Quyết định 415/QĐ-BGTVT 2022 dự án cải tạo đoạn tuyến qua đèo Mimosa và một số công trình trên QL 20, tỉnh Lâm Đồng

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 415/QĐ-BGTVT

Quyết định 415/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án cải tạo, nâng cấp đoạn tuyến qua đèo Mimosa và một số công trình trên Quốc lộ 20, tỉnh Lâm Đồng
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tảiSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:415/QĐ-BGTVTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Lê Anh Tuấn
Ngày ban hành:30/03/2022Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông, Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án cải tạo tuyến qua đèo Mimosa

Ngày 30/3/2022, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Quyết định 415/QĐ-BGTVT về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án cải tạo, nâng cấp đoạn tuyến qua đèo Mimosa và một số công trình trên Quốc lộ 20, tỉnh Lâm Đồng.

Cụ thể, Dự án Cải tạo, nâng cấp đoạn tuyến qua đèo Mimosa và một số công trình trên Quốc lộ 20, tỉnh Lâm Đồng do Ban Quản lý dự án 85 làm chủ. Địa điểm thực hiện dự án tại phường 10, phường 3, xã Xuân Trường, xã Trạm Hành thuộc thành phố Đà Lạt; xã Lộc Nga, Thành phố Bảo Lộc; xã Tam Bố, Liên Đầm, Đinh Trang Hòa thuộc huyện Di Linh; xã Phú Hội, Ninh Gia, Hiệp An, huyện Đức Trọng và thị trấn D’ran thuộc huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.

Dự án chiếm dụng vĩnh viễn khoảng 11,09 ha, trong đó: Phần tuyến khoảng 8,13 ha trong đó: đất thổ cư 0,61 ha; đất rừng phòng hộ 2,78 ha; đất nông nghiệp chuyên canh 4,74 ha; Phần cầu khoảng 2,96 ha trong đó: đất thổ cư 0,03 ha; đất nông nghiệp trồng cây lâu năm 1,98 ha; đất nông nghiệp trồng cây hàng năm 0,45 ha; sân bê tông 0,35 ha; hàng rào 0,08 ha; diện tích nhà 0,07 ha.

Bên cạnh đó, hoạt động phát quang, dọn dẹp mặt bằng phát sinh khối lượng sinh khối khoảng 309,33 m3; thành phần chủ yếu gồm: chất thải thực bì, cây cỏ, đất cát bám theo rễ cây.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định 415/QĐ-BGTVT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

________

Số: 415/QĐ-BGTVT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2022

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án cải tạo, nâng cấp đoạn tuyến qua đèo Mimosa và một số công trình trên Quốc lộ 20, tỉnh Lâm Đồng

______________

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

 

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17/11/2020;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;

Theo đề nghị của Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án cải tạo, nâng cấp đoạn tuyến qua đèo Mimosa và một số công trình trên Quốc lộ 20, tỉnh Lâm Đồng họp ngày 18/02/2022;

Xét nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án cải tạo, nâng cấp đoạn tuyến qua đèo Mimosa và một số công trình trên Quốc lộ 20, tỉnh Lâm Đồng đã được chỉnh sửa, bổ sung gửi kèm Công văn số 637/BQL-KHTH ngày 23/3/2022 của Ban Quản lý dự án 85;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Môi trường.

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án cải tạo, nâng cấp đoạn tuyến qua đèo Mimosa và một số công trình trên Quốc lộ 20, tỉnh Lâm Đồng (sau đây gọi là Dự án) của Ban Quản lý dự án 85 (sau đây gọi là Chủ dự án) thực hiện tại thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc, huyện Di Linh, huyện Đức Trọng và huyện Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng với các nội dung chính tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Chủ dự án có trách nhiệm:

1. Niêm yết công khai quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.

2. Thực hiện nghiêm túc nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này.

Điều 3. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường của Dự án.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Bộ; Vụ trưởng Vụ Môi trường; Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông; Giám đốc Ban Quản lý dự án 85 và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

- Như Điều 4;

- Bộ trưởng (để b/c);

- Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- UBND tỉnh Lâm Đồng;

- Sở TN&MT tỉnh Lâm Đồng;

- Cổng TTĐT Bộ GTVT (để đăng tải);

- Lưu: VT, MT(Thuyết).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

Anh Tuấn

 

                                                    

 

PHỤ LỤC

CÁC NỘI DUNG, YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA

Dự án cải tạo, nâng cấp đoạn tuyến qua đèo Mimosa và một số công trình 20, tỉnh Lâm Đồng.

(Kèm theo Quyết định số 415/QĐ-BGTVT ngày 30/3/2022 của Bộ GTVT)

 

1. Thông tin về dự án

1.1. Thông tin chung

1.1.1. Tên dự án

Cải tạo, nâng cấp đoạn tuyến qua đèo Mimosa và một số công trình trên Quốc lộ 20, tỉnh Lâm Đồng.

1.1.2. Chủ dự án

- Ban Quản lý dự án 85.

- Địa chỉ liên hệ: số 184 Nguyễn Sỹ Sách, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

- Điện thoại: 02383 844 782; Fax: 02383 841 253.

1.1.3. Địa điểm thực hiện

Phường 10, phường 3, xã Xuân Trường, xã Trạm Hành thuộc thành phố Đà Lạt; xã Lộc Nga, thành phố Bảo Lộc; xã Tam Bố, Liên Đầm, Đinh Trang Hòa thuộc huyện Di Linh; xã Phú Hội, Ninh Gia, Hiệp An, huyện Đức Trọng và thị trấn D'ran thuộc huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.

1.2. Phạm vi, quy mô thực hiện; các hạng mục công trình

1.2.1. Công trình đường - Đoạn tuyến qua đèo Mimosa

- Phạm vi:

+ Điểm đầu tại Km0+384, tiếp giáp với nút giao Quốc lộ 20 (Km221+800- QL20) đi đèo Prenn và đèo Mimosa thuộc phường 3, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

+ Điểm cuối tại Km10+761, tiếp giáp với nút giao vòng xuyến ngã tư đường Khe Sanh giao với các đường Hùng Vương, Phạm Hồng Thái, Trần Hưng Đạo thuộc phường 10, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

- Tổng chiều dài tuyến khoảng 10,3 km.

- Cấp đường: Đường cấp III miền núi, bán kính đường cong nằm tối thiểu Rmin = 125m; Các đoạn khó khăn áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với địa hình, địa chất, đảm bảo hiệu quả kinh tế; tốc độ thiết kế Vtk=40-60km/h (TCVN 4054-2005).

- Quy mô mặt cắt ngang đoạn tuyến như sau:

Mặt cắt ngang theo quy mô đường cấp III miền núi: Bề rộng nền đường Bnền = 9m bao gồm 02 làn xe hỗn hợp.

- Nút giao: Đầu tuyến và cuối tuyến đã được đầu tư và nâng cấp nằm ngoài phạm vi dự án nên chỉ vuốt nối êm thuận đảm bảo an toàn giao thông.

- Đường giao: Các đường giao vào vào khu dân cư, đường vào công sở đều được thiết kế vuốt nối đảm bảo êm thuận về đường cũ.

1.2.2. Công trình cầu

- Xây dựng mới 02 cầu cạn với bề rộng 12m: Cầu tại Km3+665 có chiều dài 108,37m và cầu tại Km3+950 có chiều dài 144,2m;

- Sửa chữa, nâng cấp, cải tạo 11 cầu: Cầu Đại Nga (Km129+500); Cầu Đinh Trang Hoà (Km139+300); Cầu Darle (Km177+700); Cầu Hiệp Thuận (Km183+400); Cầu Đại Ninh (Km189+100); Cầu Xóm Trung (Km194+900); Cầu Định An I (Km216+990); Cầu Suối Đục (Km251+335); Cầu Đất (Km254+430); Cầu Treo (Km262+500); Cầu Xéo (Km263+100). Bề rộng các cầu sau khi sửa chữa, nâng cấp phù hợp với khổ nền đường.

1.2.3. Công trình phụ trợ

- Công trình thoát nước:

+ Thoát nước ngang: Cống thoát nước lưu vực và cống cấu tạo bố trí trên cơ sở tính toán thuỷ văn, thuỷ lực đảm bảo đủ khẩu độ thoát nước, không làm ảnh hưởng đến điều kiện thuỷ văn, thủy lợi khu vực tuyến đi qua. Đoạn tuyến thiết kế tổng cộng: Tận dụng nối dài 8 cống; tận dụng nạo vét tôn cao tường đầu 28 cái; thiết kế mới, bổ sung 4 cái; lấp bỏ 3 cống cấu tạo. Thiết kế mương dẫn dòng dạng hình thang bằng BTXM B=0,6m từ cửa xả hạ lưu cống qua vườn nhà dân để đổ ra suối.

+ Thoát nước dọc: Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống rãnh dọc, rãnh đỉnh, rãnh bậc taluy, bậc nước. Tại các vị trí qua đường giao dân sinh có hệ thống rãnh dọc và qua khu đông dân cư, thiết kế rãnh hộp BTCT chịu lực. Các vị trí vào nhà dân có rãnh dọc, thiết kế rãnh gia cố có tấm đan qua nhà dân.

- Tổ chức giao thông: Hệ thống an toàn giao thông (vạch sơn, biển báo, cọc tiêu, tường hộ lan mềm,...) theo tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT.

1.2.4. Giải phóng mặt bằng

Cọc GPMB được xác định từ mép ngoài cùng của nền đường bộ (chân mái đường đắp hoặc mép ngoài của rãnh dọc tại các vị trí không đào không đắp hoặc mép rãnh đỉnh của mái đường đào) ra mỗi bên: 02m đối với tuyến cao tốc đối với đường cấp III miền núi; 1,0m đối với các đoạn thiết kế có địa hình khó khăn (đường cấp IV miền núi). Trường hợp qua khu vực tập trung dân cư, tùy điều kiện thực tế, có thể điều chỉnh phạm vi GPMB cho phù hợp.

Đối với công trình cống: Cắm mỗi bên 04 cọc GPMB và cắm hết phạm vi sân cống hoặc các công trình dẫn dòng phía thượng, hạ lưu từ mép ngoài cùng ra 2m, tùy thuộc vào địa hình cụ thể có thể xem xét cắm 02 cọc mỗi bên. Trường hợp công trình dẫn dòng cách xa đường tuyến chính, cọc GPMB được cắm cách mép ngoài cùng ra 1m.

- Giải phóng mặt bằng được cắm tính từ mép ngoài công trình (mép chân ta luy đường đắp, mép đỉnh ta luy đường đào hoặc mép ngoài công trình khác thuộc đường) là 2,0m đối với đường cấp III miền núi; 1,0m đối với các đoạn thiết kế có địa hình khó khăn (đường cấp IV miền núi). Trường hợp qua khu vực tập trung dân cư, tùy điều kiện thực tế, có thể điều chỉnh phạm vi GPMB cho phù hợp.

- Trường hợp công trình đi qua vị trí đặc biệt mà địa phương đã phê duyệt quy hoạch thì cắm theo quy hoạch của địa phương.

- Phạm vi GPMB đối với cầu: từ mép ngoài công trình ra mỗi bên 7m đối với cầu trung và cầu lớn; 3m đối với cầu nhỏ. Trường hợp công trình cầu đi qua khu đô thị, đông dân cư, tùy điều kiện địa hình thực tế có thể xem xét phạm vi cắm cọc GPMB cho phù hợp với hiện trạng (có thể tại chân taluy hoặc cách chân taluy từ 1-3m) sao cho khối lượng GPMB ít nhất và ít ảnh hưởng công trình dân cư hiện hữu.

Dự án chiếm dụng vĩnh viễn khoảng 11,09 ha, trong đó:

- Phần tuyến khoảng 8,13 ha trong đó: đất thổ cư 0,61 ha; đất rừng phòng hộ 2,78 ha; đất nông nghiệp chuyên canh 4,74 ha.

- Phần cầu khoảng 2,96 ha trong đó: đất thổ cư 0,03 ha; đất nông nghiệp trồng cây lâu năm 1,98 ha; đất nông nghiệp trồng cây hàng năm 0,45 ha; sân bê tông 0,35 ha; hàng rào 0,08 ha; diện tích nhà 0,07 ha.

1.2.5. Bãi chứa đất đá thải loại

08 bãi chứa đất đá loại đã có văn bản xác nhận của UBND cấp xã; khả năng tiếp nhận 74.920 m3 tại: xã Lộc An, huyện Bảo Lộc (01 bãi); xã Đinh Trang Hoà, huyện Di Linh (01 bãi); xã Ninh Gia, Phú Hội, Hiệp An, huyện Đức Trọng (04 bãi); Phường 3 và xã Trạm Hành, thành phố Đà Lạt (02 bãi).

1.3. Biện pháp thi công chính

1.3.1. Biện pháp thi công đối với công trình đường

* Công tác nền đường:

- Dùng máy ủi, máy đào, ô tô, máy gạt kết hợp với nhân lực. Đào xúc đất hữu cơ vận chuyển đến nơi quy định đổ đi. Đắp đất đạt độ chặt theo yêu cầu: vận chuyển đất tại mỏ đến rải từng lớp và đầm theo qui trình thi công hiện hành.

* Công tác mặt đường:

- Thi công từng lớp móng cấp phối đá dăm theo quy trình thi công và nghiệm thu TCVN 8859:2011. Trên cùng là các lớp bê tông nhựa. Trong quá trình thi công cần phải bảo đảm an toàn giao thông, không để tai nạn xảy ra.

- Trình tự thi công lớp mặt đường bê tông nhựa phải tuân thủ theo quy trình thi công

* Thi công cống: Cống thi công cùng thời gian với nền đường. ống cống dùng ống đúc sẵn mua ở nơi khác vận chuyển đến hoặc đổ tại chỗ.

1.3.2. Biện pháp thi công đối với công trình cầu

- Chuẩn bị mặt bằng công trường: phát quang, chuẩn bị mặt bằng thi công; san ủi mặt bằng công trường; thi công nhà công vụ, nhà ở công nhân, nhà điều hành, kho bãi lán trại; thi công bãi gia công vật liệu.

- Thi công mố, trụ: định vị tim mố trụ, tim cọc; thi công cọc khoan nhồi; đào hố móng, đổ bê tông bệ móng mố, trụ tại chỗ; lắp dựng đà giáo, ván khuôn, cốt thép đổ bê tông các bộ phận còn lại của mố, trụ.

- Thi công kết cấu nhịp: dầm được đúc trên nền đường đầu cầu và lao kéo dọc vào vị trí trên dầm dẫn hoặc lao kéo bằng xe lao chuyên dụng; thi công dầm ngang, mối nối dọc đổ bê tông tại chỗ; đổ bê tông lan can, lớp mặt cầu, hoàn thiện cầu; thanh thải mặt bằng công trường, bàn giao cầu đưa vào sử dụng.

2. Các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh từ dự án

2.1. Các tác động môi trường chính của dự án

TT

Giai đoạn của dự án

Các tác động môi trường chính

1

Giải phóng mặt bằng

a) Thay đổi diện tích rừng phòng hộ, đất thổ cư, đất nông nghiệp chuyên canh trong khu vực; gây ảnh hưởng đến sinh kế, cuộc sống của các hộ dân bị ảnh hưởng;

b) Thay đổi chất lượng môi trường nước trong khu vực do các hoạt động: (1) Thi công công trình đường, (2) thi công công trình cầu, (3) nước mưa chảy tràn trong khu vực thi công, (4) nước thải sinh hoạt từ các lán trại sinh hoạt của công nhân.

c) Thay đổi chất lượng môi trường không khí trong khu vực do bụi và khí độc (CO, SO2, NOx, chất hữu cơ bay hơi,...) phát sinh do hoạt động san lấp mặt bằng, thi công đào đắp, hoạt động của các phương tiện tham gia thi công, trong hoạt động sinh hoạt của công nhân tại lán trại sinh hoạt,.

d) Phát sinh chất thải rắn, chất thải nguy hại, chất thải sinh hoạt trong quá trình giải phóng mặt bằng, hoạt động thi công và sinh hoạt của công nhân trên công trường.

đ) Phát sinh tiếng ồn, độ rung từ quá trình hoạt động của phương tiện, máy móc thi công trên công trường.

e) Tác động tới an toàn giao thông; nguy cơ sự cố tai nạn lao động, tai nạn giao thông đường bộ, sự cố bom mìn,... trong quá trình thi công dự án

2

Hoạt động thi công các hạng mục công trình của dự án

3

Hoạt động sinh hoạt của công nhân tham gia thi công trên công trường

4

Hoạt động khai thác, vận hành dự án

Hoạt động của các phương tiện tham gia giao thông phát sinh bụi, khí thải và tiếng ồn, rung chấn và nguy cơ sự cố an toàn giao thông, sụt lún công trình.

 

2.2. Quy mô, tính chất của nước thải

2.2.1. Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt phát sinh tại khu vực lán trại trong 15 công trường thi công với tổng lượng khoảng 45 m3/ngày (3 m3/ngày/công trường). Thành phần của nước thải sinh hoạt chủ yếu là các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD) và các chất dinh dưỡng (N, P), vi sinh,...

2.2.2. Nước thải xây dựng

Hoạt động rửa phương tiện, thiết bị tại công trường thi công phát sinh nước thải xây dựng với khối lượng khoảng 01 m3/ng.đ; nước thải từ quá trình làm mát của các phương tiện ước tính phát sinh 2,0 m3/ngày.đêm. Tổng khối lượng nước thải xây dựng phát sinh từ hoạt động thi công của dự án là 45 m3/ng.đ (03m3 x 15 công trường); thành phần chủ yếu là chất rắn lơ lửng, dầu mỡ, đất, cát.

2.3. Quy mô, tính chất của bụi, khí thải

- Bụi phát sinh chủ yếu do tác động bởi gió cuốn trong khu vực thi công, hoạt động di chuyển của phương tiện, do rơi vãi vật liệu... trong giai đoạn chuẩn bị và thi công của dự án như hoạt động chuẩn bị mặt bằng, thi công đào đắp nền đường, thi công thảm mặt đường, thi công nút giao, đường gom, thi công cầu, các hạng mục công trình phụ trợ trên tuyến và hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, đất, phế thải. Thành phần chủ yếu gồm: bụi vô cơ, bụi hữu cơ.

- Bụi do hoạt động làm sạch mặt đường: Trước khi tiến hành công đoạn thảm nhựa, mặt đường sẽ được làm sạch thông qua quá trình thổi đất, cát. Hoạt động này sẽ làm phát sinh bụi. Tuy nhiên, phạm vi tác động của hoạt động thổi đất, cát thường phát sinh bụi trong thời gian ngắn, bụi chỉ đạt GHCP trong phạm vi 30m cách vị trí thi công nếu không áp dụng biện pháp giảm thiểu. Tuy nhiên, lượng bụi phát sinh còn có thể phụ thuộc vào các đặc điểm của thời tiết như: Gió, độ ẩm, nắng, lưu lượng xe giao thông trên đường.

- Khí thải (TSP, SO2, NO2, CO, VOCs, .v.v.) phát sinh từ hoạt động đốt nhiên liệu của các phương tiện tham gia thi công phần đường và phần cầu (khoảng 2.548,5 tấn dầu DO trong khoảng 12 tháng).

- Trong giai đoạn vận hành, hoạt động dòng xe trên đường phát sinh bụi, khí thải từ phương tiện giao thông và bụi cuốn từ đường. Thành phần chủ yếu gồm: bụi, CO, NOx, SO2, VOCs,...

2.4. Quy mô, tính chất của chất thải rắn thông thường và chất thải sinh hoạt

- Hoạt động phát quang, dọn dẹp mặt bằng phát sinh khối lượng sinh khối khoảng 309,33 m3; thành phần chủ yếu gồm: chất thải thực bì, cây cỏ, đất cát bám theo rễ cây.

- Hoạt động phá dỡ nhà cửa, các công trình hạ tầng phục vụ thi công phát sinh phế thải với khối lượng khoảng 1.530 m3. Thành phần chủ yếu gồm: đất đá, gạch ngói, bê tông, phế liệu.

- Hoạt động đào, đắp, thi công các hạng mục đường, nút giao, đường gom, cầu và các công trình phụ trợ phát sinh bao bì, sắt, thép, gỗ,... với tổng khối lượng khoảng 14.806,86 m3.

- Hoạt động của cán bộ, công nhân viên dự án tại 15 công trường thi công phát sinh chất thải rắn sinh hoạt với tổng khối lượng khoảng 225 kg/ngày (15 kg/công trường). Thành phần chủ yếu gồm: bao bì giấy, vỏ chai lọ, hộp đựng thức ăn, thức ăn thừa.

- Hoạt động bảo trì, duy tu công trình trong giai đoạn vận hành phát sinh chất thải rắn thông thường với khối lượng khoảng 2 - 3m3/đợt bảo dưỡng. Thành phần chủ yếu là bê tông, cọc tiêu hỏng,……

2.5. Quy mô, tính chất của chất thải nguy hại

- Chất thải rắn nguy hại: Hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa, thay dầu đối với phương tiện thi công phát sinh chất thải nguy hại với khối lượng khoảng 45 kg/tháng. Thành phần chủ yếu là dầu mỡ thải, giẻ lau có dính dầu, bóng đèn huỳnh quang, ắc quy, pin, hộp mực in thải.

- Dầu thải từ việc thay dầu máy định kỳ: Dầu thải được dự báo trên lượng dầu thải của mỗi phương tiện (7 lít/ lần thay) chu kỳ thay (117 ca xe/ lần thay). Theo kết quả tính toán, với lượng ca xe thi công dự án là 169.147 ca xe thì lượng dầu thải là 10.119 lít dầu thải ứng với 421,7 lít dầu thải/ tháng.

- Nước bảo dưỡng xe máy: Hoạt động bảo dưỡng xe máy diễn ra tại bãi tập kết xe máy tại các công trường cũng thải ra 11 m3/ ngày nước thải chứa dầu.

- Dự án không phát sinh chất thải nguy hại trong giai đoạn vận hành.

3. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án

3.1. Về thu gom và xử lý nước thải

3.1.1. Nước thải sinh hoạt

- Giai đoạn thi công:

+ Bố trí 01 nhà vệ sinh di động với bể tự hoại (thể tích 1.5 m3) tại mỗi công trường thi công; hợp đồng với đơn vị có chức năng định kỳ hút, vận chuyển, xử lý khi đầy bể, không xả thải ra môi trường.

+ Quy định cán bộ, công nhân tham gia thi công không phóng uế bừa bãi, không thải trực tiếp nước thải ra môi trường xung quanh.

- Giai đoạn vận hành: Không phát sinh.

3.1.2. Nước thải xây dựng

- Giai đoạn thi công:

+ Thu gom toàn bộ nước thải từ hoạt động rửa phương tiện, thiết bị vào 01 bể lắng cấu tạo gồm 03 ngăn, kích thước (2x1x1,5) m, dung tích 03 m3.

+ Nước sau khi lắng tại bể lắng được sử dụng để phun làm ẩm vật liệu đất thải khi vận chuyển và tưới nước dập bụi trên công trường thi công; váng dầu được thu gom, lưu trữ, hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý cùng với chất thải nguy hại.

- Giai đoạn vận hành: Không phát sinh.

 3.2. Về xử lý bụi, khí thải

- Giai đoạn thi công:

+ Lập rào chắn xung quanh các bãi chứa đất tạm thời có thể tích lớn hơn 20m3 để tránh phát tán bụi.

+ Phương tiện và xe, máy sử dụng trong thi công đúng số lượng, chủng loại, công suất được duyệt và được kiểm tra, chứng nhận về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định.

+ Phương tiện vận chuyển chở đúng trọng tải quy định; che phủ bạt đối với tất cả các phương tiện chuyên chở nguyên vật liệu, đất thải, phế thải.

+ Phun nước giảm bụi trên công trường; rửa tất cả các xe vận chuyển trước khi ra khỏi công trường.

+ Thường xuyên thu dọn đất, cát, vật liệu rơi vãi tại khu vực thi công và đường tiếp cận.

+ Hạn chế thổi bụi vào các ngày có gió to, trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân. Đối với các khu vực có đông dân cư, bố trí các tấm tôn chắn xung quanh đoạn cần thổi bụi.

- Giai đoạn vận hành:

+ Định kỳ duy tu, bảo dưỡng mặt đường và phun nước làm ẩm khu vực bảo dưỡng trước khi tiến hành duy tu, bão dưỡng để hạn chế bụi.

+ Lắp đặt biển báo hướng dẫn giao thông, quy định tốc độ xe tham gia giao thông tương ứng với cấp đường thiết kế phần tuyến tại các đoạn phù hợp.

3.3. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn thông thường

- Giai đoạn thi công:

+ Thu gom toàn bộ khối lượng đất cát, chất thải thực bì, cây cỏ phát sinh từ hoạt động dọn dẹp mặt bằng và hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý theo quy định; tận dụng lại một phần đất đá, gạch ngói, bê tông từ hoạt động phá dỡ nhà cửa, công trình để san nền công trường; phần đất đá loại không thể tận dụng, đất lẫn bentonite được vận chuyển đổ thải tại các bãi chứa được cơ quan có thẩm quyền của địa phương chấp thuận.

+ Nghiêm cấm mọi hành động thải ra môi trường xung quanh bùn khoan là đất lẫn bentonite dung dịch bentonite tràn đổ phát sinh trong qua trình thi công các mố, trụ bằng công nghệ cọc khoan nhồi có sử dụng bentonite.

+ Làm bờ vây bằng cọc ván thép hoặc đê quai che chắn phía có nguồn nước mặt đối với các mố/ trụ kế cận nguồn nước. Bờ vây cao hơn mặt đất để chất bẩn không tràn được ra ngoài. Diện tích trong khung vây đủ rộng để thực hiện toàn bộ quy trình thi công các cọc của móng và phần mố trụ.

+ Thực hiện đúng quy trình quản lý và xử lý bùn thải có chứa bentonite trong hoạt động thi công cầu.

+ Bố trí 01 thùng rác có nắp đậy tại mỗi công trường thi công; lưu giữ tạm thời chất thải sinh hoạt tại công trường và thực hiện chuyển giao, lập biên bản bàn giao chất thải rắn sinh hoạt cho đơn vị có chức năng trên địa bàn thi công để thu gom, vận chuyển, xử lý phù hợp với quy định.

+ Quy định cán bộ, công nhân tham gia thi công có trách nhiệm bỏ chất thải rắn sinh hoạt vào thùng rác trên công trường; không thải chất thải rắn sinh hoạt ra môi trường xung quanh.

- Giai đoạn vận hành: Không có.

3.4. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại

- Giai đoạn thi công:

+ Thu gom, phân loại và lưu trữ tạm thời tất cả các loại chất thải nguy hại có chứa trong 15 thùng chứa riêng biệt dung tích 150L đáy thùng được lắp 4 bánh xe để dễ dàng di chuyển, có dán nhãn cảnh báo.

+ Chất thải nguy hại và được thu gom, vận chuyển, lưu chứa tại kho lưu chứa chất thải nguy hại có diện tích 5m2. Định kỳ, chủ dự án ký kết hợp đồng với đơn vị có chức năng, có giấy phép thu gom vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT tiến hành thu gom, vận chuyển để xử lý chất thải nguy hại.

+ Quy định cán bộ, công nhân tham gia thi công có trách nhiệm lưu giữ chất thải nguy hại trong thùng chứa; không thải chất thải nguy hại ra môi trường xung quanh.

+ Thực hiện quản lý chất thải nguy hại theo đúng quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Giai đoạn vận hành: Không có.

3.5. Công trình, biện pháp lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải khác

Không có.

3.6. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm của tiếng ồn, độ rung và ô nhiễm khác

3.6.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm của tiếng ồn

- Bảo trì các thiết bị và máy móc trong giai đoạn xây dựng;

- Hạn chế vận hành các máy móc thiết bị đồng thời và tắt các máy móc ngay khi không cần thiết để giảm mức ồn tích lũy;

- Hạn chế thi công và vận chuyển phế thải qua khu dân cư dọc theo đường vào ban đêm, nếu thi công vào ban đêm chỉ sử dụng những máy móc thiết bị có mức âm nguồn thấp.

- Bố trí trang thiết bị bảo hộ cho công nhân thi công như trang bị mũ giảm âm cho công nhân.

3.6.2. Biện pháp giảm thiểu độ rung

Các phương tiện vận chuyển không chở quá tải trọng; sử dụng các thiết bị có mức rung nguồn thấp; ghi nhận hiện trạng các công trình trước khi thi công; đền bù nếu hoạt động thi công gây rung lắc hư hại đến công trình.

3.6.3. Biện pháp giảm thiểu tác động của nước mưa chảy tràn

- Thoát nước trên công trường: Bình đồ công trường được thiết kế để bảo đảm thu gom nước mưa trên bề mặt công trường, không chảy qua khu vực có bề mặt có chất gây ô nhiễm như kho xăng dầu và không gây úng ngập. Hệ thống thoát nước mưa trên bề mặt trong công trường bao gồm các mương thu, mương dẫn và hố ga (khoảng cách 10m/hố, dung tích 1m3). Nước mưa thu gom, dẫn vào mương dẫn qua hố ga có lưới chắn để thu gom rác. Nước sau hố ga để chảy tràn qua thảm cỏ trên mặt bãi trước khi cho chảy vào dòng nước tại các kênh dẫn.

- Làm sạch bề mặt đất: Thu gom các chất bẩn trên mặt đất để tránh gây ô nhiễm nguồn nước xung quanh.

- Bề mặt công trường nên được rải một lớp đá dăm, lớp đá dăm này có tác dụng vừa giảm bụi bề mặt vừa có khả năng lọc chất bẩn bề mặt khi có nước mưa.

- Hạn chế thi công vào ngày mưa lũ.

3.7. Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường

Không có.

3.8. Công trình, biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường

- Thực hiện công tác rà phá bom mìn tồn lưu trong toàn bộ khu vực dự án trước khi triển khai thi công xây dựng.

- Xây dựng kế hoạch, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy, nổ, tai nạn lao động theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Cắm các biển hiệu, biển cảnh báo giao thông tại các vị trí nút giao, vị trí thi công và các vị trí có nguy tai nạn; bố trí người điều tiết, cảnh báo, phân luồng giao thông đường bộ.

- Thực hiện các biện pháp quản lý và kỹ thuật đảm bảo phòng ngừa, ứng phó sự cố sụt lún, sạt lở các hạng mục công trình và tại các vị trí đổ thải.

3.9. Các biện pháp bảo vệ môi trường khác

3.9.1. Biện pháp giảm thiểu tác động của việc chiếm dụng đất

Phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng theo đúng quy định của pháp luật hiện hành; đền bù đất và hoa màu theo đơn giá vào thời điểm kiểm đếm chi tiết; đảm bảo đủ và kịp thời ngân sách cho công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư; thực hiện các biện pháp hỗ trợ ổn định sản xuất và hỗ trợ đào tạo nghề đề xuất trong phương án bồi dưỡng hỗ trợ và tái định cư.

3.9.2. Biện pháp giảm thiểu tác động đến kinh tế - xã hội

- Ưu tiên sử dụng lao động địa phương; tuyên truyền nâng cao ý thức của cán bộ, công nhân viên; phối hợp với cơ quan chức năng, đảm bảo an ninh trật tự; di dời các hệ thống cơ sở hạ tầng (cột điện, cột thông tin và mương tưới tiêu cũ) trước khi thực hiện thi công.

- Trong thời gian xây dựng hạ tầng kỹ thuật thay thế, duy trì sử dụng các công trình điện, thông tin, mương tưới tiêu cũ để đảm bảo không làm gián đoạn hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân.

4. Danh mục công trình bảo vệ môi trường chính của dự án

Dự án không có công trình bảo vệ môi trường thuộc đối tượng phải được kiểm tra trước khi cho phép vận hành thử nghiệm và xác nhận hoàn thành để đi vào vận hành theo quy định.

5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường

5.1. Chương trình quản lý môi trường

Chủ dự án thực hiện công tác bảo vệ môi trường của dự án thông qua:

a) Quy định trách nhiệm của nhà thầu thi công tuân thủ thực hiện các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường nêu tại mục 3 Phụ lục này trong hợp đồng thi công dự án.

b) Thuê tổ chức tư vấn độc lập hoặc chuyên gia môi trường giám sát, đôn đốc nhà thầu thi công thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong suốt thời gian thi công dự án.

c) Thuê tổ chức quan trắc môi trường độc lập định kỳ thực hiện quan trắc, lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm các chỉ tiêu chất lượng môi trường liên quan trong suốt thời gian thi công dự án.

Chi tiết chương trình quản lý môi trường của Chủ dự án tại mục 4.1 Chương 4 Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án được duyệt.

5.2. Chương trình giám sát môi trường

5.2.1. Giám sát môi trường không khí

- Vị trí giám sát:

Tại 6 vị trí công trường thi công gồm: (1) Điểm đầu Km0+384, tiếp giáp với nút giao QL20 (Km221+800-QL20); (2) Điểm cuối Km10+761 tiếp giáp với nút giao vòng xuyến ngã tư đường Khe Sanh; (3) Vị trí thi công cầu cạn tại Km3+665; (4) Vị trí thi công cầu cạn tại Km3+950; (5) Vị trí thi công cải tạo cầu Đại Nga (Km129+500); (6) Vị trí thi công cải tạo cầu Treo (Km262+500).

- Thông số giám sát: Tổng bụi lơ lửng (TSP).

- Tần suất giám sát: 03 tháng/lần trong giai đoạn thi công.

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 05:2013/BTNMT.

5.2.2. Giám sát tiếng ồn, độ rung

- Vị trí giám sát:

Tại 6 vị trí công trường thi công gồm: (1) Điểm đầu Km0+384, tiếp giáp với nút giao QL20 (Km221+800-QL20); (2) Điểm cuối Km10+761 tiếp giáp với nút giao vòng xuyến ngã tư đường Khe Sanh; (3) Vị trí thi công cầu cạn tại Km3+665; (4) Vị trí thi công cầu cạn tại Km3+950; (5) Vị trí thi công cải tạo cầu Đại Nga (Km129+500); (6) Vị trí thi công cải tạo cầu Treo (Km262+500).

- Thông số giám sát: độ ồn (Leq); độ rung (Laeq).

- Tần suất giám sát: 03 tháng/lần trong giai đoạn thi công.

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 26:2010/BTNMT QCVN 27:2010/BTNMT.

5.2.3. Giám sát nước thải thi công

- Vị trí giám sát:

Tại 04 vị trí: (1) Vị trí thi công cầu cạn tại Km3+665; (2) Vị trí thi công cầu cạn tại Km3+950; (3) Vị trí thi công cải tạo cầu Đại Nga (Km129+500); (4) Vị trí thi công cải tạo cầu Treo (Km262+500).

- Thông số giám sát: Nhiệt độ, pH, TSS, Dầu mỡ, BOD, COD5.

- Tần suất giám sát: 03 tháng/lần trong giai đoạn thi công.

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 40:2011/BTNMT.

5.2.4. Giám sát chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại

- Nội dung giám sát: Giám sát khối lượng chất thải phát sinh và việc tuân thủ thực hiện các công trình, biện pháp thu gom, xử lý nêu tại mục 3.3 và 3.4 Phụ lục này.

- Vị trí giám sát: tại các công trường thi công, bãi chứa tạm dọc tuyến dự án, bãi chứa đất đá loại.

- Tần suất giám sát: Hàng ngày trong suốt thời gian thi công công trình.

5.2.5. Giám sát khác

- Nội dung giám sát: giám sát thoát nước dọc tuyến dự án; tình trạng ngập úng, xói lở; lún, nứt công trình; hoàn nguyên môi trường.

- Vị trí giám sát: dọc tuyến dự án và khu vực bãi chứa đất đá loại.

- Tần suất: hàng ngày trong suốt thời gian thi công công trình.

6. Các điều kiện có liên quan đến môi trường

Chủ dự án có trách nhiệm thực hiện các nội dung sau:

- Phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện công tác đền bù cho tổ chức, cá nhân bị thu hồi đất theo quy định.

- Tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm kỹ thuật và các quy định của pháp luật hiện hành trong quá trình thẩm định, phê duyệt thiết kế và thi công xây dựng các hạng mục công trình của Dự án; đảm bảo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về đất đai, tài nguyên nước và bảo vệ môi trường trong mọi hoạt động triển khai xây dựng và vận hành của Dự án.

- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật, quản lý và tổ chức thi công phù hợp để hạn chế tối đa các tác động bất lợi đến hệ sinh thái, cảnh quan, môi trường và các hoạt động kinh tế dân sinh khác khu vực Dự án trong quá trình thi công xây dựng.

- Lập kế hoạch cụ thể, chi tiết và thực hiện nghiêm túc các biện pháp quản lý và kỹ thuật để phòng ngừa, ứng phó các sự cố tai nạn lao động, cháy, nổ và các rủi ro và sự cố môi trường khác trong giai đoạn thi công và vận hành Dự án; chủ động phòng ngừa, ứng phó với các điều kiện thời tiết cực đoan để đảm bảo an toàn cho người, phương tiện và các công trình khu vực Dự án.

- Tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường đối với khu vực bãi thải, phối hợp với chính quyền địa phương quản lý giám sát chặt chẽ đảm bảo an toàn, không gây tác động đến môi trường và người dân khu vực xung quanh.

- Thực hiện chương trình giám sát môi trường và các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác như đã đề xuất; cập nhật, lưu giữ số liệu giám sát để cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường kiểm tra khi cần thiết.

- Đảm bảo kinh phí để thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường và chương trình quan trắc, giám sát môi trường.

- Phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng trong quá trình thực hiện Dự án và bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

- Đền bù, khắc phục sự cố môi trường nếu để xảy ra sự cố sạt lở, tràn đổ ảnh hưởng đến đất canh tác của các hộ dân trong quá trình thi công Dự án theo quy định của pháp luật hiện hành./.

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi