Quyết định 146/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế phát hiện, xử lý nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 146/2007/QĐ-TTg

Quyết định 146/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế phát hiện, xử lý nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:146/2007/QĐ-TTgNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:04/09/2007Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 146/2007/QĐ-TTg NGÀY 04 THÁNG 9 NĂM 2007

BAN HÀNH QUY CHẾ PHÁT HIỆN, XỬ LÝ NGUỒN PHÓNG XẠ

NẰM NGOÀI SỰ KIỂM SOÁT

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Pháp lệnh An toàn và kiểm soát bức xạ ngày 25 tháng 6 năm 1996;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phát hiện, xử lý nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm tổ chức và hướng dẫn thi hành Quyết định này.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

                                                                                                              THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

QUY CHẾ

Phát hiện, xử lý nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát

(Ban hành kèm theo Quyết định số 146/2007/QĐ-TTg

ngày 04  tháng 9  năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)

Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quy chế này quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức, cá nhân) trong việc phát hiện, xử lý nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc có quyền quản lý, sử dụng hợp pháp nguồn phóng xạ (sau đây gọi là nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát).
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát là nguồn phóng xạ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Mất cắp;
b) Thất lạc;
c) Bỏ rơi;
d) Vô thừa nhận;
đ) Chuyển giao bất hợp pháp;
e) Lưu giữ, sử dụng bất hợp pháp.
2. Phát hiện nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát là việc tìm thấy chất phóng xạ, đối tượng nghi ngờ có chứa chất phóng xạ thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Xử lý nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát là việc đưa nguồn phóng xạ này vào trạng thái được kiểm soát theo quy định của pháp luật và áp dụng các biện pháp cần thiết để xử lý nhiễm bẩn phóng xạ.
Điều 3. Nguyên tắc cung cấp thông tin, xử lý nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát
1. Thông tin về nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát phải được thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền xử lý.
2. Việc xử lý nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát phải được thực hiện nhanh chóng, triệt để và an toàn.
Điều 4. Cơ sở dữ liệu về nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát
1. Cơ sở dữ liệu về nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát là bộ phận của hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước về kiểm soát an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân.
2. Cơ sở dữ liệu về nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát phải thường xuyên được cập nhật từ các nguồn thông tin sau đây:
a) Kết quả điều tra, nghiên cứu hồ sơ quản lý liên quan đến nguồn phóng xạ;
b) Báo cáo thanh tra chuyên ngành về an toàn bức xạ;
c) Kết quả phát hiện tại cơ sở thu mua, tái chế sắt, thép phế liệu hoặc bằng thiết bị đặt tại các cửa khẩu, nút giao thông, nhà máy chế biến sắt, thép;
d) Báo cáo của cơ quan hải quan, công an, bộ đội biên phòng, cơ quan chức năng phụ trách cửa khẩu, cầu cảng hoặc tổ chức, cá nhân;
đ) Thông tin về nguồn phóng xạ bị mất cắp, bị thất lạc, bị bỏ rơi; nguồn phóng xạ vô thừa nhận; nguồn phóng xạ bị chuyển giao, lưu giữ, sử dụng bất hợp pháp đã được phát hiện;
e) Thông báo của cơ quan y tế về bệnh nhân bị tổn thương có khả năng do bức xạ gây ra;
g) Thông báo của các tổ chức, cá nhân về mức bức xạ bất thường;
h) Báo cáo về xử lý nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát sau khi được phát hiện;
i) Các nguồn thông tin phát hiện khác.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:
a) Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Hướng dẫn các Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 5 Điều này.
4. Các Bộ, ngành cung cấp thông tin quy định tại khoản 2 Điều này cho Bộ Khoa học và Công nghệ để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia.
5. Các Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:
a) Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về kiểm soát an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân của địa phương;
b) Cung cấp dữ liệu cho cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân, bao gồm cả dữ liệu về nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát;
c) Khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ cho công tác quản lý an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân tại địa phương.
Điều 5. Kinh phí phát hiện, xử lý nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát
1. Ngân sách nhà nước bảo đảm đầu tư thiết bị và kinh phí cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc phát hiện, xử lý nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát.
2. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ quy định cụ thể cơ chế tài chính cho việc sử dụng kinh phí để phát hiện, xử lý nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát.
3. Chủ sở hữu hoặc tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng hợp pháp nguồn phóng xạ phải chịu toàn bộ chi phí cho việc tìm kiếm, xử lý nếu để nguồn phóng xạ rơi vào tình trạng quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 2 Quy chế này.
Chương II
TRÁCH NHIỆM PHÁT HIỆN NGUỒN PHÓNG XẠ NẰM NGOÀI SỰ KIỂM SOÁT
Điều 6. Trách nhiệm phát hiện nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát
1. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Xây dựng chương trình, tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi kiến thức, thông tin để hỗ trợ việc phát hiện và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi phát hiện nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát;
b) Tổ chức thu thập, điều tra, nghiên cứu thông tin để phát hiện nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát;
c) Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp tìm kiếm nguồn phóng xạ khi có thông tin về nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Cơ quan hải quan chủ trì, phối hợp với Cơ quan quản lý nhà nước về kiểm soát và an toàn bức xạ, hạt nhân triển khai phương tiện kỹ thuật và các biện pháp cần thiết để kiểm soát nguồn phóng xạ tại các cửa khẩu.
4. Các cơ sở sản xuất sắt, thép có sử dụng sắt, thép phế liệu phải có thiết bị phù hợp để phát hiện nguồn phóng xạ.
5. Các cơ sở thu mua sắt thép phế liệu phải áp dụng các biện pháp phù hợp để phát hiện nguồn phóng xạ.
6. Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ kỹ thuật và nghiệp vụ cho cơ quan hải quan ở các cửa khẩu trong việc phát hiện nguồn phóng xạ quy định tại khoản 3 Điều này, hướng dẫn cụ thể về thiết bị và các biện pháp phát hiện nguồn phóng xạ quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.
Điều 7. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi phát hiện hoặc có thông tin về nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát
1. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện hoặc có thông tin về nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát phải thông báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất, Sở Khoa học và Công nghệ hoặc Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ, hạt nhân.
2. Cơ quan công an khi phát hiện hoặc nhận thông báo của tổ chức, cá nhân về nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát có trách nhiệm thông báo ngay cho Sở Khoa học và Công nghệ hoặc Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ, hạt nhân. 
3. Cơ quan hải quan, bộ đội biên phòng, cơ quan chức năng phụ trách cửa khẩu, cầu cảng khi phát hiện nguồn phóng xạ được chuyển giao, vận chuyển qua biên giới bất hợp pháp có trách nhiệm bắt giữ và thông báo ngay cho Sở Khoa học và Công nghệ hoặc Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ, hạt nhân.
4. Cơ sở y tế khi phát hiện bệnh nhân nghi ngờ bị tổn thương do nguồn phóng xạ gây ra có trách nhiệm thông báo ngay cho Sở Khoa học và Công nghệ hoặc Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ, hạt nhân.
5. Cơ sở sản xuất sắt, thép và cơ sở thu mua sắt, thép phế liệu khi phát hiện nguồn phóng xạ có trách nhiệm báo cáo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất, Sở Khoa học và Công nghệ hoặc Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ, hạt nhân.
Chương III
XỬ LÝ NGUỒN PHÓNG XẠ
NẰM NGOÀI SỰ KIỂM SOÁT KHI ĐƯỢC PHÁT HIỆN
Điều 8. Trách nhiệm xử lý nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát khi được phát hiện
1. Sở Khoa học và Công nghệ, khi tìm thấy nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát, chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các công việc sau đây:
a) Hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn và an ninh;
b) Áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều 9 Quy chế này;
c) Báo cáo ngay về việc phát hiện và những biện pháp xử lý đã được áp dụng cho Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Sở Khoa học và Công nghệ, khi nhận được thông tin về nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát, chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các công việc sau đây:
a) Xác minh thông tin;
b) Tổ chức việc tìm kiếm nếu thông tin về nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát được xác định;
c) Báo cáo ngay về thông tin nhận được và những biện pháp tìm kiếm đã được áp dụng cho Bộ Khoa học và Công nghệ.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ đạo Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ, hạt nhân hướng dẫn nghiệp vụ, hỗ trợ các Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
4. Sở Công an phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tiến hành điều tra xác định chủ sở hữu, tổ chức, cá nhân có quyền quản lý, sử dụng hợp pháp nguồn phóng xạ.
5. Tổ chức, cá nhân sau khi thông báo cho cơ quan chức năng thông tin về nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát, phải tuân thủ các hướng dẫn của cơ quan chức năng nhằm bảo đảm an toàn và an ninh.
Điều 9. Biện pháp xử lý đối với nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát
1. Trường hợp nguồn phóng xạ bị mất cắp, bị thất lạc, bị bỏ rơi, vô thừa nhận, Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức xác minh thông tin, tìm kiếm, thu gom, đưa nguồn phóng xạ vào kho lưu giữ tạm thời và xác định chủ sở hữu hoặc tổ chức, cá nhân có quyền quản lý, sử dụng hợp pháp để giao lại.
2. Sau thời gian 30 ngày lưu giữ tạm thời mà không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng hợp pháp, Sở Khoa học và Công nghệ phải báo cáo với Bộ Khoa học và Công nghệ.
3. Trường hợp nguồn phóng xạ bị chuyển giao, lưu giữ, sử dụng bất hợp pháp, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiến hành xử lý vi phạm và yêu cầu tổ chức, cá nhân làm thủ tục xin cấp giấy phép theo quy định của pháp luật;
4. Trường hợp nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát gây nhiễm bẩn phóng xạ, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, giảm thiểu khả năng gây hại cho con người và môi trường.
Chương IV KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 10. Khen thưởng
Tổ chức, cá nhân phát hiện và thông báo kịp thời về nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát, tích cực tham gia các hoạt động xử lý nguồn phóng xạ thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Quy chế này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra sẽ bị xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Người nào thiếu tinh thần trách nhiệm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở, gây khó khăn trong việc tìm kiếm, phát hiện, xử lý nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra sẽ bị xử lý kỷ luật; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này.
Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu có vướng mắc, các Bộ, ngành và địa phương thông báo cho Bộ Khoa học và Công nghệ để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải quyết./.

                                                                                                         THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 146/2007/QĐ-TTg NGÀY 04 THÁNG 9 NĂM 2007

BAN HÀNH QUY CHẾ PHÁT HIỆN, XỬ LÝ NGUỒN PHÓNG XẠ

NẰM NGOÀI SỰ KIỂM SOÁT

 

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Pháp lệnh An toàn và kiểm soát bức xạ ngày 25 tháng 6 năm 1996;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,

 

QUYẾT ĐỊNH :

 

   Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phát hiện, xử lý nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát.

   Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

   Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm tổ chức và hướng dẫn thi hành Quyết định này.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

   THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

                    


 

QUY CHẾ

Phát hiện, xử lý nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát

(Ban hành kèm theo Quyết định số 146/2007/QĐ-TTg

ngày 04  tháng 9  năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)

 

 

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Quy chế này quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức, cá nhân) trong việc phát hiện, xử lý nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc có quyền quản lý, sử dụng hợp pháp nguồn phóng xạ (sau đây gọi là nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát).

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát là nguồn phóng xạ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Mất cắp;

b) Thất lạc;

c) Bỏ rơi;

d) Vô thừa nhận;

đ) Chuyển giao bất hợp pháp;

e) Lưu giữ, sử dụng bất hợp pháp.

2. Phát hiện nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát là việc tìm thấy chất phóng xạ, đối tượng nghi ngờ có chứa chất phóng xạ thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Xử lý nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát là việc đưa nguồn phóng xạ này vào trạng thái được kiểm soát theo quy định của pháp luật và áp dụng các biện pháp cần thiết để xử lý nhiễm bẩn phóng xạ.

Điều 3. Nguyên tắc cung cấp thông tin, xử lý nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát

   1. Thông tin về nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát phải được thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền xử lý.

   2. Việc xử lý nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát phải được thực hiện nhanh chóng, triệt để và an toàn.

Điều 4. Cơ sở dữ liệu về nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát

1. Cơ sở dữ liệu về nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát là bộ phận của hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước về kiểm soát an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân.

2. Cơ sở dữ liệu về nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát phải thường xuyên được cập nhật từ các nguồn thông tin sau đây:

a) Kết quả điều tra, nghiên cứu hồ sơ quản lý liên quan đến nguồn phóng xạ;

b) Báo cáo thanh tra chuyên ngành về an toàn bức xạ;

c) Kết quả phát hiện tại cơ sở thu mua, tái chế sắt, thép phế liệu hoặc bằng thiết bị đặt tại các cửa khẩu, nút giao thông, nhà máy chế biến sắt, thép;

d) Báo cáo của cơ quan hải quan, công an, bộ đội biên phòng, cơ quan chức năng phụ trách cửa khẩu, cầu cảng hoặc tổ chức, cá nhân;

đ) Thông tin về nguồn phóng xạ bị mất cắp, bị thất lạc, bị bỏ rơi; nguồn phóng xạ vô thừa nhận; nguồn phóng xạ bị chuyển giao, lưu giữ, sử dụng bất hợp pháp đã được phát hiện;

e) Thông báo của cơ quan y tế về bệnh nhân bị tổn thương có khả năng do bức xạ gây ra;

g) Thông báo của các tổ chức, cá nhân về mức bức xạ bất thường;

h) Báo cáo về xử lý nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát sau khi được phát hiện;

i) Các nguồn thông tin phát hiện khác.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:

a) Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Hướng dẫn các Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 5 Điều này.

4. Các Bộ, ngành cung cấp thông tin quy định tại khoản 2 Điều này cho Bộ Khoa học và Công nghệ để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia.

5. Các Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:

a) Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về kiểm soát an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân của địa phương;

b) Cung cấp dữ liệu cho cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân, bao gồm cả dữ liệu về nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát;

c) Khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ cho công tác quản lý an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân tại địa phương.

Điều 5. Kinh phí phát hiện, xử lý nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát

1. Ngân sách nhà nước bảo đảm đầu tư thiết bị và kinh phí cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc phát hiện, xử lý nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát.

2. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ quy định cụ thể cơ chế tài chính cho việc sử dụng kinh phí để phát hiện, xử lý nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát.

3. Chủ sở hữu hoặc tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng hợp pháp nguồn phóng xạ phải chịu toàn bộ chi phí cho việc tìm kiếm, xử lý nếu để nguồn phóng xạ rơi vào tình trạng quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 2 Quy chế này.

 

Chương II

TRÁCH NHIỆM PHÁT HIỆN
NGUỒN PHÓNG XẠ NẰM NGOÀI SỰ KIỂM SOÁT

Điều 6. Trách nhiệm phát hiện nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát

1. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Xây dựng chương trình, tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi kiến thức, thông tin để hỗ trợ việc phát hiện và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi phát hiện nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát;

b) Tổ chức thu thập, điều tra, nghiên cứu thông tin để phát hiện nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát;

c) Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp tìm kiếm nguồn phóng xạ khi có thông tin về nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Cơ quan hải quan chủ trì, phối hợp với Cơ quan quản lý nhà nước về kiểm soát và an toàn bức xạ, hạt nhân triển khai phương tiện kỹ thuật và các biện pháp cần thiết để kiểm soát nguồn phóng xạ tại các cửa khẩu.

4. Các cơ sở sản xuất sắt, thép có sử dụng sắt, thép phế liệu phải có thiết bị phù hợp để phát hiện nguồn phóng xạ.

5. Các cơ sở thu mua sắt thép phế liệu phải áp dụng các biện pháp phù hợp để phát hiện nguồn phóng xạ.

6. Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ kỹ thuật và nghiệp vụ cho cơ quan hải quan ở các cửa khẩu trong việc phát hiện nguồn phóng xạ quy định tại khoản 3 Điều này, hướng dẫn cụ thể về thiết bị và các biện pháp phát hiện nguồn phóng xạ quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.

Điều 7. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi phát hiện hoặc có thông tin về nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát

1. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện hoặc có thông tin về nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát phải thông báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất, Sở Khoa học và Công nghệ hoặc Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ, hạt nhân.

2. Cơ quan công an khi phát hiện hoặc nhận thông báo của tổ chức, cá nhân về nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát có trách nhiệm thông báo ngay cho Sở Khoa học và Công nghệ hoặc Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ, hạt nhân. 

3. Cơ quan hải quan, bộ đội biên phòng, cơ quan chức năng phụ trách cửa khẩu, cầu cảng khi phát hiện nguồn phóng xạ được chuyển giao, vận chuyển qua biên giới bất hợp pháp có trách nhiệm bắt giữ và thông báo ngay cho Sở Khoa học và Công nghệ hoặc Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ, hạt nhân.

4. Cơ sở y tế khi phát hiện bệnh nhân nghi ngờ bị tổn thương do nguồn phóng xạ gây ra có trách nhiệm thông báo ngay cho Sở Khoa học và Công nghệ hoặc Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ, hạt nhân.

5. Cơ sở sản xuất sắt, thép và cơ sở thu mua sắt, thép phế liệu khi phát hiện nguồn phóng xạ có trách nhiệm báo cáo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất, Sở Khoa học và Công nghệ hoặc Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ, hạt nhân.

 
Chương III
XỬ LÝ NGUỒN PHÓNG XẠ
NẰM NGOÀI SỰ KIỂM SOÁT KHI ĐƯỢC PHÁT HIỆN

Điều 8. Trách nhiệm xử lý nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát khi được phát hiện

1. Sở Khoa học và Công nghệ, khi tìm thấy nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát, chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các công việc sau đây:

a) Hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn và an ninh;

b) Áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều 9 Quy chế này;

c) Báo cáo ngay về việc phát hiện và những biện pháp xử lý đã được áp dụng cho Bộ Khoa học và Công nghệ.

2. Sở Khoa học và Công nghệ, khi nhận được thông tin về nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát, chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các công việc sau đây:

a) Xác minh thông tin;

b) Tổ chức việc tìm kiếm nếu thông tin về nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát được xác định;

c) Báo cáo ngay về thông tin nhận được và những biện pháp tìm kiếm đã được áp dụng cho Bộ Khoa học và Công nghệ.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ đạo Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ, hạt nhân hướng dẫn nghiệp vụ, hỗ trợ các Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

4. Sở Công an phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tiến hành điều tra xác định chủ sở hữu, tổ chức, cá nhân có quyền quản lý, sử dụng hợp pháp nguồn phóng xạ.

5. Tổ chức, cá nhân sau khi thông báo cho cơ quan chức năng thông tin về nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát, phải tuân thủ các hướng dẫn của cơ quan chức năng nhằm bảo đảm an toàn và an ninh.

Điều 9. Biện pháp xử lý đối với nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát

1. Trường hợp nguồn phóng xạ bị mất cắp, bị thất lạc, bị bỏ rơi, vô thừa nhận, Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức xác minh thông tin, tìm kiếm, thu gom, đưa nguồn phóng xạ vào kho lưu giữ tạm thời và xác định chủ sở hữu hoặc tổ chức, cá nhân có quyền quản lý, sử dụng hợp pháp để giao lại.

2. Sau thời gian 30 ngày lưu giữ tạm thời mà không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng hợp pháp, Sở Khoa học và Công nghệ phải báo cáo với Bộ Khoa học và Công nghệ.

3. Trường hợp nguồn phóng xạ bị chuyển giao, lưu giữ, sử dụng bất hợp pháp, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiến hành xử lý vi phạm và yêu cầu tổ chức, cá nhân làm thủ tục xin cấp giấy phép theo quy định của pháp luật;

4. Trường hợp nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát gây nhiễm bẩn phóng xạ, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, giảm thiểu khả năng gây hại cho con người và môi trường.

Chương IV
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 10. Khen thưởng

            Tổ chức, cá nhân phát hiện và thông báo kịp thời về nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát, tích cực tham gia các hoạt động xử lý nguồn phóng xạ thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Xử lý vi phạm

1. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Quy chế này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra sẽ bị xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Người nào thiếu tinh thần trách nhiệm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở, gây khó khăn trong việc tìm kiếm, phát hiện, xử lý nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra sẽ bị xử lý kỷ luật; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 12. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này.

Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu có vướng mắc, các Bộ, ngành và địa phương thông báo cho Bộ Khoa học và Công nghệ để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải quyết./.

 

   THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

 

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi