Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 47/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2001-2010
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 47/2001/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 47/2001/QĐ-TTg | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Phạm Gia Khiêm |
Ngày ban hành: | 04/04/2001 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 47/2001/QĐ-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 47/2001/QĐ-TTG
NGÀY 04 THÁNG 4 NĂM 2001 PHÊ DUYỆT "QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC,
CAO ĐẲNG GIAI ĐOẠN 2001 - 2010"
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức
Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Giáo dục
ngày 02 tháng 12 năm 1998;
Căn cứ Nghị quyết của
Chính phủ số 18/2000/NQ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2000 tại phiên họp thường kỳ
tháng 11 năm 2000;
Xét đề nghị của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại tờ trình số 713/KHTC ngày
02 tháng 02 năm 2001 về Đề án ''Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao
đẳng Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010'',
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt ''Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010'' với các nội dung cơ bản sau đây:
1. Mục tiêu quy hoạch:
a) Xây dựng mạng lưới trường đại học, cao đẳng đáp ứng được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước;
b) Phát huy được sức mạnh tổng hợp của hệ thống đại học, cao đẳng và của toàn xã hội; bảo đảm tính đa dạng, đồng bộ và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực;
c) Tạo điều kiện thuận lợi để cho các tầng lớp nhân dân đều có cơ hội tiếp thu giáo dục sau trung học.
2. Nguyên tắc quy hoạch:
Sự phát triển mạng lưới các trường đại học, cao đẳng phải:
a) Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của từng vùng và địa phương; bảo đảm cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ và cơ cấu vùng miền hợp lý;
b) Phù hợp với năng lực đầu tư của nhà nước và sự huy động nguồn lực của toàn xã hội; gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, với sản xuất và dịch vụ; từng bước khắc phục tình trạng manh mún, phân tán của hệ thống hiện nay;
c) Tập trung đầu tư cho các Đại học Quốc gia, các trường trọng điểm, các lĩnh vực then chốt, đồng thời bảo đảm khả năng liên thông giữa các loại hình, các trình độ đào tạo;
d) Các bước triển khai phải phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo chất lượng đào tạo và ổn định để phát triển.
3. Nội dung quy hoạch:
a) Hệ thống trường đại học, cao đẳng:
- Hệ thống trường đại học, cao đẳng bao gồm: các đại học quốc gia, các đại học khu vực, các trường đại học trọng điểm, các học viện, các trường đại học, các trường cao đẳng, các trường đại học mở và các trường cao đẳng cộng đồng.
- Phát triển hợp lý các trường đại học, cao đẳng bán công, dân lập, tư thục và các trường được đầu tư 100% bằng vốn nước ngoài. Nghiên cứu chuyển một số trường công lập sang loại hình bán công, dân lập. Phấn đấu đến năm 2010, số sinh viên học trong các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập đạt khoảng 30% tổng số sinh viên.
- Xây dựng một hệ thống đại học, cao đẳng không khép kín, có những hình thức liên kết giữa các đơn vị trong trường và giữa các trường đại học, cao đẳng để nâng cao chất lượng đào tạo và bảo đảm hiệu quả đào tạo cao.
b) Quy mô đào tạo:
- Căn cứ vào nhu cầu phát triển nguồn nhân lực, khả năng đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân, quy mô đào tạo trong giai đoạn đầu tăng bình quân hàng năm khoảng 5%. Phấn đấu đến năm 2010 tổng quy mô đào tạo đại học, cao đẳng đạt khoảng 200 sinh viên/1 vạn dân. Các ngành công nghệ thông tin và một số ngành kỹ thuật - công nghệ trọng điểm khác được ưu tiên tăng nhanh quy mô đào tạo để đáp ứng các yêu cầu định hướng chiến lược của Đảng và Nhà nước.
c) Cơ cấu ngành nghề đào tạo:
- Điều chỉnh các ngành nghề đào tạo theo hướng: tăng tỷ lệ đào tạo các ngành kỹ thuật - công nghệ, nông lâm ngư nghiệp, y, dược, văn hóa - nghệ thuật - thể dục thể thao; bảo đảm tỷ lệ đào tạo hợp lý các ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, pháp lý, các ngành kinh tế - tài chính - quản trị kinh doanh. Kịp thời điều chỉnh cơ cấu ngành nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
- Ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực phù hợp về trình độ và đạt chất lượng cao trong các lĩnh vực công nghệ: thông tin, sinh học, vật liệu mới, chế tạo máy, tự động hóa và một số ngành phục vụ công nghiệp hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn. ưu tiên đào tạo đội ngũ chuyên gia, đội ngũ công chức cao cấp và cán bộ quản lý kinh tế giỏi đạt trình độ khu vực trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng và khoa học quản lý. Chú trọng đổi mới các nội dung đào tạo thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn;
- Tiếp tục củng cố các trường sư phạm và sư phạm kỹ thuật để có thể đào tạo đủ giáo viên với chất lượng cao. Tăng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ y tế cho các tuyến cơ sở, đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, thể dục thể thao ở địa phương.
d) Cơ cấu trình độ đào tạo:
- Xây dựng và chuẩn hoá cơ cấu trình độ đào tạo; có giải pháp bảo đảm khả năng liên thông giữa các trình độ đào tạo;
- Tỷ lệ lao động được đào tạo ở các trình độ đến năm 2010 đạt khoảng 40%. Từng bước điều chỉnh cơ cấu trình độ để 6% người lao động có trình độ đại học, cao đẳng, 8% người lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp và 26% người lao động có trình độ công nhân kỹ thuật;
- Ưu tiên đào tạo công nhân kỹ thuật bậc cao và kỹ thuật viên có trình độ cao đẳng.
e) Phân bố trường theo vùng:
- Đối với Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh: tập trung đầu tư xây dựng và phát triển Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, hai trường Đại học Sư phạm trọng điểm và một số trường trọng điểm khác. Củng cố và nâng cấp các trường đại học và cao đẳng hiện có. Thành lập mới một số trường đại học, cao đẳng thuộc các lĩnh vực trọng điểm phục vụ cho yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước và phù hợp với quy hoạch phát triển của thành phố.
Các trường đại học và cao đẳng ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cần phải đi đầu trong quá trình hội nhập với nền giáo dục đại học, cao đẳng của các nước trong khu vực và quốc tế, đa dạng hoá các hình thức đầu tư trong và ngoài nước, liên kết với các trường đại học, cao đẳng có uy tín trên thế giới để nâng cao chất lượng đào tạo.
- Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long: Củng cố và phát triển các trường đại học, cao đẳng hiện có, tiếp tục chuẩn bị để thành lập thêm một số trường đại học và cao đẳng khi có đủ điều kiện, nhằm tăng số sinh viên tính trên một vạn dân trong vùng.
- Đối với vùng núi Tây Bắc và Tây Nguyên: Tập trung đầu tư phát triển trường Đại học Tây Nguyên, trường Đại học Tây Bắc để nâng cao năng lực thu nhận sinh viên, đảm nhận vai trò chủ đạo trong đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao và hỗ trợ cho các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học, công nghệ trong vùng.
- Đối với các vùng khác: nâng cấp cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị của các trường đại học, cao đẳng hiện có để nâng cao chất lượng đào tạo; mở thêm một số trường ở những vùng đông dân, nhu cầu đào tạo lớn nhưng chưa có trường đại học, cao đẳng nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trong vùng.
- Đối với các khu công nghệ cao, vùng kinh tế trọng điểm: thành lập một số trường đại học, cao đẳng công nghệ ở trong hoặc gần khu công nghệ cao, vùng kinh tế trọng điểm để nâng cao hiệu quả đào tạo, gắn đào tạo với nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, đáp ứng trực tiếp nhu cầu nhân lực cho các khu công nghệ cao và vùng kinh tế trọng điểm.
Việc cho mở thêm các trường mới phải đáp ứng cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo và nhu cầu nhân lực của cả nước nói chung và của mỗi vùng nói riêng; phải có đầy đủ các điều kiện mở trường theo quy định nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo.
g) Về đội ngũ giảng viên:
- Về số lượng: có kế hoạch, cơ chế thích hợp để tăng nhanh số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường đại học và cao đẳng; phấn đấu đến năm 2010 đảm bảo chỉ tiêu sinh viên / giảng viên như sau:
+ Từ 5 - 10 sinh viên/1 giảng viên đối với các ngành đào tạo năng khiếu;
+ Từ 10 đến 15 sinh viên/1 giảng viên đối với các ngành đào tạo khoa học, kỹ thuật và công nghệ;
+ Từ 20 đến 25 sinh viên/1 giảng viên đối với các ngành đào tạo khoa học xã hội, nhân văn và kinh tế - quản trị kinh doanh.
- Về trình độ chuyên môn: Có ít nhất 50% số giảng viên đạt trình độ thạc sĩ và tiến sĩ. Huy động các nhà khoa học và quản lý có đủ điều kiện tham gia giảng dạy đại học, cao đẳng.
h) Về cơ sở vật chất - kỹ thuật:
- Tập trung đầu tư xây dựng hai đại học quốc gia tại địa điểm mới đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch. Tăng cường cơ sở vật chất cho hai trường đại học sư phạm trọng điểm và các trường đại học trọng điểm khác.
- Huy động mọi nguồn lực để nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật của toàn hệ thống giáo dục đại học, cao đẳng. Phấn đấu đến năm 2010 đạt chỉ tiêu bình quân 6m2 diện tích chỗ học tập cho 1 sinh viên; nâng cấp, đổi mới và hiện đại hóa trang thiết bị các phòng thí nghiệm, xưởng thực tập, cơ sở thực hành; từng bước áp dụng các công nghệ dạy học mới trong các trường đại học và cao đẳng.
- Nâng cấp các khu ký túc xá hiện có và xây mới các ký túc xá cho sinh viên, đặc biệt đối với các trường ở khu vực Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Phấn đấu đến năm 2010 diện tích chỗ ở và sinh hoạt bình quân chung cho 1 sinh viên đạt khoảng 3m2.
- Tăng cường năng lực và nâng cao chất lượng hoạt động thư viện; hình thành hệ thống thư viện điện tử kết nối giữa các trường, từng bước kết nối với hệ thống thư viện của các trường đại học, thư viện quốc gia của các nước trong khu vực và trên thế giới. Mở cổng kết nối Internet trực tiếp cho hệ thống giáo dục đại học.
i) Hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường đại học, cao đẳng:
- Xây dựng một số phòng thí nghiệm quốc gia trong các Đại học Quốc gia, các trường đại học trọng điểm, đầu ngành, các cơ sở thực nghiệm về công nghệ ở một số trường cao đẳng.
- Từng bước hình thành các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ mạnh ở các trường đại học; nghiên cứu để tiến tới sáp nhập một số viện nghiên cứu khoa học cơ bản, viện nghiên cứu khoa học chuyên ngành vào các đại học, các trường đại học trọng điểm và các học viện.
k) Phân cấp quản lý:
- Đẩy mạnh việc đổi mới quản lý nhà nước đối với hệ thống giáo dục đại học, cao đẳng; thực hiện phân cấp quản lý theo các nội dung đã được quy định trong Luật Giáo dục.
4. Về giải pháp và bước đi thực hiện quy hoạch:
a) Những giải pháp chủ yếu:
- Về tổ chức:
Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về: tiêu chuẩn và điều lệ trường đại học, trường cao đẳng; quy chế tổ chức và hoạt động của các loại hình trường; tiêu chí, điều kiện và quy trình thành lập mới, chia tách, sáp nhập các trường đại học, cao đẳng hoặc nâng cấp lên đại học, cao đẳng; tiêu chí, điều kiện và nhiệm vụ cơ bản của các trường trọng điểm, các trường cao đẳng cộng đồng; tiêu chí, điều kiện và quy trình thành lập các cơ sở đào tạo của nước ngoài tại Việt Nam.
Giữ nguyên mô hình hiện có của các đại học khu vực ở Huế, Đà Nẵng và Thái Nguyên. Tổ chức lại để các trường đại học, cao đẳng không có các phân hiệu hoặc cơ sở II ở quá xa. Đổi tên gọi những cơ sở đào tạo đại học và cao đẳng cho phù hợp với quy định của Luật Giáo dục.
Củng cố các trường cao đẳng sư phạm ở 61 tỉnh và thành phố trong cả nước, bảo đảm vững chắc nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng giáo viên. ở một số địa phương, khi có đủ điều kiện sẽ mở thêm tại các trường này một số ngành nghề đào tạo ở trình độ cao đẳng hoặc thấp hơn để đáp ứng nhu cầu nhân lực của địa phương, huy động nguồn lực của cộng đồng; nghiên cứu mở một số chương trình để chuyển tiếp sang các trường đại học nhằm tăng cơ hội học đại học cho học sinh nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Việc mở rộng ngành nghề và lĩnh vực đào tạo đối với các trường đại học, phát triển các phương thức đào tạo mở, đào tạo từ xa phải trên cơ sở quy hoạch chung về cơ cấu ngành nghề đào tạo và có đủ các điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng đào tạo.
Khuyến khích các hình thức gắn kết đào tạo với nghiên cứu và ứng dụng trong các tổ chức kinh tế lớn.
- Về cơ sở vật chất kỹ thuật:
Tăng mức đầu tư cho các trường đại học, cao đẳng từ ngân sách nhà nước, từ vốn vay và viện trợ không hoàn lại của nước ngoài, vốn huy động từ xã hội và các nguồn lực khác để đáp ứng yêu cầu đào tạo. Tập trung đầu tư của Nhà nước để xây dựng cơ sở mới của hai Đại học Quốc gia trên địa điểm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đầu tư cho các ngành đào tạo theo các hướng ưu tiên tại các trường trọng điểm.
Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ ở các trường đại học. Tăng mức đầu tư nghiên cứu khoa học, công nghệ nói chung và khoa học cơ bản nói riêng cho các trường đại học phù hợp với nhiệm vụ đào tạo và thế mạnh trong công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ của từng trường.
Từng bước triển khai quy hoạch đất đai, xây dựng trường sở, phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện hiện đại, ký túc xá sinh viên, khu văn hóa thể thao, các công trình dịch vụ theo chuẩn quốc gia để đáp ứng những yêu cầu trước mắt và tạo điều kiện phát triển trong tương lai.
Tạo cơ chế cho tất cả các trường có điều kiện để tự đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị.
- Về đổi mới đào tạo:
Bộ Giáo dục và Đào tạo phải có kế hoạch chung, chỉ đạo các trường có định hướng và kế hoạch cụ thể để:
Đổi mới và hiện đại hoá nội dung, chương trình đào tạo; có cơ chế, chính sách trong việc biên soạn chương trình, viết và xuất bản giáo trình theo nội dung chương trình đã được hiện đại hóa và thường xuyên cập nhật; đảm bảo đủ giáo trình, tài liệu học tập cho sinh viên;
Đổi mới phương pháp giảng dạy và phương pháp học tập ở bậc đại học, cao đẳng;
Đổi mới về căn bản cách đánh giá kết quả học tập và thi cử;
Thực hiện quy trình đào tạo linh hoạt; từng bước chuyển quy trình tổ chức đào tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ. Xây dựng các chương trình chuyển đổi và quy định về liên thông giữa các trình độ, hình thức tổ chức đào tạo và các cơ sở đào tạo khác nhau nhằm tạo sự bình đẳng về cơ hội học tập hoặc chuyển đổi nghề nghiệp cho mọi tầng lớp nhân dân.
Có quy định chung về chế độ thực tập thực tế cho sinh viên; trên cơ sở đó, các trường xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể và tổ chức tốt, có hiệu quả việc đi thực tập thực tế cho sinh viên trong quá trình học tập tại trường. Khuyến khích các hình thức liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các cơ sở sản xuất kinh doanh, các cơ quan nhà nước, các địa phương tạo điều kiện thực hiện tốt việc thực tập thực tế của sinh viên.
Xây dựng hệ thống các tiêu chí, tiêu chuẩn đào tạo cho các loại hình trường và các hình thức đào tạo. Thực hiện việc kiểm định chất lượng đào tạo trong toàn bộ hệ thống các trường đại học, cao đẳng.
- Về xây dựng đội ngũ giảng viên:
Bộ Giáo dục và Đào tạo và các trường cần khẩn trương xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ, đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ giảng viên đáp ứng nhu cầu phát triển trước mắt và lâu dài;
Ưu tiên đào tạo giảng viên có trình độ cao trong các chương trình của Nhà nước gửi người đi đào tạo tại nước ngoài; xây dựng và ban hành chính sách tuyển dụng, chế độ hợp đồng, thỉnh giảng, kiêm nhiệm giảng dạy và cơ chế hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ giảng viên của các loại hình trường đại học, cao đẳng.
- Về quản lý:
Kiên quyết và khẩn trương đổi mới cơ chế quản lý giáo dục đại học, cao đẳng. Đặc biệt chú trọng nâng cao năng lực, chất lượng và hiệu quả quản lý nhà nước: xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển ngành; xây dựng cơ chế chính sách và quy chế quản lý nội dung và chất lượng đào tạo; tổ chức thanh tra, kiểm tra và thẩm định.
Tăng cường năng lực của công tác lập kế hoạch; tiến hành dự báo quy mô, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo của đội ngũ lao động đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội; thực hiện vai trò điều tiết của Nhà nước thông qua việc đổi mới cơ chế giao chỉ tiêu, giao vốn, khoán quỹ lương cho các trường nhằm tạo ra mối quan hệ hợp lý giữa quy mô, chất lượng và hiệu quả đào tạo.
Tăng cuờng quyền chủ động và tính tự chịu trách nhiệm của nhà trường.
Đào tạo và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục - đào tạo ở cấp nhà nước và các trường đại học, cao đẳng.
b) Bước đi:
1. Giai đoạn một, từ năm 2001 đến năm 2003:
- Trọng tâm của giai đoạn này là mở rộng hợp lý ngành nghề đào tạo ở các trường đại học hiện có. Chỉ thành lập mới một số trường đại học thực sự cần thiết khi có đủ điều kiện và phù hợp với quy hoạch vùng. Thành lập mới một số trường cao đẳng kỹ thuật, công nghệ tại các vùng trọng điểm kinh tế, một số trường cao đẳng cộng đồng ở các địa phương trên cơ sở khai thác tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước.
- Tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp về quản lý, tổ chức đào tạo, xây dựng đội ngũ giảng viên và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm tạo bước chuyển biến quan trọng về chất lượng đào tạo.
- Tổng kết, phát hiện và khắc phục những bất hợp lý trong hệ thống đại học, cao đẳng. Chấn chỉnh việc quản lý và tổ chức đào tạo ở các trường đại học ngoài công lập, đại học mở, hệ đào tạo tại chức. Thực thi việc phân cấp quản lý cho các trường.
- Tổ chức rút kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các trường đại học, cao đẳng để làm rõ chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ chuyên ngành và chính quyền địa phương. Về nguyên tắc, chưa thực hiện việc chuyển các trường từ Bộ Giáo dục và Đào tạo sang các Bộ, ngành khác. Chính phủ chỉ xem xét, quyết định việc chuyển đổi khi thật cần thiết.
- Dự báo nhu cầu, chuẩn bị điều kiện để tiếp tục xây dựng các trường đại học, cao đẳng mới.
- Tổng kết, rút kinh nghiệm và đề xuất những điều chỉnh cần thiết về nội dung quy hoạch và các giải pháp cho giai đoạn hai.
2. Giai đoạn hai, từ năm 2004 đến năm 2010.
- Tiếp tục thực hiện các mục tiêu quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng và có những điều chỉnh về nội dung quy hoạch và các giải pháp qua thực tiễn triển khai giai đoạn một.
Điều 2. Tổ chức thực hiện đề án:
Căn cứ quyết định này, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ, ngành có liên quan, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các trường đại học và cao đẳng hoàn thiện quy hoạch chi tiết. Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn; tổng hợp và xây dựng kế hoạch triển khai hàng năm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi thực hiện.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.