Thông tư liên tịch 42/2003/TTLT/BGDĐT-BTC của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số chính sách thực hiện QĐ 494/QĐ-TTg về Một số biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường ĐH, CĐ, môn chính trị trong các trường THCN và DN

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư liên tịch 42/2003/TTLT/BGDĐT-BTC

Thông tư liên tịch 42/2003/TTLT/BGDĐT-BTC của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số chính sách thực hiện QĐ 494/QĐ-TTg về "Một số biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường ĐH, CĐ, môn chính trị trong các trường THCN và DN
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Tài chínhSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:42/2003/TTLT/BGDĐT-BTCNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư liên tịchNgười ký:Đặng Huỳnh Mai; Nguyễn Công Nghiệp
Ngày ban hành:29/08/2003Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Ngày 29/08/2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 42/2003/TTLT/BGDĐT-BTC, Hướng dẫn một số chính sách thực hiện Quyết định số 494/QĐ-TTG ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về "một số biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng, môn chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề", có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng, ban hành danh mục và trang bị tài liệu, giáo trình, tài liệu tham khảo kinh điển, tủ sách dùng chung, sách báo, tạp chí... cho giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên, các khoa, bộ môn khoa học chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và khoa, bộ môn Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học, cao đẳng không có các chuyên ngành này, các bộ môn chính trị ở các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Mức chi biên soạn chương trình, giáo trình thực hiện như sau: Soạn thảo các tài liệu đề dẫn, các dự thảo văn bản thảo luận và kết luận của các hội đồng xây dựng chương trình khung ngành đào tạo đại học, cao đẳng: 50.000 đồng/trang, Dịch và hiệu đính các tài liệu từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt không quá 35.000 đồng/trang 300 từ... Biên soạn chương trình: 55.000 đồng/1 tiết, Sửa chữa, biên tập tổng thể: 30.000 đồng/1 tiết, Đọc phản biện, nhận xét: 25.000 đồng/1 tiết...

Xem chi tiết Thông tư liên tịch 42/2003/TTLT/BGDĐT-BTC tại đây

tải Thông tư liên tịch 42/2003/TTLT/BGDĐT-BTC

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THÔNG TƯ

LIÊN TỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ TÀI CHÍNH SỐ 42/2003/TTLT/BGD&ĐT-BTC NGÀY 29 THÁNG 08 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN MỘT SỐ CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 494/QĐ-TTG NGÀY 24/6/2002 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY, HỌC TẬP CÁC MÔN KHOA HỌC MÁC- LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG, MÔN CHÍNH TRỊ TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP VÀ DẠY NGHỀ"

- Căn cứ Điều 30, 31, 36, 37 của Luật Giáo dục;

- Căn cứ Quyết định số 494/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án "Một số biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng, môn Chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề".

Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tài chính hướng dẫn một số chính sách để thực hiện Quyết định số 494/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ như sau:

1. Về chương trình, giáo trình các bộ môn khoa học Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, môn học Chính trị:
1.1. Bộ giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh được sử dụng làm giáo trình để giảng dạy và học tập trong các trường, lớp đào tạo cử nhân các chuyên ngành khoa học Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
1.2. Căn cứ bộ giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng biên soạn các chương trình, giáo trình phù hợp với mục tiêu, yêu cầu, nội dung chương trình, phương pháp và tổ chức đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề:
a. Xây dựng và ban hành chương trình đào tạo thống nhất (thời lượng, yêu cầu chuyên môn, tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy và học tập, quy chế thi cử...); định mức giờ giảng; giáo trình các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh dùng cho các trường đại học, cao đẳng; chương trình, giáo trình môn học Chính trị dùng cho các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
b. Biên soạn chương trình, giáo trình phục vụ đào tạo sau đại học (cao học và nghiên cứu sinh) không thuộc các chuyên ngành khoa học Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
c. Biên soạn tài liệu hướng dẫn giảng dạy học tập.
d. Biên soạn tài liệu tham khảo để bổ sung, quán triệt đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước gắn với thực tiễn phát triển và xây dựng đất nước trong từng thời kỳ trên cơ sở Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc, Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng các khoá, văn bản chính sách của Đảng, Nhà nước, các tác phẩm kinh điển về học thuyết Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong và ngoài nước...
1.3. Căn cứ bộ giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng biên soạn hoặc hướng đẫn các trường biên soạn:
a. Chương trình, giáo trình phục vụ công tác chuẩn hoá, hoàn chỉnh trình độ cho đối tượng đã tốt nghiệp cao cấp, trung cấp lý luận chính trị; bổ túc, bồi dưỡng kiến thức cho giảng viên, giáo viên đang dạy một môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, môn học chính trị để dạy môn thứ hai; đào tạo bằng cử nhân thứ hai; đào tạo sau đại học.
b. Hệ thống ngân hàng câu hỏi và đáp án thi học phần, thi học sinh giỏi, thi tốt nghiệp các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh cho các khối ngành đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng, môn Chính trị ở các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng, ban hành danh mục và trang bị tài liệu, giáo trình, tài liệu tham khảo kinh điển, tủ sách dùng chung, sách báo, tạp chí... cho giáo viên, giảng viên; học sinh, sinh viên; các khoa, bộ môn khoa học chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và khoa, bộ môn Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học, cao đẳng không có các chuyên ngành này, các bộ môn chính trị ở các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề thực hiện kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho các khoa, tổ bộ môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, môn học Chính trị theo đúng quy hoạch, kế hoạch của đơn vị và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Công tác chỉ đạo, quản lý giảng dạy; Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, giáo viên các bộ môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và môn học Chính trị:
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng:
3.1. Đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho các khối ngành đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng, môn Chính trị ở các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
3.2. Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện công tác bồi dưỡng, chuẩn hoá, đào tạo đội ngũ giảng viên, giáo viên các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh cho các khối ngành đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng, môn Chính trị ở các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề đáp ứng yêu cầu chất lượng, số lượng.
3.3. Trên cơ sở quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và hệ thống các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề trong cả nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các Bộ, ngành có trường, các địa phương hướng dẫn các trường đại học, cao đẳng củng cố hoàn thiện, thành lập mới các khoa hoặc bộ môn Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề thành lập tổ bộ môn Chính trị theo đúng quy định tại Quyết định số 494/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ.
3.4. Hướng dẫn định biên học sinh, sinh viên/1ớp trong các giờ giảng lý thuyết, xênima và các hoạt động ngoại khoá khác phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ giảng dạy và học tập; quy định biên chế, định biên giáo viên giảng viên.
4. Về chế độ tài chính:
4.1. Chi biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu tham khảo:
a. Mức chi biên soạn chương trình, giáo trình các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho các khối ngành đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng (các loại giáo trình nêu tại Điểm 1.2.a, 1.2.b, 1.3.a), môn Chính trị ở các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề áp dụng theo các quy định tại Thông tư số 87/2001/TT-BTC ngày 30/10/2001 của Bộ Tài chính "Hướng dẫn nội dung, mức chi xây dựng chương trình khung cho các ngành đào tạo đại học, cao đẳng trung học chuyên nghiệp và biên soạn chương trình, giáo trình môn học":
Soạn thảo các tài liệu đề dẫn, các dự thảo văn bản thảo luận và kết luận của các hội đồng xây dựng chương trình khung ngành đào tạo đại học, cao đẳng: 50.000 đồng/trang.
- Dịch và hiệu đính các tài liệu từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt không quá 35.000 đồng/trang 300 từ.
- Đối với các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho các khối ngành đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng:
* Xây dựng chương trình khung, chương trình môn học:
+ Biên soạn chương trình:                     55.000 đồng/1 tiết.
+ Sửa chữa, biên tập tổng thể:              30.000 đồng/1 tiết.
+ Đọc phản biện, nhận xét:                   25.000 đồng/1 tiết.
* Biên soạn giáo trình:
+ Viết giáo trình:                                   50.000 đồng/1 trang.
+ Sửa chữa, biên tập tổng thể:              25.000 đồng/1 trang.
+ Đọc phản biện, nhận xét:                   20.000 đồng/1 trang.
- Đối với môn Chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề:
* Xây dựng chương trình khung, chương trình môn học:
+ Biên soạn chương trình:                     50.000 đồng/1 tiết.
+ Sửa chữa, biên tập tổng thể:              25.000 đồng/1 tiết.
+ Đọc phản biện, nhận xét:                   20.000 đồng/1 tiết.
* Biên soạn giáo trình:
+ Viết giáo trình:                                   35.000 đồng/1 trang.
+ Sửa chữa, biên tập tổng thể:              20.000 đồng/1 trang.
+ Đọc phản biện, nhận xét:                   10.000 đồng/1 trang.
b. Mức chi biên soạn hệ thống ngân hàng câu hỏi và đáp án thi học phần, thi học sinh giỏi, thi tốt nghiệp (nêu tại Điểm l.3.b) được quy đổi và áp đụng như mức chi cho việc viết giáo trình các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho các khối ngành đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng. Bộ Giáo dục và đào tạo quy định chi tiết việc quy đổi này.
c. Mức chi cho việc biên soạn tài liệu hướng dẫn giảng dạy, học tập (nêu tại Điểm 1.2.c); tài liệu tham khảo để bổ sung, quán triệt đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước (nêu tại Điểm 1.2.d), áp dụng bằng 50% so với mức chi biên soạn giáo trình các môn khoa học Mác - Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh cho các khối ngành đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng:
+ Viết tài liệu:                                        25.000 đồng/1 trang.
+ Sửa chữa, biên tập tổng thể:              15.000 đồng/1 trang.
+ Đọc phản biện, nhận xét:                   10.000 đồng/1 trang.
Các mức chi nêu trên được tính cho sản phẩm cuối cùng đã được nghiệm thu để đưa vào sử dụng.
4.2. Mức chi cho công tác điều tra, khảo sát các đối tượng giảng dạy học tập ở các vùng, miền trong cả nước làm cơ sở xây dựng các phương án đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập vận dụng theo quy định tại Thông tư số 114/2000/TT-BTC ngày 27/11/2000 của Bộ Tài chính "Hướng dẫn quản lý kinh phí chi cho các cuộc điều tra thuộc nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách Nhà nước".
4.3. Giám đốc, hiệu trưởng các Đại học, trường đại học, cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề căn cứ nội dung, tính chất công việc, kế hoạch đào tạo, khả năng kinh phí của đơn vị và các chế độ chi tiêu tài chính hiện hành để quyết định mức chi:
- Sáng tác, xây dựng trang thiết bị đồ dùng phục vụ giảng dạy học tập như thiết kế tập bản vẽ, mô hình, biểu đồ, băng hình, băng tiếng, đĩa CD... được Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiệm thu, nhân rộng diện sử dụng.
- Nghiên cứu đề tài về đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập các bộ môn khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và môn Chính trị.
- Chi hỗ trợ lưu trú, hỗ trợ tiền tàu xe cho học viên, sinh viên, học sinh trong thời gian đi thực tập, nghiên cứu thực tế theo yêu cầu mỗi môn học.
4.4. Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ kinh phí cho các Đại học, trường đại học, cao đẳng để thực hiện miễn học phí cho đối tượng học viên, sinh viên các chuyên ngành Mác - Lê nin, Tư tưởng hồ Chí Minh có cam kết thực hiện hợp đồng đào tạo. Việc cấp bù học phí cho đối tượng này thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 66/1998/TT'LT/BGD&ĐT-BTC ngày l6/12/1998 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện miễn thu học phí đối với học sinh, sinh viên ngành sư phạm và hỗ trợ ngân sách cho các trường sư phạm.
4.5. Định mức đào tạo cho sinh viên học chuyên ngành các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học, cao đẳng; đào tạo bằng cử nhân thứ hai theo địa chỉ sử dụng; đào tạo sau đại học và nghiên cứu sinh các môn chuyên ngành này tính theo định mức tương ứng của các trường đại học sư phạm.
Những người không thực hiện cam kết hoặc hợp đồng đào tạo phải hoàn trả kinh phí của thời gian đào lạo.
4.6. áp dụng mức chi quy định tại Thông tư số 105/2001/TT-BTC ngày 27/12/2001 của Bộ Tài chính "Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước" cho:
- Các lớp bổ túc, bồi dưỡng kiến thức cho giảng viên, giáo viên đang dạy môn khoa học Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, môn học chính trị để dạy môn thứ hai thuộc chuyên ngành này.
- Các lớp bồi dưỡng, chuẩn hoá, đào tạo ngắn hạn hàng nằm cho đội ngũ giảng viên, giáo viên các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho các khối ngành đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng, môn chính trị ở các trường trung học chuyên nghiệp.
4.7. Mức chi ngân sách nhà nước cho nhiệm vụ đào tạo bậc đại học, sau đại học và nghiên cứu sinh, thực tập sinh ở nước ngoài đối với các môn khoa học chuyên ngành Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (áp dụng theo qui định tại Thông tư liên lịch số 88/2001/TTLT-BTC-BGD&ĐT-BNG của Liên Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Ngoại giao hướng dẫn quản lý và cấp phát nguồn kinh phí ngân sách nhà nước dành cho Đề án "Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở đào tạo nước ngoài bằng ngân sách nhà nước".
4.8. Mức chi cho cán bộ quản lý, chỉ đạo; giảng viên giảng dạy các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo viên chính trị đi nghiên cứu thực tế:
- ở trong nước: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 94/1998/TT-BTC ngày 30/06/1998 của Bộ Tài chính "Quy định chế độ công rác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác trong nước".
- ở nước ngoài: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 45/1999/TT-BTC ngày 4/5/1999 của Bộ Tài chính "Quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài" và Thông tư số 108/1999/TT-BTC ngày 4/9/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn, bổ sung một số điểm của Thông tư số 45/1999/TT-BTC.
4.9. Ngoài các chế độ, quyền lợi khác như của giảng viên đại học, cao đẳng, giáo viên trung học chuyên nghiệp và dạy nghề đang được hưởng, giảng viên các bộ môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo viên chính trị còn được hưởng thêm chế độ phụ cấp giờ giảng tính theo tiền lương ngạch, bậc cộng với phụ cấp chức vụ (nếu có) và trả theo số giờ thực tế giảng dạy (tối đa không vượt quá số giờ chuẩn qui định của chức danh người được hưởng). Mức phụ cấp và cách tính như sau:
4.10. Nguồn kinh phí thực hiện:
a. Ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành đảm bảo kinh phí thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, môn Chính trị cho Bộ Giáo dục và Đào tạo; các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề công lập.
Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đào tạo giảng viên, giáo viên các môn học này ở nước ngoài được bố trí trong tổng nguồn kinh phí thực hiện Đề án "Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 322/QĐ-TTg ngày 19/4/2000.
Việc quản lý, lập dự toán, chấp hành, quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ này thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật.
Riêng năm 2003, ngân sách nhà nước cấp bổ sung kinh phí cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề để thực hiện.
b. Hệ đào tạo theo phương thức không chính quy trong các trường công lập; các trường ngoài công lập sử dụng kinh phí của đơn vị để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và môn chính trị.
5. Tổ chức thực hiện:
5.1. Đối tượng điều chỉnh của Thông tư là tất cả các đại học, trường đại học, học viện, các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
5.2. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.
Các chế độ, chính sách đối với các đối tượng quy định tại Quyết định số 494/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ được tính từ thời điểm có hiệu lực thi hành của Quyết định.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Liên Bộ để xem xét, giải quyết.

Đặng Huỳnh Mai

(Đã ký)

Nguyễn Công Nghiệp

(Đã ký)

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

LIÊN TỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ TÀI CHÍNH
SỐ 42/2003/TTLT/BGD&ĐT-BTC NGÀY 29 THÁNG 08 NĂM 2003
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH
SỐ 494/QĐ-TTG NGÀY 24/6/2002 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ
"MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ
GIẢNG DẠY, HỌC TẬP CÁC MÔN KHOA HỌC MÁC- LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG,
MÔN CHÍNH TRỊ TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC
CHUYÊN NGHIỆP VÀ DẠY NGHỀ"

 

- Căn cứ Điều 30, 31, 36, 37 của Luật Giáo dục;

- Căn cứ Quyết định số 494/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án "Một số biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng, môn Chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề".

Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tài chính hướng dẫn một số chính sách để thực hiện Quyết định số 494/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ như sau:

1. Về chương trình, giáo trình các bộ môn khoa học Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, môn học Chính trị:

1.1. Bộ giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh được sử dụng làm giáo trình để giảng dạy và học tập trong các trường, lớp đào tạo cử nhân các chuyên ngành khoa học Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

1.2. Căn cứ bộ giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng biên soạn các chương trình, giáo trình phù hợp với mục tiêu, yêu cầu, nội dung chương trình, phương pháp và tổ chức đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề:

a. Xây dựng và ban hành chương trình đào tạo thống nhất (thời lượng, yêu cầu chuyên môn, tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy và học tập, quy chế thi cử...); định mức giờ giảng; giáo trình các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh dùng cho các trường đại học, cao đẳng; chương trình, giáo trình môn học Chính trị dùng cho các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

b. Biên soạn chương trình, giáo trình phục vụ đào tạo sau đại học (cao học và nghiên cứu sinh) không thuộc các chuyên ngành khoa học Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

c. Biên soạn tài liệu hướng dẫn giảng dạy học tập.

d. Biên soạn tài liệu tham khảo để bổ sung, quán triệt đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước gắn với thực tiễn phát triển và xây dựng đất nước trong từng thời kỳ trên cơ sở Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc, Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng các khoá, văn bản chính sách của Đảng, Nhà nước, các tác phẩm kinh điển về học thuyết Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong và ngoài nước...

1.3. Căn cứ bộ giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng biên soạn hoặc hướng đẫn các trường biên soạn:

a. Chương trình, giáo trình phục vụ công tác chuẩn hoá, hoàn chỉnh trình độ cho đối tượng đã tốt nghiệp cao cấp, trung cấp lý luận chính trị; bổ túc, bồi dưỡng kiến thức cho giảng viên, giáo viên đang dạy một môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, môn học chính trị để dạy môn thứ hai; đào tạo bằng cử nhân thứ hai; đào tạo sau đại học.

b. Hệ thống ngân hàng câu hỏi và đáp án thi học phần, thi học sinh giỏi, thi tốt nghiệp các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh cho các khối ngành đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng, môn Chính trị ở các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng, ban hành danh mục và trang bị tài liệu, giáo trình, tài liệu tham khảo kinh điển, tủ sách dùng chung, sách báo, tạp chí... cho giáo viên, giảng viên; học sinh, sinh viên; các khoa, bộ môn khoa học chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và khoa, bộ môn Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học, cao đẳng không có các chuyên ngành này, các bộ môn chính trị ở các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề thực hiện kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho các khoa, tổ bộ môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, môn học Chính trị theo đúng quy hoạch, kế hoạch của đơn vị và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Công tác chỉ đạo, quản lý giảng dạy; Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, giáo viên các bộ môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và môn học Chính trị:

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng:

3.1. Đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho các khối ngành đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng, môn Chính trị ở các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

3.2. Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện công tác bồi dưỡng, chuẩn hoá, đào tạo đội ngũ giảng viên, giáo viên các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh cho các khối ngành đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng, môn Chính trị ở các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề đáp ứng yêu cầu chất lượng, số lượng.

3.3. Trên cơ sở quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và hệ thống các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề trong cả nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các Bộ, ngành có trường, các địa phương hướng dẫn các trường đại học, cao đẳng củng cố hoàn thiện, thành lập mới các khoa hoặc bộ môn Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề thành lập tổ bộ môn Chính trị theo đúng quy định tại Quyết định số 494/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ.

3.4. Hướng dẫn định biên học sinh, sinh viên/1ớp trong các giờ giảng lý thuyết, xênima và các hoạt động ngoại khoá khác phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ giảng dạy và học tập; quy định biên chế, định biên giáo viên giảng viên.

4. Về chế độ tài chính:

4.1. Chi biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu tham khảo:

a. Mức chi biên soạn chương trình, giáo trình các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho các khối ngành đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng (các loại giáo trình nêu tại Điểm 1.2.a, 1.2.b, 1.3.a), môn Chính trị ở các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề áp dụng theo các quy định tại Thông tư số 87/2001/TT-BTC ngày 30/10/2001 của Bộ Tài chính "Hướng dẫn nội dung, mức chi xây dựng chương trình khung cho các ngành đào tạo đại học, cao đẳng trung học chuyên nghiệp và biên soạn chương trình, giáo trình môn học":

Soạn thảo các tài liệu đề dẫn, các dự thảo văn bản thảo luận và kết luận của các hội đồng xây dựng chương trình khung ngành đào tạo đại học, cao đẳng: 50.000 đồng/trang.

- Dịch và hiệu đính các tài liệu từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt không quá 35.000 đồng/trang 300 từ.

- Đối với các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho các khối ngành đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng:

* Xây dựng chương trình khung, chương trình môn học:

+ Biên soạn chương trình: 55.000 đồng/1 tiết.

+ Sửa chữa, biên tập tổng thể: 30.000 đồng/1 tiết.

+ Đọc phản biện, nhận xét: 25.000 đồng/1 tiết.

* Biên soạn giáo trình:

+ Viết giáo trình: 50.000 đồng/1 trang.

+ Sửa chữa, biên tập tổng thể: 25.000 đồng/1 trang.

+ Đọc phản biện, nhận xét: 20.000 đồng/1 trang.

- Đối với môn Chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề:

* Xây dựng chương trình khung, chương trình môn học:

+ Biên soạn chương trình: 50.000 đồng/1 tiết.

+ Sửa chữa, biên tập tổng thể: 25.000 đồng/1 tiết.

+ Đọc phản biện, nhận xét: 20.000 đồng/1 tiết.

* Biên soạn giáo trình:

+ Viết giáo trình: 35.000 đồng/1 trang.

+ Sửa chữa, biên tập tổng thể: 20.000 đồng/1 trang.

+ Đọc phản biện, nhận xét: 10.000 đồng/1 trang.

b. Mức chi biên soạn hệ thống ngân hàng câu hỏi và đáp án thi học phần, thi học sinh giỏi, thi tốt nghiệp (nêu tại Điểm l.3.b) được quy đổi và áp đụng như mức chi cho việc viết giáo trình các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho các khối ngành đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng. Bộ Giáo dục và đào tạo quy định chi tiết việc quy đổi này.

c. Mức chi cho việc biên soạn tài liệu hướng dẫn giảng dạy, học tập (nêu tại Điểm 1.2.c); tài liệu tham khảo để bổ sung, quán triệt đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước (nêu tại Điểm 1.2.d), áp dụng bằng 50% so với mức chi biên soạn giáo trình các môn khoa học Mác - Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh cho các khối ngành đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng:

+ Viết tài liệu: 25.000 đồng/1 trang.

+ Sửa chữa, biên tập tổng thể: 15.000 đồng/1 trang.

+ Đọc phản biện, nhận xét: 10.000 đồng/1 trang.

Các mức chi nêu trên được tính cho sản phẩm cuối cùng đã được nghiệm thu để đưa vào sử dụng.

4.2. Mức chi cho công tác điều tra, khảo sát các đối tượng giảng dạy học tập ở các vùng, miền trong cả nước làm cơ sở xây dựng các phương án đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập vận dụng theo quy định tại Thông tư số 114/2000/TT-BTC ngày 27/11/2000 của Bộ Tài chính "Hướng dẫn quản lý kinh phí chi cho các cuộc điều tra thuộc nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách Nhà nước".

4.3. Giám đốc, hiệu trưởng các Đại học, trường đại học, cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề căn cứ nội dung, tính chất công việc, kế hoạch đào tạo, khả năng kinh phí của đơn vị và các chế độ chi tiêu tài chính hiện hành để quyết định mức chi:

- Sáng tác, xây dựng trang thiết bị đồ dùng phục vụ giảng dạy học tập như thiết kế tập bản vẽ, mô hình, biểu đồ, băng hình, băng tiếng, đĩa CD... được Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiệm thu, nhân rộng diện sử dụng.

- Nghiên cứu đề tài về đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập các bộ môn khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và môn Chính trị.

- Chi hỗ trợ lưu trú, hỗ trợ tiền tàu xe cho học viên, sinh viên, học sinh trong thời gian đi thực tập, nghiên cứu thực tế theo yêu cầu mỗi môn học.

4.4. Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ kinh phí cho các Đại học, trường đại học, cao đẳng để thực hiện miễn học phí cho đối tượng học viên, sinh viên các chuyên ngành Mác - Lê nin, Tư tưởng hồ Chí Minh có cam kết thực hiện hợp đồng đào tạo. Việc cấp bù học phí cho đối tượng này thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 66/1998/TT'LT/BGD&ĐT-BTC ngày l6/12/1998 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện miễn thu học phí đối với học sinh, sinh viên ngành sư phạm và hỗ trợ ngân sách cho các trường sư phạm.

4.5. Định mức đào tạo cho sinh viên học chuyên ngành các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học, cao đẳng; đào tạo bằng cử nhân thứ hai theo địa chỉ sử dụng; đào tạo sau đại học và nghiên cứu sinh các môn chuyên ngành này tính theo định mức tương ứng của các trường đại học sư phạm.

Những người không thực hiện cam kết hoặc hợp đồng đào tạo phải hoàn trả kinh phí của thời gian đào lạo.

4.6. Áp dụng mức chi quy định tại Thông tư số 105/2001/TT-BTC ngày 27/12/2001 của Bộ Tài chính "Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước" cho:

- Các lớp bổ túc, bồi dưỡng kiến thức cho giảng viên, giáo viên đang dạy môn khoa học Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, môn học chính trị để dạy môn thứ hai thuộc chuyên ngành này.

- Các lớp bồi dưỡng, chuẩn hoá, đào tạo ngắn hạn hàng nằm cho đội ngũ giảng viên, giáo viên các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho các khối ngành đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng, môn chính trị ở các trường trung học chuyên nghiệp.

4.7. Mức chi ngân sách nhà nước cho nhiệm vụ đào tạo bậc đại học, sau đại học và nghiên cứu sinh, thực tập sinh ở nước ngoài đối với các môn khoa học chuyên ngành Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (áp dụng theo qui định tại Thông tư liên lịch số 88/2001/TTLT-BTC-BGD&ĐT-BNG của Liên Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Ngoại giao hướng dẫn quản lý và cấp phát nguồn kinh phí ngân sách nhà nước dành cho Đề án "Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở đào tạo nước ngoài bằng ngân sách nhà nước".

4.8. Mức chi cho cán bộ quản lý, chỉ đạo; giảng viên giảng dạy các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo viên chính trị đi nghiên cứu thực tế:

- trong nước: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 94/1998/TT-BTC ngày 30/06/1998 của Bộ Tài chính "Quy định chế độ công rác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác trong nước".

- nước ngoài: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 45/1999/TT-BTC ngày 4/5/1999 của Bộ Tài chính "Quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài" và Thông tư số 108/1999/TT-BTC ngày 4/9/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn, bổ sung một số điểm của Thông tư số 45/1999/TT-BTC.

4.9. Ngoài các chế độ, quyền lợi khác như của giảng viên đại học, cao đẳng, giáo viên trung học chuyên nghiệp và dạy nghề đang được hưởng, giảng viên các bộ môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo viên chính trị còn được hưởng thêm chế độ phụ cấp giờ giảng tính theo tiền lương ngạch, bậc cộng với phụ cấp chức vụ (nếu có) và trả theo số giờ thực tế giảng dạy (tối đa không vượt quá số giờ chuẩn qui định của chức danh người được hưởng). Mức phụ cấp và cách tính như sau:

a. Mức 25% áp dụng đối với giờ giảng của giảng viên giảng cho các lớp đào tạo bậc cao đẳng, đại học và sau đại học.

b. Mức 15% áp đụng đối với giờ giảng của giáo viên chính trị giảng cho các lớp đào tạo bậc trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

c. Phụ cấp được tính theo công thức sau:

 

ML x (HL + PC) x 10 (tháng)

PG = x P% x GT

GC

 

PG: Số tiền phụ cấp giờ giảng cả năm học của giảng viên

ML: mức lương tối thiểu

HL: Hệ số lương theo ngạch bậc của giảng viên

PC: Hệ số phụ cấp chức vụ (nếu có)

GC: Số giờ chuẩn quy định của chức danh người được hưởng (theo quy định hiện hành).

P%: Mức phụ cấp giờ giảng (25% đối với giảng viên đại học, cao đẳng, l5% đối với giáo viên chính trị trung học chuyên nghiệp và dạy nghề).

GT (Ê GC): số giờ thực tế giảng dạy trong năm học.

Đối với cán bộ quản lý nếu dạy kiêm chức chỉ được tính phụ cấp này trong số giờ được giao và giảng đủ theo quy định.

Giảng viên Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo viên chính trị thuộc đối tượng cơ hữu của các trường ngoài công lập cũng được hưởng mức phụ cấp trên do kinh phí của trường chi trả.

4.10. Nguồn kinh phí thực hiện:

a. Ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành đảm bảo kinh phí thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, môn Chính trị cho Bộ Giáo dục và Đào tạo; các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề công lập.

Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đào tạo giảng viên, giáo viên các môn học này ở nước ngoài được bố trí trong tổng nguồn kinh phí thực hiện Đề án "Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 322/QĐ-TTg ngày 19/4/2000.

Việc quản lý, lập dự toán, chấp hành, quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ này thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật.

Riêng năm 2003, ngân sách nhà nước cấp bổ sung kinh phí cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề để thực hiện.

b. Hệ đào tạo theo phương thức không chính quy trong các trường công lập; các trường ngoài công lập sử dụng kinh phí của đơn vị để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và môn chính trị.

5. Tổ chức thực hiện:

5.1. Đối tượng điều chỉnh của Thông tư là tất cả các đại học, trường đại học, học viện, các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

5.2. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.

Các chế độ, chính sách đối với các đối tượng quy định tại Quyết định số 494/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ được tính từ thời điểm có hiệu lực thi hành của Quyết định.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Liên Bộ để xem xét, giải quyết.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi