Quyết định 1154/QĐ-BNN-TCTS 2019 về thủ tục hành chính lĩnh vực thủy sản

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 1154/QĐ-BNN-TCTS

Quyết định 1154/QĐ-BNN-TCTS của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thay thế, bị bãi bỏ lĩnh vực Thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:1154/QĐ-BNN-TCTSNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Phùng Đức Tiến
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
05/04/2019
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Hành chính, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

08 thủ tục hành chính lĩnh vực Thủy sản bị bãi bỏ

Ngày 05/04/2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định 1154/QĐ-BNN-TCTS công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thay thế, bị bãi bỏ lĩnh vực Thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Theo đó, bãi bỏ 08 thủ tục lĩnh vực Thủy sản, thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cụ thể: Công nhận cơ sở đủ điều kiện khảo nghiệm giống thủy sản; Kiểm tra lại chất lượng giống thủy sản bố mẹ chủ lực nhập khẩu; Cấp văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán tàu cá; Thanh toán chi phí thực hiện lệnh điều động, huy động lực lượng, phương tiện của người có thẩm quyền để kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật…

Ngoài ra, Quyết định còn sửa đổi, thay thế một số thủ tục hành chính như: Cấp phép nhập khẩu giống thủy sản để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm; Công nhận giống thủy sản mới; Chấp nhận khảo nghiệm giống thủy sản; Gia hạn Giấy phép cho tàu cá nước ngoài hoạt động tại vùng biển Việt Nam; Cấp phép cho tàu cá khai thác thủy sản ở vùng biển của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác; Cấp phép nhập khẩu tàu cá đóng mới…

Quyết định có hiệu lực từ ngày 25/04/2019.

Xem chi tiết Quyết định 1154/QĐ-BNN-TCTS tại đây

tải Quyết định 1154/QĐ-BNN-TCTS

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 1154/QĐ-BNN-TCTS DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 1154/QĐ-BNN-TCTS PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

Số: 1154/QĐ-BNN-TCTS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 Hà Nội, ngày 05 tháng 4 năm 2019

QUYẾT ĐỊNH

Về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thay thế, bị bãi bỏ
lĩnh vực thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

-----------------------------------------

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới ban hành, thay thế, bị bãi bỏ trong lĩnh vực thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (có danh mục cụ thể kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 4 năm 2019.
- Bãi bỏ Quyết định số 3457/QĐ-BNN-TCTS ngày 30 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Bãi bỏ cụm từ “Tổng cục Thủy sản” tại mục “Cơ quan thực hiện” của các thủ tục hành chính tại số thứ tự 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 ban hành kèm theo Quyết định số 2033/QĐ-BNN-CN ngày 04 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính thay thế, bị bãi bỏ lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Thủ trưởng các Tổng cục, Vụ, Cục, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Thứ trưởng Thường trực Hà Công Tuấn;
- Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát TTHC);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW (bản PDF);
- Văn phòng Bộ (Phòng Kiểm soát TTHC);
- Cổng thông tin điện tử của Bộ, Báo Nông nghiệp VN;
- Lưu: VT, TCTS (80b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phùng Đức Tiến

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, THAY THẾ, BỊ BÃI BỎ LĨNH VỰC THỦY SẢN THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1154/QĐ-BNN-TCTS ngày 05 tháng 4 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TT

Tên thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

A. Thủ tục hành chính cấp trung ương

1

Cấp văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm (để mục đích bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo nguồn giống ban đầu hoặc để hợp tác quốc tế)

Thủy sản

Tổng cục Thủy sản

2

Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản (đối với giống bố mẹ)

Thủy sản

Tổng cục Thủy sản

3

Cấp, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản (đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài)

Thủy sản

Tổng cục Thủy sản

4

Cấp giấy phép nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản (để trưng bày tại hội chợ, triển lãm, nghiên cứu khoa học)

Thủy sản

Tổng cục Thủy sản

5

Công nhận kết quả khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

Thủy sản

Tổng cục Thủy sản

6

Cấp, cấp lại giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam (đối với khu vực biển ngoài 06 hải lý, khu vực biển giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khu vực biển nằm đồng thời trong và ngoài 06 hải lý)

Thủy sản

Tổng cục Thủy sản

7

Cấp, cấp lại giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Thủy sản

Bộ Nông nghiệp và PTNT

8

Công bố mở cảng cá loại 1

Thủy sản

Bộ Nông nghiệp và PTNT

9

Khai báo trước khi cập cảng đối với tàu vận chuyển thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản có nguồn gốc từ khai thác để nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam

Thủy sản

Bộ Nông nghiệp và PTNT

B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh

1

Công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng (thuộc địa bàn từ hai huyện trở lên)

Thủy sản

Ủy ban nhân cấp tỉnh

2

Sửa đổi, bổ sung nội dung quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng (thuộc địa bàn từ hai huyện trở lên)

Thủy sản

Ủy ban nhân cấp tỉnh

3

Cấp, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản (trừ giống thủy sản bố mẹ)

Thủy sản

Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh

4

Cấp, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản (trừ nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài)

Thủy sản

Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh

5

Cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam (trong phạm vi 6 hải lý)

Thủy sản

Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh

6

Cấp, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản (theo yêu cầu)

Thủy sản

Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh

7

Xác nhận nguồn gốc loài thủy sản thuộc Phụ lục Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp và các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có nguồn gốc từ nuôi trồng

Thủy sản

Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh

8

Xác nhận nguồn gốc loài thủy sản thuộc Phụ lục Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên

Thủy sản

Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh

9

Cấp, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá

Thủy sản

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

10

Công bố mở cảng cá loại 2

Thủy sản

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

C. Thủ tục hành chính do cấp huyện thực hiện

1

Công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng (thuộc địa bàn quản lý)

Thủy sản

Ủy ban nhân dân cấp huyện

2

Sửa đổi, bổ sung nội dung quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng (thuộc địa bàn quản lý)

Thủy sản

Ủy ban nhân dân cấp huyện

3

Công bố mở cảng cá loại 3

Thủy sản

Ủy ban nhân dân cấp huyện

2. Danh mục thủ tục hành chính được thay thế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TT

Số hồ sơ TTHC(1)

Tên thủ tục hành chính được thay thế

Tên thủ tục hành chính thay thế

Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế(2)

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

A. Thủ tục hành chính cấp trung ương

1

BNN-288054

Cấp phép nhập khẩu giống thủy sản để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm

Cấp giấy phép nhập khẩu giống thủy sản

Luật Thủy sản 2017;

Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019.

Thủy sản

Tổng cục Thủy sản

BNN-288053

Cấp phép nhập khẩu giống thủy sản để nghiên cứu

BNN-288046

Cấp phép nhập khẩu giống thủy sản để khảo nghiệm

2

BNN-288042

Công nhận giống thủy sản mới

Công nhận kết quả khảo nghiệm giống thủy sản

Luật Thủy sản 2017;

Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019.

Thủy sản

Tổng cục Thủy sản

BNN-288040

Chấp thuận khảo nghiệm giống thủy sản

3

BNN-288197

Gia hạn giấy phép cho tàu cá nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam

Cấp, cấp lại, gia hạn giấy phép hoạt động cho tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thuỷ sản trong vùng biển Việt Nam

Luật Thủy sản 2017;

Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019.

Thủy sản

Tổng cục Thủy sản

BNN-288085

Cấp lại giấy phép cho tàu cá nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam

BNN-288083

Cấp giấy phép cho tàu cá nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam

4

BNN-288078

Cấp phép cho tàu cá khai thác thuỷ sản ở vùng biển của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác

Cấp văn bản chấp thuận cho tàu cá khai thác thuỷ sản ở vùng biển ngoài vùng biển Việt Nam hoặc cấp phép cho đi khai thác tại vùng biển thuộc thẩm quyền quản lý của Tổ chức nghề cá khu vực

Luật Thủy sản 2017;

Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019.

Thủy sản

Tổng cục Thủy sản

5

BNN-288061

Cấp phép nhập khẩu tàu cá viện trợ

Cấp giấy phép nhập khẩu tàu cá

Luật Thủy sản 2017;

Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019.

Thủy sản

Tổng cục Thủy sản

BNN-288060

Cấp phép nhập khẩu tàu cá đóng mới

BNN-288058

Cấp phép nhập khẩu tàu cá đã qua sử dụng

6

BNN-288043

Cấp phép xuất khẩu các loài thủy sản có tên trong danh mục các loài thủy sản cấm xuất khẩu

Cấp phép xuất khẩu loài thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu hoặc trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện (đối với mục đích nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế)

Luật Thủy sản 2017;

Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019.

Thủy sản

Bộ Nông nghiệp và PTNT

B.

Thủ tục hành chính cấp tỉnh thực hiện

1

BNN-288234

Cấp lại giấy phép khai thác thủy sản

Cấp, cấp lại giấy phép khai thác thủy sản

Luật Thủy sản 2017;

Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019.

Thủy sản

Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh

BNN-288230

Cấp giấy phép khai thác thủy sản

BNN-288229

Cấp gia hạn giấy phép khai thác thủy sản

2

BNN-288306

Cấp văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán tàu cá.

Cấp văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá trên biển

Luật Thủy sản 2017;

Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019.

Thủy sản

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3

BNN-288226

Cấp giấy chứng nhận đăng ký bè cá

Cấp, cấp lại giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực

Luật Thủy sản 2017;

Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019.

Thủy sản

Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh

4

BNN-288360

Hỗ trợ một lần sau đầu tư đóng mới tàu cá

Hỗ trợ một lần sau đầu tư đóng mới tàu cá

Nghị định số 17/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018;

Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014.

Thủy sản

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3. Danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

STT

Số hồ sơ TTHC(1)

Tên thủ tục hành chính

Tên VBQPPL quy định việc bãi bỏ thủ tục hành chính(2)

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

A. Thủ tục hành chính cấp trung ương

1

B-BNN-287792-TT

Công nhận cơ sở đủ điều kiện khảo nghiệm giống thủy sản

Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản

Thuỷ sản

Tổng cục Thuỷ sản

2

BNN-288039

Công nhận lại cơ sở đủ điều kiện khảo nghiệm giống thủy sản

Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản

Thuỷ sản

Tổng cục Thuỷ sản

3

B-BNN-287790-TT

Kiểm tra chất lượng giống thuỷ sản bố mẹ chủ lực nhập khẩu

Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản

Thuỷ sản

Tổng cục Thuỷ sản

4

BNN-288081

Nhận lại các giấy tờ sau khi khai thác thuỷ sản ở vùng biển của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác

Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản

Thuỷ sản

Tổng cục Thuỷ sản

5

BNN-288203

Cấp văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán tàu cá

Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản

Thuỷ sản

Tổng cục Thuỷ sản

6

BNN-288207

Thanh toán chi phí thực hiện lệnh điều động, huy động lực lượng, phương tiện của người có thẩm quyền để kịp thời ngăn chặn vi phạm pháp luật về thủy sản

Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản

Thủy sản

Cục Kiểm ngư, Tổng cục Thủy sản

B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh

7

BNN-288210

Kiểm tra chất lượng giống thuỷ sản nhập khẩu (bao gồm cả giống thủy sản bố mẹ chủ lực nếu được ủy quyền)

Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản

Thuỷ sản

Cơ quan quản lý nuôi trồng thuỷ sản tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi nuôi cách ly kiểm dịch

8

BNN-288027

Cấp mã số nhận diện ao nuôi cá Tra thương phẩm (cấp lần đầu và cấp lại)

Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản

Thuỷ sản

Cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản cấp tỉnh

PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TRUNG ƯƠNG THỰC HIỆN

1. Tên thủ tục: Cấp văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm (để mục đích bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo nguồn giống ban đầu hoặc để hợp tác quốc tế)

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản;

b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Tổng cục Thủy sản kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Tổng cục Thủy sản xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Tổng cục Thủy sản thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung;

d) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục Thủy sản tổ chức thẩm định hồ sơ; lấy ý kiến Ban quản lý khu bảo tồn biển đối với trường hợp khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm trong khu bảo tồn biển và ban hành văn bản chấp thuận theo Mẫu số 12.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có).

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 10.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Phương án khai thác theo Mẫu số 11.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

c) Bản chính hoặc bản sao chứng thực văn bản ký kết hợp tác quốc tế cấp quốc gia về cho, tặng, trao đổi loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm đối với trường hợp khai thác vì mục đích hợp tác quốc tế;

d) Quyết định phê duyệt đề cương nghiên cứu khoa học, bảo tồn, nghiên cứu tạo giống ban đầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc thuyết minh đề cương bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo giống ban đầu đối với trường hợp khai thác vì mục đích bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo giống ban đầu;

đ) Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đề nghị cấp văn bản chấp thuận đối với trường hợp nghiên cứu khoa học, bảo tồn, nghiên cứu tạo nguồn giống ban đầu.

1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Tổng cục Thủy sản.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.

Văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có hiệu lực theo thời gian thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo giống ban đầu, hợp tác quốc tế.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Chưa có văn bản quy định.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 10.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Phương án khai thác theo Mẫu số 11.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

 

Mẫu số 10.BT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

___________________________

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP VĂN BẢN CHẤP THUẬN

KHAI THÁC LOÀI THỦY SẢN NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM

___________

Kính gửi: Tổng cục Thủy sản.

Tên tổ chức/cá nhân: …………………………………….......................................... ……………

Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập tổ chức (đối với tổ chức - ghi rõ số, ngày cấp, cơ quan cấp): ………………….................................................................................. …………………………

Mã số định danh/Số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân (đối với cá nhân):…….

Địa chỉ: …....................................... ………………………………………………………………….

Điện thoại liên hệ: …………..................................... ………………………………………………

Đề nghị Tổng cục Thủy sản cấp Văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm, chi tiết như sau:

1. Mục đích khai thác:........................................................................................................

2. Đối tượng, thời gian, phương tiện, ngư cụ khai thác:

TT

Tên loài

Số lượng/

khối lượng khai thác

Vùng khai thác

Thời gian khai thác (dự kiến)

Phương tiện khai thác

Ngư cụ khai thác

Tên tiếng Việt

Tên khoa học

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Các tài liệu, hồ sơ kèm theo:

Chúng tôi cam kết thực hiện theo đúng mục đích, phương án khai thác và quy định pháp luật về thủy sản.

                       

……..,ngày…….. tháng …… năm ....….

TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ

(Ký ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có))

 

Mẫu số 11.BT

PHƯƠNG ÁN KHAI THÁC LOÀI THỦY SẢN
NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM

_________

 

1. Đặt vấn đề:

Giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ, lịch sử hình thành, quá trình thực hiện các hoạt động có liên quan,… của đơn vị tư vấn, tổ chức, cá nhân thực hiện việc khai thác; điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và những nghiên cứu đã được thực hiện ở địa bàn trước đây và các thông tin khác có liên quan. Số liệu đánh giá tổng thể về quần thể loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm trên thế giới (nếu có) và ở Việt Nam.

2. Tổng quan khu vực thực hiện:

Nêu rõ địa điểm, ranh giới, diện tích khu vực khai thác; hiện trạng nguồn lợi thủy sản ở khu vực dự kiến khai thác.

3. Phương pháp, thời gian thực thiện (thống kê các nội dung điều tra và các phương pháp đã thực hiện các nội dung đó, kèm theo các mẫu biểu nếu có):

4. Đề xuất phương án khai thác: Phương tiện, công cụ, hình thức khai thác.

5. Kết quả dự kiến của nhiệm vụ bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo giống ban đầu, hợp tác quốc tế:

6. Kết luận và kiến nghị:

7. Phụ lục: Trình bày những thông tin chưa được nêu trong phần kết quả như: danh mục loài thủy sản, các bảng số liệu, hình ảnh và các tài liệu khác có liên quan.

8. Tài liệu tham khảo:...........................................................................

 

…………..ngày……….tháng……..năm……… ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/CÁ NHÂN

(Ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ)

 

Mẫu số 12.BT

 

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TỔNG CỤC THỦY SẢN

___________

Số:                    /TCTS-…..

V/v chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________________________

    ……., ngày ….. tháng  …. năm …..

Kính gửi: ……………………………

Căn cứ Luật Thủy sản 2017; Nghị định số… /2019/NĐ-CP về việc ……;

Trên cơ sở hồ sơ của (tổ chức/cá nhân)……., Tổng cục Thủy sản đồng ý cấp văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm cho:

Tổ chức/cá nhân: ........................................................................................ .....................

Địa chỉ:..................................................................... ........................................................

Điện thoại: . .....................................................................................................................

Giấy phép đăng ký kinh doanh/Thông tin cá nhân:..............................................................

Giấy phép khai thác thủy sản số (nếu có):..........................................................................

Khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm phục vụ mục đích......., chi tiết như sau:

TT

Tên loài

Số lượng/ khối lượng khai thác

Vùng khai thác

Thời gian khai thác

Phương tiện khai thác

Loại nghề khai thác

Tên tiếng Việt

Tên khoa học

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giao (tên cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh) kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn quản lý.

Tổ chức, cá nhân khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có trách nhiệm thực hiện theo đúng mục đích, phương án khai thác và quy định pháp luật có liên quan.

Văn bản này có giá trị đến hết ngày .... tháng.... năm .....

Nơi nhận:

- Như trên;

- Cơ quan quản lý về thủy sản cấp tỉnh (để p/h);

-…………;

- Lưu: VT, …...

TỔNG CỤC TRƯỞNG

 

2. Tên thủ tục: Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản (đối với giống bố mẹ)

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản;

b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Tổng cục Thủy sản kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Tổng cục Thủy sản xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Tổng cục Thủy sản thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung;

d) Trình tự cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra điều kiện của cơ sở theo Mẫu số 03.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, cơ sở thực hiện khắc phục; sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để tổ chức kiểm tra nội dung đã khắc phục. Trường hợp cơ sở đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do;

đ) Trình tự cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

e) Nội dung kiểm tra gồm:

- Kiểm tra hồ sơ đăng ký cấp, cấp lại Giấy chứng nhận;

- Kiểm tra thực tế tại địa điểm sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản theo quy định tại Điều 23, khoản 1 Điều 24 Luật Thủy sảnĐiều 20 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

- Kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ trong sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản theo khoản 2 Điều 26 Luật Thủy sản.

g) Thời gian kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản là 12 tháng; trường hợp cơ sở đã được tổ chức đánh giá, cấp giấy chứng nhận hệ thống phù hợp tiêu chuẩn, thời gian kiểm tra duy trì điều kiện là 24 tháng.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có).

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản theo Mẫu số 01.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP (đối với trường hợp câp giấy chứng nhận và cấp lại);

b) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo Mẫu số 02.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP (đối với trường hợp cấp Giấy chứng nhận);

c) Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân (đối với trường hợp đề nghị cấp lại);

d) Bản chính Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản đã được cấp, trừ trường hợp Giấy chứng nhận bị mất (đối với trường hợp đề nghị cấp lại).

1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới; 03 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Tổng cục Thủy sản.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Chưa có văn bản quy định.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản theo Mẫu số 01.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo Mẫu số 02.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

 

Mẫu số 01.NT

TÊN CƠ SỞ

______
 

Số: ………

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
__________________________________________

............, ngày......tháng .....năm……

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN

SẢN XUẤT, ƯƠNG DƯỠNG GIỐNG THỦY SẢN

__________

Kính gửi: (*) …………………………….

 

Tên cơ sở: ..................................................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính: .....................................................................................................

Số điện thoại: ..................... Số fax: ……………..Email: ...............................................

Địa chỉ nơi sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản: ........................................................

Số điện thoại: ..................... Số fax: ……………..Email: ...............................................

Đề nghị được kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản:

- Sản xuất giống thuỷ sản bố mẹ                          o

- Sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản               o

- Ương dưỡng giống thuỷ sản                              o

Đăng ký cấp lần đầu: o                           Đăng ký cấp lại: o       

Hồ sơ và tài liệu kèm theo đơn đề nghị này, gồm:            

Chúng tôi cam kết thực hiện các quy định về điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản.

 

CHỦ CƠ SỞ ĐĂNG KÝ KIỂM TRA
(Ký tên, đóng dấu nếu có)

 

Ghi chú: (*) Gửi Tổng cục Thủy sản nếu cơ sở đăng ký kiểm tra là cơ sở sản xuất giống thủy sản bố mẹ; gửi Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh nếu cơ sở đăng ký kiểm tra là cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản (trừ giống thuỷ sản bố mẹ).

 

Mẫu số 02.NT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

______________________________________

BẢN THUYẾT MINH CHI TIẾT VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, KỸ THUẬT

CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT, ƯƠNG DƯỠNG GIỐNG THỦY SẢN

___________

 

Kính gửi: (*) …………………………….

 

Tên cơ sở: .......................................................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính: ..........................................................................................................

Số điện thoại: ..................... Số fax: ……………..Email: ....................................................

Địa chỉ nơi sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản: ............................................................

Số điện thoại: ..................... Số fax: ……………..Email: ....................................................

Nội dung thuyết minh về cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, cụ thể như sau:

1. Cơ sở vật chất[1]: ...........................................................................................................

........................................................................................................................................

2. Trang thiết bị[2]: ..............................................................................................................

........................................................................................................................................

3. Hồ sơ[3]: ........................................................................................................................

........................................................................................................................................

4. Danh mục các đối tượng sản xuất, ương dưỡng tại cơ sở:.............................................

........................................................................................................................................

 

….., ngày …. tháng … năm …..
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu nếu có)

Ghi chú: (*) Gửi Tổng cục Thủy sản nếu cơ sở đăng ký kiểm tra là cơ sở sản xuất giống thủy sản bố mẹ; gửi Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh nếu cơ sở đăng ký kiểm tra là cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản (trừ giống thuỷ sản bố mẹ).

 

Mẫu số 03.NT

TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA

___________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

______________________________________

………., ngày .... tháng .... năm  .....

 

BIÊN BẢN

Kiểm tra cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản

_____________

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Căn cứ kiểm tra: ..........................................................................................................

2. Thành phần Đoàn kiểm tra:

- Ông/bà:................................................... Chức vụ: ........................................................

- Ông/bà: .................................................. Chức vụ: ........................................................

- Ông/bà: .................................................. Chức vụ: ........................................................

3. Thông tin cơ sở kiểm tra:

- Tên cơ sở: .....................................................................................................................

-  Địa chỉ trụ sở chính: .......................................................................................................

Số điện thoại:...... …….Số fax : ........................... Email: ..................................................

- Số giấy đăng ký kinh doanh/Số giấy phép đầu tư/Số quyết định thành lập: ...................

Cơ quan cấp:................................................. Ngày cấp: ..................................................

- Đại diện của cơ sở:....................................... Chức vụ: ..................................................

- Mã số cơ sở (nếu có):.....................................................................................................

4. Địa điểm kiểm tra:

-  Địa chỉ: .........................................................................................................................

-  Số điện thoại:............ Số fax: ........................... Email: ..................................................

5. Đối tượng sản xuất, ương dưỡng:

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

II. NỘI DUNG KIỂM TRA

STT

 

Chỉ tiêu kiểm tra

Kết quả kiểm tra

Diễn giải kết quả kiểm tra, hành động và thời gian khắc phục lỗi

Đạt

Không đạt

I

KIỂM TRA LẦN ĐẦU HOẶC KHI CÓ THAY ĐỔI VỀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, ƯƠNG DƯỠNG

 

 

 

1

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sản xuất phù hợp với loài thủy sản

 

 

 

a

Hệ thống xử lý nước cấp, nước thải bảo đảm yêu cầu kiểm soát chất lượng và an toàn sinh học

 

 

 

b

Hệ thống ao, bể, lồng bè bảo đảm yêu cầu kiểm soát chất lượng và an toàn sinh học

 

 

 

c

Khu chứa trang thiết bị, nguyên vật liệu bảo đảm yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp

 

 

 

d

Khu sinh hoạt bảo đảm không ảnh hưởng xấu đến khu vực sản xuất, ương dưỡng

 

 

 

đ

Trang thiết bị bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học

 

 

 

e

Thiết bị thu gom và xử lý chất thải không ảnh hưởng xấu đến khu vực sản xuất, ương dưỡng

 

 

 

2

Có nơi cách ly theo dõi sức khỏe giống thủy sản mới nhập

 

 

 

3

Có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản hoặc sinh học

 

 

 

4

Xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, kiểm soát an toàn sinh học

 

 

 

a

Nước phục vụ sản xuất, ương dưỡng

 

 

 

b

Giống thủy sản trong quá trình sản xuất

 

 

 

c

Vệ sinh, thu gom và xử lý nước thải, chất thải

 

 

 

d

Tiêu huỷ xác động vật thuỷ sản chết hoặc nhiễm các bệnh phải tiêu hủy

 

 

 

đ

Kiểm soát giống thuỷ sản thoát ra môi trường bên ngoài, động vật gây hại xâm nhập vào cơ sở

 

 

 

e

Thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản

 

 

 

5

Trường hợp sản xuất giống thủy sản bố mẹ phải có giống thủy sản thuần chủng hoặc giống thủy sản được công nhận thông qua khảo nghiệm hoặc kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

 

 

 

II

KIỂM TRA DUY TRÌ ĐIỀU KIỆN, NGOÀI CÁC CHỈ TIÊU TẠI MỤC I, PHẢI ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU SAU

 

 

 

6

Thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng theo quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng giống thủy sản đã công bố

 

 

 

7

Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng để bảo đảm chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn đã công bố; thực hiện ghi chép, lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản phục vụ truy xuất nguồn gốc

 

 

 

8

Sản xuất giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam

 

 

 

9

Thực hiện ghi nhãn giống thủy sản theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa

 

 

 

10

Cập nhật thông tin, báo cáo trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản vào cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản theo quy định

 

 

 

11

Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật

 

 

 

12

Tuân thủ quy định về thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ

 

 

 

Số chỉ tiêu đánh giá thực tế

 

 

 

Số chỉ tiêu đạt/không đạt

 

 

 

 

III. LẤY MẪU (kèm theo Biên bản lấy mẫu)

1. Thông tin về mẫu lấy (loại mẫu, số lượng mẫu; tình trạng bao gói, bảo quản mẫu,..)

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

2. Chỉ định chỉ tiêu phân tích:

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

IV. Ý KIẾN CỦA ĐOÀN KIỂM TRA:

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

V. Ý KIẾN CỦA ĐẠI DIỆN CƠ SỞ:

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐƯỢC KIỂM TRA

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TRA

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

HƯỚNG DẪN KIỂM TRA

CƠ SỞ SẢN XUẤT, ƯƠNG DƯỠNG GIỐNG THỦY SẢN

__________

 

A. NGUYÊN TẮC KIỂM TRA

1. Ghi biểu mẫu kiểm tra

- Ghi đầy đủ thông tin theo quy định trong biểu mẫu.

- Thẩm tra và ghi thông tin chính xác.

- Nếu sửa chữa trên nội dung đã ghi trong Biên bản, phải có chữ ký xác nhận của Trưởng đoàn kiểm tra.

2. Nguyên tắc đánh giá

- Không được bổ sung hoặc bỏ bớt nội dung, mức đánh giá đã được quy định trong chỉ tiêu.

- Kết quả đánh giá của chỉ tiêu là “Đạt” hoặc “Không đạt”.

- Dùng ký hiệu X hoặc ü đánh dấu vào các vị trí mức đánh giá đã được xác định đối với mỗi chỉ tiêu.

- Phải diễn giải chi tiết chỉ tiêu đạt và không đạt; mỗi chỉ tiêu không đạt phải xác định thời hạn cơ sở phải khắc phục lỗi đó.

3. Chỉ tiêu áp dụng

- Đối với chỉ tiêu từ 1 đến 5 áp dụng đối với cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản đăng ký kiểm tra cấp Giấy chứng nhận lần đầu.

- Đối với chỉ tiêu từ 1 đến 12 áp dụng đối với kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản đã được Giấy chứng nhận.

B. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ TỪNG CHỈ TIÊU

I. KIỂM TRA LẦN ĐẦU HOẶC KHI CÓ THAY ĐỔI VỀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, ƯƠNG DƯỠNG

1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sản xuất phù hợp với loài thủy sản

a) Hệ thống xử lý nước cấp, nước thải bảo đảm yêu cầu kiểm soát chất lượng và an toàn sinh học

Yêu cầu: Hệ thống xử lý nước cấp riêng biệt với hệ thống thoát nước và hệ thống xử lý nước thải; hệ thống dẫn nước thải được xây đảm bảo chắc chắn, thoát nước nhanh, không ứ đọng, không gây mùi và ô nhiễm vào khu vực sản xuất, ương dưỡng.

Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trạng hệ thống xử lý nước cấp, nước thải.

b) Hệ thống ao, bể, lồng bè bảo đảm yêu cầu kiểm soát chất lượng và an toàn sinh học

Yêu cầu: Hệ thống ao, bể, lồng bè phải bảo đảm diện tích, thể tích thích hợp, phù hợp với quy trình sản xuất giống của từng đối tượng; hệ thống ao, bể, lồng bè phục vụ nuôi vỗ, sinh sản, ương nuôi ấu trùng không làm bằng vật liệu dễ bị gỉ sét, gây ảnh hưởng xấu đến giống thuỷ sản.

Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trạng hệ thống ao, bể, lồng bè.

c) Khu chứa trang thiết bị, nguyên vật liệu bảo đảm yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp

Yêu cầu: Các khu chứa trang thiết bị, nguyên liệu để phục vụ sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản đáp ứng yêu cầu của nhà sản xuất, nhà cung cấp như nhiệt độ bảo quản, độ ẩm, ánh sáng,… Khu chứa thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, ương dưỡng như máy sục khí, máy phát điện, chất tẩy rửa, dầu mỡ bôi trơn, xăng dầu, hóa chất dễ bay hơi,… phải ngăn cách vật lý để tránh việc nhiễm chéo vào thức ăn thuỷ sản, thuốc, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản.

Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trạng khu chứa trang thiết bị, nguyên liệu.

Ghi chú: Ngăn cách vật lý là bao hàm việc sử dụng tường, vách ngăn hoặc là sự ngăn cách không gian đủ để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm chéo.

d) Khu sinh hoạt bảo đảm không ảnh hưởng xấu đến khu vực sản xuất, ương dưỡng

Yêu cầu: Khu sinh hoạt như nhà ở, văn phòng, nhà vệ sinh trong khu vực sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản phải bảo đảm có tường hoặc vách ngăn cánh để không ảnh hưởng xấu tới hoạt động sản xuất, ương dưỡng. Đối với nhà vệ sinh không bị rò rỉ ảnh hưởng đến môi trường.

Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường khu sinh hoạt.

đ) Trang thiết bị bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học

Yêu cầu: Trang thiết bị phục vụ sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản làm bằng vật liệu phù hợp, chống thấm, không gỉ sét, không bị ăn mòn, không có khả năng thôi nhiễm ra các chất độc hại ảnh hưởng đến giống thuỷ sản. Có thể vệ sinh sạch sẽ.

Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường, xem xét tài liệu kỹ thuật liên quan đến bề mặt thiết bị, dụng cụ. Kiểm tra hồ sơ và các tài liệu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học.

e) Thiết bị thu gom và xử lý chất thải không ảnh hưởng xấu đến khu vực sản xuất, ương dưỡng

Yêu cầu: Trang bị các loại thùng rác phù hợp để phân loại rác (rác thải sinh hoạt, tái chế và nguy hại), thùng chứa rác thải nguy hại cần có nắp đậy kín. Nơi chứa rác thải tách biệt với khu vực sản xuất. Nơi chứa rác thải nguy hại phải được để riêng, kín và có khóa.

Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường thiết bị thu gom và xử lý chất thải.

2. Khu cách ly thuỷ sản mới nhập

Yêu cầu: Cơ sở nhập khẩu giống thuỷ sản phải có khu cách ly; khu cách ly phải tách biệt với khu vực sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản. Nước thải, chất thải của khu nuôi cách ly phải đảm bảo không ảnh hưởng tới khu sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản.

Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường.

3. Có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản hoặc sinh học

Yêu cầu: Có bằng cấp liên quan về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, sinh học hoặc được đào tạo các khóa học liên quan đến lĩnh vực trên.

Phương pháp đánh giá: Xem xét hồ sơ bằng cấp, chứng chỉ liên quan, phỏng vấn về sự am hiểu về lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, sinh học.

4. Xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, kiểm soát an toàn  sinh học

a) Nước phục vụ sản xuất, ương dưỡng

Nguồn nước phục vụ cho sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản phải phù hợp với từng đối tượng. Chất lượng nước phục vụ sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

Phương pháp đánh giá: Xem xét kết quả liên quan đến thử nghiệm chất lượng nước như: kết quả quan trắc môi trường, kết quả thử nghiệm chất lượng nước,...

b) Giống thủy sản trong quá trình sản xuất

Yêu cầu: Cơ sở phải xây dựng và kiểm soát chất lượng giống và an toàn sinh học trong từng công đoạn của quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản: Giống thuỷ sản bố mẹ phải kiểm tra các loại bệnh nguy hiểm trước khi đưa vào sản xuất; quy trình chăm sóc; quy trình kiểm soát các loại bệnh nguy hiểm; không sử dụng thức ăn, thuốc, hoá chất, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản bị cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản; giống thuỷ sản trước khi xuất bán phải kiểm tra chất lượng và kiểm dịch theo quy định.

Các nội dung trên phải được cụ thể bằng văn bản và được người có thẩm quyền phê duyệt.

Phương pháp đánh giá: Kiểm tra hồ sơ kiểm soát quá trình sản xuất.

c) Vệ sinh, thu gom và xử lý nước thải, chất thải

Yêu cầu: Có quy định khu vực thu gom rác; quy định tần suất di chuyển về khu tập kết rác ra khỏi khu vực sản xuất, kho (tối thiểu theo ngày). Thuê cơ sở xử lý chất thải có năng lực theo yêu cầu của pháp luật. Các yêu cầu cần kiểm soát phải được cụ thể bằng văn bản và được người có thẩm quyền phê duyệt.

Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường về bố trí chỗ để rác, phân loại rác, xác nhận thực tế về tần suất di chuyển rác khỏi nhà xưởng. Xem xét các hồ sơ về xử lý rác thải như hợp đồng với nhà xử lý rác, hồ sơ năng lực nhà xử lý rác, biên bản giao nhận rác, …

d) Tiêu huỷ xác động vật thuỷ sản chết hoặc nhiễm các bệnh phải tiêu hủy

Yêu cầu: Thuỷ sản bị chết hoặc nhiễm các bệnh được thu gom, xử lý bằng các biện pháp thích hợp để không ảnh hưởng đến môi trường và lây lan dịch bệnh.

Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường kết hợp với kiểm tra hồ sơ quá trình xử lý thuỷ sản bị chết hoặc nhiễm bệnh.

đ) Kiểm soát giống thuỷ sản thoát ra môi trường bên ngoài, động vật gây hại xâm nhập vào cơ sở

Yêu cầu:

- Cơ sở phải có biện pháp kiểm soát giống thuỷ sản thoát ra môi trường tự nhiên như dùng lưới chắn tại các hệ thống thoát nước, có ao chứa để kiểm soát giống thuỷ sản thoát ra ngoài môi trường tự nhiên.

- Cơ sở phải có biện pháp ngăn chặn động vật gây hại xâm nhập vào cơ sở.

Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường.

e) Thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản

Yêu cầu: Chỉ sử dụng thức ăn, thuốc, hoá chất, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản được phép sử dụng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Không chứa các chất cấm theo quy định.

Phương pháp đánh giá: Kiểm tra hồ sơ ghi chép quá trình sử dụng thức ăn, thuốc, hoá chất, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản. Đối chiếu với nhãn sản phẩm với cơ sở dữ liệu quốc gia về thuỷ sản và danh mục thuốc thú y được phép sử dụng.

5. Trường hợp sản xuất giống thủy sản bố mẹ phải có giống thủy sản thuần chủng hoặc giống thủy sản được công nhận thông qua khảo nghiệm hoặc kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép

Yêu cầu: Cơ sở sản xuất giống thủy sản bố mẹ phải có giống thủy sản thuần chủng hoặc giống thủy sản được công nhận thông qua khảo nghiệm hoặc kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Phương pháp đánh giá: Kiểm tra hồ sơ nguồn gốc đàn thuỷ sản bố mẹ.

II. KIỂM TRA DUY TRÌ ĐIỀU KIỆN, NGOÀI CÁC CHỈ TIÊU TẠI MỤC I, PHẢI ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU SAU

6. Thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng theo quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng giống thủy sản đã công bố.

Yêu cầu: Có đầy đủ hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; đánh giá sự phù hợp của hồ sơ lưu trữ.

7. Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng để bảo đảm chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn đã công bố; thực hiện ghi chép, lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản phục vụ truy xuất nguồn gốc.

Yêu cầu:

- Các quy trình, quy định nêu tại Mục 4.I phải được áp dụng đầy đủ trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản.

- Quá trình áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng phải được ghi chép và lưu trữ để phục vụ truy xuất nguồn gốc.

Phương pháp đánh giá: Thực hiện theo hướng dẫn cụ thể tại Mục 4.I

8. Sản xuất giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam

Yêu cầu: Cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản thuộc Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam.

Phương pháp đánh giá: Đối chiếu với Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam.

9. Thực hiện ghi nhãn giống thủy sản theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa

Yêu cầu: Thông tin ghi trên nhãn sản phẩm phải đúng quy định hiện hành về nhãn hàng hóa.

Phương pháp đánh giá: Kiểm tra nhãn sản phẩm đã sản xuất, lưu thông; đối chiếu quy định về nhãn hàng hóa và tiêu chuẩn công bố áp dụng để đánh giá sự phù hợp của việc ghi nhãn.

10. Cập nhật thông tin, báo cáo trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản vào cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản theo quy định

Yêu cầu: Cơ sở phải cập nhật thông tin, báo cáo trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản vào cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản theo quy định.

Phương pháp đánh giá: Kiểm tra hồ sơ sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản và đối chiếu với cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản.

11. Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật

Yêu cầu: Cơ sở được thanh tra, kiểm tra phải phối hợp và chấp hành đúng quy định.

Phương pháp đánh giá: Đánh giá thông qua việc chấp hành các quy định của pháp luật và phối hợp với cơ quan nhà nước trong thanh tra, kiểm tra.

12. Tuân thủ quy định về thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ

Yêu cầu: Cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản tuân thủ quy định về thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ.

Phương pháp đánh giá: Kiểm tra hồ sơ ghi chép quá trình nuôi giữ, sử dụng giống thuỷ sản bố mẹ và kết hợp với các hồ sơ nhập khẩu, hồ sơ kiểm dịch.

 

Mẫu số 04.NT

CƠ QUAN CẤP TRÊN
CƠ QUAN CẤP GIẤY (*)
__________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________________________

GIẤY CHỨNG NHẬN

Cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản

_______________

Số: GTSAABBBB (***)

Tên cơ sở: .......................................................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính: ..........................................................................................................

Số điện thoại: ..................... Số fax: ……………..Email: ....................................................

Địa chỉ nơi sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản: ........................................................ ....

Được chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản (**)

................................................................................................................................... ....

................................................................................................................................... ....

Hiệu lực Giấy chứng nhận đủ điều kiện: Không thời hạn

 

……., ngày …. tháng …. năm....
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

Ghi chú:

* Tổng cục Thủy sản nếu là cơ sở sản xuất giống thủy sản bố mẹ; cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh nếu là cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản (ngoại trừ giống thuỷ sản bố mẹ).

** Được chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản:

Ghi cụ thể từng trường hợp

 - Sản xuất giống thuỷ sản bố mẹ (ghi rõ đối tượng, kèm theo tên khoa học);

- Sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản (ghi rõ đối tượng, kèm theo tên khoa học);

- Ương dưỡng giống thuỷ sản (ghi rõ đối tượng, kèm theo tên khoa học).

*** Quy định cấp số Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản:

- Mỗi số chỉ cấp duy nhất cho một cơ sở và cấp liên tiếp, lần lượt.

- Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất được thu hồi, số Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất không sử dụng để cấp cho cơ sở khác. Chỉ cấp lại cho cơ sở trước đó đã được cấp khi đủ điều kiện.

- Số Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất có cấu trúc như sau: GTSAABBBB

+ “GTS” thể hiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản.

+ “AA”  gồm 2 chữ số la tinh thể hiện mã của cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, cụ thể như sau:

++ Tổng cục Thủy sản có mã số 00

++ Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có mã như sau:

STT

Tên đơn vị hành chính

Mã số

STT

Tên đơn vị hành chính

Mã số

1

Thành phố Hà Nội

01

33

Tỉnh Quảng Nam

49

2

Tỉnh Hà Giang

02

34

Tỉnh Quảng Ngãi

51

3

Tỉnh Cao Bằng

04

35

Tỉnh Bình Định

52

4

Tỉnh Bắc Kạn

06

36

Tỉnh Phú Yên

54

5

Tỉnh Tuyên Quang

08

37

Tỉnh Khánh Hoà

56

6

Tỉnh Lào Cai

10

38

Tỉnh Ninh Thuận

58

7

Tỉnh Điện Biên

11

39

Tỉnh Bình Thuận

60

8

Tỉnh Lai Châu

12

40

Tỉnh Kon Tum

62

9

Tỉnh Sơn La

14

41

Tỉnh Gia Lai

64

10

Tỉnh Yên Bái

15

42

Tỉnh Đắk Lắk

66

11

Tỉnh Hoà Bình

17

43

Tỉnh Đắk Nông

67

12

Tỉnh Thái Nguyên

19

44

Tỉnh Lâm Đồng

68

13

Tỉnh Lạng Sơn

20

45

Tỉnh Bình Phước

70

14

Tỉnh Quảng Ninh

22

46

Tỉnh Tây Ninh

72

15

Tỉnh Bắc Giang

24

47

Tỉnh Bình Dương

74

16

Tỉnh Phú Thọ

25

48

Tỉnh Đồng Nai

75

17

Tỉnh Vĩnh Phúc

26

49

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

77

18

Tỉnh Bắc Ninh

27

50

Thành phố Hồ Chí Minh

79

19

Tỉnh Hải Dương

30

51

Tỉnh Long An

80

20

Thành phố Hải Phòng

31

52

Tỉnh Tiền Giang

82

21

Tỉnh Hưng Yên

33

53

Tỉnh Bến Tre

83

22

Tỉnh Thái Bình

34

54

Tỉnh Trà Vinh

84

23

Tỉnh Hà Nam

35

55

Tỉnh Vĩnh Long

86

24

Tỉnh Nam Định

36

56

Tỉnh Đồng Tháp

87

25

Tỉnh Ninh Bình

37

57

Tỉnh An Giang

89

26

Tỉnh Thanh Hoá

38

58

Tỉnh Kiên Giang

91

27

Tỉnh Nghệ An

40

59

Thành phố Cần Thơ

92

28

Tỉnh Hà Tĩnh

42

60

Tỉnh Hậu Giang

93

29

Tỉnh Quảng Bình

44

61

Tỉnh Sóc Trăng

94

30

Tỉnh Quảng Trị

45

62

Tỉnh Bạc Liêu

95

31

Tỉnh Thừa Thiên Huế

46

63

Tỉnh Cà Mau

96

32

Thành phố Đà Nẵng

48

 

 

 

+ “BBBB” gồm 4 chữ số từ 0001 đến 9999, là số thứ tự cơ sở được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản.


[1] Mô tả diện tích; quy mô; các khu sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản… kèm theo sơ đồ khu sản xuất, ương dưỡng (nếu có).

[2] Nêu đầy đủ tên, số lượng thiết bị phục vụ sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản.

[3] Giấy đăng ký kinh doanh, hồ sơ theo dõi sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản...

3. Tên thủ tục: Cấp, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản (đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài)

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản;

b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Tổng cục Thủy sản kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Tổng cục Thủy sản xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Tổng cục Thủy sản thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung;

d) Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản: Cơ sở sản xuất gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra điều kiện của cơ sở sản xuất và lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 13.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp cơ sở không đáp ứng điều kiện, cơ sở thực hiện khắc phục, sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để tổ chức kiểm tra nội dung đã khắc phục. Trường hợp kết quả kiểm tra điều kiện cơ sở đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 14.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

đ) Trình tự cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản: Cơ sở sản xuất gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 14.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

e) Nội dung kiểm tra điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản như sau:

- Kiểm tra hồ sơ đăng ký cấp, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;

- Kiểm tra thực tế về điều kiện cơ sở tại địa điểm sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;

- Kiểm tra về việc thực hiện nghĩa vụ trong sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo khoản 1 Điều 37 Luật Thủy sản.

g) Thời gian kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản là 12 tháng. Trường hợp cơ sở đã được tổ chức đánh giá, cấp giấy chứng nhận hệ thống phù hợp tiêu chuẩn, thời gian kiểm tra duy trì điều kiện là 24 tháng.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có).

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất theo Mẫu số 11.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP (đối với trường hợp Giấy chứng nhận và trường hợp cấp lại);

b) Bản thuyết minh điều kiện cơ sở sản xuất theo Mẫu số 12.NT ban hành kèm theo Phụ lục III Nghị định số 26/2019/NĐ-CP (đối với trường hợp Giấy chứng nhận).

c) Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân trong Giấy chứng nhận (đối với trường hợp đề nghị cấp lại).

d) Bản chính Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đã được cấp, trừ trường hợp Giấy chứng nhận bị mất (đối với trường hợp đề nghị cấp lại).

1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới; 03 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Tổng cục Thủy sản.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Mức thu phí 5.700.000 đồng/lần (có hoạt động sản xuất).

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất theo Mẫu số 11.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Bản thuyết minh điều kiện cơ sở sản xuất theo Mẫu số 12.NT ban hành kèm theo Phụ lục III Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

a) Luật Thủy sản năm 2017;

b) Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;

c) Thông tư số 284/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực quản lý chất lượng vật tư nuôi trồng thủy sản.

 

Mẫu số 11.NT

TÊN CƠ SỞ

_______

Số: ……….

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________________________

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN

CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT

Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản

___________

Kính gửi:  ………………………………

 

1. Tên cơ sở:....................................................................................................................

- Địa chỉ:...........................................................................................................................

- Số điện thoại:........................ Số Fax:....................... E-mail:...........................................

2. Lĩnh vực công nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản:

Thức ăn thủy sản

- Thức ăn hỗn hợp                                                           o

- Thức ăn bổ sung                                                           o

- Nguyên liệu                                                                   o

- Sản phẩm khác                                                  o

Sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

- Chế phẩm sinh học                                                        o

- Hóa chất xử lý môi trường                                             o        

- Hỗn hợp khoáng, vitamin, …                              o        

- Nguyên liệu                                                                   o

3. Hồ sơ và tài liệu kèm theo giấy này, gồm:

........................................................................................................................................

4. Đăng ký cấp lần đầu: o                 Đăng ký cấp lại: o 

Chúng tôi cam kết thực hiện các quy định về điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản.

 

……, ngày  …. tháng…..  năm 20...

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ

(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 12.NT

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________________________

BẢN THUYẾT MINH ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT

Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản

(Kèm theo đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện

 sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản

số ……ngày ….tháng …..năm…..)

_________

 

1. Tên cơ sở:....................................................................................................................

- Địa chỉ sản xuất:..............................................................................................................

- Số điện thoại:........................ …. Số fax:.................. ……..E-mail:...................................

2. Sản phẩm dự kiến sản xuất: ..........................................................................................

........................................................................................................................................

3. Giấy chứng nhận hệ thống phù hợp tiêu chuẩn (kèm theo bản sao có xác nhận của cơ sở)

- Thực hành sản xuất tốt (GMP)

o

Không o

- Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP)

o

Không o

- Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (ISO 22000)

o

Không o

- Hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001)

o

Không o

- Hệ thống khác: ............................................

o

Không o

 

4. Thuyết minh chi tiết điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản

a) Địa điểm sản xuất:.........................................................................................................

b) Nhà xưởng, trang thiết bị:..............................................................................................

c) Phân tích chất lượng trong quá trình sản xuất:................................................................

d) Hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học:..........................................................

đ) Nhân viên kỹ thuật:........................................................................................................

e) Tài liệu gửi kèm theo thuyết minh gồm:...........................................................................

g) Danh sách sản phẩm kèm theo:.....................................................................................

.....,ngày ....... tháng ....... năm 20....

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ

(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 13.NT

CƠ QUAN CẤP TRÊN
CƠ QUAN KIỂM TRA

_________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

__________________________________

BIÊN BẢN

Kiểm tra điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản/

sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

Số:............../BB-ĐKSX

__________

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Căn cứ kiểm tra, ngày kiểm tra: .....................................................................................

2.Tên cơ sở kiểm tra: .......................................................................................................

-  Địa chỉ: .........................................................................................................................

-  Số điện thoại:....................... Số Fax: ........................ Email: .........................................

- Tên và số giấy đăng ký kinh doanh/giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập:

........................................................................................................................................

Tên cơ quan cấp:........................................... Ngày cấp: ..................................................

- Người đại diện của cơ sở:............................. Chức vụ: ..................................................

- Giấy chứng nhận hệ thống phù hợp tiêu chuẩn: ...............................................................

3. Địa điểm kiểm tra:

-  Địa chỉ: .........................................................................................................................

-  Điện thoại:................ Số Fax:............................ Email: ..................................................

4. Thành phần Đoàn kiểm tra:

- Ông/bà:................................................... Chức vụ: ........................................................

- Ông/bà:................................................... Chức vụ: ........................................................

5. Sản phẩm sản xuất:

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

II. NỘI DUNG KIỂM TRA

STT

Chỉ tiêu kiểm tra

Kết quả kiểm tra

Diễn giải kết quả kiểm tra; hành động khắc phục lỗi

Đạt

Không đạt

I

KIỂM TRA LẦN ĐẦU HOẶC CÓ THAY ĐỔI ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT

 

 

 

1.

Địa điểm sản xuất nằm trong khu vực không bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại

 

 

 

2.

Khu sản xuất có tường, rào ngăn cách với bên ngoài

 

 

 

3.

Nhà xưởng, trang thiết bị phù hợp với từng loại sản phẩm

 

 

 

a

Có nhà xưởng kết cấu vững chắc, nền không đọng nước, liên thông và một chiều từ nguyên liệu đến thành phẩm

 

 

 

b

Tường, trần, vách ngăn, cửa bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học

 

 

 

c

Khu chứa trang thiết bị, nguyên liệu vật liệu, thành phẩm bảo đảm không nhiễm chéo lẫn nhau và bảo đảm theo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, cung cấp

 

 

 

d

Trang thiết bị tiếp xúc với nguyên liệu, thành phẩm bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học

 

 

 

đ

Thiết bị thu gom và xử lý chất thải không gây ô nhiễm môi trường khu vực sản xuất

 

 

 

e

Trường hợp cơ sở sản xuất sinh khối vi sinh vật để sản xuất chế phẩm sinh học vi sinh vật phải có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật

 

 

 

4

Có phòng thử nghiệm hoặc có thuê phòng thử nghiệm đủ năng lực để kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất

 

 

 

5

Xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học

 

 

 

a

Kiểm soát chất lượng nước phục vụ sản xuất

 

 

 

b

Kiểm soát nguyên liệu

 

 

 

c

Kiểm soát bao bì

 

 

 

d

Kiểm soát thành phẩm

 

 

 

đ

Kiểm soát quá trình sản xuất

 

 

 

e

Kiểm soát tái chế

 

 

 

g

Lưu mẫu thành phẩm

 

 

 

h

Kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh thiết bị

 

 

 

i

Kiểm soát động vật gây hại

 

 

 

k

Vệ sinh nhà xưởng

 

 

 

l

Thu gom và xử lý chất thải

 

 

 

6

Nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, sinh học, hóa học hoặc công nghệ thực phẩm.

 

 

 

II

KIỂM TRA DUY TRÌ ĐIỀU KIỆN, NGOÀI CÁC CHỈ TIÊU TẠI MỤC I, PHẢI ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU SAU

 

 

 

7

Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học trong quá trình sản xuất theo các nội dung tại Mục 5, I; ghi chép, lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất phục vụ truy xuất nguồn gốc

 

 

 

8

Thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng; công bố hợp quy theo quy định

 

 

 

9

Thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa.

 

 

 

10

Chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm do mình sản xuất; xử lý, thu hồi hoặc tiêu hủy sản phẩm không bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật; bồi thường thiệt hại gây ra cho người mua, người nuôi trồng thủy sản

 

 

 

11

Gửi thông tin sản phẩm đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định trước khi lưu thông sản phẩm trên thị trường

 

 

 

12

Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật

 

 

 

Số chỉ tiêu đánh giá thực tế

 

 

 

Số chỉ tiêu đạt/không đạt

 

 

 

III. LẤY MẪU

1. Thông tin về mẫu lấy (loại mẫu, số lượng mẫu; tình trạng bao gói, bảo quản mẫu,..)

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

2. Chỉ định chỉ tiêu phân tích (Biên bản lấy mẫu kèm theo):

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

IV. Ý KIẾN CỦA ĐOÀN KIỂM TRA:

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

V. Ý KIẾN CỦA ĐẠI DIỆN CƠ SỞ:

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐƯỢC KIỂM TRA

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TRA                    

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

HƯỚNG DẪN KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT THỰC ĂN THỦY SẢN, SẢN PHẨM XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

____________

A. NGUYÊN TẮC KIỂM TRA

1. Ghi biểu mẫu kiểm tra

- Ghi đầy đủ thông tin theo quy định trong biểu mẫu.

- Thẩm tra và ghi thông tin chính xác.

- Nếu sửa chữa trên nội dung đã ghi trong Biên bản, phải có chữ ký xác nhận của Trưởng đoàn kiểm tra.

2. Nguyên tắc đánh giá

- Không được bổ sung hoặc bỏ bớt nội dung.

- Kết quả đánh giá của chỉ tiêu là “Đạt” hoặc “Không đạt”.

- Dùng ký hiệu X hoặc ü đánh dấu vào các vị trí mức đánh giá đã được xác định đối với mỗi chỉ tiêu.

- Phải diễn giải chi tiết chỉ tiêu đạt và không đạt; mỗi chỉ tiêu không đạt phải ghi cụ thể lỗi và xác định thời hạn cơ sở phải khắc phục lỗi đó.

3. Chỉ tiêu áp dụng

- Đối với chỉ tiêu từ 1 đến 6 áp dụng đối với cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đăng ký kiểm tra cấp Giấy chứng nhận lần đầu.

- Các chỉ tiêu 1 đến 12 áp dụng đối với kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đã được Giấy chứng nhận.

- Đối với kiểm tra lần đầu hoặc có thay đổi điều kiện sản xuất, kiểm tra chỉ tiêu “Xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học” kiểm tra nội dung xây dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học của sản phẩm dự kiến sản xuất.

- Đối với kiểm tra duy trì điều kiện sản xuất, kiểm tra chỉ tiêu “Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học trong quá trình sản xuất” là đánh giá việc áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học của sản phẩm trong quá trình sản xuất.

B. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ TỪNG CHỈ TIÊU

I. KIỂM TRA LẦN ĐẦU HOẶC CÓ THAY ĐỔI ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT

1. Địa điểm sản xuất nằm trong khu vực không bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại

Yêu cầu: Địa điểm sản xuất phải xây dựng trên địa điểm tránh bị ô nhiễm                   bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại từ môi trường xung quanh như: nguồn chất                thải từ bệnh viện, bãi rác, ngập nước, … Trong trường hợp không thể thay thế vị trí thì phải thiết lập biện pháp kiểm soát như vách ngăn, hệ thống thông gió, phòng kín có thông gió.

Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường để đánh giá các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến an toàn và chất lượng sản phẩm. Đối chiếu các kết quả thử nghiệm liên quan, hồ sơ về địa điểm để đánh giá mức độ ô nhiễm khi cần thiết.

2. Khu sản xuất có tường, rào ngăn cách với bên ngoài

Yêu cầu: Xung quanh nhà xưởng có tường, rào để ngăn chặn sự di chuyển của động vật gây hại và các yếu tố chủ ý phá hoại; có cổng để kiểm soát ra vào.

Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường.

3. Nhà xưởng, trang thiết bị phù hợp với từng loại sản phẩm

a) Có nhà xưởng kết cấu vững chắc, nền không đọng nước, liên thông và một chiều từ nguyên liệu đến thành phẩm

Yêu cầu: Nhà xưởng có kết cấu vững chắc, đủ không gian làm việc, bố trí hướng di chuyển hợp lý cho nguyên liệu, sản phẩm, nhân viên. Nền nhà không thấm nước, không bong tróc, không có những kẽ nứt, dễ dàng vệ sinh.

Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trạng nhà xưởng

Ghi chú: Về việc xây dựng vững chắc là trần nhà, máng thoát nước không bị dột.

b) Tường, trần, vách ngăn, cửa bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học

Yêu cầu: Trần không bị dột, tường, sàn nhẵn, không bong tróc, dễ dàng làm sạch, thiết kế giảm bụi bám và đọng nước. Các cửa sổ, quạt thông gió thông ra bên ngoài phải có lưới chắn côn trùng.

Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường.

c) Khu chứa trang thiết bị, nguyên liệu vật liệu, thành phẩm bảo đảm không nhiễm chéo lẫn nhau và bảo đảm theo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, cung cấp

Yêu cầu: Các khu chứa nguyên liệu cấu thành sản phẩm, bao bì, linh phụ kiện cho thiết bị, hóa chất hỗ trợ sản xuất (chất tẩy rửa, dầu mỡ bôi trơn, xăng dầu, hóa chất là hơi, …) phải ngăn cách vật lý để tránh việc nhiễm chéo các dị vật, hóa chất vào nguyên liệu ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn cho sản phẩm. Đối với khu lưu trữ nguyên liệu bay hơi thì cần thiết kế thông thoáng và có thông gió. Đối với mỗi loại nguyên vật liệu cần đảm bảo điều kiện bảo quản đúng kỹ thuật theo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, cung cấp, không ảnh hưởng đến chất lượng trong quá trình lưu trữ (Ví dụ: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, …).

Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường về việc bố trí, phân bố các khu vực, kho chứa. Xem xét hồ sơ kỹ thuật của nguyên liệu, sản phẩm (tiêu chuẩn công bố áp dụng, nhãn hàng hóa, tài liệu đính kèm, …) để xác định sự phù hợp.

Ghi chú: Ngăn cách vật lý là bao hàm việc sử dụng tường, vách ngăn hoặc là sự ngăn cách không gian đủ để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm chéo.

d) Trang thiết bị tiếp xúc với nguyên liệu, thành phẩm bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học

Yêu cầu: Bề mặt trang thiết bị tiếp xúc với nguyên liệu, thành phẩm được làm từ vật liệu phù hợp, chống thấm, không gỉ sét, không bị ăn mòn, không có khả năng thôi nhiễm kim loại nặng (Ví dụ: Pb, As, Hg, Cd) vào sản phẩm. Có thể vệ sinh sạch sẽ.

Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường, xem xét tài liệu kỹ thuật liên quan đến bề mặt thiết bị, dụng cụ. Xem xét hồ sơ kiểm tra, vệ sinh.

đ) Trang thiết bị thu gom và xử lý chất thải không gây ô nhiễm môi trường khu vực sản xuất

Yêu cầu: Trang bị các loại thùng rác phù hợp để phân loại rác (rác thải sinh hoạt, tái chế và nguy hại), thùng chứa rác thải nguy hại cần có nắp đậy kín sau khi sử dụng. Nơi chứa rác thải tách biệt với khu vực sản xuất. Nơi chưa rác thải nguy hại phải được để riêng, kín và có khóa.

Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường.

e) Trường hợp cơ sở sản xuất sinh khối vi sinh vật để sản xuất chế phẩm sinh học vi sinh vật phải có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật.

Yêu cầu: Phải có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật phục vụ sản xuất như: Cân kỹ thuật, máy lắc, nồi hấp tiệt trùng, tủ ấm, tủ sấy, máy lắc nhu động, lò vi sóng, tủ cấy vi sinh vật, tủ lạnh, nồi lên men hoặc thiết bị lên men.

Phương pháp đánh giá: Quan sát thực tế và xem xét các thông tin kỹ thuật, tình trạng của thiết bị để đánh giá sự phù hợp.

4. Có phòng thử nghiệm hoặc có thuê phòng thử nghiệm đủ năng lực để kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất.

Yêu cầu:

- Có phòng thử nghiệm (phòng chất lượng) để kiểm soát chất lượng công đoạn sản xuất, cho từng lô nguyên liệu, thành phẩm; người thực hiện phải có năng lực, chuyên môn phù hợp về kiểm tra chất lượng; phải có các tiêu chuẩn chất lượng rõ ràng. Các kết quả kiểm tra chất lượng công đoạn phải được ghi chép lưu trữ cho từng lô hàng.

- Đối với kiểm nghiệm định kỳ để kiểm tra xác nhận, thì phải cần phòng thử nghiệm đã được công nhận đạt tiêu chuẩn ISO 17025.

- Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường phòng thử nghiệm, giấy tờ chứng nhận, hồ sơ hiệu chuẩn thiết bị…, hồ sơ năng lực của nhân viên (bằng cấp, chứng chỉ đào tạo).

5. Xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học

a) Kiểm soát chất lượng nước phục vụ sản xuất

Yêu cầu: Nước phục vụ sản xuất phải đạt chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng hoặc phải đạt yêu cầu chất lượng và vi sinh tương ứng với sản phẩm sản xuất. Các chỉ tiêu kỹ thuật cần kiểm soát phải được cụ thể bằng văn bản và được người có thẩm quyền phê duyệt.

Phương pháp đánh giá: Xem xét hồ sơ kiểm định nước định kỳ theo yêu cầu kỹ thuật.

Ghi chú: Người có thẩm quyền là chủ cơ sở hoặc người được chủ cơ sở phân công và chịu trách nhiệm phê duyệt.

b) Kiểm soát nguyên liệu

Yêu cầu:

- Nguyên vật liệu phải được kiểm tra phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng theo từng lô khi nhập. Thực hiện kiểm tra và xác nhận sự phù hợp về xuất xứ, chất lượng như: Hạn sử dụng, giấy tờ xuất xứ, chất lượng (CO, CA), cảm quan về chất lượng hoặc kiểm tra các chỉ tiêu độ ẩm hoặc tạp chất). Nguyên liệu không được chứa chất bị cấm. Các chỉ tiêu kỹ thuật cần kiểm soát phải được cụ thể bằng văn bản và được người có thẩm quyền phê duyệt.

- Nguyên liệu không phù hợp với thông số kỹ thuật phải được kiểm soát tránh sử dụng sai mục đích.

- Nguyên liệu phải sắp xếp cách ly với mặt đất, tường; có nhận diện từng lô đảm bảo có thể truy xuất, dễ dàng cho việc nhập trước xuất trước, nhập sau xuất sau.

Phương pháp đánh giá: Xem xét hồ sơ kiểm tra nhập, xuất nguyên liệu. Quan sát hiện trường sắp xếp, nhận diện nguyên liệu.

c) Kiểm soát bao bì

Yêu cầu: Chất liệu bao bì phù hợp với đặc tính kỹ thuật của sản phẩm, sắp xếp theo từng lô, loại bao bì và nhận diện rõ ràng. Bao bì không thôi nhiễm kim loại nặng hoặc các chất độc hại vào sản phẩm. Các yêu cầu cần kiểm soát phải được cụ thể bằng văn bản và được người có thẩm quyền phê duyệt.

Phương pháp đánh giá: Xem xét hồ sơ kiểm tra nhập bao bì, quan sát hiện trường lưu trữ bao bì.

d) Kiểm soát thành phẩm

Yêu cầu:

- Thành phẩm được kiểm tra xác nhận chất lượng theo thông số kỹ thuật trước khi thông qua, có hồ sơ kiểm tra, được ghi chép và phê duyệt của người có thẩm quyền.

- Thành phẩm được lưu trữ bảo quản trong kho tránh tác động môi trường ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, sắp xếp ngăn cách với sàn, sắp xếp theo từng lô hàng để dễ dàng cho việc truy xuất.

- Thành phẩm phải được kiểm tra trước khi xuất (Hạn sử dụng, cảm quan tình trạng bên ngoài như bục rách, biến dạng, bẩn, ...).

- Thành phẩm sắp xếp cách ly với mặt đất, tường; có nhận diện từng lô đảm bảo có thể truy xuất, dễ dàng cho việc nhập trước xuất trước, nhập sau xuất sau.

- Các yêu cầu cần kiểm soát phải được cụ thể bằng văn bản và được người có thẩm quyền phê duyệt.

Phương pháp đánh giá: Kiểm tra hồ sơ cho các lô thành phẩm đã xuất đi và dữ liệu hàng hóa tồn kho.

đ) Kiểm soát quá trình sản xuất

Yêu cầu:

- Các yêu cầu đầu vào cho hoạt động sản xuất phải đảm bảo bao gồm con người có năng lực, máy móc thiết bị luôn trong trạng thái phù hợp, phương pháp sản xuất hợp lý, nguyên liệu đầu vào đạt yêu cầu.

- Phải có sẵn các tiêu chuẩn kỹ thuật cần đạt được của sản phẩm cụ thể bằng văn bản. Các chỉ tiêu về an toàn theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

- Sẵn có thiết bị đo lường.

- Phải có hồ sơ ghi chép từng công đoạn sản xuất về thời gian, số lượng, loại sản phẩm sản xuất, bao gồm cả việc nhập nguyên liệu cho sản xuất.

- Các yêu cầu cần kiểm soát phải được cụ thể bằng văn bản và được người có thẩm quyền phê duyệt.

Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường, kiểm tra hồ sơ lô, hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng.

e) Kiểm soát tái chế

Yêu cầu: Các sản phẩm, bán thành phẩm tái chế phải được để khu riêng, vẫn còn hạn sử dụng, phải duy trì được sự an toàn, chất lượng, khả năng truy xuất. Phải có quy định tỉ lệ tái chế và có hồ sơ ghi nhận tỉ lệ hàng tái chế trong hồ sơ sản xuất cho lô sản phẩm. Các yêu cầu cần kiểm soát phải được cụ thể bằng văn bản và được người có thẩm quyền phê duyệt.

Phương pháp đánh giá: Xem xét các hồ sơ ghi nhận liên quan đến hàng lỗi, cách thức xử lý hàng lỗi trong việc đem tái chế cho từng lô hàng. Quan sát hiện trường khu vực quy định để hàng tái chế.

g) Lưu mẫu thành phẩm

Yêu cầu: Mỗi lô hàng cần lưu một lượng mẫu đủ để phân tích theo tiêu chuẩn kỹ thuật công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và được đóng gói tình trạng giống với sản phẩm lưu hành trên thị trường. Dán tem nhãn ghi rõ tên sản phẩm, lô (hoặc ngày sản xuất), hạn sử dụng. Các sản phẩm lưu cần nhận diện rõ ràng, dễ tìm dễ kiểm tra. Các yêu cầu cần kiểm soát phải được cụ thể bằng văn bản và được người có thẩm quyền phê duyệt.

Phương pháp đánh giá: Quan sát khu sắp xếp lưu mẫu, tem nhãn nhận diện. Xem xét hồ sơ ghi chép về ngày lưu mẫu, thời gian hủy mẫu, đánh giá tình trạng trong suốt thời gian lưu.

h) Kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh thiết bị

Yêu cầu: Lập kế hoạch hiệu chuẩn, hiệu chỉnh định kỳ, nhận diện trạng thái cho các thiết bị đo lường (Tem nhãn hiệu chuẩn, thiết bị hỏng). Các yêu cầu cần kiểm soát phải được cụ thể bằng văn bản và được người có thẩm quyền phê duyệt.

Phương pháp đánh giá: Quan sát tem nhãn hiệu chuẩn được gắn lên thiết bị hoặc hồ sơ hiệu chuẩn đi kèm với thiết bị. Nếu thiết bị đo lường tự hiệu chuẩn nội bộ thì kiểm tra bộ chuẩn có được kiểm định hay không.

i) Kiểm soát động vật gây hại

Yêu cầu: Nhà xưởng được lắp mành, lưới, bẫy chuột, đèn diệt côn trùng để đảm bảo không xuất hiện côn trùng, động vật gây hại trong nhà xưởng. Các yêu cầu cần kiểm soát phải được cụ thể bằng văn bản và được người có thẩm quyền phê duyệt.

Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường về sự hiện diện có hay không côn trùng, động vật gây hại trong nhà xưởng, kho (có thể quan sát gián tiếp qua việc xuất hiện phân gián, phân chuột…)

k) Vệ sinh nhà xưởng

Yêu cầu: Quy định các phương pháp vệ sinh, tần suất, hóa chất vệ sinh (nếu có) cho từng khu vực, bề mặt tiếp xúc sản phẩm. Các yêu cầu cần kiểm soát phải được cụ thể bằng văn bản và được người có thẩm quyền phê duyệt.

Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường về tình trạng vệ sinh, xem xét tài liệu quy định vệ sinh (tần suất, phương pháp). Xem xét hồ sơ kiểm tra vệ sinh định kỳ.

l) Thu gom và xử lý chất thải

Yêu cầu: Có quy định khu vực thu gom rác; quy định tần suất di chuyển rác ra khỏi khu vực sản xuất, kho (tối thiểu theo ngày) về khu tập kết. Thuê cơ sở xử lý chất thải có năng lực theo yêu cầu của pháp luật. Các yêu cầu cần kiểm soát phải được cụ thể bằng văn bản và được người có thẩm quyền phê duyệt.

Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường về bố trí chỗ để rác, phân loại rác, xác nhận thực tế về tần suất di chuyển rác khỏi nhà xưởng. Xem xét các hồ sơ về xử lý rác thải như hợp đồng với nhà xử lý rác, hồ sơ năng lực nhà xử lý rác, biên bản giao nhận rác, …

6. Nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, sinh học, hóa học hoặc công nghệ thực phẩm

Yêu cầu: Có bằng cấp liên quan đến nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, sinh học, hóa học hoặc công nghệ thực phẩm, hoặc được đào tạo các khóa học liên quan đến vấn đề trên. Có hợp đồng lao động với nhân viên kỹ thuật.

Phương pháp đánh giá: Xem xét hợp đồng lao động, hồ sơ bằng cấp, chứng chỉ liên quan, phỏng vấn về sự am hiểu hoạt động kiểm soát cho sản phẩm.

II. KIỂM TRA DUY TRÌ ĐIỀU KIỆN, NGOÀI CÁC CHỈ TIÊU TẠI MỤC I, PHẢI ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU SAU

7. Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học trong quá trình sản xuất theo các nội dung tại Mục 5, I; ghi chép, lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất phục vụ truy xuất nguồn gốc

Yêu cầu: Các quy trình, quy định nêu tại Mục 5, I phải được áp dụng và ghi chép lưu giữ đầy đủ trong quá trình sản xuất phục vụ truy xuất nguồn gốc.

Phương pháp đánh giá: Thực hiện theo hướng dẫn tương ứng tại Mục 5, I.

8. Thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng; công bố hợp quy theo quy định

Yêu cầu: Có đầy đủ hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp quy cho từng sản phẩm.

Phương pháp đánh giá: Kiểm tra các sản phẩm đã sản xuất, lưu thông; kiểm tra hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp quy cho từng loại sản phẩm; đánh giá sự phù hợp của hồ sơ lưu trữ, cập nhật và sản phẩm thực tế.

9. Thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về ghi nhãn            hàng hóa

Yêu cầu: Thông tin ghi trên nhãn sản phẩm phải đúng quy định hiện hành về nhãn hàng hóa.

Phương pháp đánh giá: Kiểm tra nhãn sản phẩm đã sản xuất, lưu thông; đối chiếu quy định về nhãn hàng hóa và tiêu chuẩn công bố áp dụng để đánh giá sự phù hợp của việc ghi nhãn.

10. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm do mình sản xuất; xử lý, thu hồi hoặc tiêu hủy sản phẩm không bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật; bồi thường thiệt hại gây ra cho người mua, người nuôi trồng thủy sản

Yêu cầu: Các vi phạm về chất lượng phải được xử lý, thu hồi, khắc phục hậu quả và tuân thủ đầy đủ theo quy định.

Phương pháp đánh giá: Kiểm tra hồ sơ, quyết định xử lý vi phạm hành chính; đối chiếu với các hồ sơ, hiện trạng khắc phục của cơ sở.

11. Gửi thông tin sản phẩm đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định trước khi lưu thông sản phẩm trên thị trường

Yêu cầu: Các sản phẩm trước khi lưu thông trên thị trường phải được gửi thông tin về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Tổng cục Thủy sản) theo quy định.

Phương pháp đánh giá: Kiểm tra thông tin sản phẩm đã gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đối chiếu các hồ sơ sản phẩm và sản phẩm thực tế đang sản xuất, lưu thông để đánh giá.

12. Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật

Yêu cầu: Cơ sở được thanh tra, kiểm tra phải phối hợp và chấp hành đúng          quy định.

Phương pháp đánh giá: Đánh giá thông qua việc chấp hành các quy định của pháp luật và phối hợp với cơ quan nhà nước trong thanh tra, kiểm tra.

Mẫu số 14.NT

CƠ QUAN CẤP TRÊN
CƠ QUAN CẤP GIẤY

________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________________________

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT
Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

Số: TSAABBBB(2)

___________

Tên cơ sở: ..............................................................................................................

Địa chỉ trụ sở:...........................................................................................................

Số điện thoại: …………………………… Số Fax:.........................................................

Địa chỉ sản xuất:.......................................................................................................

Số điện thoại: …………………………… Số Fax:.........................................................

 

Được chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản,

sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đối với (1):

................................................................................................................................

Hiệu lực Giấy chứng nhận đủ điều kiện: Không thời hạn

 

……., ngày …. tháng …. năm....
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Ghi rõ điều kiện sản xuất theo từng nhóm sản phẩm:

Thức ăn thủy sản

- Thức ăn hỗn hợp

- Thức ăn bổ sung (ghi cụ thể dạng sản phẩm)

- Nguyên liệu (ghi cụ thể nhóm, loại nguyên liệu)

- Sản phẩm khác: Atermia,…

Sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

- Chế phẩm sinh học (ghi cụ thể dạng sản phẩm)

- Hóa chất xử lý môi trường (ghi cụ thể dạng sản phẩm)

- Hỗn hợp khoáng, vitamin, …(ghi cụ thể dạng sản phẩm)

- Nguyên liệu (ghi cụ thể nhóm, loại nguyên liệu).

(2) Quy định cấp số Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản:

- Mỗi số chỉ cấp duy nhất cho một cơ sở và cấp liên tiếp, lần lượt.

- Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất được thu hồi, số Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất không sử dụng để cấp cho cơ sở khác. Chỉ cấp lại cho cơ sở trước đó đã được cấp khi đủ điều kiện.

- Số Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất có cấu trúc như sau: TSAABBBB

+ “TS” thể hiện nhóm sản phẩm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.

+ “AA” gồm 2 chữ số la tinh thể hiện mã của cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, cụ thể như sau:

++ Tổng cục Thủy sản có mã số 00

++ Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có mã như sau:

STT

Tên đơn vị hành chính

Mã số

STT

Tên đơn vị hành chính

Mã số

1

Thành phố Hà Nội

01

33

Tỉnh Quảng Nam

49

2

Tỉnh Hà Giang

02

34

Tỉnh Quảng Ngãi

51

3

Tỉnh Cao Bằng

04

35

Tỉnh Bình Định

52

4

Tỉnh Bắc Kạn

06

36

Tỉnh Phú Yên

54

5

Tỉnh Tuyên Quang

08

37

Tỉnh Khánh Hoà

56

6

Tỉnh Lào Cai

10

38

Tỉnh Ninh Thuận

58

7

Tỉnh Điện Biên

11

39

Tỉnh Bình Thuận

60

8

Tỉnh Lai Châu

12

40

Tỉnh Kon Tum

62

9

Tỉnh Sơn La

14

41

Tỉnh Gia Lai

64

10

Tỉnh Yên Bái

15

42

Tỉnh Đắk Lắk

66

11

Tỉnh Hoà Bình

17

43

Tỉnh Đắk Nông

67

12

Tỉnh Thái Nguyên

19

44

Tỉnh Lâm Đồng

68

13

Tỉnh Lạng Sơn

20

45

Tỉnh Bình Phước

70

14

Tỉnh Quảng Ninh

22

46

Tỉnh Tây Ninh

72

15

Tỉnh Bắc Giang

24

47

Tỉnh Bình Dương

74

16

Tỉnh Phú Thọ

25

48

Tỉnh Đồng Nai

75

17

Tỉnh Vĩnh Phúc

26

49

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

77

18

Tỉnh Bắc Ninh

27

50

TP. Hồ Chí Minh

79

19

Tỉnh Hải Dương

30

51

Tỉnh Long An

80

20

Thành phố Hải Phòng

31

52

Tỉnh Tiền Giang

82

21

Tỉnh Hung Yên

33

53

Tỉnh Bến Tre

83

22

Tỉnh Thái Bình

34

54

Tỉnh Trà Vinh

84

23

Tỉnh Hà Nam

35

55

Tỉnh Vĩnh Long

86

24

Tỉnh Nam Định

36

56

Tỉnh Đồng Tháp

87

25

Tỉnh Ninh Bình

37

57

Tỉnh An Giang

89

26

Tỉnh Thanh Hoá

38

58

Tỉnh Kiên Giang

91

27

Tỉnh Nghệ An

40

59

Thành phố cần Thơ

92

28

Tỉnh Hà Tĩnh

42

60

Tỉnh Hậu Giang

93

29

Tỉnh Quảng Bình

44

61

Tỉnh Sóc Trăng

94

30

Tỉnh Quảng Trị

45

62

Tỉnh Bạc Liêu

95

31

Tỉnh Thừa Thiên Huế

46

63

Tỉnh Cà Mau

96

32

Thành phố Đà Nẵng

48

 

 

 

+ “BBBB” gồm 4 chữ số từ 0001 đến 9999, là số thứ tự cơ sở được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất.

4. Tên thủ tục: Cấp giấy phép nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản (để trưng bày tại hội chợ, triển lãm, nghiên cứu khoa học)

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản;

b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Tổng cục Thủy sản kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Tổng cục Thủy sản xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Tổng cục Thủy sản thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung;

d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản cấp giấy phép nhập khẩu theo Mẫu số 16.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp phép phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do;

đ) Tổng cục Thủy sản có văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thực hiện giám sát việc tham gia hội chợ, triển lãm, nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân đăng ký nhập khẩu.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có).

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đăng ký nhập khẩu theo Mẫu số 15.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Giấy xác nhận về việc tổ chức hoặc tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam (đối với trường hợp nhập khẩu để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm);

c) Đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật về khoa học công nghệ (đối với trường hợp nhập khẩu để nghiên cứu).

1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Tổng cục Thủy sản.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản (để trưng bày tại hội chợ, triển lãm, nghiên cứu khoa học).

1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Chưa có văn bản quy định.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đăng ký nhập khẩu theo Mẫu số 15.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

 

Mẫu số 15.NT

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
______

 

Số: ………………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________________________

……….., ngày …… tháng …… năm ……..

ĐƠN ĐĂNG KÝ NHẬP KHẨU

Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

để trưng bày tại hội chợ, triển lãm/để nghiên cứu*

__________

Kính gửi: …………………………………

Tên cơ sở: ..................................................................................................................

Địa chỉ:........................................................................................................................

Số điện thoại:.......................... Số fax: ........................ Email: ....................................

1. Đề nghị nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản sau đây để giới thiệu hội chợ, triển lãm (hoặc nghiên cứu) (*):

TT

Tên sản phẩm

Khối lượng

Bản chất, công dụng

Dạng, màu

Quy cách bao gói

Hãng, nước sản xuất

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

2. Thời gian nhập: ........................................................................................................

3. Cửa khẩu nhập: .......................................................................................................

4. Thời gian, địa điểm trưng bày tại hội chợ, triển lãm (hoặc nghiên cứu)(*):.....................

5. Phương án xử lý mẫu sau hội chợ, triển lãm (hoặc nghiên cứu)(*):...............................

Chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.

  

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)

(*): Ghi rõ một mục đích đăng ký (trưng bày tại hội chợ, triển lãm hoặc nghiên cứu)

Mẫu số 16.NT

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TỔNG CỤC  THỦY SẢN

________

Số:……/GPNK-TCTS…..

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________________________

Hà Nội, ngày…..tháng ….năm 20…             

GIẤY  PHÉP NHẬP KHẨU

Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

__________

Căn cứ Quyết định ……. của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số ……../2019/NĐ-CP ngày ... tháng … năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;

Căn cứ đơn đề nghị nhập khẩu số ........ ngày ...... tháng ..... năm 20 ...  của (tên cơ sở đề nghị) ............................................................................................................................. .....và hồ sơ đăng ký nhập khẩu;

Xét đề nghị của ......................................................................................................... ......,

1. Tổng cục Thủy sản đồng ý cấp phép nhập khẩu cho …............................ (Tên cơ sở, địa chỉ của cơ sở)…. được phép nhập khẩu …. (số lượng) ….. sản phẩm để… (ghi rõ mục đích nhập khẩu theo đề nghị của cơ sở), cụ thể:

STT

Tên sản phẩm

Khối lượng/thể tích

Bản chất, công dụng

Dạng, màu

Quy cách bao gói

Hãng, nước sản xuất

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Thời gian nhập: ............................................................................................................

3. Cửa khẩu nhập: ............................................................................................................

4. Giấy phép này có giá trị đến hết ngày:............................................................................

Cơ sở phải thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành.

Nơi nhận:

- Tên cơ sở đăng ký nhập khẩu;

- Tên cơ quan Hải quan nơi đăng ký;

- Lưu: VT, .....(...bản).

TỔNG CỤC TRƯỞNG

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

5. Tên thủ tục: Công nhận kết quả khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản;

b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Tổng cục Thủy sản kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Tổng cục Thủy sản xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Tổng cục Thủy sản thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung;

d) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ Tổng cục Thủy sản tổ chức thẩm định hồ sơ đăng ký khảo nghiệm. Nếu hồ sơ đạt yêu cầu Tổng cục Thủy sản kiểm tra điều kiện cơ sở khảo nghiệm theo Mẫu số 20.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, cơ sở thực hiện khắc phục; sau khi khắc phục cơ sở có văn bản thông báo đến Tổng cục Thủy sản để tổ chức kiểm tra các nội dung đã khắc phục. Trường hợp hồ sơ và điều kiện cơ sở khảo nghiệm đạt yêu cầu, Tổng cục Thủy sản phê duyệt đề cương khảo nghiệm và ban hành quyết định khảo nghiệm theo Mẫu số 21.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP, đồng thời thực hiện cấp phép nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản cho tổ chức, cá nhân để khảo nghiệm (nếu là sản phẩm nhập khẩu). Trường hợp không đạt yêu cầu phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

đ) Kiểm tra hoạt động khảo nghiệm: Tổng cục Thủy sản tổ chức kiểm tra thực tế tại nơi thực hiện khảo nghiệm ít nhất 01 lần trong quá trình khảo nghiệm.

e) Giám sát hoạt động khảo nghim: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thực hiện giám sát hoạt động khảo nghiệm trên địa bàn. Nội dung giám sát theo đề cương đã được phê duyệt.

g) Công nhận kết quả khảo nghiệm:

- Sau khi kết thúc khảo nghiệm, cơ sở có thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản khảo nghiệm báo cáo kết quả khảo nghiệm về Tổng cục Thủy sản. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả khảo nghiệm, Tổng cục Thủy sản tổ chức đánh giá kết quả khảo nghiệm và ban hành quyết định công nhận kết quả khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 22.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp không công nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

- Sau khi công nhận kết quả khảo nghiệm, Tổng cục Thủy sản trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung vào Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có).

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đăng ký theo Mẫu số 17.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Đề cương khảo nghiệm theo Mẫu số 18.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

c) Bản thuyết minh điều kiện của cơ sở thực hiện khảo nghiệm theo Mẫu số 19.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày tổ chức thẩm định và trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả khảo nghiệm, Tổng cục Thủy sản tổ chức đánh giá kết quả khảo nghiệm và ban hành quyết định công nhận kết quả khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Tổng cục Thủy sản.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận kết quả khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Chưa có văn bản quy định.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

a) Đơn đăng ký theo Mẫu số 17.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Đề cương khảo nghiệm theo Mẫu số 18.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

c) Bản thuyết minh điều kiện của cơ sở thực hiện khảo nghiệm theo Mẫu số 19.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

 

Mẫu số 17.NT

TÊN CƠ SỞ

________

 

Số: ……….

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_____________________________________

ĐƠN ĐĂNG KÝ KHẢO NGHIỆM

Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản

__________

Kính gửi: Tổng cục Thủy sản.

 

1. Tên cơ sở đăng ký khảo nghiệm:

Địa chỉ:.............................................................................................................................

Số điện thoại:.......................... Số fax:........................ Email:............................................

2. Tên cơ sở thực hiện khảo nghiệm:

Địa chỉ:.............................................................................................................................

Số điện thoại:.......................... Số fax: ....................... Email:............................................

 

Đề nghị được khảo nghiệm thức ăn thủy sản,

sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản sau:

Tên sản phẩm:..................................................................................................................

Thành phần:......................................................................................................................

Công dụng:.......................................................................................................................

Nhà sản xuất:....................................................................................................................

3. Các hồ sơ và tài liệu kèm theo giấy này, gồm:

........................................................................................................................................                       ........................................................

Chúng tôi cam kết chấp hành đúng các quy định của pháp luật về khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản.

 

…, ngày ... tháng ... năm 20....

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐĂNG KÝ

(Ký tên và đóng dấu)

 

Mẫu số 18.NT

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

______________________________________

ĐỀ CƯƠNG KHẢO NGHIỆM

Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản

_________

 

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên cơ sở đăng ký khảo nghiệm:

Địa chỉ:.............................................................................................................................

Số điện thoại:.......................... Số fax:........................ Email:............................................

2. Tên cơ sở thực hiện khảo nghiệm:

Địa chỉ:.............................................................................................................................

Số điện thoại:.......................... Số fax: ....................... Email:............................................

3. Sản phẩm yêu cầu khảo nghiệm

a) Tên sản phẩm, thành phần, công dụng, hạn sử dụng, cảnh báo (nếu có):

........................................................................................................................................

b) Nhà sản xuất:................................................................................................................

c) Các tài liệu khác liên quan đến sản phẩm:.......................................................................

4. Cơ sở khoa học và hiện trạng ứng dụng sản phẩm trong nước và trên thế giới

(Mô tả thông tin khoa học của sản phẩm, thành phần của sản phẩm và hiện trạng, hiệu quả sử dụng trong nước và trên thế giới)

II. NỘI DUNG KHẢO NGHIỆM

1. Nội dung

a) Xác định thành phần công bố của sản phẩm

b) Đánh giá độ an toàn của sản phẩm

c) Đánh giá tác dụng/công dụng/đặc tính của sản phẩm.

d) Xác định tồn dư trong môi trường và dư lượng trong thủy sản nuôi.

2. Phương pháp nghiên cứu và cách bố trí thí nghiệm

a) Phương pháp nghiên cứu

b) Bố trí thí nghiệm.

3. Biện pháp kiểm soát an toàn sinh học, bảo vệ môi trường trong quá trình khảo nghiệm

4. Kế hoạch triển khai

5. Dự kiến kết quả đạt được

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ

CÓ SẢN PHẨM KHẢO NGHIỆM

(Ký tên và đóng dấu)

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ

KHẢO NGHIỆM

(Ký tên và đóng dấu)

Mẫu số 19.NT

 

BẢN THUYẾT MINH ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ KHẢO NGHIỆM

Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản

_______

1. Thông tin cơ sở: .....................................................................................................

Tên cơ sở: ..................................................................................................................

Địa chỉ trụ sở:...............................................................................................................

Địa điểm khảo nghiệm: ................................................................................................

Số điện thoại:.......................... Số fax:................................. Email: .............................

2. Điều kiện cơ sở phục vụ khảo nghiệm

a) Đối với hệ thống nuôi thủy sản tập trung trong ao, đầm

b) Đối với hệ thống nuôi thủy sản tập trung trong lồng bè

c) Đối với hệ thống sản xuất giống thủy sản

3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ khảo nghiệm

a) Thiết bị, dụng cụ thu mẫu, bảo quản mẫu

b) Thiết bị, dụng cụ phân tích các yếu tố môi trường, dư lượng

c) Thiết bị, dụng cụ xác định các chỉ tiêu sinh trưởng động vật thủy sản

d) Các thiết bị khác theo yêu cầu của đề cương khảo nghiệm

4. Người phụ trách kỹ thuật, nhận lực thực hiện khảo nghiệm

5. Các điều kiện khác có liên quan

6. Các công trình, kết quả nghiên cứu khác có liên quan    

 

…, ngày ... tháng ... năm 20....

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ KHẢO NGHIỆM

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 20.NT

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TỔNG CỤC  THỦY SẢN
_______

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_____________________________________

BIÊN BẢN

Kiểm tra điều kiện cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản,

sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

__________

Số:............../BB-ĐKKN

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Căn cứ kiểm tra, ngày kiểm tra: ...................................................................................

2. Tên cơ sở kiểm tra: .....................................................................................................

-  Địa chỉ: .........................................................................................................................

-  Điện thoại:..................... Fax: ........................... Email: ..................................................

- Tên và số giấy đăng ký kinh doanh/giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập:

........................................................................................................................................

Tên cơ quan cấp:........................................... Ngày cấp: ..................................................

- Người đại diện của cơ sở: Chức vụ: ............................

3. Địa điểm kiểm tra:

-  Địa chỉ: .........................................................................................................................

-  Điện thoại:..................... Fax: ........................... Email: ..................................................

4. Thành phần Đoàn kiểm tra:

- Ông/bà:................................................... Chức vụ: ........................................................

- Ông/bà: .................................................. Chức vụ: ........................................................

- Ông/bà:................................................... Chức vụ: ........................................................

5. Sản phẩm thực hiện khảo nghiệm: ..............................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

II. NỘI DUNG KIỂM TRA:

STT

Nội dung kiểm tra

Kết quả

kiểm tra

Diễn giải kết quả kiểm tra; hành động khắc phục các lỗi

Đạt

Không đạt

1

Hồ sơ pháp lý, nhân sự

 

 

 

2

Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật

 

 

 

3

Điều kiện an toàn sinh học, bảo vệ môi trường

 

 

 

4

Điều kiện khác theo yêu cầu nêu trong đề cương khảo nghiệm

 

 

 

Tổng số

 

 

 

Số chỉ tiêu đánh giá thực tế

 

 

 

Số chỉ tiêu không đạt

 

 

 

III. Ý KIẾN CỦA ĐOÀN KIỂM TRA:

........................................................................................................ ................................

........................................................................................................... .............................

............................................................................................................ ............................

IV. Ý KIẾN CỦA ĐẠI DIỆN CƠ SỞ:................................................................................. ...

................................................................................................................. .......................

......................................................................................................................... ...............

....................................................................................................................... .................

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐƯỢC KIỂM TRA

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TRA                     (Ký, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 21.NT

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TỔNG CỤC  THỦY SẢN

_________

Số:       /QĐ-TCTS-.....

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________________________

 

Hà Nội, ngày ... tháng … năm …

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt đề cương khảo nghiệm thức ăn,

sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

____________

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC  THỦY SẢN

Căn cứ Quyết định ……. của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số ……../2019/NĐ-CP ngày ..tháng…năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;

Theo đề nghị của .....,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đề cương khảo nghiệm thức ăn thủy sản/sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, cụ thể: sản phẩm …….. của Công ty ……. đăng ký (Đề cương khảo nghiệm kèm theo).

Điều 2. Cơ sở khảo nghiệm............và Công ty ..... thực hiện khảo nghiệm theo đề cương đã được Tổng cục Thủy sản phê duyệt.

Điều 3. Ủy quyền ... (tên cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh) ...... thực hiện giám sát việc thực hiện theo đề cương khảo nghiệm đã được phê duyệt. Báo cáo kết quả giám sát khảo nghiệm, sau 05 ngày làm việc khi kết thúc quá trình khảo nghiệm.

Điều 4. Công ty ... được phép sản xuất, nhập khẩu đủ số lượng sản phẩm theo đề cương khảo nghiệm đã được phê duyệt, cụ thể: .....tấn (lít)

Điều 5. Chánh Văn phòng Tổng cục, ......., ....., các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

- Như Điều 5;

-.........

- Lưu: VT,....

TỔNG CỤC TRƯỞNG

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 
 

Mẫu số 22.NT

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TỔNG CỤC  THỦY SẢN

_______

Số:       /QĐ-TCTS-......

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________________________

Hà Nội, ngày ... tháng …. năm ….

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc công nhận thức ăn thủy sản/sản phẩm xử lý môi trường

nuôi trồng thủy sản đã khảo nghiệm

___________

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC  THỦY SẢN

Căn cứ Quyết định ……. của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số ……../2019/NĐ-CP ngày ..tháng…năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;

Theo đề nghị của ......,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công nhận sản phẩm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản có tên tại danh sách kèm theo là thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đã khảo nghiệm và được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Tổng cục, ........, ....., các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- Lưu: VT,.....

TỔNG CỤC TRƯỞNG

 

6. Tên thủ tục: Cấp, cấp lại giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam (đối với khu vực biển ngoài 06 hải lý, khu vực biển giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khu vực biển nằm đồng thời trong và ngoài 06 hải lý)

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản;

b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Tổng cục Thủy sản kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Tổng cục Thủy sản xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Tổng cục Thủy sản thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung;

d) Trình tự cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển: Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ, xin ý kiến cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường, đơn vị có liên quan và xem xét cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển theo Mẫu số 31.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP nếu đáp ứng các quy định. Trường hợp không cấp phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

đ) Trình tự cấp lại Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển trong trường hợp Giấy phép bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi, bổ sung thông tin:

- Tổ chức, cá nhân gửi đề nghị cấp lại Giấy phép theo Mẫu số 29.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này;

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận được đề nghị cấp lại Giấy phép, cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp lại Giấy phép. Trường hợp không cấp lại phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có).

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đăng ký theo Mẫu số 29. NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Bản thuyết minh dự án nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 30. NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

c) Báo cáo đánh giá tác động môi trường nuôi trồng thủy sản hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền thẩm định theo quy định;

d) Sơ đồ khu vực biển kèm theo tọa độ các điểm góc của khu vực biển đề nghị giao.

1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết: 45 ngày đối với trường hợp cấp mới; 15 ngày đối với trường hợp cấp lại.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Tổng cục Thủy sản.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Chưa có văn bản quy định.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

a) Đơn đăng ký theo Mẫu số 29. NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Bản thuyết minh dự án nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 30. NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

 

Mẫu số 29.NT

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________________________

……., ngày…… tháng….. năm……

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI
GIẤY PHÉP NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN BIỂN

__________

Kính gửi: (Tên cơ quan cấp phép).

1. Tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép: ….............................................................. …….

Đại diện (nếu là tổ chức): ....................................................................................... ……….

2. Số chứng minh thư nhân dân: ………; Cấp ngày: ……; Nơi cấp: ………...........................

3. Địa chỉ thường trú/trụ sở công ty (nếu là tổ chức): ……………………...............................

4. Điện thoại………............................. ……..; Số Fax………………..; Email…………………...

5. Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập (nếu có): .........................................

6. Địa chỉ khu vực biển để nuôi trồng thủy sản: ……………………........................................

7. Đối tượng thủy sản nuôi trồng: ……………………………................................... …………..

8. Diện tích mặt nước xin được giao để nuôi trồng thủy sản: ..….... (ha/m2);

9. Dự kiến sản lượng nuôi (tấn/vụ): …; Tổng sản lượng (tấn/năm): ….………

10. Thông tin khác: …..…………………………………………………...……

Đề nghị …………… (tên cơ quan cấp phép) ……… cấp/cấp lại Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức/cá nhân ………..................................................................................................... ………….

Lý do cấp lại (áp dụng đối với trường hợp xin cấp lại):.......................................................

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu nếu có)

 

Mẫu số 30.NT

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________________

 

ĐỀ CƯƠNG THUYẾT MINH DỰ ÁN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

__________

 

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

1. Giới thiệu về chủ đầu tư

2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án

3. Cơ sở pháp lý

CHƯƠNG II: CĂN CỨ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ DỰ ÁN

1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án

2. Khả năng tiêu thụ sản phẩm đầu ra của dự án

3. Kết luận về sự cần thiết đầu tư

CHƯƠNG III: ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ DỰ ÁN

1. Vị trí địa lý (địa điểm, các nguyên tắc lựa chọn địa điểm,...)

2. Địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, môi trường

3. Hiện trạng nơi sản xuất

4. Nhận xét chung

CHƯƠNG IV: QUY MÔ DỰ ÁN – TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

1. Quy mô đầu tư dự án

2. Hạng mục công trình – thiết bị

3. Thời gian thực hiện dự án                                                          

CHƯƠNG V: GIỚI THIỆU QUY TRÌNH SẢN XUẤT

CHƯƠNG VI: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN

1. Nội dung tổng mức đầu tư

2. Vốn cố định

3. Vốn lưu động

4. Nguồn vốn đầu tư dự án (phân bổ, phương án hoàn vốn và chi phí lãi vay,...)

CHƯƠNG VII: HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán

2. Tính toán chi phí của dự án

3. Doanh thu từ dự án

4. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án

5. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường

CHƯƠNG VIII: KẾT LUẬN

 

............., ngày.........tháng....... năm......

CHỦ DỰ ÁN

 

Mẫu số 31.NT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
____________________________________

GIẤY PHÉP
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN BIỂN

…………(tên Cơ quan cấp phép)………

 

1. Tên tổ chức/cá nhân nuôi trồng thủy sản: ……….………………………………

2. Mã số cơ sở (nếu có): ……………………………………………………………

3. Địa chỉ/vị trí khu vực biển để nuôi trồng thủy sản: ……………………………..

4. Địa chỉ thường trú/trụ sở công ty (nếu là tổ chức): ............................................... …….....

5. Điện thoại người đại diện: ……………………; số Fax: ………….….………..

6. Đối tượng nuôi trồng: ………………………..…………...…………………….

7. Diện tích mặt nước xin được giao để nuôi trồng thủy sản: ……............ (ha/m2);

8. Dự kiến sản lượng nuôi (tấn/vụ): ......; tổng sản lượng (tấn/năm): ..……..……

9. Thông tin khác: ………..……………………………………………………….

Tổ chức/cá nhân ………………………………….…… được phép nuôi trồng thủy sản, tuân thủ các quy định của pháp luật về nuôi trồng thủy sản và các quy định của pháp luật có liên quan.

 

 

Số cấp: AA/20…/BB/GP-NTTS

Giấy phép có hiệu lực kể từ ngày ký đến ngày …... tháng …... năm …….

(*) và thay thế Giấy phép số: ……………. cấp ngày …. tháng ….. năm ….

 

……., ngày …… tháng …… năm ….
(Thủ trưởng đơn vị ký tên, đóng dấu)

 

 

AA: Số thứ tự của Giấy phép

BB: Mã số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và được quy định tại Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam.

(*): Ghi trong trường hợp Giấy phép được cấp lại.

7. Tên thủ tục: Cấp, cấp lại giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản;

b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Tổng cục Thủy sản kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Tổng cục Thủy sản xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Tổng cục Thủy sản thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung;

d) Trình tự cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển: Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Tổng cục Thủy sản tổ chức thẩm tra hồ sơ; tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin ý kiến của địa phương nơi có khu vực biển, Hội Nghề cá Việt Nam, Hiệp hội nuôi biển, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giao thông vận tải. Trường hợp cần thiết, Tổng cục Thủy sản tổ chức kiểm tra, khảo sát thực tế tại địa điểm tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nuôi trồng thủy sản;

Sau khi tổng hợp, tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan: Trường hợp tất cả ý kiến đồng ý, trong thời hạn 05 ngày làm việc Tổng cục Thủy sản tham mưu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển theo Mẫu số 31.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp có ít nhất 01 ý kiến không đồng ý về việc cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; trong thời hạn 07 ngày làm việc sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục Thủy sản tham mưu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển theo Mẫu số 31.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp phép Tổng cục Thủy sản trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

đ) Trình tự cấp lại Giấy phép trong trường hợp giấy phép bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi, bổ sung thông tin:

- Tổ chức, cá nhân gửi Đơn đề nghị cấp lại giấy phép theo Mẫu số 29.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP đến Tổng cục Thủy sản;

- Trong thời hạn 20 ngày kể từ khi nhận được văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép, Tổng cục Thủy sản xem xét, tham mưu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp lại Giấy phép cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp lại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có).

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đăng ký theo Mẫu số 29. NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Bản thuyết minh dự án nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 30. NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

c) Báo cáo đánh giá tác động môi trường nuôi trồng thủy sản hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền thẩm định theo quy định;

d) Sơ đồ khu vực biển kèm theo tọa độ các điểm góc của khu vực biển đề nghị giao.

đ) Trường hợp cấp lại: Đơn đăng ký theo Mẫu số 29. NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết: 95 ngày đối với trường hợp cấp mới (chưa bao gồm thời gian xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ - nếu có); 20 ngày đối với trường hợp cấp lại.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Tổng cục Thủy sản tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Chưa có văn bản quy định.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

a) Đơn đăng ký theo Mẫu số 29. NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Bản thuyết minh dự án nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 30. NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

 

Mẫu số 29.NT

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________________________

……., ngày…… tháng….. năm……

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI
GIẤY PHÉP NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN BIỂN

__________

Kính gửi: (Tên cơ quan cấp phép).

1. Tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép: ….............................................................. …….

Đại diện (nếu là tổ chức): ....................................................................................... ……….

2. Số chứng minh thư nhân dân: ………; Cấp ngày: ……; Nơi cấp: ………...........................

3. Địa chỉ thường trú/trụ sở công ty (nếu là tổ chức): ……………………...............................

4. Điện thoại………............................. ……..; Số Fax………………..; Email…………………...

5. Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập (nếu có): .........................................

6. Địa chỉ khu vực biển để nuôi trồng thủy sản: ……………………........................................

7. Đối tượng thủy sản nuôi trồng: ……………………………................................... …………..

8. Diện tích mặt nước xin được giao để nuôi trồng thủy sản: ..….... (ha/m2);

9. Dự kiến sản lượng nuôi (tấn/vụ): …; Tổng sản lượng (tấn/năm): ….………

10. Thông tin khác: …..…………………………………………………...……

Đề nghị …………… (tên cơ quan cấp phép) ……… cấp/cấp lại Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức/cá nhân ………..................................................................................................... ………….

Lý do cấp lại (áp dụng đối với trường hợp xin cấp lại):.......................................................

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu nếu có)

 

Mẫu số 30.NT

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
___________
_____________________________

 

ĐỀ CƯƠNG THUYẾT MINH DỰ ÁN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

__________

 

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

1. Giới thiệu về chủ đầu tư

2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án

3. Cơ sở pháp lý

CHƯƠNG II: CĂN CỨ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ DỰ ÁN

1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án

2. Khả năng tiêu thụ sản phẩm đầu ra của dự án

3. Kết luận về sự cần thiết đầu tư

CHƯƠNG III: ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ DỰ ÁN

1. Vị trí địa lý (địa điểm, các nguyên tắc lựa chọn địa điểm,...)

2. Địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, môi trường

3. Hiện trạng nơi sản xuất

4. Nhận xét chung

CHƯƠNG IV: QUY MÔ DỰ ÁN – TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

1. Quy mô đầu tư dự án

2. Hạng mục công trình – thiết bị

3. Thời gian thực hiện dự án                                                          

CHƯƠNG V: GIỚI THIỆU QUY TRÌNH SẢN XUẤT

CHƯƠNG VI: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN

1. Nội dung tổng mức đầu tư

2. Vốn cố định

3. Vốn lưu động

4. Nguồn vốn đầu tư dự án (phân bổ, phương án hoàn vốn và chi phí lãi vay,...)

CHƯƠNG VII: HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán

2. Tính toán chi phí của dự án

3. Doanh thu từ dự án

4. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án

5. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường

CHƯƠNG VIII: KẾT LUẬN

 

............., ngày.........tháng....... năm......

CHỦ DỰ ÁN

 

Mẫu số 31.NT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
____________________________________

GIẤY PHÉP
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN BIỂN

…………(tên Cơ quan cấp phép)………

 

1. Tên tổ chức/cá nhân nuôi trồng thủy sản: ……….………………………………

2. Mã số cơ sở (nếu có): ……………………………………………………………

3. Địa chỉ/vị trí khu vực biển để nuôi trồng thủy sản: ……………………………..

4. Địa chỉ thường trú/trụ sở công ty (nếu là tổ chức): ............................................... …….....

5. Điện thoại người đại diện: ……………………; số Fax: ………….….………..

6. Đối tượng nuôi trồng: ………………………..…………...…………………….

7. Diện tích mặt nước xin được giao để nuôi trồng thủy sản: ……............ (ha/m2);

8. Dự kiến sản lượng nuôi (tấn/vụ): ......; tổng sản lượng (tấn/năm): ..……..……

9. Thông tin khác: ………..……………………………………………………….

Tổ chức/cá nhân ………………………………….…… được phép nuôi trồng thủy sản, tuân thủ các quy định của pháp luật về nuôi trồng thủy sản và các quy định của pháp luật có liên quan.

 

 

Số cấp: AA/20…/BB/GP-NTTS

Giấy phép có hiệu lực kể từ ngày ký đến ngày …... tháng …... năm …….

(*) và thay thế Giấy phép số: ……………. cấp ngày …. tháng ….. năm ….

 

……., ngày …… tháng …… năm ….
(Thủ trưởng đơn vị ký tên, đóng dấu)

 

 

AA: Số thứ tự của Giấy phép

BB: Mã số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và được quy định tại Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam.

(*): Ghi trong trường hợp Giấy phép được cấp lại.

8. Tên thủ tục: Công bố mở cảng cá loại 1

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức quản lý cảng cá gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản;

b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Tổng cục Thủy sản kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức quản lý cảng cá đến nộp hồ sơ;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Tổng cục Thủy sản xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Tổng cục Thủy sản thông báo tổ chức quản lý cảng cá biết để bổ sung;

d) Trong thời hạn 06 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ sơ, tổ chức khảo sát thực tế tại cảng cá, quyết định công bố mở cảng cá theo Mẫu số 10.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp không công bố mở cảng cá, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

đ) Nội dung chủ yếu của quyết định mở cảng cá: Tên của cảng cá; loại cảng cá; vị trí tọa độ của cảng cá; vị trí điểm đầu của luồng, độ sâu, chiều rộng luồng vào cảng; chiều dài cầu cảng; cỡ, loại tàu cá lớn nhất có thể cập cảng; năng lực bốc dỡ; thời gian cảng cá bắt đầu hoạt động.

e) Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày Quyết định công bố mở cảng cá được ban hành, Tổng cục Thủy sản có trách nhiệm thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có).

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị công bố mở cảng cá theo Mẫu số 09.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Văn bản cho phép đầu tư xây dựng cảng cá;

c) Nội quy, phương án khai thác cảng cá của cảng cá (bản chụp);

d) Quyết định thành lập Tổ chức quản lý cảng cá (bản chụp);

đ) Biên bản nghiệm thu công trình cảng cá đã hoàn thành xây dựng đưa vào sử dụng kèm theo bản vẽ hoàn công;

e) Thông báo hàng hải về luồng của cảng và vùng nước trước cầu cảng;

g) Văn bản kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;

h) Văn bản nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy.

1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết:

- Cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ sơ, tổ chức khảo sát thực tế tại cảng cá, quyết định công bố mở cảng cá: 06 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Thông báo Quyết định công bố mở cảng cá trên các phương tiện thông tin đại chúng: 02 ngày kể từ ngày được ban hành.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức quản lý cảng cá.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Tổng cục Thủy sản.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công bố mở cảng cá.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Chưa có văn bản quy định.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đề nghị công bố mở cảng cá theo Mẫu số 09.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

 

Mẫu số 09.TC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________________________

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG BỐ MỞ CẢNG CÁ

__________

Kính gửi:........................................

 

Ban quản lý cảng cá:...................................... ...................................................................

Địa chỉ trụ sở: .............................................................................. ....................................

Số điện thoại: ............................. Số Fax ......................................... ................................

Đề nghị được công bố mở cảng cá: .................................................. ...............................

Thuộc xã (phường): ........................... huyện (quận):..................................

Tỉnh (thành phố):.................................................................................... ...........................

1. Tên cảng, loại cảng cá:........................................................................ ..........................

2. Địa chỉ, vị trí tọa độ của cảng cá:........................................................... ........................

3. Vị trí điểm đầu của luồng, độ sâu, chiều rộng luồng vào cảng:..................................... ....

4. Độ sâu vùng nước đậu tàu, chiều dài cầu cảng:........................................................ ......

5. Cỡ, loại tàu cá lớn nhất có thể cập cảng:................................................................ ........

6. Năng lực bốc dỡ hàng hoá và các dịch vụ nghề cá của cảng cá:............................... ......

7. Thời gian cảng cá bắt đầu hoạt động:...................................................................... ......

Chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung trên đây và cam đoan thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành về cảng cá và pháp luật khác có liên quan./.

 

......., ngày...... tháng..... năm...........

GIÁM ĐỐC

(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 10.TC

 

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (*)

____________

 

Số:         /QĐ-…...

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________________________

….…. , ngày ….. tháng ….. năm….…

QUYẾT ĐỊNH

Về việc công bố mở cảng cá

__________

CƠ QUAN THẨM QUYỀN BAN HÀNH (*) …………

Căn cứ ………………………………….................................. ………..…………………………….

Căn cứ………………………………................................ …….…………………………………….

Xét đề nghị của……………………................................ …………..……………………………….

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố mở cảng cá: ................................ ...........................................................

Thuộc xã (phường): ……huyện (quận)........Tỉnh (thành phố)…….............................. ............

Số điện thoại: …………..Số Fax..................Tần số liên lạc…………........................... ………

1. Loại cảng cá: ........................................................................................ .......................

2. Vị trí tọa độ của cảng cá: .......................................................................... ....................

3. Vị trí điểm đầu của luồng, độ sâu, chiều rộng luồng vào cảng: .......................... ..............

4. Chiều dài cầu cảng: ......................................................................................... .............

5. Độ sâu vùng nước đậu tàu:………………………………………….............................. ……...

6. Cỡ, loại tàu cá lớn nhất có thể cập cảng: .................................................. .....................

7. Năng lực bốc dỡ hàng hóa: ………………………………………............................. ………...

8. Các dịch vụ nghề cá của cảng cá: .............................................................. ...................

9. Thời gian cảng cá bắt đầu hoạt động: .......................................................... .................

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày …………………............................ ……………

Điều 3…………….. Ban quản lý Cảng cá, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

- Như Điều…;……………...;

- Lưu: VT,…

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

(Chữ ký, dấu)

 

Ghi chú:

(*) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố mở cảng cá loại I; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố mở cảng cá loại II; Ủy ban nhân dân cấp huyện công bố mở cảng cá loại III.

9. Tên thủ tục: Khai báo trước khi cập cảng đối với tàu vận chuyển thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản có nguồn gốc từ khai thác để nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam.

1.1. Trình tự thực hiện:

1.1.1. Tổ chức, cá nhân có tàu vận chuyển thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản có nguồn gốc từ khai thác để nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam, trước khi cập cảng 24 giờ phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo Mẫu  số 17.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.1.2. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được thông tin của tổ chức, cá nhân có nhu cầu cập cảng; cơ quan có thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, xác minh thông tin về nguồn gốc thủy sản, sản phẩm thủy sản trên tàu, quyết định:

a) Cho phép tàu cập cảng và thông báo với cơ quan quản lý cảng nếu không vi phạm liên quan đến khai thác bất hợp pháp hoặc hỗ trợ cho khai thác bất hợp pháp;

b) Từ chối cho tàu cập cảng và thông báo với cơ quan quản lý cảng nếu có dấu hiệu vi phạm liên quan đến khai thác bất hợp pháp hoặc hỗ trợ cho khai thác bất hợp pháp trừ trường hợp bất khả kháng. Công bố và thông báo về quyết định từ chối cập cảng cho quốc gia mà tàu mang cờ, các quốc gia ven biển lân cận, tổ chức quản lý nghề cá khu vực và tổ chức có liên quan.

1.1.3. Kiểm tra thông tin liên quan đến tàu nước ngoài khi tàu cập cảng:

a) Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền kiểm tra tàu nước ngoài ngay sau khi tàu cập cảng (trừ trường hợp tàu chở hàng container có kẹp chì và không lên thủy sản, sản phẩm thủy sản tại Việt Nam) hoặc khi có yêu cầu của quốc gia mà tàu mang cờ, quốc gia ven biển có liên quan;

b) Nguyên tắc kiểm tra: Đảm bảo công bằng, minh bạch, không phân biệt đối xử và không gây phiền hà trong quá trình kiểm tra; không làm ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản trên tàu; cán bộ kiểm tra phải có chuyên môn và am hiểu pháp luật về thủy sản; trong trường hợp cần thiết mời đại diện của quốc gia mà tàu mang cờ tham gia kiểm tra;

c) Nội dung kiểm tra: Thông tin về tàu (tên tàu, số tàu, số IMO); thông tin về chủ tàu, giấy phép khai thác, giấy phép chuyển tải, sản lượng và thành phần loài thủy sản, ngư cụ, tài liệu theo yêu cầu của Công ước CITES (nếu có);

d) Tài liệu phải cung cấp cho cơ quan kiểm tra: Giấy phép khai thác, Giấy đăng ký tàu cá; Giấy phép chuyển tải, các báo cáo chuyển tải và thông tin của tàu chuyển mạn (giấy phép, giấy đăng ký) và tài liệu về thông tin của tàu chuyển tải; tài liệu khác liên quan đến thông tin khai báo trước khi cập cảng;

đ) Quy trình kiểm tra: Cán bộ kiểm tra xuất trình giấy tờ thể hiện công vụ trước thuyền trưởng; tiến hành kiểm tra theo nội dung quy định tại điểm c khoản này và thông tin trong Mẫu số 18.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP; thuyền trưởng phải cung cấp thông tin đã khai báo và xuất trình giấy tờ quy định tại điểm d khoản này và giấy tờ liên quan đến nội dung kiểm tra và thông tin đã khai báo trước khi cập cảng; lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 18.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP; thông báo và xử lý kết quả kiểm tra.

1.1.4. Thông báo và xử lý kết quả kiểm tra:

a) Biên bản kiểm tra được lập thành 02 bản, thuyền trưởng và đơn vị kiểm tra mỗi bên giữ 01 bản và gửi cho quốc gia mà tàu cá treo cờ qua địa chỉ mail do Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) công bố;

b) Khi có căn cứ về lô hàng, tàu cá khai thác bất hợp pháp hoặc hỗ trợ cho khai thác bất hợp pháp, cơ quan có thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ chối không cho thủy sản, sản phẩm thủy sản lên cảng và thông báo với Ban quản lý cảng không cho sử dụng các dịch vụ tại cảng đồng thời thông báo cho quốc gia mà tàu mang cờ, quốc gia ven biển, Tổ chức quản lý nghề cá khu vực, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) và tổ chức quốc tế có liên quan, quốc gia mà thuyền trưởng của tàu cá đó là công dân về kết quả kiểm tra và biện pháp xử lý vi phạm.

1.1.5. Trường hợp đã từ chối cho tàu cập cảng nhưng vẫn cố tình cập cảng hoặc vì lý do bất khả kháng bắt buộc phải cập cảng, cơ quan quản lý cảng phải thông báo cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện thanh tra, kiểm tra theo quy định của Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng và lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 18.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP; xử lý vi phạm (nếu có). Trường hợp cưỡng chế tàu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam thì phải thông báo đến quốc gia có liên quan đến tàu và lịch trình di chuyển của tàu.

1.2. Cách thức thực hiện: Qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1. Thành phần hồ sơ: Bản Thông báo cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước khi tàu vào cảng theo Mẫu số 17.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết: 24 giờ.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân có tàu vận chuyển thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác để nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Cho phép tàu cập cảng và thông báo với cơ quan quản lý cảng.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Chưa có văn bản quy định.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Bản Thông báo cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước khi tàu vào cảng theo Mẫu  số 17.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

 

Mẫu số 17.KT

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC

________

Số:……..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_____________________________________

 

THÔNG BÁO

CHO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TRƯỚC KHI TÀU VÀO CẢNG

__________

1. Cảng dự định vào:……......................................... ....……....................………………….

2. Quốc gia cảng:…………………........................................... ..........………………………….

3. Ngày … tháng ... năm …; Giờ vào cảng dự kiến: …….. giờ ............................... ….. phút

4. Mục đích vào cảng:………………........................................................... ………………….

5. Nơi và ngày cập cảng liền trước đó:……………………………….......................................

6. Tên tàu biển: .………………………………….......................................................... ……….

7. Quốc gia mà tàu mang cờ: ……………………….................................................... ……….

8. Loại tàu biển: ………………………………....................................................... …………….

9. Hô hiệu quốc tế: …………………………….......................................... .....………………….

10. Thông tin liên lạc của tàu: …………………….................................................. ……………

11. (Các) chủ tàu: ……………………………….............……………….

12. Chứng nhận đăng kiểm số: ………………………......................................... ………………

13. Số hiệu tàu IMO[1] (nếu có): ………………… .........…………………

14. Số hiệu bên ngoài (nếu có): ………………….................................... ..........………………

15. Số hiệu RFMO[2] (nếu có): ……………………...................................... .........………………

16. VMS[3]: …… Không có;   Có: Quốc gia;  Có: RFMO; Loại:...............

17. Kích thước tàu: Chiều dài....... mét; Chiều rộng…… mét; Mớn nước….. mét

18. Họ tên thuyền trưởng:............................ ....................; quốc tịch:.................................

19. Các giấy phép khai thác được cấp: Số……............................................... ..……….......;

Cơ quan cấp:…………................................... .. Có giá trị đến ngày .... tháng ... năm ………

Khu vực được phép khai thác:   ………........……..................................... ……………………

Đối tượng được phép khai thác……………….......................................... …………………….

Ngư cụ……............................................................................. .......................……… …….

20. Các giấy phép chuyển mạn có liên quan:

- Số:……………; Có giá trị đến:………………........................................ ....……………………

Cơ quan cấp…………….............................................. ...........………........……………………

- Số:……………………………; Có giá trị đến:………….……........................................... ……

Cơ quan cấp…………………….................................. ..................................…………………

21. Thông tin chuyển mạn liên quan đến tàu chuyển tải:

Ngày….. tháng ….. năm …………..; Địa điểm:……………....................................................

Tên tàu:……………Quốc gia mà tàu treo cờ: ..................................... …………………………

Mã số: …………………………; Đối tượng khai thác:…………………

Hình thức: …………………….; Khu vực đánh bắt:………......................................... ……

Khối lượng:…………........................................................................ ………………………kg

22. Tổng lượng cá đã đánh bắt có trên tàu:

Đối tượng khai thác:………….................................... ............................................…………

Hình thức sản phẩm:……………............................. .......................................………………..

Khu vực khai thác:……...........………….; Khối lượng:….……………kg

23. Tổng sản lượng cá sẽ được bốc dỡ:……………....................................... ……………kg

 

NGƯỜI KHAI BÁO

Ký tên

 

Bản dịch Mẫu số 17.KT

Form No 17.KT

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC

NAME OF AGENCY, ORGANIZATION

 

Số/No :……..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence – Freedom – Happiness

 

 

NOTIFICATION

TO MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT BEFORE VESSEL ENTERING THE PORT

1. Intended port of call:……………………....……..

2. Port State:………………….............................……

3. Date ........ month ....... year.......; Estimated time of arrival:...... hour....  minute.

4. Purpose (s):………………....

………………………………………………………….…………………………

5. Port and date of last port call:…………………… ….

6. Name of the vessel: .………………………………….……………………….

7. Flag State: ………………………….………………………….

8. Type of vessel: ……………………………….....................………………….

9. International radio call sign: ………………………………….....…………….

10. Vessel contact information: …………………….......…….…………

11. Vessel owner(s) …………………………………..................……………….

12. Certificate of Registry ID: ………………………………...…………………

13. IMO1ship ID (If available): …………………

14. External ID (If available) ……………………..........…………

15.  RFMO2ID (if applicable): ……………………………….....……………

16. VMS3: ……………No; ......  Yes: National; Yes: RFMO;Type:...............

17. Vessel Dimension: length....... (m); Beam…… (m); Draft….. (m)

18. Vessel master name :.....................................; Nationality:.......................

19. Relevant fishing authorization (s): Identifier…….........……….......;

Issuing by:…………………………..Validity………

Fishing area:   ………........……

Species ……………….......

Gear……...................................................................

20. Relevant transshipment authorization (s):

- Identifier:………… ; Validity……..:…………………

Issuing by……………...……………………

- Identifier:………… ; Validity……..:…………………

Issuing by……………...……………………

21. Transshipment information concerning donor vessel:

Date….. …………..; Location:………………..............…………

Name of vessel:………………………… Flag State: …………………………

ID Number: …………………………;  Species:………………….………….

Product form: …………………………….; Catch area:………...……………

Quantity:…………………………………kg

22. Total catch onboard:

Fishing Species:………………………............................................…………

Product form:…………….................................................………………..

Catch area:………………...........………….; Quantity:….……………kg

23. Catch to be offloaded. ………kg

 

NGƯỜI KHAI BÁO

DECLARER

Ký tên

Signature

 

1: International Maritime Organization

2: Regional Fisheries Management Organization

3: Vessel monitoring system

 

Mẫu số 18.KT

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC

_______

Số: ……..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

______________________________________

 

BIÊN BẢN KIỂM TRA

1. Biên bản kiểm tra số:...........

2. Quốc gia cảng :............................................

3. Cơ quan tiến hành kiểm tra

 

4. Họ tên trưởng đoàn kiểm tra

 

Số hiệu

 

5. Cảng nơi tiến hành kiểm tra

 

6. Thời gian bắt đầu kiểm tra

Năm

Tháng

Ngày

Giờ

7. Thời gian kết thúc kiểm tra

Năm

Tháng

Ngày

Giờ

8. Có nhận được thông báo trước đó hay không

Không

9. Mục đích

Chuyển cá lên bờ

Chuyển tàu

Chế biến

Khác (nêu rõ)

10. Tên cảng, Quốc gia và ngày cập cảng liền trước đó

 

 

Năm

Tháng

Ngày

11. Tên tàu

 

12. Quốc gia mà tàu treo cờ

 

13. Loại tàu

 

14. Hô hiệu quốc tế

 

15. Chứng nhận đăng kiểm số

 

16. Số hiệu tàu IMO[4] (nếu có)

 

17. Số hiệu bên ngoài (nếu có)

 

18. Cảng đăng kiểm

 

19. (Các) chủ tàu

 

20. Người được hưởng lợi từ tàu (nếu xác định được, nhưng không phải là chủ tàu)

 

21. Người điều khiển tàu (nếu không phải là chủ tàu)

 

22. Họ tên và quốc tịch thuyền trưởng

 

23. Họ tên và quốc tịch người chỉ huy khai thác

 

24. Đại diện tàu

 

25. VMS2[5]

Không có

Có: Quốc gia

Có: RFMO

Loại:

26. Địa vị pháp lý trong các khu vực RFMO3 nơi việc khai thác hoặc các hoạt động liên quan đến khai thác đã diễn ra, trong đó có danh mục tàu IUU

Số hiệu

RFMO

Địa vị pháp lý của quốc gia mà tàu mang cờ

Tàu thuộc danh lục tàu được cấp phép

Tàu thuộc danh lục tàu IUU

 

 

 

 

 

27. Các giấy phép khai thác được cấp

Số

Cơ quan cấp

Có giá trị đến

(Các) khu vực được phép khai thác

Đối tượng khai thác

Ngư cụ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

28. Các giấy phép chuyển tàu có liên quan

Số

 

Cơ quan cấp

 

Có giá trị đến

 

Số

 

Cơ quan cấp

 

Có giá trị đến

 

29. Thông tin về việc chuyển tàu liên quan đến tàu viện trợ

Ngày

Địa điểm

Tên

Quốc gia mà tàu treo cờ

Mã số

Đối tượng khai thác

Hình thức sản phẩm

(Các) khu vực đánh bắt

Khối lượng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

30. Đánh giá về khối lượng khai thác được bốc dỡ

Đối tượng khai thác

Hình thức sản phẩm

(Các) khu vực đánh bắt

Khối lượng khai báo

Khối lượng bốc dỡ

Chênh lệch giữa khối lượng khai báo và khối lượng đã xác định (nếu có)

31. Lượng đánh bắt được giữ lại trên tàu

Đối tượng khai thác

Hình thức sản phẩm

(Các) khu vực đánh bắt

Khối lượng khai báo

Khối lượng được giữ lại trên tàu

Chênh lệch giữa khối lượng khai báo và khối lượng đã xác định (nếu có)

32. Việc khám xét sổ ghi chép và các tài liệu khác

Không

Nhận xét

33. Việc tuân thủ chính sách hiện hành về việc lưu trữ tài liệu liên quan đến khai thác

Không

Nhận xét

34. Việc tuân thủ chính sách hiện hành về thông tin thương mại

Không

Nhận xét

35. Loại ngư cụ đã sử dụng

 

36. Đã tiến hành khám xét ngư cụ theo mục (e) Phụ lục B

Không

Nhận xét

37. Những phát hiện của kiểm tra viên

 

38. Những vi phạm rõ ràng đối với các văn bản quy phạm pháp luật đã phát hiện được:

 

39. Ý kiến của thuyền trưởng

 

40. Hành động được thực hiện

 

41. Chữ ký thuyền trưởng

 

42. Chữ ký kiểm tra viên

 

                                                                             

Biên bản được lập thành…..bên….giữ ….bản, bên….giữ…bản, có giá trị pháp lý như nhau...

 

CHỦ TÀU/THUYỀN TRƯỞNG

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)

……., ngày….tháng…năm….

NGƯỜI KIỂM TRA

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)


 

Bản dịch Mẫu số 18.KT

Form No 18.KT

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC

NAME OF AGENCY, ORGANIZATION

Số/No :……..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence – Freedom – Happiness

 

 

BIÊN BẢN KIỂM TRA

INSPECTION REPORT

1. Inspection report no:..........

2. Port State:............................................

3. Inspectingauthority

 

4. Name of principal inspector

 

ID

 

5. Port of inspection

 

6. Commencement of Inspection

Year

Month

Day

Hour

7. Completion of Inspection

Year

Month

Day

Hour

8. Advanced notification received

Yes

No

9. Purpose (s)

Landing

Transfer vessels

Processing

Others (to specify)

10. Portand State and date of last port call

 

 

Year

Month

Day

11. Vessel name

 

12. Flag State

 

13. Type of vessel

 

14. International Radio Call Sign

 

15. Certificateof Registry ID

 

16. IMO[6]ship ID (If available)

 

17. External ID (If available)

 

18. Port of registry

 

19. Vessel owner (s)

 

20. Vessel beneficial owner (s) (if known and different from vessel owner)

 

21. Vessel operator (s) (if different from vessel owner)

 

22. Vessel master name and nationality

 

23. Fishing master name and nationality

 

24. Vessel agent

 

25. VMS[7]

No

yes: National

yes: RFMOs

Type:

26. Status in RFMO[8] areas  where fishing or fishing related activities have been undertaken, including any IUU vessel listing.

Vessel Identifier

RFMO

Flag  State status

Vessel on authorized  vessel list

Vessel on IUU vessel  list

 

 

 

 

 

27. Relevant fishing authorization (s)

Identifier

Issuing by

Validity

Fishing Areas

Fishing species

Fishing

gear

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

28. Relevant transshipment authorization

Identifier

 

Issuing by

 

Validity

 

Identifier

 

Issuing by

 

Validity

 

29. Transshipment information concerning donor vessel

Date

Location

Name

Flag State

ID No.

Species

Product form

Catch areas

Quantity

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

30. Evaluation of offloaded catch (quantity)

Species

Product form

Catch

areas

Quantity declared

Quantityoffloaded

Difference between quantity declared and quantity determined (if any)

31. Catch retained onboard (quantity)

Species

Product form

Catch areas

Quantity

declared

Quantity retained

Difference between quantity declared and quantity determined (if any)

32. Examination of logbook (s) and other documentations

Yes

No

Comments

33. Compliance with applicable catch documentation scheme (s)

Yes

No

Comments

34. Compliance with applicable trade information scheme (s)

Yes

No

Comments

35. Type of gear used

 

36. Gears examined in accordance with paragraph e) of Annex B

Yes

No

Comments

37. Findings by the inspector(s)

 

38. Apparent infringement (s) noted including reference to relevant legal instrument (s)

 

39. Comments by master

 

40. Action taken

 

41. Master's signature

 

42. Inspector’s signature

 

                                                                             

The report are made into ... .. on ... .... hold ... copies, parties ... keep ... copies, have the same legal value./.

VESSEL’S OWNER/MASTER

(Signature, full name, seal (If any))

…….,date….month…year….

INSPECTOR

(signature, full name, seal (if any)

 

[1] Tổ chức Hàng hải quốc tế

[2] Tổ chức Quản lý nghề cá khu vực

[3] Hệ thống giám sát tàu thuyền

[4] Tổ chức Hàng hải quốc tế

2 Hệ thống giám sát tàu thuyền.

3 Tổ chức Quản lý nghề cá khu vực.

[6] International Maritime Organization

[7] Vessel monitoring system

[8] Regional fisheries management organization

10. Tên thủ tục: Cấp giấy phép nhập khẩu giống thủy sản

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản;

b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Tổng cục Thủy sản kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Tổng cục Thủy sản xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Tổng cục Thủy sản thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung;

d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục Thủy sản tổ chức thẩm định hồ sơ, cấp giấy phép nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân theo Mẫu số 06.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP; trường hợp không cấp phép nhập khẩu phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do;

đ) Tổng cục Thủy sản thực hiện giám sát hoặc có văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh nơi thực hiện nghiên cứu khoa học, trưng bày tại hội chợ, triển lãm thực hiện giám sát.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có).

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 05.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Ảnh chụp hoặc bản vẽ mô tả loài thuỷ sản đăng ký nhập khẩu kèm theo tên tiếng Việt, tên khoa học, tên tiếng Anh (nếu có);

c) Đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật về khoa học công nghệ (đối với trường hợp nhập khẩu để nghiên cứu khoa học);

d) Tài liệu chứng minh về việc tham gia hội chợ, triển lãm; phương án xử lý loài thủy sản sau khi hội chợ, triển lãm kết thúc (đối với trường hợp nhập khẩu để trưng bày tại hội chợ, triển lãm).

1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Tổng cục Thủy sản.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép nhập khẩu giống thủy sản.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Chưa có văn bản quy định.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đề nghị theo Mẫu số 05.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

 

Mẫu số 05.NT

TÊN CƠ SỞ

______

Số:…………

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________________________

............, ngày......tháng .....năm…

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP PHÉP NHẬP KHẨU GIỐNG THỦY SẢN

___________

Kính gửi: Tổng cục Thủy sản.

Tên cơ sở: .......................................................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính: ..........................................................................................................

Số điện thoại: .....................Số fax: ……………..Email: .....................................................

Đề nghị được phép nhập khẩu giống thủy sản sau:

1. Tên tiếng Việt, tên tiếng Anh, tên khoa học:....................................................................

2. Số lượng: ....................................................................................................................

3. Kích cỡ: .......................................................................................................................

4. Quy cách bao gói..........................................................................................................

5. Tên, địa chỉ cơ sở xuất khẩu:.........................................................................................

6. Thời gian nhập khẩu:.....................................................................................................

7. Địa điểm nhập khẩu:......................................................................................................

8. Mục đích nhập khẩu:......................................................................................................

Chúng tôi cam kết thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật có liên quan.

Đề nghị Tổng cục Thủy sản xem xét, cấp phép.

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 06.NT

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TỔNG CỤC  THỦY SẢN

___________

Số:……/GP-TCTS-....

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________________________

Hà Nội, ngày….. tháng …. năm ..…

 

GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU GIỐNG THỦY SẢN

__________

Căn cứ Quyết định số …/QĐ-TTg ngày ... tháng ... năm... của Thủ tướng Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ…................................................................................................................................................. .. 

Căn cứ Nghị định số ..../2019/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;

Căn cứ đơn đăng ký nhập khẩu số ........ ngày ...... tháng..... năm ....  của (cơ sở) ................................. và hồ sơ đăng ký nhập khẩu;

Căn cứ kết quả thẩm định .............................................................................................. …

Tổng cục Thủy sản đồng ý cấp phép nhập khẩu  ...............................................................

Tên cơ sở: .......................................................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính: ..........................................................................................................

Số điện thoại: .....................Số fax: ……………..Email: ................................................ ....

Được phép nhập khẩu giống thuỷ sản:

1. Tên tiếng Việt, tên tiếng Anh, tên khoa học:....................................................................

2. Số lượng: ....................................................................................................................

3. Kích cỡ: .......................................................................................................................

4. Quy cách bao gói..........................................................................................................

5. Tên, địa chỉ cơ sở xuất khẩu:.........................................................................................

6. Thời gian nhập khẩu:.....................................................................................................

7. Địa điểm nhập khẩu:......................................................................................................

8. Mục đích nhập khẩu:......................................................................................................

Giấy phép này có giá trị đến hết ngày:…….……….............................. …………………………

Cơ sở phải thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Nơi nhận:

- Cơ sở đăng ký;

- …………;

- Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;

- Lưu: VT, ….

Hà Nội, ngày…..tháng ….năm …

TỔNG CỤC TRƯỞNG

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)


 

11. Tên thủ tục: Công nhận kết quả khảo nghiệm giống thủy sản

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản;

b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Tổng cục Thủy sản kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Tổng cục Thủy sản xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Tổng cục Thủy sản thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung;

d) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục Thủy sản tổ chức thẩm định, nếu hồ sơ đạt yêu cầu, tổ chức kiểm tra điều kiện cơ sở khảo nghiệm theo Mẫu số 09.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP; Tổng cục Thủy sản phê duyệt đề cương khảo nghiệm và ban hành Quyết định cho phép khảo nghiệm theo Mẫu số 10.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP, đồng thời cấp phép nhập khẩu giống thủy sản cho tổ chức, cá nhân để phục vụ khảo nghiệm (nếu là sản phẩm nhập khẩu); trường hợp không đạt yêu cầu phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

đ) Tổng cục Thủy sản gửi văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh nơi tiến hành khảo nghiệm giám sát khảo nghiệm.

e) Nội dung khảo nghiệm giống thủy sản như sau: Căn cứ đặc điểm sinh học từng loài thủy sản và mục đích sử dụng để xây dựng đề cương khảo nghiệm nhằm xác định tính khác biệt, tính ổn định, tính đồng nhất về năng suất, chất lượng, khả năng kháng bệnh và đánh giá tác hại của loài khảo nghiệm.

g) Giám sát khảo nghiệm:

- Cơ quan giám sát: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh nơi tiến hành khảo nghiệm;

- Nội dung giám sát: Theo nội dung đề cương khảo nghiệm giống thủy sản được Tổng cục Thủy sản phê duyệt;

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc khảo nghiệm, đơn vị giám sát khảo nghiệm gửi báo cáo kết quả giám sát về Tổng cục Thủy sản.

h) Kiểm tra hoạt động khảo nghiệm: Tổng cục Thủy sản tổ chức kiểm tra hoạt động khảo nghiệm giống thủy sản; nội dung kiểm tra theo nội dung đề cương khảo nghiệm đã được phê duyệt.

i) Công nhận kết quả khảo nghiệm giống thủy sản:

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả khảo nghiệm, Tổng cục Thủy sản tổ chức đánh giá kết quả khảo nghiệm và ban hành quyết định công nhận kết quả khảo nghiệm giống thủy sản. Trường hợp không công nhận phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do;

- Đối với giống thủy sản chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam, sau khi ban hành quyết định công nhận kết quả khảo nghiệm giống thủy sản, trong thời hạn 10 ngày làm việc, Tổng cục Thủy sản tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ bổ sung vào Danh mục loài thuỷ sản được phép kinh doanh tại Việt Nam.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có).

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đăng ký theo Mẫu số 07.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Bản chính đề cương khảo nghiệm theo Mẫu số 08.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Tổng cục Thủy sản phê duyệt đề cương khảo nghiệm và ban hành Quyết định cho phép khảo nghiệm; Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả khảo nghiệm, Tổng cục Thủy sản tổ chức đánh giá kết quả khảo nghiệm và ban hành quyết định công nhận kết quả khảo nghiệm giống thủy sản.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Tổng cục Thủy sản.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận kết quả khảo nghiệm giống thủy sản.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Chưa có văn bản quy định.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

a) Đơn đăng ký theo Mẫu số 07.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Bản chính đề cương khảo nghiệm theo Mẫu số 08.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

 

Mẫu số 07.NT

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________________________

ĐƠN ĐĂNG KÝ KHẢO NGHIỆM GIỐNG THỦY SẢN

Kính gửi: Tổng cục Thủy sản.

 

Tên cơ sở đăng ký khảo nghiệm: ........................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính: ............................................................................................................

Số điện thoại: .....................; Số fax: ..........................; Email: ...........................................

Đề nghị Tổng cục Thủy sản cho phép khảo nghiệm giống thuỷ sản, cụ thể như sau:

1. Tên tiếng Việt, tên tiếng Anh, tên khoa học của loài khảo nghiệm: ...................................

2. Cơ sở thực hiện khảo nghiệm:.......................................................................................

3. Địa điểm thực hiện khảo nghiệm: ...................................................................................

4. Thời gian dự kiến khảo nghiệm:.....................................................................................

5. Hồ sơ đính kèm:............................................................................................................

Chúng tôi xin cam kết thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật liên quan đến khảo nghiệm giống thủy sản.

 

............, ngày ...... tháng...... năm........

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 08.NT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________________________

ĐỀ CƯƠNG KHẢO NGHIỆM GIỐNG THỦY SẢN

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Cơ sở đăng ký khảo nghiệm: ............................................. .............................................

Địa chỉ trụ sở chính: ............................................................................................................

Số điện thoại: .....................; Số fax: .......................; Email: ............................................ ........

2. Cơ sở thực hiện khảo nghiệm: ................................................................ ........................

Địa chỉ trụ sở chính: ..................................... .......................................................................

Số điện thoại: ............................; Số fax:......................... .....; Email:..................................

3. Thời gian, địa điểm khảo nghiệm

a) Thời gian dự kiến:...................................................................................................................

b) Địa điểm khảo nghiệm:............................................................................................................

4. Đơn vị giám sát khảo nghiệm: ............................................................................. ............

Địa chỉ trụ sở chính: .......................................................................... ..................................

Số điện thoại: ..............................; Số fax:............. .........................; Email:........................

II. THÔNG TIN ĐỐI TƯỢNG KHẢO NGHIỆM

1. Tên tiếng Việt, tên tiếng Anh, tên khoa học của loài khảo nghiệm:....................................

2. Nguồn gốc xuất xứ của loài thuỷ sản khảo nghiệm: ........................................................

3. Đặc điểm sinh học của loài thuỷ sản khảo nghiệm:..........................................................

4. Giá trị kinh tế hoặc các giá trị khác như làm cảnh, giải trí… của loài thuỷ sản khảo nghiệm:        

5. Hướng dẫn quy trình sản xuất (theo nhà sản xuất):..........................................................

6. Các tài liệu khác liên quan đến đối tượng khảo nghiệm:..................................................

III. NỘI DUNG KHẢO NGHIỆM

1. Nội dung khảo nghiệm: Căn cứ đặc điểm sinh học từng loài thủy sản và mục đích sử dụng để xây dựng đề cương khảo nghiệm nhằm xác định tính khác biệt, tính ổn định, tính đồng nhất về năng suất, chất lượng, khả năng kháng bệnh và đánh giá tác hại của loài khảo nghiệm.

2. Phương pháp nghiên cứu và cách bố trí thí nghiệm

a) Phương pháp nghiên cứu:.............................................................................................

b) Bố trí thí nghiệm:...........................................................................................................

3. Biện pháp kiểm soát an toàn sinh học, bảo vệ môi trường trong quá trình khảo nghiệm:...

4. Kế hoạch triển khai:.......................................................................................................

5. Dự kiến kết quả đạt được:.............................................................................................

IV. TIẾN ĐỘ KHẢO NGHIỆM.............................................................................................

V. NHÂN LỰC THỰC HIỆN KHẢO NGHIỆM

ĐẠI DIỆN

CƠ SỞ YÊU CẦU KHẢO NGHIỆM

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

ĐẠI DIỆN

CƠ SỞ THỰC HIỆN KHẢO NGHIỆM

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

Mẫu số 10.NT

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TỔNG CỤC  THỦY SẢN

________

Số:          /QĐ-TCTS-....

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________________________

Hà Nội, ngày … tháng … năm ….

 

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Đề cương khảo nghiệm giống thuỷ sản

____________

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC  THỦY SẢN

Căn cứ Quyết định số …/QĐ-TTg ngày …. tháng … năm ….... của             Thủ tướng Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ…...

Căn cứ Nghị định số ..../2019/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;

Xét đơn đăng ký khảo nghiệm giống thuỷ sản của …..;

Theo đề nghị của.......

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Cho phép khảo nghiệm giống ….. (Kèm theo Đề cương khảo nghiệm).

Điều 2. Cho phép nhập khẩu giống thuỷ sản:

1. Tên tiếng Việt, tên tiếng Anh, tên khoa học:....................................................................

2. Số lượng:.....................................................................................................................

3. Kích cỡ:........................................................................................................................

4. Thời gian nhập khẩu:.....................................................................................................

5. Cửa khẩu nhập khẩu:.....................................................................................................

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng …., Giám đốc ….., Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn … và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

- Như Điều 4;

- Lưu: VT, .....

TỔNG CỤC TRƯỞNG

 

12. Tên thủ tục: Cấp văn bản chấp thuận cho tàu cá khai thác thuỷ sản ở vùng biển ngoài vùng biển Việt Nam hoặc cấp phép cho đi khai thác tại vùng biển thuộc thẩm quyền quản lý của Tổ chức nghề cá khu vực

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản;

b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Tổng cục Thủy sản kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Tổng cục Thủy sản xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Tổng cục Thủy sản thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung;

d) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, nếu không cấp văn bản chấp thuận hoặc không cấp phép, Tổng cục Thủy sản phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do; nếu hồ sơ đạt theo yêu cầu Tổng cục Thủy sản xem xét và cấp:

- Văn bản chấp thuận theo Mẫu số 07.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP hoặc giấy phép theo Mẫu số 08.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

- Danh sách thuyền viên và người làm việc trên tàu cá theo Mẫu số 09.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

đ) Sau khi cấp văn bản chấp thuận hoặc giấy phép, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cấp, Tổng cục Thủy sản phải thông báo theo Mẫu  số 10.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tàu đi khai thác thủy sản ở vùng biển Việt Nam và các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao biết để phối hợp theo dõi và quản lý.

e) Tổ chức, cá nhân khi nhận văn bản chấp thuận hoặc giấy phép và các giấy tờ có liên quan phải nộp cho Tổng cục Thủy sản bản chính Giấy phép khai thác thủy sản hoạt động trong vùng biển Việt Nam đã được cấp.

g) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhận lại Giấy phép khai thác thủy sản, gửi đề nghị đến Tổng cục Thủy sản. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, Tổng cục Thủy sản trả lại Giấy phép khai thác thủy sản mà tổ chức, cá nhân đã nộp.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có).

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị cấp văn bản chấp thuận theo Mẫu số 05.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này hoặc giấy đăng ký cấp phép theo Mẫu số 06.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Bản sao chứng thực và bản dịch ra tiếng Việt hợp đồng hợp tác khai thác thuỷ sản ở vùng biển của quốc gia hoặc lãnh thổ khác được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia và lãnh thổ khác phê duyệt đối với trường hợp cấp văn bản chấp thuận;

c) Bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;

d) Bản chụp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá;

đ) Danh sách, ảnh và số hộ chiếu của thuyền viên, người làm việc trên tàu cá;

e) Bản chụp bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng;

g) Giấy chứng nhận đã qua lớp bồi dưỡng quản lý nghề cá tại vùng biển quốc tế đối với trường hợp cấp giấy phép đi khai thác chịu sự quản lý của Tổ chức quản lý nghề cá khu vực.

1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Tổng cục Thủy sản.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Cấp văn bản chấp thuận cho tàu cá khai thác thuỷ sản ở vùng biển ngoài vùng biển Việt Nam hoặc cấp phép cho đi khai thác tại vùng biển thuộc thẩm quyền quản lý của Tổ chức nghề cá khu vực;

- Danh sách thuyền viên và người làm việc trên tàu cá.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Chưa có văn bản quy định.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đề nghị cấp văn bản chấp thuận theo Mẫu số 05.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này hoặc giấy đăng ký cấp phép theo Mẫu số 06.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

 

Mẫu số 05.KT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________________________

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP VĂN BẢN CHẤP THUẬN

cho tàu cá khai thác thuỷ sản tại vùng biển

của quốc gia, vùng lãnh thổ khác

__________

Kính gửi: Tổng cục Thủy sản.

 

Tên tổ chức, cá nhân:…………………………………………………….

Địa chỉ: …………………………………………………………………...

Số giấy đăng ký doanh nghiệp/chứng nhận đầu tư................................................... ..........

(hoặc Số CMND/hộ chiếu/thẻ căn cước công dân/mã số định danh cá nhân):..……….…........ .......)

Điện thoại:............................Fax:...................................... ...........Email:............................

Là chủ tàu mang số đăng ký:…………....., Công suất máy chính: ….............................. ……

Mã số của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO):........................................................... ............

Hô hiệu của tàu:.............................................................................................. ..................

Chiều dài lớn nhất của tàu: ……................. m, chiều rộng lớn nhất của tàu: …….......... m; mớn nước: …...............…....... m

Làm nghề:……........... Đi khai thác thuỷ sản tại vùng biển của quốc gia, vùng lãnh thổ khác theo hình thức: ……............................................................

Đề nghị Tổng cục Thủy sản cấp văn bản chấp thuận và các loại giấy tờ theo quy định.

 

 

Ngày ...... tháng ....... năm......

NGƯỜI ĐỀ NGHỊ

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có))

 

Mẫu số 06.KT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________________________

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP

Cho tàu cá khai thác thủy sản tại vùng biển

thuộc quyền quản lý của tổ chức nghề cá khu vực

__________

Kính gửi: Tổng cục Thủy sản.

 

Tôi tên là:……………………................................................. …………………………………….

Địa chỉ: ………………………..................................................... …………………………………

Số giấy đăng ký doanh nghiệp/chứng nhận đầu tư................................................... ..........

(hoặc Số CMND hoặc hộ chiếu/thẻ căn cước công dân/mã số định danh cá nhân):..….............. ….

Ngày cấp:……................................................. ……………………………………………………

Điện thoại:...........................Fax:.........................Email:................................................. ....

Mã số của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO):.............................................................. .........

Hô hiệu của tàu:....................................................................................................... .........

Số đăng ký:……………....., Công suất máy chính: ….................................................... ……

Chiều dài lớn nhất của tàu: ……................. m, chiều rộng lớn nhất của tàu: …….......... m; mớn nước: …...............…....... m

Làm nghề:……....................... đi khai thác thủy sản tại vùng biển thuộc quyền quản lý của tổ chức nghề cá khu vực.

Đề nghị Tổng cục Thủy sản cấp phép và các loại giấy tờ theo quy định.

 

 

Ngày  ......... tháng .......năm..............

NGƯỜI ĐỀ NGHỊ

(Ký, ghi rõ họ tên; đóng dấu (nếu có))


 

 

Mẫu số 07.KT

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

MINISTRY OF AGRICULTURE

AND RURAL DEVELOPMENT

TỔNG CỤC  THỦY SẢN

DIRECTORATE OF FISHERIES

Số/Number: ……………....

_____________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Independence - Freedom - Happines

__________________________________________

                   

 

 

 

VĂN BẢN CHẤP THUẬN CHO TÀU CÁ ĐI KHAI THÁC THUỶ SẢN

TẠI VÙNG BIỂN CỦA QUỐC GIA, VÙNG LÃNH THỔ KHÁC

APPROVAL FOR FISHING VESSELS OPERATING IN WATERS OF THE OTHER NATION AND TERRITORY TERRITORY

_________

Căn cứ vào Luật Thủy sản 2017;

Pursuant to the Vietnam’s Fisheries Law 2017;

Căn cứ Nghị định số ..../2019/NĐ-CP ngày .../..../2019 của Chính phủ nước                     Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Pursuant to Decree No. .../2019/ND-CP dated on ... June 2019 by the Government of the Socialist Republic of Vietnam;

Căn cứ Hiệp định hợp tác khai thác thủy sản giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa                     Việt Nam với ……. ………;

Pursuant to Fishing Agreement between the Socialist Republic of Vietnam;

Căn cứ Hợp đồng số: ..........giữa ….với …….được cơ quan có thẩm quyền quốc gia có biển chấp thuận;

Pursuant to Contract No....between …and ….and certified by competent authority of a coastal state;

Theo đề nghị của chủ tàu (tổ chức, cá nhân),

Upon proposal by vessel’s owner,

 

TỔNG CỤC  THỦY SẢN CẤP VĂN BẢN CHẤP THUẬN:

DIRECTOR GENERAL OF DIRECTORATE OF FISHERIES ………….:

 

Chủ tàu (Vessel’s owner): ..................................................................................................

Địa chỉ thường trú (Resident address): ..............................................................................

Điện thoại (Tel): ................................... Fax: .....................................................................  

Tên tàu (Name of vessel): …………… Số đăng ký (Registration number):.............................

Cảng, bến đăng ký (Designed port): ..................................................................................

Nghề chính (Main gear)  ……………..................... ……. Nghề phụ (Sub gear):…………………

Được chấp thuận đi khai thác thủy sản tại vùng biển quốc gia, vùng lãnh thổ:………............

Thời gian: từ ngày ...... tháng .... năm ............. đến ngày ..... tháng .... năm ..................... ..

Validated period from date ..... month ..... year ......... to date: ..... month ...... year .............

 

Hà Nội,ngày …… tháng…… năm……

Issued in Hanoi on ...............

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC  THỦY SẢN

DIRECTOR GENERAL OF DIRECTORATE OF FISHERIES

 (Ký tên, đóng dấu)

(Signature and seal)

 

Mẫu số 08.KT

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

MINISTRY OF AGRICULTURE

AND RURAL DEVELOPMENT

TỔNG CỤC  THỦY SẢN

DIRECTORATE OF FISHERIES

Số/Number: ……………....

____________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Independence - Freedom - Happines

__________________________________________

 

 

GIẤY PHÉP CHO TÀU CÁ ĐI KHAI THÁC THỦY SẢN TẠI VÙNG BIỂN THUỘC QUYỀN QUẢN LÝ CỦA TỔ CHỨC NGHỀ CÁ KHU VỰC

LICENSES FOR FISHING VESSELS OPERATING IN WATERS UNDER THE JURISDICTION OF REGIONAL FISHERIES ORGANIZATIONS

 

Căn cứ vào Luật Thủy sản 2017;

Pursuant to the Vietnam’s Fisheries Law 2017;

Căn cứ Nghị định số ..../2019/NĐ-CP ngày .../..../2019 của Chính phủ nước                        Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Pursuant to Decree No. .../2019/ND-CP dated on ... June 2019 by the Government of the Socialist Republic of Vietnam;

Căn cứ Hiệp định hợp tác khai thác thủy sản giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với ……. ………;

Pursuant to Fishing Agreement between the Socialist Republic of Vietnam;

Theo đề nghị của chủ tàu (tổ chức, cá nhân),

Upon proposal by vessel’s owner,

 

TỔNG CỤC  THỦY SẢN CẤP PHÉP:

DIRECTOR GENERAL OF DIRECTORATE OF FISHERIES PERMITS:

Chủ tàu (Vessel’s owner): ..................................................................................................

Địa chỉ thường trú (Resident address): ..............................................................................

Điện thoại (Tel):.........................., Fax: ..............................................................................  

Tên tàu (Name of vessel): … Số đăng ký (Registration number): ........................................ .

Cảng, bến đăng ký (Designed port):.................................................... . ……......................

Nghề chính (Main gear) …………. Nghề phụ (Sub gear):………................................ …………

Được đi khai thác thủy sản tại vùng biển  thuộc quyền quản lý của tổ chức nghề cá .................................................................................................................................

Thời gian: từ ngày .... tháng .... năm ......... đến ngày ..... tháng .... năm ...........

Validated period from date ..... month ..... year .... to date: ..... month ... year ....

Sản lượng được phép khai thác: …...................................................... …………….tấn/năm

Total Alowable Catch: ……............................................................................. ….Tons/Year

 

Hà Nội, ngày …… tháng…… năm……

Issued in Hanoi on ...............

 

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC  THỦY SẢN

DIRECTOR GENERAL OF DIRECTORATE OF FISHERIES                       

(Ký tên, đóng dấu)

(Signature and seal)

 

 

 

Mẫu số 09.KT

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

MINISTRY OF AGRICLTURE

AND RURAL DEVELOPMENT

TỔNG CỤC  THỦY SẢN

DIRECTORATE OF FISHERIES

Số/Number: ……………………....

__________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Independence - Freedom - Happines

__________________________________________

Quyết định 1154/QĐ-BNN-TCTS của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thay thế, bị bãi bỏ lĩnh vực Thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

 

 

 

 

DANH SÁCH THUYỀN VIÊN VÀ NGƯỜI LÀM VIỆC TRÊN TÀU CÁ

CREW MEMBER LIST AND FISHERS WORKING ON BOARD

_________

 

Những người có tên trong danh sách sau là thuyền viên làm việc trên tàu cá mang số đăng ký................................................................., quốc tịch Việt Nam.

List of following crew members are currently working on vessel with number..........................................................................., Vietnamese nationality.

TT

 

Họ và tên

Full name

Năm sinh

Date of birth

Quốc tịch

Nationality

Số hộ chiếu

Passport No

Địa chỉ thường trú

Resident address

Chức danh

Position

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hà Nội, ngày …… tháng…… năm ………

Issued in Hanoi on .......................................

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC  THỦY SẢN

DIRECTOR GENERAL OF DIRECTORATE OF FISHERIES

(Ký tên, đóng dấu)

(Signature and seal)

 

Mẫu số 10.KT

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TỔNG CỤC  THỦY SẢN

 __________

Số:        /TB-TCTS-....

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

______________________________________

Hà Nội, ngày ....tháng  … năm ………

THÔNG BÁO

Về việc cấp giấy chấp thuận cho tàu cá khai thác thuỷ sản tại vùng biển

của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc cấp phép cho tàu cá khai thác thuỷ sản tại vùng biển thuộc quyền quản lý của tổ chức nghề cá khu vực

__________

Ngày ….tháng … năm……., Tổng cục Thủy sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cấp giấy chấp thuận đối với tàu khai thác thuỷ sản tại vùng biển của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc cấp phép đối với khai thác thuỷ sản tại vùng biển thuộc quyền quản lý của tổ chức nghề cá khu vực, cụ thể như sau:

- Tàu cá mang số đăng ký: …..do ông/bà ………, tại……… làm chủ tàu;

- Đơn vị đại diện đề nghị cấp phép................., địa chỉ….............……. Điện thoại…..........................…..Fax…...............................................................................................................................................

- Được cấp: Giấy phép chấp thuận hoặc Giấy phép số ………………...,

- Được cấp giấy chấp thuận đối với tàu khai thác thuỷ sản tại vùng biển của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc cấp phép đối với khai thác thuỷ sản tại vùng biển thuộc quyền quản lý của tổ chức nghề cá khu vực:………………

- Thời gian: Từ ngày …tháng … năm … đến ngày … tháng … năm …

Tổng cục Thủy sản thông báo tới các đơn vị biết để phối hợp theo dõi và quản lý./.

Nơi nhận:

- Thứ trưởng phụ trách (để b/c);

- Lãnh đạo Tổng cục phụ trách;

- UBND tỉnh có tàu cá được cấp phép;

- Bộ Quốc phòng;

- Bộ Công an;

- Bộ Ngoại giao;

- Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, thành phố có tàu cá được cấp phép;

- Lưu: VT,  …..

TỔNG CỤC TRƯỞNG

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

13. Tên thủ tục: Cấp, cấp lại, gia hạn giấy phép hoạt động cho tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thuỷ sản trong vùng biển Việt Nam

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản;

b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Tổng cục Thủy sản kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Tổng cục Thủy sản xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Tổng cục Thủy sản thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung;

d) Trong thời hạn 10 ngày làm việc (đối với cấp mới), 07 ngày làm việc (đối với cấp lại) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản cấp, cấp lại Giấy phép hoạt động thuỷ sản của tàu nước ngoài trong vùng biển Việt Nam theo Mẫu số 15.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

đ) Trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản cấp gia hạn giấy phép hoạt động thuỷ sản của tàu nước ngoài trong vùng biển Việt Nam theo Mẫu số 16.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP; trường hợp không cấp, cấp lại, gia hạn Giấy phép phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có).

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1. Thành phần hồ sơ:

1.3.1.1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm:

a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 11.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Bản sao chứng thực các giấy tờ, văn bản quy định tại Ðiều 55 Luật Thủy sản;

c) Danh sách thuyền viên, người làm việc trên tàu cá theo Mẫu số 12.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.3.1.2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại theo Mẫu số 13.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Giấy phép đã được cấp (đối với trường hợp Giấy phép bị rách, nát);

c) Báo cáo về việc thay đổi tàu cá hoặc thay đổi nghề (nếu có).

1.3.1.3. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép gồm:

a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 14.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá;

c) Báo cáo tình hình hoạt động của tàu cá trong thời gian được cấp Giấy phép;

d) Nhật ký khai thác thủy sản (đối với tàu hoạt động đánh bắt nguồn lợi thuỷ sản).

1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc (đối với cấp mới); 07 ngày làm việc (đối với cấp lại); 06 ngày làm việc (đối với cấp gia hạn).

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Tổng cục Thủy sản.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

a) Giấy phép hoạt động thuỷ sản của tàu nước ngoài trong vùng biển Việt Nam (đối với trường hợp cấp mới, cấp lại);

b) Gia hạn giấy phép hoạt động thuỷ sản của tàu nước ngoài trong vùng biển Việt Nam (đối với trường hợp cấp gia hạn).

1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Lệ phí cấp mới 200 USD/lần; lệ phí cấp lại hoặc gia hạn 100 USD/lần.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 11.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Danh sách thuyền viên, người làm việc trên tàu cá theo Mẫu số 12.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

c) Đơn đề nghị cấp lại theo Mẫu số 13.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

d) Đơn đề nghị theo Mẫu số 14.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

a) Luật Thủy sản năm 2017;

b) Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;

c) Thông tư số 118/2018/TT-BTC ngày 28/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản; lệ phí cấp giấy phép khai thác, hoạt động thủy sản.

 

Mẫu số 11.KT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happines

____________________________________________

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP HOẠT ĐỘNG THUỶ SẢN

 CHO TÀU  NƯỚC NGOÀI TRONG VÙNG BIỂN VIỆT NAM

LICENSE APPLICATION FORM FOR FISHERIES OPERATION

IN VIETNAM SEAS

_________

1. Tổ chức/cá nhân đề nghị cấp giấy phép/Applicant:............................................. ............

- Họ tên cá nhân, tổ chức/Name of person or orgnization:...................................................

- Địa chỉ cá nhân hoặc nơi đặt đại diện tại Việt Nam (Nếu có):..............................................

Address of representative/representative office in Viet nam (if available)

2. Tàu đăng ký hoạt động tại Việt Nam/Vessel conducting fisheries activities in Vietnam:

- Tên tàu (nếu có)........................... - Màu sơn (nếu có)..............................

Name of vessel (if available):.......   Color (if available).............................

- Mô tả đặc điểm/Description:.....................................................................

- Số đăng ký/ Registration number: ...................................................................................

- Nơi đăng ký/Registration place:.......................................................................................

Tổng số người làm việc trên tàu/Number of people Working on board:

Trong đó/Includning:  

- Người nước ngoài/Foreigner:......................................................................... .................

- Người Việt Nam (nếu có)/Vietnamese (if any):...................................................................

- Hô hiệu máy thông tin:................. - Tần số làm việc ...............................

- Mã số của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO): .................................................................. ..

Calling out information of vessel:........     Radio frequency..........................

- Công suất động cơ chính/Power of main engine:....................................

3. Thuyền trưởng hoặc người quản lý tàu/Captain or vessel manager:

- Họ và tên/Full name:........................................................................................................          

- Quốc tịch/Nationality:......................................................................................................

- Sinh ngày.....  tháng .... năm....... Nơi sinh:.......................................................................

Date of birth.....................................................................................................................                       Place of birth

- Địa chỉ thường trú/Residence:..........................................................................................

4. Đăng ký hoạt động trong lĩnh vực:........................................ .........................................

Field of activity..................................................................................... ............................

5. Địa điểm và thời gian xin phép/Area and duration for activites:

- Địa điểm, khu vực hoạt động/Area of operations:.............................................................

Thời gian hoạt động từ............... đến......................................................................... .......

Period of operation from........................... to......................................................... ...........

6. Cam kết/Commitment:

Khi hoạt động trong vùng biển của Việt Nam chúng tôi sẽ nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam; các quy định ghi trong Giấy phép hoạt động thuỷ sản; các điều khoản cam kết trong dự án, hợp đồng đã ký kết.

While operating in Vietnam seas the fisheries vessel shall comply with Vietnamese laws and regulations and fulfill all provisions stated in the licenses, signed projects and contracts.

 

Ngày..........tháng.........năm...........

Done in ...................

NGƯỜI ĐỀ NGHỊ

Signature

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có))

 

 

Mẫu số 12.KT

DANH SÁCH THUYỀN VIÊN, NGƯỜI LÀM VIỆC TRÊN TÀU NƯỚC NGOÀI HOẠT ĐỘNG TRONG VÙNG BIỂN VIỆT NAM

CREW MEMBER LIST AND FISHERS WORKING ON BOARD

________

Những người có tên trong danh sách sau là thuyền viên làm việc trên tàu cá mang số đăng ký......................., quốc tịch….

List of following crew members are currently working on vessel with number...................................., nationality……

TT

 

Họ và tên

Full name

Năm sinh

Date of birth

Quốc tịch

Nationality

Số hộ chiếu

Passport No

Địa chỉ

thường trú

Resident address

Chức danh

Position

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 13.KT

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happines

_____________________________________________

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG THUỶ SẢN

CHO TÀU NƯỚC NGOÀI TRONG VÙNG BIỂN VIỆT NAM

RE-APPLICATION FROM FOR FISHING OPERATIONS LICENSE VIETNAM SEAS

________

 

1. Tổ chức/cá nhân đề nghị cấp giấy phép/Applicant:

- Họ tên cá nhân, tổ chức/Name of person or orgnization:...................................................

- Địa chỉ cá nhân hoặc nơi đặt trụ sở chính của tổ chức:......................................................

Address of person or orgnization

- Địa chỉ người đại diện/nơi đặt đại diện tại Việt Nam (nếu có).............................................

Address of representative/representative office in Vietnam (if available)

2. Tàu đề nghị cấp lại hoạt động tại Việt Nam/Vessel conducting fisheries activities in Vietnam:     

- Tên tàu (nếu có)/Name of vessel (if available):..................................................................

- Quốc tịch/Nationality:......................................................................................................

- Số đăng ký/Registration number:.....................................................................................

- Nơi đăng ký/Registration place:.......................................................................................

3. Số giấy phép hoạt động thuỷ sản đã được cấp:.............................................................

Number of issued fisheries license:....................................................................................

4. Xin hoạt động trong lĩnh vực:.........................................................................................

Activities requested for extension.................................................................................... ..

5. Địa điểm và thời gian xin phép tiếp tục hoạt động:..........................................................

Area and duration for extension orperations........................................................................

- Địa điểm, khu vực hoạt động/Area of orperations:............................................................

Thời gian hoạt động từ............... đến............................................................................ ....

Period of extension operation from................. to........................................................ .......

6. Lý do xin cấp lại Giấy phép (nêu rõ lý do, kèm theo các giấy tờ để chứng minh nội dung và các thông tin thay đổi):...............................................

7. Cam kết/Commitment:

Khi hoạt động trong vùng biển của Việt Nam chúng tôi sẽ nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam; các quy định ghi trong giấy phép hoạt động thuỷ sản đã được cấp; các điều khoản cam kết trong dự án, hợp đồng đã ký kết.

While operating in Vietnam seas the fisheries vessel shall comply with Vietnamese laws and regulation and fulfill all provisions stated in the licenses, signed projects and contracts.

 

Ngày..........tháng.........năm...........

Done in ...................

NGƯỜI ĐỀ NGHỊ

Signature

Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có)

                                                                                         

 

Mẫu số 14.KT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happines

_______________________________________________

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG THUỶ SẢN

 CHO TÀU NƯỚC NGOÀI TRONG VÙNG BIỂN VIỆT NAM

APPLICATION FOR RENENAL OF LICENSE FISHERIES OPERATIONS IN VIETNAM SEAS

__________

1. Tổ chức/cá nhân đăng ký cấp phép/Applicant:

- Họ tên cá nhân, tổ chức/Name of person or orgnization:...................................................

- Địa chỉ cá nhân hoặc nơi đặt trụ sở chính của tổ chức:......................................................

Address of person or orgnization

- Địa chỉ người đại diện/nơi đặt đại diện tại Việt Nam (nếu có).............................................

Address of representative/representative office in Vietnam (is available)

2. Tàu xin gia hạn hoạt động tại Việt Nam/Vessel conducting fisheries activities in Vietnam:

- Tên tàu (nếu có)/Name of vessel (if available):..................................................................

- Quốc tịch/Nationality:......................................................................................................

- Số đăng ký/Registration number:.....................................................................................

- Nơi đăng ký/Registration place:.......................................................................................

3. Số giấy phép hoạt động thuỷ sản đã được cấp:......................................... ....................

Number of issued fisheries license:...................................................................... ..............

4. Cam kết/Commitment:

Khi hoạt động trong vùng biển của Việt Nam chúng tôi sẽ nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam; các quy định ghi trong giấy phép hoạt động thuỷ sản đã được cấp; các điều khoản cam kết trong dự án, hợp đồng đã ký kết.

While operating in Vietnam seas the fisheries vessel shall comply with Vietnamese laws and regulation and fulfill all provisions stated in the licenses, signed projects and contracts.

 

Ngày..........tháng.........năm...........

Done in ...................

NGƯỜI ĐỀ NGHỊ

Signature

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có))

 

Mẫu số 15.KT

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

MINISTRY OF AGRICULTURE

AND RURAL DEVELOPMENT

TỔNG CỤC  THỦY SẢN

DIRECTORATE OF FISHERIES

_______________

 

Số/number: ……….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happines

______________________________________________

Quyết định 1154/QĐ-BNN-TCTS của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thay thế, bị bãi bỏ lĩnh vực Thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

 

GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG THUỶ SẢN

CỦA TÀU NƯỚC NGOÀI TRONG VÙNG BIỂN VIỆT NAM

LICENSE FOR FISHING OPERATIONS

OF FOREIGN SHIPS IN THE VIETNAM SEA

                                                                                                                                                         _______________

 

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC  THỦY SẢN CẤP PHÉP

DIRECTOR OF DIRECTORATE OF FISHERIES ALLOWS:

 

Tên tàu/Name of vessel:

Quốc tịch/Nationality:

Số đăng ký/Registration number:

Nơi đăng ký/Registry place:

Chiều dài

Length overall

Lmax (m):  ……....

Chiều rộng

Width

Bmax (m): ……………

Chiều chìm

Depth

H(m): ……………..

Tổng trọng tải

Total tonnage

….. Tấn/Ton

Công suất

máy chính

Main engine power

......

Mã lục/Hp

Ký hiệu

máy chính:

Main engine

model

 

 

Chủ tàu:

Vessel owner:

 

 

Số thuyền viên:

Number crew:

 

 

Tần số liên lạc:

Frequency work:

 

 

Hô hiệu:

Radio call:

 

 

Đại diện phía Việt Nam:

Representative of foreign in Vietnam:

 

Địa chỉ/

Address:

 

Được hoạt động thuỷ sản trong vùng biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các điều kiện sau:

To carry out fishing operations in the sea water of the Socialist Republic of Vietnam subject following condition

1. Tàu được sử dụng vào mục đích

The vessel will be used for the purpose

 

2. Nghề hoạt động

Kind of Fishery

 

3. Vùng hoạt động

Operation area

 

4. Địa điểm tập kết làm thủ tục xuất nhập cảnh

Place for doing entryvisa procedure

Cảng đăng ký/Port registerd

 

5. Giấy phép có giá trị đến hết ngày

The validity of the license will be expire on

 

 

CÁC HOẠT ĐỘNG KHÔNG ĐƯỢC PHÉP/PROHIBITED OPERATIONS

1. Loài thủy sản cấm khai thác

Marine species not allowed to catch

 

2. Cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác hải sản

The use explosives, electro magnets and toxic substance for fishing is prohibited

3. Gây ô nhiễm môi trường/Cause environmental pollution

4. Bán hoặc tiêu thụ hải sản trên biển dưới mọi hình thức/

Fish sales/trading at sea, in any form

                                            

 

                   
 

 

Hà Nội, ngày …… tháng…… năm ………

Issued in Hanoi on .......................................

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC  THỦY SẢN

DIRECTOR GENERAL OF DIRECTORATE OF FISHERIES

(Ký tên, đóng dấu)

(Signature and seal)

 

 

 

MỘT SỐ QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI TÀU ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP

SOME STIPULATIONS FOR LICENSE VESSEL

__________

 

1. Tiến hành các hoạt động theo đúng nghề, khai thác đúng đối tượng, đúng khu vực và thời gian ghi trong giấy phép.

Carry out fishing operation in accordance with the registered fishery anh exploit marine species in sea areas and within the duration which have been defined in the license.

2. Tàu phải có dấu hiệu nhận biết và đúng như thông báo với phía Việt Nam và có đủ giấy tờ theo quy định.

The vessel has to bear clear signs just as they have been noitified to the Vietnamese authority and all necessary papes requested to be available on vessel:

- Giấy chứng nhận hoạt động thủy sản do Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp;

The license for fishing operations is issued by Directorate of  Fisheries of Ministry of Agriculture and Rural Development

- Giấy đăng ký tàu;

Registration Certificate;

- Giấy đăng kiểm tàu;

Inspection Certificate;

- Giấy tờ tùy thân của sĩ quan và thuyền viên đi trên tàu;

Indentity paper of officers and crew;

- Các giấy tờ khác đã được quy định trong Luật hàng hải Việt Nam và các giấy tờ liên quan đến hoạt động thủy sản trên vùng biển Việt Nam.

Other papers as definef in the nevigation law of Vietnam as well as papers relating to fishing operations in the sea water of Vietnam.

3. Tiếp nhận giám sát viên Việt Nam lên tàu theo quyết định của Tổng cục Thủy sản và đảm bảo điều kiện làm việc, sinh hoạt cho giám sát viên theo tiêu chuẩn sỹ quan trên tàu.

Receive Vietnnam Supervisors on the board of vessel (D-FISH) and ensure good living and working conditions for them as other vessel officers.

4. Chấp hành báo cáo theo quy định/Make in due time periodical report.

5. Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời tuân theo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà chức trách Việt Nam kiểm tra, kiểm soát.

Strictly obseve the Law of Socialist Republic Of Vietnam and create favourable conditions for Vietnam Authorities to execute their controlling and inspecting duties.

 

Mẫu số 16.KT

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

MINISTRY OF AGRICULTURE

AND RURAL DEVELOPMENT

TỔNG CỤC  THỦY SẢN

DIRECTORATE OF FISHERIES

________

Số giấy phép gia hạn

/Exiensing licence number:

Lần/Time:..............

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happines

_____________________________________________

Quyết định 1154/QĐ-BNN-TCTS của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thay thế, bị bãi bỏ lĩnh vực Thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

GIA HẠN GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG THUỶ SẢN

CỦA TÀU NƯỚC NGOÀI TRONG VÙNG BIỂN VIỆT NAM

EXTENSION OF LICENCE FOR FISHERIES OPERATIONS

OF FOREIGN SHIPS IN THE VIETNAM SEA

____________

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC  THỦY SẢN CẤP PHÉP

DIRECTOR OF DIRECTORATE OF FISHERIES ALLOWS:

Tên tàu/Name of vessel

 

Quốc tịch/Nationality

 

Số giấy phép/License number

 

Số đăng ký/Regstration number of vessel

 

Nơi đăng ký tàu: (Regitry place of vessel)

 

 

Được tiếp tục hoạt động trong vùng biển nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến ngày.............................................  theo các nội dung ghi trong giấy phép.                           

To continiue operating in the sea waters of the Socialist Republic of Vietnam until ................In accordance with stipulations defined in the licens./.

 

Ngày.......tháng......năm........

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC  THỦY SẢN

DIRECTOR GENERAL OF DIRECTORATE OF FISHERIES

(Ký tên, đóng dấu)

(Signature and seal)

 

14. Tên thủ tục: Cấp giấy phép nhập khẩu tàu cá

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức, cá nhân hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản;

b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Tổng cục Thủy sản kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Tổng cục Thủy sản xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Tổng cục Thủy sản thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung;

d) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản xem xét cấp phép cho tổ chức, cá nhân theo Mẫu số 08.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP; trường hợp không cho phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

đ) Giấy phép nhập khẩu tàu cá, cho phép thuê tàu trần phải gửi cho tổ chức, cá nhân xin nhập khẩu tàu cá hoặc xin thuê tàu trần đồng thời gửi đến các cơ quan liên quan: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi chủ tàu cá đăng ký hộ khẩu thường trú, Bộ Quốc phòng (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng), Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan).

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có).

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 07.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Hợp đồng nhập khẩu tàu cá hoặc hợp đồng thuê tàu trần;

c) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá hoặc hồ sơ phân cấp tàu cá còn hiệu lực từ 06 tháng trở lên do tổ chức đăng kiểm của nước có tàu cấp (bản chụp có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu);

d) Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, đối với tàu cá đã qua sử dụng (bản chụp có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu);

đ) Hợp đồng, thanh lý hợp đồng đóng tàu, đối với tàu cá đóng mới.

Hồ sơ nêu tại điểm b, c, d và đ phải dịch ra tiếng Việt.

1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Tổng cục Thủy sản.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định về việc cho phép nhập khẩu tàu cá.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Chưa có văn bản quy định.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đề nghị theo Mẫu số 07.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

 

 

Mẫu số 07.TC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM  
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness

_____________________________________________

……….., ngày….. tháng …. năm …….
……….., date……………………………

ĐƠN ĐỀ NGHỊ NHẬP KHẨU TÀU CÁ
APPLICATION FOR IMPORT OF FISHING VESSEL

__________

Kính gửi: Tổng cục Thủy sản
To: Directorate of Fisheries

Người đề nghị (tên cá nhân hoặc tổ chức xin nhập khẩu tàu cá):……............... ………………
Applicant (Name of individual or organization applying for import of fishing vessel)

Số Giấy đăng ký kinh doanh…...........................................................................................

(hoặc Số CMND/thẻ căn cước/mã số định danh cá nhân)

Nơi thường trú (Residential Address).................................................................................

Nội dung đề nghị và hình thức nhập khẩu tàu cá:………………………………
(Proposed contents and import mode of fishing vessel)

Kê khai lý lịch của các tàu cá đề nghị nhập khẩu:................................................................

(Enumeration of fishing vessel proposed to be imported)

Tàu cá số 1: (Fishing vessel No 1)

Tên tàu: (Name of Fishing Vessel)………………Vật liệu (Materials)………………..

Kiểu tàu: (Type of Vessel)…………………..Công dụng: (Used for)………………................... .

Năm và nơi đóng (Year and Place of Build)……………................. …………………..… ………

Chủ tàu (Vessel owner)………………………......................... …………Quốc tịch: (Flag)………

Nơi thường trú (Residential Address)…………………..................... …………………………….

Các thông số kỹ thuật cơ bản của tàu cá:
(Basic specifications of fishing vessel)

Chiều dài lớn nhất Lmax …………………..
Length overall

Chiều dài thiết kế Ltk …………………..
Length

Chiều rộng lớn nhất Bmax …………………
Breadth overall

Chiều rộng thiết kế Btk …………………
Breadth

Chiều cao mạn D …………………………
Draught

Chiều chìm d…………………………...
Depth

Tổng dung tích (Gross tonage) …….(GT)

Trọng tải (Deadweight)…………. (DW)

Số lượng máy ………………………..........
Number of engines

Tổng công suất………………………....
Total Power

Kiểu máy
Type

Số máy
Number

Công suất
Power

Năm chế tạo
Year of Build

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

         

 

Tàu số 2: (Fishing vessel No 2)

................................................................................................................................................

Tàu số 3: (Fishing vessel No 3)

..................................................................................................................................................

 

Kính đề nghị: Tổng cục Thủy sản ……………
This is to kindly request: Directorate of Fisheries.

Xét duyệt và chấp thuận (tên cá nhân hoặc tổ chức xin nhập khẩu tàu cá):…………
To review and authorize (name of individual or organization applying for import of fishing vessel)

Được phép nhập khẩu các tàu cá (như đã nêu ở trên) để tiến hành hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam.

to import fishing vessel (as mentioned above) to carry out fishing operations in Vietnam marine water

Chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ các quy định về nhập tàu cá của Chính phủ và các yêu cầu theo pháp luật hiện hành của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
We commit to fully implement all legal regulations on import of fishing vessel under the Government’s Decree on import of fishing vessel and requirements under the existing law of the Socialist Republic of Vietnam.

 

NGƯỜI ĐỀ NGHỊ

APPLICANT
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)
(sign, full name and seal if any)

 

 

Mẫu số 08.TC

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TỔNG CỤC  THỦY SẢN

_____________

Số:         /QĐ-TCTS......

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_______________________________________

Hà Nội, ngày      tháng     năm

QUYẾT ĐỊNH

Về việc cho phép nhập khẩu tàu cá

_________

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC  THỦY SẢN

Căn cứ Quyết định số ......./-TTg ngày     tháng     năm      của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thủy sản trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số ......./NĐ-CP ngày .... tháng     năm       của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản năm 2017;

Căn cứ hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản;

Xét đơn đề nghị nhập khẩu tàu cá của (tổ chức, cá nhân):.................................................. ;

Theo đề nghị của ................................... ..........................................................................,

QUYẾT ĐỊNH:

Cho phép (tổ chức, cá nhân) ………….............................. …… được nhập khẩu tàu cá sau:

Tên tàu: ............................................................................................... ……………………..

Vật liệu: ....................................................................................................... ……………….

Kiểu tàu: ..........................................................................................................................

Công dụng:...................................................................................................... ……………

Năm và nơi đóng ........................................................................................................... ..

Các thông số kỹ thuật cơ bản của tàu cá:

Chiều dài lớn nhất Lmax ………

Chiều dài thiết kế Ltk ……………………

Chiều rộng lớn nhất Bmax ………

Chiều rộng thiết kế Btk …………………….

Chiều cao mạn D ………………

Chiều chìm d ………………………………

Tổng dung tích (GT)...................   

Trọng tải toàn phần (DW)............................

Số lượng máy …………………

Tổng công suất……………………………..

Kiểu máy

Số máy

Công suất

Năm chế tạo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Bộ Tài chính;

- UBND cấp tỉnh (nơi có tổ chức, cá nhân nhập khẩu tàu cá);

- Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng;

- Tổng cục Hải quan;

- Sở NN&PTNT (nơi có tổ chức, cá nhân nhập khẩu tàu cá);

- Lưu: VT, .......

TỔNG CỤC TRƯỞNG

 

 

 

15. Tên thủ tục: Cấp phép xuất khẩu loài thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu hoặc trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện (đối với mục đích nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế)

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản;

b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Tổng cục Thủy sản kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Tổng cục Thủy sản xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Tổng cục Thủy sản thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung;

d) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Tổng cục Thủy sản xem xét nội dung hồ sơ, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ;

đ) Tổng cục Thủy sản tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp phép xuất khẩu loài thủy sản theo Mẫu số 37.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP cho tổ chức, cá nhân sau khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý. Trường hợp Thủ tướng Chính phủ không đồng ý hoặc nội dung hồ sơ không đạt, Tổng cục Thủy sản trả lời tổ chức, cá nhân bằng văn bản nêu rõ lý do.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có).

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị cấp phép xuất khẩu loài thủy sản theo Mẫu số 36.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Tài liệu chứng minh xuất khẩu loài thủy sản vì mục đích nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế.

1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc (chưa tính thời gian xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ).

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Tổng cục Thủy sản.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép xuất khẩu loài thủy sản.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Chưa có văn bản quy định.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đề nghị cấp phép xuất khẩu loài thủy sản theo Mẫu số 36.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

 

Mẫu số 36.NT

TÊN CƠ SỞ
_______

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________________________

............, ngày ...... tháng ..... năm …

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP XUẤT KHẨU LOÀI/GIỐNG THỦY SẢN

__________

Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(Tổng cục Thủy sản).

Tên cơ sở ........................................................................................................................

Địa chỉ..............................................................................................................................

Số điện thoại: ………………………… Số fax: .....................................................................

Đề nghị được phép xuất khẩu loài/giống thủy sản sau:

1. Tên thương mại:............................................................................................................

2. Tên khoa học:...............................................................................................................

3. Số lượng: ……………….…. Khối lượng .........................................................................

4. Quy cách bao gói..........................................................................................................

5. Tên, địa chỉ cơ sở nhập khẩu:........................................................................................

6. Thời gian xuất khẩu:......................................................................................................

7. Địa điểm xuất khẩu:.......................................................................................................

8. Mục đích xuất khẩu:.......................................................................................................

Cam kết thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật có liên quan.

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, cấp phép.

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 37.NT

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

________

Số:……/GP-BNN-TCTS

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________________________

Hà Nội, ngày ….. tháng …. năm …             

 

 

GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU LOÀI/GIỐNG THỦY SẢN

__________

 

Căn cứ Nghị định số …/...../NĐ-CP ngày …. của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ…...của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số ..../2019/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;

Căn cứ đơn đăng ký xuất khẩu số ........ ngày ...... tháng..... năm....  của (cơ sở) .................................và hồ sơ đăng ký xuất khẩu.

Căn cứ kết quả thẩm định …

 

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng ý cấp phép xuất khẩu loài/giống thủy sản:  

Tên cơ sở ........................................................................................................................

Địa chỉ..............................................................................................................................

Số điện thoại: ……………………Số fax: ……………………….................................. …………

Được phép xuất khẩu loài/giống thuỷ sản:

1. Tên thương mại:............................................................................................................

2. Tên khoa học:...............................................................................................................

3. Số lượng: ……………….…. Khối lượng .........................................................................

4. Quy cách bao gói:.........................................................................................................

5. Tên, địa chỉ cơ sở nhập khẩu:........................................................................................

6. Thời gian xuất khẩu:......................................................................................................

7. Địa điểm xuất khẩu:.......................................................................................................

8. Mục đích xuất khẩu:.......................................................................................................

Giấy phép này có giá trị đến hết ngày:…….…………………………………

Cơ sở phải thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Nơi nhận:

- Cơ sở đăng ký;

- …………;

- Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;

- Lưu: VT, TCTS.

Hà Nội, ngày…..tháng ….năm …

BỘ TRƯỞNG

(Họ và tên, chữ ký và đóng dấu)

B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH THỰC HIỆN

1. Tên thủ tục: Công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng (thuộc địa bàn từ hai huyện trở lên)

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức cộng đồng gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung;

d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thông báo Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và khu dân cư nơi dự kiến thực hiện đồng quản lý;

đ) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông báo Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và khu dân cư nơi dự kiến thực hiện đồng quản lý; cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế (nếu cần), ban hành quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 06.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp không công nhận và không giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có).

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 01.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản tại khu vực dự kiến thực hiện đồng quản lý theo Mẫu số 02.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

c) Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 03.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

d) Thông tin về tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 04.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

đ) Bản chính biên bản họp tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 05.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.3.2Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết:

a) Công khai phương án: 03 ngày làm việc;

b) Thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế (nếu cần), ban hành quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng: 60 ngày.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức cộng đồng.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Chưa có văn bản quy định.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 01.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản tại khu vực dự kiến thực hiện đồng quản lý theo Mẫu số 02.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

c) Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 03.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

d) Thông tin về tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 04.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

đ) Bản chính biên bản họp tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 05.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

a) Thành viên là các hộ gia đình, cá nhân sinh sống và được hưởng lợi từ nguồn lợi thủy sản tại khu vực đó;

b) Đăng ký tham gia đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại một khu vực địa lý xác định chưa được giao quyền quản lý cho tổ chức, cá nhân khác;

c) Có phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản, quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

 

Mẫu số 01.BT

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________________

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN VÀ GIAO QUYỀN QUẢN LÝ
CHO TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG THỰC HIỆN ĐỒNG QUẢN LÝ
TRONG BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh….
                 hoặc Ủy ban nhân dân huyện/thị xã/thành phố…..

Tên tôi là:………........................................... ……………………………… Giới tính:…………..

Ngày tháng năm sinh:……………….................................... ……………. Dân tộc: …………...

Mã số định danh/Số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân:………….......................

Nghề nghiệp:……………………………………………………………...................................... 

Chỗ ở hiện tại:…………………………………………………………........................................ 

Số điện thoại liên hệ:………………………………………………...................................... ……..

Là người đại diện cho [Tên tổ chức cộng đồng]

Từ nhu cầu và sự tự nguyện của các thành viên trong cộng đồng với mục tiêu cùng chia sẻ quyền hạn, trách nhiệm trong quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản với Nhà nước, chúng tôi [Tên tổ chức cộng đồng], được thành lập theo Quyết định số ….. ngày…..tháng ….. năm (nếu có), nhận thấy [khu vực dự kiến thực hiện đồng quản lý] có nguồn lợi thủy sản cần được quản lý và bảo vệ nhằm duy trì sinh kế bền vững cho người dân có hoạt động thủy sản tại đây.

Do đó, các thành viên [Tên tổ chức cộng đồng] đã thảo luận và thống nhất xây dựng hồ sơ đề nghị công nhận và giao quyền quản lý tại [khu vực dự kiến thực hiện đồng quản lý] để thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản, với nội dung chính như sau:

1. Quyền quản lý đề nghị được giao [theo quy định tại khoản 5 Điều 10 Luật Thủy sản].

2. Vị trí, ranh giới khu vực địa lý đề nghị được giao [nêu rõ tên khu vực và tọa độ khu vực (nếu có)].

3. Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản; Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng.

(Chi tiết tại hồ sơ gửi kèm).

Kính đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh…. hoặc Ủy ban nhân dân huyện/thị xã/thành phố…..  xem xét, quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho [Tên tổ chức cộng đồng].

Chúng tôi cam kết sẽ quản lý khu vực được giao theo nội dung được công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản và tuân thủ các quy định của pháp luật./.

 

..........., ngày ...... tháng ........năm 20….

NGƯỜI ĐẠI DIỆN

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

Mẫu số 02.BT

 

PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ

VÀ KHAI THÁC NGUỒN LỢI THỦY SẢN

__________

Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản tại khu vực dự kiến thực hiện đồng quản lý gồm các thông tin chủ yếu như sau:

1. Thông tin chung

a) Tổ chức cộng đồng: tên tổ chức cộng đồng; số lượng thành viên.

b) Khu vực dự kiến thực hiện đồng quản lý: vị trí, ranh giới, tọa độ (nếu có), bao gồm sơ đồ vị trí khu vực kèm theo.

2. Sự cần thiết thực hiện đồng quản lý

(Nêu thông tin về hiện trạng nguồn lợi thủy sản, hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản, du lịch giải trí kết hợp hoạt động thủy sản, kinh tế xã hội; khó khăn, thách thức tại khu vực thực hiện đồng quản lý; dự kiến những vấn đề có thể khắc phục khi thực hiện đồng quản lý hoặc thông tin khác (nếu có) để từ đó thấy được sự cần thiết thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại khu vực nêu trên)

3. Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản tại khu vực thực hiện đồng quản lý

a) Mục tiêu, đối tượng thủy sản cần bảo vệ.

b) Phương án tổ chức bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản.

c) Phương án tổ chức hoạt động nuôi trồng thủy sản (nếu có).

d) Phương án tổ chức du lịch giải trí kết hợp hoạt động thủy sản (nếu có).

đ) Phương án tổ chức hoạt động khác (nếu có).

4. Giải pháp và tổ chức thực hiện phương án

(Nêu chi tiết hoạt động để thực hiện phương án; nhiệm vụ của tổ chức cộng đồng và các bên liên quan để thực hiện phương án và nội dung khác (nếu có))

 
Mẫu số 03.BT

 

QUY CHẾ

Hoạt động của tổ chức cộng đồng

__________

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

(Tên tổ chức cộng đồng, nguyên tắc, mục đích hoạt động của tổ chức cộng đồng)

Chương II

THÀNH VIÊN TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG

(Quy định về đăng ký tham gia tổ chức cộng đồng và chấm dứt tư cách thành viên tổ chức cộng đồng; quyền và nghĩa vụ của thành viên tổ chức cộng đồng; quyền và nghĩa vụ của cá nhân, hộ gia đình không phải là thành viên tổ chức cộng đồng tham gia hoạt động thủy sản tại khu vực đồng quản lý (nếu có))

 

Chương III

CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHIỆM VỤ CỦA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG

Điều….: Ban đại diện của tổ chức cộng đồng

1. Ban đại diện hoặc ban tương đương của tổ chức cộng đồng có tư cách pháp nhân (sau đây gọi là Ban đại diện) do thành viên tổ chức cộng đồng bầu, có trách nhiệm tổ chức, quản lý hoạt động của tổ chức cộng đồng, kết nối giữa cộng đồng và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Nhiệm vụ cụ thể

Điều….: Người đại diện tổ chức cộng đồng

1. Người đại diện tổ chức cộng đồng là người thuộc Ban đại diện, do thành viên tổ chức cộng đồng bầu.

2. Nhiệm vụ cụ thể

Điều….: Đội tuần tra, giám sát

1. Đội tuần tra, giám sát do Ban đại diện phân công, thực hiện tuần tra, giám sát, bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại khu vực được giao quản lý; phối hợp với cơ quan chức năng và chính quyền địa phương trong hoạt động kiểm tra, giám sát, lập biên bản và xử lý vi phạm pháp luật về thủy sản.

2. Nhiệm vụ cụ thể

Điều….: Đội tự quản

1. Đội tự quản được tổ chức theo nghề khai thác; theo lĩnh vực hoạt động hoặc theo đơn vị hành chính do các thành viên tổ chức cộng đồng tự nguyện tham gia. Đội thực hiện nhiệm vụ theo quy chế của tổ chức cộng đồng và phân công của Ban đại diện.

2. Nhiệm vụ cụ thể.

Điều….: Các đội khác (nếu có)

1. Các đội khác theo nhu cầu của tổ chức cộng đồng.

2. Nhiệm vụ cụ thể.

(Mỗi ban, đội có người đứng đầu và các thành viên)

Điều….: Nhiệm vụ của tổ chức cộng đồng: tuyên truyền, tập huấn; tuần tra, kiểm soát; tái tạo nguồn lợi thủy sản; thu thập thông tin, đánh giá hiện trạng nguồn lợi thủy sản, kinh tế xã hội và nhiệm vụ khác (nếu có).

Chương IV

CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG

Điều….: Bầu cử Ban đại diện, người đại diện của tổ chức cộng đồng.

Điều….: Chế độ họp định kỳ hằng năm hoặc đột xuất của tất cả thành viên tổ chức cộng đồng; chế độ họp định kỳ hoặc đột xuất của Ban đại diện, Đội tuần tra, giám sát, Đội tự quản và các Đội khác.

Điều….: Tài chính cho hoạt động của tổ chức cộng đồng (quy định về thu, chi và thành lập quỹ cộng đồng (nếu có)).

Điều….: Chia sẻ lợi ích của thành viên trong tổ chức cộng đồng (nếu có).

Điều….: Tuần tra, kiểm soát và phối hợp tuần tra, kiểm soát tại khu vực thực hiện đồng quản lý.

Điều….: Giải thể tổ chức cộng đồng.

Điều….: Cơ chế khác (nếu có).

 

Chương V

QUY CHẾ VỀ HOẠT ĐỘNG THỦY SẢN

Điều….: Quy định về hoạt động được hoặc không được thực hiện.

Điều….: Quy định cụ thể về: nuôi trồng thủy sản; bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản; du lịch giải trí gắn với hoạt động thủy sản; hoạt động khác của tổ chức cộng đồng (nếu có).

Chương VI

KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

 

Mẫu số 04.BT

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________________________

 

 

THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG

 

1. Thông tin của tổ chức cộng đồng:

- Tên tổ chức cộng đồng: ……………………………………..................................... …………..

- Tổ chức cộng đồng được thành lập theo Quyết định số ….................................. .....…….. 

ngày…… tháng ….. năm ….. (nếu có)

- Số lượng thành viên: ……………………........................................ …………………………...

- Thành phần tham gia tổ chức cộng đồng:……….................................. ………………………

2. Thông tin người đại diện của tổ chức cộng đồng (Đối với trường hợp đề nghị thay đổi người đại diện của tổ chức cộng đồng):

- Họ và tên:… ....................................... …………………………….. Giới tính:………………….

- Ngày tháng năm sinh:…… ................................... ……… Dân tộc: ……. Quốc tịch:……….

- Mã số định danh/Số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân:…............................ …         

- Nghề nghiệp: ………………………….................................................... ………………………

- Chỗ ở hiện tại:………………… ............................................. ………………………………….

- Số điện thoại liên hệ:……………… ........................................... ………………………………

 

 

 

3. Danh sách thành viên tổ chức cộng đồng:

 

TT

Họ và tên

Năm sinh

Số người trong hộ làm nghề liên quan đến TS

Chỗ ở hiện tại

Khai thác thủy sản

Nuôi trồng thủy sản

Nghề khác

Số ĐK tàu cá

Chiều dài tàu cá (m)

Nghề khai thác TS

Ngư trường khai thác chính

Nguồn thu nhập (chính/phụ)

Khu vực nuôi

Diện tích nuôi

Đối tượng nuôi

Hình thức nuôi

Nguồn thu nhập (chính/phụ)

Tên nghề

Nguồn thu nhập (chính/phụ)

A

Thành viên là hộ gia đình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B

Thành viên là cá nhân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG

 (Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LẬP BIỂU

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ

 

 

Mẫu số 05.BT

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________________________

……….., ngày …… tháng ……. năm……

 

BIÊN BẢN HỌP CỦA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG

Thông qua Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản
và Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng

__________

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên tổ chức cộng đồng:................................................................................................

2. Số lượng thành viên tổ chức cộng đồng:.......................................................................

3. Thành phần tham dự họp (ghi cụ thể thông tin của đại biểu và số lượng thành viên tổ chức cộng đồng tham dự họp):..........................................................................................................................................

4. Thời gian, địa điểm tổ chức họp:....................................................................................

II. NỘI DUNG CUỘC HỌP

1. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu tham dự, người chủ trì, người ghi biên bản cuộc họp.

2.  Bầu người đại diện của tổ chức cộng đồng.

3. Thảo luận, thống nhất và biểu quyết thông qua nội dung về:

- Danh sách thành viên tham gia tổ chức cộng đồng.

- Dự thảo Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản tại khu vực dự kiến thực hiện đồng quản lý.

- Dự thảo Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng.

- Các vấn đề khác (nếu có).

(Người ghi biên bản ghi đầy đủ ý kiến của các đại biểu tham dự, kết quả biểu quyết thông qua của thành viên tổ chức cộng đồng đối với từng nội dung)

Cuộc họp kết thúc vào hồi………….., ngày….. tháng ….. năm ….. tại [tên địa điểm tổ chức đại hội].

Biên bản này được lập thành 02 (hai) bản có giá trị ngang nhau.

ĐẠI DIỆN CỦA CỘNG ĐỒNG

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI GHI BIÊN BẢN

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

ĐẠI DIỆN ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ THAM DỰ CUỘC HỌP

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 06.BT

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ….

__________


Số: ........../QĐ-....

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

….........., ngày.......tháng.....năm ......

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng
thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại ……….

_____________

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ……………………

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Thuỷ sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số ..../2019/NĐ-CP ngày ... tháng .... năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;

Căn cứ văn bản hiệp thương giữa Ủy ban nhân dân tỉnh (nếu có);

Xét văn bản thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng của ………,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công nhận [tên tổ chức cộng đồng] thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản như sau:

1. Người đại diện [tên tổ chức cộng đồng]: Ông/Bà [họ và tên người đại diện của tổ chức cộng đồng], số chứng minh thư/thẻ căn cước, thường trú tại …………….

2. Công nhận Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản và Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng kèm theo Quyết định này.

3. Nội dung khác (nếu có)

Điều 2. Giao quyền quản lý cho [tên tổ chức cộng đồng] thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại khu vực [vị trí, ranh giới khu vực địa lý được giao] (sơ đồ/bản đồ khu vực địa lý kèm theo Quyết định này).

Phạm vi quyền được giao bao gồm: [ghi cụ thể quyền được giao theo đề nghị của tổ chức cộng đồng và quy định tại Luật Thủy sản]. 

Nội dung khác (nếu có)

Điều 3. [tên tổ chức cộng đồng] có trách nhiệm thực hiện việc quản lý, bảo vệ, khai thác và phát triển nguồn lợi thủy sản theo đúng nội dung tại  Điều 1, Điều 2 Quyết định này và quy định pháp luật khác có liên quan.

Điều 4. Giao [tên các đơn vị có liên quan như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã, Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng,…] tổ chức thực hiện, theo dõi, hỗ trợ tổ chức cộng đồng thực hiện nội dung tại Điều 1, Điều 2 Quyết định này [ghi nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị].

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 6. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thủ trưởng các đơn vị có liên quan [kể tên đơn vị], Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện....., Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã......., [tên tổ chức cộng đồng] và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./

Nơi nhận:                                                

- Như Điều 6;

- .......

- Lưu: VT,.....         

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN 

CHỦ TỊCH

 

 

2. Tên thủ tục: Sửa đổi, bổ sung nội dung quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng (thuộc địa bàn từ hai huyện trở lên)

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức cộng đồng gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi Tổ chức cộng đồng đến nộp hồ sơ;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung;

d) Đối với trường hợp thay đổi tên tổ chức cộng đồng, người đại diện tổ chức cộng đồng, Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền xem xét ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung. Trường hợp không ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

đ) Đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung vị trí, ranh giới khu vực địa lý được giao; phạm vi quyền được giao; phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản:

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thông báo Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và khu dân cư nơi dự kiến thực hiện đồng quản lý;

- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông báo theo quy định tại điểm b khoản này, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế (nếu cần), ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung nội dung Quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 08.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp không ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có).

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 07.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Thông tin về tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 04.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung tên tổ chức và tên người đại diện của tổ chức cộng đồng;

c) Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện và dự thảo phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản mới đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản; vị trí, ranh giới khu vực địa lý được giao; phạm vi quyền được giao;

d) Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện và dự thảo quy chế mới đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng;

đ) Bản chính biên bản họp của tổ chức cộng đồng về các nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung theo Mẫu số 05.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết:

a) Đối với trường hợp thay đổi tên tổ chức cộng đồng, người đại diện tổ chức cộng đồng, Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng: Trong thời hạn 07 ngày làm việc;

b) Đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung vị trí, ranh giới khu vực địa lý được giao; phạm vi quyền được giao; phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản:

- Công khai phương án: 03 ngày làm việc;

- Thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế (nếu cần), ban hành quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng: 60 ngày.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức cộng đồng.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định sửa đổi, bổ sung nội dung Quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Chưa có văn bản quy định.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 07.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Thông tin về tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 04.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung tên tổ chức và tên người đại diện của tổ chức cộng đồng;

c) Bản chính biên bản họp của tổ chức cộng đồng về các nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung theo Mẫu số 05.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

 

Mẫu số 04.BT

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________________________

 

 

THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG

 

1. Thông tin của tổ chức cộng đồng:

- Tên tổ chức cộng đồng: ……………………………………..................................... …………..

- Tổ chức cộng đồng được thành lập theo Quyết định số ….................................. .....…….. 

ngày…… tháng ….. năm ….. (nếu có)

- Số lượng thành viên: ……………………........................................ …………………………...

- Thành phần tham gia tổ chức cộng đồng:……….................................. ………………………

2. Thông tin người đại diện của tổ chức cộng đồng (Đối với trường hợp đề nghị thay đổi người đại diện của tổ chức cộng đồng):

- Họ và tên:… ....................................... …………………………….. Giới tính:………………….

- Ngày tháng năm sinh:…… ................................... ……… Dân tộc: ……. Quốc tịch:……….

- Mã số định danh/Số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân:…............................ …         

- Nghề nghiệp: ………………………….................................................... ………………………

- Chỗ ở hiện tại:………………… ............................................. ………………………………….

- Số điện thoại liên hệ:………………       ………………………………

 

3. Danh sách thành viên tổ chức cộng đồng:

 

TT

Họ và tên

Năm sinh

Số người trong hộ làm nghề liên quan đến TS

Chỗ ở hiện tại

Khai thác thủy sản

Nuôi trồng thủy sản

Nghề khác

Số ĐK tàu cá

Chiều dài tàu cá (m)

Nghề khai thác TS

Ngư trường khai thác chính

Nguồn thu nhập (chính/phụ)

Khu vực nuôi

Diện tích nuôi

Đối tượng nuôi

Hình thức nuôi

Nguồn thu nhập (chính/phụ)

Tên nghề

Nguồn thu nhập (chính/phụ)

A

Thành viên là hộ gia đình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B

Thành viên là cá nhân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG

 (Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LẬP BIỂU

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ

 

Mẫu số 05.BT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________________________

……….., ngày …… tháng ……. năm……

 

 

BIÊN BẢN HỌP CỦA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG

Thông qua nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung Quyết định công nhận
và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng

___________

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên tổ chức cộng đồng:................................................................................................

2. Số lượng thành viên tổ chức cộng đồng:.......................................................................

3. Thành phần tham dự họp (ghi cụ thể thông tin của đại biểu và số lượng thành viên tổ chức cộng đồng tham dự họp):..........................................................................................................................................

4. Thời gian, địa điểm tổ chức họp:....................................................................................

II. NỘI DUNG CUỘC HỌP

1. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu tham dự, người chủ trì, người ghi biên bản cuộc họp.

2. Thảo luận, thống nhất và biểu quyết thông qua nội dung về [lựa chọn một hoặc nhiều nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung]:

- Tên tổ chức cộng đồng (đối với tổ chức cộng đồng không có tư cách pháp nhân).

- Tên người đại diện của tổ chức cộng đồng.

- Phạm vi quyền quản lý được giao.

- Vị trí, ranh giới khu vực địa lý được giao.

- Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản.

- Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng.

(Người ghi biên bản ghi đầy đủ ý kiến của các đại biểu tham dự, kết quả biểu quyết thông qua của thành viên tổ chức cộng đồng đối với từng nội dung)

Cuộc họp kết thúc vào hồi………….., ngày….. tháng ….. năm ….. tại [tên địa điểm tổ chức đại hội].

Biên bản này được lập thành 02 (hai) bản có giá trị ngang nhau.

 

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI GHI BIÊN BẢN

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

ĐẠI DIỆN ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ THAM DỰ CUỘC HỌP

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 07.BT

TÊN TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG

___________

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN

VÀ GIAO QUYỀN CHO TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG THỰC HIỆN

ĐỒNG QUẢN LÝ TRONG BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

_____________

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh ……
                 hoặc Ủy ban nhân dân huyện/thị xã/thành phố ……

Tên tôi là:……………………………………… Giới tính:…........................................... ………..

Là người đại diện cho [Tên tổ chức cộng đồng]

[Tên tổ chức cộng đồng] được công nhận và giao quyền quản lý thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo Quyết định số....... ngày..................của Ủy ban nhân dân tỉnh…. hoặc Ủy ban nhân dân huyện/thị xã/thành phố.

Sau một thời gian hoạt động theo các nội dung được công nhận và giao quyền quản lý, chúng tôi đề nghị sửa đổi, bổ sung một số nội dung như sau [lựa chọn một hoặc nhiều nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung]:

1. Tên tổ chức cộng đồng (đối với tổ chức cộng đồng không có tư cách pháp nhân);

2. Người đại diện của tổ chức cộng đồng;

3. Phạm vi quyền quản lý được giao;

4. Vị trí, ranh giới khu vực địa lý được giao;

5. Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản;

6. Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng.

(Chi tiết tại hồ sơ gửi kèm)

Kính đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh…. hoặc Ủy ban nhân dân huyện/             thị xã/thành phố xem xét và quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định                        số ................ngày ...........................để [Tên tổ chức cộng đồng] hoạt động được hiệu quả hơn.

 

..........., ngày ...... tháng ........năm …..

TM. TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG

NGƯỜI ĐẠI DIỆN

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

Mẫu số 08.BT

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ….

____________

 

Số: ........../QĐ-....

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

….........., ngày.......tháng.....năm ......

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Sửa đổi, bổ sung nội dung Quyết định công nhận

và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại ……….

____________

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH……..

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Thuỷ sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số ..../2019/NĐ-CP ngày ... tháng .... năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;

Căn cứ văn bản hiệp thương giữa Ủy ban nhân dân tỉnh (nếu có);

Căn cứ Quyết định số …….. ngày … tháng … năm …. của Ủy ban nhân dân tỉnh …. công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại….;

Xét văn bản thẩm định hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng của …….,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung nội dung quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại…. như sau: [lựa chọn một hoặc nhiều nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung]:

1. Tên tổ chức cộng đồng.

2. Người đại diện của tổ chức cộng đồng: Ông/Bà [họ và tên người đại diện của tổ chức cộng đồng], số chứng minh thư/thẻ căn cước, thường trú tại ……………..

3. Phạm vi quyền quản lý được giao.

4. Vị trí, ranh giới khu vực thực hiện đồng quản lý (sơ đồ/bản đồ khu vực địa lý kèm theo Quyết định này).

5. Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản kèm theo Phụ lục Quyết định này.

6. Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng kèm theo Phụ lục Quyết định này.

7. Nội dung khác (nếu có).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Những nội dung không quy định tại Điều 1 Quyết định này tiếp tục thực hiện theo Quyết định số …….. ngày … tháng … năm …. của Ủy ban nhân dân tỉnh …. công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại….

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thủ trưởng các đơn vị có liên quan [kể tên đơn vị], Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện....., Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã......., [tên tổ chức cộng đồng] và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:                                               

- Như Điều 3;

- .......

- Lưu: VT,.....         

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN 

CHỦ TỊCH

 

3. Tên thủ tục: Cấp, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản (trừ giống thủy sản bố mẹ)

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;

b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung;

d) Trình tự cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra điều kiện của cơ sở theo Mẫu số 03.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, cơ sở thực hiện khắc phục; sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để tổ chức kiểm tra nội dung đã khắc phục. Trường hợp cơ sở đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do;

đ) Trình tự cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

e) Nội dung kiểm tra gồm:

- Kiểm tra hồ sơ đăng ký cấp, cấp lại Giấy chứng nhận;

- Kiểm tra thực tế tại địa điểm sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản theo quy định tại Điều 23, khoản 1 Điều 24 Luật Thủy sảnĐiều 20 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

- Kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ trong sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản theo khoản 2 Điều 26 Luật Thủy sản.

g) Thời gian kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản là 12 tháng; trường hợp cơ sở đã được tổ chức đánh giá, cấp giấy chứng nhận hệ thống phù hợp tiêu chuẩn, thời gian kiểm tra duy trì điều kiện là 24 tháng.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có).

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản theo Mẫu số 01.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP (đối với trường hợp câp giấy chứng nhận và cấp lại);

b) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo Mẫu số 02.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP (đối với trường hợp cấp Giấy chứng nhận).

c) Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân  (đối với trường hợp đề nghị cấp lại);

d) Bản chính Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản đã được cấp, trừ trường hợp Giấy chứng nhận bị mất (đối với trường hợp đề nghị cấp lại).

1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới; 03 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Chưa có văn bản quy định.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản theo Mẫu số 01.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo Mẫu số 02.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

 

Mẫu số 01.NT

 

TÊN CƠ SỞ

______
 

Số: ………

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
__________________________________________

............, ngày......tháng .....năm……

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN

SẢN XUẤT, ƯƠNG DƯỠNG GIỐNG THỦY SẢN

__________

 

Kính gửi: (*) …………………………….

 

Tên cơ sở: ..................................................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính: .....................................................................................................

Số điện thoại: ..................... Số fax: ……………..Email: ...............................................

Địa chỉ nơi sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản: ........................................................

Số điện thoại: ..................... Số fax: ……………..Email: ...............................................

Đề nghị được kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản:

- Sản xuất giống thuỷ sản bố mẹ                          o

- Sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản               o

- Ương dưỡng giống thuỷ sản                              o

Đăng ký cấp lần đầu: o                           Đăng ký cấp lại: o       

Hồ sơ và tài liệu kèm theo đơn đề nghị này, gồm:            

Chúng tôi cam kết thực hiện các quy định về điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản.

 

 

CHỦ CƠ SỞ ĐĂNG KÝ KIỂM TRA
(Ký tên, đóng dấu nếu có)

 

Ghi chú: (*) Gửi Tổng cục Thuỷ sản nếu cơ sở đăng ký kiểm tra là cơ sở sản xuất giống thủy sản bố mẹ; gửi Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh nếu cơ sở đăng ký kiểm tra là cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản (trừ giống thuỷ sản bố mẹ).

 

Mẫu số 02.NT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

______________________

 

BẢN THUYẾT MINH CHI TIẾT VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, KỸ THUẬT

CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT, ƯƠNG DƯỠNG GIỐNG THỦY SẢN

___________

 

Kính gửi: (*) …………………………….

 

Tên cơ sở: .......................................................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính: ..........................................................................................................

Số điện thoại: ..................... Số fax: ……………..Email: ....................................................

Địa chỉ nơi sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản: ............................................................

Số điện thoại: ..................... Số fax: ……………..Email: ....................................................

Nội dung thuyết minh về cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, cụ thể như sau:

1. Cơ sở vật chất[1]: ...........................................................................................................

........................................................................................................................................

2. Trang thiết bị[2]: ..............................................................................................................

........................................................................................................................................

3. Hồ sơ[3]: ........................................................................................................................

........................................................................................................................................

4. Danh mục các đối tượng sản xuất, ương dưỡng tại cơ sở:.............................................

........................................................................................................................................

 

 

….., ngày …. tháng … năm …..
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu nếu có)

Ghi chú: (*) Gửi Tổng cục Thuỷ sản nếu cơ sở đăng ký kiểm tra là cơ sở sản xuất giống thủy sản bố mẹ; gửi Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh nếu cơ sở đăng ký kiểm tra là cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản (trừ giống thuỷ sản bố mẹ).

 

Mẫu số 03.NT

 

TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA

___________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_______________________

………., ngày .... tháng .... năm  .....

 

BIÊN BẢN

Kiểm tra cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản

_____________

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Căn cứ kiểm tra: ..........................................................................................................

2. Thành phần Đoàn kiểm tra:

- Ông/bà:................................................... Chức vụ: ........................................................

- Ông/bà: .................................................. Chức vụ: ........................................................

- Ông/bà: .................................................. Chức vụ: ........................................................

3. Thông tin cơ sở kiểm tra:

- Tên cơ sở: .....................................................................................................................

-  Địa chỉ trụ sở chính: .......................................................................................................

Số điện thoại:...... …….Số fax : ........................... Email: ..................................................

- Số giấy đăng ký kinh doanh/Số giấy phép đầu tư/Số quyết định thành lập: ...................

Cơ quan cấp:................................................. Ngày cấp: ..................................................

- Đại diện của cơ sở:....................................... Chức vụ: ..................................................

- Mã số cơ sở (nếu có):.....................................................................................................

4. Địa điểm kiểm tra:

-  Địa chỉ: .........................................................................................................................

-  Số điện thoại:............ Số fax: ........................... Email: ..................................................

5. Đối tượng sản xuất, ương dưỡng:

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

II. NỘI DUNG KIỂM TRA

STT

 

Chỉ tiêu kiểm tra

Kết quả kiểm tra

Diễn giải kết quả kiểm tra, hành động và thời gian khắc phục lỗi

Đạt

Không đạt

I

KIỂM TRA LẦN ĐẦU HOẶC KHI CÓ THAY ĐỔI VỀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, ƯƠNG DƯỠNG

 

 

 

1

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sản xuất phù hợp với loài thủy sản

 

 

 

a

Hệ thống xử lý nước cấp, nước thải bảo đảm yêu cầu kiểm soát chất lượng và an toàn sinh học

 

 

 

b

Hệ thống ao, bể, lồng bè bảo đảm yêu cầu kiểm soát chất lượng và an toàn sinh học

 

 

 

c

Khu chứa trang thiết bị, nguyên vật liệu bảo đảm yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp

 

 

 

d

Khu sinh hoạt bảo đảm không ảnh hưởng xấu đến khu vực sản xuất, ương dưỡng

 

 

 

đ

Trang thiết bị bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học

 

 

 

e

Thiết bị thu gom và xử lý chất thải không ảnh hưởng xấu đến khu vực sản xuất, ương dưỡng

 

 

 

2

Có nơi cách ly theo dõi sức khỏe giống thủy sản mới nhập

 

 

 

3

Có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản hoặc sinh học

 

 

 

4

Xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, kiểm soát an toàn sinh học

 

 

 

a

Nước phục vụ sản xuất, ương dưỡng

 

 

 

b

Giống thủy sản trong quá trình sản xuất

 

 

 

c

Vệ sinh, thu gom và xử lý nước thải, chất thải

 

 

 

d

Tiêu huỷ xác động vật thuỷ sản chết hoặc nhiễm các bệnh phải tiêu hủy

 

 

 

đ

Kiểm soát giống thuỷ sản thoát ra môi trường bên ngoài, động vật gây hại xâm nhập vào cơ sở

 

 

 

e

Thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản

 

 

 

5

Trường hợp sản xuất giống thủy sản bố mẹ phải có giống thủy sản thuần chủng hoặc giống thủy sản được công nhận thông qua khảo nghiệm hoặc kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

 

 

 

II

KIỂM TRA DUY TRÌ ĐIỀU KIỆN, NGOÀI CÁC CHỈ TIÊU TẠI MỤC I, PHẢI ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU SAU

 

 

 

6

Thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng theo quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng giống thủy sản đã công bố

 

 

 

7

Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng để bảo đảm chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn đã công bố; thực hiện ghi chép, lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản phục vụ truy xuất nguồn gốc

 

 

 

8

Sản xuất giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam

 

 

 

9

Thực hiện ghi nhãn giống thủy sản theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa

 

 

 

10

Cập nhật thông tin, báo cáo trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản vào cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản theo quy định

 

 

 

11

Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật

 

 

 

12

Tuân thủ quy định về thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ

 

 

 

Số chỉ tiêu đánh giá thực tế

 

 

 

Số chỉ tiêu đạt/không đạt

 

 

 

 

 

III. LẤY MẪU (kèm theo Biên bản lấy mẫu)

1. Thông tin về mẫu lấy (loại mẫu, số lượng mẫu; tình trạng bao gói, bảo quản mẫu,..)

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

2. Chỉ định chỉ tiêu phân tích:

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

IV. Ý KIẾN CỦA ĐOÀN KIỂM TRA:

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

V. Ý KIẾN CỦA ĐẠI DIỆN CƠ SỞ:

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐƯỢC KIỂM TRA

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TRA

(Ký, ghi rõ họ tên)


 

HƯỚNG DẪN KIỂM TRA

CƠ SỞ SẢN XUẤT, ƯƠNG DƯỠNG GIỐNG THỦY SẢN

__________

 

A. NGUYÊN TẮC KIỂM TRA

1. Ghi biểu mẫu kiểm tra

- Ghi đầy đủ thông tin theo quy định trong biểu mẫu.

- Thẩm tra và ghi thông tin chính xác.

- Nếu sửa chữa trên nội dung đã ghi trong Biên bản, phải có chữ ký xác nhận của Trưởng đoàn kiểm tra.

2. Nguyên tắc đánh giá

- Không được bổ sung hoặc bỏ bớt nội dung, mức đánh giá đã được quy định trong chỉ tiêu.

- Kết quả đánh giá của chỉ tiêu là “Đạt” hoặc “Không đạt”.

- Dùng ký hiệu X hoặc ü đánh dấu vào các vị trí mức đánh giá đã được xác định đối với mỗi chỉ tiêu.

- Phải diễn giải chi tiết chỉ tiêu đạt và không đạt; mỗi chỉ tiêu không đạt phải xác định thời hạn cơ sở phải khắc phục lỗi đó.

3. Chỉ tiêu áp dụng

- Đối với chỉ tiêu từ 1 đến 5 áp dụng đối với cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản đăng ký kiểm tra cấp Giấy chứng nhận lần đầu.

- Đối với chỉ tiêu từ 1 đến 12 áp dụng đối với kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản đã được Giấy chứng nhận.

B. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ TỪNG CHỈ TIÊU

I. KIỂM TRA LẦN ĐẦU HOẶC KHI CÓ THAY ĐỔI VỀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, ƯƠNG DƯỠNG

1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sản xuất phù hợp với loài thủy sản

a) Hệ thống xử lý nước cấp, nước thải bảo đảm yêu cầu kiểm soát chất lượng và an toàn sinh học

Yêu cầu: Hệ thống xử lý nước cấp riêng biệt với hệ thống thoát nước và hệ thống xử lý nước thải; hệ thống dẫn nước thải được xây đảm bảo chắc chắn,           thoát nước nhanh, không ứ đọng, không gây mùi và ô nhiễm vào khu vực sản xuất, ương dưỡng.

Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trạng hệ thống xử lý nước cấp, nước thải.

b) Hệ thống ao, bể, lồng bè bảo đảm yêu cầu kiểm soát chất lượng và an toàn sinh học

Yêu cầu: Hệ thống ao, bể, lồng bè phải bảo đảm diện tích, thể tích thích hợp, phù hợp với quy trình sản xuất giống của từng đối tượng; hệ thống ao, bể, lồng bè phục vụ nuôi vỗ, sinh sản, ương nuôi ấu trùng không làm bằng vật liệu dễ bị gỉ sét, gây ảnh hưởng xấu đến giống thuỷ sản.

Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trạng hệ thống ao, bể, lồng bè.

c) Khu chứa trang thiết bị, nguyên vật liệu bảo đảm yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp

Yêu cầu: Các khu chứa trang thiết bị, nguyên liệu để phục vụ sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản đáp ứng yêu cầu của nhà sản xuất, nhà cung cấp như nhiệt độ bảo quản, độ ẩm, ánh sáng,… Khu chứa thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, ương dưỡng như máy sục khí, máy phát điện, chất tẩy rửa, dầu mỡ bôi trơn, xăng dầu, hóa chất dễ bay hơi,… phải ngăn cách vật lý để tránh việc nhiễm chéo vào thức ăn thuỷ sản, thuốc, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản.

Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trạng khu chứa trang thiết bị, nguyên liệu.

Ghi chú: Ngăn cách vật lý là bao hàm việc sử dụng tường, vách ngăn hoặc là sự ngăn cách không gian đủ để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm chéo.

d) Khu sinh hoạt bảo đảm không ảnh hưởng xấu đến khu vực sản xuất, ương dưỡng

Yêu cầu: Khu sinh hoạt như nhà ở, văn phòng, nhà vệ sinh trong khu vực sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản phải bảo đảm có tường hoặc vách ngăn cánh để không ảnh hưởng xấu tới hoạt động sản xuất, ương dưỡng. Đối với nhà vệ sinh không bị rò rỉ ảnh hưởng đến môi trường.

Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường khu sinh hoạt.

đ) Trang thiết bị bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học

Yêu cầu: Trang thiết bị phục vụ sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản làm bằng vật liệu phù hợp, chống thấm, không gỉ sét, không bị ăn mòn, không có khả năng thôi nhiễm ra các chất độc hại ảnh hưởng đến giống thuỷ sản. Có thể vệ sinh sạch sẽ.

Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường, xem xét tài liệu kỹ thuật liên quan đến bề mặt thiết bị, dụng cụ. Kiểm tra hồ sơ và các tài liệu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học.

e) Thiết bị thu gom và xử lý chất thải không ảnh hưởng xấu đến khu vực sản xuất, ương dưỡng

Yêu cầu: Trang bị các loại thùng rác phù hợp để phân loại rác (rác thải sinh hoạt, tái chế và nguy hại), thùng chứa rác thải nguy hại cần có nắp đậy kín. Nơi chứa rác thải tách biệt với khu vực sản xuất. Nơi chứa rác thải nguy hại phải được để riêng, kín và có khóa.

Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường thiết bị thu gom và xử lý chất thải.

2. Khu cách ly thuỷ sản mới nhập

Yêu cầu: Cơ sở nhập khẩu giống thuỷ sản phải có khu cách ly; khu cách ly phải tách biệt với khu vực sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản. Nước thải, chất thải của khu nuôi cách ly phải đảm bảo không ảnh hưởng tới khu sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản.

Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường.

3. Có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản hoặc sinh học

Yêu cầu: Có bằng cấp liên quan về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, sinh học hoặc được đào tạo các khóa học liên quan đến lĩnh vực trên.

Phương pháp đánh giá: Xem xét hồ sơ bằng cấp, chứng chỉ liên quan, phỏng vấn về sự am hiểu về lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, sinh học.

4. Xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, kiểm soát an toàn  sinh học

a) Nước phục vụ sản xuất, ương dưỡng

Nguồn nước phục vụ cho sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản phải phù hợp với từng đối tượng. Chất lượng nước phục vụ sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

Phương pháp đánh giá: Xem xét kết quả liên quan đến thử nghiệm chất lượng nước như: kết quả quan trắc môi trường, kết quả thử nghiệm chất lượng nước,...

b) Giống thủy sản trong quá trình sản xuất

Yêu cầu: Cơ sở phải xây dựng và kiểm soát chất lượng giống và an toàn sinh học trong từng công đoạn của quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản: Giống thuỷ sản bố mẹ phải kiểm tra các loại bệnh nguy hiểm trước khi đưa vào sản xuất; quy trình chăm sóc; quy trình kiểm soát các loại bệnh nguy hiểm; không sử dụng thức ăn, thuốc, hoá chất, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản bị cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản; giống thuỷ sản trước khi xuất bán phải kiểm tra chất lượng và kiểm dịch theo quy định.

Các nội dung trên phải được cụ thể bằng văn bản và được người có thẩm quyền phê duyệt.

Phương pháp đánh giá: Kiểm tra hồ sơ kiểm soát quá trình sản xuất.

c) Vệ sinh, thu gom và xử lý nước thải, chất thải

Yêu cầu: Có quy định khu vực thu gom rác; quy định tần suất di chuyển về khu tập kết rác ra khỏi khu vực sản xuất, kho (tối thiểu theo ngày). Thuê cơ sở xử lý chất thải có năng lực theo yêu cầu của pháp luật. Các yêu cầu cần kiểm soát phải được cụ thể bằng văn bản và được người có thẩm quyền phê duyệt.

Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường về bố trí chỗ để rác, phân loại rác, xác nhận thực tế về tần suất di chuyển rác khỏi nhà xưởng. Xem xét các hồ sơ về xử lý rác thải như hợp đồng với nhà xử lý rác, hồ sơ năng lực nhà xử lý rác, biên bản giao nhận rác, …

d) Tiêu huỷ xác động vật thuỷ sản chết hoặc nhiễm các bệnh phải tiêu hủy

Yêu cầu: Thuỷ sản bị chết hoặc nhiễm các bệnh được thu gom, xử lý bằng các biện pháp thích hợp để không ảnh hưởng đến môi trường và lây lan dịch bệnh.

Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường kết hợp với kiểm tra hồ sơ quá trình xử lý thuỷ sản bị chết hoặc nhiễm bệnh.

đ) Kiểm soát giống thuỷ sản thoát ra môi trường bên ngoài, động vật gây hại xâm nhập vào cơ sở

Yêu cầu:

- Cơ sở phải có biện pháp kiểm soát giống thuỷ sản thoát ra môi trường tự nhiên như dùng lưới chắn tại các hệ thống thoát nước, có ao chứa để kiểm soát giống thuỷ sản thoát ra ngoài môi trường tự nhiên.

- Cơ sở phải có biện pháp ngăn chặn động vật gây hại xâm nhập vào cơ sở.

Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường.

e) Thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản

Yêu cầu: Chỉ sử dụng thức ăn, thuốc, hoá chất, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản được phép sử dụng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Không chứa các chất cấm theo quy định.

Phương pháp đánh giá: Kiểm tra hồ sơ ghi chép quá trình sử dụng thức ăn, thuốc, hoá chất, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản. Đối chiếu với nhãn sản phẩm với cơ sở dữ liệu quốc gia về thuỷ sản và danh mục thuốc thú y được phép sử dụng.

5. Trường hợp sản xuất giống thủy sản bố mẹ phải có giống thủy sản thuần chủng hoặc giống thủy sản được công nhận thông qua khảo nghiệm hoặc kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép

Yêu cầu: Cơ sở sản xuất giống thủy sản bố mẹ phải có giống thủy sản thuần chủng hoặc giống thủy sản được công nhận thông qua khảo nghiệm hoặc kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Phương pháp đánh giá: Kiểm tra hồ sơ nguồn gốc đàn thuỷ sản bố mẹ.

II. KIỂM TRA DUY TRÌ ĐIỀU KIỆN, NGOÀI CÁC CHỈ TIÊU TẠI MỤC I, PHẢI ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU SAU

6. Thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng theo quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng giống thủy sản đã công bố.

Yêu cầu: Có đầy đủ hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; đánh giá sự phù hợp của hồ sơ lưu trữ.

7. Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng để bảo đảm chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn đã công bố; thực hiện ghi chép, lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản phục vụ truy xuất nguồn gốc.

Yêu cầu:

- Các quy trình, quy định nêu tại Mục 4.I phải được áp dụng đầy đủ trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản.

- Quá trình áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng phải được ghi chép và lưu trữ để phục vụ truy xuất nguồn gốc.

Phương pháp đánh giá: Thực hiện theo hướng dẫn cụ thể tại Mục 4.I

8. Sản xuất giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam

Yêu cầu: Cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản thuộc Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam.

Phương pháp đánh giá: Đối chiếu với Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam.

9. Thực hiện ghi nhãn giống thủy sản theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa

Yêu cầu: Thông tin ghi trên nhãn sản phẩm phải đúng quy định hiện hành về nhãn hàng hóa.

Phương pháp đánh giá: Kiểm tra nhãn sản phẩm đã sản xuất, lưu thông; đối chiếu quy định về nhãn hàng hóa và tiêu chuẩn công bố áp dụng để đánh giá sự phù hợp của việc ghi nhãn.

10. Cập nhật thông tin, báo cáo trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản vào cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản theo quy định

Yêu cầu: Cơ sở phải cập nhật thông tin, báo cáo trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản vào cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản theo quy định.

Phương pháp đánh giá: Kiểm tra hồ sơ sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản và đối chiếu với cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản.

11. Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật

Yêu cầu: Cơ sở được thanh tra, kiểm tra phải phối hợp và chấp hành đúng          quy định.

Phương pháp đánh giá: Đánh giá thông qua việc chấp hành các quy định của pháp luật và phối hợp với cơ quan nhà nước trong thanh tra, kiểm tra.

12. Tuân thủ quy định về thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ

Yêu cầu: Cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản tuân thủ quy định về thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ.

Phương pháp đánh giá: Kiểm tra hồ sơ ghi chép quá trình nuôi giữ, sử dụng giống thuỷ sản bố mẹ và kết hợp với các hồ sơ nhập khẩu, hồ sơ kiểm dịch.

 

Mẫu số 04.NT

CƠ QUAN CẤP TRÊN
CƠ QUAN CẤP GIẤY (*)
__________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

__________________________

 

GIẤY CHỨNG NHẬN

Cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản

_______________

 

 

Số: GTSAABBBB (***)

Tên cơ sở: .......................................................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính: ..........................................................................................................          

Số điện thoại: ..................... Số fax: ……………..Email: ....................................................

Địa chỉ nơi sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản: ........................................................ ....

Được chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản (**)

................................................................................................................................... ....

................................................................................................................................... ....

Hiệu lực Giấy chứng nhận đủ điều kiện: Không thời hạn

 

……., ngày …. tháng …. năm....
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Ghi chú:

* Tổng cục Thuỷ sản nếu là cơ sở sản xuất giống thủy sản bố mẹ; cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh nếu là cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản (ngoại trừ giống thuỷ sản bố mẹ).

** Được chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản:

Ghi cụ thể từng trường hợp

 - Sản xuất giống thuỷ sản bố mẹ (ghi rõ đối tượng, kèm theo tên khoa học);

- Sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản (ghi rõ đối tượng, kèm theo tên khoa học);

- Ương dưỡng giống thuỷ sản (ghi rõ đối tượng, kèm theo tên khoa học).

*** Quy định cấp số Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản:

- Mỗi số chỉ cấp duy nhất cho một cơ sở và cấp liên tiếp, lần lượt.

- Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất được thu hồi, số Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất không sử dụng để cấp cho cơ sở khác. Chỉ cấp lại cho cơ sở trước đó đã được cấp khi đủ điều kiện.

- Số Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất có cấu trúc như sau: GTSAABBBB

+ “GTS” thể hiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản.

+ “AA”  gồm 2 chữ số la tinh thể hiện mã của cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, cụ thể như sau:

++ Tổng cục Thủy sản có mã số 00

++ Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có mã như sau:

 

STT

Tên đơn vị hành chính

Mã số

STT

Tên đơn vị hành chính

Mã số

1

Thành phố Hà Nội

01

33

Tỉnh Quảng Nam

49

2

Tỉnh Hà Giang

02

34

Tỉnh Quảng Ngãi

51

3

Tỉnh Cao Bằng

04

35

Tỉnh Bình Định

52

4

Tỉnh Bắc Kạn

06

36

Tỉnh Phú Yên

54

5

Tỉnh Tuyên Quang

08

37

Tỉnh Khánh Hoà

56

6

Tỉnh Lào Cai

10

38

Tỉnh Ninh Thuận

58

7

Tỉnh Điện Biên

11

39

Tỉnh Bình Thuận

60

8

Tỉnh Lai Châu

12

40

Tỉnh Kon Tum

62

9

Tỉnh Sơn La

14

41

Tỉnh Gia Lai

64

10

Tỉnh Yên Bái

15

42

Tỉnh Đắk Lắk

66

11

Tỉnh Hoà Bình

17

43

Tỉnh Đắk Nông

67

12

Tỉnh Thái Nguyên

19

44

Tỉnh Lâm Đồng

68

13

Tỉnh Lạng Sơn

20

45

Tỉnh Bình Phước

70

14

Tỉnh Quảng Ninh

22

46

Tỉnh Tây Ninh

72

15

Tỉnh Bắc Giang

24

47

Tỉnh Bình Dương

74

16

Tỉnh Phú Thọ

25

48

Tỉnh Đồng Nai

75

17

Tỉnh Vĩnh Phúc

26

49

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

77

18

Tỉnh Bắc Ninh

27

50

Thành phố Hồ Chí Minh

79

19

Tỉnh Hải Dương

30

51

Tỉnh Long An

80

20

Thành phố Hải Phòng

31

52

Tỉnh Tiền Giang

82

21

Tỉnh Hưng Yên

33

53

Tỉnh Bến Tre

83

22

Tỉnh Thái Bình

34

54

Tỉnh Trà Vinh

84

23

Tỉnh Hà Nam

35

55

Tỉnh Vĩnh Long

86

24

Tỉnh Nam Định

36

56

Tỉnh Đồng Tháp

87

25

Tỉnh Ninh Bình

37

57

Tỉnh An Giang

89

26

Tỉnh Thanh Hoá

38

58

Tỉnh Kiên Giang

91

27

Tỉnh Nghệ An

40

59

Thành phố Cần Thơ

92

28

Tỉnh Hà Tĩnh

42

60

Tỉnh Hậu Giang

93

29

Tỉnh Quảng Bình

44

61

Tỉnh Sóc Trăng

94

30

Tỉnh Quảng Trị

45

62

Tỉnh Bạc Liêu

95

31

Tỉnh Thừa Thiên Huế

46

63

Tỉnh Cà Mau

96

32

Thành phố Đà Nẵng

48

 

 

 

+ “BBBB” gồm 4 chữ số từ 0001 đến 9999, là số thứ tự cơ sở được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản.

 

[1] Mô tả diện tích; quy mô; các khu sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản… kèm theo sơ đồ khu sản xuất, ương dưỡng (nếu có).

[2] Nêu đầy đủ tên, số lượng thiết bị phục vụ sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản.

[3] Giấy đăng ký kinh doanh, hồ sơ theo dõi sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản...

4. Tên thủ tục: Cấp, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản (trừ nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài)

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;

b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung;

d) Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản: Cơ sở sản xuất gửi hồ sơ đến Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra điều kiện của cơ sở sản xuất và lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 13.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp cơ sở không đáp ứng điều kiện, cơ sở thực hiện khắc phục, sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để tổ chức kiểm tra nội dung đã khắc phục. Trường hợp kết quả kiểm tra điều kiện cơ sở đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 14.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

đ) Trình tự cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản: Cơ sở sản xuất gửi hồ sơ đến Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 14.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

e) Nội dung kiểm tra điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản như sau:

- Kiểm tra hồ sơ đăng ký cấp, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;

- Kiểm tra thực tế về điều kiện cơ sở tại địa điểm sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;

- Kiểm tra về việc thực hiện nghĩa vụ trong sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo khoản 1 Điều 37 Luật Thủy sản.

g) Thời gian kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản là 12 tháng. Trường hợp cơ sở đã được tổ chức đánh giá, cấp giấy chứng nhận hệ thống phù hợp tiêu chuẩn, thời gian kiểm tra duy trì điều kiện là 24 tháng.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có).

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất theo Mẫu số 11.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP (đối với trường hợp Giấy chứng nhận và trường hợp cấp lại);

b) Bản thuyết minh điều kiện cơ sở sản xuất theo Mẫu số 12.NT ban hành kèm theo Phụ lục III Nghị định số 26/2019/NĐ-CP (đối với trường hợp Giấy chứng nhận).

c) Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân trong Giấy chứng nhận (đối với trường hợp đề nghị cấp lại).

d) Bản chính Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đã được cấp, trừ trường hợp Giấy chứng nhận bị mất (đối với trường hợp đề nghị cấp lại).

1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới; 03 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 14.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Mức thu phí 5.700.000 đồng/lần (có hoạt động sản xuất).

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất theo Mẫu số 11.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Bản thuyết minh điều kiện cơ sở sản xuất theo Mẫu số 12.NT ban hành kèm theo Phụ lục III Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

a) Luật Thủy sản năm 2017;

b) Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;

c) Thông tư số 284/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực quản lý chất lượng vật tư nuôi trồng thủy sản.

Mẫu số 11.NT

TÊN CƠ SỞ

_______

Số: ……….

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN

CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT

Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản

___________

 

Kính gửi:  ………………………………

 

1. Tên cơ sở:....................................................................................................................

- Địa chỉ:...........................................................................................................................

- Số điện thoại:........................ Số Fax:....................... E-mail:...........................................

2. Lĩnh vực công nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản:

Thức ăn thủy sản

- Thức ăn hỗn hợp                                                           o

- Thức ăn bổ sung                                                           o

- Nguyên liệu                                                                   o

- Sản phẩm khác                                                  o

Sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

- Chế phẩm sinh học                                                        o

- Hóa chất xử lý môi trường                                             o        

- Hỗn hợp khoáng, vitamin, …                              o        

- Nguyên liệu                                                                   o

3. Hồ sơ và tài liệu kèm theo giấy này, gồm:

........................................................................................................................................

4. Đăng ký cấp lần đầu: o                 Đăng ký cấp lại: o 

Chúng tôi cam kết thực hiện các quy định về điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản.

 

……, ngày  …. tháng…..  năm 20...

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Mẫu số 12.NT

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

 

BẢN THUYẾT MINH ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT

Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản

(Kèm theo đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện

 sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản

số ……ngày ….tháng …..năm…..)

_________

 

1. Tên cơ sở:....................................................................................................................

- Địa chỉ sản xuất:..............................................................................................................

- Số điện thoại:........................ …. Số fax:.................. ……..E-mail:...................................

2. Sản phẩm dự kiến sản xuất: ..........................................................................................

........................................................................................................................................

3. Giấy chứng nhận hệ thống phù hợp tiêu chuẩn (kèm theo bản sao có xác nhận của cơ sở)

 

- Thực hành sản xuất tốt (GMP)

o

Không o

- Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP)

o

Không o

- Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (ISO 22000)

o

Không o

- Hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001)

o

Không o

- Hệ thống khác: ............................................

o

Không o

 

4. Thuyết minh chi tiết điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản

a) Địa điểm sản xuất:.........................................................................................................

b) Nhà xưởng, trang thiết bị:..............................................................................................

c) Phân tích chất lượng trong quá trình sản xuất:................................................................

d) Hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học:..........................................................

đ) Nhân viên kỹ thuật:........................................................................................................

e) Tài liệu gửi kèm theo thuyết minh gồm:...........................................................................

g) Danh sách sản phẩm kèm theo:.....................................................................................

 

.....,ngày ....... tháng ....... năm 20....

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ

(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 13.NT

CƠ QUAN CẤP TRÊN
CƠ QUAN KIỂM TRA

_________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

 

BIÊN BẢN

Kiểm tra điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản/

sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

Số:............../BB-ĐKSX

__________

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Căn cứ kiểm tra, ngày kiểm tra: .....................................................................................

2.Tên cơ sở kiểm tra: .......................................................................................................

-  Địa chỉ: .........................................................................................................................

-  Số điện thoại:....................... Số Fax: ........................ Email: .........................................

- Tên và số giấy đăng ký kinh doanh/giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập:

........................................................................................................................................

Tên cơ quan cấp:........................................... Ngày cấp: ..................................................

- Người đại diện của cơ sở:............................. Chức vụ: ..................................................

- Giấy chứng nhận hệ thống phù hợp tiêu chuẩn: ...............................................................

3. Địa điểm kiểm tra:

-  Địa chỉ: .........................................................................................................................

-  Điện thoại:................ Số Fax:............................ Email: ..................................................

4. Thành phần Đoàn kiểm tra:

- Ông/bà:................................................... Chức vụ: ........................................................

- Ông/bà:................................................... Chức vụ: ........................................................

5. Sản phẩm sản xuất:

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

II. NỘI DUNG KIỂM TRA

STT

Chỉ tiêu kiểm tra

Kết quả kiểm tra

Diễn giải kết quả kiểm tra; hành động khắc phục lỗi

Đạt

Không đạt

I

KIỂM TRA LẦN ĐẦU HOẶC CÓ THAY ĐỔI ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT

 

 

 

1.

Địa điểm sản xuất nằm trong khu vực không bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại

 

 

 

2.

Khu sản xuất có tường, rào ngăn cách với bên ngoài

 

 

 

3.

Nhà xưởng, trang thiết bị phù hợp với từng loại sản phẩm

 

 

 

a

Có nhà xưởng kết cấu vững chắc, nền không đọng nước, liên thông và một chiều từ nguyên liệu đến thành phẩm

 

 

 

b

Tường, trần, vách ngăn, cửa bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học

 

 

 

c

Khu chứa trang thiết bị, nguyên liệu vật liệu, thành phẩm bảo đảm không nhiễm chéo lẫn nhau và bảo đảm theo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, cung cấp

 

 

 

d

Trang thiết bị tiếp xúc với nguyên liệu, thành phẩm bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học

 

 

 

đ

Thiết bị thu gom và xử lý chất thải không gây ô nhiễm môi trường khu vực sản xuất

 

 

 

e

Trường hợp cơ sở sản xuất sinh khối vi sinh vật để sản xuất chế phẩm sinh học vi sinh vật phải có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật

 

 

 

4

Có phòng thử nghiệm hoặc có thuê phòng thử nghiệm đủ năng lực để kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất

 

 

 

5

Xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học

 

 

 

a

Kiểm soát chất lượng nước phục vụ sản xuất

 

 

 

b

Kiểm soát nguyên liệu

 

 

 

c

Kiểm soát bao bì

 

 

 

d

Kiểm soát thành phẩm

 

 

 

đ

Kiểm soát quá trình sản xuất

 

 

 

e

Kiểm soát tái chế

 

 

 

g

Lưu mẫu thành phẩm

 

 

 

h

Kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh thiết bị

 

 

 

i

Kiểm soát động vật gây hại

 

 

 

k

Vệ sinh nhà xưởng

 

 

 

l

Thu gom và xử lý chất thải

 

 

 

6

Nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, sinh học, hóa học hoặc công nghệ thực phẩm.

 

 

 

II

KIỂM TRA DUY TRÌ ĐIỀU KIỆN, NGOÀI CÁC CHỈ TIÊU TẠI MỤC I, PHẢI ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU SAU

 

 

 

7

Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học trong quá trình sản xuất theo các nội dung tại Mục 5, I; ghi chép, lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất phục vụ truy xuất nguồn gốc

 

 

 

8

Thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng; công bố hợp quy theo quy định

 

 

 

9

Thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa.

 

 

 

10

Chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm do mình sản xuất; xử lý, thu hồi hoặc tiêu hủy sản phẩm không bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật; bồi thường thiệt hại gây ra cho người mua, người nuôi trồng thủy sản

 

 

 

11

Gửi thông tin sản phẩm đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định trước khi lưu thông sản phẩm trên thị trường

 

 

 

12

Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật

 

 

 

Số chỉ tiêu đánh giá thực tế

 

 

 

Số chỉ tiêu đạt/không đạt

 

 

 

III. LẤY MẪU

1. Thông tin về mẫu lấy (loại mẫu, số lượng mẫu; tình trạng bao gói, bảo quản mẫu,..)

........................................................................................................................................

2. Chỉ định chỉ tiêu phân tích (Biên bản lấy mẫu kèm theo):

........................................................................................................................................

IV. Ý KIẾN CỦA ĐOÀN KIỂM TRA:

........................................................................................................................................

V. Ý KIẾN CỦA ĐẠI DIỆN CƠ SỞ:

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐƯỢC KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

HƯỚNG DẪN KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT THỰC ĂN THỦY SẢN,
SẢN PHẨM XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

____________

 

A. NGUYÊN TẮC KIỂM TRA

1. Ghi biểu mẫu kiểm tra

- Ghi đầy đủ thông tin theo quy định trong biểu mẫu.

- Thẩm tra và ghi thông tin chính xác.

- Nếu sửa chữa trên nội dung đã ghi trong Biên bản, phải có chữ ký xác nhận của Trưởng đoàn kiểm tra.

2. Nguyên tắc đánh giá

- Không được bổ sung hoặc bỏ bớt nội dung.

- Kết quả đánh giá của chỉ tiêu là “Đạt” hoặc “Không đạt”.

- Dùng ký hiệu X hoặc ü đánh dấu vào các vị trí mức đánh giá đã được xác định đối với mỗi chỉ tiêu.

- Phải diễn giải chi tiết chỉ tiêu đạt và không đạt; mỗi chỉ tiêu không đạt phải ghi cụ thể lỗi và xác định thời hạn cơ sở phải khắc phục lỗi đó.

3. Chỉ tiêu áp dụng

- Đối với chỉ tiêu từ 1 đến 6 áp dụng đối với cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đăng ký kiểm tra cấp Giấy chứng nhận lần đầu.

- Các chỉ tiêu 1 đến 12 áp dụng đối với kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đã được Giấy chứng nhận.

- Đối với kiểm tra lần đầu hoặc có thay đổi điều kiện sản xuất, kiểm tra chỉ tiêu “Xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học” kiểm tra nội dung xây dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học của sản phẩm dự kiến sản xuất.

- Đối với kiểm tra duy trì điều kiện sản xuất, kiểm tra chỉ tiêu “Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học trong quá trình sản xuất” là đánh giá việc áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học của sản phẩm trong quá trình sản xuất.

B. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ TỪNG CHỈ TIÊU

I. KIỂM TRA LẦN ĐẦU HOẶC CÓ THAY ĐỔI ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT

1. Địa điểm sản xuất nằm trong khu vực không bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại

Yêu cầu: Địa điểm sản xuất phải xây dựng trên địa điểm tránh bị ô nhiễm                   bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại từ môi trường xung quanh như: nguồn chất                thải từ bệnh viện, bãi rác, ngập nước, … Trong trường hợp không thể thay thế vị trí thì phải thiết lập biện pháp kiểm soát như vách ngăn, hệ thống thông gió, phòng kín có thông gió.

Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường để đánh giá các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến an toàn và chất lượng sản phẩm. Đối chiếu các kết quả thử nghiệm liên quan, hồ sơ về địa điểm để đánh giá mức độ ô nhiễm khi cần thiết.

2. Khu sản xuất có tường, rào ngăn cách với bên ngoài

Yêu cầu: Xung quanh nhà xưởng có tường, rào để ngăn chặn sự di chuyển của động vật gây hại và các yếu tố chủ ý phá hoại; có cổng để kiểm soát ra vào.

Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường.

3. Nhà xưởng, trang thiết bị phù hợp với từng loại sản phẩm

a) Có nhà xưởng kết cấu vững chắc, nền không đọng nước, liên thông và một chiều từ nguyên liệu đến thành phẩm

Yêu cầu: Nhà xưởng có kết cấu vững chắc, đủ không gian làm việc, bố trí hướng di chuyển hợp lý cho nguyên liệu, sản phẩm, nhân viên. Nền nhà không thấm nước, không bong tróc, không có những kẽ nứt, dễ dàng vệ sinh.

Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trạng nhà xưởng

Ghi chú: Về việc xây dựng vững chắc là trần nhà, máng thoát nước không bị dột.

b) Tường, trần, vách ngăn, cửa bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học

Yêu cầu: Trần không bị dột, tường, sàn nhẵn, không bong tróc, dễ dàng làm sạch, thiết kế giảm bụi bám và đọng nước. Các cửa sổ, quạt thông gió thông ra bên ngoài phải có lưới chắn côn trùng.

Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường.

c) Khu chứa trang thiết bị, nguyên liệu vật liệu, thành phẩm bảo đảm không nhiễm chéo lẫn nhau và bảo đảm theo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, cung cấp

Yêu cầu: Các khu chứa nguyên liệu cấu thành sản phẩm, bao bì, linh phụ kiện cho thiết bị, hóa chất hỗ trợ sản xuất (chất tẩy rửa, dầu mỡ bôi trơn, xăng dầu, hóa chất là hơi, …) phải ngăn cách vật lý để tránh việc nhiễm chéo các dị vật, hóa chất vào nguyên liệu ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn cho sản phẩm. Đối với khu lưu trữ nguyên liệu bay hơi thì cần thiết kế thông thoáng và có thông gió. Đối với mỗi loại nguyên vật liệu cần đảm bảo điều kiện bảo quản đúng kỹ thuật theo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, cung cấp, không ảnh hưởng đến chất lượng trong quá trình lưu trữ (Ví dụ: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, …).

Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường về việc bố trí, phân bố các khu vực, kho chứa. Xem xét hồ sơ kỹ thuật của nguyên liệu, sản phẩm (tiêu chuẩn công bố áp dụng, nhãn hàng hóa, tài liệu đính kèm, …) để xác định sự phù hợp.

Ghi chú: Ngăn cách vật lý là bao hàm việc sử dụng tường, vách ngăn hoặc là sự ngăn cách không gian đủ để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm chéo.

d) Trang thiết bị tiếp xúc với nguyên liệu, thành phẩm bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học

Yêu cầu: Bề mặt trang thiết bị tiếp xúc với nguyên liệu, thành phẩm được làm từ vật liệu phù hợp, chống thấm, không gỉ sét, không bị ăn mòn, không có khả năng thôi nhiễm kim loại nặng (Ví dụ: Pb, As, Hg, Cd) vào sản phẩm. Có thể vệ sinh sạch sẽ.

Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường, xem xét tài liệu kỹ thuật liên quan đến bề mặt thiết bị, dụng cụ. Xem xét hồ sơ kiểm tra, vệ sinh.

đ) Trang thiết bị thu gom và xử lý chất thải không gây ô nhiễm môi trường khu vực sản xuất

Yêu cầu: Trang bị các loại thùng rác phù hợp để phân loại rác (rác thải sinh hoạt, tái chế và nguy hại), thùng chứa rác thải nguy hại cần có nắp đậy kín sau khi sử dụng. Nơi chứa rác thải tách biệt với khu vực sản xuất. Nơi chưa rác thải nguy hại phải được để riêng, kín và có khóa.

Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường.

e) Trường hợp cơ sở sản xuất sinh khối vi sinh vật để sản xuất chế phẩm sinh học vi sinh vật phải có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật.

Yêu cầu: Phải có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật phục vụ sản xuất như: Cân kỹ thuật, máy lắc, nồi hấp tiệt trùng, tủ ấm, tủ sấy, máy lắc nhu động, lò vi sóng, tủ cấy vi sinh vật, tủ lạnh, nồi lên men hoặc thiết bị lên men.

Phương pháp đánh giá: Quan sát thực tế và xem xét các thông tin kỹ thuật, tình trạng của thiết bị để đánh giá sự phù hợp.

4. Có phòng thử nghiệm hoặc có thuê phòng thử nghiệm đủ năng lực để kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất.

Yêu cầu:

- Có phòng thử nghiệm (phòng chất lượng) để kiểm soát chất lượng công đoạn sản xuất, cho từng lô nguyên liệu, thành phẩm; người thực hiện phải có năng lực, chuyên môn phù hợp về kiểm tra chất lượng; phải có các tiêu chuẩn chất lượng rõ ràng. Các kết quả kiểm tra chất lượng công đoạn phải được ghi chép lưu trữ cho từng lô hàng.

- Đối với kiểm nghiệm định kỳ để kiểm tra xác nhận, thì phải cần phòng thử nghiệm đã được công nhận đạt tiêu chuẩn ISO 17025.

- Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường phòng thử nghiệm, giấy tờ chứng nhận, hồ sơ hiệu chuẩn thiết bị…, hồ sơ năng lực của nhân viên (bằng cấp, chứng chỉ đào tạo).

5. Xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học

a) Kiểm soát chất lượng nước phục vụ sản xuất

Yêu cầu: Nước phục vụ sản xuất phải đạt chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng hoặc phải đạt yêu cầu chất lượng và vi sinh tương ứng với sản phẩm sản xuất. Các chỉ tiêu kỹ thuật cần kiểm soát phải được cụ thể bằng văn bản và được người có thẩm quyền phê duyệt.

Phương pháp đánh giá: Xem xét hồ sơ kiểm định nước định kỳ theo yêu cầu kỹ thuật.

Ghi chú: Người có thẩm quyền là chủ cơ sở hoặc người được chủ cơ sở phân công và chịu trách nhiệm phê duyệt.

b) Kiểm soát nguyên liệu

Yêu cầu:

- Nguyên vật liệu phải được kiểm tra phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng theo từng lô khi nhập. Thực hiện kiểm tra và xác nhận sự phù hợp về xuất xứ, chất lượng như: Hạn sử dụng, giấy tờ xuất xứ, chất lượng (CO, CA), cảm quan về chất lượng hoặc kiểm tra các chỉ tiêu độ ẩm hoặc tạp chất). Nguyên liệu không được chứa chất bị cấm. Các chỉ tiêu kỹ thuật cần kiểm soát phải được cụ thể bằng văn bản và được người có thẩm quyền phê duyệt.

- Nguyên liệu không phù hợp với thông số kỹ thuật phải được kiểm soát tránh sử dụng sai mục đích.

- Nguyên liệu phải sắp xếp cách ly với mặt đất, tường; có nhận diện từng lô đảm bảo có thể truy xuất, dễ dàng cho việc nhập trước xuất trước, nhập sau xuất sau.

Phương pháp đánh giá: Xem xét hồ sơ kiểm tra nhập, xuất nguyên liệu. Quan sát hiện trường sắp xếp, nhận diện nguyên liệu.

c) Kiểm soát bao bì

Yêu cầu: Chất liệu bao bì phù hợp với đặc tính kỹ thuật của sản phẩm, sắp xếp theo từng lô, loại bao bì và nhận diện rõ ràng. Bao bì không thôi nhiễm kim loại nặng hoặc các chất độc hại vào sản phẩm. Các yêu cầu cần kiểm soát phải được cụ thể bằng văn bản và được người có thẩm quyền phê duyệt.

Phương pháp đánh giá: Xem xét hồ sơ kiểm tra nhập bao bì, quan sát hiện trường lưu trữ bao bì.

d) Kiểm soát thành phẩm

Yêu cầu:

- Thành phẩm được kiểm tra xác nhận chất lượng theo thông số kỹ thuật trước khi thông qua, có hồ sơ kiểm tra, được ghi chép và phê duyệt của người có thẩm quyền.

- Thành phẩm được lưu trữ bảo quản trong kho tránh tác động môi trường ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, sắp xếp ngăn cách với sàn, sắp xếp theo từng lô hàng để dễ dàng cho việc truy xuất.

- Thành phẩm phải được kiểm tra trước khi xuất (Hạn sử dụng, cảm quan tình trạng bên ngoài như bục rách, biến dạng, bẩn, ...).

- Thành phẩm sắp xếp cách ly với mặt đất, tường; có nhận diện từng lô đảm bảo có thể truy xuất, dễ dàng cho việc nhập trước xuất trước, nhập sau xuất sau.

- Các yêu cầu cần kiểm soát phải được cụ thể bằng văn bản và được người có thẩm quyền phê duyệt.

Phương pháp đánh giá: Kiểm tra hồ sơ cho các lô thành phẩm đã xuất đi và dữ liệu hàng hóa tồn kho.

đ) Kiểm soát quá trình sản xuất

Yêu cầu:

- Các yêu cầu đầu vào cho hoạt động sản xuất phải đảm bảo bao gồm con người có năng lực, máy móc thiết bị luôn trong trạng thái phù hợp, phương pháp sản xuất hợp lý, nguyên liệu đầu vào đạt yêu cầu.

- Phải có sẵn các tiêu chuẩn kỹ thuật cần đạt được của sản phẩm cụ thể bằng văn bản. Các chỉ tiêu về an toàn theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

- Sẵn có thiết bị đo lường.

- Phải có hồ sơ ghi chép từng công đoạn sản xuất về thời gian, số lượng, loại sản phẩm sản xuất, bao gồm cả việc nhập nguyên liệu cho sản xuất.

- Các yêu cầu cần kiểm soát phải được cụ thể bằng văn bản và được người có thẩm quyền phê duyệt.

Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường, kiểm tra hồ sơ lô, hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng.

e) Kiểm soát tái chế

Yêu cầu: Các sản phẩm, bán thành phẩm tái chế phải được để khu riêng, vẫn còn hạn sử dụng, phải duy trì được sự an toàn, chất lượng, khả năng truy xuất. Phải có quy định tỉ lệ tái chế và có hồ sơ ghi nhận tỉ lệ hàng tái chế trong hồ sơ sản xuất cho lô sản phẩm. Các yêu cầu cần kiểm soát phải được cụ thể bằng văn bản và được người có thẩm quyền phê duyệt.

Phương pháp đánh giá: Xem xét các hồ sơ ghi nhận liên quan đến hàng lỗi, cách thức xử lý hàng lỗi trong việc đem tái chế cho từng lô hàng. Quan sát hiện trường khu vực quy định để hàng tái chế.

g) Lưu mẫu thành phẩm

Yêu cầu: Mỗi lô hàng cần lưu một lượng mẫu đủ để phân tích theo tiêu chuẩn kỹ thuật công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và được đóng gói tình trạng giống với sản phẩm lưu hành trên thị trường. Dán tem nhãn ghi rõ tên sản phẩm, lô (hoặc ngày sản xuất), hạn sử dụng. Các sản phẩm lưu cần nhận diện rõ ràng, dễ tìm dễ kiểm tra. Các yêu cầu cần kiểm soát phải được cụ thể bằng văn bản và được người có thẩm quyền phê duyệt.

Phương pháp đánh giá: Quan sát khu sắp xếp lưu mẫu, tem nhãn nhận diện. Xem xét hồ sơ ghi chép về ngày lưu mẫu, thời gian hủy mẫu, đánh giá tình trạng trong suốt thời gian lưu.

h) Kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh thiết bị

Yêu cầu: Lập kế hoạch hiệu chuẩn, hiệu chỉnh định kỳ, nhận diện trạng thái cho các thiết bị đo lường (Tem nhãn hiệu chuẩn, thiết bị hỏng). Các yêu cầu cần kiểm soát phải được cụ thể bằng văn bản và được người có thẩm quyền phê duyệt.

Phương pháp đánh giá: Quan sát tem nhãn hiệu chuẩn được gắn lên thiết bị hoặc hồ sơ hiệu chuẩn đi kèm với thiết bị. Nếu thiết bị đo lường tự hiệu chuẩn nội bộ thì kiểm tra bộ chuẩn có được kiểm định hay không.

i) Kiểm soát động vật gây hại

Yêu cầu: Nhà xưởng được lắp mành, lưới, bẫy chuột, đèn diệt côn trùng để đảm bảo không xuất hiện côn trùng, động vật gây hại trong nhà xưởng. Các yêu cầu cần kiểm soát phải được cụ thể bằng văn bản và được người có thẩm quyền phê duyệt.

Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường về sự hiện diện có hay không côn trùng, động vật gây hại trong nhà xưởng, kho (có thể quan sát gián tiếp qua việc xuất hiện phân gián, phân chuột…)

k) Vệ sinh nhà xưởng

Yêu cầu: Quy định các phương pháp vệ sinh, tần suất, hóa chất vệ sinh (nếu có) cho từng khu vực, bề mặt tiếp xúc sản phẩm. Các yêu cầu cần kiểm soát phải được cụ thể bằng văn bản và được người có thẩm quyền phê duyệt.

Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường về tình trạng vệ sinh, xem xét tài liệu quy định vệ sinh (tần suất, phương pháp). Xem xét hồ sơ kiểm tra vệ sinh định kỳ.

l) Thu gom và xử lý chất thải

Yêu cầu: Có quy định khu vực thu gom rác; quy định tần suất di chuyển rác ra khỏi khu vực sản xuất, kho (tối thiểu theo ngày) về khu tập kết. Thuê cơ sở xử lý chất thải có năng lực theo yêu cầu của pháp luật. Các yêu cầu cần kiểm soát phải được cụ thể bằng văn bản và được người có thẩm quyền phê duyệt.

Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường về bố trí chỗ để rác, phân loại rác, xác nhận thực tế về tần suất di chuyển rác khỏi nhà xưởng. Xem xét các hồ sơ về xử lý rác thải như hợp đồng với nhà xử lý rác, hồ sơ năng lực nhà xử lý rác, biên bản giao nhận rác, …

6. Nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, sinh học, hóa học hoặc công nghệ thực phẩm

Yêu cầu: Có bằng cấp liên quan đến nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, sinh học, hóa học hoặc công nghệ thực phẩm, hoặc được đào tạo các khóa học liên quan đến vấn đề trên. Có hợp đồng lao động với nhân viên kỹ thuật.

Phương pháp đánh giá: Xem xét hợp đồng lao động, hồ sơ bằng cấp, chứng chỉ liên quan, phỏng vấn về sự am hiểu hoạt động kiểm soát cho sản phẩm.

II. KIỂM TRA DUY TRÌ ĐIỀU KIỆN, NGOÀI CÁC CHỈ TIÊU TẠI MỤC I, PHẢI ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU SAU

7. Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học trong quá trình sản xuất theo các nội dung tại Mục 5, I; ghi chép, lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất phục vụ truy xuất nguồn gốc

Yêu cầu: Các quy trình, quy định nêu tại Mục 5, I phải được áp dụng và ghi chép lưu giữ đầy đủ trong quá trình sản xuất phục vụ truy xuất nguồn gốc.

Phương pháp đánh giá: Thực hiện theo hướng dẫn tương ứng tại Mục 5, I.

8. Thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng; công bố hợp quy theo quy định

Yêu cầu: Có đầy đủ hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp quy cho từng sản phẩm.

Phương pháp đánh giá: Kiểm tra các sản phẩm đã sản xuất, lưu thông; kiểm tra hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp quy cho từng loại sản phẩm; đánh giá sự phù hợp của hồ sơ lưu trữ, cập nhật và sản phẩm thực tế.

9. Thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về ghi nhãn            hàng hóa

Yêu cầu: Thông tin ghi trên nhãn sản phẩm phải đúng quy định hiện hành về nhãn hàng hóa.

Phương pháp đánh giá: Kiểm tra nhãn sản phẩm đã sản xuất, lưu thông; đối chiếu quy định về nhãn hàng hóa và tiêu chuẩn công bố áp dụng để đánh giá sự phù hợp của việc ghi nhãn.

10. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm do mình sản xuất; xử lý, thu hồi hoặc tiêu hủy sản phẩm không bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật; bồi thường thiệt hại gây ra cho người mua, người nuôi trồng thủy sản

Yêu cầu: Các vi phạm về chất lượng phải được xử lý, thu hồi, khắc phục hậu quả và tuân thủ đầy đủ theo quy định.

Phương pháp đánh giá: Kiểm tra hồ sơ, quyết định xử lý vi phạm hành chính; đối chiếu với các hồ sơ, hiện trạng khắc phục của cơ sở.

11. Gửi thông tin sản phẩm đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định trước khi lưu thông sản phẩm trên thị trường

Yêu cầu: Các sản phẩm trước khi lưu thông trên thị trường phải được gửi thông tin về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Tổng cục Thủy sản) theo quy định.

Phương pháp đánh giá: Kiểm tra thông tin sản phẩm đã gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đối chiếu các hồ sơ sản phẩm và sản phẩm thực tế đang sản xuất, lưu thông để đánh giá.

12. Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật

Yêu cầu: Cơ sở được thanh tra, kiểm tra phải phối hợp và chấp hành đúng          quy định.

Phương pháp đánh giá: Đánh giá thông qua việc chấp hành các quy định của pháp luật và phối hợp với cơ quan nhà nước trong thanh tra, kiểm tra.

 

Mẫu số 14.NT

CƠ QUAN CẤP TRÊN
CƠ QUAN CẤP GIẤY

________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

 

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT
Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

Số: TSAABBBB(2)

___________

Tên cơ sở: ..............................................................................................................

Địa chỉ trụ sở:...........................................................................................................

Số điện thoại: …………………………… Số Fax:.........................................................

Địa chỉ sản xuất:.......................................................................................................

Số điện thoại: …………………………… Số Fax:.........................................................

 

Được chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản,

sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đối với (1):

................................................................................................................................

Hiệu lực Giấy chứng nhận đủ điều kiện: Không thời hạn

 

 

……., ngày …. tháng …. năm....
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Ghi rõ điều kiện sản xuất theo từng nhóm sản phẩm:

Thức ăn thủy sản

- Thức ăn hỗn hợp

- Thức ăn bổ sung (ghi cụ thể dạng sản phẩm)

- Nguyên liệu (ghi cụ thể nhóm, loại nguyên liệu)

- Sản phẩm khác: Atermia,…

Sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

- Chế phẩm sinh học (ghi cụ thể dạng sản phẩm)

- Hóa chất xử lý môi trường (ghi cụ thể dạng sản phẩm)

- Hỗn hợp khoáng, vitamin, …(ghi cụ thể dạng sản phẩm)

- Nguyên liệu (ghi cụ thể nhóm, loại nguyên liệu).

(2) Quy định cấp số Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản:

- Mỗi số chỉ cấp duy nhất cho một cơ sở và cấp liên tiếp, lần lượt.

- Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất được thu hồi, số Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất không sử dụng để cấp cho cơ sở khác. Chỉ cấp lại cho cơ sở trước đó đã được cấp khi đủ điều kiện.

- Số Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất có cấu trúc như sau: TSAABBBB

+ “TS” thể hiện nhóm sản phẩm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.

+ “AA” gồm 2 chữ số la tinh thể hiện mã của cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, cụ thể như sau:

++ Tổng cục Thủy sản có mã số 00

++ Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có mã như sau:

 

STT

Tên đơn vị hành chính

Mã số

STT

Tên đơn vị hành chính

Mã số

1

Thành phố Hà Nội

01

33

Tỉnh Quảng Nam

49

2

Tỉnh Hà Giang

02

34

Tỉnh Quảng Ngãi

51

3

Tỉnh Cao Bằng

04

35

Tỉnh Bình Định

52

4

Tỉnh Bắc Kạn

06

36

Tỉnh Phú Yên

54

5

Tỉnh Tuyên Quang

08

37

Tỉnh Khánh Hoà

56

6

Tỉnh Lào Cai

10

38

Tỉnh Ninh Thuận

58

7

Tỉnh Điện Biên

11

39

Tỉnh Bình Thuận

60

8

Tỉnh Lai Châu

12

40

Tỉnh Kon Tum

62

9

Tỉnh Sơn La

14

41

Tỉnh Gia Lai

64

10

Tỉnh Yên Bái

15

42

Tỉnh Đắk Lắk

66

11

Tỉnh Hoà Bình

17

43

Tỉnh Đắk Nông

67

12

Tỉnh Thái Nguyên

19

44

Tỉnh Lâm Đồng

68

13

Tỉnh Lạng Sơn

20

45

Tỉnh Bình Phước

70

14

Tỉnh Quảng Ninh

22

46

Tỉnh Tây Ninh

72

15

Tỉnh Bắc Giang

24

47

Tỉnh Bình Dương

74

16

Tỉnh Phú Thọ

25

48

Tỉnh Đồng Nai

75

17

Tỉnh Vĩnh Phúc

26

49

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

77

18

Tỉnh Bắc Ninh

27

50

TP. Hồ Chí Minh

79

19

Tỉnh Hải Dương

30

51

Tỉnh Long An

80

20

Thành phố Hải Phòng

31

52

Tỉnh Tiền Giang

82

21

Tỉnh Hung Yên

33

53

Tỉnh Bến Tre

83

22

Tỉnh Thái Bình

34

54

Tỉnh Trà Vinh

84

23

Tỉnh Hà Nam

35

55

Tỉnh Vĩnh Long

86

24

Tỉnh Nam Định

36

56

Tỉnh Đồng Tháp

87

25

Tỉnh Ninh Bình

37

57

Tỉnh An Giang

89

26

Tỉnh Thanh Hoá

38

58

Tỉnh Kiên Giang

91

27

Tỉnh Nghệ An

40

59

Thành phố cần Thơ

92

28

Tỉnh Hà Tĩnh

42

60

Tỉnh Hậu Giang

93

29

Tỉnh Quảng Bình

44

61

Tỉnh Sóc Trăng

94

30

Tỉnh Quảng Trị

45

62

Tỉnh Bạc Liêu

95

31

Tỉnh Thừa Thiên Huế

46

63

Tỉnh Cà Mau

96

32

Thành phố Đà Nẵng

48

 

 

 

+ “BBBB” gồm 4 chữ số từ 0001 đến 9999, là số thứ tự cơ sở được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất.

5. Tên thủ tục: Cấp, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản (theo yêu cầu)

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;

b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung;

d) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thực hiện kiểm tra thực tế tại cơ sở theo Mẫu số 24.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP; kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 25.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có).

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 23.NT Phụ lục III  ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao khu vực biển hoặc hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản;

c) Sơ đồ vị trí đặt lồng bè/Sơ đồ khu vực nuôi.

1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản.

Thời hạn của Giấy chứng nhận: 24 tháng.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Chưa có văn bản quy định.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đề nghị theo Mẫu số 23.NT Phụ lục III  ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

 

Mẫu số 23.NT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________

……., ngày…… tháng….. năm……

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP
GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

________

 

Kính gửi: (Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh)

 

1. Tên cơ sở nuôi trồng thủy sản:.......................................................................................

........................................................................................................................... …..…….

........................................................................................................................... …..…….

2. Địa chỉ của cơ sở: .................... ...................................................................................;

Điện thoại….……….; Số fax………………...; Email………………….......................................

3. Địa điểm nuôi trồng: ......................................................................................... …..…….

4. Đối tượng thủy sản nuôi trồng: ………………………….................................... ……….......

5. Số lượng ao/bể/lồng: ................................................................ ...................................

6. Tổng diện tích cơ sở: ............................................................... ....................................

7. Tổng diện tích mặt nước/thể tích lồng nuôi trồng: ................................................... ........

Đề nghị: … (Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh) ….  cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản.

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)

 

 Mẫu số 24.NT

 

TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA

_________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

………., ngày  … tháng  … năm  .....

 

BIÊN BẢN

Kiểm tra điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản

_____________

 

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Căn cứ kiểm tra, ngày kiểm tra: ...................................................................................

2. Tên cơ sở kiểm tra: .....................................................................................................

- Địa chỉ: ..........................................................................................................................

- Điện thoại:............................... Số Fax: ............................ Email: ..................................

- Tên và số giấy đăng ký kinh doanh/giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập (nếu có): ……………………………………………………………………

- Tên cơ quan cấp: ……......……………..Ngày cấp: ............................................................

- Người đại diện của cơ sở: ……………………. Chức vụ: …………...................

- Mã số cơ sở (nếu có):.....................................................................................................

3. Địa điểm kiểm tra:

-  Địa chỉ: .........................................................................................................................

-  Điện thoại:.............................. Số Fax: ............................ Email: ..................................

4. Thành phần Đoàn kiểm tra: ..................................... Chức vụ: .....................................

........................................................................................................................................

5. Đối tượng nuôi: .........................; diện tích/thể tích lồng nuôi: .......; hình thức nuôi:  ................................................

II. NỘI DUNG KIỂM TRA

 

Phần I

BIỂU MẪU KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRONG AO (ĐẦM/HẦM), BỂ

 

TT

Nhóm chỉ tiêu kiểm tra

Kết quả

kiểm tra

Diễn giải kết quả kiểm tra; hành động khắc phục lỗi

Đạt

Không

A

ĐIỀU KIỆN CHUNG

1

Địa điểm của cơ sở nuôi trồng thủy sản

 

 

 

2

Hồ sơ gồm nhật ký ao nuôi, hóa đơn hoặc phiếu mua vật tư; thời gian lưu giữ hồ sơ tối thiểu 24 tháng kể từ ngày thu hoạch thủy sản nuôi

 

 

 

3

Sử dụng con giống

 

 

 

4

Sử dụng thức ăn

 

 

 

5

Sử dụng sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

 

 

 

6

Đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

 

 

 

7

Đáp ứng quy định của pháp luật về thú y

 

 

 

8

Đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn lao động

 

 

 

9

Đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm

 

 

 

B

ĐIỀU KIỆN VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ KỸ THUẬT CỦA CƠ SỞ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

10

Trang thiết bị, dụng cụ sử dụng trong nuôi trồng thủy sản

 

 

 

11

Bờ ao (đầm/hầm), bể

 

 

 

12

Khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu

 

 

 

13

Nơi chứa, xử lý rác thải, thủy sản chết

 

 

 

C

TRƯỜNG HỢP CƠ SỞ NUÔI THÂM CANH, BÁN THÂM CANH: ngoài đáp ứng các quy định ở trên phải đáp ứng các yêu cầu sau

14

Hệ thống xử lý nước cấp, nước thải

 

 

 

15

Nơi chứa bùn thải

 

 

 

16

Biển cảnh báo, chỉ dẫn từng khu của cơ sở

 

 

 

17

Giấy xác nhận nuôi đối tượng thủy sản chủ lực (áp dụng với đối tượng phải đăng ký)

 

 

 

 

Phần II

BIỂU MẪU KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN BẰNG LỒNG BÈ, ĐĂNG QUẦNG (SAU ĐÂY GỌI LÀ LỒNG BÈ)

TT

Nhóm chỉ tiêu đánh giá

Kết quả

 đánh giá

Diễn giải kết quả kiểm tra;

hành động khắc phục lỗi

Đạt

Không

 

 

A

ĐIỀU KIỆN CHUNG

1

Địa điểm của cơ sở nuôi trồng thủy sản

 

 

 

 

2

Hồ sơ gồm nhật ký ao nuôi, hóa đơn hoặc phiếu mua vật tư; thời gian lưu giữ hồ sơ tối thiểu 24 tháng kể từ ngày thu hoạch thủy sản nuôi

 

 

 

 

3

Sử dụng con giống

 

 

 

 

4

Sử dụng thức ăn

 

 

 

 

5

Sử dụng sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

 

 

 

 

6

Đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

 

 

 

 

7

Đáp ứng quy định của pháp luật về thú y

 

 

 

 

8

Đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn lao động

 

 

 

 

9

Đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm

 

 

 

 

B

ĐIỀU KIỆN VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ KỸ THUẬT CỦA CƠ SỞ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

10

Trang thiết bị, dụng cụ sử dụng trong nuôi trồng thủy sản

 

 

 

 

11

Khung lồng, phao, lưới, đăng quầng

 

 

 

 

12

Hệ thống phao tiêu, đèn tín hiệu, biển cảnh báo

 

 

 

 

13

Khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu

 

 

 

 

14

Dụng cụ chứa, xử lý rác thải, chất thải, thủy sản chết

 

 

 

 

15

Giấy xác nhận nuôi trồng thủy sản lồng bè

 

 

 

 

III. Ý KIẾN CỦA ĐOÀN KIỂM TRA:

1. Nhận xét của đoàn kiểm tra:

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

2. Đề xuất kết quả đánh giá:

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

IV. Ý KIẾN CỦA ĐẠI DIỆN CƠ SỞ

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

……, ngày ... tháng ... năm  .....

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐƯỢC KIỂM TRA

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu - nếu có)

……, ngày ... tháng ... năm  .....

TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TRA

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

HƯỚNG DẪN

Kiểm tra kiểm tra điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản

___________

A. NGUYÊN TẮC KIỂM TRA

I. Ghi biên bản kiểm tra

- Ghi đầy đủ thông tin theo quy định trong mẫu biên bản.

- Thẩm tra và ghi thông tin chính xác.

- Nếu sửa chữa trên biên bản, phải có chữ ký xác nhận của Trưởng đoàn kiểm tra (ký tươi).

II. Nguyên tắc đánh giá

- Nếu cơ sở không có chỉ tiêu nào đó thì không đánh giá chỉ tiêu đó.

- Không được bổ sung hoặc bỏ bớt nội dung, mức đánh giá đã được quy định trong mỗi nhóm chỉ tiêu.

- Kết quả đánh giá của chỉ tiêu là “Đạt” hoặc “Không đạt”.

- Dùng ký hiệu X hoặc ü đánh dấu vào ô “Đạt” hoặc “Không đạt” đối với mỗi chỉ tiêu.

- Phải diễn giải chi tiết lỗi đã được xác định cho mỗi chỉ tiêu và thời hạn cơ sở phải khắc phục sai lỗi đó (nếu có).

B. HƯỚNG DẪN KIỂM TRA:

 

Phần I

 HƯỚNG DẪN KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN

CƠ SỞ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRONG AO (ĐẦM/HẦM), BỂ

ĐIỀU KIỆN CHUNG:

1. Địa điểm của cơ sở nuôi trồng thủy sản

Yêu cầu: Có văn bản chứng minh địa điểm của cơ sở nuôi trồng thủy sản đáp ứng quy định của pháp luật về sử dụng đất để nuôi trồng thủy sản.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ lưu giữ tại cơ sở.

2. Hồ sơ gồm nhật ký ao nuôi, hóa đơn hoặc phiếu mua vật tư

Yêu cầu: Có hồ sơ gồm nhật ký ao nuôi, hóa đơn hoặc phiếu mua vật tư đầu vào nhưng thời gian lưu giữ hồ sơ tối thiểu 24 tháng kể từ ngày thu hoạch thủy sản nuôi.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ lưu giữ tại cơ sở.

3. Sử dụng con giống

Yêu cầu: Có nguồn gốc rõ ràng, có giấy chứng nhận kiểm dịch theo yêu cầu; thả giống đúng lịch mùa vụ của địa phương.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ lưu giữ tại cơ sở.

4. Sử dụng thức ăn

Yêu cầu: Sử dụng thức ăn còn hạn dùng và được phép sử dụng (lưu hành) tại Việt Nam; không sử dụng thức ăn ôi thiu, mốc.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ lưu giữ tại cơ sở và kiểm tra thực tế hoạt động sản xuất và kiểm tra kho.

5. Sử dụng sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

Yêu cầu: Sử dụng sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản còn hạn dùng và được phép sử dụng tại Việt Nam.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ lưu giữ tại cơ sở và kiểm tra thực tế hoạt động sản xuất và kiểm tra kho.

6. Đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

Yêu cầu: Cơ sở nuôi trồng thủy sản thực hiện kiểm tra, giám sát và ghi chép thông số môi trường ao nuôi; thu gom và xử lý chất thải, thủy sản chết theo quy định; đối với cơ sở nuôi thâm canh, bán thâm canh có kế hoạch phục hồi môi trường sau khi ngừng hoạt động nuôi trồng thủy sản; có báo cáo đánh giá tác động môi trường nuôi trồng thủy sản hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ lưu giữ tại cơ sở và kiểm tra thực tế hoạt động sản xuất.

7. Đáp ứng quy định của pháp luật về thú y

Yêu cầu: Không xả thải chất thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu ra môi trường; không vứt thủy sản chết ra môi trường; có kế hoạch phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ lưu giữ tại cơ sở và kiểm tra thực tế hoạt động sản xuất.

8. Đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn lao động

Yêu cầu: Người làm việc tại cơ sở được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo quy định và được khám sức khỏe ít nhất một lần/năm.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ lưu giữ và kiểm tra thực tế tại                     cơ sở.

9. Đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm

Yêu cầu: Đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản dùng làm thực phẩm phải đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ lưu giữ tại cơ sở và kiểm tra thực tế hoạt động sản xuất.

ĐIỀU KIỆN VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ KỸ THUẬT CỦA CƠ SỞ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN:

10. Trang thiết bị, dụng cụ sử dụng trong nuôi trồng thủy sản

Yêu cầu: Làm bằng vật liệu dễ làm vệ sinh, không gây độc đối với thủy sản nuôi, không gây ô nhiễm môi trường.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra thực tế tại cơ sở.

11. Bờ ao (đầm/hầm), bể

Yêu cầu: Làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho thủy sản nuôi, không rò rỉ nước.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra thực tế tại cơ sở.

12. Khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu

Yêu cầu: Bảo đảm yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra thực tế tại cơ sở.

13. Nơi chứa, xử lý rác thải, thủy sản chết

Yêu cầu: Nơi chứa rác thải phải riêng biệt với nơi chứa, xử lý thủy sản chết và tách biệt với khu vực nuôi, không làm ảnh hưởng đến môi trường.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra thực tế tại cơ sở.

TRƯỜNG HỢP CƠ SỞ NUÔI THÂM CANH, BÁN THÂM CANH: ngoài đáp ứng các quy định ở trên phải đáp ứng các yêu cầu sau:

14. Hệ thống xử lý nước cấp, nước thải

Yêu cầu: hệ thống xử lý nước cấp, nước thải riêng biệt.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra thực tế tại cơ sở.

15. Nơi chứa bùn thải

Yêu cầu: Có nơi chứa bùn thải phù hợp và đáp ứng yêu cầu sản xuất.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra thực tế tại cơ sở.

16. Biển cảnh báo, chỉ dẫn từng khu của cơ sở

Yêu cầu: Có biển cảnh báo, chỉ dẫn từng khu của cơ sở.

17. Giấy xác nhận nuôi đối tượng thủy sản chủ lực (áp dụng với đối tượng phải đăng ký)

Yêu cầu: Có giấy xác nhận nuôi đối tượng thủy sản chủ lực.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ lưu giữ tại cơ sở.

 

Phần II

 HƯỚNG DẪN KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN BẰNG LỒNG BÈ, ĐĂNG QUẦNG (SAU ĐÂY GỌI LÀ LỒNG BÈ)

 

ĐIỀU KIỆN CHUNG:

1. Địa điểm của cơ sở nuôi trồng thủy sản

Yêu cầu: Có văn bản chứng minh địa điểm của cơ sở nuôi trồng thủy sản đáp ứng quy định của pháp luật về sử dụng khu vực biển để nuôi trồng thủy sản.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ lưu giữ tại cơ sở.

2. Hồ sơ gồm nhật ký ao nuôi, hóa đơn hoặc phiếu mua vật tư

Yêu cầu: Có hồ sơ gồm nhật ký lồng bè nuôi, hóa đơn hoặc phiếu mua vật tư đầu vào nhưng thời gian lưu giữ hồ sơ tối thiểu 24 tháng kể từ ngày thu hoạch thủy sản nuôi.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ lưu giữ tại cơ sở.

3. Sử dụng con giống

Yêu cầu: Có nguồn gốc rõ ràng, có giấy chứng nhận kiểm dịch theo yêu cầu; thả giống đúng lịch mùa vụ của địa phương.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ lưu giữ tại cơ sở.

4. Sử dụng thức ăn

Yêu cầu: Sử dụng thức ăn còn hạn dùng và được phép sử dụng (lưu hành) tại Việt Nam; không sử dụng thức ăn ôi thiu, mốc.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ lưu giữ tại cơ sở và kiểm tra thực tế hoạt động sản xuất và kiểm tra kho.

5. Sử dụng sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

Yêu cầu: Sử dụng sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản còn hạn dùng và được phép sử dụng tại Việt Nam.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ lưu giữ tại cơ sở và kiểm tra thực tế hoạt động sản xuất và kiểm tra kho.

6. Đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

Yêu cầu: Cơ sở nuôi trồng thủy sản thực hiện kiểm tra, giám sát và ghi chép thông số môi trường ao nuôi; thu gom và xử lý chất thải, thủy sản chết theo quy định; đối với cơ sở nuôi thâm canh, bán thâm canh có kế hoạch phục hồi môi trường sau khi ngừng hoạt động nuôi trồng thủy sản; có báo cáo đánh giá tác động môi trường nuôi trồng thủy sản hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ lưu giữ tại cơ sở và kiểm tra thực tế hoạt động sản xuất.

7. Đáp ứng quy định của pháp luật về thú y

Yêu cầu: Không xả thải chất thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu ra môi trường; không vứt thủy sản chết ra môi trường; có kế hoạch phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ lưu giữ tại cơ sở và kiểm tra thực tế hoạt động sản xuất.

8. Đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn lao động

Yêu cầu: Người làm việc tại cơ sở được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo quy định và được khám sức khỏe ít nhất một lần/năm. Cơ sở phải trang bị đầy đủ các thiết bị cứu sinh (phao tròn, phao áo).

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ lưu giữ và kiểm tra thực tế tại                 cơ sở.

9. Đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm

Yêu cầu: Đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản dùng làm thực phẩm phải đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ lưu giữ tại cơ sở và kiểm tra thực tế hoạt động sản xuất.

ĐIỀU KIỆN VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ KỸ THUẬT CỦA CƠ SỞ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN:

10. Trang thiết bị, dụng cụ sử dụng trong nuôi trồng thủy sản

Yêu cầu: Làm bằng vật liệu dễ làm vệ sinh, không gây độc đối với thủy sản nuôi, không gây ô nhiễm môi trường.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra thực tế tại cơ sở.

11. Khung lồng, phao, lưới, đăng quầng

Yêu cầu: Làm bằng vật liệu bền, không gây ô nhiễm môi trường và không gây độc hại cho thủy sản nuôi, không để thủy sản nuôi sổng thoát ra môi trường.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra thực tế tại cơ sở.

12. Phao tiêu, đèn tín hiệu, biển cảnh báo

Yêu cầu: Có phao tiêu, đèn tín hiệu, biển cảnh báo cho hoạt động giao thông thủy.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra thực tế tại cơ sở.

13. Khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu

Yêu cầu: Bảo đảm yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra thực tế tại cơ sở.

14. Dụng cụ chứa, xử lý rác thải, chất thải, thủy sản chết

Yêu cầu: Dụng cụ chứa rác thải phải riêng biệt với dụng cụ chứa, xử lý thủy sản chết, không làm ảnh hưởng đến môi trường.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra thực tế tại cơ sở.

15. Giấy xác nhận nuôi trồng thủy sản lồng bè

Yêu cầu: Có giấy xác nhận nuôi trồng thủy sản lồng bè.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ lưu giữ tại cơ sở.

 

Mẫu số 25.NT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________
 

GIẤY CHỨNG NHẬN
CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

…… (tên Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp) ……

__________

 

1. Tên (người đại diện) cơ sở nuôi trồng thủy sản: .................................................. ……….

2. Địa chỉ của cơ sở: .........................................................................................

3. Điện thoại………...…..; Số Fax…………………; Email………………..

4. Địa điểm nuôi: .................................................................................................... ....…….

Đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản:

- Đối tượng thủy sản nuôi trồng: ……………………………………….......

- Số lượng ao (đầm/hầm)/bể/lồng: ..................................................................

- Tổng diện tích cơ sở: ………….…………………………………………..

- Diện tích mặt nước nuôi: …...........................................................................

 

Số cấp: AA/20.../BB/CN-NTTS

Có hiệu lực đến ngày        tháng          năm     

(*) và thay thế Giấy chứng nhận số: ……. Cấp ngày          tháng           năm
 

 

……., ngày ... tháng ... năm ….
(Thủ trưởng đơn vị ký tên, đóng dấu)

 

 

AA: Số thứ tự của cơ sở được kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện.

BB: Mã số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và được quy định tại Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam.

(*): Ghi trong trường hợp Giấy chứng nhận được cấp lại.

6. Tên thủ tục: Cấp, cấp lại giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;

b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung;

d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh xem xét, cấp Giấy xác nhận theo Mẫu số 28.NT Phụ lục III  ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

đ) Đăng ký lại nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực khi thuộc một trong các trường hợp sau: giấy xác nhận đăng ký bị mất; bị rách; thay đổi chủ cơ sở nuôi; thay đổi diện tích ao nuôi; thay đổi đối tượng nuôi; thay đổi mục đích sử dụng.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có).

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Hồ sơ đăng ký bao gồm:

- Đơn đăng ký theo Mẫu số 26.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi được giao, cho thuê đất để nuôi trồng thủy sản hoặc giấy phép hoạt động nuôi trồng thủy sản trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, thủy điện hoặc quyết định giao khu vực biển hoặc hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản;

- Sơ đồ mặt bằng vị trí ao/lồng nuôi có xác nhận của chủ cơ sở.

b) Hồ sơ đăng ký lại bao gồm:

- Đơn đăng ký lại theo Mẫu số 27.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

- Bản chính giấy xác nhận đăng ký đã được cấp (trừ trường hợp bị mất);

- Trường hợp có sự thay đổi chủ cơ sở nuôi phải có giấy tờ chứng minh; thay đổi diện tích ao nuôi, mục đích sử dụng phải có sơ đồ mặt bằng vị trí ao/lồng nuôi có xác nhận của chủ cơ sở.

1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Chưa có văn bản quy định.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

a) Đơn đăng ký theo Mẫu số 26.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Đơn đăng ký lại theo Mẫu số 27.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

 

Mẫu số 26.NT

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________

……., ngày…… tháng….. năm……

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN LỒNG BÈ/

ĐỐI TƯỢNG THỦY SẢN NUÔI CHỦ LỰC

__________

 

Kính gửi: (Tên cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh).

1. Họ tên chủ cơ sở: ................................................................................................. …….

2. Số căn cước công dân/chứng minh nhân dân (đối với chủ cơ sở không phải là doanh nghiệp) hoặc mã số doanh nghiệp: ……………………..

3. Địa chỉ của cơ sở: .............................................. ..........................................................

4. Điện thoại……….….. ; Số Fax…………….; Email………………….

5. Tổng diện tích của cơ sở (ha): ………………………………………......................................

6. Diện tích/thể tích nuôi trồng thủy sản (ha/m3): ..…………………….....................................

7. Hình thức nuôi[1]:.............................................................................................................

Đề nghị .....  ............(tên cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh) …… xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè/đối tượng thủy sản nuôi chủ lực cho cơ sở theo thông tin sau:

TT

Ao/bể/lồng nuôi[2]

Đối tượng
thủy sản nuôi

Địa chỉ ao/bể/lồng nuôi[3]

Diện tích ao/bể/
lồng nuôi (m2/m3)

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về các thông tin đã kê khai.

 

CHỦ CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu nếu có)

 

Mẫu số 27.NT

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________

……., ngày…… tháng….. năm……

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ LẠI

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN LỒNG BÈ/ ĐỐI TƯỢNG THỦY SẢN NUÔI CHỦ LỰC

____________

 

Kính gửi: (Tên cơ quan xác nhận đăng ký)

 

1. Họ tên chủ cơ sở: .............................................................................................. ……….

2. Số căn cước công dân/chứng minh nhân dân (đối với chủ cơ sở không phải là doanh nghiệp) hoặc mã số doanh nghiệp: ……………………..

3. Địa chỉ của cơ sở: ............................................................... .........................................

4. Điện thoại……….……….; Số Fax…………….; Email……………....................................

5. Đối tượng thủy sản nuôi: …………….………..…...................................... ………………….

6. Tổng diện tích của cơ sở (ha): ……................................... ……………………………………

7. Tổng diện tích/thể tích nuôi (ha/m3): ..……..................................... …………………………

8. Hình thức nuôi[4]:..................................................................... ........................................

9. Lý do đề nghị xác nhận lại:

a) Bị mất, rách: .

b) Thay đổi chủ cơ sở nuôi; diện tích ao nuôi; đối tượng nuôi; mục đích sử dụng: ….. (Điền thông tin theo bảng ở dưới).

Đề nghị …… (tên cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh) …… xác nhận đăng ký lại nuôi trồng thủy sản lồng bè/đối tượng thủy sản nuôi chủ lực cho cơ sở theo thông tin sau:

 

TT

Mã số nhận diện ao/bể nuôi đã được cấp

Địa chỉ ao/bể nuôi[5]

Thay đổi đối tượng nuôi

Thay đổi mục đích sử dụng

Thay đổi diện tích ao nuôi (m2)

Thay đổi chủ cơ sở

Mới

Mới

Mới

Mới

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về các thông tin đã kê khai./.
 

 

CHỦ CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu nếu có)

 

Mẫu số 28.NT

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN.......
…… (Tên cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh) …….

__________

Căn cứ Quyết định.....chức năng nhiệm vụ.....;

Căn cứ Nghị định số ……../2019/NĐ-CP ngày ..tháng…năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;

Thủ trưởng ….. (Tên cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh)……

 

GIẤY XÁC NHẬN

(Lần: ……, ngày … tháng … năm ….)

 

Số: ............/20...

Họ, tên chủ cơ sở: ..............................................................................................

Số căn cước công dân/CMTND (đối với chủ cơ sở nuôi không phải là doanh nghiệp) hoặc mã số doanh nghiệp ................... do ............., cấp ngày.......................

Địa chỉ cơ sở:.......................................................... .........................................................

Số điện thoại:................................. Số Fax: .......................................................

Email (nếu có):............................................................ ......................................................

Mã số cơ sở nuôi (AA-BB-CCCCCC) có mã số nhận diện từng ao/bể/lồng nuôi như sau:

 

TT

Mã số nhận diện ao/bể/

lồng nuôi[6]

Ao/bể/lồng nuôi[7]

Diện tích ao/bể/

lồng nuôi (m2)

Địa chỉ ao/bể/

lồng nuôi[8]

1

AA-BB-CCCCCC-DDDD

 

 

 

2

 

 

 

 

....

 

 

 

 

 

Trong đó:

AA là mã số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và được quy định tại Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam;

BB  mã số đối tượng nuôi: đối tượng nuôi lồng bè là 00; cá tra là 01; tôm nước lợ (tôm sú, tôm thẻ chân trắng) là 02;

CCCCCC là số thứ tự cơ sở nuôi được cấp từ 000001 đến 999999;

DDDD  số thứ tự ao/bể/lồng bè của cơ sở nuôi, được cấp theo thứ tự từ 0001 đến 9999. Mỗi ao/bể/lồng bè nuôi duy nhất một mã số.

 

 Nơi nhận:

-

-

................, ngày........tháng........năm.......
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

 

[1] Hình thức: Thâm canh/Bán thâm canh/Khác (ghi rõ hình thức nuôi).

[2] Ghi rõ vị trí, địa điểm ao/bể nuôi đối tượng chủ lực/lồng nuôi theo sơ đồ khu nuôi.

[3] Ghi cụ thể đến ấp, thôn, xã huyện.

[4] Hình thức: Thâm canh/Bán thâm canh/Khác (ghi rõ hình thức nuôi).

[5] Ghi cụ thể đến ấp, thôn, xã huyện.

[6] Mã số đăng ký ao/bể/lồng nuôi được cấp cho cơ sở theo từng ao/bể/lồng nuôi.

[7] Ghi rõ ký hiệu hoặc tên ao/bể/lồng nuôi theo sơ đồ mặt bằng vị trí ao/bể/lồng nuôi.

[8] Ghi cụ thể đến ấp, thôn, xã, huyện.

7. Tên thủ tục: Cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam (trong phạm vi 06  hải lý)

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;

b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung;

d) Trình tự cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển: Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ, xin ý kiến cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường, đơn vị có liên quan và xem xét cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển theo Mẫu số 31.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP nếu đáp ứng các quy định. Trường hợp không cấp phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

đ) Trình tự cấp lại Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển trong trường hợp Giấy phép bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi, bổ sung thông tin:

- Tổ chức, cá nhân gửi đề nghị cấp lại Giấy phép theo Mẫu số 29.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP đến Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận được đề nghị cấp lại Giấy phép, cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp lại Giấy phép. Trường hợp không cấp lại phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có).

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đăng ký theo Mẫu số 29. NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Bản thuyết minh dự án nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 30. NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

c) Báo cáo đánh giá tác động môi trường nuôi trồng thủy sản hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền thẩm định theo quy định;

d) Sơ đồ khu vực biển kèm theo tọa độ các điểm góc của khu vực biển đề nghị giao.

1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết: 45 ngày đối với trường hợp cấp mới; 15 ngày đối với trường hợp cấp lại.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Chưa có văn bản quy định.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

a) Đơn đăng ký theo Mẫu số 29. NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Bản thuyết minh dự án nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 30. NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

Mẫu số 29.NT

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________

……., ngày…… tháng….. năm……

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI
GIẤY PHÉP NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN BIỂN

__________

 

Kính gửi: (Tên cơ quan cấp phép).

 

1. Tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép: ….............................................................. …….

Đại diện (nếu là tổ chức): ....................................................................................... ……….

2. Số chứng minh thư nhân dân: ………; Cấp ngày: ……; Nơi cấp: ………...........................

3. Địa chỉ thường trú/trụ sở công ty (nếu là tổ chức): ……………………...............................

4. Điện thoại………............................. ……..; Số Fax………………..; Email…………………...

5. Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập (nếu có): .........................................

6. Địa chỉ khu vực biển để nuôi trồng thủy sản: ……………………........................................

7. Đối tượng thủy sản nuôi trồng: ……………………………................................... …………..

8. Diện tích mặt nước xin được giao để nuôi trồng thủy sản: ..….... (ha/m2);

9. Dự kiến sản lượng nuôi (tấn/vụ): …; Tổng sản lượng (tấn/năm): ….………

10. Thông tin khác: …..…………………………………………………...……

Đề nghị …………… (tên cơ quan cấp phép) ……… cấp/cấp lại Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức/cá nhân ………..................................................................................................... ………….

Lý do cấp lại (áp dụng đối với trường hợp xin cấp lại):.......................................................
 

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu nếu có)

 

Mẫu số 30.NT

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

ĐỀ CƯƠNG THUYẾT MINH DỰ ÁN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

__________

 

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

1. Giới thiệu về chủ đầu tư

2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án

3. Cơ sở pháp lý

CHƯƠNG II: CĂN CỨ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ DỰ ÁN

1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án

2. Khả năng tiêu thụ sản phẩm đầu ra của dự án

3. Kết luận về sự cần thiết đầu tư

CHƯƠNG III: ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ DỰ ÁN

1. Vị trí địa lý (địa điểm, các nguyên tắc lựa chọn địa điểm,...)

2. Địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, môi trường

3. Hiện trạng nơi sản xuất

4. Nhận xét chung

CHƯƠNG IV: QUY MÔ DỰ ÁN – TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

1. Quy mô đầu tư dự án

2. Hạng mục công trình – thiết bị

3. Thời gian thực hiện dự án                                                          

CHƯƠNG V: GIỚI THIỆU QUY TRÌNH SẢN XUẤT

CHƯƠNG VI: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN

1. Nội dung tổng mức đầu tư

2. Vốn cố định

3. Vốn lưu động

4. Nguồn vốn đầu tư dự án (phân bổ, phương án hoàn vốn và chi phí lãi vay,...)

CHƯƠNG VII: HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán

2. Tính toán chi phí của dự án

3. Doanh thu từ dự án

4. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án

5. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường

CHƯƠNG VIII: KẾT LUẬN

 

............., ngày.........tháng....... năm......

CHỦ DỰ ÁN

 

Mẫu số 31.NT

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
____________________________________

GIẤY PHÉP
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN BIỂN

…………(tên Cơ quan cấp phép)………

 

1. Tên tổ chức/cá nhân nuôi trồng thủy sản: ……….………………………………

2. Mã số cơ sở (nếu có): ……………………………………………………………

3. Địa chỉ/vị trí khu vực biển để nuôi trồng thủy sản: ……………………………..

4. Địa chỉ thường trú/trụ sở công ty (nếu là tổ chức): ............................................... …….....

5. Điện thoại người đại diện: ……………………; số Fax: ………….….………..

6. Đối tượng nuôi trồng: ………………………..…………...…………………….

7. Diện tích mặt nước xin được giao để nuôi trồng thủy sản: ……............ (ha/m2);

8. Dự kiến sản lượng nuôi (tấn/vụ): ......; tổng sản lượng (tấn/năm): ..……..……

9. Thông tin khác: ………..……………………………………………………….

Tổ chức/cá nhân ………………………………….…… được phép nuôi trồng thủy sản, tuân thủ các quy định của pháp luật về nuôi trồng thủy sản và các quy định của pháp luật có liên quan.

 

 

Số cấp: AA/20…/BB/GP-NTTS

Giấy phép có hiệu lực kể từ ngày ký đến ngày …... tháng …... năm …….

(*) và thay thế Giấy phép số: ……………. cấp ngày …. tháng ….. năm ….

 

……., ngày …… tháng …… năm ….
(Thủ trưởng đơn vị ký tên, đóng dấu)

 

 

AA: Số thứ tự của Giấy phép

BB: Mã số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và được quy định tại Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam.

(*): Ghi trong trường hợp Giấy phép được cấp lại.

8. Tên thủ tục: Xác nhận nguồn gốc loài thủy sản thuộc Phụ lục Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp và các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có nguồn gốc từ nuôi trồng

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;

b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung;

d) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thực hiện kiểm tra thực tế tại cơ sở nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo loài thủy sản (nếu cần) và cấp Giấy xác nhận nguồn gốc theo Mẫu số 34.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP; trường hợp không cấp Giấy xác nhận nguồn gốc phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có).

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đăng ký xác nhận nguồn gốc theo Mẫu số 32.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Giấy xác nhận nguồn gốc loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp hoặc loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm khai thác từ tự nhiên đối với trường hợp sử dụng cá thể có nguồn gốc từ tự nhiên để nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản và trồng cấy nhân tạo;

c) Tài liệu chứng minh cá thể có nguồn gốc từ sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật trong trường hợp sử dụng cá thể có nguồn gốc từ sau xử lý tịch thu để nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản và trồng cấy nhân tạo;

d) Tài liệu nhập khẩu mẫu vật đối với trường hợp sử dụng mẫu vật có nguồn gốc từ nhập khẩu để nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản và trồng cấy nhân tạo;

đ) Sổ theo dõi quá trình nuôi sinh trưởng, sinh sản và trồng cấy nhân tạo đối với loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo Mẫu số 33.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Các loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Chưa có văn bản quy định.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

a) Đơn đăng ký xác nhận nguồn gốc theo Mẫu số 32.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

b) Sổ theo dõi quá trình nuôi sinh trưởng, sinh sản và trồng cấy nhân tạo đối với loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo Mẫu số 33.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

Mẫu số 32.NT

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

……., ngày…… tháng….. năm……

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NGUỒN GỐC

Loài thủy sản thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế động vật,

thực vật hoang dã nguy cấp, loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm

từ nuôi trồng thủy sản/khai thác từ tự nhiên

__________

 

Kính gửi: (Tên cơ quan xác nhận).

 

1. Tên tổ chức/cá nhân đề nghị: ............................................................................. ……….

Đại diện (nếu là tổ chức): ....................................................................................... ……….

2. Địa chỉ thường trú/trụ sở công ty (nếu là tổ chức): .........................................................

3. Điện thoại…………… Fax………………..; Email………………............................................

4. Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập (nếu có): .........................................

5. Mã số trại nuôi sinh trưởng, sinh sản, trồng cấy nhân tạo (nếu có):…............................

6. Địa điểm kiểm tra xác nhận nguồn gốc:................................................................ ……….

Đề nghị xác nhận nguồn gốc loài thủy sản thuộc phụ lục của Công ước quốc tế về buôn bán động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm từ nuôi trồng thủy sản/khai thác từ tự nhiên, cụ thể:

7. Áp dụng đối với trường hợp xác nhận nguồn gốc từ nuôi trồng thủy sản:

Tên, mã số trại nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản và trồng cấy nhân tạo

Tên loài nuôi

(tên thông thường)

Tên khoa học

Thời gian nuôi

 

Kích thước trung bình

Số lượng/khối lượng của loài được xác nhận

Ký hiệu đánh dấu theo cá thể (nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

8. Áp dụng đối với trường hợp xác nhận nguồn gốc khai thác từ tự nhiên

Số văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm số:…. ngày … tháng …. năm do Tổng cục Thủy sản cấp.

Tên loài được phép khai thác
(tên thông thường)

Tên khoa học

Tên tàu/số đăng ký,

(Nghề khai thác)[1]

(Nếu sử dụng tàu cá)

Vùng[2]/

khu vực khai thác

 

 

Ngày khai thác

 

Số lượng hoặc khối lượng của loài được xác nhận nguồn gốc (con hoặc kg)

Tổng số lượng hoặc khối lượng được phép khai thác (con hoặc kg)

Số lượng hoặc khối lượng lũy kế tại thời điểm xác nhận (con hoặc kg)[3]

 

Ghi

chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thông tin khác: (nếu có) …..…………………………………………………

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu nếu có)

Hồ sơ gửi kèm:

 

Mẫu số 33.NT

 

SỔ THEO DÕI NUÔI SINH TRƯỞNG, SINH SẢN,

TRỒNG CẤY NHÂN TẠO LOÀI THỦY SẢN NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM

__________

 

1. Họ và tên của tổ chức, cá nhân là chủ cơ sở nuôi: ……………………………………..............................................………….

2. Địa chỉ (gồm địa chỉ của tổ chức, cá nhân là chủ cơ sở nuôi và địa điểm nuôi): ……...………..................................... 

3. Tên tiếng phổ thông của loài nuôi:......................................................................................................................... 

4. Tên khoa học của loài nuôi: .............................................................................................................................. 

5. Hình thức nuôi: Nuôi sinh trưởng/nuôi sinh sản/trồng cấy nhân tạo

6. Mã số cơ sở nuôi: ……………………………………………………………………. ………………………………………

7. Thông tin nuôi sinh trưởng (áp dụng đối với trường hợp nuôi sinh trưởng)

Ngày

Tổng số cá thể nuôi

Số luợng con giống

Số lượng cá thể nuôi thương phẩm

Nhập cơ sở

(mua, sinh sản ...vv)

Xuất cơ sở

(bán, cho tặng, chết...)

Ghi chú

Xác nhận của Cơ quan quản lý  thủy sản

Tổng

Đực

Cái

Không

xác định

Đực

Cái

Không xác định

Đực

Cái

Không xác định

Đực

Cái

Không xác định

1

2=3+4+5

3=7+10-13

4=8+11-14

5=6+9+12-15

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

- Số liệu tại sổ cơ sở nuôi phải ghi chép ngay khi có sự thay đổi và chốt định kỳ vào ngày cuối cùng của tháng. 

- Cột 17, cán bộ của Cơ quan cấp mã số ký xác nhận khi kiểm tra các cơ sở nuôi động vật hoang dã.

8. Thông tin nuôi sinh sản (áp dụng đối với trường hợp động vật sinh sản bằng hình thức đẻ trứng).

TT

Ngày (lấy trứng khỏi tổ/ ấp trứng/ con non nở, chết ...)

Số cá thể bố mẹ

Số lượng trứng

Số lượng trứng được đưa vào ấp

Số con non nở

Số con con bị chết

Số con non còn sống

Số con con cộng dồn theo thời gian

Số con non tách khỏi khu nuôi nhốt (tách đàn)

Số con non còn lại

Ghi chú

Xác nhận của cơ quan quản lý thủy sản

Đực

Cái

1

2

3

4

5

6

7

8

9=7-8

10

11

12=10-11

13

14

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

- Sổ theo dõi sinh sản của động vật hoang dã được lập riêng cho từng loài.

- Số liệu tại sổ, chủ nuôi phải ghi chép ngay khi có sự thay đổi và chốt định kỳ vào ngày cuối cùng của tháng hoặc kết thúc đợt sinh sản của động vật.

- Số cá thể tách khỏi khu nuôi nhốt con non được hiểu là khi chủ nuôi bán con giống hoặc con non được gia nhập đàn với các cá thể trưởng thành.

9. Thông tin nuôi sinh sản (áp dụng đối với trường hợp động vật sinh sản bằng hình thức đẻ con)

 

TT

Ngày (đẻ, chết ...)

Số cá thể bố mẹ

Số con non nở

Số con con bị chết

Số con non còn sống

Số con con cộng dồn theo thời gian

Số con non tách khỏi khu nuôi nhốt (tách đàn)

Số con non còn lại

Ghi chú

Xác nhận

của cơ quan

quản lý thủy sản

Đực

Cái

1

2

3

4

7

8

9=7-8

10

11

12=10-11

13

14

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

- Sổ theo dõi sinh sản của động vật hoang dã được lập riêng cho từng loài.

- Số liệu tại sổ, chủ nuôi phải ghi chép ngay khi có sự thay đổi và chốt định kỳ vào ngày cuối cùng của tháng. 

- Số cá thể tách khỏi khu nuôi nhốt con non được hiểu là khi chủ nuôi bán con giống hoặc con non được gia nhập đàn với các cá thể trưởng thành. 

10. Thông tin trồng cấy nhân tạo (áp dụng đối với trường hợp trồng cấy nhân tạo các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm)

Ngày

Số lượng cây/con giống

Số lượng cây/con trong bình vô trùng

Số lượng cây/con

 còn non

Số cây/con trưởng thành

Bổ sung

(mua hoặc

các cách khác)

Chuyển giao

(bán hoặc các cách khác)

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

Số lượng cây/con giống: Ghi rõ số lượng cây/con giống ban đầu và nguồn gốc số cây giống đó.

Số lượng cây/con trong bình nghiệm: Ghi chép số lượng cây cấy mô nhân giống trong bình vô trùng.

Cây non: Ghi chép số lượng cây/con được đưa ra nuôi trồng. Để có được con số này, ta có thể lấy tổng số cây/con được lấy ra từ bình vô trùng nuôi trồng thành công trong 1 tháng đầu.

Cây/con trưởng thành: Ghi chép số lượng cây/con sống được trong 6 tháng đầu và tiếp tục được nuôi lớn cho đến khi ra sản phẩm xuất bán hoặc tiếp tục một chu kỳ tiếp theo.

Bổ sung: Cột này được sử dụng để ghi chép số cây/con có được do mua từ các cơ sở khác, nhập khẩu. Ngày tiến hành bổ sung số cây/con cũng phải được ghi chép. Cây/con nhập khẩu phải ghi chú nước xuất xứ và số giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu ở cột ghi chú.

Chuyển giao: Cột này được dùng để ghi chép số cây/con xuất khẩu hay bán đi. Cũng cần ghi chép lại ngày những cây/con đó được xuất khẩu hoặc bán đi. Khi xuất khẩu hoặc bán cho các cơ sở nuôi trồng khác thì ghi lại số giấy phép CITES xuất khẩu/giấy phép vận chuyển đặc biệt nếu có ở cột ghi chú.

Ghi chú: Sử dụng cột này để ghi chép những chi tiết về việc khai thác cây/con giống tự nhiên, bổ sung hoặc chuyển giao (ví dụ số giấy phép khai thác, số giấy phép vận chuyển, điểm đến của lô hàng được bán hay xuất khẩu, nguồn thực vật được bổ sung vào cơ sở, …..)

Phải ghi chép vào sổ khi:

(1) bổ sung thêm vào cơ sở trồng cấy nhân tạo

(2) cây/con được trồng cấy nhân tạo tại cơ sở bị chết hoặc bán đi; và

(3) chuyển cây/con một hạng tuổi sang hạng tuổi khác hoặc giai đoạn này sang giai đoạn khác (ví dụ chuyển cây từ bình vô trùng sang cây non)

Ghi chú: Dành cho chủ cơ sở trồng cấy nhân tạo, Cơ quan cấp chứng nhận cơ sở cần lưu để theo dõi sau mỗi lần kiểm tra.

 

Mẫu số 34.NT

 

TÊN ĐƠN VỊ CẤP TRÊN
TÊN ĐƠN VỊ XÁC NHẬN

________

Số:       /XNNG-CCTS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________

……., ngày…… tháng….. năm……

 

GIẤY XÁC NHẬN NGUỒN GỐC

Loài thủy sản thuộc Phụ lục Công ước

về buôn bán quốc tế động vật, thực vật hoang dã nguy cấp,

loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm từ nuôi trồng thủy sản

__________

 

Kính gửi: (Tên tổ chức/cá nhân đề nghị xác nhận).

Căn cứ Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số       /2019/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2019 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;

Sau khi xem xét hồ sơ và kết quả kiểm tra thực tế, ………… (Tên cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh) xác nhận cho:

Tổ chức/cá nhân: ................................................................................................... ..........

Đại diện (nếu là tổ chức): ....................................................................................... …….

Địa chỉ thường trú/trụ sở công ty (nếu là tổ chức): ................................................... ..........

Điện thoại……………….. Fax….......……………..; Email……………………

Đã nuôi sinh trưởng/nuôi sinh sản/trồng cấy nhân tạo thủy sản thuộc Phụ lục Công ước quốc tế về buôn bán động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm cụ thể:

 

Tên trại nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản và trồng cấy nhân tạo

Tên loài nuôi

(tên thông thường)

Tên khoa học

Thời gian nuôi

Kích thước trung bình

Số lượng/khối lượng của loài được xác nhận

Ký hiệu đánh dấu theo cá thể (nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu: VT.

ĐẠI DIỆN CƠ QUAN QUẢN LÝ THỦY SẢN CẤP TỈNH

(Ký tên, đóng dấu nếu có)

 

[1] Nghề khai thác theo mã đã được quy định.

[2] Vùng khai thác theo mã đã được quy định.

[3] Tổng số cá thể hoặc khối lượng loài đã được xác nhận nguồn gốc.

9. Tên thủ tục: Xác nhận nguồn gốc loài thủy sản thuộc Phụ lục Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;

b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung;

d) Trình tự xác nhận nguồn gốc: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh tổ chức kiểm tra và cấp giấy xác nhận nguồn gốc, trường hợp không cấp giấy xác nhận nguồn gốc phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

đ) Trình tự xác nhận mẫu vật loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được khai thác từ tự nhiên trước thời điểm quy định cấm khai thác có hiệu lực: trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thực hiện kiểm tra, xác minh hồ sơ và cấp Giấy xác nhận nguồn gốc theo Mẫu số 35.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP; trường hợp không cấp Giấy xác nhận nguồn gốc phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có).

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Hồ sơ đề nghị xác nhận nguồn gốc: Đơn đăng ký xác nhận nguồn gốc theo Mẫu số 32.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP; Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá đối với trường hợp có sử dụng tàu cá để khai thác thủy sản; Văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; Hợp đồng thuê tàu cá đối với trường hợp tổ chức, cá nhân được cấp Văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm sử dụng tàu cá để khai thác nhưng không phải là chủ tàu; Báo cáo khai thác thủy sản, nhật ký khai thác thủy sản.

b) Hồ sơ đề nghị xác nhận mẫu vật loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được khai thác từ tự nhiên trước thời điểm quy định cấm khai thác có hiệu lực, bao gồm: Đơn đăng ký xác nhận nguồn gốc theo Mẫu 32.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP; tài liệu chứng minh nguồn gốc mẫu vật khai thác từ tự nhiên có xác nhận của Tổ chức quản lý cảng cá hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh tại thời điểm khai thác; hợp đồng mua, bán, cho, tặng có công chứng tại thời điểm mua, bán, cho, tặng đối với trường hợp tổ chức, cá nhân không phải là người trực tiếp khai thác.

1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết:  03 ngày làm việc (đối với xác nhận nguồn gốc); 07 ngày làm việc (đối với xác nhận mẫu vật).

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận nguồn gốc.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Chưa có văn bản quy định.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

 Đơn đăng ký xác nhận nguồn gốc theo Mẫu số 32.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

Mẫu số 32.NT

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

……., ngày…… tháng….. năm……

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NGUỒN GỐC

Loài thủy sản thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế động vật,

thực vật hoang dã nguy cấp, loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm

từ nuôi trồng thủy sản/khai thác từ tự nhiên

__________

 

Kính gửi: (Tên cơ quan xác nhận).

 

1. Tên tổ chức/cá nhân đề nghị: ............................................................................. ……….

Đại diện (nếu là tổ chức): ....................................................................................... ……….

2. Địa chỉ thường trú/trụ sở công ty (nếu là tổ chức): .........................................................

3. Điện thoại…………… Fax………………..; Email………………............................................

4. Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập (nếu có): .........................................

5. Mã số trại nuôi sinh trưởng, sinh sản, trồng cấy nhân tạo (nếu có):…............................

6. Địa điểm kiểm tra xác nhận nguồn gốc:................................................................ ……….

Đề nghị xác nhận nguồn gốc loài thủy sản thuộc phụ lục của Công ước quốc tế về buôn bán động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm từ nuôi trồng thủy sản/khai thác từ tự nhiên, cụ thể:

7. Áp dụng đối với trường hợp xác nhận nguồn gốc từ nuôi trồng thủy sản:

Tên, mã số trại nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản và trồng cấy nhân tạo

Tên loài nuôi
(tên thông thường)

Tên khoa học

Thời gian nuôi

 

Kích thước trung bình

Số lượng/khối lượng của loài được xác nhận

Ký hiệu đánh dấu theo cá thể (nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

8. Áp dụng đối với trường hợp xác nhận nguồn gốc khai thác từ tự nhiên

Số văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm số:…. ngày … tháng …. năm do Tổng cục Thủy sản cấp.

Tên loài được phép khai thác
(tên thông thường)

Tên khoa học

Tên tàu/số đăng ký,

(Nghề khai thác)[1]

(Nếu sử dụng tàu cá)

Vùng[2]/

khu vực khai thác

 

 

Ngày khai thác

 

Số lượng hoặc khối lượng của loài được xác nhận nguồn gốc (con hoặc kg)

Tổng số lượng hoặc khối lượng được phép khai thác (con hoặc kg)

Số lượng hoặc khối lượng lũy kế tại thời điểm xác nhận (con hoặc kg)[3]

 

Ghi

chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thông tin khác: (nếu có) …..…………………………………………………

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu nếu có)

Hồ sơ gửi kèm:

 

Mẫu số 35.NT

TÊN ĐƠN VỊ CẤP TRÊN
TÊN ĐƠN VỊ XÁC NHẬN

________

Số:       /XNNG-CCTS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

___________________

……., ngày…… tháng….. năm……

 

 

GIẤY XÁC NHẬN NGUỒN GỐC

Loài thủy sản thuộc Phụ lục Công ước quốc tế

về buôn bán động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, loài thủy sản nguy cấp,

quý hiếm có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên

___________

 

Kính gửi: (Tên tổ chức/cá nhân đề nghị xác nhận).

Căn cứ Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số       /2019/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2019 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;

Sau khi xem xét hồ sơ và kết quả kiểm tra thực tế, ………… (Tên cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh) xác nhận cho:

Tổ chức/cá nhân: ................................................................................................... ..........

Đại diện (nếu là tổ chức): ....................................................................................... ..........

Địa chỉ thường trú/trụ sở công ty (nếu là tổ chức): ................................................... ..........

Điện thoại……………….. Fax………….......……..; Email……………………

Đã khai thác từ tự nhiên loài thủy sản thuộc Phụ lục Công ước quốc tế về buôn bán động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo Văn bản chấp thuận số: …… có thời hạn từ ngày….. đến ngày…., cụ thể:

Tên loài được phép khai thác
(tên thông thường)

Tên khoa học

Tên tàu/số đăng ký,

(Nghề khai thác)[4]

(Nếu sử dụng tàu cá)

Vùng[5]/ khu vực khai thác

 

 

Ngày khai thác

 

Số lượng hoặc khối lượng của loài được xác nhận nguồn gốc (con hoặc kg)

Tổng số lượng hoặc khối lượng được phép khai thác (con hoặc kg)

Số lượng hoặc khối lượng lũy kế tại thời điểm xác nhận (con hoặc kg)[6]

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu: VT.

ĐẠI DIỆN CƠ QUAN QUẢN LÝ THỦY SẢN CẤP TỈNH

(Ký tên, đóng dấu nếu có)

 

[1] Nghề khai thác theo mã đã được quy định.

[2] Vùng khai thác theo mã đã được quy định.

[3] Tổng số cá thể hoặc khối lượng loài đã được xác nhận nguồn gốc.

[4] Nghề khai thác theo mã đã được quy định;

[5] Vùng khai thác theo mã đã được quy định.

[6] Tổng số cá thể hoặc khối lượng loài đã được xác nhận nguồn gốc.

10. Tên thủ tục: Cấp, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có địa điểm đóng mới, cải hoán tàu cá của cơ sở;

b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn  xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung;

d) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra, đánh giá điều kiện cơ sở; trường hợp kiểm tra, đánh giá tại cơ sở không đáp ứng điều kiện, cơ sở thực hiện khắc phục; sau khi khắc phục cơ sở có văn bản thông báo đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổ chức kiểm tra, đánh giá điều kiện cơ sở;

đ) Trường hợp hồ sơ và điều kiện cơ sở đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, đánh giá, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá theo Mẫu số 04.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có).

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện: Đơn đề nghị theo Mẫu số 01.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP; Bản thuyết minh điều kiện cơ sở theo Mẫu số 02.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

b) Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện: Đơn đề nghị cấp lại theo Mẫu số 03.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP; Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đã cấp.

1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết:  10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Chưa có văn bản quy định.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

a)  Đơn đề nghị theo Mẫu số 01.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Bản thuyết minh điều kiện cơ sở theo Mẫu số 02.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

c) Đơn đề nghị cấp lại theo Mẫu số 03.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

Mẫu số 01.TC

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập  - Tự do  - Hạnh phúc

_____________________

................, ngày....... tháng...... năm........

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ

ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐÓNG MỚI, CẢI HOÁN TÀU CÁ

____________

 

Kính gửi:………………………….

 

Họ tên người đề nghị:.................................................................................. .....................

Thường trú tại: .................................................................................... .............................

Số CMND/thẻ căn cước công dân/ mã số định danh cá nhân:...................

Đề nghị ……………………………………………………… kiểm tra, đánh giá và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ ........... có chiều dài lớn nhất từ ......................... ....  được nêu dưới đây:

1. Tên cơ sở:.......................................................................................... ..........................

2. Địa chỉ:................................................................................................ .........................

3. Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: .............................................. ........................

4. Điện thoại: .....................Fax:................ Email:..............................................................

5. Hồ sơ gửi kèm, gồm:

...................... ..................................................................................................................

.......................... ..............................................................................................................

Chúng tôi/tôi cam kết chấp hành các quy định về đóng mới, cải hoán tàu cá, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, an toàn kỹ thuật tàu cá và vệ sinh môi trường theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.

 

 

 

 NGƯỜI ĐỀ NGHỊ

(Ký tên, đóng dấu (nếu có))

 

 

 

Mẫu số 02.TC

TÊN CƠ SỞ

_______

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

..............., ngày......tháng...........năm......

 

 

THUYẾT MINH ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ ĐÓNG MỚI,

CẢI HOÁN TÀU CÁ

__________

 

1. Thông tin chung về cơ sở:

Tên, địa chỉ (bao gồm văn phòng và địa điểm đóng mới, cải hoán tàu cá), giấy phép kinh doanh, lịch sử, sơ đồ tổ chức, các đơn vị trực thuộc, giới thiệu về các sản phẩm được sản xuất.

2. Cơ sở vật chất, đội ngũ lao động:

a) Mô tả cơ sở vật chất cần thiết liên quan đến sản xuất (sơ đồ cơ sở chế tạo, văn phòng làm việc, nhà xưởng, nhà kho, các trang thiết bị sản xuất, các thiết bị đo và kiểm tra);

b) Danh sách các nhân viên kỹ thuật, cán bộ giám sát và người lao động (trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chương trình đào tạo đã tham gia, các chứng chỉ đã được cấp).

3. Phương án sản xuất, kinh doanh:

a) Đối tượng tàu cá đóng mới, cải hoán cơ sở đăng ký thực hiện và cơ sở vật chất đảm bảo yêu cầu thi công của cơ sở.

b) Số lượng tàu cá cơ sở có khả năng đóng mới, cải hoán, sửa chữa hàng năm.

c) Kế hoạch chất lượng trong triển khai đóng mới, cải hoán cho một sản phẩm và nhiều sản phẩm đồng thời.

d) Các công việc dự kiến do nhà thầu phụ thực hiện và danh sách các nhà thầu phụ.

4. Thông tin khác:

5. Kiến nghị, đề xuất (nếu có).

 

......, ngày ...  tháng ....  năm....

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Mẫu số 03.TC

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________

............,  ngày........tháng.........năm…......

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐÓNG MỚI,

 CẢI HOÁN TÀU CÁ

___________

 

Kính gửi:……..............………

 

Họ tên:......................................................... ....................................................................

Thường trú tại: ....................................................................... ..........................................

Số CMND/thẻ căn cước công dân:.................................................. ..................................

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán đã được cấp mang số:........................ được cấp  ngày...............tháng.............năm................;

Giấy chứng nhận nêu trên đã bị (nêu rõ lý do đề nghị cấp lại).

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

Đề nghị cơ quan thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán.

Chúng tôi xin cam đoan thực hiện đúng các nội dung được ghi trong giấy chứng nhận được cấp lại và các quy định về đóng mới, cải hoán tàu cá nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, an toàn kỹ thuật tàu cá và vệ sinh môi trường theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành./.

 

 

 

NGƯỜI ĐỀ NGHỊ

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Mẫu số 04.TC

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________

 

GIẤY CHỨNG NHẬN

CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐÓNG MỚI,  CẢI HOÁN TÀU CÁ

___________

 

 

GIÁM ĐỐC SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ........….

 

 

CHỨNG NHẬN:

 

Tên cơ sở: .................................................................................... ........................................

Địa chỉ: .......................................................................................... .......................................

Điện thoại: ......................................................................................... ...................................

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận đầu tư: .................................. .............

Đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ ........... có chiều dài lớn nhất từ ............................. theo quy định.

                                                 

NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN

(Ký tên, đóng dấu)

 

Số:        /GCN

(Đã cấp lần 1 ngày: ……

Cấp lần 2 ngày: ……)

11. Tên thủ tục: Công bố mở cảng cá loại 2

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức quản lý cảng cá gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức quản lý cảng cá đến nộp hồ sơ;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo tổ chức quản lý cảng cá biết để bổ sung;

d) Trong thời hạn 06 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ sơ, tổ chức khảo sát thực tế tại cảng cá, quyết định công bố mở cảng cá theo Mẫu số 10.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp không công bố mở cảng cá, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

đ) Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày Quyết định công bố mở cảng cá được ban hành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có).

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị công bố mở cảng cá theo Mẫu số 09.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Văn bản cho phép đầu tư xây dựng cảng cá;

c) Nội quy, phương án khai thác cảng cá của cảng cá (bản chụp);

d) Quyết định thành lập Tổ chức quản lý cảng cá (bản chụp);

đ) Biên bản nghiệm thu công trình cảng cá đã hoàn thành xây dựng đưa vào sử dụng kèm theo bản vẽ hoàn công;

e) Thông báo hàng hải về luồng của cảng và vùng nước trước cầu cảng;

g) Văn bản kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;

h) Văn bản nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy.

1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết:

- Cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ sơ, tổ chức khảo sát thực tế tại cảng cá, quyết định công bố mở cảng cá: 06 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Thông báo Quyết định công bố mở cảng cá trên các phương tiện thông tin đại chúng: 02 ngày kể từ ngày được ban hành.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức quản lý cảng cá.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công bố mở cảng cá.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Chưa có văn bản quy định.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đề nghị công bố mở cảng cá theo Mẫu số 09.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

 

Mẫu số 09.TC

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG BỐ MỞ CẢNG CÁ

__________

Kính gửi:........................................

 

Ban quản lý cảng cá:...................................... ...................................................................

Địa chỉ trụ sở: .............................................................................. ....................................

Số điện thoại: ............................. Số Fax ......................................... ................................

Đề nghị được công bố mở cảng cá: .................................................. ...............................

Thuộc xã (phường): ........................... huyện (quận):..................................

Tỉnh (thành phố):.................................................................................... ...........................

1. Tên cảng, loại cảng cá:........................................................................ ..........................

2. Địa chỉ, vị trí tọa độ của cảng cá:........................................................... ........................

3. Vị trí điểm đầu của luồng, độ sâu, chiều rộng luồng vào cảng:..................................... ....

4. Độ sâu vùng nước đậu tàu, chiều dài cầu cảng:........................................................ ......

5. Cỡ, loại tàu cá lớn nhất có thể cập cảng:................................................................ ........

6. Năng lực bốc dỡ hàng hoá và các dịch vụ nghề cá của cảng cá:............................... ......

7. Thời gian cảng cá bắt đầu hoạt động:...................................................................... ......

Chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung trên đây và cam đoan thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành về cảng cá và pháp luật khác có liên quan./.

 

......., ngày...... tháng..... năm...........

GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 10.TC

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (*)

____________

 

Số:         /QĐ-…...

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

___________________

….…. , ngày ….. tháng ….. năm….…

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc công bố mở cảng cá

__________

CƠ QUAN THẨM QUYỀN BAN HÀNH (*) …………

Căn cứ ………………………………….................................. ………..…………………………….

Căn cứ………………………………................................ …….…………………………………….

Xét đề nghị của……………………................................ …………..……………………………….

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố mở cảng cá: ................................ ...........................................................

Thuộc xã (phường): ……huyện (quận)........Tỉnh (thành phố)…….............................. ............

Số điện thoại: …………..Số Fax..................Tần số liên lạc…………........................... ………

1. Loại cảng cá: ........................................................................................ .......................

2. Vị trí tọa độ của cảng cá: .......................................................................... ....................

3. Vị trí điểm đầu của luồng, độ sâu, chiều rộng luồng vào cảng: .......................... ..............

4. Chiều dài cầu cảng: ......................................................................................... .............

5. Độ sâu vùng nước đậu tàu:………………………………………….............................. ……...

6. Cỡ, loại tàu cá lớn nhất có thể cập cảng: .................................................. .....................

7. Năng lực bốc dỡ hàng hóa: ………………………………………............................. ………...

8. Các dịch vụ nghề cá của cảng cá: .............................................................. ...................

9. Thời gian cảng cá bắt đầu hoạt động: .......................................................... .................

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày …………………............................ ……………

Điều 3…………….. Ban quản lý Cảng cá, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

- Như Điều…;……………...;

- Lưu: VT,…

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

(Chữ ký, dấu)

 

Ghi chú:

(*) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố mở cảng cá loại I; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố mở cảng cá loại II; Ủy ban nhân dân cấp huyện công bố mở cảng cá loại III.

12. Tên thủ tục: Cấp, cấp lại giấy phép khai thác thủy sản

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;

b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung;

d) Trong thời hạn 06 ngày làm việc (đối với cấp mới), 03 ngày làm việc (đối với cấp lại) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan thẩm quyền thực hiện cấp, cấp lại Giấy phép khai thác thuỷ sản theo Mẫu số 04.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP; trong trường hợp không cấp, cấp lại cơ quan có thẩm quyền trả lời bằng văn bảnnêu rõ lý do.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có).

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác thủy sản bao gồm:

- Đơn đề nghị theo Mẫu số 02.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

- Bản chụp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá và giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đối với loại tàu cá theo quy định phải đăng kiểm;

- Bản chụp văn bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá đối với loại tàu cá theo quy định phải có văn bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá.

b) Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép khai thác thủy sản:

- Đơn đề nghị cấp lại theo Mẫu số 03.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

- Bản chính giấy phép khai thác thủy sản đã được cấp, trong trường hợp thay đổi thông tin trong giấy phép.

1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết:  06 ngày làm việc (đối với cấp mới), 03 ngày làm việc (đối với cấp lại).

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép khai thác thuỷ sản.

Thời hạn của Giấy phép khai thác thủy sản: Bằng thời hạn còn lại của hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản đã được công bố.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Lệ phí cấp mới 40.000đồng/lần; lệ phí cấp lại 20.000 đồng/lần.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị theo Mẫu số 02.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

- Đơn đề nghị cấp lại theo Mẫu số 03.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

a) Luật Thủy sản năm 2017;

b) Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;

c) Thông tư số 118/2018/TT-BTC ngày 28/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản; lệ phí cấp giấy phép khai thác, hoạt động thủy sản.

Mẫu số 02.KT

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập  -  Tự do  -  Hạnh phúc

______________________

............, ngày .......tháng........năm ......

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP KHAI THÁC THUỶ SẢN

___________

 

Kính gửi:..............................

 

Họ, tên chủ tàu ..............................................Điện thoại: .................................

Số chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Mã số định danh cá nhân: ............

Nơi thường trú: ......................................................................................... .......................

Đề nghị Cơ quan quản lý nhà nước về thuỷ sản cấp Giấy phép khai thác thuỷ sản với nội dung như sau: 

Tên tàu: ...................................................; Loại tàu.................................... .......................

Số đăng ký tàu: ............................................................................................ ...................

 

Ngư trường hoạt động...................................................................................... ................

Cảng cá đăng ký cập tàu: ....................................................................................... ..........

Nghề khai thác chính: ............................Nghề phụ: ................................................ .......... 

Tôi/chúng tôi xin cam đoan sử dụng tàu để đánh bắt nguồn lợi thuỷ sản/hậu cần đánh bắt nguồn lợi thuỷ sản đúng nội dung đã đăng ký và chấp hành đúng các quy định của pháp luật.

 

 

NGƯỜI ĐỀ NGHỊ

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có))

 

 

Mẫu số 03.KT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________

............, ngày........tháng.........năm…......

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP LẠI GIẤY PHÉP KHAI THÁC THUỶ SẢN

_________

 

Kính gửi:........................

 

Tên chủ tàu:...................................................Điện thoại:................................

Nơi thường trú: ..................... ..........................................................................

Số chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/mã số định danh cá nhân:.................................................

Tôi đã được cấp Giấy phép khai thác thủy sản số:............./20.../AA-GPKTTS; cấp ngày.  ...... tháng ..... năm .....; hết thời hạn ngày ....... tháng ...... năm ........

Đề nghị cấp lại Giấy phép khai thác thủy sản với lý do (nêu rõ lý do đề nghị cấp lại và  gửi kèm theo các giấy tờ chứng minh sự thay đổi thông tin):

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

Đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về thuỷ sản cấp lại Giấy phép khai thác thuỷ sản để tôi tiếp tục hoạt động khai thác thủy sản.

Tôi xin cam đoan sử dụng tàu để khai thác thuỷ sản đúng nội dung được ghi trong giấy phép và chấp hành đúng các quy định của pháp luật./.

 

 NGƯỜI ĐỀ NGHỊ

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có))


 

Mẫu số 04.KT

Mặt trước của giấy phép

CƠ QUAN CẤP TRÊN TRỰC TIẾP

CƠ QUAN CẤP PHÉP

_________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________

 

GIẤY PHÉP KHAI THÁC THỦY SẢN

Số:……./20../AA(*)-GPKTTS

________

Căn cứ Luật Thủy sản năm 2017;

Căn cứ Nghị định số …….ngày…tháng….năm …

 

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CẤP PHÉP

 

Tên chủ tàu:......................................................................................................................

Địa chỉ thường trú: ...........................................................................................................

Điện thoại (nếu có): ..........................................................................................................

Số đăng ký tàu cá: ...........................................................................................................

Cảng cá đăng ký cập tàu:..................................................................................................

Sản lượng được phép khai thác:.............................................................. tấn/năm (nếu có).

Được phép đánh bắt nguồn lợi thuỷ sản/hậu cần đánh bắt nguồn lợi thuỷ sản(**):

Nghề chính:……Vùng hoạt động:….............................................................................. ..….

Nghề phụ 1:……Vùng hoạt động:…............................................................................... ….

Nghề phụ 2:……Vùng hoạt động:….................................................................................. .

Thời hạn của Giấy phép đến hết ngày ....... tháng ........ năm ..............................................

 

.........., ngày …. tháng …. năm …

NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN

(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

(*) Là 2 chữ cái đầu của tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

(**) Trường hợp cấp phép cho tàu đánh bắt nguồn lợi thuỷ sản thì xoá bỏ nội dung hậu cần đánh bắt nguồn lợi thuỷ sản; trường hợp cấp phép cho tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thuỷ sản thì xoá bỏ nội dung đánh bắt nguồn lợi thuỷ sản.

13. Tên thủ tục: Cấp văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá trên biển

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung;

d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ căn cứ hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản và tiêu chí đặc thù của địa phương, xem xét cấp văn bản chấp thuận theo Mẫu số 06.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp văn bản chấp thuận, phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có).

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1. Thành phần hồ sơ:

Tờ khai theo Mẫu số 05.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết:  03 ngày làm việc.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Chưa có văn bản quy định.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Tờ khai theo Mẫu số 05.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

 

Mẫu số 05.TC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập  - Tự do  - Hạnh phúc
____________________

................, ngày....... tháng...... năm........

 

TỜ KHAI CẤP VĂN BẢN CHẤP THUẬN ĐÓNG MỚI/CẢI HOÁN/

THUÊ/MUA TÀU CÁ

______________

 

Kính gửi: ...........................................................

Họ tên người đứng khai:............................................ .......................................................

Thường trú tại: ........................................................... ......................................................

Số CMND/Căn cước công dân số:.............................. .......................................................

Ngày cấp: ......................................; nơi cấp: ....................................... ............................

Đề nghị đóng mới/cải hoán/thuê/mua tàu cá với nội dung sau:

Mẫu thiết kế: ...........................; Đơn vị thiết kế: .................................................. .............;

Kích thước chính Lmax x Bmax x D, m: ......................... ; Chiều chìm d,m:..........

Vật liệu vỏ: .................................... ; Tổng dung tích: .......................................

Số lượng máy chính: ....................; Tổng công suất (KW): ................................

Nghề chính: ...................................Nghề kiêm:............................... ...................................

Vùng hoạt động:............................................................................................ ...................

Nội dung đề nghị cải hoán(*): ............................................................................ .................

Họ tên, địa chỉ và giá trị cổ phần của từng chủ sở hữu (Nếu tàu thuộc sở hữu nhiều chủ):

STT

Họ và tên

Địa chỉ

Số chứng minh

nhân dân

Giá trị

cổ phần

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôi xin cam đoan đóng mới/cải hoán/thuê/mua tàu cá theo đúng nội dung đề nghị và chấp hành các quy định về đăng kiểm, đăng ký tàu cá./.

 

ĐẠI DIỆN CHỦ TÀU

(Ký tên và đóng dấu (nếu có))

 

 (*): Chỉ ghi đối với trường hợp đề nghị cải hoán.

 

Mẫu số 06.TC

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC CẤP TRÊN

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC

________

Số: ………………..

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

___________________

........, ngày ….. tháng … năm…

 

VĂN BẢN CHẤP THUẬN (*)

ĐÓNG MỚI/CẢI HOÁN/THUÊ, MUA TÀU CÁ

__________

Xét đề nghị của ông (bà) : …………………….………………………….

Địa chỉ thường trú : ………………………………........................................... …………………..

Về việc đóng mới/cải hoán/thuê/mua tàu cá với các đặc điểm chính như sau

- Kích thước chính Lmax x Bmax x D, m: ......... ;  Chiều chìm d,m:.................................... .......

- Vật liệu vỏ: .......................... Công suất (KW): ................................................................

- Ký hiệu thiết kế: ………… Đơn vị thiết kế: ............................................................... .........

- Loại nghề khai thác thủy sản: ..........................................................................................

- Vùng hoạt động:.............................................................................................................

- Thời hạn của văn bản chấp thuận: 12 tháng kể từ ngày ký.

Căn cứ hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản và tiêu chí phát triển nghề cá của địa phương, ............................................ chấp thuận ông (bà) ………………………. được phép đóng mới/cải hoán/thuê/mua(**) tàu cá với các nội dung trên./.

Nơi nhận:

 - …                                                   

- Lưu: VT.

NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN

(Chữ ký và đóng dấu)

Ghi chú:

(*) Không áp dụng đối với trường hợp mua, bán tàu cá trong tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

(**) Gạch bỏ chỗ không phù hợp.

14. Tên thủ tục: Hỗ trợ một lần sau đầu tư đóng mới tàu cá

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Chủ tàu gửi hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi đăng ký tàu cá;

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị hỗ trợ của chủ tàu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với đơn vị có liên quan tổ chức thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt số tiền hỗ trợ cho chủ tàu;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Tờ trình đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt số tiền hỗ trợ cho chủ tàu và gửi kết quả đến Kho bạc Nhà nước cấp huyện nơi chủ tàu được hỗ trợ, niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan;

d) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài chính lập lệnh chi tiền gửi Kho bạc Nhà nước;

đ) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được lệnh chi tiền của Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước thông báo công khai lịch cấp tiền cho chủ tàu; chủ tàu phải xuất trình giấy chứng minh thư nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân để đối chiếu khi nhận tiền.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị hỗ trợ một lần sau đầu tư đóng mới tàu của chủ tàu có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã/phường nơi chủ tàu có hộ khẩu thường trú (theo Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);

- Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân của chủ tàu;

- Bản sao các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá và Giấy phép khai thác thủy sản đối với tàu khai thác hải sản; Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá đối với tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ;

- Hợp đồng đóng mới tàu cá để xác định chủ tàu đặt hàng đóng mới tàu cá;

- Bảng quyết toán của cơ sở đóng tàu về tổng mức đầu tư đóng mới tàu cá (bao gồm cả máy móc, trang thiết bị hàng hải; thiết bị phục vụ khai thác; trang thiết bị bảo quản hải sản; bảo quản hàng hóa; bốc xếp hàng hóa) kèm theo các hóa đơn, chứng từ thanh toán tiền đóng mới tàu cá, tiền mua mới máy móc, trang thiết bị.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời gian giải quyết: 19  ngày làm việc.

1.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Chủ tàu cá (tổ chức, Cá nhân).

1.6. Cơ quan giải quyết TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1.7. Mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị hỗ trợ một lần sau đầu tư tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 17/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018.

1.8. Phí, lệ phí: Chưa có văn bản quy định.

1.9. Kết quả thực hiện TTHC: Chủ tàu được hỗ trợ tiền một lần sau đầu tư theo quy định.

1.10. Điều kiện TTHC:

a) Chủ tàu là thành viên của tổ đội sản xuất, nghiệp đoàn nghề cá, hợp tác xã nghề cá được Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt;

b) Tàu cá đóng mới phải là tàu khai thác hải sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ vỏ thép, vỏ composite;

c) Tàu đóng mới máy chính phải sử dụng máy thủy mới 100% chính hãng;

d) Tàu cá phải lắp đặt máy thông tin liên lạc tầm xa có tích hợp thiết bị định vị vệ tinh và kết nối được với trạm bờ để quản lý, giám sát hành trình trong quá trình tàu hoạt động trên biển;

đ) Tàu khai thác hải sản xa bờ đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá và Giấy phép khai thác thủy sản;

e) Tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá.

1.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

Nghị định số 17/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ về việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.

Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.

 

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ MỘT LẦN SAU ĐẦU TƯ

(Kèm theo Nghị định số 17/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ MỘT LẦN SAU ĐẦU TƯ

Kính gửi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh/thành phố......

Tôi tên là: ........................................................................................................

Số CMND/Thẻ căn cước công dân:....................., Ngày cấp: …………, Nơi cấp: .......

Địa chỉ: ……………………………….. Điện thoại: ..........................................

Là chủ tàu số đăng ký: ..........................................................................................

Công suất máy chính: .............................................................................................

Nghề đăng ký hoạt động: .........................................................................................

Tôi đã đóng tàu vỏ thép/vỏ vật liệu mới tại cơ sở đóng tàu ………………, thời điểm ký hợp đồng đóng tàu: Ngày... tháng... năm…;

Tổng số tiền đầu tư đóng mới (bao gồm cả máy móc, trang thiết bị mua mới) là ……………..đồng, (bằng chữ: ……………………………………………).

Căn cứ Nghị định số ………./2018/NĐ-CP ngày    tháng     năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, tôi đề nghị được hỗ trợ đóng mới tàu với số tiền là ………. đồng (bằng chữ: ………………………..)

Tên người thụ hưởng: ………………… số tài khoản ………….. tại ngân hàng/Kho bạc………… (nếu nhận hỗ trợ theo hình thức chuyển khoản).

Tôi cam kết việc đóng mới tàu, mua mới máy móc, trang thiết bị nêu trên là đúng sự thật và tôi chưa nhận hỗ trợ đóng mới tàu theo chính sách hỗ trợ khác của Nhà nước. Nếu khai sai, tôi sẽ hoàn trả lại số tiền đã nhận hỗ trợ một lần sau đầu tư và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết của mình./.

Các tài liệu gửi kèm gồm:

- ……….;

- ………;

… … …, ngày.... tháng.... năm...
Người đề nghị
(Ký, ghi rõ họ tên)

Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã

C. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN THỰC HIỆN

1. Tên thủ tục: Công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng (thuộc địa bàn quản lý)

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức cộng đồng gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung;

d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thông báo Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và khu dân cư nơi dự kiến thực hiện đồng quản lý;

đ) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông báo Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và khu dân cư nơi dự kiến thực hiện đồng quản lý; cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế (nếu cần), ban hành quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 06.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp không công nhận và không giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có).

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 01.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản tại khu vực dự kiến thực hiện đồng quản lý theo Mẫu số 02.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

c) Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 03.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

d) Thông tin về tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 04.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

đ) Bản chính biên bản họp tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 05.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết:

a) Công khai phương án: 03 ngày làm việc;

b) Thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế (nếu cần), ban hành quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng: 60 ngày.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức cộng đồng.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Chưa có văn bản quy định.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 01.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản tại khu vực dự kiến thực hiện đồng quản lý theo Mẫu số 02.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

c) Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 03.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

d) Thông tin về tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 04.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

đ) Bản chính biên bản họp tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 05.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

a) Thành viên là các hộ gia đình, cá nhân sinh sống và được hưởng lợi từ nguồn lợi thủy sản tại khu vực đó;

b) Đăng ký tham gia đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại một khu vực địa lý xác định chưa được giao quyền quản lý cho tổ chức, cá nhân khác;

c) Có phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản, quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

 

Mẫu số 01.BT

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

__________________

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN VÀ GIAO QUYỀN QUẢN LÝ
CHO TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG THỰC HIỆN ĐỒNG QUẢN LÝ
TRONG BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh….
                 hoặc Ủy ban nhân dân huyện/thị xã/thành phố…..

Tên tôi là:………........................................... ……………………………… Giới tính:…………..

Ngày tháng năm sinh:……………….................................... ……………. Dân tộc: …………...

Mã số định danh/Số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân:………….......................

Nghề nghiệp:……………………………………………………………......................................

Chỗ ở hiện tại:…………………………………………………………........................................

Số điện thoại liên hệ:………………………………………………...................................... ……..

Là người đại diện cho [Tên tổ chức cộng đồng]

Từ nhu cầu và sự tự nguyện của các thành viên trong cộng đồng với mục tiêu cùng chia sẻ quyền hạn, trách nhiệm trong quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản với Nhà nước, chúng tôi [Tên tổ chức cộng đồng], được thành lập theo Quyết định số ….. ngày…..tháng ….. năm (nếu có), nhận thấy [khu vực dự kiến thực hiện đồng quản lý] có nguồn lợi thủy sản cần được quản lý và bảo vệ nhằm duy trì sinh kế bền vững cho người dân có hoạt động thủy sản tại đây.

Do đó, các thành viên [Tên tổ chức cộng đồng] đã thảo luận và thống nhất xây dựng hồ sơ đề nghị công nhận và giao quyền quản lý tại [khu vực dự kiến thực hiện đồng quản lý] để thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản, với nội dung chính như sau:

1. Quyền quản lý đề nghị được giao [theo quy định tại khoản 5 Điều 10 Luật Thủy sản].

2. Vị trí, ranh giới khu vực địa lý đề nghị được giao [nêu rõ tên khu vực và tọa độ khu vực (nếu có)].

3. Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản; Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng.

(Chi tiết tại hồ sơ gửi kèm).

Kính đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh…. hoặc Ủy ban nhân dân huyện/thị xã/thành phố…..  xem xét, quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho [Tên tổ chức cộng đồng].

Chúng tôi cam kết sẽ quản lý khu vực được giao theo nội dung được công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản và tuân thủ các quy định của pháp luật./.

 

..........., ngày ...... tháng ........năm 20….

NGƯỜI ĐẠI DIỆN

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

Mẫu số 02.BT

 

PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ

VÀ KHAI THÁC NGUỒN LỢI THỦY SẢN

__________

Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản tại khu vực dự kiến thực hiện đồng quản lý gồm các thông tin chủ yếu như sau:

1. Thông tin chung

a) Tổ chức cộng đồng: tên tổ chức cộng đồng; số lượng thành viên.

b) Khu vực dự kiến thực hiện đồng quản lý: vị trí, ranh giới, tọa độ (nếu có), bao gồm sơ đồ vị trí khu vực kèm theo.

2. Sự cần thiết thực hiện đồng quản lý

(Nêu thông tin về hiện trạng nguồn lợi thủy sản, hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản, du lịch giải trí kết hợp hoạt động thủy sản, kinh tế xã hội; khó khăn, thách thức tại khu vực thực hiện đồng quản lý; dự kiến những vấn đề có thể khắc phục khi thực hiện đồng quản lý hoặc thông tin khác (nếu có) để từ đó thấy được sự cần thiết thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại khu vực nêu trên)

3. Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản tại khu vực thực hiện đồng quản lý

a) Mục tiêu, đối tượng thủy sản cần bảo vệ.

b) Phương án tổ chức bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản.

c) Phương án tổ chức hoạt động nuôi trồng thủy sản (nếu có).

d) Phương án tổ chức du lịch giải trí kết hợp hoạt động thủy sản (nếu có).

đ) Phương án tổ chức hoạt động khác (nếu có).

4. Giải pháp và tổ chức thực hiện phương án

(Nêu chi tiết hoạt động để thực hiện phương án; nhiệm vụ của tổ chức cộng đồng và các bên liên quan để thực hiện phương án và nội dung khác (nếu có))

 
Mẫu số 03.BT

 

QUY CHẾ

Hoạt động của tổ chức cộng đồng

__________

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

(Tên tổ chức cộng đồng, nguyên tắc, mục đích hoạt động của tổ chức cộng đồng)

Chương II

THÀNH VIÊN TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG

(Quy định về đăng ký tham gia tổ chức cộng đồng và chấm dứt tư cách thành viên tổ chức cộng đồng; quyền và nghĩa vụ của thành viên tổ chức cộng đồng; quyền và nghĩa vụ của cá nhân, hộ gia đình không phải là thành viên tổ chức cộng đồng tham gia hoạt động thủy sản tại khu vực đồng quản lý (nếu có))

 

Chương III

CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHIỆM VỤ CỦA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG

Điều….: Ban đại diện của tổ chức cộng đồng

1. Ban đại diện hoặc ban tương đương của tổ chức cộng đồng có tư cách pháp nhân (sau đây gọi là Ban đại diện) do thành viên tổ chức cộng đồng bầu, có trách nhiệm tổ chức, quản lý hoạt động của tổ chức cộng đồng, kết nối giữa cộng đồng và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Nhiệm vụ cụ thể

Điều….: Người đại diện tổ chức cộng đồng

1. Người đại diện tổ chức cộng đồng là người thuộc Ban đại diện, do thành viên tổ chức cộng đồng bầu.

2. Nhiệm vụ cụ thể

Điều….: Đội tuần tra, giám sát

1. Đội tuần tra, giám sát do Ban đại diện phân công, thực hiện tuần tra, giám sát, bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại khu vực được giao quản lý; phối hợp với cơ quan chức năng và chính quyền địa phương trong hoạt động kiểm tra, giám sát, lập biên bản và xử lý vi phạm pháp luật về thủy sản.

2. Nhiệm vụ cụ thể

Điều….: Đội tự quản

1. Đội tự quản được tổ chức theo nghề khai thác; theo lĩnh vực hoạt động hoặc theo đơn vị hành chính do các thành viên tổ chức cộng đồng tự nguyện tham gia. Đội thực hiện nhiệm vụ theo quy chế của tổ chức cộng đồng và phân công của Ban đại diện.

2. Nhiệm vụ cụ thể.

Điều….: Các đội khác (nếu có)

1. Các đội khác theo nhu cầu của tổ chức cộng đồng.

2. Nhiệm vụ cụ thể.

(Mỗi ban, đội có người đứng đầu và các thành viên)

Điều….: Nhiệm vụ của tổ chức cộng đồng: tuyên truyền, tập huấn; tuần tra, kiểm soát; tái tạo nguồn lợi thủy sản; thu thập thông tin, đánh giá hiện trạng nguồn lợi thủy sản, kinh tế xã hội và nhiệm vụ khác (nếu có).

Chương IV

CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG

Điều….: Bầu cử Ban đại diện, người đại diện của tổ chức cộng đồng.

Điều….: Chế độ họp định kỳ hằng năm hoặc đột xuất của tất cả thành viên tổ chức cộng đồng; chế độ họp định kỳ hoặc đột xuất của Ban đại diện, Đội tuần tra, giám sát, Đội tự quản và các Đội khác.

Điều….: Tài chính cho hoạt động của tổ chức cộng đồng (quy định về thu, chi và thành lập quỹ cộng đồng (nếu có)).

Điều….: Chia sẻ lợi ích của thành viên trong tổ chức cộng đồng (nếu có).

Điều….: Tuần tra, kiểm soát và phối hợp tuần tra, kiểm soát tại khu vực thực hiện đồng quản lý.

Điều….: Giải thể tổ chức cộng đồng.

Điều….: Cơ chế khác (nếu có).

 

Chương V

QUY CHẾ VỀ HOẠT ĐỘNG THỦY SẢN

Điều….: Quy định về hoạt động được hoặc không được thực hiện.

Điều….: Quy định cụ thể về: nuôi trồng thủy sản; bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản; du lịch giải trí gắn với hoạt động thủy sản; hoạt động khác của tổ chức cộng đồng (nếu có).

Chương VI

KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

 

Mẫu số 04.BT

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________

 

THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG

 

1. Thông tin của tổ chức cộng đồng:

- Tên tổ chức cộng đồng: ……………………………………..................................... …………..

- Tổ chức cộng đồng được thành lập theo Quyết định số ….................................. .....…….. 

ngày…… tháng ….. năm ….. (nếu có)

- Số lượng thành viên: ……………………........................................ …………………………...

- Thành phần tham gia tổ chức cộng đồng:……….................................. ………………………

2. Thông tin người đại diện của tổ chức cộng đồng (Đối với trường hợp đề nghị thay đổi người đại diện của tổ chức cộng đồng):

- Họ và tên:… ....................................... …………………………….. Giới tính:………………….

- Ngày tháng năm sinh:…… ................................... ……… Dân tộc: ……. Quốc tịch:……….

- Mã số định danh/Số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân:…............................ …         

- Nghề nghiệp: ………………………….................................................... ………………………

- Chỗ ở hiện tại:………………… ............................................. ………………………………….

- Số điện thoại liên hệ:……………… ........................................... ………………………………

 

3. Danh sách thành viên tổ chức cộng đồng:

 

TT

Họ và tên

Năm sinh

Số người trong hộ làm nghề liên quan đến TS

Chỗ ở hiện tại

Khai thác thủy sản

Nuôi trồng thủy sản

Nghề khác

Số ĐK tàu cá

Chiều dài tàu cá (m)

Nghề khai thác TS

Ngư trường khai thác chính

Nguồn thu nhập (chính/phụ)

Khu vực nuôi

Diện tích nuôi

Đối tượng nuôi

Hình thức nuôi

Nguồn thu nhập (chính/phụ)

Tên nghề

Nguồn thu nhập (chính/phụ)

A

Thành viên là hộ gia đình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B

Thành viên là cá nhân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG

 (Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LẬP BIỂU

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ

 

Mẫu số 05.BT

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

……….., ngày …… tháng ……. năm……

 

BIÊN BẢN HỌP CỦA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG

Thông qua Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản
và Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng

__________

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên tổ chức cộng đồng:................................................................................................

2. Số lượng thành viên tổ chức cộng đồng:.......................................................................

3. Thành phần tham dự họp (ghi cụ thể thông tin của đại biểu và số lượng thành viên tổ chức cộng đồng tham dự họp):..........................................................................................................................................

4. Thời gian, địa điểm tổ chức họp:....................................................................................

II. NỘI DUNG CUỘC HỌP

1. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu tham dự, người chủ trì, người ghi biên bản cuộc họp.

2.  Bầu người đại diện của tổ chức cộng đồng.

3. Thảo luận, thống nhất và biểu quyết thông qua nội dung về:

- Danh sách thành viên tham gia tổ chức cộng đồng.

- Dự thảo Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản tại khu vực dự kiến thực hiện đồng quản lý.

- Dự thảo Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng.

- Các vấn đề khác (nếu có).

(Người ghi biên bản ghi đầy đủ ý kiến của các đại biểu tham dự, kết quả biểu quyết thông qua của thành viên tổ chức cộng đồng đối với từng nội dung)

Cuộc họp kết thúc vào hồi………….., ngày….. tháng ….. năm ….. tại [tên địa điểm tổ chức đại hội].

Biên bản này được lập thành 02 (hai) bản có giá trị ngang nhau.

ĐẠI DIỆN CỦA CỘNG ĐỒNG

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI GHI BIÊN BẢN

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

ĐẠI DIỆN ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ THAM DỰ CUỘC HỌP

(Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu số 06.BT

ỦY BAN NHÂN DÂN

HUYỆN/THỊ XÃ/THÀNH PHỐ ...

________

Số: ........../QĐ-....

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

….........., ngày.......tháng.....năm ......


QUYẾT ĐỊNH

Công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng
thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại ……….

____________

 

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN/THỊ XÃ/THÀNH PHỐ ……

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Thuỷ sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số ..../2019/NĐ-CP ngày ... tháng .... năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;

Xét văn bản thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng của ………,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công nhận [tên tổ chức cộng đồng] tham gia thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản chi tiết như sau:

1. Người đại diện [tên tổ chức cộng đồng]: Ông/Bà [họ và tên người đại diện của tổ chức cộng đồng], số chứng minh thư/thẻ căn cước, thường trú tại ….........

2. Công nhận Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản và Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng theo nội dung tại Phụ lục Quyết định này.

3. Nội dung khác (nếu có)

Điều 2. Giao quyền quản lý cho [tên tổ chức cộng đồng] thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại khu vực [vị trí, ranh giới khu vực địa lý được giao] (sơ đồ/bản đồ khu vực địa lý tại Phụ lục kèm theo Quyết định này).

Phạm vi quyền được giao bao gồm: [ghi cụ thể quyền được giao theo quy định tại Luật Thủy sản].           

Nội dung khác (nếu có)

Điều 3. [tên tổ chức cộng đồng] có trách nhiệm thực hiện việc quản lý, bảo vệ, khai thác và phát triển nguồn lợi thủy sản theo đúng nội dung tại  Điều 1, Điều 2 Quyết định này và quy định pháp luật khác có liên quan.

Điều 4. Giao [tên các đơn vị có liên quan như Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân xã, Đồn biên phòng,…] tổ chức thực hiện, theo dõi, hỗ trợ tổ chức cộng đồng thực hiện nội dung tại Điều 1, Điều 2 Quyết định này [ghi nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị].

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 6. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện/thị xã/thành phố,               Thủ trưởng các đơn vị có liên quan [kể tên đơn vị], Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã......., [tên tổ chức cộng đồng] và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:                                               

- Như Điều 6;

- .......

- Lưu: VT,.....         

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN 

CHỦ TỊCH

 

2. Tên thủ tục: Sửa đổi, bổ sung nội dung quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng (thuộc địa bàn quản lý)

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức cộng đồng gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi Tổ chức cộng đồng đến nộp hồ sơ;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung;

d) Đối với trường hợp thay đổi tên tổ chức cộng đồng, người đại diện tổ chức cộng đồng, Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền xem xét ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung. Trường hợp không ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do;

đ) Đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung vị trí, ranh giới khu vực địa lý được giao; phạm vi quyền được giao; phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản:

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thông báo Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và khu dân cư nơi dự kiến thực hiện đồng quản lý;

- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông báo theo quy định tại điểm b khoản này, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế (nếu cần), ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung nội dung Quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 08.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp không ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có).

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 07.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Thông tin về tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 04.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung tên tổ chức và tên người đại diện của tổ chức cộng đồng;

c) Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện và dự thảo phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản mới đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản; vị trí, ranh giới khu vực địa lý được giao; phạm vi quyền được giao;

d) Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện và dự thảo quy chế mới đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng;

đ) Bản chính biên bản họp của tổ chức cộng đồng về các nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung theo Mẫu số 05.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết:

a) Đối với trường hợp thay đổi tên tổ chức cộng đồng, người đại diện tổ chức cộng đồng, Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ;

b) Đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung vị trí, ranh giới khu vực địa lý được giao; phạm vi quyền được giao; phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản:

- Công khai phương án: 03 ngày làm việc;

- Thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế (nếu cần), ban hành quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng: 60 ngày.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức cộng đồng.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định sửa đổi, bổ sung nội dung Quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Chưa có văn bản quy định.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 07.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Thông tin về tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 04.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung tên tổ chức và tên người đại diện của tổ chức cộng đồng;

c) Bản chính biên bản họp của tổ chức cộng đồng về các nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung theo Mẫu số 05.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

Mẫu số 04.BT

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________

THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG

1. Thông tin của tổ chức cộng đồng:

- Tên tổ chức cộng đồng: ……………………………………..................................... …………..

- Tổ chức cộng đồng được thành lập theo Quyết định số ….................................. .....…….. 

ngày…… tháng ….. năm ….. (nếu có)

- Số lượng thành viên: ……………………........................................ …………………………...

- Thành phần tham gia tổ chức cộng đồng:……….................................. ………………………

2. Thông tin người đại diện của tổ chức cộng đồng (Đối với trường hợp đề nghị thay đổi người đại diện của tổ chức cộng đồng):

- Họ và tên:… ....................................... …………………………….. Giới tính:………………….

- Ngày tháng năm sinh:…… ................................... ……… Dân tộc: ……. Quốc tịch:……….

- Mã số định danh/Số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân:…............................ …         

- Nghề nghiệp: ………………………….................................................... ………………………

- Chỗ ở hiện tại:………………… ............................................. ………………………………….

- Số điện thoại liên hệ:……………… ........................................... ………………………………

 

3. Danh sách thành viên tổ chức cộng đồng:

TT

Họ và tên

Năm sinh

Số người trong hộ làm nghề liên quan đến TS

Chỗ ở hiện tại

Khai thác thủy sản

Nuôi trồng thủy sản

Nghề khác

Số ĐK tàu cá

Chiều dài tàu cá (m)

Nghề khai thác TS

Ngư trường khai thác chính

Nguồn thu nhập (chính/phụ)

Khu vực nuôi

Diện tích nuôi

Đối tượng nuôi

Hình thức nuôi

Nguồn thu nhập (chính/phụ)

Tên nghề

Nguồn thu nhập (chính/phụ)

A

Thành viên là hộ gia đình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B

Thành viên là cá nhân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG

 (Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LẬP BIỂU

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ

 

Mẫu số 05.BT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

……….., ngày …… tháng ……. năm……

BIÊN BẢN HỌP CỦA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG

Thông qua nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung Quyết định công nhận
và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng

___________

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên tổ chức cộng đồng:................................................................................................

2. Số lượng thành viên tổ chức cộng đồng:.......................................................................

3. Thành phần tham dự họp (ghi cụ thể thông tin của đại biểu và số lượng thành viên tổ chức cộng đồng tham dự họp):..........................................................................................................................................

4. Thời gian, địa điểm tổ chức họp:....................................................................................

II. NỘI DUNG CUỘC HỌP

1. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu tham dự, người chủ trì, người ghi biên bản cuộc họp.

2. Thảo luận, thống nhất và biểu quyết thông qua nội dung về [lựa chọn một hoặc nhiều nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung]:

- Tên tổ chức cộng đồng (đối với tổ chức cộng đồng không có tư cách pháp nhân).

- Tên người đại diện của tổ chức cộng đồng.

- Phạm vi quyền quản lý được giao.

- Vị trí, ranh giới khu vực địa lý được giao.

- Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản.

- Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng.

(Người ghi biên bản ghi đầy đủ ý kiến của các đại biểu tham dự, kết quả biểu quyết thông qua của thành viên tổ chức cộng đồng đối với từng nội dung)

Cuộc họp kết thúc vào hồi………….., ngày….. tháng ….. năm ….. tại [tên địa điểm tổ chức đại hội].

Biên bản này được lập thành 02 (hai) bản có giá trị ngang nhau.

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI GHI BIÊN BẢN

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

ĐẠI DIỆN ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ THAM DỰ CUỘC HỌP

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 07.BT

TÊN TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG

___________

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

__________________

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN

VÀ GIAO QUYỀN CHO TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG THỰC HIỆN

ĐỒNG QUẢN LÝ TRONG BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

_____________

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh ……
                 hoặc Ủy ban nhân dân huyện/thị xã/thành phố ……

Tên tôi là:……………………………………… Giới tính:…........................................... ………..

Là người đại diện cho [Tên tổ chức cộng đồng]

[Tên tổ chức cộng đồng] được công nhận và giao quyền quản lý thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo Quyết định số....... ngày..................của Ủy ban nhân dân tỉnh…. hoặc Ủy ban nhân dân huyện/thị xã/thành phố.

Sau một thời gian hoạt động theo các nội dung được công nhận và giao quyền quản lý, chúng tôi đề nghị sửa đổi, bổ sung một số nội dung như sau [lựa chọn một hoặc nhiều nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung]:

1. Tên tổ chức cộng đồng (đối với tổ chức cộng đồng không có tư cách pháp nhân);

2. Người đại diện của tổ chức cộng đồng;

3. Phạm vi quyền quản lý được giao;

4. Vị trí, ranh giới khu vực địa lý được giao;

5. Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản;

6. Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng.

(Chi tiết tại hồ sơ gửi kèm)

Kính đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh…. hoặc Ủy ban nhân dân huyện/             thị xã/thành phố xem xét và quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định                        số ................ngày ...........................để [Tên tổ chức cộng đồng] hoạt động được hiệu quả hơn.

 

..........., ngày ...... tháng ........năm …..

TM. TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG

NGƯỜI ĐẠI DIỆN

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 08.BT

ỦY BAN NHÂN DÂN

HUYỆN/THỊ XÃ/THÀNH PHỐ …

__________

Số: ........../QĐ-....

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

__________________

….........., ngày.......tháng.....năm ......

 

QUYẾT ĐỊNH

Sửa đổi, bổ sung nội dung Quyết định công nhận

và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại ……….

___________

 

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN/THỊ XÃ/THÀNH PHỐ……..

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Thuỷ sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số ..../2019/NĐ-CP ngày ... tháng .... năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;

Căn cứ Quyết định số …….. ngày … tháng … năm …. của Ủy ban nhân dân huyện/thị xã/thành phố …. công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại….;

Xét văn bản thẩm định hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng của …….,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung nội dung Quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại…. chi tiết như sau [lựa chọn một hoặc nhiều nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung]:

1. Tên tổ chức cộng đồng.

2. Người đại diện của tổ chức cộng đồng: Ông/Bà [họ và tên người đại diện của tổ chức cộng đồng], số chứng minh thư/thẻ căn cước, thường trú tại …………….

3. Phạm vi quyền quản lý được giao.

4. Vị trí, ranh giới khu vực thực hiện đồng quản lý (sơ đồ/bản đồ khu vực địa lý kèm theo Quyết định này).

5. Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản kèm theo Quyết định này.

6. Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng kèm theo Phụ lục Quyết định này.

7. Nội dung khác (nếu có).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Những nội dung không quy định tại Điều 1 Quyết định này tiếp tục thực hiện theo Quyết định số …….. ngày … tháng … năm …. của Ủy ban nhân dân huyện/thị xã/thành phố …. công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại….

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan [kể tên đơn vị], Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện....., Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã......., [tên tổ chức cộng đồng] và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:                                               

- Như Điều 3;

- .......

- Lưu: VT,.....         

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN 

CHỦ TỊCH

 

3. Tên thủ tục: Công bố mở cảng cá loại 3

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức quản lý cảng cá gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức quản lý cảng cá đến nộp hồ sơ;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo tổ chức quản lý cảng cá biết để bổ sung;

d) Trong thời hạn 06 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ sơ, tổ chức khảo sát thực tế tại cảng cá, quyết định công bố mở cảng cá theo Mẫu số 10.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp không công bố mở cảng cá, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

đ) Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày Quyết định công bố mở cảng cá được ban hành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có).

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị công bố mở cảng cá theo Mẫu số 09.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Văn bản cho phép đầu tư xây dựng cảng cá;

c) Nội quy, phương án khai thác cảng cá của cảng cá (bản chụp);

d) Quyết định thành lập Tổ chức quản lý cảng cá (bản chụp);

đ) Biên bản nghiệm thu công trình cảng cá đã hoàn thành xây dựng đưa vào sử dụng kèm theo bản vẽ hoàn công;

e) Thông báo hàng hải về luồng của cảng và vùng nước trước cầu cảng;

g) Văn bản kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;

h) Văn bản nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy.

1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết:

a) Trong thời hạn 06 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ sơ, tổ chức khảo sát thực tế tại cảng cá, quyết định công bố mở cảng cá;

b) Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày Quyết định công bố mở cảng cá được ban hành, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức quản lý cảng cá.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công bố mở cảng cá.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Chưa có văn bản quy định.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đề nghị công bố mở cảng cá theo Mẫu số 09.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

Mẫu số 09.TC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG BỐ MỞ CẢNG CÁ

__________

Kính gửi:........................................

Ban quản lý cảng cá:...................................... ...................................................................

Địa chỉ trụ sở: .............................................................................. ....................................

Số điện thoại: ............................. Số Fax ......................................... ................................

Đề nghị được công bố mở cảng cá: .................................................. ...............................

Thuộc xã (phường): ........................... huyện (quận):..................................

Tỉnh (thành phố):.................................................................................... ...........................

1. Tên cảng, loại cảng cá:........................................................................ ..........................

2. Địa chỉ, vị trí tọa độ của cảng cá:........................................................... ........................

3. Vị trí điểm đầu của luồng, độ sâu, chiều rộng luồng vào cảng:..................................... ....

4. Độ sâu vùng nước đậu tàu, chiều dài cầu cảng:........................................................ ......

5. Cỡ, loại tàu cá lớn nhất có thể cập cảng:................................................................ ........

6. Năng lực bốc dỡ hàng hoá và các dịch vụ nghề cá của cảng cá:............................... ......

7. Thời gian cảng cá bắt đầu hoạt động:...................................................................... ......

Chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung trên đây và cam đoan thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành về cảng cá và pháp luật khác có liên quan./.

 

......., ngày...... tháng..... năm...........

GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)

Mẫu số 10.TC

 

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (*)

____________

 

Số:         /QĐ-…...

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

___________________

….…. , ngày ….. tháng ….. năm….…

QUYẾT ĐỊNH

Về việc công bố mở cảng cá

__________

CƠ QUAN THẨM QUYỀN BAN HÀNH (*) …………

Căn cứ ………………………………….................................. ………..…………………………….

Căn cứ………………………………................................ …….…………………………………….

Xét đề nghị của……………………................................ …………..……………………………….

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố mở cảng cá: ................................ ...........................................................

Thuộc xã (phường): ……huyện (quận)........Tỉnh (thành phố)…….............................. ............

Số điện thoại: …………..Số Fax..................Tần số liên lạc…………........................... ………

1. Loại cảng cá: ........................................................................................ .......................

2. Vị trí tọa độ của cảng cá: .......................................................................... ....................

3. Vị trí điểm đầu của luồng, độ sâu, chiều rộng luồng vào cảng: .......................... ..............

4. Chiều dài cầu cảng: ......................................................................................... .............

5. Độ sâu vùng nước đậu tàu:………………………………………….............................. ……...

6. Cỡ, loại tàu cá lớn nhất có thể cập cảng: .................................................. .....................

7. Năng lực bốc dỡ hàng hóa: ………………………………………............................. ………...

8. Các dịch vụ nghề cá của cảng cá: .............................................................. ...................

9. Thời gian cảng cá bắt đầu hoạt động: .......................................................... .................

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày …………………............................ ……………

Điều 3…………….. Ban quản lý Cảng cá, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

- Như Điều…;……………...;

- Lưu: VT,…

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

(Chữ ký, dấu)

 

Ghi chú:

(*) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố mở cảng cá loại I; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố mở cảng cá loại II; Ủy ban nhân dân cấp huyện công bố mở cảng cá loại III.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi