Thông tư liên tịch 39/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn chi trả chế độ hưu trí và tử tuất từ quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc và quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người vừa có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư liên tịch 39/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bộ Tài chính | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 39/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch | Người ký: | Phạm Minh Huân; Trương Chí Trung |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 28/12/2010 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương, Chính sách, Bảo hiểm |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư liên tịch 39/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - BỘ TÀI CHÍNH Số: 39/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2010 |
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN CHI TRẢ CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ VÀ TỬ TUẤT TỪ QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC VÀ QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN ĐỐI VỚI NGƯỜI VỪA CÓ THỜI GIAN BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC VỪA CÓ THỜI GIAN THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
Căn cứ Điều 30 Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện (sau đây được viết là Nghị định số 190/2007/NĐ-CP);
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Liên bộ Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn chi trả chế độ hưu trí và tử tuất từ quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc và quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người hưởng chế độ bảo hiểm xã hội mà trước đó vừa có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:
Điều 1.Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng là quỹ hưu trí và tử tuất của quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc và quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện thực hiện chi trả các chế độ hưu trí và tử tuất đối với người vừa có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Điều 2.Trách nhiệm chi trả và trách nhiệm chuyển tiền của các quỹ
1. Quỹ bảo hiểm xã hội mà người lao động tham gia ngay trước khi hưởng chế độ hưu trí và tử tuất có trách nhiệm chi trả chế độ hưu trí và tử tuất.
2. Quỹ bảo hiểm xã hội không thực hiện việc chi trả có trách nhiệm chuyển số tiền mà người lao động đã đóng sang quỹ bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chi trả.
3. Số tiền cần chuyển giữa hai quỹ đối với mỗi người lao động được xác định tại thời điểm tính hưởng chế độ hưu trí hoặc chế độ tử tuất của người lao động.
Điều 3.Xác định số tiền đã đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc và quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện của mỗi người lao động.
1. Số tiền mà quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc chuyển sang quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện để chi trả cho người lao động được tính bằng công thức sau:
Trong đó:
Cbb: Tổng số tiền từ quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc chuyển sang quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện;
Ti: Tổng số tháng đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc của từng thời kỳ tương ứng với tỷ lệ đóng Ki;
Mbqtl,tc: Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ.
Ki: Tỷ lệ đóng hàng tháng của người lao động và người sử dụng lao động vào quỹ hưu trí, tử tuất theo quy định của từng thời kỳ, cụ thể:
Thời gian đóng BHXH | Trước 01/2007 | Từ 01/2007 - 12/2009 | Từ 01/2010 - 12/2011 | Từ 01/2012 - 12/2013 | Từ 01/2014 trở đi |
i | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Ki | 15% | 16% | 18% | 20% | 22% |
Ví dụ 1:Ông A có quá trình công tác và đóng bảo hiểm xã hội như sau:
- Từ tháng 01/1992 đến tháng 12/2010 (19 năm), làm việc trong khu vực nhà nước với mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc làm căn cứ tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội là 3.000.000 đồng/tháng.
- Từ tháng 01/2011 đến tháng 12/2011 (1 năm), ông A tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Đến tháng 01/2012, ông đủ điều kiện để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng. Do trước khi hưởng chế độ hưu trí ông A đang tham gia loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện nên quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện có trách nhiệm chi trả chế độ hưu trí đối với ông A. Quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc có trách nhiệm chuyển số tiền đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sang quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện. Như vậy ông A có:
- Thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trước tháng 01/2007 là 15 năm, tương đương với 180 tháng với tỷ lệ K1= 15%;
- Thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ tháng 01/2007 đến hết tháng 12/2009 là 3 năm, tương đương với 36 tháng với tỷ lệ K2= 16%;
- Thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ tháng 01/2010 đến hết tháng 12/2010 là 1 năm, tương đương với 12 tháng với tỷ lệ K3= 18%;
Số tiền mà quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc có trách nhiệm chuyển sang quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính như sau:
(180 tháng x 3.000.000 đồng/tháng x 15%) + (36 tháng x 3.000.000 đồng/tháng x 16%) + (12 tháng x 3.000.000 đồng/tháng x 18%) = 104.760.000 đồng
Như vậy, ông A nhận lương hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện. Quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc chuyển sang quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện một khoản tiền là 104.760.000 đồng.
2. Số tiền đóng từ quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện chuyển sang quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc của một người lao động được tính bằng công thức sau:
Trong đó:
Ctn: Tổng số tiền từ quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện chuyển sang quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc;
Tj: Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tương ứng với tỷ lệ đóng Kj;
Mbqtn: Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Nghị định số 190/2007/NĐ-CP;
Kj: Tỷ lệ đóng hàng tháng vào quỹ hưu trí, tử tuất theo quy định của từng thời kỳ, cụ thể:
Thời gian đóng BHXH | Trước 01/2007 | Từ 01/2007 - 12/2009 | Từ 01/2010 - 12/2011 | Từ 01/2012 - 12/2013 | Từ 01/2014 trở đi |
j | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Kj | 15% | 16% | 18% | 20% | 22% |
(Trước tháng 01/2008 là thời gian đóng bảo hiểm xã hội áp dụng cho đối tượng quy định tại Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An sang bảo hiểm xã hội tự nguyện).
Ví dụ 2:Bà B có quá trình công tác và đóng bảo hiểm xã hội như sau:
- Từ tháng 01/1990 đến tháng 12/2006 (17 năm), làm việc trong khu vực nhà nước và có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
- Từ tháng 01/2008 đến tháng 12/2010 (3 năm), bà B tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện với mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là 1.500.000 đồng/tháng.
- Từ tháng 01/2011 đến tháng 12/2011 (1 năm), bà B vào làm việc tại một doanh nghiệp tư nhân và có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Đến tháng 01/2012, bà B đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí hàng tháng. Do trước khi hưởng chế độ hưu trí bà B đang tham gia loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc nên quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc có trách nhiệm chi trả chế độ hưu trí đối với bà B. Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện có trách nhiệm chuyển số tiền đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sang quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc. Như vậy, bà B có:
- Thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ tháng 01/2008 đến tháng 12/2009 là 2 năm, tương đương với 24 tháng với tỷ lệ K2= 16%;
- Thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2010 là 1 năm, tương đương với 12 tháng với tỷ lệ K3= 18%;
Số tiền mà quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện có trách nhiệm chuyển sang quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính như sau:
(24 tháng x 1.500.000 đồng/tháng x 16%) + (12 tháng x 1.500.000 đồng/tháng x 18%) = 9.000.000 đồng.
Như vậy, bà B nhận lương hưu trừ quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc. Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện phải chuyển sang quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc một khoản tiền là 9.000.000 đồng.
Điều 4.Phương thức chuyển tiền giữa các quỹ
1. Căn cứ vào số tiền đóng của từng người lao động đã được xác định theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 3 Thông tư này, tổ chức bảo hiểm xã hội xác định tổng số tiền mà quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc phải chuyển sang quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện và ngược lại.
2. Việc chuyển tiền đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất của quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc sang quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện và ngược lại được thực hiện mỗi năm một lần.
Điều 5.Tổ chức thực hiện
Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức triển khai thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này.
Điều 6.Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết.
KT. BỘ TRƯỞNG | KT. BỘ TRƯỞNG |
Nơi nhận: |
|