Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 2022/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt Kế hoạch triển khai Công ước STCW78 sửa đổi 2010
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 2022/QĐ-BGTVT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giao thông Vận tải | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 2022/QĐ-BGTVT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Hồng Trường |
Ngày ban hành: | 13/09/2011 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giao thông |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 2022/QĐ-BGTVT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2022/QĐ-BGTVT |
Hà Nội, ngày 13 tháng 9 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt Kế hoạch triển khai Công ước STCW78 sửa đổi 2010
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Công ước Quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên (STCW78) sửa đổi 2010;
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 51/NĐ-CP ngày 22/4/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch triển khai Công ước STCW78 sửa đổi 2010 kèm theo Quyết định này, bao gồm những nội dung sau:
- Mục tiêu và quan điểm của Kế hoạch;
- Nội dung Kế hoạch;
- Kinh phí thực hiện Kế hoạch;
- Tiến độ thực hiện Kế hoạch;
- Chế độ báo cáo, kiểm tra.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ: Tổ chức cán bộ, Tài chính, Pháp chế, Hợp tác quốc tế; Cục trưởng các Cục: Hàng hải Việt Nam, Đăng kiểm Việt Nam; Y tế GTVT; Hiệu trưởng các Trường: Đại học Hàng hải, GTVT thành phố Hồ Chí Minh, Cao đẳng Hàng hải I, Cao đẳng nghề Hàng hải thành phố Hồ Chí Minh và các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo để triển khai Công ước STCW78 sửa đổi, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CÔNG ƯỚC STCW78 SỬA ĐỔI 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2022/QĐ- BGTVT ngày 13 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Để triển khai Công ước STCW78 sửa đổi theo tinh thần Hội nghị Ngoại giao do Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) tổ chức từ ngày 20/6 - 26/6/2010, tại Manila, Phi - líp - pin, Bộ GTVT ban hành Kế hoạch triển khai Công ước STCW78 sửa đổi 2010 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch) như sau:
I. MỤC TIÊU VÀ QUAN ĐIỂM CỦA KẾ HOẠCH
1. Mục tiêu:
Đảm bảo để Việt Nam tuân thủ đầy đủ và toàn diện những quy định của Công ước STCW78 sửa đổi 2010 theo tiến độ:
- Trước ngày 01/01/2013: Việt Nam gửi báo cáo để chứng tỏ tuân thủ Công ước STCW78 sửa đổi 2010 và IMO xem xét đưa vào danh sách trắng;
- Sau ngày 01/7/2013: các tiêu chuẩn sửa đổi áp dụng cho các học viên vào học tập, huấn luyện tại các cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên của Việt Nam.
2. Quan điểm:
Việc triển khai Công ước STCW78 sửa đổi 2010 đối với hệ thống đào tạo, huấn luyện thuyền viên Việt Nam tuân thủ những quan điểm sau:
- Kế thừa và phát triển hệ thống đào tạo, huấn luyện thuyền viên sẵn có của Việt Nam;
- Phát huy sức mạnh của toàn hệ thống: cơ quan quản lý nhà nước, cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên, doanh nghiệp và thuyền viên;
- Đổi mới có lộ trình, mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn, phù hợp với thể chế và điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam;
- Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (ISO) trong đào tạo và huấn luyện thuyền viên đối với cơ quan quản lý nhà nước, cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên;
- Triển khai hệ thống kiểm định chất lượng đối với công tác đào tạo huấn luyện thuyền viên trong cả nước;
- Triệt để ứng dựng công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành công tác đào tạo, huấn luyện thuyền viên;
- Nghiên cứu đổi mới hệ thống kiểm tra, thi và cấp chứng chỉ chuyên môn cho thuyền viên để giảm bớt các yếu tố chủ quan, tăng tính khách quan; đảm bảo công khai, minh bạch và trung thực;
- Tăng cường hợp tác, chia sẻ nguồn lực giữa các cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên trong và ngoài nước.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN:
1. Nội dung Kế hoạch:
a) Vụ Tổ chức cán bộ:
- Chủ trì việc thẩm định nội dung, trình các văn bản quy phạm pháp luật; các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện thuyền viên (sau đây gọi tắt là chương trình đào tạo); các cơ sở đào tạo và huấn luyện thuyền viên trình Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt, ban hành;
- Chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc việc triển khai Công ước STCW78 sửa đổi 2010.
b) Cục Hàng hải Việt Nam:
- Dự thảo các Thông tư thay thế các văn bản quy phạm pháp luật liên qua đến công tác đào tạo, huấn luyện thuyền viên trình Bộ GTVT thẩm định, ban hành; trong đó:
+ Thông tư thay thế Quyết định số 29/2008/QĐ- BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT về chức danh, nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên và đăng ký thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam;
Trong đó lưu ý:
- Bổ sung những chức danh mới quy định trong Công ước STCW sửa đổi 2010;
- Bổ sung những quy định về đơn giản hóa thủ tục hành chính theo tinh thần Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 16/11/2010 của Chính phủ.
+ Thông tư thay thế Quyết định số 31/2008/QĐ- BGTVT ngày 26/12/2008 của Bộ trưởng Bộ GTVT về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam.
Trong đó lưu ý:
- Bổ sung một chương quy định về trực ca;
- Bổ sung một chương quy định về hệ thống kiểm định chất lượng đào tạo, huấn luyện thuyền viên;
- Bổ sung một chương quy định về quy trình công nhận bằng cấp giữa các quốc gia;
- Bổ sung những quy định về đơn giản hóa thủ tục hành chính theo tinh thần Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 16/11/2010 của Chính phủ.
+ Thông tư thay thế Thông tư số 20/2001/TT/BGTVT ngày 12/11/2001 của Bộ trưởng Bộ GTVT hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với thuyền viên làm việc trên tàu vận tải đường biển;
- Chủ trì và phối hợp với Cục Y tế GTVT, Bộ Y tế dự thảo Thông tư thay thế Quyết định số 20/2008/QĐ-BYT ngày 9/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Tiêu chuẩn sức khỏe của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam”;
- Công khai trên Website của Cục danh sách các học viên dự thi và được cấp chứng chỉ năng lực chuyên môn (COC);
- Tổng hợp báo cáo gửi IMO của các cơ quan, đơn vị và hoàn thiện dự thảo báo cáo gửi IMO của Việt Nam.
c) Cục Đăng kiểm Việt Nam:
- Hoàn thiện chương trình đào tạo, huấn luyện sỹ quan an ninh tàu biển để trình Bộ GTVT thẩm định, ban hành; trong đó bao gồm cả các nội dung: tiêu chuẩn về giáo viên, thiết bị giảng dạy, cơ sở đào tạo;
- Công khai trên Website của Cục về danh sách các học viên được đào tạo, huấn luyện, cấp chứng chỉ an ninh tàu biển.
- Dự thảo báo cáo gửi IMO về nội dung công việc được phân công.
d) Cục Y tế GTVT:
Phối hợp với Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Y tế dự thảo Thông tư thay thế Quyết định số 20/2008/QĐ-BYT ngày 9/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
đ) Các cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên:
- Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng (ISO) trong đào tạo, huấn luyện thuyền viên;
- Chuẩn bị đội ngũ giáo viên, giáo trình, tài liệu giảng dạy, cơ sở vật chất để triển khai các chương trình đào tạo theo đúng quy định của Công ước STCW78 sửa đổi 2010;
- Phối hợp với Trường Đại học Hàng hải và Trường Cao đẳng Hàng hải I trong việc xây dựng dự thảo chương trình đào tạo;
- Hợp tác, chia sẻ nguồn lực trong đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện thuyền viên;
- Công khai trên Website của cơ sở đào tạo, huấn luyện danh sách các học viên được đào tạo, huấn luyện và cấp chứng chỉ nghiệp vụ (COP).
- Dự thảo báo cáo gửi IMO về nội dung công việc được phân công.
Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ trên Trường Đại học Hàng hải và Trường Cao đẳng Hàng hải I còn thực hiện thêm các nhiệm vụ sau:
* Trường Đại học Hàng hải:
- Đổi mới, hoàn thiện, xây dựng các chương trình đào tạo trình Bộ GTVT thẩm định, ban hành bao gồm:
+ Đổi mới chương trình đào tạo ban hành kèm theo Quyết định số 1854/QĐ-BGTVT ngày 08/9/2006 về việc phê duyệt chương trình đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn hàng hải và Quyết định số 1855/QĐ- BGTVT ngày 08/9/2006 về việc phê duyệt chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ để thi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn hàng hải;
+ Hoàn thiện chương trình đào tạo để cấp giấy chứng nhận huấn luyện cơ bản, huấn luyện đặc biệt, huấn luyện nghiệp vụ.
+ Xây dựng chương trình đào tạo về:
- Sỹ quan điện và kỹ thuật điện tử;
- Huấn luyện viên chính.
- Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông để hoàn thiện chương trình đào tạo GMDSS.
- Xây dựng tiêu chuẩn về thiết bị để đào tạo, huấn luyện, thực hành nghề Điều khiển tàu biển, Khai thác máy tàu biển và Điện tàu biển ở các cơ sở đào tạo trình độ đại học.
Lưu ý: các chương trình đào tạo được xây dựng phải bao gồm cả các nội dung: tiêu chuẩn về giáo viên, thiết bị giảng dạy, cơ sở đào tạo cho từng chương trình đào tạo.
* Trường Cao đẳng Hàng hải I:
- Đổi mới, xây dựng các chương trình đào tạo trình Bộ GTVT thẩm định, ban hành bao gồm:
+ Đổi mới chương trình đào tạo ban hành kèm theo Quyết định số 971/QĐ- BGTVT ngày 28/4/2006 về việc phê duyệt Chương trình huấn luyện ngắn hạn và bồi dưỡng nghiệp vụ để thi cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy hai; Quyết định số 972/QĐ- BGTVT ngày 28/4/2006 về việc phê duyệt Chương trình đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn để thi cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan hàng hải và Quyết định số 973/QĐ- BGTVT ngày 28/4/2006 về việc phê duyệt Chương trình đào tạo - huấn luyện, bổ túc nghiệp vụ thuyền viên hàng hải;
+ Xây dựng chương trình đào tạo về thủy thủ lành nghề (AB), thợ máy lành nghề, thợ điện và kỹ thuật điện tử.
- Xây dựng tiêu chuẩn về thiết bị để đào tạo, huấn luyện, thực hành nghề Điều khiển tàu biển, Khai thác máy tàu biển và Điện tàu biển ở các cơ sở đào tạo trình độ cao đẳng và các hệ giáo dục nghề nghiệp.
Lưu ý: các chương trình đào tạo được xây dựng phải bao gồm cả các nội dung: tiêu chuẩn về giáo viên, thiết bị giảng dạy, cơ sở đào tạo cho từng chương trình đào tạo.
e) Chủ tàu và thuyền viên
- Phối hợp với Cục Hàng hải Việt Nam tuyên tuyền, phổ biến về những sửa đổi của Công ước STCW78 tới các thuyền viên trực thuộc;
- Xây dựng chương trình huấn luyện làm quen các tàu theo Công ước STCW78 sửa đổi 2010;
- Lập kế hoạch cử thuyền viên tham dự các khóa bồi dưỡng cập nhật theo những sửa đổi của Công ước STCW78;
- Thuyền viên chủ động bố trí thời gian, đăng ký và tham dự các khóa bồi dưỡng, cập nhật theo những sửa đổi của Công ước STCW78.
2. Kinh phí thực hiện kế hoạch:
Các nguồn kinh phí chi cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo phân cho Bộ GTVT bao gồm: kinh phí chi thường xuyên, chống xuống cấp; kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia; kinh phí xây dựng cơ bản và từ các nguồn thu hợp pháp khác của các cơ sở đào tạo, huấn luyện.
3. Tiến độ thực hiện:
- Trước ngày 01/01/2012: các cơ quan, đơn vị hoàn thành dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật và chương trình đào tạo báo cáo Bộ GTVT để thẩm định;
- Trước ngày 01/04/2012: Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; chương trình đào tạo;
- Trước ngày 01/7/2012: các cơ quan, đơn vị hoàn thiện về các điều kiện để đảm bảo triển khai Công ước STCW78 sửa đổi 2010 và gửi báo cáo IMO về Cục Hàng hải Việt Nam để tổng hợp;
- Trước ngày 01/8/2012: Cục Hàng hải Việt Nam hoàn thiện dự thảo báo cáo IMO của Việt Nam gửi Bộ GTVT (qua Vụ Tổ chức cán bộ);
- Trước ngày 01/10/2012: Bộ GTVT hoàn thiện báo cáo và gửi IMO để chứng tỏ tuân thủ Công ước STCW78 sửa đổi và IMO xem xét đưa vào danh sách trắng;
- Sau ngày 01/7/2013: các tiêu chuẩn sửa đổi áp dụng cho các học viên vào học tập, huấn luyện tại các cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên của Việt Nam.
4. Chế độ báo cáo, kiểm tra:
- Các cơ quan, đơn vị thành lập Ban Chỉ đạo cấp cơ sở do đồng chỉ Thủ trưởng cơ quan, đơn vị làm Trưởng ban và gửi về Bộ GTVT (qua Vụ Tổ chức cán bộ);
- Các cơ quan, đơn vị lập kế hoạch triển khai Công ước STCW78 sửa đổi 2010 gửi về Bộ GTVT (qua Vụ Tổ chức cán bộ);
- Hàng tháng các cơ quan, đơn vị báo cáo nhanh về kết quả triển khai Công ước STCW78 sửa đổi 2010 gửi về Bộ GTVT (qua Vụ Tổ chức cán bộ).