Nghị định 91/2001/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định điều kiện kinh doanh một số ngành, nghề giao thông vận tải đường thuỷ nội địa
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Nghị định 91/2001/NĐ-CP
Cơ quan ban hành: | Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 91/2001/NĐ-CP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Nghị định | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 11/12/2001 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giao thông |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Nghị định 91/2001/NĐ-CP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 91/2001/NĐ-CP NGÀY 11/12/2001 VỀ ĐIỆU KIỆN KINH DOANH MỘT SỐ NGÀNH, NGHỀ GIAO THÔNG VẬN TẢI
ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp Nhà nước ngày 20 tháng 4 năm 1995;
Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 20 tháng 3 năm 1996;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 13/1999/QH10 ngày 12 tháng 6 năm 1999;
Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 20 tháng 4 năm 1995 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 22 tháng 6 năm 2000;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,
NGHỊ ĐỊNH:
CHƯƠNG I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định điều kiện kinh doanh đối với các ngành nghề sau đây:
1. Kinh doanh vận tải hành khách đường thuỷ nội địa, bằng các hình thức:
a. Vận tải hành khách theo tuyến cố định;
b. Vận tải hành khách không theo hướng cố định;
c. Vận tải hành khách ngang sông.
2. Kinh doanh vận tải đường thuỷ nội địa qua biên giới Việt Nam.
3. Kinh doanh xếp dỡ hàng hoá tại cảng, bến thuỷ nội địa;
4. Kinh doanh thiết kế phương tiện thuỷ nội địa;
5. Kinh doanh đóng mới, sửa chữa phương tiện thuỷ nội địa.
Điều 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Nghị định này áp dụng với mọi tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài thuộc mọi thành phần kinh tế, kinh doanh các ngành nghề nêu tại Điều 1 Nghị định này.
Trường hợp Điều ước quốc tế liên quan đến giao thông vận tải đường thuỷ nội địa mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác thì áp dụng theo Điều ước quốc tế.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kinh doanh vận tải hành khách đường thuỷ nội địa là hoạt động của tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện thuỷ nội địa để vận tải người và hành lý mang theo người có thu cước phí vận tải.
2. Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định là hình thức kinh doanh vận tải hành khách đường thuỷ nội địa thực hiện trên những tuyến cố định, có cảng hoặc bến đi, cảng hoặc bến đến xác định và có biểu đồ vận hành ổn định.
3. Kinh doanh vận tải hành khách không theo tuyến cố định là hình thức kinh doanh vận tải hành khách đường thuỷ nội địa theo yêu cầu của hành khách được thoả thuận bằng hợp đồng vận tải.
4. Kinh doanh vận tải hành khách ngang sông là hình thức kinh doanh vận tải hành khách đường thuỷ nội địa từ bờ bên này sang bờ đối diện của tuyến đường thuỷ nội địa hoặc từ bờ ra công trình nổi, phương tiện thuỷ khác và ngược lại.
5. Kinh doanh vận tải đường thuỷ nội địa qua biên giới Việt Nam là hình thức vận tải hàng hoá hoặc hành khách bằng phương tiện thuỷ nội địa giữa Việt Nam với nước ngoài và ngược lại theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, có thu cước vận tải.
6. Kinh doanh xếp dỡ hàng hoá tại cảng bến thuỷ nội địa là hoạt động xếp dỡ hàng hoá tại cảng bến thuỷ nội địa có thu cước xếp dỡ.
7. Kinh doanh thiết kế phương tiện thuỷ nội địa là hoạt động thiết kế phương tiện thuỷ nội địa có thu tiền.
8. Kinh doanh đóng mới, sửa chữa phương tiện thuỷ nội địa là hoạt động đóng mới, sửa chữa phương tiện thuỷ nội địa có thu tiền.
9. Cảng thuỷ nội địa là công trình giao thông đường thuỷ nội địa được đầu tư xây dựng để các phương tiện thuỷ ra vào xếp dỡ hàng hoá hoặc đón trả hành khách.
10. Bến thuỷ nội địa là công trình giao thông đường thuỷ nội địa lợi dụng điều kiện tự nhiên hoặc gia cố tạm thời để các phương tiện thuỷ ra vào xếp dỡ hàng hoá hoặc đón trả hành khách.
CHƯƠNG II. ĐIỀU KIỆN KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KINH DOANH CÁC NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
Điều 4. Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách đường thuỷ nội địa theo tuyến cố định và không theo tuyến cố định.
1. Có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải hành khách đường thuỷ nội địa;
2. Phương tiện vận tải thuỷ nội địa phải đăng ký biển số và bảo đảm tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
3. Thuyền viên trên phương tiện bảo đảm đủ số lượng, có bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh đảm nhiệm theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
4. Thực hiện việc đăng ký với cơ quan quản lý giao thông vận tải có thẩm quyền về tuyến hoạt động và phương án kinh doanh đối với hình thức vận tải theo tuyến cố định hoặc về khu vực hoạt động đối với hình thức vận tải không theo tuyến cố định.
Điều 5. Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách ngang sông
1. Có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải hàng khách ngang sông;
2. Phương tiện vận tải thuỷ nội địa phải đăng ký biển số và bảo đảm tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
3. Thuyền viên trên phương tiện bảo đảm đủ số lượng, có bằng, chứng chỉ chuyên môn (nếu phương tiện có trọng tải từ 13 khách trở lên) hoặc có chứng chỉ chuyên môn (nếu phương tiện có trọng tải dưới 13 khách) phù hợp với chức danh đảm nhiệm theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
4. Bến đón trả hành khách phải bảo đảm điều kiện an toàn và được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động theo quy định;
5. Cơ quan quản lý giao thông vận tải ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể điều kiện kinh doanh vận tải hành khách ngang sông bằng phương tiện thô sơ và hướng dẫn Uỷ ban nhân dân cấp xã quản lý hoạt động kinh doanh này bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.
Điều 6. Điều kiện kinh doanh vận tải đường thuỷ nội địa qua biên giới Việt Nam
1. Phải là doanh nghiệp hoặc hợp tác xã có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải đường thuỷ nội địa qua biên giới Việt Nam;
2. Phương tiện vận tải thuỷ nội địa phải đăng ký biển số và bảo đảm tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật và chỉ được phép hoạt động trên những tuyến theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia;
3. Thuyền viên trên phương tiện bảo đảm đủ số lượng, có bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh đảm nhiệm theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
4. Có bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện và bảo hiểm hành khách do các bên ký kết Điều ước quốc tế thoả thuận.
Điều 7. Điều kiện kinh doanh xếp dỡ hàng hoá tại cảng bến thuỷ nội địa
1. Có đăng ký kinh doanh ngành nghề xếp dỡ hàng hoá tại cảng bến thuỷ nội địa;
2. Cảng hoặc bến thuỷ nội địa xếp dỡ hàng hoá phải bảo đảm các điều kiện an toàn và được phép hoạt động theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
3. Các thiết bị xếp dỡ hàng hoá (nếu có) phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn theo quy định; người điều khiển thiết bị xếp dỡ phải có bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Điều kiện kinh doanh thiết kế phương tiện thuỷ nội địa
1. Có đăng ký kinh doanh ngành nghề thiết kế phương tiện thuỷ nội địa;
2. Có ít nhất một thiết kế viên tốt nghiệp trung cấp hoặc đại học chuyên ngành cơ khí đóng tàu thuỷ đã được cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp văn bằng.
Điều 9. Điều kiện kinh doanh đóng mới, sữa chữa phương tiện thuỷ nội địa
1. Có đăng ký kinh doanh ngành nghề đóng mới, sửa chữa phương tiện thuỷ nội địa;
2. Có ít nhất một cán bộ kỹ thuật tốt nghiệp trung cấp hoặc đại học chuyên ngành cơ khí đóng tàu thuỷ đã được cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp văn bằng;
3. Cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm điều kiện theo quy phạm đóng mới và sửa chữa phương tiện thuỷ.
Điều 10. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh các ngành nghề kinh doanh có điều kiện
1. Bảo đảm đầy đủ các điều kiện quy định tại các Điều 4, 5, 6, 7, 8, 9 Nghị định này;
2. Chấp hành các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông và các quy định pháp luật khác có liên quan;
3. Thực hiện đầy đủ và kịp thời chế độ báo cáo thống kê và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG III. KIỂM TRA, THANH TRA, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 11. Kiểm tra, thanh tra
1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, theo chức năng, nhiệm vụ chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
2. Nội dung kiểm tra, thanh tra bao gồm việc chấp hành những quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến kinh doanh các ngành nghề quy định tại Điều 1 Nghị định này.
3. Việc tiến hành kiểm tra, thanh tra tổ chức, cá nhân kinh doanh phải tuân theo các quy định hiện hành của pháp luật, có kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tránh chồng chéo, gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Điều 12. Khiếu nại, tố cáo
Tổ chức, cá nhân kinh doanh các ngành nghề nêu tại Điều 1 Nghị định này có quyền khiếu nại; công dân có quyền tố cáo lên cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật về việc cơ quan nhà nước hoặc công chức thực hiện không đúng các quy định của Nghị định này.
Điều 13. Xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề giao thông vận tải đường thuỷ nội địa vi phạm các quy định của Nghị định này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan nhà nước; công chức vi phạm các quy định của Nghị định này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 14. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực sau 30 ngày, kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
2. Các tổ chức, cá nhân hiện đang kinh doanh các ngành nghề nêu tại Điều 1 Nghị định này, phải bảo đảm đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định trong vòng 120 (một trăm hai mươi) ngày, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
Điều 15. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.