Quyết định 56/2008/QĐ-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc ban hành chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Chế biến rau quả”

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 56/2008/QĐ-BLĐTBXH

Quyết định 56/2008/QĐ-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc ban hành chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Chế biến rau quả”
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:56/2008/QĐ-BLĐTBXHNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Đàm Hữu Đắc
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
23/05/2008
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 56/2008/QĐ-BLĐTBXH

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 56/2008/QĐ-BLĐTBXH DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Quyết định 56/2008/QĐ-BLĐTBXH ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 56/2008/QĐ-BLĐTBXH NGÀY 23 THÁNG 5 NĂM 2008 BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “CHẾ BIẾN RAU QUẢ” 

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

         

 Căn cứ  Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;

 Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

 Căn cứ Quyết định số 01/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 04/1/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề;

 Xét đề nghị của Hội đồng thẩm định về việc ban hành chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề “Chế biến rau quả";

 Theo đề nghị của Tổng cục Trưởng Tổng cục Dạy  nghề,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề: “Chế biến rau quả”.      

Trên cơ sở bộ chương trình khung nói trên, Hiệu trưởng các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng xác định, tổ chức thẩm định và duyệt chương trình dạy nghề áp dụng cho trường mình.

 

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

 

Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổ chức chính trị - Xã hội và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng cho nghề “Chế biến rau quả" và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Đàm Hữu Đắc

 

 

 

 

 

 

 

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

              

                                                                               

 

 

 

 

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ
CHẾ BIẾN RAU QUẢ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 56/2008/QĐ-BLĐTBXH
ngày 23 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hà Nội – Năm 2008

 


CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ

(Ban hành kèm theo quyết định số 56/2008/QĐ-BLĐTBXH
ngày 23 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

                                      

Tên nghề: Chế biến rau quả

Mã nghề:

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh:

- Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;

- Tốt nghiệp Trung học cơ sở  và tương đương, có bổ sung văn hoá Trung học phổ thông theo Quyết định Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành;            

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 30

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệpTrung cấp nghề,

 

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

 

1.1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

* Kiến thức

- Trình bày được nguyên lý cấu tạo và hoạt động của một số loại thiết bị chính thường được sử dụng trong chế biến rau quả.

- Mô tả được các thao tác, cách hiệu chỉnh, vận hành các thông số kỹ thuật, chế độ vệ sinh và bảo dưỡng các thiết bị.

- Trình bày được một số nguyên lý cơ bản của quá trình chế biến rau quả.

- Nêu được các bước và yêu cầu của từng bước thực hiện các công việc trong qui trình chế biến đối với một sản phẩm rau quả cụ thể.

- Trình bày được nội dung công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng các sản phẩm chế biến từ rau quả.

- Trình bày đ­ược các nội dung tổ chức quản lý sản xuất ở cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm.

- Trình bày được các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình thực hiện các thao tác.

* Kỹ năng

- Vận hành và sử dụng thành thạo các loại máy, thiết bị được sử dụng trong quá trình chế biến rau quả.

- Thực hiện các thao tác vận hành, kiểm tra, vệ sinh, bảo dưỡng máy, thiết bị chế biến theo đúng trình tự qui định, đảm bảo an toàn.

- Làm thành thạo các thao tác cơ bản đối với từng công đoạn trong quá trình chế biến các sản phẩm rau quả: đồ hộp rau quả, nước quả, quả nước đường, rau quả sấy khô, rau quả  lạnh đông ...

- Chế biến được sản phẩm rau quả theo qui trình công nghệ, đạt các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm yêu cầu, đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và năng suất lao động.

- Thực hiện đầy đủ, đúng trình tự các nội dung kiểm tra, đánh giá chất l­ượng  sản phẩm ở từng công đoạn sản xuất, trên dây chuyền chế biến rau quả ở các điều kiện khác nhau.

- Giải quyết được công việc một cách độc lập, đồng thời phối hợp được với đồng nghiệp trong phân x­ưởng, ca sản xuất và tổ sản xuất khi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

- H­ướng dẫn, kiểm tra và giám sát được về chuyên môn đối với công nhân trình độ sơ cấp nghề trong quá trình sản xuất, đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động.

- Thực hiện đúng qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động trong toàn bộ quá trình sản xuất.

* Thái độ:

 - Có ý thức tích cực, chủ động trong quá trình học tập.

 - Tuân thủ những yêu cầu qui định trong quá trình chế biến thực phẩm, trung thực, chính xác, khoa học.

 - Đảm  bảo  an toàn  cho người  lao động    thiết  bị.

 - Chịu trách nhiệm cá nhân trong việc thực hiện, tổ chức, quản lý điều hành công tác kỹ thuật của mình.

1.2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

* Chính trị, đạo đức

- Có phẩm chất chính trị tốt, tuyệt đối trung thành với tổ quốc, với nhân dân, có đạo đức tốt, có ý thức vươn lên trong  trong nghề nghiệp.

- Khiêm tốn, cần cù, giản dị, có ý thức kỷ luật tốt, có tinh thần làm chủ tập thể, yêu nghề, hăng say học tập, rèn luyện để trở thành người thợ bậc cao, tay nghề giỏi.

* Thể chất và quốc phòng

- Có hiểu biết về phương pháp rèn luyện thể chất và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Thường xuyên rèn luyện thân thể để có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 

2. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC
VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

 

2.1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo : 02 năm

- Thời gian học tập : 78 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2660 h

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: 200 h; Trong đó thi tốt nghiệp: 80h

2.2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian học các môn chung bắt buộc: 210 h.

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2450 h

+ Thời gian học bắt buộc: 2010 h; Thời gian học tự chọn: 440 h.

+ Thời gian học lý thuyết: 890 h; Thời gian học thực hành: 1770 h.

 

3. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN PHỐI THỜI GIAN, ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT, CHƯƠNG TRÌNH  MÔN HỌC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC

 

3.1. Danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

 

Mã môn học, mô đun

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo

Thời gian của môn học, mô đun (giờ)

Năm học

Học kỳ

Tổng số

Trong đó

LT

TH

I

Các môn học chung

 

 

210

135

75

MH01

 Chính trị

1

I

30

30

 

MH02

Pháp luật

1

I

15

15

 

MH03

GDTC

1

I

30

 

30

MH04

Tin học

1

II

30

30

 

MH05

Ngoại ngữ

1

I, II

60

60

 

MH06

GDQP

1

I

45

 

45

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

 

 

1710

600

1110

II.1

Các môn học, mô đun  kỹ thuật cơ sở

 

 

435

290

145

MH 07

Điện kỹ thuật

1

I

30

20

10

MH 08

Hoá sinh thực phẩm

1

I

90

50

40

MH 09

Vi sinh vật thực phẩm

1

I

90

50

40

MH 10

Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm

1

II

30

25

05

MH 11

An toàn và bảo hộ lao động

1

II

30

20

10

MH 12

Tổ chức sản xuất

1

II

30

25

05

MH 13

Các quá trình công nghệ cơ bản trong chế biến thực phẩm

1

II

105

80

25

MH 14

Bao bì thực phẩm

1

II

30

20

10

II.2

Các môn học, mô đun chuyên  môn nghề

 

 

1275

310

965

MĐ 15

Tiếp nhận nguyên liệu

2

I

165

45

120

MĐ 16

Xử lý nguyên liệu trước khi chế biến

2

I

185

45

140

MĐ 17

Chế biến rau quả đóng hộp

2

I

160

40

120

MĐ 18

Sấy khô rau quả

2

I

195

40

155

MĐ 19

Chế biến nước quả uống liền

2

I

100

30

70

MĐ 20

Đóng gói, dán nhãn sản phẩm đã chế biến

2

I

150

30

120

MĐ 21

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

2

II

125

35

90

MĐ 22

Kiểm tra chất lượng sản phẩm

2

II

120

30

90

MĐ 23

Thực hiện an toàn lao động và môi trường

2

II

75

15

60

MĐ 24

Thực tập tốt nghiệp

2

II

300

0

300

 

               Tổng cộng

 

 

2220

735

1485

 

3.2. Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

(Nội dung chi tiết được kèm theo tại phụ lục 1A,2A)

 

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ

 

4.1. Hướng dẫn xác định thời gian cho các mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng ngành cụ thể  hoặc tính đặc thù của từng vùng miền, từng địa phương;

- Ngoài các môn học/mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong mục 3 các Trường/Cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc lựa chọn một số mô đun đào tạo nghề tự chọn được đề nghị trong chương trình khung này (mang tính tham khảo) để áp dụng cho Trường/Cơ sở mình;

Việc xác định các mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như sau:

- Đảm bảo  mục tiêu đào tạo chung của nghề;

- Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của từng ngành, từng địa phương (vùng, lãnh thổ) hoặc của từng doanh nghiệp cụ thể;

- Đảm bảo thời gian đào tạo theo quy định;

- Đảm bảo tỷ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo quy định.

Thời gian đào tạo các mô đun  tự chọn  chiếm khoảng (20-30%) tổng số thời gian học tập  các môn học/mô đun đào tạo nghề. Trong đó thực hành chiếm từ ( 65-85%) và lý thuyết  từ 15-35%.

4.2. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun  đào tạo nghề tự chọn; thời gian; phân bố thời gian và đề cuơng chi tiết chương trình cho từng môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

4.2.1. Danh mục môn hoc, mô đun  đào tạo nghề tự chọn  và phân phối thời gian

- Các mô đun tự chọn được gợi ý đưa vào chương trình khung là 06 mô đun, với tổng số thời gian học là 440 giờ, trong đó 155 giờ lý thuyết và 285 giờ thực hành

  - Các Trường/Cơ sở dạy nghề có thể tham khảo trong số các mô đun được gợi ý ở bảng sau:

 

Mã môn học, mô đun

Tên mô đun, môn học

Thời gian đào tạo

Thời gian của môn học; mô đun  (giờ)

Năm học

Học kỳ

Tổng số

Trong đó

Giờ LT

Giờ TH

MĐ25

Bồi dưỡng chuyên môn nâng cao trình độ

2

I

70

25

45

MĐ26

Chế biến rau dầm dấm

1

II

70

25

45

MĐ27

Chế biến rau muối chua

1

II

70

25

45

MĐ28

Chế biến bột rau quả và pure

1

II

70

25

45

MĐ29

Kiểm tra, bảo dưỡng máy mãc, thiết bị sản xuất

2

II

90

30

60

MĐ30

Chiên sấy rau quả

2

I

70

25

45

 

           Tổng cộng

 

 

440

155

285

 

 4.2.2. Đề cương chi tiết chương trình mô đun đào tạo nghề tự chọn

(Nội dung chi tiết được kèm theo tại phụ lục 3A)

- Về thời gian đào tạo các mô đun tự chọn, các Trường/Cơ sở dạy nghề tự bố trí cân đối vào các học kỳ cho phù hợp với tiến độ và tính chất mô đun (có thể bố trí vào năm học thứ nhất hoặc năm học thứ 2  tuỳ theo tính chất của mô mô đun).

- Về thời lượng tổng mô đun, các Trường/Cơ sở  dạy nghề có thể tự cân đối, thay đổi sao cho phù hợp với nội dung yêu cầu.

4.3. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học,mô đun đào tạo nghề bắt buộc trong chương trình dạy nghề của trường

- Chương trình chi tiết của môn học, mô đun bắt buộc đã được xây dựng cụ thể, chi tiết trong chương trình khung đến từng chương, mục, trong học kỳ của từng môn học.

- Các Trường/Cơ sở có đào tạo nghề chế biến rau quả căn cứ vào chương trình  khung này để xây dựng và thực hiện kế hoạch giảng dạy.

4.4. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các mô đun đào tạo nghề  tự chọn

-  Thời gian, nội dung của các mô đun đào tạo nghề tự chọn do Trường/Cơ sở dạy nghề xây dựng hoặc có thể tham khảo, điều chỉnh từ các mô đun đề nghị trong chương trình khung này trên cơ sở đảm bảo mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành nghề  hoặc vùng miền;

- Nếu Trường/Cơ sở dạy nghề chọn trong số các mô đun đào tạo nghề tự chọn đề nghị trong chương trình khung này, thì tiến hành xây dựng đề cương chi tiết  bài học cho tổng số mô đun cụ thể  theo mẫu ở mục 3. Sau đó tiến hành thẩm định và ban hành chương trình chi tiết các mô đun đào tạo nghề tự chọn cho Trường/Cơ sở của mình.

4.5 Hướng dẫn kiểm tra sau khi kết thúc môn học đào tạo nghề và hướng dẫn thi tốt nghiệp

4.5.1. Kiểm tra kết thúc môn học

- Hình thức kiểm tra hết môn: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành.

- Thời gian kiểm tra: 

+ Lý thuyết: Không quá 120 phút

+ Thực hành: Không quá 8 giờ

4.5.2. Thi tốt nghiệp

- Học sinh phải đạt yêu cầu tất cả các môn học, mô đun trong chương trình sẽ được dự thi tốt nghiệp để được cấp bằng Cao đẳng nghề.

- Các môn thi tốt nghiệp:

+ Chính trị: Theo quy định hiện hành

+ Lý thuyết nghề: Kết hợp kiến  thức giữa các môn cơ sở với môn chuyên môn nghề bao gồm:

. Kiểm tra kiến thức cơ sở liên quan đến nghề gồm: Các quá trình công nghệ cơ bản trong chế biến thực phẩm; hoá sinh thực phẩm; vi sinh vi sinh vật thực phẩm; máy và thiết bị thực phẩm

. Kiểm tra kiến thức chuyên môn nghề: mô tả quy trình chế biến một số sản phẩm cụ thể  như đồ hộp quả nước đường, nước quả, rau dầm dấm, bảo quản rau quả, sấy khô rau quả, nhưng yêu cầu tiêu chuẩn đạt được đối với từng công đoạn trong quá trình chế biến    

+ Thực hành nghề: Đánh giá kỹ năng về :

. Thao tác thực hiện trong từng công đoạn của quy trình chế biến sản phẩm rau quả; xử lý sơ chế chuẩn bị nguyên liệu cho đóng hộp (gọt vỏ, bỏ lõi hạt, cát thái, xử lý tạp nhiễm, nghiền ép chuẩn bị dịch nước quả…), chuẩn bị bao bì để đóng hộp rau quả, xếp nguyên liệu vào bao bì, chuẩn bị dịch và rót dịch, thanh trùng, làm nguội, cô đặc nước quả,…

. Thời gian làm bài thi, cách thức tiến hành, điều kiện công nhận tốt nghiệp theo quy định hiện hành.

STT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết, vấn đáp

Không quá 120 phút

2

Kiến thức kỹ năng nghề

 

 

 

- Lý thuyết

Viết, vấn đáp,trắc nghiệm

Không quá 180 phút

 

- Thực hành nghề

Thực hiện kỹ năng nghề:

- Thao tác một công đoạn trong quy trình chế biến sản phẩm

- Thao tác vận hành, kiểm tra máy móc thiết bị   

Không quá 8 giờ

 

4.6. Hướng dẫn xác định thời gian  và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá

- Nhằm mục đích giáo dục toàn diện để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học; Trường/Cơ sở  dạy nghề  có thể bố trí tham quan, học tập dã ngoại  tại một số nhà máy hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo thích hợp.

- Thời gian cho hoạt động ngoại khoá được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá vào thời điểm thích hợp.

4.7. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho hoạt động thực hành, thực tập

- Thực hành môn học: Thời gian và nội dung theo đề cương chi tiết trong chương trình khung.

- Thực tập nghề nghiệp

+ Thời gian và nội dung được xác định chi tiết trong các mô đun đào tạo nghề của chương trình khung

+ Các Trường/Cơ sở dạy nghề căn cứ vào chương trình khung,tổ chức giảng dạy và hướng dẫn viết báo cáo thực tập.

+ Riêng đối với các mô đun đào tạo nghề tự chọn nếu các Trường/Cơ sở dạy nghề bổ sung thêm thì trong đề cương chi tiết phải xác định rõ nội dung và thời gian cụ thể cho các hoạt động thực hành rèn kỹ năng.

- Thực tập tốt nghiệp:

+ Thời gian và nội dung theo chương trình khung.

+ Các Trường/Cơ sở dạy nghề căn cứ vào chương trình khung, xây dựng đề cương chi tiết và hướng dẫn viết báo cáo cho phù hợp với nội dung tại địa điểm thực tập.

 

 

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

              

                                                                               

 

 

 

 

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
NGHỀ CHẾ BIẾN RAU QUẢ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 56/2008/QĐ-BLĐTBXH
ngày 23 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hà Nội – Năm 2008

 

 

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 56/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 23 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

                                                  

Tên nghề: Chế biến rau quả

Mã nghề:

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;

Số lượng môn học/mô đun đào tạo: 39

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

 

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

* Kiến thức

- Trình bày được nguyên lý cấu tạo và hoạt động của một số loại thiết bị chính thường được sử dụng trong chế biến rau quả.

- Mô tả được các thao tác, cách hiệu chỉnh, vận hành các thông số kỹ thuật, chế độ vệ sinh và bảo dưỡng các thiết bị.

- Trình bày được một số nguyên lý cơ bản của quá trình chế biến rau quả.

- Phân tích được quy trình công nghệ chế biến các sản phẩm rau quả phổ biến như: đồ hộp rau quả, nước quả, quả nước đường, rau quả sấy khô, rau quả  lạnh đông ...

- Nêu được các bước và yêu cầu của từng bước thực hiện các công việc trong qui trình chế biến đối với một sản phẩm rau quả cụ thể.

- Trình bày được nội dung công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng các sản phẩm chế biến từ rau quả.

- Đề ra đ­ược giải pháp xử lý các tình huống thường xảy ra trong quá trình thực hiện các công việc của nghề chế biến rau quả.

- Trình bày đ­ược các nội dung tổ chức quản lý sản xuất trong  các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm.

        - Trình bày được các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình thực hiện các thao tác.

*Kỹ năng

- Vận hành và sử dụng thành thạo các loại máy, thiết bị được sử dụng trong quá trình chế biến rau quả.

- Thực hiện các thao tác vận hành, kiểm tra, vệ sinh, bảo dưỡng máy, thiết bị chế biến theo đúng trình tự qui định, đảm bảo an toàn.

- Làm thành thạo các thao tác đối với từng công đoạn trong quá trình chế biến các sản phẩm rau quả: đồ hộp rau quả, nước quả, quả nước đường, rau quả sấy khô, rau quả  lạnh đông ...

- Chế biến được sản phẩm rau quả  theo qui trình công nghệ đạt các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm yêu cầu, đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và năng suất lao động.

- Thực hiện đầy đủ, đúng trình tự các nội dung kiểm tra, đánh giá chất l­ượng  sản phẩm ở từng công đoạn sản xuất trên dây chuyền chế biến rau quả ở các điều kiện khác nhau.

- Tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất một phân xư­ởng; một ca hoặc một tổ sản xuất.

- Giải quyết được công việc một cách độc lập, đồng thời phối hợp được với đồng nghiệp trong phân x­ưởng, ca sản xuất và tổ sản xuất khi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

- H­ướng dẫn, kiÓm tra và giám sát được về chuyên môn đối với công nhân trình độ trung cấp và sơ cấp nghề trong qu¸ trình sản xuất, đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động.

- Phân tích, đánh giá và xử lý được các sự cố thường xảy ra trong quá trình sản xuất. Đề ra được những quyết định kỹ thuật có tính chuyên môn sâu và có năng lực ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực chuyên môn chế biến rau quả.

- Thực hiện đúng qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động trong toàn bộ quá trình sản xuất.

* Thái độ:

 - Có ý thức tích cực, chủ động trong quá trình học tập.

 - Tuân thủ những yêu cầu qui định trong quá trình chế biến thực phẩm, trung thực, chính xác, khoa học.

 - Đảm  bảo  an toàn  cho người  lao động    thiết  bị.

 - Chịu trách nhiệm cá nhân trong việc thực hiện, tổ chức, quản lý điều hành công tác kỹ thuật của mình.

1.2. Chính trị, đạo đức,Thể chất và quốc phòng

* Chính trị, đạo đức

- Có phẩm chất chính trị tốt, tuyệt đối trung thành với tổ quốc, với nhân dân, có đạo đức tốt, có ý thức vươn lên trong  trong nghề nghiệp.

 - Khiêm tốn, cần cù, giản dị, có ý thức kỷ luật tốt, có tinh thần làm chủ tập thể, yêu nghề, hăng say học tập, rèn luyện để trở thành người thợ bậc cao, tay nghề giỏi.

* Thể chất và quốc phòng

- Có hiểu biết về phương pháp rèn luyện thể chất và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 - Thường xuyên rèn luyện thân thể để có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

2.1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu

  -  Thời gian đào tạo: 3 năm

  -  Thời gian học tập: 121 tuần

  -  Thời gian thực học tối thiểu: 3710 h

  -  Thời gian ôn, kiểm tra và thi hết môn: 400h; Trong đó thi tốt nghiệp: 80h

2.2.  Phân bổ thời gian thực hoc tối thiểu

  - Thời gian học các môn chung bắt buộc: 450h

  - Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3260h

                    + Thời gian học bắt buộc: 2565 h; Thời gian học tự chọn : 695 h.

          + Thời gian học lý thuyết: 1115 h; Thời gian học thực hành: 1990h.

3. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN PHỐI THỜI GIAN, ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT, CHƯƠNG TRÌNH  MÔN HỌC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC

3.1.  Danh mục các môn học, mô đun đào tạo  nghề bắt buộc

 

Mã môn học, mô đun

 

Tên mô đun, môn học

Thời gian đào tạo

Thời gian của môn hoc, mô đun  (giờ)

Năm học

Học kỳ

Tổng số

Trong đó

LT

TH

I

Các môn chung

 

 

450

275

175

MH 01

Chính trị

1

I

90

90

 

MH 02

Pháp luật

1

I

30

30

 

MH 03

Giáo dục thể chất

1

I,II

60

05

55

MH 04

Giáo dục quốc phòng

1

I

75

15

60

MH 05

Tin học

2

I

75

15

60

MH 06

Ngoại ngữ

1

I,II

120

120

 

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

 

 

2245

840

1405

II.1

Các môn học, mô đun  kỹ thuật cơ sở

 

 

615

400

215

MH 07

Điện kỹ thuật

1

II

30

20

10

MH 08

Hoá sinh thực phẩm

1

 II

90

50

40

MH 09

Vi sinh vật thực phẩm

1

I

90

50

40

MH 10

Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm

1

I

30

25

05

MH 11

An toàn và bảo hộ lao động

1

II

30

20

10

MH 12

Tổ chức sản xuất

1

II

30

25

05

MH 13

Các quá trình công nghệ cơ bản trong chế biến thực phẩm

1

II

105

80

25

MH 14

Bao bì thực phẩm

1

II

30

20

10

MH 15

Máy và thiết bị thực phẩm

2

I

75

40

35

MH 16

Quản lý chất lượng thực phẩm

2

I

45

30

15

MH 17

Phân tích thực phẩm

2

I

60

40

20

II.2

Các môn học, mô đun chuyên  môn nghề

 

 

1630

440

1190

MĐ 18

Tiếp nhận nguyên liệu

2

I

165

45

120

MĐ 19

Xử lý nguyên liệu trước khi chế biến

2

I

185

45

140

MĐ 20

Chế biến rau quả đóng hộp

2

I

160

40

120

MĐ 21

Sấy khô rau quả

2

II

195

40

155

MĐ 22

Chế biến nước quả uống liền

2

II

100

30

70

MĐ 23

Chế biến nước quả cô đặc

2

II

100

30

70

MĐ 24

Bảo quản lạnh rau quả tươi

2

II

105

40

65

MĐ 25

Chế biến rau quả đông lạnh

3

I

100

30

70

MĐ 26

Đóng gói, dán nhãn sản phẩm đã chế biến

3

I

150

30

120

MĐ 27

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

3

I

125

35

90

MĐ 28

Kiểm tra chất lượng sản phẩm

3

I

120

30

90

MĐ 29

Quản lý sản xuất

3

I

90

30

60

MĐ 30

Thực hiện sản xuất và an toàn lao động

3

I

75

15

60

MĐ 31

Thực tập tốt nghiệp

3

II

320

0

320

 

               Tổng cộng

 

 

3015

1115

  1990

 

3.2. Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

(Nội dung chi tiết được kèm theo tại phụ lục 1B, 2B)

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ

4.1. Hướng dẫn xác định thời gian cho các mô đun  đào tạo nghề tự chọn

- Mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng ngành cụ thể  hoặc tính đặc thù của từng vùng miền, từng địa phương.

- Ngoài các môn học/mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong mục 3 các Trường/Cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc lựa chọn một số mô đun đào tạo nghề tự chọn được đề nghị trong chương trình khung này (mang tính tham khảo) để áp dụng cho Trường/Cơ sở mình.

Việc xác định các mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như sau:

- Đảm bảo  mục tiêu đào tạo chung của nghề.

- Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của từng ngành, từng địa phương (vùng, lãnh thổ) hoặc của từng doanh nghiệp cụ thể.

- Đảm bảo thời gian đào tạo theo quy định.

- Đảm bảo tỷ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo quy định.

Thời gian đào tạo các môn học tự chọn  chiếm khoảng (20-30%) tổng số thời gian học tập các môn học, mô đun đào tạo nghề. Trong đó thực hành chiếm từ ( 65-85%) và lý thuyết  từ 15-35%.

4.2. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun  đào tạo nghề tự chọn; thời gian; phân bố thời gian và đề cương chi tiết chương trình cho từng môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

4.2.1 Danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn  và phân phối thời gian

- Các mô đun tự chọn được gợi ý đưa vào chương trình khung là 8 mô đun, với tổng số thời gian học là 695 giờ, trong đó 240 giờ lý thuyết và 455 giờ thực hành.

- Các Trường/Cơ sở dạy nghề có thể tham khảo trong số các mô đun được gợi ý ở bảng sau:

 

Mã môn học, mô đun

 

Tên mô đun, môn học

Thời gian đào tạo

Thời gian của môn học; mô đun  ( giờ)

Năm học

Học kỳ

Tổng số

Trong đó

Giờ LT

Giờ TH

MĐ32

Bồi dưỡng chuyên môn nâng cao trình độ

3

II

70

25

45

MĐ33

Chế biến rau dầm dấm

3

I

70

25

45

MĐ34

Chế biến rau muối chua

3

I

70

25

45

MĐ35

Chế biến bột rau quả và pure

3

I

70

25

45

MĐ36

Sản xuất rượu vang từ quả

3

I

185

45

140

MĐ37

Kiểm tra, bảo dưỡng máy mãc, thiết bị sản xuất

3

II

90

30

60

MĐ38

Tiếng anh chuyên ngành

3

II

70

40

30

MĐ39

Chiên sấy rau quả

3

II

70

25

45

 

            Tổng cộng

 

 

695

240

455

 

Đề cương chi tiết chương trình môn học đào tạo nghề tự chọn

(Nội dung chi tiết được kèm theo tại phụ lục 3B)

- Về thời gian đào tạo các mô đun tự chọn, các Trường/Cơ sở dạy nghề tự bố trí cân đối vào các học kỳ cho phù hợp với tiến độ và tính chất mô đun (có thể bố trí vào năm học thứ 2 hoặc năm học thứ 3 tuỳ theo tính chất của mô đun).

-  Về thời lượng tổng mô đun, các Trường/Cơ sở dạy nghề có thể tự cân đối, thay đổi sao cho phù hợp với nội dung yêu cầu.

4.3. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc trong chương trình dạy nghề của trường

- Chương trình chi tiết của môn học, mô đun bắt buộc đã được xây dựng cụ thể, chi tiết trong chương trình khung đến từng chương, mục, trong học kỳ của từng môn học, mô đun.

- Các Trường/Cơ sở có đào tạo nghề chế biến rau quả căn cứ vào chương trình này để xây dựng và thực hiện kế hoạch giảng dạy.

4.4. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

-  Thời gian, nội dung của các mô đun đào tạo nghề tự chọn do Trường/Cơ sở dạy nghề xây dựng hoặc có thể tham khảo, điều chỉnh từ các mô đun đề nghị trong chương trình khung này trên cơ sở đảm bảo mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành nghề  hoặc vùng miền.

- Nếu Trường/Cơ sở dạy nghề chọn trong số các mô đun đào tạo nghề tự chọn đề nghị trong chương trình khung này, thì tiến hành xây dựng đề cương chi tiết  bài học cho tổng số mô đun cụ thể  theo mẫu ở mục 3. Sau đó tiến hành thẩm định và ban hành chương trình chi tiết các mô đun đào tạo nghề tự chọn cho Trường/Cơ sở của mình.

4.5. Hướng dẫn kiểm tra sau khi kết thúc môn học đào tạo nghề và hướng dẫn thi tốt nghiệp

4.5.1. Kiểm tra kết thúc môn học

- Hình thức kiểm tra hết môn: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành.

- Thời gian kiểm tra: + Lý thuyết : Không quá 120 phút

                               + Thực hành : Không quá 8 giờ

4.5.2. Thi tốt nghiệp

-  Sinh viên phải đạt yêu cầu tất cả các môn học, mô đun trong chương trình sẽ được dự thi tốt nghiệp để được cấp bằng Cao đẳng nghề.

- Các môn thi tốt nghiệp :

       + Chính trị : Theo quy định hiện hành

       + Lý thuyết nghề: Kết hợp kiến  thức giữa các môn cơ sở với môn chuyên môn nghề bao gồm :

        . Kiểm tra kiến thức cơ sở liên quan đến nghề gồm: Các quá trình công nghệ cơ bản trong chế biến thực phẩm; hoá sinh thực phẩm; vi sinh vi sinh vật thực phẩm; máy và thiết bị thực phẩm.

         . Kiểm tra kiến thức chuyên môn nghề: mô tả quy trình chế biến một số sản phẩm cụ thể  như đồ hộp quả nước đường, nước quả, rau dầm dấm, bảo quản rau quả, sấy khô rau quả, nhưng yêu cầu tiêu chuẩn đạt được đối với từng công đoạn trong quá trình chế biến.   

     + Thực hành nghề : Đánh giá kỹ năng về :

        . Thao tác thực hiện trong từng công đoạn của quy trình chế biến sản phẩm rau quả; xử lý sơ chế chuẩn bị nguyên liệu cho đóng hộp (gọt vỏ, bỏ lõi hạt, cát thái, xử lý tạp nhiễm, nghiền ép chuẩn bị dịch nước quả …), chuẩn bị bao bì để đóng hộp rau quả, xếp nguyên liệu vào bao bì, chuẩn bị dịch và rót dịch, thanh trùng, làm nguội, cô đặc nước quả,…

        .Thời gian làm bài thi, cách thức tiến hành, điều kiện công nhận tốt nghiệp theo quy định hiện hành.

 

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết, vấn đáp

Không quá 120 phút

2

Kiến thức kỹ năng nghề

 

 

 

- Lý thuyết

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

Không quá 180 phút

 

- Thực hành nghề

Thực hiện kỹ năng nghề:

- Thao tác một công đoạn trong quy trình chế biến sản phẩm

- Thao tác vận hành, kiểm tra máy móc thiết bị

Không quá 8 giờ

 

4.6. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá

- Nhằm mục đích giáo dục toàn diện để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học; Trường/Cơ sở  dạy nghề  có thể bố trí tham quan, học tập dã ngoại  tại một số nhà máy hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo thích hợp.

- Thời gian cho hoạt động ngoại khoá được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá  vào thời điểm thích hợp.

4.7. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho hoạt động thực hành, thực tập

- Thực hành môn học: Thời gian và nội dung theo đề cương chi tiết trong chương trình khung.

- Thực tập nghề nghiệp:

        + Thời gian và nội dung được xác định chi tiết trong các mô đun đào tạo nghề của chương trình khung.

        + Các Trường/Cơ sở dạy nghề căn cứ vào chương trình khung, tổ chức giảng dạy và hướng dẫn viết báo cáo thực tập.

+ Riêng đối với các mô đun đào tạo nghề tự chọn nếu các Trường/Cơ sở dạy nghề bổ sung thêm thì trong đề cương chi tiết phải xác định rõ nội dung và thời gian cụ thể cho các hoạt động thực hành rèn kỹ năng.

- Thực tập tốt nghiệp :

        + Thời gian và nội dung theo chương trình khung.

        + Các Trường/Cơ sở dạy nghề căn cứ vào chương trình khung, xây dựng đề cương chi tiết và hướng dẫn viết báo cáo cho phù hợp với nội dung tại địa điểm thực tập./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 Đàm Hữu Đắc

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi