Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 34/2021/QĐ-UBND Hưng Yên cơ cấu tổ chức của Trung tâm Bảo trợ xã hội và Công tác xã hội
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Quyết định 34/2021/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 34/2021/QĐ-UBND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Trần Quốc Văn |
Ngày ban hành: | 04/08/2021 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương, Cơ cấu tổ chức |
tải Quyết định 34/2021/QĐ-UBND
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/2021/QĐ-UBND | Hưng Yên, ngày 04 tháng 8 năm 2021 |
QUYẾT ĐỊNH
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Bảo trợ xã hội và Công tác xã hội trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
____________________
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội;
Căn cứ Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên;
Căn cứ Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 114/TTr-SLĐTBXH ngày 23/6/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Vị trí, chức năng
1. Trung tâm Bảo trợ xã hội và Công tác xã hội (sau đây viết tắt là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hưng Yên; có chức năng tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng bảo trợ xã hội và cung cấp các dịch vụ công tác xã hội theo quy định của pháp luật.
2. Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng để hoạt động theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo trực tiếp, toàn diện về tổ chức, số lượng người làm việc và hoạt động của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Trụ sở làm việc: Xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Xây dựng chương trình, kế hoạch dài hạn, 05 (năm) năm và hàng năm hoạt động của Trung tâm; chủ động xây dựng và triển khai các biện pháp thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động của Trung tâm sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng nêu tại Điều 24 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; đảm bảo chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng cho các đối tượng theo quy định của pháp luật và cơ chế đặc thù của tỉnh (nếu có).
3. Tham vấn, trị liệu rối nhiễu tâm trí, khủng hoảng tâm lý và phục hồi thể chất cho đối tượng.
4. Tư vấn và trợ giúp đối tượng thụ hưởng các chính sách trợ giúp xã hội; phối hợp với các cơ quan, tổ chức phù hợp khác để bảo vệ, trợ giúp đối tượng; tìm kiếm, sắp xếp các hình thức chăm sóc.
5. Xây dựng kế hoạch can thiệp và trợ giúp đối tượng; giám sát và rà soát lại các hoạt động can thiệp, trợ giúp và điều chỉnh kế hoạch.
6. Cung cấp dịch vụ điều trị y tế ban đầu; tổ chức hoạt động phục hồi chức năng, trợ giúp các đối tượng trong các hoạt động tự quản, văn hóa, thể thao, các hoạt động khác phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe của từng nhóm đối tượng lao động sản xuất theo quy định của pháp luật.
7. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, tổ chức để dạy văn hóa, dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp nhằm giúp đối tượng phát triển về thể chất, trí tuệ, nhân cách và hòa nhập cộng đồng.
8. Cung cấp các dịch vụ về giáo dục xã hội và nâng cao năng lực
a) Cung cấp các dịch vụ về giáo dục xã hội để giúp đối tượng phát triển khả năng tự giải quyết các vấn đề, bao gồm cả giáo dục kỹ năng làm cha mẹ cho những đối tượng có nhu cầu; đào tạo kỹ năng sống cho trẻ em và người chưa thành niên;
b) Hợp tác với các cơ sở đào tạo tổ chức đào tạo, tập huấn về công tác xã hội cho đội ngũ nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội hoặc làm việc tại các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội;
c) Tổ chức các khóa tập huấn, hội thảo cung cấp kiến thức, kỹ năng cho các nhóm đối tượng có nhu cầu.
9. Quản lý đối tượng được cung cấp dịch vụ công tác xã hội.
10. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa đối tượng rơi vào hoàn cảnh khó khăn và bị xâm hại, bạo lực, ngược đãi theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
11. Tổ chức các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức.
12. Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương đưa đối tượng đủ điều kiện hoặc tự nguyện xin ra khỏi cơ sở trở về với gia đình, tái hòa nhập cộng đồng; hỗ trợ, tạo điều kiện cho đối tượng ổn định cuộc sống.
13. Tổ chức vận động và tiếp nhận sự hỗ trợ tài chính, hiện vật của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài để thực hiện các hoạt động của Trung tâm.
14. Quản lý tổ chức bộ máy, số lượng người làm việc, nhân sự, tài chính, tài sản, hồ sơ, tài liệu của Trung tâm; thực hiện quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật, chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách khác đối với viên chức, người lao động của Trung tâm theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ của Trung tâm theo quy định.
15. Trung tâm được tổ chức các hoạt động cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội cho người có nhu cầu theo quy định; được từ chối yêu cầu cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội cho đối tượng nếu không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, trừ trường hợp có quyết định của cơ quan hoặc người có thẩm quyền; được lựa chọn các biện pháp nghiệp vụ trợ giúp xã hội để trợ giúp đối tượng theo quy định của pháp luật.
16. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Ủy ban nhân dân tỉnh và Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giao theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức, số lượng người làm việc, cơ chế tài chính
1. Lãnh đạo trung tâm:
a) Trung tâm có Giám đốc và không quá 02 (hai) Phó Giám đốc.
b) Giám đốc Trung tâm là người đứng đầu Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
c) Phó Giám đốc Trung tâm là người giúp Giám đốc Trung tâm phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác do Giám đốc Trung tâm phân công, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm và trước pháp luật về kết quả công tác được phân công. Khi Giám đốc Trung tâm vắng mặt, một Phó Giám đốc được Giám đốc ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Trung tâm.
d) Việc bổ nhiệm Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm thực hiện theo quy định của pháp luật và theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh về phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức; bảo đảm phù hợp với quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của các chức danh lãnh đạo Trung tâm. Việc bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, cho nghỉ hưu và thực hiện các chế độ, chính sách đối với các chức danh lãnh đạo Trung tâm thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh về phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức.
2. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Trung tâm gồm:
a) Phòng Hành chính - Tổng hợp;
b) Phòng Quản lý - Chăm sóc;
c) Phòng Công tác xã hội.
Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Trung tâm được bố trí từ 07 người làm việc là viên chức trở lên, gồm: Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và viên chức chuyên môn, nghiệp vụ (Phòng có từ 07 đến 09 người làm việc là viên chức được bố trí 01 Phó Trưởng phòng; phòng có từ 10 người làm việc là viên chức trở lên được bố trí không quá 02 Phó Trưởng phòng).
Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ chính sách khác đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc Trung tâm thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh về phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức; đảm bảo phù hợp với quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của các chức danh lãnh đạo phòng thuộc Trung tâm do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
3. Số lượng người làm việc:
a) Số lượng người làm việc của Trung tâm do Ủy ban nhân dân tỉnh giao trên cơ sở Đề án vị trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng chỉ tiêu số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt.
b) Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và danh mục vị trí việc làm, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức của Trung tâm được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hàng năm Giám đốc Trung tâm có trách nhiệm xây dựng Đề án vị trí việc làm hoặc Đề án điều chỉnh vị trí việc làm (nếu có) và kế hoạch số lượng người làm việc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm theo quy định của pháp luật, báo cáo Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
c) Việc tuyển dụng, bố trí, sử dụng, quản lý viên chức, người lao động của Trung tâm phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định của pháp luật và quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh về phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức.
4. Cơ chế tài chính:
Trung tâm Bảo trợ xã hội và Công tác xã hội là đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước đảm bảo chi thường xuyên. Cơ chế tài chính của Trung tâm thực hiện theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
Kinh phí hoạt động và việc quản lý tài chính, tài sản của Trung tâm thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 và Điều 10 Nghị định số 103/2017/NĐ- CP ngày 12 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội.
Điều 4. Quy định chuyển tiếp
Đối với những người đã được bổ nhiệm chức vụ Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Trung tâm, sau khi tổ chức lại Trung tâm mà thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc bổ nhiệm vào chức vụ lãnh đạo mới có phụ cấp chức vụ lãnh đạo thấp hơn so với phụ cấp chức vụ lãnh đạo đang được hưởng thì được hưởng bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo đang hưởng đến hết thời hạn giữ chức vụ đã được bổ nhiệm trước khi tổ chức lại Trung tâm theo Quyết định này. Trường hợp đã giữ chức vụ theo thời hạn bổ nhiệm còn dưới 06 tháng thì được hưởng bảo lưu phụ cấp chức vụ đang hưởng đủ 06 tháng kể từ ngày thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc được bổ nhiệm vào chức vụ mới có phụ cấp chức vụ lãnh đạo thấp hơn so với phụ cấp chức vụ lãnh đạo đang hưởng theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế.
Điều 5. Tổ chức thực hiện
1. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Chỉ đạo việc xây dựng Đề án vị trí việc làm hoặc Đề án điều chỉnh vị trí việc làm của Trung tâm, thẩm định, tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định phê duyệt.
b) Chỉ đạo việc xây dựng và ban hành quyết định phê duyệt quy chế làm việc của Trung tâm; quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Trung tâm; quy định trách nhiệm, quyền hạn của người đứng đầu các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, viên chức và người lao động thuộc Trung tâm; quy định chế độ thông tin, báo cáo, mối quan hệ công tác, lề lối làm việc của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, viên chức, người lao động thuộc Trung tâm theo quy định của pháp luật và quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh về phân cấp quản lý công tác tổ chức cán bộ, công chức, viên chức.
2. Giao Giám đốc Sở Nội vụ hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh những khó khăn, vướng mắc để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
Điều 6. Hiệu lực thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kề từ ngày 15 tháng 8 năm 2021.
2. Quyết định số 2514/QĐ-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tổ chức lại và đổi tên Trung tâm Bảo trợ xã hội thành Trung tâm Bảo trợ xã hội và Công tác xã hội trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hưng Yên hết hiệu lực kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.
Điều 7. Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ngành: Nội vụ, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Kho bạc nhà nước Hưng Yên; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội và Công tác xã hội chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây