Chỉ thị về việc xúc tiến thực hiện thí điểm cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước và các giải pháp đa dạng hoá hình thức sở hữu đối với các doanh nghiệp Nhà nước
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Chỉ thị 84-TTG
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 84-TTG | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 04/03/1993 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Chỉ thị 84-TTG
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CHỈ THỊ
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 84-TTG NGÀY 4-3-1993
VỀ VIỆC XÚC TIẾN THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐA DẠNG
HOÁ HÌNH THỨC SỞ HỮU ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Để triển khai và tiến hành có kết quả việc thí điểm cổ phần hoá theo quyết định số 202-CT và tạo điều kiện để các doanh nghiệp Nhà nước đang gặp khó khăn có thể ổn định và tiếp tục phát triển, Thủ tướng Chính phủ quy định một số điểm cụ thể dưới đây:
Phải rất chú trọng mục tiêu về chuyển hình thức sở hữu Nhà nước thành hình thức sở hữu của các cổ đông, tạo ra sự thay đổi căn bản về phương thức quản lý để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp cũng như của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Trong định hướng thay đổi về cơ cấu nền kinh tế và tổ chức lại khu vực kinh tế quốc doanh, Nhà nước chỉ giữ lại những doanh nghiệp lớn, quan trọng và những doanh nghiệp thuộc những ngành có vị trí then chốt của nền kinh tế quốc dân, để làm chức năng chi phối và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, các lĩnh vực thuộc Quốc phòng, an ninh và khu vực tạo nên kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp một số dịch vụ công cộng phúc lợi xã hội thiết yếu mà Nhà nước phải đảm nhận. Ngoài những doanh nghiệp Nhà nước thuộc các lĩnh vực trên, Nhà nước cho phép phát triển đa dạng hoá các hình thức sở hữu, trong đó, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước hiện có một giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội.
Các mục tiêu của cổ phần hoá đã được nêu trong Quyết định số 202-CT đều được coi trọng trong một thể thống nhất, bổ trợ cho nhau, về mục tiêu huy động vốn phải chú ý các hình thức: đối với những doanh nghiệp đang mắc nợ có thể chuyển nợ thành vốn cổ phần, hay chuyển nợ của Nhà nước thành nợ của các cổ đông; hoặc thu một phần hay toàn bộ vốn về ngân sách Nhà nước; hoặc huy động vốn để đầu tư chiều sâu, mở rộng doanh nghiệp.
Trong những trường hợp cụ thể, để khuyến khích cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp mua cổ phiếu bằng tiền mặt, giao cho bộ trưởng Bộ Tài Chính và Bộ trưởng Bộ chủ quản quyết định mức mua chịu cổ phiếu trả chậm trong 5 năm với lãi suất ưu đãi tương đương với tỷ lệ (%) thu về sử dụng vốn hàng năm; mức mua chịu tối đa của loại này không vượt quá số cổ phiếu mua bằng tiền mặt.
VÀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH
Đối với những doanh nghiệp Nhà nước hiện tại đang gặp khó khăn về sản xuất, kinh doanh, được phép chuyển đổi, hoặc đa dạng hoá hình thức sở hữu theo các giải pháp dưới đây:
Giải pháp này chủ yếu áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ trong ngành thương nghiệp và các doanh nghiệp địa phương quận, huyện hiện đang có lãi hoặc lỗ tạm thời chưa đến mức phá sản. Việc xác định trị giá doanh nghiệp để bán được áp dụng như đối với trường hợp cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước.
- Bán một phần máy móc, nhà xưởng để tập trung đầu tư vào bộ phận còn lại. Hình thức này được áp dụng đối với các doanh nghiệp có dư thừa thiết bị, nhà xưởng không cần dùng đến. Số tiền này được coi là vốn ngân sách Nhà nước đầu tư lại cho doanh nghiệp.
- Sáp nhập doanh nghiệp đang gặp khó khăn vào doanh nghiệp Nhà nước đang hoạt động tốt nhưng không làm suy yếu doanh nghiệp đang làm ăn tốt, nhằm tận dụng được cơ sở hiện có và giải quyết những khó khăn về công nghệ và tài chính của doanh nghiệp bị sáp nhập.
- Hợp đồng thuê toàn bộ doanh nghiệp hoặc cho thuê tài sản và phương tiện kinh doanh, chủ yếu áp dụng đối với loại hình doanh nghiệp nhỏ, kết cấu tài sản cố định và công nghệ giản đơn như các cửa hàng, cửa hiệu, kho, bãi chứa hàng...
- Hợp đồng khoán quản lý, áp dụng đối với các doanh nghiệp mà tình trạng khó khăn hiện tại chủ yếu do sự yếu kém về mặt tổ chức kinh doanh và quản trị doanh nghiệp.
Cơ quan Tài chính, cơ quan chủ quản, Ban thanh toán công nợ phải xác định và quy rõ trách nhiệm về các khoản nợ đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan. Phần nợ còn thiếu do ngân sách Nhà nước đảm nhận. Sau khi đã xác định trách nhiệm trả nợ cuối cùng thực hiện các thủ tục giải thể doanh nghiệp theo Quyết định số 315-HĐBT ngày 1-9-1990 và số 330-HĐBT ngày 23-10-1991 của Hội đồng Bộ trưởng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm chỉnh những quy định tại Chỉ thị này để việc thí điểm cổ phần hoá được tiến hành theo đúng nội dung, yêu cầu và tiến độ quy định và thực hiện có kết quả các giải pháp đa dạng hoá hình thức sở hữu nhằm ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây