần
mềm kế toán phải đảm bảo nội dung của
chứng từ kế toán quy định tại
Điều 17 của Luật Kế toán và quy định
cụ thể đối với mỗi loại chứng
từ kế toán trong các chế độ kế toán
hiện hành. Đơn vị kế toán có thể bổ
sung thêm các nội dung khác vào chứng từ kế toán
được lập trên máy vi tính theo yêu cầu quản
lý của đơn vị kế toán, trừ các chứng
từ kế toán bắt buộc phải áp dụng đúng
mẫu quy định. Chứng từ kế toán
điện tử được sử dụng để
ghi sổ kế toán theo phần mềm kế toán phải
tuân thủ các quy định về chứng từ kế
toán và các quy định riêng về chứng từ
điện tử.
b. Đối
với tài khoản kế toán và phương pháp kế toán:
Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng và
phương pháp kế toán được xây dựng trong
phần mềm kế toán phải tuân thủ theo quy
định của chế độ kế toán hiện hành
phù hợp với tính chất hoạt động và yêu
cầu quản lý của đơn vị. Việc mã hóa các
tài khoản trong hệ thống tài khoản và các
đối tượng kế toán phải đảm
bảo tính thống nhất, có hệ thống và
đảm bảo thuận lợi cho việc tổng
hợp và phân tích thông tin của ngành và đơn vị.
c. Đối
với hệ thống sổ kế toán: Sổ kế toán
được xây dựng trong phần mềm kế toán
khi in ra phải đảm bảo các yêu cầu: Đảm
bảo đầy đủ sổ kế toán; đảm
bảo mối quan hệ giữa các sổ kế toán
với nhau; đảm bảo có thể kiểm tra,
đối chiếu số liệu giữa các sổ;
phải có đủ nội dung chủ yếu theo quy
định về sổ kế toán trong các chế
độ kế toán hiện hành; số liệu
được phản ánh trên các sổ kế toán phải
được lấy từ số liệu trên chứng từ
đã được truy cập; đảm bảo tính
chính xác khi chuyển số dư từ sổ này sang sổ
khác. Đơn vị kế toán có thể bổ sung thêm các
chỉ tiêu khác vào sổ kế toán theo yêu cầu quản lý
của đơn vị.
d. Đối
với báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính được xây
dựng trong phần mềm kế toán khi in ra phải
đúng mẫu biểu, nội dung và phương pháp tính
toán các chỉ tiêu theo quy định của chế
độ kế toán hiện hành phù hợp với từng
lĩnh vực. Việc mã hoá các chỉ tiêu báo cáo phải
đảm bảo tính thống nhất, thuận lợi cho
việc tổng hợp số liệu kế toán giữa
các đơn vị trực thuộc và các đơn vị
khác có liên quan.
e. Chữ
số và chữ viết trong kế toán: Chữ số và
chữ viết trong kế toán trên giao diện của
phần mềm và khi in ra phải tuân thủ theo quy
định của Luật Kế toán. Trường hợp
đơn vị kế toán cần sử dụng tiếng
nước ngoài trên sổ kế toán thì có thể thiết
kế, trình bày song ngữ hoặc phiên bản song song
bằng tiếng nước ngoài nhưng phải thống
nhất với phiên bản tiếng Việt. Giao diện
mỗi màn hình phải dễ hiểu, dễ truy cập và
dễ tìm kiếm.
f. In và lưu
trữ tài liệu kế toán: Tài liệu kế toán
được in ra từ phần mềm kế toán
phải có đầy đủ yếu tố pháp lý theo quy
định; đảm bảo sự thống nhất
giữa số liệu kế toán lưu giữ trên máy và
số liệu kế toán trên sổ kế toán, báo cáo tài
chính được in ra từ máy để lưu trữ.
Thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán trên máy
được thực hiện theo quy định về
thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán hiện
hành. Trong quá trình lưu trữ, đơn vị kế toán
phải đảm bảo các điều kiện kỹ
thuật để có thể đọc được các
tài liệu lưu trữ.
1.2. Phần
mềm kế toán phải có khả năng nâng cấp, có
thể sửa đổi, bổ sung phù hợp với
những thay đổi nhất định của chế
độ kế toán và chính sách tài chính mà không ảnh
hưởng đến cơ sở dữ liệu đã có
a. Có khả
năng đảm bảo khâu khai báo dữ liệu ban
đầu kể cả trường hợp bổ sung các
chứng từ kế toán mới, sửa đổi
lại mẫu biểu, nội dung cách ghi chép một số
chứng từ kế toán đã được sử
dụng trong hệ thống. Có thể loại bỏ
bớt các chứng từ kế toán không sử dụng mà
không ảnh hưởng đến hệ thống.
b. Có thể
bổ sung tài khoản mới hoặc thay đổi
nội dung, phương pháp hạch toán đối với
các tài khoản đã được sử dụng trong
hệ thống. Có thể bỏ bớt các tài khoản không
sử dụng mà không ảnh hưởng đến hệ
thống.
c. Có thể
bổ sung mẫu sổ kế toán mới hoặc sửa
đổi lại mẫu biểu, nội dung, cách ghi chép
các sổ kế toán đã được sử dụng
trong hệ thống nhưng phải đảm bảo tính
liên kết có hệ thống với các sổ kế toán
khác. Có thể loại bỏ bớt sổ kế toán không
sử dụng mà không ảnh hưởng đến hệ
thống.
d. Có thể
bổ sung hoặc sửa đổi lại mẫu
biểu, nội dung, cách lập và trình bày báo cáo tài chính
đã được sử dụng trong hệ thống. Có
thể loại bỏ bớt báo cáo tài chính không sử
dụng mà không ảnh hưởng đến hệ
thống.
1.3. Phần
mềm kế toán phải tự động xử lý và đảm
bảo sự chính xác về số liệu kế toán
a. Tự
động xử lý, lưu giữ số liệu trên nguyên
tắc tuân thủ các quy trình kế toán cũng như
phương pháp tính toán các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính theo
quy định hiện hành.
b. Đảm
bảo sự phù hợp, không trùng lắp giữa các số
liệu kế toán.
c. Có khả
năng tự động dự báo, phát hiện và ngăn
chặn các sai sót khi nhập dữ liệu và quá trình xử
lý thông tin kế toán.
1.4. Phần
mềm kế toán phải đảm bảo tính bảo
mật thông tin và an toàn dữ liệu
a. Có khả
năng phân quyền đến từng người sử
dụng theo chức năng, gồm: Kế toán
trưởng (hoặc phụ trách kế toán) và
người làm kế toán. Mỗi vị trí được
phân công có nhiệm vụ và quyền hạn được
phân định rõ ràng, đảm bảo người không
có trách nhiệm không thể truy cập vào công việc
của người khác trong phần mềm kế toán
của đơn vị, nếu không được
người có trách nhiệm đồng ý.
b. Có khả
năng tổ chức theo dõi được người
dùng theo các tiêu thức, như: Thời gian truy cập thông
tin kế toán vào hệ thống, các thao tác của
người truy cập vào hệ thống, các đối
tượng bị tác động của thao tác đó,…
c. Có khả
năng lưu lại các dấu vết trên sổ kế
toán về việc sửa chữa các số liệu kế
toán đã được truy cập chính thức vào hệ
thống phù hợp với từng phương pháp sửa
chữa sổ kế toán theo quy định; đảm
bảo chỉ có người có trách nhiệm mới
được quyền sửa chữa sai sót đối
với các nghiệp vụ đã được truy cập
chính thức vào hệ thống.
d. Có khả
năng phục hồi được các dữ liệu,
thông tin kế toán trong các trường hợp phát sinh
sự cố kỹ thuật đơn giản trong quá trình
sử dụng.
2. Điều kiện
của phần mềm kế toán
a. Phần
mềm kế toán trước khi đưa vào sử
dụng phải được đặt tên, thuyết
minh rõ xuất xứ, tính năng kỹ thuật, mức
độ đạt các tiêu chuẩn hướng dẫn
tại Thông tư này và các quy định hiện hành về
kế toán.
b. Phần
mềm kế toán khi đưa vào sử dụng phải có
tài liệu hướng dẫn cụ thể kèm theo
để giúp người sử dụng vận hành an toàn,
có khả năng xử lý các sự cố đơn
giản.
c. Phần
mềm kế toán do tổ chức, cá nhân ngoài đơn
vị kế toán cung cấp phải được bảo
hành trong thời hạn do hai bên thỏa thuận, ít
nhất phải hoàn thành công việc kế toán của
một năm tài chính.
3. Điều
kiện áp dụng phần mềm kế toán
3.1. Đảm
bảo điều kiện kỹ thuật
a. Đơn
vị kế toán phải căn cứ vào tổ chức
hoạt động sản xuất, kinh doanh và yêu cầu
quản lý chung, từng phần hành, từng bộ phận
cụ thể của đơn vị mình để
lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp.
Phần mềm kế toán được lựa chọn
phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều
kiện phù hợp với tổ chức hoạt
động và yêu cầu quản lý của đơn
vị.
b. Đơn
vị kế toán phải trang bị hệ thống
thiết bị về tin học phù hợp với yêu
cầu, trình độ quản lý, trình độ tin học
của cán bộ quản lý, đội ngũ nhân viên
kế toán.
c. Đơn
vị kế toán được vận hành thử
nghiệm trước khi áp dụng chính thức phần
mềm kế toán nhưng việc thử nghiệm phải
được tiến hành song song với việc ghi
sổ bằng tay (trường hợp đơn vị
chưa áp dụng phần mềm kế toán) hoặc
thực hiện song song với phần mềm kế toán mà
đơn vị đang áp dụng (trường hợp
đơn vị đã áp dụng phần mềm kế
toán). Sau quá trình thử nghiệm, nếu phần mềm
kế toán đáp ứng được tiêu chuẩn
của phần mềm kế toán và yêu cầu kế toán
của đơn vị thì đơn vị mới
triển khai áp dụng chính thức.
d. Đơn
vị kế toán phải xây dựng quy chế sử
dụng phần mềm kế toán trên máy vi tính theo các yêu
cầu: Quản lý máy chủ (nếu có); quản lý dữ
liệu; kiểm tra, kiểm soát việc đưa thông tin
từ ngoài vào hệ thống; thực hiện công việc
sao, lưu dữ liệu định kỳ; phân quyền
đối với các máy nhập và xử lý số liệu;
phân định chức năng của từng người
trong bộ máy kế toán.
đ.
Đơn vị kế toán phải tổ chức trang
bị và sử dụng các thiết bị lưu trữ an
toàn cho hệ thống, được bố trí và vận
hành theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
3.2. Đảm
bảo điều kiện về con người và tổ
chức bộ máy kế toán
a. Đơn
vị kế toán phải lựa chọn hoặc tổ
chức đào tạo cán bộ kế toán có đủ trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ kế toán, trình
độ sử dụng máy vi tính đáp ứng yêu cầu
sử dụng phần mềm kế toán trên máy vi tính.
b. Đơn
vị kế toán phải lập kế hoạch và tổ
chức thực hiện các khâu công việc: Lập
chứng từ vào máy; kiểm tra việc nhập số
liệu vào máy; thực hiện các thao tác trên máy theo yêu
cầu của phần mềm kế toán; phân tích các số
liệu trên sổ kế toán và báo cáo tài chính, quản
trị mạng và quản trị thông tin kế toán.
c. Đơn
vị kế toán phải quy định rõ trách nhiệm, yêu
cầu bảo mật dữ liệu trên máy tính; chức
năng, nhiệm vụ của từng người sử
dụng trong hệ thống; ban hành quy chế quản lý
dữ liệu, quy định chức năng, quyền
hạn của từng nhân viên; quy định danh mục
thông tin không được phép lưu chuyển.
3.3. Đảm
bảo tính thống nhất trong công tác kế toán
Đối
với các đơn vị kế toán có các đơn
vị kế toán trực thuộc (Công ty, Tổng Công ty,
Công ty mẹ,…) phải lập báo cáo tài chính tổng hợp
hoặc báo cáo tài chính hợp nhất cần chỉ đạo
các đơn vị kế toán trực thuộc sử
dụng phần mềm kế toán đảm bảo
thuận tiện cho việc kết nối thông tin, số
liệu báo cáo.
4. Vận
dụng các tiêu chuẩn và điều kiện của
phần mềm kế toán
a. Đơn
vị kế toán phải lựa chọn phần mềm
kế toán có đủ tiêu chuẩn của phần mềm
kế toán quy định tại Điểm 1.1 Mục 1 Phần
II Thông tư này.
b. Đơn
vị kế toán chưa có đầy đủ các
điều kiện áp dụng phần mềm kế toán quy
định tại Mục 3 Phần II Thông tư này thì có
thể lựa chọn các phần mềm kế toán chưa
có đầy đủ các tiêu chuẩn quy định
tại điểm 1.2, 1.3 và 1.4 Mục 1 Phần II Thông
tư này.
c. Đơn
vị kế toán có đầy đủ các điều
kiện quy định tại Mục 3 Phần II Thông
tư này và có các yêu cầu về nối mạng, tổng
hợp thông tin trong diện rộng, nhanh, hàng ngày,… thì
lựa chọn các phần mềm kế toán có đầy
đủ các tiêu chuẩn hướng dẫn tại Thông
tư này và có các tiêu chuẩn khác cao hơn.
III - TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư này
có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày
đăng công báo.
2. Nhà
nước khuyến khích các đơn vị kế toán áp
dụng phần mềm kế toán nhưng phần mềm
kế toán phải phù hợp các tiêu chuẩn, điều
kiện hướng dẫn tại Thông tư này nhằm
nâng cao hiệu quả của công tác kế toán tại
đơn vị.
3. Đơn
vị kế toán đang áp dụng phần mềm kế
toán nếu xét thấy phần mềm kế toán đó không
đảm bảo các tiêu chuẩn và điều kiện hướng
dẫn tại Thông tư này, phải có kế hoạch nâng
cấp, hoàn thiện lại phần mềm kế toán
đang áp dụng đáp ứng các tiêu chuẩn và
điều kiện hướng dẫn tại Thông tư
này.
4. Thủ
trưởng, kế toán trưởng (hoặc phụ trách
kế toán) của các đơn vị kế toán áp dụng
phần mềm kế toán trong công tác kế toán có trách nhiệm
tổ chức, triển khai thực hiện việc
lựa chọn phần mềm kế toán theo các tiêu
chuẩn và điều kiện hướng dẫn tại
Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện,
nếu có vướng mắc đề nghị các
đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ
Tài chính để nghiên cứu, giải quyết.
KT/BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
(Đã ký)
Trần Văn Tá