Quyết định 2894/QĐ-BNN-CBTTNS 2019 thủ tục hành chính thay thế và bãi bỏ lĩnh vực trồng trọt

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 2894/QĐ-BNN-CBTTNS

Quyết định 2894/QĐ-BNN-CBTTNS của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính thay thế và bãi bỏ lĩnh vực trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, bảo vệ thực vật thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:2894/QĐ-BNN-CBTTNSNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Trần Nam
Ngày ban hành:25/07/2019Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Hành chính, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật

Ngày 25/7/2019, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định 2894/QĐ-BNN-CBTTNS về việc công bố thủ tục hành chính thay thế và bãi bỏ lĩnh vực trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, bảo vệ thực vật thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Theo đó, thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật gồm 03 bước sau:

Thứ nhất, thương nhân gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến đến Cục Bảo vệ thực vật.

Thứ hai, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cục Bảo vệ thực vật thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.

Thứ ba, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu.

Trường hợp nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam để tạm nhập, tái xuất hoặc nhập khẩu để sản xuất tại Việt Nam nhằm mục đích xuất khẩu theo hợp đồng đã ký với nước ngoài, hồ sơ gồm có: Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật; Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;…

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định 2894/QĐ-BNN-CBTTNS tại đây

tải Quyết định 2894/QĐ-BNN-CBTTNS

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 2894/QĐ-BNN-CBTTNS DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 2894/QĐ-BNN-CBTTNS PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

Số: 2894/QĐ-BNN-CBTTNS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 25 tháng 7 năm 2019

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THAY THẾ VÀ BÃI BỎ LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT, LÂM NGHIỆP, CHĂN NUÔI, BẢO VỆ THỰC VẬT THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

--------------

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/CĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định một số nội dung về xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng, giống vật nuôi, nguồn gen của cây trồng; nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật và nhập khẩu vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính thay thế và bãi bỏ lĩnh vực trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, bảo vệ thực vật thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (có danh mục cụ thể kèm theo).
Các thủ tục hành chính được công bố theo Quyết định này được ban hành tại Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định một số nội dung về xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng, giống vật nuôi, nguồn gen của cây trồng; nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật và nhập khẩu vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản, Thủ trưởng các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ (Cục KSTTHC);
- Văn phòng Bộ (Phòng Kiểm soát TTHC);
- Trung tâm Tin học & Thống kê;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW (bản PDF);
- Cổng thông tin điện tử của Bộ, Báo Nông nghiệp;
- Lưu: VT, CBTTNS.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Thanh Nam

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THAY THẾ VÀ BÃI BỎ LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT, LÂM NGHIỆP, CHĂN NUÔI, BẢO VỆ THỰC VẬT THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2894/QĐ-BNN-CBTTNS ngày 25 tháng 7 năm của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

PHẦN I.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TT

Số hồ sơ TTHC

Tên thủ tục hành chính

Tên VBQPPL quy định nội dung TTHC

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

A. Thủ tục hành chính cấp Trung ương

1.

B-BNN- 287809- TT

Cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật

- Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương;

- Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2018 quy định một số nội dung về xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng, giống vật nuôi, nguồn gen cây trồng; nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật và nhập khẩu vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam

Bảo vệ thực vật

Cục Bảo vệ thực vật

2.

B-BNN- 287820- TT

Cấp giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu đối với vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam

Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2018 quy định một số nội dung về xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng, giống vật nuôi, nguồn gen cây trồng; nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật và nhập khẩu vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam

3.

B-BNN- 287749- TT

Cấp phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp

Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2018 quy định một số nội dung về xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng, giống vật nuôi, nguồn gen cây trồng; nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật và nhập khẩu vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam

Lâm nghiệp

Tổng cục Lâm nghiệp

4.

B-BNN- 288036- TT

Cấp giấy phép nhập khẩu giống nông nghiệp chưa có tên trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất và kinh doanh để nghiên cứu, khảo nghiệm, sản xuất thử, hợp tác quốc tế, làm mẫu tham gia triển lãm, làm quà tặng hoặc để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư (trừ trường hợp giống cây trồng chưa có tên trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh nhưng đã được Bộ NN&PTNT công nhận là giống cây trồng nông nghiệp mới)

Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2018 quy định một số nội dung về xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng, giống vật nuôi, nguồn gen cây trồng; nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật và nhập khẩu vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam

Trồng trọt

Cục Trồng trọt

5.

B-BNN- 288407- TT

Cấp giấy phép xuất khẩu giống cây trồng nông nghiệp có trong Danh mục giống cây trồng cấm xuất khẩu để phục vụ nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, hội chợ, triển lãm, làm quà tặng

Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2018 quy định một số nội dung về xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng, giống vật nuôi, nguồn gen cây trồng; nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật và nhập khẩu vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam

 

- Cục Trồng trọt

- Bộ NN&PTN T (đối với giống cây trồng quý hiếm, cấm xuất khẩu)

6.

B-BNN- 288038- TT

Cấp giấy phép xuất khẩu nguồn gen cây trồng phục vụ nghiên cứu, trao đổi khoa học kỹ thuật

- Nghị định số 59/2017/NĐ-CP ngày 12/5/2017 của Chính phủ về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen.

- Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2018 quy định một số nội dung về xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng, giống vật nuôi, nguồn gen cây trồng; nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật và nhập khẩu vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam

- Cục Trồng trọt

- Bộ NN&PTN T (đối với giống cây trồng quý hiếm, cấm xuất khẩu)

7.

B-BNN- 288188- TT

Cấp giấy phép nhập khẩu giống cây trồng biến đổi gen

Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2018 quy định một số nội dung về xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng, giống vật nuôi, nguồn gen cây trồng; nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật và nhập khẩu vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam

Cục Trồng trọt

2. Danh mục thủ tục hành chính được thay thế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TT

Số hồ sơ TTHC

Tên TTHC được thay thế

Tên TTHC thay thế

Tên VBQPPL quy định nội dung TTHC

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

Thủ tục hành chính cấp Trung ương

1.

B-BNN- 287827- CN

Cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống vật nuôi và nguồn gen vật nuôi quý hiếm

Cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống vật nuôi; nhập khẩu tinh, phôi giống vật nuôi lần đầu vào Việt Nam

Thông tư số 43/2018/TT- BNNPTNT ngày 28/12/2018 quy định một số nội dung về xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng, giống vật nuôi, nguồn gen cây trồng; nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật và nhập khẩu vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam

Chăn nuôi

Cục Chăn nuôi

2.

B-BNN- 287828- CN

Cấp giấy phép nhập khẩu tinh, phôi giống vật nuôi

3.

B-BNN- 287829- CN

Cấp giấy phép nhập khẩu môi trường pha loãng, bảo tồn tinh giống vật nuôi để khảo nghiệm

4.

B-BNN- 287830- CN

Cấp giấy phép nhập khẩu giống vật nuôi ngoài danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh

PHẦN II.
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Thủ tục hành chính cấp Trung ương

I. Lĩnh vực: Bảo vệ thực vật

1. Tên thủ tục: TTHC cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật

1.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Cục Bảo vệ thực vật.

Bước 2: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định hoặc cần bổ sung tài liệu giải trình, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ Cục Bảo vệ thực vật thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật theo Mẫu số 03/BVTV Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trường hợp từ chối cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

1.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ

- Trực tiếp;

- Bưu điện;

- Trực tuyến (nếu có áp dụng).

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Trường hợp nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam để tạm nhập, tái xuất hoặc nhập khẩu để sản xuất tại Việt Nam nhằm mục đích xuất khẩu theo hợp đồng đã ký với nước ngoài:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật theo Mẫu số 01/BVTV Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT;

- Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đóng dấu của thương nhân (chỉ nộp khi nhập khẩu lần đầu);

- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng xuất khẩu hoặc hợp đồng gia công với đối tác nước ngoài;

- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) tại nước xuất khẩu hoặc Giấy chứng nhận mang tính đặc thù hoặc mang đầy đủ nội dung của giấy chứng nhận lưu hành tự do và các loại văn bản chứng nhận có nội dung tương tự (chỉ nộp lần đầu).

b) Trường hợp nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật để xông hơi khử trùng chứa hoạt chất methyl bromide và các hoạt chất có độ độc cấp tính loại I, II theo Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS):

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật theo Mẫu số 01/BVTV Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT;

- Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đóng dấu của thương nhân (chỉ nộp khi nhập khẩu lần đầu);

- Bản sao Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bằng biện pháp xông hơi khử trùng do Cục Bảo vệ thực vật cấp (chỉ nộp khi nhập khẩu lần đầu) đối với trường hợp nhập khẩu thuốc xông hơi khử trùng;

- Báo cáo về tình hình nhập khẩu, sử dụng và mua bán methyl bromide theo Mẫu số 02/BVTV Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT đối với trường hợp nhập khẩu thuốc xông hơi khử trùng chứa hoạt chất methyl bromide.

c) Trường hợp nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam để khảo nghiệm nhằm mục đích đăng ký thuốc bảo vệ thực vật; thử nghiệm, nghiên cứu:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật theo Mẫu số 01/BVTV Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT;

- Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đóng dấu của thương nhân (chỉ nộp khi nhập khẩu lần đầu);

- Bản sao Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật hoặc Phiếu an toàn hóa chất của thuốc mẫu khảo nghiệm, thử nghiệm;

- Đề cương nghiên cứu về thuốc bảo vệ thực vật đề nghị nhập khẩu (đối với trường hợp nhập khẩu để nghiên cứu).

d) Trường hợp nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam; thuốc bảo vệ thực vật làm hàng mẫu, hàng phục vụ triển lãm, hội chợ và sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật theo Mẫu số 01/BVTV Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT;

- Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đóng dấu của thương nhân (chỉ nộp khi nhập khẩu lần đầu);

- Bản sao có chứng thực hợp đồng nhập khẩu;

- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) tại nước xuất khẩu hoặc Giấy chứng nhận mang tính đặc thù hoặc mang đầy đủ nội dung của giấy chứng nhận lưu hành tự do và các loại văn bản chứng nhận có nội dung tương tự trong trường hợp nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam.

đ) Trường hợp nhập khẩu thuốc trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam nhưng nhập khẩu để làm chất chuẩn:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật theo Mẫu số 01/BVTV Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT;

- Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đóng dấu của thương nhân (chỉ nộp khi nhập khẩu lần đầu).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

1.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Thương nhân, tổ chức, cá nhân.

1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Bảo vệ thực vật

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật theo Mẫu số 03/BVTV Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT.

- Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật có giá trị cho toàn bộ lô hàng ghi trong giấy phép và hiệu lực được ghi trong giấy phép theo từng loại thuốc, nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày cấp. Giấy phép nhập khẩu methyl bromide chỉ có hiệu lực trong năm cấp phép.

1.8. Phí và lệ phí:

Phí thẩm định cấp giấy phép: 1.000.000 đồng/lần (Mục I, Biểu phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật ban hành kèm theo Thông tư số 231/2016/TT-BTC).

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật theo Mẫu số 01/BVTV Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT.

- Báo cáo về tình hình nhập khẩu, sử dụng và mua bán methyl bromide theo Mẫu số 02/BVTV Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT đối với trường hợp nhập khẩu thuốc xông hơi khử trùng chứa hoạt chất methyl bromide.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Việc nhập khẩu và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất methyl bromide phải tuân thủ theo Nghị định thư Montreal (Nghị định thư về các chất làm suy giảm tầng ôzôn):

- Chỉ được nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất methyl bromide từ các nước tham gia Nghị định thư Montreal.

- Chỉ được nhập khẩu và sử dụng methyl bromide với mục đích kiểm dịch thực vật, khử trùng nông sản xuất khẩu (QPS) và các trường hợp theo quy định của Nghị định thư Montreal.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13.

- Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14.

- Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.

- Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2018 quy định một số nội dung về xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng, giống vật nuôi, nguồn gen cây trồng; nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật và nhập khẩu vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam

- Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

- Thông tư số 231/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.

- Nghị định thư Montreal (Nghị định thư về các chất làm suy giảm tầng ôzôn).

 

Mẫu số 01/BVTV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Số: .........................

Kính gửi: Cục Bảo vệ thực vật

 

Tên tổ chức, cá nhân: ............................................................................................

Địa chỉ: ....................................................................................................................

Điện thoại: ......................... Fax: ...................................E-mail: .............................

Giấy phép kinh doanh số: ........................................................................................

Đề nghị Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật cho chúng tôi như sau:

Số TT

Tên thuốc BVTV

Khối lượng

Đơn vi tính

Công dung thuốc

Xuất xứ

I.

Thuốc BVTV kỹ thuật

 

 

 

 

1.

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

II.

Thuốc BVTV thành phẩm

 

 

 

 

1.

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

III.

Methyl bromide

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

Tổng cộng (viết bằng chữ) ………………………………………………………...

Mục đích nhập khẩu:

□ Khảo nghiệm nhằm mục đích đăng ký

□ Sản xuất để xuất khẩu theo hợp đồng với nước ngoài

□ Làm hàng mẫu, hàng phục vụ triển lãm, hội chợ

□ Tạm nhập, tái xuất

□ Trường hợp khác (ghi cụ thể)........

□ Thử nghiệm

□ Nghiên cứu

□ Sử dụng trong dự án của nước ngoài tại Việt Nam

□ Xông hơi khử trùng

□ Chất chuẩn

Hồ sơ kèm theo gồm:

□ Giấy chứng nhận đầu tư/ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

□ Phiếu an toàn hóa chất (MSDS)/Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật

□ Đề cương nghiên cứu thuốc bảo vệ thực vật

□ Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)

□ Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bằng biện pháp xông hơi khử trùng

□ Báo cáo tình hình nhập khẩu, sử dụng và mua bán methyl bromide

□ Các giấy tờ liên quan khác (nếu có)

Hợp đồng:

nhập khẩu □ xuất khẩu □ gia công □

Thời gian nhập khẩu: .............................................................................................

Địa điểm nhập khẩu: ..............................................................................................

Địa điểm, thời gian, đối tượng sử dụng (với thuốc có độ độc cấp tính nhóm I, II)

................................................................................................................................

Địa điểm, thời gian, mục đích, đối tượng nghiên cứu, thí nghiệm, khảo nghiệm..

................................................................................................................................

Chúng tôi xin cam đoan các loại thuốc nhập khẩu được sử dụng đúng mục đích nêu trên.

 

 

..........., ngày........ tháng......năm.....
Giám đốc
(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 02/BVTV

Tổ chức khử trùng:..............................

BÁO CÁO TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU/SỬ DỤNG/MUA BÁN METHYL BROMIDE

(6 tháng đầu năm 20…./hoặc năm 20….)

 

Kính gửi: Cục Bảo vệ thực vật

 

I. Tổng quát tình hình nhập khẩu/sử dụng methyl bromide:

1. Lượng methyl bromide tồn đầu của kỳ báo cáo : ……………………kg

2. Lượng methyl bromide nhập khẩu trong kỳ báo cáo

STT

MB được cấp phép NK

Lượng MB nhập khẩu thực tế (kg)

Lượng MB sử dụng (kg)

Lượng MB đã bán (kg)

Ghi chú

Số GP

Lượng MB (kg)

Tên tổ chức mua MB

Lượng MB đã bán (kg)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

Tổng

Tổng

 

Tổng

 

3. Lượng methyl bromide tồn cuối của kỳ báo cáo : ……………………kg

II. Chi tiết sử dụng methyl bromide:

Khử trùng nông sản xuất khẩu

Thực hiện TCQT số 15

Khử trùng hàng nhập khẩu

Các ứng dụng khác

Loại nông sản

Khối lượng nông sản (tấn)

Khối lượng MB (kg)

Thể tích (m3)

Khối lượng MB (kg)

Loại hàng hóa

Khối lượng hàng được xử lý (tấn)

Lý do xử lý

Khối lượng MB (kg)

Tên ứng dụng

Khối lượng được xử lý (tấn)

Khối lượng MB (kg)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

Tổng

Tổng

Tổng

 

Tổng

 

Tổng

 

Tổng

Tổng

Tổng lượng MB sử dụng (kg)

 

Ghi chú: Thời hạn báo cáo 06 tháng đầu năm trước ngày 15 tháng 7 và báo cáo năm trước ngày 15 tháng 01 năm sau.

 

Mẫu số 03/BVTV

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:…………/GPNKT-BVTV

Hà Nội, ngày……… tháng…….. năm ……

 

GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

 

Căn cứ Quyết định số 928/QĐ-BNN-TCCB ngày 24 tháng 3 năm 2017 quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Bảo vệ thực vật;

Căn cứ Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật số…….. ngày….... tháng……..năm………của ………………………............................... …………...

Cục Bảo vệ thực vật đồng ý để ……................................................................................ nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật với khối lượng sau đây:

Số TT

Tên thuốc BVTV

Khối lượng

Đơn vi tính

Công dụng thuốc

Xuất xứ

I.

Thuốc BVTV kỹ thuật

 

 

 

 

1.

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

II.

Thuốc BVTV thành phẩm

 

 

 

 

1.

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

III.

Methyl bromide

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

Tổng cộng (viết bằng chữ) …………………………………………………………….

Mục đích nhập khẩu : ............................................................................................

Thời gian nhập khẩu: từ ngày ký đến………...……………………………………………

Địa điểm nhập khẩu:………………………………………………………………………..

Ghi chú:……………………………………………………………………………………..

 

 

CỤC TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

- Trường hợp nhập khẩu methyl bromide, nội dung ghi trong giấy phép như sau :

+ Mục đích nhập khẩu : Sử dụng cho mục đích kiểm dịch thực vật và xuất khẩu (hoặc sử dụng miễn trừ thiết yếu) theo quy định của Nghị định thư Montreal .

+ Lượng methyl bromide trên phải được sử dụng đúng mục đích theo giấy phép này và chỉ được bán cho các tổ chức có Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bằng biện pháp xông hơi khử trùng.

- Không được nhập khẩu methyl bromide nếu vi phạm một trong các trường hợp sau: báo cáo không trung thực về tình hình nhập khẩu, sử dụng, mua bán methyl bromide; Sử dụng sai mục đích được cấp phép; tổ chức bị thu hồi Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bằng biện pháp xông hơi khử trùng.

 

2. Tên thủ tục: TTHC cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu đối với vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam

2.1.Trình tự thực hiện:

Bước 1: Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Cục Bảo vệ thực vật.

Bước 2: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định hoặc cần bổ sung tài liệu giải trình, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ Cục Bảo vệ thực vật thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu theo Mẫu số 05/BVTV Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT- BNNPTNT. Trường hợp từ chối cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

2.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ

- Trực tiếp

- Bưu điện

- Trực tuyến (nếu có áp dụng).

2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu theo Mẫu số 04/BVTV Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT;

- Bản sao Hợp đồng thương mại;

- Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thương nhân (chỉ nộp khi nhập khẩu lần đầu).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

2.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định.

2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Thương nhân, tổ chức, cá nhân.

2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Bảo vệ thực vật

2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu theo Mẫu số 05/BVTV Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT.

- Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu có giá trị cho toàn bộ lô hàng ghi trong giấy phép và hiệu lực được ghi trong giấy phép theo từng mặt hàng nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày cấp.

2.8. Phí và lệ phí: Không

2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đề nghị cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu theo Mẫu số 04/BVTV Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT

2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam phải được phân tích nguy cơ dịch hại.

- Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương của Việt Nam có trách nhiệm tổ chức thực hiện phân tích nguy cơ dịch hại trên cơ sở thông tin do cơ quan có thẩm quyền về kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu cung cấp và các nguồn thông tin hiện có khác.

- Căn cứ kết quả phân tích nguy cơ dịch hại, cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương của Việt Nam cho phép nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền về kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu và tổ chức, cá nhân có liên quan biết.

2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13;

- Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14.

- Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.

- Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định một số nội dung về xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng, giống vật nuôi, nguồn gen cây trồng; nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật và nhập khẩu vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.

- Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/9/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.

 

Mẫu số 04/BVTV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP

GIẤY PHÉP KIỂM DỊCH THỰC VẬT NHẬP KHẨU

Số : ..........................

Kính gửi: .....................................................................................................

Tổ chức, cá nhân:....................................................................................................

Địa chỉ:......................................................................Điện thoại :..........................

Đề nghị quý cơ quan cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu cho lô vật thể dưới đây của cơ quan chúng tôi:

Tên vật thể: ..................................................................................................

Tên khoa học : ..............................................................................................

Trọng lượng : ...............................................................................................

Số lượng: ......................................................................................................

Phương thức đóng gói : ................................................................................

Vùng sản xuất : ...........................................................................................

Nước xuất khẩu : .........................................................................................

Phương tiện vận chuyển :.............................................................................

Cửa khẩu nhập : ...........................................................................................

Địa điểm sử dụng : ......................................................................................

......................................................................................................................

Thời gian lô vật thể nhập khẩu : .................................................................

Hồ sơ kèm theo :………………………………………………………………...

 

Vào sổ số : ......ngày ___/ ___/___
Cán bộ nhận đơn
(Ký tên)

, ngày........ tháng......năm.....
Đại diện cơ quan
(Ký tên)

 

Mẫu số 05/BVTV

BỘ NÔNG NGHIỆP À PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……/BVTV-KD

 

 

GIẤY PHÉP KIỂM DỊCH THỰC VẬT NHẬP KHẨU

Theo pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, căn cứ vào:

□ Đơn đề nghị cấp Giấy phép Kiểm dịch thực vật nhập khẩu của.............

......................................................................................................................

□ Báo cáo kết quả phân tích nguy cơ dịch hại số .... ngày …..tháng ….năm.......

Cục Bảo vệ thực vật đồng ý về mặt kiểm dịch thực vật (KDTV) để tổ chức, cá nhân có tên và địa chỉ dưới đây:

........................……......................................................................................

......................................................................................................................

Nhập vào Việt Nam từ nước :

……………………………………….......................................……. ................

Những vật thể thuộc diện KDTV sau :

......................................................................................................................

......................................................................................................................

......................................................................................................................

Tên khoa học :……….........…………........... .................................................

......................................................................................................................

Với điều kiện phải thực hiện những yêu cầu KDTV sau đây:

1/ Áp dụng các biện pháp xử lý tại nước xuất khẩu:

□ Khử trùng: Loại thuốc:……………. Liều lượng:………………Thời gian:………

□ Chiếu xạ: Nguồn:……………………… Liều lượng:………………Thời gian:………

□ Được sản xuất từ khu vực không nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam;

□ Biện pháp khác: ……………………………………………………………

2/ Có Giấy chứng nhận KDTV do cơ quan có thẩm quyền về bảo vệ/KDTV của nước xuất khẩu cấp;

3/ Những vật thể trên:

Chỉ được phép đưa vào qua các cửa khẩu sau đây :

.........…………………………….................................................................

Phải được hoàn tất thủ tục KDTV tại:............................….……………. ......

4/ Lộ trình vận chuyển: ..................................……………….......................

5/ Địa điểm sử dụng:………….....................................................................

......................................................................................................................

6/ Khi tới nơi qui định, chủ vật thể trên phải thực hiện những nội dung sau đây:

□ Khai báo với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các tỉnh, thành phố địa điểm gieo trồng để tiếp tục theo dõi tình trạng dịch hại;

□ Khai báo với Trung tâm KDTV sau nhập khẩu …;

□ Chỉ được đưa ra sản xuất sau khi có kết luận của cơ quan KDTV.

□ Yêu cầu KDTV khác: ...........................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

7/ Giấy phép này có hiệu lực đến ngày .…... tháng .... năm 20...

 

 

Hà Nội, ngày .... tháng ... năm 20..
CỤC TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

1. Giấy phép KDTV nhập khẩu này được lập thành 4 bản:

- Một bản do cơ quan đặt hàng giữ;

- Một bản do cơ quan nhập khẩu giữ;

- Một bản lưu tại cơ quan KDTV của địa bàn có cửa khẩu mà hàng thực vật nhập vào;

- Một bản lưu tại Cục Bảo vệ thực vật.

2. Cơ quan KDTV nơi nhận phải tiến hành thống kê nghiêm ngặt những Giấy phép KDTV nhập khẩu nhận được.

II. Lĩnh vực: Lâm nghiệp

1. Tên thủ tục: TTHC cấp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp

1.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Tổng cục Lâm nghiệp.

Bước 2: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định hoặc cần bổ sung tài liệu giải trình, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ Tổng cục Lâm nghiệp thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Tổng cục Lâm nghiệp cấp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 03/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT- BNNPTNT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trường hợp từ chối cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

1.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ

- Trực tiếp;

- Bưu điện;

- Trực tuyến (nếu có áp dụng).

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Văn bản đề nghị nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 01/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Lý lịch giống cây trồng lâm nghiệp đề nghị nhập khẩu theo Mẫu số 02/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Các tài liệu liên quan như hợp đồng mua bán giống hoặc hợp đồng tặng cho giống cây trồng lâm nghiệp của đối tác;

d) Trường hợp nhập khẩu giống cây lâm nghiệp để trồng khảo nghiệm, trồng sản xuất thử nghiệm phải có hồ sơ thiết kế kỹ thuật trồng khảo nghiệm, trồng sản xuất thử nghiệm. Trường hợp nhập khẩu lần thứ hai trở đi để khảo nghiệm, sản xuất thử nghiệm phải nộp báo cáo kết quả nhập khẩu, khảo nghiệm, sản xuất thử nghiệm lần nhập trước;

đ) Trường hợp nhập khẩu giống cây lâm nghiệp để làm cây cảnh, cây bóng mát phải có văn bản của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sở tại chấp thuận phương án và đề nghị cho nhập khẩu giống;

e) Trường hợp nhập khẩu phục vụ nghiên cứu, hợp tác quốc tế phải bổ sung 01 bản sao thỏa thuận hợp tác bằng tiếng nước ngoài kèm theo 01 bản dịch sang tiếng Việt có chữ ký xác nhận của cơ quan dịch thuật;

g) Trường hợp nhập khẩu tham gia hội chợ, triển lãm phải bổ sung Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam;

h) Trường hợp nhập khẩu làm quà tặng phải bổ sung 01 bản sao giấy xác nhận giữa hai bên bằng tiếng nước ngoài kèm theo 01 bản dịch sang tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật;

i) Trường hợp nhập khẩu để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, hồ sơ phải bổ sung bản sao (mang theo bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao có chứng thực của văn bản phê duyệt hoặc chấp thuận chương trình, dự án đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc dự án được doanh nghiệp phê duyệt theo quy định của pháp luật;

1.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Thương nhân, tổ chức, cá nhân.

1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Lâm nghiệp

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 03/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT.

Thời hạn hiệu lực của giấy phép nhập khẩu không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp.

1.8. Phí và lệ phí: Không

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

a) Văn bản đề nghị nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 01/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 43/2018/TT-BNNPTNT.

b) Lý lịch giống cây trồng lâm nghiệp đề nghị nhập khẩu theo Mẫu số 02/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 43/2018/TT-BNNPTNT.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp chưa có trong Danh mục giống cây lâm nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh để nghiên cứu, khảo nghiệm, trồng sản xuất thử nghiệm, làm cây cảnh, cây bóng mát, hợp tác quốc tế, làm mẫu tham gia triển lãm, làm quà tặng hoặc để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư (trừ trường hợp giống cây trồng chưa có trong Danh mục giống cây lâm nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh nhưng đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống cây trồng lâm nghiệp mới

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh giống cây trồng

- Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.

- Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2018 quy định một số nội dung về xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng, giống vật nuôi, nguồn gen cây trồng;

nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật và nhập khẩu vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.

 

Mẫu số 01/LN

Tên tổ chức, cá nhân đề nghị
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số……………

………, ngày.......... .tháng…… năm …...

 

VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ NHẬP KHẨU GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP

 

Kính gửi : Tổng cục Lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

- Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu:

- Địa chỉ

- Điện thoại, Fax, Email :

 (Tên tổ chức, cá nhân).......... đề nghị Tổng cục Lâm nghiệp cho phép nhập khẩu giống cây lâm nghiệp sau đây:

1.Tên loài cây :

- Tên khoa học:

- Tên Việt Nam:

2. Số lượng:

- Hạt giống/lô giống: ........... kg

- Cây giống/dòng vô tính: .........số cây /dòng vô tính

3. Nguồn gốc, xuất xứ giống (kèm theo lý lịch nguồn giống):

4. Mục đích nhập khẩu giống:

□ Nghiên cứu

□ Khảo nghiệm

□ Sản xuất thử nghiệm

□ Quà tặng

□ Hội trợ, Triển lãm

□ Hợp tác quốc tế

□ Cây cảnh, cây bóng mát

□ Mục đích khác...........................

5. Thời gian nhập khẩu giống: từ ngày .......tháng...... năm 20...

6. Cửa khẩu nhập khẩu giống: Cửa khẩu/sân bay/bưu điện.......

7. Lần nhập khẩu (thứ mấy)

- Kèm theo đây là các tài liệu liên quan

□ Tờ khai kỹ thuật □ Giấy chứng nhận  Giấy chứng nhận Đầu tưĐKKD

(………………………..)

□ Giấy tờ khác

Tôi xin cam kết thực hiện đúng những quy định của nhà nước về nhập khẩu và báo cáo kết quả nhập khẩu giống về Tổng cục Lâm nghiệp.

Đề nghị Tổng cục Lâm nghiệp xem xét và giải quyết./.

 

 

............, ngày....... tháng..... năm ........
Tổ chức, cá nhân đề nghị
(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 02/LN

LÝ LỊCH GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP ĐỀ NGHỊ NHẬP KHẨU

1. Thông tin về giống

- Tên giống:

+ Tên giống cây trồng ghi bằng tiếng Việt, nếu cây trồng chưa có ở Việt Nam thì ghi bằng tiếng Anh hoặc phiên âm La tinh tiếng bản địa nơi nhập về:

...............................................................................................................................

+ Tên khoa học (cụ thể đến loài, họ, bộ): ....................................................

- Đặc điểm thực vật học chủ yếu: .................................................................

- Bộ phận sử dụng:

+ Gỗ : ....................... Sản phẩm ngoài gỗ: .......................

- Giống được thu hái từ (rừng giống, vườn giống, rừng trồng.....):..............

- Những đặc điểm ưu việt của giống nhập khẩu: năng suất, khả năng kháng bệnh, tính chất cơ lý gỗ...................

2. Điều kiện tự nhiên nơi thu hái giống

2.1. Đặc điểm địa lý

□ Kinh độ:........................

□ Vĩ độ: ........................................

□ Độ cao so với mực nước biển: .............................

2.2. Đặc điểm khí hậu

□ Nhiệt độ bình quân năm:

□ Nhiệt độ bình quân tháng nóng nhất:

□ Nhiệt độ bình quân tháng lạnh nhất:

□ Lượng mưa bình quân năm:

□ Mùa mưa:

□ Lượng bốc hơi:

3. Kỹ thuật gieo trồng (đối với giống cây trồng nhập khẩu lần đầu):

- Yêu cầu điều kiện sinh thái ( vĩ độ, nhiệt độ, đất đai...):...........................

- Thời vụ trồng: ....................................……............................................

- Mật độ, lượng giống /ha:…….....................…..........................................

- Sâu bệnh hại chính: .....................................…..........................................

4. Cảnh báo các tác hại:

Nêu rõ những dự báo tác động xấu của loại cây trồng nhập khẩu đến môi trường sinh thái như đất, nước, sinh vật khác và sức khỏe con người (nếu có):.....................................……….............……….........

Tôi cam đoan và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin trong tờ khai lý lịch giống này.

 

 

............, ngày ........... tháng ................ năm……
Tổ chức, cá nhân đề nghị
(ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 03/LN

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:……/GPNK-TCLN

Hà Nội, ngày…..tháng ….năm 20…

 

GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP

Căn cứ Quyết định số 28/2017/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Lâm nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Văn bản đề nghị nhập khẩu số ........ ngày ...... tháng..... năm 20.. của .................................và hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu.

Tổng cục Lâm nghiệp đồng ý cho:

Tổ chức/cá nhân……………………………………………………………

Địa chỉ………………………………………………………………………

Điện thoại………………………………..Fax………..………….…………

Được phép nhập khẩu …………………………..……Để.……………….…

1. Tên thương mại:……………………………………………….…………

2. Tên khoa học:………….………………………………………………….

3. Số lượng:……………….….Khối lượng…………………………………

4. Tên cơ sở sản xuất:……..………………………………………………..

5. Địa chỉ nhà sản xuất………….……..…ĐT………. Fax………………..

6. Nước xuất khẩu:……………….…………………………………………

7. Thời gian nhập khẩu:…………………………………………………….

8. Cửa khẩu nhập khẩu:……………………………………………………..

9. Mục đích nhập khẩu:……………………..………………………………

Giấy phép này có giá trị đến hết ngày:…….…………………………………

Tổ chức/cá nhân phải thực hiện đúng mục đích nhập khẩu và thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành.

 


Nơi nhận:
- …………;
- Lưu: VT, ….

Hà Nội, ngày…..tháng ….năm 20…
TỔNG CỤC TRƯỞNG
(Họ và tên, chữ ký và đóng dấu)

III. Lĩnh vực: Trồng trọt

1. Tên thủ tục: TTHC cấp giấy phép xuất khẩu giống cây trồng nông nghiệp

1.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Cục Trồng trọt.

Bước 2: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định hoặc cần bổ sung tài liệu giải trình, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ Cục Trồng trọt thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Cục Trồng trọt cấp Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng theo Mẫu số 05/TT Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trường hợp từ chối cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

1.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ

- Trực tiếp;

- Bưu điện;

- Trực tuyến (nếu có áp dụng).

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu giống cây trồng theo Mẫu số 01/TT Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

b) Tờ khai kỹ thuật theo Mẫu số 02/TT Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

c) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp phải đăng ký) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (đối với cá nhân);

d) Trường hợp xuất khẩu phục vụ nghiên cứu, hợp tác quốc tế phải bổ sung 01 bản sao thỏa thuận hợp tác bằng tiếng nước ngoài kèm theo 01 bản dịch sang tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật;

đ) Trường hợp xuất khẩu tham gia hội chợ, triển lãm phải bổ sung 01 bản sao Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm bằng tiếng nước ngoài kèm theo 01 bản dịch sang tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật;

e) Trường hợp xuất khẩu làm quà tặng phải bổ sung 01 bản sao giấy chứng nhận giữa hai bên bằng tiếng nước ngoài kèm theo 01 bản dịch sang tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật.

1.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Thương nhân, tổ chức, cá nhân.

1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Trồng trọt

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy phép xuất/nhập khẩu giống cây trồng theo Mẫu số 05/TT Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thời hạn hiệu lực của giấy phép xuất khẩu không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp.

1.8. Phí và lệ phí: Không

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

a) Văn bản đề nghị nhập khẩu giống cây trồng theo Mẫu số 01/TT Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 43/2018/TT-BNNPTNT.

b) Tờ khai kỹ thuật theo Mẫu số 02/TT Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 43/2018/TT-BNNPTNT.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Xuất khẩu giống cây trồng nông nghiệp có trong Danh mục giống cây trồng cấm xuất khẩu để phục vụ nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, hội chợ, triển lãm, làm quà tặng.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh giống cây trồng

- Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.

- Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định một số nội dung về xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng, giống vật nuôi, nguồn gen cây trồng; nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật và nhập khẩu vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.

 

Mẫu số 01/TT

Tên tổ chức, cá nhân đề nghị
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số ………………..

………, ngày.......... .tháng…… năm …...

 

VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ XUẤT KHẨU GIỐNG CÂY TRỒNG

REGISTRATION APPLICATION OF VARIETY EXPORTATION

Kính gửi: Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

To: Department of Crops Production - MARD

- Tên của tổ chức, cá nhân đề nghị xuất khẩu giống:

(Name of the Organization, individual applying the registration for variety exportation):

- Địa chỉ (Address):

- Điện thoại, Fax, Email (Tel, Fax, Email):

- Thông tin về giống xuất khẩu: Basic information on variety

TT

Tên giống (Variety Name)

Tên khoa học (Scientific name)

Loại hình (hạt, cây, hom, mắt ghép…) Material: (seeds, plan, cutting, budwood…)

Đơn vị Tính (Unit)

Số lượng nhập (The quantity of importation)

Nơi xuất (original of exportation)

 

Tổng (total)

 

- Lần xuất khẩu (export time): □ Lần đầu (first) □ Lần thứ ( next)……

- Mục đích xuất khẩu (Purposes of exportation):

□ Nghiên cứu (Research)

□ Khảo nghiệm (Evaluation)

□ Sản xuất thử (Test production)

□ Quà tặng (Gift)

□ Hội trợ, Triển lãm (Exhibition)

□ Hợp tác quốc tế (International Cooperation)

□ Mục đích khác (Other Purposes): .............................................................

- Quy mô, địa điểm dự kiến gieo trồng: (nếu nhiều giống, lập Danh sách kèm theo):

Estimation for planting scale and location: (If more than one variety, a variety list needs to be attached)

- Cửa khẩu xuất (Border/gate for exportation):.....................................................

- Thời hạn xuất khẩu (permited time of exportation).............................................

- Kèm theo đây là các tài liệu liên quan (Attached with related documents):

□ Tờ khai kỹ thuật (Technical Declaration)

□ Giấy chứng nhận ĐKKD (Certificate of Business Registration)

□ Giấy chứng nhận Đầu tư (………………………..)

□ Giấy tờ khác (Other papers)…………………………………………………………..

- Chúng tôi xin cam kết (engagements): Báo cáo kết quả xuất khẩu giống về Cục Trồng trọt. (Exportation result report of the variety to the Department of Crop Production)

Đề nghị Cục Trồng trọt xem xét và giải quyết./.

 (Proposal and submittment to the Department of Crop Production. /.)

 

 

............, ngày....... tháng..... năm ........
Date, ………….
Tổ chức/cá nhân đề nghị
(Ký tên, đóng dấu) Organization/individual of
registration (Signed,Sealed)

 

Mẫu số 02/TT

TỜ KHAI KỸ THUẬT

Technical Declaration

(Kèm theo Văn bản đề nghị xuất khẩu số…… ngày… tháng…. năm…) (Enclosed with the registrating application form on the export of number... ... ... ...day. month. year)

1. Thông tin về tổ chức, cá nhân (Information of Organization, individual)

- Tên của tổ chức, cá nhân đề nghị xuất khẩu giống:

(Name of Organization, individual of registration to export plant variety):

- Địa chỉ (Address): ................................................................................................

- Điện thoại, Fax, Email (Tel, Fax, Email):……………………………………….

2. Thông tin về giống (Basic Information of the variety)

- Tên giống: (Name of variety)

+ Tên giống cây trồng ghi bằng tiếng Việt, nếu cây trồng chưa có ở Việt Nam thì ghi bằng tiếng Anh hoặc phiên âm La tinh tiếng bản địa:

 (Variety names in Vietnamese. If those are not available in Vietnam, named in English or Latin as well as the original name):

+ Tên khoa học (cụ thể đến loài, họ, bộ):

(Scientific name – exactly to species, family and group):

- Đặc điểm thực vật học chủ yếu (Main botanical characteristics):

+ □ Cây trồng lâu năm (Perennial crops)

+ □ Cây trồng hàng năm (Annual crops)

+ Miêu tả rõ đặc điểm thực vật học của cây (thân, lá, rễ, hoa quả…); giá trị sử dụng của cây; cách chế biến, sử dụng để làm gì: (Description of botanical characteristics (stem, leaf, flower, roots and fruits, …); using value; processing method, using purpose)

- Bộ phận sử dụng (Part used):

□ Thân (stem) □ Lá (leaves) □ Rễ (root) □ Củ (tuber) □ Hoa (flower)

□ Quả (fruit) □ Hạt (seed)

- Giá trị sử dụng (Using value):

□ Làm lương thực, thực phẩm (Food)

□ Làm dược liệu (Medical) □ Thức ăn chăn nuôi (Animal feed)

□ Làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến (raw materials for processing industry)

□ Cải tạo môi trường (Environmental improvement)

□ Các giá trị khác (ghi rõ) (The other value (specified):

3. Cảnh báo các tác hại: Nêu rõ những dự báo tác động xấu của loại cây trồng xuất khẩu đến môi trường sinh thái như đất, nước, sinh vật khác và sức khỏe con người (nếu có)

(Warnings: Specifying the negative impact of exported plants to ecological environment, including soil, water, other organisms and human health (if yes))

Chúng tôi cam đoan và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin trong tờ khai kỹ thuật này.

(We are egaging and undertaking full responsibility for the accurate and truth of the information provided in this declaration form)

 

 

............, ngày....... tháng..... năm ........
Date, ………….
Tổ chức/cá nhân đề nghị
(Ký tên, đóng dấu) Organization/individual of registration (Signed,Sealed)

 

Mẫu số 05/TT

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC TRỒNG TRỌT
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /GPX/NK-TT-….

Hà Nội, ngày  tháng  năm 201

 

GIẤY PHÉP XUẤT/NHẬP KHẨU GIỐNG CÂY TRỒNG

Căn cứ Quyết định số 929/QĐ-BNN-TCCB ngày 24 tháng 3 năm 2017 quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Trồng trọt;

Căn cứ Văn bản đề nghị cấp Giấy phép xuất/nhập khẩu giống cây trồng số…….. ngày….... tháng……..năm………của ………………………...............................

Cục Trồng trọt đồng ý để ……...................................................................

…xuất/nhập khẩu giống cây trồng như sau:

TT

Tên giống (Variety Name)

Tên khoa học (Scientific name)

Loại hình (hạt, cây, hom, mắt ghép…) Material: (seeds, plan, cutting, budwood…)

Đơn vị Tính (Unit)

Số lượng nhập/xuất (The quantity of exportation/ importation)

Nơi xuất/nhập (original of exportation/ importation)

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

Mục đích xuất/nhập khẩu : ............................................................................

Thời gian xuất/nhập khẩu: từ ngày ký đến………...…………………………………..

Địa  điểm  xuất/nhập khẩu:………………………………………………………………….

Ghi chú:………………………………………………………………………………………..

- Việc nhập xuất/khẩu giống trên, … ……phải thực hiện đúng Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật và các quy định pháp lý có liên quan khác của Nhà nước Việt Nam.

-……. ……có trách nhiệm báo cáo kết quả xuất/nhập khẩu và sử dụng giống trên về Cục Trồng trọt (Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội, Điện thoại: 0243.8234651 Fax: 0243.7344.967).

 

 

CỤC TRƯỞNG
(ký tên và đóng dấu)

 

2. Tên thủ tục: TTHC cấp giấy phép nhập khẩu giống cây trồng nông nghiệp

2.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Cục Trồng trọt.

Bước 2: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định hoặc cần bổ sung tài liệu giải trình, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ Cục Trồng trọt thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Cục Trồng trọt cấp Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng theo Mẫu số 05/TT Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trường hợp từ chối cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

2.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ

- Trực tiếp;

- Bưu điện;

- Trực tuyến (nếu có áp dụng).

2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu theo Mẫu số 03/TT Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

b) Tờ khai kỹ thuật theo Mẫu số 04/TT Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (chỉ nộp khi nhập khẩu lần đầu);

c) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp phải đăng ký) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (đối với cá nhân);

d) Trường hợp giống cây trồng nhập khẩu lần thứ hai trở đi để khảo nghiệm, sản xuất thử phải nộp báo cáo kết quả nhập khẩu, khảo nghiệm, sản xuất thử lần nhập trước;

đ) Trường hợp nhập khẩu phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, hợp tác quốc tế phải bổ sung 01 bản sao thỏa thuận hợp tác bằng tiếng nước ngoài kèm theo 01 bản dịch sang tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật;

e) Trường hợp nhập khẩu tham gia hội chợ, triển lãm phải bổ sung Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam;

g) Trường hợp nhập khẩu làm quà tặng phải bổ sung 01 bản sao giấy xác nhận giữa hai bên bằng tiếng nước ngoài kèm theo 01 bản dịch sang tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật;

h) Trường hợp nhập khẩu để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, hồ sơ phải bổ sung bản sao (mang theo bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao có chứng thực của văn bản phê duyệt hoặc chấp thuận chương trình, dự án đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc dự án được doanh nghiệp phê duyệt theo quy định của pháp luật;

i) Trường hợp nhập khẩu giống cây trồng để phục vụ dự án xây dựng đường giao thông phải bổ sung bản sao chứng thực Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale - CFS) do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp hoặc bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ sau: Giấy công nhận giống cây trồng mới; Giấy xác nhận giống cây trồng không nằm trong Danh mục cấm sử dụng của nước xuất khẩu; Giấy chứng nhận khác có nội dung tương tự kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc kết quả nghiên cứu, khảo nghiệm tại Việt Nam cho thấy giống cây trồng an toàn với môi trường.

2.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định.

2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Thương nhân, tổ chức, cá nhân.

2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Trồng trọt

2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy phép xuất/nhập khẩu giống cây trồng theo Mẫu số 05/TT Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thời hạn hiệu lực của giấy phép nhập khẩu không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp.

2.8. Phí và lệ phí: Không

2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

a) Văn bản đề nghị nhập khẩu giống cây trồng theo Mẫu số 03/TT Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 43/2018/TT-BNNPTNT.

b) Tờ khai kỹ thuật theo Mẫu số 04/TT Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 43/2018/TT-BNNPTNT.

2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Nhập khẩu giống cây trồng nông nghiệp chưa có tên trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất và kinh doanh để nghiên cứu, khảo nghiệm, sản xuất thử, hợp tác quốc tế, làm mẫu tham gia triển lãm, làm quà tặng hoặc để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư (trừ trường hợp giống cây trồng chưa có tên trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh nhưng đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống cây trồng nông nghiệp mới).

2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh giống cây trồng

- Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.

- Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định một số nội dung về xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng, giống vật nuôi, nguồn gen cây trồng; nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật và nhập khẩu vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.

 

Mẫu số 03/TT

Tên tổ chức, cá nhân đề nghị
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số ……………

………, ngày.......... .tháng…… năm …...

 

VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ NHẬP KHẨU GIỐNG CÂY TRỒNG

REGISTRATION APPLICATION OF VARIETY IMPORTATION

Kính gửi: Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

To: Department of Crops Production - MARD

- Tên của tổ chức, cá nhân đề nghị nhập khẩu giống:

 (Name of the Organization, individual applying the registration for variety importation):

- Địa chỉ (Address):

- Điện thoại, Fax, Email (Tel, Fax, Email):

- Thông tin về giống nhập khẩu: Basic information on variety

TT

Tên giống (Variety Name)

Tên khoa học (Scientific name)

Loại hình (hạt, cây, hom, mắt ghép…) Material: (seeds, plan, cutting, budwood…)

Đơn vị Tính (Unit)

Số lượng nhập (The quantity of importation)

Nơi xuất (original of exportation)

 

Tổng (total)

 

- Lần nhập khẩu (import time): □ Lần đầu (first) □Lần thứ ( next)……

- Mục đích nhập khẩu (Purposes of importation):

□ Nghiên cứu (Research)

□ Khảo nghiệm (Evaluation)

□ Sản xuất thử (Test production)

□ Sản xuất hạt lai F1(F1 seed production)

□ Quà tặng (Gift)

□ Triển lãm (Exhibition)

□ Hợp tác quốc tế (International Cooperation)

□ Thực hiện Dự án đầu tư (Implementation of investment projects)

□ Mục đích khác (Other Purposes): .............................................................

- Quy mô, địa điểm dự kiến gieo trồng: (nếu nhiều giống, lập Danh sách kèm theo):

Estimation for planting scale and location: (If more than one variety, a variety list needs to be attached)

- Cửa khẩu nhập (Border/gate for importation):.....................................................

- Thời hạn nhập khẩu (permited time of importation).............................................

- Kèm theo đây là các tài liệu liên quan (Attached with related documents):

□ Tờ khai kỹ thuật (Technical Declaration)

□ Giấy chứng nhận ĐKKD (Certificate of Business Registration)

□ Văn bản cho phép sản xuất thử (……………….)

□ Giấy tờ khác (Other papers)

- Chúng tôi xin cam kết (engagements):

+ Giống cây trồng đề nghị nhập khẩu trên không phải là cây trồng biến đổi gen (GMO); không thuộc nhóm cây có chứa chất ma tuý; không gây hại cho sức khoẻ con người và môi trường sinh thái.

(This varieties registrated for importation are not GMO or belong to the group of opium containing plants; not be harmful to human health and ecological environment).

+ Báo cáo kết quả nhập khẩu và kết quả sử dụng giống về Cục Trồng trọt. (Evaluation and importation result report of the variety to the Department of Crop Production)

Đề nghị Cục Trồng trọt xem xét và giải quyết./.

(Proposal and submittment to the Department of Crop Production. /.)

 

 

............, ngày....... tháng..... năm ........
Date, ………….
Tổ chức/cá nhân đề nghị
(Ký tên, đóng dấu) Organization/individual of registration (Signed,Sealed)

 

Mẫu số 04/TT

TỜ KHAI KỸ THUẬT

Technical Declaration

(Kèm theo Văn bản đề nghị nhập khẩu số…… ngày… tháng…. năm…) (Enclosed with the registrating application form on the import of number... ... ... ...day. month. year)

1. Thông tin về tổ chức, cá nhân (Information of Organization, individual)

- Tên của tổ chức, cá nhân đề nghị nhập khẩu giống:

 (Name of Organization, individual of registration to import plant variety):

- Địa chỉ (Address): ................................................................................................

- Điện thoại, Fax, Email (Tel, Fax, Email):……………………………………….

2. Thông tin về giống (Basic Information of the variety)

- Tên giống: (Name of variety)

+ Tên giống cây trồng ghi bằng tiếng Việt, nếu cây trồng chưa có ở Việt Nam thì ghi bằng tiếng Anh hoặc phiên âm La tinh tiếng bản địa nơi nhập về:

(Variety names in Vietnamese. If those are not available in Vietnam, named in English or Latin as well as the original name):

+ Tên khoa học (cụ thể đến loài, họ, bộ):

(Scientific name – exactly to species, family and group):

- Đặc điểm thực vật học chủ yếu (Main botanical characteristics):

+ □ Cây trồng lâu năm (Perennial crops)

+ □ Cây trồng hàng năm (Annual crops)

+ Miêu tả rõ đặc điểm thực vật học của cây (thân, lá, rễ, hoa quả…); giá trị sử dụng của cây; cách chế biến, sử dụng để làm gì: (Description of botanical characteristics (stem, leaf, flower, roots and fruits, …); using value; processing method, using purpose)

- Bộ phận sử dụng (Part used):

□ Thân (stem) □ Lá (leaves) □ Rễ (root) □ Củ (tuber) □ Hoa (flower)

□ Quả (fruit) □ Hạt (seed)

- Giá trị sử dụng (Using value):

□ Làm lương thực, thực phẩm (Food)

 Thức ăn□ Làm dược liệu (Medical)  chăn nuôi (Animal feed)

□ Làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến (raw materials for processing industry)

□ Cải tạo môi trường (Environmental improvement)

□ Các giá trị khác (ghi rõ) (The other value (specified):

3. Kỹ thuật gieo trồng (đối với giống cây trồng nhập khẩu lần đầu)

Growing techniques (for the first importation):

- Yêu cầu điều kiện sinh thái (vĩ độ, nhiệt độ, đất đai...)

Required ecological conditions (latitude, temperature, land ...)

- Thời vụ trồng (Planting season)

- Mật độ, lượng giống/ha: (Density, quantity of seed applied per hectare)

- Sâu bệnh hại chính (The main diseases and insects)

4. Cảnh báo các tác hại: Nêu rõ những dự báo tác động xấu của loại cây trồng nhập khẩu đến môi trường sinh thái như đất, nước, sinh vật khác và sức khỏe con người (nếu có)

(Warnings: Specifying the negative impact of imported plants to ecological environment, including soil, water, other organisms and human health (if yes))

Chúng tôi cam đoan và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin trong tờ khai kỹ thuật này.

(We are egaging and undertaking full responsibility for the accurate and truth of the information provided in this declaration form)

 

 

............, ngày....... tháng..... năm ........
Date, ………….
Tổ chức/cá nhân đề nghị
(Ký tên, đóng dấu) Organization/individual of registration (Signed,Sealed)

 

Mẫu số 05/TT

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC TRỒNG TRỌT
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /GPX/NK-TT-….

Hà Nội, ngày  tháng  năm 201

 

GIẤY PHÉP XUẤT/NHẬP KHẨU GIỐNG CÂY TRỒNG

Căn cứ Quyết định số 929/QĐ-BNN-TCCB ngày 24 tháng 3 năm 2017 quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Trồng trọt;

Căn cứ Văn bản đề nghị cấp Giấy phép xuất/nhập khẩu giống cây trồng số…….. ngày….... tháng……..năm………của ………………………...............................

Cục Trồng trọt đồng ý để ……...................................................................

…xuất/nhập khẩu giống cây trồng như sau:

TT

Tên giống (Variety Name)

Tên khoa học (Scientific name)

Loại hình (hạt, cây, hom, mắt ghép…) Material: (seeds, plan, cutting, budwood…)

Đơn vị Tính (Unit)

Số lượng nhập/xuất (The quantity of exportation/ importation)

Nơi xuất/nhập (original of exportation/ importation)

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

Mục đích xuất/nhập khẩu : ............................................................................

Thời gian xuất/nhập khẩu: từ ngày ký đến………...…………………………………..

Địa  điểm  xuất/nhập khẩu:………………………………………………………………….

Ghi chú:………………………………………………………………………………………..

- Việc nhập xuất/khẩu giống trên, … ……phải thực hiện đúng Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật và các quy định pháp lý có liên quan khác của Nhà nước Việt Nam.

-……. ……có trách nhiệm báo cáo kết quả xuất/nhập khẩu và sử dụng giống trên về Cục Trồng trọt (Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội, Điện thoại: 0243.8234651 Fax: 0243.7344.967).

 

 

CỤC TRƯỞNG
(ký tên và đóng dấu)

 

3. Tên thủ tục: TTHC cấp giấy phép xuất khẩu nguồn gen cây trồng phục vụ nghiên cứu, trao đổi khoa học kỹ thuật

3.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Cục Trồng trọt.

Bước 2: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định hoặc cần bổ sung tài liệu giải trình, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ Cục Trồng trọt thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Cục Trồng trọt trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy phép xuất khẩu nguồn gen cây trồng theo Mẫu số 09 ban hành kèm theo Nghị định 59/2017/NĐ-CP. Trường hợp từ chối cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

3.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ

- Trực tiếp;

- Bưu điện;

- Trực tuyến (nếu có áp dụng).

3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam có nhu cầu đưa nguồn gen ra nước ngoài phục vụ học tập nộp hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo một trong các cách sau: nộp trực tiếp tại trụ sở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; gửi qua đường bưu điện hoặc đăng ký điện tử. Hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị đưa nguồn gen ra nước ngoài phục vụ học tập theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 59/2017/NĐ-CP;

- Xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân của học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh;

Giấy giới thiệu của tổ chức khoa học và công nghệ hoặc cơ sở đào tạo ở nước ngoài mà học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam học tập, bao gồm các thông tin cơ bản về học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh đề nghị đưa nguồn gen ra nước ngoài và việc sử dụng nguồn gen phục vụ học tập.

b) Tổ chức khoa học và công nghệ Việt Nam có nhu cầu đưa nguồn gen ra nước ngoài để tiến hành nghiên cứu, phân tích, đánh giá không vì mục đích thương mại nộp hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP theo một trong các cách sau: nộp trực tiếp tại trụ sở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; gửi qua đường bưu điện hoặc đăng ký điện tử. Hồ sơ bao gồm:

- Văn bản đề nghị đưa nguồn gen ra nước ngoài phục vụ nghiên cứu không vì mục đích thương mại theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

- Văn bản chứng minh tư cách pháp nhân của tổ chức khoa học và công nghệ;

- Văn bản đồng ý tiếp nhận nguồn gen của tổ chức nước ngoài theo đề nghị của tổ chức khoa học và công nghệ Việt Nam;

- Chương trình, đề tài, dự án, nhiệm vụ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt có liên quan đến nguồn gen đề nghị đưa ra nước ngoài.

c) Đối với nguồn gen đề nghị đưa ra nước ngoài thuộc danh mục nguồn gen tiếp cận, sử dụng có điều kiện, tổ chức, cá nhân phải gửi kèm theo ý kiến bằng văn bản của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

3.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định.

3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Trồng trọt

3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy phép xuất khẩu nguồn gen cây trồng theo Mẫu số 09 ban hành kèm theo Nghị định số 59/2017/NĐ-CP.

Thời hạn hiệu lực của giấy phép xuất khẩu không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp.

3.8. Phí và lệ phí: Không

3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

a) Văn bản đề nghị xuất khẩu nguồn gen cây trồng theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Nghị định số 59/2017/NĐ-CP.

b) Tờ khai kỹ thuật nhập khẩu giống cây trồng biến đổi gen theo Mẫu số 07/TT Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 43/2018/TT-BNNPTNT.

3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Không quy định.

3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định một số nội dung về xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng, giống vật nuôi, nguồn gen cây trồng; nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật và nhập khẩu vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam; Nghị định số 59/2017/NĐ-CP ngày 12/5/2017 của Chính phủ về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen.

 

Mẫu số 08

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------

ĐƠN (VĂN BẢN) ĐỀ NGHỊ ĐƯA NGUỒN GEN RA KHỎI LÃNH THỔ VIỆT NAM PHỤC VỤ HỌC TẬP/ NGHIÊN CỨU KHÔNG VÌ MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI

Kính gửi: (Cơ quan nhà nước có thẩm quyền)

1. Thông tin về tổ chức khoa học và công nghệ/cá nhân đăng ký

- Đối với tổ chức khoa học và công nghệ: Tên đầy đủ của tổ chức; số, ký hiệu của giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, ngày cấp, nơi cấp; tên người đại diện của tổ chức; chức vụ; địa chỉ liên hệ; điện thoại; fax.

- Đối với cá nhân: Họ và tên; số thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ tương đương, ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ liên hệ; điện thoại; fax; địa chỉ thư điện tử; thông tin chi tiết về tổ chức khoa học và công nghệ hoặc cơ sở đào tạo mà học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh đang học tập.

2. Mục đích đưa ra nước ngoài

□ Nghiên cứu không vì mục đích thương mại

□ Học tập

3. Thông tin về nguồn gen đưa ra nước ngoài

TT

Nội dung

Thông tin chi tiết

1.

Tên nguồn gen

(Tên thông thường, tên khoa học, tên khác)

2.

Địa điểm thu thập nguồn gen

(Địa chỉ, tọa độ khu vực đã thu thập nguồn gen)

3.

Thời gian thu thập nguồn gen

 

4.

Mẫu nguồn gen

(Bộ phận thu thập, tiếp cận)

5.

Số lượng/ Khối lượng đã thu thập

 

6.

Mô tả cách thức đã thu thập

(Phương tiện, công cụ, thiết bị sử dụng; hình thức tiếp cận)

7.

Tri thức truyền thống về nguồn gen (nếu có sử dụng)

 

8.

Số lượng/Khối lượng nguồn gen đăng ký đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

 

4. Thông tin về Bên cung cấp

- Đối với tổ chức: Tên đầy đủ của tổ chức; giấy phép đăng ký kinh doanh, hoạt động; quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mặt nước; tên người đại diện của tổ chức; chức vụ; tên người đại diện liên lạc của tổ chức; địa chỉ liên hệ; điện thoại; fax; địa chỉ thư điện tử.

- Đối với cá nhân: Họ và tên; số thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ tương đương, ngày cấp, nơi cấp; số, ký hiệu của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mặt nước; địa chỉ liên hệ; điện thoại; fax; địa chỉ thư điện tử.

5. Thông tin về việc sử dụng nguồn gen ở nước ngoài

Cung cấp thông tin cụ thể về tổ chức, cá nhân nước ngoài hợp tác, tiếp nhận nguồn gen để phục vụ học tập/nghiên cứu không vì mục đích thương mại.

6. Tài liệu kèm theo Đơn đề nghị (liệt kê các tài liệu kèm theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen và các tài liệu khác, nêu có).

7. Cam kết

(Tổ chức khoa học và công nghệ/cá nhân) cam kết:

- Chỉ sử dụng nguồn gen đề nghị đưa ra nước ngoài phục vụ học tập/nghiên cứu không vì mục đích thương mại;

- Không chuyển giao nguồn gen đề nghị đưa ra nước ngoài cho bên thứ ba;

- Tuân thủ nghĩa vụ về báo cáo được quy định tại Nghị định số …./2017/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2017 của Chính phủ về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen;

- Bảo đảm và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tính trung thực của các thông tin, dữ liệu được cung cấp trong đơn đề nghị này và hồ sơ kèm theo.

Đề nghị quý cơ quan xem xét cho phép đưa nguồn gen đề nghị nêu trên ra nước ngoài phục vụ học tập/nghiên cứu không vì mục đích thương mại./.

 

 

(Địa danh), ngày …. tháng …. năm ...
Tổ chức/cá nhân đăng ký
(Ký, ghi rõ họ và tên kèm theo chức danh và đóng dấu nếu có)

 

Mẫu số 09

BỘ ….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:  /QĐ-…….

(Địa danh), ngày ….. tháng ….. năm …….

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc cho phép đưa nguồn gen ra nước ngoài phục vụ nghiên cứu, học tập không vì mục đích thương mại

BỘ TRƯỞNG BỘ...

 

Căn cứ Nghị định số .../201.../NĐ-CP ngày .... tháng .... năm .... của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ ….;

Căn cứ Nghị định số …./2017/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2017 của Chính phủ về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen;

Xét hồ sơ đề nghị đưa nguồn gen ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phục vụ học tập/nghiên cứu không vì mục đích thương mại của... (tổ chức khoa học và công nghệ/cá nhân)....;

Theo đề nghị của (tên cơ quan thường trực thẩm định),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thông tin về tổ chức khoa học và công nghệ/cá nhân được cho phép đưa nguồn gen ra nước ngoài phục vụ học tập/nghiên cứu không vì mục đích thương mại:

- Đối với tổ chức khoa học và công nghệ: Tên đầy đủ của tổ chức; số, ký hiệu của giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, ngày cấp, nơi cấp; tên người đại diện của tổ chức; chức vụ; địa chỉ liên hệ; điện thoại; fax.

- Đối với cá nhân: Họ và tên; số thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ tương đương, ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ liên hệ; điện thoại; fax; địa chỉ thư điện tử; thông tin chung về tổ chức khoa học và công nghệ hoặc cơ sở đào tạo mà học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh đang học tập.

Điều 2. Thông tin về nguồn gen được cho phép đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam phục vụ học tập/nghiên cứu không vì mục đích thương mại:

1. Nguồn gen (tên thông thường, tên khoa học, tên khác).

2. Mẫu nguồn gen.

3. Thông tin về Bên cung cấp (tên, chi tiết liên hệ).

4. Địa điểm đã thu thập nguồn gen.

5. Số lượng/Khối lượng nguồn gen được phép đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

6. Địa điểm sử dụng nguồn gen ở nước ngoài (tên tổ chức nghiên cứu, cơ sở đào tạo, chi tiết liên hệ).

Điều 3. Trách nhiệm của (tên tổ chức khoa học và công nghệ/cá nhân) được cấp phép:

1. Chỉ sử dụng nguồn gen được cấp phép phục vụ mục đích (học tập hoặc nghiên cứu không vì mục đích thương mại).

2. Không chuyển giao nguồn gen được cấp phép cho bên thứ ba.

3. Tuân thủ nghĩa vụ về báo cáo và các quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen tại Nghị định số ……/2017/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2017 của Chính phủ và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 5. Thủ trưởng (tên cơ quan thường trực thẩm định), ...và (tên tổ chức khoa học và công nghệ/cá nhân)... chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như tại Điều 5;
- Cơ quan hải quan;
- Lưu: VT,....

BỘ TRƯỞNG
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

4. Tên thủ tục: TTHC cấp giấy phép nhập khẩu giống cây trồng biến đổi gen

4.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Cục Trồng trọt.

Bước 2: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định hoặc cần bổ sung tài liệu giải trình, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ Cục Trồng trọt thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Cục Trồng trọt cấp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng biến đổi gen theo Mẫu số 08/TT Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT- BNNPTNT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trường hợp từ chối cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

4.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ

- Trực tiếp;

- Bưu điện;

- Trực tuyến (nếu có áp dụng).

4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu giống cây trồng biến đổi gen theo Mẫu số 06/TT Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

b) Tờ khai kỹ thuật nhập khẩu giống cây trồng biến đổi gen theo Mẫu số 07/TT Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (chỉ nộp khi nhập khẩu lần đầu);

c) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp phải đăng ký) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (đối với cá nhân);

d) Bản sao Giấy chứng nhận an toàn sinh học và Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;

đ) Kế hoạch khảo nghiệm so sánh, bao gồm khảo nghiệm so sánh diện hẹp và diện rộng theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 29/2014/TT- BNNPTNT ngày 05 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung Điều 7 Thông tư số 23/2010/TT-BNNPTNT ngày 07 tháng 4 năm 2010 về công nhận tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

4.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ,

đúng quy định.

4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Thương nhân, tổ chức, cá nhân.

4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Trồng trọt

4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng biến đổi gen theo Mẫu số 08/TT Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thời hạn hiệu lực của giấy phép nhập khẩu không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp.

4.8. Phí và lệ phí: Không

4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

a) Văn bản đề nghị nhập khẩu giống cây trồng biến đổi gen theo Mẫu số 06/TT Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 43/2018/TT-BNNPTNT.

b) Tờ khai kỹ thuật nhập khẩu giống cây trồng biến đổi gen theo Mẫu số 07/TT Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 43/2018/TT-BNNPTNT.

4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Không quy định.

4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh giống cây trồng

- Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.

- Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định một số nội dung về xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng, giống vật nuôi, nguồn gen cây trồng; nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật và nhập khẩu vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.

 

Mẫu số 06/TT

Tên tổ chức, cá nhân đề nghị
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số …………..

………, ngày.......... .tháng…… năm …...

 

VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ NHẬP KHẨU GIỐNG CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN REGISTRATION APPLICATION OF GM VARIETY IMPORTATION

Kính gửi: Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

To: Department of Crops Production – MARD

 

- Tên của tổ chức đề nghị nhập khẩu:

 (Name of the Organization applying the registration for GM variety importation):

- Địa chỉ (Address):

- Điện thoại, Fax, Email (Tel, Fax, Email):

- Thông tin về giống nhập khẩu: Basic information on GM variety

TT

Tên giống (Variety Name)

Tên khoa học (Scientific name)

Loại hình (hạt, cây, hom, mắt ghép…) Material: (seeds, plan, cutting, budwood…)

Đơn vị Tính (Unit)

Số lượng nhập (The quantity of importation)

Nơi xuất (original of exportation)

 

 

 

 

 

 

 

Tổng (total)

 

- Lần nhập khẩu (import time): □ Lần đầu (first) □Lần thứ ( next)……

- Mục đích nhập khẩu (Purposes of importation):

□ Khảo nghiệm (Evaluation)

□ Sản xuất thử (Test production)

□ Mục đích khác (Other Purposes): .............................................................

- Cửa khẩu nhập (Border/gate for importation):.....................................................

- Thời hạn nhập khẩu (permited time of importation).............................................

- Kèm theo đây là các tài liệu liên quan (Attached with related documents):

□ Tờ khai kỹ thuật (Technical Declaration)

□ Giấy chứng nhận ĐKKD (Certificate of Business Registration)

□ Giấy chứng nhận đầu tư (Certificate of Investment )

□ Giấy tờ khác (Other papers)

…………………………………………………………

- Chúng tôi xin cam kết (engagements):

+ Giống cây trồng biến đổi gen đề nghị nhập khẩu trên không thuộc nhóm cây có chứa chất ma tuý; không gây hại cho sức khoẻ con người và môi trường sinh thái.

(This GM varieties registered for importation are not belong to the group of opium containing plants; not be harmful to human health and ecological environment).

+ Báo cáo kết quả nhập khẩu và kết quả sử dụng giống biến đổi gen về Cục Trồng trọt. (Evaluation and importation result report of the GM variety to the Department of Crop Production)

Đề nghị Cục Trồng trọt xem xét và giải quyết./.

(Proposal and submittment to the Department of Crop Production. /.)

 

 

Tổ chức/cá nhân đề nghị
(Organization/Individual of registration) (ký tên, đóng dấu)
(Signature and Sealed)

 

Mẫu số 07/TT

TỜ KHAI KỸ THUẬT

Technical Declaration

 

(Kèm theo Văn bản đề nghị nhập khẩu số…… ngày… tháng…. năm…) (Enclosed with the registrating application form on the import of number... ... ... ...day. month. year)

1. Thông tin về tổ chức đề nghị nhập khẩu giống (Information of Organization)

- Tên của tổ chức đề nghị nhập khẩu giống:

 (Name of the Organization applying the registration for GM variety importation):

- Địa chỉ (Address):

- Điện thoại, Fax, Email (Tel, Fax, Email):

- Thông tin về giống nhập khẩu: Basic information on GM variety

2. Thông tin về giống (Basic Information of the GM variety)

- Tên giống: (Name of GM variety)

+ Tên giống cây trồng ghi bằng tiếng Việt, nếu cây trồng chưa có ở Việt Nam thì ghi bằng tiếng Anh hoặc phiên âm La tinh tiếng bản địa nơi nhập về:

(Variety names in Vietnamese. If those are not available in Vietnam, named in English or Latin as well as the original name):

+ Tên khoa học (cụ thể đến loài, họ, bộ):

(Scientific name – exactly to species, family and group):

- Đặc điểm thực vật học chủ yếu (Main botanical characteristics): Miêu tả rõ đặc điểm thực vật học của cây (thân, lá, rễ, hoa quả…); giá trị sử dụng của cây; cách chế biến, sử dụng để làm gì: (Description of botanical characteristics (stem, leaf, flower, roots and fruits, …); using value; processing method, using purpose)

- Bộ phận sử dụng (Part used):

□ Thân (stem) □ Lá (leaves) □ Rễ (root) □ Củ (tuber) □ Hoa (flower)

□ Quả (fruit) □ Hạt (seed)

- Giá trị sử dụng (Using value):

□ Làm lương thực, thực phẩm (Food)

□ Làm dược liệu (Medical) □ Thức ăn chăn nuôi (Animal feed)

□ Làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến (raw materials for processing industry)

□ Cải tạo môi trường (Environmental improvement)

□ Các giá trị khác (ghi rõ) (The other value (specified):

3. Kỹ thuật gieo trồng

Growing techniques

- Yêu cầu điều kiện sinh thái (vĩ độ, nhiệt độ, đất đai...)

Required ecological conditions (latitude, temperature, land ...)

- Thời vụ trồng (Planting season)

- Mật độ, lượng giống/ha: (Density, quantity of seed applied per hectare)

- Sâu bệnh hại chính (The main diseases and insects)

4. Cảnh báo các tác hại: Nêu rõ những dự báo tác động xấu của loại cây trồng nhập khẩu đến môi trường sinh thái như đất, nước, sinh vật khác và sức khỏe con người (nếu có)

 (Warnings: Specifying the negative impact of imported GM variety to ecological environment, including soil, water, other organisms and human health (if yes))

Chúng tôi cam đoan và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin trong tờ khai kỹ thuật này.

(We are egaging and undertaking full responsibility for the accurate and truth of the information provided in this declaration form)

 

 

............, ngày....... tháng..... năm ........
Date, ………….
Tổ chức/cá nhân đề nghị (Organization/Individual of registration) (ký tên, đóng dấu)
(Signature and Sealed)

 

Mẫu số 08/TT

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC TRỒNG TRỌT
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:   /GPNK-TT-…..

Hà Nội, ngày  tháng  năm 201

 

GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU GIỐNG CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN

 

Căn cứ Quyết định số 929/QĐ-BNN-TCCB ngày 24 tháng 3 năm 2017 quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Trồng trọt;

Căn cứ Văn bản đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng biến đổi gen số…….. ngày….... tháng……..năm………của ……………………….. .............

Cục Trồng trọt đồng ý để ……................................................................... … nhập khẩu giống cây trồng biến đổi gen như sau:

TT

Tên giống (Variety Name)

Tên khoa học (Scientific name)

Loại hình (hạt, cây, hom, mắt ghép…) Material: (seeds, plan, cutting, budwood…)

Đơn vị Tính (Unit)

Số lượng nhập (The quantity of importation)

Nơi xuất (original of exportation)

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

Mục đích xuất/nhập khẩu : ............................................................................

Thời gian xuất/nhập khẩu: từ ngày ký đến………...…………………………………..

Địa điểm xuất/nhập khẩu:………………………………………………………………….

Ghi chú:………………………………………………………………………………………..

- Việc nhập khẩu giống cây trồng biến đổi gen nêu trên, … …… phải thực hiện đúng Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật, Nghị định số 69/2010/NĐ-CP ngày 21/6/2010 của Chính phủ quy định về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen và các quy định pháp lý có liên quan khác của Nhà nước Việt Nam.

- ….……có trách nhiệm báo cáo kết quả nhập khẩu và sử dụng giống cây trồng biến đổi gen nêu trên về Cục Trồng trọt (Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội, Điện thoại: 0243.8234651 Fax: 0243.7344.967).

 

 

CỤC TRƯỞNG
(ký tên và đóng dấu)

IV. Lĩnh vực: Chăn nuôi

1. TTHC cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống vật nuôi; nhập khẩu tinh, phôi giống vật nuôi lần đầu vào Việt Nam

(Trong nội dung, phần chữ in nghiêng là nội dung thay thế)

1.1. Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Cục Chăn nuôi.

- Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ:

a) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu giống vật nuôi; tinh, phôi giống vật nuôi theo Mẫu số 04/CN Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp từ chối cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

1.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ

- Trực tiếp;

- Bưu điện;

- Trực tuyến (nếu có áp dụng).

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ đề nghị xuất khẩu giống vật nuôi:

- Văn bản đề nghị xuất khẩu giống vật nuôi theo Mẫu số 01/CN Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Lý lịch giống vật nuôi: Lý lịch giống vật nuôi có xác nhận của cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu, trong đó ghi rõ tên giống, phẩm cấp giống, xuất xứ, số lượng, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.

- Bản sao dự án hợp tác nghiên cứu hoặc hợp đồng nghiên cứu có nội dung liên quan đến xuất khẩu giống vật nuôi.

b) Thành phần hồ sơ đề nghị nhập khẩu giống vật nuôi:

- Văn bản đề nghị nhập khẩu giống vật nuôi để khảo nghiệm, nghiên cứu và các mục đích đặc biệt khác theo Mẫu số 02/CN Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Đối với trường hợp khảo nghiệm phải bổ sung:

+ Lý lịch giống vật nuôi có xác nhận của cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu, trong đó ghi rõ tên giống, phẩm cấp giống, xuất xứ, số lượng, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Lý lịch là bản chính hoặc bản sao có chứng thực kèm theo bản dịch ra tiếng Việt. Trong trường hợp nộp trực tiếp, lý lịch là bản sao đồng thời phải xuất trình bản chính để đối chiếu.

+ Đề cương khảo nghiệm, quy trình chăn nuôi.

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp phải đăng ký) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) hoặc Quyết định thành lập. Quy định này chỉ áp dụng đối với thương nhân đăng ký nhập khẩu lần đầu.

c) Thành phần hồ sơ đề nghị nhập khẩu tinh, phôi giống vậy nuôi lần đầu vào Việt Nam:

- Văn bản đề nghị nhập khẩu tinh, phôi theo Mẫu số 03/CN Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

- Tinh, phôi của giống gia súc lớn (trâu, bò, dê, cừu): Lý lịch 3 đời của đực giống cho tinh đối với trường hợp nhập khẩu tinh; lý lịch 3 đời của con bố, con mẹ cho phôi đối với trường hợp nhập khẩu phôi. Lý lịch bao gồm tên giống, cấp giống, năng suất của từng cá thể giống cho tinh, phôi, cơ sở nuôi, khai thác giống cho tinh, phôi và phải có xác nhận của cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu. Không nhập khẩu tinh quá 60 tháng kể từ ngày sản xuất;

- Tinh, phôi lợn giống: Lý lịch của lợn giống cho tinh, phôi, bao gồm tên giống, cấp giống, năng suất của từng cá thể giống cho tinh, phôi; cơ sở nuôi và khai thác giống cho tinh, phôi;

- Lý lịch là bản chính hoặc bản sao có chứng thực kèm theo bản dịch ra tiếng Việt. Trong trường hợp nộp trực tiếp, hồ sơ là bản sao đồng thời phải xuất trình bản chính để đối chiếu.

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp phải đăng ký) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) hoặc Quyết định thành lập. Quy định này chỉ áp dụng đối với thương nhân đăng ký nhập khẩu lần đầu.

1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Tổ chức.

- Cá nhân.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cục Chăn nuôi.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu giống vật nuôi; nhập khẩu tinh, phôi giống vật nuôi.

Thời hạn hiệu lực của Giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu giống vật nuôi; nhập khẩu tinh, phôi giống vật nuôi: Không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp.

1.8. Phí, lệ phí: Không.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Văn bản đề nghị xuất khẩu giống vật nuôi (theo Mẫu số 01/CN Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

- Văn bản đề nghị nhập khẩu giống vật nuôi (theo Mẫu số 02/CN Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

- Văn bản đề nghị nhập khẩu tinh, phôi giống vật nuôi (theo Mẫu số 03/CN Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định một số nội dung về xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng, giống vật nuôi, nguồn gen cây trồng; nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật và nhập khẩu vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.

 

Mẫu số 01/CN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------

............, ngày ......... tháng.......... năm...........

VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ XUẤT KHẨU GIỐNG VẬT NUÔI

Kính gửi: Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Tên tổ chức, cá nhân đề nghị xuất khẩu giống vật nuôi:

2. Địa chỉ:

3. Mục đích xuất khẩu (ghi rõ tên văn bản hợp tác quốc tế):

4. Tên cơ sở nước nhận/hoặc gửi đến:

5. Tóm tắt số lượng, khối lượng, hiện trạng giống vật nuôi xuất khẩu: chi tiết được trình bày ở phần lý lịch giống vật nuôi)

6. Thời gian xuất khẩu:

7. Cam đoan của tổ chức/cá nhân đề nghị xuất khẩu:

a) Giống vật nuôi đề nghị xuất khẩu trên đây không là giống vật nuôi thuộc bí mật quốc gia.

b) Thực hiện đúng quy định hiện hành của pháp luật về thú y và pháp luật về chất

lượng sản phẩm, hàng hóa.

 

 

Tổ chức/cá nhân đề nghị
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)

 

Mẫu số 02/CN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------

............, ngày ......... tháng.......... năm...........

ĐƠN ĐỀ NGHỊ NHẬP KHẨU GIỐNG VẬT NUÔI

Kính gửi: Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Tên tổ chức đề nghị nhập khẩu giống vật nuôi:

2. Địa chỉ:

3. Mục đích nhập khẩu (ghi rõ tên văn bản hợp tác quốc tế):

4. Tên cơ sở/nước nhận xuất xứ:

5. Tên giống, số lượng:

6. Thời gian nhập khẩu:

7. Địa điểm tiếp nhận, nuôi giữ tại Việt Nam:

7. Cam đoan của Tổ chức/cá nhân đề nghị nhập khẩu:

a) Sử dụng đúng mục đích nhập khẩu.

b) Thực hiện đúng quy định hiện hành của pháp luật về thú y và pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa./.

 

 

Tổ chức/cá nhân đề nghị
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)

 

Mẫu số 03/CN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------

............, ngày ......... tháng.......... năm...........

ĐƠN ĐỀ NGHỊ NHẬP KHẨU TINH, PHÔI…. GIỐNG VẬT NUÔI

Kính gửi: Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và PTNT

Tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu: ...........................................................................

Địa chỉ: ..................................................................................................................

Điện thoại: .....................; Fax: ..........................; Email: ......................................

Đề nghị Cục Chăn nuôi đồng ý để ............................. nhập khẩu tinh/phôi giống vật nuôi để (ghi rõ mục đích nhập khẩu)………,

Tổng số lượng tinh, phôi:

Bằng chữ: ...............................................................................................................

Thời gian nhập khẩu: .............................................................................................

Cảng nhập khẩu: ....................................................................................................

Địa điểm lưu giữ/sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam: ……………………………………

Cục thể như sau:

Số TT

Tên giống

Cấp giống

Số hiệu đực giống (hoặc số thẻ tai của đực giống cho tinh)

Số hiệu con bố, mẹ cho phôi (đối với nhập phôi)

Số lượng tinh/phôi

Năm sản xuất

Xuất xứ

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổ chức/cá nhân đề nghị
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)

 

Mẫu số 04/CN

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC CHĂN NUÔI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………. /GPXNK-CN

Hà Nội, ngày……… tháng…….. năm ……

 

GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU/NHẬP KHẨU GIỐNG VẬT NUÔI/TINH, PHÔI GIỐNG VẬT NUÔI

Căn cứ Quyết định số ……/QĐ-BNN-TCCB ngày ….. tháng … năm …. Của Bộ trưởng Bộ NNPTNT quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Chăn nuôi;

Căn cứ Văn bản đề nghị xuất khẩu/nhập khẩu... ngày.... tháng…..năm………của ………………………....................................................................................

Cục Chăn nuôi đồng ý để ……................................................................... xuất/nhập khẩu hàng hóa có thông tin chi tiết dưới đây:

Số TT

Tên hàng hóa (kèm theo ký hiệu/số hiệu nhận dạng)

ĐVT

Số lượng

Mục đích

Nguồn gốc, xuất xứ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tên cửa khẩu xuất/nhập khẩu: ………………………………………………………………..

................................................................................................................................

Nơi lưu giữ/sử dụng tại Việt Nam (áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu).

Thời hạn xuất / nhập khẩu: Từ ngày …./…./…. 20… đến ngày …../…../20….

 

CỤC TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 55/2024/TT-BCA của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 141/2020/TT-BCA ngày 23/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định công tác kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Công an nhân dân; Thông tư 150/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành; Thông tư 88/2021/TT-BCA ngày 06/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, tập huấn, kiểm tra nghiệp vụ thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Thông tư 06/2022/TT-BCA ngày 17/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình thực hiện nhiệm vụ công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân

Thông tư 55/2024/TT-BCA của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 141/2020/TT-BCA ngày 23/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định công tác kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Công an nhân dân; Thông tư 150/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành; Thông tư 88/2021/TT-BCA ngày 06/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, tập huấn, kiểm tra nghiệp vụ thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Thông tư 06/2022/TT-BCA ngày 17/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình thực hiện nhiệm vụ công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân

An ninh trật tự, Hành chính

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi