Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 27/2006/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn xác định dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 27/2006/QĐ-BKHCN
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 27/2006/QĐ-BKHCN | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Lê Đình Tiến |
Ngày ban hành: | 18/12/2006 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Khoa học-Công nghệ |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 27/2006/QĐ-BKHCN
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ KHOA
HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 27/2006/QĐ-BKHCN
NGÀY 18 THÁNG 12
NĂM 2006
VỀ VIỆC
BAN HÀNH "QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN
XÁC ĐỊNH
DỰ ÁN SẢN XUẤT SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ CAO"
BỘ
TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ Nghị định
số 54/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2003 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Bộ Khoa học và Công nghệ và Nghị định
số 28/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số
54/2003/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định
số 99/2003/NĐ-CP ngày 28/8/2003 của Chính phủ về
việc ban hành Quy chế Khu Công nghệ cao;
Xét đề nghị của
Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy
định về tiêu chuẩn xác định dự án
sản xuất sản phẩm công nghệ cao".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi
hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao,
Trưởng Ban quản lý Khu công nghệ cao Hoà Lạc,
Trưởng Ban quản lý Khu công nghệ cao Thành phố
Hồ Chí Minh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này. /.
KT. BỘ
TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Đình Tiến
QUY
ĐỊNH
Về tiêu
chuẩn xác định dự án sản xuất sản
phẩm công nghệ cao
(Ban hành kèm
theo Quyết định số 27/2006/QĐ-BKHCN
ngày 18/12/2006 của Bộ
trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
Điều 1. Phạm
vi và đối tượng áp dụng
Quy định này quy
định các tiêu chuẩn xác định dự án sản xuất sản
phẩm công nghệ cao (sau đây gọi tắt là dự
án) được đầu tư vào Khu công nghệ cao Hòa
Lạc và Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh (sau
đây gọi chung là Khu công nghệ cao).
Quy định này không áp
dụng đối với các dự án đầu tư
nghiên cứu - phát triển, đào tạo, công nghiệp
hỗ trợ, các loại dịch vụ và các loại hình
đầu tư hoạt động trong Khu Bảo
thuế nằm trong Khu công nghệ cao.
Điều
2. Tiêu chuẩn xác định dự án
Dự án được
lựa chọn đầu tư vào Khu công nghệ cao
phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sau
đây:
1. Lĩnh vực hoạt
động của dự án phải thuộc các lĩnh
vực công nghệ cao được khuyến khích
đầu tư theo quy định tại Khoản 2
Điều 5 Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày
28/8/2003 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế
Khu Công nghệ cao, bao gồm:
a) Công nghệ thông tin,
truyền thông và công nghệ phần mềm tin học;
b) Công nghệ sinh học
phục vụ nông nghiệp, thủy sản và y tế;
c) Công nghệ vi điện
tử, cơ khí chính xác, cơ - điện tử, quang -
điện tử và tự động hóa;
d) Công nghệ vật liệu
mới, công nghệ nano;
đ ) Công nghệ môi
trường, công nghệ năng lượng mới;
e) Một số công nghệ
đặc biệt khác.
2. Sản phẩm của
dự án được sản xuất tại Khu công
nghệ cao phải thuộc Danh mục các sản phẩm
công nghệ cao được khuyến khích đầu
tư sản xuất do Ban quản lý Khu công nghệ cao công
bố.
3. Chi cho nghiên cứu - phát
triển của dự án
a) Tổng chi cho nghiên cứu - phát triển được
thực hiện tại Việt Nam chiếm tỷ lệ
không dưới 5% tổng doanh thu hàng năm hoặc chi
hoạt động nghiên cứu - phát triển thực
hiện tại Việt Nam chiếm tỷ lệ không
dưới 1% tổng doanh thu hàng năm.
b) Nội dung chi nghiên cứu - phát triển và nội dung
chi hoạt động nghiên cứu - phát triển
được quy định
tại Phụ lục 1 kèm theo.
4. Số lao động có
bằng đại học trở lên trực tiếp tham
gia nghiên cứu - phát triển của dự án phải
đạt ít nhất 5% tổng số lao động
của dự án.
5.
Dây chuyền công nghệ của dự án phải
đạt trình độ tiên tiến, đảm bảo
các yêu cầu sau: sản xuất trên dây chuyền
được chuyên môn hóa và tổ chức theo
phương pháp tự động hóa, trong đó có ít
nhất 1/3 (một phần ba) số lượng thiết
bị tự động được điều
khiển theo chương trình; được bố trí
trong không gian làm việc đảm bảo tiêu chuẩn
vệ sinh công nghiệp theo quy định của pháp
luật Việt Nam.
6. Hệ thống quản lý
chất lượng của dự án phải đạt các
tiêu chuẩn quốc tế chuyên ngành (ví dụ như ISO
9000/2001, CMM hoặc GMP, v.v.); phải áp dụng hệ
thống quản lý doanh nghiệp bằng máy tính.
7. Dự án phải tuân
thủ các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về
môi trường trong lĩnh vực hoạt động
của dự án theo quy định của pháp luật
Việt Nam. Khuyến khích dự án đạt
được các tiêu chuẩn quốc tế về môi
trường như ISO 14000 hoặc tiêu chuẩn
tương đương.
Điều
3. Tổ chức thực hiện
1. Các Ban quản lý Khu
công nghệ cao căn cứ vào chiến lược,
mục tiêu phát triển của khu công nghệ cao, tình hình
phát triển thực tế, tính đặc thù của từng
lĩnh vực công nghệ cao:
a) Công bố Danh mục các sản
phẩm công nghệ cao được khuyến khích
đầu tư vào khu công nghệ cao của mình trên cơ
sở tham khảo Danh mục các sản phẩm công
nghệ cao được Nhà nước khuyến khích
đầu tư sản xuất (quy định tại
Phụ lục 2 kèm theo).
Trong trường hợp
cần thiết, Ban quản lý Khu công nghệ cao có thể
đưa các sản phẩm công nghệ cao chưa
được quy định tại Phụ lục 2
của Quy định này vào Danh
mục các sản phẩm công nghệ cao được
khuyến khích đầu tư sản xuất tại khu
công nghệ cao của mình, nhưng phải được
sự chấp thuận của Bộ Khoa học và Công
nghệ bằng văn bản.
b) Hướng dẫn nhà
đầu tư lập dự án đầu tư, trong
đó có giải trình rõ về công nghệ, quy trình công
nghệ của dự án; cam kết giữa nhà đầu
tư và Ban quản lý Khu công nghệ cao về tỷ
lệ, lộ trình, thời gian thực hiện các quy
định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 2
của Quy định này.
2. Ban quản lý Khu công
nghệ cao có văn bản thỏa thuận với nhà
đầu tư về những biện pháp xử lý
cụ thể trong trường hợp nhà đầu tư
không thực hiện đúng các cam kết đã
được ký kết trên nguyên tắc:
a) Trong quá trình hoạt
động, nếu quá thời hạn thực hiện
đã được chấp thuận mà nhà đầu
tư không thực hiện đúng các cam kết thì nhà
đầu tư không được tiếp tục
hưởng các ưu đãi đầu tư theo quy
định của pháp luật Việt Nam.
b)
Trong trường hợp cần thiết, nhà đầu
tư có thể yêu cầu Ban quản lý Khu công nghệ cao
xem xét việc kéo dài thời hạn thực hiện cam
kết với điều kiện có lý do chính đáng và nhà
đầu tư đã thực hiện được trên
60% cam kết quy định tại các Khoản 3 và
Khoản 4 Điều 2 của Quy định này.
3. Ban quản lý Khu công nghệ cao tạo
điều kiện và khuyến khích việc thực
hiện các tiêu chuẩn được quy định trong
Quy định này đối với các dự án đã
được cấp giấy phép đầu tư vào Khu
công nghệ cao trước thời điểm Quy
định này có hiệu lực.
4.
Trong quá trình thực hiện, nếu có những vấn
đề vướng mắc nảy sinh, các Ban quản lý
Khu công nghệ cao kịp thời báo cáo Bộ Khoa học và
Công nghệ xem xét, chỉ đạo giải quyết.
Hằng
năm Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức
kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn quy
định tại Điều 2 Quy định này của
các Dự án thuộc Khu công nghệ cao./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Đình
Tiến
Phụ lục I
CHI NGHIÊN CỨU - PHÁT TRIỂN
(Ban hµnh kèm theo
Quyết định số 27/2006/QĐ-BKHCN ngày 18 / 12
/2006)
1.
Chi nghiên cứu - phát triển bao gồm: Chi xây dựng
cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho nghiên cứu;
chi hoạt động nghiên
cứu - phát triển; chi đào tạo cán bộ nghiên
cứu.
2. Chi xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho nghiên
cứu bao gồm:
a) Chi xây lắp cơ
sở nghiên cứu, thí nghiệm, thử nghiệm.
b) Chi mua sắm trang
thiết bị nghiên cứu, thí nghiệm, thử
nghiệm.
c) Chi mua phần mềm máy
tính, tài liệu kỹ thuật.
3. Chi cho hoạt động nghiên cứu - phát triển
bao gồm:
a) Tiền lương,
tiền công, phụ cấp cho
các cán bộ nghiên cứu và phục vụ nghiên cứu;
thù lao cho các chuyên gia nhận xét, phản biện, đánh giá
các kết quả nghiên cứu; tiền công cho các
đối tượng lao động khác tham gia và phục
vụ nghiên cứu; chi hội thảo, hội nghị khoa
học liên quan đến nội dung nghiên cứu của
dự án.
b) Mua và vận chuyển
nguyên liệu, vật liệu, hóa chất, nhiên liệu,
năng lượng, phục
vụ cho nghiên cứu.
c)
Mua sản phẩm mẫu, tài liệu, số liệu quan
trắc, sô liệu điều tra, thông tin điện
tử, văn phòng phẩm, vật dụng bảo hộ
lao động, vật rẻ tiền mau
hỏng phục vụ cho nghiên cứu.
d)
Thuê cơ sở, trang thiết bị phục vụ cho
nghiên cứu, thí nghiệm và thử nghiệm.
đ)
Các chi phí sau đây không được tính vào chi hoạt
động nghiên cứu - phát
triển: Chi phí kiểm tra chất lượng sản
phẩm hoặc kiểm tra định kỳ nguyên
liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng;
chi phí mua sắm công cụ, sản phẩm cho sản
xuất; chi phí cho hoạt động nghiên cứu trong
lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn; chi phí thu
thập dữ liệu định kỳ không liên quan
đến nghiên cứu; chí phí điều tra về
hiệu quả hoặc nghiên cứu về quản lý; chi
phí nghiên cứu về tiếp thị và quảng cáo bán hàng.
Phụ lục II
DANH MỤC
CÁC SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ CAO
ĐƯỢC
KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ SẢN XUẤT
(Ban
hµnh kèm theo Quyết định số 27 /2006/QĐ-BKHCN ngày 18 / 12 /2006)
I.
Sản phẩm công nghệ cao trong viễn thông và công
nghệ thông tin
Viễn thông
1. Điện thoại di
động, các loại phụ kiện cho tổng đài và
một số hệ thống viễn thông, đầu
cuối vệ tinh.
2. Thiết kế và tối
ưu hoá các mạng lưới và hệ thống viễn
thông trong hạ tầng viễn thông quốc gia.
3. Cáp quang và các loại cáp
viễn thông.
Công
nghệ thông tin
4. Máy tính và các
thiết bị ngoại vi.
5. Ổ đĩa
cứng, đĩa laser.
6. RAM dung
lượng lớn
7.
Màn hình phẳng, màn hình có
độ phân giải cao
8.
Máy tính hiệu năng cao
9.
Máy tính và hệ thống nhúng
10. Trang thiết
bị RFID
11.
Hệ thống chứng thực điện tử
12.
Chương trình tích hợp thiết bị nhúng, máy tính
để bàn và máy chủ cùng các chương trình trung
gian
13. Phần mềm giá trị gia
tăng trên mạng điện thoại di động và các
hệ thống băng rộng
14. Các phần mềm an toàn an ninh
máy tính và mạng
15
Phần mềm và thiết bị phiên dịch tự
động
16. Phần mềm và thiết
bị để nhận biết âm thanh
17. Phần mềm và thiết
bị nhận dạng chữ viết, hình ảnh
II. Sản phẩm c«ng nghÖ cao trong tự động
hóa, cơ điện tử và cơ khí chính xác
Thiết
bị về Điện tử
1.
Mạch in
2.
Bảng mạch điện và bảng điều khiển
3.
Ống vi sóng, các loại van và ống khác
4.
Thiết bị bán dẫn (điốt, máy chuyển dòng,
thristor, diac, triac, thiết bị cảm ánh sáng)
5.
Mạch tích hợp điện tử và các vi lắp ráp (các
đơn vị tích hợp nguyên số hóa, các đơn
vị tích hợp nguyên phi số hóa, các mạch tích hợp
lai ghép)
6.
Tinh thể áp điện
7.
Các tụ cố định (tantali cố định,
tụ nhôm điện phân cố định, tụ gốm
điện môi cố định đơn và đa
lớp)
8.
Các máy điện chuyên dụng, máy gia tốc phân tử
9.
Các thiết bị âm thanh điện tử hoặc tín
hiệu hình ảnh
10.
Chất bán dẫn và các linh kiện điện tử
kỹ thuật cao khác.
Thiết
bị khoa học
11.
Thiết bị chẩn đoán điện tử cho y
tế, phẫu thuật và thiết bị X-quang
12.
Ống nhòm, thiết bị trong thiên văn học, các
ống viễn vọng quang học (kính hiển vi quang
học, kính hiển vi quang học đa hợp, kính
hiển vi lập thể, v.v)
13.
Các dụng cụ tinh thể lỏng, các thiết bị
laser và quang học khác
14.Các
động cơ khoan nha khoa
15.
Các thiết bị, dụng cụ đo, kiểm (la bàn,
thiết bị lái; đo, kiểm cho chất lỏng, khí;
đo, kiểm áp)
16.
Các thiết bị, dụng cụ phân tích lý, hóa (phân tích ga,
khói, quang phổ, phóng xạ quang học, đo ánh sáng)
17.
Các thiết bị, dụng cụ cân nhạy, kiểm tra
độ cứng, đo mật độ
18.
Các thiết bị, dụng cụ điều chỉnh,
kiểm soát tự động (điều nhiệt,
điều áp)
19.
Các thiết bị, dụng cụ phân tích điện, sóng,
quang phổ (phát hiện chất phóng xạ Ion, phân tích
điện sóng tia catốt, đo về điện, đo
trong viễn thông)
20.
Các thiết bị, dụng cụ cho chụp ảnh, quay
phim, sợi quang học, mắt kính áp tròng, mắt giả,
máy trợ thính, máy điều hòa nhịp tim
21.
Thiết bị y tế trong công nghệ phân tích và công
nghệ chiết xuất trong y học.
Máy,
thiết bị không dùng điện:
22.
Các tuốc bin khí
23.
Các lò phản ứng hạt nhân
24.
Các thiết bị tách các chất đồng vị
25.
Các thiết bị hoạt động bằng tia laser
hoặc quy trình ánh sáng hoặc chùm photon, siêu thanh, phóng
điện hoặc hóa-điện, chùm điện tử,
chùm ion, phun plasma
26.
Các máy điều khiển bằng số (máy tiện, khoan,
nghiền, xay, mài, uốn, gấp, cán, xén, đục
lỗ, hàn, hàn cầu võng, hàn cầu võng plasma kim loại)
Thiết
bị tự động hóa:
27.
Trang, thiết bị phục vụ thiết kế và
chế tạo với sự trợ giúp của máy tính
(CAD/CAM)
28.
Trang, thiết bị phục vụ tự động hóa
tích hợp toàn diện cho quá trình sản xuất, đo
lường, xử lý thông tin, dự báo thời tiết và
thiên tai, bảo vệ môi trường
29. Trang, thiết bị phục
vụ công nghệ điều khiển số bằng máy
tính (CNC) trong gia công chế tạo, máy công cụ
30. Robot công nghiệp; trang,
thiết bị robot
31.
Thiết bị chế tạo vật liệu nano,
thiết bị ứng dụng công nghệ nano
III. Sản phẩm c«ng nghÖ cao trong
lĩnh vực vật liệu
Vật
liệu tiên tiến phục vụ cho nông nghiệp
1.
Các vật liệu màng polymer tiên tiến dùng trong che phủ
nhà kính
2.
Polyme siêu hấp thụ nước để giữ
ẩm cho đất, cải tạo đất, khắc
phục hạn hán, tăng khả năng nảy mầm,
tăng năng suất cây trồng
3.
Polyme phân hủy sinh học .
Vật
liệu tham gia vào khâu bảo quản nông sản
4.
Nguyên tố vi lượng (ví dụ đất hiếm) cho
phân bón
5.
Vật liệu cho hóa chất bảo vệ thực vật
6.
Vật liệu chế tạo sensơ dùng trong nhà kính.
Vật
liệu cho hóa dầu,lọc dầu.
7. Vật
liệu tiến tiến (ví dụ sử dụng công
nghệ nano) trong sản xuất phụ gia, xúc tác cao
cấp tăng cường năng suất, chất
lượng lọc dầu và các sản phẩm hóa dầu.
Gốm
sứ kỹ thuật.
Chú
trọng gốm sứ cho công nghiệp điện -
điện tử
8.
Vật liệu sứ cách điện cao thế
9.
Vật liệu sứ kỹ thuật cao (sứ chịu
nhiệt, sứ chịu mài mòn)
10.
Gốm áp điện
11.Vật
liệu thủy tinh cách điện cao thế;
12.
Gốm điện tử (electronic ceramics)
Vật
liệu nano
13
Nano composit, nano kim loại
14.
Nano mmpint, nano lithography
15.
Nano oxit kim loại
16.
Ống than nano ( carbon nano tube )
17.
Nanowire, nanorod
Vật
liệu cho năng lượng.
18.
Vật liệu dùng cho chế tạo các nguồn
điện cao cấp. Một phần thay thế cho các
nguồn năng lượng truyền thống dung than và
dầu.
19.Vật
liệu điện hóa tiên tiến chế tạo các
nguồn điện cao cấp chuyên dụng như Li-ion,
Ni-Cd, Ni-MH dùng trong các thiết bị điện tử
viễn thông, điện thoại, máy tính xách tay, ô tô, xe máy
xe đạp chạy điện.
20.
Pin nhiên liệu hydro.
21 .
Pin năng lượng mặt trời để đun
nước, phát điện.
22.
Pin nhiên liệu methanol, pin sinh học.
Vật liệu cho Y, Dược.
23. Vật liệu dùng trong y
học để thay thế một số bộ phận
của cơ thể con người: các polime sinh học,
composit các-bon, vật liệu điều tiết sinh lý,
vật liệu điều tiết tăng trưởng,
vật liệu các-bon xốp, vật liệu bi-ô-xi-tan ;
24. Vật liệu cao phân
tử dùng trong dược học;
25. Vật liệu cao phân
tử dùng trong mỹ phẩm;
Vật liệu polymer và compozit
26. Vật liệu compozit
nền cao phân tử phục vụ giao thông vận tải:
sản xuất canô, tàu xuồng cỡ nhỏ, vỏ
một số bộ phận ôtô, xây dựng cầu cỡ
nhỏ bắc qua kênh rạch
27. Compozit dùng sợi tự
nhiên như đay, lanh
28. Polymer dẫn điện
29. Vật liệu composit cao
phân tử sử dụng cho kỹ thuật điện và
điện tử trong điều kiện môi trường
khắc nghiệt.
Vật liệu điện tử, quang
tử.
30. Vật liệu từ
ứng dụng trong công nghiệp điện tử: nam châm
đất hiếm, các vật liệu vô định hình và
vi tinh thể, vật liệu từ nano, sử dụng các
hiệu ứng từ nhiệt từ trở khổng
lồ.
31. Vật liệu và linh
kiện cảm biến (bán dẫn, siêu dẫn, các chất
dẫn điện mới, gốm áp điện) sử
dụng trong các thiết bị đo, trong các thiết
bị tự động hóa, trong sinh học và y học.
32.Vật liệu và linh
kiện quang-điện tử (optoelectronics) và quang tử
(photonics) phục vụ cho lĩnh vực viễn thông,
tự động hóa. Vật liệu và linh kiện bán
dẫn thu nhận ánh sáng, vật liệu và linh kiện bán
dẫn phát quang, laze bán dẫn, các vật liệu quang phi
tuyến, dây dẫn quang, dây dẫn quang có khuếch
đại, laze dây, đĩa quang, các vật liệu
quang-điện hóa v.v.
33.
Giấy dẫn điện (bucky paper)
34.
Mực dẫn điện
Vật liệu kim loại
35. Compozit nền kim loại
sử dụng trong kỹ thuật điện, điện
tử và y-sinh
36. Các loại thép hợp kim
có độ bền cao
37. Thép chịu ăn mòn hóa và
nhiệt
IV. Sản
phẩm công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ sinh
học
Trong lĩnh vực y tế
1. Vacxin thế hệ mới
cho người
2. Protein tái tổ hợp
phục vụ chữa một số bệnh cho
người
3. Thuốc kháng sinh cho
người
4. KIT chẩn đoán trong y
tế, Chip ADN
5. Vật liệu nano sinh
học
6. Chỉ khâu kỹ thuật
và màng mỏng sinh học dùng trong y tế
Trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
7. Vacxin thế hệ mới
cho thú y
8. Protein tái tổ hợp
sử dụng làm thuốc trừ sâu sinh học, bảo
quản trước và sau thu hoạch
9. KIT sinh học, điện
cực sinh học chẩn đoán trị liệu cây
trồng, vật nuôi
10. Giống cây trồng
được sản xuất bằng công nghệ mô hom
cải tiến, bằng nuôi cấy mô - tế bào, bằng
nuôi cấy bao phấn và chuyển gen chống chịu sâu
bệnh và điều kiện khí hậu bất lợi
11. Hóc môn điều khiển
đơn tính các loài cá.
Trong công nghiệp:
12. Chế phẩm giàu dinh
dưỡng (từ động vật, thực vật)
phục vụ sức khỏe cho người và vật nuôi
13. Nhiên liệu sinh học
thay thế nhiên liệu tự nhiên (Etanol, xăng dầu
từ xenloluza, Hydro sử dụng Hydrogenase, dầu diezel
từ dầu thực vật)
14. Enzim tái tổ hợp
15. Axit amin, Axit hữu cơ
16. Màng polymer sinh học
17. Thiết bị nghiên
cứu và sản xuất CNSH
Trong môi trường
18. Thiết kế và chế
tạo dây chuyền xử lý chất thải (rắn,
lỏng) bằng công nghệ sinh học
19. Thiết bị xử lý ô
nhiễm môi trường, xử lý chất thải tiên
tiến khác.