Quyết định 1765/QĐ-TLĐ 2024 về việc ban hành Quy chế xét tặng Giải thường “Nữ đoàn viên Công đoàn Năng động, Sáng tạo, Trách nhiệm”
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 1765/QĐ-TLĐ
Cơ quan ban hành: | Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1765/QĐ-TLĐ | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Đình Khang |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 23/09/2024 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương, Thi đua-Khen thưởng-Kỷ luật |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 1765/QĐ-TLĐ
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Quy chế xét tặng
Giải thưởng “Nữ đoàn viên Công đoàn Năng động, Sáng tạo, Trách nhiệm”
______________________________
ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Căn cứ Luật Thi đua - Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số: 999/QĐ-TLĐ ngày 29 tháng 5 năm 2024 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Quy chế khen thưởng của tổ chức Công đoàn;
Xét đề nghị của Ban Nữ công, Văn phòng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế xét tặng Giải thưởng “Nữ đoàn viên Công đoàn Năng động, Sáng tạo, Trách nhiệm”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Văn phòng, Ban Nữ công, các ban, các đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các cấp công đoàn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH |
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
QUY CHẾ
Xét tặng Giải thưởng “Nữ đoàn viên Công đoàn Năng động, Sáng tạo, Trách nhiệm”
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1765/QĐ-TLĐ, ngày 23 tháng 9 năm 2024
của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam)
CHƯƠNG I. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục đích, ý nghĩa của Giải thưởng
Giải thưởng “Nữ đoàn viên Công đoàn Năng động, Sáng tạo, Trách nhiệm” (gọi tắt là Giải thưởng) là phần thưởng cao quý của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xét tặng, tôn vinh nữ đoàn viên là cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động năng động, sáng tạo, trách nhiệm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, là cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” đóng góp tích cực cho tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng được xét tặng Giải thưởng
Nữ đoàn viên công đoàn là đối tượng xét chọn, gồm: cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động, cán bộ nữ công công đoàn cơ sở đạt các tiêu chí xét tặng Giải thưởng.
Điều 3. Nguyên tắc xét tặng Giải thưởng
1. Việc xét tặng giải thưởng phải đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch, đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn, có sự so sánh, đánh giá để lựa chọn người xứng đáng vào danh sách chính thức.
2. Trường hợp có nhiều ứng viên đủ điều kiện, tiêu chuẩn, việc xét tặng được ưu tiên cho người đã đạt được nhiều danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng, giải thưởng theo thứ tự từ cao xuống thấp, cá nhân làm việc tại doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, cá nhân vượt mọi hoàn cảnh khó khăn để vươn lên.
3. Mỗi cá nhân chỉ được trao tặng Giải thưởng 01 lần.
4. Người được trao giải thưởng được tổ chức Công đoàn tôn vinh xứng đáng, được nhận biểu trưng, tiền thưởng và được truyền thông, nhân rộng thành điển hình tiêu biểu trong toàn hệ thống công đoàn và xã hội.
Điều 4. Thời gian, số lượng và cơ cấu Giải thưởng
1. Thời gian
Giải thưởng được tổ chức trao tặng 5 năm/01 lần vào dịp kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10) của năm diễn ra Đại hội Đảng các cấp hoặc vào các dịp khác do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định.
2. Số lượng và cơ cấu
- Số lượng trao tặng Giải thưởng mỗi lần không quá 10 cá nhân.
- Cơ cấu trao tặng Giải thưởng: nữ công nhân lao động trực tiếp sản xuất ít nhất 50% (gồm cả lao động nữ làm việc trong lĩnh vực dịch vụ); cán bộ, công chức, viên chức không quá 40%; cán bộ nữ công công đoàn cơ sở không quá 10% trong tổng số cá nhân tiêu biểu được trao Giải thưởng.
Điều 5. Hội đồng xét tặng Giải thưởng
1. Hội đồng xét chọn Giải thưởng gồm:
- Đồng chí Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng;
- Đồng chí Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phụ trách công tác nữ công làm Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng;
- Đồng chí Trưởng ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam làm Ủy viên thường trực Hội đồng;
- Các đồng chí trưởng một số ban của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và thành viên mời khác (đại diện Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương, Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam và đại diện một số cơ quan trung ương) làm ủy viên;
- Đồng chí Phó Trưởng ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam làm thư ký Hội đồng.
2. Hội đồng xét chọn Giải thưởng có nhiệm vụ tổ chức xét chọn các cá nhân đủ điều kiện trao tặng Giải thưởng, trình Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xem xét, quyết định.
Điều 6. Cơ quan thường trực xét tặng Giải thưởng
1. Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan thường trực tổ chức Giải thưởng.
2. Cơ quan thường trực tổ chức Giải thưởng có nhiệm vụ:
a) Phối hợp với Văn phòng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham mưu cho Thường trực Đoàn Chủ tịch ban hành kế hoạch và hướng dẫn các cấp công đoàn lựa chọn, giới thiệu nữ đoàn viên là cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động, cán bộ nữ công xuất sắc, tiêu biểu để xem xét, trao tặng Giải thưởng.
b) Làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, phân loại, tổng hợp hồ sơ và thẩm định, tóm tắt thành tích của cá nhân đề nghị Hội đồng xem xét.
c) Tham mưu thành lập Hội đồng xét chọn và bộ phận giúp việc Hội đồng tổ chức xét chọn cá nhân tiêu biểu trình Thường trực Đoàn Chủ tịch xem xét, quyết định.
CHƯƠNG II. ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN VÀ QUY TRÌNH XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG
Điều 7. Điều kiện, tiêu chuẩn xét tặng Giải thưởng
1. Điều kiện, tiêu chuẩn chung
a) Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nơi cư trú. Tích cực tham gia các phong trào thi đua, hoạt động nữ công công đoàn, vì sự tiến bộ của phụ nữ, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới, nâng cao vị thế của nữ công nhân, viên chức, lao động và đóng góp tích cực vào hoạt động nữ công quần chúng và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.
b) Luôn tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm, tìm ra cách làm mới, sản phẩm, dịch vụ mới, hiệu quả cao, độc đáo trong công tác và lao động sản xuất; Có sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý hữu ích mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, đóng góp cho sự phát triển của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức công đoàn, được đơn vị xác nhận, khen thưởng; có nhiều đóng góp cho sự phát triển cộng đồng; truyền cảm hứng, tạo động lực thúc đẩy phát triển cá nhân và xã hội.
c) Tổ chức sắp xếp cuộc sống gia đình khoa học, tạo môi trường gia đình bình đẳng, hòa thuận, các thành viên trong gia đình tôn trọng, trách nhiệm, yêu thương, gắn bó, quan tâm giúp đỡ nhau trong cuộc sống; xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh.
d) Có ý thức giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và phụ nữ Việt Nam; có trách nhiệm, biết yêu thương, chăm sóc bảo vệ bản thân, có tinh thần chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh, có ý chí nghị lực vươn lên phát triển mọi mặt; phấn đấu khắc phục khó khăn, đảm bảo hài hoà giữa việc nhà và việc cơ quan, đơn vị, nuôi dạy các con chăm ngoan, học giỏi, thành đạt.
đ) Trong thời gian 05 năm tính đến năm đề nghị xét tặng Giải thưởng, liên tục hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong đó có 02 năm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc 05 năm liên tục đạt danh hiệu đoàn viên công đoàn xuất sắc đối với các đơn vị chuyên môn không xét danh hiệu thi đua. Có ít nhất 01 lần được tặng bằng khen từ cấp tỉnh, thành phố, bộ, ngành trở lên hoặc bằng khen của công đoàn cấp tỉnh, ngành, giấy khen của công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn về chuyên đề “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trở lên.
e) Có sáng kiến được công nhận trong thời gian 05 năm tính đến năm đề nghị xét tặng Giải thưởng và là cá nhân tiêu biểu, xuất sắc nhất trong phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”.
2. Điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể
a) Đối với nữ đoàn viên là công nhân lao động trực tiếp sản xuất, nữ đoàn viên trực tiếp triển khai các hoạt động dịch vụ
- Có thành tích tiêu biểu, xuất sắc, sáng kiến trong lao động sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, lợi ích, phát triển đơn vị, doanh nghiệp. Tích cực tham gia các hoạt động phong trào nữ công nhân, viên chức, lao động của đơn vị, ngành, địa phương hoặc cả nước.
- Trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở xuống: Có sáng kiến, cải tiến, giải pháp hữu ích đã được áp dụng vào sản xuất, có từ 01 giải pháp trở lên với tổng giá trị làm lợi từ 120 triệu trở lên hoặc 03 năm liên tục có giải pháp, sáng kiến với tổng giá trị làm lợi từ 200 triệu đồng trở lên.
- Trình độ chuyên môn từ đại học trở lên: Có sáng kiến, cải tiến, giải pháp hữu ích đã được áp dụng vào sản xuất, có từ 01 giải pháp trở lên với tổng giá trị làm lợi từ 300 triệu đồng trở lên.
- Áp dụng tiến bộ khoa học-công nghệ, tích cực phổ biến, hướng dẫn những thao tác hay, những cách làm hiệu quả để giúp đồng nghiệp nâng cao trình độ tay nghề, có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái trong lao động sản xuất.
b) Đối với nữ đoàn viên là cán bộ, công chức, viên chức
Nữ đoàn viên là cán bộ, công chức, viên chức, có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong công tác, gương mẫu trong các phong trào đóng góp vào xây dựng, phát triển cơ quan, đơn vị, là tác giả đề tài, sáng kiến được công nhận có sức lan tỏa trong bộ, ngành, tỉnh hoặc chủ nhiệm đề tài nghiên cứu cứu bộ, ngành, tỉnh đã được nghiệm thu, áp dụng vào thực tế, mang lại hiệu quả thiết thực theo 02 đối tượng cụ thể sau:
- Nữ đoàn viên là cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý, có từ 01 giải pháp trở lên với tổng giá trị làm lợi từ 300 triệu đồng trở lên.
- Nữ đoàn viên là cán bộ lãnh đạo quản lý (giữ chức vụ từ phó trưởng phòng trở lên), có từ 01 giải pháp trở lên với tổng giá trị làm lợi từ 400 triệu đồng trở lên.
Khi xét khen thưởng người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phải căn cứ vào thành tích của tập thể do cá nhân đó lãnh đạo, quản lý, doanh nghiệp chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính, thuế, các khoản thu khác của ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật; chăm lo chế độ, chính sách, phúc lợi cho người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng; cá nhân có thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý để xét khen thưởng từ 03 năm trở lên.
c) Đối với cán bộ nữ công công đoàn cơ sở
- Cán bộ nữ công công đoàn cơ sở có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong công tác, gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua, có nhiều sáng kiến mang lại hiệu quả thiết thực trong thực hiện công tác tham mưu vận động nữ công nhân, viên chức, lao động của tổ chức Công đoàn; trong đó có từ 01 giải pháp trở lên với tổng giá trị làm lợi từ 350 triệu đồng trở lên.
- Chủ động, tích cực tham mưu đề xuất chính sách đối với lao động nữ đưa được vào thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp, quy chế của cơ quan đơn vị; dám đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho lao động nữ tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; được suy tôn từ cấp cơ sở, công đoàn cấp trên xác nhận, đánh giá cao và có sức lan tỏa, nhân rộng.
d) Đối với nữ đoàn viên là tác giả có sáng kiến, giải pháp không xác định được cụ thể giá trị làm lợi nhưng đã được ứng dụng vào thực tiễn mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, phạm vi ảnh hưởng rộng đến cấp tỉnh, thành phố, bộ, ngành trung ương, được Thủ trưởng cơ quan, đơn vị nơi ứng dụng xác nhận, đồng thời được cơ quan quản lý khoa học công nghệ cấp tỉnh, cấp bộ xác nhận; các giải pháp, sáng kiến trong hoạt động công đoàn được công đoàn cấp tỉnh, thành phố xác nhận.
3. Đối tượng ưu tiên khi xét chọn
- Đạt giải trong các cuộc thi tay nghề, thi thợ giỏi ở các mức sau: Giải nhất, giải nhì đối với cấp tỉnh, thành phố, giải ba trở lên đối với cấp Bộ và tương đương;
- Đạt các giải quốc gia, quốc tế/nhận bằng khen/huân chương/huy chương/bằng sáng chế do Chính phủ, Nhà nước, các bộ, ngành và tương đương trao tặng.
- Trong năm xét tặng Giải thưởng, cá nhân có thành tích đột xuất, đặc biệt xuất sắc được nhận khen thưởng, biểu dương của Đảng, Nhà nước và những cá nhân được cơ quan báo chí, truyền thông phát hiện, giới thiệu có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Hội đồng Giải thưởng sẽ căn cứ vào điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Chương II, Điều 7 Quy chế này để làm căn cứ đề nghị xét chọn.
Điều 8. Quyền lợi của người được giải thưởng
1. Biểu trưng Giải thưởng;
2. Giấy chứng nhận của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
3. Tiền thưởng: mức thưởng cụ thể do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định;
4. Các quà tặng của nhà tài trợ (nếu có);
5. Được tham dự lễ trao giải thưởng và các hoạt động khác bên lề sự kiện này (nếu có).
Điều 9. Quy trình xét tặng Giải thưởng
1. Công đoàn cơ sở căn cứ đối tượng, tiêu chuẩn xét tặng Giải thưởng và hướng dẫn của công đoàn cấp trên, xem xét, thẩm định, hướng dẫn cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét tặng Giải thưởng hoàn thiện hồ sơ đề cử gửi lên công đoàn cấp trên.
2. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tiếp nhận hồ sơ, tổng hợp thành tích và các tài liệu chứng minh, đối chiếu với các tiêu chuẩn, lựa chọn những cá nhân tiêu biểu xuất sắc gửi về Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.
3. Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn thẩm định hồ sơ, tổ chức họp xét lựa chọn cá nhân xuất sắc tiêu biểu nhất, giới thiệu đề nghị Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xem xét, quyết định trao tặng Giải thưởng; chịu trách nhiệm về hồ sơ và thành tích của cá nhân do địa phương, ngành mình giới thiệu.
4. Cơ quan thường trực Giải thưởng phân loại, tổng hợp hồ sơ, tóm tắt thành tích những hồ sơ hợp lệ trình Hội đồng xem xét.
5. Hội đồng xét chọn họp, xem xét và trình Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xem xét, quyết định.
6. Thời gian nộp hồ sơ và thời gian thực hiện các quy trình được quy định cụ thể trong Kế hoạch tổ chức xét chọn và trao tặng Giải thưởng.
Điều 10. Hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng
1. Tờ trình của Ban Thường vụ Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn đề nghị cá nhân được xét tặng Giải thưởng (kèm theo Biên bản họp của Ban Thường vụ).
2. Báo cáo thành tích cá nhân ghi rõ các điều kiện, tiêu chuẩn được xét tặng Giải thưởng và tóm tắt sáng kiến, giải pháp mới được ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả cao trong lao động, sản xuất nghiên cứu khoa học và ứng dụng thực tiễn có xác nhận của chuyên môn và công đoàn cùng cấp đề nghị Tổng Liên đoàn xét chọn trao tặng Giải thưởng về hiệu quả cụ thể và phạm vi ảnh hưởng, mức độ lan tỏa của sáng kiến.
3. Bản sao các quyết định khen thưởng, quyết định công nhận sáng kiến và các văn bản có liên quan theo kế hoạch tổ chức Giải thưởng.
Điều 11. Kinh phí tổ chức
Kinh phí tổ chức Giải thưởng được trích từ nguồn tài chính công đoàn, nguồn huy động xã hội hoá và các nguồn thu hợp pháp khác.
Điều 12. Việc thu hồi Giải thưởng
Cá nhân vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hoặc kê khai không trung thực thành tích đề nghị xét chọn Giải thưởng sẽ bị thu hồi Giải thưởng. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan thu hồi Giải thưởng trên cơ sở kết luận hoặc văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền.
CHƯƠNG III.TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Trách nhiệm của các cấp công đoàn
1. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
a) Xây dựng kế hoạch và tổ chức xét chọn, trao tặng Giải thưởng.
b) Thành lập Hội đồng sơ loại, Hội đồng xét chọn Giải thưởng, tổ chức xét chọn trình Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xem xét, quyết định và tổ chức Lễ trao Giải thưởng.
c) Chỉ đạo tổ chức các hoạt động tuyên truyền về Giải thưởng, các sáng kiến hiệu quả của cá nhân đạt Giải thưởng trong toàn quốc.
2. Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.
a) Triển khai kế hoạch tổ chức Giải thưởng, tổ chức thẩm định, xác nhận thành tích, hiệu quả, phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến, sáng tạo để xét chọn, giới thiệu cá nhân xuất sắc tiêu biểu, đủ điều kiện, tiêu chuẩn trình Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xem xét, quyết định.
b) Khuyến khích các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn tổ chức tôn vinh, khen thưởng đối với nữ đoàn viên, cán bộ công chức, viên chức, công nhân lao động tài năng, sáng tạo, tiêu biểu ở cấp mình.
c) Thường xuyên chỉ đạo công tác phát hiện, xây dựng, bồi dưỡng những điển hình tiên tiến; chú trọng tuyên truyền, lan toả các mô hình hay, sáng kiến hiệu quả.
3. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, các ban, đơn vị thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn:
a) Triển khai, hướng dẫn các công đoàn cơ sở thực hiện kế hoạch, hướng dẫn của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.
b) Tập hợp hồ sơ, xem xét, thẩm định, xác nhận thành tích của cá nhân được giới thiệu.
4. Đối với công đoàn cơ sở
Căn cứ vào nội dung Quy chế này của Tổng Liên đoàn, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành công đoàn các cấp phổ biến đến toàn thể nữ công nhân, viên chức, lao động, cán bộ nữ công, rà soát, lựa chọn các đối tượng đủ điều kiện, tiêu chuẩn xây dựng hồ sơ đề nghị công đoàn cấp trên xem xét.
Điều 14. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các cấp công đoàn kịp thời phản ánh về Tổng Liên đoàn (qua Ban Nữ công) để tổng hợp, báo cáo Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xem xét, sửa đổi, bổ sung.
| TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH |
CÔNG ĐOÀN CẤP TRÊN … | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BÁO CÁO THÀNH TÍCH CÁ NHÂN
ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG “NỮ ĐOÀN VIÊN CÔNG ĐOÀN
NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO, TRÁCH NHIỆM”
LẦN THỨ…….., NĂM……….
I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH
- Họ và tên cá nhân (Dán ảnh 4 x6, ghi họ tên đầy đủ, không viết tắt):
- Sinh ngày, tháng, năm:
- Thời gian công tác:
- Đơn vị công tác:
- Nghề nghiệp/chức vụ (nếu có)
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:
- Số CCCD:
- Địa chỉ thường trú:
- Nơi ở hiện nay:
- Số điện thoại, email:
II. NHỮNG THÀNH TÍCH XUẤT SẮC TRONG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHUYÊN MÔN
1. Sơ lược quá trình công tác/học tập, chức năng, nhiệm vụ được giao. Chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước và công tác đoàn thể khác.
2. Thành tích của cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao (những thành tích thể hiện năng lực làm việc, tính chủ động, sáng tạo, lan tỏa được những phương pháp hay, sáng kiến, cải tiến làm lợi cho đơn vị).
3. Các sáng kiến, sáng tạo trong công việc/số lượng/số sáng kiến được áp dụng vào thực tiễn/hiệu quả kinh tế, xã hội từ các sáng kiến mang lại/số người hưởng lợi.
4. Thành tích trong nội dung thi đua “Giỏi việc nhà” (gia đình hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ; con cái chăm ngoan, học giỏi...).
5. Thành tích trong tham gia các phong trào thi đua, hoạt động nữ công và công đoàn.
6. Thành tích đạt được của tập thể nơi cá nhân công tác (nếu cá nhân đề nghị khen thưởng là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị): tăng tỷ lệ tăng trưởng về giá trị sản xuất công nghiệp/chất lượng hoạt động của cơ quan, đơn vị, thu nhập bình quân, phúc lợi của người lao động...
III. CÁC GIẢI THƯỞNG, DANH HIỆU THI ĐUA, HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC
1. Các giải thưởng trong các cuộc thi tay nghề, giải thưởng về sáng kiến, sáng tạo; các giải thưởng mang tính chuyên môn khác.
2. Các quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng
3. Giấy chứng nhận gia đình văn hóa; Bằng khen hoặc giấy khen về thành tích học tập của con CNVCLĐ.
4. Các văn bản xác nhận khác (nếu có).
TM. BCH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ | NGƯỜI BÁO CÁO THÀNH TÍCH |
XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ
(Ký tên và đóng dấu)
XÁC NHẬN CỦA CÔNG ĐOÀN CẤP TRÊN
(Ký tên và đóng dấu)
XÁC NHẬN CỦA LĐLĐ TỈNH/ CÔNG ĐOÀN NGÀNH
(Ký tên và đóng dấu)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây