Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Nghị định 42/2009/NĐ-CP của Chính phủ về việc phân loại đô thị
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Nghị định 42/2009/NĐ-CP
Cơ quan ban hành: | Chính phủ | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 42/2009/NĐ-CP | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Nghị định | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 07/05/2009 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Xây dựng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tiêu chí đánh giá, phân loại đô thị - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2009/NĐ-CP, ngày 07/05/2009, quy định về việc phân loại đô thị. Theo quy định tại Nghị định này, đô thị được phân thành 6 loại, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định công nhận, gồm: Loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V. Các tiêu chuẩn cơ bản để phân loại đô thị được xem xét, đánh giá trên cơ sở hiện trạng phát triển đô thị tại năm trước liền kề năm lập đề án phân loại đô thị hoặc tại thời điểm lập đề án phân loại đô thị, gồm: Chức năng đô thị; quy mô dân số toàn đô thị tối thiểu phải đạt 4.000 người trở lên; mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị và được tính trong phạm vi nội thành, nội thị và khu phố xây dựng tập trung của thị trấn; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp được tính trong phạm vi ranh giới nội thành, nội thị, khu vực xây dựng tập trung phải đạt tối thiểu 65% so với tổng số lao động. Đô thị loại đặc biệt là Thủ đô hoặc đô thị có chức năng trung tâm kinh tế, tài chính, hành chính, khoa học- kỹ thuật... là đầu mối giao thông, giao lưu trong cả nước và quốc tế. Quy mô dân số toàn đô thị tối thiểu 5 triệu người trở lên; mật độ dân số nội thành đạt 15.000 người/km2; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu đạt 90% so với tổng số lao động và có các hệ thống công trình hạ tầng cơ sở đô thị đạt chuẩn; 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường. Đô thị loại I trực thuộc Trung ương có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa... có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước. Nếu là đô thị trực thuộc Trung ương thì quy mô dân số toàn đô thị đạt 1 triệu người trở lên; mật độ dân số nội thành đạt 12.000 người/km2. Nếu là đô thị trực thuộc tỉnh đạt 500.000 người trở lên và có mật độ dân số nội thành tối thiểu 10.000 người/km2... Đối với đô thị loại V, đây là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về kinh tế, hành chính, văn hóa, giáo dục có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện hoặc cụm xã. Quy mô dân số toàn đô thị loại V từ 4.000 người trở lên với mật độ dân số bình quân từ 2000 người/km2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tại các khu phố xây dựng tối thiểu đạt 65% so với tổng lao động... Đối với các đô thị ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì quy mô dân số và mật độ dân số có thể thấp hơn, nhưng tối thiểu phải đạt 50% tiêu chuẩn quy định, các tiêu chuẩn khác phải bảo đảm tối thiểu 70% mức tiêu chuẩn quy định so với các loại đô thị tương đương. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/07/2009.
Xem chi tiết Nghị định 42/2009/NĐ-CP tại đây
tải Nghị định 42/2009/NĐ-CP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 42/2009/NĐ-CP NGÀY 07 THÁNG 05 NĂM 2009
VỀ VIỆC PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
NGHỊ ĐỊNH:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Việc phân loại đô thị nhằm:
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Đô thị được phân thành 6 loại như sau: loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định công nhận.
Các tiêu chuẩn cơ bản để phân loại đô thị được xem xét, đánh giá trên cơ sở hiện trạng phát triển đô thị tại năm trước liền kề năm lập đề án phân loại đô thị hoặc tại thời điểm lập đề án phân loại đô thị, bao gồm:
Để làm cơ sở cho việc đề nghị phân loại đô thị, Ủy ban nhân dân các cấp căn cứ các tiêu chuẩn phân loại đô thị được quy định tại Nghị định này lập Chương trình phát triển đô thị, huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng phát triển đô thị. Chương trình phát triển đô thị phải bảo đảm nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư, diện mạo kiến trúc cảnh quan đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, bền vững và giữ gìn những giá trị tinh hoa, bản sắc văn hóa của mỗi đô thị.
TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ
Đô thị trực thuộc Trung ương có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước.
Đô thị trực thuộc tỉnh có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một hoặc một số vùng lãnh thổ liên tỉnh.
Đô thị có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một vùng lãnh thổ liên tỉnh.
Trường hợp đô thị loại II là thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với cả nước.
Trong trường hợp đô thị loại II trực thuộc Trung ương thì quy mô dân số toàn đô thị phải đạt trên 800 nghìn người.
Đô thị trực thuộc tỉnh từ 8.000 người/km2 trở lên, trường hợp đô thị trực thuộc Trung ương từ 10.000 người/km2 trở lên.
Đô thị là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc vùng liên tỉnh. Có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng trong tỉnh, một tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh.
Đô thị là trung tâm kinh tế, văn hóa, hành chính, khoa học - kỹ thuật, giáo dục - đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu của một vùng trong tỉnh hoặc một tỉnh. Có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng trong tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với một tỉnh.
Đô thị là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về kinh tế, hành chính, văn hóa, giáo dục - đào tạo, du lịch, dịch vụ có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện hoặc một cụm xã.
Các đô thị ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì quy mô dân số và mật độ dân số có thể thấp hơn, nhưng tối thiểu phải đạt 50% tiêu chuẩn quy định, các tiêu chuẩn khác phải bảo đảm tối thiểu 70% mức tiêu chuẩn quy định so với các loại đô thị tương đương.
Các đô thị được xác định là đô thị đặc thù thì tiêu chuẩn về quy mô dân số và mật độ dân số có thể thấp hơn, nhưng tối thiểu phải đạt 60% tiêu chuẩn quy định, các tiêu chuẩn khác phải đạt quy định so với các loại đô thị tương đương và bảo đảm phù hợp với tính chất đặc thù của mỗi đô thị.
LẬP, THẨM ĐỊNH VÀ THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN LOẠI ĐÔ THỊ VÀ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
Nghị định này thay thế Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ về phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 7 năm 2009.
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng