Thông tư 22/2009/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý thuê bao di động trả trước
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 22/2009/TT-BTTTT
Cơ quan ban hành: | Bộ Thông tin và Truyền thông | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 22/2009/TT-BTTTT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Lê Doãn Hợp |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 24/06/2009 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Khoa học-Công nghệ, Thông tin-Truyền thông |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới về quản lý thuê bao di động trả trước - Ngày 24/6/2009, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ra Thông tư số 22/2009/TT-BTTTT quy định về quản lý thuê bao di động trả trước. Theo đó, các đối tượng phải thực hiện đăng ký thông tin thuê bao gồm có: chủ thuê bao bắt đầu sử dụng dịch vụ di động trả trước, chủ thuê bao di động trả trước đang được mở hai chiều, chủ thuê bao di động trả trước đã bị khóa một chiều, chủ thuê bao di động trả trước đã bị khóa hai chiều nhưng đang còn trong thời gian 30 ngày kể từ ngày bị khóa được giữ số thuê bao theo quy định và đăng ký sử dụng lại, chủ thuê bao di động trả trước thay đổi thông tin thuê bao đã đăng ký. Các chủ thuê bao này phải đến đăng ký trực tiếp tại điểm giao dịch được ủy quyền để cung cấp số thuê bao, chứng minh thư hoặc hộ chiếu đang còn thời hạn sử dụng và giấy giới thiệu (đối với chủ thuê bao là tổ chức) cho chủ điểm giao dịch. Người dưới 14 tuổi không có chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu phải có bố mẹ hoặc người giám hộ theo quy định của pháp luật đứng bảo lãnh đăng ký. Thông tư quy định, mỗi cá nhân chỉ được sử dụng số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của mình để đăng ký tối đa 03 số thuê bao di động trả trước của mỗi mạng thông tin di động (trừ trường hợp cá nhân là người đứng tên đại diện cho cơ quan, tổ chức). Kể từ ngày 01/01/2010, các thuê bao di động trả trước nói trên không đăng ký thông tin thuê bao theo quy định hoặc cung cấp thông tin không chính xác sẽ bị chấm dứt hoạt động; các thuê bao này muốn sử dụng lại dịch vụ phải làm thủ tục như đối với thuê bao mới. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/8/2009 và thay thế cho Quyết định số 03/2007/QĐ-BTTTT ngày 04/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy định quản lý thuê bao di động trả trước.
Xem chi tiết Thông tư 22/2009/TT-BTTTT tại đây
tải Thông tư 22/2009/TT-BTTTT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG SỐ
22/2009/TT-BTTTT
NGÀY 24 THÁNG 06 NĂM 2009
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ THUÊ BAO DI ĐỘNG TRẢ TRƯỚC
BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Căn cứ Bộ Luật Dân sự đã được Quốc hội nước Cộng
hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6
năm 2005;
Căn cứ Luật An ninh Quốc gia đã được Quốc hội
nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 03
tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông ngày 25
tháng 5 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng
12 năm 2007 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy
của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Căn cứ Nghị định số 160/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng
9 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh
Bưu chính, Viễn thông về viễn thông;
Căn cứ Nghị định số 142/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng
07 năm 2004 của Chính phủ quy định Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bưu
chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện;
Căn cứ Nghị định số 50/2009/NĐ-CP ngày 25 tháng
5 năm 2009 của Chính phủ về việc bổ sung Điều 12a Nghị định số 142/2004/NĐ-CP
ngày 08 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về
bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Viễn thông,
QUY ĐỊNH:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
Thông tư này điều
chỉnh các hoạt động đăng ký, lưu giữ và sử dụng các thông tin về nhân thân và
số máy của cá nhân hoặc người đứng tên đại diện cho cơ quan, tổ chức sử dụng
dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước, dịch vụ điện thoại trung kế vô
tuyến trả trước (sau đây gọi tắt là dịch vụ di động trả trước) nhằm sử dụng,
khai thác hiệu quả tài nguyên viễn thông, thúc đẩy sự phát triển bền vững của
thị trường viễn thông Việt Nam và đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong hoạt
động viễn thông.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với:
a) Cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương có liên
quan trực tiếp đến hoạt động quản lý dịch vụ di động trả trước;
b) Doanh nghiệp thông tin di động;
c) Chủ điểm giao dịch được uỷ quyền;
d) Chủ thuê bao di
động trả trước.
Điều 3. Giải
thích từ ngữ
Trong Thông tư này
các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Dịch vụ di động trả trước là dịch vụ mà
người sử dụng dịch vụ phải trả tiền trước cho doanh nghiệp thông tin di động
thông qua hình thức nạp tiền vào thẻ SIM trả trước hoặc máy đầu cuối di động
trả trước (loại không dùng thẻ SIM) hoặc các hình thức tương tự khác.
2. Doanh nghiệp thông tin di động là doanh
nghiệp viễn thông được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép thiết lập mạng và
cung cấp dịch vụ thông tin di động.
3. Chủ điểm giao dịch được uỷ quyền là
doanh nghiệp, cá nhân đã ký kết hợp đồng ủy quyền tiếp nhận đăng ký thông tin
thuê bao với doanh nghiệp thông tin di động.
4. Chủ thuê bao di
động trả trước là cá nhân hoặc người đứng tên đại diện cho cơ quan, tổ
chức, sử dụng dịch vụ thông tin di động trả trước, bao gồm:
a) Chủ thuê bao di
động trả trước của các mạng điện thoại di động mặt đất;
b) Chủ thuê bao di
động trả trước của mạng điện thoại trung kế vô tuyến;
c) Chủ thuê bao di
động trả trước của các mạng viễn thông khác do Bộ Thông tin và Truyền thông quy
định.
5. Cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao di động trả
trước là tập hợp các trang thiết bị (bao gồm cả phần cứng và phần mềm) được
liên kết với nhau để phục vụ việc cập nhật, lưu giữ và sử dụng thông tin thuê
bao của doanh nghiệp thông tin di động.
6. SIM (Subscriber Identity Module) là một
thẻ điện tử thông minh được dùng trong điện thoại di động để chứa thông tin của
chủ thuê bao, dịch vụ thuê bao và doanh nghiệp thông tin di động.
Điều 4. Nguyên
tắc đăng ký, lưu giữ và sử dụng thông tin thuê bao
1. Phương thức, thủ
tục đăng ký phải hợp lý, đơn giản; không gây phiền hà và không làm phát sinh
thêm chi phí cho chủ thuê bao.
2. Đảm bảo thông
tin thuê bao được đăng ký, lưu giữ thống nhất, tập trung, tin cậy và sử dụng
đúng mục đích.
3. Đảm bảo bí mật
đối với thông tin thuê bao theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp thông tin
di động có trách nhiệm bảo đảm bí mật thông tin thuê bao trừ các trường hợp sau
đây:
a) Chủ thuê bao
đồng ý cho cung cấp các thông tin của mình;
b) Các doanh nghiệp
thông tin di động có thoả thuận bằng văn bản với nhau về việc trao đổi, cung
cấp thông tin thuê bao để quản lý cước phí sử dụng và ngăn chặn hành vi trốn
tránh thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của chủ thuê bao;
c) Khi có yêu cầu
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Các hành
vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đăng ký, lưu giữ và sử dụng thông tin thuê bao
di động trả trước, bao gồm:
1. Sử dụng chứng
minh thư hoặc hộ chiếu của người khác để đăng ký thông tin thuê bao.
2. Sử dụng chứng
minh thư hoặc hộ chiếu của mình để đăng ký thông tin thuê bao cho người khác
trừ trường hợp quy định tại Khoản 5, Điều 7 của Thông tư này.
3. Kích hoạt dịch
vụ di động trả trước cho thuê bao khi chính chủ thuê bao vẫn chưa thực hiện
việc đăng ký thông tin thuê bao theo quy định.
4. Lưu thông trên
thị trường những SIM đã được kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước.
5. Tiết lộ, sử dụng
thông tin thuê bao di động trả trước trái pháp luật.
Chương II
ĐĂNG KÝ, LƯU GIỮ VÀ SỬ DỤNG THÔNG TIN THUÊ BAO
DI ĐỘNG TRẢ TRƯỚC
Điều 6. Đối
tượng đăng ký
Mọi đối tượng quy
định tại Khoản 4, Điều 3 đều phải đăng ký thông tin thuê bao, bao gồm:
1. Chủ thuê bao bắt
đầu sử dụng dịch vụ di động trả trước.
2. Chủ thuê bao di
động trả trước đang được mở hai chiều.
3. Chủ thuê bao di
động trả trước đã bị khoá một chiều.
4. Chủ thuê bao di
động trả trước đã bị khoá hai chiều, nhưng đang còn trong thời gian 30 ngày kể
từ ngày bị khóa được giữ số thuê bao theo quy định và đăng ký sử dụng lại.
5. Chủ thuê bao di
động trả trước thay đổi thông tin thuê bao đã đăng ký.
Điều 7. Đăng ký
thông tin thuê bao
1. Các chủ thuê bao
được quy định tại Điều 6 phải đến đăng ký trực tiếp tại điểm giao dịch được uỷ
quyền để cung cấp số thuê bao, chứng minh thư hoặc hộ chiếu đang còn thời hạn
sử dụng và giấy giới thiệu (áp dụng cho thuê bao đại diện cho cơ quan, tổ chức)
cho chủ điểm giao dịch.
2. Doanh nghiệp
thông tin di động chỉ ký hợp đồng ủy quyền tiếp nhận đăng ký thông tin thuê bao
di động trả trước đối với các chủ điểm giao dịch đáp ứng đầy đủ các điều kiện
sau:
a) Có địa điểm giao
dịch cố định, địa chỉ cụ thể, rõ ràng;
b) Có trang bị máy
tính kết nối với mạng viễn thông hoặc Internet đối với các chủ điểm giao dịch
tại các quận, phường nội thành thuộc các thành phố, thị xã. Có trang bị tối
thiểu một trong các thiết bị: máy tính, máy điện thoại cố định, máy Fax, máy
điện thoại di động được kết nối với mạng viễn thông hoặc Internet đối với các
chủ điểm giao dịch tại các vùng còn lại (trừ quận, phường nội thành thuộc các
thành phố, thị xã);
c) Đối với chủ điểm
giao dịch là cá nhân, phải là người có quốc tịch Việt Nam trên 18 tuổi, có giấy
chứng minh thư, hoặc hộ chiếu hợp lệ và còn thời hạn theo quy định;
d) Đối với chủ điểm
giao dịch là doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp lệ;
e) Cam kết thực
hiện đúng các quy định về quản lý thuê bao di động trả trước.
3. Việc đăng ký
thông tin thuê bao được chủ thuê bao thực hiện trực tiếp tại điểm giao dịch
được ủy quyền, thông qua “Bản khai thông tin thuê bao di động trả trước” theo
mẫu thống nhất do doanh nghiệp ban hành.
4. Bản khai thông
tin thuê bao di động trả trước tối thiểu phải có đầy đủ thông tin dưới đây:
a) Đối với chủ thuê
bao là cá nhân người Việt Nam:
- Số máy thuê bao
đầy đủ (mã mạng hoặc mã vùng và số thuê bao);
- Họ và tên đầy đủ
của chủ thuê bao;
- Ngày tháng năm
sinh của chủ thuê bao;
- Số chứng minh thư
hoặc hộ chiếu, nơi cấp của chủ thuê bao (đang còn trong thời hạn sử dụng).
b) Đối với chủ thuê
bao là người nước ngoài:
- Số máy thuê bao
đầy đủ (mã mạng hoặc mã vùng và số thuê bao);
- Họ và tên đầy đủ
của chủ thuê bao;
- Ngày tháng năm
sinh của chủ thuê bao;
- Quốc tịch của chủ
thuê bao;
- Số hộ chiếu của
chủ thuê bao (đang còn trong thời hạn sử dụng).
c) Đối với chủ thuê
bao là người đứng tên đại diện cho cơ quan, tổ chức:
- Số máy thuê bao
đầy đủ (mã mạng hoặc mã vùng và số thuê bao);
- Tên gọi và địa
chỉ giao dịch của cơ quan, tổ chức (theo giấy giới thiệu);
- Họ và tên đầy đủ
của chủ thuê bao;
- Ngày tháng năm
sinh của chủ thuê bao;
- Số chứng minh thư
hoặc hộ chiếu, nơi cấp của chủ thuê bao đứng tên đại diện (đang còn trong thời
hạn sử dụng).
5. Đối với người
dưới 14 tuổi (không có chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu) phải có bố mẹ hoặc
người giám hộ theo quy định của pháp luật đứng bảo lãnh đăng ký.
6. Khi tiếp nhận
đăng ký thông tin thuê bao, chủ điểm giao dịch phải kiểm tra chứng minh thư, hộ
chiếu của chủ thuê bao để bảo đảm thông tin trong “Bản khai thông tin thuê bao
di động trả trước” và thông tin trong chứng minh thư, hộ chiếu là như nhau.
Trong trường hợp chủ thuê bao cung cấp không đầy đủ hoặc không chính xác các
thông tin thuê bao quy định tại Khoản 4 Điều này thì doanh nghiệp thông tin di
động hoặc chủ điểm giao dịch được uỷ quyền không được chấp nhận thông tin đăng
ký và phải thông báo cho chủ thuê bao biết.
7. Tên, địa chỉ của
chủ điểm giao dịch được uỷ quyền đã tiếp nhận, đăng ký cùng với số liệu thông
tin thuê bao quy định tại Khoản 4 Điều này phải được cập nhật vào cơ sở dữ liệu
tập trung của doanh nghiệp thông tin di động chậm nhất là 48 giờ kể từ khi tiếp
nhận được bản khai đăng ký thông tin thuê bao di động trả trước hợp lệ, trực
tiếp tại điểm giao dịch.
8. Đối với đối
tượng quy định tại Khoản 1, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 6, chậm nhất là ba (03) giờ
(trong điều kiện hệ thống hoạt động bình thường) sau khi tiếp nhận bản khai
đăng ký thông tin thuê bao di động trả trước hợp lệ tại điểm giao dịch, doanh
nghiệp thông tin di động phải kích hoạt đầy đủ các dịch vụ cho thuê bao.
9. Do kho số di
động là hữu hạn, để bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và công bằng tài nguyên
viễn thông, mỗi một cá nhân chỉ được sử dụng số chứng minh thư, hộ chiếu của
mình để đăng ký tối đa ba (03) số thuê bao di động trả trước của mỗi mạng thông
tin di động (trừ trường hợp cá nhân là người đứng tên đại diện cho cơ quan tổ
chức).
10. Kể từ ngày 01
tháng 01 năm 2010, thuê bao di động trả trước quy định tại Điều 6 không đăng ký
thông tin thuê bao theo quy định hoặc cung cấp thông tin không chính xác sẽ bị
chấm dứt hoạt động. Các thuê bao này muốn sử dụng lại dịch vụ phải làm thủ tục
như đối với thuê bao mới.
Điều 8. Lưu giữ
thông tin thuê bao
1. Việc lưu giữ
thông tin thuê bao được thực hiện trên nguyên tắc thiết lập cơ sở dữ liệu thông
tin thuê bao tập trung và thống nhất trong từng doanh nghiệp thông tin di động.
Hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao của doanh nghiệp phải được tổ chức
khoa học, tin cậy, an toàn.
2. Cơ sở dữ liệu
thông tin thuê bao của doanh nghiệp thông tin di động được kết nối với cơ sở dữ
liệu của các cơ quan quản lý nhà nước để sử dụng cho các trường hợp quy định
tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 9.
3. Bản khai thông
tin thuê bao di động trả trước phải được cập nhật vào máy tính (tại các điểm có
trang bị máy tính) hoặc phải được lưu giữ bằng bản giấy trong thời gian tối
thiểu mười hai (12) tháng kể từ ngày đăng ký để phục vụ việc kiểm tra, đối soát
của cơ quan quản lý.
Điều 9. Sử dụng
thông tin thuê bao
Thông tin thuê bao
chỉ được cung cấp, sử dụng cho các mục đích sau đây:
1. Phục vụ cho công
tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.
2. Phục vụ cho công
tác quản lý về mạng lưới, dịch vụ và quản lý tài nguyên viễn thông.
3. Phục vụ cho hoạt
động quản lý, khai thác mạng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thông tin di
động.
Chương III
TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ THUÊ BAO
DI ĐỘNG TRẢ TRƯỚC
Điều 10. Trách
nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước
1. Bộ Thông tin và
Truyền thông
a) Chỉ đạo các đơn
vị thuộc Bộ và các doanh nghiệp thông tin di động tổ chức tuyên truyền, phổ
biến việc thực hiện Thông tư này trên các phương tiện thông tin đại chúng để
hướng dẫn dư luận và người sử dụng dịch vụ.
b) Xây dựng, ban
hành kế hoạch triển khai việc quản lý thuê bao di động trả trước theo quy định
này.
c) Hướng dẫn, kiểm
tra, thanh tra xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các hoạt
động đăng ký, lưu giữ và sử dụng thông tin thuê bao di động trả trước theo thẩm
quyền và các quy định hiện hành của pháp luật.
d) Chủ trì phối hợp
với Bộ Công an, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển
khai việc quản lý thuê bao di động trả trước theo quy định.
2. Uỷ ban Nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông:
a) Chủ trì, phối
hợp với Công an tỉnh, thành phố để tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp,
đại lý thông tin di động trên địa bàn trong đăng ký, lưu giữ và sử dụng thông
tin thuê bao theo các quy định tại Thông tư này.
b) Thanh tra, kiểm
tra, xử lý vi phạm hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động
đăng ký, lưu giữ và sử dụng thông tin thuê bao di động trả trước trên địa bàn
theo thẩm quyền, theo quy định hiện hành của pháp luật.
Điều 11. Trách
nhiệm của doanh nghiệp thông tin di động
1. Đầu tư xây dựng,
tổ chức vận hành, khai thác an toàn hệ thống trang thiết bị phục vụ việc đăng
ký, lưu giữ và sử dụng thông tin thuê bao theo các quy định tại Thông tư này.
2. Trên cơ sở kế hoạch
triển khai quản lý thuê bao di động trả trước của Bộ Thông tin và Truyền thông,
xây dựng, triển khai và báo cáo kế hoạch quản lý thuê bao di động trả trước của
mình với Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Xây dựng, ban
hành và tổ chức thực hiện quy trình, thủ tục đăng ký thông tin thuê bao quy
định tại Điều 7.
4. Thực hiện việc
ký hợp đồng uỷ quyền với các chủ điểm giao dịch. Hợp đồng ủy quyền phải có điều
khoản quy định doanh nghiệp thông tin di động được đơn phương đình chỉ, chấm
dứt hợp đồng khi chủ điểm giao dịch vi phạm điều khoản của Thông tư này và vi
phạm hợp đồng.
5. Tổ chức phổ
biến, hướng dẫn cho chủ điểm giao dịch được uỷ quyền, chủ thuê bao di động trả
trước về Thông tư này và kế hoạch, quy trình đăng ký thông tin thuê bao di động
trả trước của doanh nghiệp.
6. Tổ chức, kiểm
tra, giám sát việc tuân thủ các quy định, các văn bản hướng dẫn thực hiện Thông
tư này và các quy trình đăng ký thông tin thuê bao di động trả trước của doanh
nghiệp đối với chủ điểm giao dịch được uỷ quyền.
7. Chấm dứt hợp
đồng uỷ quyền với các chủ điểm giao dịch vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm quy
định tại Điều 5 của Thông tư này.
8. Chủ động phối
hợp và cung cấp cho Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông, cơ quan nhà nước có
thẩm quyền về số chứng minh thư, hộ chiếu của chủ thuê bao để kiểm tra, đối
soát số liệu thông tin thuê bao di động trả trước đã đăng ký để phát hiện, xử
lý những trường hợp vi phạm các quy định về quản lý thuê bao di động trả trước.
9. Giải quyết các
khiếu nại của khách hàng về việc đăng ký, lưu giữ và sử dụng thông tin thuê bao
di động trả trước của doanh nghiệp.
10. Chịu sự thanh
tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật.
11. Báo cáo Bộ
Thông tin và Truyền thông định kỳ và đột xuất khi có yêu cầu về các nội dung
quản lý thuê bao di động trả trước quy định tại Thông tư này.
12. Thống kê và báo
cáo Sở Thông tin và Truyền thông về số liệu thuê bao, chủ điểm giao dịch được
ủy quyền đăng ký thuê bao di động trả trước trên địa bàn.
13. Chủ động tổ
chức và phối hợp với các cơ quan báo chí, đài phát thanh, truyền hình Trung
ương và địa phương để phổ biến, tuyên truyền các quy định về quản lý thuê bao
di động trả trước.
14. Công bố và đăng
tải trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp thông tin di động danh sách các
chủ điểm giao dịch được uỷ quyền đăng ký thông tin thuê bao di động trả trước.
Điều 12. Trách
nhiệm của chủ điểm giao dịch được uỷ quyền
1. Chịu trách nhiệm
đăng ký, quản lý thông tin thuê bao di động trả trước theo đúng các quy định
tại Thông tư này và quy trình đăng ký thông tin thuê bao di động trả trước của
doanh nghiệp thông tin di động uỷ quyền.
2. Chịu trách nhiệm
kiểm tra, cập nhật và truyền kịp thời, chính xác số liệu thông tin thuê bao di
động trả trước đã đăng ký tại điểm giao dịch của mình cho doanh nghiệp thông
tin di động.
3. Giải quyết các
khiếu nại của chủ thuê bao di động trả trước về việc đăng ký, quản lý thông tin
thuê bao đã đăng ký với mình.
4. Chịu sự thanh
tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật.
5. Thông báo với
doanh nghiệp thông tin di động, Sở Thông tin và Truyền thông hoặc các cơ quan
có thẩm quyền khi phát hiện các vi phạm trong quá trình đăng ký, lưu giữ và sử
dụng thông tin thuê bao di động trả trước.
Điều 13. Trách
nhiệm của chủ thuê bao di động trả trước
1. Thực hiện việc
đăng ký thông tin thuê bao theo quy định tại Điều 7.
2. Tạo điều kiện
cần thiết để doanh nghiệp thông tin di động, chủ điểm giao dịch được uỷ quyền
và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra, xác nhận các
thông tin thuê bao đã cung cấp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của mình trong quá
trình sử dụng.
3. Chịu trách nhiệm
trước pháp luật về tính xác thực của thông tin thuê bao mà mình đăng ký.
4. Thông báo với
doanh nghiệp thông tin di động hoặc chủ điểm giao dịch được uỷ quyền khi có
thay đổi về chủ thuê bao.
5. Thông báo với
doanh nghiệp thông tin di động hoặc chủ điểm giao dịch được uỷ quyền hoặc các
cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện các vi phạm trong quá trình đăng ký, lưu
giữ và sử dụng thông tin thuê bao di động trả trước.
Chương IV
THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 14. Thanh
tra, kiểm tra
Việc thanh tra,
kiểm tra các hoạt động đăng ký, lưu giữ và sử dụng thông tin thuê bao di động
trả trước theo Thông tư này do Thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông
thực hiện theo quy định tại Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn khác có
liên quan.
Điều 15. Xử lý
vi phạm
1. Doanh nghiệp
thông tin di động, chủ điểm giao dịch được uỷ quyền và người sử dụng dịch vụ di
động trả trước vi phạm các quy định tại Thông tư này tuỳ theo tính chất, mức độ
vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự
theo quy định của pháp luật.
2. Việc xử phạt
hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuê bao di động trả trước được thực hiện
theo Nghị định số
142/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 07 năm 2004 của Chính phủ quy định Quy định xử
phạt vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện và Nghị định số 50/2009/NĐ-CP
ngày 25 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về việc bổ sung Điều 12a Nghị định số
142/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 16. Hướng
dẫn thi hành
1. Thông tư này có
hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 8 năm 2009 và thay thế cho Quyết định số
03/2007/QĐ-BTTTT ngày 04 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền
thông về việc ban hành Quy định quản lý thuê bao di động trả trước.
2. Các điểm giao
dịch được uỷ quyền không đáp ứng được điều kiện quy định tại Khoản 2, Điều 7
phải ngừng hoạt động tiếp nhận, đăng ký thuê bao di động trả trước kể từ ngày
Thông tư này có hiệu lực, trừ việc trang bị máy tính kết nối với mạng viễn
thông hoặc Internet cho các điểm giao dịch được uỷ quyền tại các quận, phường
nội thành thuộc các thành phố, thị xã quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 7 phải
được hoàn thành xong trước ngày 30 tháng 9 năm 2009.
3. Chánh Văn phòng
Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng Vụ Viễn thông, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
thuộc Bộ, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Tổng Giám đốc, Giám đốc các
doanh nghiệp thông tin di động và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Thông tư này.
4. Trong quá trình
thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên
quan cần phản ánh kịp thời về Bộ Thông tin và Truyền thông để xem xét, giải
quyết./.
BỘ TRƯỞNG
Lê Doãn Hợp