Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Chỉ thị 6036/CT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học năm 2011 - 2012
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Chỉ thị 6036/CT-BGDĐT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 6036/CT-BGDĐT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Phạm Vũ Luận |
Ngày ban hành: | 29/11/2011 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Chỉ thị 6036/CT-BGDĐT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 6036/CT-BGDĐT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2011 |
CHỈ THỊ
VỀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM HỌC 2011 – 2012
Năm học 2011 - 2012 là năm học toàn ngành thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng; năm học thứ hai thực hiện Nghị quyết số 50/2010/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2010 của Quốc hội khóa XII về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học (Nghị quyết số 50), Chỉ thị số 296/2010/CT-TTg ngày 27 tháng 2 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ (Chỉ thị số 296) và Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ ngày 13 tháng 01 năm 2010 của Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Nghị quyết số 05) về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2012 nhằm đạt các yêu cầu sau:
Một là, quán triệt và cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng vào chương trình hành động của mỗi cơ sở đào tạo và của toàn ngành, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ quản lý giáo dục đại học theo yêu cầu của Nghị quyết số 50, Chỉ thị số 296, Nghị quyết số 05 về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2012.
Hai là, tập trung cho nhiệm vụ xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quản lý hệ thống giáo dục đại học theo hướng tách bạch quản lý Nhà nước về giáo dục đại học với quản lý chuyên môn của các cơ sở đào tạo.
Ba là, giao quyền tự chủ cho các cơ sở đào tạo tương ứng với vị trí, vai trò, năng lực, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của cơ sở đào tạo trước xã hội về hoạt động của mình. Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ và hàng năm về tình hình hoạt động của cơ sở đào tạo, thực hiện 3 công khai theo quy định.
Bốn là, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 35/2010/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2010 của Quốc hội khóa XII về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015; Nghị quyết số 21/2011/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2011 về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII trong lĩnh vực giáo dục đại học. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về giáo dục đại học, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về giáo dục đại học theo quy định tại Nghị định số 115/2010/NĐ- CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ.
Năm là, xây dựng đề án đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.
Trên cơ sở 5 yêu cầu đã nêu, các nhiệm vụ cụ thể của năm học 2011 - 2012 đối với giáo dục đại học như sau:
1. Công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy
Kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2012 về cơ bản giữ ổn định theo giải pháp “3 chung” và có một số điều chỉnh như sau:
1.1. Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu bổ sung một số khối thi để đáp ứng tốt hơn yêu cầu kiểm tra năng lực đầu vào của các ngành đào tạo, tạo sự linh hoạt trong xét tuyển của các trường và tăng cơ hội đăng ký dự thi của thí sinh; bổ sung chính sách tuyển thẳng đại học, cao đẳng đối với học sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia.
1.2. Các trường tự chủ, tự chịu trách nhiệm việc xét tuyển, trên cơ sở điểm sàn và chỉ tiêu đã xác định; các trường đại học trọng điểm, các trường đại học thuộc khối Năng khiếu - Nghệ thuật chủ động đề xuất phương án tuyển sinh với yêu cầu chung là: a) không để tái diễn luyện thi; b) tổ chức tuyển sinh nghiêm túc và c) có cơ chế để tập thể nhà trường, xã hội kiểm tra, giám sát.
2. Công tác đào tạo
2.1. Đổi mới phương thức tổ chức và quản lý đào tạo theo hướng tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở đào tạo; đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin; từng bước chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
2.2. Rà soát, kiểm tra và tự kiểm tra các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo về đội ngũ giảng viên cơ hữu, cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện, giáo trình phục vụ đào tạo.
2.3. Triển khai đào tạo theo nhu cầu xã hội. Cơ sở đào tạo chủ động phối hợp để các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo, gắn kết chặt chẽ đào tạo với thực tiễn xã hội và sử dụng nhân lực.
2.4. Tăng cường giảng dạy kỹ năng mềm, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp và ngoại ngữ theo Đề án Ngoại ngữ quốc gia cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng.
2.5. Tiếp tục xây dựng và công bố chuẩn đầu ra cho từng ngành và trình độ đào tạo, cam kết chất lượng đào tạo của trường.
2.6. Tăng cường hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu khoa học giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp, thông qua việc ký kết các hợp đồng, thoả thuận hợp tác.
2.7. Tổ chức quản lý chặt chẽ quá trình đào tạo, đặc biệt tăng cường công tác quản lý giảng dạy, quản lý học tập, siết chặt quy chế thi, kiểm tra và đánh giá; xây dựng ngân hàng câu hỏi thi.
3. Đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục đại học
3.1. Triển khai thực hiện “Đề án xây dựng và phát triển hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục đối với giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp giai đoạn 2011 - 2020”.
3.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn, tạo đầy đủ cơ sở pháp lý để thành lập các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; từng bước triển khai đánh giá ngoài, công nhận cơ sở giáo dục và chương trình giáo dục đại học đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
3.3. Hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở giáo dục đẩy mạnh công tác đảm bảo chất lượng bên trong nhà trường để từng bước hình thành văn hóa chất lượng; kiện toàn đơn vị chuyên trách và tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ chuyên trách. Xây dựng một số đơn vị kiểm định chất lượng giáo dục.
3.4. Triển khai đánh giá theo chuẩn đầu ra; thu thập thông tin phản hồi về chất lượng dạy và học, tình hình việc làm của sinh viên; tự đánh giá trường và chương trình giáo dục; đăng ký đánh giá ngoài; khuyến khích tổ chức đánh giá đồng cấp để cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục đại học.
3.5. Tăng cường vai trò quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan chủ quản đối với các trường trong việc triển khai công tác đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục, nhất là đối với tiến độ tự đánh giá, cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục dựa trên kết quả đánh giá.
4. Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
4.1. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và nâng cao chất lượng đào tạo.
4.2. Tăng cường gắn đào tạo với nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ; đẩy mạnh hợp tác giữa cơ sở đào tạo với cơ sở nghiên cứu khoa học và với doanh nghiệp, phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
4.3. Khuyến khích nghiên cứu khoa học chung với các cơ sở đào tạo nghiên cứu khoa học và doanh nghiệp trong và ngoài nước.
4.4. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học tập trung nguồn lực, ưu tiên kinh phí cho nghiên cứu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
5. Công tác tổ chức và cán bộ
5.1. Triển khai, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Nghị định số
115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.
5.2. Thành lập Hội đồng hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng khối ngành, để tư vấn cho Bộ trưởng những vấn đề có liên quan đến phát triển ngành, đến hoạt động của các trường và phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau.
5.3. Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ theo hướng dẫn của các cấp và theo chiến lược phát triển của các trường.
5.4. Tiếp tục đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các trường đủ điều kiện và năng lực tự chủ.
5.5. Các trường rà soát và hoàn thiện quy chế tổ chức và hoạt động cho phù hợp với tình hình mới của ngành và đơn vị.
6. Hợp tác và đào tạo quốc tế
6.1. Đẩy mạnh việc ký kết các điều ước và thỏa thuận quốc tế về giáo dục đại học.
6.2. Nâng cao hiệu quả của công tác hợp tác và đào tạo quốc tế thông qua việc tổ chức các hội nghị, hội thảo, trao đổi chuyên gia, triển khai dự án với nước ngoài ở các cơ sở giáo dục đại học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học.
6.3. Rà soát, kiểm tra, thanh tra các chương trình hợp tác đào tạo với nước ngoài, các cơ sở có liên kết đào tạo với nước ngoài, các cơ sở giáo dục đại học nước ngoài hoạt động ở Việt Nam, các trung tâm tư vấn du học.
7. Công tác quy hoạch, kế hoạch, tài chính và tăng cường cơ sở vật chất
7.1. Các Vụ, Cục liên quan của Bộ phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của Bộ Xây dựng, các Bộ ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các trường đại học, cao đẳng xây dựng tiêu chí di dời và quy hoạch hệ thống các trường đại học, cao đẳng tại vùng Thủ đô Hà Nội và vùng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 699/QĐ-TTg và số 700/QĐ-TTg ngày 2 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
7.2. Căn cứ các tiêu chí quy định, các trường tự chủ, tự chịu trách nhiệm xác định chỉ tiêu tuyển sinh năm 2012 phù hợp với các điều kiện bảo đảm chất lượng (tỷ lệ sinh viên/giảng viên, diện tích sàn xây dựng,…). Điều chỉnh chỉ tiêu chính quy để giải quyết mối quan hệ giữa quy mô và chất lượng, đồng thời tiếp tục giảm chỉ tiêu không chính quy để nâng cao chất lượng đào tạo.
7.3. Các trường rà soát, điều chỉnh, bổ sung và xây dựng quy hoạch phát triển tổng thể trường giai đoạn 2011 - 2020, trình cơ quan chủ quản phê duyệt. Có kế hoạch cụ thể để thực hiện quy hoạch và đề án phát triển trường đã được phê duyệt.
7.4. Các trường xây dựng mức học phí của các chương trình đại trà phù hợp với mức trần học phí quy định tại Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ; xây dựng mức học phí chương trình chất lượng cao để trang trải chi phí đào tạo. Rà soát quy chế chi tiêu nội bộ để điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với thực tế và các chế độ, chính sách mới ban hành.
7.5. Thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ tại đơn vị; qui chế công khai tài chính đối với việc phân bổ, quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước và công khai quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
7.6. Các trường và các cơ quan liên quan công bố công khai và thực hiện tốt các chính sách miễn giảm học phí, chính sách tín dụng sinh viên nhằm đảm bảo sinh viên thuộc diện chính sách, sinh viên hoàn cảnh khó khăn có khả năng học tập đều được đi học.
7.7. Tập trung đầu tư cho một số trường đại học trọng điểm và các trường đóng tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng cao, miền núi, vùng dân tộc thiểu số.
8. Công tác học sinh, sinh viên
8.1. Triển khai thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh trong các hoạt động học tập và rèn luyện của học sinh, sinh viên gắn với các cuộc vận động khác của ngành.
8.2. Triển khai mạnh mẽ việc đổi mới quản lý công tác học sinh, sinh viên trên cơ sở đổi mới giáo dục đại học theo Chỉ thị số 296 của Thủ tướng Chính phủ.
8.3. Tổ chức các hoạt động ngoại khoá, hoạt động Đoàn, Hội, đánh giá kết quả rèn luyện đối với học sinh, sinh viên trong điều kiện đào tạo theo tín chỉ.
8.4. Đổi mới công tác giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên; tăng cường tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, câu lạc bộ; đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
8.5. Tiếp tục thành lập, kiện toàn trung tâm hoặc phòng tư vấn việc làm và quan hệ với doanh nghiệp, tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan đến đáp ứng chất lượng đầu ra về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, thái độ của sinh viên.
9. Công tác thanh tra, kiểm tra
9.1. Tăng cường công tác thanh tra thi và tuyển sinh; thanh tra liên kết đào tạo và đào tạo. Kiểm tra điều kiện bảo đảm chất lượng của các nhà trường.
9.2. Thanh tra việc đổi mới quản lý giáo dục ở các trường và cơ quan quản lý giáo dục theo Chỉ thị số 296 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 115/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
9.3. Tăng cường hoạt động tự kiểm tra và thanh tra nội bộ ở các trường.
9.4. Chỉ đạo và phối hợp với Thanh tra các Bộ ngành và Thanh tra các địa phương thực hiện việc thanh tra, kiểm tra các cơ sở đào tạo theo thẩm quyền và chức năng nhiệm vụ quy định tại Nghị định số 115 của Chính phủ.
10. Công tác soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học
10.1. Xây dựng đề án đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.
10.2. Tiếp tục hoàn thiện dự án Luật giáo dục đại học để trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp thứ 3 Quốc hội Khóa XIII.
10.3. Rà soát, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành; đẩy nhanh tiến độ xây dựng và ban hành kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật mới về giáo dục đại học.
Giám đốc các đại học, học viện, hiệu trưởng các trường đại học, trường cao đẳng; Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.
Các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các trường thực hiện các nhiệm vụ đề ra; kịp thời tiếp nhận các báo cáo, phản ánh tình hình và đề xuất các biện pháp chỉ đạo để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện.
Chỉ thị này được phổ biến tới tất cả cán bộ, công chức, viên chức ở cơ quan quản lý giáo dục đại học, các cơ sở giáo dục đại học thuộc các loại hình công lập và ngoài công lập để quán triệt và thực hiện./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |