Quyết định 10/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình khung giáo dục đại học trình độ cao đẳng ngành giáo dục đặc biệt thuộc khối ngành sư phạm

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 10/2008/QĐ-BGDĐT

Quyết định 10/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình khung giáo dục đại học trình độ cao đẳng ngành giáo dục đặc biệt thuộc khối ngành sư phạm
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạoSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:10/2008/QĐ-BGDĐTNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:25/03/2008Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 10/2008/QĐ-BGDĐT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 10/2008/QĐ-BGDĐT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Quyết định 10/2008/QĐ-BGDĐT ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 10/2008/QĐ-BGDĐT

NGÀY 25 THÁNG 3 NĂM 2008

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRÌNH ĐỘ

CAO ĐẲNG NGÀNH GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT THUỘC KHỐI NGÀNH SƯ PHẠM

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 178//2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;

Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định Chương trình khung giáo dục đại học trình độ cao đẳng ngành Giáo dục đặc biệt thuộc Khối ngành Sư phạm ngày 16 tháng 11 năm 2007;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau Đại học,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình khung giáo dục đại học trình độ cao đẳng ngành Giáo dục đặc biệt thuộc khối ngành Sư phạm.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Chương trình khung ban hành kèm theo Quyết định này được dùng trong các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng có nhiệm vụ đào tạo trình độ cao đẳng ngành Giáo dục đặc biệt.

Điều 3. Căn cứ Chương trình khung quy định tại Quyết định này Giám đốc các đại học, học viện, Hiệu trưởng các trường đại học và cao đẳng có đào tạo ngành Giáo dục đặc biệt trình độ cao đẳng tổ chức xây dựng chương trình giáo dục cụ thể của trường; tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình các môn học để sử dụng chính thức trong trường trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định giáo trình do Giám đốc hoặc Hiệu trưởng thành lập.

Điều 4. Các ông (Bà) Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau đại học, thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc các đại học, học viện và Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

             KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC

               Bành Tiến Long

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

 

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Ngành đào tạo: Giáo dục đặc biệt (Special Education)

Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25  tháng 03 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.                  Mục tiêu chung

Chương trình khung giáo dục đại học trình độ cao đẳng ngành Giáo dục đặc biệt nhằm đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng ngành giáo dục đặc biệt có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản để tổ chức hiệu quả các hoạt động giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt; có khả năng tự bồi dưỡng và tiếp tục học lên ở trình độ cao hơn thuộc lĩnh vực khoa học giáo dục.

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc tại các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hoà nhập và các cơ sở giáo dục có trẻ có nhu cầu đặc biệt khác.

  2.  Mục tiêu cụ thể

                        Sinh viên tốt nghiệp phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

   2.1. Phẩm chất đạo đức:

-                     Yêu nư­ớc, trung thành với Tổ quốc.

-                     Yêu th­ương, tôn trọng trẻ; có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp, gia đình và cộng đồng trong giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt.

-                     Tâm huyết và tinh thần trách nhiệm cao với nghề nghiệp.

-                     Có ý thức vận dụng sáng tạo kiến thức và các kỹ năng được đào tạo, không ngừng tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

  2.2. Kiến thức:

-                     Nắm vững kiến thức cơ bản, hiện đại về khoa học giáo dục và giáo dục đặc biệt ở trình độ cao đẳng để thực hiện tốt công tác chuyên môn.

-                     Nắm vững nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt để áp dụng có hiệu quả vào hoạt động thực tiễn.

-                     Có kiến thức cơ bản về giáo dục và dạy học ở một cấp học hoặc ở một ngành chuyên sâu cụ thể mà chương trình đào tạo xác định, để có thể thực hiện được nhiệm vụ giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt trong cấp học đó.

2.3.  Kỹ năng:

-                      Có khả năng giao tiếp với trẻ có nhu cầu đặc biệt.

-                      Có thể đánh giá, xác định khả năng và nhu cầu giáo dục đặc biệt của trẻ.

-                      Xây dựng và thực hiện được kế hoạch giáo dục đáp ứng nhu cầu đa dạng của trẻ trong các môi trường giáo dục khác nhau.

-                      Đánh giá và điều chỉnh đuợc kế hoạch giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt.

-                      Có khả năng phát hiện các vấn đề trong thực tiễn giáo dục đặc biệt; tư vấn và hỗ trợ giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt tại địa phư­ơng.

 

II. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

  1.  Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

169 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung về Giáo dục thể chất (3 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (135 tiết).

Thời gian đào tạo: 3 năm.

  2.  Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo                                                

  

Đvht

2.1. Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu

 (Trong đó kiến thức bắt buộc là 33 đvht, chưa kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

36

 

 

2.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

   Trong đó tối thiểu:

133

 

-     Kiến thức cơ sở của ngành

13

-     Kiến thức ngành (bao gồm cả kiến thức chuyên ngành)

-     Kiến thức bổ trợ

45

-     Thực tập sư phạm

-     Thi tốt nghiệp

9

8

 

            III. KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC

            1.  Danh mục các học phần bắt buộc

1.1.

Kiến thức giáo dục đại cương                                       

33 đvht*

1.                

Triết học Mác – Lênin

4

2.                

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

4

3.                

Chủ nghĩa xã hội khoa học

3

4.                

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

3

5.                

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6.                

Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành

2

7.                

Giáo dục thể chất

3

8.                

Giáo dục quốc phòng

135 tiết

9.                

Ngoại ngữ

10

10.            

Tiếng Việt và tiếng Việt thực hành

4

* Chưa kể các học phần 7 và 8

 

1.2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

67 đvht

 1.2.1.  Kiến thức cơ sở của ngành        

   13 đvht

  1.  

Tâm lý học đại cương

3

  1.  

Giáo dục học đại cương

3

  1.  

Sinh lý học trẻ em

3

  1.  

Tâm lý học trẻ em

4

  1.2.2. Kiến thức ngành giáo dục đặc biệt

45 đvht

  1.  

Nhập môn giáo dục đặc biệt

3

  1.  

Giáo dục hoà nhập                 

4

  1.  

Dạy học cho trẻ có nhu cầu đặc biệt

5

  1.  

Giao tiếp sư phạm trong giáo dục đặc biệt

3

  1.  

Kế hoạch giáo dục cá nhân trẻ có nhu cầu đặc biệt

4

  1.  

Can thiệp sớm trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt

3

  1.  

Tổ chức môi trường giáo dục hoà nhập thân thiện

4

  1.  

Phát triển nhận thức cho trẻ có nhu cầu đặc biệt

4

  1.  

Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ có nhu cầu đặc biệt

4

  1.  

Giáo dục hành vi và tình cảm xã hội cho trẻ có nhu cầu đặc biệt

4

  1.  

Phương tiện thiết bị trong giáo dục đặc biệt

3

  1.  

Quản lý trường, lớp dạy trẻ có nhu cầu đặc biệt

4

  1.2.3.  Thực tập nghề nghiệp

9 đvht

  1.  

Thực tập sư phạm 1

3

  1.  

Thực tập sư phạm 2

6

 

2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

2.1. Triết học Mác - Lênin                                                               4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 8/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Đề cương môn học: Triết học Mác - Lênin ; Kinh tế Chính trị Mác – Lênin (khối ngành Kinh tế – Quản trị Kinh doanh) và Kinh tế Chính trị Mác – Lênin (khối ngành không chuyên Kinh tế – Quản trị kinh doanh) trình độ cao đẳng.

2.2. Kinh tế Chính trị Mác - Lênin                                                  4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 8/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Đề cương môn học: Triết học Mác - Lênin ; Kinh tế Chính trị Mác – Lênin (khối ngành Kinh tế – Quản trị Kinh doanh) và Kinh tế Chính trị Mác – Lênin (khối ngành không chuyên Kinh tế – Quản trị kinh doanh) trình độ cao đẳng.

2.3. Chủ nghĩa xã hội khoa học                                                        3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 26/9/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Đề cương môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học trình độ cao đẳng.

2.4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam                                             3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 47/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/10/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Đề cương môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam trình độ cao đẳng.

2.5. Tư tưởng Hồ Chí Minh                                                              3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Đề cương môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ đại học, cao đẳng.

2.6. Quản lý Nhà nước và quản lý ngành                                          2 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Quản lý hành chính nhà nước và Quản lý ngành giáo dục và đào tạo.

2.7. Giáo dục thể chất                                                                        3 đvht 

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành tạm thời Bộ chương trình giáo dục đại học đại cương (giai đoạn 1) dùng cho các trường đại học, cao đẳng.

2.8. Giáo dục quốc phòng                                                                   135 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 81/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục Quốc phòng an ninh trình độ đại học, cao đẳng.

2.9. Ngoại ngữ                                                                                    10 đvht

Những kiến thức cơ bản về vốn từ vựng, ngữ pháp sử dụng trong giao tiếp. Thời lượng 10 đvht chỉ quy định cho đối tượng đã hoàn thành chương trình ngoại ngữ 7 năm của giáo dục phổ thông; yêu cầu hết khóa học phải đạt được trình độ trung cấp.

2.10. Tiếng Việt và tiếng Việt thực hành                                          4 đvht   

Học phần đề cập đến: Những kiến thức, kỹ năng cơ bản của ngôn ngữ tiếng Việt về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và phong cách tiếng Việt; kiến thức,  kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt. 

2.11. Tâm lý học đại cương                                                               3 đvht

Những nội dung cơ bản khái quát về tâm lý học đại cương: Đối t­ượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu tâm lý; các khái niệm cơ bản của tâm lý học; quá trình và thuộc tính tâm lý; hoạt động tâm lý ng­ười.

2.12.        Giáo dục học đại cương                                                         3 đvht

Những vấn đề cơ bản về khoa học giáo dục: Đối t­ượng, nhiệm vụ, phư­ơng pháp nghiên cứu khoa học giáo dục; các phạm trù cơ bản của khoa học giáo dục; Lịch sử giáo dục Việt Nam; xu hư­ớng phát triển giáo dục Việt Nam và thế giới; giáo dục và sự phát triển nhân cách.

Học phần còn đề cập đến các kiến thức cơ bản về lý luận dạy học và giáo dục: Quá trình, bản chất, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục.

2.13.        Sinh lý học trẻ em                                                                  3 đvht

Các giai đoạn tăng trưởng và phát triển của cơ thể trẻ em; mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường; hệ thần kinh và các giác quan; đặc điểm sinh lý và vệ sinh bảo vệ các hệ cơ quan trong cơ thể trẻ em; cơ chế sinh lý và việc học tập ở trẻ em.

2.14.        Tâm lý học trẻ em                                                                 4 đvht

Những kiến thức cơ bản về bản chất, nguồn gốc, điều kiện, động lực, các giai đoạn và đặc điểm phát triển tâm lý ở trẻ em nói chung và trẻ có nhu cầu đặc biệt nói riêng

2.15.        Nhập môn giáo dục đặc biệt                                     3 đvht

Những vấn đề chung về giáo dục đặc biệt: Khái niệm, đối tượng, nhiệm vụ, lịch sử phát triển giáo dục đặc biệt; quan điểm tiếp cận và các hình thức tổ chức giáo dục đặc biệt; thực trạng và xu thế của giáo dục đặc biệt.

2.16. Giáo dục hoà nhập                                                                    4 đvht

Khái niệm, bản chất và tính tất yếu; quy trình giáo dục hoà nhập; các lý thuyết cơ bản vận dụng trong thiết kế và tiến hành hoạt động giáo dục và dạy học hoà nhập đảm bảo sự tham gia và đáp ứng nhu cầu đa dạng của trẻ có nhu cầu đặc biệt; công tác xã hội hoá trong giáo dục hoà nhập (bao gồm cả phần thực hành).

2.17.        Dạy học trẻ có nhu cầu đặc biệt                                             5 đvht

Những vấn đề chung về lý luận dạy học trẻ có nhu cầu đặc biệt; các nguyên tắc điều chỉnh mục đích, nội dung dạy học, hệ thống các phương pháp, kỹ năng dạy học đáp ứng sự đa dạng và phát huy tính tích cực học tập của trẻ có nhu cầu đặc biệt.

2.18.        Giao tiếp sư phạm trong giáo dục đặc biệt                             3đvht

Những kiến thức cơ bản về giao tiếp và giao tiếp sư phạm trong giáo dục đặc biệt, các nguyên tắc và phương tiện hỗ trợ trẻ có nhu cầu đặc biệt giao tiếp.

2.19. Kế hoạch giáo dục cá nhân trẻ có nhu cầu đặc biệt                  4 đvht

Khái niệm và cấu trúc của bản kế hoạch giáo dục cá nhân trẻ có nhu cầu đặc biệt; phát hiện và đánh giá khả năng và nhu cầu của trẻ; xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân; đánh giá việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân; kế hoạch giáo dục chuyển tiếp trẻ có nhu cầu đặc biệt.

2.20. Can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật                                              3 đvht

Những kiến thức chung về can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật: Sự hình thành và phát triển can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật; khái niệm, nguyên tắc, ý nghĩa của can thiệp sớm; những vấn đề chung về gia đình và trẻ khuyết tật; cách tổ chức thực hiện can thiệp sớm cho các nhóm trẻ khuyết tật; thực trạng về can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật ở Việt Nam.

2.21. Tổ chức môi trường giáo dục hoà nhập thân thiện                  4 đvht

Khái niệm, bản chất, đối tượng, ý nghĩa và đặc điểm của môi trường giáo dục hoà nhập thân thiện với mọi trẻ em; yêu cầu và nội dung của môi trường giáo dục hoà nhập thân thiện ở gia đình, trường học và cộng đồng; nguyên tắc, biện pháp tạo môi trường giáo dục hoà nhập thân thiện; các kỹ năng thiết kế và tổ chức hoạt động thân thiện và tăng cường sự tham gia của mọi trẻ em.

2.22. Phát triển nhận thức cho trẻ có nhu cầu đặc biệt                          4 đvht

Những vấn đề chung về đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ có nhu cầu đặc biệt; nội dung, phương pháp, hình thức và điều kiện phát triển nhận thức cho trẻ có nhu cầu đặc biệt thông qua các hoạt động học tập trong và ngoài nhà trường; một số kỹ năng đặc thù trong dạy học và phát triển khả năng nhận thức cho trẻ có nhu cầu đặc biệt.

2.23. Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ có nhu cầu đặc biệt     4 đvht

Đặc điểm phát triển ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ có nhu cầu đặc biệt; nội dung, phương pháp, hình thức và điều kiện phát triển ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ đặc thù cho trẻ; phát triển giao tiếp thông qua một số hình thức, phương tiện giao tiếp phù hợp của trẻ có nhu cầu đặc biệt.

2.24. Giáo dục hành vi và tình cảm xã hội cho trẻ có nhu cầu đặc biệt                                                                          4 đvht

Các khái niệm về hành vi và tình cảm xã hội; hành vi lệch chuẩn, rối nhiễu tình cảm xã hội, các bệnh tâm lý và rối nhiễu tâm lý thường gặp ở trẻ có nhu cầu đặc biệt; nội dung và phương pháp điều chỉnh các hành vi lệch chuẩn, rối nhiễu tình cảm xã hội, các bệnh tâm lý và rối nhiễu tâm lý của trẻ có nhu cầu đặc biệt.

2.25. Phương tiện thiết bị trong giáo dục đặc biệt                                 3 đvht

Những loại phương tiện thiết bị giáo dục và dạy học trong giáo dục đặc biệt; các nguyên tắc thiết kế và sử dụng phương tiện thiết bị giáo dục và dạy học trong giáo dục đặc biệt; cách làm và sử dụng các phương tiện thiết bị giáo dục và dạy học phù hợp với đặc điểm cụ thể của các nhóm đối tượng trẻ có nhu cầu đặc biệt.

2.26. Quản lí trường, lớp dạy trẻ có nhu cầu đặc biệt                          4 đvht

Những vấn đề chung về quản lý nhà trường, lớp học dạy trẻ có trẻ có nhu cầu đặc biệt theo cách tiếp cận tổng thể; các hoạt động quản lý trường lớp dạy trẻ có nhu cầu đặc biệt; đánh giá kết quả giáo dục nói chung và đánh giá kết quả giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt nói riêng; hỗ trợ quản lý trường lớp dạy trẻ có nhu cầu đặc biệt.

2.27. Thực tập sư­ phạm 1                                                                         3 đvht

Các hoạt động tìm hiểu thực tiễn giáo dục ở các địa phương; kiến tập các hoạt động chăm sóc, dạy học và giáo dục trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt trong cơ sở giáo dục hoà nhập và cơ sở giáo dục chuyên biệt; thực tập một số tiết dạy học hoà nhập và chuyên biệt; tổ chức các hoạt động có sự tham gia của trẻ có nhu cầu đặc biệt.

2.28. Thực tập sư­ phạm 2                                                                         6 đvht

Tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục ở cơ sở giáo dục hoà nhập và cơ sở giáo dục chuyên biệt; lập kế hoạch thực tập dạy học và giáo dục; tìm hiểu thực tế giáo dục hoà nhập và giáo dục chuyên biệt; chuẩn bị bài dạy, thiết kế các hoạt động giáo dục, tiếp tục rèn luyện kỹ năng dạy học và giáo dục thông qua thực tập giảng dạy và tổ chức các hoạt động giáo dục, kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục trong giáo dục đặc biệt.

 

IV. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CỤ THỂ

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học đào tạo trình độ cao đẳng.

 1. Chương trình khung giáo dục đại học trình độ cao đẳng ngành Giáo dục đặc biệt được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình đào tạo cấu trúc theo kiểu đơn ngành (Singe Major) hoặc kiểu hai ngành.

   1.1. Với kiểu cấu trúc chương trình đơn ngành có thể được thiết kế theo  hướng: Các học phần có nội dung lựa chọn theo hướng chuyên sâu cho một đối tượng trẻ có nhu cầu đặc biệt cụ thể.

1.2. Với kiểu cấu trúc chương trình hai ngành có thể xây dựng theo kiểu chương chính phụ hoặc kiểu chương trình song ngành. Các học phần có nội dung lựa chọn theo hướng mở phục vụ cho nhiều đối tượng trẻ có nhu cầu đặc biệt và ở một ngành học, cấp học hoặc ở nhiều cấp học.

- Xây dựng chương trình theo kiểu chính phụ: Một ngành chính là Sư phạm giáo dục đặc biệt và một ngành phụ khác, trong đó phần kiến thức bổ trợ có thể được thiết kế theo hướng bố trí các học phần thuộc một ngành thứ hai cũng thuộc lĩnh vực sư phạm nhưng khác với ngành giáo dục đặc biệt (thí dụ như: Giáo dục mầm non, Giáo dục tiểu học, Sư phạm âm nhạc, Sư phạm ngữ văn,...). Nội dung các học phần thuộc ngành thứ hai này được quy định tại chương trình khung của ngành đó.

- Xây dựng chương trình theo kiểu song ngành: Một ngành chính là Sư phạm giáo dục đặc biệt và một ngành chính khác (thí dụ như: Giáo dục mầm non, Giáo dục tiểu học,...). Trong đó các học phần trong chương trình đào tạo phải đảm bảo: 1) Khối kiến thức bắt buộc tối thiểu của mỗi ngành là 45 đvht; 2) Các học phần bắt buộc tối thiểu của mỗi ngành (45 đvht) phải là những học phần có trong danh mục các học phần bắt buộc thuộc phần kiến thức ngành trong danh mục các học phần bắt buộc thuộc chương trình khung của ngành đó.

Danh mục và khối lượng các học phần quy định tại mục III là những quy định bắt buộc tối thiểu (gồm 100 đvht). Căn cứ vào mục tiêu đào tạo, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục I và II, các trường xây dựng khối kiến thức bổ sung/tự chọn tối thiểu (69 đvht) để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 169 đvht (không kể các nội dung Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).

2. Nội dung các học phần đào tạo

Nội dung các học phần phải xây dựng dựa trên cơ sở của mục tiêu của chương trình đào tạo. Theo đó, các học phần phải đảm bảo hình thành được hệ thống kiến thức, kỹ năng và phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên đạt được các yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và năng lực nghề nghiệp theo đúng ngành và chuyên ngành cụ thể của chương trình đào tạo.

Nội dung được biên soạn theo hướng tinh giảm giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu, thảo luận và làm bài tập thực hành tại cơ sở.

Khi xây dựng nội dung đề cương chi tiết hai học phần “ Can thiệp sớm trẻ có nhu cầu đặc biệt? và “Kế hoạch giáo dục cá nhân? các cơ sở đào tạo cần chú ý thiết kế nội dung tập trung vào các đối tượng trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt, trong đó đối tượng đề cập chính của hai học phần này là: Can thiệp sớm trẻ khuyết tật và Xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt.

3. Phương pháp, phương tiện và tổ chức đào tạo

-                      Sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của sinh viên, chú trọng sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù như học hợp tác nhóm, thực hành phản hồi trong các môi trường khác nhau.

-                      Sử dụng các phương tiện thiết bị dạy học phù hợp với đặc điểm nhận thức, tình cảm, hành vi của từng đối tượng trẻ có nhu cầu đặc biệt và đảm bảo tính cập nhật, hiện đại.

-                      Tổ chức đào tạo cần gắn chặt giữa tổ chức học tập và giảng dạy tại cơ sở đào tạo với tổ chức các hoạt động thực tế, thực hành tại các cơ sở thực hành.

-                      Đa dạng hoá các hình thức dạy và học.

 

              KT.BỘ TRƯỞNG

                                                                        THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC

                Bành Tiến Long

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 10/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 07/2023/TT-BLĐTBXH ngày 28/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; xếp lương, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

Thông tư 10/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 07/2023/TT-BLĐTBXH ngày 28/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; xếp lương, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Lao động-Tiền lương, Cán bộ-Công chức-Viên chức

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi