Nghị định 58/1999/NĐ-CP của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính, tái lập các huyện Dầu Tiếng, Phú Giáo, Dĩ An và thành lập các xã thuộc các huyện Dầu Tiếng và Dĩ An tỉnh Bình Dương

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải VB
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Nghị định 58/1999/NĐ-CP

Nghị định 58/1999/NĐ-CP của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính, tái lập các huyện Dầu Tiếng, Phú Giáo, Dĩ An và thành lập các xã thuộc các huyện Dầu Tiếng và Dĩ An tỉnh Bình Dương
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:58/1999/NĐ-CPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị địnhNgười ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
23/07/1999
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Địa giới hành chính

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 58/1999/NĐ-CP

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Nghị định 58/1999/NĐ-CP DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 58/1999/NĐ-CP NGÀY 23 THÁNG 7 NĂM 1999
VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH, TÁI LẬP CÁC
HUYỆN DẦU TIẾNG, PHÚ GIÁO, DĨ AN VÀ THÀNH LẬP Xà THUỘC
CÁC HUYỆN DẦU TIẾNG VÀ DĨ AN TỈNH BÌNH DƯƠNG

 

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Xét đề nghị của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương và Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ,

NGHỊ ĐỊNH:

 

Điều 1. Nay tái lập các huyện Dầu Tiếng, Phú Giáo và Dĩ An tỉnh Bình Dương như sau:

1. Tái lập huyện Dầu Tiếng trên cơ sở 72.010 ha diện tích tự nhiên và 82.787 nhân khẩu của huyện Bến Cát:

Huyện Dầu Tiếng có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã Định An, Định Hiệp, Minh Hòa, Minh Tân, Minh Thạnh, Long Tân, An Lập, Thanh An, Thanh Tuyền, Long Hòa và thị trấn Dầu Tiếng.

Địa giới hành chính huyện Dầu Tiếng: Đông giáp huyện Bến Cát; Tây giáp tỉnh Tây Ninh; Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh; Bắc giáp tỉnh Bình Phước.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bến Cát có 58.652 ha diện tích tự nhiên và 104.434 nhân khẩu, gồm 15 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã: Cây Trường II, Trừ Văn Thố, Long Nguyên, Lai Hưng, Thới Hòa, Chánh Phú Hòa, Tân Định, Hòa Lợi, Phú An, An Tây, An Điền, Hưng Hòa, Tân Hưng, Lai Uyên và thị trấn Mỹ Phước

Địa giới hành chính huyện Bến Cát: Đông giáp huyện Phú Giáo và Tân Uyên; Tây giáp huyện Dầu Tiếng và thành phố Hồ Chí Minh; Nam giáp thị xã Thủ Dầu Một; Bắc giáp tỉnh Bình Phước.

2. Tái lập huyện Phú Giáo trên cơ sở 53.861 ha diện tích tự nhiên và 58.207 nhân khẩu của huyện Tân Uyên:

Huyện Phú Giáo có 9 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã Vĩnh Hòa, An Bình, An Linh, Tân Hiệp, Phước Sang, Phước Hòa, An Long, Tân Long và thị trấn Phước Vĩnh.

Địa giới hành chính huyện Phú Giáo: Đông giáp tỉnh Đồng Nai; Tây giáp huyện Bến Cát; Nam giáp huyện Tân Uyên; Bắc giáp tỉnh Bình Phước.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính huyện Tân Uyên có 61.117 ha diện tích tự nhiên và 115.104 nhân khẩu, gồm 18 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã: Tân Bình, Vĩnh Tân, Phú Chánh, Tân Vĩnh Hiệp, Khánh Bình, Thái Hòa, Thạnh Phước, Bạch Đằng, Tân Mỹ, Thường Tân, Lạc An, Tân Thành, Tân Lập, Tân Định, Hội Nghĩa, Bình Mỹ, thị trấn Uyên Hưng và thị trấn Tân Phước Khánh.

Địa giới hành chính huyện Tân Uyên: Đông giáp tỉnh Đồng Nai; Tây giáp huyện Bến Cát và thị xã Thủ Dầu Một; Nam giáp huyện Dĩ An và tỉnh Đồng Nai; Bắc giáp huyện Phú Giáo.

3. Tái lập huyện Dĩ An trên cơ sở 5.735 ha diện tích tự nhiên và 90.455 nhân khẩu của huyện Thuận An.

Huyện Dĩ An có 6 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã Bình An, Tân Bình, Đông Hòa, Tân Đông Hiệp, An Bình và thị trấn Dĩ An.

Địa giới hành chính huyện Dĩ An: Đông giáp tỉnh Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh; Tây giáp huyện Thuận An; Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh; Bắc giáp huyện Tân Uyên.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính huyện Thuận An có 8.246 ha diện tích tự nhiên và 108.505 nhân khẩu, gồm 10 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã: Bình Chuẩn, An Phú , An Sơn, Hưng Định, Thuận Giao, Bình Nhâm, Bình Hòa, Vĩnh Phú, thị trấn Lái Thiêu và thị trấn An Thạnh.

Địa giới hành chính huyện Thuận An: Đông giáp huyện Dĩ An; Tây giáp thành phố Hồ Chí Minh; Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh; Bắc giáp thị xã Thủ Dầu Một và huyện Tân Uyên.

 

Điều 2. Điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập các xã thuộc huyện Dầu Tiếng và huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương như sau:

1. Huyện Dầu Tiếng:

- Điều chỉnh 1.800 ha diện tích tự nhiên và 1.007 nhân khẩu của thị trấn Dầu Tiếng sáp nhập vào xã Định Hiệp.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thị trấn Dầu Tiếng có 3.487 ha diện tích tự nhiên và 17.005 nhân khẩu.

- Thành lập xã Định An trên cơ sở 11.570 ha diện tích tự nhiên và 5.377 nhân khẩu của xã Định Hiệp.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính xã Định Hiệp có 5.402 ha diện tích tự nhiên và 7.420 nhân khẩu.

2. Huyện Dĩ An:

- Điều chỉnh 101 ha diện tích tự nhiên và 2.780 nhân khẩu của xã Tân Đông Hiệp sáp nhập vào thị trấn Dĩ An.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, xã Tân Đông Hiệp có 1.192 ha diện tích tự nhiên và 15.940 nhân khẩu.

- Thành lập xã An Bình trên cơ sở 319 ha diện tích tự nhiên và 5.350 nhân khẩu của thị trấn Dĩ An.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thị trấn Dĩ An có 1.049 ha diện tích tự nhiên và 24.116 nhân khẩu.

 

Điều 3. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành. Các quy định trước đây trái Nghị định này đều bãi bỏ.

 

Điều 4. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương, Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi