Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 06/2006/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy định về phân cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 06/2006/QĐ-BTNMT
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 06/2006/QĐ-BTNMT | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Mai Ái Trực |
Ngày ban hành: | 07/06/2006 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 06/2006/QĐ-BTNMT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG SỐ 06/2006/QĐ-BTNMT
NGÀY 07 THÁNG 06 NĂM 2006 BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP
TRỮ LƯỢNG VÀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN RẮN
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật của Luật Khoáng sản;
Theo đề nghị của Chánh văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản, Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này thay thế Quyết định số 03/QĐHĐ ngày 02 tháng 3 năm 1973 của Chủ tịch Hội đồng Xét duyệt trữ lượng khoáng sản. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Quyết định này.
BỘ TRƯỞNG
MAI ÁI TRỰC
QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP TRỮ LƯỢNG VÀ
TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN RẮN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BTNMT
ngày 07 tháng 06 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Quy định này quy định những nguyên tắc thống nhất về phân cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn trong hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, hoạt động khoáng sản và thống kê trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn.
Quy định này được áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản; tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) tiến hành hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên lãnh thổ Việt Nam.
Khi xây dựng các Quy định phân cấp trữ lượng và tài nguyên cho một loại khoáng sản rắn cụ thể thì tuỳ theo đặc thù riêng của loại khoáng sản và kinh nghiệm khảo sát, thăm dò, khai thác loại khoáng sản rắn đó mà chú trọng đến việc phân chia kiểu nguồn gốc mỏ, loại hình mỏ công nghiệp, hoặc kiểu nhóm mỏ thăm dò, đồng thời phải quy định rõ yêu cầu về mức độ thăm dò đối với mỏ chuẩn bị lập dự án khả thi, cũng như mật độ mạng lưới thăm dò cần thiết cho từng cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn.
Các mỏ khoáng sản rắn được phân thành 4 nhóm mỏ thăm dò như sau:
Tài nguyên khoáng sản rắn được phân làm 2 nhóm: tài nguyên khoáng sản rắn xác định và tài nguyên khoáng sản rắn dự báo.
- Cấp trữ lượng 111;
- Cấp trữ lượng 121;
- Cấp trữ lượng 122;
- Cấp tài nguyên 211;
- Cấp tài nguyên 221;
- Cấp tài nguyên 222;
- Cấp tài nguyên 331;
- Cấp tài nguyên 332;
- Cấp tài nguyên 333;
2. Nhóm tài nguyên khoáng sản rắn dự báo phân thành 2 cấp:
- Cấp tài nguyên 334a;
- Cấp tài nguyên 334b.
BẢNG PHÂN CẤP TRỮ LƯỢNG VÀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN RẮN
Mức độ nghiên cứu địa chất Mức độ hiệu quả kinh tế |
Chắc chắn |
Tin cậy |
Dự tính |
Dự báo |
|
Suy đoán |
Phỏng đoán |
||||
Có hiệu quả kinh tế |
Trữ lượng 111 |
|
|||
Trữ lượng 121 |
Trữ lượng 122 |
|
|||
Có tiềm năng hiệu quả kinh tế |
Tài nguyên 211 |
|
|||
Tài nguyên 221 |
Tài nguyên 222 |
|
|||
Chưa rõ hiệu quả kinh tế |
Tài nguyên 331 |
Tài nguyên 332 |
Tài nguyên 333 |
Tài nguyên 334a |
Tài nguyên 334b |
- Nghiên cứu khả thi.
- Nghiên cứu tiền khả thi.
- Nghiên cứu khái quát.
Trữ lượng 111 được khoanh định trong phạm vi khống chế bởi các công trình thăm dò và các công trình khai thác. Trữ lượng 111 phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Trữ lượng cấp 111 là những khối trữ lượng đã được thăm dò bảo đảm biết được chi tiết hình dạng, kích thước, thế nằm và cấu trúc địa chất thân khoáng. Phân chia và khoanh định được các phần khoáng sản có giá trị kinh tế, các phân lớp, thấu kính hoặc “ô cửa sổ” đá kẹp và các phần khoáng sản không đạt các tiêu chuẩn biên công nghiệp bên trong thân khoáng. Đã xác định rõ chất lượng và tính chất công nghệ của khoáng sản. Các điều kiện địa chất thuỷ văn, địa chất công trình và các điều kiện khai thác mỏ khác đã được điều tra, nghiên cứu chi tiết, bảo đảm đủ cơ sở để thiết kế khai thác mỏ.
Mức độ tin cậy của trữ lượng bảo đảm tối thiểu 80%.
Đã lập báo cáo nghiên cứu khả thi chứng minh việc khai thác, tuyển khoáng, chế biến khoáng sản theo giải pháp kỹ thuật - công nghệ chọn lựa là hợp lý, bảo đảm sử dụng tổng hợp, triệt để, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường và hợp pháp. Đối với những mỏ đã và đang khai thác phải có báo cáo khai thác mỏ.
Báo cáo kết quả khai thác mỏ hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi khẳng định việc đầu tư khai thác và chế biến khoáng sản của mỏ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế xí nghiệp và hiệu quả kinh tế quốc dân tại thời điểm đánh giá.
Trữ lượng cấp 121 được khoanh định trong phạm vi khống chế bởi các công trình thăm dò. Trữ lượng cấp này phải bảo đảm các yêu cầu sau:
Trữ lượng cấp121 có mức độ nghiên cứu địa chất tương tự như cấp trữ lượng 111. Mức độ tin cậy của trữ lượng bảo đảm tối thiểu 80%.
Đã lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi chứng minh mỏ khoáng có giá trị kinh tế để tiếp tục đầu tư nghiên cứu khả thi khai thác mỏ.
Kết quả nghiên cứu tiền khả thi chứng minh việc tiếp tục đầu tư nghiên cứu khả thi và đầu tư khai thác mỏ bảo đảm mang lại hiệu quả kinh tế xí nghiệp và hiệu quả kinh tế quốc dân tại thời điểm đánh giá.
Trữ lượng cấp 122 được khoanh định trong phạm vi khống chế bởi các công trình thăm dò và ngoại suy có giới hạn theo tài liệu địa chất, địa vật lý, địa hoá.
Trữ lượng cấp 122 phải bảo đảm các yêu cầu sau:
Kết quả nghiên cứu và thăm dò địa chất bảo đảm làm sáng tỏ những đặc điểm cơ bản về cấu trúc địa chất mỏ, biết được số lượng, điều kiện thế nằm và hình dạng các thân khoáng trong mỏ (vỉa, thấu kính, mạch, mạng mạch, ổ…), khoanh định, xác định sơ bộ các thông số cơ bản của các thân khoáng như: Kích thước, hình dạng, thế nằm, chiều dày trung bình và sự biến đổi chiều dày các thân khoáng. Số lượng và kích thước trung bình các lớp, thấu kính hoặc “ô cửa sổ” đá kẹp và phần không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng bên trong các thân khoáng.
Đã xác định rõ chất lượng khoáng sản và các đặc tính tuyển khoáng, chế biến, thu hồi sản phẩm hàng hoá nguyên liệu khoáng. Đã làm sáng tỏ các đặc điểm cơ bản về điều kiện địa chất thuỷ văn - địa chất công trình và các điều kiện kỹ thuật khai thác mỏ khác. Để chứng minh hoặc khẳng định triển vọng giá trị công nghiệp của mỏ khoáng có thể viện dẫn dữ liệu của các mỏ tương tự đã và đang khai thác.
Mức độ tin cậy của trữ lượng bảo đảm tối thiểu 50%.
Yêu cầu mức độ nghiên cứu khả thi của cấp trữ lượng 122 tương tự như cấp trữ lượng 121. Do mức độ nghiên cứu địa chất của cấp trữ lượng 122 thấp hơn cấp trữ lượng 121 nên có thể ảnh hưởng đến độ rủi ro của dự án tiền khả thi.
Kết quả nghiên cứu tiền khả thi chứng minh việc tiếp tục đầu tư thăm dò để nghiên cứu khả thi và đầu tư khai thác mỏ bảo đảm mang lại hiệu quả kinh tế xí nghiệp và hiệu quả kinh tế quốc dân tại thời điểm đánh giá.
Trường hợp không có báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trữ lượng 121 và 122 được tính trên cơ sở chỉ tiêu tính trữ lượng đã được Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản công nhận.
Tài nguyên 211, 221 và 331 là phần tài nguyên đã thăm dò và có mức độ nghiên cứu địa chất tương tự mức độ nghiên cứu của trữ lượng 111.
Ranh giới tài nguyên 211, 221 và 331 được khoanh định trong phạm vi khống chế bởi các công trình thăm dò.
Mức độ tin cậy của tài nguyên bảo đảm tối thiểu 80%.
Mức độ nghiên cứu khả thi đối với các cấp tài nguyên này phải đạt:
- Cấp tài nguyên 211: là phần tài nguyên đã được nghiên cứu khả thi chứng minh trong các điều kiện công nghệ, kinh tế, môi trường và các điều kiện khác tại thời điểm đánh giá việc khai thác và chế biến khoáng sản từ nguồn tài nguyên này là chưa có hiệu quả kinh tế. Song, trong tương lai có thể mang lại lợi ích kinh tế nhờ sự đổi mới công nghệ, hạ giá thành sản xuất, tăng giá hàng hoá nguyên liệu khoáng và thay đổi các điều kiện kinh tế, môi trường và pháp luật liên quan.
- Cấp tài nguyên 221: là phần tài nguyên đã được nghiên cứu tiền khả thi chứng minh việc khai thác và chế biến khoáng sản từ nguồn tài nguyên này chưa mang lại hiệu quả kinh tế tại thời điểm đánh giá. Song, trong tương lai cùng với tiến bộ khoa học - công nghệ, sự khan hiếm và tăng giá hàng hoá nguyên liệu khoáng cùng các thay đổi khác về kinh tế - xã hội, việc khai thác có thể mang lại hiệu quả kinh tế.
- Cấp tài nguyên 331: là phần tài nguyên được nghiên cứu khái quát, nên tại thời điểm đánh giá chưa rõ việc khai thác và chế biến khoáng sản từ nguồn tài nguyên này là có hiệu quả kinh tế hay có tiềm năng hiệu quả kinh tế.
Cấp tài nguyên 222 và 332 là phần tài nguyên đã thăm dò và có mức độ nghiên cứu địa chất tương tự mức độ nghiên cứu của cấp trữ lượng 122.
Ranh giới tài nguyên 222 và 332 được khoanh định trong phạm vi khống chế bởi các công trình thăm dò và ngoại suy theo tài liệu địa chất, địa vật lý, địa hoá.
Mức độ tin cậy của tài nguyên bảo đảm tối thiểu 50%.
Mức độ nghiên cứu khả thi và hiệu quả kinh tế khai thác, chế biến khoáng sản đối với các cấp tài nguyên này phải đạt:
- Cấp tài nguyên 222: là phần tài nguyên đã được nghiên cứu tiền khả thi chứng minh việc khai thác, chế biến khoáng sản từ nguồn tài nguyên này tại thời điểm đánh giá chưa có hiệu quả kinh tế, song trong tương lai có thể có hiệu quả kinh tế.
- Cấp tài nguyên 332: là phần tài nguyên được nghiên cứu khái quát về khai thác nên tại thời điểm đánh giá chưa rõ việc khai thác, chế biến khoáng sản từ nguồn tài nguyên này là có hiệu quả kinh tế hay có tiềm năng hiệu quả kinh tế.
Cấp tài nguyên 333 là phần tài nguyên được đánh giá, khảo sát, nghiên cứu sơ bộ về hình dạng, thế nằm, sự phân bố các thân khoáng. Ranh giới tài nguyên được khoanh định trong phạm vi cấu tạo địa chất thuận lợi cho thành tạo khoáng sản trên cơ sở xử lý, tổng hợp kết quả nghiên cứu địa vật lý, địa hoá - khoáng vật kết hợp với một số các công trình khoan, khai đào đơn lẻ. Chất lượng khoáng sản xác định sơ bộ theo kết quả lấy các mẫu ở các vết lộ tự nhiên, công trình địa chất hoặc ngoại suy theo tài liệu của phần kề cận có mức độ nghiên cứu địa chất chi tiết hơn.
Cấp tài nguyên 333 là phần tài nguyên được nghiên cứu ở mức khái quát nên chưa rõ việc khai thác, chế biến khoáng sản từ nguồn tài nguyên này có hiệu quả kinh tế hay có tiềm năng hiệu quả kinh tế.
Tài nguyên khoáng sản rắn dự báo được suy đoán hoặc phỏng đoán từ những tiền đề và dấu hiệu địa chất thuận lợi cho tạo khoáng trên cơ sở tài liệu điều tra cơ bản địa chất khu vực về tài nguyên khoáng sản tỷ lệ 1/200.000 – 1/25.000 (hoặc tỷ lệ lớn hơn). Tài nguyên dự báo được khoanh định bên trong diện tích các bể quặng, vùng quặng, nút quặng và trường quặng từ các kết quả nghiên cứu địa vật lý, địa hóa - khoáng vật, vết lộ tự nhiên và công trình khai đào. Số lượng tài nguyên dự báo được tính toán theo các phương pháp dự báo sinh khoáng định lượng có sử dụng các dữ liệu của các mỏ khoáng có giá trị công nghiệp tương tự, phân bố trong vùng quặng, nút quặng…
Tùy theo mức độ điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, tài nguyên dự báo chia ra:
Đối với các mỏ tổng hợp, các khoáng sản và thành phần có ích chính được tính cùng cấp trữ lượng hoặc cùng cấp tài nguyên, còn các khoáng sản và thành phần có ích đi kèm tuỳ theo mức độ nghiên cứu và đặc điểm phân bố mà xếp vào cùng cấp hoặc các cấp thấp hơn.
Giữa trữ lượng 111, 121, 122 và tài nguyên khoáng sản rắn 211, 221, 222 có thể chuyển đổi qua lại khi có sự thay đổi về các yếu tố kinh tế, thị trường, kỹ thuật, công nghệ khai thác, tuyển khoáng, chế biến khoáng sản, môi trường và luật pháp.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
- Công văn trình báo cáo của tổ chức, cá nhân quy định tại Khoản 2 điều này;
- Một bộ bản in và một bộ ghi trên đĩa CD báo cáo của mỏ được thành lập theo phụ lục kèm theo Quy định này;
- Một bộ báo cáo thăm dò khoáng sản tính trữ lượng theo các quy định cũ bao gồm: bản thuyết minh, phụ lục, các bản vẽ và các tài liệu khác có liên quan;
PHỤ LỤC
HƯỚNG DẪN CHUYỂN ĐỔI CẤP TRỮ LƯỢNG VÀ CẤP TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN RẮN
(Phụ lục kèm theo Quy định về phân cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn)
1. Đối với những mỏ đã thăm dò, đã nghiên cứu khả thi, thiết kế khai thác hoặc mỏ đang khai thác:
a) Trữ lượng trong cân đối các cấp A, B và/hoặc một phần C1 đã huy động vào khai thác chuyển đổi thành cấp trữ lượng 111; trữ lượng cấp C1 và/hoặc một phần C2 chuyển đổi thành trữ lượng 122.
b) Trữ lượng ngoài cân đối và phần trữ lượng còn lại chưa huy động vào khai thác: trữ lượng cấp A, B và/hoặc một phần C1 chuyển đổi thành tài nguyên 211; cấp C1 và/hoặc một phần C2 chuyển đổi thành tài nguyên 222; trữ lượng cấp C2 chuyển đổi thành tài nguyên 333; tài nguyên cấp P1 chuyển đổi thành tài nguyên 334a.
2. Đối với những mỏ đã thăm dò, chưa nghiên cứu khả thi, chưa thiết kế khai thác hoặc mỏ chưa khai thác:
a) Trữ lượng đã được Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản hoặc các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt:
- Trữ lượng trong cân đối được tính theo chỉ tiêu vẫn còn phù hợp với thời điểm hiện tại, các cấp A, B và/hoặc một phần C1 chuyển đổi thành cấp trữ lượng 121; trữ lượng cấp C1 và/hoặc một phần C2 chuyển đổi thành cấp trữ lượng 122; trữ lượng cấp C2 chuyển đổi thành tài nguyên 333; tài nguyên cấp P1 chuyển đổi thành tài nguyên 334a.
- Trữ lượng trong cân đối được tính theo chỉ tiêu không còn phù hợp với thời điểm hiện tại và trữ lượng ngoài cân đối, các cấp A, B và/hoặc một phần C1 chuyển đổi thành cấp tài nguyên 331; trữ lượng cấp C1 và/hoặc một phần C2 chuyển đổi thành tài nguyên 332; trữ lượng cấp C2 chuyển đổi thành tài nguyên 333; tài nguyên cấp P1 chuyển đổi thành tài nguyên 334a.
b) Trữ lượng chưa được Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản hoặc các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, các cấp A, B chuyển đổi thành cấp tài nguyên 331; trữ lượng cấp C1 chuyển đổi thành cấp tài nguyên 332 và trữ lượng cấp C2 chuyển đổi thành tài nguyên 333; tài nguyên cấp P1 chuyển đổi thành tài nguyên 334a.
3. Đối với những mỏ, điểm đã được khảo sát (tìm kiếm) hoặc điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản:
- Trữ lượng cấp C1 chuyển đổi thành cấp tài nguyên 332; trữ lượng cấp C2 chuyển đổi thành tài nguyên 333; tài nguyên cấp P1 chuyển đổi thành tài nguyên 334a và tài nguyên cấp P2, P3 chuyển đổi thành tài nguyên 334b.
BẢNG HƯỚNG DẪN CHUYỂN ĐỔI CẤP TRỮ LƯỢNG
VÀ CẤP TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN RẮN
Mức độ nghiên cứu địa chất |
Mức độ sử dụng trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn |
Cấp trữ lượng tài nguyên |
||
Cấp cũ |
Cấp mới |
|||
1. Mỏ đã thăm dò, đã nghiên cứu khả thi, thiết kế khai thác hoặc mỏ đang khai thác |
Trữ lượng đã huy động vào khai thác |
A, B và/hoặc 1 phần C1 |
Trữ lượng 111 |
|
C1 và/hoặc 1 phần C2 |
Trữ lượng 122 |
|||
Trữ lượng ngoài cân đối và trữ lượng chưa huy động vào khai thác |
A, B và/hoặc 1 phần C1 |
Tài nguyên 211 |
||
C1 và/hoặc 1 phần C2 |
Tài nguyên 222 |
|||
C2 |
Tài nguyên 333 |
|||
P1 |
Tài nguyên 334a |
|||
2. Mỏ đã thăm dò, chưa nghiên cứu khả thi, chưa thiết kế khai thác hoặc mỏ chưa khai thác |
Trữ lượng đã được Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản hoặc các cơ quan thẩm quyền phê duyệt |
Trữ lượng trong cân đối được tính theo chỉ tiêu vẫn còn phù hợp với thời điểm hiện tại |
A, B và/hoặc 1 phần C1 |
Trữ lượng 212 |
C1 và/hoặc 1 phần C2 |
Trữ lượng 122 |
|||
C2 |
Tài nguyên 333 |
|||
P1 |
Tài nguyên 334a |
|||
Trữ lượng trong cân đối được tính theo chỉ tiêu không còn phù hợp với thời điểm hiện tại và trữ lượng ngoài cân đối |
C1 và/hoặc 1 phần C1 |
Trữ lượng 331 |
||
C1 và/hoặc 1 phần C2 |
Tài nguyên 332 |
|||
C2 |
Tài nguyên 333 |
|||
P1 |
Tài nguyên 334a |
|||
Trữ lượng chưa được Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản hoặc có thẩm quyền phê duyệt |
A, B |
Tài nguyên 334a |
||
C1 |
Tài nguyên 332 |
|||
C2 |
Tài nguyên 333 |
|||
P1 |
Tài nguyên 334a |
|||
3. Mỏ, điểm mỏ đã được khảo sát (tìm kiếm) hoặc điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản |
|
C1 |
Tài nguyên 332 |
|
C2 |
Tài nguyên 333 |
|||
P1 |
Tài nguyên 334a |
|||
P2, P3 |
Tài nguyên 334b |
Mẫu số 1
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN LẬP BÁO CÁO BÁO CÁO KẾT QUẢ CHUYỂN ĐỔI CẤP TRỮ LƯỢNG VÀ CẤP TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN RẮN
Địa danh, Ngày tháng năm
|
|
|||||||||||||||||||||||||||||||
Tên mỏ (khoanh mỏ) |
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||
Số hiệu lưu trữ địa chất |
|
Thời gian hoàn thành |
Ngày tháng năm |
|
||||||||||||||||||||||||||||
Tên báo cáo địa chất |
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||
Cơ quan phê duyệt báo cáo |
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||
Số hiệu văn bản phê duyệt báo cáo |
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||
Căn cứ để chuyển đổi: |
Báo cáo thăm dò khoáng sản |
|
Nghiên cứu khả thi |
|
Báo cáo khai thác |
|
Những căn cứ khác |
|
|
|||||||||||||||||||||||
Báo cáo kết quả chuyển đổi cấp trữ lượng và cấp tài nguyên khoáng sản rắn |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||
|
|
|||||||||||||||||||||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Các thông tin chuyển đổi có thể sử dụng khi thành lập báo cáo kết quả chuyển đổi cấp trữ lượng và cấp tài nguyên khoáng sản rắn bao gồm:
- Giai đoạn công tác điều tra thăm dò địa chất: Tìm kiếm sơ bộ, tìm kiếm tỉ mỉ, thăm dò sơ bộ, thăm dò tỉ mỉ, thăm dò nâng cấp, thăm dò khai thác, và khai thác.
Thông tin này sử dụng để xác định mức độ nghiên cứu địa chất.
- Tình hình sử dụng khoáng sản: mỏ đang khai thác, xây dựng cơ bản, đình chỉ xây dựng, ngừng khai thác, đóng cửa lò, có kế hoạch sử dụng trong thời gian tới, có thể cho phép vừa thăm dò vừa khai thác, khó sử trong thời gian tới.
Những thông tin này là điều kiện chủ yếu để xác định mức độ hiệu quả kinh tế của trữ lượng khoáng sản và mức độ nghiên cứu khả thi.
- Khoáng sản tổng hợp: khoáng sản chính, khoáng sản đi kèm, nguyên tố chính, nguyên tố đi kèm.
Những thông tin này có thể dùng làm cơ sở để xác định mức độ hiệu quả kinh tế.
- Nguyên nhân chưa sử dụng khoáng sản: khó khăn giao thông, thiếu nước, thiếu điện, chất lượng khoáng sản thấp hoặc thành phần có hại cao, chế biến khó khăn, thân khoáng nằm dưới sâu, việc sử dụng tổng hợp khoáng sản chưa được giải quyết, quy mô thân khoáng nhỏ, phân tán, cấu tạo địa chất và điều kiện địa chất thủy văn phức tạp, ô nhiễm môi trường, mỏ nằm trong khu vực bảo vệ thiên nhiên, cảnh quan du lịch hoặc khu vực quân sự cấm hoạt động khoáng sản, ruộng đất nông nghiệp không phù hợp cho khai thác lộ thiên.
Những thông tin này là một trong những điều kiện xác định mức độ hiệu quả kinh tế của trữ lượng khoáng sản và mức độ nghiên cứu khả thi.
- Tình hình thu hồi tổng hợp: đã (có thể) thu hồi tổng hợp, chưa (không thể) thu hồi tổng hợp và không rõ nguyên nhân.
Thông tin này dùng để xác định mức độ hiệu quả kinh tế của trữ lượng khoáng sản đi kèm và đánh giá mức độ nghiên cứu khả thi.
- Loại và cấp trữ lượng khoáng sản
Trữ lượng trong bảng cân đối, trữ lượng ngoài bảng cân đối. Cấp trữ lượng có: Cấp A, B, C1, C2. Cấp tài nguyên có: P1, P2, P3.
Mẫu số 2
BẢNG KẾT QUẢ CHUYỂN ĐỔI CẤP TRỮ LƯỢNG VÀ CẤP TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN MỎ …………………
Tên khoáng sản (đối tượng tính toàn trữ lượng và tài nguyên): |
Đơn vị trữ lượng và tài nguyên: |
Tình hình trữ lượng và tài nguyên tính đến ngày Quy định có hiệu lực thi hành |
Căn cứ xác định mã số chuyển đổi |
Tình hình trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn sau chuyển đổi |
||||||||||||||||||
Loại trữ lượng |
Khối trữ lượng |
Cấp trữ lượng |
Hiệu quả kinh tế |
Mức độ nghiên cứu khả thi |
Mức độ nghiên cứu địa chất |
Trữ lượng |
Tài nguyên |
|||||||||||||
A+B |
C1 |
C2 |
P1 |
P2 |
111 |
121 |
122 |
211 |
221 |
222 |
331 |
332 |
333 |
334a |
334b |
|||||
Trong cân đối |
1-A |
|||||||||||||||||||
2-B |
||||||||||||||||||||
3-C1 |
||||||||||||||||||||
Ngoài cân đối |
4-C2 |
|||||||||||||||||||
Tài nguyên |
5-P1 |
|||||||||||||||||||
6-P2 |
||||||||||||||||||||
…… |
||||||||||||||||||||
Tổng cộng: |
Người kiểm tra (Ký tên) |
Chủ biên báo cáo (Ký tên) |
Ngày tháng năm Người lập biểu (Ký tên) |