Thông tư 03/2014/TT-BGDĐT Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
So sánh VB cũ/mới

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

VB Song ngữ

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 03/2014/TT-BGDĐT

Thông tư 03/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạoSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:03/2014/TT-BGDĐTNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Trần Quang Quý
Ngày ban hành:25/02/2014Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

TÓM TẮT VĂN BẢN

Lưu học sinh tại Việt Nam được miễn học Giáo dục quốc phòng
Ngày 25/02/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 03/2014/TT-BGDĐT về việc ban hành Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam (sau đây gọi là lưu học sinh) với nhiều nội dung quan trọng, đáng chú ý.
Trong đó, quy định lưu học sinh vào học chương trình trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ phải có văn bằng tốt nghiệp tối thiểu tương đương văn bằng tốt nghiệp của Việt Nam; đạt yêu cầu trình độ tiếng Việt theo quy định đối với từng trình độ đào tạo và chương trình đào tạo (khi đăng ký học tập, nghiên cứu, thực tập bằng ngôn ngữ khác mà cơ sở giáo dục được phép sử dụng trong đào tạo cần đạt yêu cầu về trình độ ngôn ngữ theo quy định cụ thể của từng chương trình); nếu học các khóa bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phải đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn đã được thỏa thuận giữa Việt Nam với phía gửi đào tạo hoặc theo hợp đồng đào tạo đã ký kết; nếu thực tập chuyên ngành phải đáp ứng điều kiện về học vấn và chuyên môn theo yêu cầu của cơ sở giáo dục tiếp nhận thực tập sinh; nếu học các ngành năng khiếu ngoài quy định nêu trên phải đạt yêu cầu của các kỳ thi hoặc kiểm tra về năng khiếu theo quy định của cơ sở tiếp nhận.
Một nội dung nổi bật khác củaThông tư này là quy định lưu học sinh chương trình trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ được miễn áp dụng chuẩn ngoại ngữ đầu ra quy định với công dân Việt Nam học các chương trình tương ứng giảng dạy bằng tiếng Việt; được miễn học môn Giáo dục quốc phòng - an ninh và được lựa chọn môn học thay thế, gồm: tiếng Việt nâng cao, Văn hóa Việt Nam, Lịch sử Việt Nam…
Ngoài ra, Thông tư cũng chỉ rõ: Lưu học sinh có chứng chỉ trình độ tiếng Việt đạt yêu cầu quy định, lưu sinh đã tốt nghiệp các cấp học ở giáo dục phổ phông, trung cấp, cao đẳng, đại học, tiến sĩ bằng tiếng Việt được xét học thẳng chương trình. Nếu chưa đủ trình độ tiếng Việt để học chương trình đào tạo chính thức bằng tiếng Việt thì phải học dự bị tiếng Việt, sau đó tham dự kiểm tra trình độ tiếng Việt, nếu đạt yêu cầu sẽ được cấp chứng chỉ và vào học chương trình chính thức…
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 11/04/2014 và thay thế Quyết định số 33/1999/QĐ-BGD&ĐT ngày 25/08/1999.

Xem chi tiết Thông tư 03/2014/TT-BGDĐT tại đây

tải Thông tư 03/2014/TT-BGDĐT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 03/2014/TT-BGDĐT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Thông tư 03/2014/TT-BGDĐT ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

--------------
Số: 03/2014/TT-BGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------
Hà Nội, ngày  25 tháng 02 năm 2014

THÔNG TƯ

Ban hành Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam

-------------

Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam. 
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 4 năm 2014 và thay thế Quyết định số 33/1999/QĐ-BGD&ĐT ngày 25 tháng 8 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế công tác người nước ngoài học tại Việt Nam.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thủ trưởng các cơ sở giáo dục; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Chính phủ;

- Ban Tuyên giáo TW;

- UBVHGDTNTNNĐ của QH;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

- Cục KTrVBQPPL (Bộ Tư pháp);

- Kiểm toán nhà nước;

- Như Điều 3;

- Công báo;

- Website Chính phủ;

- Website Bộ GDĐT;

- Lưu: VT, PC, ĐTVNN.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

 

Trần Quang Quý

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

--------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

QUY CHẾ
Quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam
 (Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2014/TT-BGDĐT ngày  25 tháng  02  năm 2014
 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
-------------

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định công tác quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam, bao gồm: điều kiện, trình tự tiếp nhận lưu học sinh; đào tạo và quản lý lưu học sinh; quyền lợi và trách nhiệm của lưu học sinh; tiếp nhận đào tạo và phục vụ lưu học sinh. 
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy chế này quy định công tác quản lý người nước ngoài học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam, bao gồm: học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp; sinh viên cao đẳng, đại học; học viên chương trình đào tạo thạc sĩ; nghiên cứu sinh; học viên chương trình bồi dưỡng nâng cao trình độ; thực tập sinh (sau đây gọi chung là lưu học sinh).
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Văn bản này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Lưu học sinh Hiệp định: là lưu học sinh người nước ngoài được tiếp nhận học tập tại Việt Nam theo các Hiệp định, Thỏa thuận giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước, vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế và được Chính phủ Việt Nam cấp học bổng;
2. Lưu học sinh học bổng khác: là lưu học sinh người nước ngoài được các tổ chức, cá nhân tài trợ học bổng học tập tại Việt Nam không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này;
3. Lưu học sinh tự túc: là lưu học sinh người nước ngoài được tiếp nhận học tập tại Việt Nam theo thỏa thuận, hợp đồng đào tạo giữa cơ sở giáo dục Việt Nam với các tổ chức, cá nhân người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và kinh phí học tập, đào tạo không sử dụng các nguồn học bổng như các đối tượng đã nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
4. Cơ sở giáo dục tiếp nhận đào tạo lưu học sinh bao gồm các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học.
5. Cơ sở phục vụ lưu học sinh là các cơ sở nội trú được phép tiếp nhận người nước ngoài vào sinh sống trong thời gian học tập tại Việt Nam.
Điều 4. Ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy và học tập
1. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức sử dụng trong các cơ sở giáo dục quốc dân của Việt Nam.
2. Lưu học sinh có thể học tập và nghiên cứu, thực tập bằng ngôn ngữ khác mà cơ sở giáo dục được phép sử dụng trong đào tạo.
Chương II
ĐIỀU KIỆN, TRÌNH TỰ TIẾP NHẬN LƯU HỌC SINH
Điều 5. Điều kiện về học vấn, chuyên môn
1. Lưu học sinh vào học chương trình trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ phải có văn bằng tốt nghiệp tối thiểu tương đương văn bằng tốt nghiệp của Việt Nam quy định tại Luật Giáo dục đối với từng cấp học và trình độ đào tạo.
2. Lưu học sinh vào học tập tại Việt Nam phải đạt yêu cầu về trình độ tiếng Việt theo quy định đối với từng trình độ đào tạo và chương trình đào tạo.
3. Lưu học sinh đăng ký học tập, nghiên cứu, thực tập bằng ngôn ngữ khác mà cơ sở giáo dục được phép sử dụng trong đào tạo cần đạt yêu cầu về trình độ ngôn ngữ đó theo quy định cụ thể của từng chương trình. Lưu học sinh là người bản ngữ (của ngôn ngữ sử dụng trong học tập, nghiên cứu, thực tập) hoặc đã tốt nghiệp phổ thông, cao đẳng, đại học hoặc thạc sĩ, tiến sĩ bằng ngôn ngữ đó thì được miễn yêu cầu về ngoại ngữ.
4. Lưu học sinh vào học các khóa bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phải đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn đã được thỏa thuận giữa Việt Nam với phía gửi đào tạo hoặc theo hợp đồng đào tạo đã ký kết.
5. Lưu học sinh vào thực tập chuyên ngành phải đáp ứng các điều kiện về học vấn và chuyên môn theo yêu cầu của cơ sở giáo dục tiếp nhận thực tập sinh.
6. Lưu học sinh vào học các ngành năng khiếu (văn hóa, nghệ thuật, mỹ thuật, kiến trúc, thể dục thể thao) ngoài những điều kiện quy định tại Điều này còn phải đạt các yêu cầu của các kỳ thi hoặc kiểm tra về năng khiếu theo quy định của cơ sở tiếp nhận.
Điều 6. Điều kiện về sức khỏe và tuổi
1. Lưu học sinh phải có đủ sức khỏe để học tập tại Việt Nam. Sau khi đến Việt Nam, lưu học sinh phải kiểm tra lại sức khỏe tại cơ sở y tế do cơ sở giáo dục hoặc cơ sở phục vụ lưu học sinh của Việt Nam chỉ định. Trường hợp mắc các bệnh xã hội, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam hoặc không đủ sức khỏe để học tập thì lưu học sinh phải về nước.
2. Điều kiện về tuổi đối với lưu học sinh Hiệp định thực hiện theo các Hiệp định, Thỏa thuận của Việt Nam ký kết với các nước, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế. Không hạn chế tuổi đối với lưu học sinh học bổng khác và lưu học sinh tự túc.
Điều 7. Điều kiện về hồ sơ
Lưu học sinh nộp 01 bộ hồ sơ bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh gồm các giấy tờ sau:
1. Phiếu đăng ký (Phụ lục I).
2. Bản sao, bản dịch có xác nhận hoặc chứng thực văn bằng, kết quả học tập theo quy định đối với từng cấp học, trình độ đào tạo của cơ quan có thẩm quyền của nước gửi đào tạo.
3. Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền của nước gửi đào tạo hoặc cơ sở y tế cấp tỉnh, thành phố hoặc Trung ương của Việt Nam chứng nhận đủ sức khỏe để học tập được cấp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
4. Bản sao hợp lệ chứng chỉ trình độ tiếng Việt do cơ sở giáo dục có thẩm quyền cấp hoặc chứng chỉ quốc tế về ngôn ngữ sẽ sử dụng để học tập tại Việt Nam (nếu có).
5. Bản sao giấy tờ minh chứng về tài chính đảm bảo cho học tập, nghiên cứu và sinh hoạt tại Việt Nam.  
6. Đề cương nghiên cứu (đối với nghiên cứu sinh) hoặc kế hoạch thực tập (đối với thực tập sinh).
7. Thư giới thiệu của 02 nhà khoa học cùng lĩnh vực nghiên cứu có trình độ tiến sĩ (đối với nghiên cứu sinh).
8. Bản sao hợp lệ các tài liệu, chứng chỉ về năng khiếu, chuyên môn, thành tích nghiên cứu,… (nếu có).
9. Bản sao hộ chiếu có thời hạn sử dụng cho toàn bộ thời gian học tập tại Việt Nam hoặc ít nhất 01 năm kể từ ngày dự kiến đến Việt Nam.
Điều 8. Trình tự tiếp nhận
1. Đối với lưu học sinh học bổng Hiệp định:
a) Trước ngày 15 tháng 6 hằng năm, nước gửi đào tạo chuyển cho Bộ Giáo dục và Đào tạo danh sách và ngành đăng ký học của từng lưu học sinh kèm theo hồ sơ quy định tại Điều 7 của Quy chế này;
b) Trước ngày 01 tháng 8 hằng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn thành việc tiếp nhận, xét duyệt hồ sơ lưu học sinh và trả lời kết quả cho nước gửi đào tạo;
c) Lưu học sinh vào học trình độ đại học đến nhập học tại cơ sở giáo dục của Việt Nam trước ngày 05 tháng 9 hằng năm; Lưu học sinh vào học trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, thực tập sinh đến nhập học theo thông báo của cơ sở giáo dục Việt Nam được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao tiếp nhận lưu học sinh.
2. Đối với lưu học sinh học bổng khác và lưu học sinh tự túc đến Việt Nam học tập, nghiên cứu và thực tập ở các trình độ khác nhau trong hệ thống giáo dục quốc dân, việc tiếp nhận thực hiện theo thỏa thuận, hợp đồng đào tạo được ký kết giữa cơ sở giáo dục với lưu học sinh hoặc tổ chức, cá nhân tài trợ học bổng cho lưu học sinh.
Chương III
ĐÀO TẠO VÀ QUẢN LÝ LƯU HỌC SINH
Điều 9. Học dự bị
1. Lưu học sinh chưa đủ trình độ tiếng Việt để học chương trình đào tạo chính thức bằng tiếng Việt thì phải học dự bị tiếng Việt. Bộ Giáo dục và Đào tạo bố trí lưu học sinh Hiệp định vào học tại các cơ sở đào tạo dự bị tiếng Việt. Các cơ sở tiếp nhận đào tạo lưu học sinh học bổng khác và lưu học sinh tự túc phải tổ chức để lưu học sinh được học chương trình dự bị tiếng Việt hoặc gửi lưu học sinh vào học tại các cơ sở đào tạo dự bị tiếng Việt.
Việc học bổ sung kiến thức chuyên ngành để đạt yêu cầu được vào học trình độ thạc sĩ, tiến sĩ (nếu cần) do cơ sở giáo dục tiếp nhận đào tạo tổ chức thực hiện cho lưu học sinh trong thời gian tối đa là 01 năm học sau khi lưu học sinh hoàn thành khóa học dự bị tiếng Việt.
 2. Thời gian học dự bị tiếng Việt đối với lưu học sinh Hiệp định thực hiện theo Hiệp định, Thỏa thuận ký kết giữa Việt Nam với các nước, vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế; đối với lưu học sinh học bổng khác và lưu học sinh tự túc thực hiện theo Hợp đồng đào tạo.
3. Sau khi kết thúc khóa học dự bị, lưu học sinh phải tham dự kiểm tra trình độ tiếng Việt, nếu đạt yêu cầu sẽ được chuyển vào học chương trình chính thức; nếu không đạt yêu cầu thì phải tiếp tục học bổ sung và dự đợt kiểm tra khác đến khi đạt yêu cầu và được cấp chứng chỉ để được chuyển vào học chương trình chính thức.
Điều 10. Học thẳng chương trình chính thức
1. Lưu học sinh có chứng chỉ trình độ tiếng Việt đạt yêu cầu quy định, lưu học sinh đã tốt nghiệp các cấp học ở giáo dục phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, các trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ bằng tiếng Việt và có đủ điều kiện về sức khỏe và tuổi, học vấn, chuyên môn quy định tại Điều 5, Điều 6 của Quy chế này được xét vào học thẳng chương trình chính thức.
2. Lưu học sinh đạt yêu cầu về trình độ ngôn ngữ của chương trình đào tạo được thực hiện bằng ngôn ngữ đó, có đủ điều kiện về học vấn, chuyên môn, sức khỏe và tuổi quy định tại Điều 5, Điều 6 của Quy chế này được xét vào học thẳng chương trình chính thức.
Điều 11. Các môn học không bắt buộc đối với lưu học sinh
1. Lưu học sinh học chương trình trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ được miễn áp dụng chuẩn ngoại ngữ đầu ra quy định đối với công dân Việt Nam học các chương trình đào tạo tương ứng giảng dạy bằng tiếng Việt.
Trong quá trình đào tạo, thủ trưởng cơ sở giáo dục xem xét việc tổ chức giảng dạy môn tiếng Việt nâng cao thay thế các môn ngoại ngữ cho lưu học sinh.
2. Lưu học sinh học chương trình trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học được miễn học môn Giáo dục quốc phòng - an ninh và được lựa chọn học môn học thay thế bao gồm: tiếng Việt nâng cao, Văn hóa Việt Nam, Lịch sử Việt Nam hoặc các môn tự chọn khác do thủ trưởng cơ sở giáo dục quyết định căn cứ vào điều kiện thực tế của cơ sở giáo dục.
3. Quy định tại khoản 2 Điều này không áp dụng đối với trường hợp lưu học sinh được tiếp nhận vào học các chuyên ngành về quốc phòng - an ninh.
Điều 12. Thời gian đào tạo và những thay đổi trong quá trình đào tạo
1. Thời gian học tập để lấy văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận
a) Thời gian học tập theo các cấp học và trình độ đào tạo được thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn hiện hành liên quan;
b) Thời gian bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thời gian thực tập đối với thực tập sinh thực hiện theo thỏa thuận giữa Việt Nam với phía gửi đào tạo.
2. Rút ngắn, kéo dài thời gian học tập
a) Lưu học sinh được rút ngắn thời gian đào tạo nhưng phải hoàn thành nội dung của chương trình đào tạo theo quy định hiện hành;
b) Lưu học sinh Hiệp định không được tự ý kéo dài thời hạn học tập, nghiên cứu; trường hợp cần kéo dài thời hạn để hoàn thành chương trình đào tạo, bao gồm cả thời gian học dự bị thì phải báo cáo phía gửi đào tạo, thủ trưởng cơ sở giáo dục nơi lưu học sinh đang học tập để có ý kiến đề nghị và phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng ý bằng văn bản;
c) Đối với lưu học sinh học bổng khác và lưu học sinh tự túc, việc kéo dài thời gian học tập thực hiện theo thỏa thuận với cơ sở giáo dục nơi lưu học sinh đang học tập.
3. Tạm dừng học
a) Lưu học sinh Hiệp định được tạm dừng học tối đa 01 năm học nếu có lý do chính đáng được phía gửi đào tạo, cơ sở giáo dục đồng ý và được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép bằng văn bản;
b) Thời gian tạm dừng học đối với lưu học sinh học bổng khác, lưu học sinh tự túc thực hiện theo thỏa thuận với cơ sở giáo dục.
4. Chuyển ngành học, chuyển cơ sở giáo dục
a) Lưu học sinh Hiệp định không được tự ý chuyển ngành học hoặc chuyển cơ sở giáo dục. Lưu học sinh chỉ được chuyển ngành học, chuyển cơ sở giáo dục khi phía gửi đào tạo, cơ sở giáo dục có văn bản đồng ý gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ ra quyết định cho phép. Việc chuyển ngành học, chuyển cơ sở giáo dục chỉ thực hiện một lần và chỉ áp dụng đối với lưu học sinh theo học từ trình độ cao đẳng trở lên;
b) Việc chuyển ngành học, chuyển cơ sở giáo dục của lưu học sinh học bổng khác và lưu học sinh tự túc thực hiện theo thỏa thuận với cơ sở giáo dục.
Điều 13. Kinh phí đào tạo
1. Đối với lưu học sinh Hiệp định
a) Tiêu chuẩn, chế độ, suất chi đào tạo được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính và Hiệp định, Thỏa thuận ký kết giữa Việt Nam với phía gửi đào tạo;
b) Lưu học sinh phải kéo dài thời gian học tập để hoàn thành chương trình đào tạo vì lý do chuyển ngành học, thay đổi cơ sở giáo dục, do cá nhân lưu học sinh học tập không đạt yêu cầu nên không đảm bảo tiến độ học tập theo quy định thì trong thời gian kéo dài không được hưởng các chế độ học bổng đang hưởng. Toàn bộ chi phí phát sinh từ việc kéo dài thời gian học tập do phía nước ngoài gửi đào tạo và lưu học sinh tự chi trả;
c) Lưu học sinh tạm dừng học thì trong thời gian tạm dừng học không được hưởng các chế độ học bổng đang hưởng. Sau thời gian tạm dừng học nếu lưu học sinh đủ điều kiện được cơ sở giáo dục tiếp nhận vào học tiếp thì được tiếp tục hưởng các chế độ học bổng. Tổng thời gian học tập được cấp học bổng thực hiện theo quy định tại Điều 12 của Quy chế này.
2. Đối với lưu học sinh học bổng khác
Kinh phí đào tạo đối với lưu học sinh học bổng khác thực hiện theo thỏa thuận, hợp đồng đào tạo ký kết giữa tổ chức, cá nhân tài trợ học bổng hoặc cá nhân lưu học sinh với cơ sở giáo dục.
3. Đối với lưu học sinh tự túc
 Mức học phí đối với lưu học sinh tự túc được thực hiện theo hợp đồng đào tạo ký kết giữa cơ sở giáo dục với lưu học sinh. Lưu học sinh chịu mọi chi phí phát sinh khác trong quá trình học tập tại Việt Nam.
Điều 14. Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý lưu học sinh
Lưu học sinh phải thực hiện đăng ký, cập nhật đầy đủ, chính xác thông tin vào hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý lưu học sinh tại địa chỉ http://lhsnn.vied.vn chậm nhất 30 ngày sau khi đến Việt Nam nhập học và cập nhật thông tin hằng năm hoặc khi có sự thay đổi.
Điều 15. Chế độ báo cáo
Các cơ sở giáo dục gửi báo cáo về công tác tiếp nhận đào tạo lưu học sinh nước ngoài (theo mẫu tại Phụ lục II) về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Cục Đào tạo với nước ngoài) trước ngày 15 tháng 01 hàng năm (qua đường bưu điện và file dữ liệu gửi đến địa chỉ email: [email protected]) để phối hợp theo dõi, quản lý chung; đôn đốc lưu học sinh do cơ sở tiếp nhận đào tạo thực hiện đăng ký, cập nhật thông tin vào hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý lưu học sinh quy định tại Điều 14 của Quy chế này.
Chương IV
QUYỀN LỢI VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA LƯU HỌC SINH
Điều 16. Quyền lợi của lưu học sinh
1. Được đối xử bình đẳng như đối với công dân Việt Nam.
2. Được cung cấp đầy đủ thông tin phục vụ học tập phù hợp với điều kiện của cơ sở giáo dục và cơ sở phục vụ lưu học sinh.
3. Được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao của cơ sở giáo dục và cơ sở phục vụ lưu học sinh.
4. Được tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao của học sinh, sinh viên do cơ sở giáo dục, phục vụ lưu học sinh tổ chức.
5. Được tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học do cơ sở giáo dục tổ chức như đối với công dân Việt Nam.
6. Được thi, kiểm tra, bảo vệ khóa luận, đồ án, luận án tốt nghiệp, nhận chứng chỉ, bằng tốt nghiệp.
7. Được về nước nghỉ hè, nghỉ lễ, được mời thân nhân đến thăm theo quy định của Việt Nam; được nghỉ phép, nghỉ ốm hoặc nghỉ để chữa bệnh khi có sự đồng ý của cơ sở giáo dục.
8. Lưu học sinh Hiệp định được cấp học bổng và các chế độ khác theo Hiệp định, Thỏa thuận đã ký kết giữa Việt Nam với phía gửi đào tạo và quy định hiện hành của Việt Nam.
9. Tập thể lưu học sinh cùng một nước, cùng học tại một cơ sở giáo dục hoặc cùng sinh hoạt trong một ký túc xá được cử đại diện để quản lý mọi mặt đối với lưu học sinh của nước mình, làm đầu mối liên hệ với cơ sở giáo dục hoặc cơ sở phục vụ lưu học sinh để giải quyết những việc có liên quan đến tập thể lưu học sinh nước mình.
Điều 17. Trách nhiệm của lưu học sinh
1. Tuân thủ pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Tôn trọng phong tục, tập quán Việt Nam.
3. Thực hiện Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam, Quy chế đào tạo, Điều lệ nhà trường đối với từng cấp học và trình độ đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam ban hành; Quy chế, Nội quy học tập, sinh hoạt do cơ sở giáo dục, cơ sở phục vụ lưu học sinh quy định.
4. Cập nhật đầy đủ thông tin, báo cáo vào hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý lưu học sinh theo quy định tại Điều 14 của Quy chế này.
5. Thực hiện quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam trong trường hợp lưu học sinh làm việc hoặc làm thêm tại Việt Nam.
6. Thực hiện đúng quy định và mục đích nhập cảnh vào Việt Nam học tập.
7. Quan hệ hữu nghị với công dân Việt Nam và lưu học sinh các nước khác.
8. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của cơ sở giáo dục, cơ sở phục vụ lưu học sinh.
Chương V
TIẾP NHẬN ĐÀO TẠO VÀ PHỤC VỤ LƯU HỌC SINH
Điều 18. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo
1. Vụ Hợp tác Quốc tế chủ trì, phối hợp với Cục Đào tạo với nước ngoài và các đơn vị liên quan chuẩn bị và hoàn thành các thủ tục ký kết Hiệp định, Thỏa thuận hợp tác về việc tiếp nhận lưu học sinh nước ngoài vào Việt Nam học tập.
2. Cục Đào tạo với nước ngoài chịu trách nhiệm:
a) Triển khai thực hiện tiếp nhận hồ sơ lưu học sinh và giao các cơ sở giáo dục, cơ sở phục vụ lưu học sinh tiếp nhận đào tạo, quản lý lưu học sinh nước ngoài theo các Hiệp định, Thỏa thuận với các nước, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng các chính sách, chế độ hỗ trợ lưu học sinh;
c) Phối hợp với Cơ quan đại diện các nước tại Việt Nam và Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài trong việc tiếp nhận, quản lý lưu học sinh;
d) Kiểm tra, giám sát việc tiếp nhận đào tạo, quản lý lưu học sinh của các cơ sở giáo dục, phục vụ lưu học sinh để tổng hợp, báo cáo về việc người nước ngoài học tập tại Việt Nam.
3. Các Cục, Vụ, Thanh tra, Văn phòng Bộ phối hợp với Cục Đào tạo với nước ngoài và Vụ Hợp tác Quốc tế giải quyết các vấn đề có liên quan đến người nước ngoài học tại Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Điều 19. Trách nhiệm của cơ sở tiếp nhận đào tạo, phục vụ lưu học sinh
1. Cơ sở tiếp nhận đào tạo, phục vụ lưu học sinh chịu trách nhiệm quản lý lưu học sinh trong toàn bộ thời gian lưu học sinh học tập, sinh sống ở Việt Nam; phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết các việc liên quan đến lưu học sinh trong thời gian học tập, sinh sống tại Việt Nam.
2. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục tiếp nhận lưu học sinh học dự bị tiếng Việt:
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch, giáo trình giảng dạy tiếng Việt giao tiếp, tiếng Việt chuyên ngành theo các nhóm ngành đào tạo, trình độ đào tạo và đối tượng lưu học sinh;
b) Phối hợp với các cơ sở giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ định để tổ chức kiểm tra trình độ tiếng Việt khi kết thúc chương trình đào tạo dự bị, cấp chứng chỉ hoặc chứng nhận cho lưu học sinh đạt yêu cầu về trình độ tiếng Việt;
c) Phối hợp chặt chẽ với các cơ sở giáo dục liên quan để bàn giao lưu học sinh sau khi hoàn thành chương trình dự bị vào học chương trình chính thức;
d) Báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo kết quả bàn giao và kết quả học tập, rèn luyện của lưu học sinh ngay sau khi hoàn thành chương trình đào tạo dự bị.
3. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục tiếp nhận lưu học sinh Hiệp định vào học chương trình chính thức:
a) Đảm bảo chương trình, kế hoạch và nội dung, chất lượng chuyên môn đào tạo lưu học sinh; bố trí lớp học, giảng viên hướng dẫn; theo dõi, quản lý việc học tập, nghiên cứu; cấp phát văn bằng tốt nghiệp hoặc chứng chỉ theo thẩm quyền; kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh quy định chung về chương trình đào tạo cho lưu học sinh trong trường hợp cần thiết ;
b) Phối hợp với cơ sở giáo dục đào tạo lưu học sinh dự bị và cơ sở giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ định tổ chức kiểm tra trình độ tiếng Việt trước khi tiếp nhận lưu học sinh vào học chính khóa nếu cần thiết;
c) Báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo tình hình học tập và kết quả học tập, rèn luyện của lưu học sinh sau mỗi năm học và toàn khóa học.
4. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục tiếp nhận lưu học sinh tự túc
a) Chỉ nhận đào tạo lưu học sinh tự túc đối với các ngành học mà cơ sở giáo dục được phép đào tạo;
b) Ký kết hợp đồng đào tạo với lưu học sinh tự túc;
c) Lập hồ sơ, danh sách lưu học sinh tự túc theo các hợp đồng đào tạo đã ký kết để báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các việc liên quan đến tiếp nhận lưu học sinh tự túc;
d) Thực hiện trách nhiệm giáo dục, đào tạo theo các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng đào tạo;
đ) Thực hiện việc quản lý thu, chi kinh phí đào tạo lưu học sinh theo chế độ tài chính hiện hành;
e) Gửi lưu học sinh tự túc (nếu cần) đến cơ sở giáo dục có đào tạo dự bị tiếng Việt cho lưu học sinh theo thỏa thuận và hợp đồng trực tiếp với cơ sở nhận đào tạo dự bị;
g) Báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo kết quả tuyển sinh và kết quả học tập, rèn luyện của lưu học sinh theo quy định tại Điều 15 của Quy chế này.
5. Trách nhiệm của cơ sở phục vụ lưu học sinh
a) Chịu trách nhiệm về đời sống vật chất, sinh hoạt của lưu học sinh thuộc phạm vi quản lý;
b) Giải quyết chính sách, chế độ của Nhà nước Việt Nam đối với lưu học sinh và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tình hình lưu học sinh với cơ quan chủ quản trực tiếp để tổng hợp báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chương VI
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 20. Khen thưởng và xử lý vi phạm đối với lưu học sinh
1. Lưu học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập, nghiên cứu và hoạt động hữu nghị được khen thưởng theo quy định của pháp luật Việt Nam về thi đua khen thưởng.
2. Lưu học sinh vi phạm kỷ luật tùy theo mức độ vi phạm bị xử lý theo các hình thức sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Đình chỉ học tập và trả về nước;
d) Đề nghị các cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Hình thức kỷ luật quy định tại điểm a và b khoản 2 Điều này do thủ trưởng cơ sở giáo dục, cơ sở phục vụ lưu học sinh quyết định. Hình thức kỷ luật quy định tại điểm c và d khoản 2 Điều này do thủ trưởng cơ sở giáo dục, cơ sở phục vụ lưu học sinh quyết định đối với lưu học sinh tự túc; thống nhất với phía gửi đào tạo, cấp học bổng để quyết định đối với lưu học sinh học bổng khác; báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đối với lưu học sinh Hiệp định.
Điều 21. Khen thưởng và xử lý vi phạm đối với cơ sở giáo dục, cơ sở phục vụ lưu học sinh
1. Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong đào tạo, quản lý và phục vụ lưu học sinh được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Quy chế này và các quy định pháp luật khác có liên quan thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

 

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

Trần Quang Quý

Thông tư 03/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam

Phụ lục I

PHIẾU ĐĂNG KÝ

DÀNH CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI HỌC TẬP TẠI VIỆT NAM

APPLICATION FORM

 FOR INTERNATIONAL APPLICANTS TO STUDY IN VIETNAM

Hãy điền đầy đủ thông tin vào chỗ trống hoặc đánh dấu (ü) vào các ô tương ứng. Viết họ tên bằng chữ in hoa. Please fill in the blanks or tick (ü) appropriate boxes. Write your full name in BLOCK letters.

 

1

Họ/Family name

Tên đệm/Middle name

Tên/First name

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

2

Ngày sinh/Date of birth:

Ngày/Day. . . . . tháng/month . . . . năm/year. . . . . . . . . .

3

Giới tính/Gender:

□ Nam/Male

□ Nữ/Female

4

Nơi sinh/Place of birth:

Thành phố/City. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Nước/Country. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

5

Quốc tịch/Nationality:

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

6

Nghề nghiệp/Occupation:

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

7

Tôn giáo/Religion:

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

8

Hộ chiếu/Passport:

Số/Number

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Nơi cấp/Place of issue

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Ngày cấp/Date of issue

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Ngày hết hạn/Expiry date

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

9

Tình trạng hôn nhân/

Marital status:

□ Độc thân/Single   □ Đã kết hôn/Married   □ Ly dị/Divorced

10

Tiếng mẹ đẻ/Native language:

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

11

Địa chỉ  liên hệ trong nước/

Home country contact address:

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

12

Điện thoại nhà riêng trong nước/Home phone number in your home country:

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

13

Người liên hệ khi cần báo tin ở trong nước/Contact person in your home country in case of emergency:

Họ tên/Full name

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Quan hệ/Relationship

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Địa chỉ nơi ở/Residential address

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Nơi làm việc/Place of work

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Điện thoại/Phone number

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Email

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

14

Quá trình học tập/Educational background:

Năm học

Academic year

Cơ sở đào tạo

Institution

Ngành học

Field of Study

Văn bằng, chứng chỉ

Qualifications

. . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . .

15

Quá trình công tác/Employment record:

15.1 Cơ quan công tác/Employer:

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Thời gian công tác/Time of employment:

Từ/From: tháng/month. . . . . . . năm/year. . . . . . .

Đến/To: tháng/month. . . . . . . năm/year. . . . . . .

Vị trí công tác/Job Title:

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Mô tả công việc/Job Description:

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

15.2 Cơ quan công tác/Employer:

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Thời gian công tác/Time of employment:

Từ/From: tháng/month. . . . . . . năm/year. . . . . . . 

Đến/To: tháng/month. . . . . . . năm/year. . . . . . .

Vị trí công tác/Job Title:

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Mô tả công việc/Job Description:

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

16

Tự đánh giá trình độ tiếng Việt/Self assessed Vietnamese language proficiency:

Không biết tiếng Việt/Zero Vietnamese proficiency

Biết tiếng Việt /Some Vietnamese Proficiency

Chọn trình độ tương ứng ở cột bên cạnh/Tick appropriate box in the next column:

 

Sơ cấp/Elementary              

Trung cấp/Intermediate

Cao cấp/Advanced

Nếu bạn đã học ở Việt Nam bằng tiếng Việt, hãy điền các thông tin dưới đây/If you have studied in Vietnam in Vietnamese, complete all following required information:

Tên các trường đã học/Names of institutions attended:

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Tổng thời gian đã học/Total length of study:

. . . . . giờ/hours . . . . . tháng/months .  . . . năm/years

Giấy chứng nhận trình độ tiếng Việt/Certificate of Vietnamese language proficiency:

Không/No

Có/Yes               Trình độ/Level: . . . . . . . . . . . . . . .

Loại văn bằng tốt nghiệp đã được cấp/Types of qualifications awarded:

THPT/High school    Cao đẳng/College  

Đại học/Bachelor       Thạc sĩ/Master    

Tiến sĩ/Doctor

17

Trình độ tiếng Anh/English Language Proficiency:

Không biết tiếng Anh/Zero English proficiency

Biết tiếng Anh/Some English Proficiency

Chọn trình độ tương ứng ở cột bên cạnh/Tick appropriate box in the next column:

Sơ cấp/Elementary      

Trung cấp/Intermediate

Cao cấp/Advanced

18

Ngoại ngữ khác/Other foreign languages:

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Trình độ/Level: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Trình độ/Level: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

19

Khóa học đăng ký/Proposed Study Program:

Tiểu học/Primary School                           Trung học cơ sở/Lower Secondary School

Trung học phổ thông/Upper Secondary School

 

Trung cấp chuyên nghiệp/Secondary Professional and Technical School

Cao đẳng/Associate                                       Đại học/Bachelor

Thạc sĩ/Master                                               Tiến sĩ/PhD

Thực tập sinh/Research Fellowship                 Khóa học ngắn hạn/Short-term training course

20

Ngành học, lĩnh vực nghiên cứu đăng ký/Proposed field of study/research:

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

21

Thời gian học đăng ký/Proposed period of study:

Từ/From: .  . . . . . . ngày/day . . . . . . . . tháng/month. . . . . . . . . .. . . . năm/year.

Đến/To: .  . . . . . . .  ngày/day . . . . . . . . tháng/month. . . . . . . . . . . . . . năm/year.

22

Cơ sở giáo dục đăng ký/Proposed educational institution for study/research:

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

23

Ngôn ngữ đăng ký sử dụng cho khóa học/Proposed language medium for study

Tiếng Việt/Vietnamese                                    Tiếng Anh/English           

Ngôn ngữ khác/Other language: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

24

Thành viên trong gia đình đang Việt Nam (nếu có)/Your family members living in Vietnam (if any):

 

Họ tên/Full name

1. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

2. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Quan hệ/Relationship

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Địa chỉ/Address

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

25

Chi phí trong thời gian học tập tại Việt Nam/Source of funding for your study in Vietnam:

Học bổng Chính phủ Việt Nam/Vietnamese Government Scholarship

Học bổng khác/Other Scholarship

Tự túc kinh phí/Self-funding

26

            Tôi, người ký tên dưới đây, xin cam đoan tất cả thông tin tôi ghi trong Phiếu đăng ký này là hoàn toàn trung thực và chính xác. Tôi xin cam kết tuân thủ Pháp luật của Việt Nam, Quy chế quản lý lưu học sinh nước ngoài học tập tại Việt Nam và nội quy, quy định của cơ sở đào tạo, cơ sở nội trú trong suốt thời gian lưu học tại Việt Nam.

            I, the undersigned, hereby acknowledge that all the information on this Application Form is true and correct to the best of my knowledge. I hereby undertake to comply strictly with all the laws and the regulations of the Vietnamese Government, all regulations applicable to international students studying in Vietnam, all regulations of the educational institutions and accommodation providers throughout my stay in Vietnam.

Ngày/Day . . . . . . . . . . . .tháng/month . . . . . . . . . . . . năm/year . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Ký tên/Applicant’s signature: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

                         

 

Danh mục hồ sơ/Document Checklist

            Mỗi ứng viên cần nộp 01 bộ gồm các tài liệu (in trên giấy khổ A4) liệt kê dưới đây. Các văn bản giấy tờ ghi bằng ngôn ngữ khác với tiếng Anh hoặc tiếng Việt thì phải đính kèm bản dịch hợp lệ sang tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Hồ sơ đăng ký không trả lại trong bất kỳ trường hợp nào.

            Each applicant should submit 01 set of documents (printed on A4-size paper) listed hereunder. Documents in languages other than English or Vietnamese must be attached with duly notarized translation into English or Vietnamese. The submitted documents will not in any case be returned to the applicants.

  1.  Phiếu đăng ký đã điền đầy đủ thông tin/Completed application form.

□  2.  Bản sao, bản dịch có xác nhận hoặc chứng thực văn bằng, kết quả học tập theo quy định đối với từng cấp học, trình độ đào tạo của cơ quan có thẩm quyền của nước gửi đào tạo.

            Copies and translation of degrees, diplomas and academic transcripts applicable for relevant levels of proposed study, duly notarized or certified by competent authorities of the sending country.

□  3.  Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền của nước gửi đào tạo hoặc cơ sở y tế cấp tỉnh, thành phố hoặc Trung ương của Việt Nam chứng nhận đủ sức khỏe để học tập được cấp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

            Medical examination certificate issued within 6 months from the date of application by competent health authorities of the sending country or by Vietnamese central, municipal or provincial medical bodies, clearly stating that the applicant is healthy and fit for overseas study.

□  4.  Bản sao hợp lệ chứng chỉ trình độ tiếng Việt do cơ sở giáo dục có thẩm quyền cấp hoặc chứng chỉ quốc tế về ngôn ngữ sẽ sử dụng để học tập tại Việt Nam (nếu có).

            Duly certified copies of Vietnamese Proficiency Certificates issued by competent educational institutions or internationally recognized certificate of the foreign language to be used for study in Vietnam (if any).

□  5.  Bản sao giấy tờ minh chứng về tài chính đảm bảo cho học tập, nghiên cứu và sinh hoạt tại Việt Nam.

            Copies of financial guarantee to support study, research and living in Vietnam.

□  6.  Đề cương nghiên cứu (đối với nghiên cứu sinh)  hoặc kế hoạch thực tập (đối với thực tập sinh).

            Research proposal (for PhD applicants) or Plan of practical training (for Internship applicants).

□  7.  Thư giới thiệu của 02 nhà khoa học cùng lĩnh vực nghiên cứu có trình độ tiến sĩ (đối với nghiên cứu sinh).

            Letters of Recommendation provided by 02 researchers or academics who hold doctorate  degrees and have similar  fields of research (applicable to PhD applicants).

□  8.  Bản sao hợp lệ các tài liệu, chứng chỉ về năng khiếu, chuyên môn, thành tích nghiên cứu,… (nếu có).

            Duly certified copies of documents and certificates about the applicant’s aptitude, expertise, research achievements, … (if any).

□  9.  Bản sao hộ chiếu có thời hạn sử dụng cho toàn bộ thời gian học tập tại Việt Nam hoặc ít nhất 01 năm kể từ ngày dự kiến đến Việt Nam.

            Copy of passport with a validity of the expected duration of study in Vietnam or at least 1 year from the expected arrival in Vietnam.

Phụ lục II

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN [1]

TÊN CƠ SỞ GIÁO DỤC [2]

----------

            Số:            /BC-..... [3]

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------

              ........., ngày ....... tháng ...... năm 20....

BÁO CÁO

Về việc tiếp nhận người nước ngoài vào Việt Nam học tập

-------------

 

Căn cứ Thông tư số         /2014/TT-BGDĐT ngày ...... tháng ...... năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam, …….......[4] báo cáo về việc tiếp nhận người nước ngoài vào Việt Nam học tập như sau:

1. Tình hình chung về công tác tuyển sinh và số lượng người nước ngoài tiếp nhận vào Việt Nam học tập, tình trạng chuyển ngành, chuyển trường, lưu ban, thôi học …: .........................................................

(Chi tiết theo các Biểu kèm theo)

2. Những khó khăn vướng mắc:

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

3. Kiến nghị đề xuất:

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

Trân trọng ./.

Nơi nhận:

  • ...... ;
  • ...... ;
  • Lưu: VT, ...

THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ GIÁO DỤC

 (Chữ ký, dấu)

Họ và tên

 

Ghi chú:

[1] Tên cơ quan chủ quản.

[2] Tên cơ sở giáo dục.

[3] Chữ viết tắt cơ sở giáo dục ban hành văn bản.

[4] Tên cơ quan/tổ chức báo cáo.

Biểu số 01

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN [1]

TÊN CƠ SỞ GIÁO DỤC [2]

--------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

 

THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG LƯU HỌC SINH TIẾP NHẬN MỚI NĂM 20.... (*)

 (Kèm theo Báo cáo số          /BC-......  ngày ..... tháng ...... năm 20.....)

 

STT

Quốc tịch

Ngành học [3]

Trình độ

Nguồn kinh phí [4]

Ghi chú

Tiến sĩ

Thạc sĩ

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

Phổ thông

Thực tập sinh

Khác

Học bổng Hiệp định

Học bổng khác

Tự túc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số [5]:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ GIÁO DỤC

 (Chữ ký, dấu)


Họ và tên

                               
 
 

Ghi chú:

(*) Lập biểu trên Microsoft Excel, phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 12 trên cùng 1 file gồm các biểu khác nhau và gửi file vào địa chỉ: [email protected].

[1] Tên cơ quan chủ quản.

[2] Tên cơ sở giáo dục.

[3] Tham khảo nhóm ngành học quy định tại Quyết định 38/2009/QĐ-TTg ngày 09/03/2009 của Thủ tướng quyết định ban hành Bảng danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân.

[4] Ghi rõ số lượng lưu học sinh theo từng nguồn kinh phí.

[5] Tổng số người theo từng trình độ.

Biểu số 02

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC CHỦ QUẢN [1]

TÊN CƠ SỞ GIÁO DỤC [2]

------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------

THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG LƯU HỌC SINH ĐANG HỌC TẬP NĂM 20.... (*)

 (Kèm theo Báo cáo số          /BC-......  ngày ..... tháng ...... năm 20.....)

STT

Quốc tịch

Ngành học [1]

Trình độ

Nguồn kinh phí [2]

Ghi chú

Tiến sĩ

Thạc sĩ

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

Phổ thông

Thực tập sinh

Khác

Học bổng Hiệp định

Học bổng khác

Tự túc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số [3]:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ GIÁO DỤC

 (Chữ ký, dấu)


Họ và tên

 

 

Ghi chú:

(*) Lập biểu trên Microsoft Excel, phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 12 trên cùng 1 file gồm các biểu khác nhau và gửi file vào địa chỉ: [email protected].

[1] Tên cơ quan chủ quản.

[2] Tên cơ sở giáo dục.

[3] Tham khảo nhóm ngành học quy định tại Quyết định 38/2009/QĐ-TTg ngày 09/03/2009 của Thủ tướng quyết định ban hành Bảng danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân.

[4] Ghi rõ số lượng lưu học sinh theo từng nguồn kinh phí.

[5] Tổng số người theo từng trình độ.

Biểu số 03

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN [1]

TÊN CƠ SỞ GIÁO DỤC [2]

------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------

 

THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG LƯU HỌC SINH VỀ NƯỚC NĂM 20.... (*)

 (Kèm theo Báo cáo số          /BC-......  ngày ..... tháng ...... năm 20.....)

 

STT

Quốc tịch

Ngành học [1]

Trình độ

Nguồn kinh phí [2]

Ghi chú [3]

 

Tiến sĩ

Thạc sĩ

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

Phổ thông

Thực tập sinh

Khác

Học bổng Hiệp định

Học bổng khác

Tự túc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số [4]:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ GIÁO DỤC

 (Chữ ký, dấu)

Họ và tên

 

 

 

Ghi chú:

(*) Lập biểu trên Microsoft Excel, phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 12 trên cùng 1 file gồm các biểu khác nhau và gửi file vào địa chỉ: [email protected].

[1] Tên cơ quan chủ quản.  

[2] Tên cơ sở giáo dục.                                                                                                                                                                                             

[3] Tham khảo nhóm ngành học quy định tại Quyết định 38/2009/QĐ-TTg ngày 09/03/2009 của Thủ tướng quyết định ban hành Bảng danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân.

[4] Ghi rõ số lượng lưu học sinh theo từng nguồn kinh phí.

[5] Ghi chú số tốt nghiệp về nước và số chưa tốt nghiệp về nước .

[6] Tổng số người theo từng trình độ.

Biểu số 04

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN [1]

TÊN CƠ SỞ GIÁO DỤC [2]

--------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------

 

DANH SÁCH LƯU HỌC SINH ĐANG HỌC NĂM 20.... (*)

 (Kèm theo Báo cáo số          /BC-......  ngày ..... tháng ...... năm 20.....)

STT

Họ và tên

 

Ngày sinh

Số hộ chiếu

Chỗ ở hiện nay

Quốc tịch

Trình độ đào tạo [1]

Ngành học [2]

Năm bắt đầu khóa học

Năm kết thúc khóa học (dự kiến)

Nguồn kinh phí [3]

Ghi chú

Nam

Nữ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số: ..... người.

 

THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ GIÁO DỤC

 (Chữ ký, dấu)

Họ và tên


Ghi chú:

(*)Báo cáo toàn bộ danh sách lưu học sinh nước ngoài đang học tập tại cơ sở giáo dục. Lập biểu trên Microsoft Excel, phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 12 trên cùng 1 file gồm các biểu khác nhau và gửi file vào địa chỉ: [email protected].

[1] Tên cơ quan chủ quản.

[2] Tên cơ sở giáo dục.

[3] Ghi rõ: tiến sĩ (TS), thạc sĩ (ThS), đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ), cao đẳng nghề (CĐN), trung cấp nghề (TCN), trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), trung học phổ thông (THPT), trung học cơ sở (THCS), tiểu học (TH), thực tập sinh (TTS), khác.

[4] Tham khảo nhóm ngành học quy định tại Quyết định 38/2009/QĐ-TTg ngày 09/03/2009 của Thủ tướng quyết định ban hành Bảng danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân.

[5] Ghi rõ nguồn kinh phí: học bổng Hiệp định (HĐ), học bổng khác (HBK), tự túc (TT).

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 10/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 07/2023/TT-BLĐTBXH ngày 28/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; xếp lương, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

Thông tư 10/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 07/2023/TT-BLĐTBXH ngày 28/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; xếp lương, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Lao động-Tiền lương, Cán bộ-Công chức-Viên chức

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi