Quyết định 29/2002/QĐ-BKHCNMT của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về việc ban hành Quy định về công nhận khả năng kiểm định và uỷ quyền kiểm định phương tiện đo

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng Anh
Bản dịch tham khảo
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 29/2002/QĐ-BKHCNMT

Quyết định 29/2002/QĐ-BKHCNMT của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về việc ban hành Quy định về công nhận khả năng kiểm định và uỷ quyền kiểm định phương tiện đo
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:29/2002/QĐ-BKHCNMTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Bùi Mạnh Hải
Ngày ban hành:17/05/2002Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 29/2002/QĐ-BKHCNMT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
SỐ 29/2002/QĐ-BKHCNMT NGÀY 17 THÁNG 5 NĂM 2002
VỀ VIỆC BAN HÀNH "QUY ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG NHẬN KHẢ NĂNG
KIỂM ĐỊNH VÀ UỶ QUYỀN KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN ĐO"

 

BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

 

- Căn cứ Pháp lệnh đo lường ngày 06 tháng 10 năm 1999;

- Căn cứ Điều 13 Nghị định số 06/2002/NĐ-CP ngày 14-1-2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh đo lường.

- Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22/5/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ khoa học công nghệ và Môi trường;

- Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường, chất lượng;

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định về việc công nhận khả năng kiểm định và uỷ quyền kiểm định phương tiện đo".

 

Điều 2: Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường, chất lượng chịu trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thi hành Quyết định này.

 

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

 

Điều 4: Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường, chất lượng, các Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


QUY ĐỊNH

VỀ CÔNG NHẬN KHẢ NĂNG KIỂM ĐỊNH VÀ UỶ QUYỀN
KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN ĐO

(Ban hành kèm theo Quyết định số 29/2002/QĐ-BKHCNMT
ngày 17 tháng 5 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ khoa học, công nghệ và Môi trường)

 

1- Quy định chung

1.1- Về công nhận khả năng kiểm định phương tiện đo

1.1.1- Công nhận khả năng kiểm định phương tiện đo là việc cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền xem xét, đánh giá năng lực kiểm định của chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường, chất lượng (sau đây gọi chung là tổ chức) để công nhận cho tổ chức đó được kiểm định phương tiện đo.

Việc kiểm định phương tiện đo của các tổ chức nêu trên được coi là hợp pháp chỉ sau khi được công nhận khả năng kiểm định.

1.1.2- Việc xem xét, đánh giá để công nhận khả năng kiểm định phải căn cứ theo các điều kiện sau đây:

a) Có đủ chuẩn và phương tiện kiểm định, bảo đảm nhiệt độ, áp suất, độ ẩm của phòng thí nghiệm theo yêu cầu quy định, tiện nghi và mặt bằng làm việc cần thiết cho việc kiểm định theo yêu cầu của quy trình kiểm định hiện hành;

b) Chuẩn và phương tiện đo dùng để kiểm định phải được kiểm định, hiệu chuẩn.

c) Có kiểm định viên đo lường phù hợp được chứng nhận và cấp thẻ kiểm định viên;

1.2- Về uỷ quyền kiểm định phương tiện đo.

1.2.1- Uỷ quyền kiểm định phương tiện đo là việc cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền xem xét, đánh giá năng lực kiểm định của các cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là tổ chức) không thuộc đối tượng nêu tại mục 1.1.1 để uỷ quyền cho tổ chức đó được kiểm định phương tiện đo.

1.2.2- Việc xem xét để uỷ quyền kiểm định được căn cứ vào nhu cầu thực tế kiểm định phương tiện đo của ngành, địa phương, cơ sở và của người sử dụng, và khả năng kiểm định của cơ quan được công nhận khả năng kiểm định.

1.2.3- Tổ chức đề nghị được uỷ quyền kiểm định phải có đủ các điều kiện quy định ở mục 1.1.2 và có tư cách pháp nhân, cơ cấu tổ chức, nề nếp quản lý và hoạt động ổn định, đảm bảo tính vô tư, khách quan trong kiểm định.

1.3- Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường, chất lượng (sau đây gọi tắt là Tổng cục) là cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền công nhận khả năng kiểm định và uỷ quyền kiểm định nhà nước.

2- Thủ tục công nhận khả năng kiểm định phương tiện đo

2.1- Công nhận khả năng kiểm định phương tiện đo

2.1.1- Tổ chức đề nghị công nhận khả năng kiểm định lập hồ sơ đề nghị gửi Tổng cục

Hồ sơ gồm có:

a) Đơn đề nghị (theo mẫu quy định tại phụ lục 1)

b) Báo cáo khả năng kiểm định (theo mẫu quy định tại phụ lục 2)

2.1.2- Tiếp nhận và xử lý hồ sơ đề nghị công nhận khả năng kiểm định:

a) Nếu hồ sơ chưa đúng quy định, trong thời hạn 5 ngày làm việc, Tổng cục thông báo cho tổ chức đề nghị công nhận những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh;

b) Khi hồ sơ đã đúng quy định, trong thời hạn 1 tháng, Tổng cục tổ chức việc xem xét, đánh giá tại chỗ theo nội dung quy định tại mục 4 của Quy định này.

2.1.3- Căn cứ vào kết quả đánh giá tại chỗ, Tổng cục xem xét, quyết định việc công nhận.

Quyết định công nhận khả năng kiểm định phải nêu rõ phạm vi được công nhận bao gồm: Tên gọi, phạm vi đo, cấp/độ chính xác và chế độ kiểm định đối với phương tiện đo.

Thời hạn hiệu lực của Quyết định công nhận khả năng kiểm định là 5 năm.

2.2- Công nhận lại khả năng kiểm định phương tiện đo

Hai tháng trước khi Quyết định công nhận khả năng kiểm định hết thời hạn hiệu lực, tổ chức được công nhận khả năng kiểm định phải lập hồ sơ công nhận lại gửi về Tổng cục.

Hồ sơ gồm có:

a) Đơn đề nghị (theo mẫu quy định tại phụ lục 3);

b) Báo cáo hoạt động kiểm định trong thời gian được công nhận (theo mẫu quy định tại phụ lục 4);

c) Các biên bản kiểm tra, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền trong thời gian được công nhận (nếu có).

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Tổng cục xem xét hồ sơ quyết định việc công nhận lại.

Trong trường hợp hồ sơ chưa có đủ căn cứ để quyết định việc công nhận lại, Tổng cục tổ chức xem xét, đánh giá tại chỗ theo quy định tại mục 4 của Quy định này.

2.3- Mở rộng khả năng kiểm định phương tiện đo

Khi có nhu cầu mở rộng khả năng kiểm định đối với phương tiện đo mới hoặc đối với các phạm vi kiểm định đã được công nhận, tổ chức được công nhận khả năng kiểm định lập hồ sơ đề nghị với Tổng cục.

Thủ tục xem xét, đánh giá và quyết định việc mở rộng khả năng kiểm định được thực hiện như đối với việc công nhận khả năng kiểm định.

3- Thủ tục uỷ quyền kiểm định phương tiện đo

3.1- Uỷ quyền kiểm định phương tiện đo.

3.1.1- Tổ chức đề nghị được uỷ quyền kiểm định lập hồ sơ gửi Tổng cục và Chi cục Tiêu chuẩn đo lường, chất lượng địa phương sở tại (sau đây gọi tắt là chi cục).

Hồ sơ gồm có:

a) Đơn đề nghị (theo mẫu quy định tại phụ lục 1);

b) Báo cáo khả năng kiểm định (theo mẫu quy định tại phụ lục 2);

c) Bản sao văn bản về tư cách pháp nhân của tổ chức;

3.1.2- Tiếp nhận và xử lý hồ sơ.

a) Nếu hồ sơ chưa đúng quy định, trong thời hạn 5 ngày, Chi cục thông báo, hướng dẫn cho tổ chức đề nghị uỷ quyền kiểm định những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh;

b) Khi hồ sơ đã đúng quy định, chậm nhất là 10 ngày làm việc, chi cục phải có ý kiến về đề nghị uỷ quyền kiểm định và gửi ý kiến đề nghị về Tổng cục.

3.1.3- Xem xét, quyết định:

a) Trên cơ sở hồ sơ của tổ chức đề nghị uỷ quyền và tham khảo ý kiến của Chi cục, trong thời hạn 1 tháng, Tổng cục tổ chức việc xem xét, đánh giá tại chỗ theo nội dung quy định tại mục 4 của Quy định này.

b) Căn cứ vào kết quả đánh giá tại chỗ, Tổng cục xem xét, quyết định việc uỷ quyền kiểm định.

Quyết định uỷ quyền kiểm định phải nêu rõ phạm vi được uỷ quyền bao gồm: tên gọi, phạm vi đo, cấp /độ chính xác và chế độ kiểm định đối với phương tiện đo.

Thời hạn hiệu lực của quyết định uỷ quyền kiểm định là 3 năm.

3.2- Gia hạn uỷ quyền kiểm định phương tiện đo.

Hai tháng trước khi quyết định uỷ quyền kiểm định hết thời hạn hiệu lực nên tổ chức muốn được uỷ quyền tiếp tục thì phải lập hồ sơ đề nghị gia hạn uỷ quyền kiểm định gửi về Tổng cục.

Hồ sơ gia hạn gồm có:

a) Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại phụ lục 3;

b) Báo cáo hoạt động kiểm định trong thời gian được uỷ quyền (theo mẫu quy định tại phụ lục 4);

c) Các biên bản kiểm tra, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn uỷ quyền (nếu có).

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Tổng cục xem xét hồ sơ, quyết định việc gia hạn.

Trong trường hợp hồ sơ chưa có đủ căn cứ để quyết định việc gia hạn, Tổng cục tổ chức đánh giá tại chỗ theo quy định tại mục 4 của Quy định này.

3.3- Mở rộng uỷ quyền kiểm định phương tiện đo.

Khi khả năng kiểm định được tăng cường, tổ chức được uỷ quyền có thể lập hồ sơ đề nghị mở rộng uỷ quyền kiểm định đối với các phương tiện đo mới hoặc đối với các phạm vi kiểm định đã được uỷ quyền.

Thủ tục xem xét, đánh giá và quyết định việc mở rộng uỷ quyền kiểm định thực hiện như đối với việc đề nghị uỷ quyền kiểm định.

4- Xem xét đánh giá tại chỗ

4.1- Việc xem xét, đánh giá tại chỗ tiến hành theo các nội dung sau:

a) Xem xét sự phù hợp của chuẩn, phương tiện kiểm định, nhiệt độ, áp suất, độ ẩm của phòng thí nghiệm theo yêu cầu quy định, tiện nghi và mặt bằng làm việc so với yêu cầu quy định của quy trình kiểm định.

b) Xem xét sự phù hợp của kiểm định viên đo lường đã được chứng nhận so với yêu cầu của phạm vi đề nghị công nhận hoặc uỷ quyền kiểm định;

c) Xem xét cơ cấu tổ chức, nền nếp quản lý và hoạt động của tổ chức đề nghị công nhận hoặc uỷ quyền kiểm định nhằm đảm bảo tính khách quan, vô tư, khoa học trong việc kiểm định (người phụ trách trực tiếp việc kiểm định; sự phân định trách nhiệm; hệ thống hồ sơ, sổ sách, tài liệu...).

4.2- Nội dung báo cáo đánh giá tại chỗ bao gồm:

a) Sự phù hợp của chuẩn, phương tiện kiểm định, nhiệt độ, áp suất, độ cẩm của phòng thí nghiệm theo yêu cầu quy định, tiện nghi và mặt bằng làm việc, kiểm định viên, cơ cấu tổ chức, nề nếp quản lý và hoạt động so với yêu cầu đã quy định đối với việc kiểm định các phương tiện đo đề nghị công nhận hoặc uỷ quyền.

b) Những vấn đề chưa phù hợp cần khắc phục, bổ sung, hoàn thiện;

c) Danh mục phương tiện đo đề nghị công nhận hoặc uỷ quyền kiểm định (nêu rõ tên gọi, phạm vi đo, cấp/độ chính xác và chế độ kiểm định tương ứng).

5- Đình chỉ hiệu lực công nhận khả năng kiểm định và uỷ quyền kiểm định phương tiện đo.

5.1- Tổ chức được công nhận khả năng kiểm định hoặc tổ chức được uỷ quyền kiểm định (sau đây gọi chung là tổ chức kiểm định) khi không còn duy trì được các điều kiện đảm bảo cho hoạt động kiểm định đã được công nhận (mục 1.1.2) hoặc uỷ quyền (mục 1.2.3) Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng ra quyết định đình chỉ hiệu lực từng phần hoặc toàn bộ việc kiểm định.

5.2- Khi có quyết định đình chỉ từng phần hoặc toàn bộ việc kiểm định, tổ chức kiểm định phải ngừng việc kiểm định nêu trong Quyết định và thực hiện việc khắc phục các điều kiện đảm bảo theo quy định. Sau khi hoàn thành việc khắc phục, tổ chức kiểm định báo cáo Tổng cục xem xét, quyết định đối với việc kiểm định đã bị đình chỉ.

6- Dấu kiểm định, tem kiểm định và giấy chứng nhận kiểm định phương tiện đo

Việc sử dụng, quản lý dấu kiểm định, tem kiểm định và giấy chứng nhận kiểm định của tổ chức kiểm định phải theo đúng quy định ban hành kèm theo Quyết định số 59/2001/QĐ-BKHCNMT ngày 13-11-2001 của Bộ trưởng Bộ khoa học, công nghệ và Môi trường.

7- Trách nhiệm của tổ chức kiểm định phương tiện đo

7.1- Duy trì các điều kiện đảm bảo cho hoạt động kiểm định đã được công nhận hoặc uỷ quyền;

7.2- Tiến hành kiểm định phương tiện đo trong phạm vi được công nhận hoặc uỷ quyền theo đúng quy trình kiểm định hiện hành, đáp ứng yêu cầu của các cơ sở đăng ký kiểm định phương tiện đo;

7.3- Lưu giữ đầy đủ hồ sơ kiểm định;

7.4- Báo cáo hoạt động kiểm định với Tổng cục và Chi cục sở tại (đối với tổ chức được uỷ quyền kiểm định) mỗi năm một lần trước ngày 15/12 (theo mẫu quy định tại phụ lục 4);

7.5- Chấp hành sự kiểm tra và thanh tra về đo lường theo quy định.

8- Kiểm tra, thanh tra tổ chức kiểm định phương tiện đo

8.1- Cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện kiểm tra sự tuân thủ các quy định trong hoạt động kiểm định của các tổ chức kiểm định.

8.2- Việc thanh tra hoạt động kiểm định của tổ chức kiểm định thực hiện theo quy định thanh tra chuyên ngành về đo lường.


PHỤ LỤC 1:

Tên tổ chức

Số.....

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

....Ngày.... tháng..... năm 200....

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN/UỶ QUYỀN KIỂM ĐỊNH
PHƯƠNG TIỆN ĐO

 

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

(Thông qua Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường, Chất lượng...)

 

(Tên tổ chức).....................................................................

Thuộc: .............................................................................

Địa chỉ: ...........................................................................

Điện thoại số....... Fax...... E-mail................

Đề nghị công nhận/uỷ quyền kiểm định đối với các phương tiện đo sau đây:

 

TT

Tên phương tiện đo

Phạm vi đo

Cấp/độ chính xác

Chế độ kiểm định

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

....(Tên tổ chức).... cam đoan chấp hành đầy đủ các quy định về công nhận/uỷ quyền kiểm định phương tiện đo.

 

Thủ trưởng tổ chức

(Ký tên, đóng dấu)

 

Văn bản kèm theo gồm có:

- Báo cáo khả năng kiểm định;

- Các bằng chứng cần thiết về chuẩn, kiểm định viên... liên quan;

- Tài liệu khác (nếu có).

 

Nơi nhận:

- Như trên,

- Lưu.

 


PHỤ LỤC 2:

Tên tổ chức

Số....

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

.....Ngày.... tháng..... năm 200....

 

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Báo cáo khả năng kiểm định phương tiện đo

 

1- Tên tổ chức kiểm định:.....................................................................

Thuộc: ..................................................................................................

Địa chỉ: ...............................................................................................

Điện thoại số...... Fax........... E-mail.............

2- Cơ cấu, tổ chức:

Thành lập theo Quyết định số.... ngày..../..../..../ của..............

Chức năng, nhiệm vụ chính.....................................................

3- Khả năng về chuẩn và phương tiện kiểm định:

TT

Tên chuẩn và phương tiện kiểm định

Phạm vi đo

Cấp/độ chính xác

Số lượng

Nơi KĐ/HC

Hiệu lực KĐ/HC đến

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4- Khả năng về cán bộ, kiểm định viên thực hiện việc kiểm định

Tên bộ phận trực tiếp kiểm đinh...................................................

Điện thoại:........ Fax..................................

 

TT

Họ và tên

Năm sinh

Trình độ văn hoá

Chuyên ngành đào tạo

Thời gian đã làm đo

lường

Chứng nhận kiểm định viên đo lường

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

Số thẻ

Hiệu lực đến

Tên PID

 

I

 

 

1

2

II

 

1.

2.

Cán bộ phụ trách bộ phận kiểm định

Cấp trưởng

Cấp phó

Kiểm định viên đo lường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5- Điều kiện làm việc

- Tổng điện tích phòng thí nghiệm dùng cho việc kiểm định... m2

- Trong đó diện tích được điều hoà nhiệt đô.... m2

Các điều kiện làm việc khác.

6- Khả năng kiểm định đề nghị công nhân/uỷ quyền

TT

Phương tiện đo

Phạm vi đo

Cấp/độ

chính xác

Chế độ kiểm định

Số lượng có thể kiểm định/năm

Số lượng có nhu cầu kiểm định/năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày.... tháng.... năm....

Thủ trưởng tổ chức kiểm định

(Ký tên, đóng dấu)

Nơi nhận:

Tổng cục TĐC;

- Chi cục TĐC,

(đối với b/c của tổ chức đề nghị uỷ quyền)

- Lưu.


PHỤ LỤC 3:

Tên tổ chức

Số.....

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

.......Ngày..... tháng..... năm 200....

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN LẠI/GIA HẠN UỶ QUYỀN
(HOẶC MỞ RỘNG PHẠM VI) KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN ĐO

 

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

 

1- Tên tổ chức kiểm định:............................................

Thuộc: .....................................................................

Địa chỉ: .....................................................................

Điện thoại số.......... Fax........ E-mail.......................

Quyết định công nhận (uỷ quyền) kiểm định số... ngày.../.../.../

Hết hạn ngày ..../...../.......

Mang ký hiệu uỷ quyền kiểm định N...

Đối với phương tiện đo sau đây:

TT

Tên phương tiện đo

Phạm vi đo

Cấp/độ chính xác

Chế độ kiểm định

 

 

 

 

 

 

2- Tình hình thay đổi về tổ chức, nhân sự, cơ sở vật chất kỹ thuật so với ngày được công nhận (uỷ quyền)

..............................................................................................

3- Đề nghị công nhận lại/gia hạn uỷ quyền (hoặc mở rộng phạm vi) kiểm định đối với phương tiện sau đây:

TT

Tên phương tiện đo

Phạm vi đo

Cấp/độ chính xác

Chế độ kiểm định

 

 

 

 

 

 

...(Tên tổ chức)... cam đoạn chấp hành đầy đủ các quy định về công nhận/uỷ quyền kiểm định phương tiện đo.

 

Nơi nhận: Thủ trưởng tổ chức kiểm định

- Như trên, (ký tên, đóng dấu)

- Lưu.

 

Văn bản kèm theo:

- Báo cáo tình hình kiểm định;

- Các bằng chứng cần thiết về chuẩn, kiểm định viên... liên quan

- Tài liệu khác (nếu có)

* Chỉ dùng cho tổ chức được uỷ quyền kiểm định.

PHỤ LỤC 4:

Tên tổ chức

Số.....

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

....Ngày.... tháng..... năm 200....

 

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

 

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN ĐO

(Trong thời gian từ..../.../.... đến..../..../....)

 

1- Tên tổ chức kiểm định: .....................................................................

Thuộc: ....................................................................................

Địa chỉ: .................................................................................

Điện thoại số........ Fax.... E-mail..........

Quyết định công nhận, uỷ quyền kiểm định số:.... ngày.../.../...

.................................................................................

2-Tình hình thực hiện kiểm định:

TT

Tên phương tiện đo

Phạm vi đo

Cấp/độ chính xác

Số lượng

Cơ quan sử dụng

Ghi chú

 

 

 

 

Đã kiểm định

Đạt yêu cầu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3- Tình hình khiếu nại, kết luận kiểm tra, thanh tra trong thời gian báo cáo:

.......................(văn bản kèm theo nếu có).

4- Kiến nghị...............................................

 

Thủ trưởng tổ chức kiểm định

(Ký tên, đóng dấu)

Nơi nhận:

- Như trên,

- Chi cục TĐC sở tại

(đối với tổ chức UQKĐ).

- Lưu

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi