Quyết định 3383/QĐ-BGTVT 2016 phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển ĐBSCL

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 3383/QĐ-BGTVT

Quyết định 3383/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển đồng bằng sông Cửu Long (Nhóm 6) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tảiSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:3383/QĐ-BGTVTNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Trương Quang Nghĩa
Ngày ban hành:28/10/2016Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
Số: 3383/QĐ-BGTVT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2016

 
 
------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
 
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 năm 2014;
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005;
Căn cNghị định s 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu t chc của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch phát triển tổng th kinh tế - xã hội và Nghđịnh số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 về sửa đi, bsung một sđiểm của Nghị định 92/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Cnh phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Xét Tờ trình số 4855/TTr-CHHVN ngày 25 tháng 11 năm 2015, văn bản số 2547/CHHVN-KHĐT ngày 23 tháng 6 năm 2016 tiếp thu, giải trình các ý kiến của thành viên Hội đồng thẩm định, văn bn số 3025/CHHVN-KHĐT ngày 29 tháng 7 năm 2016 của Cục Hàng hải Việt Nam hoàn thiện hsơ điều chnh quy hoạch kèm theo h sơ quy hoạch; Biên bn Hội đng thẩm định tháng 6 năm 2016 về Quy hoạch chi tiết nhóm cng biển đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Thường trực Hội đồng thm định và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Đầu tư,
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
Nhóm 6 bao gồm các cảng biển thuộc 13 tỉnh, thành phố đồng bằng sông Cửu Long, đảo Phú Quốc và các đảo thuộc vùng biển Tây Nam (riêng cảng biển trên sông Soài Rạp của Long An thuộc phạm vi quy hoạch của nhóm cảng biển số 5).
- Phát triển các cảng phù hợp với khả năng và tiến trình cải tạo nâng cấp luồng cửa sông tại đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu khả năng phát triển cảng hướng mạnh ra biển, tạo động lực phát triển các khu kinh tế, công nghiệp - đô thị ven biển.
- Phát triển hợp lý giữa cảng tổng hợp đầu mối khu vực, cảng chuyên dùng, cảng địa phương; phù hợp với đặc điểm nhu cầu vận chuyển và mạng lưới giao thông thủy bộ trong vùng; đồng thời gắn kết chặt chẽ trong một tổng thể thống nhất với các cảng biển thuộc nhóm 5.
- Tập trung nguồn lực hoàn thành đầu tư xây dựng luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu, duy trì và có giải pháp phù hợp để nâng năng lực thông qua của luồng làm cơ sở cho việc phát triển hạ tầng các bến cảng trên sông Hậu trong đó có cảng tổng hợp quốc gia đầu mối khu vực tại Cần Thơ. Duy trì độ sâu luồng qua cửa Định An cho tàu trọng tải 5.000 tấn đầy tải và 10.000 tấn vơi tải ra vào có lợi dụng triều. Phát triển đồng bộ cảng biển với cơ sở hạ tầng kết nối với cảng và dịch vụ sau cảng.
- Tận dụng điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển phù hợp, ổn định các bến phao, điểm chuyển tải hàng hóa trên quan điểm không làm ảnh hưởng đến các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội khác, thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải, nhằm giảm chi phí đầu tư, chi phí vận tải đường biển, góp phần giảm áp lực vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông trên đường bộ.
- Cỡ tàu theo quy hoạch (tấn trọng tải) để làm cơ sở đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng công cộng cảng biển, không là cơ sở để không cho phép tàu có trọng tải lớn hơn hành hải trên luồng và ra, vào cảng. Các tàu có trọng tải lớn hơn nhưng có thông số kỹ thuật phù hợp với khả năng tiếp nhận của cầu cảng, phù hợp chuẩn tắc kỹ thuật của luồng tàu (bề rộng, chiều sâu, tĩnh không...), đảm bảo điều kiện an toàn đều được cấp phép ra, vào cảng.
- Việc đầu tư xây dựng, nâng cấp cầu bến phải gắn liền với đầu tư xây dựng các công trình phụ trợ (kho hàng, bãi...) và đầu tư trang thiết bị bốc dỡ đồng bộ, phù hợp với cỡ tàu tiếp nhận, đảm bảo công suất thiết kế của cảng.
a) Mục tiêu chung: Phát triển cảng biển ở đồng bằng sông Cửu Long nhằm đáp ứng nhu cầu hàng hóa thông qua cảng, đảm bảo thực hiện tốt vai trò là động lực phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng. Tạo tiền đề quan trọng để hình thành hệ thống giao thông vận tải đồng bộ liên hoàn, tiền đề để tổ chức hiệu quả quá trình vận tải trong khu vực, nâng cao hiệu quả sử dụng đối với mạng giao thông nội vùng và liên vùng, giảm áp lực trên các trục giao thông liên kết đồng bằng sông Cửu Long với thành phố Hồ Chí Minh, giảm thời gian, chi phí tiếp chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu khu vực đồng bằng sông Cửu Long qua nhóm cảng biển số 5.
b) Mục tiêu cụ thể:
Bảo đảm thông qua cảng lượng hàng các giai đoạn quy hoạch như sau:
- Khoảng từ 44,0 đến 50,0 triệu tấn (trong đổ hàng tổng hợp, công ten nơ khoảng từ 12,0 đến 14,0 triệu tấn) vào năm 2020.
- Khoảng từ 97,2 đến 156 triệu tấn (trong đó hàng tổng hợp, công ten nơ khoảng từ 22,0 đến 26,5 triệu tấn) vào năm 2030.
- Xây dựng cảng biển Cần Thơ thành cảng tổng hợp quốc gia đầu mối khu vực; Các cảng tổng hợp địa phương, các bến cảng chuyên dùng tại khu vực sông Tiền, sông Hậu, bán đảo Cà Mau ven biển phía Tây Đồng bằng sông Cửu Long và đảo Phú Quốc là cảng vệ tinh.
- Triển khai phương án tiếp nhận, vận tải than nhập ngoại cung ứng cho các trung tâm điện lực với cảng cho tàu trọng tải 100.000 tấn và lớn hơn. Nghiên cứu khả năng chuyển tải hàng hóa khác cho tàu trọng tải 30.000 đến 100.000 tấn hoặc lớn hơn tại khu vực ngoài khơi cửa sông Hậu và bán đảo Cà Mau (cảng tiềm năng phát triển có điều kiện).
- Phát triển bến cảng Định An - Trà Vinh trong khu nước được bảo vệ bởi đê ngăn sóng thuộc dự án Nhiệt điện Duyên Hải và luồng cho tàu biển lớn vào sông Hậu qua kênh Quan Chánh Bố để làm hàng tổng hợp, công ten nơ xuất nhập khẩu cho tàu 30.000 đến 50.000 tấn hoặc lớn hơn.
- Xây dựng cảng khách quốc tế tại Dương Đông - Phú Quốc tiếp nhận được tàu du lịch quốc tế 5.000 - 6.000 hành khách, kết hợp cho tàu hàng tổng hợp trọng tải 15.000 đến 30.000 tấn; Cảng dịch vụ dầu khí, kho ngoại quan trung chuyển sản phẩm dầu tại Mũi Đất Đỏ - Phú Quốc cho tàu trọng tải 10.000 đến 50.000 tấn nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế - xã hội khu kinh tế đặc thù Phú Quốc.
- Hoàn thành đầu tư xây dựng luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu và duy trì cho tàu biển 10.000 - 20.000 tấn vơi tải vào sông Hậu qua kênh Quan Chánh Bố; nghiên cứu khả năng nâng cấp luồng cho giai đoạn sau năm 2020 trên cơ sở đánh giá khả năng ổn định luồng giai đoạn đến năm 2020. Duy trì ổn định khai thác các tuyến luồng cửa Tiểu (sông Tiền), cửa Định An (sông Hậu), cửa Bồ Đề (sông Cái Lớn), cửa Gành Hào (sông Gành Hào), luồng vào các bến cảng Hòn Chông, An Thới, Vịnh Đầm - Phú Quốc.
a) Cảng biển Cần Thơ: là cảng tổng hợp quốc gia đầu mối khu vực (loại I), gồm các khu bến chính là Cái Cui, Hoàng Diệu - Bình Thủy, Trà Nóc - Ô Môn - Thốt Nốt.
Nhu cầu hàng hóa thông qua dự kiến vào năm 2020 khoảng 8,07 đến 8,95 triệu tấn/năm; năm 2030 khoảng 12,55 đến 13,8 triệu tấn/năm. Trong đó, riêng hàng tổng hợp, công ten nơ dự kiến vào năm 2020 khoảng 4,62 đến 5,35 triệu tấn/năm; năm 2030 khoảng 8,15 đến 9,20 triệu tấn/năm. Quy hoạch chi tiết các khu bến chính như sau:
- Khu bến Hoàng Diệu - Bình Thủy: Là khu bến tổng hợp, công ten nơ có các bến chuyên dùng cho tàu từ 10.000 đến 20.000 tấn vơi tải. Tiếp tục duy trì và nâng cấp bến Hoàng Diệu hiện có, không phát triển mở rộng, sắp xếp, di dời các bến chuyên dùng tại khu Bình Thủy, chỉ để lại bến kết hợp phục vụ an ninh - quốc phòng. Duy trì khai thác 08 bến phao hiện hữu, cho tàu trọng tải từ 10.000 đến 20.000 tấn. Năng lực thông qua năm 2020 khoảng 2,2 đến 3,5 triệu tấn/năm; năm 2030 khoảng 2,8 đến 4,5 triệu tấn/năm.
- Khu bến Cái Cui: Là khu bến chính làm hàng tổng hợp, công ten nơ của cảng trung tâm đầu mối khu vực. Tiếp tục hoàn thiện toàn bộ dự án đầu tư phát triển cảng đã duyệt với quy mô 4 bến cho tàu trọng tải đến 20.000 tấn, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị đồng bộ hiện đại, gắn kết với khu trung tâm logistics. Duy trì khai thác 02 bến phao hiện hữu và 03 bến phao đã đầu tư xong đang làm thủ tục chờ công bố, đầu tư thiết lập mới 01 bến phao chuyển tải cho tàu trọng tải từ 10.000 đến 20.000 tấn. Năng lực thông qua năm 2020 khoảng 3,4 đến 4,5 triệu tấn/năm, năm 2030 khoảng 3,7 đến 5,5 triệu tấn/năm.
Ngoài khu bến tổng hợp nói trên, còn có bến chuyên dùng xăng dầu, vật liệu xây dựng và sản phẩm khác.
- Khu bến Trà Nóc - Ô Môn - Thốt Nốt: Gồm bến tổng hợp, công ten nơ tiếp nhận tàu 5.000 đến 10.000 tấn. Duy trì khai thác 05 bến phao hiện hữu, đầu tư thiết lập mới 05 bến phao chuyển tải cho tàu trọng tải đến 10.000 tấn. Năng lực thông qua năm 2020 khoảng 3,0 đến 4,25 triệu tấn/năm, năm 2030 khoảng 4,2 đến 6,5 triệu tấn/năm.
Cải tạo nâng cấp và xây mới bến chuyên dùng phục vụ cơ sở công nghiệp, dịch vụ ven sông phù hợp nhu cầu thị trường và quy hoạch xây dựng chung của địa phương.
b) Cảng biển Đồng Tháp: Nhu cầu hàng hóa thông qua năm 2020 khoảng 0,85 đến 1,0 triệu tấn/năm, năm 2030 khoảng 1,5 đến 1,8 triệu tấn/năm. Quy hoạch chi tiết các khu bến chính như sau:
- Nâng cấp khu bến Cao Lãnh, Sa Đéc, khu chuyển tải Vĩnh Xương - Thường Phước hiện có, tiếp nhận tàu trọng tải đến 5.000 tấn. Duy trì khai thác 04 bến phao hiện hữu, đầu tư thiết lập mới 02 bến phao cho tàu trọng tải 5.000 tấn (tại Cao Lãnh và Sa Đéc). Năng lực thông qua năm 2020 khoảng 1,6 đến 2,25 triệu tấn/năm, năm 2030 khoảng 2,1 đến 2,85 triệu tấn/năm.
- Xây dựng mới khu bến Lấp Vò (trên sông Hậu) bao gồm cả đầu mối logistics sau cảng, tiếp nhận tàu 5.000 đến 10.000 tấn. Đầu tư thiết lập mới 02 bến phao chuyển tải cho tàu trọng tải 10.000 tấn. Năng lực thông qua năm 2020 khoảng 0,65 đến 0,8 triệu tấn/năm, năm 2030 khoảng 1,15 đến 1,5 triệu tấn/năm.
- Củng cố, nâng cấp cơ sở hạ tầng bến chuyên dùng xăng dầu Cao Lãnh hiện có, tiếp nhận tàu trọng tải đến 5.000 tấn; năng lực thông qua 0,5 đến 0,6 triệu tấn/năm.
c) Cảng biển Tiền Giang: Nhu cầu hàng hóa thông qua năm 2020 khoảng 0,5 đến 0,65 triệu tấn/năm, năm 2030 khoảng 4,14 đến 8,54 triệu tấn/năm (bao gồm than nhập cho nhiệt điện). Quy hoạch chi tiết các khu bến chính như sau:
- Cải tạo nâng cấp khu bến Mỹ Tho hiện có, tiếp nhận tàu 5.000 tấn. Duy trì khai thác 01 bến phao hiện hữu, đầu tư thiết lập mới 01 bến phao cho tàu trọng tải 5.000 tấn. Năng lực thông qua năm 2020 khoảng 0,6 đến 0,8 triệu tấn/năm, năm 2030 khoảng 0,8 đến 1,0 triệu tấn/năm.
- Đầu tư xây dựng mới bến chuyên dùng nhập than cho Trung tâm điện lực (TTĐL) Tân Phước trên sông Soài Rạp (thuộc huyện Gò Công Đông). Quy mô công suất khoảng 3,5 đến 8,0 triệu tấn/năm (giai đoạn 2030); tiếp nhận tàu chuyển tải 5.000 đến 10.000 tấn hoặc có thể cho tàu nhập than trực tiếp đến 70.000 tấn.
- Đầu tư xây dựng mới khu bến Gò Công (trên sông Soài Rạp) chủ yếu làm hàng chuyên dùng, tiếp nhận tàu trọng tải 20.000 đến 50.000 tấn. Quy mô năng lực và tiến trình phát triển phù hợp nhu cầu thị trường và khả năng huy động vốn của chủ đầu tư.
d) Cảng biển Vĩnh Long: Nhu cầu hàng hóa thông qua năm 2020 khoảng 0,6 đến 0,7 triệu tấn/năm, năm 2030 khoảng 0,9 đến 1,1 triệu tấn/năm. Quy hoạch chi tiết các khu bến chính như sau:
- Khu bến Vĩnh Thái tiếp nhận tàu đến 5.000 tấn, đầu tư thiết lập mới 02 bến phao chuyển tải cho tàu trọng tải 5.000 tấn. Năng lực thông qua năm 2020 khoảng 0,55 đến 0,72 triệu tấn/năm, năm 2030 khoảng 0,8 đến 1,2 triệu tấn/năm.
- Khu bến Bình Minh (trên sông Hậu) tiếp nhận tàu 10.000 đến 20.000 tấn, đầu tư thiết lập mới 01 bến phao chuyển tải cho tàu trọng tải 10.000 đến 20.000 tấn. Năng lực thông qua năm 2020 khoảng 0,47 đến 0,75 triệu tấn/năm, năm 2030 khoảng 0,7 đến 0,95 triệu tấn/năm.
đ) Cảng biển Bến Tre:Nhu cầu hàng hóa thông qua năm 2020 khoảng 0,2 đến 0,25 triệu tấn/năm, năm 2030 khoảng 0,35 đến 0,5 triệu tấn/năm. Quy hoạch chi tiết các khu bến chính như sau:
- Khu bến Giao Long là khu bến chính của cảng, nâng cấp phát triển hạ tầng bến cảng hiện có, tiếp nhận tàu đến 5.000 tấn, đầu tư thiết lập mới 02 bến phao chuyển tải cho tàu trọng tải 5.000 tấn. Năng lực thông qua năm 2020 khoảng 0,65 đến 0,85 triệu tấn/năm, năm 2030 khoảng 0,65 đến 0,9 triệu tấn/năm.
- Từng bước xây dựng mới khu bến phụ (vệ tinh) cho tàu 2.000 đến 3.000 tấn tại Thạnh Tân huyện Mỏ Cày Bắc và Khu công nghiệp An Hiệp, huyện Châu Thành trên sông Hàm Luông.
e) Cảng biển An Giang: Nhu cầu hàng hóa thông qua năm 2020 khoảng 3,2 đến 3,3 triệu tấn/năm, năm 2030 khoảng 3,9 đến 4,5 triệu tấn/năm. Phát triển mở rộng tại khu bến Mỹ Thới và bến vệ tinh Bình Long hiện có, tiếp nhận tàu trọng tải đến 10.000 tấn gắn kết với đầu mối logistics sau cảng; duy trì khai thác 07 bến phao hiện hữu, đầu tư thiết lập mới 01 bến phao chuyển tải cho tàu trọng tải 10.000 tấn. Năng lực thông qua năm 2020 khoảng 3,3 đến 4,0 triệu tấn/năm, năm 2030; khoảng 4,0 đến 5,0 triệu tấn/năm.
g) Cảng biển Hậu Giang: Nhu cầu hàng hóa thông qua năm 2020 khoảng 3,89 đến 4,47 triệu tấn/năm, năm 2030 khoảng 13,09 đến 14,72 triệu tấn/năm. Xây dựng mới tại khu công nghiệp sông Hậu thuộc huyện Châu Thành, gồm các bến tổng hợp, công ten nơ cho tàu 10.000 đến 20.000 tấn gắn với đầu mối logistics sau cảng. Đầu tư thiết lập mới từ 3 đến 6 bến phao chuyển tải cho tàu trọng tải tàu 10.000 đến 20.000 tấn. Năng lực thông qua năm 2020 khoảng 1,05 đến 1,4 triệu tấn/năm, năm 2030 khoảng 3,0 đến 3,9 triệu tấn/năm. Ngoài các bến tổng hợp nêu trên còn có các bến chuyên dùng phục vụ nhiệt điện, liên hợp giấy, tổng kho xăng dầu và các cơ sở sản xuất dịch vụ thuộc khu công nghiệp.
h) Cảng biển Sóc Trăng: Nhu cầu hàng hóa thông qua năm 2020 khoảng 3,59 đến 4,22 triệu tấn/năm, năm 2030 khoảng 12,56 đến 14,5 triệu tấn/năm (bao gồm than nhập phục vụ TTNĐ Long Phú).
- Xây mới khu bến Đại Ngãi, tiếp nhận tàu 10.000 đến 20.000 tấn. Đầu tư thiết lập mới 02 bến phao chuyển tải cho tàu trọng tải 10.000 đến 20.000 tấn. Năng lực thông qua năm 2020 khoảng 0,9 đến 1,2 triệu tấn/năm, năm 2030 khoảng 1,9 đến 2,5 triệu tấn/năm kết hợp chức năng cảng tổng hợp địa phương và phục vụ quá trình xây dựng, vận hành trung tâm nhiệt điện Long Phú.
- Cảng chuyên dùng nhập than cho trung tâm nhiệt điện Long Phú cỡ tàu 5.000 đến 10.000 tấn.
- Nghiên cứu khả năng phát triển có điều kiện bến cảng tại ngoài cửa Trần Đề phụ thuộc vào tính khả thi về kỹ thuật và nhu cầu, năng lực của nhà đầu tư.
i) Cảng biển Trà Vinh: Nhu cầu hàng hóa thông qua năm 2020 khoảng 9,27 đến 10,6 triệu tấn/năm, năm 2030 khoảng 14,6 đến 16,9 triệu tấn/năm (bao gồm than nhập cho TTĐL Duyên Hải). Quy hoạch chi tiết các khu bến chính như sau:
- Khu bến Trà Cú (trên sông Hậu) tiếp nhận tàu 10.000 đến 20.000 tấn vơi tải bao gồm dịch vụ hậu cảng; đầu tư thiết lập mới 01 bến phao chuyển tải cho tàu trọng tải 10.000 đến 20.000 tấn. Năng lực thông qua năm 2020 khoảng 0,75 đến 1,0 triệu tấn/năm, năm 2030 khoảng 0,8 đến 1,0 triệu tấn/năm.
- Xây dựng mới khu bến Định An trong bể cảng tạo bởi đê ngăn sóng của dự án nhiệt điện Duyên Hải và dự án luồng kênh Quan Chánh Bố, tiếp nhận tàu 30.000 đến 50.000 tấn hoặc lớn hơn bao gồm trung tâm logistics sau cảng. Năng lực thông qua năm 2030 khoảng 3,6 đến 5,4 triệu tấn/năm. Đây là cảng chính của Trà Vinh về lâu dài và cảng tổng hợp, công ten nơ tiềm năng cho tàu biển trọng tải lớn làm hàng xuất nhập khẩu trực tiếp của đồng bằng sông Cửu Long.
Hoàn thiện khu bến chuyên dùng phục vụ trung tâm nhiệt điện Duyên Hải. Nghiên cứu đầu tư Cảng trung chuyển nhập than cho các trung tâm nhiệt điện Đồng bằng sông Cửu Long công suất 23 đến 46,3 triệu tấn/năm (giai đoạn 2030) tại Duyên Hải Trà Vinh. Trong thời gian cảng trung chuyển than chưa đi vào vận hành, việc cung ứng than cho nhiệt điện Sông Hậu và Long Phú sẽ tạm thời chuyển tải tại khu vực Gò Gia (cảng biển Vũng Tàu).
k) Cảng biển Cà Mau:
- Nhu cầu hàng hóa thông qua năm 2020 khoảng 1,15 đến 1,45 triệu tấn/năm; năm 2030 khoảng 1,8 đến 2,5 triệu tấn/năm. Quy hoạch chi tiết các khu bến như sau:
- Hoàn thiện dự án đầu tư đang thực hiện tại khu bến Năm Căn, tiếp nhận tàu đến 5.000 tấn, đảm nhận chức năng khu bến tổng hợp chính của cảng. Năng lực thông qua năm 2020 khoảng 0,48 đến 0,65 triệu tấn/năm, năm 2030 khoảng 0,7 đến 0,95 triệu tấn/năm.
- Từng bước xây dựng khu bến cho tàu 2.000 đến 3.000 tấn vùng cửa sông Ông Đốc huyện Trần Văn Thời. Năng lực thông qua năm 2020 khoảng 0,15 đến 0,2 triệu tấn/năm, năm 2030 khoảng 0,3 đến 0,4 triệu tấn/năm.
- Bến cảng Hòn Khoai - Cà Mau là khu bến tiềm năng phát triển có điều kiện, phụ thuộc vào nhu cầu và năng lực của nhà đầu tư.
l) Cảng biển Bạc Liêu: Nhu cầu hàng hóa thông qua năm 2020 khoảng 0,35 đến 0,65 triệu tấn/năm, năm 2030 khoảng 1,1 đến 5,02 triệu tấn/năm.
- Xây mới tại cửa sông Gành Hào, tiếp nhận tàu đến 5.000 tấn, năng lực thông qua năm 2020 khoảng 0,3 đến 0,4 triệu tấn/năm, năm 2030 khoảng 0,75 đến 0,95 triệu tấn/năm.
- Nghiên cứu xây dựng mới bến nhập than cho TTĐL Bạc Liêu tại vùng cửa sông Gành Hào hoặc cửa sông Cái Cùng (huyện Đông Hải) công suất 3,7 đến 4,0 triệu tấn/năm.
- Nghiên cứu khả năng phát triển có điều kiện khu bến cảng cho tàu trọng tải lớn (30.000 đến 50.000 tấn và lớn hơn) tại ngoài khơi cửa Gành Hào, phụ thuộc vào nhu cầu phát triển kinh tế địa phương, khu vực và năng lực của nhà đầu tư.
m) Cảng biển Kiên Giang: Bao gồm khu bến Hòn Chông, Bãi Nò, Bình Trị, Rạch Giá, Phú Quốc và các đảo khu vực biển Tây Đồng bằng sông Cửu Long. Nhu cầu hàng hóa thông qua năm 2020 khoảng 4,5 đến 4,75 triệu tấn/năm, năm 2030 khoảng 8,75 đến 12,7 triệu tấn/năm (không kể đến hàng hóa qua cảng chuyên dùng Mũi Đất Đỏ). Quy hoạch chi tiết các khu bến chính như sau:
- Khu bến Hòn Chông: Phục hồi, phát triển bến cảng tổng hợp hiện hữu, giai đoạn đến năm 2020 tiếp nhận tàu đến 5.000 tấn, năng lực thông qua năm 2020 khoảng 0,45 đến 0,6 triệu tấn/năm. Sau năm 2020 nghiên cứu quy hoạch bến cảng tiếp nhận các tàu trên 5.000 đến 15.000 tấn, năng lực thông qua giai đoạn 2030 khoảng 0,7 đến 0,9 triệu tấn/năm và 200 đến 250 nghìn lượt khách/năm, phát triển có điều kiện, phù hợp với điều kiện tự nhiên tại khu vực và khả năng tài chính của Nhà đầu tư cho nạo vét cơ bản và duy tu luồng tàu.
- Xây dựng mới khu bến Bãi Nò - Hà Tiên gồm các bến hàng hóa, hành khách phục vụ khu kinh tế cửa khẩu, tiếp nhận tàu đến 3.000 tấn, năng lực thông qua năm 2020 khoảng 0,3 đến 0,4 triệu tấn/năm, 200 nghìn lượt khách/năm; năm 2030 khoảng 0,5 đến 0,6 triệu tấn/năm và 300 đến 350 nghìn lượt khách/năm.
- Khu bến chuyên dùng Bình Trị - Kiên Lương: Gồm bến xi măng, clinke Bình Trị, bến của khu công nghiệp, bến chuyên dùng sản phẩm dầu, tiếp nhận tàu chuyên dùng đến 10.000 tấn.
- Khu bến Rạch Giá: Nghiên cứu từng bước phát triển mở rộng bến tàu khách Rạch Giá hiện có thành khu bến khách đa năng kết hợp khách, hàng, phương tiện xe máy, đảm nhận vai trò đầu mối giao lưu với Phú Quốc, các đảo và địa phương ven biển thuộc Kiên Giang. Tiếp nhận được tàu chở khách ven biển cỡ lớn và phà biển. Năng lực thông qua năm 2020 khoảng 90 đến 150 nghìn lượt khách/năm và năm 2030 khoảng 450 đến 600 nghìn lượt khách/năm.
- Khu bến Phú Quốc:
+ Bến cảng An Thới tiếp nhận tàu 3.000 tấn tại bến cứng, 30.000 tấn tại bến phao. Duy trì khai thác 02 bến phao cho tàu đến 30.000 tấn hiện có. Năng lực thông qua năm 2020 khoảng 0,3 đến 0,5 triệu tấn hàng hóa/năm, 420 đến 450 nghìn lượt khách/năm; năm 2030 khoảng 0,5 đến 0,6 triệu tấn/năm và 190 đến 250 nghìn lượt khách/năm.
+ Bến cảng Vịnh Đầm: Xây mới với chức năng là đầu mối tiếp nhận hàng, khách giao lưu giữa đất liền với đảo; tiếp nhận tàu đến 3.000 tấn, năng lực thông qua năm 2020 khoảng 0,15 đến 0,2 triệu tấn hàng hóa/năm, 200 đến 250 nghìn lượt khách/năm; năm 2030 khoảng 0,3 đến 0,5 triệu tấn hàng hóa/năm và khoảng 700 đến 800 nghìn lượt khách/năm.
+ Bến cảng Dương Đông: Là bến cảng đa năng, đầu mối tiếp nhận tàu khách du lịch quốc tế loại lớn đến 225.000 GT (sức chở từ 5.000 đến 6.000 khách) kết hợp làm hàng xuất nhập khẩu cho tàu tổng hợp 15.000 đến 30.000 tấn.
+ Bến cảng Mũi Đất Đỏ: Từng bước xây dựng thành cảng căn cứ dịch vụ khai thác dầu khí và kho xăng dầu ngoại quan (sức chứa 100.000 m3), tiếp nhận tàu trọng tải 10.000 đến 80.000 tấn.
+ Bến cảng Bãi Vòng: Nâng cấp, phát triển tại vị trí hiện nay, mở rộng khu đất hậu cảng, xây dựng thêm cầu bến cho tàu cao tốc, phà biển... và tàu hàng đến 3.000 tấn.
+ Bến cảng Đá Chồng: Nghiên cứu từng bước xây dựng mới thành đầu mối tiếp nhận hàng, khách từ bờ ra đảo, tiếp nhận tàu trọng tải 1.000 đến 2.000 tấn.
- Bến cảng tại đảo Nam Du - Kiên Giang: Là khu bến tiềm năng làm hàng tổng hợp và chuyên dùng cho tàu trọng tải từ 30.000 đến 100.000 tấn. Đây là bến cảng hình thành có điều kiện, phụ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu vực và nhu cầu, năng lực nhà đầu tư.
(Chi tiết về dự báo lượng hàng thông qua cảng; quy mô, chức năng, công suất từng bến cảng trong nhóm tại Phụ lục và hồ sơ quy hoạch kèm theo Quyết định này).
Sắp xếp, di dời các bến chuyên dùng tại khu Bình Thủy, chỉ để lại bến kết hợp phục vụ quốc phòng - an ninh.
- Khai thác hiệu quả các tuyến đường thủy nội địa trong vùng; tuyến Cửa Tiểu đến biên giới Campuchia, các trục dọc, các tuyến nhánh kết nối với sông Hậu, sông Tiền và đầu mối thành phố Hồ Chí Minh.
- Nâng cấp Quốc lộ 60 (bao gồm cầu Đại Ngãi); xây dựng đoạn nối Quốc lộ 60 với khu bến Định An - Trà Vinh; nâng cấp các mạng đường bộ nối cảng với mạng quốc gia.
- Nâng cấp tuyến Quốc lộ 50 (cấp II, 2 làn xe) kết nối các cảng khu vực Tiền Giang, Long An; tuyến N1 (quy mô cấp IV 2 làn xe) kết nối với bến cảng Bãi Nò, tuyến Nam Sông Hậu (quy mô cấp III 2 làn xe) kết nối các cảng Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng.
- Luồng vào các cảng trên sông Hậu: Luồng chính qua kênh Quan Chánh Bố cho tàu 10.000 tấn đầy tải và 20.000 tấn vơi tải. Trên cơ sở đánh giá mức độ ổn định của luồng, nghiên cứu khả năng nâng cấp, mở rộng luồng để tăng năng lực thông qua, đáp ứng nhu cầu vận tải cho giai đoạn đến năm 2030 và xa hơn. Luồng qua cửa Định An duy trì cho tàu 5.000 đến 10.000 tấn lợi dụng thủy triều để ra, vào. Luồng qua cửa Trần Đề duy trì cho phương tiện thủy nội địa, tàu thuyền nghề cá ra vào các bến cảng chuyên dụng thuộc khu công nghiệp Trần Đề - Sóc Trăng.
- Luồng vào các cảng trên sông Tiền: Duy trì độ sâu luồng qua cửa Tiểu cho tàu 5.000 tấn ra vào thường xuyên có lợi dụng thủy triều.
- Luồng vào các cảng vùng bán đảo Cà Mau: Tận dụng tối đa độ sâu tự nhiên và biên độ triều cao để đưa tàu 3.000 đến 5.000 tấn qua cửa vào sông Gành Hào - Bạc Liêu, Cửa Bồ Đề vào sông Cửa Lớn - Cà Mau (đến cảng Năm Căn); nghiên cứu từng bước nâng độ sâu luồng phù hợp với mật độ tàu và lượng hàng qua cảng.
- Luồng vào các cảng ven biển Tây: Duy trì luồng vào bến chuyên dùng Bình Trị - Kiên Lương cho tàu đến 10.000 tấn. Nghiên cứu nâng cấp luồng vào khu bến Hòn Chông cho tàu đến 5.000 tấn.
- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị quản lý đảm bảo an toàn hàng hải trên các luồng vào cảng; đặc biệt chú trọng đối với tuyến hàng hải quốc tế đến Campuchia qua sông Tiền, sông Hậu.
- Hoàn thành Dự án đầu tư luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu qua kênh Quan Chánh Bố theo quy mô được duyệt. Nghiên cứu khả năng nâng cấp để tăng năng lực thông qua, đáp ứng nhu cầu vận tải cho giai đoạn đến năm 2030.
- Phát triển các bến tiếp nhận than tại trung tâm điện lực Duyên Hải - Trà Vinh, Long Phú - Sóc Trăng, Sông Hậu - Hậu Giang; tiếp tục nghiên cứu đầu tư cảng trung chuyển than nhập khẩu phục vụ các trung tâm nhiệt điện.
- Đẩy mạnh xã hội hóa việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển bằng các hình thức PPP (BOT, BTO...). Tăng cường xúc tiến đầu tư, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển cảng biển bằng các hình thức theo quy định; khuyến khích các nhà đầu tư thuộc khu kinh tế, khu công nghiệp tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng cảng biển và cơ sở hạ tầng kết nối cảng.
- Nguồn vốn ngân sách chỉ đầu tư cho các hạng mục cơ sở hạ tầng công cộng (luồng tàu, đê chắn sóng...) của cảng biển, bến cảng quan trọng. Việc đầu tư bến cảng theo quy hoạch được thực hiện theo hình thức xã hội hóa. Các bến cảng do Nhà đầu tư đề xuất thì Nhà đầu tư chịu trách nhiệm về nguồn vốn, hiệu quả đầu tư hạ tầng bến cảng và hạ tầng kết nối cảng.
- Trường hợp Nhà đầu tư đề xuất được đầu tư cầu cảng, bến cảng với quy mô lớn hơn (về trọng tải tàu tiếp nhận) so với quy hoạch, Bộ Giao thông vận tải chấp thuận trên cơ sở xem xét cụ thể loại hàng, chủng loại tàu vào làm hàng tại cảng nhưng không làm thay đổi công năng cảng; đồng thời, Nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư của dự án.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong quản lý đầu tư và hoạt động khai thác bến cảng theo hướng đơn giản hóa và hội nhập quốc tế. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong quá trình thực hiện quy hoạch.
- Lưu ý dành quỹ đất thích hợp phía sau cảng để xây dựng trung tâm phân phối hàng hóa với chức năng đầu mối logistics.
- Quy hoạch chi tiết xây dựng bến cảng cần quy hoạch cơ sở làm việc của cảng vụ hàng hải, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại các khu cảng mới để đảm bảo việc quản lý nhà nước tại các cảng được thuận lợi, hiệu quả.
- Các bến phao, điểm chuyển tải hàng hóa theo quy hoạch: Được quy hoạch, tổ chức quản lý quy hoạch và được khuyến khích đầu tư, khai thác ổn định, lâu dài, phù hợp quy hoạch chung của cảng như đối với các cầu cảng, bến cảng.
- Các bến phao, điểm chuyển tải tạm thời: Không được quy hoạch, chỉ được cấp phép hoạt động trong thời gian nhất định, tối đa không quá 5 năm và chỉ khi các cầu, bến cảng, bến phao, điểm chuyển tải theo quy hoạch tại khu vực chưa đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa thực tế. Chủ đầu tư các bến phao phải dừng hoạt động và thu hồi các bến phao khi hết thời hạn hoạt động.
- Chủ trì, phối hợp với Sở, ban, ngành các tỉnh, thành phố và các cơ quan liên quan công bố và quản lý thực hiện quy hoạch được duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với Sở, ban, ngành các tỉnh, thành phố và các cơ quan liên quan tham mưu cho Bộ Giao thông vận tải trong việc thỏa thuận đầu tư dự án xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cầu cảng, bến cảng.
- Tham gia ý kiến hoặc thẩm định, báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định việc cập nhật, bổ sung, điều chỉnh quy mô, chức năng, tiến độ thực hiện quy hoạch các cầu, bến cảng.
- Đối với các cảng, bến cảng tiềm năng: Căn cứ nhu cầu thực tế, theo đề xuất của Nhà đầu tư và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, Cục Hàng hải Việt Nam tổng hợp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định.
- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế cụ thể để quản lý, khai thác bến phao, khu neo chuyển tải hoạt động dài hạn, tạm thời.
- Thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan, tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện quy hoạch phát triển cảng biển, tổng hợp đề xuất xử lý các dự án không tuân thủ quy hoạch; định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Giao thông vận tải tổng kết tình hình triển khai thực hiện quy hoạch.
- Chỉ đạo việc lập các quy hoạch của địa phương phù hợp quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển được duyệt; trên cơ sở đó, tổ chức quản lý chặt chẽ quỹ đất xây dựng cảng; bố trí quỹ đất theo quy hoạch để phát triển đồng bộ cảng và hạ tầng kết nối với cảng, khu dịch vụ hậu cảng, dịch vụ hàng hải đảm bảo điều kiện hoạt động thuận lợi cho các cảng biển.
- Trước khi cấp vùng đất, vùng nước khu vực quy hoạch đầu tư xây dựng cảng biển, bến cảng, cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án đầu tư xây dựng cảng, đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có văn bản lấy ý kiến thống nhất của Bộ Giao thông vận tải về các nội dung liên quan đến quy hoạch cảng (công năng, quy mô, thời điểm, tiến độ đầu tư) theo quy định. Trên cơ sở đó, Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam, cảng vụ hàng hải khu vực phối hợp chặt chẽ với địa phương trong công tác giám sát, quản lý thực hiện quy hoạch.
- Chỉ đạo cơ quan chức năng của tỉnh phối hợp chặt chẽ với Cục Hàng hải Việt Nam trong quá trình lập, thẩm định, trình duyệt quy hoạch chi tiết các khu bến cảng; báo cáo Bộ Giao thông vận tải việc cập nhật, bổ sung hoặc điều chỉnh quy hoạch chi tiết cảng biển, bến cảng theo quy định.
 

Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: KH&ĐT, Xây dựng, Tài chính, Công Thương, Quốc phòng, Công an, TN&MT, NN&PTNT;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Trà Vinh, Tiền Giang, Vĩnh Long;
- Các Thứ trưởng;
- Các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ GTVT;
- Công báo;
- Cổng TTĐT: Chính phủ, Bộ GTVT;
- Lưu: VT, KHĐT (5).
BỘ TRƯỞNG





Trương Quang Nghĩa

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 407/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ban hành kèm theo Thông tư 01/2011/TT-BGTVT ngày 27/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và các Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2011/TT-BGTVT ngày 27/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải

Quyết định 407/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ban hành kèm theo Thông tư 01/2011/TT-BGTVT ngày 27/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và các Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2011/TT-BGTVT ngày 27/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải

Giao thông

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi