Thông tư 28/2010/TT-BGDĐT khung giáo dục ĐH khối ngành Văn hóa- Nghệ thuật-Thông tin

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 28/2010/TT-BGDĐT

Thông tư 28/2010/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình khung giáo dục đại học khối ngành Văn hóa - Nghệ thuật - Thông tin, trình độ đại học và cao đẳng
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạoSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:28/2010/TT-BGDĐTNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Bùi Văn Ga
Ngày ban hành:01/11/2010Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Văn hóa-Thể thao-Du lịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Từ ngày 01/11/2020, Thông tư này bị hết hiệu lực bởi Thông tư 30/2020/TT-BGDĐT.

Xem chi tiết Thông tư 28/2010/TT-BGDĐT tại đây

tải Thông tư 28/2010/TT-BGDĐT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

Số: 28/2010/TT-BGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2010

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 03 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ kết quả thẩm định ngày 22,23,24 tháng 10 năm 2009 của Hội đồng tư vấn xây dựng chương trình khung giáo dục đại học khối ngành Văn hóa - Nghệ thuật - Thông tin;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này chương trình khung giáo dục đại học khối ngành Văn hóa - Nghệ thuật - Thông tin, trình độ đại học và cao đẳng, gồm 20 chương trình khung của các ngành sau:
I. Trình độ đại học: gồm 11 chương trình khung của 11 ngành:
1. Âm nhạc học.
2. Chỉ huy Âm nhạc.
3. Đạo diễn Sân khấu.
4. Biên kịch Điện ảnh - Truyền hình.
5. Biên kịch Sân khấu.
6. Diễn viên sân khấu kịch hát.
7. Lý luận và phê bình Điện ảnh - Truyền hình.
8. Thiết kế Mỹ thuật Sân khấu - Điện ảnh.
9. Đồ họa.
10. Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam.
11. Quản lý văn hóa.
II. Trình độ cao đẳng: gồm 09 chương trình khung của 09 ngành:
1. Thanh nhạc.
2. Biểu diễn nhạc cụ truyền thống.
3. Hội họa.
4. Điêu khắc.
5. Thiết kế đồ họa.
6. Truyền thông đa phương tiện.
7. Quản lý văn hóa.
8. Khoa học thư viện.
9. Bảo tàng học.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 12 năm 2010. Các chương trình khung kèm theo Thông tư này được dùng trong các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng được giao nhiệm vụ đào tạo các ngành học này ở trình độ đại học, cao đẳng.
Điều 3. Căn cứ các chương trình khung quy định tại Thông tư này, Giám đốc các đại học, học viện, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng tổ chức xây dựng các chương trình giáo dục cụ thể của trường; tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình các môn học để sử dụng chính thức trong trường trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định giáo trình do Giám đốc hoặc Hiệu trưởng thành lập.
Điều 4. Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Gi¸o dôc Đại học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc các đại học, học viện; Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban VHGDTNTN&NĐ của Quốc hội;
- Hội đồng Quốc gia Giáo dục;
- Ban Tuyên giáo TW;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Bộ Tư pháp (Cục K.Tr. VBQPPL);
- Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch;
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Công báo;
- Như Điều 4;
- Lưu VT, Vụ PC, Vụ GDĐH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Văn Ga

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Âm nhạc học (Musicology)

Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Thông tư số 28 /2010/TT-BGDDT ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo ngành Âm nhạc học trình độ đại học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Âm nhạc học để có năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Phẩm chất đạo đức

Có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, say mê nghề nghiệp; nắm vững chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trên lĩnh vực văn hoá nghệ thuật.

2.2. Kiến thức

Nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn; hệ thống kiến thức về lĩnh vực Âm nhạc học: lịch sử và lý luận âm nhạc; Phê bình âm nhạc; Âm nhạc dân tộc học.

2.3 Kỹ năng

Có kỹ năng sưu tầm, tổng hợp; đánh giá, nghiên cứu, phê bình âm nhạc.

II. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 198 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất (5 đvht) và Giáo dục quốc phòng - an ninh (165 tiết).

- Thời gian đào tạo: 4 năm

2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo

KHỐI KIẾN THỨC

Kiến thức bắt buộc

(đvht)

Kiến thức tự chọn

(đvht)

Tổng số

(đvht)

2.1. Kiến thức giáo dục đại cương

(chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phong - an ninh)

49

21

70

2.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

70

58

128

- Kiến thức cơ sở của nhóm ngành và ngành

36

 

 

- Kiến thức ngành

14

 

 

- Thực tập nghề nghiệp

10

 

 

- Chương trình biểu diễn tốt nghiệp

10

 

 

2.3. Tổng khối lượng

119

79

198

III. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC BẮT BUỘC

1. Danh mục các học phần bắt buộc

1.1 Kiến thức giáo dục đại cương                                                                                49 đvht*

1

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lê nin

8

2

T­ư tưởng Hồ Chí Minh

3

3

Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

4

4

Đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam

2

5

Cơ sở văn hóa Việt Nam

4

6

Mỹ học đại cương

3

7

Tin học đại cương

4

8

Ngoại ngữ

10

9

Giáo dục học đại cương

3

10

Phương pháp nghiên cứu khoa học

4

11

Tâm lý học đại cương

4

12

Giáo dục thể chất

5

13

Giáo dục quốc phòng - an ninh

 165 tiết

* Chưa tính các học phần 12 và 13

1.2 . Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp                                                                       70 đvht

1.2.1. Kiến thức cơ sở của nhóm ngành và ngành 36 đvht

1

Ký - Xướng âm I

4

2

Hòa âm I

4

3

Phân tích âm nhạc I

4

4

Phân tích âm nhạc II

4

5

Lịch sử âm nhạc phương Tây I

4

6

Lịch sử âm nhạc phương Tây II

4

7

Lịch sử âm nhạc phương Đông

4

8

Lịch sử âm nhạc Việt Nam

4

9

Âm nhạc truyền thống Việt Nam

4

1.2.2. Kiến thức ngành                                                                                                   14 đvht

1

Piano I

2

2

Phức điệu I

3

3

Tính năng nhạc cụ Việt Nam

2

4

Hòa âm II

2

5

Phối khí I

3

6

Đọc tổng phổ

2

1.2.3. Thực tập nghề nghiệp: 10 đvht

1.2.4. Ch­ương trình tốt nghiệp: 10 đvht

2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

2.1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin 8 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung ban hành tại quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh                                                                   3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin

- Nội dung ban hành tại quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.3. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam                      4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Nội dung ban hành tại quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.4. Đường lối văn hoá -văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam 2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Tư tưởng Hồ Chí Minh

- Nội dung:

+ Những quan điểm và nội dung cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin về văn hóa.

+ Vai trò của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân.

+ Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện những nội dung cơ bản trong Đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam: phân tích những nội dung có liên quan trong các văn kiện của Đảng (chú ý đến bối cảnh lịch sử, xã hội từng thời kỳ, từng giai đoạn).

+ Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo văn hóa.

+Những thành tựu lớn về xây dựng văn hóa từ trước tới nay.

+ Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục.

+ Phương hướng cụ thể cho việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

2.5. Cơ sở văn hóa Việt Nam                                                                4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về Văn hóa học và văn hóa Việt Nam trong tiến trình phát triển của văn hóa Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử; sự biểu hiện của văn hóa Việt Nam thông qua các thành tố văn hóa: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức đời sống cá nhân, văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trư­ờng xã hội của tộc ngư­ời Việt giữ vai trò chủ thể và xác định rõ những đặc điểm của các vùng văn hóa ở Việt Nam.

2.6. Mỹ học đại cương                                                                          3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: Những kiến thức cơ bản, hiện đại, hệ thống và tương đối toàn diện về Mỹ học nhằm tạo cho ngư­ời học ý thức, khả năng cảm thụ, đánh giá và sáng tạo cái đẹp cho cuộc sống, cho bản thân và cho nghệ thuật.

2.7. Tin học đại cương                                                                         4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không.

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về tin học như: khái niệm về tin học và máy tính, cách sử dụng hệ điều hành và một số tiện ích; soạn thảo văn bản trên máy tính, sử dụng bảng tính; khai thác dịch vụ cơ bản của mạng Internet. Ngoài ra, giúp sinh viên hình thành, phát triển kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm thông dụng.

2.8. Ngoại ngữ                                                                                      10 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: Những kiến thức và kỹ năng căn bản nhất về tiếng Anh, làm nền tảng giúp sinh viên có thể tiếp thu dễ dàng những bài học ở cấp độ cao hơn. Đối với những sinh viên đã học chương trình ngoại ngữ 7 năm ở bậc trung học phổ thông, sau khi hoàn thành học phần phải đạt trình độ trung cấp (Intermediate Level).

2.9. Giáo dục học đại cương                                                                3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những vấn đề chung của Giáo dục học: chức năng giáo dục, đối tượng, nhiệm vụ, mục đích, phương pháp nghiên cứu giáo dục học; hệ thống giáo dục quốc dân; những vấn đề cơ bản của lý luận dạy học, nguyên tắc dạy học, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; lý luận về quản lý trường học: nội dung và phương pháp quản lý, vai trò của hiệu trưởng, vai trò của giáo viên, vai trò của tập thể sinh viên.

2.10. Phư­ơng pháp nghiên cứu khoa học                                            4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung:

+ Những khái niệm cơ bản về khoa học và phư­ơng pháp nghiên cứu khoa học.

+ Chức năng cơ bản của nghiên cứu khoa học, các đặc điểm của nghiên cứu khoa học và các loại hình nghiên cứu khoa học.

+ Khái niệm đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

+ Khái niệm chung về giả thuyết nghiên cứu.

+ Phương pháp thu thập và xử lý thông tin, bao gồm: phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phư­ơng pháp nghiên cứu thực nghiệm, ph­ương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm, quan hệ giữa các loại hình nghiên cứu và các phư­ơng pháp nghiên cứu.

+ Trình tự nghiên cứu khoa học: lựa chọn đề tài, xây dựng đề cư­ơng, kế hoạch nghiên cứu, các phư­ơng tiện, điều kiện nghiên cứu và tiến hành nghiên cứu.

2.11. Tâm lý học đại cương                                                                  4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về quy luật chung của sự hình thành, phát triển, vận hành tâm lý con người và sự vận dụng những quy luật đó vào việc giáo dục, phát triển con người toàn diện. Học phần bao gồm: cơ sở tự nhiên và xã hội của tâm lý con người, sự hình thành nhân cách, tính cách và xu hướng năng lực.

2.12. Giáo dục thể chất                                                             5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không     

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12 tháng 9 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục Đại học đại cương (giai đoạn 1) dùng cho các trường Đại học và các trường Cao đẳng Sư phạm và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12 tháng 4 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục thể chất giai đoạn II các trường Đại học và Cao đẳng (không chuyên thể dục thể thao).

2.13. Giáo dục quốc phòng - an ninh                                                    165 tiết

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng.

2.14. Ký - Xướng âm I                                                                          4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: rèn luyện các kỹ năng:

+ Xướng âm, đọc tiết tấu, ghi âm và luyện tai nghe thông qua các bài tập và các trích đoạn của các tác phẩm kinh điển có từ 0 đến 7 dấu hóa.

+ Đọc gam cromatic, quãng, các loại hợp âm ba và hợp âm bảy.

+ Xướng âm 1 bè, nhiều bè; ký âm 1 bè và nhiều bè có ly điệu, có biến âm, ly điệu, chuyển điệu.

+ Xướng âm trên khóa sol, khóa fa, khóa đô alto; ký âm trên khóa sol, khóa fa.

2.15. Hòa âm I                                                                                      4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về hòa âm: cấu trúc điệu thức và vai trò của hệ thống công năng, tính ổn định và không ổn định trong điệu thức; màu sắc và vai trò của hệ thống biến âm, âm nền; các lý thuyết về chuyển điệu: chuyển điệu công năng, chuyển điệu đẳng âm, chuyển điệu bất ngờ, chuyển điệu bằng giai điệu, nhảy điệu, chuyển thể và hệ thống trưởng thứ liên hợp.

2.16. Phân tích âm nhạc I                                                                      4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Hòa âm I

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về lý luận và thẩm mỹ âm nhạc; những đặc điểm về thể loại, cấu trúc của các hình thức: một đoạn đơn, hai đoạn đơn, ba đoạn đơn; rondo; ba đoạn phức; biến tấu; sonate và các dạng đặc biệt của sonate.

2.17. Phân tích âm nhạc II                                                                     4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Phân tích âm nhạc I

- Nội dung: Những đặc điểm về thể loại, cấu trúc của các hình thức rondo sonate; rondo cao cấp; hình thức hỗn hợp; hình thức tự do; tổ khúc và liên khúc; Opera; Ballet

2.18. Lịch sử âm nhạc phương Tây I                                                     4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về quá trình hình thành và phát triển của nền âm nhạc châu Âu từ thời kỳ cổ đại cho tới nửa đầu thế kỷ XIX. Từ đó, sinh viên nắm được những đặc điểm chính về phong cách, quan điểm thẩm mỹ cũng như bút pháp sáng tác trong từng thời kỳ, từng trường phái âm nhạc thông qua các nhạc sỹ tiêu biểu.

2.19. Lịch sử âm nhạc phương Tây II                                                    4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lịch sử âm nhạc phương Tây I

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về quá trình hình thành và phát triển của nền âm nhạc chuyên nghiệp châu Âu, Bắc Mỹ từ cuối thế kỷ XIX cho tới nửa sau thế kỷ XX. Trên cơ sở đó, sinh viên nắm được những đặc điểm chính về phong cách, quan điểm thẩm mỹ cũng như bút pháp sáng tác trong từng thời kỳ, từng trường phái âm nhạc thông qua các nhạc sỹ tiêu biểu.

2.20. Lịch sử âm nhạc phương Đông                                                    4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về lịch sử hình thành và phát triển âm nhạc phương Đông từ thời nguyên thuỷ, cổ đại đến thời kỳ cận đại; về thể loại và những đặc trưng cơ bản trong âm nhạc các nước, các dân tộc, các khu vực thuộc phạm vi phương Đông: âm nhạc Trung Quốc, âm nhạc Ấn Độ, âm nhạc bán đảo Triều Tiên, âm nhạc Nhật Bản, âm nhạc khu vực Đông Nam Á.

2.21. Lịch sử âm nhạc Việt Nam                                                            4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về lịch sử âm nhạc Việt Nam từ thời đại Hùng Vương đến nay, bao gồm: âm nhạc Việt Nam thời đại Hùng Vương và thời Bắc thuộc (từ cuối thế kỷ thứ III trước Công nguyên đến thế kỷ X sau Công nguyên); âm nhạc Việt Nam thời phong kiến (từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XIX); âm nhạc Việt Nam thời Pháp thuộc (từ giữa thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng 8 năm 1945); âm nhạc Việt Nam từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 cho đến nay.

2.22. Âm nhạc truyền thống Việt Nam                                                   4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức về âm nhạc dân gian và âm nhạc truyền thống, bao gồm các nội dung: tổng quan về âm nhạc người Việt, một số thể loại dân ca tiêu biểu (hát ru, đồng dao, hát giao duyên, hò, dân ca nghi lễ và phong tục); những kiến thức cơ bản về âm nhạc sân khấu (Chèo, Tuồng, Cải lương); các thể loại ca nhạc chuyên nghiệp cổ truyền chuyên nghiệp (hát xẩm, ca trù, ca Huế, hát Văn…); những nét khái quát về âm nhạc của các dân tộc thiểu số Việt Nam tiêu biểu ở Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ (Thái, Mường, H’Mông, Chăm, Banar, Êđê….); tổng quan về nhạc khí và hệ nhạc cụ dân tộc Việt Nam (nguyên tắc phân loại nhạc cụ, giới thiệu một số nhạc cụ tiêu biểu và phương thức tổ chức dàn nhạc trong âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình).

2.23. Piano I                                                                                          2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: củng cố, phát triển các dạng kỹ thuật của Piano, các dạng kỹ thuật: chạy đơn nốt; chạy rải, quãng 8, hợp âm, gam ngũ cung; khả năng đàn phức điệu; khả năng thể hiện các tác phẩm ở thể loại sonata thuộc các phong cách cổ điển, lãng mạn, cận đại, ấn tượng.

2.24. Phức điệu I                                                                                  3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về phức điệu: phức điệu tương phản, phức điệu mô phỏng, phức điệu nghiêm khắc; đối vị tư­ơng phản; một số hình thức mô phỏng; đối vị đảo ảnh; mối quan hệ giữa âm nhạc phức điệu và âm nhạc chủ điệu. 

2.25. Tính năng nhạc cụ Việt Nam                                                        2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về nguồn gốc và tính năng các nhạc cụ truyền thống Việt Nam; hệ thống phân loại các nhạc cụ.           

2.26. Hòa âm II                                                                                      2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Hòa âm I

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về chuyển điệu cấp II từ điệu trưởng, điệu thứ, chuyển điệu cấp III từ điệu trưởng, điệu thứ; chuyển điệu đẳng âm; chuyển điệu đẳng âm qua hợp âm 7 giảm, hợp âm 7 át, hợp âm 3 tăng, bậc VI giáng (TSVI ), bậc II giáng (II Napoliten); phân tích hòa âm, thực hành hòa âm trên đàn các nội dung đã học; áp dụng các nội dung đã học trong học phần để sáng tác Prelude hòa âm.

2.27. Phối khí I                                                                                     3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Hòa âm I, Phức điệu I, Phân tích âm nhạc I

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về lịch sử phát triển dàn nhạc; các loại dàn nhạc; dàn nhạc giao hư­ởng và tổng phổ; cơ cấu tổ chức dàn nhạc giao hưởng nhỏ, vừa và lớn... Vai trò của bộ dây trong dàn nhạc giao hưởng và các lối viết 1, 2, 3, 4 bè trong bộ dây; bộ gỗ trong dàn nhạc giao hưởng; hoà âm trong bộ gỗ; bộ gỗ đi giai điệu; bộ gỗ đi giai điệu với bè dây đệm; bộ gỗ đi đồng âm cùng loại và khác loại; dàn nhạc giao hưởng nhỏ.

2.28. Đọc tổng phổ                                                                                2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Tính năng nhạc cụ Việt Nam, Piano I

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về những kỹ năng đọc tổng phổ dàn nhạc để có thể đánh trên đàn Piano để nghiên cứu, phân tích các tác phẩm; cách đọc tổng phổ dàn nhạc và các nguyên tắc tổng hợp trên đàn Piano; cách đọc các loại khoá; cách đọc tổng phổ các bộ nhạc cụ; các nguyên tắc tổng hợp các bộ nhạc cụ; cách xác định âm thực của các nhạc cụ so với cách viết trên tổng phổ của các nhạc cụ phương Tây và Việt Nam.

2.29. Thực tập nghề nghiệp                                                                  10 đvht

- Thực hành điền dã sưu tầm chất liệu âm nhạc, lịch sử âm nhạc một số vùng dân ca; âm nhạc cổ truyền tiêu biểu của các vùng chủ yếu.

- Thực tập giảng dạy: trợ giảng dưới sự hướng dẫn của các giảng viên (dành cho sinh viên năm thứ 3 - 4).

IV. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

1. Hướng dẫn tổ chức đào tạo

1.1. Khi xây dựng chương trình đào tạo các trường cần phân chia tỷ lệ cân đối giữa lý thuyết và thực hành; tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vào chương trình đào tạo. Các chương trình đào tạo phải thể hiện được chuẩn đầu ra của ngành đào tạo.

1.2. Chương trình được thực hiện kết hợp giữa niên chế và học phần. Tùy điều kiện của từng trường, Hiệu trưởng quyết định chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ căn cứ vào văn bản qui định hiện hành.

2. Khối lượng kiến thức tự chọn

2.1. Căn cứ quy định tại mục 2 (cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo) ngoài các học phần bắt buộc đã quy định tại mục III, các đơn vị học trình còn lại thuộc phần kiến thức tự chọn, bao gồm:

- Kiến thức giáo dục đại cương: 21 đvht

- Kiến thức ngành: 58 đvht

Hiệu trưởng các trường quyết định các học phần tự chọn sao cho phù hợp với điều kiện và đặc điểm ngành nghề đào tạo của trường mình.

2.2. Giới thiệu chuyên ngành tự chọn, gồm các chuyên ngành: Lịch sử và lý luận âm nhạc; Phê bình âm nhạc; Âm nhạc dân tộc học; Phê bình âm nhạc… Chuyên ngành có khối lượng kiến thức tối thiểu: 20 đvht.

3. Thang điểm đánh giá kết quả học tập được tính theo thang điểm: 10 điểm.

- Điểm trực tiếp của cán bộ giảng dạy được làm tròn đến một con số thập phân.

- Điểm trung bình của Hội đồng chấm thi được làm tròn đến hai con số thập phân.

- Điểm của các học phần sẽ được tích luỹ thành điểm trung bình chung của từng năm để xếp loại học tập, xét học bổng hàng năm và được tích luỹ toàn khoá để xếp loại tốt nghiệp.

4. Hình thức thi tốt nghiệp: bảo vệ khóa luận trực tiếp trước Hội đồng giám khảo./.

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Chỉ huy âm nhạc (Conducting)

Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Thông tư số 28 /2010/TT-BGDDT ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo ngành Chỉ huy âm nhạc trình độ đại học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Chỉ huy âm nhạc để có năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Phẩm chất đạo đức

Có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, say mê nghề nghiệp; nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trên lĩnh vực văn hoá nghệ thuật.

2.2. Kiến thức

Nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn; hệ thống kiến thức chung về lĩnh vực âm nhạc và nghệ thuật chỉ huy: Chỉ huy dàn nhạc, Chỉ huy hợp xướng.

2.3 Kỹ năng

Có kỹ năng về chỉ huy dàn nhạc, chỉ huy hợp xướng ở trình độ đại học.

II. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 198 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất (5 đvht) và Giáo dục quốc phòng - an ninh (165 tiết)

- Thời gian đào tạo: 4 năm

2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo

KHỐI KIẾN THỨC

Kiến thức bắt buộc (đvht)

Kiến thức tự chọn (đvht)

 

Tổng số

(đvht)

2.1. Kiến thức giáo dục đại cương (chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng – an ninh)

49

21

70

2.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tố thiểu

75

53

128

- Kiến thức cơ sở của nhóm ngành và ngành

36

 

 

- Kiến thức ngành

19

 

 

- Thực tập nghề nghiệp

10

 

 

- Chương trình biểu diễn tốt nghiệp

10

 

 

2.3. Tổng khối lượng

124

74

198

III. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC BẮT BUỘC

1. Danh mục các học phần bắt buộc

1.1 Kiến thức giáo dục đại cương                                                                                49 đvht*

1

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lê nin

8

2

T­ư tưởng Hồ Chí Minh

3

3

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

4

4

Đường lối văn hoá - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam

2

5

Cơ sở văn hoá Việt Nam

4

6

Mỹ học đại cương

3

7

Ngoại ngữ

10

8

Tin học đại cương

4

9

Giáo dục học đại cương

3

10

Phương pháp nghiên cứu khoa học

4

11

Tâm lý học đại cương

4

12

Giáo dục thể chất

5

13

Giáo dục quốc phòng - an ninh

 165 tiết

* Chưa tính các học phần 12 và 13

1.2 . Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp                                                                        75 đvht

1.2.1. Kiến thức cơ sở của nhóm ngành và ngành 36 đvht

1

Ký - Xướng âm I

4

2

Hòa âm I

4

3

Phân tích âm nhạc I

4

4

Phân tích âm nhạc II

4

5

Lịch sử âm nhạc phương Tây I

4

6

Lịch sử âm nhạc phương Tây II

4

7

Lịch sử âm nhạc phương Đông

4

8

Lịch sử âm nhạc Việt Nam

4

9

Âm nhạc truyền thống Việt Nam

4

1.2.2. Kiến thức ngành                                                                                                   19 đvht

1

Piano I

2

2

Phức điệu I

3

3

Phức điệu II

3

4

Hòa âm II

2

5

Tính năng nhạc cụ phương Tây

2

6

Phối hợp xướng

2

7

Phối khí I

3

8

Đọc tổng phổ

2

1.2.3. Thực tập nghề nghiệp: 10 đvht

1.2.4. Chương trình tốt nghiệp: 10 đvht

2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

2.1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin                    8 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh                                                                   3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.3. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam                      4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh

- Nội dung ban hành tại quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.4. Đường lối văn hoá -văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam 2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Tư tưởng Hồ Chí Minh

- Nội dung:

+ Những quan điểm và nội dung cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin về văn hóa.

+ Vai trò của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân.

+ Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện những nội dung cơ bản trong đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam: phân tích những nội dung có liên quan trong các văn kiện của Đảng (chú ý đến bối cảnh lịch sử, xã hội từng thời kỳ, từng giai đoạn).

+ Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo văn hóa.

+ Những thành tựu lớn về xây dựng văn hóa từ trước tới nay.

+ Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục.

+ Phương hướng cụ thể cho việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

2.5. Cơ sở văn hóa Việt Nam                                                                4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về Văn hóa học và văn hóa Việt Nam trong tiến trình phát triển của văn hóa Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử; sự biểu hiện của văn hóa Việt Nam thông qua các thành tố văn hóa: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức đời sống cá nhân, văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trường xã hội của tộc người Việt giữ vai trò chủ thể và xác định rõ những đặc điểm của các vùng văn hóa ở Việt Nam.

2.6. Mỹ học đại cương                                                                          3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: Những kiến thức cơ bản, hiện đại, hệ thống và tương đối toàn diện về Mỹ học nhằm tạo cho ngư­ời học ý thức, khả năng cảm thụ, đánh giá và sáng tạo cái đẹp cho cuộc sống, cho bản thân và cho nghệ thuật.

2.7. Ngoại ngữ                                                                                     10 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: Những kiến thức và kỹ năng căn bản nhất về tiếng Anh, làm nền tảng giúp sinh viên có thể tiếp thu dễ dàng những bài học ở cấp độ cao hơn. Đối với những sinh viên đã học ch­­ương trình ngoại ngữ 7 năm ở bậc trung học phổ thông, sau khi hoàn thành học phần phải đạt trình độ trung cấp (Intermediate Level).

2.8. Tin học đại cương                                                                         4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về tin học: khái niệm về tin học và máy tính, cách sử dụng hệ điều hành, soạn thảo văn bản trên máy tính; sử dụng bảng tính; khai thác các dịch vụ cơ bản của mạng Internet. Ngoài ra, giúp sinh viên hình thành và phát triển các kỹ năng sử dụng máy vi tính và các phần mềm thông dụng nhất.

2.9. Giáo dục học đại cương                                                                3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không     

- Nội dung: những vấn đề chung của giáo dục học: chức năng giáo dục, đối tượng, nhiệm vụ, mục đích, phương pháp nghiên cứu giáo dục học; hệ thống giáo dục quốc dân; những vấn đề cơ bản của lý luận dạy học, nguyên tắc dạy học, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; lý luận về quản lý trường học: nội dung và phương pháp quản lý, vai trò của hiệu trưởng, vai trò của giáo viên, vai trò của tập thể sinh viên.

2.10. Phư­ơng pháp nghiên cứu khoa học                                            4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung:

+ Những khái niệm cơ bản về khoa học và phương pháp nghiên cứu khoa học.

+ Chức năng cơ bản của nghiên cứu khoa học, các đặc điểm của nghiên cứu khoa học và các loại hình nghiên cứu khoa học.

+ Khái niệm đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

+ Khái niệm chung về giả thuyết nghiên cứu.

+ Phương pháp thu thập và xử lý thông tin, bao gồm: phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm, quan hệ giữa các loại hình nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu.

+ Trình tự nghiên cứu khoa học: lựa chọn đề tài, xây dựng đề cư­ơng, kế hoạch nghiên cứu, các phư­ơng tiện, điều kiện nghiên cứu và tiến hành nghiên cứu.

2.11. Tâm lý học đại cương                                                                  4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về quy luật chung của sự hình thành, phát triển, vận hành tâm lý con người và sự vận dụng những quy luật đó vào việc giáo dục, phát triển con người toàn diện. Học phần bao gồm: cơ sở tự nhiên và xã hội của tâm lý con người, sự hình thành nhân cách, tính cách và xu hướng năng lực.

2.12. Giáo dục thể chất                                                             5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT, ngày 12 tháng 9 năm 1995 của Bộ trư­ởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục Đại học đại cư­ơng (giai đoạn I) dùng cho các tr­ường Đại học và các trường Cao đẳng S­ư phạm và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12 tháng 4 năm 1997 của Bộ trư­ởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục Thể chất giai đoạn II các trường Đại học và Cao đẳng (không chuyên thể dục thể thao).

2.13. Giáo dục quốc phòng - an ninh                                                   165 tiết

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 81/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trư­ởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng.

2.14. Ký - Xướng âm I                                                                          4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: rèn luyện các kỹ năng:

+ Xướng âm, đọc tiết tấu, ghi âm và luyện tai nghe thông qua các bài tập và các trích đoạn của các tác phẩm kinh điển có từ 0 đến 7 dấu húa.

+ Đọc gam cromatic, quãng, các loại hợp âm ba và hợp âm bảy.

+ Xướng âm 1 bè, nhiều bè; ký âm 1 bè và nhiều bè có ly điệu, có biến âm, ly điệu, chuyển điệu.

+ Xướng âm trên khúa sol, khúa fa, khúa đô alto; ký âm trên khúa sol, khúa fa.

2.15. Hũa âm I                                                                                      4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về hòa âm: cấu trúc điệu thức và vai trò của hệ thống công năng, tính ổn định và không ổn định trong điệu thức; màu sắc và vai trò của hệ thống biến âm, âm nền; các lý thuyết về chuyển điệu: chuyển điệu công năng, chuyển điệu đẳng âm, chuyển điệu bất ngờ, chuyển điệu bằng giai điệu, nhảy điệu, chuyển thể và hệ thống trưởng thứ liên hợp.

2.16. Phân tích âm nhạc I                                                                      4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Hòa âm I

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về lý luận và thẩm mỹ âm nhạc; những đặc điểm về thể loại, cấu trúc của các hình thức: một đoạn đơn, hai đoạn đơn; ba đoạn đơn; rondo; ba đoạn phức; biến tấu; sonate và các dạng đặc biệt của sonate.

2.17. Phân tích âm nhạc II                                                                     4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Phân tích âm nhạc I

- Nội dung: Những đặc điểm về thể loại, cấu trúc của các hình thức rondo sonate; rondo cao cấp; hình thức hỗn hợp; hình thức tự do; tổ khúc và liên khúc; Opera; Ballet

2.18. Lịch sử âm nhạc phương Tây I                                                     4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của nền âm nhạc châu Âu từ thời kỳ cổ đại cho tới nửa đầu thế kỷ XIX. Từ đó, sinh viên nắm đư­ợc những đặc điểm chính quan điểm thẩm mỹ,­ bút pháp sáng tác trong từng thời kỳ, từng trư­ờng phái âm nhạc thông qua các nhạc sỹ tiêu biểu.

2.19. Lịch sử âm nhạc phương Tây II                                                    4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lịch sử Âm nhạc phương tây I

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của nền âm nhạc chuyên nghiệp châu Âu, Bắc Mỹ từ cuối thế kỷ XIX cho tới nửa sau thế kỷ XX. Trên cơ sở đó, sinh viên nắm đ­ược những đặc điểm chính về phong cách, quan điểm thẩm mỹ cũng như bút pháp sáng tác trong từng thời kỳ, từng trường phái âm nhạc thông qua các nhạc sỹ tiêu biểu.

2.20. Lịch sử âm nhạc phương Đông                                                    4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về lịch sử hình thành và phát triển âm nhạc phương Đông từ thời nguyên thuỷ, cổ đại đến thời kỳ cận đại; về thể loại và những đặc trưng cơ bản trong âm nhạc các nước, các dân tộc, các khu vực thuộc phạm vi phương Đông, bao gồm: âm nhạc Trung Quốc; âm nhạc Ấn Độ; âm nhạc bán đảo Triều Tiên; âm nhạc Nhật Bản; âm nhạc khu vực Đông Nam Á.

2.21. Lịch sử âm nhạc Việt Nam                                                            4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về lịch sử âm nhạc Việt Nam từ thời đại Hùng Vương đến nay, bao gồm: âm nhạc Việt Nam thời đại Hùng Vương và thời Bắc thuộc (từ cuối thế kỷ thứ III trước Công nguyên đến thế kỷ X sau Công nguyên); âm nhạc Việt Nam thời phong kiến (từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XIX); âm nhạc Việt Nam thời Pháp thuộc (từ giữa thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng 8 năm 1945); âm nhạc Việt Nam từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 cho đến nay.

2.22. Âm nhạc truyền thống Việt Nam                                                  4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức về âm nhạc dân gian và âm nhạc truyền thống, bao gồm các nội dung: tổng quan về âm nhạc người Việt, một số thể loại dân ca tiêu biểu (hát ru, đồng dao, hát giao duyên, hò, dân ca nghi lễ và phong tục); những kiến thức cơ bản về âm nhạc sân khấu (Chèo, Tuồng, Cải lương); các thể loại ca nhạc chuyên nghiệp cổ truyền chuyên nghiệp (hát xẩm, ca trù, ca Huế, hát Văn…); những nét khái quát về âm nhạc của các dân tộc thiểu số Việt Nam tiêu biểu ở Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ (Thái, Mường, H’Mông, Chăm, Banar, Êđê…. Tổng quan về nhạc khí và hệ nhạc cụ dân tộc Việt nam (nguyên tắc phân loại nhạc cụ. Giới thiệu một số nhạc cụ tiêu biểu và phương thức tổ chức dàn nhạc trong âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình).

2.23. Piano I                                                                                          2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: củng cố, phát triển các dạng kỹ thuật của piano, các dạng kỹ thuật: chạy đơn nốt; chạy rải, quãng 8; hợp âm; gam ngũ cung; khả năng đàn phức điệu; khả năng thể hiện các tác phẩm ở thể loại sonata thuộc các phong cách cổ điển, lãng mạn, cận đại, ấn tư­ợng.

2.24. Phức điệu I                                                                                  3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về phức điệu: phức điệu tương phản, phức điệu mô phỏng, phức điệu nghiêm khắc; đối vị tư­ơng phản; một số hình thức mô phỏng; đối vị đảo ảnh; mối quan hệ giữa âm nhạc phức điệu và âm nhạc chủ điệu.

2.25. Phức điệu II                                                                                 3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Phức điệu I

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về lịch sử phức điệu; Fugue 3, 4 bè; phức điệu tự do: Invention, Fuga, Fughetta, Fugato; các thủ pháp phức điệu trong các tác phẩm cho thanh nhạc và khí nhạc; các phong cách âm nhạc phức điệu; thực hành viết Fugue 3, 4 bè.

2.26. Hòa âm II                                                                                      2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Hòa âm I

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về chuyển điệu cấp II từ điệu trưởng, điệu thứ, chuyển điệu cấp III từ điệu trưởng, điệu thứ; chuyển điệu đẳng âm; chuyển điệu đẳng âm qua hợp âm 7 giảm, hợp âm 7 át, hợp âm 3 tăng, bậc VI giáng (TSVI ), bậc II giáng (II  Napoliten); phân tích hòa âm, thực hành hòa âm trên đàn các nội dung đã học; áp dụng các nội dung đã học trong học phần để sáng tác Prelude hòa âm.

2.27. Tính năng nhạc cụ phương tây                                                     2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không     

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về tính năng các nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng: các nhạc cụ kèn gỗ; các nhạc cụ kèn đồng; các nhạc cụ dây; đàn Arpa; các nhạc cụ gõ định âm; các nhạc cụ gõ không định âm; các kỹ năng phối hợp các nhạc cụ trên trong các tác phẩm.

2.28. Phối hợp xướng                                                                          2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Ký - Xướng âm I; Hòa âm II; Phức điệu I; Lịch sử âm nhạc phương Tây I

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về tính năng giọng hát; những khái niệm cơ bản về nghệ thuật hợp xướng; phương pháp chuyển thể (arrangement); các thủ pháp hợp x­ướng cơ bản.

2.29. Phối khí I                                                                                     3 đvht

- Điều kiện tiên quyết

: Hoà âm I, II; Phức điệu I, II; Phân tích âm nhạc I và II; Tính năng nhạc cụ phương Tây

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về lịch sử phát triển dàn nhạc, các loại dàn nhạc; dàn nhạc giao hưởng và tổng phổ; cơ cấu tổ chức dàn nhạc giao hưởng nhỏ, vừa và lớn; vai trò của bộ dây trong dàn nhạc giao hưởng và các lối viết 1, 2, 3, 4 bè trong bộ dây; bộ gỗ trong dàn nhạc giao hưởng; hòa âm trong bộ gỗ; bộ gỗ đi giai điệu; bộ gỗ đi giai điệu với bè dây đệm; bộ gỗ đi đồng âm cùng loại và khác loại; dàn nhạc giao hưởng nhỏ.

2.30. Đọc tổng phổ                                                                                2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: có kiến thức về Tính năng nhạc cụ Việt Nam

- Nội dung: những kiến thức, kỹ năng đọc tổng phổ dàn nhạc để có thể đánh trên đàn Piano phục vụ cho việc nghiên cứu, phân tích các tác phẩm, dàn dựng chỉ huy; cách đọc tổng phổ dàn nhạc và các nguyên tắc tổng hợp trên đàn Piano; cách đọc các loại khóa; cách đọc tổng phổ các bộ nhạc cụ; các nguyên tắc tổng hợp các bộ nhạc cụ; cách xác định âm thực của các nhạc cụ so với cách viết trên tổng phổ của các nhạc cụ phương Tây và Việt Nam.

2.31. Thực tập nghề nghiệp                                                                  10 đvht

- Thực tập chỉ huy tại các dàn nhạc chuyên nghiệp.

- Tham gia dàn dựng các chương trình nghệ thuật tại các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp.

IV. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

1. Hướng dẫn tổ chức đào tạo

1.1. Khi xây dựng chương trình đào tạo các trường cần phân chia tỷ lệ cân đối giữa lý thuyết và thực hành; tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vào chương trình đào tạo. Các chương trình đào tạo phải thể hiện được chuẩn đầu ra của ngành đào tạo.

1.2. Chương trình được thực hiện kết hợp giữa niên chế và học phần. Tùy điều kiện của từng trường, Hiệu trưởng quyết định chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ căn cứ vào văn bản qui định hiện hành.

2. Khối lượng kiến thức tự chọn

2.1. Căn cứ quy định tại mục 2 (cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo) ngoài các học phần bắt buộc đã quy định tại mục III, các đơn vị học trình còn lại thuộc phần kiến thức tự chọn, bao gồm:

- Kiến thức giáo dục đại cương: 21 đvht

- Kiến thức ngành: 53 đvht

Hiệu trưởng các trường quyết định các học phần tự chọn sao cho phù hợp với điều kiện và đặc điểm ngành nghề đào tạo của trường mình.

2.2. Giới thiệu chuyên ngành tự chọn, gồm các chuyên ngành: Chỉ huy dàn nhạc; Chỉ huy hợp xướng. Chuyên ngành có khối lượng kiến thức tối thiểu: 20 đvht.

3. Thang điểm đánh giá kết quả học tập được tính theo thang điểm: 10 điểm.

- Điểm trực tiếp của cán bộ giảng dạy được làm tròn đến một con số thập phân.

- Điểm trung bình của Hội đồng chấm thi được làm tròn đến hai con số thập phân.

- Điểm của các học phần sẽ được tích luỹ thành điểm trung bình chung của từng năm để xếp loại học tập, xét học bổng hàng năm và được tích luỹ toàn khoá để xếp loại tốt nghiệp.

4. Hình thức thi tốt nghiệp: Biểu diễn trực tiếp trước Hội đồng giám khảo; chương trình biểu diễn tốt nghiệp với thời gian tối thiểu 45 phút./.

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Đạo diễn sân khấu (Theatre Directing )

Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Thông tư số 28 /2010/TT-BGDDT ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo ngành Đạo diễn sân khấu trình độ đại học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Đạo diễn sân khấu, đáp ứng nhu cầu hoạt động sáng tác trong lĩnh vực sân khấu nói riêng và văn hóa nghệ thuật nói chung.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Phẩm chất đạo đức

Có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, say mê nghề nghiệp; nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

2.2. Kiến thức

Nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, hệ thống các kiến thức chung, kiến thức cơ sở và kiến thức ngành Đạo diễn sân khấu ở trình độ đại học.

2.3. Kỹ năng

Có kỹ năng về nghệ thuật đạo diễn, có khả năng độc lập sáng tạo, tư duy khoa học và dàn dựng tác phẩm sân khấu thuộc các loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống và hiện đại.

II. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 210 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất (5 đvht) và Giáo dục quốc phòng - an ninh (165 tiết).

- Thời gian đào tạo: 4 năm

2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo

KHỐI KIẾN THỨC

Kiến thức bắt buộc

(đvht)

Kiến thức tự chọn

(đvht)

Tổng số

(đvht)

2.1 Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng - an ninh)

45

25

70

2.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

86

54

140

- Kiến thức cơ sở ngành

40

 

 

- Kiến thức ngành

26

 

 

- Thực tập nghề nghiệp

10

 

 

- Khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp

10

 

 

2.3. Tổng khối lượng

131

79

210

III. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC BẮT BUỘC

1. Danh mục các học phần bắt buộc

1.1. Kiến thức giáo dục đại cương                                                                              45 đvht*

1

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin

8

2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

3

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

4

4

Đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam

2

5

Cơ sở văn hóa Việt Nam

4

6

Ngoại ngữ

10

7

Tin học đại cương

4

8

Lịch sử văn học Việt Nam

5

9

Lịch sử văn học thế giới

5

10

Giáo dục thể chất

5

11

Giáo dục quốc phòng - an ninh

165 tiết

* Chưa tính các học phần 10 và 11

1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp                                                                        86 đvht

1.2.1. Kiến thức cơ sở của ngành                                                                                   40 đvht

1

Sân khấu học đại cương

2

2

Lịch sử sân khấu Việt Nam

3

3

Lịch sử sân khấu thế giới

4

4

Lý luận kịch

4

5

Phương pháp sân khấu truyền thống Việt Nam

3

6

Phân tích tác phẩm âm nhạc

3

7

Phân tích tác phẩm văn học kịch

4

8

Mỹ thuật sân khấu

3

9

Tiếng nói sân khấu

4

10

Hình thể

4

11

Hoá trang sân khấu

3

12

Ánh sáng sân khấu

3

1.2.2. Kiến thức ngành                                                                                                    26 đvht

1

Đạo diễn 1

4

2

Đạo diễn 2

5

3

Đạo diễn 3

5

4

Diễn viên 1

4

5

Diễn viên 2

4

6

Diễn viên 3

4

1.2.3. Thực tập nghề nghiệp : 10 đvht

1.2.4. Khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp: 10 đvht

2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

2.1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin                      8 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh                                                                   3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.3. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam                      4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.4. Đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam          2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Tư tưởng Hồ Chí Minh

- Nội dung:

+ Những quan điểm và nội dung cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin về văn hóa.

+ Vai trò của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân.

+ Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện những nội dung cơ bản trong Đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam: phân tích những nội dung có liên quan trong các văn kiện của Đảng (chú ý đến bối cảnh lịch sử, xã hội từng thời kỳ, từng giai đoạn)

+ Vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo văn hóa.

+ Những thành tựu lớn về xây dựng văn hóa từ trước tới nay.

+ Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục.

+ Phương hướng cụ thể cho việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

2.5. Cơ sở văn hóa Việt Nam                                                                4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về Văn hóa học và văn hóa Việt Nam trong tiến trình phát triển của văn hoá Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử; những biểu hiện của văn hóa Việt Nam thông qua các thành tố văn hóa: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức đời sống cá nhân, văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trường xã hội của tộc người Việt giữ vai trò chủ thể và xác định rõ những đặc điểm của vùng văn hóa ở Việt Nam.

2.6. Ngoại ngữ                                                                                      10 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất về tiếng Anh làm nền tảng vững chắc giúp sinh viên có thể tiếp thu dễ dàng những bài học ở cấp độ cao hơn. Đối với những sinh viên đã hoàn thành chương trình ngoại ngữ 7 năm ở bậc trung học phổ thông, sau khi hoàn thành học phần này phải đạt trình độ trung cấp (Intermediate Level).

2.7. Tin học đại cương                                                                         4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: giới thiệu những khái niệm cơ bản về hệ điều hành, cấu tạo và cách sử dụng máy tính; xử lý văn bản, quản lý dữ liệu; giới thiệu về Internet và cách truy cập. Ngoài ra, giúp sinh viên hình thành, phát triển kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm thông dụng.

2.8. Lịch sử văn học Việt Nam                                                              5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức khái quát về quá trình phát triển của văn học Việt Nam; hệ thống các tác giả, tác phẩm tiêu biểu nhất trong từng giai đoạn lịch sử. Gồm các phần:

+ Văn học dân gian Việt Nam: khái quát văn học dân gian Việt Nam và giới thiệu một số tác giả tiêu biểu.

+ Văn học trung đại Việt Nam: một số vấn đề về loại hình và lịch sử văn học trung đại.

+ Văn học hiện đại Việt Nam: khái quát văn học hiện đại Việt Nam (từ đầu thế kỷ XX đến nay).

2.9. Lịch sử văn học thế giới                                                                 5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của văn học trong lịch sử nhân loại qua những tác giả, tác phẩm tiêu biểu ở từng thời kỳ cụ thể; rèn luyện kỹ năng khám phá bản chất thẩm mỹ của văn chương, cá tính sáng tạo và quan niệm nghệ thuật của nhà văn. Gồm các phần:

+ Văn học cổ đại Hy Lạp.

+ Văn học thời kỳ Phục hưng.

+ Văn học Pháp thế kỷ XVII.

+ Văn học Pháp thế kỷ XVIII.

+ Văn học hiện thực Nga thế kỷ XIX.

+ Văn học lãng mạn Pháp thế kỷ XIX.

+ Văn học thế kỷ XX.

2.10. Giáo dục thể chất                                                             5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12 tháng 9 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục Đại học đại cương (giai đoạn 1) dùng cho các trường Đại học và các trường Cao đẳng Sư phạm và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12 tháng 4 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục thể chất giai đoạn II các trường Đại học và Cao đẳng (không chuyên thể dục thể thao).

2.11. Giáo dục quốc phòng - an ninh                                                    165 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng.

2.12. Sân khấu học đại cương                                                              2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức tối thiểu về khoa học sân khấu, những thuộc tính căn bản và đặc trưng mang tính sân khấu.

2.13. Lịch sử sân khấu Việt Nam                                                          3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức về quá trình hình thành, các bước phát triển quan trọng của nền sân khấu Việt Nam (tất cả kịch chủng) từ buổi phôi thai cho đến các giai đoạn phát triển rực rỡ nhất. Thông qua việc nghiên cứu học phần này, sinh viên có quyền tự hào về một nền sân khấu dân tộc và học tập trên nền tảng kinh nghiệm phong phú do cha ông truyền lại.

2.14. Lịch sử sân khấu thế giới                                                            4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức về lịch sử phát triển của nghệ thuật sân khấu thế giới theo phân kỳ lịch sử nghệ thuật và tập trung giới thiệu nền sân khấu tiêu biểu của một số nước trong các giai đoạn phát triển khác nhau.

2.15. Lý luận kịch                                                                                 4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về lý luận kịch, đặc trưng của nghệ thuật kịch; hành động kịch, mâu thuẫn, xung đột kịch, ngôn ngữ đối thoại kịch..., với tư cách là tác phẩm văn chương viết cho sân khấu và các thể loại kịch.

2.16. Phương pháp sân khấu truyền thống Việt Nam                            3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những đặc trưng cơ bản về các loại hình sân khấu truyền thống Việt Nam; phương pháp sáng tác; kịch bản, sáng tạo trò diễn, đặc biệt là hình thức thể hiện trong nghệ thuật biểu diễn.

2.17. Phân tích tác phẩm âm nhạc                                                        3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về nguyên tắc kết cấu của các thể loại âm nhạc, trên cơ sở đó sinh viên phân tích các tác phẩm âm nhạc theo hình thức và thể loại từ đơn giản đến phức tạp, mối liên hệ mật thiết của các tác phẩm âm nhạc với nghệ thuật sân khấu, nhằm giúp sinh viên nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc và phát triển khả năng sáng tạo của đạo diễn trong xử lý âm nhạc sân khấu.

2.18. Phân tích tác phẩm văn học kịch                                     4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận kịch

- Nội dung: những kiến thức về phân tích kịch bản như một tác phẩm văn học và tác phẩm sân khấu. Thông qua quá trình phân tích, sinh viên nâng cao năng lực cảm thụ về kịch bản văn học và khả năng nhận biết, đánh giá hành động thông qua sự phát triển của các mâu thuẫn, xung đột.

Đối tượng phân tích là những tác phẩm tiêu biểu nhất của mỗi trào lưu khuynh hướng sáng tác văn học kịch, sân khấu trên thế giới và Việt Nam.

2.19. Mỹ thuật sân khấu                                                                        3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về mỹ thuật nói chung và mỹ thuật sân khấu nói riêng, giúp sinh viên hình thành tư duy hình tượng trong xử lý mỹ thuật sân khấu. Đồng thời học phần cũng cung cấp những hiểu biết cơ bản trong vận dụng các yếu tố kỹ thuật vào giải quyết các vấn đề về không gian sân khấu.

2.20. Tiếng nói sân khấu                                                                      4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: Cung cấp những kiến thức về kỹ thuật lấy hơi nhả chữ nhằm giúp sinh viên đạt tới khả năng phát âm chuẩn tiếng Việt, những vấn đề về ngữ âm, giọng điệu và khả năng hóa trang giọng nói. Học phần chủ yếu tập trung đi sâu giải quyết những yêu cầu về xử ký ngôn từ dưới dạng hành động (hành động ngôn từ).

2.21. Hình thể                                                                                       4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức về kỹ thuật giải phóng cơ bắp nhằm giúp sinh viên đạt tới sự linh hoạt, tăng cường sức bền bỉ của cơ thể và khả năng biểu cảm trong các động tác hình thể. Từ đó, sinh viên vận dụng ngôn ngữ hình thể trong xử lý các vấn đề về tạo hình khi xây dựng nhân vật, thể hiện hành động kịch, kết hợp giữa nội tâm với ngoại hình, xử lý các lớp diễn hình thể.

2.22. Hóa trang sân khấu                                                                      3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức lý thuyết và thực hành về nghệ thuật hoá trang; giải phẫu cơ thể xương mặt, đầu tóc; khả năng vận dụng các chất liệu, vật liệu hóa trang để tạo nên những khuôn mặt phù hợp với tính cách, hình tượng nhân vật sẽ được khắc họa trên sân khấu.

2.3. Ánh sáng sân khấu                                                                        3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về kỹ thuật và nghệ thuật chiếu sáng; các thể loại đèn chiếu sáng, kỹ thuật chiếu sáng trên sân khấu, qua đó giúp sinh viên có khả năng nhận biết về hiệu quả ánh sáng sân khấu và vận dụng nghệ thuật chiếu sáng vào các tác phẩm sân khấu.

2.24. Đạo diễn 1                                                                                   4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức lý thuyết và thực hành về hành động kịch; phương pháp khai thác, phát triển, tổ chức hành động trong hoàn cảnh quy định và tình huống được xác định. Phân tích hành động và thực hành rèn luyện kỹ năng thể hiện hành động thông qua diễn xuất. Trong học phần này, sinh viên sẽ bắt đầu thực hành từ bài tập nhỏ, tiếp đến là tiểu phẩm tự sáng tác, dàn dựng và tự trình diễn trên sân khấu.

2.25. Đạo diễn 2                                                                                   5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Đạo diễn 1

- Nội dung: những kiến thức lý thuyết và thực hành về kỹ năng tổ chức sự kiện kịch; cấu trúc dòng sự kiện trong kịch; sự kiện khởi đầu, sự kiện trung tâm, sự kiện kết thúc; phân tích, đánh giá, xác định mối liên hệ giữa sự kiện, mâu thuẫn, xung đột trong sự phát triển của hành động kịch. Trên cơ sở đó, sinh viên sẽ thực hành sáng tạo thông qua các tiểu phẩm tự sáng tác, sau đó xây dựng tiểu phẩm từ các chất liệu là các tác phẩm văn học (trích đoạn từ truyện ngắn, tiểu thuyết).

2.26. Đạo diễn 3                                                                                   5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Đạo diễn 1 và 2

- Nội dung: những kiến thức về đạo diễn với kịch bản văn học; cảm hứng sáng tạo của đạo diễn bắt nguồn từ kịch bản văn học và được giới hạn trong những vấn đề của kịch bản; đạo diễn phân tích kịch bản để từ đó xác định: đề tài, chủ đề, tư tưởng chủ đề, mâu thuẫn, xung đột, đặc biệt là cấu trúc dòng sự kiện; xác định tuyến hành động, tính cách và những diễn biến trong đời sống nội tâm nhân vật kịch.

Bài tập thực hành được bắt đầu từ việc đọc kịch bản đến việc phân tích kịch bản; phân tích xác định mục tiêu nhiệm vụ trong từng trích đoạn, từ phân tích 1 cảnh đến phân tích cả kịch bản. Bài tập thực hành được thể hiện dưới ba hình thức; bài viết phân tích trên giấy, bài thảo luận trên lớp (Seminar), cuối cùng là bài tập trên sân khấu (trích đoạn).

2.27. Diễn viên 1                                                                                   4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức lý thuyết và thực hành về các kỹ năng cơ bản của nghệ thuật biểu diễn được thiết kế theo hệ thống các đơn nguyên; hành động, tập trung chú ý, tưởng tượng, giao lưu, phán đoán...; trong đó đặc biệt nhấn mạnh yếu tố hành động (hành động là ngôn ngữ chính của nghệ thuật biểu diễn).

Sinh viên rèn luyện kỹ năng thông qua các bài tập thực hành trên lớp, và các tiểu phẩm sân khấu do sinh viên tự sáng tác, bao gồm:

+ Bài tập về tập trung chú ý.

+ Bài tập về tưởng tượng.

+ Bài tập về giao lưu phán đoán.

+ Bài tập tổng hợp các yếu tố kỹ thuật tâm lý.

2.28. Diễn viên 2                                                                                   4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Diễn viên 1.

- Nội dung: tiếp tục nâng cao rèn luyện các kỹ năng, kỹ thuật tâm lý nhằm đạt tới tính chân thực, tính logic, tính tích cực và hiệu quả biểu cảm cao khi thực hiện hành động. Trong học phần này sinh viên sẽ sử dụng các chất liệu được tuyển chọn từ các tác phẩm văn học như truyện ngắn, tiểu thuyết để làm tiểu phẩm. Sinh viên sẽ dịch sang hành động sân khấu từ các chất liệu văn học, thông qua đó rèn luyện kỹ năng biểu diễn.

2.29. Diễn viên 3                                                                                   4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Diễn viên 1 và 2

- Nội dung: những kiến thức và kỹ năng cơ bản về diễn viên sáng tạo vai diễn thông qua nhân vật từ kịch bản văn học; nhận thức khái quát về kịch bản thông qua các yếu tố: chủ đề, tư tưởng chủ đề, mâu thuẫn, xung đột chính, dòng sự kiện, các tuyến hành động, hành động xuyên và phản hành động xuyên. Học phần tập trung vào kỹ năng phân tích nhân vật và hành động nhân vật; xác định dây chuyền hành động, hành động xuyên; vận dụng kỹ năng biểu diễn và luyện tập vai diễn trên sân khấu.

Bài tập thực hành: sinh viên chọn kịch bản và nhân vật yêu thích, phân tích trên văn bản sau đó trình bày trước tập thể lớp và luyện tập vai diễn thông qua trích đoạn.

IV. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

1. Hướng dẫn tổ chức đào tạo

1.1. Khi xây dựng chương trình đào tạo các trường cần phân chia tỷ lệ cân đối giữa lý thuyết và thực hành; tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vào chương trình đào tạo. Các chương trình đào tạo phải thể hiện được chuẩn đầu ra của ngành đào tạo.

1.2. Chương trình được thực hiện kết hợp giữa niên chế và học phần. Tùy điều kiện của từng trường, Hiệu trưởng quyết định chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ căn cứ vào văn bản qui định hiện hành.

2. Khối lượng kiến thức tự chọn

2.1. Căn cứ quy định tại mục 2 (cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo) ngoài các học phần bắt buộc đã quy định tại mục III, các đơn vị học trình còn lại thuộc phần kiến thức tự chọn, bao gồm:

- Kiến thức giáo dục đại cương: 25 đvht

- Kiến thức ngành: 54 đvht

Hiệu trưởng các trường quyết định các học phần sao cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm của các chuyên môn sâu theo ngành nghề đào tạo của trường mình.

2.2. Giới thiệu chuyên ngành tự chọn

2.2.1. Chuyên ngành Đạo diễn Sân khấu

a) Đạo diễn 4                                                                                        5 đvht

- Nội dung: chuyển thể tác phẩm văn học (truyện, tiểu thuyết) sang kịch bản sân khấu; lựa chọn những tác phẩm văn học giàu tính kịch và dịch sang hành động những ý tưởng được diễn đạt bằng ngôn từ; trong đó tình huống kịch được duy trì, mâu thuẫn xung đột kịch được phát triển, hành động các nhân vật phát triển phong phú và thể hiện tính cách, những vấn đề về không gian, thời gian được giải quyết hợp lý, ý tưởng và xử lý đạo diễn ẩn sâu vào kết cấu kịch bản.

Bài tập thực hành; các bài tập về giải quyết khồn gian, thời gian sân khấu, sau đó người học sẽ lựa chọn tác phẩm văn học và bắt đầu việc chuyển thể (bài viết). Cuối cùng thực hành dàn dựng trên sân khấu.

b) Đạo diễn 5                                                                                        5 đvht

- Nội dung: đạo diễn với thiết kế mỹ thuật sân khấu; học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về tạo hình và xử lý không gian sân khấu, về hình tượng mỹ thuật trong vở diễn sân khấu. Trên cơ sở kịch bản văn học, người học sẽ rèn luyện tư duy tạo hình và xây dựng ý đồ xử lý không gian trong vở diễn bằng ngôn ngữ nghệ thuật hội họa.

Đạo diễn với âm nhạc sân khấu; học phần gồm các nội dung cơ bản về vị trí vai trò của âm nhạc trong tác phẩm sân khấu; hình tượng âm nhạc trong hình tượng vở diễn và kỹ năng xử lý âm nhạc trong vở diễn.

Bài tập thực hành: người học chọn trích đoạn trong kịch bản sau đó dịch chuyển không gian xẩy ra hành động kịch trên văn bản thành không gian cụ thể trên sân khấu. Theo đó phần trang trí được sắp đặt phải gắn bó với hành động kịch và ý đồ dàn dựng. Sau các bài tập bằng trích đoạn, người học sẽ thực hành bài tập trên kịch bản hoàn chỉnh (Bài tập trên sân khấu hoặc trên giấy - makét).

Tương tự như bài tập thực hành về mỹ thuật, xử lý âm nhạc cũng tiến hành trên trích đoạn kịch bản, sau đó là kịch bản hoàn chỉnh.

c) Đạo diễn 6                                                                                        7 đvht

Nội dung: những vấn đề đạo diễn với nghệ thuật múa và các cảnh đông người; những kiến thức cơ bản về nghệ thuật múa trong vở diễn sân khấu và biện pháp xử lý các cảnh đông người, cụ thể:

+ Phối hợp ngôn ngữ động tác và âm nhạc trong tổ chức hành động kịch.

+ Bố cục, tạo hình trong các cảnh đông người và sự kết hợp toàn diện các loại hình nghệ thuật trong cảnh kịch đông người.

Bài tập thực hành sinh viên thực hành dàn dựng cảnh đông người trong đó có múa, âm nhạc, và các yêu cầu khác khi xử lý sân khấu.

d) Đạo diễn 7                                                                                        7 đvht

Nội dung: những kiến thức và kỹ năng cơ bản về dàn dựng một vở diễn hoàn chỉnh; cấu trúc và ý đồ dàn dựng; tính thống nhất trong vở diễn; những xử lý cơ bản nhằm tạo ra điểm nhấn về nghệ thuật dàn dựng; xây dựng kế hoạch dàn dựng; làm việc với diễn viên; hạt nhân hay cái thần của vở diễn; hình tượng vở diễn sân khấu.

Bài tập thực hành: sinh viên chọn kịch bản, xây dựng ý đồ dàn dựng và các biện pháp xử lý, làm việc với họa sĩ, biên đạo múa... tiếp đến sinh viên xây dựng kế hoạch đạo diễn (bài thực hành trên giấy - sau đó tổ chức seminar), cuối cùng là thực hành dàn dựng trên sân khấu một màn (nếu người học có điều kiện dàn dựng trọn vẹn cả vở).

e) Diễn viên 4                                                                                       5 đvht

Nội dung: những kiến thức và kỹ năng cơ bản về xây dựng hình tượng nhân vật trên sân khấu; ba bộ mặt cơ bản làm nên hình tượng nhân vật trên sân khấu; bộ mặt xã hội của hình tượng, bộ mặt tâm lý, bộ mặt hình thể; những vấn đề tính cách cá tính nhân vật.

Bài tập thực hành: sinh viên chọn kịch bản phân tích trên văn bản, sau đó trình bày trước tập thể lớp (Seminar), cuối cùng là luyện tập vai diễn trên sân khấu.

2.2.2. Chuyên ngành đạo diễn kịch nói.

a

Đạo diễn kịch nói 1

5

b

Đạo diễn kịch nói 2

5

c

Đạo diễn kịch nói 3

5

d

Đạo diễn kịch nói 4

5

e

Đạo diễn kịch nói 5

5

2.2.3. Chuyên ngành đạo diễn kịch hát

a

Đạo diễn kịch hát 1

5

b

Đạo diễn kịch hát 2

5

c

Đạo diễn kịch hát 3

5

d

Đạo diễn kịch hát 4

5

e

Đạo diễn kịch hát 5

5

2.2.4. Chuyên ngành đạo diễn kịch hình thể

a

Đạo diễn kịch hình thể 1

5

b

Đạo diễn kịch hình thể 2

5

c

Đạo diễn kịch hình thể 3

5

d

Đạo diễn kịch hình thể 4

5

e

Đạo diễn kịch hình thể 5

5

2.2.5. Chuyên ngành đạo diễn sự kiện - lễ hội

a

Đạo diễn sự kiện lễ hội 1

5

b

Đạo diễn sự kiện lễ hội 2

5

c

Đạo diễn sự kiện lễ hội 3

5

d

Đạo diễn sự kiện lễ hội 4

5

e

Đạo diễn sự kiện lễ hội 5

5

2.2.6. Chuyên ngành đạo diễn tạp kỹ

a

Đạo diễn tạp kỹ 1

5

b

Đạo diễn tạp kỹ 2

5

c

Đạo diễn tạp kỹ 3

5

d

Đạo diễn tạp kỹ 4

5

e

Đạo diễn tạp kỹ 5

5

4.4. Thực tập tốt nghiệp: được thực hiện sau khi kết thúc học kỳ 7, nội dung: sinh viên thu thập tài liệu, thực tập nghề nghiệp, nghiên cứu mô hình các đoàn nghệ thuật, quy trình tổ chức dàn dựng vở, làm trợ lý đạo diễn, tham gia dàn dựng từng cảnh, tiến tới dàn dựng cả vở, chuẩn bị kế hoạch dựng vở tốt nghiệp.

4.5. Vở diễn và tiểu luận tốt nghiệp: được thực hiện ở học kỳ 8, sinh viên chon vở, thông qua giảng viên hướng dẫn tốt nghiệp. Sau đó, sinh viên lựa chọn đơn vị thực hiện và lên kế hoạch dàn dựng. Sau khi vở diễn hoàn thành, sinh viên diễn báo cáo trước hội đồng chấm thi tốt nghiệp và bảo vệ tiểu luận trước hội đồng chấm thi tốt nghiệp./.

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Biên kịch sân khấu (Play Writing)

Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Thông tư số 28 /2010/TT-BGDDT ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Mục tiêu chung

Chương trình khung giáo dục đại học ngành Biên kịch sân khấu trình độ đại học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Biên kịch sân khấu, đáp ứng nhu cầu hoạt động sáng tác trong lĩnh vực sân khấu nói riêng và văn hoá nghệ thuật nói chung.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Phẩm chất đạo đức

Có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, say mê nghề nghiệp; nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trên lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật.

1.2.2. Kiến thức

Nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, hệ thống các kiến thức chung, kiến thức cơ sở và kiến thức ngành Biên kịch sân khấu ở trình độ đại học.

1.2.3. Kỹ năng

Có kỹ năng về nghệ thuật sân khấu và nghệ thuật Biên kịch sân khấu; có khả năng độc lập sáng tạo, tư duy khoa học, tạo hiệu quả trong lĩnh vực Biên kịch sân khấu.

II. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 210 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất (5 đvht) và Giáo dục quốc phòng - an ninh (165 tiết).

- Thời gian đào tạo: 4 năm

2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo  

KHỐI KIẾN THỨC

Kiến thức bắt buộc

(đvht)

Kiến thức tự chọn

(đvht)

Tổng số

(đvht)

2.1 Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng - an ninh)

45

25

70

2.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

84

56

140

- Kiến thức cơ sở ngành

31

 

 

- Kiến thức ngành

33

 

 

- Thực tập nghề nghiệp

10

 

 

- Khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp

10

 

 

2.3. Tổng khối lượng

129

81

210

III. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC BẮT BUỘC

1. Danh mục các học phần bắt buộc

1.1. Kiến thức giáo dục đại cương                                                                               45 đvht*

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin

8

2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

3

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

4

4

Đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam

2

5

Cơ sở văn hóa Việt Nam

4

6

Ngoại ngữ

10

7

Tin học đại cương

4

8

Lịch sử văn học Việt Nam

5

9

Lịch sử văn học thế giới

5

10

Giáo dục thể chất

5

11

Giáo dục quốc phòng - an ninh

165 tiết

* Chưa tính các học phần 10 và 11

1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp                                                                        84 đvht

1.2.1. Kiến thức cơ sở của ngành                                                                                   31 đvht

1

Phương pháp sân khấu truyền thống

3

2

Lý luận kịch

4

3

Lịch sử sân khấu Việt Nam 1

4

4

Lịch sử sân khấu Việt Nam 2

3

5

Lịch sử sân khấu thế giới

5

6

Nghệ thuật đạo diễn

3

7

Nghệ thuật diễn viên

3

8

Trang trí sân khấu

3

9

Phân tích tác phẩm âm nhạc

3

1.2.2. Kiến thức ngành                                                                                                    33 đvht

1

Nghiệp vụ biên kịch 1

3

2

Thực hành nghiệp vụ biên kịch 1

5

3

Nghiệp vụ biên kịch 2

3

4

Thực hành nghiệp vụ biên kịch 2

5

5

Nghiệp vụ biên kịch 3

3

6

Thực hành nghiệp vụ biên kịch 3

5

7

Nghiệp vụ biên kịch 4

4

8

Thực hành nghiệp vụ biên kịch 4

5

1.2.3. Thực tập nghề nghiệp : 10 đvht

1.2.4. Khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp: 10 đvht

2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

2.1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin 8 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh                                                                   3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.3. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam                      4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.4. Đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam          2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Tư tưởng Hồ Chí Minh

- Nội dung:

+ Những quan điểm và nội dung cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin về văn hóa.

+ Vai trò của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân.

+ Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện những nội dung cơ bản trong Đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng cộng sản Việt Nam: phân tích những nội dung có liên quan trong các văn kiện của Đảng (chú ý đến bối cảnh lịch sử, xã hội từng thời kỳ, từng giai đoạn).

+ Vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo văn hóa.

+ Những thành tựu lớn về xây dựng văn hóa từ trước tới nay.

+ Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục.

+ Phương hướng cụ thể cho việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

2.5. Cơ sở văn hóa Việt Nam                                                                4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về Văn hóa học và văn hóa Việt Nam trong tiến trình phát triển của văn hoá Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử; những biểu hiện của văn hóa Việt Nam thông qua các thành tố văn hóa: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức đời sống cá nhân, văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trường xã hội của tộc người Việt giữ vai trò chủ thể và xác định rõ những đặc điểm của vùng văn hóa ở Việt Nam.

2.6. Ngoại ngữ                                                                                     10 đvht

- Nội dung: những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất về tiếng Anh làm nền tảng vững chắc giúp sinh viên có thể tiếp thu dễ dàng những bài học ở cấp độ cao hơn. Đối với những sinh viờn đó hoàn thành chương trỡnh ngoại ngữ 7 năm ở bậc trung học phổ thụng, sau khi hoàn thành học phần này phải đạt trỡnh độ trung cấp (Intermediate Level).

2.7. Tin học đại cương                                                                         4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: giới thiệu những khái niệm cơ bản về hệ điều hành, cấu tạo và cách sử dụng máy tính; xử lý văn bản, quản lý dữ liệu; giới thiệu về Internet và cách truy cập. Ngoài ra, giúp sinh viên hình thành, phát triển kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm thông dụng.

2.8. Lịch sử văn học Việt Nam                                                              5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức khái quát về quá trình phát triển của văn học Việt Nam; hệ thống các tác giả, tác phẩm tiêu biểu nhất trong từng giai đoạn lịch sử. Gồm các phần:

+ Văn học dân gian Việt Nam: khái quát văn học dân gian Việt Nam và giới thiệu một số tác giả tiêu biểu.

+ Văn học trung đại Việt Nam: một số vấn đề về loại hình và lịch sử văn học trung đại.

+ Văn học hiện đại Việt Nam: khái quát văn học hiện đại Việt Nam (từ đầu thế kỷ XX đến nay).

2.9. Lịch sử văn học thế giới                                                                5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của văn học trong lịch sử nhân loại qua những tác giả, tác phẩm tiêu biểu ở từng thời kỳ cụ thể; rèn luyện kỹ năng khám phá bản chất thẩm mỹ của văn chương, cá tính sáng tạo và quan niệm nghệ thuật của nhà văn. Gồm các phần:

+ Văn học cổ đại Hy Lạp.

+ Văn học thời kỳ Phục hưng.

+ Văn học Pháp thế kỷ XVII.

+ Văn học Pháp thế kỷ XVIII.

+ Văn học hiện thực Nga thế kỷ XIX.

+ Văn học lãng mạn Pháp thế kỷ XIX.

+ Văn học thế kỷ XX.

2.10. Giáo dục thể chất                                                             5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12 tháng 9 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục Đại học đại cương (giai đoạn 1) dùng cho các trường Đại học và các trường Cao đẳng Sư phạm và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12 tháng 4 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục thể chất giai đoạn II các trường Đại học và Cao đẳng (không chuyên thể dục thể thao).

2.11. Giáo dục quốc phòng - an ninh                                                    165 tiết

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng.

2.12. Phương pháp sân khấu truyền thống                                           3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những đặc điểm của sân khấu truyền thống, khi chịu sự chi phối của hệ thống triết học, mỹ học phương Đông; phương pháp tái hiện thực cuộc sống với sự đan xen các yếu tố tự sự, kịch tính, trữ tình trong cấu trúc kịch bản văn học (tích trò); mối quan hệ giữa kịch bản văn học và nghệ thuật biểu diễn; giới thiệu và phân tích những nguyên tắc nghệ thuật như: tả thần, tả ý, khoa trương, cách điệu, nghệ thuật ước lệ; những nguyên tắc và đặc trưng trong nghệ thuật biểu diễn, múa, hát, âm nhạc, hóa trang.

2.13. Lý luận kịch                                                                                 4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về thể tài, tính thống nhất của kịch bản và vở diễn; về phương pháp luận để phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học kịch (kịch nói, tuồng, chèo, cải lương…); những phong cách sáng tác, cá tính sáng tạo của nhà văn, nhà viết kịch.

2.14. Lịch sử sân khấu Việt Nam 1                                                       4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: giới thiệu các loại hình sân khấu truyền thống, những đặc trưng cơ bản, chủ yếu là kịch hát dân tộc để vận dụng, tiếp thu vốn quý của cha ông vào quá trình sáng tác, tạo ra bản sắc riêng của kịch bản Việt Nam.

2.15. Lịch sử sân khấu Việt Nam 2                                                       3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lịch sử sân khấu Việt Nam 1

- Nội dung: những giai đoạn hình thành và phát triển của sân khấu Việt Nam hiện đại; những thành quả và tồn tại của sân khấu cách mạng, trong đó có cả sân khấu truyền thống trong thời kỳ mới.

2.16. Lịch sử sân khấu thế giới                                                            5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: giới thiệu và hướng cho sinh viên nắm chắc về sự hình thành và phát triển của sân khấu thế giới qua mỗi thời đại, thời kỳ; đặc điểm riêng biệt của mỗi giai đoạn, mỗi nền sân khấu trên thế giới; giới thiệu những tác giả, tác phẩm tiêu biểu.

2.17. Nghệ thuật đạo diễn                                                                     3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: giúp sinh viên nắm vững nhiệm vụ của người đạo diễn để từ đó hình thành mối quan hệ cộng tác giữa các thành phần sáng tạo vở diễn. Nội dung bao gồm:

+ Đạo diễn làm việc với người viết kịch bản- hình thành ý đồ vở diễn.

+ Đạo diễn làm việc với họa sỹ thiết kế sân khấu, thiết kế phục trang, đạo cụ, nhạc sỹ, biên đạo múa....

+ Đạo diễn làm việc với diễn viên.

+ Đạo diễn làm việc với âm thanh, ánh sáng.

+ Quá trình tập phác thảo.

+ Quá trình tập phối hợp.

+ Vở diễn ra đời: Kết quả của sự phối hợp đồng bộ giữa các thành phần sáng tạo.

2.18. Nghệ thuật diễn viên                                                                    3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản của kỹ thuật biểu diễn, đặc biệt là quá trình khai thác và phát triển hành động khi diễn viên sáng tạo vai kịch. Nội dung bao gồm:

+ Những yếu tố cơ bản của kỹ thuật biểu diễn.

+ Hành động kịch: đi tìm hành động từ lời thoại của nhân vật trong hoàn cảnh qui định của kịch bản.

+ Khai thác hành động hình thể.

+ Khai thác hành động ngôn từ.

+ Xây dựng tính cách nhân vật.

+ Sáng tạo vai diễn - hình tượng nhân vật.

2.19. Trang trí sân khấu                                                                        3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: vai trò, vị trí, chức năng và nhiệm vụ của họa sĩ trang trí sân khấu; các công việc trang trí trong từng công đoạn và tổng thể từ việc xử lý kịch bản, ý đồ phác thảo, xử lý bối cảnh, đạo cụ, phục trang, hoá trang đến tính cách và tâm lý nhân vật; mối quan hệ sáng tác với các thành phần như: đạo diễn, diễn viên, biên kịch, kỹ thuật viên âm thanh - ánh sáng..., nhằm tạo nên sự thống nhất trong phong cách sáng tác cho một kịch bản sân khấu. Trong học phần ở từng thời điểm sinh viên sẽ được giới thiệu tiếp về công tác trang trí sân khấu hiện đại. Nội dung gồm:

+ Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của người hoạ sĩ trang trí sân khấu.

+ Xử lý tạo hình trang phục

+ Xử lý kịch bản văn học và phác thảo trang trí.

+ Quan hệ giữa họa sĩ trang trí với đạo diễn và diễn viên.

+ Công tác trang trí hiện nay.

2.20. Phân tích tác phẩm âm nhạc                                                        3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: kiến thức cơ bản về nguyên tắc kết cấu của các thể loại âm nhạc. Trên cơ sở đó, sinh viên phân tích được các tác phẩm âm nhạc ở các hình thức và thể loại từ đơn giản đến phức tạp, liên quan mật thiết với nghệ thuật sân khấu, giúp sinh viên nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc và phát triển tư duy biên kịch trong xử lý âm nhạc sân khấu.

2.21. Nghiệp vụ biên kịch 1                                                                  3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: tính thuyết phục của tác phẩm kịch bản, gồm các phần:

+ Khái luận.

+ Tiếp thu sân khấu truyền thống trong kịch nói và sân khấu truyền thống thời đương đại.

+ Những đặc điểm chính của kịch bản sân khấu.

+ Cấu trúc kịch bản Kịch nói, kịch bản Chèo, kịch bản Tuồng, kịch bản Cải lương...

+ Sự khác biệt và tương đồng giữa kịch bản sân khấu và kịch bản sân khấu truyền thống.

+ Vấn đề đặt ra trong kịch bản với cuộc sống hôm nay.

+ Ý tưởng và thông điệp trong kịch bản.

+ Tính logic trong tâm lý nhân vật.

+ Tính hợp lý trong quá trình phát triển hành động kịch.

+ Tính hiệu quả của kịch bản đến với khán giả khi đặt trong hoàn cảnh tập thể sáng tạo.

+ Sân khấu với nhu cầu công chúng qua những dạng kịch bản.

2.22. Thực hành nghiệp vụ biên kịch 1                                     5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: song song Nghiệp vụ biên kịch 1

- Nội dung: phân tích tác phẩm sân khấu trong từng nội dung trên để sinh viên tự rút ra bài học qua hướng dẫn của giảng viên chuyên môn.

2.23. Nghiệp vụ biên kịch 2                                                                  3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Nghiệp vụ biên kịch 1

- Nội dung: tình huống kịch, gồm các phần:

+ Khái niệm về tình huống kịch trong Kịch nói, Chèo, Tuồng, Cải lương...

+Tình huống và sự kiện trong tác phẩm kịch bản sân khấu.

+ Những dạng tình huống thường sử dụng trong nghệ thuật biên kịch.

+ Chuẩn bị và tạo tình huống kịch.

+ Phát triển tình huống kịch.

+ Lớp mở đầu của kịch bản.

+ Tình huống bi, tình huống hài.

2.24. Thực hành nghiệp vụ biên kịch 2                                     5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: song song Nghiệp vụ biên kịch 2

- Nội dung: tiến hành làm những bài tập sáng tạo từ thấp đến cao và xây dựng tình huống, viết và trả bài bằng một tiểu phẩm 7 đến 15 trang đánh máy A4, tham dự thảo luận bài viết ở lớp với sự hướng dẫn của giảng viên chuyên môn.

2.25. Nghiệp vụ biên kịch 3                                                                  3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Nghiệp vụ biên kịch 1, 2

- Nội dung: nhân vật kịch và hành động kịch, gồm các phần:

+ Khái niệm về nhân vật kịch và hành động kịch trong kịch nói, chèo, tuồng, cải lương...

+ Xây dựng và sáng tạo lý lịch nhân vật.

+ Nhân vật hài và nhân vật bi.

+ Mối quan hệ nhân vật trong kịch bản và sự phát triển hành động.

+ Nhân vật chính, nhân vật phụ và hành động kịch trong kịch bản.

+ Tuyến nhân vật và dạng (nhân vật thứ ba) tác động đến các nhân vật với sự đột biến của hành động kịch.

+ Tính cách nhân vật.

+ Sự va chạm tính cách và sự phát triển hành động kịch.

2.26. Thực hành nghiệp vụ biên kịch 3                                     5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: song song Nghiệp vụ biên kịch 3

- Nội dung: xây dựng nhân vật và viết tiểu phẩm hoặc có thể viết kịch ngắn, tham dự thảo luận bài viết ở lớp với sự hướng dẫn của giảng viên chuyên môn.

2.27. Nghiệp vụ biên kịch 4                                                                  4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Nghiệp vụ biên kịch 1, 2 và 3

- Nội dung: xung đột kịch; hành động kịch, gồm các phần:

+ Khái niệm về xung đột kịch trong kịch bản Kịch nói, Chèo, Tuồng, Cải lương...

+ Xung đột kịch và mâu thuẫn.

+ Những hình thái xung đột: xấu - tốt, xấu - xấu và tốt - tốt.

+ Xung đột giữa nhân vật với nhân vật.

+ Xung đột giữa nhân vật với hoàn cảnh.

+ Xung đột nội tâm.

+ Tính mục đích và phát triển xung đột kịch.

+ Sự hình thành và phát triển xung đột kịch.

+ Giải quyết xung đột kịch.

2.28. Thực hành nghiệp vụ biên kịch 4                                     5 đvht

Nội dung: luyện kỹ năng viết kịch, sửa chữa, nâng cao, phát triển tiểu phẩm đã viết thành kịch ngắn, kết thúc học kỳ trả bài bằng một kịch ngắn, tham dự thảo luận bài viết ở lớp với sự hướng dẫn của giảng viên chuyên môn.

IV. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

1. Hướng dẫn tổ chức đào tạo

1.1. Khi xây dựng chương trình đào tạo các trường cần phân chia tỷ lệ cân đối giữa lý thuyết và thực hành; tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vào chương trình đào tạo. Các chương trình đào tạo phải thể hiện được chuẩn đầu ra của ngành đào tạo.

1.2. Chương trình được thực hiện kết hợp giữa niên chế và học phần. Tùy điều kiện của từng trường, Hiệu trưởng quyết định chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ căn cứ vào văn bản qui định hiện hành.

2. Khối lượng kiến thức tự chọn

2.1. Căn cứ quy định tại mục 2 (cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo) ngoài các học phần bắt buộc đã quy định tại mục III, các đơn vị học trình còn lại thuộc phần kiến thức tự chọn, bao gồm:

- Kiến thức giáo dục đại cương: 25 đvht

- Kiến thức ngành: 56 đvht

Hiệu trưởng các trường quyết định các học phần tự chọn sao cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm ngành nghề đào tạo của trường mình.

2.2. Giới thiệu chuyên ngành tự chọn                                        

2.2.1. Chuyên ngành Biên kịch sân khấu                                                

a) Nghiệp vụ biên kịch 5                                                                         5 đvht

Nội dung: cốt truyện kịch, gồm các phần:

- So sánh cốt truyện kịch nói và cốt truyện kịch hát.

- Những dạng cốt truyện kịch của kịch nói, chèo, tuồng, cải lương...

- Từ thực tế sáng tác tiểu phẩm và kịch ngắn, giảng viên hướng sinh viên tự rút ra bài học về xây dựng cốt truyện kịch.

- (Câu chuyện) và cốt truyện kịch.

- (Câu chuyện) tiếp nhận từ cuộc sống và việc xây dựng cốt truyện kịch.

- Cấu tứ kịch.

- Sự hình thành cốt truyện: từ một câu chuyện, từ nhân vật, từ vấn đề (kịch chính luận)...

- Phân tích sự kiện và tổ chức xung đột trong cốt truyện.

- Xây dựng tình huống và xung đột trong cốt truyện kịch.

- Xây dựng hệ thống nhân vật trong cốt truyện kịch

- Bố cục cốt truyện kịch

b) Thực hành nghiệp vụ biên kịch 5                                                         5 đvht

- Nội dung: xây dựng đề cương kịch bản dài, tham dự thảo luận đề cương kịch bản dài ở lớp với sự hướng dẫn của giảng viên chuyên môn.

c) Nghiệp vụ biên kịch 6                                                                         5 đvht

- Nội dung: ngôn ngữ kịch, gồm các phần:

+ Ngôn ngữ kịch của kịch nói, chèo, tuồng, cải lương...

+ Lời tác giả và lời nhân vật.

+ Ngôn ngữ nhân vật và lý lịch nhân vật.

+ Ngôn ngữ giao đãi.

+ Tính thông tin trong lời thoại.

+ Tính hành động trong ngôn ngữ kịch.

+ Lời ngầm.

+ Ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ đời thường trong tác phẩm kịch bản.

+ Ngôn ngữ cách điệu trong kịch bản kịch hát.

d) Thực hành nghiệp vụ biên kịch 6                                                         5 đvht

- Nội dung: viết hoàn chỉnh cảnh đầu của đề cương kịch dài, tham dự thảo luận ở lớp với sự hướng dẫn của giảng viên chuyên môn.

e) Chuyên đề:                                                                                         5 đvht

Nội dung, bao gồm:

- Chuyên đề 1: Biên kịch sân khấu kịch nói.

- Chuyên đề 2: Biên kịch sân khấu Chèo.

- Chuyên đề 3: Biên kịch sân khấu Cải lương.

- Chuyên đề 4: Biên kịch sân khấu Tuồng.

- Chuyên đề 5: Các ngành nghệ thuật khác.

2.2.2. Chuyên ngành thuộc ngành Biên kịch sân khấu

1. Chuyên ngành Biên kịch sân khấu kịch nói, gồm các học phần

a

Biên kịch sân khấu Kịch nói 1

5

b

Biên kịch sân khấu Kịch nói 2

5

c

Biên kịch sân khấu Kịch nói 3

5

d

Biên kịch sân khấu Kịch nói 4

5

e

Biên kịch sân khấu Kịch nói 5

5

f

Biên kịch sân khấu Kịch nói 6

5

2. Chuyên ngành Biên kịch sân khấu Chèo, gồm các học phần

a

Biên kịch sân khấu Chèo 1

5

b

Biên kịch sân khấu Chèo 2

5

c

Biên kịch sân khấu Chèo 3

5

d

Biên kịch sân khấu Chèo 4

5

e

Biên kịch sân khấu Chèo 5

5

f

Biên kịch sân khấu Chèo 6

5

3. Chuyên ngành Biên kịch sân khấu Cải lương, gồm các học phần

a

Biên kịch sân khấu Cải lương 1

5

b

Biên kịch sân khấu Cải lương 2

5

c

Biên kịch sân khấu Cải lương 3

5

d

Biên kịch sân khấu Cải lương 4

5

e

Biên kịch sân khấu Cải lương 5

5

f

Biên kịch sân khấu Cải lương 6

5

4. Chuyên ngành Biên kịch sân khấu Tuồng, gồm các học phần

a

Biên kịch sân khấu Tuồng 1

5

b

Biên kịch sân khấu Tuồng 2

5

c

Biên kịch sân khấu Tuồng 3

5

d

Biên kịch sân khấu Tuồng 4

5

e

Biên kịch sân khấu Tuồng 5

5

f

Biên kịch sân khấu Tuồng 6

5

3. Thực tập tốt nghiệp: được thực hiện sau khi kết thúc học kỳ 7, nội dung: thu thập tài liệu, thực tập nghề nghiệp, nghiên cứu mô hình tổ chức liên quan đến đề tài tốt nghiệp.

4. Kịch bản tốt nghiệp: được thực hiện ở học kỳ 8, sinh viên nhận đề tài về kịch bản tốt nghiệp. Nội dung kịch bản được quy định có độ dài tối thiểu 60 trang A4 trở lên và phải đúng với đề cương đã được hội đồng thông qua. Sinh viên bảo vệ trước hội đồng chấm thi tốt nghiệp./.

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Biên kịch điện ảnh - truyền hình (Screenplay Writing)

Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Thông tư số 28 /2010/TT-BGDDT ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo ngành Biên kịch điện ảnh - truyền hình trình độ đại học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Biên kịch điện ảnh - truyền hình, đáp ứng nhu cầu hoạt động sáng tác trong lĩnh vực điện ảnh - truyền hình nói riêng và văn hóa nghệ thuật nói chung.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Phẩm chất đạo đức

Có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, say mê nghề nghiệp; nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

2.2. Kiến thức

Nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, hệ thống các kiến thức chung, kiến thức cơ sở và kiến thức ngành Biên kịch điện ảnh - truyền hình ở trình độ đại học.

2.3. Kỹ năng

Có kỹ năng về sáng tác và biên tập các hình thức kịch bản điện ảnh - truyền hình; có khả năng độc lập sáng tạo, có tư duy khoa học và khả năng làm việc theo nhóm, tạo hiệu quả cao trong lĩnh vực Biên kịch điện ảnh - truyền hình.

II. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 210 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất (5 đvht) và Giáo dục quốc phòng - an ninh (165 tiết).

- Thời gian đào tạo: 4 năm

2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo

KHỐI KIẾN THỨC

Kiến thức bắt buộc

(đvht)

Kiến thức tự chọn

(đvht)

Tổng số

(đvht)

2.1 Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng - an ninh)

45

25

70

2.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

81

59

140

- Kiến thức cơ sở ngành

37

 

 

- Kiến thức ngành         

24

 

 

- Thực tập                    

10

 

 

- Khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp

10

 

 

2.3. Tổng khối lượng

126

84

210

III. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC BẮT BUỘC

1. Danh mục các học phần bắt buộc

1.1. Kiến thức giáo dục đại cương                                                                               45 đvht*

1

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin

8

2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

3

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

4

4

Đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam

2

5

Cơ sở văn hóa Việt Nam

4

6

Ngoại ngữ

10

7

Tin học đại cương

4

8

Lịch sử văn học Việt Nam

5

9

Lịch sử văn học thế giới

5

10

Giáo dục thể chất

5

11

Giáo dục quốc phòng - an ninh

165 tiết

* Chưa tính các học phần 10 và 11

1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp                                                                        81 đvht

1.2.1. Kiến thức cơ sở của ngành                                                                                   37 đvht

1

Lịch sử điện ảnh Việt Nam

4

2

Lịch sử điện ảnh thế giới

5

3

Phân tích tác phẩm phim

3

4

Thực hành Phân tích tác phẩm phim

5

5

Lịch sử nghệ thuật tạo hình Việt nam

2

6

Lịch sử nghệ thuật tạo hình thế giới

3

7

Nghiệp vụ diễn viên

3

8

Nghiệp vụ đạo diễn

3

9

Nghiệp vụ quay phim

3

10

Dựng phim

3

11

Quy trình công nghệ sản xuất phim

3

1.2.2. Kiến thức ngành                                                                                                    24 đvht

1

Kịch học điện ảnh

5

2

Biên tập kịch bản và phim

4

3

Nghiệp vụ biên kịch 1

5

4

Thực hành nghiệp vụ biên kịch 1

5

5

Nghiệp vụ biên kịch 2

5

1.2.3. Thực tập nghề nghiệp : 10 đvht

1.2.4. Khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp: 10 đvht

2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

2.1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin                      8 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh                                                                   3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

3.3. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam                      4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.4. Đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam          2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Tư tưởng Hồ Chí Minh

- Nội dung:

+ Những quan điểm và nội dung cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin về văn hóa.

+ Vai trò của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân.

+ Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện những nội dung cơ bản trong Đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng cộng sản Việt Nam: phân tích những nội dung có liên quan trong các văn kiện của Đảng (chú ý đến bối cảnh lịch sử, xã hội từng thời kỳ, từng giai đoạn).

+ Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo văn hóa.

+ Những thành tựu lớn về xây dựng văn hóa từ trước tới nay.

+ Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục.

+ Phương hướng cụ thể cho việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

2.5. Cơ sở văn hóa Việt Nam                                                                4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không     

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về Văn hóa học và văn hóa Việt Nam trong tiến trình phát triển của văn hoá Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử; những biểu hiện của văn hóa Việt Nam thông qua các thành tố văn hóa: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức đời sống cá nhân, văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trường xã hội của tộc người Việt giữ vai trò chủ thể và xác định rõ những đặc điểm của vùng văn hóa ở Việt Nam.

2.6. Ngoại ngữ                                                                                     10 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất về tiếng Anh làm nền tảng vững chắc giúp sinh viên có thể tiếp thu dễ dàng những bài học ở cấp độ cao hơn. Đối với những sinh viên đã hoàn thành chương trình ngoại ngữ 7 năm ở bậc trung học phổ thông, sau khi hoàn thành học phần này phải đạt trình độ trung cấp (Intermediate Level).

2.7. Tin học đại cương                                                                         4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: giới thiệu những khái niệm cơ bản về hệ điều hành, cấu tạo và cách sử dụng máy tính; xử lý văn bản, quản lý dữ liệu; giới thiệu về Internet và cách truy cập. Ngoài ra, giúp sinh viên hình thành, phát triển kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm thông dụng.

2.8. Lịch sử văn học Việt Nam                                                              5 đvht

            - Điều kiện tiên quyết: không

            - Nội dung: những kiến thức khái quát về quá trình phát triển của văn học Việt Nam; hệ thống các tác giả, tác phẩm tiêu biểu nhất trong từng giai đoạn lịch sử. Gồm các phần:

+ Văn học dân gian Việt Nam: khái quát văn học dân gian Việt Nam và giới thiệu một số tác giả tiêu biểu.

+ Văn học trung đại Việt Nam: một số vấn đề về loại hình và lịch sử văn học trung đại.

+ Văn học hiện đại Việt Nam: khái quát văn học hiện đại Việt Nam (từ đầu thế kỷ XX đến nay).

2.9. Lịch sử văn học thế giới                                                                5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của văn học trong lịch sử nhân loại qua những tác giả, tác phẩm tiêu biểu ở từng thời kỳ cụ thể; rèn luyện kỹ năng khám phá bản chất thẩm mỹ của văn chương, cá tính sáng tạo và quan niệm nghệ thuật của nhà văn. Gồm các phần:

+ Văn học cổ đại Hy Lạp.

+ Văn học thời kỳ Phục hưng.

+ Văn học Pháp thế kỷ XVII.

+ Văn học Pháp thế kỷ XVIII.

+ Văn học hiện thực Nga thế kỷ XIX.

+ Văn học lãng mạn Pháp thế kỷ XIX.

+ Văn học thế kỷ XX.

2.10. Giáo dục thể chất                                                             5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12 tháng 9 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục Đại học đại cương (giai đoạn 1) dùng cho các trường Đại học và các trường Cao đẳng Sư phạm và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12 tháng 4 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục thể chất giai đoạn II các trường Đại học và Cao đẳng (không chuyên thể dục thể thao).

2.11. Giáo dục quốc phòng - an ninh                                                    165 tiết

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng.

2.12. Lịch sử điện ảnh Việt Nam                                                           4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: quá trình hình thành và phát triển của điện ảnh Việt Nam qua những giai đoạn lịch sử; những đặc điểm cơ bản, những quy luật phát triển của nền điện ảnh Việt Nam; những vấn đề của điện ảnh Việt Nam trong những chặng đường phát triển, từ đó, giúp sinh viên hệ thống hóa quá trình hình thành và phát triển nền điện ảnh Việt Nam, làm cơ sở lý luận, nền tảng cho công việc sáng tạo trong quá trình phát triển nghề nghiệp của mình. Học phần gồm:

+ Phần I: Điện ảnh Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.

+ Phần II: Điện ảnh cách mạng Việt Nam sau Cách mạng tháng 8 đến năm 1975.

+ Phần III: Điện ảnh vùng tạm chiếm.

+ Phần IV: Điện ảnh Việt Nam từ 1975 đến nay.

2.13. Lịch sử điện ảnh thế giới                                                 5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những nét cơ bản của lịch sử hình thành và phát triển, những trào lưu và khuynh hướng sáng tác của nghệ thuật điện ảnh thế giới, đại diện một số nước, gồm:

+ Điện ảnh Pháp

+ Điện ảnh Mỹ

+ Điện ảnh Ý

+ Điện ảnh Liên Xô (cũ)

+ Giới thiệu một số nền điện ảnh các nước Tây Âu

+ Giới thiệu điện ảnh các nước châu Á  

2.14. Phân tích tác phẩm phim                                                             3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức về việc lựa chọn một số phim tiêu biểu trên thế giới và Việt Nam với các nội dung: nội dung tư tưởng, ý đồ nghệ thuật, phân tích cách tạo dựng hệ thống sự kiện xung đột, các hình thức xây dựng tính cách nhân vật trong tác phẩm điện ảnh, tính hiện thực và thực tế của phim lịch sử... Trên cơ sở đó, giúp cho sinh viên có được những kiến thức cơ bản về nghề nghiệp phục vụ cho việc làm phim trong tương lai. Gồm các phần:

+ Cấu trúc - bố cục.

+ Hệ thống sự kiện.

+ Vấn đề xây dựng nhân vật (các mô hình, các thủ pháp xây dựng...).

+ Tính kịch trong điện ảnh.

+ Tính cách qua sự đối lập.

+ Hiện thực và thực tế.

+ Phim lịch sử.

+ Về ý nghĩa của các chi tiết.

2.15. Thực hành phân tích tác phẩm phim                                           5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Phân tích tác phẩm phim.

- Nội dung: thực hành xem các thể loại phim tiêu biểu, viết bài phân tích phim; thảo luận về phim kinh điển và phim hiện đại và các vấn đề liên quan tới tác phẩm phim kinh điển và phim hiện đại dưới sự hướng dẫn của giảng viên.

2.16. Lịch sử nghệ thuật tạo hình Việt Nam                                          2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức về nghệ thuật tạo hình Việt Nam, gồm 4 phần chính: nghệ thuật tạo hình trước năm 1945; nghệ thuật tạo hình trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ; nghệ thuật tạo hình từ sau khi đất nước thống nhất; mối quan hệ giữa nghệ thuật tạo hình với các ngành nghệ thuật khác.

2.17. Lịch sử nghệ thuật tạo hình thế giới                                            3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: học phần gồm 8 phần chính, gồm: nghệ thuật tạo hình thế giới thời Cổ đại; nghệ thuật tạo hình phương Đông; nghệ thuật tạo hình Hy Lạp; nghệ thuật tạo hình Rôman; nghệ thuật tạo hình Gôtích; nghệ thuật tạo hình thời Phục hưng; nghệ thuật tạo hình thế kỷ XVIII, XIX; nghệ thuật tạo hình hiện đại.

2.18. Nghiệp vụ diễn viên                                                                     3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: nguồn gốc nghệ thuật biểu diễn; những quan điểm tiêu biểu về nghệ thuật diễn viên từ Diderot đến Stanislapxki; hành động là ngôn ngữ của nghệ thuật biểu diễn, phương tiện chủ yếu của diễn viên; xung đột và hành động; tổng hợp các yếu tố tâm lý, những yêu cầu về tính chân thực, hữu cơ, sức biểu cảm trong hành động, hình thể và tiếng nói.

2.19. Nghiệp vụ đạo diễn                                                                      3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về Nghiệp vụ đạo diễn: khái niệm nhập môn; lao động sáng tạo của đạo diễn; những nguyên lý cơ bản của nghiệp vụ Đạo diễn.

2.20. Nghiệp vụ quay phim                                                                   3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ quay phim: khái niệm nhập môn; những nguyên lý cơ bản của nghiệp vụ quay phim; khuôn hình, cỡ cảnh; tính năng chung của ống kính quang học; hiệu quả màn ảnh của những ống kính tiêu cự khác nhau và cách ứng dụng các cỡ phim; động tác máy; các góc độ quay; xử lý ánh sáng và màu; vai trò sáng tạo của người quay phim; quay nhiều máy; quay đồng bộ.

2.21. Dựng phim                                                                                  3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: ngôn ngữ điện ảnh và những đặc trưng riêng biệt của nghệ thuật điện ảnh; dựng phim trong ngôn ngữ điện ảnh; dựng phim với quá trình phát triển lịch sử; thời kỳ (thống soái) của dựng phim; những tìm tòi sáng tạo về dựng phim ở thời kỳ phim câm; những tìm tòi sáng tạo về dựng phim ở thời kỳ phim có tiếng; những nguyên tắc cơ bản về dựng phim; dựng phim điện ảnh và dựng phim truyền hình.

2.22. Quy trình công nghệ sản xuất phim                                             3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về quy trình sản xuất phim hiện nay; khái quát về quá trình phát triển kỹ thuật điện ảnh và những thành tựu mới; những bước tiến mới trong kỹ thuật làm phim trên thế giới; trình độ sản xuất của bộ phận in tráng; thu thanh lồng tiếng; tổ chức sản xuất phim điện ảnh và tổ chức sản xuất phim truyền hình.

2.23. Kịch học điện ảnh                                                                        5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: khái niệm về ngôn ngữ điện ảnh; các nguyên tắc trong sáng tác kịch bản; các loại và thể loại phim; tính cách nhân vật; kết cấu và cốt truyện; các nhân tố trong kịch bản điện ảnh; đưa tác phẩm văn học lên màn ảnh; mối quan hệ giữa điện ảnh và truyền hình.

2.24. Biên tập kịch bản và phim                                                           4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức về chức năng, nhiệm vụ của người biên tập kịch bản và của người biên tập phim; phân biệt công tác biên tập điện ảnh với biên tập của các cơ quan xuất bản, báo chí; biên tập và tác giả kịch bản điện ảnh; biên tập và đạo diễn; biên tập trong quá trình sản xuất; bản giám định kịch bản điện ảnh, giám định phim.

2.25. Nghiệp vụ biên kịch 1                                                                  5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: các bước sáng tác kịch bản; vấn đề đề tài, chủ đề; nhật ký sáng tác, sổ ghi chép, vấn đề chất liệu kịch bản; vấn đề thực tiễn cuộc sống; khái niệm về tiểu phẩm; tiểu phẩm câm, tiểu phẩm có âm thanh.

2.26. Thực hành nghiệp vụ biên kịch 1                                     5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: song song Nghiệp vụ biên kịch 1

- Nội dung: xem các thể loại phim điện ảnh; thảo luận về các thể loại phim đã xem; viết nhật ký sáng tác, sổ ghi chép; viết tiểu phẩm câm, tiểu phẩm có âm thanh.

2.27. Nghiệp vụ biên kịch 2                                                                   5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Nghiệp vụ biên kịch 1

- Nội dung: khái niệm phim ngắn; kịch bản phim ngắn; phân tích chất liệu kịch bản phim ngắn; khái niệm về nhân vật điện ảnh, về kết cấu cốt truyện điện ảnh; xung đột trong kịch bản điện ảnh.

IV. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

1. Hướng dẫn tổ chức đào tạo

1.1. Khi xây dựng chương trình đào tạo các trường cần phân chia tỷ lệ cân đối giữa lý thuyết và thực hành; tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vào chương trình đào tạo. Các chương trình đào tạo phải thể hiện được chuẩn đầu ra của ngành đào tạo.

1.2. Chương trình được thực hiện kết hợp giữa niên chế và học phần. Tùy điều kiện của từng trường, Hiệu trưởng quyết định chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ căn cứ vào văn bản qui định hiện hành.

2. Khối lượng kiến thức tự chọn

2.1. Căn cứ quy định tại mục 2 (cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo) ngoài các học phần bắt buộc đã quy định tại mục III, các đơn vị học trình còn lại thuộc phần kiến thức tự chọn, bao gồm:

- Kiến thức giáo dục đại cương: 25 đvht

- Kiến thức ngành: 59 đvht

Hiệu trưởng các trường quyết định các học phần tự chọn sao cho phù hợp với điều kiện và đặc điểm ngành nghề đào tạo của trường mình.

2.2. Giới thiệu một số học phần tự chọn

2.2.1. Thực hành nghiệp vụ biên kịch 2                                                    5 đvht

Nội dung: xem phim và thảo luận; đọc, phân tích kịch bản phim ngắn; viết đề cương kịch bản phim ngắn; viết kịch bản phim ngắn.

2.2.2. Nghiệp vụ biên kịch 3                                                                     5 đvht

Nội dung: khái niệm về chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh; khái niệm về kịch bản điện ảnh phim truyện dài, đề cương kịch bản phim truyện dài; khái niệm kịch bản phim truyện dài; các hình thức khác nhau của kịch bản phim truyện dài; vấn đề thể loại kịch bản phim truyện dài; đoạn và trường đoạn kịch bản phim truyện dài.

2.2.3. Thực hành nghiệp vụ biên kịch 3                                                     5 đvht

Nội dung: đọc và phân tích các kịch bản chuyển thể phim truyện dài. Phân tích các trường đoạn. Phân tích các thể loại của kịch bản phim truyện dài. Viết đề cương kịch bản chuyển thể phim truyện dài. Viết kịch bản phim truyện dài chuyển thể từ tác phẩm văn học.

2.2.4. Nghiệp vụ biên kịch 4                                                                     5 đvht

Nội dung: kịch bản phim truyện dài: kinh nghiệm sáng tác của các nhà biên kịch; yêu cầu của đề cương kịch bản tốt nghiệp; yêu cầu của kịch bản phim truyện tốt nghiệp.

2.2.5. Thực hành nghiệp vụ biên kịch 4                                                    5 đvht

Nội dung: đọc và phân tích kịch bản phim truyện dài; phân tích kinh nghiệm sáng tác của các nhà biên kịch; viết đề cương phim truyện dài; viết kịch bản phim truyện dài.

2.2.6. Nghiệp vụ biên kịch 5                                                                    5 đvht

Nội dung: tin ngắn và nguyên tắc viết tin ngắn; khái niệm về phim phóng sự và phim tài liệu; ý tưởng phim phóng sự và phim tài liệu; đề cương kịch bản phim phóng sự và phim tài liệu; các hình thức kịch bản phim tài liệu, phim quảng cáo, kịch bản phim quảng cáo; phim hoạt hình và kịch bản phim hoạt hình.

2.2.7. Thực hành nghiệp vụ biên kịch 5                                                    5 đvht

Nội dung: phân tích tin ngắn; thực hành viết tin ngắn; đọc và phân tích đề cương kịch bản phim tài liệu và kịch bản phim tài liệu; viết ý tưởng phim phóng sự; viết ý tưởng phim tài liệu; viết đề cương phim phóng sự và đề cương phim tài liệu; viết kịch bản phim tài liệu; viết lời bình phim tài liệu; viết đề cương phim quảng cáo và kịch bản phim quảng cáo; viết đề cương phim hoạt hình và kịch bản phim hoạt hình.

2.2.8. Nghiệp vụ biên kịch 6                                                                    5 đvht

Nội dung: đề cương kịch bản phim tài liệu dài tập; kịch bản phim tài liệu dài tập; đề cương kịch bản phim truyện dài tập; kịch bản phim truyện dài tập.

2.2.9. Thực hành nghiệp vụ biên kịch 6                                                    5 đvht

Nội dung: đọc và phân tích kịch bản phim tài liệu truyền hình nhiều tập; đọc và phân tích kịch bản phim truyện truyền hình nhiều tập; thực hành viết đề cương kịch bản và kịch bản phim tài liệu truyền hình nhiều tập; thực hành viết đề cương và thực hành viết kịch bản phim truyện truyền hình nhiều tập.

2.2.10. Nghiệp vụ biên kịch 7                                                                              5 đvht

Nội dung: kỹ năng làm việc theo nhóm của người viết kịch bản; đảm nhận một tập hay một số tập trong kịch bản phim truyện truyền hình nhiều tập; đảm nhận phần thoại trong một kịch bản bộ phim nhiều tập; đảm nhận tình huống kịch trong một kịch bản bộ phim truyền hình nhiều tập; đảm nhận phần cấu trúc, bố cục trong một kịch bản bộ phim truyền hình nhiều tập; sự phối hợp giữa các tác giả trong một kịch bản bộ phim truyền hình nhiều tập.

2.2.11. Thực hành nghiệp vụ biên kịch 7                                                              5 đvht

Nội dung: thực hành khả năng làm việc theo nhóm trong kịch bản một bộ phim truyền hình nhiều tập; thực hành khả năng viết dự án cho một ý tưởng phim; thực hành khả năng đàm phán, thuyết phục, kêu gọi tài trợ; thực hành khả năng làm việc với nhà sản xuất phim, với nhà tài trợ.

3. Thực tập tốt nghiệp: thực hiện sau khi kết thúc học kỳ 7, nội dung: thu thập tài liệu, thực tập nghề nghiệp, tìm kiếm sự ủng hộ, tài trợ đề tài tốt nghiệp.

4. Tác phẩm tốt nghiệp: thực hiện ở học kỳ 8, sinh viên thực hiện tác phẩm tốt nghiệp. Trong quá trình sinh viên thực hiện kịch bản tốt nghiệp, kịch bản có số trang đánh máy tối thiểu là 70 trang A4, tương đương với thời lượng một bộ phim truyện một tập. Nội dung kịch bản tốt nghiệp phải đúng với đề cương đã được hội đồng thông qua. Sinh viên bảo vệ trước hội đồng chấm thi tốt nghiệp./.

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Diễn viên sân khấu kịch hát

(Acting for Traditional Theatre)

Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Thông tư số 28 /2010/TT-BGDDT ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo ngành Diễn viên sân khấu kịch hát trình độ đại học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Diễn viên sân khấu kịch hát, đáp ứng nhu cầu hoạt động biểu diễn trong các lĩnh vực kịch hát dân tộc.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Phẩm chất đạo đức

Có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, say mê nghề nghiệp; nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trên lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật.

2.2. Kiến thức

Nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, hệ thống các kiến thức chung, kiến thức cơ sở và kiến thức ngành Diễn viên sân khấu kịch hát ở trình độ đại học.

2.3. Kỹ năng

Có kỹ năng về nghệ thuật biểu diễn kịch hát; có khả năng độc lập sáng tạo vai diễn và tư duy khoa học; có năng lực biểu diễn thể hiện vai diễn trong các lĩnh vực kịch hát dân tộc.

II. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 210 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất (5 đvht) và Giáo dục quốc phòng - an ninh (165 tiết).

- Thời gian đào tạo: 4 năm

2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo

KHỐI KIẾN THỨC

Kiến thức bắt buộc

(đvht)

Kiến thức tự chọn

(đvht)

Tổng số

(đvht)

2.1 Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng - an ninh)

45

25

70

2.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

82

58

140

- Kiến thức cơ sở ngành

23

 

 

- Kiến thức ngành

39

 

 

- Thực tập nghề nghiệp

10

 

 

- Khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp

10

 

 

2.3. Tổng khối lượng

127

83

210

III. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC BẮT BUỘC

1. Danh mục các học phần bắt buộc

1.1. Kiến thức giáo dục đại cương                                                                               45 đvht*

1

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin

8

2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

3

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

4

4

Đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam

2

5

Cơ sở văn hóa Việt Nam

4

6

Ngoại ngữ

10

7

Tin học đại cương

4

8

Lịch sử văn học Việt Nam

4

9

Lịch sử sân khấu Việt Nam

3

10

Lịch sử nghệ thuật tạo hình Việt nam

3

11

Giáo dục thể chất

5

12

Giáo dục quốc phòng - an ninh

165 tiết

* Chưa tính các học phần 11 và 12

1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp                                                                        82 đvht

1.2.1. Kiến thức cơ sở ngành                                                                                          23 đvht

1

Âm nhạc cơ bản

5

2

Hoá trang

4

3

Phương pháp sân khấu dân tộc

4

4

Múa cơ huấn

5

5

Thanh nhạc

5

1.2.2. Kiến thức ngành                                                                                                    39 đvht

1

Ca hát 1

5

2

Ca hát 2

5

3

Ca hát 3

5

4

Ca hát 4

5

5

Múa cơ bản 1

5

6

Biểu diễn 1

5

7

Biểu diễn 2

5

8

Biểu diễn 3

4

1.2.3. Thực tập nghề nghiệp : 10 đvht

1.2.4. Khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp: 10 đvht

2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

2.1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin                      8 đvht

- Điều kiện tiên quyết : không

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh                                                                   3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.3. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam                      4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.4. Đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam          2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Tư tưởng Hồ Chí Minh

- Nội dung:

+ Những quan điểm và nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về văn hóa.

+ Vai trò của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân.

+ Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện những nội dung cơ bản trong Đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam: phân tích những nội dung có liên quan trong các văn kiện của Đảng (chú ý đến bối cảnh lịch sử, xã hội từng thời kỳ, từng giai đoạn).

+ Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo văn hóa.

+ Những thành tựu lớn về xây dựng văn hóa từ trước tới nay.

+ Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục.

+ Phương hướng cụ thể cho việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

2.5. Cơ sở văn hóa Việt Nam                                                                4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không     

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về Văn hóa học và văn hóa Việt Nam trong tiến trình phát triển của văn hoá Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử; những biểu hiện của văn hóa Việt Nam thông qua các thành tố văn hóa: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức đời sống cá nhân, văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trường xã hội của tộc người Việt giữ vai trò chủ thể và xác định rõ những đặc điểm của vùng văn hóa ở Việt Nam.

2.6. Ngoại ngữ  10 đvht

- Nội dung: những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất về tiếng Anh làm nền tảng vững chắc giúp sinh viên có thể tiếp thu dễ dàng những bài học ở cấp độ cao hơn. Đối với những sinh viên đã hoàn thành chương trình ngoại ngữ 7 năm ở bậc trung học phổ thông, sau khi hoàn thành học phần này phải đạt trình độ trung cấp (Intermediate Level).

2.7. Tin học đại cương                                                                         4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: giới thiệu những khái niệm cơ bản về hệ điều hành, cấu tạo và cách sử dụng máy tính; xử lý văn bản, quản lý dữ liệu; giới thiệu về Internet và cách truy cập. Ngoài ra, giúp sinh viên hình thành, phát triển kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm thông dụng.

2.8. Lịch sử văn học Việt Nam                                                              4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức khái quát về quá trình phát triển của văn học Việt Nam; hệ thống các tác giả, tác phẩm tiêu biểu nhất trong từng giai đoạn lịch sử. Gồm các phần:

+ Văn học dân gian Việt Nam: khái quát văn học dân gian Việt Nam và giới thiệu một số tác giả tiêu biểu.

+ Văn học trung đại Việt Nam: một số vấn đề về loại hình và lịch sử văn học trung đại.

+ Văn học hiện đại Việt Nam: khái quát văn học hiện đại Việt Nam (từ đầu thế kỷ XX đến nay).

2.9. Lịch sử sân khấu Việt Nam                                                            3đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: giới thiệu quá trình hình thành và những giai đoạn phát triển quan trọng (trong mọi mặt hoạt động như soạn kịch, biểu diễn và sau này là đạo diễn...) của nền sân khấu Việt Nam.

2.10. Lịch sử nghệ thuật tạo hình Việt Nam                                          3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: giới thiệu cho sinh viên về nghệ thuật tạo hình Việt Nam, gồm 4 phần chính: nghệ thuật tạo hình trước năm 1945; nghệ thuật tạo hình trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ; nghệ thuật tạo hình từ sau khi đất nước thống nhất; mối quan hệ giữa nghệ thuật tạo hình với các ngành nghệ thuật khác.

2.11. Giáo dục thể chất                                                             5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12 tháng 9 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục Đại học đại cương (giai đoạn 1) dùng cho các trường Đại học và các trường Cao đẳng Sư phạm và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12 tháng 4 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục thể chất giai đoạn II các trường Đại học và Cao đẳng (không chuyên thể dục thể thao).

2.12. Giáo dục quốc phòng - an ninh                                                    165 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng.

2.13. Âm nhạc cơ bản                                                                          5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: giới thiệu những kiến thức cơ bản về âm nhạc, những khái niệm cụ thể về cao độ, trường độ, quãng, hợp âm, tiết tấu, gam, điệu thức, giọng và một số ký hiệu, thuật ngữ thông thường sử dụng trong âm nhạc.

2.14. Hóa trang                                                                                     4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: học phần được chia làm hai phần, gồm:

+ Phần 1: giới thiệu các loại phấn định trang; trang điểm để tôn vẻ đẹp các loại gương mặt.

+ Phần 2: hóa trang các loại mặt ở các độ tuổi khác nhau; hóa trang các loại mặt có tính cách cụ thể ở các dạng nhân vật của nghệ thuật sân khấu kịch hát dân tộc.

2.15. Phương pháp sân khấu dân tộc                                                   4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cốt lõi về tiền đề triết học; những quan điểm về cái đẹp phương Đông; những phương pháp, thủ pháp, phương thức thể hiện của nghệ thuật sân khấu.

2.16. Múa cơ huấn                                                                                5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức về khởi động khớp, giải phóng gân bắp, luật cân bằng, luật chuyển động; những động tác hình thể tạo sự mềm mại, dẻo dai trong mọi hoạt động của hình thể.

2.17. Thanh nhạc                                                                                  5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những khái niệm cụ thể về thanh nhạc và kỹ thuật thanh nhạc; phương pháp luyện thanh và hệ thống kỹ thuật cơ bản của nghệ thuật ca hát; cách xử lý các loại kỹ thuật luyến âm, nhấn âm, rung âm nhả chữ… để lột tả rõ tính chất của từng điệu ca hát.

2.18. Ca hát 1                                                                                       5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức và kỹ năng cơ bản, giúp sinh viên luyện tập giọng hát nhằm mở rộng tầm cữ, chất giọng vang sáng, cơ cấu phát âm và các xoang tạo ra độ vang của tiếng nói; các loại kỹ thuật phát âm tạo sự tròn vành, rõ chữ trong giọng hát; một số phương pháp bảo vệ bộ phận phát âm, gìn giữ cổ họng và giọng hát; thực hành một số bài tập về làn điệu.

2.19. Ca hát 2                                                                                       5 đvht 

- Điều kiện tiên quyết: Ca hát 1

- Nội dung: những kiến thức và kỹ năng cơ bản trong hệ thống các làn điệu ca; giới thiệu về phương pháp luyện giọng truyền thống; thực hành một số bài tập về làn điệu.

2.20. Ca hát 3                                                                                       5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Ca hát 1 và 2

- Nội dung: những kiến thức về kỹ thuật rung luyến, chạy chữ, lách nhịp, tiết tấu, phân biệt tính chất giữa các giọng; nâng cao kỹ thuật một số làn điệu; thực hành một số bài tập về làn điệu.

2.21. Ca hát 4                                                                                       5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Ca hát 1, 2 và 3

- Nội dung: những kiến thức về nghệ thuật ca hát và giai điệu, phương pháp nhả chữ, nhấn từ, buông câu để đạt được sự mềm mại, sâu lắng. Thông qua , sinh viên nắm được kỹ thuật của một số làn điệu và thực hành.

2.22. Múa cơ bản 1                                                                               5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: giới thiệu luật chuyển động của hình thể diễn viên; trang bị cho sinh viên những bài tập khi di chuyển, đi đứng, chạy nhảy tới lui, quay vòng một cách uyển chuyển, nhẹ nhàng và linh hoạt.

2.23. Biểu diễn 1                                                                                  5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: kỹ thuật tâm lý: khái niệm về nghệ thuật sân khấu, hành động sân khấu; quá trình hành động, xây dựng tiểu phẩm; kỹ thuật biểu diễn cơ bản: quá trình rèn luyện của người diễn viên. Sinh viên học lý thuyết song song với thực hành có sự hướng dẫn của giảng viên chuyên môn trên sàn diễn.

2.24. Biểu diễn 2                                                                                  5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Biểu diễn 1

- Nội dung: kỹ thuật tâm lý: xây dựng nội dung tiểu phẩm, tiểu phẩm tổng hợp có bài ca; những đặc điểm của nghệ thuật biểu diễn, các loại động tác trong nghệ thuật biểu diễn, điều độ sân khấu. Sinh viên được thực hành một số bài tập theo nội dung của học phần biểu diễn 2 với sự hướng dẫn của giảng viên chuyên môn trên sàn diễn (học kết hợp song song với lý thuyết)

2.25. Biểu diễn 3                                                                                  4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Biểu diễn 1 và 2

- Nội dung: trích đoạn và vai mẫu; thông qua một số nhân vật điển hình.

IV. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

1. Hướng dẫn tổ chức đào tạo

1.1. Khi xây dựng chương trình đào tạo các trường cần phân chia tỷ lệ cân đối giữa lý thuyết và thực hành; tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vào chương trình đào tạo. Các chương trình đào tạo phải thể hiện được chuẩn đầu ra của ngành đào tạo.

1.2. Chương trình được thực hiện kết hợp giữa niên chế và học phần. Tùy điều kiện của từng trường, Hiệu trưởng quyết định chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ căn cứ vào văn bản qui định hiện hành.

2. Khối lượng kiến thức tự chọn

2.1. Căn cứ quy định tại mục 2 (cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo), ngoài các học phần bắt buộc đã quy định tại mục III, các đơn vị học trình còn lại thuộc phần kiến thức tự chọn, bao gồm:

- Kiến thức giáo dục đại cương: 25 đvht

- Kiến thức ngành: 58 đvht

Hiệu trưởng các trường quyết định các học phần tự chọn sao cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm ngành nghề đào tạo của trường mình.

2.2. Giới thiệu một số học phần tự chọn

2.2.1. Ca hát 5                                                                                        5 đvht

Nội dung: giới thiệu nghệ thuật ca hát: ca nữ, ca nam, ca chung nam - nữ; thông qua kỹ thuật một số làn điệu; thực hành một số bài tập.

2.2.2. Múa cơ bản 2                                                                                5 đvht

Nội dung: giới thiệu múa biểu tượng: mỗi động tác đều mô phỏng hình tượng; múa trong động tác như: vị trí quan trọng của động tác, mức cách điệu trong động tác; thực hành một số bài tập về múa biểu tượng và múa trong động tác hình thể.

2.2.3. Múa cơ bản 3                                                                                5 đvht

Nội dung: giới thiệu múa võ nghệ thuật, múa đạo cụ; tổ hợp động tác múa tính cách và đạo cụ; thực hành một số bài tập về múa võ nghệ thuật, múa đạo cụ và múa tính cách.

2.2.4. Thực hành biểu diễn 3                                                                   5 đvht

- Nội dung: sinh viên được thực hành một số bài tập theo nội dung của học phần biểu diễn 3 với sự hướng dẫn của giảng viên chuyên môn trên sàn diễn (học kết hợp song song với lý thuyết)

2.2.5. Biểu diễn 4                                                                                   3 đvht

- Nội dung: trích đoạn và vai mẫu; kỹ thuật biểu diễn một số nhân vật được trích ra từ các vở diễn truyền thống

2.2.6. Thực hành biểu diễn 4                                                                   5 đvht

- Nội dung: sinh viên thực hành một số bài tập theo nội dung của học phần biểu diễn 4 với sự hướng dẫn của giảng viên chuyên môn trên sàn diễn (học kết hợp song song với lý thuyết)

2.2.7. Biểu diễn 5                                                                                   5 đvht

Nội dung: trích đoạn và vai mẫu; sáng tạo hình tượng nhân vật.

2.2.8. Thực hành biểu diễn 5                                                                   5 đvht

Nội dung: sinh viên được thực hành một số bài tập theo nội dung của học phần kỹ thuật biểu diễn 5 với sự hướng dẫn của giảng viên chuyên môn trên sàn diễn (học kết hợp song song với lý thuyết)

2.2.9. Biểu diễn 6                                                                                   5 đvht

Nội dung: trích đoạn và vai mẫu; mô hình nhân vật, phương pháp chuyển hoá mô hình, nhân vật.

2.2.10. Thực hành biểu diễn 6                                                                 5 đvht

Nội dung: sinh viên thực hành một số bài tập theo nội dung của học phần biểu diễn 6 với sự hướng dẫn của giảng viên chuyên môn trên sàn diễn, học kết hợp song song với lý thuyết.

2.2.11. Biểu diễn 7                                                                                 5 đvht

Nội dung: đọc kịch bản, phân tích kịch bản, làm lý lịch nhân vật, thoại lời kịch bản, tự lồng điệu bài hát; phân tích nội dung và chủ đề tư tưởng của kịch bản.

2.2.12. Thực hành biểu diễn 7                                                                 5 đvht

Nội dung: sinh viên thực hành một số bài tập theo nội dung của học phần biểu diễn 7, đồng thời thực hiện bài tập sáng tạo - phối hợp với dàn nhạc.

3. Thực tập tốt nghiệp: được thực hiện sau khi kết thúc học kỳ 7, nội dung: thực tập nghề nghiệp, tham khảo phong cách nghệ thuật của các nhà hát, đơn vị nghệ thuật.

4. Dựng vở tốt nghiệp: được thực hiện ở học kỳ 8, sinh viên được nhận vai diễn trong vở tốt nghiệp theo sự phân công của khoa. Chương trình tốt nghiệp sẽ theo một trong hai hướng: một vở cổ hay một vở hiện đại, hoặc đồng thời cả hai. Sinh viên thực hiện diễn theo vai diễn có trong vở dựng tốt nghiệp trước hội đồng chấm thi tốt nghiệp./.

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Lý luận phê bình điện ảnh - truyền hình (Film and Television Theory and Criticism)

Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Thông tư số 28 /2010/TT-BGDDT ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo ngành Lý luận phê bình điện ảnh - truyền hình trình độ đại học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Lý luận phê bình điện ảnh - truyền hình, đáp ứng nhu cầu hoạt động sáng tác trong các lĩnh vực điện ảnh - truyền hình nói riêng và văn hoá nghệ thuật nói chung.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Phẩm chất đạo đức

Có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, say mê nghề nghiệp; nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trên lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật.

2.2. Kiến thức

Nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, hệ thống các kiến thức chung, kiến thức cơ sở và kiến thức ngành Lý luận phê bình điện ảnh - truyền hình ở trình độ đại học.

2.3. Kỹ năng

Có kỹ năng về nghệ thuật điện ảnh - truyền hình và nghệ thuật Lý luận phê bình điện ảnh - truyền hình, có khả năng độc lập sáng tạo, có tư duy khoa học, tạo hiệu quả cao trong lĩnh vực Lý luận phê bình điện ảnh - truyền hình.

II. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 210 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất (5 đvht) và Giáo dục quốc phòng - an ninh (165 tiết).

- Thời gian đào tạo: 4 năm

2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo

KHỐI KIẾN THỨC

Kiến thức bắt buộc

(đvht)

Kiến thức tự chọn

(đvht)

Tổng số

(đvht)

2.1. Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng - an ninh)

45

25

70

2.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

83

57

140

- Kiến thức cơ sở ngành

35

 

 

- Kiến thức ngành

28

 

 

- Thực tập

10

 

 

- Khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp

10

 

 

2.3. Tổng khối lượng

128

82

210

III. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC BẮT BUỘC

1. Danh mục các học phần bắt buộc

1.1. Kiến thức giáo dục đại cương                                                                               45 đvht*

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin

8

2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

3

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

4

4

Đường lối Văn hóa - Văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam

2

5

Cơ sở văn hóa Việt Nam

4

6

Ngoại ngữ

10

7

Tin học đại cương

4

8

Lịch sử văn học Việt Nam

5

9

Lịch sử văn học thế giới

5

10

Giáo dục thể chất

5

11

Giáo dục quốc phòng - an ninh

165 tiết

* Chưa tính các học phần 10 và 11

1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp                                                                        83 đvht

1.2.1. Kiến thức cơ sở của ngành                                                                                   35 đvht

1

Lịch sử sân khấu Việt Nam

3

2

Lịch sử sân khấu thế giới

4

3

Nghệ thuật đạo diễn

3

4

Nghệ thuật quay phim

3

5

Nghiệp vụ báo chí

3

6

Thiết kế mỹ thuật điện ảnh

3

7

Âm thanh điện ảnh

2

8

Nhạc phim

2

9

Dựng phim

2

10

Kịch học điện ảnh

5

11

Biên tập kịch bản và phim

5

1.2.2. Kiến thức ngành                                                                                                    28 đvht

1

Lý luận điện ảnh

5

2

Lịch sử điện ảnh Việt Nam 1

5

3

Lịch sử điện ảnh thế giới 1

5

4

Nghiệp vụ phê bình điện ảnh 1

4

5

Thực hành nghiệp vụ phê bình điện ảnh 1

5

6

Nghiệp vụ phê bình điện ảnh 2

4

1.2.3. Thực tập nghề nghiệp : 10 đvht

1.2.4. Khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp: 10 đvht

2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

2.1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin                      8 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh                                                                   3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.3. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam                      4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.4. Đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam         2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Tư tưởng Hồ Chí Minh

- Nội dung:

+ Những quan điểm và nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về văn hóa.

+ Vai trò của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân.

+ Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện những nội dung cơ bản trong Đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng cộng sản Việt Nam: phân tích những nội dung có liên quan trong các văn kiện của Đảng (chú ý đến bối cảnh lịch sử, xã hội từng thời kỳ, từng giai đoạn)

+ Vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo văn hóa.

+ Những thành tựu lớn về xây dựng văn hóa từ trước tới nay.

+ Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục.

+ Phương hướng cụ thể cho việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

2.5. Cơ sở văn hóa Việt Nam                                                                4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về Văn hóa học và văn hóa Việt Nam trong tiến trình phát triển của văn hoá Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử; những biểu hiện của văn hóa Việt Nam thông qua các thành tố văn hóa: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức đời sống cá nhân, văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trường xã hội của tộc người Việt giữ vai trò chủ thể và xác định rõ những đặc điểm của vùng văn hóa ở Việt Nam.

2.6. Ngoại ngữ                                                                                      10 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất về tiếng Anh làm nền tảng vững chắc giúp sinh viên có thể tiếp thu dễ dàng những bài học ở cấp độ cao hơn. Đối với những sinh viên đã hoàn thành chương trình ngoại ngữ 7 năm ở bậc trung học phổ thông, sau khi hoàn thành học phần này phải đạt trình độ trung cấp (Intermediate Level).

2.7. Tin học đại cương                                                             4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: giới thiệu những khái niệm cơ bản về hệ điều hành, cấu tạo và cách sử dụng máy tính; xử lý văn bản, quản lý dữ liệu; giới thiệu về Internet và cách truy cập. Ngoài ra, giúp sinh viên hình thành, phát triển kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm thông dụng.

2.8. Lịch sử văn học Việt Nam                                                  5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức khái quát về quá trình phát triển của văn học Việt Nam; hệ thống các tác giả, tác phẩm tiêu biểu nhất trong từng giai đoạn lịch sử, gồm:

+ Văn học dân gian Việt Nam: khái quát văn học dân gian Việt Nam và giới thiệu một số tác giả tiêu biểu.

+ Văn học trung đại Việt Nam: một số vấn đề về loại hình và lịch sử trung đại.

+ Văn học hiện đại Việt Nam: khái quát văn học hiện đại Việt Nam (từ đầu thế kỷ XX đến nay).

2.9. Lịch sử văn học thế giới                                                    5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của văn học trong lịch sử nhân loại qua những tác giả, tác phẩm tiêu biểu ở từng thời kỳ cụ thể; rèn luyện kỹ năng khám phá bản chất thẩm mỹ của văn chương, cá tính sáng tạo và quan niệm nghệ thuật của nhà văn. Gồm các phần:

+ Văn học cổ đại Hy Lạp.

+ Văn học thời kỳ Phục hưng.

+ Văn học Pháp thế kỷ XVII.

+ Văn học Pháp thế kỷ XVIII.

+ Văn học hiện thực Nga thế kỷ XIX.

+ Văn học lãng mạn Pháp thế kỷ XIX.

+ Văn học thế kỷ XX.

2.10. Giáo dục thể chất                                                             5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12 tháng 9 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục Đại học đại cương (giai đoạn 1) dùng cho các trường Đại học và các trường Cao đẳng Sư phạm và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12 tháng 4 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục thể chất giai đoạn II các trường Đại học và Cao đẳng (không chuyên thể dục thể thao).

2.11. Giáo dục quốc phòng - an ninh                                                    165 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng.

2.12. Lịch sử sân khấu Việt Nam                                                           3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: giới thiệu quá trình hình thành, các bước phát triển quan trọng của nền sân khấu Việt Nam (tất cả các kịch chủng) từ buổi phôi thai cho đến các giai đoạn phát triển rực rỡ nhất. Thông qua việc nghiên cứu học phần này, sinh viên có quyền tự hào về một nền sân khấu dân tộc và học tập trên nền tảng kinh nghiệm phong phú do cha ông truyền lại.

2.13. Lịch sử sân khấu thế giới                                                            4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: Sân khấu cổ đại Hy Lạp; sân khấu phục hưng; sân khấu chủ nghĩa cổ điển Pháp; sân khấu thời đại khai sáng; sân khấu của một số nước Tây Âu Thế kỷ XIX – XX (từ 1871 đến 1917); sân khấu của một số nước Tây Âu và Mỹ từ 1917 đến 1945; sân khấu Nga Xô Viết; sân khấu một số nước Châu Á.

2.14. Nghệ thuật đạo diễn                                                                     3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: khái niệm nhập môn; lao động sáng tạo của đạo diễn; chi tiết trong điện ảnh; dàn cảnh điện ảnh; cách quan sát và ghi hình; nghệ thuật Môngta.

2.15. Nghệ thuật quay phim                                                                  3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: nhận thức về khuôn hình điện ảnh và đặc điểm khuôn hình điện ảnh; những nhân tố ảnh hưởng đến sự tái hiện công tác; tính năng chung của ống kính quang học; hiệu quả màn ảnh của những ống kính và cách ứng dụng; các góc độ quay; bố cục khuôn hình điện ảnh; xử lý ánh sáng và màu; vai trò sáng tạo của người quay phim; các cỡ phim.

2.16. Nghiệp vụ báo chí                                                                        3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: nhập môn về nghề báo; tin tức; các loại hình báo chí; thể loại ký báo chí; phóng sự – ghi nhanh; ký chân dung – ký chính luận; nhật ký phóng viên; tiểu phẩm và cách viết tiểu phẩm; phỏng vấn - điều tra báo chí; các thể luận báo chí; ảnh báo chí và nghệ thuật; báo ảnh – báo hình; sơ lược báo chí Việt Nam; tự do báo chí và luật pháp báo chí; nguyên tắc hoạt động của báo chí - quy ước tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của báo chí Việt Nam.

2.17. Thiết kế mỹ thuật điện ảnh                                                           3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: vai trò, vị trí, chức năng và nhiệm vụ của họa sĩ thiết kế mỹ thuật trong phim; các công việc thiết kế từng công đoạn và tổng thể từ việc xử lý kịch bản, ý đồ phác thảo, xử lý bối cảnh, đạo cụ, phục trang, hoá trang đến tính cách và tâm lý nhân vật; mối quan hệ sáng tác với các thành phần chủ chốt trong đoàn làm phim như quay phim, biên kịch, nhà sản xuất phim tạo nên một sự thống nhất trong phong cách sáng tác cho bộ phim về tạo hình. Trong học phần ở từng thời điểm sinh viên sẽ được giới thiệu tiếp về công tác thiết kế mỹ thuật hiện đại. Gồm các phần:

+ Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của người hoạ sĩ thiết kế mỹ thuật trong phim.

+ Xử lý tạo hình trang phục.

+ Bối cảnh trang trí phim; tính cách và tâm lý nhân vật.

+ Xử lý kịch bản văn học và phác thảo thiết kế.

+ Quan hệ giữa hoạ sĩ thiết kế với đạo diễn và quay phim.

+ Thiết kế mỹ thuật trong phim lịch sử và truyền hình.

+ Công tác thiết kế mỹ thuật hiện nay.

18. Âm thanh điện ảnh                                                                         2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về kỹ thuật âm thanh trong quá trình sản xuất phim Điện ảnh và Truyền hình: từ thu thanh, chuyển ghi, lồng tiếng hoà âm, tạo hiệu ứng... để tạo ra bản tiếng chuẩn. Gồm các phần:

+ Cân bằng tiếng nói trong điện ảnh và truyền hình.

+ Cân bằng âm nhạc.

+ Hiệu ứng âm thanh và tiếng vang nhân tạo.

+ Điều chỉnh mức âm thanh, hoà âm.

+ Lồng tiếng phim.

2.19. Nhạc phim                                                                                   2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức về các chức năng của âm nhạc trong một tác phẩm điện ảnh, qua đó tạo cho tác phẩm đạt được hiệu quả toàn diện; các bài giảng và các bài thực hành được kết hợp xen kẽ, gồm các phần:

+ Mục tiêu của học phần – nhạc không lời.

+ Chức năng: nhạc phim làm cơ sở cảm thụ cho người xem.

+ Chức năng: hỗ trợ cho sự chuyển động, âm nhạc hoá tiếng động, giới thiệu không gian mô tả.

+ Nhạc phim giới thiệu khoảng thời gian mô tả và giới thiệu khoảng thời gian đang mô tả.

+ Chức năng của sự yên lặng trong phim.

+ Tổng kết kinh nghiệm, kinh nghiệm nghe nhạc.

+ Thực hành xem phim.

2.20. Dựng phim                                                                                  2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: hệ thống lại kiến thức dựng phim trong nghệ thuật điện ảnh, trên cơ sở đó cung cấp những kiến thức lý luận hiện đại trong công tác dựng phim hiện nay của thế giới; rèn luyện kỹ năng thực hành về những vấn đề cơ bản trong các khâu của công tác dựng phim; các bài giảng và các bài thực hành được kết hợp xen kẽ. Gồm các phần:

+ Ngôn ngữ điện ảnh và các dạng đặc trưng riêng biệt của loại hình nghệ thuật điện ảnh.

+ Dựng phim trong ngôn ngữ điện ảnh.

+ Dựng phim với quá trình phát triển lịch sử.

+ Các thời kỳ phát triển của dựng phim.

+ Những tìm kiếm về dựng phim ở thời kỳ phim câm (hình ảnh, nhịp điệu).

+ Những tìm kiếm về dựng phim ở thời kỳ phim tiếng (âm thanh ở thời kỳ đầu; âm thanh và ý nghĩa kết hợp với dựng; vấn đề dựng tiếng, dựng nhạc, tiếng động).

+ Dựng phim theo phương pháp truyền thống.

+ Dựng phim theo phương pháp hiện đại (với sự trợ giúp của máy tính chuyên dùng, thiết bị dựng phim chuyên dụng, thiết bị kỹ xảo...)

+ Thực hành dựng phim.

2.21. Kịch học điện ảnh                                                                         5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: các loại và thể loại phim; các bước sáng tác kịch bản; tính cách nhân vật trong điện ảnh; kết cấu và cốt truyện; các nhân tố trong kịch bản điện ảnh; đưa tác phẩm văn học lên màn ảnh; về mối quan hệ giữa điện ảnh và truyền hình.

2.22. Biên tập kịch bản và phim                                                           5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: phân biệt công tác biên tập điện ảnh với biên tập của các cơ quan xuất bản, báo chí; cán bộ biên tập và các tác giả kịch bản điện ảnh; cán bộ biên tập trong quá trình sản xuất; bản giám định kịch bản điện ảnh.

2.23. Lý luận điện ảnh                                                                           5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: sau khi sinh viên đã học các học phần nghệ thuật của điện ảnh.

- Nội dung: những khái niệm lý luận và yếu tố cơ bản của bộ môn cấu thành nghệ thuật điện ảnh. Giúp sinh viên khái quát những kiến thức đã học và bồi dưỡng khả năng tư duy lý luận. Học phần bao gồm:

+ Tính tổng hợp và tính hình tượng của điện ảnh.

+ Những yếu tố cơ bản của nghệ thuật kịch bản.

+ Những yếu tố cơ bản của nghệ thuật đạo diễn.

+ Những yếu tố cơ bản của nghệ thuật quay phim.

+ Những yếu tố cơ bản của nghệ thuật diễn xuất.

+ Những yếu tố cơ bản của thiết kế mỹ thuật điện ảnh.

+ Âm nhạc và âm thanh.

+ Loại hình và thể loại điện ảnh.

+ Điện ảnh và người xem (tâm lý xã hội học điện ảnh).

2.24. Lịch sử điện ảnh Việt Nam 1                                                        5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: quá trình hình thành và phát triển của Điện ảnh Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử; những đặc điểm cơ bản, những quy luật phát triển của nền Điện ảnh Việt Nam; những vấn đề của Điện ảnh Việt Nam trong những chặng đường phát triển, từ đó giúp sinh viên hệ thống hoá quá trình hình thành và phát triển nền Điện ảnh Việt Nam, làm cơ sở lý luận, nền tảng cho công việc sáng tạo trong quá trình phát triển nghề nghiệp sau này. Học phần được phân bổ theo 2 học kỳ, mỗi học kỳ gồm kiến thức lý thyết và kiến thức thực hành được kết hợp song song. Học phần gồm:

+ Phần I: điện ảnh Việt Nam trước Cách mạng Tháng tám (1945)

+ Phần II: xem phim và viết thu hoạch về giai đoạn

+ Phần III: điện ảnh cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 – 1965

+ Phần IV: xem phim và viết thu hoạch về giai đoạn

+ Phần V: điện ảnh Việt Nam giai đoạn 1965 - 1975

+ Phần VI: xem phim và viết thu hoạch về giai đoạn

2.25. Lịch sử điện ảnh thế giới 1                                                          5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những nét cơ bản của lịch sử hình thành và phát triển, những trào lưu và khuynh hướng sáng tác của nghệ thuật điện ảnh thế giới, đại diện một số nước như: Pháp, Mỹ, Ý, Liên Xô và Nga, một số nước Bắc Âu, Nam Âu và một số nước châu Á. Từ đó phát huy khả năng tìm tòi sáng tạo nghệ thuật và nghiên cứu khoa học của sinh viên. Học phần được phân bổ theo hai học kỳ, mỗi học kỳ gồm kiến thức lý thuyết và kiến thức thực hành được kết hợp song song. Học phần gồm:

+ Phần I: điện ảnh Pháp

+ Phần II: xem phim và viết thu hoạch về điện ảnh Pháp

+ Phần III: điện ảnh Mỹ

+ Phần IV: xem phim và viết thu hoạch về điện ảnh Mỹ

+ Phần V: điện ảnh Ý

+ Phần VI: xem phim và viết thu hoạch về điện ảnh Ý

2.26. Nghiệp vụ phê bình điện ảnh 1                                                    4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: khái niệm điện ảnh học; nhập môn nghiệp vụ phê bình; phương pháp tìm chủ đề phim.

2.27. Thực hành nghiệp vụ phê bình điện ảnh 1                                   5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: song song với Nghiệp vụ phê bình điện ảnh 1

- Nội dung: xem phim; viết bài giới thiệu phim; viết bài bình luận phim; trao đổi về phim và sửa bài viết ở trên lớp với sự hướng dẫn của giảng viên chuyên môn.

2.28. Nghiệp vụ phê bình điện ảnh 2                                                    4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Nghiệp vụ phê bình điện ảnh 1

- Nội dung: phân tích phim; tìm chủ đề phim; phương pháp viết bài phân tích chủ đề phim.

IV. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

1. Hướng dẫn tổ chức đào tạo

1.1. Khi xây dựng chương trình đào tạo các trường cần phân chia tỷ lệ cân đối giữa lý thuyết và thực hành; tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vào chương trình đào tạo. Các chương trình đào tạo phải thể hiện được chuẩn đầu ra của ngành đào tạo.

1.2. Chương trình được thực hiện kết hợp giữa niên chế và học phần. Tùy điều kiện của từng trường, Hiệu trưởng quyết định chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ căn cứ vào văn bản qui định hiện hành.

2. Khối lượng kiến thức tự chọn

2.1. Căn cứ quy định tại mục 2 (cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo) ngoài các học phần bắt buộc đã quy định tại mục III, các đơn vị học trình còn lại thuộc phần kiến thức tự chọn, bao gồm:

- Kiến thức giáo dục đại cương: 25 đvht

- Kiến thức ngành: 57 đvht

Hiệu trưởng các trường quyết định các học phần sao cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm của các chuyên môn sâu theo ngành nghề đào tạo của trường mình.

2.2. Giới thiệu một số học phần tự chọn

2.2.1. Lịch sử điện ảnh Việt Nam 2                                                          5 đvht

Nội dung: quá trình hình thành và phát triển của Điện ảnh Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử; những đặc điểm cơ bản, những quy luật phát triển của nền Điện ảnh Việt Nam; những vấn đề của Điện ảnh Việt Nam trong những chặng đường phát triển, từ đó giúp sinh viên hệ thống hoá quá trình hình thành và phát triển nền Điện ảnh Việt Nam, làm cơ sở lý luận, nền tảng cho công việc sáng tạo trong quá trình phát triển nghề nghiệp sau này. Học phần được bổ theo 2 học kỳ, mỗi học kỳ gồm kiến thức lý thyết và kiến thức thực hành được kết hợp song song. Học phần gồm:

+ Phần VII: điện ảnh Việt Nam giai đoạn 1975 - 1988

+ Phần VIII: xem phim và viết thu hoạch về giai đoạn

+ Phần IX: điện ảnh Việt Nam tử 1988 đến nay.

+ Phần V: xem phim và viết thu hoạch về giai đoạn

2.2.2. Lịch sử điện ảnh thế giới 2                                                             5 đvht

Nội dung: những nét cơ bản của lịch sử hình thành và phát triển, những trào lưu và khuynh hướng sáng tác của nghệ thuật điện ảnh thế giới, đại diện một số nước như: Pháp, Mỹ, Ý, Liên Xô và Nga, một số nước châu Âu khác và một số nước châu Á. Từ đó phát huy khả năng tìm tòi sáng tạo nghệ thuật và nghiên cứu khoa học của sinh viên. Học phần được phân bổ theo hai học kỳ, mỗi học kỳ gồm kiến thức lý thuyết và kiến thức thực hành được kết hợp song song. Học phần gồm:

+ Phần VII: điện ảnh Liên Xô và Nga

+ Phần VIII: xem phim và viết thu hoạch về điện ảnh Liên Xô và Nga

+ Phần IX: giới thiệu một số nền điện ảnh một số nước châu Âu khác

+ Phần X: xem phim và viết thu hoạch về điện ảnh các nước

+ Phần XI: giới thiệu điện ảnh các nước châu Á.

+ Phần XII: xem phim và viết thu hoạch về điện ảnh các nước

2.2.3. Thực hành nghiệp vụ phê bình điện ảnh 2                                       5 đvht

Nội dung: xem phim; viết bài phân tích phim; viết bài phê bình phim, trao đổi về phim và sửa bài trên lớp với sự hướng dẫn của giảng viên chuyên môn.

2.2.4. Nghiệp vụ phê bình điện ảnh 3                                                       3 đvht

Nội dung: tổng hợp phim theo đề tài, vấn đề; phương pháp viết bài tổng hợp phim theo đề tài, vấn đề.

2.2.5. Thực hành nghiệp vụ phê bình điện ảnh 3                                       5 đvht

Nội dung: xem phim; viết bài tổng hợp phim theo đề tài, vấn đề; tiếp tục viết bài phê bình phim; trao đổi về phim và sửa bài viết trên lớp với sự hướng dẫn của giảng viên chuyên môn.

2.2.6. Nghiệp vụ phê bình điện ảnh 4                                                       4 đvht

Nội dung: tổng hợp phim theo thời gian; phương pháp viết bài tổng hợp phim theo thời gian.

2.2.7. Thực hành nghiệp vụ phê bình điện ảnh 4                                       5 đvht

Nội dung: xem phim; viết bài tổng hợp phim theo thời gian; tiếp tục viết bài phê bình phim; trao đổi về phim và sửa bài viết ở trên lớp với sự hướng dẫn của giảng viên chuyên môn.

2.2.8. Nghiệp vụ phê bình điện ảnh 5                                                       4 đvht

Giúp sinh viên nắm vững các nghiệp vụ cơ bản về phân tích phim theo vấn đề nghệ thuật. Giảng dạy lý thuyết, thực hành xem phim và viết bài được kết hợp song song.

2.2.9. Thực hành nghiệp vụ phê bình điện ảnh 5                                       5 đvht

Xem phim, viết bài phân tích phim theo vấn đề nghệ thuật, tiếp tục bài phê bình phim, viết tiểu luận.

2.2.10. Nghiệp vụ phê bình điện ảnh 6                                                     4 đvht

Giúp sinh viên nắm vững các nghiệp vụ cơ bản về phương pháp viết bài chuyên khảo.

2.2.11. Thực hành nghiệp vụ phê bình điện ảnh 6                         5 đvht

Xem phim, viết bài chuyên khảo, tiếp tục viết bài phê bình phim.

2.2.12. Nghiệp vụ phê bình điện ảnh 7                                                      6 đvht

+ Giúp sinh viên nắm vững các nghiệp vụ cơ bản về phương pháp viết khoá luận , phương pháp nghiên cứu.

+ Xem phim, chuẩn bị đề tài và đề cương luận văn tốt nghiệp.

3. Thực tập tốt nghiệp: được thực hiện sau khi kết thúc học kỳ 7, nội dung: tìm hiểu tình hình thực tế của hoạt động sáng tác, của công tác biên tập kịch bản và phim, của công tác báo chí và tuyên truyền - phát hành phim.

4. Luận văn tốt nghiệp: được thực hiện ở học kỳ 8, sinh viên nhận đề tài thực hiện luận văn tốt nghiệp. Luận văn tốt nghiệp được quy định có độ dài không dưới 60 trang và không quá 100 trang A4 . Nội dung khoá luận tốt nghiệp phải đúng với đề cương đã được hội đồng thông qua. Sinh viên bảo vệ trước hội đồng chấm thi tốt nghiệp./.

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Thiết kế mỹ thuật sân khấu - điện ảnh (Design for Theatre and Film)

Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Thông tư số 28 /2010/TT-BGDDT ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo ngành Thiết kế mỹ thuật sân khấu - điện ảnh trình độ đại học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Thiết kế mỹ thuật sân khấu - điện ảnh, đáp ứng nhu cầu hoạt động sáng tác trong các lĩnh vực sân khấu, điện ảnh nói riêng và văn hóa nghệ thuật nói chung.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Phẩm chất đạo đức

Có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, say mê nghề nghiệp; nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

2.2. Kiến thức

Nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, hệ thống các kiến thức chung, kiến thức cơ sở và kiến thức ngành Thiết kế mỹ thuật Sân khấu - Điện ảnh ở trình độ đại học.

2.3. Kỹ năng

Có kỹ năng về mỹ thuật và nghệ thuật thiết kế mỹ thuật sân khấu - điện ảnh, có khả năng độc lập sáng tạo, tư duy khoa học, tạo hiệu quả cao trong lĩnh vực Thiết kế mỹ thuật sân khấu và điện ảnh.

II. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 210 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất (5 đvht) và Giáo dục quốc phòng - an ninh (165 tiết).

- Thời gian đào tạo: 4 năm

2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo

KHỐI KIẾN THỨC

Kiến thức bắt buộc

(đvht)

Kiến thức tự chọn

(đvht)

Tổng số

(đvht)

2.1. Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng - an ninh)

45

25

70

2.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

80

60

140

- Kiến thức cơ sở ngành

25

 

 

- Kiến thức ngành

35

 

 

- Thực tập nghề nghiệp

10

 

 

- Khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp

10

 

 

2.3. Tổng khối lượng

125

85

210

III. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC BẮT BUỘC

1. Danh mục các học phần bắt buộc

1.1. Kiến thức giáo dục đại cương                                                                   45 đvht*

1

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin

8

2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

3

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

4

4

Đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam

2

5

Cơ sở văn hóa Việt Nam

4

6

Ngoại ngữ

10

7

Tin học đại cương

4

8

Lịch sử văn học Việt Nam

5

9

Lịch sử văn học thế giới

5

10

Giáo dục thể chất

5

11

Giáo dục quốc phòng - an ninh

165 tiết

* Chưa tính các học phần 10 và 11

1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp                                                            80 đvht

1.2.1. Kiến thức cơ sở ngành                                                                              25 đvht

1

Đồ họa vi tính

5

2

Lịch sử phục trang

4

3

Nghệ thuật dựng phim

3

4

Nghệ thuật nhiếp ảnh

3

5

Trang trí không gian 1

5

6

Trang trí không gian 2

5

1.2.2. Kiến thức ngành                                                                                        35 đvht

1

Hình họa 1

5

2

Hình họa 2

5

3

Hình họa 3

5

4

Hình họa 4

5

5

Hình họa 5

5

6

Hội họa 1

5

7

Hội họa 2

5

1.2.3. Thực tập nghề nghiệp: 10 đvht

1.2.4. Khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp: 10 đvht

2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

2.1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin                     8 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh                                                                   3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.3. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam                      4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.4. Đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam         2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Tư tưởng Hồ Chí Minh

- Nội dung:

+ Những quan điểm và nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về văn hóa.

+ Vai trò của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân.

+ Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện những nội dung cơ bản trong Đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam: phân tích những nội dung có liên quan trong các văn kiện của Đảng (chú ý đến bối cảnh lịch sử, xã hội từng thời kỳ, từng giai đoạn)

+ Vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo văn hóa.

+ Những thành tựu lớn về xây dựng văn hóa từ trước tới nay.

+ Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục.

+ Phương hướng cụ thể cho việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

2.5. Cơ sở văn hóa Việt Nam                                                                4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về Văn hóa học và văn hóa Việt Nam trong tiến trình phát triển của văn hoá Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử; những biểu hiện của văn hóa Việt Nam thông qua các thành tố văn hóa: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức đời sống cá nhân, văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trường xã hội của tộc người Việt giữ vai trò chủ thể và xác định rõ những đặc điểm của vùng văn hóa ở Việt Nam.

2.6. Ngoại ngữ                                                                                      10 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất về tiếng Anh làm nền tảng vững chắc giúp sinh viên có thể tiếp thu dễ dàng những bài học ở cấp độ cao hơn. Đối với những sinh viên đã hoàn thành chương trình ngoại ngữ 7 năm ở bậc trung học phổ thông, sau khi hoàn thành học phần này phải đạt trình độ trung cấp (Intermediate Level).

2.7. Tin học đại cương                                                                         4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: giới thiệu những khái niệm cơ bản về hệ điều hành, cấu tạo và cách sử dụng máy tính; xử lý văn bản, quản lý dữ liệu; giới thiệu về Internet và cách truy cập. Ngoài ra, giúp sinh viên hình thành, phát triển kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm thông dụng.

2.8. Lịch sử văn học Việt Nam                                                              5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức khái quát về quá trình phát triển của văn học Việt Nam; hệ thống các tác giả, tác phẩm tiêu biểu nhất trong từng giai đoạn lịch sử, gồm:

+ Văn học dân gian Việt Nam: khái quát văn học dân gian Việt Nam và giới thiệu một số tác giả tiêu biểu.

+ Văn học trung đại Việt Nam: một số vấn đề về loại hình và lịch sử văn học trung đại.

+ Văn học hiện đại Việt Nam: khái quát văn học hiện đại Việt Nam (từ đầu thế kỷ XX đến nay).

2.9. Lịch sử văn học thế giới                                                                5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của văn học trong lịch sử nhân loại qua những tác giả, tác phẩm tiêu biểu ở từng thời kỳ cụ thể; rèn luyện kỹ năng khám phá bản chất thẩm mỹ của văn chương, cá tính sáng tạo và quan niệm nghệ thuật của nhà văn. Gồm các phần:

+ Văn học cổ đại Hy Lạp.

+ Văn học thời kỳ Phục hưng.

+ Văn học Pháp thế kỷ XVII.

+ Văn học Pháp thế kỷ XVIII.

+ Văn học hiện thực Nga thế kỷ XIX.

+ Văn học lãng mạn Pháp thế kỷ XIX.

+ Văn học thế kỷ XX.

2.10. Giáo dục thể chất                                                             5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12 tháng 9 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục Đại học đại cương (giai đoạn 1) dùng cho các trường Đại học và các trường Cao đẳng Sư phạm và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12 tháng 4 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục thể chất giai đoạn II các trường Đại học và Cao đẳng (không chuyên thể dục thể thao).

2.11. Giáo dục quốc phòng - an ninh                                                    165 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng.

2.12. Đồ họa vi tính                                                                              5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Tin học đại cương

- Nội dung: những kiến thức về Corelw Draw là phần mềm rất mạnh để thực hiện thành công những ý tưởng thiết kế. Học phần này cũng giúp sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản, từ đó sinh viên có thể tự tra cứu thêm những tư liệu tham khảo của phần mềm này có trên thị trường. Gồm 9 bài:

+ Khởi đầu với Corelw Draw 11.0.

+ Tạo đối tượng Graphic.

+ Chọn - nhân bản - biến đổi.

+ Thao tác với nhiều đối tượng.

+ Chỉnh dạng đối tượng.

+ Thao tác với Text.

+ Chỉ định thuộc tính nền và viền.

+ Sử dụng các hiệu ứng.

+ Thao tác với ảnh Biprmap.

2.13. Lịch sử phục trang                                                                     4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức về lịch sử nghệ thuật tạo hình Việt Nam theo tiến trình thời gian; giới thiệu các tác phẩm mỹ thuật tiêu biểu; những đặc điểm cơ bản của lịch sử mỹ thuật phục trang Việt Nam qua từng thời kỳ, từng triều đại, từng thời kỳ lịch sử của đất nước. Cụ thể:

+ Thời kỳ trước công nguyên, thời kỳ Bắc thuộc (đến thế kỷ 10)

+ Thời kỳ kiến thức sơ kỳ (từ thế kỷ 10 đến 11)

+ Thời kỳ phong kiến trung kỳ (từ thế kỷ 11 đến 14)

+ Thời kỳ phong kiến trung kỳ (từ thế kỷ 15 đến 16)

+ Thời Nguyễn (1820 – 1945)

+ Tham quan bảo tàng Mỹ thuật, Bảo tàng Lịch sử; tổng kết và hướng dẫn làm bài.

2.14. Nghệ thuật dựng phim                                                                 3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức về ngôn ngữ điện ảnh và những đặc trưng riêng biệt của nghệ thuật điện ảnh; dựng phim trong ngôn ngữ điện ảnh; dựng phim với quá trình phát triển lịch sử; thời kỳ (thống soái) của dựng phim; những tìm kiếm về dựng phim ở thời kỳ phim câm; những tìm kiếm về dựng phim ở thời kỳ phim đen trắng.

2.15. Nghệ thuật nhiếp ảnh                                                                   3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về bố cục, xử lý tạo hình, ánh sáng đường nét, màu sắc, tạo hiệu quả không gian và xử lý chất liệu bề mặt của các đối tượng; chuẩn bị cho sinh viên tập làm quen với ánh sáng và tạo hình điện ảnh. Gồm các phần:

+ Bố cục khuôn hình nhiếp ảnh.

+ Ánh sáng trong nhiếp ảnh.

+ Xử lý tạo hình nhiếp ảnh.

+ Ảnh phong cảnh.

+ Ảnh chân dung.

+ Ảnh tĩnh vật.

+ Ảnh liên hoàn.

2.16. Trang trí không gian 1                                                                 5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức về trang trí không gian cơ bản: trang trí không gian nội thất; trang trí không gian ngoại thất; sinh viên học lý thuyết và thực hành kết hợp song song.

2.17. Trang trí không gian 2                                                                 5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: trang trí không gian 1.

- Nội dung: những kiến thức về trang trí không gian cơ bản: Trang trí không gian các sinh hoạt văn hoá xã hội trong nghề nghiệp, lễ hội, hội nghị, biểu diễn trong nhà; trang trí không gian những sinh hoạt văn hoá xã hội mang tính tập thể ngoài trời; sinh viên học lý thuyết và thực hành kết hợp song song.

2.18. Hình hoạ 1                                                                                    5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: các khái niệm cơ bản của hình khối, mảng và vai trò của thể loại tượng chân dung. Trên cơ sở đó, sinh viên vận dụng kiến thức vào bài tập thể hiện được không gian, hình khối, đặc điểm và hướng của nguồn sáng trên cơ sở mẫu chất liệu thạch cao; củng cố và bổ sung các kiến thức đã học ở các bài chân dung, bán thân tượng. Từ đó, sinh viên có sự hiểu biết về không gian, hiểu rõ quy luật của độ đậm nhạt trước tác động của ánh sáng để diễn tả mẫu, thể hiện được không gian ba chiều trên mặt phẳng hai chiều; sử dụng tốt chất liệu chì trên giấy; sử dụng phương pháp bố cục, dựng hình, phối hợp đậm nhạt, tạo được hình khối, không gian; diễn tả được đặc điểm mẫu thuật, thể hiện được sự khác biệt giữa già và trẻ, giữa tượng và người. Sinh viên học lý thuyết và thực hành các bài tập vẽ kết hợp xen kẽ, gồm 12 bài thực hành vẽ.

2.19. Hình họa 2                                                                                   5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: hình họa 1.

- Nội dung: củng cố, bổ sung và áp dụng các kiến thức đã học ở trong hệ thống bài hình hoạ trên vào những bài tập một cách linh hoạt, thể hiện được hình khối, đặc điểm và không gian của từng mẫu vẽ cụ thể, thể hiện được sự khác biệt giữa hình khối, chất cảm da thịt giữa người già và người trẻ, sử dụng cách vẽ bút chì tốt trên chất liệu giấy; hoàn thiện dần kỹ năng vẽ chất liệu chì, thể hiện được không gian trên mặt phẳng hai chiều, bố cục, dựng hình, phối hợp đậm nhạt và ánh sáng tạo được không gian tổng thể của mẫu về từ ba hướng cơ bản khác nhau, thể hiện và hiểu được tỷ lệ cơ bản của tư thế mẫu ngồi và mẫu ở tư thế đứng, diễn tả chất da, thịt, tóc, vải, không gian và ánh sáng của mẫu vẽ. Sinh viên học lý thuyết và thực hành các bài tập vẽ được kết hợp xen kẽ, gồm 13 bài thực hành vẽ.

2.20. Hình họa 3                                                                                    5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: hình họa 1 và 2.

- Nội dung: hoàn thiện dần kỹ năng vẽ chất liệu chì, nắm được tỉ lệ cơ bản của dáng nằm, ngồi của tư thế mẫu nam, diễn tả được không gian tổng thể của dáng mẫu, đặc điểm tính cách mẫu nam; nắm được quy luật của ánh sáng và cách sử dụng của bút chì mang tính chủ động, hiểu và thể hiện được sự khác biệt về đường nét, cấu trúc, hình khối của mẫu nữ so với mẫu nam, thể hiện được sự mềm mại đặc tính của mẫu nữ theo từng thế dáng cụ thể, thể hiện được tình thần, đặc điểm các nhân của từng mẫu khác biệt. Sinh viên học lý thuyết và thực hành các bài tập vẽ được kết hợp xen kẽ, gồm 13 bài thực hành vẽ.

2.21. Hình họa 4                                                                                   5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Hình họa 1, 2 và 3.

- Nội dung: thể hiện được sự linh hoạt, chủ động của chất liệu sơn dầu trên từng bài tập, thể hiện được không gian, ánh sáng, độ đậm nhạt, hình khối và mầu sắc ở từng vị trí vẽ khác nhau, thể hiện được góc nhìn cao, thấp của không gian hoà sắc của mẫu vẽ, lột tả được tinh thần của dáng thế, đặc điểm cá nhân của từng mẫu vẽ cụ thể mang đậm tính sáng tạo cá nhân trong bút pháp thể hiện sơn dầu. Sinh viên học lý thuyết và thực hành các bài tập kết hợp xen kẽ, gồm 5 bài thực hành vẽ.

2.22. Hình họa 5                                                                                   5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Hình họa 1, 2, 3 và 4.

- Nội dung: nghiên cứu và thể hiện được mẫu vẽ và trang phục phù hợp với thể trạng và độ tuổi; phân biệt và thể hiện được sự khác biệt giữa mẫu già, trung niên, trẻ nam, nữ và tìm ra bút pháp phù hợp để diễn tả đạt được hiệu quả cao nhất; thể hiện được đặc điểm, không gian, tâm trạng và dáng thế mẫu; chủ động trong bút pháp thể hiện mang đậm dấu ấn cá nhân, sáng tạo. Sinh viên học lý thuyết và thực hành bài tập vẽ kết hợp xen kẽ, gồm 5 bài thực hành vẽ.

2.23. Hội họa 1                                                                                     5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những khái niệm cơ bản của tĩnh vật, của màu sắc và vai trò của bài tĩnh vật. Từ đó, sinh viên vận dụng kiến thức vào bài tập thể hiện được không gian, hình khối, độ đậm nhạt và hướng của nguồn sáng trên sơ sở mẫu thật; củng cố và bổ sung các kiến thức đã học vẽ tĩnh vật màu, hiểu về màu trong không gian, hiểu rõ quy luật của màu sắc trước tác động của ánh sáng để diễn tả mẫu, nắm được tương quan: độ nóng - lạnh, độ đậm - nhạt của màu, thể hiện không gian ba chiều trên mặt phẳng hai chiều, sử dụng tốt chất liệu bột mầu trên giấy, sử dụng phương pháp bố cục, dựng hình, phối hợp đậm nhạt, màu sắc tạo được hình khối, không gian, diễn tả tính chất của đồ vật, có bút pháp riêng, có cá tính và sáng tạo. Sinh viên học lý thuyết và thực hành các bài tập vẽ kết hợp xen kẽ, gồm 10 bài thực hành vẽ.

2.24. Hội họa 2                                                                                     5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Hội họa 1.

- Nội dung: củng cố, bổ sung và áp dụng các kiến thức đã học trong hệ thống bài tĩnh vật trên chất liệu bột màu vào những bài tập trên chất liệu sơn dầu một cách linh hoạt; thể hiện được hòa sắc của mẫu vẽ, không gian, thời gian của cảnh vẽ; sử dụng cách vẽ bằng bút tốt trên chất liệu sơn dầu; thể hiện được không gian trên mặt phẳng hai chiều, bố cục, dựng hình, phối hợp độ đậm nhạt và màu sắc tạo được hòa sắc tổng thể của mẫu vẽ và thời gian của cảnh vẽ. Sinh viên học lý thuyết và thực hành bài tập vẽ kết hợp xen kẽ, gồm 10 bài thực hành vẽ.

IV. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

1. Hướng dẫn tổ chức đào tạo

1.1. Khi xây dựng chương trình đào tạo các trường cần phân chia cân đối tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành; tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vào chương trình đào tạo.

1.2. Các chương trình đào tạo phải thể hiện được chuẩn đầu ra của ngành đào tạo.

1.3. Chương trình được thực hiện kết hợp giữa niên chế và học phần. Tùy điều kiện của từng trường, Hiệu trưởng quyết định chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ căn cứ vào văn bản qui định hiện hành của nhà nước.

2. Khối lượng kiến thức tự chọn

2.1. Căn cứ quy định tại mục 2 (cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo), ngoài các học phần bắt buộc, các đơn vị học trình còn lại thuộc kiến thức tự chọn, bao gồm:

- Kiến thức giáo dục đại cương: 25 đvht

- Kiến thức ngành: 60 đvht

Hiệu trưởng các trường quyết định các học phần tự chọn sao cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm ngành nghề đào tạo của trường mình.

2.2. Giới thiệu một số học phần tự chọn

2.2.1. Hội họa 3                                                                                    5 đvht

- Nội dung: hoàn thiện dần kỹ năng vẽ chất liệu sơn dầu; diễn tả không gian tổng thể của mẫu vẽ và không gian tranh phong cảnh ngoài trời; diễn tả nguồn ánh sáng trên mẫu tĩnh vật và ánh sáng tự nhiên trong tranh phong cảnh ngoài trời, diễn tả chất liệu của đồ vật như: gốm, sứ, thuỷ tinh, kim loại... trong bài vẽ tĩnh vật, nước, mây, nhà, cây... trong tranh phong cảnh ngoài trời. Từ đó, sinh viên nắm được quy luật của hòa sắc và cách sử dụng bút pháp mang tính chủ động của cá nhân, ký họa tư liệu mang tính chủ động để làm phác thảo đen trắng mẫu. Sinh viên học lý thuyết và thực hành các dạng bài tập vẽ kết hợp xen kẽ, gồm 11 bài thực hành vẽ.

2.2.2. Hội họa 4                                                                                    5 đvht

- Nội dung: những kiến thức về các dạng bố cục cơ bản trong tranh hội họa và cách chuyển từ tư liệu vào tác phẩm hội họa trên chất liệu sơn dầu. Sinh viên chọn đề tài và lấy tư liệu phục vụ cho một bức tranh sơn dầu, thực hiện quy trình làm phác thảo đen trắng và phác thảo mẫu trên hệ thống tư liệu đã có; áp dụng kỹ năng đã học trong trường vào thực tế cụ thể ở một địa phương; sử dụng tốt một số loại bút, màu, giấy vẽ ký họa cơ bản. Phần lý thuyết và thực hành các bài tập vẽ kết hợp xen kẽ, gồm 8 bài thực hành vẽ và đi thực tế.

 2.3. Giới thiệu chuyên ngành tự chọn

2.3.1. Chuyên ngành Thiết kế mỹ thuật phim truyện, gồm các học phần.

a

Tạo hình mỹ thuật phim truyện 1

5

b

Tạo hình mỹ thuật phim truyện 2

5

c

Tạo hình mỹ thuật phim truyện 3

5

d

Tạo hình mỹ thuật phim truyện 4

5

e

Tạo hình mỹ thuật phim truyện 5

5

f

Nghiệp vụ đạo diễn điện ảnh

5

g

Kỹ xảo vi tính số hóa

5

h

Nghệ thuật quay phim

5

i

Kỹ thuật ống kính

5

2.3.2. Chuyên ngành thiết kế mỹ thuật phim hoạt hình, gồm các học phần

a

Tạo hình mỹ thuật phim hoạt hình 1

5

b

Tạo hình mỹ thuật phim hoạt hình 2

5

c

Tạo hình mỹ thuật phim hoạt hình 3

5

d

Tạo hình mỹ thuật phim hoạt hình 4

5

e

Tạo hình mỹ thuật phim hoạt hình 5

5

f

Nghiệp vụ đạo diễn phim hoạt hình

5

g

Kỹ xảo vi tính số hóa

5

h

Nghệ thuật quay phim

5

i

Kỹ thuật vẽ động

5

2.3.3. Chuyên ngành thiết kế mỹ thuật sân khấu, gồm các học phần

a

Tạo hình mỹ thuật sân khấu 1

5

b

Tạo hình mỹ thuật sân khấu 2

5

c

Tạo hình mỹ thuật sân khấu 3

5

d

Tạo hình mỹ thuật sân khấu 4

5

e

Tạo hình mỹ thuật sân khấu 5

5

f

Nghiệp vụ đạo diễn sân khấu

5

g

Thiết kế ánh sáng sân khấu

5

h

Nghệ thuật hóa trang sân khấu

5

i

Nghệ thuật dựng cảnh sân khấu

5

3. Thực tập tốt nghiệp: được thực hiện sau khi kết thúc học kỳ 7, nội dung: thu thập tài liệu, thực tập nghề nghiệp, nghiên cứu mô hình tổ chức liên quan đến đề tài khóa luận tốt nghiệp.

4. Đồ án và khóa luận tốt nghiệp: được thực hiện ở học kỳ 8, sinh viên nhận đề tài theo chuyên ngành Thiết kế mỹ thuật sân khấu - điện ảnh đã được học. Nội dung đồ án và khóa luận tốt nghiệp phải đúng với đề cương được hội đồng thông qua. Sinh viên bảo vệ trước hội đồng chấm thi tốt nghiệp./.

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Đồ họa (Graphic)

Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Thông tư số 28 /2010/TT-BGDDT ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo ngành Đồ họa trình độ đại học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Đồ họa để có khả năng thiết kế, quảng cáo, sáng tác những tác phẩm thuộc lĩnh vực đồ họa; có khả năng nghiên cứu và giảng dạy đồ họa tại các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Phẩm chất đạo đức

Có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, say mê nghề nghiệp, nắm vững đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trên lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật.

2.2. Kiến thức

Nắm vững kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, các kiến thức về nghệ thuật tạo hình, cũng như những kiến thức cơ bản về đồ họa và có khả năng tự học, tự nghiên cứu.

2.3. Kỹ năng

Có kỹ năng, kỹ thuật về sáng tác các tác phẩm đồ họa; có khả năng tư duy, phát triển, thể hiện ý tưởng bằng ngôn ngữ đồ họa.

II. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 258 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất (5 đvht) và Giáo dục quốc phòng-an ninh (165 tiết)

- Thời gian đào tạo: 5 năm

2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo

 KHỐI KIẾN THỨC

Kiến thức bắt buộc

(đvht)

Kiến thức tự chọn

(đvht)

Tổng số

(đvht)

2.1. Kiến thức giáo dục đại cương (chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng - an ninh)

50

20

70

2.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

100

88

188

- Kiến thức cơ sở ngành

29

 

 

- Kiến thức ngành

41

 

 

- Thực tập nghề nghiệp

15

 

 

- Khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp

15

 

 

2.3. Tổng khối lượng

150

108

258

III. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC BẮT BUỘC

1. Danh mục các học phần bắt buộc

1.1. Kiến thức giáo dục đại cương                                                                               50 đvht*

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin

8

2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

3

Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

4

4

Đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng cộng sản Việt Nam

2

5

Cơ sở văn hóa Việt nam

4

6

Ngoại ngữ

10

7

Tin học đại cương

4

8

Mỹ học đại cương

3

9

Nghệ thuật học đại cương

3

10

Mỹ thuật học

3

11

Phương pháp nghiên cứu khoa học

3

12

Giáo dục học đại cương

3

13

Giáo dục thể chất

5

14

Giáo dục quốc phòng-an ninh

165 tiết

* Chưa tính học phần 13 và 14

1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp                                                                        100 đvht

1.2.1. Kiến thức cơ sở của nhóm ngành và ngành                                                           29 đvht

1

Lịch sử mỹ thuật Thế giới 1

3

2

Lịch sử mỹ thuật Thế giới 2

3

3

Lịch sử mỹ thuật Việt Nam

4

4

Giải phẫu tạo hình 1

3

5

Giải phẫu tạo hình 2

3

6

Luật xa gần

4

7

Đạc họa

2

8

Nguyên lý thị giác

3

9

Nghiên cứu mỹ thuật cổ Việt Nam

2

10

Điêu khắc

2

1.2.2. Kiến thức ngành                                                                                                   41 đvht

1

Hình họa 1

4

2

Hình họa 2

4

3

Hình họa 3

4

4

Hình họa 4

4

5

Hình họa 5

5

6

Hình họa 6

5

7

Hình họa 7

5

8

Cơ sở tạo hình 1

3

9

Cơ sở tạo hình 2

3

10

Cơ sở tạo hình 3

4

1.2.3. Thực tập nghề nghiệp:                                                                 15 đvht

1.2.4. Khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp:                                                    15 đvht

2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

2.1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin                       8 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung ban hành tại quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh                                                                   3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin

- Nội dung ban hành tại quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.3. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam                     4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Nội dung ban hành tại quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.4. Đường lối văn hoá - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam         2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Tư tưởng Hồ Chí Minh

- Nội dung:

+ Những quan điểm và nội dung cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin về văn hóa.

+ Vai trò của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân.

+ Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện những nội dung cơ bản trong đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam: phân tích những nội dung có liên quan trong các văn kiện của Đảng (chú ý đến bối cảnh lịch sử, xã hội từng thời kỳ, từng giai đoạn).

+ Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo văn hóa.

+ Những thành tựu lớn về xây dựng văn hóa từ trước tới nay.

+ Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục.

+ Phương hướng cụ thể cho việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

2.5. Cơ sở văn hóa Việt Nam                                                                4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về Văn hóa học và văn hóa Việt Nam trong tiến trình phát triển của văn hóa Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử; sự biểu hiện của văn hóa Việt Nam thông qua các thành tố văn hóa: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức đời sống cá nhân, văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trư­ờng xã hội của tộc ngư­ời Việt giữ vai trò chủ thể và xác định rõ những đặc điểm của các vùng văn hóa ở Việt Nam.

2.6. Ngoại ngữ                                                                                    10 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức và kỹ năng cơ bản về tiếng Anh làm nền tảng vững chắc giúp sinh viên có thể tiếp thu dễ dàng những bài học ở cấp độ cao hơn. Đối với những sinh viên đã học chương trình ngoại ngữ 7 năm ở bậc trung học phổ thông, sau khi hoàn thành học phần này phải đạt trình độ trung cấp (Intermediate Level).

2.7. Tin học đại cương                                                                         4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về tin học như: khái niệm về tin học và máy tính, cách sử dụng hệ điều hành và một số tiện ích; soạn thảo văn bản trên máy tính, sử dụng bảng tính; khai thác dịch vụ cơ bản của mạng Internet. Ngoài ra, còn giúp sinh viên hình thành, phát triển kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm thông dụng.

2.8. Mỹ học đại cương                                                                         3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản, hiện đại, hệ thống và tương đối toàn diện về Mỹ học, giúp người học có ý thức và khả năng cảm thụ, đánh giá và sáng tạo cái đẹp cho cuộc sống, cho bản thân và cho nghệ thuật.

2.9. Nghệ thuật học đại cương                                                              3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không.

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về nguồn gốc nghệ thuật, đặc thù của các loại hình nghệ thuật và một số thông tin về nghệ thuật của nhân loại. Trên cơ sở đó, giúp sinh viên có những hiểu biết, ứng dụng vào học tập cũng như trong cuộc sống.

2.10. Mỹ thuật học                                                                                 3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Mỹ học đại cương

- Nội dung: những kiến thức và kỹ năng phân tích, xử lý, nắm bắt các yếu tố biểu đạt của ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình: đường nét, mảng, hình, màu sắc, không gian, khối, và sự chuyển động, bố cục; các nguyên lý - yếu tố tạo hình; sự kết hợp giữa nội dung ý tưởng và các hình thức biểu đạt.

2.11. Phương pháp nghiên cứu khoa học                                            3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về khoa học, nghiên cứu khoa học và bản chất của nghiên cứu khoa học cũng như­ cấu trúc logic của một công trình khoa học; các thao tác nghiên cứu khoa học, biết xây dựng, chứng minh và trình bày các luận điểm khoa học. Qua đó, sinh viên có thể nắm được phương pháp trình bày một báo cáo khoa học, viết một công trình khoa học và bước đầu biết vận dụng kỹ năng nghiên cứu khoa học vào việc học tập.

2.12. Giáo dục học đại c­ương                                                               3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những vấn đề chung của Giáo dục học: chức năng của giáo dục, đối t­ượng, nhiệm vụ, mục đích, phư­ơng pháp nghiên cứu giáo dục; hệ thống giáo dục quốc dân; những vấn đề cơ bản của lý luận dạy học, nguyên tắc dạy học; nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; những lý luận về quản lý trư­ờng học: nội dung và phương pháp quản lý; vai trò của Hiệu trưởng, vai trò của giáo viên, vai trò của tập thể sinh viên.

2.13. Giáo dục thể chất                                                             5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12 tháng 9 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục Đại học đại cương (giai đoạn 1) dùng cho các trường Đại học và các trường Cao đẳng Sư phạm và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12 tháng 4 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục thể chất giai đoạn II các trường Đại học và Cao đẳng (không chuyên thể dục thể thao).

2.14. Giáo dục quốc phòng - an ninh                                                    165 tiết

- Điều kiện tiên quyết: không

            - Nội dung ban hành tại Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng.

2.15. Lịch sử mỹ thuật thế giới 1                                                           3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức hệ thống về lịch sử mỹ thuật thế giới; thành tựu và đặc điểm của mỹ thuật thời nguyên thuỷ, thời cổ đại và thời trung cổ.

2.16. Lịch sử mỹ thuật thế giới 2                                                          3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lịch sử mỹ thuật thế giới 1

- Nội dung: những kiến thức hệ thống về lịch sử mỹ thuật thế giới; thành tựu và đặc điểm của mỹ thuật thời cận đại, hiện đại và một số nền mỹ thuật phương Đông như: Trung hoa, Ấn Độ, Nhật Bản.

2.17. Lịch sử mỹ thuật Việt Nam                                                            4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức về quá trình hình thành và phát triển của mỹ thuật Việt Nam thông qua việc giới thiệu bối cảnh lịch sử, thành tựu nghệ thuật của các giai đoạn như: mỹ thuật thời nguyên thuỷ, thời phong kiến, thời Pháp thuộc và từ Cách mạng tháng 8 đến nay; từ đó nêu bật đặc điểm và truyền thống nghệ thuật của dân tộc Việt Nam.

2.18. Giải phẫu tạo hình 1                                                                    3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức về chức năng, cấu tạo, cấu trúc, hình thái, đặc điểm của bộ xương và hệ cơ; nghiên cứu về tỷ lệ cơ thể người, đầu người và phần thân người.

2.19. Giải phẫu tạo hình 2                                                                   3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Giải phẫu tạo hình 1

- Nội dung: những kiến thức về nghiên cứu tỷ lệ, cấu trúc hệ cơ, xương chi trên, xương chi dưới; nghiên cứu hệ vận động của cơ thể.

2.20. Luật xa gần                                                                                   4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về luật phối cảnh và phương pháp biểu hiện không gian trên mặt phẳng. Thông qua đó, sinh viên có cái nhìn chính xác, khoa học trong không gian tự nhiên cũng như không gian của các tác phẩm, tạo điều kiện để sinh viên học tốt môn học sáng tác cũng như các môn học khác.

2.21. Đạc họa                                                                                       2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về phương pháp đo đạc, cách rút tỷ lệ, kỹ thuật vẽ các bản vẽ kiến trúc như: mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng và bản vẽ cấu tạo. Thông qua đó, sinh viên học tập được những giá trị nghệ thuật của các công trình kiến trúc cổ.

2.22. Nguyên lý thị giác                                                                        3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức về nghệ thuật thị giác, bao gồm các nguyên lý của thị giác thể hiện qua các dạng vật chất như điểm, nét, hình, mảng, màu sắc… (đề cập tới từng yếu tố thị giác). Qua đó, giúp sinh viên hiểu sâu thêm về các nguyên tắc và quy luật bố cục và hiệu ứng mang lại của các nguyên tắc này tác động đến thị giác người xem.

2.23. Nghiên cứu mỹ thuật cổ Việt Nam                                                2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức về một số di tích hoặc di vật tiêu biểu để nhận biết những nét độc đáo, điển hình của nghệ thuật cổ Việt Nam; từ đó, sinh viên biết học tập những vốn quý trong nghệ thuật cổ để áp dụng vào các bài học khác.

2.24. Điêu khắc                                                                                     2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về đặc trưng của ngôn ngữ tạo hình ba chiều của nghệ thuật điêu khắc; nhận biết quy trình thể hiện từ mẫu thật. Qua đó, sinh viên hiểu biết ngôn ngữ tạo hình của khối và chất trong không gian với chất liệu cơ bản là đất sét.

2.25. Hình họa 1                                                                                   4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: sinh viên có trình độ tương đương trung cấp mỹ thuật

- Nội dung: những kiến thức cơ bản để vẽ hình họa nghiên cứu tượng đầu người: tượng phác mảng, xương sọ, lột da, chân dung nam, nữ; giúp cho sinh viên nắm bắt được phương pháp nghiên cứu đối tượng bằng chất liệu bút chì.

2.26. Hình họa 2                                                                                   4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Hình họa 1

- Nội dung: những kiến thức để vẽ nghiên cứu chân dung mẫu người thật bằng chất liệu đen trắng; giúp sinh viên luyện tập khả năng phân tích, diễn tả các đối tượng cụ thể. Đặc biệt, rèn luyện cho sinh viên kỹ năng sử dụng bút chì, bút sắt khi vẽ hình.

2.27. Hình họa 3                                                                                   4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Hình họa 2

- Nội dung: những kiến thức để vẽ nghiên cứu mẫu người bán thân bằng chất liệu đen trắng và màu. Giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng dựng hình, phân tích hình khối, tỷ lệ, màu sắc, hòa sắc của cơ thể người trong không gian.

2.28. Hình họa 4                                                                                   4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Hình họa 3

- Nội dung: những kiến thức để vẽ mẫu người toàn thân (khỏa thân hoặc mặc quần áo); giúp sinh viên nắm được tỷ lệ, cấu trúc cơ thể toàn thân người với các dáng khác nhau. Thông qua việc diễn tả ánh sáng, chất và không gian, sinh viên nắm bắt được các phương pháp sử dụng chất liệu màu và đen trắng khi diễn tả con người khỏa thân và con người mặc quần áo trong không gian.

2.29. Hình họa 5                                                                                   5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Hình họa 4

- Nội dung: những kiến thức để vẽ mẫu người toàn thân (khỏa thân hoặc mặc quần áo); giúp sinh viên nghiên cứu sâu hơn về cơ thể con người, chú ý tới đặc điểm, tỷ lệ, độ đậm nhạt, ánh sáng và không gian toàn bộ, biết lược bỏ những chi tiết không cần thiết, tập trung diễn tả những hình khối chính, điển hình của người mẫu.

2.30. Hình họa 6                                                                                   5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Hình họa 5

- Nội dung: những kiến thức để nghiên cứu vẽ mẫu người khỏa thân hoặc mặc quần áo với các tư thế và động tác phức tạp bằng chất liệu đen trắng và màu. Mỗi tư thế được bố trí điều kiện ánh sáng thay đổi khác nhau nhằm nâng cao kỹ năng nghiên cứu, phân tích và diễn đạt tương quan sáng tối giữa đối tượng và không gian.

2.31. Hình họa 7                                                                                   5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Hình họa 6

- Nội dung: những kiến thức để nghiên cứu vẽ mẫu đôi nam, đôi nữ toàn thân khỏa thân hoặc mặc quần áo bằng chất liệu đen trắng và màu. Trên cơ sở đó, sinh viên sử dụng chất liệu để diễn tả tỷ lệ, hình khối, ánh sáng tương quan giữa hai đối tượng trong một không gian tổng thể. Sinh viên có thể sử dụng nhiều phương pháp diễn tả để thực hiện ý tưởng tạo hình của mình.

2.32. Cơ sở tạo hình 1                                                                          3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức về các phương pháp nghiên cứu thiên nhiên qua các bài tập ghi chép và cách điệu hoa lá, động vật; các nguyên tắc trang trí cơ bản, các hình thức và phương pháp thể hiện trang trí; các dạng bố cục trang trí cơ bản (hình vuông, tròn, chữ nhật, tam giác, đa giác...).

2.33. Cơ sở tạo hình 2                                                                          3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Cơ sở tạo hình 1

- Nội dung: những kiến thức về trang trí đường diềm, thảm, vải hoa, giấy gói...; quy trình và phương pháp thực hiện các bài tập trang trí; những kiến thức về chữ, các loại/kiểu (font) chữ, nguyên tắc thiết kế chữ, cách trình bày chữ.

2.34. Cơ sở tạo hình 3                                                                          4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Cơ sở tạo hình 2

- Nội dung: những kiến thức về các loại hình trang trí tranh cổ động, tranh quảng cáo, tranh trang trí; nguyên tắc và đặc trưng ngôn ngữ tạo hình của tranh cổ động, tranh quảng cáo, tranh trang trí; quy trình phương pháp sáng tác tranh cổ động, tranh quảng cáo, tranh trang trí.

IV. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

1. Hướng dẫn tổ chức đào tạo

1.1. Khi xây dựng chương trình đào tạo các trường cần phân chia tỷ lệ cân đối giữa lý thuyết và thực hành; tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vào chương trình đào tạo. Các chương trình đào tạo phải thể hiện được chuẩn đầu ra của ngành đào tạo.

1.2. Chương trình được thực hiện kết hợp giữa niên chế và học phần. Tùy điều kiện của từng trường, Hiệu trưởng quyết định chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ căn cứ vào văn bản qui định hiện hành.

1.3. Các học phần được thiết kế theo đơn vị học trình (đvht). Mỗi đơn vị học trình bằng 15 tiết lý thuyết, 30 tiết thực hành, 45 tiết thực tập.

1.4. Ch­ương trình khung trình độ đại học ngành Đồ họa được thiết kế theo hư­ớng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành.

2. Về khối lượng kiến thức tự chọn

2.1. Căn cứ quy định tại mục 2 (cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo), ngoài các học phần bắt buộc quy định tại mục III, các đơn vị học trình còn lại thuộc phần kiến thức tự chọn, bao gồm:

- Phần kiến thức giáo dục đại cương: 20 đvht

- Phần kiến thức ngành: 88 đvht

Hiệu trưởng các trường quyết định các học phần tự chọn sao cho phù hợp với điều kiện và đặc điểm ngành nghề đào tạo của trường mình.

2.2 Giới thiệu chuyên ngành tự chọn, gồm các chuyên ngành : Đồ họa vẽ tay; Đồ họa in ấn…Chuyên ngành có khối lượng kiến thức tối thiểu: 25 đvht.

3. Đánh giá, tổ chức thực tập, thi tốt nghiệp:

- Sau mỗi học phần đều có nhận xét đánh giá và chấm điểm theo thang đểm 10.

- Điểm của các học phần được tích lũy thành điểm trung bình của từng năm học để xếp loại học tập, xét học bổng hàng năm và được tích lũy trong toàn khóa để xếp loại tốt nghiệp.

- Thực tập nghề nghiệp: Giúp sinh viên có điều kiện tiếp cận với thực tế cuộc sống; øng dụng những kiến thức đã học vào việc ghi chép thùc tế; rèn luyện khả năng ký họa, khả năng ghi chép bằng cái nhìn, ngôn ngữ đồ họa, phản ánh một cách cơ bản về đặc trưng ngôn ngữ đồ họa thông qua các chất liệu: bút chì, bút sắt, mực nho, màu nước, bột màu...

- Thi tốt nghiệp: sáng tác một bộ gồm hai tác phẩm đồ họa (phác thảo phải được Hội đồng thông qua; kích thước, chất liệu do Hội đồng quy định) và khóa luận tốt nghiệp./.

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam (Ethnic minorities culture of Viet Nam)

Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Thông tư số 28 /2010/TT-BGDDT ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam trình độ đại học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam để nghiên cứu, bảo tồn, tổ chức và quản lý các hoạt động văn hóa dân tộc thiểu số.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Phẩm chất đạo đức

Có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, yêu nghề; nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trong các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

2.2. Kiến thức

Nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn; đặc điểm phong tục tập quán, tâm lý, văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam; phương pháp tổ chức, quản lý các hoạt động của ngành.

2.3. Kỹ năng

Có khả năng nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam; có phương pháp tổ chức, quản lý các hoạt động của ngành.

II. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 198 đơn vị học trình (đvht) chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất (5 đvht) và Giáo dục quốc phòng - an ninh (165 tiết).

- Thời gian đào tạo: 4 năm

2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo

KHỐI KIẾN THỨC

Kiến thức bắt buộc

(đvht)

Kiến thức tự chọn

(đvht)

Tổng số

(đvht)

2.1. Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng - an ninh)

48

22

70

2.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

74

54

128

- Kiến thức cơ sở ngành

26

 

 

- Kiến thức ngành

28

 

 

- Thực tập

10

 

 

- Khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp

10

 

 

2.3. Tổng khối lượng

122

76

198

III. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC BẮT BUỘC

1. Danh mục các học phần bắt buộc

1.1 Kiến thức giáo dục đại cương                                                                                 48 đvht*

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin

8

2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

3

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

4

4

Đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam

2

5

 Cơ sở văn hóa Việt Nam

4

6

Ngoại ngữ

10

7

Tin học đại cương

4

8

Mỹ học đại cương

3

9

Văn hóa học đại cương

2

10

Tâm lý học đại cương

3

11

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

12

Xã hội học đại cương

3

13

Giáo dục thể chất

5

14

Giáo dục quốc phòng - an ninh

165 tiết

* Chưa kể học phần 13 và 14

1.2 Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp                                                             74 đvht

1.2.1. Kiến thức cơ sở ngành                                                                                         26 đvht

1

Dân tộc học đại cương

3

2

Địa văn hóa các dân tộc Việt Nam

2

3

Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

3

4

Âm nhạc học đại cương

2

5

Sân khấu học đại cương

2

6

Múa đại cương

2

7

Mỹ thuật học đại cương

2

8

Tôn giáo và tín ngưỡng

3

9

Văn hóa dân gian

3

10

Văn hóa gia đình

4

1.2.2. Kiến thức ngành                                                                                                   28 đvht

1

Phương pháp điền dã dân tộc học

2

2

Văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Bắc Bộ

4

3

Văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Trung bộ và Tây Nguyên

4

4

Văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Nam Bộ

3

5

Quản lý nhà nước về Văn hóa

3

6

Tổ chức các sự kiện văn hóa vùng dân tộc thiểu số

4

7

Công tác dân vận

3

8

Tổ chức và quản lý hoạt động du lịch

3

9

Xây dựng và quản lý các dự án văn hóa

2

1.2.3. Thực tập nghề nghiệp: 10 đvht

1.2.4. Khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp: 10 đvht

2. Mô tả các học phần bắt buộc

2.1. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin                                             8 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh 3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin.

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.3. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Nội dung ban hành theo Quyết định số 52/2008/QĐ- BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.4. Đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam          2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung:

+ Những quan điểm và nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về văn hóa.

+ Vai trò của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân.

+ Quá trình hình thành phát triển và hoàn thiện những nội dung cơ bản trong đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam: phân tích các nội dung có liên quan trong các văn kiện của Đảng (chú ý đến bối cảnh lịch sử, xã hội trong từng thời kỳ, từng giai đoạn).

+ Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo văn hóa.

+ Những thành tựu lớn về xây dựng văn hóa từ trước tới nay.

+ Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục.

+ Phương hướng cụ thể cho việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

2.5. Cơ sở văn hóa Việt Nam                                                                 4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về Văn hóa học và văn hóa Việt Nam trong tiến trình phát triển qua các giai đoạn lịch sử; những biểu hiện của văn hóa Việt Nam thông qua: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức đời sống cá nhân, văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trường xã hội của tộc người Việt giữ vai trò chủ thể và xác định rõ những đặc điểm của vùng văn hóa ở Việt Nam.

2.6. Ngoại ngữ                                                                                      10 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức và kỹ năng cơ bản về tiếng Anh làm nền tảng vững chắc giúp sinh viên có thể tiếp thu dễ dàng những bài học ở cấp độ cao hơn. Đối với những sinh viên đã học chương trình ngoại ngữ 7 năm ở bậc trung học phổ thông, sau khi hoàn thành học phần phải đạt trình độ trung cấp (Intermediate Level).

2.7. Tin học đại cương                                                                         4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về tin học như: khái niệm về tin học và máy tính, cách sử dụng hệ điều hành và một số tiện ích; soạn thảo văn bản trên máy tính, sử dụng bảng tính; khai thác dịch vụ cơ bản của mạng Internet. Ngoài ra, còn giúp sinh viên hình thành, phát triển kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm thông dụng.

2.8. Mỹ học đại cương  3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản và tương đối toàn diện về đời sống thẩm mỹ, khả năng đánh giá, cảm thụ, sáng tạo cái đẹp trong cuộc sống và nghệ thuật.

2.9. Văn hóa học đại cương                                                                  2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung:

+ Khái niệm văn hóa và văn hóa học.

+ Các thành tố của văn hóa.

+ Đặc điểm của văn hóa.

+ Sự hình thành và phát triển của văn hóa.

+ Giao lưu và tiếp biến văn hóa, sự hội nhập văn hóa trong thời đại hiện nay.

+ Vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội.

2.10. Tâm lý học đại cương                                                                  3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về hai nhóm kiến thức: tâm lý học đại cương và tâm lý học xã hội có ảnh hưởng hoặc tác động đến sự sáng tạo các giá trị văn hóa, bao gồm: những kiến thức cơ bản về các qui luật chung trong sự hình thành, phát triển và vận hành của tâm lý con người; sự vận dụng các qui luật đó vào việc giáo dục, phát triển con người toàn diện. Trong mối tương quan với các điều kiện tự nhiên và xã hội, những vấn đề cơ bản của tâm lý cá nhân và cộng đồng sẽ tạo nên sự khác biệt của tâm lý học tộc người; từ đó, giúp sinh viên hiểu thêm về những tiền đề văn hóa xã hội, hình thành sắc thái văn hóa tộc người.

2.11.Phương pháp nghiên cứu khoa học                                             2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về nghiên cứu khoa học nói chung và phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội - nhân văn nói riêng; tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên có thể vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học chung trong lĩnh vực nghiên cứu nhân học xã hội, nhân học văn hóa.

2.12. Xã hội học đại cương                                                                  3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: khái quát lịch sử hình thành, phát triển khoa học Xã hội học; đối tượng, phương pháp nghiên cứu Xã hội học.

2.13. Giáo dục thể chất                                                             5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12 tháng 9 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục Đại học đại cương (giai đoạn 1) dùng cho các trường Đại học và các trường Cao đẳng Sư phạm và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12 tháng 4 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục thể chất giai đoạn II các trường Đại học và Cao đẳng (không chuyên thể dục thể thao).

2.14. Giáo dục quốc phòng - an ninh                                                    165 tiết

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng.

2.15. Dân tộc học đại cương                                                                 3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những cơ sở lý luận về sự hình thành và chia tách các đại chủng, các nhóm tộc người trên thế giới và khu vực; đặc điểm nhân chủng, ngôn ngữ, văn hoá của các nhóm tộc người trên thế giới và Đông Nam Á, xu hướng nghiên cứu về các tộc người hiện nay.

2.16. Địa văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam                                  2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: quan hệ giữa môi trường địa lý tự nhiên đất đai, khí hậu, sông, núi với con người sống trong môi trường địa lý đó; sự hình thành các loại hình văn hóa: văn hóa trồng trọt, văn hóa chăn nuôi, văn hóa chài lưới; sự hình thành và phát triển địa văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam.

2.17. Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam  3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Dân tộc học đại cương

- Nội dung: nguồn gốc tộc người, cấu tạo thành phần và sự phân bố các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam; những đặc điểm về hoạt động kinh tế, văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần và văn hóa xã hội của các nhóm ngôn ngữ tộc người: Việt- Mường, Tày - Thái, Môn - Khmer, Tai - Kađai, Tạng - Miến, Mông - Dao, Hán, Nam đảo.

2.18. Âm nhạc học đại cương                                                              2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về lý thuyết và lịch sử âm nhạc; các trường phái và phong cách âm nhạc, các khái niệm cụ thể như hòa thanh, phối khí, tổng phổ, hợp xướng, âm nhạc dân gian, âm nhạc hiện đại, thính phòng, giao hưởng, âm nhạc đại chúng: Pop, Rock,...

2.19. Sân khấu học đại cương                                                   2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về cơ sở hình thành và lịch sử sân khấu, những đặc điểm cơ bản của sân khấu chuyên nghiệp và không chuyên, yêu cầu của sân khấu thông tin, các vấn đề cơ bản về nghệ thuật biểu diễn.

2.20. Múa đại cương                                                                            2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những khái niệm và kiến thức cơ bản về lịch sử múa, lý thuyết về nguồn gốc múa, đặc trưng ngôn ngữ múa, sự khác biệt giữa múa dân gian và múa hiện đại...

2.21. Mỹ thuật học đại cương                                                                2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức và kỹ năng phân tích, xử lý, nắm bắt các yếu tố biểu đạt của ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình: đường nét, mảng, hình, màu sắc, không gian, khối và sự chuyển động, bố cục; các nguyên lý - yếu tố tạo thành, sự kết hợp giữa nội dung ý tưởng và các hình thức biểu đạt.

2.22. Tôn giáo và tín ngưỡng                                                                3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về bản chất của các tôn giáo và tín ngưỡng, vai trò và ý nghĩa của tôn giáo - tín ngưỡng trong đời sống của con người. Môn học cung cấp kiến thức cơ bản về các tôn giáo lớn trên thế giới có ảnh hưởng vào Việt Nam cũng như cơ sở ra đời của những tín ngưỡng bản địa, từ đó làm rõ một số biến đổi của các tôn giáo chính thống khi kết hợp với các tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam.

2.23. Văn hóa dân gian                                                                          3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những vấn đề trong thuật ngữ, những tiền đề văn hóa xã hội hình thành và chi phối văn hóa dân gian Việt Nam; các thành tố cơ bản của văn hóa dân gian của tộc người chủ thể như: nghệ thuật tạo hình dân gian, nghệ thuật biểu diễn dân gian, các yếu tố khác như tâm thức dân gian, ứng xử dân gian. Trên cơ sở đó, nhấn mạnh và so sánh với văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam.

2.24. Văn hóa gia đình                                                                         4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Tôn giáo và tín ngưỡng, Văn hóa dân gian

- Nội dung:

+ Những vấn đề lý luận chung về gia đình như: bản chất, nguồn gốc, chức năng, vai trò và ý nghĩa của gia đình trong đời sống của con người; lịch sử hình thành và các hình thái gia đình trong lịch sử...

+ Những nét cơ bản trong văn hóa gia đình truyền thống Việt Nam.

+ Thực trạng và xu hướng biến đổi của gia đình Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

+ Những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực gia đình ở Việt Nam và những cơ sở pháp lý để thực hiện.

2.25. Phương pháp điền dã dân tộc học                                                2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về qui trình thu thập, phân loại, thẩm định, đánh giá tư liệu điền dã; kỹ thuật phỏng vấn, kiêng kỵ và tiếp cận của người dân tộc thiểu số; sử dụng các chương trình xử lý số liệu, xây dựng phương án và báo cáo điền dã.

2.26. Văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Bắc bộ                                  4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Bắc Bộ trong mối quan hệ với những tiền đề văn hóa xã hội của khu vực, bao gồm: phương thức mưu sinh, chữ viết, văn học nghệ thuật, tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán; sự biến đổi và giao lưu văn hóa vùng, ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa và văn hóa của người Kinh, việc bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Bắc bộ. Nội dung môn học bao gồm hai trọng tâm chính là vùng Đông Bắc và Tây Bắc.

2.27. Văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Trung bộ và Tây Nguyên 4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về văn hóa các dân tộc vùng Trung bộ và Tây Nguyên gắn với các điều kiện môi trường địa lý đặc thù: đồng bằng hẹp, duyên hải dài, có nhiều cửa sông, đầm phá, cao nguyên rộng lớn; những nét văn hóa tiêu biểu của các dân tộc: Chăm, Ra Glai, Cor, Vân Kiều, Ê đê, Mơ nông, Ba na,... với các đặc trưng: tháp, nhà rông, cố đô, phố cổ, khu di tích Mỹ Sơn, văn hóa cồng chiêng, lễ bỏ mả và các văn hóa truyền miệng, nhà rông, phong tục tập quán...; mối quan hệ gắn bó giữa các tộc người cũng như sự khác biệt của từng nhóm văn hóa. Nội dung môn học bao gồm hai trọng tâm chính là vùng Trung, Nam Trung bộ và Trường Sơn - Tây Nguyên.

2.28. Văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Nam bộ                                 3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Nam bộ gắn liền với điều kiện môi trường, địa lý đặc thù Nam bộ như đồng bằng, kênh rạch, sông, biển, với hai mùa: mưa và khô; những nét văn hóa tiêu biểu của các dân tộc Khmer, Chăm, Hoa ở vùng nông thôn đồng bằng Nam Bộ: văn hóa chùa và văn hóa kênh rạch, sông, nước, biển.

2.29. Quản lý nhà nước về văn hóa                                                      3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức khái quát về khoa học quản lý, lược sử công tác quản lý văn hóa và quan điểm của Đảng, Nhà nước về quản lý văn hóa trên các lĩnh vực hoạt động cụ thể, bao gồm: nội dung, công cụ, phương pháp quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm,... Công cụ pháp lý để thực hiện quản lý bao gồm: Luật Di sản, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Báo chí... và những văn bản qui định khác. Đây là học phần cơ bản xác định nguyên tắc và công việc của người quản lý văn hóa tại cơ sở.

2.30. Tổ chức các sự kiện văn hóa vùng dân tộc thiểu số                     4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Quản lý nhà nước về văn hóa

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về đặc trưng của các loại sự kiện văn hóa theo các tiêu chí phân loại cụ thể như: qui mô sự kiện, tính chất sự kiện, thời gian và đối tượng tổ chức sự kiện; những nguyên tắc, phương pháp tổ chức các loại sự kiện; các công việc của người tổ chức sự kiện, các kỹ năng của người triển khai, thực hiện; những điểm khác biệt trong việc tổ chức các sự kiện văn hóa ở vùng dân tộc thiểu số với các vùng khác. Trên cơ sở đó, sinh viên thực hành xây dựng các chương trình cụ thể cho các loại sự kiện tiêu biểu ở vùng dân tộc thiểu số.

2.31. Công tác dân vận                                                                          3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức và kỹ năng giao tiếp với cộng đồng, tâm lý tiếp nhận, khả năng vận động, thuyết phục và hòa giải, nghệ thuật diễn giảng và dẫn chương trình, xử lý tình huống giao tiếp, những vấn đề cần chú ý khi giao tiếp với cộng đồng dân tộc thiểu số.

2.32. Tổ chức và quản lý các hoạt động du lịch                                   3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về đặc thù của hoạt động du lịch và hoạt động du lịch tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; những nguyên tắc và phương pháp thiết kế, tổ chức tuyến điểm du lịch vùng dân tộc thiểu số; hướng dẫn và quản lý hoạt động của các điểm du lịch vùng dân tộc thiểu số; hướng dẫn và quản lý hoạt động của các điểm du lịch; thực hành thiết kế các chương trình du lịch gắn với các cộng đồng dân tộc thiểu số.

2.33. Xây dựng và quản lý dự án văn hóa                                             2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về nguyên tắc và qui trình xây dựng dự án; hướng dẫn việc quản lý tiến độ, kiểm tra đánh giá hiệu quả dự án; thực hành xây dựng một số dự án văn hóa nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số.

IV. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

1. Hướng dẫn tổ chức đào tạo

1.1. Khi xây dựng chương trình đào tạo các trường cần phân chia tỷ lệ cân đối giữa lý thuyết và thực hành; tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vào chương trình đào tạo. Các chương trình đào tạo phải thể hiện được chuẩn đầu ra của ngành đào tạo.

1.2. Chương trình được thực hiện kết hợp giữa niên chế và học phần. Tùy điều kiện của từng trường, Hiệu trưởng quyết định chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ căn cứ vào văn bản qui định hiện hành.

2. Về khối lượng kiến thức tự chọn

2.1. Căn cứ quy định tại mục 2 (cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo), ngoài các học phần bắt buộc quy định tại mục III, các đơn vị học trình còn lại thuộc kiến thức tự chọn, bao gồm:

- Kiến thức giáo dục đại cương: 22 đvht

- Kiến thức ngành: 54 đvht

Hiệu trưởng các trường quyết định các học phần tự chọn sao cho phù hợp với điều kiện và đặc điểm ngành nghề đào tạo của trường mình.

2.2. Giới thiệu một số học phần tự chọn

2.2.1. Cơ sở nhân học (anthropology) 4 đvht

Nội dung: những cơ sở lý luận về nhân học, các trường phái nghiên cứu nhân học trên thế giới, những nội dung nghiên cứu cơ bản của nhân học như: nhân học khảo cổ, nhân học ngôn ngữ, nhân học văn hoá, nhân học tộc người, nhân học phát triển, nhân học ứng dụng…. Môn học đi sâu vào nhân học văn hóa.

2.2.2. Đại cương Khảo cổ học 3 đvht

Nội dung: những kiến thức về văn hoá khảo cổ học từ đồ đá cũ, đồ đá giữa, đồ đá mới sang đồ đồng và đồ sắt. Cung cấp cho sinh viên kiến thức để nhận diện các hiện vật khảo cổ cụ thể; đánh giá sơ bộ những hiện vật khảo cổ lộ thiên hoặc được phát hiện trên các công trường xây dựng; sưu tầm, bảo tồn, những hiện vật, di tích khảo cổ mới được phát hiện ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

2.2.3. Ngôn ngữ học tộc người  3 đvht

Nội dung: những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ học: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp....; sự hình thành các nhóm ngôn ngữ Việt Nam: nhóm Việt - Mường, nhóm Tày - Thái, nhóm Mông - Khơme, nhóm KaĐai, nhóm Mông- Dao, nhóm Tạng- Miến, nhóm Hán, nhóm Nam đảo; đặc điểm và quan hệ giữa các nhóm ngôn ngữ, chữ viết các dân tộc; chính sách bảo tồn và truyền dạy ngôn ngữ các tộc người của Đảng.

2.2.4. Quản trị văn phòng và lưu trữ  3 đvht

Nội dung: những kiến thức về các công việc cơ bản của chuyên viên và quản trị văn phòng như tổ chức thực hiện quyết định của cơ quan quản lý cấp trên, xử lý kiến nghị của cơ quan hành chính cấp dưới, lập kế hoạch công tác, tổ chức hội nghị cơ quan...; những yêu cầu cơ bản của việc xây dựng các loại văn bản hành chính như: tờ trình, công văn, kế hoạch, báo cáo, đề án, dự án, quy hoạch...; những quy định về nguyên tắc và nghiệp vụ lưu trữ.

2.2.5. Bảo tồn di sản văn hoá 3 đvht

Nội dung: những kiến thức, khái niệm, công ước quốc tế về văn hóa vật thể và phi vật thể; quy luật vận động của di sản trong các thời điểm lịch sử; quản lý di sản văn hóa; các phương pháp sưu tầm sản phẩm văn hóa vật thể và phi vật thể; những kỹ năng bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của cộng đồng.

2.2.6. Giới thiệu chuyên ngành tự chọn, gồm các chuyên ngành: Quản lý nhà nước về văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Dân tộc học; Tổ chức các hoạt động văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Ngôn ngữ và văn hóa Thái; Ngôn ngữ và văn hoá Hán. Mỗi chuyên ngành có khối lượng kiến thức tối thiểu: 30 đvht.

3. Thực tập nghề nghiệp

Trong toàn bộ khóa học sinh viên đi thực tập 2 đợt:

- Đợt 1: Thực tập giữa khóa (dạng kiến tập)

Thời gian: 7 tuần vào cuối học kỳ VI (năm thứ 3)

- Đợt 2: Thực tập tốt nghiệp

Thời gian: 12 tuần vào học kỳ VIII (năm thứ 4).

4. Khóa luận tốt nghiệp: được thực hiện ở học kỳ 8, các sinh viên có đủ điều kiện viết khoá luận sẽ đăng ký đề tài khóa luận tốt nghiệp. Nội dung khóa luận tốt nghiệp phải đúng với đề cương đã được hội đồng thông qua. Sinh viên bảo vệ trước hội đồng chấm khoá luận tốt nghiệp./.

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Quản lý Văn hóa (Cultural Management)

Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Thông tư số 28 /2010/TT-BGDDT ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo ngành Quản lý văn hóa trình độ đại học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Quản lý văn hóa để quản lý, tổ chức, điều hành các hoạt động văn hóa nghệ thuật trong khu vực nhà nước và ngoài nhà nước, đáp ứng nhu cầu xây dựng phát triển nền văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Phẩm chất đạo đức

Có lập trường tư tưởng vững vàng, tư cách đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, yêu nghề, nắm vững đường lối chủ trương chính sách của Đảng, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

2.2. Kiến thức

Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực văn hoá nghệ thuật; những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn; khoa học quản lý trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

2.3. Kỹ năng

- Có kỹ năng quản lý, nghiên cứu đề xuất chính sách văn hóa

- Có kỹ năng tổ chức, điều hành các tổ chức và hoạt động văn hóa nghệ thuật.

II. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 198 đvht, chưa kể phần nội dung giáo dục thể chất (5 đvht) và Giáo dục quốc phòng - an ninh (165 tiết).

- Thời gian đào tạo: 4 năm

2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo

KHỐI KIẾN THỨC

Kiến thức bắt buộc

(đvht)

Kiến thức tự chọn

(đvht)

Tổng số

(đvht)

2.1 Kiến thức giáo dục đại c­ương tối thiểu (chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng - an ninh)

50

20

70

2.2 Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

73

55

128

- Kiến thức cơ sở ngành

27

 

 

- Kiến thức ngành                                 

26

 

 

- Thực tập nghề nghiệp             

10

 

 

- Khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp

10

 

 

2.3. Tổng khối lượng

123

75

198

III. KHỐI l­îng KIẾN THỨC BẮT BUỘC

1. Danh mục các học phần bắt buộc

1.1 Kiến thức giáo dục đại cương                                                                                 50 đvht*

1

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin

8

2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

3

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

4

4

Đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam

2

5

Cơ sở văn hóa Việt Nam

4

6

Ngoại ngữ

10

7

Tin học đại cương

4

8

Văn hóa học đại cương

2

9

Xã hội học đại cương

3

10

Tâm lý học đại cương

3

11

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

12

Dân tộc học đại cương

2

13

Mỹ học đại cương

3

14

Giáo dục thể chất

5

15

Giáo dục quốc phòng - an ninh

165 tiết

* Chưa tính học phần số 14 và 15

1.2 Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp                                                                          73 đvht

1.2.1. Kiến thức cơ sở của ngành                                                                                   27 đvht

1

Mỹ thuật học đại cương

3

2

Âm nhạc học đại cương

3

3

Sân khấu học đại cương

3

4

Múa đại cương

2

5

Khoa học quản lý và Quản lý văn hóa

4

6

Văn hóa dân gian Việt Nam

3

7

Tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam

2

8

Quản lý nhà nước về văn hóa

3

9

Văn hóa gia đình

4

1.2.2. Kiến thức ngành                                                                                                   26 đvht

1

Chính sách văn hóa

3

2

Công nghiệp văn hóa

3

3

Quản lý nguồn nhân lực trong các tổ chức văn hoá nghệ thuật

3

4

Marketing văn hóa nghệ thuật

4

5

Xây dựng văn hóa cộng đồng

2

6

Quản lý các thiết chế văn hóa

5

7

Quản lý lễ hội và sự kiện

3

8

Quản lý di sản văn hóa

3

1.2.3. Thực tập nghề nghiệp: 10 đvht

1.2.4. Khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp: 10 đvht

2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

2.1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin                       8 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh                                                                   3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.3. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam                      4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.4. Đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam         2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Nội dung:

+ Những quan điểm và nội dung cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin về văn hóa.

+ Vai trò của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân

+ Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện những nội dung cơ bản trong đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam: phân tích những nội dung có liên quan trong các văn kiện của Đảng (chú ý đến bối cảnh lịch sử, xã hội trong từng thời kỳ, từng giai đoạn).

+ Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong văn hóa.

+ Những thành tựu lớn về xây dựng văn hóa từ trước tới nay.

+ Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục.

+ Phương hướng cụ thể cho việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

2.5. Cơ sở văn hóa Việt Nam                                                                4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về văn hóa Việt Nam trong tiến trình phát triển qua các giai đoạn lịch sử. Trình bày biểu hiện của văn hóa Việt Nam thông qua: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức đời sống cá nhân, văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trường xã hội của tộc người Việt giữ vai trò chủ thể và xác định rõ những đặc điểm của vùng văn hóa ở Việt Nam.

2.6. Ngoại ngữ                                                                                      10 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất về tiếng Anh làm nền tảng vững chắc giúp sinh viên có thể tiếp thu dễ dàng những bài học ở cấp độ cao hơn. Yêu cầu trình độ Intermediate Level là điều kiện đầu ra đối với sinh viên sau khi kết thúc học phần.

2.7. Tin học đại cương                                                                         4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về tin học như: khái niệm về tin học và máy tính, cách sử dụng hệ điều hành và một số tiện ích; soạn thảo văn bản trên máy tính, sử dụng bảng tính; khai thác dịch vụ cơ bản của mạng Internet. Ngoài ra, còn giúp sinh viên hình thành, phát triển kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm thông dụng.

2.8. Văn hóa học đại cương                                                                 2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung:

+ Khái niệm văn hóa và Văn hóa học.

+ Các thành tố của văn hóa.

+ Đặc điểm của văn hóa.

+ Sự hình thành và phát triển của văn hóa.

+ Giao lưu và tiếp biến văn hóa, sự hội nhập văn hóa trong thời đại hiện nay.

+ Vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội.

2.9. Xã hội học đại cương                                                                    3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: trang bị cho sinh viên một cách khái quát lịch sử hình thành, phát triển ngành Xã hội học, đối tượng, phương pháp nghiên cứu Xã hội học.

2.10. Tâm lý học đại cương 3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin

- Nội dung: những kiến thức cơ bản và tương đối toàn diện về đời sống tâm lý người để nhận biết và tự hoàn thiện, điều chỉnh các mối quan hệ giữa người với người, giữa các nhóm người, để rèn luyện, vận dụng các kiến thức cơ bản về tâm lý người vào hoạt động văn hóa một cách có hiệu quả.

2.11. Phương pháp nghiên cứu khoa học                                            2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về phư­ơng pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn; từ đó, vận dụng vào nghiên cứu về quản lý văn hoá.

2.12. Dân tộc học đại cương                                                                2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về Dân tộc học như: khái niệm, đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của Dân tộc học; các tiêu chí, các loại hình tộc người, các dân tộc trên thế giới và ở Việt Nam; quan hệ dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam; mối quan hệ giữa Dân tộc học và Quản lý văn hóa.

2.13. Mỹ học đại cương                                                                        3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản và tương đối toàn diện về đời sống thẩm mỹ, khả năng đánh giá, cảm thụ, sáng tạo cái đẹp trong cuộc sống và nghệ thuật.

2.14. Giáo dục thể chất                                                             5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12 tháng 9 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành tạm thời Bộ Chương trình Giáo dục Đại học đại cương (giai đoạn 1) dùng cho các trường dại học và các trường cao đẳng sư phạm và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12 tháng 4 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục thể chất giai đoạn II các trường đại học và cao đẳng (không chuyên thể dục thể thao).

2.15. Giáo dục quốc phòng - an ninh                                                    165 tiết

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ tr­ưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng.

2.16. Mỹ thuật học đại cương                                                                3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức lý luận cơ bản và hệ thống về mỹ thuật như: khái niệm, phân loại và đặc trưng các loại hình nghệ thuật như: kiến trúc, điêu khắc, hội họa, đồ họa và mỹ thuật ứng dụng.

2.17. Âm nhạc học đại cương                                                               3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về Âm nhạc học như: khái niệm, lược trình phát triển, những trường phái của âm nhạc thế giới và Việt Nam, phân loại các vùng dân ca Việt Nam.

2.18. Sân khấu học đại cương                                                              3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về nghệ thuật sân khấu nh­ư: khái niệm, nguồn gốc ra đời, vị trí, vai trò, bản chất và đặc điểm của nghệ thuật sân khấu.

2.19. Múa đại cương                                                                             2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về nghệ thuật múa như: khái niệm, nguồn gốc và quá trình hình thành, các hình thái, đặc trưng cơ bản của nghệ thuật múa và các thể loại múa.

2.20. Khoa học quản lý và Quản lý văn hóa                                           4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về khoa học quản lý như: khái niệm, các chức năng cơ bản, các yếu tố bên trong và bên ngoài của tổ chức ảnh hưởng đến việc thực hiện các chức năng quản lý, giao tiếp trong quản lý; những kiến thức chung về quản lý hoá như khái niệm, đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu của hoạt động quản lý văn hoá, đối tượng quản lý, các công cụ và phương pháp quản lý văn hoá.

2.21. Văn hóa dân gian Việt Nam                                                          3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức chung về văn hoá dân gian Việt Nam như: khái niệm, đặc trưng, quá trình phát triển, hệ thống và các thành tố của văn hoá dân gian.

2.22. Tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam                                             2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về tín ngư­ỡng và tôn giáo ở Việt Nam như: khái niệm, các loại tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam (Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Kitô giáo), vai trò của tôn giáo, tín ngưỡng trong đời sống văn hoá hiện nay.

2.23. Quản lý nhà nước về văn hóa 3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Khoa học quản lý và Quản lý văn hoá

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về sự hình thành hệ thống pháp luật trong lĩnh vực văn hoá ở Việt Nam; một số văn bản pháp luật của Việt Nam và quốc tế liên quan đến quản lý hoạt động văn hoá, nghệ thuật; công tác thanh tra trong ngành văn hoá.

2.24. Văn hóa gia đình                                                                                      4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam; Văn hóa dân gian Việt Nam.

- Nội dung:

+ Những vấn đề lý luận chung về gia đình như: bản chất, nguồn gốc, chức năng, vai trò và ý nghĩa của gia đình trong đời sống của con người; lịch sử hình thành và các hình thái gia đình trong lịch sử.

+ Những nét cơ bản trong văn hóa gia đình truyền thống Việt Nam.

+ Thực trạng và xu hướng biến đổi của gia đình Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

+ Những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực gia đình ở Việt Nam và những cơ sở pháp lý để thực hiện.

2.25. Chính sách văn hóa                                                                      3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Khoa học quản lý và Quản lý văn hoá

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về khái niệm chính sách văn hoá, vai trò của chính sách văn hóa và cấu trúc cơ bản của chính sách văn hóa quốc gia; các mô hình chính sách văn hóa trên thế giới, cụ thể là 4 mô hình phổ biến: Người tạo điều kiện, Người Bảo trợ, Nhà Kiến trúc, Người Kỹ sư; phân tích các đặc điểm, ưu điểm, hạn chế và vấn đề thời sự của từng mô hình; quá trình phát triển và nội dung của chính sách văn hóa của Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới.

2.26. Công nghiệp văn hóa                                                                    3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản như: khái niệm các ngành công nghiệp văn hóa; quy trình sáng tạo và phân phối các sản phẩm văn hóa; đặc điểm và vai trò của các ngành công nghiệp văn hóa; bối cảnh và xu hướng phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa; chính sách phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của một số nước; phân tích bản chất, đặc điểm và các vấn đề thời sự của một số ngành công nghiệp văn hóa của Việt Nam và thế giới.

2.27. Quản lý nguồn nhân lực trong các tổ chức văn hoá nghệ thuật   3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Khoa học quản lý và Quản lý văn hoá

- Nội dung: kiến thức cơ bản về quản lý nguồn nhân lực văn hoá như: khái niệm, tầm quan trọng, những đặc điểm của nguồn nhân lực văn hoá nghệ thuật Việt Nam và phương pháp quản lý nguồn nhân lực này trong các tổ chức văn hoá nghệ thuật.

2.28. Marketing văn hóa nghệ thuật                                                      4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về marketing, đặc biệt là marketing văn hoá nghệ thuật như: khái niệm, vai trò và nhiệm vụ của marketing, quy trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và đánh giá hoạt động marketing trong các đơn vị văn hoá nghệ thuật.

2.29. Xây dựng văn hóa cộng đồng                                                      3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức và kỹ năng cơ bản về hoạt động văn hoá cộng đồng như: khái niệm, cơ cấu, đặc điểm của các tổ chức văn hoá cộng đồng tại Việt Nam; các hình thức, phương pháp xây dựng, phát triển và quản lý hoạt động văn hoá cộng đồng.

2.30. Quản lý các thiết chế văn hóa                                                      5 đvht

(Nhà văn hoá, Các tổ chức nghệ thuật biểu diễn, Bảo tàng, Thư viện, Khu vui chơi giải trí)

- Điều kiện tiên quyết: Khoa học quản lý và Quản lý văn hoá

- Nội dung: những kiến thức và kỹ năng cơ bản về quản lý nhà văn hoá, các tổ chức nghệ thuật biểu diễn, bảo tàng, thư viện, khu vui chơi giải trí như:­ khái niệm, đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ năng tác nghiệp và tổ chức, quản lý các thiết chế này.

2.31. Quản lý lễ hội và sự kiện                                                             3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Văn hoá dân gian Việt Nam; Tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam

- Nội dung: hệ thống kiến thức và kỹ năng về quản lý Festival và các sự kiện văn hoá như: khái niệm, phân loại, cấu trúc và quản lý nhà nư­ớc về Festival và sự kiện.

2.32. Quản lý di sản văn hóa                                                                 3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Quản lý lễ hội và sự kiện

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về khái niệm và phân loại di sản văn hoá, phân vùng văn hoá; những kỹ năng về lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, quản lý, đánh giá hoạt động khai thác di sản văn hóa phục vụ du lịch.

IV. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

1. Hướng dẫn tổ chức đào tạo

1.1. Khi xây dựng chương trình đào tạo các trường cần phân chia tỷ lệ cân đối giữa lý thuyết và thực hành; tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vào chương trình đào tạo. Các chương trình đào tạo phải thể hiện được chuẩn đầu ra của ngành đào tạo.

1.2. Chương trình được thực hiện kết hợp giữa niên chế và học phần. Tùy điều kiện của từng trường, Hiệu trưởng quyết định chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ căn cứ vào văn bản qui định hiện hành.

2. Về khối lượng kiến thức tự chọn

2.1. Căn cứ quy định tại mục 2 (cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo), ngoài các học phần bắt buộc quy định tại mục III, các đơn vị học trình còn lại thuộc phần kiến thức tự chọn, bao gồm:

- Kiến thức giáo dục đại cương: 20 đvht

- Kiến thức ngành: 55 đvht

Hiệu trưởng các trường quyết định các học phần tự chọn sao cho phù hợp với điều kiện và đặc điểm ngành nghề đào tạo của trường mình.

2.2. Giới thiệu chuyên ngành tự chọn, gồm các chuyên ngành: Chính sách văn hóa; Quản lý nghệ thuật, Âm nhạc, Mỹ thuật - Quảng cáo; Công tác gia đình; Quản lý nhà nước về gia đình. Chuyên ngành có khối lượng kiến thức tối thiểu: 30 đvht.

3. Thực tập nghề nghiệp

Trong cả khóa đào tạo 4 năm, sinh viên ngành Quản lý văn hóa phải thực hiện 2 đợt thực tập:

- Đợt 1: Thực tập giữa khóa (dạng kiến tập)

Thời gian: 7 tuần vào cuối kỳ 6 (năm thứ 3). Sinh viên viết thu hoạch dưới dạng một bài tiểu luận, có sự hướng dẫn của giảng viên.

- Đợt 2: 12 tuần vào học kỳ 8 (năm thứ 4).

4. Khóa luận tốt nghiệp: thực hiện ở học kỳ 8, sinh viên nhận đề tài về khóa luận tốt nghiệp, nội dung khóa luận tốt nghiệp phải đúng với đề cương đã được Hội đồng thông qua. Sinh viên bảo vệ khóa luận trước Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp./.

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Ngành đào tạo: Thanh nhạc (Music Voice)

Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Thông tư số 28 /2010/TT-BGDDT ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo ngành Thanh nhạc trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về âm nhạc, về kỹ thuật biểu diễn. Sau khi tốt nghiệp trở thành ca sỹ chuyên nghiệp, hoạt động trong các đơn vị nghệ thuật và có khả năng học tiếp lên ở trình độ cao hơn.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Phẩm chất đạo đức

Có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, say mê nghề nghiệp, nắm vững đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

2.2 Kiến thức

Nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, hệ thống kiến thức về lĩnh vực âm nhạc nói chung và biểu diễn thanh nhạc nói riêng.

2.3. Kỹ năng

Có kỹ thuật ca hát và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo.

II. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 168 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung về Giáo dục thể chất (3 đvht) và Giáo dục quốc phòng - an ninh (135 tiết).

- Thời gian đào tạo: 3 năm

2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo

KHỐI KIẾN THỨC

Kiến thức bắt buộc

(đvht)

Kiến thức tự chọn

(đvht)

Tổng số

(đvht)

2.1. Kiến thức giáo dục đại cương

(chưa kể phần Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng - an ninh)

35

15

50

2.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

69

49

118

- Kiến thức cơ sở của nhóm ngành và ngành

17

 

 

- Kiến thức ngành

34

 

 

- Thực tập nghề nghiệp

8

 

 

- Chương trình biểu diễn tốt nghiệp

10

 

 

2.3. Tổng khối lượng

104

64

168

III. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC BẮT BUỘC

1. Danh mục các học phần bắt buộc

1.1. Kiến thức giáo dục đại cương                                                       35 đvht*

1

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin

8

2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

3

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

4

4

Đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng

2

5

Cơ sở văn hóa Việt Nam

4

6

Ngoại ngữ

10

7

Tin học đại cương

4

8

Giáo dục thể chất

3

9

Giáo dục quốc phòng - an ninh

135 tiết

* Chưa tính các học phần 8 và 9

1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp                                                 69 đvht

1.2.1. Kiến thức cơ sở của nhóm ngành và ngành                                   17 đvht

1

Lịch sử âm nhạc phương Tây I

3

2

Lịch sử âm nhạc Việt Nam

3

3

Hòa âm I

4

4

Ký - Xướng âm I

4

5

Phân tích tác phẩm âm nhạc

3

1.2.2. Kiến thức ngành                                                                            34 đvht

1

Ký - Xướng âm II

3

2

Ký - Xướng âm III

3

3

Thanh nhạc I

4

4

Thanh nhạc II

4

5

Thanh nhạc III

5

6

Piano I

3

7

Piano II

3

8

Hợp xướng

3

9

Kỹ thuật diễn viên

3

10

Hát dân ca

3

1.2.3. Thực tập nghề nghiệp:                                                                 8 đvht

1.2.4. Chương trình biểu diễn tốt nghiệp:                                                10 đvht

2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

2.1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin                     8 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 09 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh                                                                   3 đvht

 - Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin

 - Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 09 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.3. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam                      4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 09 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.4. Đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam         2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Tư tưởng Hồ Chí Minh

- Nội dung:

+ Những quan điểm và nội dung cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin về văn hóa

+ Vai trò của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân.

+ Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện những nội dung cơ bản trong Đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam: phân tích những nội dung có liên quan trong các văn kiện của Đảng ( chú ý đến bối cảnh lịch sử, xã hội trong từng thời kỳ, từng giai đoạn).

+ Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo văn hóa

+ Những thành tựu lớn về xây dựng văn hóa từ trước tới nay.

+ Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục.

+ Phương hướng cụ thể cho việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

2.5. Cơ sở văn hóa Việt Nam                                                                 4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: khái quát về Văn hóa học và văn hóa Việt Nam; tiến trình phát triển của văn hóa Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử; những biểu hiện của văn hóa Việt Nam thông qua các thành tố của văn hóa: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức đời sống cá nhân, văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trư­ờng tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trường xã hội của tộc người Việt giữ vai trò chủ thể và xác định rõ những đặc điểm của vùng văn hóa ở Việt Nam.

2.6. Ngoại ngữ                                                                                      10 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không     

- Nội dung: những kiến thức và kỹ năng cơ bản về tiếng Anh làm nền tảng vững chắc giúp sinh viên có thể tiếp thu dễ dàng những bài học ở cấp độ cao hơn. Đối với những sinh viên đã học chương trình ngoại ngữ 7 năm ở bậc trung học phổ thông, sau khi hoàn thành học phần này phải đạt trình độ trung cấp (Intermediate Level).

2.7. Tin học đại cương                                                                         4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về tin học: khái niệm về tin học và máy tính; cách sử dụng hệ điều hành; soạn thảo văn bản trên máy tính; sử dụng bảng tính; khai thác các dịch vụ cơ bản của mạng Internet. Ngoài ra, giúp sinh viên hình thành, phát triển các kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm thông dụng nhất.

2.8. Giáo dục thể chất                                                                          3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/2005/GD-ĐT ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục Đại học đại cương (giai đoạn 1) dùng cho các trường đại học và các trường Cao đẳng Sư phạm, và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12 tháng 04 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình Giáo dục thể chất (giai đoạn II) các trường Đại học và Cao đẳng (không chuyên thể dục thể thao).

2.9. Giáo dục quốc phòng - an ninh                                                     135 tiết

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình Giáo dục quốc phòng- an ninh trình độ đại học, cao đẳng.

2.10. Lịch sử âm nhạc phương Tây I                                                    3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về quá trình hình thành và phát triển của nền âm nhạc châu Âu từ thời kỳ cổ đại cho tới nửa đầu thế kỷ XIX. Từ đó, sinh viên nắm được những đặc điểm chính về phong cách, quan điểm thẩm mỹ cũng như bút pháp sáng tác trong từng thời kỳ, từng trường phái âm nhạc thông qua các nhạc sỹ tiêu biểu.

2.11. Lịch sử âm nhạc Việt Nam                                                           3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về lịch sử âm nhạc Việt Nam từ thời Hùng Vương đến nay, bao gồm các nội dung: âm nhạc Việt Nam từ thế kỷ III trước công nguyên đến cuối thế kỷ IX sau công nguyên; âm nhạc Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến thế kỷ XIX; âm nhạc Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến trước cách mạng tháng 8 năm 1945; âm nhạc Việt Nam từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến nay.

2.12. Hòa âm I                                                                                      4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về hòa âm: cấu trúc điệu thức và vai trò của hệ thống công năng; tính ổn định và không ổn định trong điệu thức; màu sắc và vai trò của hệ thống biến âm, âm nền; các lý thuyết về chuyển điệu.

2.13. Ký - Xướng âm I                                                                          4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: sinh viên đọc các gam trưởng, thứ từ không đến 2 dấu hóa; chủ yếu luyện đọc quãng với các loại nhịp 2/4, 3/4, 4/4; nghe ghi các giọng từ không đến 1 dấu hóa với các loại nhịp 2/4, 3/4, 4/4, 3/8, 6/8 và các loại tiết tấu cơ bản.

2.14. Phân tích tác phẩm âm nhạc                                                        3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về hình thức âm nhạc, những đặc điểm về thể loại, cấu trúc, phong cách sáng tác của từng thời kỳ và của một số tác giả điển hình.

2.15. Ký - Xướng âm II                                                                         3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Ký - Xướng âm I

- Nội dung: sinh viên đọc các giọng từ 2 đến 3 dấu hóa với các loại nhịp 2/4, 3/4, 4/4, 3/8, 6/8; nghe ghi các giọng từ 1 đến hai dấu hóa với các loại nhịp 2/4, 3/4, 4/4, 3/8, 6/8 và các loại nhịp phức, đảo phách.

2.16. Ký - Xướng âm III                                                                        3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Ký - Xướng âm II

- Nội dung: nâng cao Ký - xướng âm II, sinh viên đọc các giọng từ 3 đến 4 dấu hóa với các loại nhịp 2/4, 3/4, 4/4, 3/8, 6/8 và các loại nhịp phức; nghe ghi các giọng từ 2 đến 3 dấu hóa với các loại nhịp và hợp âm có từ 2 đến 4 bè.

2.17. Thanh nhạc I                                                                                4 đvht

- Điều kiên tiên quyết: không

- Nội dung: hướng dẫn phương pháp vỡ bài chính xác, rèn luyện cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tư thế hát, hiểu về bộ máy phát âm, vị trí âm thanh, kỹ thuật hơi thở, chủ yếu luyện giọng ở âm khu trung.

2.18. Thanh nhạc II                                                                               4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Thanh nhạc I

- Nội dung: tiếp tục rèn luyện cho sinh viên mở rộng âm vực, phát triển những yêu cầu về kỹ thuật và nghệ thuật của học phần Thanh nhạc I, được áp dụng vào những tác phẩm thanh nhạc với những yêu cầu phức tạp hơn, mở rộng hơn ở nhiều mặt. Trong thời gian này, giảng viên chuyên môn hướng dẫn sinh viên tự học tập các tác phẩm sau giờ học chuyên môn.

2.19. Thanh nhạc III                                                                              5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Thanh nhạc II

- Nội dung: tiếp tục nâng cao kỹ thuật thanh nhạc của học phần Thanh nhạc II để sinh viên có khả năng xử lý, thể hiện các loại hình tác phẩm thanh nhạc và chuẩn bị chương trình tốt nghiệp.

2.20. Piano I                                                                                         3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: củng cố, phát triển các dạng kỹ thuật của Piano, nắm bắt các dạng kỹ thuật cơ bản: chạy đơn nốt, chạy rảI, quãng 8, hợp âm.

2.21. Piano II                                                                                        3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Piano I

- Nội dung: Tiếp tục nâng cao các dạng kỹ thuật của Piano; có khả năng thể hiện các tác phẩm ở thể loại sonate thuộc phong cách cổ điển, lãng mạn, cận đại.

2.22. Hợp xướng                                                                                  3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kỹ năng hát hợp xướng, kỹ năng nghe và hòa tấu hợp xướng, kỹ năng biểu diễn; học hát và thể hiện các tác phẩm hợp xướng.

2.23. Kỹ thuật diễn viên                                                                        3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về phương pháp biểu hiện, quy tắc thực hành của sân khấu; phát triển kỹ thuật diễn xuất.

2.24. Hát dân ca                                                                                    3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về âm nhạc dân gian Việt Nam, nhận biết được sự khác nhau về phong cách dân ca các vùng miền.

2.25. Thực tập nghề nghiệp                                                                  8 đvht

- Nội dung: thực hành biểu diễn dư­ới các hình thức đơn ca, tốp ca, hợp xướng, nhạc kịch trong các chương trình biểu diễn của nhà trường và­ tại một số đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp.

IV. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

1. Hướng dẫn tổ chức đào tạo

1.1. Khi xây dựng chương trình đào tạo các trường cần phân chia tỷ lệ cân đối giữa lý thuyết và thực hành; tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vào chương trình đào tạo. Các chương trình đào tạo phải thể hiện được chuẩn đầu ra của ngành đào tạo.

1.2. Chương trình được thực hiện kết hợp giữa niên chế và học phần. Tùy điều kiện của từng trường, Hiệu trưởng quyết định chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ căn cứ vào văn bản qui định hiện hành.

2. Phần kiến thức tự chọn

Căn cứ quy định tại mục 2 (cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo) ngoài các học phần bắt buộc đã quy định tại mục III, các đơn vị học trình còn lại thuộc phần kiến thức tự chọn, bao gồm:

- Kiến thức giáo dục đại cương: 15 đvht

- Kiến thức ngành: 49 đvht

Hiệu trưởng các trường quyết định các học phần tự chọn, sao cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm ngành nghề đào tạo của trường mình.

3. Thang điểm đánh giá kết quả học tập được tính theo thang điểm: 10 điểm.

- Điểm trực tiếp của cán bộ giảng dạy được làm tròn đến một chữ số thập phân,

- Điểm trung bình của Hội đồng chấm thi được là tròn đến hai chữ số thập phân.

- Điểm của các học phần sẽ được tích luỹ thành điểm trung bình chung của học kỳ, năm học để xếp loại học tập, xét học bổng hàng kỳ, hàng năm và được tích luỹ trong toàn khoá học để xếp tốt nghiệp.

4. Hình thức thi tốt nghiệp: Biểu diễn trực tiếp trước Hội đồng Giám khảo, chương trình biểu diễn tốt nghiệp với thời gian tối thiểu 45 phút./.

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Ngành đào tạo: Biểu diễn nhạc cụ truyền thống (Performance of Traditional musical instruments)

Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Thông tư số 28 /2010/TT-BGDDT ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống trình độ cao đẳng nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về âm nhạc, về kỹ thuật biểu diễn. Sau khi tốt nghiệp trở thành nhạc công chuyên nghiệp, hoạt động trong các đơn vị nghệ thuật và có khả năng học tiếp ở trình độ cao hơn.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Phẩm chất đạo đức

Có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, say mê nghề nghiệp, nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

2.2. Kiến thức

Nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, hệ thống kiến thức về lĩnh vực âm nhạc nói chung và biểu diễn âm nhạc truyền thống nói riêng.

2.3. Kỹ năng

Có kỹ thuật, kỹ năng biểu diễn nhạc cụ truyền thống và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo.

II. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Khối l­ượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 168 đơn vị học trình chưa kể phần nội dung về Giáo dục thể chất (3 đvht) và Giáo dục quốc phòng- an ninh (135 tiết).

- Thời gian đào tạo: 3 năm.

2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo

KHỐI KIẾN THỨC

Kiến thức bắt buộc 

(đvht)

Kiến thức tự chọn

(đvht)

Tổng số

(đvht)

2.1. Kiến thức giáo dục đại cương

(chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng - an ninh)

35

15

50

2.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

60

58

118

- Kiến thức cơ sở của nhóm ngành và ngành

17

 

 

- Kiến thức ngành

25

 

 

- Thực tập nghề nghiệp

8

 

 

- Chương trình biểu diễn tốt nghiệp

10

 

 

2.3. Tổng khối lượng

95

73

168

III. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC BẮT BUỘC

1. Danh mục các học phần bắt buộc

1.1. Kiến thức giáo dục đại cương                                                       35 đvht*

1

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin

8

2

Tư­ tư­ởng Hồ Chí Minh

3

3

Đ­ường lối các mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

4

4

Đ­ường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam

2

5

Cơ sở văn hóa Việt Nam

4

6

Tin học đại cương

4

7

Ngoại ngữ

10

8

Giáo dục thể chất

3

9

Giáo dục quốc phòng - an ninh

135 tiết

* Ch­ưa tính các học phần 9 và 10

1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 60 đvht

1.2.1. Kiến thức cơ sở của nhóm ngành và ngành 17 đvht

1

Lịch sử âm nhạc phương Tây I

3

2

Lịch sử âm nhạc Việt Nam

3

3

Hòa âm I

4

4

Ký - xướng âm I

4

5

Phân tích tác phẩm âm nhạc

3

1.2.2. Kiến thức ngành                                                                           25 đvht

1

Hòa tấu nhạc truyền thống I

3

2

Hòa tấu nhạc truyền thống II

3

3

Hòa tấu nhạc truyền thống III

3

4

Dàn nhạc I

3

5

Dàn nhạc II

3

6

Ca - Hát truyền thống I

2

7

Ca - Hát truyền thống II

2

8

Ca - Hát truyền thống III

2

9

Ký - X­ướng âm nhạc truyền thống

4

1.2.3. Thực tập nghề nghiệp:                                                                 8 đvht

1.2.4. Ch­ương trình tốt nghiệp:                                                              10 đvht

2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

2.1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lê nin                    8 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.2. Tư­ tư­ởng Hồ Chí Minh 3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ trư­ởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.3. Đư­ờng lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam                      4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Nội dung ban hành taị Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ trư­ởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.4. Đ­ường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam         2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung:

+ Những quan điểm và nội dung cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lê nin về văn hóa.

+ Vai trò của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân.

+ Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện những nội dung cơ bản trong Đường lối văn hóa-văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam: phân tích những nội dung có liên quan trong các văn kiện của Đảng (chú ý đến bối cảnh lịch sử, xã hội trong từng thời kỳ, từng giai đoạn).

+ Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo văn hóa.

+ Những thành tựu lớn về xây dựng văn hóa từ trư­ớc tới nay.

+ Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục.

+ Phương hướng cụ thể cho việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

2.5. Cơ sở văn hóa Việt Nam                                                                4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: khái quát về Văn hóa học và văn hóa Việt Nam; tiến trình phát triển của văn hóa Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử; những biểu hiện của văn hóa Việt Nam thông qua các thành tố của văn hóa: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức đời sống cá nhân, văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trường xã hội của tộc người Việt giữ vai trò chủ thể và xác định rõ những đặc điểm của vùng văn hóa ở Việt Nam.

2.6. Tin học đại cương                                                                         4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về tin học: khái niệm về tin học và máy tính; cách sử dụng hệ điều hành; soạn thảo văn bản trên máy tính; sử dụng bảng tính; khai thác các dịch vụ cơ bản của mạng Internet. Ngoài ra, giúp sinh viên hình thành, phát triển các kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm thông dụng nhất.

2.7. Ngoại ngữ                                                                                      10 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức và kỹ năng cơ bản về tiếng Anh làm nền tảng vững chắc giúp sinh viên có thể tiếp thu dễ dàng những bài học ở cấp độ cao hơn. Đối với những sinh viên đã học chương trình ngoại ngữ 7 năm ở bậc trung học phổ thông, sau khi hoàn thành học phần phải đạt trình độ trung cấp (Intermediate Level).

2.8. Giáo dục thể chất                                                                          3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/2005/GD-ĐT ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục Đại học đại cương (giai đoạn 1), dùng cho các trường đại học và các trư­ờng cao đẳng Sư phạm và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12 tháng 4 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình Giáo dục thể chất (giai đoạn II) các trường Đại học và Cao đẳng (không chuyên thể dục thể thao).

2.9. Giáo dục quốc phòng - an ninh                                                     135 tiết

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trư­ởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình Giáo dục quốc phòng- an ninh trình độ đại học, cao đẳng.

2.10. Lịch sử âm nhạc phư­ơng Tây                                                      3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về quá trình hình thành và phát triển của nền âm nhạc châu Âu từ thời kỳ cổ đại cho tới nửa đầu thế kỷ XIX. Từ đó, sinh viên nắm được những đặc điểm chính về phong cách, quan điểm thẩm mỹ cũng nh­ư bút pháp sáng tác trong từng thời kỳ, từng trường phái âm nhạc thông qua các nhạc sỹ tiêu biểu.

2.11. Lịch sử âm nhạc Việt Nam                                                           3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về lịch sử âm nhạc Việt Nam từ thời Hùng Vương đến nay, bao gồm các nội dung: Âm nhạc Việt Nam từ thế kỷ III trước Công nguyên đến cuối thế kỷ IX sau công nguyên; Âm nhạc Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến thế kỷ XIX; Âm nhạc Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến trước cách mạng tháng 8 năm 1945; Âm nhạc Việt Nam từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến nay.

2.12. Hòa âm I                                                                                      4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về hòa âm: cấu trúc điệu thức và vai trò của hệ thống công năng; tính ổn định và không ổn định trong điệu thức; màu sắc và vai trò của hệ thống biến âm, âm nền; các lý thuyết về chuyển điệu.

2.13. Ký - Xư­ớng âm I                                                                           4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: sinh viên đọc các gam trư­ởng, thứ từ 0 đến 2 dấu hóa; chủ yếu luyện đọc quãng với các loại nhịp 2/4, 3/4, 4/4; nghe ghi các giọng từ 0 đến 1 dấu hóa với các loại nhịp 2/4, 3/4, 4/4, 3/8, 6/8 và các loại tiết tấu cơ bản.

2.14. Phân tích tác phẩm âm nhạc                                                        3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về hình thức âm nhạc, những đặc điểm về thể loại, cấu trúc, phong cách sáng tác của từng thời kỳ và một số tác giả điển hình.

2.15. Hòa tấu nhạc truyền thống I                                                         3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về lý luận và rèn luyện kỹ năng thực hành hòa tấu nhạc cụ truyền thống từ hai nhạc cụ đến tốp nhạc với những bài bản cổ vùng Bắc bộ.

2.16. Hòa tấu nhạc truyền thống II                                                        3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về lý luận và rèn luyện kỹ năng thực hành hòa tấu nhạc cụ truyền thống từ hai nhạc cụ đến tốp nhạc với những bài bản cổ vùng Trung bộ.

2.17. Hòa tấu nhạc truyền thống III                                                       3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về lý luận và rèn luyện kỹ năng thực hành hòa tấu nhạc cụ truyền thống từ hai nhạc cụ đến tốp nhạc với những bài bản cổ vùng Nam bộ.

2.18. Dàn nhạc I                                                                                   3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng hòa tấu các tác phẩm âm nhạc mới được sáng tác cho dàn nhạc dân tộc truyền thống tiêu biểu của Việt Nam với các hình thức dàn nhạc nhỏ, dàn nhạc lớn.

2.19. Dàn nhạc II                                                                                   3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: Tiếp tục Rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng hòa tấu các tác phẩm âm nhạc mới đư­ợc sáng tác cho dàn nhạc dân tộc truyền thống tiêu biểu của Việt Nam với các hình thức dàn nhạc nhỏ, dàn nhạc lớn.

2.20. Ca - Hát truyền thống I                                                                 2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: sinh viên thực hành một số làn điệu, bài bản tiêu biểu của nghệ thuật ca - hát truyền thống.

2.21. Ca - Hát truyền thống II                                                                2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Ca - Hát truyền thống I

- Nội dung: tiếp tục thực hành một số làn điệu, bài bản tiêu biểu của nghệ thuật ca - hát truyền thống.

2.22. Ca - Hát truyền thống III                                                               2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Ca - Hát truyền thống II

- Nội dung: tiếp tục thực hành một số làn điệu, bài bản tiêu biểu của nghệ thuật ca - hát truyền thống.

2.23. Ký - Xư­ớng âm nhạc truyền thống                                               4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: các kiến thức cơ bản về nhạc lý cổ truyền Việt Nam, các lối ký âm, xướng âm cổ truyền.

2.24. Thực tập nghề nghiệp                                                                  8 đvht

- Nội dung: thực hành biểu diễn dư­ới các hình thức độc tấu, hòa tấu dàn nhạc trong các chương trình biểu diễn của nhà trư­ờng, cũng như­ tại một số đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp.

IV. HƯ­ỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯ­ƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

1. Hướng dẫn tổ chức đào tạo

1.1. Khi xây dựng chương trình đào tạo các trường cần phân chia tỷ lệ cân đối giữa lý thuyết và thực hành; tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vào chương trình đào tạo. Các chương trình đào tạo phải thể hiện được chuẩn đầu ra của ngành đào tạo.

1.2. Chương trình được thực hiện kết hợp giữa niên chế và học phần. Tùy điều kiện của từng trường, Hiệu trưởng quyết định chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ căn cứ vào văn bản qui định hiện hành.

2. Phần kiến thức chuyên ngành và tự chọn

2.1. Căn cứ quy định tại mục 2 (cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo) ngoài các học phần bắt buộc đã quy định tại mục III, các đơn vị học trình còn lại thuộc phần kiến thức tự chọn, bao gồm:

- Kiến thức giáo dục đại cương: 15 đvht

- Kiến thức ngành: 58 đvht

Hiệu trưởng các trường quyết định các học phần tự chọn, sao cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm ngành nghề đào tạo của trường mình.

2.2. Giới thiệu các chuyên ngành tự chọn, gồm các nhạc cụ: Nhị; Bầu; Sáo; Nguyệt; Tranh; Tỳ Bà; Tam Thập Lục... Chuyên ngành có khối lượng tối thiểu: 21 đvht, gồm:

- Nhạc cụ chính: 14 đvht

- Nhạc cụ phụ: 7 đvht

3. Thang điểm đánh giá kết quả học tập đ­ược tính theo thang điểm: 10 điểm.

- Điểm trực tiếp của cán bộ giảng dạy đư­ợc làm tròn đến một chữ số thập phân,

- Điểm trung bình của Hội đồng chấm thi đư­ợc làm tròn đến hai chữ số thập phân.

- Điểm của các học phần sẽ được tích lũy thành điểm trung bình chung của học kỳ, năm học để xếp loại học tập, xét học bổng hàng kỳ, hàng năm và được tích luỹ trong toàn khoá học để xếp tốt nghiệp.

4. Hình thức thi tốt nghiệp: Biểu diễn trực tiếp trước Hội đồng Giám khảo, chương trình biểu diễn tốt nghiệp với thời gian tối thiểu 45 phút./.

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Ngành đào tạo: Hội họa (Painting)

Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Thông tư số 28 /2010/TT-BGDDT ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo ngành Hội hoạ trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức về Hội họa để có năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Phẩm chất đạo đức

Có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, say mê nghề nghiệp; nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trên lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật.

2.2. Kiến thức

Nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn; những kiến thức cơ bản của ngành Hội họa, cũng như kiến thức khoa học đại cương khác.

1.2.3. Kỹ năng

Có kỹ năng, kỹ thuật sáng tác các tác phẩm hội hoạ; có khả năng tư duy, phát triển, thể hiện ý tưởng bằng ngôn ngữ hội họa.

II. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 170 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất (3 đvht) và Giáo dục quốc phòng - an ninh (135 tiết).

- Thời gian đào tạo: 3 năm

2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo

KHỐI KIẾN THỨC

Kiến thức bắt buộc

(đvht)

Kiến thức tự chọn

(đvht)

Tổng số

(đvht)

2.1. Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng-an ninh)

38

7

45

2.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

75

50

125

- Kiến thức cơ sở của nhóm ngành và ngành

21

 

 

- Kiến thức ngành

34

 

 

- Thực tập nghề nghiệp

10

 

 

- Khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp

10

 

 

2.3. Tổng khối lượng

113

57

170

III. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC BẮT BUỘC

1. Danh mục các học phần bắt buộc

1.1. Kiến thức giáo dục đại cương                                                       38 đvht*

1

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin

8

2

T­ư tưởng Hồ Chí Minh

3

3

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

4

4

Đ­ường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam

2

5

Cơ sở văn hóa Việt Nam

4

6

Mỹ học đại cương

3

7

Tin học đại cương

4

8

Ngoại ngữ

10

9

Giáo dục thể chất

3

10

Giáo dục quốc phòng - an ninh

 135 tiết

* Chưa tính các học phần 9 và 10

1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp                                                 75 đvht

1.2.1. Kiến thức cơ sở của nhóm ngành và ngành                                    21 đvht

1

Lịch sử mỹ thuật thế giới

3

2

Lịch sử mỹ thuật Việt Nam

2

3

Giải phẫu tạo hình

2

4

Luật xa gần

2

5

Mỹ thuật học

3

6

Nguyên lý thị giác

3

7

Nghiên cứu Mỹ thuật cổ Việt Nam

2

8

Điêu khắc

2

9

Đạc họa

2

1.2.2. Kiến thức ngành                                                                           34 đvht

1

Hình họa 1

3

2

Hình họa 2

3

3

Hình họa 3

2

4

Hình họa 4

2

5

Hình họa 5

3

6

Hình họa 6

3

7

Cơ sở tạo hình 1

3

8

Cơ sở tạo hình 2

3

9

Cơ sở tạo hình 3

3

10

Sáng tác 1

3

11

Sáng tác 2

3

12

Sáng tác 3

3

1.2.3. Thực tập nghề nghiệp:                                                                 10 đvht

1.2.4. Khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp:                                                    10 đvht

2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

2.1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin                       8 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh                                                                  3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.3. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam                      4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.4. Đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam         2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Tư tưởng Hồ Chí Minh

- Nội dung:

+ Những quan điểm và nội dung cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin về văn hóa.

+ Vai trò của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân.

+ Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện những nội dung cơ bản trong đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam: phân tích những nội dung có liên quan trong các văn kiện của Đảng (chú ý đến bối cảnh lịch sử, xã hội từng thời kỳ, từng giai đoạn).

+ Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo văn hóa.

+ Những thành tựu lớn về xây dựng văn hóa từ trước tới nay.

+ Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục.

+ Phương hướng cụ thể cho việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

2.5. Cơ sở văn hóa Việt Nam                                                                4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về Văn hóa học và văn hóa Việt Nam trong tiến trình phát triển của văn hóa Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử; sự biểu hiện của văn hóa Việt Nam thông qua các thành tố văn hóa: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức đời sống cá nhân, văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trư­ờng xã hội của tộc ngư­ời Việt giữ vai trò chủ thể và xác định rõ những đặc điểm của các vùng văn hóa ở Việt Nam.

2.6. Mỹ học đại cương                                                                         3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản, hiện đại, hệ thống và tương đối toàn diện về Mỹ học, giúp người học có ý thức và khả năng cảm thụ, đánh giá và sáng tạo cái đẹp cho cuộc sống, cho bản thân và cho nghệ thuật.

2.7. Tin học đại cương                                                                          4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về tin học như: khái niệm về tin học và máy tính, cách sử dụng hệ điều hành và một số tiện ích; soạn thảo văn bản trên máy tính, sử dụng bảng tính; khai thác dịch vụ cơ bản của mạng Internet. Ngoài ra, giúp sinh viên hình thành, phát triển kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm thông dụng.

2.8. Ngoại ngữ                                                                                     10 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức và kỹ năng cơ bản về tiếng Anh làm nền tảng vững chắc giúp sinh viên có thể tiếp thu dễ dàng những bài học ở cấp độ cao hơn. Đối với những sinh viên đã học chương trình ngoại ngữ 7 năm ở bậc trung học phổ thông, sau khi hoàn thành học phần này phải đạt trình độ trung cấp (Intermediate Level).

2.9. Giáo dục thể chất                                                                          3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12 tháng 9 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục Đại học đại cương (giai đoạn 1) dùng cho các trường Đại học và các trường Cao đẳng Sư phạm và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12 tháng 4 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục thể chất giai đoạn II các trường Đại học và Cao đẳng (không chuyên thể dục thể thao).

2.10. Giáo dục quốc phòng - an ninh                                                    135 tiết

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng.

2.11. Lịch sử mỹ thuật thế giới                                                              3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về thành tựu và đặc điểm của mỹ thuật từ cổ đại đến mỹ thuật cận - hiện đại, những trường phái mỹ thuật lớn góp phần thay đổi diện mạo của mỹ thuật thế giới. Học phần giới thiệu những trung tâm tiêu biểu của mỹ thuật phương Đông và phương Tây, tạo điều kiện để sinh viên có cái nhìn tổng quát về mỹ thuật thế giới, đặc biệt là những thành tựu nghệ thuật tiêu biểu.

2.12. Lịch sử mỹ thuật Việt Nam                                                            2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức về quá trình hình thành và phát triển của mỹ thuật Việt Nam thông qua việc giới thiệu bối cảnh lịch sử, thành tựu của các giai đoạn như mỹ thuật từ thời kỳ Đồ đá đến nay, nêu bật các đặc điểm và truyền thống nghệ thuật của dân tộc Việt Nam.

2.13. Giải phẫu tạo hình                                                                        2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức về cấu tạo của cơ thể người, qua đó sinh viên biết được các tỷ lệ, hình khối, vị trí cơ xương phục vụ cho quá trình nghiên cứu hình họa; nắm được các lớp cơ, hình dáng và sự vận động của cơ; biết cách đánh giá tỷ lệ cân đối và vẻ đẹp cơ thể con người, tạo tiền đề cho quá trình nghiên cứu và sáng tác của sinh viên trong học tập và làm việc sau khi ra trường.

2.14. Luật xa gần                                                                                   2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về luật phối cảnh và phương pháp biểu hiện không gian trên mặt phẳng. Thông qua đó, sinh viên có cái nhìn chính xác, khoa học hơn trong không gian tự nhiên cũng như không gian của tác phẩm, tạo điều kiện để sinh viên học tốt hơn môn học sáng tác cũng như các môn học khác.

2.15. Mỹ thuật học                                                                                 3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về đặc trưng ngôn ngữ của nghệ thuật nói chung và mỹ thuật nói riêng; hình tượng nghệ thuật của mỹ thuật; đặc trưng và vai trò xã hội của các thể loại hội họa, đồ họa, điêu khắc…; vị trí và vai trò của mỹ thuật trong cuộc sống.

2.16. Nguyên lý thị giác                                                                         3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức về nghệ thuật thị giác, bao gồm các nguyên lý của thị giác thể hiện qua các dạng vật chất như điểm, nét, hình, mảng, màu sắc… (đề cập tới từng yếu tố thị giác). Qua đó, giúp sinh viên hiểu sâu thêm về các nguyên tắc và quy luật bố cục và hiệu ứng mang lại của các nguyên tắc này tác động đến thị giác người xem.

2.17. Nghiên cứu mỹ thuật cổ Việt Nam                                                 2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức về một số di tích hoặc di vật tiêu biểu để nhận biết những nét độc đáo, điển hình của nghệ thuật cổ Việt Nam; từ đó, sinh viên khai thác những vốn quý trong nghệ thuật cổ để áp dụng vào các bài học khác.

2.18. Điêu khắc                                                                                      2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản của Điêu khắc, giúp sinh viên có sự cảm nhận hình khối trong không gian. Qua đó, tạo điều kiện để sinh viên nghiên cứu sâu hơn trong các học phần về Hình họa.

2.19. Đạc họa                                                                                        2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức về phương pháp đo đạc, cách rút tỷ lệ, kỹ thuật vẽ các bản vẽ kiến trúc như: mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng và bản vẽ cấu tạo. Thông qua đó, sinh viên hiểu được những giá trị nghệ thuật của các công trình kiến trúc cổ.

2.20. Hình họa 1                                                                                    3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản để vẽ nghiên cứu các bộ phận đơn lẻ của tượng chân dung người như mắt, mũi, miệng, tai và bàn chân, bàn tay. Thông qua các bài học, sinh viên nắm vững phương pháp xây dựng hình và kỹ năng sử dụng bút chì để thể hiện hình khối, không gian trong tương quan đen trắng.

2.21. Hình họa 2                                                                                    3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Hình họa 1

- Nội dung: những kiến thức cơ bản để vẽ nghiên cứu tượng sọ người, tượng phác mảng, tượng chân dung nam, nữ. Thông qua các bài vẽ nghiên cứu, sinh viên chủ động trong việc thực hiện chất liệu chì mềm để tạo khối, chất và không gian xung quanh.

2.22. Hình họa 3                                                                                    2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Hình họa 2

- Nội dung: những kiến thức cơ bản để vẽ nghiên cứu chân dung nam, nữ (mẫu người), bằng chì và bột mầu, sơn dầu. Từ đó sinh viên nắm được phương pháp diễn tả hình khối và không gian, bước đầu có thể thể hiện sự tả chất thông qua vẽ màu đơn sắc (đen trắng) cũng như vẽ màu.

2.23. Hình họa 4                                                                                    2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Hình họa 3

- Nội dung: những kiến thức để vẽ nghiên cứu bán thân nam, nữ khỏa thân và mặc quần áo bằng chất liệu than. Qua bài vẽ, sinh viên từng bước nắm bắt kỹ năng sử dụng chất liệu để diễn tả các quan hệ của từng bộ phận với nhau.

2.24. Hình họa 5                                                                                    3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Hình họa 4

- Nội dung: những kiến thức và kỹ năng tổng hợp về sử dụng chất liệu than khi diễn tả người mẫu khỏa thân qua các dáng khác nhau, nhằm hiểu rõ cấu trúc người thông qua động tác và biểu lộ tình cảm trong không gian tổng thể.

2.25. Hình họa 6                                                                                    3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Hình họa 5

- Nội dung: những kiến thức, phương pháp sử dụng thành thạo màu sắc thể hiện mẫu nam, nữ khỏa thân và mặc quần áo. Thông qua bài vẽ, sinh viên nắm bắt, hiểu biết kỹ năng vẽ màu tạo khối, không gian, ánh sáng và chất bằng chất liệu bột mầu, sơn dầu.

2.26. Cơ sở tạo hình 1                                                                           3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức về ghi chép, nghiên cứu hoa lá, động vật; từ đó, bằng phương pháp đơn giản và cách điệu những hình mẫu phong phú, đa dạng của thiên nhiên để tạo ra các họa tiết trang trí; tạo cho sinh viên phương pháp xây dựng nhịp điệu trong ngôn ngữ tạo hình.

2.27. Cơ sở tạo hình 2                                                                          3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Cơ sở tạo hình 1

- Nội dung: những kiến thức để nghiên cứu nguyên lý, màu sắc, đường nét, các quy tắc về bố cục, nhịp, điệu trong trang trí thể hiện các bài trang trí cơ bản (hình vuông, hình tròn, đường diềm, vải hoa...). Qua đó, sinh viên có thể áp dụng vào các trang trí mang tính ứng dụng phục vụ xã hội. Đồng thời, từng bước giúp sinh viên có ý thức thẩm mỹ trong sáng tác nghệ thuật.

2.28. Cơ sở tạo hình 3                                                                                3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Cơ sở tạo hình 2

- Nội dung: những kiến thức để nghiên cứu và sáng tác bài trang trí mang tính chất tuyên truyền, quảng cáo phục vụ nhu cầu xã hội; giúp sinh viên biết kết hợp nội dung và hình thức sáng tạo.

2.29. Sáng tác 1                                                                              3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Nguyên lý thị giác, Cơ sở tạo hình, Hình họa

- Nội dung: những kiến thức tổng hợp để xây dựng một tác phẩm mỹ thuật từ sắp xếp hình tượng, bố cục bức tranh thông qua việc phân bố mảng, màu sắc, đường nét, không gian... Qua đó, sinh viên dần dần hình thành tư duy sáng tạo và phương pháp biểu đạt cá tính.

2.30. Sáng tác 2                                                                              3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Sáng tác 1

- Nội dung: những kiến thức cơ bản để nghiên cứu và nắm vững kỹ năng thực hành chất liệu lụa thông qua bài vẽ tranh tĩnh vật và phong cảnh.

2.31. Sáng tác 3                                                                              3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Sáng tác 2

- Nội dung: những kiến thức cơ bản để nghiên cứu và sáng tác bằng chất liệu sơn dầu qua bài tập vẽ tranh bố cục có chủ đề.

IV. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

1. Hướng dẫn tổ chức đào tạo

1.1. Khi xây dựng chương trình đào tạo các trường cần phân chia tỷ lệ cân đối giữa lý thuyết và thực hành; tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vào chương trình đào tạo. Các chương trình đào tạo phải thể hiện được chuẩn đầu ra của ngành đào tạo.

1.2. Chương trình được thực hiện kết hợp giữa niên chế và học phần. Tùy điều kiện của từng trường, Hiệu trưởng quyết định chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ căn cứ vào văn bản qui định hiện hành.

1.3. Các học phần được thiết kế theo đơn vị học trình (đvht). Mỗi đơn vị học trình bằng 15 tiết lý thuyết, 30 tiết thực hành, 45 tiết thực tập.

1.4. Chương trình khung trình độ cao đẳng ngành Hội hoạ được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành.

2. Về khối lượng kiến thức tự chọn

Căn cứ quy định tại mục 2 (cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo), ngoài các học phần bắt buộc quy định tại mục III, các đơn vị học trình còn lại thuộc phần kiến thức tự chọn, bao gồm:

- Phần kiến thức giáo dục đại cương: 7 đvht

- Phần kiến thức ngành: 50 đvht

Hiệu trưởng các trường quyết định các học phần tự chọn sao cho phù hợp với điều kiện và đặc điểm ngành nghề đào tạo của trường mình.

3. Đánh giá, tổ chức thực tập, thi tốt nghiệp:

- Sau mỗi học phần đều có nhận xét đánh giá và chấm điểm theo thang điểm 10.

- Điểm của các học phần được tích lũy thành điểm trung bình của từng năm học để xếp loại học tập, xét học bổng hàng năm và được tích lũy trong toàn khóa để xếp loại tốt nghiệp.

- Thực tập nghề nghiệp: Giúp sinh viên có điều kiện tiếp cận với thực tế cuộc sống, tìm hiểu thêm đời sống, thiên nhiên của các vùng đất nước. Rèn luyện kỹ năng ký họa và ghi chép thực tế với các chất liệu như bút chì, bút sắt, màu nước, bột màu...

- Thi tốt nghiệp: sinh viên làm một bài chuyên môn (phác thảo phải được Hội đồng thông qua, kích thước và chất liệu do Hội đồng quy định) và một khóa luận về lý luận cơ sở ngành./.

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Ngành đào tạo: Điêu khắc (Sculpture)

Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Thông tư số 28 /2010/TT-BGDDT ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo ngành Điêu khắc trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức về mỹ thuật để có khả năng thực hiện những tác phẩm Điêu khắc ở nhiều thể loại, chất liệu khác nhau, đáp ứng nhu cầu hoạt động trong lĩnh vực Mỹ thuật.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Về phẩm chất đạo đức

Có lập trường quan điểm vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, có lòng yêu nghề, nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

2.2. Về kiến thức

Nắm vững kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, kiến thức ngành Điêu khắc, khả năng tư duy sáng tạo, phương pháp nghiên cứu, thiết kế để ứng dụng trong lĩnh vực Điêu khắc

2.3. Về kỹ năng

Có khả năng thực hiện kỹ năng, kỹ thuật sáng tác; thể hiện, phục dựng các tác phẩm điêu khắc bằng nhiều chất liệu khác nhau.

II. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 171 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất (3 đvht) và Giáo dục quốc phòng - an ninh (135 tiết).

 - Thời gian đào tạo: 3 năm

2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo 

KHỐI KIẾN THỨC

Kiến thức bắt buộc

(đvht)

Kiến thức tự chọn

(đvht)

Tổng số

 (đvht)

2.1. Kiến thức giáo dục đại c­ương tối thiểu (chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng - an ninh)

35

10

45

2.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

69

57

126

- Kiến thức cơ sở của nhóm ngành và ngành

24

 

 

- Kiến thức ngành

27

 

 

- Thực tập nghề nghiệp

8

 

 

- Khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp

10

 

 

2.3. Tổng khối lượng

104

67

171

III. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC BẮT BUỘC

1. Danh mục các học phần bắt buộc

1.1. Kiến thức giáo dục đại cương                                                        35 đvht*

1

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin

8

2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

3

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

4

4

Đường lối văn hóa-văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam

2

5

Cơ sở văn hóa Việt Nam

4

6

Tin học đại cương

4

7

Ngoại ngữ

10

8

Giáo dục thể chất

3

9

Giáo dục quốc phòng - an ninh

135 tiết

* Chưa tính các học phần 8 và 9

1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp                                                 69 đvht

1.2.1. Kiến thức cơ sở của nhóm ngành và ngành                                   24 đvht

1

Lịch sử mỹ thuật Việt Nam

3

2

Giải phẫu tạo hình

3

3

Luật xa gần

3

4

Đạc họa

3

5

Hình họa cơ bản

3

6

Trang trí

3

7

Lý thuyết bố cục và Điêu khắc cơ bản

3

8

Mỹ học đại cương

3

1.2.2. Kiến thức ngành                                                                          27 đvht

1

Hình họa nâng cao 1

3

2

Tượng tròn 1

3

3

Tượng tròn 2

3

4

Tượng tròn 3

3

5

Phù điêu 1

3

6

Phù điêu 2

3

7

Sáng tác tượng tròn

3

8

Sáng tác phù điêu

3

9

Kỹ thuật khuôn

3

1.2.3. Thực tập nghề nghiệp: 8 đvht

1.2.4. Khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp: 10 đvht

2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

2.1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin                        8 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh                                                                    3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.3. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam                       4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.4. Đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam          2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Tư tưởng Hồ Chí Minh

- Nội dung:

+ Những quan điểm và nội dung cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin về văn hóa.

+ Vai trò của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân.

+ Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện những nội dung cơ bản trong đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam: phân tích những nội dung có liên quan trong các văn kiện của Đảng (chú ý đến bối cảnh lịch sử, xã hội từng thời kỳ, từng giai đoạn).

+ Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo văn hóa.

+ Những thành tựu lớn về xây dựng văn hóa từ trước tới nay.

+ Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục.

+ Phương hướng cụ thể cho việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

2.5. Cơ sở văn hóa Việt Nam                                                                 4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về Văn hóa học và văn hóa Việt Nam trong tiến trình phát triển của văn hóa Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử; sự biểu hiện của văn hóa Việt Nam thông qua các thành tố văn hóa: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức đời sống cá nhân, văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trường xã hội của tộc ngư­ời Việt giữ vai trò chủ thể và xác định rõ những đặc điểm của các vùng văn hóa ở Việt Nam.

2.6. Tin học đại cương                                                                          4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không.

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về tin học như: khái niệm về tin học và máy tính, cách sử dụng hệ điều hành và một số tiện ích; soạn thảo văn bản trên máy tính, sử dụng bảng tính; khai thác dịch vụ cơ bản của mạng Internet. Qua đó, sinh viên hình thành, phát triển kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm thông dụng.

2.7. Ngoại ngữ                                                                                      10 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức và kỹ năng cơ bản về tiếng Anh làm nền tảng, giúp sinh viên có thể tiếp thu thuận lợi những bài học ở cấp độ cao hơn. Đối với những sinh viên học chương trình ngoại ngữ 7 năm ở bậc trung học phổ thông, sau khi hoàn thành học phần này phải đạt trình độ trung cấp (Intermediate Level).

2.8. Giáo dục thể chất                                                                           3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12 tháng 9 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục Đại học đại cương (giai đoạn 1) dùng cho các trường Đại học và các trường Cao đẳng Sư phạm và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12 tháng 4 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục thể chất giai đoạn II các trường Đại học và Cao đẳng (không chuyên thể dục thể thao).

2.9. Giáo dục quốc phòng - an ninh                                                     135 tiết

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: nội dung ban hành tại Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng.

2.10. Lịch sử mỹ thuật Việt Nam                                                            3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức về quá trình hình thành và phát triển của mỹ thuật Việt Nam thông qua việc giới thiệu bối cảnh lịch sử, thành tựu nghệ thuật của các giai đoạn như: mỹ thuật thời nguyên thuỷ, thời phong kiến, thời Pháp thuộc và từ Cách mạng tháng 8 đến nay; từ đó nêu bật đặc điểm và truyền thống nghệ thuật của dân tộc Việt Nam.

2.11. Giải phẫu tạo hình                                                                  3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức về cấu trúc, tỷ lệ con người, cấu tạo của cơ, xương và sự thay đổi khi con người vận động. Thông qua những hiểu biết về giải phẫu người, sinh viên có điều kiện để học tốt hơn các môn hình họa cũng như các môn học khác.

2.12. Luật xa gần                                                                                   3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về luật xa gần và phương pháp biểu hiện không gian trên mặt phẳng. Thông qua đó, sinh viên có cái nhìn chính xác, khoa học hơn trong không gian tự nhiên cũng như không gian của các tác phẩm, tạo điều kiện để sinh viên học tốt hơn môn học sáng tác cũng như các môn học khác.

2.13. Đạc họa                                                                                       3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về phương pháp triển khai, phân tích các đối tượng cụ thể để thể hiện trên một bản vẽ; các qui ước trình bày trên bản vẽ kiến trúc; phương pháp đo, rút tỷ lệ, vẽ các mặt cắt, mặt đứng… Thông qua đó, sinh viên học tập được những giá trị nghệ thuật của các công trình kiến trúc.

2.14. Hình họa cơ bản                                                                           3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về hình họa: phương pháp dựng hình, bố cục và phân tích đối tượng cụ thể. Thông qua đó, sinh viên rèn luyện được kỹ năng: quan sát, nhận xét, so sánh, vẽ phác nhanh, diễn tả khối cơ bản, tĩnh vật.

2.15. Trang trí                                                                                       3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những khái niệm cơ bản về trang trí: màu sắc, đường nét, nhịp điệu... Thông qua các bài tập, sinh viên rèn luyện được kỹ năng về hòa sắc, bố cục, cảm thụ thẩm mỹ, sáng tạo họa tiết trang trí.

2.16. Lý thuyết bố cục và Điêu khắc cơ bản                                          3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về bố cục, mảng khối, nhịp điệu, ánh sáng, không gian… trong lĩnh vực điêu khắc. Thông qua các bài tập về khối, sự kết hợp các khối trong không gian, sinh viên hiểu được ngôn ngữ và bố cục một tác phẩm có không gian, có ý tưởng, có cảm xúc.

2.17. Mỹ học đại cương                                                                        3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

Nội dung: những kiến thức cơ bản, hiện đại, hệ thống và tương đối toàn diện về Mỹ học, giúp người học có ý thức và khả năng cảm thụ, đánh giá và sáng tạo cái đẹp cho cuộc sống, cho bản thân và cho nghệ thuật.

2.18. Hình họa nâng cao 1                                                                     3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Hình họa cơ bản

- Nội dung: những kiến thức về cấu trúc, tỉ lệ, hình khối cơ bản của đầu người thông qua ký họa và vẽ nghiên cứu tượng sọ người, tượng phác mảng, chân dung mẫu người nam, nữ.

2.19. Tượng tròn 1                                                                                3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giải phẫu tạo hình

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về nặn tượng hộp sọ, chân dung vạt mảng, chân dung tượng người nam, nữ, bằng chất liệu đất sét, tỷ lệ bằng mẫu người thật. Qua đó, sinh viên hiểu được các hình khối cơ bản của đầu người, rèn luyện kỹ năng thực hiện tượng chân dung.

2.20. Tượng tròn 2                                                                                3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tượng tròn 1

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về nghiên cứu cơ thể người trên mẫu tượng thạch cao từ đơn giản đến phức tạp. Thông qua những hiểu biết về hình khối các bộ phận trên cơ thể người, sinh viên nặn được tượng bán thân, tượng toàn thân người.

2.21. Tượng tròn 3                                                                                3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tượng tròn 2

- Nội dung: những kiến thức về nặn tượng cơ thể người theo mẫu người nam, nữ với các lứa tuổi. Thông qua đó, sinh viên hiểu kỹ hơn về hình khối cơ bản của các bộ phận cơ thể người, nâng cao phương pháp nhìn và tạo khối; hoàn thiện kỹ năng nặn tượng toàn thân người.

2.22. Phù điêu 1                                                                                  3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giải phẫu tạo hình

- Nội dung: những kiến thức về phù điêu thấp và phù điêu cao trên mặt phẳng để tạo không gian ba chiều; chép một số họa tiết vốn cổ, đầu tượng người. Qua đó, sinh viên hiểu được phương pháp tạo hình, phân lớp, mảng khối trong một bài phù điêu.

2.23. Phù điêu 2                                                                                   3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Phù điêu 1

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về đắp nổi chân dung người nam, nữ, người già. Qua đó, sinh viên hiểu được cấu tạo đầu người, các hình khối cơ bản trên đầu người, thực hiện được phù điêu chân dung người.

2.24. Sáng tác tượng tròn         3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lý thuyết bố cục và Điêu khắc cơ bản

- Nội dung: những kiến thức về sáng tác tượng tròn: ý tưởng, bố cục, hình khối, chất liệu. Trên cơ sở đó, sinh viên có khả năng sáng tác được tượng tròn nhiều kích cỡ, chủ đề. Qua đó, sinh viên hiểu được phương pháp thể hiện ý tưởng; rèn luyện khả năng về bố cục, sáng tác tượng tròn.

2.25. Sáng tác phù điêu                                                                        3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lý thuyết bố cục và Điêu khắc cơ bản

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về phương pháp bố cục phù điêu trang trí đơn giản như hình vuông, hình tròn, hình tam giác, nhằm tạo ra các sản phẩm mỹ thuật ứng dụng và trang trí cho công trình kiến trúc.

2.26. Kỹ thuật khuôn                                                                            3 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về các loại khuôn, dụng cụ, kỹ thuật, chất liệu làm khuôn, trong điêu khắc. Thông qua đó sinh viên hiểu về tính chất của chất liệu, quy trình và thực hành đổ khuôn.

IV. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

1. Hướng dẫn tổ chức đào tạo

1.1. Khi xây dựng chương trình đào tạo các trường cần phân chia tỷ lệ cân đối giữa lý thuyết và thực hành; tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vào chương trình đào tạo. Các chương trình đào tạo phải thể hiện được chuẩn đầu ra của ngành đào tạo.

1.2. Chương trình được thực hiện kết hợp giữa niên chế và học phần. Tùy điều kiện của từng trường, Hiệu trưởng quyết định chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ căn cứ vào văn bản qui định hiện hành.

1.3. Các học phần được thiết kế theo đơn vị học trình (đvht). Mỗi đơn vị học trình bằng 15 tiết lý thuyết, 30 tiết thực hành, 45 tiết thực tập.

1.4. Chương trình khung trình độ Cao đẳng ngành Điêu khắc được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành.

2. Về khối lượng kiến thức tự chọn

2.1. Căn cứ quy định tại mục 2 (cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo), ngoài các học phần bắt buộc quy định tại mục III, các đơn vị học trình còn lại thuộc phần kiến thức tự chọn, bao gồm:

- Phần kiến thức giáo dục đại cương: 10 đvht

- Phần kiến thức ngành: 57 đvht

Hiệu trưởng các trường quyết định các học phần tự chọn sao cho phù hợp với điều kiện và đặc điểm ngành nghề đào tạo của trường mình.

2.2. Giới thiệu một số học phần tự chọn

2.2.1. Tin học chuyên ngành                                                                    3 đvht

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về phần mềm vi tính 3D Max. Thông qua đó, sinh viên rèn luyện được kỹ năng sử dụng phần mềm này áp dụng cho ngành Điêu khắc.

2.2.2. Hình họa nâng cao 2                                                                      3 đvht

- Nộ dung: những kiến thức về vẽ, bán thân ,toàn thân mẫu tượng, người .Thông qua đó, sinh viên rèn luyện được kỹ năng vẽ hình họa, bán thân, toàn thân người, kỹ năng ký họa, tạo điều kiện cho việc sinh viên thu thập tư liệu các bài sáng tác sau này.

2.2.3. Phù điêu 3                                                                                    3 đvht

- Nội dung: những kiến thức về cấu trúc cơ thể người, hình khối các bộ phận bán thân trên và cả toàn thân người. Thông qua các bài tập, sinh viên hiểu rõ về cấu trúc, tỷ lệ, hình khối các bộ phận người, nâng cao phương pháp tạo hình và diễn tả không gian trong phù điêu.

2.2.4. Chuyên ngành Điêu khắc gốm                                                        20 đvht

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về chất liệu, kỹ thuật của ngành Gốm để vận dụng trong điêu khắc. Thông qua sự hiểu biết về xương, cốt đất, men màu, kỹ thuật xoay, in, rót… sinh viên thực hiện được những tác phẩm điêu khắc bằng chất liệu gốm.

2.2.5. Chuyên ngành Điêu khắc kim loại                                                  20 đvht

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về chất liệu, kỹ thuật sử dụng một số kim loại được vận dụng trong điêu khắc. Thông qua sự hiểu biết về chất liệu, kỹ thuật và kỹ năng gò, đúc… sinh viên thực hiện được những tác phẩm điêu khắc bằng kim loại (đồng, nhôm…).

2.2.6. Chuyên ngành Điêu khắc đá                                                          20 đvht

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về chất liệu, kỹ thuật sử dụng đá thiên nhiên, đá nhân tạo được vận dụng trong điêu khắc. Thông qua sự hiểu biết về đặc tính một số loại đá, kỹ thuật và kỹ năng đục, chạm… sinh viên thực hiện được những tác phẩm điêu khắc bằng chất liệu đá.

2.2.7. Chuyên ngành Điêu khắc gỗ                                                          20 đvht

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về chất liệu, kỹ thuật sử dụng một số loại gỗ được áp dụng trong điêu khắc. Thông qua sự hiểu biết về đặc tính chất liệu gỗ, kỹ thuật và kỹ năng thể hiện sinh viên làm được những tác phẩm điêu khắc bằng chất liệu gỗ.

3. Đánh giá, tổ chức thực tập, thi tốt nghiệp

- Sau mỗi học phần đều có nhận xét đánh giá và chấm điểm theo thang điểm 10.

- Điểm của các học phần được tích lũy thành điểm trung bình của từng năm học để xếp loại học tập, xét học bổng hàng năm và được tích lũy trong toàn khóa để xếp loại tốt nghiệp.

- Thực tập nghề nghiệp: sinh viên khai thác, sưu tầm chất liệu, kỹ thuật của các cơ sở sản xuất, làng nghề truyền thống và những vấn đề thực tế của cuộc sống.

- Khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp: sinh viên thực hiện 2 bài: sáng tác một tác phẩm phù điêu và tượng tròn (bản phác thảo phải được Hội đồng duyệt)./.

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Ngành đào tạo: Thiết kế Đồ họa (Graphic Design)

Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Thông tư số 28 /2010/TT-BGDDT ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo ngành Thiết kế đồ họa trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Thiết kế đồ họa, đáp ứng nhu cầu hoạt động trong lĩnh vực Mỹ thuật ứng dụng.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Phẩm chất đạo đức

Có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, yêu nghề, nắm vững đường lối chủ chương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trên lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật.

2.2. Kiến thức

Nắm vững kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, về mỹ thuật, thiết kế và kiến thức ngành Thiết kế đồ họa; có khả năng sáng tạo, ứng dụng trong việc thực hiện thiết kế các sản phẩm đồ họa.

2.3 Kỹ năng

Có kỹ năng vẽ tay, thiết kế trên máy vi tính và thực hiện các sản phẩm đồ họa. Phát huy sự sáng tạo của cá nhân, phối hợp làm việc giữa cá nhân và tập thể để thực hiện thiết kế và thực hành sản phẩm.

II. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 173 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất (3 đvht) và Giáo dục quốc phòng - an ninh (135 tiết).

 - Thời gian đào tạo: 3 năm

2. Cấu trúc kiến thức của chương trình

KHỐI KIẾN THỨC

Kiến thức bắt buộc

(đvht)

Kiến thức tự chọn

(đvht)

Tổng số

(đvht)

2.1. Kiến thức giáo dục đại c­ương tối thiểu (chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng - an ninh)

35

10

45

2.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

68

60

128

- Kiến thức cơ sở của nhóm ngành và ngành

25

 

 

- Kiến thức ngành

25

 

 

- Thực tập nghề nghiệp

8

 

 

- Khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp

10

 

 

2.3. Tổng khối lượng

103

70

173

III. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC BẮT BUỘC

1. Danh mục các học phần bắt buộc

1.1. Kiến thức giáo dục đại cương                                                       35 đvht*

1

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin

8

2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

3

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

4

4

Đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam

2

5

Cơ sở văn hóa Việt Nam

4

6

Ngoại ngữ

10

7

Tin học đại cương

4

8

Giáo dục thể chất

3

9

Giáo dục quốc phòng - an ninh

135 tiết

* Chưa tính các học phần 8 và 9

1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp                                                 68 đvht

1.2.1. Kiến thức cơ sở của nhóm ngành và ngành                                    25 đvht

1

Trang trí cơ bản

5

2

Hình họa cơ bản

5

3

Nguyên lý thị giác

3

4

Luật xa gần

3

5

Nhiếp ảnh

3

6

Lịch sử thiết kế đồ họa

3

7

Mỹ học đại cương

3

1.2.2. Kiến thức ngành                                                                           25 đvht

1

Tin học chuyên ngành

5

2

Nghệ thuật chữ

3

3

Thiết kế Logo và ấn phẩm văn phòng

3

4

Thiết kế ấn phẩm 1

4

5

Thiết kế Poster

5

6

Thiết kế Bao bì

5

1.2.3. Thực tập nghề nghiệp: 8 đvht

1.2.4. Khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp: 10 đvht

2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

2.1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin                        8 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh                                                                   3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin

- Nội dung: ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.3. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam                       4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh

Nội dung: ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.4. Đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam          2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Tư tưởng Hồ Chí Minh

- Nội dung:

+ Những quan điểm và nội dung cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin về văn hóa.

+ Vai trò của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân.

+ Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện những nội dung cơ bản trong đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam: phân tích những nội dung có liên quan trong các văn kiện của Đảng (chú ý đến bối cảnh lịch sử, xã hội từng thời kỳ, từng giai đoạn).

+ Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo văn hóa.

+ Những thành tựu lớn về xây dựng văn hóa từ trước tới nay.

+ Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục.

+ Phương hướng cụ thể cho việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

2.5. Cơ sở văn hóa Việt Nam                                                                 4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về Văn hóa học và văn hóa Việt Nam trong tiến trình phát triển của văn hóa Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử; sự biểu hiện của văn hóa Việt Nam thông qua các thành tố văn hóa: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức đời sống cá nhân, văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trư­ờng xã hội của tộc ngư­ời Việt giữ vai trò chủ thể và xác định rõ những đặc điểm của các vùng văn hóa ở Việt Nam.

2.6. Ngoại ngữ                                                                                      10 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức và kỹ năng cơ bản về tiếng Anh làm nền tảng giúp sinh viên có thể tiếp thu thuận lợi những bài học ở cấp độ cao hơn. Đối với những sinh viên học chương trình ngoại ngữ 7 năm ở bậc trung học phổ thông, sau khi hoàn thành học phần này phải đạt trình độ trung cấp (Intermediate Level).

2.7. Tin học đại cương                                                                          4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về tin học như: khái niệm về tin học và máy tính, cách sử dụng hệ điều hành và một số tiện ích; soạn thảo văn bản trên máy tính, sử dụng bảng tính; khai thác dịch vụ cơ bản của mạng Internet. Qua đó sinh viên hình thành, phát triển kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm thông dụng.

2.8. Giáo dục thể chất                                                                           3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12 tháng 9 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục Đại học đại cương (giai đoạn 1) dùng cho các trường Đại học và các trường Cao đẳng Sư phạm và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12 tháng 4 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục thể chất giai đoạn II các trường Đại học và Cao đẳng (không chuyên thể dục thể thao).

2.9. Giáo dục quốc phòng - an ninh                                                     135 tiết

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng.

2.10. Trang trí cơ bản                                                                           5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức liên quan tới quy luật trang trí: điểm, đường nét, hình, màu sắc, bố cục; các hình thức trang trí, cách điệu. Trên cơ sở đó, sinh viên thực hành và ứng dụng cho chuyên ngành sau này.

2.11. Hình họa cơ bản                                                                           5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về môn hình họa, phương pháp nghiên cứu, nắm bắt khái quát và phân tích đối tượng cụ thể; rèn luyện kỹ năng quan sát, nhận xét, so sánh, mô tả sự vật và chủ yếu tập vẽ phác nhanh.

2.12. Nguyên lý thị giác                                                                        3 đvht 

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: giới thiệu những tín hiệu thị giác cơ bản (yếu tố thị giác) của nghệ thuật thị giác. Sinh viên được rèn luyện khả năng thiết kế: mã hóa thông tin thị giác bằng những tín hiệu thị giác trong quá trình thiết kế, từ đó, luyện tập khả năng cảm nhận, thưởng thức nghệ thuật thông qua ngôn ngữ của các tín hiệu thị giác.

2.13. Luật xa gần                                                                                  3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức và kỹ năng về các phương pháp, quy luật của phối cảnh để diễn tả các sự vật, đối tượng trong không gian 3 chiều trên mặt phẳng 2 chiều.

2.14. Nhiếp ảnh                                                                                     3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về các thiết bị và kỹ thuật nhiếp ảnh; Ngoài ra, giúp sinh viên hiểu biết về phương pháp bố cục hình tượng theo chủ đề để ứng dụng vào các bài chuyên ngành.

2.15. Lịch sử thiết kế đồ họa                                                                 3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không.

- Nội dung: Khái quát về lịch sử thiết kế và thiết kế đồ họa trên thế giới và ở Việt nam qua các thời kỳ; sự hình thành các phong cách, trường phái thiết kế và các sản phẩm nổi tiếng.

2.16. Mỹ học đại cương                                                                        3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

Nội dung: những kiến thức cơ bản, hiện đại, hệ thống và tương đối toàn diện về Mỹ học, giúp người học có ý thức và khả năng cảm thụ, đánh giá và sáng tạo cái đẹp cho cuộc sống, cho bản thân và cho nghệ thuật.

2.17. Tin học chuyên ngành                                                                 5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Tin học cơ bản.

- Nội dung: nghiên cứu các phần mềm liên quan đến lĩnh vực Thiết kế đồ họa và thực hành bài tập trên máy. Trên cơ sở đó, sinh viên ứng dụng các phần mềm này vào chuyên ngành Thiết kế đồ họa.

2.18. Nghệ thuật chữ                                                                             3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức về các kiểu chữ, số cơ bản; phương pháp sắp xếp các mẫu tự hợp lý, bố trí các câu theo hàng, cột; biết cách chọn lựa loại chữ (font), kích thước chữ (size) phù hợp với nội dung thiết kế; giúp sinh viên có khả năng phối hợp chữ với hình ảnh và sáng tạo chữ; ứng dụng chữ trong các ấn phẩm đồ họa.

2.19. Thiết kế logo và ấn phẩm văn phòng                                            3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về vai trò vị trí và phương pháp thiết kế logo và ấn phẩm văn phòng. Trên cơ sở đó, sinh viên làm bài tập thực hành thiết kế logo và ấn phẩm văn phòng.

2.20. Thiết kế ấn phẩm 1                                                                       4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Thiết kế logo và ấn phẩm văn phòng

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về phương pháp dàn trang (Page layout) làm nền tảng cho thiết kế ấn phẩm đồ họa. Sinh viên thực hành thiết kế dàn trang báo và tạp chí, thiết kế bìa sách, bìa tạp chí.

2.21. Thiết kế Poster                                                                              5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Thiết kế ấn phẩm 1

- Nội dung: những kiến thức về các thể loại tranh cổ động và poster quảng cáo sản phẩm; làm bài tập thực hành vẽ tay và thực hành trên máy tính. Sinh viên sẽ vận dụng vào đồ án quảng cáo.

2.22. Thiết kế Bao bì                                                                              5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Thiết kế ấn phẩm 1 

- Nội dung: những kiến thức về bao bì: thể loại, chất liệu, công năng, thẩm mỹ và phương pháp thiết kế. Sinh viên được thực hành thiết kế bao bì sản phẩm cho các công ty, xí nghiệp, cơ sở sản xuất.

IV. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

1. Hướng dẫn tổ chức đào tạo

1.1. Khi xây dựng chương trình đào tạo các trường cần phân chia tỷ lệ cân đối giữa lý thuyết và thực hành; tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vào chương trình đào tạo. Các chương trình đào tạo phải thể hiện được chuẩn đầu ra của ngành đào tạo.

1.2. Chương trình được thực hiện kết hợp giữa niên chế và học phần. Tùy điều kiện của từng trường, Hiệu trưởng quyết định chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ căn cứ vào văn bản qui định hiện hành.

1.3. Các học phần được thiết kế theo đơn vị học trình. Mỗi đơn vị học trình bằng 15 tiết lý thuyết, 30 tiết thực hành, 45 tiết thực tập.

2. Về khối lượng kiến thức tự chọn

2.1 Căn cứ quy định tại mục 2 ( cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo), ngoài các học phần bắt buộc quy định tại mục III, các đơn vị học trình còn lại do các trưừong thiết kế và xây dựng, bao gồm:

- Phần kiến thức giáo dục đại cương: 10 đvht

Phần kiến thức ngành: 60 đvht

Hiệu trưởng các trường quyết định các học phần tự chọn sao cho phù hợp với điều kiện và đặc điểm ngành nghề đào tạo của trường mình.

2.2. Giới thiệu một số học phần tự chọn và chuyên ngành

2.2.1. Nghệ thuật học đại cương                                                              3 đvht

Nội dung: những kiến thức cơ bản về nguồn gốc nghệ thuật, đặc thù của các loại hình nghệ thuật và một số thông tin về nghệ thuật của nhân loại. Trên cơ sở đó, giúp sinh viên có những hiểu biết toàn diện, ứng dụng vào học tập cũng như trong cuộc sống.

2.2.2. Lịch sử thiết kế                                                                             3 đvht

Nội dung: kiến thức về lịch phát triển thiết kế (Design) của các nước trên thế giới trải qua các giai đoạn, các cột mốc và hình thành các phong cách, trường phái về thiết kế cũng như những sản phẩm nổi tiếng đã tạo nên phong cách trong từng giai đoạn. Ngoài ra sinh viên cũng hiểu được thiết kế tương thích với phương thức sản xuất, đồng thời mở rộng khái niệm thiết kế như một hiện tượng xã hội và hiện tượng lịch sử đã có nguồn gốc từ khi con người tạo ra thế giới đồ vật và những nền văn minh khác nhau.

2.2.3. Phương pháp nghiên cứu khoa học và phát triển ý tưởng                 4 đvht

Nội dung: Học phần này bao gồm Đại cương về khoa học và nghiên cứu khoa học; bản chất logic của nghiên cứu khoa học; vấn đề khoa học, giả thuyết khoa học; cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu; phương pháp xử lý thông tin và vận dụng kết quả thông tin; nguyên tắc trình bày đề tài nghiên cứu, trình tự thực hiện đề tài và vận dụng nghiên cứu chuyên ngành.

Ngoài ra, học phần này còn trang bị cho sinh viên những kiến thức và phương pháp tìm ý, rèn luyện khả năng liên tưởng phân tích và giải quyết vấn đề trong quá trình thiết kế. Thông qua học phần sinh viên hiểu được bản chất của quá trình sáng tạo, cách tìm ý và xử lý thông tin một cách độc đáo, có cá tính và khoa học.

2.2.4. Hình họa nâng cao                                                                         4 đvht

Nội dung: củng cố cho sinh viên các kỹ năng quan sát, nhận xét, so sánh đặc điểm, cấu trúc tỷ lệ, hình khối, ánh sáng trên mô hình người; sinh viên làm các bài tập ký họa.

2.2.5. Cơ sở thiết kế                                                                               3 đvht  

Nội dung: những kiến thức khái quát về quá trình phát triển của ngành thiết kế trên thế giới; những yếu tố và nguyên lý thiết kế, phương pháp bố cục cơ bản trong thiết kế.

2.2.6. Quản lý đồ án - Nhận diện thương hiệu                                           5 đvht

Nội dung: những kỹ năng cơ bản, những qui tắc và vai trò của người lãnh đạo nhóm trong việc quản lý đồ án. Giới thiệu cho sinh viên kiến thức về các nguyên lý cơ bản của hệ thống nhận diện thương hiệu: logo công ty, logo áp dụng cho văn phòng và hệ thống văn bản; áp dụng logo trong quảng cáo…

2.2.7. Kỹ thuật in                                                                                    5 đvht

Nội dung: Học phần này bao gồm lý thuyết in thủ công và in công nghiệp. Sinh viên được học các qui trình in: tạo mẫu; chế bản, xuất phim; các công đoạn kỹ thuật in; kiểm tra chất lượng sản phẩm thành phẩm. Sinh viên làm các bài tập thực hành.

2.2.8.. Thiết kế ấn phẩm 2  4 đvht

Nội dung: cung cấp cho sinh viên những kiến thức về thiết kế ấn phẩm thuộc hệ thống thiết kế đồ họa quảng cáo: tờ bướm (Flyer), tờ gấp (Brochure), bìa sơ mi (Folder), catalogue, lịch…

2.2.9. Chuyên ngành Minh họa                                                                20 đvht

- Nghiên cứu nhân vật 1: nghiên cứu những đặc điểm, trạng thái khuôn mặt nhân vật, cách điệu nhân vật và các trang phục, dụng cụ để ứng dụng cho minh họa.

- Nghiên cứu nhân vật 2: trên cơ sở nghiên cứu nhân vật 1, sinh viên vẽ nghiên cứu đường nét để ứng dụng diễn tả nhân vật, bố cục… theo tả thực hoặc cách điệu.

- Minh họa 1: những kiến thức minh họa các ấn phẩm sách báo, tạp chí… trên cơ sở hỗ trợ phần mềm 3D max.

- Minh họa 2: sinh viên thể hiện minh họa truyện tranh.

2.2.10. Chuyên ngành quảng cáo                                                            20 đvht

- Thiết kế sản phẩm lưu niệm: những kiến thức về phương pháp thiết kế sản phẩm với sự hỗ trợ phần mềm 3D Max; các hình thức, thể loại sản phẩm và sinh viên làm bài tập thực hành trên máy vi tính và thể hiện mô hình.

- Thiết kế Giao diện Website: Thiết kế giao diện trên Webside đòi hỏi sinh viên phải có kiến thức tổng hợp như dàn trang và các phần mềm tương ứng. Trên cơ sở đó cung cấp cho sinh viên các bước xây dựng một trang chủ có thương hiệu. Sinh viên làm bài tập thực hành.

- Thiết kế quảng cáo sự kiện: những kiến thức liên quan đến thiết kế triển lãm, các sự kiện trong năm nhằm quảng cáo, giới thiệu sản phẩm cho các công ty doanh nghiệp... Sinh viên thực hiện trên bản vẽ thiết kế và mô hình thu nhỏ.

- Đồ án tổng hợp: Sinh viên làm việc theo nhóm, thực hành thiết kế tổng hợp các sản phẩm ngành đồ hoạ, thể hiện hệ thống nhận diện thương hiệu cho một công ty, xí nghiệp.

3. Đánh giá, tổ chức thực tập, thi tốt nghiệp:

- Sau mỗi học phần đều có nhận xét đánh giá và chấm điểm theo thang điểm 10 điểm.

- Điểm của các học phần được tích lũy thành điểm trung bình của từng năm học để xếp loại học tập, xét học bổng hàng năm và được tích lũy trong toàn khóa để xếp loại tốt nghiệp.

- Thực tập nghề nghiệp: được thực hiện sau khi kết thúc học kỳ 5, nội dung: sinh viên thu thập tài liệu, thực tập nghề nghiệp, nghiên cứu mô hình tổ chức liên quan đến đề tài tốt nghiệp.

- Khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp: được thực hiện ở học kỳ 6, sinh viên nhận đề tài và khóa luận tốt nghiệp phải đúng với đề cương đã được hội đồng thông qua./.

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Ngành đào tạo: Truyền thông đa phương tiện (Multimedia)

Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Thông tư số 28 /2010/TT-BGDDT ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Truyền thông đa phương tiện để có khả năng sáng tác các tác phẩm Mỹ thuật truyền thông đa phương tiện, đáp ứng nhu cầu xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Phẩm chất đạo đức

Có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, có lòng say mê yêu nghề, nắm vững đường lối chủ chương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trên lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật.

2.2. Kiến thức

Nắm vững kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, các kiến thức về Mỹ thuật nói chung và Mỹ thuật ứng dụng, Truyền thông đa phương tiện nói riêng; có khả năng sáng tạo, ứng dụng trong việc thực hiện các sản phẩm mỹ thuật truyền thông bằng nhiều phương tiện; có khả năng tự học và nghiên cứu.

2.3. Kỹ năng

Có kỹ năng, kỹ thuật sáng tác và thực hiện các tác phẩm Truyền thông đa phương tiện; có khả năng độc lập sáng tạo và tư duy khoa học; biết kết hợp làm việc giữa cá nhân và tập thể trong quy trình sản xuất những sản phẩm mỹ thuật truyền thông.

II. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 173 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất (3 đvht) và Giáo dục quốc phòng - an ninh (135 tiết).

- Thời gian đào tạo: 3 năm.

2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo

KHỐI KIẾN THỨC

Kiến thức bắt buộc

(đvht)

Kiến thức tự chọn

(đvht)

Tổng số

(đvht)

2.1. Kiến thức giáo dục đại c­ương tối thiểu (chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng - an ninh)

35

10

45

2.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

69

59

128

- Kiến thức cơ sở của nhóm ngành và ngành

20

 

 

- Kiến thức ngành

31

 

 

- Thực tập nghề nghiệp

8

 

 

- Khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp

10

 

 

2.3. Tổng khối lượng

104

69

173

III. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC BẮT BUỘC

1. Danh mục các học phần bắt buộc

1.1. Kiến thức giáo dục đại cương                                                        35 đvht*

1

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin

8

2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

3

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

4

4

Đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam

2

5

Cơ sở văn hóa Việt Nam

4

6

Ngoại ngữ

10

7

Tin học đại cương

4

8

Giáo dục thể chất

3

9

Giáo dục quốc phòng - an ninh

135 tiết

* Chưa tính các học phần 8 và 9

1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 69 đvht

1.2.1. Kiến thức cơ sở của nhóm ngành và ngành                                    20 đvht

1

Hình họa 1

3

2

Hình họa 2

3

3

Nguyên lý thị giác

3

4

Lịch sử thiết kế mỹ thuật đa phương tiện

3

5

Đồ họa cơ bản

5

6

Mỹ học đại cương

3

1.2.2. Kiến thức ngành                                                                            31 đvht

1

Thiết kế và lập trình tương tác

3

2

Biên tập phim - ảnh kỹ thuật số

5

3

Thiết kế hình hiệu (TV-Intro)

5

4

Thiết kế Website cơ bản

3

5

Thiết kế nhân vật 2 chiều

3

6

Thiết kế nhân vật 3 chiều

3

7

Thiết kế hoạt hình 2 chiều

4

8

Thiết kế hoạt hình 3 chiều

5

1.2.3. Thực tập nghề nghiệp: 8 đvht

1.2.4. Khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp: 10 đvht

2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

2.1. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin                       8 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh                                                                  3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác -Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Nội dung: ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.3. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam                     4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác -Lênin.

- Nội dung: ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.4. Đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam         2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Nội dung: những quan điểm và nội dung cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin về văn hóa; vai trò của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân; quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện những nội dung cơ bản trong đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam; phân tích những nội dung có liên quan trong các văn kiện của Đảng (chú ý đến bối cảnh lịch sử, xã hội từng thời kỳ, từng giai đoạn); vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo văn hóa; những thành tựu lớn về xây dựng văn hóa từ trước tới nay; Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục; phương hướng cụ thể cho việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

2.5. Cơ sở văn hóa Việt Nam                                                                4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về Văn hóa học và văn hóa Việt Nam trong tiến trình phát triển của văn hóa Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử; sự biểu hiện của văn hóa Việt Nam thông qua các thành tố văn hóa: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức đời sống cá nhân, văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trường xã hội của tộc người Việt giữ vai trò chủ thể và xác định rõ những đặc điểm của các vùng văn hóa ở Việt Nam.

2.6. Ngoại ngữ                                                                                     10 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không.

- Nội dung: những kiến thức và kỹ năng cơ bản về tiếng Anh làm nền tảng, giúp sinh viên có thể tiếp thu thuận lợi những bài học ở cấp độ cao hơn. Đối với những sinh viên học chương trình ngoại ngữ 7 năm ở bậc trung học phổ thông, sau khi hoàn thành học phần này phải đạt trình độ trung cấp (Intermediate Level).

2.7Tin học đại cương                                                                         4 đvht  

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về tin học như: khái niệm về tin học và máy tính; cách sử dụng hệ điều hành và một số tiện ích; soạn thảo văn bản trên máy tính, sử dụng bảng tính; khai thác dịch vụ cơ bản của mạng Internet. Trên cơ sở đó, giúp sinh viên hình thành và phát triển những kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm thông dụng.

2.8. Giáo dục thể chất                                                                          3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12 tháng 9 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục Đại học đại cương (giai đoạn 1) dùng cho các trường Đại học và các trường Cao đẳng Sư phạm và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12 tháng 4 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục thể chất giai đoạn II các trường Đại học và Cao đẳng (không chuyên thể dục thể thao).

2.9. Giáo dục quốc phòng - an ninh                                                     135 tiết

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: ban hành tại Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng.

2.10. Hình họa 1                                                                                   3 đvht  

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về môn hình họa ; phương pháp nghiên cứu mẫu; kỹ thuật nắm bắt khái quát và phân tích mẫu tĩnh vật... Sinh viên rèn luyện kỹ năng quan sát, nhận xét, so sánh, mô tả sự vật, diễn đạt hình khối không gian 3 chiều trên mặt phẳng 2 chiều.

2.11. Hình họa 2                                                                                   3 đvht  

- Điều kiện tiên quyết: Hình họa 1

- Nội dung: kiến thức cơ bản về hình họa người; phương pháp nghiên cứu và phân tích cấu trúc cơ thể người; kỹ thuật thể hiện hình họa bằng các chất liệu chì, bút sắt, màu nước... Sinh viên rèn luyện khả năng quan sát và vẽ nhanh.

2.12. Nguyên lý thị giác                                                                        3 đvht  

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: giới thiệu những tín hiệu thị giác cơ bản (yếu tố thị giác) của nghệ thuật thị giác. Sinh viên được rèn luyện khả năng thiết kế: mã hóa thông tin thị giác bằng những tín hiệu thị giác trong quá trình thiết kế; luyện tập khả năng cảm nhận, thưởng thức nghệ thuật thông qua ngôn ngữ của các tín hiệu thị giác.

2.13. Lịch sử thiết kế mỹ thuật đa phương tiện                                    3 đvht  

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: khái quát lịch sử thiết kế trên thế giới và sự hình thành, phát triển của ngành thiết kế truyền thông đa phương tiện qua các thời kỳ khác nhau; các xu hướng, trường phái thiết kế cũng như những sản phẩm truyền thông đa phương tiện nổi tiếng đã tạo nên phong cách, thể loại mới trong từng giai đoạn.

2.14. Đồ họa cơ bản                                                                             5 đvht  

- Điều kiện tiên quyết: Nguyên lý thị giác

- Nội dung: đặc trưng ngôn ngữ thiết kế đồ hoạ và truyền thông thị giác trong thiết kế 2 chiều; thiết kế hệ thống quảng cáo sản phẩm: áp phích cổ động, bao bì.

2.15. Mỹ học đại cương                                                                        3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

Nội dung: những kiến thức cơ bản, hiện đại, hệ thống và tương đối toàn diện về Mỹ học, giúp người học có ý thức và khả năng cảm thụ, đánh giá và sáng tạo cái đẹp cho cuộc sống, cho bản thân và cho nghệ thuật.

2.16. Thiết kế và lập trình tương tác                                                      3 đvht  

- Điều kiện tiên quyết: Tin học đại cương

- Nội dung: những nguyên lý cơ bản của truyền thông tương tác: nội dung kỹ thuật số dạng siêu văn bản; kết hợp hình ảnh, âm thanh trong thiết kế tương tác; lập trình hướng đối tượng và lập trình tương tác; ngôn ngữ lập trình website HTML và Javascript.

2.17. Biên tập phim - ảnh kỹ thuật số                                                    5 đvht  

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về cách biên tập phim - ảnh kỹ thuật số; kỹ thuật sử dụng hiệu ứng và chuyển cảnh đơn giản trong phim; ứng dụng kỹ thuật biên tập cơ bản để thể hiện trong những đồ án thiết kế phim ảnh quảng cáo.

2.18. Thiết kế hình hiệu (TV-Intro)                                                         5 đvht  

- Điều kiện tiên quyết: Biên tập phim - ảnh kỹ thuật số

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về hình hiệu; thiết kế đoạn phim demo cho chương trình truyền hình; phương pháp tổng hợp và giới thiệu thông tin động (dynamic info) từ các video clip; biên tập âm thanh, hình ảnh kỹ thuật số.

2.19. Thiết kế Website cơ bản                                                               3 đvht  

- Điều kiện tiên quyết: Thiết kế và lập trình tương tác

- Nội dung: những kiến thức cơ bản để xây dựng một trang web; xử lý và liên kết các dữ liệu trong thiết kế web; sử dụng phần mềm hỗ trợ thiết kế website: Dreamweaver, Flash...

2.20. Thiết kế nhân vật 2 chiều                                                             3 đvht  

- Điều kiện tiên quyết: Tin học đại cương, Hình họa 2

- Nội dung: những nguyên tắc, phương pháp xây dựng nhân vật hoạt hình 2 chiều: cách điệu, thể hiện tính cách, biểu hiện cảm xúc, động tác hoạt động, trang phục của nhân vật... Quy trình thiết kế nhân vật: tìm ý, phác thảo nhân vật, thể hiện nhân vật trên máy vi tính bằng những phần mềm hỗ trợ: CorelDraw, Illustrator, Photoshop...

2.21. Thiết kế nhân vật 3 chiều                                                            3 đvht  

- Điều kiện tiên quyết: Thiết kế nhân vật 2 chiều

- Nội dung: những kiến thức và kỹ năng sử dụng phần mềm 3D Studio Max để xây dựng nhân vật hoạt hình trong không gian 3 chiều; quy trình thiết kế nhân vật hoạt hình 3 chiều: phác thảo ý tưởng; dựng hình nhân vật 3 chiều trên máy vi tính; tạo chất liệu cho nhân vật; dựng bối cảnh cho nhân vật...

2.22. Thiết kế hoạt hình 2 chiều                                                            4 đvht  

- Điều kiện tiên quyết: Thiết kế nhân vật 2 chiều

- Nội dung: nguyên lý hoạt hình truyền thống: cường điệu hóa, kéo dãn và đàn hồi...; phương pháp xử lý chuyển động dựa trên những tính năng hoạt hình của phần mềm Flash; xây dựng hoạt hình 2 chiều và phương pháp xử lý các đối tượng trong Flash.

2.23. Thiết kế hoạt hình 3 chiều                                                            5 đvht  

- Điều kiện tiên quyết: Thiết kế hoạt hình 2 chiều, Thiết kế nhân vật 3 chiều.

- Nội dung: những phương pháp xây dựng một video clip hoạt hình 3 chiều; thiết kế chuyển động trong không gian 3 chiều bằng phần mềm 3D Studio Max: xử lý tiến trình thời gian (timeline), thao tác với khung hình chủ (keyframe) trong 3D Max; dựng khung xương cơ bản; tạo chất liệu mới và áp dụng cho các đối tượng trong clip hoạt hình.

IV. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

1. Hướng dẫn tổ chức đào tạo

1.1. Khi xây dựng chương trình đào tạo các trường cần phân chia tỷ lệ cân đối giữa lý thuyết và thực hành; tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vào chương trình đào tạo. Các chương trình đào tạo phải thể hiện được chuẩn đầu ra của ngành đào tạo.

1.2. Chương trình được thực hiện kết hợp giữa niên chế và học phần. Tùy điều kiện của từng trường, Hiệu trưởng quyết định chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ căn cứ vào văn bản qui định hiện hành.

1.3. Các học phần được thiết kế theo đơn vị học trình (đvht). Mỗi đơn vị học trình bằng 15 tiết lý thuyết, 30 tiết thực hành, 45 tiết thực tập.

2. Về khối lượng kiến thức tự chọn

2.1. Căn cứ quy định tại mục 2 (cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo), ngoài các học phần bắt buộc quy định tại mục III, các đơn vị học trình còn lại thuộc phần kiến thức tự chọn, bao gồm:

- Kiến thức giáo dục đại cương: 10 đvht

- Kiến thức ngành: 59 đvht

Hiệu trưởng các trường quyết định các học phần tự chọn sao cho phù hợp với điều kiện và đặc điểm ngành nghề đào tạo của trường mình.

2.2. Giới thiệu một số học phần tự chọn và chuyên ngành

2.2.1. Nghệ thuật học đại cương                                                             3 đvht

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về nguồn gốc nghệ thuật, đặc thù của các loại hình nghệ thuật và một số thông tin về nghệ thuật của nhân loại. Trên cơ sở đó, giúp sinh viên có những hiểu biết toàn diện, ứng dụng vào học tập cũng như trong cuộc sống.

2.2.2. Cơ sở thiết kế                                                                              3 đvht  

- Nội dung: Những kiến thức khái quát về quá trình phát triển của ngành thiết kế trên thế giới. Những yếu tố và nguyên lý thiết kế, phương pháp bố cục cơ bản trong thiết kế.

2.2.3. Hình họa 3                                                                                  4 đvht  

- Nội dung: Vẽ nghiên cứu thiên nhiên. Biến đổi những mẫu hoa lá, động vật… có thật trong thiên nhiên thành những nhân vật hoạt hình thông qua quá trình nhân cách hóa. Sinh viên rèn luyện khả năng vẽ nghiên cứu.

2.2.4. Chuyên ngành Thiết kế hoạt hình                                                  20 đvht

 - Nội dung: Thiết kế phim hoạt hình 2 chiều, 3 chiều. Kỹ thuật xây dựng cốt truyện phim hoạt hình. Vẽ và thể hiện kịch bản phân cảnh phim bằng hình ảnh. Phương pháp biên tập âm thanh, lời thoại phối hợp với hình vẽ trong phim hoạt hình. Xây dựng môi trường không gian ảo trên máy tính bằng phần mềm hỗ trợ 3D Studio Max, Maya. Kỹ năng kết hợp phim hoạt hình 2 chiều và 3 chiều, kết hợp phim video nhân vật là người thật với nhân vật hoạt hình dựng trên máy vi tính. Kỹ năng quản lý đồ án hoạt hình. Xây dựng bộ phim hoạt hình hoàn thiện.

2.2.5. Chuyên ngành Thiết kế truyền thông phim ảnh                               20 đvht  

- Nội dung: Phương pháp tạo kỹ xảo, hiệu ứng cho phần hậu kỳ của phim: kỹ thuật key hình ảnh, hòa trộn các clip video, xây dựng những hiệu ứng chuyển cảnh phức tạp. Kỹ thuật biên tập phim nâng cao. Tạo hiệu ứng có kết hợp với âm thanh, hình ảnh động. Tích hợp các phần mềm Premiere, After Effect và Photoshop để tạo ra hiệu ứng cho phim. Kỹ thuật tìm ý tưởng, xây dựng kịch bản, kịch bản phân cảnh bằng hình ảnh cho các sản phẩm truyền thông phim ảnh. Kỹ năng quản lý đồ án truyền thông phim ảnh.

2.2.6. Chuyên ngành Thiết kế truyền thông tương tác                               20 đvht

- Nội dung: Phương pháp ứng dụng đa phương tiện (multimedia) trong lĩnh vực biên soạn sách điện tử, báo điện tử, giáo án điện tử, CD quảng cáo, Album điện tử…; sinh viên rèn luyện khả năng xử lý audio và video một cách linh hoạt trong phần mềm hỗ trợ tương tác Director hoặc Flash. Nguyên lý thiết kế website nâng cao. Kiến thức về web động (dynamic site). Kỹ năng thiết kế và lập trình web động bằng HTML, JavaScript, XML. Quy trình sản xuất truyền thông tương tác. Kỹ năng quản lý đồ án truyền thông tương tác. Thiết kế, xây dựng hoàn thiện một website động.

3. Đánh giá, tổ chức thực tập, thi tốt nghiệp:

- Sau mỗi học phần đều có nhận xét đánh giá và chấm điểm theo thang điểm 10.

- Điểm của các học phần được tích lũy thành điểm trung bình của từng năm học để xếp loại học tập, xét học bổng hàng năm và được tích lũy trong toàn khóa để xếp loại tốt nghiệp.

- Thực tập nghề nghiệp: được thực hiện sau khi kết thúc học kỳ 5, nội dung: thu thập tài liệu, thực tập nghề nghiệp, nghiên cứu mô hình tổ chức liên quan đến đề tài tốt nghiệp.

- Khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp: được thực hiện ở học kỳ 6, sinh viên nhận đề tài về chuyên ngành (Truyền thông phim ảnh; truyền thông tương tác; hoạt hình) và khóa luận tốt nghiệp phải đúng với đề cương đã được hội đồng thông qua./.

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Ngành đào tạo: Quản lý văn hóa (Cultural Management)

Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Thông tư số 28 /2010/TT-BGDDT ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo ngành Quản lý văn hóa trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho sinh vien những kiến thức cơ bản về Quản lý văn hóa để có năng lực tổ chức, điều hành các hoạt động văn hóa nghệ thuật trong khu vực nhà nước và ngoài nhà nước, đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển văn hóa xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Phẩm chất đạo đức

Có lập trường tư tưởng vững vàng, tư cách đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh yêu nghề, nắm vững đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

2.2. Kiến thức

Nắm vững kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, nghiệp vụ về tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động văn hóa nghệ thuật.

2.3. Kỹ năng

Có kỹ năng tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động văn hóa nghệ thuật.

II. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 168 đvht, chưa kể phần nội dung giáo dục thể chất (3 đvht) và Giáo dục quốc phòng - an ninh (135 tiết).

- Thời gian đào tạo: 3 năm

2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo

KHỐI KIẾN THỨC

Kiến thức bắt buộc

(đvht)

Kiến thức tự chọn

(đvht)

Tổng số

(đvht)

2.1 Kiến thức giáo dục đại c­ương

(chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng - an ninh)

38

12

50

2.2 Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

64

54

118

- Kiến thức cơ sở ngành

26

 

 

- Kiến thức ngành

21

 

 

- Thực tập nghề nghiệp

10

 

 

- Khoá luận (hoặc thi) tốt nghiệp

7

 

 

2.3. Tổng khối lượng

102

66

168

III. KHỐI l­îng KIẾN THỨC BẮT BUỘC

1. Danh mục các học phần bắt buộc

1.1. Kiến thức giáo dục đại cương                                                        38 đvht*

1

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin

8

2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

3

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

4

4

Đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam

2

5

Cơ sở văn hóa Việt Nam

4

6

Ngoại ngữ

10

7

Tin học đại cương

4

8

Xã hội học đại cương

3

9

Giáo dục thể chất

3

10

Giáo dục quốc phòng - an ninh

135 tiết

* Chưa tính các học phần 9 và 10

1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp                                               64 đvht

1.2.1. Kiến thức cơ sở ngành                                                                26 đvht

1

Mỹ thuật học đại cương

2

2

Âm nhạc học đại cương

2

3

Sân khấu học đại cương

2

4

Múa đại cương

2

5

Khoa học quản lý và quản lý văn hóa

4

6

Tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam

2

7

Quản lý nhà nước về văn hóa

3

8

Văn hóa gia đình

4

9

Quản lý các thiết chế văn hóa

5

1.2.2. Kiến thức ngành                                                                           21 đvht

1

Chính sách văn hóa

3

2

Marketing văn hóa nghệ thuật

4

3

Quan hệ công chúng

2

4

Gây quỹ và tìm tài trợ

3

5

Quản lý lễ hội và sự kiện

3

6

Tổ chức sự kiện

3

7

Quản lý di sản văn hóa

3

1.2.3. Thực tập nghề nghiệp: 10 đvht

1.2.4. Khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp: 7 đvht

2. Mô tả các học phần bắt buộc

2.1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lê nin 8 đvht

- Điều kiên tiên quyết: không

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh                                                                   3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.3. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam                      4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.4. Đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam 2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

- Nội dung:

+ Những quan điểm và nội dung cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin về văn hóa.

+ Vai trò của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân

+ Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện những nội dung cơ bản trong Đường lối văn hóa – văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam; phân tích những nội dung có liên quan trong các văn kiện của Đảng (chú ý đến bối cảnh lịch sử, xã hội trong từng thời kỳ, từng giai đoạn)

+ Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong văn hóa

+ Những thành tựu lớn về xây dựng văn hóa từ trước tới nay

+ Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục

+ Phương hướng xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

2.5. Cơ sở văn hóa Việt Nam                                                                4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về văn hóa Việt Nam trong tiến trình phát triển qua các giai đoạn lịch sử. Trình bày biểu hiện của văn hóa Việt Nam thông qua: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức đời sống cá nhân, văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trường xã hội của tộc người Việt giữ vai trò chủ thể và xác định rõ những đặc điểm của vùng văn hóa ở Việt Nam.

2.6. Ngoại ngữ                                                                                     10 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất về tiếng Anh làm nền tảng giúp sinh viên có thể tiếp thu dễ dàng những bài học ở cấp độ cao hơn. Yêu cầu trình độ Intermediate Level là điều kiện đầu ra đối với sinh viên sau khi kết thúc học phần.

2.7. Tin học đại cương                                                                         4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về tin học: khái niệm về tin học và máy tính, cách sử dụng hệ điều hành, soạn thảo văn bản trên máy tính; sử dụng bảng tính; khai thác các dịch vụ cơ bản của mạng Internet. Ngoài ra, giúp sinh viên hình thành và phát triển các kỹ năng sử dụng máy vi tính và các phần mềm thông dụng nhất.

2.8. Xã hội học đại cương                                                                    3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: khái quát lịch sử hình thành và phát triển ngành Xã hội học; đối tượng, phương pháp nghiên cứu Xã hội học.

2.9. Giáo dục thể chất                                                                          3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12 tháng 9 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục Đại học đại cương (giai đoạn 1) dùng cho các trường Đại học và các trường Cao đẳng Sư phạm và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12 tháng 4 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục thể chất giai đoạn II các trường Đại học và Cao đẳng (không chuyên thể dục thể thao).

2.10. Giáo dục quốc phòng - an ninh                                                    135 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng.

2.11. Mỹ thuật học đại cương                                                                2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản và hệ thống về mỹ thuật: khái niệm, phân loại và đặc trưng các loại hình nghệ thuật như: kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, đồ hoạ và mỹ thuật ứng dụng.

2.12. Âm nhạc học đại cương                                                               2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về Âm nhạc học như khái niệm, lược trình phát triển; những trường phái âm nhạc thế giới và Việt Nam; phân loại các vùng dân ca Việt Nam.

2.13. Sân khấu học đại cương                                                              2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về nghệ thuật sân khấu nh­ư: khái niệm, nguồn gốc ra đời; vị trí, vai trò, bản chất và đặc điểm của nghệ thuật sân khấu.

2.14. Múa đại cương                                                                             2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về nghệ thuật múa như: khái niệm, nguồn gốc và quá trình hình thành; các hình thái, đặc trưng cơ bản của nghệ thuật múa; các thể loại múa.

2.15. Khoa học quản lý và quản lý văn hóa                                                 4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về khoa học quản lý như: khái niệm, các chức năng cơ bản; các yếu tố bên trong và bên ngoài của tổ chức ảnh hưởng đến việc thực hiện các chức năng quản lý; giao tiếp trong quản lý; những kiến thức chung về Quản lý văn hoá: khái niệm, đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu của hoạt động quản lý văn hoá; đối tượng quản lý, các công cụ và phương pháp quản lý văn hoá.

2.16. Tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam                                             2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về tín ngư­ỡng và tôn giáo ở Việt Nam như: khái niệm, các loại tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam (Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Kitô giáo); vai trò của tôn giáo, tín ngưỡng trong đời sống văn hoá hiện nay.

2.17. Quản lý nhà nước về văn hóa                                                      3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức về sự hình thành hệ thống pháp luật trong lĩnh vực văn hoá ở Việt Nam; một số văn bản pháp luật của Việt Nam và quốc tế liên quan đến quản lý hoạt động văn hoá nghệ thuật; công tác thanh tra trong ngành văn hoá.

2.18. Văn hóa gia đình                                                                         4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam; Văn hóa dân gian Việt Nam.

- Nội dung:

+ Những vấn đề lý luận chung về gia đình như: bản chất, nguồn gốc, chức năng, vai trò và ý nghĩa của gia đình trong đời sống của con người; lịch sử hình thành và các hình thái gia đình trong lịch sử.

+ Những nét cơ bản trong văn hóa gia đình truyền thống Việt Nam.

+ Thực trạng và xu hướng biến đổi của gia đình Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

+ Những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực gia đình ở Việt Nam và những cơ sở pháp lý để thực hiện.

2.19. Quản lý các thiết chế văn hóa                                                       5 đvht

(Nhà văn hóa, các tổ chức nghệ thuật biểu diễn, Bảo tàng, Thư viện, Khu vui chơi giải trí)

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức và kỹ năng cơ bản về quản lý nhà văn hóa và các tổ chức nghệ thuật biểu diễn, bảo tàng, thư viện và công viên - khu vui chơi giải trí như:­ khái niệm, đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị; kỹ năng tác nghiệp và tổ chức, quản lý các thiết chế này.

 2.20. Chính sách văn hóa                                                                    3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Khoa học quản lý và Quản lý văn hoá

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về khái niệm chính sách văn hoá, vai trò của chính sách văn hóa và cấu trúc cơ bản của chính sách văn hóa quốc giaCác mô hình chính sách văn hóa trên thế giới, cụ thể là 4 mô hình phổ biến: người tạo điều kiện, người bảo trợ, nhà kiến trúc, người kỹ sư; phân tích các đặc điểm, ưu điểm, hạn chế và vấn đề thời sự của từng mô hình; những kiến thức về quá trình phát triển và nội dung của chính sách văn hóa của Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới.

2.21. Marketing văn hóa nghệ thuật                                                      4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về marketing, đặc biệt là marketing văn hoá nghệ thuật như: khái niệm, vai trò và nhiệm vụ của marketing, quy trình lập kế hoạch trong các đơn vị văn hoá nghệ thuật.

2.22. Quan hệ công chúng                                                                   2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Marketing văn hoá nghệ thuật

- Nội dung: kiến thức cơ bản về quan hệ công chúng (PR); giới thiệu các phương pháp về các tổ chức cung cấp các dịch vụ PR và sự kiện hiện nay ở Việt Nam.

2.23. Gây quỹ và tìm tài trợ                                                                  3 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: hệ thống kiến thức, kỹ năng cơ bản về gây quỹ và thu hút tài trợ cho hoạt động văn hoá nghệ thuật như: khái niệm, nguyên tắc gây quỹ; qui trình phát triển quỹ, điều hành và thực hiện chiến lược gây quỹ; các nguồn gây quỹ và tài trợ.

2.24. Quản lý lễ hội và sự kiện 3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Văn hoá dân gian Việt Nam; Tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam

- Nội dung: hệ thống kiến thức và kỹ năng về quản lý Festival và các sự kiện văn hóa như: khái niệm, phân loại, cấu trúc và quản lý nhà nư­ớc về Festival và sự kiện.

2.25. Tổ chức sự kiện 3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Các học phần cơ sở ngành

- Nội dung: cung cấp cho sinh viên những công cụ để có thể tự mình hoặc tham gia vào việc tổ chức các sự kiện văn hóa nghệ thuật, tiếp xúc công chúng.

2.26. Quản lý di sản văn hóa  3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Quản lý lễ hội và sự kiện

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về khái niệm và phân loại di sản văn hóa, phân vùng văn hóa; những kỹ năng về lập kế hoạch, tổ chức thực hiện; quản lý, đánh giá hoạt động khai thác di sản văn hoá phục vụ du lịch.

IV. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

1. Hướng dẫn tổ chức đào tạo

1.1. Khi xây dựng chương trình đào tạo các trường cần phân chia tỷ lệ cân đối giữa lý thuyết và thực hành; tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vào chương trình đào tạo. Các chương trình đào tạo phải thể hiện được chuẩn đầu ra của ngành đào tạo.

1.2. Chương trình được thực hiện kết hợp giữa niên chế và học phần. Tùy điều kiện của từng trường, Hiệu trưởng quyết định chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ căn cứ vào văn bản qui định hiện hành.

2. Về khối lượng kiến thức tự chọn

2.1. Căn cứ quy định tại mục 2 (cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo), ngoài các học phần bắt buộc quy định tại mục III, các đơn vị học trình còn lại thuộc phần kiến thức tự chọn, bao gồm:

- Phần kiến thức giáo dục đại cương: 12 đvht

- Phần kiến thức ngành: 54 đvht

Hiệu trưởng các trường quyết định các học phần tự chọn sao cho phù hợp với điều kiện và đặc điểm ngành nghề đào tạo của trường mình.

2.2. Giới thiệu chuyên ngành tự chọn, gồm các chuyên ngành: Chính sách văn hóa; Quản lý nghệ thuật, Âm nhạc, Mỹ thuật - Quảng cáo; Công tác gia đình; Quản lý nhà nước về gia đình. Chuyên ngành có khối lượng kiến thức tối thiểu: 20 đvht.

3. Thực tập nghề nghiệp

Trong cả khóa đào tạo 3 năm, sinh viên ngành Quản lý văn hóa trình độ cao đẳng phải thực hiện 1 đợt thực tập với thời gian 14 tuần, vào học kỳ 6 (năm thứ 3).

4. Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên nhận đề tài về khóa luận tốt nghiệp, nội dung khóa luận tốt nghiệp phải đúng với đề cương đã được Hội đồng thông qua. Sinh viên bảo vệ khóa luận trước Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp./.

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Ngành đào tạo: Khoa học thư viện (Library Science)

Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Thông tư số 28 /2010/TT-BGDDT ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo ngành Khoa học thư viện trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Khoa học thư viện, đáp ứng nhu cầu hoạt động trong lĩnh vực thư viện và thông tin

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Phẩm chất đạo đức

Có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và lối sống lành mạnh, có lòng say mê, yêu nghề, nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực thư viện - thông tin.

2.2. Kiến thức

Nắm vững những kiến thức cơ bản về ngành Khoa học thư viện và các ngành khoa học liên quan.

2.3. Kỹ năng

Có kỹ năng thực hành thành thạo các hoạt động nghiệp vụ thư viện - thông tin: chọn lọc, bổ sung, xử lý tài liệu; tổ chức kho, bảo quản tài liệu; tổ chức bộ máy tra cứu, tra cứu thông tin và tổ chức các dịch vụ thư viện - thông tin phục vụ người đọc, người dùng tin.

II. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 168 đvht, chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất (3 đvht) và Giáo dục quốc phòng - an ninh (135 tiết).

- Thời gian đào tạo: 3 năm

2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo

KHỐI KIẾN THỨC

Kiến thức bắt buộc

(đvht)

Kiến thức tự chọn

(đvht)

Tổng số

(đvht)

2.1. Kiến thức giáo dục đại c­ương tối thiểu (chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất và quốc phòng - an ninh)

38

12

50

2.2 Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

70

48

118

- Kiến thức cơ sở ngành

15

 

 

- Kiến thức ngành

38

 

 

- Thực tập nghề nghiệp

10

 

 

- Khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp

7

 

 

2.3. Tổng khối lượng

108

60

168

III. KHỐI l­îng KIẾN THỨC BẮT BUỘC

1. Danh mục các học phần bắt buộc

 1.1. Kiến thức giáo dục đại cương 38 đvht*

1

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin

8

2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

3

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

4

4

Đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam

2

5

Cơ sở văn hóa Việt Nam

4

6

Ngoại ngữ

10

7

Tin học đại cương

4

8

Tâm lý học

3

9

Giáo dục thể chất

3

10

Giáo dục quốc phòng- an ninh

135 tiết

* Chưa tính học phần 9 và 10

1.2 Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp                                                  70 đvht

1.2.1. Kiến thức cơ sở của ngành                                                           15 đvht

1

Thư viện học đại cương

3

2

Thông tin học đại cương

3

3

Thư mục học đại cương

2

4

Lưu trữ học

3

5

Pháp chế thư viện

2

6

Phương pháp nghiên cứu Thư viện học

2

1.2.2. Kiến thức ngành                                                                           38 đvht

1

Xây dựng và phát triển vốn tài liệu

3

2

Biên mục mô tả tài liệu

4

 3

Phân loại tài liệu

4

5

Định chủ đề và định từ khóa tài liệu

4

7

Tổ chức hoạt động thông tin thư mục

2

8

Lưu trữ thông tin và bộ máy tra cứu

4

9

Công tác người đọc và dịch vụ thư viện - thông tin

4

11

Phần mềm quản trị thư viện

4

12

Tra cứu thông tin

4

13

Thư viện điện tử

2

14

Quản lý thư viện và trung tâm thông tin

3

1.2.3. Thực tập nghề nghiệp: 10 đvht

1.2.4. Khoá luận (hoặc thi) tốt nghiệp: 7 đvht

2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

2.1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin                     8đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh                                                                   3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.3. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam                      4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.4. Đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam 2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung:

+ Những quan điểm và nội dung cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin về văn hóa.

+ Vai trò của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân

+ Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện những nội dung cơ bản trong Đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam: phân tích những nội dung có liên quan trong những văn kiện của Đảng (chú ý đến bối cảnh lịch sử, xã hội trong từng thời kỳ, từng giai đoạn).

+ Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo văn hóa.

+ Những thành tựu lớn về xây dựng văn hóa từ trước đến nay.

+ Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục.

+ Phương hướng cụ thể cho việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

2.5. Cơ sở văn hóa Việt Nam                                                                4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về Văn hóa học và văn hóa Việt Nam trong tiến trình phát triển qua các giai đoạn lịch sử; những biểu hiện của văn hóa Việt Nam thông qua các thành tố văn hóa: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức đời sống cá nhân, văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trường xã hội của tộc người Việt giữ vai trò chủ thể và xác định rõ những đặc điểm của vùng văn hóa ở Việt Nam.

2.6. Ngoại ngữ                                                                                      10 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất về tiếng Anh làm nền tảng vững chắc giúp sinh viên có thể tiếp thu dễ dàng những bài học ở cấp độ cao hơn. Đối với những sinh viên đã hoàn thành chương trình ngoại ngữ 7 năm ở bậc trung học phổ thông, sau khi hoàn thành học phần này phải đạt trình độ trung cấp (Intermediate Level).

2.7. Tin học đại cương                                                                           4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về tin học: khái niệm về tin học và máy tính, cách sử dụng hệ điều hành, soạn thảo văn bản trên máy tính; sử dụng bảng tính; khai thác các dịch vụ cơ bản của mạng Internet. Ngoài ra, giúp sinh viện hình thành và phát triển các kỹ năng sử dụng máy vi tính và các phần mềm thông dụng nhất.

2.8. Tâm lý học                                                                                                3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về Tâm lý học: khái niệm về tâm lý, Tâm lý học, các quá trình tâm lý.

2.9. Giáo dục thể chất                                                                           3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

Nội dung: ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12 tháng 9 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành tạm thời bộ chương trình giáo dục Đại học đại cương (giai đoạn 1) dùng cho các trường đại học và cao đẳng sư phạm và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12 tháng 4 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục thể chất giai đoạn II dùng cho các trường Đại học và trường Cao đẳng (không chuyên thể dục thể thao).

2.10. Giáo dục quốc phòng - an ninh                                                   135 tiết

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: ban hành tại Quyết định số: 81/2007/QĐ- BGD&ĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng an ninh trình độ Đại học và Cao đẳng.

11. Thư viện học đại cương                                                                 3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về lý luận thư viện học như: khái niệm, bản chất và chức năng của thư viện; đối tượng nghiên cứu và sự hình thành của thư viện học trên thế giới và ở Việt Nam. Chính sách thư viện Việt Nam, các loại hình thư viện ở Việt Nam và các nguyên tắc tổ chức sự nghiệp thư viện.

2.12. Thông tin học đại cương                                                              3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về thông tin học như: khái niệm và vai trò của thông tin; đối tượng nghiên cứu, nội dung, cơ sở lý luận và phương pháp luận của thông tin học; các công đoạn trong dây chuyền hoạt động thông tin tư liệu và các loại hình cơ quan thông tin.

2.13. Thư mục học đại cương                                                             2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về thư mục học như: khái niệm và vai trò của thư mục, các loại hình thư mục; đối tượng, nội dung, cơ sở lý luận và phương pháp luận của Thư mục học.

2.14. Lưu trữ học                                                                                 3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về Lưu trữ học như: khái niệm và vai trò của công tác lưu trữ. Đối tượng nghiên cứu, nội dung, cơ sở lý luận và phương pháp luận của Lưu trữ học

2.15. Pháp chế thư viện                                                                         2đvht

- Điều kiện tiên quyết: Thư viện học đại cương

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về pháp chế thư viện, bao gồm: những văn bản pháp quy hiện hành về công tác thư viện - thông tin của Việt Nam; tình hình luật pháp thư viện - thông tin hiện nay của một số nước tiên tiến trên thế giới.

2.16. Phương pháp nghiên cứu Thư viện học                                      2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Thư viện học đại cương, Thông tin học đại cương, Thư mục học đại cương.

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về phương pháp nghiên cứu Thư viện học như: khái niệm, nghiên cứu khoa học và nghiên cứu thư viện học; giới thiệu một số phương pháp nghiên cứu thông dụng trong Thư viện học; quy trình thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học.

2.17. Xây dựng và phát triển vốn tài liệu                                              3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Thư viện học đại cương

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về xây dựng và phát triển vốn tài liệu: khái niệm vốn tài liệu, bổ sung và xây dựng, phát triển vốn tài liệu; các nguồn bổ sung, phương thức bổ sung, xây dựng chính sách bổ sung và công tác thanh lý tài liệu.

2.18. Biên mục mô tả tài liệu  4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản và kỹ năng thực hành biên mục tài liệu; giới thiệu các quy tắc và tiêu chuẩn mô tả thư mục tiêu biểu: mô tả tài liệu theo tiêu chuẩn quốc tế (ISBD); quy tắc biên mục Anh - Mỹ (AACR 2), khổ mẫu biên mục đọc máy (MARC); các nguyên tắc, yêu cầu và phương pháp mô tả các loại hình tài liệu; tổ chức công tác biên mục trong thư viện.

2.19. Phân loại tài liệu                                                                          4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Biên mục mô tả tài liệu

- Nội dung: những kiến thức và kỹ năng thực hành phân loại tài liệu, gồm: các khung phân loại tiêu biểu trên thế giới và Việt Nam: khung phân loại thập phân Dewey (DDC); khung phân loại thập phân bách khoa (UDC), bảng phân loại dùng cho các thư viện khoa học tổng hợp; phương pháp phân loại tài liệu: các nguyên tắc, yêu cầu và quy trình phân loại tài liệu.

2.20. Định chủ đề và định từ khóa tài liệu                                             4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Biên mục mô tả tài liệu

- Nội dung: những kiến thức cơ bản và kỹ năng định chủ đề và định từ khoá tài liệu: phân biệt các khái niệm: đề mục chủ đề, từ chuẩn, từ khóa. Giới thiệu về các bảng đềm mục chủ đề tiêu biểu của thế giới và các bộ từ khoá/từ điển từ khoá của Việt Nam. Phương pháp định chủ đề, từ khóa tài liệu: các yêu cầu và quy trình định chủ đề và định từ khoá tài liệu.

2.21. Tổ chức hoạt động thông tin thư mục                                          2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Thư mục học đại cương, Biên mục mô tả tài liệu, Phân loại tài liệu, Định chủ đề và định từ khóa tài liệu.

- Nội dung: những kiến thức cơ bản và kỹ năng tổ chức hoạt động thông tin thư mục trong thư viện và cơ quan thông tin; phương pháp biên soạn thư mục; phục vụ thông tin thư mục cho người dùng tin.

2.22. Lưu trữ thông tin và bộ máy tra cứu                                            4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Biên mục mô tả tài liệu, Phân loại tài liệu, Định chủ đề và định từ khoá tài liệu.

- Nội dung: những kiến thức cơ bản và kỹ năng tiến hành lưu trữ thông tin và tổ chức bộ máy tra cứu trong thư viện và cơ quan thông tin; nguyên tắc, phương pháp tổ chức các loại mục lục, hộp phiếu và xây dựng cơ sở dữ liệu; phương pháp tổ chức bộ máy tra cứu truyền thống và hiện đại.

2.23. Công tác người đọc và dịch vụ thư viện - thông tin 4                  đvht

- Điều kiện tiên quyết: Thư viện học đại cương, Thông tin học đại cương, Thư mục học đại cương, Lưu trữ thông tin và bộ máy tra cứu

- Nội dung: những kiến thức cơ bản của công tác người đọc và dịch vụ thư viện - thông tin; phương pháp nghiên cứu nhu cầu thông tin - phương pháp thông tin giới thiệu tài liệu và tư vấn người đọc - tổ chức môi trường đọc và dịch vụ thư viện - thông tin.

2.24. Phần mềm quản trị thư viện                                                        4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Tin học đại cương, Thư viện học đại cương, Thông tin học đại cương, Thư mục học đại cương.

- Nội dung: những kiến thức cơ bản và kỹ năng sử dụng các phần mềm tư liệu và phần mềm quản trị thư viện tích hợp; các đặc trưng của phần mềm tư liệu và các module cơ bản của phần mềm quản trị tích hợp; các tiêu chí lựa chọn phần mềm quản trị thư viện.

2.25. Tra cứu thông tin                                                                         4 đvh

- Điều kiện tiên quyết: Lưu trữ thông tin và bộ máy tra cứu

- Nội dung: những kiến thức cơ bản và kỹ năng thực hành tra cứu tìm tin phục vụ bạn đọc; giới thiệu các khái niệm: tra cứu thông tin và tìm tin, các loại yêu cầu tin; quy trình tìm tin, các phương tiện, công cụ tra cứu thông tin và các phương pháp tra cứu truyền thống, hiện đại.

2.26. Thư viện điện tử                                                                           2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Tin học đại cương, Biên mục mô tả tài liệu, Phân loại tài liệu, Định chủ đề và định từ khoá tài liệu, Phần mềm quản trị thư viện

- Nội dung: những kiến thức cơ bản và kỹ năng thực hành trong việc tạo lập và quản trị thư viện điện tử, thư viện số; giới thiệu về phần mềm quản trị thư viện điện tử; phương pháp lập dự án xây dựng thư viện điện tử; vấn đề số hóa tài liệu, tạo bộ sưu tập; thiết kế và tạo lập chế độ tìm tin cho bộ sưu tập số.

2.27. Quản lý thư viện và trung tâm thông tin                                       3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Biên mục mô tả tài liệu, Phân loại tài liệu, Định chủ đề và định từ khóa tài liệu, Công tác bạn đọc và dịch vụ thư viện - thông tin, Lưu trữ thông tin và bộ máy tra cứu, Tra cứu thông tin

- Nội dung: những kiến thức cơ bản và kỹ năng tổ chức quản lý thư viện và cơ quan thông tin; khái quát về khoa học tổ chức, quản lý thư viện thông tin; phương pháp thống kê, lập kế hoạch, viết báo cáo thư viện thông tin.

IV. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

1. Hướng dẫn tổ chức đào tạo

1.1. Khi xây dựng chương trình đào tạo các trường cần phân chia tỷ lệ cân đối giữa lý thuyết và thực hành; tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vào chương trình đào tạo. Các chương trình đào tạo phải thể hiện được chuẩn đầu ra của ngành đào tạo.

1.2. Chương trình được thực hiện kết hợp giữa niên chế và học phần. Tùy điều kiện của từng trường, Hiệu trưởng quyết định chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ căn cứ vào văn bản qui định hiện hành.

2. Về khối lượng kiến thức tự chọn

Căn cứ quy định tại mục 2 (cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo), ngoài các học phần bắt buộc quy định tại mục III, các đơn vị học trình còn lại thuộc phần kiến thức tự chọn, bao gồm:

- Kiến thức giáo dục đại cương: 12 đvht

- Kiến thức ngành: 48 đvht

Hiệu trưởng các trường quyết định các học phần tự chọn sao cho phù hợp với điều kiện và đặc điểm ngành nghề đào tạo của trường mình.

3. Thực tập nghề nghiệp

Trong cả khóa đào tạo 3 năm, sinh viên ngành Khoa học thư viện đi thực tập 1 đợt với thời gian 16 tuần vào cuối học kỳ 6. Sinh viên viết thu hoạch dưới dạng một bài tiểu luận, có sự hướng dẫn của giảng viên.

4. Khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp: được thực hiện ở học kỳ 6, sinh viên thi 2 môn tốt nghiệp hoặc nhận đề tài về khóa luận tốt nghiệp. Nội dung khóa luận tốt nghiệp phải đúng với đề cương và được hội đồng thông qua, sinh viên bảo vệ khóa luận trước hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp./.

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Ngành đào tạo: Bảo tàng học (Museology)

Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Thông tư số 28 /2010/TT-BGDDT ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo ngành Bảo tàng học trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Bảo tàng học để có năng lực thực hiện các hoạt động nghiệp vụ tại các bảo tàng, di tích và các thiết chế văn hóa có liên quan đến bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Phẩm chất đạo đức

Có lập trường tư tưởng vững vàng, tư cách đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, yêu nghề; nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực di sản văn hoá.

2.2. Kiến thức

Nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn và hệ thống kiến thức cơ bản về Bảo tàng học và di sản văn hoá.

2.3. Kỹ năng

- Thực hành thành thạo một số kỹ năng trong hoạt động: sưu tầm, kiểm kê, tổ chức kho, bảo quản hiện vật, trưng bày và tổ chức phục vụ khách tham quan bảo tàng.

- Thực hành thành thạo quy trình kiểm kê, xếp hạng, phát huy giá trị di tích, nắm vững quy trình bảo quản, tu sửa di tích lịch sử - văn hóa.

II. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 168 đvht, chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất (3 đvht) và Giáo dục quốc phòng - an ninh (135 tiết).

- Thời gian đào tạo: 3 năm

2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo 

KHỐI KIẾN THỨC

Kiến thức bắt buộc

(đvht)

Kiến thức tự chọn

(đvht)

Tổng số

(đvht)

2.1. Kiến thức giáo dục đại c­ương tối thiểu (chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng - an ninh)

37

13

50

2.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

71

47

118

- Kiến thức cơ sở ngành

23

 

 

- Kiến thức ngành

32

 

 

- Thực tập nghề nghiệp

10

 

 

- Khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp

6

 

 

2.3. Tổng khối lượng

108

60

168

III. Khối lượng kiến thức bắt buộc

1. Danh mục các học phần bắt buộc

1.1. Kiến thức giáo dục đại cương                                                        37 đvht*

1

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin

8

2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

3

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

4

4

Đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt nam

2

5

Cơ sở văn hóa Việt Nam

4

6

Ngoại ngữ

10

7

Tin học đại cương

4

8

Văn hóa học đại cương

2

9

Giáo dục thể chất

3

10

Giáo dục quốc phòng - an ninh

135 tiết

* Chưa tính các học phần 9 và 10

1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp                                                71 đvht

1.2.1. Kiến thức cơ sở ngành                                                                 23 đvht

1

Lịch sử Việt Nam cổ, trung đại

3

2

Lịch sử Việt Nam cận, hiện đại

3

3

Khảo cổ học đại cương

3

4

Dân tộc học đại cương

3

5

Pháp chế về di sản văn hóa

2

6

Mỹ thuật cổ Việt Nam

3

7

Cơ sở ngữ văn Hán Nôm

3

8

Tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam

3

1.2.2. Kiến thức ngành                                                                            32 đvht

1

Bảo tàng học đại cương

3

2

Di sản văn hóa phi vật thể

3

3

Cổ vật

3

4

Sưu tầm hiện vật bảo tàng

2

5

Kiểm kê hiện vật bảo tàng

2

6

Tổ chức kho - bảo quản hiện vật bảo tàng

3

7

Trưng bày hiện vật bảo tàng

3

8

Công tác giáo dục của bảo tàng

2

9

Di tích lịch sử - văn hóa Việt Nam

3

10

Đại cương bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa

2

11

Kiểm kê và xếp hạng di tích lịch sử- văn hóa

2

12

Bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử- văn hóa

2

13

Khai thác, phát huy giá trị di tích lịch sử- văn hóa

2

1.2.3. Thực tập nghề nghiệp: 10 đvht

1.2.4. Khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp: 6 đvht

2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

2.1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin                       8 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung ban hành tại quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh                                                                   3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin

- Nội dung ban hành tại quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.3. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam                      4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh

- Nội dung ban hành tại quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.4. Đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam         2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt nam

- Nội dung:

+ Những quan điểm và nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về văn hóa.

+ Vai trò của Văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân.

+ Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện những nội dung cơ bản trong Đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam: phân tích những nội dung có liên quan trong các văn kiện của Đảng (chú ý đến bối cảnh lịch sử, xã hội trong từng thời kỳ, từng giai đoạn).

+ Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo văn hóa.

+ Những thành tựu lớn về xây dựng văn hóa từ trước tới nay.

+ Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục.

+ Phương hướng cụ thể cho việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

+ Chiến lược phát triển văn hoá Việt Nam.

2.5. Cơ sở văn hóa Việt Nam                                                                            4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về văn hóa Việt Nam trong tiến trình phát triển qua các giai đoạn lịch sử. Trình bày biểu hiện của văn hóa Việt Nam thông qua: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức đời sống cá nhân, văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trường xã hội của tộc người Việt giữ vai trò chủ thể và xác định rõ những đặc điểm của vùng văn hóa ở Việt Nam.

2.6. Ngoại ngữ                                                                                     10 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất về tiếng Anh làm nền tảng vững chắc giúp sinh viên có thể tiếp thu dễ dàng những bài học ở cấp độ cao hơn. Yêu cầu trình độ Intermediate Level là điều kiện đầu ra đối với sinh viên sau khi kết thúc học phần.

2.7. Tin học đại cương                                                                         4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về tin học như: khái niệm về tin học và máy tính, cách sử dụng hệ điều hành và một số tiện ích; soạn thảo văn bản trên máy tính, sử dụng bảng tính; khai thác dịch vụ cơ bản của mạng Internet. Ngoài ra, còn giúp sinh viên hình thành, phát triển kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm thông dụng.

2.8. Văn hóa học đại cương                                                                 2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung:

+ Khái niệm văn hóa và Văn hóa học

+ Các thành tố của văn hóa

+ Đặc điểm của văn hóa

+ Sự hình thành và phát triển của văn hóa

+ Giao lưu và tiếp biến văn hóa, sự hội nhập văn hóa trong thời đại hiện nay.

+ Vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội

2.9. Giáo dục thể chất                                                                          3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12 tháng 9 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục đại học đại cương (giai đoạn 1) dùng cho các trường Đại học và các trường Cao đẳng Sư phạm và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12 tháng 4 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục thể chất giai đoạn II dùng cho các trường Đại học và Cao đẳng (không chuyên thể dục thể thao).

2.10. Giáo dục quốc phòng- an ninh                                                    135 tiết

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng.

2.11. Lịch sử Việt Nam cổ, trung đại                                                    3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản, những mốc quan trọng về các giai đoạn của lịch sử Việt Nam trong thời kỳ cổ, trung đại.

2.12. Lịch sử Việt Nam cận, hiện đại                                                    3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lịch sử Việt Nam cổ, trung đại.

- Nội dung: những kiến thức cơ bản, những mốc quan trọng về các giai đoạn của lịch sử Việt Nam trong thời kỳ cận và hiện đại.

2.13. Khảo cổ học đại cương                                                               3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về Khảo cổ học như: khái niệm, đối tượng, điều tra khai quật khảo cổ; phương pháp nghiên cứu khảo cổ học; nguồn gốc loài người; các nguồn tư liệu hiện vật khảo cổ học; đặc trưng các thời đại khảo cổ của thế giới và Việt Nam; mối quan hệ giữa khảo cổ học và Bảo tàng học.

2.14. Dân tộc học đại cương                                                                3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về Dân tộc học như: khái niệm, đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của Dân tộc học; các tiêu chí, các loại hình cộng đồng tộc người; các dân tộc trên thế giới và ở Việt Nam; quan hệ dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng cộng sản Việt Nam; mối quan hệ giữa Dân tộc học và Bảo tàng học.

2.15. Pháp chế về di sản văn hoá                                                         2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những nội dung cơ bản của các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của quốc gia liên quan đến lĩnh vực di sản văn hoá; các nguyên tắc cần tuân thủ trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hoá.

2.16. Mỹ thuật cổ Việt Nam                                                                   3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lịch sử Việt Nam cổ, trung đại; Lịch sử Việt Nam cận, hiện đại; Cơ sở văn hóa Việt Nam.

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về lịch sử mỹ thuật truyền thống như: khái niệm, đối tượng, phương pháp nghiên cứu mỹ thuật; giá trị và đặc điểm mỹ thuật của các loại hình kiến trúc, điêu khắc, trang trí; mỹ thuật truyền thống và hiện đại, mỹ thuật tộc người.

2.17. Cơ sở ngữ văn Hán Nôm                                                             3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về ngữ văn Hán Nôm; nguồn gốc và kết cấu chữ Hán; cách tra từ điển; giới thiệu các bộ cơ bản của chữ Hán và các bài khóa minh họa; nghiên cứu ba mặt: hình thể - âm đọc - ý nghĩa.

2.18. Tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam                                             3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Cơ sở văn hóa Việt Nam, Dân tộc học đại cương.

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam như: khái niệm tôn giáo và tín ngưỡng, các loại tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam (Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Kitô giáo) và vai trò của tôn giáo, tín ngưỡng trong đời sống văn hóa hiện nay.

2.19. Bảo tàng học đại cương                                                              3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về bảo tàng học như: khái niệm bảo tàng và Bảo tàng học; đối tượng, phương pháp nghiên cứu và cấu trúc của bảo tàng học; đặc trưng và các chức năng xã hội của bảo tàng; phân loại bảo tàng, đặc điểm của hiện vật bảo tang; hiện vật trưng bày và vai trò của chúng trong hoạt động bảo tàng.

2.20. Di sản văn hoá phi vật thể                                                           3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: hệ thống lý luận về di sản văn hoá phi vật thể: khái niệm, cấu trúc và phân loại di sản văn hoá phi vật thể; giá trị và vai trò của di sản văn hoá phi vật thể trong đời sống xã hội; phương pháp nghiên cứu và cách thức bảo tồn, phát huy giá trị trong giai đoạn hiện nay.

2.21. Cổ vật                                                                                          3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Khảo cổ học đại cương

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về: khái niệm, tiêu chí, giá trị cổ vật; những đặc trưng, chức năng và sự phân loại cổ vật; phương pháp nghiên cứu, giám định các loại hình cổ vật và đặc điểm cơ bản của những loại hình cổ vật ở Việt Nam và cổ vật của nước ngoài ở Việt Nam.

2.22. Sưu tầm hiện vật bảo tàng                                                           2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Bảo tàng học

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về lý thuyết và thực tiễn công tác sưu tầm hiện vật bảo tàng như: khái niệm, vị trí, nội dung, nhiệm vụ, tính chất nghiên cứu; đối tượng sưu tầm, nguyên tắc và các phương pháp sưu tầm hiện vật bảo tàng; việc lập kế hoạch, đề cương sưu tầm; cách ghi chép, lập hồ sơ khoa học - pháp lý cho hiện vật bảo tàng trong quá trình sưu tầm.

2.23. Kiểm kê hiện vật bảo tàng                                                            2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Sưu tầm hiện vật bảo tàng

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về công tác kiểm kê hiện vật bảo tàng như: khái niệm, nhiệm vụ, nội dung của công tác kiểm kê hiện vật bảo tang; cách đánh số cho hiện vật, cách thức xây dựng hệ thống phiếu tra cứu; lập phiếu kiểm kê khoa học và miêu tả khoa học các hiện vật bảo tàng.

2.24. Tổ chức kho - bảo quản hiện vật bảo tàng                                   3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Kiểm kê hiện vật bảo tàng

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về công tác tổ chức kho - bảo quản hiện vật bảo tàng như: mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức kho bảo tàng, khái niệm và cấu trúc kho bảo tàng; phân loại, sắp xếp và bảo quản hiện vật bảo tàng; các phương pháp và kỹ thuật bảo quản, đóng gói vận chuyển hiện vật bảo tàng.

2.25. Trưng bày hiện vật bảo tàng                                                        3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Tổ chức kho - bảo quản hiện vật bảo tàng

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về công tác trưng bày hiện vật bảo tàng như: khái niệm, các phương pháp trưng bày, thiết kế khoa học trưng bày (soạn thảo đề cương, xây dựng kế hoạch đề cương, kế hoạch trưng bày); các giải pháp về kiến trúc và nghệ thuật trưng bày, tổ chức thi công lắp ráp trưng bày.

2.26. Công tác giáo dục của bảo tàng                                                   2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Trưng bày hiện vật bảo tàng

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về công tác giáo dục của bảo tàng như: khái niệm, nội dung, mục đích, nhiệm vụ, đặc trưng và các hình thức, biện pháp giáo dục của bảo tàng; phương pháp đánh giá khách tham quan bảo tàng.

2.27. Di tích lịch sử - văn hóa Việt Nam                                                3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Cơ sở văn hoá Việt Nam, Tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về các loại hình di tích và đặc điểm của từng loại hình, loại di tích lịch sử - văn hóa ở Việt Nam (di tích khảo cổ, lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và danh lam thắng cảnh).

2.28. Đại cương Bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa                                 2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Di tích lịch sử - văn hóa Việt Nam

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về bảo tồn di tích lịch sử văn hóa như: khái niệm, mục tiêu bảo tồn di tích; các hoạt động bảo tồn di tích trên thế giới và ở Việt Nam; các khâu nghiệp vụ bảo tồn di tích và bảo tàng hóa di tích.

2.29. Kiểm kê và xếp hạng di tích lịch sử- văn hoá                               2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Di tích lịch sử - văn hóa Việt Nam

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về công tác kiểm kê và xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa như: khái niệm, vị trí, mục đích, tính chất và nội dung của công tác kiểm kê di tích lịch sử - văn hóa; phương pháp khảo sát di tích và lập hồ sơ khoa học di tích, xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa.

2.30. Bảo quản, tu sửa và phục hồi di tích lịch sử - văn hoá                2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Kiểm kê và xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về bảo quản, tu sửa, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa như: khái niệm bảo quản, tu sửa di tích, phục hồi di tích; những nguyên nhân làm biến đổi, hủy hoại di tích; những nguyên tắc và phương pháp bảo quản, tu sửa, phục hồi di tích; quy trình tiến hành bảo quản, tu sửa, phục hồi di tích.

2.31. Khai thác, phát huy giá trị di tích lịch sử- văn hoá                       2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Bảo quản, tu sửa và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về việc khai thác, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa như: khái niệm, vị trí, ý nghĩa, mục đích và các hình thức khai thác, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch.

IV. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THÓ

1. Hướng dẫn tổ chức đào tạo

1.1. Khi xây dựng chương trình đào tạo các trường cần phân chia tỷ lệ cân đối giữa lý thuyết và thực hành; tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vào chương trình đào tạo. Các chương trình đào tạo phải thể hiện được chuẩn đầu ra của ngành đào tạo.

1.2. Chương trình được thực hiện kết hợp giữa niên chế và học phần. Tùy điều kiện của từng trường, Hiệu trưởng quyết định chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ căn cứ vào văn bản qui định hiện hành.

2. Về khối lượng kiến thức tự chọn

Căn cứ quy định tại mục 2 (cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo), ngoài các học phần bắt buộc quy định tại mục III, các đơn vị học trình còn lại thuộc phần kiến thức tự chọn, bao gồm:

- Phần kiến thức giáo dục đại cương: 13 đvht

- Phần kiến thức ngành: 47 đvht

Hiệu trưởng các trường quyết định các học phần tự chọn sao cho phù hợp với điều kiện và đặc điểm ngành nghề đào tạo của trường mình.

3. Thực tập nghề nghiệp

Trong cả khóa đào tạo 3 năm, sinh viên ngành Bảo tàng học phải thực hiện 1 kỳ thực tập vào học kỳ 6, thời gian 16 tuần (năm thứ 3). Kết thúc đợt thực tập, sinh viên viết thu hoạch dưới dạng một bài tiểu luận, có sự hướng dẫn của giảng viên.

4. Khoá luận (hoặc thi) tốt nghiệp: được thực hiện ở học kỳ 6, sinh viên thi 2 môn tốt nghiệp hoặc nhận đề tài về khóa luận tốt nghiệp. Nội dung khóa luận tốt nghiệp phải đúng với đề cương và được hội đồng thông qua. Sinh viên bảo vệ khóa luận trước hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp./.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

Số: 28/2010/TT-BGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2010

 

 

THÔNG TƯ

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC KHỐI NGÀNH VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT - THÔNG TIN, TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG

 

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 03 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ kết quả thẩm định ngày 22,23,24 tháng 10 năm 2009 của Hội đồng tư vấn xây dựng chương trình khung giáo dục đại học khối ngành Văn hóa - Nghệ thuật - Thông tin;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này chương trình khung giáo dục đại học khối ngành Văn hóa - Nghệ thuật - Thông tin, trình độ đại học và cao đẳng, gồm 20 chương trình khung của các ngành sau:

I. Trình độ đại học: gồm 11 chương trình khung của 11 ngành:

1. Âm nhạc học.

2. Chỉ huy Âm nhạc.

3. Đạo diễn Sân khấu.

4. Biên kịch Điện ảnh - Truyền hình.

5. Biên kịch Sân khấu.

6. Diễn viên sân khấu kịch hát.

7. Lý luận và phê bình Điện ảnh - Truyền hình.

8. Thiết kế Mỹ thuật Sân khấu - Điện ảnh.

9. Đồ họa.

10. Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam.

11. Quản lý văn hóa.

II. Trình độ cao đẳng: gồm 09 chương trình khung của 09 ngành:

1. Thanh nhạc.

2. Biểu diễn nhạc cụ truyền thống.

3. Hội họa.

4. Điêu khắc.

5. Thiết kế đồ họa.

6. Truyền thông đa phương tiện.

7. Quản lý văn hóa.

8. Khoa học thư viện.

9. Bảo tàng học.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 12 năm 2010. Các chương trình khung kèm theo Thông tư này được dùng trong các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng được giao nhiệm vụ đào tạo các ngành học này ở trình độ đại học, cao đẳng.

Điều 3. Căn cứ các chương trình khung quy định tại Thông tư này, Giám đốc các đại học, học viện, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng tổ chức xây dựng các chương trình giáo dục cụ thể của trường; tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình các môn học để sử dụng chính thức trong trường trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định giáo trình do Giám đốc hoặc Hiệu trưởng thành lập.

Điều 4. Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Gi¸o dôc Đại học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc các đại học, học viện; Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban VHGDTNTN&NĐ của Quốc hội;
- Hội đồng Quốc gia Giáo dục;
- Ban Tuyên giáo TW;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Bộ Tư pháp (Cục K.Tr. VBQPPL);
- Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch;
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Công báo;
- Như Điều 4;
- Lưu VT, Vụ PC, Vụ GDĐH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Bùi Văn Ga


 

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi