Quyết định 230/QĐ-TCTK 2024 Quy chế tổ chức Lễ tang của Tổng cục Thống kê

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 230/QĐ-TCTK

Quyết định 230/QĐ-TCTK của Tổng cục Thống kê ban hành Quy chế tổ chức Lễ tang của Tổng cục Thống kê
Cơ quan ban hành: Tổng cục Thống kê
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:230/QĐ-TCTKNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Thị Hương
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
18/03/2024
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Hành chính

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 230/QĐ-TCTK

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 230/QĐ-TCTK PDF PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) 230_QD_TCTK DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐU TƯ

TNG CỤC THÔNG KÊ

_________

Số: 230/QĐ-TCTK

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

__________________

Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 2024

 

 

QUYT ĐỊNH

Ban hành Quy chế tổ chức Lễ tang của Tổng cục Thống kê

_________

TNG CỤC TRƯỞNG TNG CỤC THỐNG KÊ

 

Căn cứ Nghị định số 105/2012/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ về t chức L tang cán bộ, công chức, viên chức;

Căn cứ Quyết định s 10/2020/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu t chức của Tng cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Căn cứ Quyết định s 676/QĐ-BKH ngày 25 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Quyết định s 1088/QĐ-BKHĐT ngày 03 tháng 7 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đi, bổ sung một s điều của Quyết định số 676/QĐ-BKH;

Căn cứ Quyết định số 1630/QĐ-BKHĐT ngày 10 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư v việc L tang trong cơ quan Bộ Kê hoạch và Đầu tư;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Tổng cục.

 

QUYT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức Lễ tang của Tổng cục Thống kê.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1974/QĐ-TCTK ngày 23 tháng 11 năm 2017 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê ban hành Quy chế tổ chức Lễ tang của Tổng cục Thống kê.

Điều 3. Chánh Văn phòng Tng cục, Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Thống kê ở Trung ương, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các t chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lãnh đạo Tổng cục;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (để b/c);
- Các đơn vị thuộc TCTK;
- Đảng ủy, Công đoàn cơ quan TCTK;
- Đoàn TNCSHCM, Ban Nữ công cơ quan TCTK;
- Lưu: VT, VPTC.

TỔNG CỤC TRƯỞNG

 

 

Nguyễn Thị Hương

 

      

QUY CH

Tổ chức Lễ tang của Tổng cục Thống kê

(Ban hành kèm theo Quyết định số 230/QĐ-TCTK, ngày 18/3/2024
của T
ng cục trưởng Tng cục Thống kê)

_______

Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

a) Quy chế này quy định:

- Việc tổ chức Lễ tang và tổ chức đoàn viếng đối với công chức, viên chức và người lao động của Tổng cục Thống kê đang công tác, đã nghỉ hưu từ trần;

- Việc tố chức đoàn viếng đối với thân nhân của công chức, viên chức và người lao động đang công tác, đã nghỉ hưu gồm bố mẹ đẻ, bố mẹ (bên chồng hay bên vợ), vợ, chồng và con từ trần; các trường hợp từ trần khác có quan hệ công tác với ngành Thống kê việc tổ chức đoàn viếng do Tổng cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp, Cục Thu thập dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin thống kê (Cục TTDL) và Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Cục Thống kê) quyết định;

- Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê liên quan đến Lễ tang cấp cao và Lễ tang do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

b) Quy chế này không áp dụng đối với trường hợp công chức, viên chức, người lao động từ trần mà người này đã chuyển công tác, nghỉ hưu tại đơn vị khác ngoài ngành Thống kê hoặc bị kỷ luật bằng hình thức thôi việc.

2. Đối tượng áp dụng:

a) Các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê;

b) Công chức, viên chức và người lao động của Tổng cục Thống kê đang công tác;

c) Tố chức và cá nhân có liên quan.

Điều 2. Nguyên tắc tổ chức Lễ tang

1. Việc tổ chức Lễ tang đối với người từ trần là thể hiện sự trân trọng của cơ quan, đơn vị đối với công lao, cống hiến của công chức, viên chức và người lao động trong thời gian công tác.

2. Việc tổ chức Lễ tang đối với người từ trần phải trang trọng, văn minh, tiết kiệm, phù hp với truyền thống của dân tộc và đảm bảo chế độ, chính sách theo quy định của Nhà nước.

3. Quy trình triển khai thực hiện đảm bảo thống nhất, đồng bộ, phối hp chặt chẽ giữa các đơn vị có liên quan.

 

Chương II. TRÁCH NHIỆM CỦA TNG CỤC THNG KÊ ĐỐI VỚI L TANG CP CAO VÀ L TANG DO BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐU TƯ TỔ CHỨC

 

Điều 3. Lễ tang cấp cao

1. Các chức danh được t chức Lễ tang cấp cao:

a) Cán bộ cao cấp thôi giữ chức của Tổng cục Thống kê thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng quản lý;

b) Cán bộ hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 (lão thành cách mạng) hoặc cán bộ hoạt động ở Miền Nam suốt thời kỳ chống Mỹ (1954-1975) được tặng thưởng “Huân chương Độc lập” hạng nhất trở lên.

2. Lễ tang cấp cao được thực hiện theo quy định tại Chương 4 của Nghị định 105/2012/NĐ-CP ngày 17/12/2012 của Chính phủ về tổ chức Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức.

Điều 4. Lễ tang do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức

1. Các công chức được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Lễ tang:

a) Cán bộ lão thành nghi hưu tại Tổng cục Thống kê (trừ đối tượng được quy định tại Điều 3 của Quy chế này) từ trần;

b) Lãnh đạo Tổng cục đang công tác hoặc nghỉ hưu từ Tổng cục Thống kê khi từ trần.

2. Lễ tang do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thực hiện theo Quyết định số 1630/QĐ-BKHĐT ngày 10/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc Lễ tang trong cơ quan Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Điều 5. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê

1. Văn phòng Tổng cục Thống kê

a) Tiếp nhận thông tin từ gia đình và đơn vị quản lý, báo cáo Lãnh đạo Tổng cục Thống kê, đồng thời có văn bản báo cáo Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư qua Văn phòng Bộ;

b) Liên hệ với gia đình và địa phương nơi cư trú của người từ trần để t chức Lễ tang theo nghi lễ của dân tộc và quy định của Nhà nước;

c) Xây dng kế hoạch triển khai phối hợp với các đơn vị có liên quan, bao gồm: Dự thảo danh sách Ban Tổ chức Lễ tang, đoàn viếng và tham gia an táng của Tổng cục, phân công nhiệm vụ, công việc, nhân lực, kinh phí, đầu mối liên hệ;

d) Chuẩn bị nội dung và trình Lãnh đạo Tổng cục chủ trì cuộc họp với các đơn vị có liên quan gồm: Văn phòng Tổng cục (VPTC), Vụ Tổ chức cán bộ (Vụ TCCB), Vụ Kế hoạch tài chính (Vụ KHTC), Công đoàn cơ quan Tổng cục, Đoàn Thanh niên cơ quan Tổng cục, thủ trưởng đơn vị chủ quản (đối với trường hợp người từ trần là Lão thành cách mạng);

đ) Liên hệ với cơ quan báo chí để đăng tin buồn và danh sách Ban Tổ chức Lễ tang sau khi được Bộ trưởng phê duyệt;

e) Dự thảo Điếu văn trình xin ý kiến Lãnh đạo Tổng cục và báo cáo Bộ trưởng phê duyệt;

g) Dự toán kinh phí Lễ tang theo quy định của Nhà nước, trình Tổng cục trưởng phê duyệt (qua Vụ KHTC).

2. Vụ Tổ chức cán bộ

a) Cung cấp thông tin, hồ sơ (nếu có) của người từ trần;

b) Dự thảo Quyết định Ban Tổ chức Lễ tang trình Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt.

3. Vụ Kế hoạch tài chính: Bố trí kinh phí Lễ tang theo quy định pháp luật.

Điều 6. Tổ chức Lễ viếng và an táng

1. Tổng cục Thống kê tổ chức đoàn viếng như sau:

a) Lễ tang tổ chức tại Hà Nội: Lãnh đạo Tổng cục, nguyên Lãnh đạo Tổng cục, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tng cục, đại diện Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên cơ quan Tổng cục, Cục trưởng Cục Thống kê là quê hương người từ trần;

b) Lễ tang t chức tại địa phương khác: Đại diện Lãnh đạo Tổng cục, đại diện lãnh đạo VPTC, đại diện lãnh đạo Vụ TCCB, đại diện Công đoàn, Đoàn Thanh niên cơ quan Tổng cục, Cục trưởng Cục Thống kê nơi tổ chức Lễ tang và Cục trưởng Cục Thống kê là quê hương của người từ trn.

2. Tổng cục Thống kê tổ chức đoàn tham gia Lễ truy điệu và an táng: Đại diện Lãnh đạo Tổng cục, đại diện lãnh đạo VPTC, đại diện lãnh đạo Vụ TCCB, đại diện Công đoàn, Đoàn Thanh niên cơ quan Tổng cục, Cục trưởng Cục Thống kê nơi tổ chức Lễ tang và Cục trưởng Cục Thống kê là quê hương người từ trần.

 

Chương III. L TANG ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐANG CÔNG TÁC, ĐÃ NGHỈ HƯU TỪ TRẦN

Mục 1. L TANG ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC VÀ VIÊN CHỨC GIỮ CHỨC VỤ T PHÓ VỤ TRƯỞNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG TR LÊN ĐANG CÔNG TÁC TỪ TRN

 

Điều 7. Thông báo tang lễ và trách nhiệm của các đơn vị có liên quan

1. Đối với đơn vị công tác của người từ trần: Phối hp với gia đình người từ trần để thông báo cho VPTC (qua Phòng Quản trị) thông tin về lễ tang của người từ trần bằng văn bản, thư điện tử hoặc trên hệ sinh thái Taskgov.

Nếu đơn vị công tác của người từ trn là Cục Thông kê:

a) Cục Thống kê thông báo cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các đơn vị của địa phương;

b) Đăng tin buồn tại cơ quan báo chí theo quy định;

c) Là đầu mối chủ trì, phối hợp với VPTC, cấp ủy, chính quyền nơi người từ trần cư trú và gia đình triển khai các công việc liên quan đến Lễ tang.

2. Văn phòng Tổng cục

a) Chủ trì báo cáo Lãnh đạo Tổng cục, xin ý kiến về việc thành lập, phân công nhiệm vụ Ban Tổ chức Lễ tang sau khi thống nhất với đơn vị công tác, gia đình, cấp ủy và chính quyền nơi người từ tràn cư trú; dự kiến danh sách đoàn viếng, truy điệu và an táng.

b) Thông báo bằng văn bản, thư điện tử hoặc trên hệ sinh thái Taskgov cho các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê;

c) Liên hệ với cơ quan báo chí để đăng tin buồn theo quy định;

d) Dự thảo điếu văn trình Lãnh đạo Tổng cục phê duyệt;

đ) Dự trù kinh phí thực hiện Lễ tang theo quy định;

e) Phối hợp với đơn vị công tác của người từ trần để triến khai thực hiện các nhiệm vụ được phê duyệt.

3. Vụ Tổ chức cán bộ

a) Cung cấp thông tin theo hồ sơ của người từ trần cho VPTC;

b) Đ xuất Ban Tổ chức Lễ tang trình Lãnh đạo Tổng cục quyết định.

Điều 8. Ban Tổ chức Lễ tang

1. Đối với người từ trần là lãnh đạo các Vụ, VPTC, Cục TTDL, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Thống kê:

Ban Tổ chức Lễ tang bao gồm: Đại diện Lãnh đạo Tổng cục; đại diện lãnh đạo các đơn vị: Đơn vị công tác, VPTC, Vụ TCCB; đại diện Đảng ủy, Công đoàn cơ quan Tổng cục, Đoàn Thanh niên cơ quan Tổng cục; đại diện Cục Thống kê là quê hương người từ trần (nếu an táng tại quê hương), đại diện cấp ủy và địa phương nơi người từ trần cư trú (nếu có) và đại diện gia đình.

2. Đối với người từ trần là lãnh đạo Cục Thống kê:

Ban Tổ chức Lễ tang bao gồm: Đại diện Lãnh đạo Tổng cục; đại diện lãnh đạo các đơn vị: Cục Thống kê nơi người từ trần công tác, VPTC, Vụ TCCB, Vụ và tương đương được phân công theo dõi Cục Thống kê; đại diện cấp ủy và địa phương nơi người từ trần cư trú (nếu có) và đại diện gia đình.

Điều 9. Thành lập đoàn viếng

1. Đối với người từ trần là lãnh đạo các Vụ, VPTC, Cục TTDL, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Thống kê

a) Lễ tang tổ chức tại Hà Nội

Lãnh đạo Tổng cục, nguyên Lãnh đạo Tổng cục, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục, đại diện Đảng ủy, Ban Chấp hành Công đoàn, Đoàn Thanh niên cơ quan Tổng cục.

b) Lễ tang tổ chức ở địa phương khác

Đại diện Lãnh đạo Tổng cục; lãnh đạo đơn vị công tác của người từ trần; đại diện lãnh đạo các đơn vị: VPTC, Vụ TCCB và đại diện Cục Thống kê nơi tổ chức tang lễ.

2. Đối với người từ trần là lãnh đạo Cục Thống kê

Đại diện Lãnh đạo Tổng cục; đại diện Cục Thống kê nơi người từ trần công tác; đại điện lãnh đạo các đơn vị: VPTC, Vụ TCCB, Vụ hoặc đơn vị được phân công theo dõi Cục Thống kê.

Điều 10. Thành lập đoàn tham gia lễ truy điệu và an táng

Thành phần dự Lễ truy điệu và an táng gồm: Ban Tổ chức Lễ tang, đại diện các cơ quan, tổ chức nơi người từ trần đã hoặc đang công tác; địa phương quê hương hoặc nơi cư trú của người từ trần và gia đình, người thân.

 

Mục 2. L TANG ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐANG CÔNG TÁC TƯ TRẦN

 

Điều 11. Thông báo tang lễ và trách nhiệm các đơn vị có liên quan

1. Đối với đơn vị công tác của người từ trần

a) Đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục, Cục TTDL, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội:

- Phối hợp với gia đình người từ trần để thông báo đến VPTC (qua Phòng Quản trị) thông tin về lễ tang của người từ trần bằng văn bản, thư điện từ hoặc trên hệ sinh thái Taskgov;

- Chủ trì báo cáo Lãnh đạo Tổng cục, xin ý kiến về việc thành lập, phân công nhiệm vụ Ban Tổ chức Lễ tang sau khi thống nhất với gia đình, cấp ủy và chính quyền nơi người từ trần cư trú; dự kiến danh sách đoàn viếng, truy điệu và an táng.

b) Cục Thống kê và các đơn vị sự nghiệp ngoài địa bàn thành phố Hà Nội:

- Thông báo đến các đơn vị trực thuộc và các tổ chức, cá nhân có liên quan;

- Là đầu mối chủ trì, phối hợp với cấp ủy, chính quyền nơi người từ trần cư trú và gia đình triển khai các công việc liên quan đến Lễ tang.

2. Văn phòng Tổng cục

a) Thông báo bằng văn bản, thư điện tử hoặc trên hệ sinh thái Taskgov cho các Vụ, Cục TTDL, đơn vị sự nghiệp;

b) Bố trí phương tiện đi lại cho đơn vị có người từ trần.

3. Vụ Tổ chức cán bộ: Cung cấp thông tin theo hồ sơ của người từ trần cho đơn vị công tác của người từ trần.

Điều 12. Ban Tổ chức Lễ tang

1. Đối với công chức, viên chức và người lao động đang công tác tại các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê trên địa bàn thành phố Hà Nội:

Ban Tổ chức Lễ tang bao gồm: Đại diện lãnh đạo, cấp ủy, công đoàn và Đoàn Thanh niên đơn vị công tác của người từ trần, đại diện cấp ủy và địa phương nơi người từ trần cư trú (nếu có) và đại diện gia đình.

2. Đối với người công tác tại Cục Thống kê và các đơn vị sự nghiệp ngoài địa bàn thành phố Hà Nội:

Ban Tchức Lễ tang bao gồm: Đại diện lãnh đạo, cấp ủy, công đoàn và Đoàn Thanh niên Cục Thống kê, đại diện cấp ủy và địa phương nơi người từ trần cư trú (nếu có) và đại diện gia đình.

Điều 13. Thành lập đoàn tham gia Lễ truy điệu và an táng

Thành phần dự Lễ truy điệu và an táng gồm: Ban Tổ chức Lễ tang, đại diện các cơ quan, tổ chức nơi người từ trần đã hoặc đang công tác; địa phương quê hương hoặc nơi cư trú của người từ trần và gia đình, người thân.

 

Mục 3. L TANG ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC GIỮ CHỨC VỤ TỪ PHÓ VỤ TRƯỞNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG TRỞ LÊN ĐÃ NGHỈ HƯU TỪ TRẦN

 

Điều 14. Thông báo tang lễ và trách nhiệm các đơn vị có liên quan

1. Đối với đơn vị công tác của người từ trần trước khi nghỉ hưu: Phối hợp với gia đình người từ trần để thông báo đến VPTC (qua Phòng Quản trị) thông tin về lễ tang của người từ trần bằng văn bản, thư điện tử hoặc trên hệ sinh thái Taskgov.

Nếu công tác tại Cục Thống kê và các đơn vị sự nghiệp ngoài địa bàn thành phố Hà Nội: Thông báo đến các đơn vị trực thuộc và các tổ chức, cá nhân có liên quan; Là đầu mối chủ trì, phối hợp với cấp ủy, chính quyền nơi người từ trần cư trú và gia đình triển khai các công việc liên quan đến Lễ tang.

2. Văn phòng Tổng cục

a) Chủ trì báo cáo Lãnh đạo Tổng cục, xin ý kiến về việc thành lập đoàn viếng, dự kiến danh sách đoàn viếng, đề xuất phương thức điện hoa chia buồn nếu trường hợp không tổ chức được đoàn viếng của Tổng cục.

b) Thông báo bằng văn bản, thư điện tử hoặc trên hệ sinh thái Taskgov cho các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê và Trưởng ban Ban Liên lạc Hội hưu trí Tổng cục Thống kê.

3. Vụ Tổ chức cán bộ cung cấp thông tin theo hồ sơ của người từ trần cho đơn vị công tác của người từ trần trước khi nghỉ hưu (nếu cần) hoặc gia đình.

4. Tổ chức Lễ tang:

Ban tổ chức Lễ tang bao gồm: Đại diện lãnh đạo đơn vị công tác của người từ trần trước khi nghỉ hưu, đại diện cấp ủy và địa phương nơi người từ trần cư trú (nếu có) và đại diện gia đình.

5. Thành lập đoàn viếng gồm: Đại diện Lãnh đạo Tổng cục hoặc đại diện lãnh đạo đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục được phân công phụ trách; đại diện lãnh đạo đơn vị, các tổ chức Đảng, đoàn thể đơn vị người từ trần. Trường hợp không tổ chức được đoàn viếng thì ủy quyền cho Cục trưởng Cục Thống kê nơi tổ chức lễ tang thành lập đoàn viếng.

 

Mục 4. LỄ TANG ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG CÁC ĐƠN VỊ THUỘC TNG CỤC THỐNG KÊ ĐÃ NGHỈ HƯU TỪ TRẦN

 

Điều 15. Thông báo tang lễ và trách nhiệm các đơn vị có liên quan

1. Đơn vị có người từ trần phối hp với gia đình thông báo cho VPTC (qua Phòng Quản trị) và Trưởng ban Ban Liên lạc Hội hưu trí Tổng cục Thống kê thông tin về lễ tang của người từ trần bằng văn bản, thư điện tử hoặc trên hệ sinh thái Taskgov. Nếu đơn vị có người từ trần là Cục Thống kê và đơn vị sự nghiệp ngoài Hà Nội thì thông báo cho các đơn vị của Cục Thống kê và đơn vị có liên quan thông tin về lễ tang của người từ trần mà không phải thông báo đến VPTC.

2. Thành phần đoàn viếng gồm: Đại diện lãnh đạo, tổ chức Đảng, đoàn thể đơn vị công tác trước khi nghỉ hưu của người từ trần.

 

Chương IV. L VIẾNG ĐỐI VỚI THÂN NHÂN CỦA CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐANG CÔNG TÁC, ĐÃ NGHỈ HƯU VÀ ĐỐI TƯỢNG KHÁC

 

Điều 16. Lễ viếng thân nhân của công chức, viên chức và người lao động

1. Thông báo tin buồn

a) Trường hp người từ trần là thân nhân của Lãnh đạo và nguyên Lãnh đạo Tổng cục: VPTC chịu trách nhiệm thông báo tin buồn đến các đơn vị thuộc Tổng cục bằng văn bản, thư điện tử hoặc trên hệ sinh thái Taskgov.

b) Trường hợp người từ trần là thân nhân của lãnh đạo và nguyên lãnh đạo cấp vụ và tương đương: Đơn vị có người đang công tác và nghỉ hưu có trách nhiệm cung cấp thông tin về người từ trần cho VPTC (Phòng Quản trị) để thông báo tin buồn đến các đơn vị thuộc Tổng cục bằng văn bản, thư điện tử hoặc trên hệ sinh thái Taskgov.

c) Trường hp người từ trần là thân nhân của công chức, viên chức và người lao động của đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục, hoặc đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục có trụ sở tại thành phố Hà Nội: Đơn vị trực tiếp quản lý công chức, viên chức và người lao động có trách nhiệm cung cấp thông tin về người từ trần cho VPTC (Phòng Quản trị) để thông báo tin buồn đến các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục có trụ sở tại Hà Nội.

d) Trường hp người từ trần là thân nhân của công chức, viên chức và người lao động tại đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục có trụ sở ngoài thành phố Hà Nội và Cục Thống kê cấp tỉnh: Đơn vị trực tiếp quản lý công chức, viên chức và người lao động chịu trách nhiệm thông báo tin buồn.

đ) Trường hợp người từ trần là thân nhân của công chức, viên chức và người lao động đã nghỉ hưu: Đơn vị nơi công chức, viên chức và người lao động nghỉ hưu có trách nhiệm thông báo tin buồn trong đơn vị và đơn vị khác có liên quan.

2. Lễ viếng

a) Đối với thân nhân của Lãnh đạo Tổng cục đang công tác hoặc nghỉ hưu, lãnh đạo các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục và lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục có trụ s tại thành phố Hà Nội đang công tác:

- Tổng cục tổ chức đoàn viếng, thành phần gồm: Đại diện Lãnh đạo Tổng cục, đơn vị công tác, VPTC, Vụ TCCB các tổ chức Đảng, đoàn thể cơ quan Tổng cục.

- Trường hợp Lãnh đạo Tổng cục do điều kiện công tác không thể tham dự đoàn viếng thì giao lãnh đạo của một trong các đơn vị tham gia đoàn viếng làm Trưởng đoàn.

b) Đối với thân nhân của lãnh đạo Cục Thống kê cấp tỉnh, lãnh đạo đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục có trụ sở ngoài thành phố Hà Nội đang công tác:

- Tổng cục tổ chức đoàn viếng, thành phần gồm: Đại diện Lãnh đạo Tổng cục, đơn vị công tác, đơn vị theo dõi, VPTC, Vụ TCCB, các tổ chức Đảng, đoàn thể cơ quan Tng cục.

- Trường hợp Lãnh đạo Tổng cục do điều kiện công tác không tổ chức đoàn viếng được thì giao cho 01 lãnh đạo Vụ phụ trách Cục Thống kê, lãnh đạo VPTC, lãnh đạo Cục Thống kê hoặc lãnh đạo đơn vị sự nghiệp thừa ủy quyền của Lãnh đạo Tổng cục làm Trưởng đoàn viếng, VPTC phối hợp để gửi điện hoa chia buồn của Lãnh đạo Tổng cục.

c) Đối với thân nhân lãnh đạo cấp vụ và tương đương đã nghỉ hưu từ trần, lãnh đạo Tổng cục thành lập đoàn viếng hoặc điện hoa chia buồn, VPTC phối hp với đơn vị công tác thực hiện, giao Thủ trưởng đơn vị công tác thay mặt Lãnh đạo Tổng cục viếng.

d) Đối với thân nhân của công chức, viên chức, người lao động đang công tác hoặc nghỉ hưu (trừ các trường hợp được quy định tại điểm a, điểm b, khoản này), đơn vị công tác thành lập đoàn viếng và thay mặt Lãnh đạo Tng cục gửi vòng hoa viếng.

Thành phần đoàn viếng gồm: Lãnh đạo đơn vị, cấp ủy, Công đoàn của đơn vị. Trưởng đoàn viếng là lãnh đạo đơn vị công tác.

Điều 17. Tổ chc đoàn viếng đối với các trường hợp khác

1. Đối với người từ trần là lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư; thân nhân của lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư; lãnh đạo Bộ, ngành, địa phương (Bí thư Tỉnh ủy/Thành ủy, Phó Bí thư thường trực, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch UBND tỉnh) đang công tác có quan hệ công tác trực tiếp với Tổng cục:

a) Tổng cục thành lập đoàn viếng gồm: Đại diện Lãnh đạo Tổng cục, VPTC, Vụ TCCB, các tổ chức Đảng, đoàn thể cơ quan Tổng cục và một số đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục do Lãnh đạo Tổng cục quy định trong từng trường hp cụ thể.

b) VPTC chuẩn bị phục vụ đoàn viếng.

c) Đối với người từ trần là lãnh đạo địa phương: Cục trưởng Cục Thống kê thông báo với VPTC để VPTC trình Lãnh đạo Tổng cục. Trường hp Lãnh đạo Tổng cục không thể tham gia đoàn viếng, ủy quyền cho Chánh Văn phòng Tổng cục hoặc Cục trưởng Cục Thống kê thay mặt viếng.

2. Đi với người từ trần là lãnh đạo cấp vụ và tương đương đang công tác tại các đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thân nhân của lãnh đạo Bộ, ngành đang công tác có quan hệ công tác trực tiếp với Tổng cục Thống kê, đoàn viếng do Lãnh đạo Tổng cục quyết định.

 

Chương V. CÁC QUY ĐỊNH KHÁC

 

Điều 18. Nội dung ghi băng tang trên vòng hoa viếng

1. Băng tang trên vòng hoa viếng của đoàn Tổng cục ghi dòng chữ: “Tổng cục Thống kê kính viếng".

2. Băng tang trên vòng hoa viếng của đoàn đơn vị công tác ghi dòng chữ: ơn vị công tác - Tổng cục Thống kê kính viếng".

Điều 19. Kinh phí và phương tiện phục vụ Lễ tang

1. Kinh phí phục vụ Lễ tang thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

2. Phương tiện phục vụ Lễ tang của cơ quan Tổng cục thực hiện theo quy chế quản lý, sử dụng xe ô tô phục vụ công tác của Tổng cục Thống kê. Phương tiện phục vụ Lễ tang của đơn vị trực thuộc Tổng cục do Thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy định hiện hành.

Điều 20. Cảm ơn sau Lễ tang

Gia đình, đơn vị người từ trần gửi lời cảm ơn sau Lễ tang (nếu có) qua thư điện tử.

Điều 21. Xử lý một số tình huống cụ thể

1. Trường hp tại thời điểm công chức, viên chức, người lao động nghỉ hưu từ trần mà đơn vị công tác không còn tồn tại thì quy định đơn vị có trách nhiệm đối với người từ trần như sau:

a) Nếu đơn vị công tác của người từ trần được hp nhất với đơn vị khác thì đơn vị khác đó là đơn vị có trách nhiệm đối với người từ trần;

b) Nếu đơn vị công tác của người từ trần bị chia tách thì đơn vị nào có chức năng, nhiệm vụ bao gồm lĩnh vực công tác mà người từ trần trước khi nghỉ hưu được phân công thực hiện là đơn vị có trách nhiệm đối với người từ trần;

c) Nếu đơn vị công tác của người từ trần bị giải thể thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định giao cho một đơn vị tổ chức Lễ tang đối với người từ trần.

2. Trường hợp người từ trần là công chức, viên chức, người lao động đã từng công tác tại Tổng cục nhưng chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác ngoài ngành Thống kê (không bao gồm trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức thôi việc), tùy từng trường hp cụ thể, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định cử đoàn đến viếng người từ trần hoặc gửi điện chia buồn tới gia đình người từ trần.

3. Trong trường hp khác, Lãnh đạo Tổng cục, lãnh đạo các đơn vị xem xét, quyết định theo thẩm quyền.

 

Chương VI. TỔ CHỨC THC HIỆN

Điều 22. Tổ chức thực hiện

1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê chịu trách nhiệm phổ biến đến toàn thể công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị để thực hiện Quy chế này.

2. Cục TTDL, các đơn vị sự nghiệp thuộc Tng cục, Cục Thống kê căn cứ vào các quy định của Quy chế này để xây dựng và cụ thể hoá Quy chế tổ chức Lễ tang của đơn vị.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị gửi ý kiến về VPTC (qua Phòng Quản trị) để kịp thời cập nhật, nghiên cứu sa đổi, bổ sung./.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
Chú thích màu chỉ dẫn
Chú thích màu chỉ dẫn:
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng các màu sắc:
Sửa đổi, bổ sung, đính chính
Thay thế
Hướng dẫn
Bãi bỏ
Bãi bỏ cụm từ
Bình luận
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
×
×
×
×
Vui lòng đợi