Quyết định 264/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế báo tin động đất, cảnh báo sóng thần
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 264/2006/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 264/2006/QĐ-TTg | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 16/11/2006 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Quy định về báo tin động đất, cảnh báo sóng thần - Ngày 16/11/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 264/2006/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế báo tin động đất, cảnh báo sóng thần. Quy chế này quy định: khi đưa tin động đất, tin cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu có trách nhiệm kiểm tra để bảo đảm các tin trên đã đến được hệ thống báo động trực canh và các cơ quan nhà nước, cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức, cá nhân có liên quan. Khi truyền tin động đất, tin cảnh báo sóng thần, các đối tượng này phải theo đúng nội dung tin do Viện Vật lý Địa cầu cung cấp... Khi động đất trên vùng biển Đông có cường độ lớn hơn 6,5 độ Richter, bên cạnh việc phát "Tin động đất", Viện Vật lý Địa cầu phải lập tức xem xét các kịch bản động đất gây sóng thần để đưa ra "Tin cảnh báo sóng thần" theo tin động đất, với 4 mức sau đây: "Không có sóng thần", khi động đất xảy ra nhưng không có khả năng gây ra sóng thần, "Sóng thần yếu", khi động đất có khả năng gây sóng thần và có độ cao tại bờ không quá 0,5m, "Sóng thần mạnh", khi động đất có khả năng gây sóng thần và có độ cao tại bờ từ 0,5m đến 1m, "Sóng thần nguy hiểm", khi động đất có khả năng gây sóng thần và có độ cao tại bờ lớn hơn 1m. Khi phát hiện có khả năng xảy ra sóng thần mạnh hoặc sóng thần nguy hiểm thì phát ngay "Tin cảnh báo sóng thần" liên tục trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng ở vùng bờ biển có nguy cơ bị ảnh hưởng của sóng thần. Nếu sóng thần yếu thì phát tin 3 lần liên tục... Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Quyết định 264/2006/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 264/2006/QĐ-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ SỐ 264/2006/QĐ-TTg
NGÀY 16 THÁNG 11 NĂM 2006
VỀ VIỆC BAN HÀNH
QUY CHẾ BÁO TIN ĐỘNG ĐẤT, CẢNH BÁO SÓNG
THẦN
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn
cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12
năm 2001;
Xét
đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi truờng,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều
1. Ban hành kèm theo Quyết định
này Quy chế báo tin động đất, cảnh báo sóng
thần.
Điều
2. Quyết định này có hiệu
lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm chỉ
đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc
thực hiện Quy chế báo tin động đất,
cảnh báo sóng thần ban hành kèm theo Quyết định
này.
Điều
3. Các Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng
cơ quan thuộc Chính phủ, Trưởng ban Ban Chỉ
đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương,
Chủ tịch Ủy ban Quốc gia tìm kiếm, cứu
nạn và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
QUY CHẾ
BÁO TIN ĐỘNG ĐẤT, CẢNH BÁO SÓNG THẦN
(Ban hành kèm theo Quyết định
số 264/2006/QĐ-TTg
ngày 16 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính
phủ)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng
áp dụng
1. Nội dung công tác báo tin
động đất, cảnh báo sóng thần quy
định trong Quy chế này bao gồm việc
thường xuyên theo dõi, thu thập, xử lý thông tin, ra các
thông báo về động đất, cảnh báo sóng
thần và việc chuyển các tin đó đến các
cơ quan nhà nước có liên quan, các tổ chức kinh
tế, xã hội và nhân dân để phục vụ công tác phòng,
tránh, cứu hộ, cứu nạn, giảm nhẹ
thiệt hại do động đất, sóng thần gây
ra. Quy chế báo tin động đất, cảnh báo sóng
thần này được áp dụng trong các trường
hợp sau:
a) Những trận động
đất có cường độ bằng hoặc
lớn hơn 3,5 độ Richter xảy ra trên đất
liền và vùng biển Đông gần bờ;
b) Hoạt động núi lửa và
những trận động đất có cường
độ lớn hơn 6,5 độ Richter xảy ra ở
các vùng biển khác nhưng có khả năng gây ra sóng
thần ảnh hưởng đến bờ biển và
hải đảo Việt Nam;
c) Những cơn sóng thần
xảy ra do động đất ở vùng biển xa, có
khả năng ảnh hưởng đến bờ
biển và hải đảo Việt Nam.
2. Quy chế này quy định
nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các
ngành, các cấp trong công tác phối hợp báo tin
động đất, cảnh báo sóng thần.
3. Trường hợp sóng thần
do động đất gần bờ gây ra không áp dụng
theo quy định của Quy chế này.
Điều 2. Giải thích từ
ngữ
Trong Quy chế này các
từ ngữ dưới đây được hiểu
như sau:
1. Sóng thần là sóng biển chu kỳ dài, lan truyền
với vận tốc lớn (có khi đến
800km/giờ). Khi tới bờ, phụ thuộc vào
độ sâu của biển và địa hình vùng bờ,
sóng thần có thể đạt độ cao lớn,
tới hàng chục mét, tràn sâu vào đất liền, gây ra
thảm họa. Sóng thần được quy định
trong Quy chế này là sóng thần gây ra bởi động
đất hoặc hoạt động của núi lửa.
2. Vùng
chịu ảnh hưởng trực tiếp của sóng
thần là vùng đất liền nằm trong phạm vi sóng
thần có thể lan truyền tới và gây thiệt hại
(khoảng cách tối đa là 1km tính từ bờ biển).
Các vùng
biển Việt Nam có khả năng chịu ảnh
hưởng của sóng thần được quy
định tại Phụ lục II kèm theo Quy chế này.
3.
Động đất (còn gọi là địa chấn) là
sự rung động mặt đất, gây ra bởi các
dịch chuyển đột ngột của các địa
khối theo các đứt gãy địa chất trong lòng
đất (gọi là động đất kiến
tạo), các vụ nổ núi lửa (gọi là động
đất núi lửa), các vụ sụp đổ hang
động, các vụ trượt lở đất, thiên
thạch và các vụ nổ nhân tạo.
4. Chấn
tiêu là nơi phát sinh động đất, nơi năng
lượng động đất được giải
phóng và truyền ra không gian xung quanh dưới dạng sóng
đàn hồi, gây rung động mặt đất.
5. Chấn
tâm là hình chiếu theo chiều thẳng đứng của
chấn tiêu trên mặt đất.
6. Độ
sâu chấn tiêu là khoảng cách từ chấn tiêu
đến chấn tâm.
7. Khoảng cách chấn tiêu là khoảng cách từ
chấn tiêu đến điểm quan sát.
8. Khoảng cách chấn tâm là khoảng cách từ
chấn tâm đến điểm quan sát.
9. Cường độ động đất là
đại lượng đo độ lớn động
đất về năng lượng mà nó phát ra
dưới dạng sóng đàn hồi. Cường
độ động đất đo theo thang độ
Richter, có giá trị bằng logarit cơ số 10 của biên
độ cực đại, đo bằng micron, thành
phần nằm ngang của sóng địa chấn trên
băng ghi của máy địa chấn chu kỳ ngắn
chuẩn Wood Andersen ở khoảng cách 100km từ chấn
tâm.
10. Cấp động đất là đại
lượng biểu thị cường độ chấn
động mà nó gây ra trên mặt đất và
được đánh giá theo các thang phân bậc mức
độ tác động của động đất
đối với các kiểu nhà cửa, công trình,
đồ vật, súc vật, con người và biến
dạng mặt đất. Cấp động đất
được đánh giá bằng thang MSK-64
(Medvedev-Sponheuer-Karnik), chia cường độ chấn
động thành 12 cấp và được ghi tóm tắt
tại Phụ lục I kèm theo Quy chế này.
Chương II
QUAN TRẮC, THU THẬP THÔNG TIN,
PHÁT VÀ TRUYỀN TIN VỀ ĐỘNG ĐẤT,
CẢNH BÁO SÓNG THẦN
Điều
3. Quan trắc, thu thập thông tin
về động đất, sóng thần
1. Viện Vật lý Địa cầu thuộc Viện
Khoa học và Công nghệ Việt Nam chịu trách nhiệm
xây dựng mạng lưới quan trắc địa
chấn phục vụ báo tin động đất.
2. Trung tâm Khí tượng, Thuỷ văn quốc gia
thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm xây dựng
mạng lưới quan trắc và truyền số liệu
mực nước biển phục vụ yêu cầu trao
đổi quốc tế và phục công tác cảnh báo sóng
thần của Viện Vật lý Địa cầu.
3. Viện Vật lý Địa cầu thuộc Viện
Khoa học và Công nghệ Việt Nam chịu trách nhiệm
thu thập, xử lý thông tin trong và ngoài nước
để báo tin động đất, cảnh báo sóng
thần; cập nhật các thông tin kịp thời
để bổ sung, điều chỉnh bản tin về
động đất, cảnh báo sóng thần cho phù
hợp với diễn biến tình hình thực tế.
Điều 4. Phát và truyền tin động đất,
tin cảnh báo sóng thần
1. Viện Vật lý Địa cầu là cơ quan duy
nhất có thẩm quyền phát tin động đất,
tin cảnh báo sóng thần trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Tin
động đất được báo ngay cho Ủy ban
Quốc gia tìm kiếm, cứu nạn, hệ thống thông
tin đại chúng và các cơ quan có tên tại Phụ
lục III kèm theo Quy chế này.
3. Tin cảnh
báo sóng thần được báo ngay trên hệ thống báo
động trực canh và cho Ban Chỉ đạo phòng
chống lụt bão Trung ương, Ủy ban Quốc gia tìm
kiếm, cứu nạn, hệ thống thông tin đại
chúng và các cơ quan có tên tại Phụ lục III kèm theo Quy
chế này.
4. Khi đưa tin động đất, tin cảnh báo
sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu có trách
nhiệm kiểm tra để bảo đảm các tin trên
đã đến được hệ thống báo
động trực canh và các cơ quan đã nêu tại
khoản 2 và khoản 3 Điều này.
5. Cơ quan nhà nước, cơ quan thông tin đại
chúng, các tổ chức, cá nhân khi truyền tin động
đất, tin cảnh báo sóng thần phải theo đúng
nội dung tin do Viện Vật lý Địa cầu cung
cấp.
Điều 5. Phân loại tin
động đất
1. "Tin động
đất"
"Tin động
đất" được phát khi xảy ra động
đất trên đất liền và trên biển Đông.
Nội dung "Tin động đất" gồm:
thời gian xảy ra động đất (theo giờ Hà
Nội), địa điểm xảy ra động
đất (chấn tâm), độ sâu chấn tiêu,
cường độ động đất, cấp
động đất ở chấn tâm và các địa
phương lân cận, hậu quả có thể xảy ra,
khả năng xảy ra dư chấn.
2. "Tin cuối cùng về
động đất"
Khi động
đất kết thúc (không còn khả năng gây thiệt
hại, không có khả năng gây ra sóng thần cho các vùng ven
biển Việt Nam) thì phát "Tin cuối cùng về động
đất".
Điều
6. Chế độ báo tin động đất
1. Đối với trận
động đất có cường độ nhỏ
hơn 5,0 độ Richter, "Tin động
đất" được phát tin một lần cho các
cơ quan tại Phụ lục III kèm theo Quy chế này. Khi
động đất kết thúc thì phát "Tin cuối
cùng về động đất".
2. Đối với
trận động đất có cường độ
bằng hoặc lớn hơn 5,0 độ Richter, "Tin
động đất" được thông báo ngay cho
Ủy ban Quốc gia tìm kiếm, cứu nạn và phát tin
một lần cho các cơ quan tại Phụ lục III kèm
theo Quy chế này. Khi động đất kết thúc thì
phát "Tin cuối cùng về động đất".
3. "Tin động
đất" phải được thông báo kịp
thời để phục vụ cho các hoạt động
ứng phó, khắc phục hậu quả.
Điều
7. Tin cảnh báo sóng thần
Các căn cứ để phát tin
cảnh báo sóng thần:
1. Cường độ
động đất xảy ra trên biển Đông đã
đo được;
2. Tin cảnh báo sóng thần liên
quan đến biển Đông do các Trung tâm cảnh báo sóng
thần quốc tế cung cấp;
3. Kịch bản cảnh báo sóng
thần từ động đất đã được
Hội đồng Thẩm định quốc gia thẩm
định và được Bộ Tài nguyên và Môi
trường phê duyệt.
Điều 8. Phân loại tin cảnh báo
sóng thần
1. "Tin cảnh báo
sóng thần" theo tin động đất trên biển
Đông
Khi động
đất trên vùng biển Đông có cường độ
lớn hơn 6,5 độ Richter, bên cạnh việc phát
"Tin động đất", Viện Vật lý Địa
cầu phải lập tức xem xét các kịch bản
động đất gây sóng thần để đưa
ra "Tin cảnh báo sóng thần" theo tin động
đất, với 4 mức sau đây:
a) "Không có sóng thần", khi
động đất xảy ra nhưng không có khả
năng gây ra sóng thần;
b) "Sóng
thần yếu", khi động đất có khả
năng gây sóng thần và có độ cao tại bờ không
quá 0,5m;
c) "Sóng thần mạnh", khi động
đất có khả năng gây sóng thần và có độ
cao tại bờ từ 0,5m đến 1m;
d) "Sóng
thần nguy hiểm", khi động đất có
khả năng gây sóng thần và có độ cao tại
bờ lớn hơn 1m.
2. "Tin cảnh báo sóng thần" theo tin của các
Trung tâm cảnh báo sóng thần quốc tế
Ngay khi nhận
được thông tin về sóng thần có ảnh
hưởng đến bờ biển Việt Nam từ các
trung tâm cảnh báo sóng thần quốc tế, phải phát
ngay "Tin cảnh báo sóng thần" theo bản tin
nhận được (bằng tiếng Việt). Tuỳ
theo độ cao của sóng thần trong bản tin cảnh
báo nhận được mà báo tin theo quy định
tại các mục a, b, c và d khoản 1 Điều này.
3. "Tin cuối cùng về sóng thần"
Khi không còn khả năng xảy ra sóng thần hoặc
sóng thần đã kết thúc hoàn toàn (không còn khả năng
ảnh hưởng đến bờ biển Việt Nam)
thì phát "Tin cuối cùng về sóng thần".
Điều 9. Nội
dung "Tin cảnh báo sóng thần"
Nội
dung "Tin cảnh báo sóng thần" bao gồm:
1. Tiêu
đề tin, được xác định theo loại tin
sóng thần quy định tại Điều 8 Quy chế
này.
2. Nhận định về sóng
thần:
a) Vị
trí và thời gian xảy ra động đất gây ra sóng
thần;
b) Nhận định mức độ nguy hiểm
của sóng thần và khu vực có thể bị ảnh
hưởng trực tiếp của sóng thần;
c)
Nhận định về độ cao sóng thần tại
bờ biển và thời gian sẽ ảnh hưởng
đến bờ biển gần nhất.
3. Yêu
cầu sơ tán, nếu cần thiết.
Mẫu bản "Tin cảnh báo
sóng thần" được quy định tại
Phụ lục IV kèm theo Quy chế này.
Điều
10. Chế độ báo tin sóng thần
1. Khi phát hiện có khả năng
xảy ra sóng thần mạnh hoặc sóng thần nguy
hiểm thì phát ngay "Tin cảnh báo sóng thần" cho Ban
Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung
ương, Ủy ban Quốc gia tìm kiếm, cứu
nạn; phát tin liên tục trên tất cả các phương
tiện thông tin đại chúng ở vùng bờ biển có
nguy cơ bị ảnh hưởng của sóng thần
(phát thanh, truyền hình địa phương, hệ
thống thông tin liên lạc, hệ thống phát thanh nội
bộ của các cơ quan, đơn vị), các đài phát
thanh, truyền hình Trung ương. Khi sóng thần đã
thực sự kết thúc hoặc không có khả năng
xảy ra sóng thần thì phát "Tin cuối cùng về sóng
thần".
2. Khi phát hiện có
khả năng xảy ra sóng thần yếu thì phát tin 3
lần liên tục trên các phương tiện thông tin
đại chúng. Khi sóng thần đã thực sự kết
thúc hoặc không có khả năng xảy ra sóng thần thì
phát "Tin cuối cùng về sóng thần".
3. Khi có động
đất gần bờ xảy ra, tuỳ theo tình hình có
sóng thần hoặc không có sóng thần để phát
"Tin động đất'' hoặc "Tin cuối cùng về
sóng thần".
Chương III
TRÁCH
NHIỆM CỦA CÁC BỘ, NGÀNH
VÀ ỦY BAN
NHÂN DÂN CÁC ĐỊA PHƯƠNG VEN BIỂN
Điều 11. Trách nhiệm của các
Bộ, ngành
1. Bộ Tài
nguyên và Môi trường thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về
báo tin động đất, cảnh báo sóng thần,
có trách nhiệm:
a) Trình Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ các văn bản
quy phạm pháp luật về báo tin động đất,
cảnh báo sóng thần;
b) Kiểm
tra, thanh tra chuyên ngành về hoạt động báo tin
động đất, cảnh báo sóng thần;
c) Trình
Thủ tướng Chính phủ quyết định thành
lập Hội đồng Thẩm định quốc gia
các kịch bản cảnh báo sóng thần; quyết
định cho phép sử dụng các kịch bản này trong
hoạt động cảnh báo sóng thần trong quý I năm
2007;
d) Chủ trì, phối
hợp với Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
xây dựng, trình Chính phủ cơ chế, chính sách nhằm
tăng cường năng lực báo tin động
đất, cảnh báo sóng thần cho các cơ quan thực
hiện nhiệm vụ này;
đ) Chỉ
đạo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn quốc
gia tổ chức quan trắc và truyền số liệu
mực nước biển phục vụ trao đổi quốc
tế và phục vụ công tác cảnh báo sóng thần
của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam;
e) Tổ chức tuyên
truyền, phổ biến kiến thức về
động đất, sóng thần và hướng dẫn
sử dụng tin động đất, sóng thần, nhằm
nâng cao ý thức chủ động phòng, tránh, giảm
nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra.
2. Bộ Khoa học
và Công nghệ:
a) Chỉ đạo,
tổ chức nghiên cứu các phương pháp, giải pháp
khoa học công nghệ quan trắc động đất
và cảnh báo sóng thần.
b) Chủ trì Hội
đồng Thẩm định quốc gia thẩm
định các kịch bản cảnh báo sóng thần
trước khi đưa vào áp dụng.
3. Viện Khoa học và Công
nghệ Việt Nam:
a) Chỉ đạo
Viện Vật lý Địa cầu thực hiện
nhiệm vụ báo tin động đất, cảnh báo
sóng thần; trong đó có nhiệm vụ xây dựng mạng
lưới quan trắc địa chấn, tổ chức
thu thập thông tin từ mạng lưới quan trắc
địa chấn trong nước và ngoài nước, thu
thập thông tin sóng thần từ mạng lưới quan
trắc sóng thần quốc tế và mạng lưới
quan trắc mực nước biển trong nước
phục vụ báo tin động đất, cảnh báo sóng
thần;
b) Xây dựng kế
hoạch 5 năm và hàng năm để thực hiện các
hoạt động báo tin động đất, cảnh
báo sóng thần nhanh chóng, chính xác;
c) Phối hợp với Bộ Tài
nguyên và Môi trường xây dựng cơ chế, chính sách
nhằm tăng cường năng lực báo tin
động đất, cảnh báo sóng thần;
d) Nghiên cứu các phương pháp,
giải pháp khoa học công nghệ trong công tác báo tin
động đất, cảnh báo sóng thần.
4. Ủy ban Quốc gia tìm kiếm,
cứu nạn:
a) Chủ trì, phối
hợp với các cơ quan liên quan triển khai kịp
thời công tác tìm kiếm cứu nạn, khắc phục
hậu quả khi có động đất, sóng thần.
b) Cung cấp kịp thời thông
tin thực tế liên quan đến động
đất, sóng thần cho Viện Vật lý Địa
cầu.
c) Chỉ đạo,
hướng dẫn các địa phương xây dựng
các phương án cứu hộ, cứu nạn cho các vùng có
nguy cơ xẩy ra động đất, sóng thần.
5. Ban Chỉ đạo phòng,
chống lụt, bão Trung ương:
a) Phối hợp
với Ủy ban Quốc gia tìm kiếm, cứu nạn và
các Bộ, ngành, địa phương liên quan chỉ
đạo việc phòng chống, tổ chức cứu hộ,
cứu nạn nhằm giảm thiểu thiệt hại khi
có động đất, sóng thần.
b) Cung cấp kịp thời thông
tin thực tế liên quan đến sóng thần cho Viện
Vật lý Địa cầu.
c) Chỉ đạo xây dựng
hệ thống báo động trực canh cảnh báo sóng
thần cho các vùng có nguy cơ.
6. Các cơ
quan thông tin đại chúng:
a) Truyền phát kịp thời trên các phương
tiện thông tin đại chúng các tin động
đất, tin cảnh báo sóng thần do Viện Vật lý
Địa cầu cung cấp; các mệnh lệnh hoặc
các hướng dẫn phòng, tránh, cứu hộ, cứu
nạn động đất, sóng thần của Ban
Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung
ương, Ủy ban Quốc gia tìm kiếm, cứu nạn
gửi đến;
b) Phối hợp với các cơ quan chuyên môn tuyên
truyền, phổ biến cho nhân dân những kiến
thức cơ bản về phòng, tránh động
đất, sóng thần, các kinh nghiệm, các điển
hình trong công tác phòng tránh và khắc phục hậu quả.
7. Các Bộ,
cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ khi xây
dựng các kế hoạch, chính sách phải lưu ý
việc phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại do
động đất, sóng thần.
Điều 12. Trách
nhiệm của Ủy ban nhân dân các địa phương
ven biển
1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương ven biển:
a) Chỉ
đạo Ủy ban nhân dân các huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Ủy ban nhân
dân các địa phương ven biển) duy trì hoạt
động của hệ thống báo động trực
canh cảnh báo sóng thần tại địa phương;
b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các địa
phương ven biển chủ động hướng
dẫn nhân dân ven biển sơ tán khi có tin cảnh báo
về sóng thần mạnh và nguy hiểm ảnh
hưởng trực tiếp tới địa
phương;
c) Chỉ đạo Đài Phát thanh, Truyền hình
địa phương truyền tin kịp thời
đến các cấp, các ngành, các tổ chức kinh tế,
xã hội và nhân dân tại địa phương các tin
động đất, sóng thần quy định tại
Điều 10 và Điều 13 Quy chế này;
d) Chỉ
đạo Ủy ban nhân dân các địa phương ven
biển xây dựng các phương án và tổ chức công
tác phòng tránh, tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục
hậu quả khi động đất, sóng thần
xảy ra tại địa phương;
đ) Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tuyên
truyền các kiến thức và kỹ thuật cơ
bản phòng tránh động đất, sóng thần,
cứu nạn và khắc phục hậu quả thiệt
hại do động đất, sóng thần gây ra;
e) Phối hợp với Ban Chỉ đạo phòng,
chống lụt, bão Trung ương chỉ đạo
việc xây dựng hệ thống báo động trực
canh cảnh báo sóng thần cho các vùng có nguy cơ tại
địa phương.
2. Trách nhiệm của Ủy ban
nhân dân các địa phương ven biển:
a) Duy trì hoạt động
của hệ thống báo động trực canh cảnh
báo sóng thần tại địa phương.
b) Truyền kịp
thời tin tức đến các cấp, các ngành, các tổ
chức kinh tế, xã hội và nhân dân tại địa
phương các tin động đất, sóng thần quy
định tại Điều 9 và Điều 12 Quy chế
này.
c) Hướng
dẫn nhân dân ven biển sơ tán khi có tin cảnh báo sóng
thần mạnh và nguy hiểm ảnh hưởng trực
tiếp tới địa phương.
d) Xây dựng các phương án và
tổ chức công tác phòng tránh, tìm kiếm, cứu nạn,
khắc phục hậu quả khi động đất,
sóng thần xảy ra tại địa phương.
đ) Tuyên truyền
các kiến thức và kỹ thuật cơ bản phòng tránh
động đất, sóng thần, tìm kiếm cứu
nạn và khắc phục hậu quả thiệt hại do
động đất, sóng thần gây ra.
e) Xây dựng hệ
thống báo động trực canh cảnh báo sóng thần
và các thiên tai ven biển khác cho các vùng có nguy cơ tại
địa phương theo sự chỉ đạo và
hướng dẫn của Ban Chỉ đạo phòng,
chống lụt, bão Trung ương.
g) Thông báo kịp
thời đến các cơ quan chỉ đạo cấp
trên tình hình thực tế về động đất,
sóng thần tại địa phương.
Chương
IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều
13. Các phụ lục của Quy chế
Ban hành kèm theo Quy chế này 4
Phụ lục sau:
1. Phụ lục I: thang cấp động
đất theo thang động đất quốc tế
MSK64.
2. Phụ lục II: sơ
đồ khu vực theo dõi cảnh báo sóng thần trên
Biển Đông.
3. Phụ lục III: danh sách cơ
quan được cung cấp tin động đất,
sóng thần.
4. Phụ lục IV: mẫu bản
tin cảnh báo sóng thần.
Điều
14. Tổ chức thực hiện Quy chế
1. Quy chế này được thực
hiện theo hai bước:
a) Bước I từ khi Quy chế này có
hiệu lực thi hành đến tháng 6 năm 2008: thực
hiện việc báo tin động đất theo tin từ
mạng lưới địa chấn trong nước và
quốc tế; cảnh báo sóng thần theo tin cảnh báo
từ các trung tâm cảnh báo sóng thần quốc tế thông
qua hệ thống thông tin đại chúng;
b) Bước II từ tháng 7 năm 2008
trở đi: bổ sung việc cảnh báo sóng thần
(cùng với tin động đất) theo các kịch
bản cảnh báo sóng thần và thông qua hệ thống báo
động trực canh.
2. Bộ Tài nguyên và
Môi trường chủ trì, phối hợp với các
Bộ, ngành, địa phương hướng dẫn,
kiểm tra việc thực hiện Quy chế này trong phạm
vi cả nước; báo cáo Thủ tướng Chính phủ
việc thực hiện Quy chế và đề xuất
nội dung sửa đổi, bổ sung khi cần
thiết./.
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn
Dũng
Phụ lục I
THANG CẤP
ĐỘNG ĐẤT THEO THANG ĐỘNG ĐẤT
QUỐC TẾ MSK64
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 264/2006/QĐ-TTg
ngày 16 tháng 11 năm 2006 của Thủ
tướng Chính phủ)
Cấp động
đất (I)
|
Gia tốc nền a(%g*) |
Mô tả các dấu
hiệu
|
I |
|
Động
đất không cảm thấy Độ
mạnh của dao động dưới giới hạn
cảm thấy; chỉ có máy mới phát hiện và ghi
nhận được các chấn động của
đất. |
II |
|
Động
đất ít cảm thấy (rất nhẹ) Động
đất chỉ cảm thấy bởi những
người riêng lẻ ở yên tĩnh trong nhà,
đặc biệt là ở gác trên cùng. |
III |
|
Động
đất yếu Động đất cảm thấy
ở trong nhà bởi ít người, ở ngoài trời,
chỉ trong những điều kiện thuận lợi.
Chấn động y như tạo nên bởi một xe
ôtô vận tải nhẹ chạy qua. Người tinh ý
nhận thấy đồ vật treo đu đưa
nhẹ, ở gác trên cùng thì đu đưa mạnh
hơn chút ít. |
IV |
|
Động
đất nhận thấy rõ Động
đất cảm thấy ở trong nhà bởi nhiều
người; ở ngoài trời bởi ít người.
Đây đó, có người ngủ bị tỉnh
giấc song chẳng ai sợ hãi cả. Chấn
động y như tạo nên bởi một xe ôtô vận
tải nặng chạy qua. Cửa kính, cửa ra vào, bát, đĩa
đập lạch cạch. Sân và tường nhà cọt
kẹt. Bàn ghế đồ đạc bắt
đầu rung chuyển. Đồ vật treo đu
đưa nhẹ. Nước đựng trong vật
hở hơi sóng sánh. Động đất nhận
thấy được trong ôtô đỗ. |
V |
0.015 - 0.030 |
Thức
tỉnh Động
đất cảm thấy ở trong nhà bởi mọi
người, ở ngoài trời bởi nhiều
người. Nhiều người như bị tỉnh
giấc. Một số ít người chạy ra khỏi
nhà. Súc vật nhốn nháo. Nhà rung toàn bộ. Đồ
vật treo đu đưa mạnh. Khung treo nhích khỏi
chỗ. Trong trường hợp hiếm gặp,
đồng hồ quả lắc dừng lại. Một
vài vật không vững bị lật đổ hay xê
dịch. Cửa sổ và cửa ra vào chưa cài bị
mở toang rồi lại đóng sầm vào. Nước
đựng đầy trong bình hở bị sánh ra ngoài
một chút. Chấn động y như tạo nên bởi
những đồ vật nặng rơi trong nhà. |
VI |
0.03 - 0.06 |
Sợ
hãi a)
ở trong nhà cũng như ở ngoài trời, đa
số người cảm thấy động
đất. Nhiều người, đang ở trong nhà,
sợ hãi và bỏ chạy ra ngoài phố. Một số ít
người bị mất thăng bằng. Gia súc tháo
chạy khỏi chuồng. Trong một số ít
trường hợp, bát, đĩa và đồ vật
bằng thuỷ tinh có thể bị vỡ; sách trên giá bị
rơi xuống. Bàn ghế, đồ đạc nặng
có thể di chuyển. Có thể nghe thấy tiếng
của những chuông nhỏ trên tháp chuông vang lên. a)
ít nhà
kiểu B và nhiều nhà kiểu A bị hư hại
bậc 1; nhiều nhà kiểu A bị hư hại
bậc 2. b)
Trong
một số ít trường hợp ở đất
ẩm có thể có vết nứt rộng tới 1cm;
ở miền núi, có trượt đất. Thay
đổi lưu lượng nguồn nước và
mực nước dưới giếng. |
VII |
0.06 - 0.12 |
Hư
hại nhà cửa a)
Đa
số người sợ hãi và chạy ra khỏi nhà.
Nhiều người khó đứng vững. Người
lái xe ôtô cũng nhận biết được
động đất. Chuông lớn kêu vang. b)
Nhiều
nhà kiểu C bị hư hại bậc 1; nhiều nhà
kiểu B bị hư hại bậc 2; nhiều nhà
kiểu A bị hư hại bậc 3, một số ít
bậc 4. Trong những trường hợp riêng lẻ, có
trượt đất ở đoạn đường
trên sườn dốc đứng và có vết nứt
ở đường đi. Có hư hại ở chỗ
nối ống dẫn; có vết nứt ở hàng rào
bằng đá. c)
Nổi sóng
trên mặt nước; nước trở thành vẩn
đục vì bùn bị khuấy lên. Thay đổi mực
nước dưới giếng và lưu lượng
nguồn nước. Trong một số ít trường
hợp, xuất hiện nguồn nước mới
hoặc biến mất nguồn nước cũ. Trong
những trường hợp riêng lẻ, có trượt
đất ở bờ sông bằng cát hay cuội. |
VIII |
0.12 - 0.24 |
Phá
hoại nhà cửa a)
Sợ hãi
và khủng khiếp; ngay cả người đang lái xe
ôtô cũng lo ngại. Đây đó, cành cây bị gãy. Bàn,
ghế, đồ đạc nặng bị xê dịch và
đôi khi bị lật đổ. Một số đèn
treo bị hư hại. b)
Nhiều
nhà kiểu C bị hư hại bậc 2, một số
ít bậc 3; nhiều nhà kiểu B bị hư hại
bậc 3, một số ít bậc 4; nhiều nhà kiểu A
bị hư hại bậc 4, một số ít bậc 5. Có
trường hợp gãy chỗ nối ống dẫn.
Đài và tượng kỷ niệm bị di chuyển.
Bia đá bị đổ. Hàng rào bằng đá bị phá
hoại. c)
Trượt
đất nhỏ ở sườn dốc đứng,
ở chỗ hõm sâu và ở chỗ ụ của
đường đi, nền đất bị nứt
rộng tới vài cm. Xuất hiện bể nước
mới. Đôi khi giếng cạn lại đầy
nước hoặc giếng đang có nước lại
bị khô. Trong nhiều trường hợp, thay
đổi lưu lượng nguồn nước và
mực nước dưới giếng. |
IX |
0.24 - 0.48 |
Hư
hại hoàn toàn nhà cửa a)
Khủng
khiếp hoàn toàn. Bàn, ghế đồ đạc bị
hư hại nặng. Súc vật chạy nhốn nháo và kêu
rống lên. b)
Nhiều
nhà kiểu C bị hư hại bậc 3, một số
ít bậc 4: nhiều nhà kiểu B bị hư hại
bậc 4, một số ít bậc 5; nhiều nhà kiểu A
bị hư hại bậc 5. Đài kỷ niệm bị
lật đổ, hư hại nặng bể
nước nhân tạo; đứt gãy một phần
ống dẫn ngầm. Có trường hợp
đường sắt bị uốn cong và
đường đi bị hư hại. c)
ở
đồng bằng ngập nước thường
thấy rõ những chỗ cát và bùn bị bồi lên.
Nền đất bị nứt rộng tới 10cm; còn
ở sườn và bờ sông, quá 10cm; ngoài ra, còn nhiều
vết rạn ở nền đất. Đá tảng
bị sụt lở; có nhiều chỗ đất
trượt và lở. Sóng to trên mặt nước. |
X |
0.48- 0.80 |
Phá hoại hoàn toàn nhà
cửa a)
Nhiều
nhà kiểu C bị hư hại bậc 4, một số
ít bậc 5; nhiều nhà kiều B bị hư hại
bậc 5; đa số nhà kiểu A bị hư hại
bậc 5. Hư hại, nguy hiểm cho đê và đập;
hư hại nặng cho cầu. Đường sắt
hơi bị cong. ống dẫn ngầm bị cong hay gãy.
Lớp đá phủ và lớp nhựa đường
đi tạo thành một mặt lượn sóng. d)
Nền
đất bị nứt rộng vài deximet và trong vài
trường hợp tới 1m. Song song với lòng các dòng
nước chảy, xuất hiện những đứt
gãy rộng. Lở đá bở từ sườn dốc
đứng. Có thể có trượt đất lớn
ở bờ sông và bờ biển dốc đứng. Sánh
nước ra ngoài kênh, hồ, sông … xuất hiện
hồ nước mới. |
XI |
> 0.8 |
Thảm
hoạ a)
Hư
hại nặng ngay cả nhà xây tốt, cầu,
đập nước và đường sắt;
đường rải đá bị hỏng không dùng
được nữa; ống dẫn ngầm bị phá
hoại. b)
Mặt
đất bị biến dạng to thành vết nứt
rộng, đứt gãy và di động theo các
phương đứng thẳng và nằm ngang; núi
sụt lở ở nhiều nơi. Muốn định
cấp độ mạnh cần có khảo sát đặc
biệt. |
XII |
|
Thay
đổi địa hình a)
Hư
hại nặng hay phá hoại thực sự mọi công
trình ở trên và dưới mặt đất. b)
Thay
đổi hẳn mặt đất. Nền đất
bị nứt lớn, bị di động theo các
phương thẳng đứng và nằm ngang. Núi và
bờ sông sụt lở trên những diện tích lớn.
Xuất hiện hồ, hình thành thác, thay đổi dòng
sông. Muốn định cấp độ mạnh cần
có khảo sát đặc biệt. |
* g là gia tốc trọng trường bằng 9,83m/s2
Giữa cấp động
đất I (theo thang MSK. 1964) và cường độ
động đất M (theo cường độ Richter)
có mối liên hệ:
I=1,45 M-3,2 log
Trong đó: là khoảng cách
chấn tâm, h là độ sâu chấn tiêu.
Phụ lục II
SƠ
ĐỒ KHU VỰC THEO DÕI CẢNH BÁO SÓNG THẦN TRÊN
BIỂN ĐÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết
định số 264/2006/QĐ-TTg
ngày 16 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính
phủ)
Chú thích:
Bắc Vịnh Bắc Bộ |
Vùng biển từ Cà Mau đến Kiên
Giang |
Nam Vịnh Bắc Bộ |
Vịnh Thái Lan |
Vùng biển từ Quảng Trị
đến Quảng Ngãi |
Bắc biển Đông |
Vùng biển từ Bình Định
đến Ninh Thuận |
Giữa biển Đông |
Vùng biển từ Bình thuận
đến Cà Mau |
Nam biển Đông |
Phụ
lục III
DANH SÁCH CƠ QUAN
ĐƯỢC CUNG CẤP
TIN ĐỘNG
ĐẤT, SÓNG THẦN
(Ban hành kèm theo Quyết định số
264/2006/QĐ-TTg
ngày 16 tháng 11 năm 2006 của Thủ
tướng Chính phủ)
TT |
Tên cơ quan |
Phương thức cung cấp thông tin |
1
|
Văn
phòng Trung ương Đảng
|
Viện
Vật lý Địa cầu (Viện Khoa học và Công
nghệ Việt Nam) chuyển tin đến
|
2
|
Văn
phòng Chính phủ
|
|
3
|
Ủy ban nhân dân các tỉnh bị ảnh
hưởng của động đất, có khả
năng chịu ảnh hưởng của sóng thần
|
|
4
|
Đài
Tiếng nói Việt Nam
|
|
5
|
Đài
Truyền hình Việt Nam
|
|
6
|
Bộ
Tài nguyên và Môi Trường
|
|
7
|
Viện
Khoa học và Công nghệ Việt Nam
|
|
8
|
Bộ
Quốc phòng
|
|
9
|
Bộ
Công an
|
|
10
|
Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
|
11
|
Bộ
Bưu chính, Viễn thông
|
|
12
|
Các cơ quan khác
|
Theo
thoả thuận với Viện Khoa học và Công nghệ
Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Phụ
lục IV
MẪU BẢN TIN
CẢNH BÁO SÓNG THẦN
(Ban hành kèm theo Quyết
định số 264/2006/QĐ-TTg
ngày
16 tháng 11 năm 2006
của Thủ tướng Chính phủ)
a) Không có sóng thần: một trận động
đất có cường độ .... xảy ra ngoài khơi ..... vào
...giờ ... phút ngày....
Trận động đất này không gây sóng thần.
b) Sóng thần yếu: một
trận động đất cường
độ.....đã xảy ra ngoài khơi ....vào
...giờ...phút ngày ....Trận động đất này gây
ra sóng thần yếu tại bờ biển....Yêu cầu
nhân dân tránh xa các bãi biển để sơ tán vào trong
đất liền.
c) Sóng thần mạnh: một
trận động đất cường độ ....
đã xảy ra ngoài khơi .....vào ... giờ ... phút ngày....
Trận động đất này gây ra sóng thần
mạnh có có độ cao ...tại bờ biển .... Sau
... (giờ, phút), sóng thần sẽ lan truyền tới ...
với độ cao cao .... , ....Yêu cầu nhân dân sơ tán
vào trong vào trong đất liền với khoảng cách...từ
bờ biển hoặc lên các vùng đất cao .... trên
mặt biển.
d) Sóng thần nguy hiểm: một
trận động đất rất mạnh có
cường độ ...đã xảy ra ngoài khơi...vào
...giờ... phút ngày...Trận động đất này gây
ra sóng thần sẽ lan truyền tới...với
độ cao....Sau... (giờ, phút), sóng thần sẽ lan
truyền tới... với độ cao....,....Yêu cầu
nhân dân sơ tán vào trong đất liền với khoảng
cách....từ bờ biển hoặc lên các vùng đất
cao....trên biển./.