Quyết định 2327/QĐ-TCHQ 2019 kế hoạch tăng cường xử lý tình trạng nhũng nhiều
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 2327/QĐ-TCHQ
Cơ quan ban hành: | Tổng cục Hải quan | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 2327/QĐ-TCHQ | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Văn Cẩn |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 08/08/2019 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Hành chính |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xử lý trách nhiệm người đứng đầu đơn vị để người dân phát hiện tham nhũng
Theo đó, đơn vị nào để các cơ quan chức năng, người dân, doanh nghiệp hoặc cơ quan báo chí phát hiện cán bộ, công chức có hành vi tiêu cực, phiền hà sách nhiễu, tham nhũng thì ngoài việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức vi phạm còn phải xử lý nghiêm minh trách nhiệm người đứng đầu đơn vị đó theo các quy định hiện hành, trong đó có Quyết định số 1458/QĐ-TCHQ về “Quy định chế độ trách nhiệm và xử lý trách nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị trọng ngành Hải quan”.
Bên cạnh đó, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan phải xây dựng phương án bố trí, lắp đặt thiết bị tự động cấp số thứ tự tiếp nhận, giải quyết thủ tục hồ sơ hải quan; lắp đặt hàng rào phân luồng đến từng cửa tiếp nhận khi xếp hàng làm thủ tục đảm bảo nề nếp, trật tự, văn minh, công bằng, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp khi đến làm thủ tục hải quan.
Đồng thời, các đơn vị cần công khai địa chỉ đường dây nóng, hộp thư điện tử; thực hiện tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh theo Quy chế quản lý, sử dụng đường dây nóng tại Quyết định số 3899/QĐ-TCHQ; Ghi nhận quá trình từ tiếp nhận, xác minh và kết quả xử lý, giải quyết các phản ánh, kiến nghị, tố cáo của người dân, doanh nghiệp, nhất là về hành vi tiêu cực, phiền hà sách nhiễu, tham nhũng của cán bộ hải quan.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định 2327/QĐ-TCHQ tại đây
tải Quyết định 2327/QĐ-TCHQ
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI CHÍNH Số: 2327/QĐ-TCHQ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 08 tháng 8 năm 2019 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1072/QĐ-BTC NGÀY 24/6/2019 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH (THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 10/CT-TTG NGÀY 22/4/2019 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG XỬ LÝ, NGĂN CHẶN CÓ HIỆU QUẢ TÌNH TRẠNG NHŨNG NHIỄU, GÂY PHIỀN HÀ CHO NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP TRONG GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC)
---------------
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg ngày 17/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan;
Căn cứ Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc;
Căn cứ Công điện số 724/CĐ-TTg ngày 17/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp phòng, ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ;
Căn cứ Chỉ thị số 769/CT-TTCP ngày 17/5/2019 của Thanh tra Chính phủ về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với công chức, viên chức ngành thanh tra;
Căn cứ Quyết định số 1072/QĐ-BTC ngày 24/6/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân doanh nghiệp trong giải quyết công việc;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thanh tra – Kiểm tra,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1072/QĐ-BTC ngày 24/6/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính (thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Vụ trưởng Vụ Thanh tra - Kiểm tra, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Chánh Văn phòng Tổng cục Hải quan; thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định này./.
Nơi nhận: | TỔNG CỤC TRƯỞNG |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1072/QĐ-BTC NGÀY 24/6/2019 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH (THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 10/CT-TTG NGÀY 22/4/2019 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG XỬ LÝ, NGĂN CHẶN CÓ HIỆU QUẢ TÌNH TRẠNG NHŨNG NHIỄU, GÂY PHIỀN HÀ CHO NGƯỜI DÂN DOANH NGHIỆP TRONG GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC)
(Ban hành kèm theo Quyết định 2327/QĐ-TCHQ ngày 08 tháng 8 năm 2019 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)
Triển khai Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân doanh nghiệp trong giải quyết công việc; Công điện số 724/CĐ-TTg ngày 17/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp phòng, ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ; Chỉ thị số 769/CT-TTCP ngày 17/5/2019 của Thanh tra Chính phủ về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với công chức, viên chức ngành thanh tra và Quyết định số 1072/QĐ-BTC ngày 24/6/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính (thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ), Tổng cục Hải quan ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019, Công điện số 724/CĐ-TTg ngày 17/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 769/CT-TTCP ngày 17/5/2019 của Thanh tra Chính phủ và Quyết định số 1072/QĐ-BTC ngày 24/6/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính đối với nhiệm vụ phòng chống tiêu cực, phiền hà sách nhiễu, tham nhũng của cán bộ, công chức hải quan trong thực thi công vụ.
- Tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, công vụ; nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm phục vụ người dân và doanh nghiệp của cán bộ, công chức hải quan.
2. Yêu cầu
Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan phải gương mẫu, đi đầu trong việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện đầy đủ, có hiệu quả tại đơn vị mình các quy định, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính Phủ, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan về phòng chống tiêu cực, phiền hà sách nhiễu, tham nhũng; các Đoàn thanh tra, kiểm tra phải thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được giao; trình tự, thủ tục thanh tra, kiểm tra theo quy định; quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức; chấp hành kỷ cương, kỷ luật để phòng chống tiêu cực, phiền hà sách nhiễu, tham nhũng khi thi hành công vụ.
II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và tổ chức thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo liên quan công tác phòng, chống tiêu cực, tham nhũng.
- Luật Phòng, chống tham nhũng số 36/2018/QH14 ngày 20/11/2018 của Quốc Hội;
- Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/07/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng;
- Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân doanh nghiệp trong giải quyết công việc;
- Công điện số 724/CĐ-TTg ngày 17/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ;
- Chỉ thị số 769/CT-TTCP ngày 17/5/2019 của Thanh tra Chính phủ về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với công chức, viên chức ngành thanh tra;
- Quyết định số 1072/QĐ-BTC ngày 24/6/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân doanh nghiệp trong giải quyết công việc.
- Quyết định số 4273/QĐ-TCHQ ngày 26/12/2017 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy chế kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm nghiệp vụ trong ngành Hải quan.
- Quyết định số 2202/QĐ-TCHQ ngày 03/8/2018 của Tổng cục Hải quan về việc giao đầu mối tham mưu về công tác phòng, chống tham nhũng.
- Công văn số 4416/TCHQ-TTr ngày 26/7/2018 của Tổng cục Hải quan về thực hiện phòng chống tiêu cực, phiền hà sách nhiễu, tham nhũng, chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính trong lĩnh vực hải quan.
- Quyết định số 1355/QĐ-TCHQ ngày 27/4/2018 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng của Tổng cục Hải quan đến năm 2020.
- Công văn số 1273/TCHQ-TTr ngày 6/3/2019 của Tổng cục Hải quan về việc quán triệt và thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
- Công văn số 3739/TCHQ-TTr ngày 06/6/2019 của Tổng cục Hải quan về thực hiện chương trình công tác năm 2019 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
- Quyết định số 2189/QĐ-TCHQ ngày 29/7/2019 của Tổng cục Hải quan ban hành quy chế trực ban trong ngành Hải quan.
2. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, công vụ và xử lý vi phạm cán bộ, công chức
2.1. Tổ chức thực hiện Quy chế hoạt động công vụ của Hải quan Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 188/QĐ-TCHQ ngày 2/2/2017 áp dụng đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan. Yêu cầu công chức hải quan khi thực thi công vụ phải nắm vững và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao; phải có ý thức trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm nội quy, quy chế của đơn vị. Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố và các Chi cục trực thuộc phải ban hành Quy chế làm việc phù hợp với đặc điểm tình hình và yêu cầu quản lý hải quan tại địa bàn, trong đó có phân công, phân nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng đến từng cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và thừa hành. Niêm yết công khai tại trụ sở đơn vị và cổng thông tin điện tử để người dân và doanh nghiệp được biết.
2.2. Tổ chức thực hiện đúng kế hoạch kiểm tra nội bộ và kiểm tra công tác phòng chống tham nhũng hàng năm do Cục và Tổng cục Hải quan đã phê duyệt, ban hành. Việc kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra được thực hiện theo Quyết định số 2009/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2019 của Tổng cục Hải quan ban hành Quy chế kiểm tra nội bộ trong ngành Hải quan; Quyết định 2799/QĐ-TCHQ ngày 26/9/2018 của Tổng cục hải quan ban hành Quy chế kiểm tra công vụ và xử lý, kỷ luật đối với công chức, viên chức, người lao động trong ngành Hải quan và các quy định liên quan.
2.3. Thực hiện công tác luân phiên, luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức theo đúng quy định tại Nghị quyết số 02- NQ/BCSĐ ngày 10/10/2014 của Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính; Quyết định số 2650/QĐ-BTC ngày 15/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Công văn số 1266/BTC-TCCB ngày 08/11/2018 của Bộ Tài chính, Công văn số 195/TCHQ- TCCB ngày 08/01/2019 của Tổng cục Hải quan và các quy định liên quan.
2.4. Đơn vị nào để các cơ quan chức năng, người dân, doanh nghiệp hoặc cơ quan báo chí phát hiện cán bộ, công chức có hành vi tiêu cực, phiền hà sách nhiễu, tham nhũng thì ngoài việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức vi phạm còn phải xử lý nghiêm minh trách nhiệm người đứng đầu đơn vị đó theo các quy định hiện hành, trong đó có Quyết định số 1458/QĐ-TCHQ ngày 08/5/2013 của Tổng cục Hải quan về “Quy định chế độ trách nhiệm và xử lý trách nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị trọng ngành Hải quan”.
2.5. Thực hiện Quyết định số 2189/QĐ-TCHQ ngày 29/7/2019 của Tổng cục Hải quan ban hành quy chế trực ban trong ngành Hải quan. Theo dõi, tiếp nhận, xử lý, xác minh các thông tin, vụ việc có dấu hiệu tiêu cực, phiền hà sách nhiễu, tham nhũng để xem xét, xử lý vi phạm. Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố hoàn thiện hệ thống camera để giám sát hoạt động công vụ của cán bộ, công chức ở các Chi cục, đảm bảo quan sát được các góc, khu vực, vị trí có tiếp xúc giữa công chức hải quan và người dân, doanh nghiệp trong quy trình thủ tục hải quan (trừ hoạt động nội bộ, mật theo quy định). Hình ảnh camera giám sát, máy soi container, máy soi hành lý (nếu có) phải được truyền trực tuyến đến Cục và Tổng cục Hải quan để phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện kịp thời các hành vi tiêu cực, phiền hà sách nhiễu, tham nhũng của cán bộ hải quan.
3. Đối thoại với người dân và doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.
Đổi mới hoạt động đối thoại với người dân và doanh nghiệp theo hướng thực chất, cầu thị tiếp thu, lắng nghe, tổ chức nghiên cứu vướng mắc, kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp để nắm bắt và giải quyết thực chất, dứt điểm theo quy định hiện hành; kiến nghị, đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền các biện pháp xử lý đối với những bất cập trong quy định của pháp luật. Xác định người dân, doanh nghiệp là đối tác quan trọng trong việc hỗ trợ giám sát, nắm bắt kịp thời tình hình thực thi công vụ của cán bộ, công chức. Cụ thể:
3.1. Tổ chức các hội nghị đối thoại với doanh nghiệp theo kế hoạch hàng năm để tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật mới ban hành đồng thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp để có phương án giải quyết; mời các doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan tại Cục, Chi cục và thông báo công khai tại các địa điểm làm thủ tục hải quan, trụ sở đơn vị hải quan và các phương tiện thông tin đại chúng về thời gian, địa điểm, chương trình của hội nghị.
3.2. Thực hiện ký thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp trên cơ sở nền tảng doanh nghiệp là đối tác trong việc thực thi pháp luật hải quan và giám sát hoạt động công vụ của công chức hải quan, qua đó thông tin kịp thời, chính xác, trung thực cho các cơ quan chức năng để xử lý theo quy định, cụ thể: trao đổi thư ngỏ tới doanh nghiệp thường xuyên làm thủ tục trên địa bàn, đề nghị phản ánh mọi thông tin vướng mắc, bao gồm cả thông tin về các biểu hiện, các hành vi tiêu cực, gây khó khăn, phiền hà sách nhiễu, tham nhũng của cán bộ, công chức; không tiếp tay với tiêu cực, tham nhũng.
3.3. Xây dựng phương án bố trí, lắp đặt thiết bị tự động cấp số thứ tự tiếp nhận, giải quyết thủ tục hồ sơ hải quan; lắp đặt hàng rào phân luồng đến từng cửa tiếp nhận khi xếp hàng làm thủ tục đảm bảo nề nếp, trật tự, văn minh, công bằng, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp khi đến làm thủ tục hải quan.
3.4. Công bố, niêm yết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan theo quy định của pháp luật tại trụ sở cơ quan hải quan nơi trực tiếp tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và cổng thông tin điện tử của đơn vị theo quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 7/2/2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết TTHC và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát TTHC; Quyết định số 316/QĐ-BTC ngày 12/3/2018 của Bộ Tài chính ban hành quy chế công bố, niêm yết và cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia các thủ tục hành chính thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý của Bộ Tài chính và các quy định liên quan.
4. Giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người dân, doanh nghiệp.
Thực hiện việc tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý phản hồi những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người dân theo đúng quy định của Luật tiếp công dân, Luật khiếu nại, Luật tố cáo; tôn trọng, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của người dân, doanh nghiệp; dân chủ, công tâm, khách quan, kịp thời, đúng phạm vi thẩm quyền; trình tự, thủ tục đơn giản, tạo thuận lợi cho người dân; bảo mật thông tin, bảo đảm an toàn cho người phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định tại Quyết định số 802/QĐ-TCHQ ngày 28/3/2016 về việc ban hành quy chế tiếp công dân tại các đơn vị trong ngành Hải quan; Quyết định số 4195/QĐ-TCHQ ngày 18/12/2017 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành quy chế phối hợp tiếp nhận, phân loại, giải quyết khiếu nại tại cơ quan Hải quan.
Công khai địa chỉ đường dây nóng, hộp thư điện tử; thực hiện tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh theo Quy chế quản lý, sử dụng đường dây nóng tại Quyết định số 3899/QĐ-TCHQ ngày 10/11/2016 của Tổng cục Hải quan; Ghi nhận quá trình từ tiếp nhận, xác minh và kết quả xử lý, giải quyết các phản ánh, kiến nghị, tố cáo của người dân, doanh nghiệp, nhất là về hành vi tiêu cực, phiền hà sách nhiễu, tham nhũng của cán bộ hải quan.
5. Thực hiện kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động thanh tra, kiểm tra.
Thực hiện thanh tra, kiểm tra, trong đó có hoạt động kiểm tra sau thông quan và thanh tra chuyên ngành theo đúng Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ; đảm bảo không chồng chéo đối tượng thanh tra, kiểm tra; không gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động thanh tra, kiểm tra.
5.1. Thực hiện theo đúng kế hoạch thanh tra chuyên ngành, kiểm tra nội bộ, kiểm tra sau thông quan hàng năm của Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh, thành phố. Hoạt động thanh tra, kiểm tra đột xuất phải được Thủ trưởng các đơn vị trực tiếp chỉ đạo, tổ chức triển khai kịp thời ngay sau khi có ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền hoặc khi phát hiện dấu hiệu vi phạm.
5.2. Người ký ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra phải thực hiện cơ chế giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra theo quy định của Luật Thanh tra và Thông tư số 05/2015/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ quy định về giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, đảm bảo Đoàn thanh tra chấp hành trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra; quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức; kỷ cương, kỷ luật để phòng ngừa tiêu cực, nhũng nhiễu của thành viên Đoàn thanh tra khi thừa hành công vụ; nắm bắt kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thanh tra, kiểm tra để có biện pháp chấn chỉnh, giải quyết.
5.3. Công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra (như mục đích, yêu cầu, nội dung, thời hạn cuộc thanh tra, dự kiến kế hoạch làm việc của Đoàn thanh tra); phổ biến về nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn thanh tra, quyền và trách nhiệm của đối tượng thanh tra, mối quan hệ công tác giữa Đoàn thanh tra và đối tượng thanh tra, các nội dung khác liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra cho đối tượng thanh tra trước khi tiến hành cuộc thanh tra.
5.4. Quản lý hoạt động của các đoàn thanh tra, kiểm tra (theo kế hoạch hoặc đột xuất) thông qua các biện pháp: giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra; báo cáo hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra; ghi chép sổ nhật ký của Đoàn thanh tra để xử lý kịp thời các thông tin, dấu hiệu vi phạm của các Đoàn thanh tra, kiểm tra trong quá trình hoạt động của các Đoàn nhằm mục đích ngăn chặn, không để xảy ra các sai phạm.
5.5. Rà soát, triển khai thực hiện đúng quy định về công tác xử lý sau thanh tra, kiểm tra đối với các kết luận của các Đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán trong và ngoài ngành theo Quyết định số 235/QĐ-TCHQ ngày 29/01/2018 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy định về xử lý sau thanh tra, kiểm tra trong ngành Hải quan.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Yêu cầu Thủ trưởng đơn vị phải đề cao vai trò trách nhiệm người đứng đầu, gắn trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị với việc thường xuyên kiểm tra, giám sát kỷ luật, kỷ cương hành chính, công vụ và xử lý vi phạm của cán bộ, công chức để ngăn chặn có hiệu quả tình trạng tiêu cực, phiền hà sách nhiễu, tham nhũng và đùn đẩy trách nhiệm trong giải quyết công việc. Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này như sau:
1. Các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan xây dựng và ban hành kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Kế hoạch này.
2. Vụ Pháp chế thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đối với Luật Phòng, chống tham nhũng số 36/2018/QH14 ngày 20/11/2018, Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/07/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản pháp luật có liên quan đến các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan. Theo đó, các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan tiếp tục thực hiện phổ biến các nội dung của Luật Phòng, chống tham nhũng số 36/2018/QH14 ngày 20/11/2018, Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/07/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng và Chỉ thị số 10 ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ; Công điện số 724/CĐ-TTg ngày 17/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 769/CT-TTCP ngày 17/5/2019 của Thanh tra Chính phủ.
3. Văn phòng Tổng cục là đầu mối, phối hợp với Vụ Pháp chế đưa ra yêu cầu đối với các đơn vị chức năng thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan và các Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện rà soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan; Vụ Pháp chế tổng hợp phân tích, đánh giá tình hình thực thi các quy định pháp luật hải quan trên thực tế để nhận diện, xác định những điểm sơ hở, chồng chéo, chưa rõ ràng cần sửa đổi, bổ sung. Không để cán bộ, công chức hải quan có thể lợi dụng, gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực, tham nhũng.
4. Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan xây dựng kế hoạch đánh giá sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với các đơn vị hải quan, coi đó là thước đo hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, công vụ và đề xuất các giải pháp khắc phục những điểm yếu, tồn tại để nâng cao mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với từng đơn vị được đánh giá.
5. Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng cục Hải quan xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngành Hải quan vững vàng về tư tưởng chính trị, thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ, trong sáng về đạo đức, lối sống để giải quyết công việc.
6. Vụ Thanh tra - Kiểm tra theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn các đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng cục Hải quan thực hiện Kế hoạch này.
Các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan báo cáo kết quả thực hiện và kiến nghị đề xuất gửi kèm báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng định kỳ quý, 6 tháng, 9 tháng và năm về Tổng cục (qua Vụ Thanh tra- Kiểm tra) để tổng hợp, theo dõi và kiểm tra./.