Quyết định 05/2019/QĐ-KTNN phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 05/2019/QĐ-KTNN
Cơ quan ban hành: | Kiểm toán Nhà nước | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 05/2019/QĐ-KTNN | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Hồ Đức Phớc |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 31/12/2019 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Kế toán-Kiểm toán |
TÓM TẮT VĂN BẢN
04 điểm quan trọng khi xác định mức trọng yếu đối với khoản mục cần lưu ý
Ngày 31/12/2019, Kiểm toán Nhà nước ra Quyết định 05/2019/QĐ-KTNN về việc ban hành Hướng dẫn phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu đối với lĩnh vực kiểm toán báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách bộ, ngành.
Theo đó, khi xác định mức trọng yếu đối với các khoản mục cần lưu ý cần chú ý những điều sau:
Thứ nhất, mức trọng yếu đối với khoản mục cần lưu ý là giá trị tối đa của toàn bộ sai sót đối với từng khoản mục trên Báo cáo ngân sách bộ, ngành (BCNSBN) được kiểm toán mà Kiểm toán viên Nhà nước cho rằng từ mức đó trở xuống khoản mục có thể bị sai nhưng chưa ảnh hưởng đến quyết định của các đối tượng sử dụng thông tin.
Thứ hai, tùy vào hoàn cảnh cụ thể, có thể có các khoản mục có sai sót với mức thấp hơn mức trọng yếu đối với tổng thể BCNSBN. Mức trọng yếu riêng cho các khoản mục trên BCNSBN không được lớn hơn mức trọng yếu đối với tổng thể BCNSBN.
Thứ ba, đối với những khoản mục trọng yếu về bản chất hoặc hậu quả của sai sót tại khoản mục đó nếu xảy ra là nghiêm trọng thì mức trọng yếu được xác định ở mức thấp.
Thứ tư, trường hợp có những khoản mục có yêu cầu chính xác cao về số liệu, mức trọng yếu đối với khoản mục đó có thể được xác định ở mức rất thấp (mức trọng yếu gần bằng 0).
Quyết định này có hiệu lực từ ngày 14/02/2020.
Xem chi tiết Quyết định 05/2019/QĐ-KTNN tại đây
tải Quyết định 05/2019/QĐ-KTNN
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Hướng dẫn phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên
đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu đối với lĩnh vực kiểm toán báo cáo
tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách bộ, ngành
Căn cứ Luật Kiểm toán nhà nước;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 02/2016/QĐ-KTNN ngày 15/7/2016 của Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 1662/QĐ-KTNN ngày 03/11/2017 của Tổng Kiểm toán nhà nước về việc ban hành Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản pháp luật và văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành Quyết định Hướng dẫn phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên trọng yếu, rủi ro đối với lĩnh vực kiểm toán báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách bộ, ngành.
Nơi nhận: |
TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Hồ Đức Phớc
|
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN KIỂM TOÁN DỰA TRÊN
ĐÁNH GIÁ RỦI RO VÀ XÁC ĐỊNH TRỌNG YẾU
ĐỐI VỚI LĨNH VỰC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH,
BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH BỘ, NGÀNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 05/2019/QĐ-KTNN ngày 31/12/2019
của Tổng Kiểm toán nhà nước)
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Các thuật ngữ sử dụng trong Hướng dẫn này được định nghĩa như trong các chuẩn mực kiểm toán hiện hành của KTNN.
CHÍNH SÁCH XÁC ĐỊNH TRỌNG YẾU KIỂM TOÁN BÁO CÁO
TÀI CHÍNH, BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH BỘ, NGÀNH
Mức trọng yếu đối với tổng thể BCNSBN |
= |
Tỷ lệ phần trăm (%) xác định mức trọng yếu đối với tổng thể BCNSBN |
x |
Giá trị tiêu chí được lựa chọn xác định mức trọng yếu đối với tổng thể BCNSBN |
- Tùy từng bộ, ngành, tiêu chí phù hợp để xác định mức trọng yếu đối với tổng thể BCNSBN có thể được lựa chọn từ một hoặc một số chỉ tiêu quan trọng nhất trong các yếu tố của BCNSBN: Kinh phí được sử dụng trong năm; Kinh phí đề nghị quyết toán; Tổng tài sản, Tổng doanh thu, Tổng chi phí; Thặng dư/ thâm hụt trong năm trước thuế.
Ví dụ: Trong trường hợp bộ, ngành có nhiều nguồn kinh phí, KTVNN có thể sử dụng tiêu chí Kinh phí được sử dụng trong Báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động; chỉ tiêu Tổng doanh thu hay Tổng chi phí đối với Báo cáo tình hình tài chính tổng hợp.
- Việc lựa chọn tiêu chí để xác định mức trọng yếu đối với tổng thể BCNSBN phụ thuộc vào xét đoán chuyên môn của KTVNN dựa trên các yếu tố sau:
+ Các khoản mục trên BCNSBN mà đối tượng sử dụng thông tin thường quan tâm.
+ Đặc điểm hoạt động của đơn vị được kiểm toán, lĩnh vực và môi trường hoạt động của đơn vị; môi trường kiểm soát của đơn vị; mục tiêu hoạt động của đơn vị.
+ Tiêu chí, giá trị tiêu chí và mức trọng yếu xác định từ cuộc kiểm toán trước đối với BCNSBN được kiểm toán hoặc cuộc kiểm toán đối với các đơn vị tương tự.
+ Sự thay đổi tiêu chí lựa chọn khi có yếu tố biến động bất thường (ví dụ như: Trường hợp BCNSBN lựa chọn tổng Kinh phí được sử dụng trong năm làm tiêu chí để xác định mức trọng yếu nhưng khi kiểm toán tại đơn vị dự toán, kinh phí được sử dụng trong năm của đơn vị không lớn do đơn vị chi từ nguồn thu, nên tiêu chí doanh thu sẽ được lựa chọn để xác định mức trọng yếu tại đơn vị).
- Trường hợp chọn nhiều tiêu chí để xác định mức trọng yếu thì mức trọng yếu đối với tổng thể BCNSBN là giá trị thấp nhất xác định được từ các tiêu chí trên.
- Khi lựa chọn chỉ tiêu hợp lý để xác định mức trọng yếu đối với tổng thể BCNSBN dựa trên các chỉ tiêu trên, KTVNN cần phản ánh trong hồ sơ kiểm toán những diễn giải chi tiết lý do lựa chọn của mình.
- KTNN xây dựng khung tỷ lệ sử dụng để xác định mức trọng yếu đối với tổng thể BCNSBN là một khoảng tỷ lệ phần trăm (%) tương ứng với mỗi giá trị tiêu chí được lựa chọn (chi tiết theo Bảng 1).
STT |
Mức trọng yếu đối với tổng thể BCNSBN |
I |
Đối với Báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động |
1 |
0,5-2% Kinh phí được sử dụng trong năm |
2 |
0,5-2% Kinh phí đề nghị quyết toán |
II |
Đối với Báo cáo kết quả hoạt động tổng hợp |
1 |
0,5-2% Tổng doanh thu |
2 |
0,5-2% Tổng chi phí |
3 |
3-10% Thặng dư/ thâm hụt trong năm trước thuế |
II |
Báo cáo tình hình tài chính tổng hợp |
1 |
0,5-2% Tổng tài sản |
- Lưu ý, việc xác định tỷ lệ trong khung phụ thuộc vào đánh giá của KTVNN, trên cơ sở xem xét các thông tin: Đặc điểm, quy mô, tính chất phức tạp trong hoạt động của bộ, ngành…
- Khi xây dựng kế hoạch kiểm toán tổng quát BCNSBN, mức trọng yếu được xác định như sau:
+ Đối với cấp BCNSBN: Việc xác định mức trọng yếu đối với tổng thể BCNSBN thực hiện như đối với một đơn vị được kiểm toán độc lập theo hướng dẫn tại Điểm a, b, c, d Khoản 1 Điều 6 của Hướng dẫn này. Trong đó lưu ý, việc lựa chọn các tiêu chí xác định mức trọng yếu đối với tổng thể cần có sự thống nhất, đồng bộ tối đa với tất cả các đơn vị dự toán thuộc bộ, ngành (ví dụ: Có thể chọn tiêu chí kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán đối với báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động; lựa chọn tiêu chí doanh thu hoặc chi phí hoặc thặng dư/ thâm hụt đối với báo cáo tài chính tổng hợp) hoặc có thể áp dụng lựa chọn kết hợp đồng thời nhiều chỉ tiêu (ví dụ: Vừa chọn chỉ tiêu kinh phí được sử dụng trong năm và chỉ tiêu kinh phí đề nghị quyết toán đối với báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động, vừa chọn chỉ tiêu doanh thu và chỉ tiêu chi phí đối với báo cáo tài chính tổng hợp…). Trên cơ sở mức trọng yếu đối với tổng thể BCNSBN đã được xác định, thực hiện xác định mức trọng yếu cho từng đơn vị dự toán tương ứng theo xét đoán và các tiêu chí nhất định phù hợp với một hoặc một số chỉ tiêu xác định mức trọng yếu tổng thể BCNSBN.
+ Đối với báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính của từng đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc: Trên cơ sở mức trọng yếu đối với tổng thể BCNSBN đã được xác định, có thể thực hiện phân bổ cho từng đơn vị dự toán cấp dưới tương ứng theo xét đoán và các tiêu chí nhất định:
Mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính của đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc được áp dụng cho từng đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc mà các KTVNN sẽ kiểm toán hoặc soát xét vì mục đích kiểm toán BCNSBN có thể được xác định theo mức phân bổ để xác định mức trọng yếu của các đơn vị dự toán theo các tiêu chí (ví dụ: Dựa trên kinh phí đề nghị quyết toán chiếm tỷ lệ bao nhiêu % trong báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động của bộ, ngành để phân bổ mức trọng yếu tương ứng và dựa trên tổng doanh thu, chi phí chiếm tỷ lệ bao nhiêu % trong báo cáo tài chính tổng hợp và mức độ rủi ro đánh giá ở từng đơn vị dự toán để phân bổ mức trọng yếu tương ứng).
Hoặc từng đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc có thể được xác định mức trọng yếu dựa trên các đặc điểm, quy mô của từng đơn vị và thường khác nhau tại mỗi đơn vị tương ứng theo xét đoán của KTVNN: Quy mô tiêu chí lựa chọn càng lớn thì tỷ lệ % trên tiêu chí càng nhỏ; rủi ro của đơn vị càng lớn thì tỷ lệ % trên tiêu chí càng nhỏ.
Song trong cả hai trường hợp việc xác định mức trọng yếu của đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc phải đảm bảo nguyên tắc mức trọng yếu đối với đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc phải thấp hơn mức trọng yếu đối với tổng thể BCNSBN, nhằm giảm xuống một mức độ thấp hợp lý, để tổng hợp các sai sót không được điều chỉnh và không được phát hiện trong BCNSBN không vượt quá mức trọng yếu đối với tổng thể BCNSBN (KTVNN dựa trên xét đoán mức độ rủi ro tại từng đơn vị dự toán để xác định mức trọng yếu tương ứng, nhưng mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán không được vượt quá mức trọng yếu đối với tổng thể BCNSBN).
- Pháp luật, các quy định hoặc khuôn khổ về lập và trình bày BCNSBN được áp dụng có thể gây ảnh hưởng đến kỳ vọng của đối tượng sử dụng thông tin tài chính đối với một số khoản mục trên BCNSBN (ví dụ như: Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp hiện hành yêu cầu việc trình bày báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động chi tiết từng chỉ tiêu và từng loại, khoản mục như: Chỉ tiêu ngân sách nhà nước (nguồn trong nước, nguồn viện trợ, nguồn vay nợ nước ngoài);.... Quy định này có thể hướng sự quan tâm của các đối tượng sử dụng thông tin tài chính đối với các khoản mục hoặc các loại chi phí có quy mô lớn, chiếm tỷ trọng chủ yếu hoặc quan trọng đối với báo cáo quyết toán).
- Các thuyết minh quan trọng liên quan đến đặc điểm hoạt động của đơn vị trong năm kiểm toán; hoặc là thông tin dồn tích của nhiều năm.
- Đối tượng sử dụng BCNSBN quan tâm đến một chỉ tiêu nhất định được thuyết minh riêng rẽ trên BCNSBN (ví dụ như: Khi đối tượng sử dụng BCNSBN quan tâm đến chỉ tiêu chi từ nguồn viện trợ hoặc nguồn vay nợ nước ngoài... thì chi phí đó sẽ có thể cần được lưu ý).
- Các chỉ tiêu liên quan đến định hướng, trọng tâm kiểm toán của ngành thuộc BCNSBN (chi sự nghiệp khoa học và công nghệ nếu trong năm KTNN có kiểm toán chuyên đề quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ, hoặc chi từ nguồn vốn vay ODA nếu trong năm KTNN có kiểm toán chuyên đề quản lý, sử dụng vốn vay ODA...).
- Mức trọng yếu đối với khoản mục cần lưu ý là giá trị tối đa của toàn bộ sai sót đối với từng khoản mục trên BCNSBN được kiểm toán mà KTVNN cho rằng từ mức đó trở xuống khoản mục có thể bị sai nhưng chưa ảnh hưởng đến quyết định của các đối tượng sử dụng thông tin.
- Tùy vào hoàn cảnh cụ thể, có thể có các khoản mục có sai sót với mức thấp hơn mức trọng yếu đối với tổng thể BCNSBN nhưng vẫn ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng thì KTVNN phải xác định mức trọng yếu hoặc các mức trọng yếu áp dụng cho từng khoản mục này. Tuy nhiên, mức trọng yếu riêng cho các khoản mục trên BCNSBN không được lớn hơn mức trọng yếu đối với tổng thể BCNSBN.
- Đối với những khoản mục trọng yếu về bản chất hoặc hậu quả của sai sót tại khoản mục đó nếu xảy ra là nghiêm trọng thì mức trọng yếu được xác định ở mức thấp.
- Trường hợp có những khoản mục có yêu cầu chính xác cao về số liệu, mức trọng yếu đối với khoản mục đó có thể được xác định ở mức rất thấp (mức trọng yếu gần bằng 0). Khi đó, KTVNN có thể kiểm toán gần như toàn bộ các giao dịch có liên quan nhằm phát hiện các sai sót có liên quan đến khoản mục.
Mức trọng yếu thực hiện |
= |
Tỷ lệ phần trăm (%) xác định mức trọng yếu thực hiện |
x |
Mức trọng yếu đối với tổng thể BCNSBN |
Ví dụ: Thông thường xác định mức trọng yếu thực hiện được xác định ở tỷ lệ % thấp (trong khung hướng dẫn) khi có các yếu tố sau: Phát sinh một số khoản chi lớn và đột xuất so với những năm trước; có sự thay đổi nhân sự lãnh đạo; bổ sung nhiệm vụ cuối năm; bộ máy kiểm soát hoạt động không hiệu quả;...
Ngưỡng sai sót không đáng kể |
= |
Tỷ lệ phần trăm (%) xác định ngưỡng sai sót không đáng kể |
X |
Mức trọng yếu đối với tổng thể BCNSBN |
Ví dụ: Các sai phạm liên quan đến nghĩa vụ với NSNN; các hành vi, sai phạm liên quan đến gian lận, biển thủ công quỹ, tài sản;…
Ví dụ: Việc không tuân thủ các quy định, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các văn bản của Chính phủ trong quản lý, điều hành NSNN như phân bổ vốn chậm, không giải ngân được phải hủy dự toán hoặc chuyển nguồn sang năm sau chiếm tỷ trọng lớn trên tổng chi NSNN hàng năm, hoặc chậm giải ngân đối với các nguồn vốn vay phải trả lãi, sử dụng sai nguồn; hoặc quy định mức phí, lệ phí được để lại quá lớn so với nhu cầu sử dụng của đơn vị, dẫn đến phải chuyển nguồn qua nhiều năm... trong khi nhiều nhiệm vụ khác thiếu nguồn để thực hiện, dẫn đến lãng phí NSNN đều là trọng yếu về bản chất. Do đó, trong giai đoạn lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán, KTVNN cần xác định trọng yếu về bản chất và ghi chép lại trong hồ sơ kiểm toán.
VẬN DỤNG ĐÁNH GIÁ RỦI RO VÀ XÁC ĐỊNH TRỌNG YẾU
TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN
Khi khảo sát và thu thập thông tin, KTVNN thực hiện theo quy định tại Quy trình kiểm toán ngân sách trung ương (bộ, ngành) do Tổng KTNN ban hành, trong đó, cần lưu ý:
KTVNN sử dụng các xét đoán chuyên môn để đánh giá Hệ thống KSNB của bộ, ngành được kiểm toán có thể thực hiện được bằng cách phỏng vấn, quan sát, hoặc kiểm tra tài liệu (theo Phụ lục 02/HD-RRTY-NSBN), bao gồm:
- KTVNN phải tìm hiểu về môi trường kiểm soát của đơn vị theo quy định tại các đoạn từ Đoạn 24 đến Đoạn 28 của CMKTNN 1315 - Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường hoạt động của đơn vị trong kiểm toán tài chính.
- Để tìm hiểu môi trường kiểm soát của đơn vị, KTVNN phải xem xét các yếu tố: Quy định về đạo đức nghề nghiệp trong đơn vị; năng lực và trình độ nhân viên; hoạt động của bộ máy kiểm soát; phong cách điều hành của lãnh đạo đơn vị; cơ cấu tổ chức; phân công quyền hạn và trách nhiệm; các chính sách và quy định về nhân sự.
KTVNN tìm hiểu quy trình quản trị rủi ro của đơn vị để: xác định rủi ro hoạt động liên quan tới mục tiêu lập và trình bày BCNSBN; ước tính mức độ rủi ro và đánh giá khả năng xảy ra rủi ro; quyết định các thủ tục kiểm toán thích hợp đối với các rủi ro đó quy định tại Đoạn 31 đến Đoạn 32 CMKTNN 1315 - Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường hoạt động của đơn vị trong kiểm toán tài chính. Trong đó lưu ý:
- Nếu đơn vị đã xây dựng quy trình quản trị rủi ro, KTVNN phải tìm hiểu và đánh giá nội dung, kết quả và tính phù hợp của quy trình này hoặc xác định những khiếm khuyết nghiêm trọng trong kiểm soát nội bộ liên quan đến quy trình đánh giá rủi ro của đơn vị trong việc không phát hiện được rủi ro có sai sót trọng yếu.
- Nếu đơn vị chưa có quy trình đánh giá rủi ro hoặc đã có quy trình nhưng chưa được chuẩn hóa, KTVNN phải trao đổi với lãnh đạo đơn vị về các phát hiện và có các biện pháp xử lý các rủi ro hoạt động liên quan tới mục tiêu lập và trình bày BCNSBN trong kế hoạch kiểm toán. KTVNN phải đánh giá mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng trong kiểm soát nội bộ khi không có văn bản quy định quy trình quản trị rủi ro của đơn vị để xác định các nội dung trọng yếu, mục tiêu trong kế hoạch kiểm toán.
- KTVNN phải tìm hiểu về hệ thống thông tin liên quan đến việc lập và trình bày BCNSBN:
+ Trình tự lập dự toán, chấp hành, quyết toán ngân sách của bộ, ngành; việc thẩm tra quyết toán của cơ quan tài chính, đối chiếu số liệu thu chi với KBNN.
+ Các hoạt động của bộ, ngành trong năm ngân sách kiểm toán và các thời kỳ trước, sau có liên quan có ảnh hưởng quan trọng đối với thông tin trên BCNSBN.
+ Các thủ tục được thực hiện trong hệ thống công nghệ thông tin hoặc thủ công để tạo lập, ghi chép, xử lý, chỉnh sửa các nghiệp vụ kinh tế, ghi nhận và trình bày trong BCNSBN.
+ Quy trình lập và trình bày BCNSBN của đơn vị, bao gồm cả các báo cáo thuyết minh quan trọng.
+ Các kiểm soát của bộ, ngành đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (như các bút toán hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh, bút toán điều chỉnh, chuyển nguồn, khóa sổ cuối năm…), cũng cần lưu ý những nghiệp vụ phát sinh trong giai đoạn chỉnh lý quyết toán.
- KTVNN phải tìm hiểu cách thức đơn vị trao đổi thông tin về vai trò, trách nhiệm và các vấn đề quan trọng khác liên quan tới việc lập và trình bày BCNSBN, như:
+ Trao đổi giữa lãnh đạo đơn vị và bộ phận kiểm soát.
+ Thông tin với các cơ quan bên ngoài (Cơ quan tài chính, kho bạc nhà nước, cơ quan thuế và các cơ quan có liên quan về vấn đề được kiểm toán...).
Thực hiện theo quy định tại Đoạn 35 đến Đoạn 40 CMKTNN 1315 - Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường hoạt động của đơn vị trong kiểm toán tài chính, trong đó, cần lưu ý:
- Phải tìm hiểu những hoạt động kiểm soát liên quan đến cuộc kiểm toán mà theo xét đoán của KTVNN là cần thiết để đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu và thiết kế các thủ tục kiểm toán tiếp theo đối với rủi ro đã đánh giá đối với quá trình lập BCNSBN.
- Các hoạt động kiểm soát là các chính sách và thủ tục nhằm đảm bảo sự chỉ đạo của lãnh đạo bộ, ngành trong quá trình quản lý, điều hành thực hiện ngân sách như: Phê duyệt; đánh giá hoạt động; xử lý thông tin; thực hiện nguyên tắc trong phân công nhiệm vụ của các đơn vị của bộ, ngành.
- Cần chú trọng vào việc phát hiện các hoạt động kiểm soát nghiệp vụ, giao dịch được coi là có mức độ rủi ro có sai sót trọng yếu cao:
+ Việc tuân thủ các quy chế quản lý, kiểm soát trong các hoạt động chính: lập, thẩm định quyết toán của cơ quan tài chính đối với các đơn vị sử dụng NSNN, của đơn vị dự toán cấp trên đối với đơn vị dự toán cấp dưới.
+ Việc tuân thủ chế độ kế toán, quyết toán ngân sách: Chế độ kế toán áp dụng, tổ chức bộ máy kế toán; tổ chức hạch toán kế toán theo mục lục ngân sách.
+ Việc đối chiếu số liệu thu, chi của các đơn vị sử dụng ngân sách với KBNN.
+ Các hoạt động kiểm soát các nghiệp vụ quan trọng có rủi ro cao khác.
- Tìm hiểu cách thức bộ, ngành xử lý rủi ro phát sinh từ công nghệ thông tin: việc sử dụng công nghệ thông tin ảnh hưởng đến cách thức hoạt động kiểm soát; các kiểm soát chung về công nghệ thông tin và các chính sách, thủ tục liên quan đến nhiều chương trình ứng dụng và hỗ trợ hiệu quả hoạt động của các kiểm soát chương trình ứng dụng để ngăn chặn hoặc phát hiện các sai sót, đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu kế toán. Các kiểm soát này thường liên quan đến các thủ tục được sử dụng để tạo lập, ghi chép, xử lý và báo cáo các giao dịch hoặc các dữ liệu tài chính khác nhằm bảo đảm các giao dịch phát sinh được phê duyệt; ghi nhận và xử lý đầy đủ, chính xác.
Thực hiện theo quy định tại Đoạn 41 đến Đoạn 44 CMKTNN 1315 - Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường hoạt động của đơn vị trong kiểm toán tài chính. Trong đó, KTVNN phải lưu ý tìm hiểu những phương thức chủ yếu mà bộ, ngành sử dụng để giám sát kiểm soát nội bộ đối với việc lập và trình bày BCNSBN, gồm các hoạt động kiểm soát liên quan đến tạo lập, xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và biện pháp khắc phục các khiếm khuyết trong kiểm soát của bộ, ngành.
- Các thông tin khác cần thu thập về tình hình tài chính ngân sách của bộ, ngành như: các thông tin thu thập và kết quả thực hiện của bộ, ngành đối với báo cáo kiểm toán, kết luận thanh tra và kiểm tra nội bộ; các vấn đề cần lưu ý từ những cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; các vấn đề khác liên quan đến quá trình điều hành, thực hiện ngân sách của bộ, ngành...
- KTVNN có thể thu thập thông tin từ các đơn vị khác có liên quan; cơ quan đã tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm toán trước đó (các báo cáo, biên bản, kết luận,...); các phương tiện thông tin đại chúng (báo in, báo điện tử, truyền thanh, truyền hình...); các đơn vị khác (nếu có).
Việc xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu vận dụng hướng dẫn CMKTNN 1315 - Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường hoạt động của đơn vị trong kiểm toán tài chính, trong đó, lưu ý các nội dung sau:
Thực hiện theo hướng dẫn từ Đoạn 21 đến Đoạn 42 CMKTNN 1320 - Xác định và vận dụng trọng yếu trong kiểm toán tài chính, trong đó cần lưu ý:
- Việc xác định tiêu chí để xác định mức trọng yếu tổng thể đối với BCNSBN phụ thuộc vào xét đoán chuyên môn của KTVNN về nhu cầu thông tin của đa số người sử dụng báo cáo quan tâm nhiều nhất đến chỉ tiêu nào.
- Thông thường, chỉ tiêu quan tâm của các cơ quan quản lý nhà nước, công chúng và lãnh đạo các bộ, ngành là tổng kinh phí được sử dụng trong năm, kinh phí đề nghị quyết toán trong báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động; tổng doanh thu, chi phí trong báo cáo kết quả hoạt động, vì vậy KTVNN có thể lựa chọn một hoặc một số chỉ tiêu này trong từng báo cáo làm tiêu chí ước tính mức trọng yếu tổng thể đối với tổng thể BCNSBN. Tùy từng trường hợp cụ thể, KTVNN phải sử dụng xét đoán chuyên môn để quyết định lựa chọn tiêu chí phù hợp.
- Việc xác định tiêu chí để xác định mức trọng yếu đối với tổng thể BCNSBN phụ thuộc vào xét đoán chuyên môn của KTVNN, tùy thuộc vào đặc điểm của bộ, ngành, quy mô ngân sách, cơ chế tài chính đặc thù chi phối hoạt động của đơn vị được kiểm toán...
Ví dụ: Xuất phát từ đặc điểm hoạt động của bộ, ngành sẽ tác động đến tỷ trọng các nguồn kinh phí NSNN cấp và kinh phí quyết toán trong năm cũng như tình hình thu, chi hoạt động dịch vụ. Trong trường hợp kinh phí đề nghị quyết toán trong năm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kinh phí được sử dụng tại báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động thì lựa chọn tiêu chí kinh phí đề nghị quyết toán trong năm. Ngược lại, kinh phí đề nghị quyết toán chiếm tỷ trọng thấp trong tổng kinh phí được sử dụng thì lựa chọn tiêu chí kinh phí được sử dụng; hoặc tại một số bộ, ngành nguồn kinh phí được khấu trừ để lại nhiều thì lựa chọn tiêu chí kinh phí được sử dụng để đánh giá tính phù hợp của cơ chế tài chính đơn vị áp dụng...
- Việc lựa chọn các tiêu chí xác định mức trọng yếu đối với tổng thể BCNSBN cần có sự thống nhất, đồng bộ tối đa với tất cả các đơn vị dự toán thuộc bộ, ngành.
- Trong trường hợp chỉ kiểm toán một số thông tin, yếu tố của BCNSBN, thì thông tin, yếu tố đó có thể là tiêu chí phù hợp để xác định mức trọng yếu đối với tổng thể BCNSBN.
Ví dụ: Nếu chỉ kiểm toán kinh phí được sử dụng, không quan tâm đến kinh phí quyết toán trong năm, có thể lựa chọn tiêu chí kinh phí được sử dụng làm tiêu chí để xác định mức trọng yếu đối với tổng thể BCNSBN.
- Giá trị tiêu chí xác định trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán thường dựa trên số liệu báo cáo của đơn vị. Một số trường hợp vào giai đoạn lập kế hoạch bộ, ngành chưa hoàn thành BCNSBN giá trị các tiêu chí được lấy theo số ước tính theo báo cáo của đơn vị.
- Giá trị của tiêu chí lựa chọn xác định mức trọng yếu đối với tổng thể BCNSBN cần được dựa trên các dữ liệu tài chính phù hợp. Những dữ liệu này thường bao gồm các số liệu về kết quả hoạt động và tình hình thực hiện dự toán trong kỳ được kiểm toán. Tùy theo hoàn cảnh cụ thể, KTVNN có thể điều chỉnh tăng, giảm giá trị tiêu chí cho phù hợp khi loại trừ các biến động lớn hoặc có những thay đổi quan trọng có liên quan đến môi trường hoạt động của bộ, ngành.
- Trên cơ sở khung tỷ lệ xác định mức trọng yếu đối với tổng thể BCNSBN quy định tại Khoản 1 Điều 6 của Hướng dẫn này, KTVNN phải sử dụng xét đoán chuyên môn khi xác định tỷ lệ % áp dụng cho tiêu chí đã lựa chọn cho từng cuộc kiểm toán, phụ thuộc vào hiểu biết của KTVNN về mức độ sai sót có thể ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng BCNSBN.
- Tùy theo từng bộ, ngành với cùng một tiêu chí lựa chọn nhưng tỷ lệ % tương ứng để xác định mức trọng yếu có thể khác nhau, chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: đặc điểm; quy mô bộ, ngành; lĩnh vực hoạt động; cơ chế chính sách, cơ chế tài chính... (chi tiết xem Bảng 2).
TT |
Trị số của các tiêu chí lựa chọn |
|
Hướng tới tỷ lệ % cao trong khung |
Hướng tới tỷ lệ % thấp trong khung |
|
1 |
Đơn vị sử dụng ít nguồn kinh phí, các khoản chi cơ bản đã có định mức ban hành theo quy định của Nhà nước |
Đơn vị sử dụng nhiều nguồn kinh phí, loại khoản kinh phí, nhiều khoản chi đặc thù không có định mức theo quy định của Nhà nước |
2 |
Ảnh hưởng đến ít người sử dụng báo cáo. |
Ảnh hưởng đến nhiều người sử dụng báo cáo. |
3 |
Bộ, ngành có quy mô nhỏ, ít đơn vị, đầu mối trực thuộc. |
Bộ, ngành có quy mô lớn, nhiều đơn vị, đầu mối trực thuộc. |
4 |
Đơn vị hoạt động theo cơ chế chính sách, tài chính thông thường. |
Đơn vị hoạt động theo cơ chế chính sách, tài chính đặc thù. |
5 |
Đơn vị đang trong giai đoạn ổn định cơ chế, chính sách |
Đơn vị đang trong giai đoạn chịu ảnh hưởng bởi sự điều chỉnh, thay đổi của cơ chế, chính sách |
6 |
Hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị có hiệu lực |
Hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị thấp hoặc không có hiệu lực |
7 |
................................... |
...................... |
Mức trọng yếu đối với tổng thể BCNSBN |
= |
Tỷ lệ phần trăm (%) xác định mức trọng yếu đối với tổng thể BCNSBN |
x |
Giá trị tiêu chí lựa chọn để xác định mức trọng yếu đối với tổng thể BCNSBN |
3.1. Xác định trọng yếu kiểm toán báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động
Nội dung |
|
Kế hoạch |
Tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng yếu
|
|
Tổng kinh phí quyết toán |
Nguồn số liệu để xác định mức trọng yếu |
|
Báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động trước kiểm toán |
Lý do lựa chọn tiêu chí này |
|
Kinh phí quyết toán chiếm tỷ trọng lớn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kinh phí được sử dụng (90%) |
Giá trị tiêu chí được lựa chọn |
(a) |
1.300.000trđ |
Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu |
(b) |
0,7% |
Lý do lựa chọn tỷ lệ này |
|
Trong tổng kinh phí quyết toán có kinh phí chi đầu tư và chi sự nghiệp tăng nhiều so với năm trước; có nhiều nghiệp vụ phức tạp, hệ thống kiểm soát nội bộ không hiệu quả. |
Mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động |
(c)=(a)*(b) |
9.100trđ |
Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu thực hiện |
(d) |
50% mức trọng yếu tổng thể |
Lý do lựa chọn tỷ lệ này |
|
Do Bộ A có nhiều nghiệp vụ phức tạp, hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá không hiệu quả. |
Mức trọng yếu thực hiện |
(e)=(c)*(d) |
4.550trđ |
Tỷ lệ sử dụng để ước tính ngưỡng sai sót không đáng kể |
(f) |
1% Mức trọng yếu tổng thể |
Lý do lựa chọn tỷ lệ này |
|
Do Bộ A có nhiều nghiệp vụ phức tạp, hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá không hiệu quả, có thể tiềm ẩn nhiều sai sót. |
Ngưỡng sai sót không đáng kể |
(g) = (c)*(f) |
91trđ |
3.2. Xác định trọng yếu kiểm toán báo cáo tài chính
Nội dung |
|
Kế hoạch |
Tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng yếu |
|
Tổng doanh thu |
Nguồn số liệu để xác định mức trọng yếu |
BCTC trước kiểm toán |
|
Lý do lựa chọn tiêu chí này |
|
Đơn vị có số thu lớn và tăng đột biến trong năm. Mặt khác, hoạt động trong năm có thặng dư. |
Giá trị tiêu chí được lựa chọn |
(a) |
1.000.000 trđ |
Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu |
(b) |
0,7% |
Lý do lựa chọn tỷ lệ này |
|
Do đơn vị lớn, nhiều khoản thu, trong đó có một số khoản thu phức tạp nên lựa chọn tỷ lệ 0,7% trên doanh thu. |
Mức trọng yếu đối với tổng thể BCTC |
(c)=(a)*(b) |
7.000 trđ |
Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu thực hiện |
(d)
|
[50%-75%]. Chọn: 50% |
Lý do lựa chọn tỷ lệ này |
|
Do đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị không hiệu quả nên chọn mức thấp 50% |
Mức trọng yếu thực hiện (1) |
(e)=(c)*(d) |
3.500 trđ |
Tỷ lệ sử dụng để ước tính ngưỡng sai sót không đáng kể |
(f) |
[dưới 3%]. Chọn 1% |
Lý do lựa chọn tỷ lệ này |
|
Do đây là đơn vị có hoạt động kinh doanh dịch vụ phức tạp, có thể tiềm ẩn nhiều sai sót |
Ngưỡng sai sót không đáng kể |
(g)=(c)*(f) |
70 trđ |
- Trong một số trường hợp đặc biệt, có thể có các khoản mục có thể có sai sót với mức thấp hơn mức trọng yếu tổng thể đối với BCNSBN nhưng vẫn ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng thì KTVNN phải xác định mức trọng yếu hoặc các mức trọng yếu áp dụng cho từng khoản mục này. KTVNN có thể dựa vào xét đoán chuyên môn của mình để xác định mức trọng yếu đối với các khoản mục cần lưu ý hoặc vận dụng tỷ lệ % trong khung tỷ lệ tại chính sách xác định mức trọng yếu kiểm toán để xác định tương tự như đối với xác định mức trọng yếu đối với tổng thể BCNSBN. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp thì mức trọng yếu đối với khoản mục cần lưu ý đều được xác định ở mức thấp hơn mức trọng yếu đối với tổng thể BCNSBN.
- Đối với những khoản mục trọng yếu về bản chất hoặc hậu quả của sai sót tại khoản mục đó nếu xảy ra là nghiêm trọng thì mức trọng yếu được xác định ở mức thấp. Trường hợp có những khoản mục có yêu cầu chính xác cao về số liệu, mức trọng yếu đối với khoản mục có thể được xác định ở mức rất thấp (mức trọng yếu gần bằng 0). Khi đó, KTVNN có thể cần kiểm toán toàn bộ các giao dịch có liên quan nhằm phát hiện tất cả các sai sót có liên quan đến khoản mục.
Ví dụ: Trên báo cáo kết quả hoạt động của Bộ A, chỉ tiêu chi phí thuế TNDN là 6.000 triệu đồng, mặc dù nhỏ hơn mức trọng yếu đối với tổng thể BCNSBN (báo cáo tài chính) nhưng là chỉ tiêu quan trọng liên quan đến nghĩa vụ với NSNN, nên xác định mức trọng yếu riêng. Khi đó, KTVNN có thể dựa vào xét đoán chuyên môn của mình để xác định mức trọng yếu đối với khoản mục ở mức thấp hơn mức trọng yếu đối với tổng thể BCNSBN. Giả sử KTVNN chọn tỷ lệ 0,7% trên giá trị của khoản mục cần lưu ý. Mức trọng yếu đối với khoản mục này được xác định là: 0,7% x giá trị khoản mục chi phí thuế TNDN = 0,7% x 6.000 triệu đồng = 42 triệu đồng (Chi tiết xem Bảng 4).
Các khoản mục cần lưu ý |
Giá trị khoản mục |
Xác định mức trọng yếu khoản mục lưu ý |
Xác định mức trọng yếu thực hiện của khoản mục lưu ý |
Xác định ngưỡng sai sót không đáng kể |
Mô tả cách xác định |
|||
Tỷ lệ % |
Mức trọng yếu |
Tỷ lệ % |
Mức trọng yếu |
Tỷ lệ % |
Ngưỡng sai sót không đáng kể |
|||
(1) |
(2) |
(3) |
(4=3x2) |
(5) |
(6=5x4) |
(7) |
(8=7x4) |
(9) |
1. Chi phí thuế TNDN |
6.000 trđ |
0,7% |
42 trđ |
50% |
21 trđ |
1% |
0,42trđ |
Do là chỉ tiêu rất quan trọng |
.... |
|
|
|
|
|
|
|
|
Trên cơ sở mức trọng yếu đối với tổng thể BCNSBN và mức trọng yếu đối với các khoản mục cần lưu ý, KTVNN xác định các khoản mục trọng yếu (theo Phụ lục 05/HD-RRTY-NSBN):
- Xét về mặt định lượng: các khoản mục trên BCNSBN có giá trị vượt quá mức trọng yếu đối với tổng thể BCNSBN có thể xác định là trọng yếu vì có thể chứa đựng sai sót lớn hơn mức trọng yếu tổng thể.
Ví dụ: Với tiêu chí được lựa chọn khi xác định mức trọng yếu tổng thể là kinh phí đề nghị quyết toán, tỷ lệ sử dụng để xác định mức trọng yếu là 0,7%, giá trị tiêu chí được lựa chọn 1.300.000 triệu đồng, mức trọng yếu tổng thể là 9.100 triệu đồng; xét về mặt định lượng các khoản mục trên BCNSBN có giá trị lớn hơn 9.100 triệu đồng có thể được xác định là trọng yếu.
- Xét về mặt định tính: Việc xác định các khoản mục trọng yếu không chỉ đơn thuần là việc xem xét về giá trị của các khoản mục trên BCNSBN mà cần phải sử dụng xét đoán chuyên môn khi xem xét các yếu tố định tính trong hoàn cảnh cụ thể. Một khoản mục có giá trị nhỏ hơn mức trọng yếu có thể là trọng yếu khi xem xét các yếu tố định tính nếu khoản mục là quan trọng và có khả năng chứa đựng sai sót, gian lận. Ngược lại, một khoản mục có giá trị lớn hơn mức trọng yếu có thể không xác định là trọng yếu nếu KTVNN có đủ cơ sở, bằng chứng xác định khoản mục không chứa đựng sai sót trọng yếu (chi tiết xem Bảng 5).
TT |
Khoản mục |
Giá trị (triệu đồng) |
Khoản mục trọng yếu (Có/Không) |
Lý do |
1 |
Chi đào tạo lại |
5.600 |
Có |
Quy mô nhỏ hơn mức trọng yếu, đây là khoản chi có tính chất phức tạp luôn tiềm ẩn các sai sót, sai phạm của các đơn vị trong quá trình quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. |
2 |
Chi mua sắm tài sản |
5.000 |
Có |
|
3 |
Chi thanh toán cá nhân |
100.000 |
Không |
Quy mô lớn hơn mức trọng yếu, nhưng có bằng chứng chắc chắn: không có biến động, hệ thống kiểm soát hiệu quả qua thử nghiệm. |
|
.... |
|
|
|
- Độ lớn và thành phần chi tiết của các khoản mục, số lượng của các giao dịch, mức độ phức tạp và tính đồng nhất của các giao dịch liên quan đến khoản mục (ví dụ: Các khoản mục có số kinh phí đề nghị quyết toán lớn, phức tạp có thể chứa đựng sai sót trọng yếu);
- Khả năng có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn của khoản mục (ví dụ: Quyết toán sai nguồn kinh phí;...);
- Bản chất của các khoản mục (các khoản mục dễ bị tác động để làm thay đổi nguồn kinh phí được sử dụng, như số dư kinh phí năm trước chuyển sang không còn nhiệm vụ chi hoặc dự toán được giao trong năm nhưng không chi tiết, cụ thể làm cơ sở thực hiện...);
- Sự phức tạp trong hạch toán kế toán và lập báo cáo các khoản mục (ví dụ: Các nghiệp vụ xảy ra trong thời gian chỉnh lý quyết toán hoặc các nghiệp vụ mới phát sinh, các hoạt động đặc thù...);
- Sự tồn tại của giao dịch với các bên liên quan trong các khoản mục (ví dụ: các khoản kinh phí nộp cấp trên...);
- Các khoản mục có sự biến động lớn, bất thường so với giai đoạn trước (nhiệm vụ chi mới, phức tạp, tăng đột biến trong năm);
- Nhu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin tài chính, kỳ vọng và mối quan tâm của các nhà quản lý và công chúng về một vấn đề nhất định (ví dụ: Những vấn đề nổi cộm được Quốc hội và các cơ quan quản lý nhà nước quan tâm);
- Yêu cầu giám sát theo quy định của pháp luật trong một lĩnh vực cụ thể;
- Yêu cầu về việc công khai và minh bạch (ví dụ: yêu cầu công khai cụ thể về gian lận hoặc các thiệt hại khác).
Việc xác định các khoản mục trọng yếu trên báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động của Bộ A xem chi tiết Bảng 6.
TT |
Khoản mục |
Giá trị |
Khoản mục trọng yếu (Có/Không) |
Lý do |
|
Kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán |
|
|
|
I |
NSNN |
|
|
|
1 |
Sự nghiệp Khoa học và công nghệ |
300.000 |
Có |
Quy mô lớn hơn mức trọng yếu; và khoản mục có sai sót do tính phức tạp; chưa có bằng chứng xác định khoản mục không có sai sót |
2 |
Các hoạt động kinh tế |
25.000 |
Có |
|
3 |
Hành chính, đảng, đoàn thể |
20.000 |
Không |
Quy mô lớn hơn mức trọng yếu nhưng không có biến động đã thử nghiệm đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu và có định mức tương đối rõ ràng |
4 |
Chi đầu tư phát triển |
800.000 |
Có |
Quy mô lớn hơn mức trọng yếu; và khoản mục có sai sót do tính phức tạp; chưa có bằng chứng xác định khoản mục không có sai sót |
5 |
Viện trợ Lào; Campuchia CK |
2.000 |
Không |
Quy mô nhỏ hơn mức trọng yếu |
6 |
Sự nghiệp y tế |
6.000 |
Có |
Quy mô nhỏ hơn mức trọng yếu nhưng là khoản mục hay có sai sót |
7 |
Sự nghiệp bảo vệ môi trường |
5.600 |
||
8 |
Chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo |
20.000 |
Có |
Quy mô lớn hơn mức trọng yếu; và khoản mục có sai sót do tính phức tạp; chưa có bằng chứng xác định khoản mục không có sai sót |
9 |
Chi mua sắm tài sản |
5.000 |
Có |
Quy mô nhỏ hơn mức trọng yếu nhưng là khoản mục hay có sai sót |
10 |
Chi thanh toán cá nhân |
100.000 |
Không |
Quy mô lớn hơn mức trọng yếu, nhưng có bằng chứng chắc chắn: không có biến động, hệ thống kiểm soát hiệu quả qua thử nghiệm |
11 |
…. |
|
|
|
Ví dụ (tiếp theo ví dụ trên): Giả thiết qua khảo sát đối với Bộ A đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu là cao nên tỷ lệ xác định mức trọng yếu thực hiện được xác định là mức thấp nhất trong khung tỷ lệ 50% - 75%, giả sử KTVNN chọn tỷ lệ xác định mức trọng yếu thực hiện là 50% mức trọng yếu đối với tổng thể BCNSBN. Như vậy, mức trọng yếu thực hiện đối với báo cáo tài chính = 50% x 7.000 triệu đồng = 3.500 triệu đồng; đối với báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động = 50% x 9.100 triệu đồng = 4.550 triệu đồng; đối với các khoản mục cần lưu ý “Chi phí thuế TNDN” = 50% x 42 triệu đồng = 21 triệu đồng (chi tiết xem Bảng 3 và Bảng 4).
Ngưỡng sai sót không đáng kể |
= |
Tỷ lệ phần trăm (%) xác định ngưỡng sai sót không đáng kể |
x |
Mức trọng yếu đối với tổng thể BCNSBN |
Ví dụ (tiếp theo ví dụ trên): Đối với khoản mục cần lưu ý “Chi phí thuế TNDN” được xác định bằng = 1% x 42 triệu đồng = 0,42 triệu đồng (Chi tiết xem Bảng 4).
Việc thiết kế các biện pháp xử lý tổng thể đối với các rủi ro có sai sót trọng yếu đã được đánh giá ở cấp độ tổng thể BCNSBN được vận dụng theo hướng dẫn từ các Đoạn 06 đến Đoạn 09 CMKTNN 1330 - Biện pháp xử lý rủi ro kiểm toán trong kiểm toán tài chính. Trong đó, lưu ý các nội dung sau:
- Thực hiện các thử nghiệm cơ bản đối với các khoản mục và các cơ sở dữ liệu được đánh giá là không trọng yếu;
- Sử dụng các phương pháp chọn mẫu khác nhau;
- Thực hiện các thủ tục kiểm toán tại các địa điểm khác nhau hoặc tại các địa điểm không thông báo trước cho đơn vị được kiểm toán.
- Thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán;
- Thu thập thêm bằng chứng kiểm toán từ các thử nghiệm cơ bản;
- Mở rộng phạm vi kiểm toán.
Việc thiết kế thủ tục kiểm toán đối với rủi ro có sai sót trọng yếu đã được đánh giá ở cấp độ cơ sở dẫn liệu được vận dụng theo hướng dẫn từ các Đoạn 12 đến Đoạn 51 CMKTNN 1330 - Biện pháp xử lý rủi ro kiểm toán trong kiểm toán tài chính, trong đó lưu ý KTVNN phải dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro ở cấp độ cơ sở dẫn liệu khi thiết kế các thủ tục kiểm toán:
- Khi đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu, KTVNN kỳ vọng rằng các kiểm soát hoạt động hiệu quả và có ý định dựa vào tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát để xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thử nghiệm cơ bản.
- Hoặc việc thực hiện các thử nghiệm cơ bản không thể cung cấp đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp ở cấp độ cơ sở dẫn liệu.
- Các thử nghiệm kiểm soát chỉ được thực hiện đối với những kiểm soát mà KTVNN xác định rằng nó được thiết kế phù hợp để ngăn chặn hoặc phát hiện và sửa chữa một sai sót trọng yếu trong một cơ sở dẫn liệu.
Ví dụ: Việc chi thu nhập tăng thêm được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị tương đối cụ thể và chi tiết.
- Khi kiểm tra tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát của đơn vị được kiểm toán, KTVNN thường kết hợp kiểm tra tính hữu hiệu của các hoạt động kiểm soát với việc đánh giá quá trình thiết kế, xây dựng, ban hành và thực hiện các kiểm soát đó.
Ví dụ: Kiểm tra các khoản chi hợp đồng dịch vụ của Bộ A đồng thời kết hợp với việc kiểm tra, đánh giá quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị được xây dựng về khoản chi hợp đồng dịch vụ đó của Bộ (nội dung, định mức, quy trình giải ngân, thanh quyết toán).
- Để thu thập các bằng chứng kiểm toán về tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát, KTVNN có thể thực hiện một số thủ tục như phỏng vấn, quan sát, kiểm tra, thực nghiệm nhằm thu thập bằng chứng xác định tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát của đơn vị được kiểm toán.
- KTVNN có thể thiết kế một thử nghiệm kiểm soát để thực hiện đồng thời với việc kiểm tra chi tiết cùng một giao dịch, gọi là “thử nghiệm kép”.
Ví dụ: KTVNN có thể thiết kế và đánh giá kết quả kiểm tra một hóa đơn nhằm xác định xem hóa đơn đó đã được phê duyệt hay chưa, đồng thời cung cấp bằng chứng kiểm toán chi tiết về giao dịch đó.
- Khi thiết kế các thử nghiệm kiểm soát, KTVNN cần kết hợp thủ tục phỏng vấn với các thủ tục kiểm toán khác như: Thủ tục phỏng vấn kết hợp với kiểm tra hoặc thực hiện lại; thủ tục phỏng vấn kết hợp với quan sát;... nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán về tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát (việc thực hiện các kiểm soát tại các thời điểm liên quan trong suốt thời kỳ được kiểm toán; tính nhất quán trong việc thực hiện các kiểm soát; người thực hiện và cách thức thực hiện các kiểm soát).
- Xác định mức độ phụ thuộc của các kiểm soát được thử nghiệm vào các kiểm soát khác; nếu có phụ thuộc, KTVNN cần cân nhắc việc thu thập bằng chứng kiểm toán để chứng minh tính hữu hiệu của các hoạt động kiểm soát khác này.
- Nội dung của một kiểm soát cụ thể sẽ ảnh hưởng đến loại thủ tục cần thực hiện để thu thập bằng chứng kiểm toán về tính hoạt động hữu hiệu của kiểm soát đó. Nếu muốn chứng minh tính hữu hiệu của kiểm soát dưới hình thức văn bản thì KTVNN cần kiểm tra tài liệu của đơn vị được kiểm toán để thu thập bằng chứng kiểm toán về tính hữu hiệu đó. Trong trường hợp không có tài liệu về hoạt động của một số yếu tố thuộc môi trường kiểm soát của đơn vị hoặc các hoạt động kiểm soát được xử lý bằng máy tính thì KTVNN có thể thu thập bằng chứng về tính hữu hiệu của các kiểm soát bằng cách phỏng vấn kết hợp với quan sát hoặc sử dụng các kỹ thuật kiểm toán với sự hỗ trợ của máy tính.
- KTVNN phải mở rộng phạm vi thử nghiệm đối với một kiểm soát khi cần thu thập bằng chứng kiểm toán thuyết phục hơn về tính hữu hiệu của kiểm soát đó. Khi xác định phạm vi của thử nghiệm kiểm soát, KTVNN cần xem xét các vấn đề sau:
+ Tần suất thực hiện kiểm soát của đơn vị trong suốt giai đoạn được kiểm toán;
+ Khoảng thời gian trong giai đoạn được kiểm toán mà KTVNN tin cậy vào tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát;
+ Tỷ lệ sai lệch dự kiến của một kiểm soát;
+ Tính thích hợp và độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán cần thu thập về tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát ở cấp độ cơ sở dẫn liệu;
+ Phạm vi liên quan đến cơ sở dẫn liệu của bằng chứng kiểm toán cần thu thập được từ các thử nghiệm kiểm soát khác.
- Trong trường hợp đơn vị được kiểm toán sử dụng công nghệ thông tin để kiểm soát, thì KTVNN sẽ thực hiện các thử nghiệm sau:
+ Các thay đổi của chương trình chỉ được thực hiện khi có sự kiểm soát thích hợp đối với các thay đổi đó;
+ Phiên bản chính thức của chương trình được sử dụng để xử lý giao dịch;
+ Các kiểm soát chung khác có liên quan được thực hiện hiệu quả.
- Tùy vào mục đích kiểm toán, KTVNN phải thực hiện thử nghiệm kiểm soát cho một thời điểm cụ thể, hoặc cho cả giai đoạn để đưa ra cơ sở thích hợp cho sự tin cậy vào các kiểm soát đó.
- Khi thực hiện các thử nghiệm kiểm soát, KTVNN cũng cần phải xác định tính thích hợp của các bằng chứng kiểm toán về tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát đã có từ các cuộc kiểm toán trước và xác định thời gian tiến hành lại thử nghiệm kiểm soát thông qua việc xem xét những vấn đề sau:
+ Tính hữu hiệu của môi trường kiểm soát, việc giám sát các kiểm soát và quy trình quản trị rủi ro của đơn vị; tính hữu hiệu của các kiểm soát chung về công nghệ thông tin; tính hữu hiệu của kiểm soát và việc thực hiện kiểm soát đó của đơn vị;
+ Khi hoàn cảnh thay đổi thì các kiểm soát hiện tại có phù hợp hay không;
+ Rủi ro có sai sót trọng yếu và mức độ tin cậy vào các kiểm soát.
- Nếu dự định sử dụng bằng chứng kiểm toán về tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát cụ thể đã thu thập được từ cuộc kiểm toán trước, KTVNN phải chứng minh rằng các bằng chứng đó vẫn còn giá trị bằng cách thu thập bằng chứng kiểm toán về việc phát sinh những thay đổi đáng kể trong các kiểm soát đó kể từ sau cuộc kiểm toán trước. KTVNN phải thu thập bằng chứng này bằng cách thực hiện phỏng vấn kết hợp với quan sát hoặc điều tra, để xác nhận sự hiểu biết về các kiểm soát cụ thể đó, đồng thời phải xem xét:
+ Nếu có những thay đổi ảnh hưởng đến sự phù hợp của bằng chứng kiểm toán đã thu thập từ cuộc kiểm toán trước, KTVNN phải thực hiện thử nghiệm kiểm soát trong cuộc kiểm toán hiện tại;
+ Nếu không có thay đổi nào, cho dù không phải tiến hành thử nghiệm tất cả các kiểm soát, nhưng KTVNN vẫn cần thực hiện thử nghiệm đối với một số kiểm soát trong mỗi cuộc kiểm toán để tránh tình trạng dự định tin cậy hoàn toàn vào cuộc kiểm toán trước.
- Trong trường hợp rủi ro có sai sót trọng yếu càng cao, KTVNN có thể rút ngắn thời gian kiểm tra lại một kiểm soát, hoặc làm cho KTVNN quyết định không tin cậy vào bằng chứng kiểm toán thu thập được từ các cuộc kiểm toán trước, bao gồm:
+ Sự yếu kém của môi trường kiểm soát, công tác giám sát các kiểm soát và các kiểm soát chung về công nghệ thông tin của đơn vị;
+ Các kiểm soát liên quan có một yếu tố quan trọng được thực hiện thủ công;
+ Thay đổi nhân sự có ảnh hưởng đáng kể đến việc ứng dụng một kiểm soát;
+ Tình hình thay đổi dẫn đến sự cần thiết phải thay đổi về kiểm soát.
Nếu dự định tin cậy vào các kiểm soát đối với một rủi ro xác định là đáng kể, KTVNN phải thử nghiệm các kiểm soát để xử lý rủi ro đáng kể đó.
- Khi đánh giá tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát liên quan, KTVNN phải đánh giá liệu các sai sót được phát hiện từ các thử nghiệm cơ bản cho thấy các kiểm soát hoạt động hiệu quả hay không hiệu quả. Tuy nhiên, nếu các thử nghiệm cơ bản không phát hiện ra sai sót thì không có nghĩa là các kiểm soát có liên quan đến cơ sở dẫn liệu được thử nghiệm là hiệu quả.
- Nếu phát hiện những sai lệch trong các kiểm soát mà dự định tin cậy vào, KTVNN phải thực hiện những cuộc phỏng vấn cụ thể để tìm hiểu về những vấn đề này cũng như những hậu quả tiềm tàng và phải xác định:
+ Các thử nghiệm kiểm soát đã thực hiện có cung cấp cơ sở thích hợp để KTVNN tin cậy vào các kiểm soát đó hay không;
+ Có cần thực hiện các thử nghiệm kiểm soát bổ sung hay không;
+ Hoặc các rủi ro có khả năng xảy ra sai sót có cần được xử lý bằng cách áp dụng các thử nghiệm cơ bản hay không.
- Việc đánh giá rủi ro của KTVNN là mang tính xét đoán chuyên môn, do đó KTVNN có thể không phát hiện ra tất cả các rủi ro có sai sót trọng yếu.
- Có những hạn chế tiềm tàng trong hệ thống kiểm soát nội bộ, bao gồm cả việc lãnh đạo đơn vị được kiểm toán khống chế hoạt động kiểm soát.
Ví dụ: Đơn vị được kiểm toán thiếu cơ chế kiểm soát hoặc có cơ chế kiểm soát nhưng thực hiện không đầy đủ, không hiệu quả.
- Các thử nghiệm cơ bản bao gồm thủ tục phân tích cơ bản và kiểm tra chi tiết (kiểm tra, đối chiếu; xác nhận từ bên ngoài; tính toán lại; điều tra; kiểm tra thực tế hiện trường; thuê chuyên gia, tư vấn;...). KTVNN cần phải xác định nội dung và phạm vi thử nghiệm cơ bản cho phù hợp với tình hình kiểm toán cụ thể. Tùy từng trường hợp, KTVNN có thể chỉ thực hiện các thủ tục phân tích cơ bản, hoặc chỉ thực hiện kiểm tra chi tiết hoặc kết hợp thực hiện cả thủ tục phân tích cơ bản và kiểm tra chi tiết để xử lý rủi ro đã được đánh giá.
- Thủ tục phân tích cơ bản thường được áp dụng cho số lượng lớn các giao dịch có thể dự đoán theo thời gian. Các yêu cầu và hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng thủ tục phân tích trong việc kiểm toán được quy định tại CMKTNN 1520 - Thủ tục phân tích trong kiểm toán tài chính. Trong đó lưu ý:
+ So sánh và phân tích để đánh giá sự phù hợp, mức độ chính xác, mức độ tin cậy của các thông tin tài chính của đơn vị với các thông tin có thể so sánh được: so sánh định mức phân bổ dự toán giữa các đơn vị dự toán có quy mô và loại hình hoạt động tương tự nhau trong cùng Bộ, so sánh tỷ lệ để lại nguồn thu phí giữa các cơ quan hành chính thực hiện cơ chế tự chủ…;
+ Xem xét, đánh giá sự phù hợp của các mối quan hệ giữa các yếu tố của thông tin tài chính được kỳ vọng theo một chiều hướng có thể dự đoán được của đơn vị được kiểm toán, giữa thông tin tài chính và thông tin phi tài chính của đơn vị được kiểm toán;
+ KTVNN có thể sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để thực hiện các thủ tục phân tích như: phân tích tỷ suất, phân tích xu hướng, phân tích cơ cấu…
- Khi thiết kế kiểm tra chi tiết, KTVNN phải xem xét bản chất của rủi ro và cơ sở dẫn liệu.
Ví dụ: Khi kiểm tra chi tiết liên quan đến cơ sở dẫn liệu “tính phát sinh” của một khoản mục chi, KTVNN phải thiết kế kiểm tra chi tiết để lựa chọn số liệu từ các khoản mục đã có trong BCNSBN và thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp. Khi kiểm tra chi tiết liên quan đến cơ sở dẫn liệu “tính đầy đủ”, KTVNN cần lựa chọn số liệu từ những khoản mục sẽ phải có trong BCNSBN và kiểm tra xem các khoản mục đó đã được trình bày trong BCNSBN hay chưa.
- Khi xác định phạm vi kiểm tra chi tiết, KTVNN thường xem xét việc lựa chọn quy mô mẫu, xác định phương pháp hiệu quả để lựa chọn các phần tử kiểm tra nhằm đạt được mục đích của thủ tục kiểm toán. Các yêu cầu và hướng dẫn về chọn mẫu kiểm toán thực hiện theo quy định tại Điều 12 Hướng dẫn này.
- Các thủ tục kiểm toán liên quan đến quy trình khóa sổ kế toán lập BCNSBN:
+ Đối chiếu số liệu trên BCNSBN với số liệu trên sổ kế toán;
+ Kiểm tra các bút toán trọng yếu và các điều chỉnh khác được thực hiện trong quá trình lập và trình bày BCNSBN;
+ Đối chiếu với những hồ sơ tài liệu khẳng định tính hiện hữu của tài sản tại thời điểm khóa sổ (kiểm kê, xác nhận…);
+ Việc tổng hợp, tính toán và cộng dồn để đảm bảo yêu cầu đầy đủ và thích hợp của thông tin BCNSBN.
- Nội dung, phạm vi kiểm tra các bút toán và điều chỉnh khác của KTVNN phụ thuộc vào tính chất, mức độ phức tạp của quy trình lập BCNSBN của đơn vị và các rủi ro có sai sót trọng yếu liên quan.
- Lấy mẫu thống kê: Các phần tử được lựa chọn ngẫu nhiên vào mẫu; sử dụng lý thuyết xác suất thống kê để đánh giá kết quả mẫu, bao gồm cả việc định lượng rủi ro lấy mẫu. Cụ thể:
+ Lựa chọn ngẫu nhiên: Là việc lựa chọn các phần tử mẫu một cách ngẫu nhiên (ví dụ sử dụng một số chương trình chọn số ngẫu nhiên, chẳng hạn các bảng số ngẫu nhiên);
+ Lựa chọn theo hệ thống: Là việc lựa chọn một cách có hệ thống, trong đó số lượng đơn vị lấy mẫu trong tổng thể được chia cho cỡ mẫu để xác định khoảng cách lấy mẫu. Khi sử dụng phương pháp chọn mẫu theo hệ thống, kiểm toán viên nhà nước xác định rằng các đơn vị lấy mẫu trong tổng thể không được sắp xếp sao cho khoảng cách lấy mẫu trùng hợp với một kiểu sắp xếp nhất định trong tổng thể;
+ Lựa chọn bất kỳ: Là việc chọn mẫu không theo một trật tự nào nhưng phải tránh bất kỳ sự thiên lệch hoặc định kiến chủ quan nào và do đó đảm bảo rằng tất cả các phần tử trong tổng thể đều có cơ hội được lựa chọn. Lựa chọn bất kỳ không phải là phương pháp thích hợp khi lấy mẫu thống kê.
- Lấy mẫu phi thống kê: KTVNN có thể quyết định lựa chọn một số phần tử đặc biệt do các phần tử này có nghi ngờ (biến động bất thường, có nguy cơ rủi ro cao hoặc đã từng bị nhầm lẫn,...); phân nhóm theo giá trị để có thể quyết định kiểm tra tất cả các phần tử có giá trị được ghi nhận cao hơn một giá trị nhất định nhằm xác minh một phần lớn trong tổng giá trị của một khoản mục. Cụ thể:
+ Lựa chọn theo giá trị: Là phương pháp lựa chọn dựa vào giá trị của phần tử, theo đó các phần tử có tiêu chí giá trị lớn hơn có cơ hội được lựa chọn cao hơn. Chỉ tiêu giá trị có thể là đơn vị tiền hoặc đơn vị hiện vật;
+ Lựa chọn theo khối: Là việc lựa chọn một hay nhiều khối phần tử liên tiếp nhau trong một tổng thể. Trong một số trường hợp, kiểm tra một khối các phần tử cũng là một thủ tục kiểm toán thích hợp, nhưng phương pháp này thường không được sử dụng để lựa chọn các phần tử của mẫu khi KTVNN dự tính đưa ra kết luận về toàn bộ tổng thể dựa trên mẫu.
KTVNN phải xác định rõ ngay từ giai đoạn lập kế hoạch cách lựa chọn các phần tử thử nghiệm để thu thập bằng chứng kiểm toán khi tiến hành thử nghiệm cơ bản đối với từng khoản mục trọng yếu trên BCNSBN.
Trên cơ sở xác định các khoản mục trọng yếu đã xác định, KTVNN cần phân loại các khoản mục trọng yếu thành 2 loại để xác định tổng thể chọn mẫu phù hợp:
- Loại 1. Khoản mục có rủi ro kê khai cao hơn so với thực tế: Tổng thể chọn mẫu phù hợp là tổng thể đã ghi nhận trên BCNSBN.
Ví dụ: Chi phí từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học có thể được kê cao hơn so với thực tế chi của đơn vị.
- Loại 2. Khoản mục có rủi ro bị kê khai thấp hơn so với thực tế: Tổng thể chọn mẫu phù hợp không chỉ bao gồm tổng thể đã ghi nhận trên BCNSBN, mà còn phản ánh ở các tổng thể khác nhằm tìm ra những khoản mục chưa được ghi sổ.
Ví dụ: Không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp NSNN; hủy dự toán…
Để nâng cao hiệu quả và giảm thiểu rủi ro, KTVNN cần lựa chọn các phần tử nghi ngờ, bất thường, có nguy cơ rủi ro cao hoặc đã từng bị nhầm lẫn (đã được phát hiện từ các cuộc kiểm toán tương tự, hoặc có các dấu hiệu bất thường...) để kiểm tra.
Ví dụ: Các khoản chi đặc thù chưa có quy định rõ ràng hoặc quy định chưa phù hợp.
- KTVNN thực hiện kiểm toán toàn bộ những phần tử có giá trị lớn hơn một giá trị nhất định (gọi là giá trị lấy mẫu) để kiểm toán 100%. Mức giá trị lấy mẫu này có thể được xác định cao hơn hoặc bằng khoảng cách mẫu.
- Xác định khoảng cách mẫu: Khoảng cách mẫu = Mức trọng yếu thực hiện/ R.
Trong đó: R (Hệ số rủi ro) được xác định dựa trên mức độ đảm bảo cần thiết từ mẫu, bao gồm 3 mức độ (cao, trung bình, thấp). R (Hệ số rủi ro) áp dụng tỷ lệ thuận với đánh giá rủi ro: Nếu đánh giá rủi ro cao thì áp dụng R ở mức cao và ngược lại nếu đánh giá rủi ro thấp thì áp dụng R ở mức thấp. Tỷ lệ này phụ thuộc vào kết quả đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu đối với khoản mục được kiểm toán (tính trong khung từ 0,5 đến 3 theo Bảng 7 của Hướng dẫn này).
Mức độ đảm bảo |
Hệ số rủi ro khoản mục trên BCNSBN |
Thấp |
0,5 |
Trung bình |
1,5 |
Cao |
3 |
Ví dụ (tiếp ví dụ tại Điểm d, Khoản 1, Điều 10): Giả sử kiểm toán chỉ tiêu chi sự nghiệp khoa học công nghệ 300.000 triệu đồng (Bảng 6) đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu được xác định ở mức cao (do đánh giá khoản mục phức tạp có rủi ro tiềm tàng cao, chưa thực hiện thử nghiệm kiểm soát nên chưa có bằng chứng chứng minh khoản mục không có sai sót trọng yếu, cán bộ kiểm soát còn chưa có kinh nghiệm). Trong trường hợp này (mức độ đảm bảo tiềm tàng và kiểm soát xác định mức thấp nên mức độ đảm bảo phát hiện xác định ở mức cao nhất R=3) và khi đó: Giá trị lấy mẫu (khoảng cách mẫu = mức trọng yếu thực hiện/R) = 4.550 triệu đồng/3 = 1.517 triệu đồng. Khi đó, các phần tử có giá trị từ 1.517 triệu đồng trở lên sẽ được chọn mẫu kiểm toán 100%.
- Xác định số lượng mẫu trong tổng thể còn lại được xác định đối với các Khoản mục có rủi ro kê khai cao hơn so với thực tế (Loại 1):
(Giá trị Tổng thể - Giá trị kiểm toán 100% - Giá trị phần tử đặc biệt)
K = ----------------------------------------------------------------------------------
Khoảng cách mẫu
Lưu ý: Cách xác định mẫu như trên chỉ mang tính chất trợ giúp KTVNN xác định cỡ mẫu tối thiểu bước đầu. Việc xác định bổ sung cỡ mẫu để kiểm tra hoàn toàn tùy thuộc vào xét đoán của KTVNN, lựa chọn của Đoàn kiểm toán.Ví dụ (tiếp theo ví dụ trên): Chi sự nghiệp khoa học công nghệ là khoản mục trọng yếu có giá trị 300.000 triệu đồng, giả sử các phần tử lớn hơn khoảng cách mẫu chọn (1.517 triệu đồng) kiểm toán (100%) là 100.000 triệu đồng, không có các phần tử đặc biệt, giá trị các phần tử còn lại là 200.000 triệu đồng (300.000 - 100.000) và khi đó theo công thức, số lượng mẫu chọn đối với các phần tử còn lại là 132 mẫu.
Cách xác định số lượng mẫu của các phần tử còn lại tương ứng với mức đánh giá rủi ro (cao, thấp, trung bình) và hệ số rủi ro được thể hiện tại Bảng 8 như sau:
Khoản mục |
Giá trị của tổng chọn mẫu |
Hệ số rủi ro |
Mức trọng yếu thực hiện |
Khoảng cách mẫu |
Giá trị của các phần tử lớn hơn khoảng cách mẫu (kiểm toán 100%) |
Giá trị các phần tử còn lại |
Số lượng chọn phần còn lại |
|
Mức đảm bảo |
Hệ số rủi ro |
|||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6=5/4 |
7 |
8 |
9=8/6 |
Chi sự nghiệp khoa học công nghệ |
300.000 Trđ |
Cao |
3 |
4.550 Trđ |
1.517 Trđ |
100.000 Trđ |
200.000 Trđ |
132 mẫu |
300.000 Trđ |
TB |
1,5 |
4.550 Trđ |
3.033 Trđ |
100.000 trđ |
200.000 Trđ
|
66 mẫu |
|
300.000 Trđ |
Thấp |
0,5 |
4.550 Trđ |
9.100 Trđ |
100.000 Trđ |
200.000 Trđ |
22 mẫu |
- Đối với các khoản mục có rủi ro kê khai thấp hơn so với thực tế (Loại 2): Xác định kích cỡ mẫu trong tổng thể hoàn toàn dựa trên xét đoán của KTVNN qua việc xác định các tổng thể phù hợp với mục tiêu kiểm toán.
Ví dụ: Để kiểm tra tính đầy đủ của việc chấp hành nghĩa vụ với NSNN của đơn vị, KTVNN không chỉ kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh khoản đã ghi sổ, mà còn phải kiểm tra các chứng từ đã nộp NSNN…
- Theo giá trị: Đây là cách phân nhóm phổ biến nhất, dựa trên việc chia tổng thể thành các nhóm theo giá trị (các khoản mục có giá trị lớn hơn một số tiền nhất định; các khoản mục thấp hơn số tiền đã thiết lập).
- Theo bản chất của phần tử: Dựa trên nội dung của nghiệp vụ (chi thanh toán cá nhân, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi thanh toán dịch vụ, chi mua sắm sửa chữa...).
- Theo bản chất của thủ tục kiểm tra sẽ thực hiện (các khoản mục phải tính toán lại; khoản mục phải kiểm kê;...).
Các phương pháp phân nhóm nêu trên có thể được sử dụng riêng rẽ hoặc kết hợp (thực hiện phân nhóm theo bản chất của phần tử, sau đó theo giá trị của phần tử;...) (theo Phụ lục 07/HD-RRTY-NSBN).
VẬN DỤNG ĐÁNH GIÁ RỦI RO VÀ XÁC ĐỊNH TRỌNG YẾU
TRONG GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN KIỂM TOÁN
- Nếu rủi ro có sai sót trọng yếu tăng lên, KTVNN phải mở rộng phạm vi các thủ tục kiểm toán, nghĩa là tăng số lượng thủ tục kiểm toán, tăng quy mô mẫu hoặc tăng số lần quan sát các kiểm soát. Trường hợp xử lý rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận, KTVNN phải tăng quy mô mẫu hoặc thực hiện các thủ tục phân tích cơ bản ở mức độ chi tiết hơn, thực hiện thủ tục xác nhận từ bên ngoài, thuê chuyên gia (trong trường hợp cần thiết), phỏng vấn, sử dụng sự hỗ trợ của phần mềm máy tính…
- Việc mở rộng phạm vi thủ tục kiểm toán chỉ có hiệu quả khi thủ tục kiểm toán phù hợp với những rủi ro được xác định trong từng trường hợp cụ thể.
Ví dụ (tiếp theo ví dụ trên): Khi KTVNN chọn mẫu kiểm toán đối với khoản chi hoạt động sự nghiệp khoa học công nghệ từ 1.517 triệu đồng trở lên thấy rủi ro có sai sót trọng yếu tăng lên thì KTVNN cân nhắc mở rộng quy mô mẫu bằng cách lấy mẫu các phần tử có giá trị thấp hơn 1.517 triệu đồng. Trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu gian lận về tính hợp pháp của hồ sơ quyết toán thì việc mở rộng phạm vi thủ tục kiểm tra hồ sơ sẽ không có hiệu quả bằng việc mở rộng phương pháp xác minh, đối chiếu thông tin với các bộ phận (người) có liên quan đến các khoản chi trên.
KTVNN phải duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp trong suốt cuộc kiểm toán, phải nhận thức được khả năng có thể tồn tại sai sót trọng yếu do gian lận. Trong quá trình thực hiện kiểm toán cần lưu ý:
- Mức độ sai sót mà KTVNN phát hiện khi thực hiện thử nghiệm cơ bản có thể làm thay đổi xét đoán chuyên môn của KTVNN về đánh giá rủi ro và có thể cho thấy khiếm khuyết nghiêm trọng trong kiểm soát nội bộ.
Ví dụ: Tại kế hoạch kiểm toán đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức thấp do đơn vị được kiểm toán có bộ máy kiểm soát nội bộ phù hợp với tổ chức, hoạt động, quy mô và đặc điểm tại từng đơn vị; những quy trình kiểm soát nội bộ được thiết lập và hoạt động đầy đủ, có hiệu lực. Tuy nhiên, khi thực hiện kiểm tra hồ sơ, tài liệu để đánh giá việc quản lý mua sắm hàng hóa tại đơn vị, KTVNN thấy đơn vị thực hiện chưa đúng và đủ các thủ tục cần thiết như thiếu báo giá, lập đề xuất chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, giá cao bất thường,...
- KTVNN nhận thấy sự thiếu nhất quán trong sổ kế toán, BCNSBN và các thuyết minh kèm theo; những bằng chứng mâu thuẫn hoặc bị bỏ sót.
Ví dụ: Khi thực hiện kiểm toán tổng hợp số liệu được phản ánh trên BCNSBN về công nợ của đơn vị là 1 tỷ đồng nhưng khi đối chiếu với báo cáo tài chính đơn vị sử dụng ngân sách được phản ánh số phải thu là 3 tỷ đồng, thì KTVNN phải kiểm tra lại bằng các thử nghiệm cơ bản và thu thập bằng chứng (giả sử báo cáo tài chính này đã được Bộ, ngành kiểm tra phê duyệt).
- Các thủ tục phân tích được thực hiện trong giai đoạn soát xét tổng thể của cuộc kiểm toán cho thấy rủi ro có sai sót trọng yếu chưa được phát hiện trước đó.
Ví dụ (tiếp theo ví dụ trên): Giả sử trong giai đoạn lập kế hoạch đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của Bộ A là yếu kém nên KTVNN đánh giá rủi ro ở mức cao, lựa chọn mức trọng yếu đối với chỉ tiêu tổng chi thường xuyên ở mức thấp, lựa chọn mức độ đảm bảo cơ bản ở mức cao (R=3). Tuy nhiên, trong quá trình kiểm toán, KTVNN nhận thấy hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của Bộ A là hiệu quả và xác định lại rủi ro ở mức thấp nên có sửa đổi mức trọng yếu thực hiện ở mức cao hơn và độ đảm bảo cơ bản thấp hơn (R = 0,5) và khi đó giảm số lượng các phần tử phải chọn mẫu kiểm toán.
Việc thực hiện đánh giá sai sót phát hiện thực hiện theo hướng dẫn tại CMKTNN 1450 - Đánh giá sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán. Trong đó, lưu ý các nội dung sau:
- Bản chất của các sai sót đã được phát hiện và tình huống phát sinh các sai sót đó cho thấy có thể tồn tại các sai sót khác mà khi tổng hợp lại có thể là trọng yếu;
- Hoặc tổng hợp các sai sót đã được phát hiện trong quá trình thực hiện kiểm toán gần đạt tới mức trọng yếu thực hiện đã xác định.
Ví dụ (tiếp theo ví dụ trên): Giả sử tổng hợp các sai sót đã được phát hiện trong quá trình thực hiện kiểm toán là 4.530 triệu đồng gần bằng mức trọng yếu thực hiện 4.550 triệu đồng. KTVNN cần cân nhắc sự điều chỉnh kế hoạch kiểm toán vì có thể tồn tại các sai sót không được phát hiện nằm ngoài mẫu kiểm toán.
Khi phân tích các sai lệch và sai sót đã được phát hiện, KTVNN có thể nhận thấy nhiều sai lệch và sai sót có đặc điểm chung. Trong trường hợp đó, KTVNN có thể xác định tất cả các phần tử trong tổng thể có cùng đặc điểm và mở rộng thủ tục kiểm toán đối với các phần tử đó. Ngoài ra, các sai lệch hay sai sót như vậy có thể là do cố ý và có thể là dấu hiệu của khả năng xảy ra gian lận.
Ví dụ: Qua kiểm toán chọn mẫu một số đề tài khoa học KTVNN phát hiện môt số khoản chi thiếu hồ sơ, thủ tục quyết toán phát sinh vào cuối niên độ kế toán, trong trường hợp này, KTVNN có thể xác định, tăng quy mô mẫu chọn cho các đề tài còn lại có sai sót tương tự không.
- KTVNN phải đảm bảo ở mức độ cao rằng sai lệch hay sai sót đó không đại diện cho tổng thể.
- KTVNN phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp chứng minh rằng sai lệch hay sai sót đó không ảnh hưởng đến phần còn lại của tổng thể.
Ví dụ: KTVNN kiểm toán chọn mẫu một số hợp đồng mua sắm cho thấy chưa phát sinh nhưng đơn vị đã đưa vào quyết toán, khi đó cần rà soát bổ sung các hợp đồng còn lại nếu không xảy ra tình trạng tương tự thì sai sót này không đại diện cho tổng thể.
- Quy mô và bản chất của các sai sót trong mối quan hệ với các khoản mục và mối quan hệ với tổng thể BCNSBN cũng như các tình huống cụ thể phát sinh sai sót.
- Ảnh hưởng của các sai sót phát hiện không được đơn vị điều chỉnh của kỳ trước đối với các khoản mục và mối quan hệ với tổng thể BCNSBN.
Ví dụ (tiếp theo ví dụ trên): Giả sử sau khi tổng hợp kết quả kiểm toán, tổng hợp các sai sót cần điều chỉnh dẫn đến chênh lệch tăng chỉ tiêu tổng kinh phí quyết toán 9.200 triệu đồng, giá trị này lớn hơn mức trọng yếu đối với tổng thể BCNSBN 9.100 triệu đồng. Khi đó, KTVNN cần phân tích nguyên nhân của sai lệch đã phát hiện (các sai sót trên do nhầm lẫn hay do gian lận và mức độ gian lận có nghiêm trọng không…), các sai sót này có xảy ra ở kỳ trước không và có ảnh hưởng đến tổng thể BCNSBN ở kỳ hiện tại không để đưa ra ý kiến kiểm toán phù hợp.
Việc thực hiện tổng hợp và ước tính sai sót của tổng thể thực hiện theo hướng dẫn tại CMKTNN 1450 - Đánh giá các sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán tài chính. Trong đó, lưu ý các nội dung sau:
Ví dụ: Trường hợp KTVNN phát hiện nếu quyết toán chi mua sắm TSCĐ bị phản ánh cao hơn thực tế (thực tế chỉ mới tạm ứng) và sai sót này vượt quá mức trọng yếu thì BCNSBN bị coi là có sai sót trọng yếu ngay cả khi ảnh hưởng của sai sót của khoản chi này được bù trừ bởi sai sót do giảm khoản chi chuyển nguồn năm sau tương ứng và không ảnh hưởng sai sót trọng yếu về tổng thể BCNSBN.
Khi lập báo cáo kiểm toán, trên cơ sở các sai sót đã được phát hiện, KTVNN cần ước tính các sai sót trong tổng thể thông qua việc suy rộng các sai sót phát hiện trong mẫu kiểm toán cho toàn bộ tổng thể BCNSBN theo quy định tại Đoạn 48 CMKTNN 1320 - Xác định và vận dụng trọng yếu kiểm toán trong kiểm toán tài chính và Đoạn 22 CMKTNN 1530 - Lấy mẫu kiểm toán trong kiểm toán tài chính (áp dụng theo Phụ lục 08/HD-RRTY-NSBN). Trong đó, cần lưu ý:
- Các thử nghiệm kiểm soát đã thực hiện có cung cấp cơ sở thích hợp để KTVNN tin cậy vào các kiểm soát đó hay không;
- Có cần thực hiện các thử nghiệm kiểm soát bổ sung hay không;
- Hoặc các rủi ro có khả năng xảy ra sai sót có cần được xử lý bằng cách áp dụng các thử nghiệm cơ bản hay không.
VẬN DỤNG ĐÁNH GIÁ RỦI RO VÀ XÁC ĐỊNH TRỌNG YẾU
KHI HÌNH THÀNH Ý KIẾN VÀ LẬP BÁO CÁO KIỂM TOÁN
Việc hình thành ý kiến kiểm toán thực hiện theo hướng dẫn tại CMKTNN 1700 - Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán trong kiểm toán tài chính và CMKTNN 1705 - Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần trong kiểm toán tài chính. Trong đó, lưu ý các nội dung sau:
- Trình bày ý kiến: “Trên cơ sở hồ sơ, tài liệu được đơn vị được kiểm toán cung cấp và kết quả kiểm toán, theo ý kiến của KTNN, xét trên các khía cạnh trọng yếu, BCNSBN (thông tin tài chính) của đơn vị đã phản ánh trung thực và hợp lý tình hình quyết toán ngân sách của đơn vị tại thời điểm lập báo cáo, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán áp dụng và quy định pháp luật có liên quan đến việc lập và trình bày BCNSBN”.
- Ý kiến chấp nhận toàn phần được đưa ra khi: KTVNN kết luận rằng BCNSBN phản ánh trung thực hợp lý, xét trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ quy định về lập và trình bày BCNSBN được áp dụng (Tổng hợp các sai sót ước lượng dưới mức trọng yếu đối với tổng thể BCNSBN đã xác định và về định tính không có yếu tố gian lận).
- Cơ sở của ý kiến ngoại trừ: KTVNN cần nêu rõ những giới hạn không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm căn cứ đưa ra ý kiến kiểm toán; hoặc nêu rõ các sai sót trọng yếu (mô tả và định lượng ảnh hưởng về mặt tài chính của vấn đề đó đến BCNSBN trừ khi điều đó không thể thực hiện được). Đồng thời tham chiếu các sai sót trên được trình bày tại các phần hành có liên quan về các nội dung có chênh lệch giữa BCNSBN và kết quả kiểm toán.
- Trình bày ý kiến: “Trên cơ sở hồ sơ, tài liệu được đơn vị được kiểm toán cung cấp và kết quả kiểm toán, theo ý kiến của KTNN, xét trên các khía cạnh trọng yếu, ngoại trừ sự ảnh hưởng (nếu có) của các vấn đề nêu tại đoạn “Cơ sở của ý kiến ngoại trừ” ở trên, BCNSBN (thông tin tài chính) của đơn vị đã phản ánh trung thực và hợp lý tình hình quyết toán ngân sách tại thời điểm lập báo cáo, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán áp dụng và quy định pháp luật có liên quan đến việc lập và trình bày BCNSBN”.
- Ý kiến kiểm toán ngoại trừ được đưa ra khi:
+ Dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ thích hợp đã thu thập được, KTVNN kết luận rằng các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại có ảnh hưởng trọng yếu nhưng không lan tỏa đến BCNSBN (Tổng hợp sai sót ước lượng lớn hơn mức trọng yếu đối với tổng thể BCNSBN nhưng chỉ có ảnh hưởng giới hạn đến một số yếu tố, khoản mục cụ thể không đại diện cho phần quan trọng của BCNSBN và về định tính không có yếu tố gian lận hoặc nếu có gian lận chưa đến mức thấp nhất phải truy cứu trách nhiệm hình sự bị phạt tù).
+ Hoặc KTVNN không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm căn cứ đưa ra ý kiến kiểm toán, nhưng KTVNN kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thể trọng yếu nhưng không lan tỏa đến BCNSBN (có thể chứa đựng sai sót lớn hơn mức trọng yếu đối với tổng thể BCNSBN, nhưng chỉ có thể ảnh hưởng giới hạn đến một số yếu tố, khoản mục cụ thể của BCNSBN, thông tin tài chính và về định tính không có yếu tố gian lận hoặc nếu có gian lận chưa đến mức thấp nhất phải truy cứu trách nhiệm hình sự bị phạt tù).
- Cơ sở của ý kiến trái ngược: KTVNN cần nêu rõ các sai sót ảnh hưởng trọng yếu đến BCNSBN và hầu hết các khoản mục trên báo cáo (mô tả và định lượng ảnh hưởng về mặt tài chính của vấn đề đó đến BCNSBN trừ khi điều đó không thể thực hiện được) và về mặt định tính có yếu tố gian lận.
- Trình bày ý kiến: “Theo ý kiến của KTNN, vì các vấn đề trọng yếu nêu tại đoạn “Cơ sở của ý kiến trái ngược” tại phần… của Báo cáo kiểm toán, xét trên khía cạnh trọng yếu, BCNSBN (thông tin tài chính) của đơn vị đã phản ánh không trung thực và hợp lý tình hình quyết toán ngân sách tại thời điểm lập báo cáo, không phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán áp dụng và quy định pháp luật có liên quan đến việc lập và trình bày BCNSBN”.
- Ý kiến kiểm toán trái ngược được đưa ra khi dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, KTVNN kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu và lan tỏa đối với BCNSBN (Tổng hợp sai sót ước lượng lớn hơn mức trọng yếu đối với tổng thể BCNSBN và ảnh hưởng đến phần lớn các yếu tố, khoản mục trên BCNSBN hoặc ảnh hưởng đến một hoặc một số yếu tố, khoản mục quan trọng của BCNSBN, thông tin tài chính và về định tính có yếu tố gian lận cao hơn hoặc bằng mức thấp nhất phải truy cứu trách nhiệm hình sự bị phạt tù).
- Trình bày cơ sở của từ chối đưa ra ý kiến: KTVNN cần nêu rõ những giới hạn không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm căn cứ đưa ra ý kiến kiểm toán do có thể có các sai sót ảnh hưởng trọng yếu và lan tỏa đến BCNSBN (mô tả và định lượng ảnh hưởng về mặt tài chính của vấn đề đó đến BCNSBN trừ khi điều đó không thể thực hiện được).
- Trình bày ý kiến: “Vì tầm quan trọng của vấn đề nêu tại đoạn “Cơ sở của của việc từ chối đưa ra ý kiến” ở trên, KTVNN không thể thu thập được đầy đủ các bằng chứng thích hợp để làm cơ sở đưa ra bằng chứng kiểm toán. Do đó, KTVNN không thể đưa ra ý kiến kiểm toán về BCNSBN của đơn vị”.
- KTVNN phải từ chối đưa ra ý kiến khi: Không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán do sự không chắc chắn hoặc do giới hạn về phạm vi kiểm toán và KTVNN kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thể ảnh hưởng trọng yếu và lan tỏa đến BCNSBN, thông tin tài chính (ảnh hưởng đến phần lớn các yếu tố, khoản mục trên BCNSBN; hoặc ảnh hưởng đến một số yếu tố, khoản mục quan trọng của BCNSBN, thông tin tài chính có thể gây thiệt hại cho nhà nước và đơn vị và về định tính có thể có yếu tố gian lận cao hơn mức thấp nhất phải truy cứu trách nhiệm hình sự bị phạt tù). Đồng thời Báo cáo kiểm toán phải kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật và báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý cho KTNN.
Bảng dưới đây minh họa cách xét đoán của KTVNN về bản chất của vấn đề dẫn tới việc KTVNN phải đưa ra ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần và tính chất lan tỏa của các ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng có thể có của vấn đề đó đối với BCNSBN, thông tin tài chính, cũng như tác động của vấn đề đến loại ý kiến kiểm toán được đưa ra.
Bản chất của vấn đề dẫn tới việc KTVNN phải đưa ra ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần |
Xét đoán của KTVNN về tính chất lan tỏa của các ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng có thể có của vấn đề đó đối với BCNSBN, thông tin tài chính |
|
Trọng yếu nhưng không lan tỏa |
Trọng yếu và lan tỏa |
|
BCNSBN có sai sót trọng yếu |
Ý kiến kiểm toán ngoại trừ |
Ý kiến kiểm toán trái ngược |
Không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp |
Ý kiến kiểm toán ngoại trừ |
Từ chối đưa ra ý kiến |
Báo cáo kiểm toán phải đảm bảo các quy định từ Đoạn 118 đến Đoạn 125 CMKTNN 200 - Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán tài chính và CMKTNN 1700 - Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán trong kiểm toán tài chính. Trong đó, lưu ý:
- Trình bày đoạn này ngay sau đoạn “Ý kiến kiểm toán của KTVNN”.
- Sử dụng tiêu đề “Vấn đề cần nhấn mạnh”, hoặc các tiêu đề khác phù hợp.
- Thể hiện sự tham chiếu rõ ràng đến vấn đề được nhấn mạnh và đến các thuyết minh liên quan trong BCNSBN có mô tả đầy đủ về vấn đề đó.
- Thể hiện là ý kiến của KTVNN không bị thay đổi do ảnh hưởng của vấn đề được nhấn mạnh đó.
|
TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Hồ Đức Phớc |