Nghị quyết 08/NQ-HĐND Hà Nội 2019 chủ trương đầu tư dự án sử dụng vốn đầu tư công trung hạn

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Nghị quyết 08/NQ-HĐND

Nghị quyết 08/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội về việc cho ý kiến, phê duyệt chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án sử dụng vốn đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2016-2020 của Thành phố Hà Nội
Cơ quan ban hành: Hội đồng nhân dân TP. Hà NộiSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:08/NQ-HĐNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị quyếtNgười ký:Nguyễn Thị Bích Ngọc
Ngày ban hành:08/07/2019Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đầu tư
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

---------------

Số: 08/NQ-HĐND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------

Hà Nội, ngày 08 tháng 7 năm 2019

 

 

NGHỊ QUYẾT

Về cho ý kiến, phê duyệt chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án sử dụng vốn đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2016-2020 của thành phố Hà Nội

-------------

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ 9

(từ ngày 08/7/2019 đến ngày 10/8/2019)

 

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật Đầu tư công năm 2014;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015;

Căn cứ các nghị định của Chính phủ: Số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công; Số 120/2018/NĐ-CP ngày 13/9/2018 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công và Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02/12/2016 của Chính phủ về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020;

Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tại tờ trình số 100/TTr-UBND ngày 20/6/2019 về việc cho ý kiến, phê duyệt chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án sử dụng vốn đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2016-2020 của thành phố Hà Nội; các báo cáo thẩm tra số 38/BC-HĐND ngày 01/7/2019 và số 50/BC-HĐND ngày 06/7/2019 của Ban Kinh tế - Ngân sách; các văn bản giải trình số 2818/UBND-KH&ĐT ngày 05/7/2019 và 224/BC-UBND ngày 07/7/2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố; ý kiến thảo luận và kết quả biểu quyết của đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố,

 

QUYẾT NGHỊ:

 

Điều 1. Thống nhất chủ trương đầu tư 02 dự án nhóm A sử dụng nguồn vốn ngân sách Thành phố với tổng mức đầu tư dự kiến 5.122.008 triệu đồng trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

Điều 2. Phê duyệt chủ trương đầu tư 23 dự án (bao gồm 22 dự án nhóm B và 01 dự án trọng điểm nhóm C) sử dụng vốn đầu tư công của thành phố Hà Nội, tổng mức đầu tư dự kiến 6.076.709 triệu đồng.

Điều 3. Điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với 04 dự án nhóm B sử dụng vốn đầu tư công của thành phố Hà Nội, tổng mức đầu tư dự kiến 2.746.182 triệu đồng.

(Chi tiết tại 30 phụ lục kèm theo).

Điều 4. Tổ chức thực hiện:

1. Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức thực hiện Nghị quyết.

1.1. Chỉ đạo các đơn vị được giao nhiệm vụ Chủ đầu tư và các đơn vị liên quan thực hiện: Rà soát, chuẩn xác quy mô, nội dung đầu tư, có giải pháp đấu nối thích hợp, khớp nối đồng bộ, lựa chọn phương án, giải pháp kĩ thuật phù hợp, đảm bảo tránh trùng lặp, tiết kiệm, hiệu quả và tổ chức triển khai thực hiện; Xác định nguồn gốc đất đai, xây dựng phương án, kinh phí giải phóng mặt bằng đảm bảo đúng chế độ, chính sách hiện hành; Đối với các dự án giao thông áp dụng đúng quy định xử lý các trường hợp đất không đủ điều kiện về mặt bằng xây dựng đang tồn tại dọc theo các tuyến đường giao thông và nguyên tắc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng đường giao thông mới trên địa bàn thành phố Hà Nội; Lập hồ sơ xin ý kiến thóa thuận bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về các chỉ tiêu thiết kế, phương án kỹ thuật và quy mô dự án đối với dự án có liên quan đến đê điều; Trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án theo đúng quy định của Luật Đầu tư công và pháp luật liên quan; Trong công tác lập, trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cần lưu ý thực hiện (hoặc giải trình việc không thực hiện) ý kiến của các sở, ngành đã đóng góp tại bước lập, trình, thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.

1.2. Chỉ đạo các sở, ngành liên quan căn cứ theo chức năng nhiệm vụ được giao: Thường xuyên rà soát tiến độ đầu tư của các dự án, tăng cường kiểm tra, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách; tránh lãng phí, thất thoát trong quá trình đầu tư xây dựng công trình; hướng dẫn, phối hợp cùng Chủ đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện dự án; giải quyết các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi giúp Chủ đầu tư hoàn thành dự án đảm bảo đúng mục tiêu, tiến độ, chất lượng công trình.

1.3. Trong xây dựng kế hoạch và điều hành kế hoạch đầu tư công hằng năm, sắp xếp bố trí vốn các dự án theo thứ tự ưu tiên đã được Hội đồng nhân dân Thành phố quyết nghị, trong đó ưu tiên đầu tư các dự án thuộc danh mục công trình trọng điểm, các dự án triển khai các chương trình công tác lớn, các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội Thành phố giai đoạn 2016-2020 của Thành phố, các dự án giải quyết nhu cầu dân sinh bức xúc, kiến nghị chính đáng của cử tri.

 

1.4. Trong công tác xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021-2025 lưu ý cân đối nguồn vốn ngân sách cấp Thành phố và ngân sách cấp huyện (đối với các dự án có sử dụng ngân sách cấp huyện) theo tiến độ đảm bảo hoàn thành các dự án theo thời gian thực hiện dự án đã được phê duyệt.

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và các đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

3. Đề nghị Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam các cấp tham gia giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 08/7/2019 và có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

Nơi nhận:

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

- Chính phủ;

- Ban công tác đại biểu thuộc UBTV Quốc hội;

- VP Quốc hội, VP Chính phủ;

- Thường trực Thành ủy;

- Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội;

- TT HĐND, UBND, UB MTTQ Thành phố;

- Các Ban Đảng, các Ban HĐND Thành phố;

- Các văn phòng: Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố;

- Các sở: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Giao thông - Vận tải; Xây dựng; Tài nguyên và Môi trường; Quy hoạch - Kiến trúc;

- Đại biểu HĐND Thành phố;

- Thường trực HĐND, UBND các quận, huyện, thị xã;

- Các BQLDA ĐTXDCT: Giao thông; Dân dụng & Công nghiệp; Nông nghiệp và phát triển nông thôn;

- Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội;

- Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội;

- Công báo Thành phố, Cổng giao tiếp điện tử Thành phố;

- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH

 

 

 

 

 

Nguyễn Thị Bích Ngọc

 

Phụ lục 1

DANH MỤC DỰ ÁN HĐND THÀNH PHỐ CHO Ý KIẾN, PHÊ DUYỆT CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ ĐIỀU CHỈNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ TẠI KỲ HỌP THỨ 9

(Kèm theo Nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 08/7/2019 của HĐND Thành phố)

 

TT

Dự án

Nhóm dự án

TMĐT

Thời gian thực hiện

Chủ đầu tư

Ghi chú

B

B

Tr.đ

C

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

2

26

1

13.944.899

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Cho ý kiến về chủ trương đầu tư dự án

2

 

 

5.122.008

 

 

 

I.1

Các lĩnh vực hoại động kinh tế

2

 

 

5.122.008

 

 

 

*

Lĩnh vực hạ tầng giao thông

2

 

 

5.122.008

 

 

 

1

Xây dựng tuyến đường kết nối đường Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường Vành đai 3

1

 

 

2.560.752

2020-2022

BQLDA ĐTXD CT Giao thông

Phụ lục 2

2

Xây dựng cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 2)

1

 

 

2.561.256

2020-2022

BQLDA ĐTXD CT Giao thông

Phụ lục 3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án

 

22

1

6.076.709

 

 

 

I.1

Lĩnh vực giáo dục đào tạo và dạy nghề

 

3

 

174.660

 

 

 

1

Xây dựng, cải tạo trường THPT Phúc Thọ, huyện Phúc Thọ

 

1

 

62.860

2019-2021

UBND huyện Phúc Thọ

Phụ lục 4

2

Cải tạo, nâng cấp trường THPT Tiến Thịnh, huyện Mê Linh

 

1

 

45.000

2020-2021

UBND huyện Mê Linh

Phụ lục 5

3

Đầu tư nghề trọng điểm công nghệ ô tô cấp độ quốc tế tại Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hả Nội

 

1

 

66.800

2019-2020

Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội

Phụ lục 6

NSTP chi mua sắm trang thiết bị dạy nghề (khoảng 54,6 tỉ đồng); Vốn sự nghiệp Nhà trường chi phần còn lại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I.2

Lĩnh vực an ninh và trật tự an toàn xã hội

 

 

1

77.653

 

 

 

1

Đầu tư xây dựng bển lẩy nước chữa cháy và lắp mới bổ sung các trụ nước chữa cháy trên địa bàn quận Long Biên

 

 

1

77.653

2020-2021

UBND quận Long Biên

Phụ lục 7

Đầu tư từ ngân sách quận Long Biên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I.3

Các lĩnh vực hoạt động kinh tế

 

19

 

5.824.396

 

 

 

*

Lĩnh vực hạ tầng giao thông

 

14

 

4.825.764

 

 

 

1

Mở rộng phố Nguyễn Phong Sắc đoạn từ phố Nghĩa Tân đến đường Hoàng Quốc Việt (tuyến đường số 65), quận Cầu Giấy

 

1

 

477.512

2019-2022

UBND quận Cầu Giấy

Phụ lục 8

2

Xây dựng tuyến đường từ nút giao thông đường Tam Trinh đến điểm giao cát với tuyến đường Minh Khai - Vĩnh Tuy - Yên Duyên, quận Hoàng Mai

 

1

 

462.966

2019-2021

UBND quận Hoàng Mai

Phụ lục 9

Kinh phí xây lắp từ vốn hỗ trợ không hoàn lại của Công ty cổ phần Vinhome. Phần còn lại từ NSTP

3

Cải tạo, nâng cấp tuyến đường TL412 (đoạn qua thị trấn Tây Đằng đi hồ Suổi Hai), huyện Ba Vì

 

1

 

255.464

2019-2022

UBND huyện Ba Vì

Phụ lục 10

4

Nâng cấp, mở rộng quốc lộ 21B đoạn từ đầu đường tỉnh lộ 427 tới thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai

 

1

 

345.492

2020-2022

UBND huyện Thanh Oai

Phụ lục 11

5

Xây dựng tuyến đường nối tiểp đường tỉnh 421B đoạn cầu vượt Sài Sơn qua khu hành chính huyện Quốc Oai kết nối với đường tỉnh 421B (đoạn Thạch Thán - Xuân Mai)

 

1

 

527.688

2020-2023

BQLDA ĐTXD CT Giao thông

Phụ lục 12

6

Xây dựng tuyến đường phát triển phía Tây Nam huyện Quốc Oai từ đường tỉnh 421B đi đường tỉnh 419 nối với đường tỉnh 423 hiện trạng

 

1

 

378.105

2020-2023

BQLDA

ĐTXD CT Giao thông

Phụ lục 13

7

Xây dựng tuyến đường 16,25m theo quy hoạch từ đường 21m đến hành lang chân đê Đuống - Phù Đổng, phường Phúc Lợi, quận Long Biên

 

1

 

90.001

2019-2022

UBND quận Long Biên

Phụ lục 14

Đầu tư từ ngân sách quận Long Biên

8

Xây dựng tuyến đường 25m từ khu trung tâm thương mại Gia Thụy đến đường 40m khu đô thị mới Việt Hưng, phường Việt Hưng, quận Long Biên

 

1

 

283.033

2019-2022

UBND quận Long Biên

Phụ lục 15

Đầu tư từ ngân sách quận Long Biên

9

Xây dựng tuyến đường số 8 và một số tuyến đường kết nối khu vực Bắc Cổ Nhuế - Chèm, quận Bắc Từ Liêm

 

1

 

602.647

2019-2022

BQLDA ĐTXD CT Dân dụng & Công nghiệp

Phụ lục 16

10

Nâng cấp, cải tạo đường tỉnh lộ 429C đoạn từ cầu Bầu đến cầu Hậu Xá, huyện Ứng Hòa

 

1

 

304.541

2020-2022

UBND huyện Ứng Hòa

Phụ lục 17

11

Đường nối Quốc lộ 32 với Quốc lộ 21A thuộc địa bàn huyện Phúc Thọ và thị xã Sơn Tây, Tỉnh lộ 416

 

1

 

363.319

2020-2022

UBND huyện Phúc Thọ

Phụ lục 18

12

Xây dựng cầu qua sông Nhuệ trên tuyến đường Dịch Vọng - Phú Mỹ - Cầu Diễn và đường nối ra Quốc lộ 32, quận Nam Từ Liêm và quận Bắc Từ Liêm

 

1

 

380.446

2019-2022

BQLDA ĐTXD CT Giao thông

Phụ lục 19

13

Xây dựng công trình cầu Cương Kiên, quận Nam Từ Liêm

 

1

 

188.680

2019-2022

BQLDA

ĐTXD CT Giao thông

Phụ lục 20

14

Xây dựng cầu vượt tại nứt giao thông đường Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch, quận Đống Đa

 

1

 

165.870

2019-2020

BQLDA ĐTXD CT Giao thông

Phụ lục 21

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*

Lĩnh vực hạ tầng kĩ thuật

 

1

 

164.862

 

 

 

1

Cải tạo môi trường hồ Tứ Liên, quận Tây Hồ

 

1

 

164.862

2019-2021

UBND quận Tây Hồ

Phụ lục 22

Ngân sách quận Tây Hồ chi bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (khoảng 60 tỉ đồng); Kinh phí tài trợ không hoàn lại của Công ty cổ phân đầu tư và phát triển công nghệ Mefrimex chi phần còn lại (khoảng 104 tỉ đồng)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*

Lĩnh vực đê điều

 

3

 

615.140

 

 

 

1

Xây dựng đường hành lang chân đê, chỉnh trang mái đê hữu Đuống, đoạn từ cầu Đuống đến đình Hội Xá, phường Đức Giang và phường Giang Biên, quận Long Biên

 

1

 

192.767

2019-2023

UBND quận Long Biên

Phụ lục 23

Đầu tư từ ngân sách quận Long Biên

2

Xây dựng đường hành lang chân đê, chỉnh trang mái đê hữu Đuống, đoạn từ đình Hội Xá đến cầu Phù Đổng, phường Phúc Lợi, quận Long Biên

 

1

 

316.283

2019-2023

UBND quận Long Biên

Phụ lục 24

Đầu tư từ ngân sách quận Long Biên

3

Cải tạo, nâng cấp mặt đê sông Hồng (đoạn từ xã Ninh Sở đến xã Vạn Điểm), huyện Thường Tín

 

1

 

106.090

2020-2022

UBND huyện Thường Tín

Phụ lục 25

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*

Lĩnh vực thủy lợi

 

1

 

218.630

 

 

 

1

Cải tạo, nâng cấp sông Cầu Bây, huyện Gia Lâm

 

1

 

218.630

2019-2021

BQLDA ĐTXD CT Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

Phụ lục 26

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án

 

4

 

2.746.182

 

 

 

///.1

Lĩnh vực hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể

 

2

 

1.098.949

 

 

 

1

Xây dựng trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội

 

1

 

725.949

2019-2021

BQLDA ĐTXD CT Dân dụng & Công nghiệp

Phụ lục 27

2

Xây dựng trụ sở làm việc Quận ủy - HĐND - UBND quận Bắc Từ Liêm

 

1

 

373.000

2017-2020

ỤBND quận Bắc Từ Liêm

Phụ lục 28

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III.2

Các lĩnh vực hoạt động kinh tế

 

1

 

7.498.200

 

 

 

*

Lĩnh vực hạ tầng giao thông

 

1

 

7.498.200

 

 

 

1

Xây dựng đường Tây Thăng Long (đoạn từ đường Phạm Văn Đồng đến đường Văn Tiến Dũng), quận Bắc Từ Liêm

 

1

 

1.498.200

2017-2021

UBND quận BắcTừ Liêm

Phụ lục 29

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III.3

Lĩnh vực hợp tác với tỉnh bạn

 

1

 

149.033

 

 

 

1

Xây dựng công trình biểu tượng cột cờ Hà Nội tại tỉnh Cà Mau

 

1

 

149.033

2016-2019

BQLDA ĐTXD CT Dân dụng & Công nghiệp

Phụ lục 30

 

 

Phụ lục 2

Thống nhất chủ trương đầu tư dự án Xây dựng tuyến đường kết nối đường Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường Vành đai 3

(Kèm theo nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 08/7/2019 của HĐND Thành phố)

------------

 

1. Mục tiêu đầu tư: Hình thành tuyến đường theo quy hoạch, giải quyết tình trạng ùn tắc, đảm bảo trật tự an toàn giao thông cho khu vực nội thành, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì và khu vực phía Nam, Đông Nam trung tâm Thành phố.

2. Quy mô đầu tư: Tổng chiều dài tuyến đường khoảng L = 2.340m có B = 60m (6 làn xe cơ giới B = 3,5m, 2 làn xe hỗn hợp B = 7m, phân cách giữa, phân cách bên, vỉa hè 2 bên), điểm đầu tuyến tại điểm cuối nhánh rẽ phải từ cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ vào đường 70 thuộc nút giao Tứ Hiệp (nhánh N1A) và điểm cuối là nút giao với đường Vành đai 3.

3. Dự án nhóm A.

4. Tổng mức đầu tư dự kiến: 2.560.752 triệu đồng.

5. Nguồn vốn: Ngân sách thành phố Hà Nội.

6. Địa điểm thực hiện dự án: Quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2020-2022.

 

Phụ lục 3

Thống nhất chủ trương đầu tư dự án Xây dựng cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 2)

(Kèm theo nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 08/7/2019 của HĐND Thành phố)

------------

 

1. Mục tiêu đầu tư: Hoàn thiện toàn bộ đường Vành đai 2, tăng cường kết nối 2 bên bờ sông Hồng, tạo tiền đề hình thành chuỗi đô thị phía Bắc của Thủ đô.

2. Quy mô đầu tư: Hoàn thiện toàn bộ mặt cắt (với một cây cầu nữa) với quy mô và hình dáng giống như cây cầu giai đoạn 1 (tim cầu giai đoạn 2 nằm song song và cách tim cầu giai đoạn 1 về phía hạ lưu sông Hồng 21,5m, cụ thể:

- Cầu được thiết kế vĩnh cửu BTCT và BTCT DƯL, điểm đầu giao đường Trần Quang Khải - Nguyễn Khoái - Minh Khai quận Hai Bà Trưng, điểm cuối giao đường Long Biên - Thạch Bàn quận Long Biên, tổng chiều dài cầu và đường dẫn khoảng L = 3.504m, chiều cao thông thuyền H = 10m, bề rộng thông thuyền B = 80m, mặt cắt ngang cầu B = 19,25m (4 làn xe bao gồm 2 làn xe cơ giới, 1 làn xe buýt, 1 làn tổng hợp và dải đi bộ).

- Xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kĩ thuật, chiếu sáng, tổ chức giao thông,... và hệ thống đường gom đảm bảo theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.

3. Dự án nhóm A.

4. Tổng mức đầu tư dự kiến: 2.561.256 triệu đồng.

5. Nguồn vốn: Ngân sách thành phố Hà Nội.

6. Địa điểm thực hiện dự án: Quận Hai Bà Trưng và quận Long Biên.

7.Thời gian thực hiện dự án: Năm 2020-2022.

 

Phụ lục 4

Chủ trương đầu tư dự án Xây dựng cải tạo trường THPT Phúc Thọ, huyện Phúc Thọ

(Kèm theo nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 08/7/2019 của HĐND Thành phố)

------------

 

1. Mục tiêu đầu tư: Xây dựng, cải tạo trường THPT đạt chuẩn Quốc gia.

2. Quy mô đầu tư:

- Phá dỡ nhà lớp học 3 tầng xây dựng năm 1978, nhà thể chất xây dựng năm 2000, nhà vệ sinh 3 tầng xây dựng năm 2008 và các công trình đã xuống cấp (các hạng mục phải được kiểm định chất lượng, đánh giá cụ thể và được chấp thuận phá dỡ của cơ quan có thẩm quyền; hạng mục nào chưa được phép phá dỡ thì cần có phương án cải tạo, sửa chữa đảm bảo an toàn, hiệu quả).

- Xây mới 24 phòng học, 01 phòng đoàn đội, 01 nhà tập đa năng, hệ thống phòng cháy chữa cháy; cải tạo các công trình đảm bảo chức năng: 02 phòng học, 9 phòng bộ môn, 01 thư viện học sinh, 01 thư viện giáo viên, 01 phòng hội đồng; 01 phòng truyền thống, 06 phòng tổ bộ môn, 01 kho thiết bị, các phòng Ban Giám hiệu, 01 văn phòng, 01 phòng hội trường; xây mới, cải tạo một số hạng mục phụ trợ khác nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và giảng dạy; đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và trang bị thiết bị nhà trường.

3. Dự án nhóm B.

4. Tổng mức đầu tư dự kiến: 62.860 triệu đồng.

5. Nguồn vốn: Ngân sách thành phố Hà Nội.

6. Địa điểm thực_hiện dự án Huyện Phúc Thọ.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2019-2021.

8. Chủ đầu tư: UBND huyện Phúc Thọ.

 

Phụ lục 5

Chủ trương đầu tư dự án Cải tạo, nâng cấp trường THPT Tiến Thịnh, huyện Mê Linh

(Kèm theo nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 08/7/2019 của HĐND Thành phố)

-----------

 

1. Mục tiêu đầu tư: Xây dựng trường THPT đạt chuẩn Quốc gia.

2. Quy mô đầu tư: Xây mới nhà lớp học bộ môn 8 phòng (01 phòng Vật lý, 01 phòng Hóa học, 01 phòng Sinh học, 01 phòng Công nghệ, 02 phòng Tin học, 02 phòng Ngoại ngữ, kho dụng cụ), nhà thể chất, sân thể thao, nhà bảo vệ, nhà để xe, nhà cầu nối; cải tạo nhà lớp học số 2 và số 3 quy mô 30 phòng học, nhà hiệu bộ 02 tầng; cải tạo, xây mới hệ thống hàng rào bao quanh dự án và hệ thống hạ tầng kỹ thuật (không bao gồm hạng mục đã được Thành phố đầu tư năm 2018). Đầu tư đồng bộ trang thiết bị phục vụ học tập và giảng dạy

3. Dự án nhóm B.

4. Tổng mức đầu tư dự kiến: 45.000 triệu đồng.

5. Nguồn vốn: Ngân sách thành phố Hà Nội.

6. Địa điểm thực hiện dự án: Huyện Mê Linh.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2020-2021.

8. Chủ đầu tư: UBND huyện Mê Linh.

 

Phụ lục 6

Chủ trương đầu tư dự án Đầu tư nghề trọng điểm công nghệ ô tô cấp độ quốc tế tại Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội

(Kèm theo nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 08/7/2019 của HĐND Thành phố)

---------

 

1. Mục tiêu đầu tư: Mua sắm trang thiết bị, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, phát triển chương trình nghề trọng điểm Công nghệ ô tô cấp độ quốc tế tại Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội để đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ chuyên môn kỹ thuật, có kỹ năng nghề nghiệp trong ngành công nghệ ô tô, góp phần thúc đẩy kinh tế - kỹ thuật của Thủ đô.

2. Quy mô đầu tư: Mua sắm trang thiết bị, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, phát triển chương trình đảm bảo điều kiện đào tạo thí điểm cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng của Đức và của Việt Nam nghề trọng điểm Công nghệ ô tô cấp độ quốc tế theo Bộ chương trình chuyển giao từ CHLB Đức, cụ thể:

- Mua sắm thiết bị nghề trọng điểm Công nghệ ô tô: Các danh mục trang thiết bị, đảm bảo phù hợp danh mục trang thiết bị theo Quyết định số 926/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/7/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc cho phép sử dụng 22 Bộ chương trình chuyển giao từ CHLB Đức.

- Đào tạo tiếng Anh cho giáo viên

- Đào tạo chuyên ngành cho giáo viên.

- In ấn chương trình, giáo trình, tài liệu Bộ chương trình nghề Công nghệ ô tô đã được chuyển giao từ CHLB Đức cho giáo viên và học viên Nhà trường.

3. Dự án nhóm B.

4. Tổng mức đầu tư dự kiến: 66.800 triệu đồng.

5. Nguồn vốn: Ngân sách thành phố Hà Nội chi mua sắm trang thiết bị dạy nghề Công nghệ ô tô cấp độ quốc tế (khoảng 54,6 tỉ đồng); vốn sự nghiệp Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội chi phần còn lại.

6. Địa điểm thực hiện dự án: Quận Nam Từ Liêm.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2019-2020.

8. Chủ đầu tư: Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội.

 

Phụ lục 7

Chủ trương đầu tư dự án Đầu tư xây dựng bến lấy nước chữa cháy và lắp mới bổ sung các trụ nước chữa cháy trên địa bàn quận Long Biên

(Kèm theo nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 08/7/2019 của HĐND Thành phố)

-----------

 

1. Mục tiêu đầu tư: Bổ sung số lượng trụ nước chữa cháy trên địa bàn quận Long Biên, đặc biệt ở những khu vực mật độ dân cư lớn có nguy cơ cháy nổ cao, nâng cao hiệu quả công tác chữa cháy; hoàn thiện hệ thống cấp nước chữa cháy của quận Long Biên, góp phần đảm bào an sinh xã hội, bảo vệ tài sản của nhân dân, ổn định và thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội Thủ đô.

2. Quy mô đầu tư: Đầu tư xây dựng, lắp đặt bổ sung tổng số khoảng 588 trụ nước chữa cháy đồng bộ cùng hệ thống ống cấp nước đảm bảo áp lực, lưu lượng nước theo tiêu chuẩn tại các tuyến đường, phố (bao gồm cả các tuyến đường, phố thuộc Thành phố quản lý), ngõ và tại các khu tập thể cũ, chợ, chung cư mini trên địa bàn quận Long Biên. Đầu tư xây dựng 21 bến lấy nước phục vụ lấy nước chữa cháy trên địa bàn quận Long Biên (cải tạo 21 ao, hồ hiện trạng đảm bảo xe chữa cháy tiếp cận được để lấy nước phục vụ chữa cháy).

3. Dự án trọng điểm nhóm C.

4. Tổng mức đầu tư dự kiến: 77.653 triệu đồng.

5. Nguồn vốn: Ngân sách quận Long Biên.

6. Địa điểm thực hiện dự án: Quận Long Biên.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2020-2021.

8. Chủ đầu tư: UBND quận Long Biên.

 

Phụ lục 8

Chủ trương đầu tư dự án Mở rộng phố Nguyễn Phong Sắc đoạn từ phố Nghĩa Tân đến đường Hoàng Quốc Việt (tuyến đường số 65), quận Cầu Giấy

(Kèm theo nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 08/7/2019 của HĐND Thành phố)

--------------

 

1. Mục tiêu đầu tư: Hoàn chỉnh đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và giao thông theo quy hoạch chung của quận Cầu Giấy và Thành phố Hà Nội; tăng cường năng lực giao thông, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và quận Cầu Giấy.

2. Quy mô đầu tư: Xây dựng tuyến đường đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch. Chiều dài tuyến đường khoảng L = 280m; điểm đầu: Tim nút giao giữa phố Nghĩa Tân và phố Nguyễn Phong Sắc; điểm cuối: Giao đường Hoàng Quốc Việt; chiều rộng mặt cắt ngang đường B=40m.

3. Dự án nhóm B.

4. Tổng mức đầu tư dự kiến: 477.512 triệu đồng.

5. Nguồn vốn: Ngân sách thành phố Hà Nội.

6. Địa điểm thực hiện dự án: Quận Cầu Giấy.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2019-2022.

8. Chủ đầu tư: UBND quận Cầu Giấy.

 

Phụ lục 9

Chủ trương đầu tư dự án Xây dựng tuyến đường từ nút giao thông đường Tam Trinh đến điểm giao cắt với tuyến đường Minh Khai - Vĩnh Tuy - Yên Duyên, quận Hoàng Mai

(Kèm theo nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 08/7/2019 của HĐND Thành phố)

----------

 

1. Mục tiêu đầu tư: Xây dựng tuyến đường và các hạng mục về hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo mỹ quan, phù hợp với quy hoạch tổng thể; góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực; đáp ứng nhu cầu đi lại, phân luồng, giảm ùn tắc giao thông khu vực dự án.

2. Quy mô đầu tư: Tổng chiều dài tuyến: 718,94m. Điểm đầu Km0 từ nút giao thông đường Tam Trinh với đường Lĩnh Nam; điểm cuối tuyến Km0+718,94 m thuộc khu đô thị mới Ao Mơ. Đường cấp khu vực - Đường chính khu vực. Quy mô mặt cắt ngang đường B = 30m, gồm lòng đường xe chạy rộng 20m (04 làn xe), hè hai bên rộng 2x4,5m, giải phân cách, rãnh gom nước.

3. Dự án nhóm B.

4. Tổng mức đầu tư dự kiến: 462.966 triệu đồng.

5. Nguồn vốn: Kinh phí xây lắp từ vốn hỗ trợ không hoàn lại của Công ty cổ phần Vinhomes. Phần còn lại từ ngân sách thành phố Hà Nội.

6. Địa điểm thực hiện dự án: Quận Hoàng Mai.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2019-2021.

8. Chủ đầu tư: UBND quận Hoàng Mai.

 

Phụ lục 10

Chủ trương đầu dự án Cải tạo nâng cấp tuyến đường TL412 (đoạn qua thị trấn Tây Đằng đi hồ Suối Hai), huyện Ba Vì

(Kèm theo nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 08/7/2019 của HĐND Thành phố)

-------------

 

1. Mục tiêu đầu tư: Cải tạo, nâng cấp tuyến đường theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng làm tiền đề cho sự phát triển giao lưu kinh tế - xã hội khu vực các xã trong toàn huyện với các xã miền núi, kết nối các khu du lịch trọng điểm của huyện, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.

2. Quy mô đầu tư: Cải tạo, nâng cấp tuyến đường đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, tổng chiều dài khoảng L=5.730m; đoạn qua thị trấn Tây Đằng (Km0 ÷ Km1+500) có Bnền = Bmặt + B = 15m + 2x5m = 25m, đoạn ngoài khu dân cư (Km1+500 + Km5+730) có Bnền = Bmặt + Blề = 9m + 2x1,5m = 12m; bao gồm các hạng mục: GPMB, nền mặt đường, hệ thống thoát nước, kè đá, điện chiếu sáng, an toàn giao thông và đồng bộ các hạng mục khác.

3. Dự án nhóm B.

4. Tổng mức đầu tư dự kiến: 255.464 triệu đồng.

5. Nguồn vốn: Ngân sách thành phố Hà Nội.

6. Địa điểm thực hiện dự án: Huyện Ba Vì.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2019-2022.

8. Chủ đầu tư: UBND huyện Ba Vì.

 

Phụ lục 11

Chủ trương đầu tư dự án Nâng cấp, mở rộng quốc lộ 21B đoạn từ đầu đường tỉnh lộ 427 tới thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai

(Kèm theo nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 08/7/2019 của HĐND Thành phố)

-------------

 

1. Mục tiêu đầu tư: Góp phần hoàn chỉnh hệ thống giao thông theo quy hoạch, tạo ra tuyến đường giao thông có cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và đi lại của nhân dân trong khu vực. Góp phân giảm ùn tắc giao thông và tạo mỹ quan đô thị cho huyện Thanh Oai. Phát huy thế mạnh của vận tải đường bộ là phạm vi ngắn, mạng lưới rộng, có hiệu quả trong công việc gom hàng xuất và phân phối hàng tiêu dùng.

2. Quy mô đầu tư:

- Loại, Cấp công trình: Công trình giao thông đường bộ; Cấp II.

- Tổng chiều dài của đoạn tuyến đường dự kiến khoảng 2.610m với mặt cắt ngang nền đường (đoạn trong và ngoài khu dân cư) Bnền= Bmặt + Bphân cách + B (lề) = 2x11,25m + 1,5m + 2x5,5m = 35m.

- Bao gồm các hạng mục: GPMB, nền mặt đường, hệ thống thoát nước, vỉa hè, cây xanh, chiếu sáng; giữ nguyên hiện trạng cầu cũ, thiết kế nối dài về hai phía cầu Nẩy (Km9+292), hệ thống an toàn giao thông và đồng bộ các hạng mục khác.

3. Dự án nhóm B.

4. Tổng mức đầu tư dự kiến: 345.492 triệu đồng.

5. Nguồn vốn: Ngân sách thành phố Hà Nội.

6. Địa điểm thực hiện dự án: huyện Thanh Oai.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2020-2022.

8. Chủ đầu tư: UBND huyện Thanh Oai.

 

Phụ lục 12

Chủ trương đầu tư dự án Xây dựng tuyến đường nối tiếp đường tỉnh 421B đoạn cầu vượt Sài Sơn qua khu hành chính huyện Quốc Oai kết nối với đường tỉnh 421B (đoạn Thạch Thán - Xuân Mai)

(Kèm theo nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 08/7/2019 của HĐND Thành phố)

-------------------

 

1. Mục tiêu đầu tư: Đầu tư xây dựng tuyến đường nối tiếp đường tỉnh 421B đoạn cầu vượt Sài Sơn qua khu hành chính huyện Quốc Oai, kết nối với đường tỉnh 421B (đoạn Thạch Thán - Xuân Mai) theo quy hoạch nhằm giảm tải ùn tắc giao thông đoạn tuyến 421B cũ qua khu vực Thị trấn Quốc Oai vào giờ cao điểm; kết nối giao thông thuận lợi từ Chùa Thầy, Trung tâm huyện đi thị trấn Xuân Mai và ngược lại; tạo điều kiện thuận lợi cho huyện khai thác quỹ đất dọc hai bên tuyên đường đi qua; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội - du lịch tâm linh Chùa Thầy, đặc biệt các xã phía Tây Nam huyện Quốc Oai.

2. Quy mô đầu tư: Đầu tư xây dựng tuyến đường theo quy hoạch với chiều dài khoảng L=3,25 km, điểm đầu tại nút giao vòng xuyến chân cầu vượt Sài Sơn phía Tây Nam đường Đại lộ Thăng Long, điểm cuối giao với đường Thạch Thán - Xuân Mai tại Km7+225; quy mô mặt cẳt ngang rộng B=42m (mặt đường xe chạy hai bên rộng B=2x10,5m; giải phân cách giữa rộng B=6m; hè đường hai bên rộng B=2x7,5m); xây dựng hệ thống cấp, thoát nước; trồng cây xanh; lắp đật hệ thống điện chiếu sáng; tổ chức giao thông, lắp đặt biển báo, sơn kẻ vạch theo Quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN41:2016/BGTVT.

3. Dự án nhóm B.

4. Tổng mức đầu tư dự kiến: 527.688 triệu đồng.

5. Nguồn vốn: Ngân sách thành phố Hà Nội.

6. Địa điểm thực hiện dự án: Huyện Quốc Oai.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2020-2023.

8. Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội.

 

Phụ lục 13

Chủ trương đầu tư dự án Xây dựng tuyến đường phát triển phía Tây Nam huyện Quốc Oai từ đường tỉnh 421B đi đường tỉnh 419 nối với đường tỉnh 423 hiện trạng

(Kèm theo nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 08/7/2019 của HĐND Thành phố)

--------------

 

1. Mục tiêu đầu tư: Đầu tư xây dựng tuyến đường phát triển phía Tây Nam huyện Quốc Oai từ đường tỉnh 421B đi đường tỉnh 419 nối với đường tỉnh 423 hiện trạng theo quy hoạch nhằm giảm tải lưu lượng tham gia giao thông qua đường tỉnh 419 đoạn từ thị trấn Quốc Oai đến ngã ba giao cắt giữa đường tỉnh 419 với đường tỉnh 423 tại xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai; kết nối giao thông thuận lợi giữa các tuyến đường tỉnh 419, đường tỉnh 421B, đường tỉnh 423, đường trục Bắc - Nam huyện Quốc Oai; tạo điều kiện thuận lợi cho Huyện khai thác quỹ đất dọc hai bên tuyến đường đi qua; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt các xã phía Tây Nam huyện Quốc Oai.

2. Quy mô đầu tư: Đầu tư xây dựng tuyến đường theo quy hoạch với chiều dài khoảng L=5,6Km, điểm đầu dự án giao với đường tỉnh 421B tại Km8+300, điểm cuối dự án giao với đường tỉnh 419 tại Km21+100; quy mô mặt cắt ngang rộng B=20,5m; xây dựng hệ thống cấp, thoát nước; trồng cây xanh; lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng; tổ chức giao thông, lắp đặt biển báo, sơn kẻ vạch theo Quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN41:2016/BGTVT.

3. Dự án nhóm B.

4. Tổng mức đầu tư dự kiến: 378.105 triệu đồng.

5. Nguồn vốn: Ngân sách thành phố Hà Nội.

6. Địa điểm thực hiện dự án: Huyện Quốc Oai.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2020-2023.

8. Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Giao thông thành phố Hà Nội.

 

Phụ lục 14

Chủ trương Xây dựng tuyến đường 16,25m theo quy hoạch từ đường 21m đến hành lang chân đê Đuống - Phù Đổng, phường Phúc Lợi, quận Long Biên

(Kèm theo nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 08/7/2019 của HĐND Thành phố)

------------

 

1. Mục tiêu đầu tư: Thực hiện dự án Xây dựng tuyến đường 16,25m theo quy hoạch từ đường 21m đến hành lang chân đê Đuống - Phù Đổng, phường Phúc Lợi, quận Long Biên tạo điều kiện đi lại thuận tiện cho người dân, góp phần giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn quận, tăng cường khả năng kết nối giao thông với hệ thống hạ tầng giao thông khung của quận Long Biên theo quy hoạch đã được phê duyệt. 

2. Quy mô đầu tư: Đầu tư xây dựng tuyến đường gom với tổng chiều dài khoảng 500m, mặt cắt ngang trung bình 16,25m. Điểm đầu: Nối với đường 21m (Đường Phúc Lợi); điểm cuối: Giao với đường hành lang chân đê cầu Đuống, đoạn qua chân cầu Phù Đổng; với đầy đủ hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch (gồm: Nền mặt đường, an toàn giao thông, vỉa hè, cây xanh, cấp thoát nước, cấp điện, chiếu sáng, viễn thông,...).

3. Dự án nhóm B.

4. Tổng mức đầu tư dự kiến: 90.001 triệu đồng.

5. Nguồn vốn: Ngân sách quận Long Biên.

6. Địa điểm thực hiện dự án: Quận Long Biên.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2019-2022.

8. Chủ đầu tư: UBND quận Long Biên.

 

Phụ lục 15

Chủ trương đầu tư dự án Xây dựng tuyến đường 25m từ khu trung tâm thương mại Gia Thụy đến đường 40m khu đô thị mới Việt Hưng, phường Việt Hưng, quận Long Biên

(Kèm theo nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 08/7/2019 của HĐND Thành phố)

------------

 

1. Mục tiêu đầu tư: Tạo điều kiện đi lại thuận tiện cho người dân, góp phần giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn quận, tăng cường khả năng kết nối giao thông với hệ thống hạ tầng giao thông khung của quận Long Biên theo quy hoạch đã được phê duyệt.

2. Quy mô đầu tư: Đầu tư xây dựng tuyến đường với tổng chiều dài khoảng 540m, mặt cắt ngang 25m; điểm đầu: Phố Hoa Lâm, điểm cuối: Phố Kim Quan; với đầy đủ hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch (gồm: Nền mặt đường, an toàn giao thông, vỉa hè, cây xanh, cấp thoát nước, cấp điện, chiếu sáng, viễn thông,...).

3. Dự án nhóm B.

4. Tổng mức đầu tư dự kiến: 283.033 triệu đồng.

5. Nguồn vốn: Ngân sách quận Long Biên.

6. Địa điểm thực hiện dự án: Quận Long Biên.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2019-2022.

8. Chủ đầu tư: UBND quận Long Biên.

 

Phụ lục 16

Chủ trương đầu tư dự án Xây dựng tuyến đường số 8 và một số tuyến đường kết nối khu vực Bắc Cổ Nhuế - Chèm, quận Bắc Từ Liêm

(Kèm theo nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 08/7/2019 của HĐND Thành phố)

-------------

 

1. Mục tiêu đầu tư: Nhằm góp phần hình thành hệ thống hạ tầng khung của khu đô thị Bắc Cổ Nhuế - Chèm, trước mắt là một số tuyến đường để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư đã được Thành phố giao đất trong khu vực triển khai được dự án, các nhà đầu tư thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai, đầu tư dự án, nhà nước có nguồn thu để hoàn thiện hạ tầng theo quy hoạch, thúc đẩy hiện thực hóa quy hoạch đô thị và phát triển kinh tế xã hội khu vực. Từng bước hình thành một khu đô thị khang trang, hiện đại, đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc cảnh quan và môi trường. Đảm bảo đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, phục vụ cho nhu cầu giao thông đi lại thuận tiện cho người dân.

2. Quy mô đầu tư: Đầu tư xây dựng mới một số đoạn tuyến đường hạ tầng khung theo quy hoạch chi tiết khu vực Bắc Cổ Nhuế - Chèm, tỷ lệ 1/500 được phê duyệt gồm:

(1) Tuyến số 2: Chiều dài tuyến L=673,9m (điểm đầu giao với đường Đức Thắng tại trung tâm khu Bắc Cổ Nhuế - Chèm; điểm cuối giao với đường Vành đai phía Đông); chiều rộng mặt đường B=60m.

(2) Tuyến số 6: Chiều dài tuyến L=863,2m gồm: Đoạn 1 (điểm đầu giao với tuyến đường Vành đai phía Bắc; điểm cuối giao với đường Hoàng Tăng Bí) có chiều dài L1=532,1m; chiều rộng mặt đường B=25m; Đoạn 2 (điểm đầu giao với phố Viên; điểm cuối Trường THCS Cổ Nhuế) có chiều dài L2=333m; chiều rộng B=25m.

(3) Tuyến số 7: Chiều dài tuyến L=711,2m (điểm đầu giao cắt với tuyến đường Đức Thắng; điểm cuối giao với tuyến đường Vành đai phía Đông) có chiều rộng mặt đường B=21,25m.

(4) Tuyến số 8: Tổng chiều dài tuyến L=1.723,8m, gồm: Đoạn 1 (từ km0+00 - Km1+248,5), chiều dài L1=1.248,5m, chiều rộng B= 33,5m (Bmặt = 7,5m; Đan rãnh: 2x0,5m; B =2x4m; mương thoát nước 18m); Đoạn 2 (từ km1+659,5 - km2+134,7) có chiều dài L2=457,2m, chiều rộng mặt đường B= 17,5m (Bmặt = 7,5m; Đan rãnh: 2x0,5m; B =2x5m).

(5) Tuyến số 9: Chiều dài tuyến L=527,9m (điểm đầu giao cắt với tuyến đường Đức Thắng; điểm cuối giao với tuyến đường Vành đai phía Đông) có chiều rộng mặt đường B=17,5m.

(6) Tuyến số 10: Chiều dài tuyến L=328,5m (điểm đầu giao cắt với tuyến đường hiện có phía Đông; điểm cuối giao với tuyến đường Vành đai hiện có của khu nhà Resco) có chiều rộng mặt đường B=30m.

Các hạng mục của công trình gồm: nền, mặt đường, hè vỉa, cây xanh, tổ chức giao thông, hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước, chiếu sáng, viễn thông, đấu nối hạ tầng chung khu vực.

3. Dự án nhóm B.

4. Tổng mức đầu tư dự kiến: 602.647 triệu đồng.

5. Nguồn vốn: Ngân sách thành phố Hà Nội.

6. Địa điểm thực hiện dự án: Quận Bắc Từ Liêm.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2019-2022.

8. Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp thành phố Hà Nội.

 

Phụ lục 17

Chủ trương đầu tư dự án Nâng cấp, cải tạo đường tỉnh lộ 429C đoạn từ cầu Bầu đến cầu Hậu Xá, huyện Ứng Hòa

(Kèm theo nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 08/7/2019 của HĐND Thành phố)

-------------

 

1. Mục tiêu đầu tư: Đây là tuyến đường huyết mạch nối từ tỉnh lộ 428 sang tỉnh lộ 429 với đường trục phát triển kinh tế phía Nam thủ đô Hà Nội. Việc đầu tư nâng cấp cải tạo tuyến đường này tạo ra mạng lưới giao thông đồng bộ và thông suốt từ đó rút ngắn quãng đường lưu thông từ trung tâm thủ đô xuống huyện Ứng Hòa, sang các huyện lân cận và ngược lại, tạo súc mạnh thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và của thành phố Hà Nội nói chung.        

2. Quy mô đầu tư: Cải tạo, nâng cấp tuyến đường đạt tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng, có chiều dài khoảng 5,5 km, gồm có 02 đoạn:

- Đoạn Km0+00 -:- Km4+300: Bnền = Bmặt + Blề = 11m + 2x0,5m = 12m.

- Đoạn Km4+300 -:- Km5+500 (trong địa phận thị trấn Vân Đình): Bnền = Bmặt + B = 15m + 2x4,5m = 24m.

Các hạng mục chủ yếu: Nền, mặt đường, hè đường, hệ thống thoát nước, kè gia cố, cống ngang đường và hệ thống an toàn giao thông, chiếu sáng và đồng bộ các hạng mục khác.

3. Dự án nhóm B.

4. Tổng mức đầu tư dự kiến: 304.541 triệu đồng.

5. Nguồn vốn: Ngân sách thành phố Hà Nội.

6. Địa điểm thực hiện dự án: Huyện Ứng Hòa.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2020-2022.

8. Chủ đầu tư: UBND huyện Ứng Hòa.

 

Phụ lục 18

Chủ trương đầu tư dự án Đường nối Quốc lộ 32 với Quốc lộ 21A thuộc địa bàn huyện Phúc Thọ và thị xã Sơn Tây, Tỉnh lộ 416

(Kèm theo nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 08/7/2019 của HĐND Thành phố)

--------------

 

1. Mục tiêu đầu tư: Từng bước hoàn thiện theo quy hoạch giao thông, tạo động lực mạnh mẽ phát triển Kinh tế - Xã hội, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn tại địa bàn dự án đi qua cũng như các khu vực lân cận, phát huy hơn nữa nhiệm vụ của một trục giao thông chính của khu vực, tăng cường khả năng kết nối với các hệ thống Quốc lộ, đường tỉnh lộ, đường huyện, thúc đẩy thông thương hàng hóa, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng do kinh tế vùng ngày càng tăng trưởng.

2. Quy mô đầu tư: Xây dựng mới tuyến đường đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng và 04 cầu (cầu qua sông Tích tại Km1+670, cầu nhánh sông Tích tại Km2+597, cầu sông Chấm 1 tại Km2+925, cầu sông Chấm 2 tại Km3+623), tổng chiều dài tuyến đường L= 4,3km trong đó đoạn Km0÷Km2+980 có B = Bmặt + Blề = 11m + 2x0,5m = 12m và đoạn Km2+980 ÷ Km4+300 có B = Bmặt + B = 11m + 2x5m = 21m. Các hạng mục chủ yếu: Giải phóng mặt bằng, nền mặt đường, cầu, hệ thống thoát nước, hè đường, cây xanh, điện chiếu sáng, hào kỹ thuật và an toàn giao thông và đồng bộ các hạng mục khác.

3. Dự án nhóm B.

4. Tổng mức đầu tư dự kiến: 363.319 triệu đồng.

5. Nguồn vốn: Ngân sách thành phố Hà Nội

6. Địa điểm thực hiện dự án: Huyện Phúc Thọ và thị xã Sơn Tây.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2020-2022.

8. Chủ đầu tư: UBND huyện Phúc Thọ.

 

Phụ lục 19

Chủ trương đầu tư Xây dựng cầu qua sông Nhuệ trên tuyến đường Dịch Vọng - Phú Mỹ - Cầu Diễn và đường nối ra Quốc lộ 32, quận Nam Từ Liêm và quận Bắc Từ Liêm

(Kèm theo nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 08/7/2019 của HĐND Thành phố)

----------

 

1. Mục tiêu đầu tư: Xây dựng cầu bắc qua sông Nhuệ trên tuyến đường Dịch Vọng - Phú Mỹ - Cầu Diễn và đường nối ra Quốc lộ 32, quận Nam Từ Liêm, quận Bắc Từ Liêm nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông theo quy hoạch; góp phần giảm lưu lượng giao thông trên Quốc lộ 32 đoạn từ cầu Diễn đến đường Hồ Tùng Mậu; tạo điều kiện thuận lợi quận Nam Từ Liêm khai thác quỹ đất dọc hai bên tuyến đường đầu cầu đi qua; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. _

2. Quy mô đầu tư: Đầu tư xây dựng cầu với quy mô mặt cắt ngang B=40m, chiều dài toàn cầu khoảng L=76,1m (tính đến đuôi mố cầu); xây dựng đường hai đầu cầu và đường nối ra Quốc lộ 32 dài khoảng L=1.030 m với quy mô mặt cắt ngang B=40m, xây dựng hè đường, hệ thống thoát nước, cấp nước, lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng, hào kỹ thuật, cây xanh; tổ chức giao thông, lắp đặt biển báo, sơn kẻ vạch theo Quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN41:2016/BGTVT.

3. Dự án nhóm B.

4. Tổng mức đầu tư dự kiến: 380.446 triệu đồng.

5. Nguồn vốn: Ngân sách thành phố Hà Nội.

6. Địa điểm thực hiện dự án: Quận Nam Từ Liêm và quận Bắc Từ Liêm.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2019-2022.

8. Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội.

 

Phụ lục 20

Chủ trương đầu tư dự án Xây dựng công trình cầu Cương Kiên, quận Nam Từ Liêm

(Kèm theo nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 08/7/2019 của HĐND Thành phố)

-------------

 

1. Mục tiêu đầu tư: Xây dựng công trình cầu Cương Kiên nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông theo quy hoạch; góp phần giảm tải cho tuyến đường Trung Văn và đường Tố Hữu, đường vành đai 3; tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận Nam Từ Liêm và Thủ đô.

2. Quy mô đầu tư: Đầu tư xây dựng cầu chiều dài toàn cầu khoảng L=74,3m (tính đến đuôi mố cầu) với quy mô mặt cắt ngang B=30m (trong đó: mặt đường rộng 2x7,5=15m, vỉa hè 2x7,5m); xây dựng đường hai đầu cầu chiều dài khoảng L=75,5m với quy mô mặt cắt ngang B=30m (trong đó: mặt đường rộng 2x7,5=15m, vỉa hè 2x7,5m); xây dựng hè đường, hệ thống thoát nước, cấp nước, lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng, hào kỹ thuật, cây xanh; tổ chức giao thông, lắp đặt biển báo, sơn kẻ vạch theo Quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN41:2016/BGTVT.

3. Dự án nhóm B.

4. Tổng mức đầu tư dự kiến: 188.680 triệu đồng.

5. Nguồn vốn: Ngân sách thành phố Hà Nội.

6. Địa điểm thực hiện dự án: Quận Nam Từ Liêm.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2019-2022.

8. Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội.

 

Phụ lục 21

Chủ trương đầu tư dự án Xây dựng cầu vượt tại nút giao thông đường Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch, quận Đống Đa

(Kèm theo nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 08/7/2019 của HĐND Thành phố)

----------------

 

1. Mục tiêu đầu tư: Nâng cao năng lực giao thông qua nút giao ngã tư Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch - Tôn Thất Tùng - Đông Tác, nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông trong khu vực, tăng cường năng lực giao thông trên các tuyến đường qua nút giao; góp phần giải quyết những vấn đề cấp bách về giao thông đô thị và hình thành hạ tầng giao thông khung của Thành phố.

2. Quy mô đầu tư:

- Xây dựng cầu vượt bằng kết cấu thép lắp ghép, cầu vượt trực thông dạng chữ C theo hướng Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch tổ chức giao thông 2 chiều cho 2 làn xe hỗn hợp (ô tô và mô tô). Tổng chiều dài cầu (tính đến đuôi mố) L = 318m, chiều rộng cầu B = 9m. Kết cấu nhịp cầu dầm hộp thép liên hợp bản BTCT, chiều cao dầm thép 1,2m, sơ đồ nhịp: 30 + 2x36 + 5x37 + 30 (m). Kết cấu trụ tròn 1 thân bằng BTCT D = 2m đặt trên móng cọc khoan nhồi đường kính D = 1,5m và D = 2m, xây tường chắn, đường dẫn hai đầu cầu. (Khi mặt bằng đường Tôn Thất Tùng được mở rộng theo quy hoạch, sẽ xây dựng bổ sung nhánh cầu trên đường Tôn Thất Tùng “hướng Tôn Thất Tùng - Phạm Ngọc Thạch” và khớp nối với nhánh Phạm Ngọc Thạch bằng cách mở rộng mặt cầu Phạm Ngọc Thạch thêm 1,5m “tăng bề rộng cầu phía đường Phạm Ngọc Thạch sau khi mở rộng là 10,5m” tạo thành cầu vượt chữ Y hoàn chỉnh với nguyên tắc chỉ cần mở rộng thêm bản mặt cầu và mô).

- Cải tạo mở rộng phần đường xe chạy trên tuyến đường Chùa Bộc và phần đường bên trái tuyến đường Phạm Ngọc Thạch (việc cải tạo, mở rộng bên phải tuyến đường Phạm Ngọc Thạch và mở rộng cầu Trung Tự đã được thực hiện ở dự án Cải tạo nút giao đường Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch); tổ chức lại giao thông nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch; bảo vệ công trình ngầm trong phạm vi của dự án; xây dựng hệ thống chiếu sáng; tổ chức giao thông và một số công trình phụ trợ khác.

3. Dự án nhóm B.

4. Tổng mức đầu tư dự kiến: 165.870 triệu đồng.

5. Nguồn vốn: Ngân sách thành phố Hà Nội.

6. Địa điểm thực hiện dự án: Quận Đống Đa.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2019-2020.

8. Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội.

 

Phụ lục 22

Chủ trương đầu tư dự án Cải tạo môi trường hồ Tứ Liên, quận Tây Hồ

(Kèm theo nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 08/7/2019 của HĐND Thành phố)

--------------

 

1. Mục tiêu đầu tư: Giải quyết thoát nước, chống úng ngập của khu vực, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị, tăng khả năng điều tiết nước hồ. Xác định rõ ranh giới hồ, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật xung quanh hồ, làm đẹp cảnh quan và chống lấn chiếm.

2. Quy mô đầu tư:

- Nạo vét hồ, vệ sinh môi trường lòng hồ, bùn thải được vận chuyển đến bãi đổ thải của Thành phố. Kè hồ, xây dựng đường nội bộ chạy quanh hồ (đường có quy mô mặt cắt ngang rộng 5,5m, dài khoảng 720m, "không có hè, lề đường, để đảm bảo an toàn, trên tuyến bố trí một số vị trí điểm tránh xe và phía hồ bố trí giằng đỉnh kè có gắn lan can an toàn).

- Hệ thống thoát nước:

+ Xây dựng hệ thống cống thu gom nước thải D300 có chiều dải khoảng 780m từ khu dân cư xung quanh hồ, sau đó được bơm áp lực lên cống D300 trên đường Xuân Diệu, nước thải sẽ được dẫn đến nhà máy xử lý nước thải Hồ Tây (do Công ty Phú Điền quản lý vận hành). Hạng mục hệ thống xử lý nước thải sẽ được đầu tư theo dự án riêng.

+ Mạng lưới rãnh thoát nước mặt bao quanh hồ có tiết diện thay đối từ B400- B600, chiều dài khoảng 750m hướng thoát nước chính từ phía Nam về phía Bắc hồ và tập trung về ga thăm. Khi có mưa, nước mặt từ đường Âu Cơ và Xuân Diệu chảy tràn vào hồ qua cửa xả và được nối thông với hồ Tây qua cống D1500 và cửa phai điều tiết mực nước.

Dự án sẽ xây dựng đoạn cống D1500 (từ hồ Tứ Liên ra nút giao đường ven hồ Tứ Liên với đường Xuân Diệu) đấu nối với cống D1500 đã được đầu tư ở dự án “Cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu, phường Quảng An, quận Tây Hồ” để hồ Tứ Liên sau khi cải tạo được nối thông với hồ Tây

- Hệ thống cây xanh cảnh quan quanh hồ, hệ thống chiếu sáng quanh hồ.

3. Dự án nhóm B.

4. Tổng mức đầu tư dự kiến: 164.862 triệu đồng.

5. Nguồn vốn: Ngân sách quận Tây Hồ chi bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (khoảng 60 tỉ đồng); Kinh phí tài trợ không hoàn lại của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Mefrimex chi phần còn lại (khoảng 104 tỉ đồng).

6. Địa điểm thực hiện dự án: Quận Tây Hồ.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2019-2021.

8. Chủ đầu tư: UBND quận Tây Hồ.

 

Phụ lục 23

Chủ trương đầu tư dự án Xây dựng đường  hành lang chân đê, chỉnh trang mái đê hữu Đuống, đoạn từ cầu Đuống đến đình Hội Xá, phường Đức Giang và phường Giang Biên, quận Long Biên

(Kèm theo nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 08/7/2019 của HĐND Thành phố)

-------------

 

1. Mục tiêu đầu tư: Đảm bảo an toàn đê điều, an toàn tính mạng tài sản nhân dân, phòng chống lụt bão cho đê hữu Đuống và kết hợp phát triển giao thông trên tuyến đường hành lang từ cầu Đuống đến đình Hội Xá, hoàn thiện tuyến đường hành lang thông suốt từ cầu Đuống đến cầu Phù Đổng; Hoàn thiện và đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung của Thành phố nói chung và quận Long Biên nói riêng, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn Quận; Tạo môi trường cảnh quan đô thị cho khu vực.

2. Quy mô đầu tư: Xây dựng đường hành lang chân đê, chỉnh trang mái đê, mở rộng mặt đường đê tuyến đê hữu Đuống, đoạn từ cầu Đuống đến đình Hội Xá, phường Đức Giang và phường Giang Biên, quận Long Biên với chiều dài khoáng 3.150 m (đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật: chỉnh trang mái đê, nền đường, an toàn giao thông, vỉa hè, cây xanh, cấp, thoát nước điện chiều sáng...).

3. Dự án nhóm B.

4. Tổng mức đầu tư dự kiến: 192.767 triệu đồng.

5. Nguồn vốn: Ngân sách quận Long Biên.

6. Địa điểm thực hiện dự án: Quận Long Biên.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2019-2023.

8. Chủ đầu tư: UBND quận Long Biên.

 

Phụ lục 24

Chủ trương đầu tư dự án Xây dựng đường hành lang chân đê, chỉnh trang mái đê hữu Đuống, đoạn từ đình Hội Xá đến cầu Phù Đổng, phường Phúc Lợi, quận Long Biên

(Kèm theo nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 08/7/2019 của HĐND Thành phố)

-------------

 

1. Mục tiêu đầu tư: Đảm bảo an toàn đê điều, an toàn tính mạng tài sản nhân dân, phòng chống lụt bão cho đê hữu Đuống và kết hợp phát triển giao thông trên tuyến đường hành lang từ đình Hội Xá đến cầu Phù Đổng, hoàn thiện tuyến đường hành lang thông suốt từ cầu Đuống đến cầu Phù Đổng; Hoàn thiện và đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung của Thành phố nói chung và quận Long Biên nói riêng, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn Quận; Tạo môi trường cảnh quan đô thị cho khu vực.

2. Quy mô đầu tư: Xây dựng đường hành lang chân đê, chỉnh trang mái đê, mở rộng mặt đường đê tuyến đê hữu Đuống, đoạn từ đình Hội Xá đến cầu Phủ Đổng, phường Phúc Lợi có chiều dài khoảng 2.700m (đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật: chỉnh trang mái đê, nền đường, an toàn giao thông, vỉa hè, cây xanh, cấp, thoát nước điện chiếu sáng...).

3. Dự án nhóm B.

4. Tổng mức đầu tư dự kiến: 316.283 triệu đồng.

5. Nguồn vốn: Ngân sách quận Long Biên.

6. Địa điểm thực hiện dự án: Quận Long Biên.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2019-2023.

8. Chủ đầu tư: UBND quận Long Biên.

 

Phụ lục 25

Chủ trương đầu tư dự án Cải tạo, nâng cấp mặt đê sông Hồng (đoạn từ xã Ninh Sở đến xã Vạn Điểm), huyện Thường Tín

(Kèm theo nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 08/7/2019 của HĐND Thành phố)

--------------

 

1. Mục tiêu đầu tư: Cải tạo, nâng cấp mặt đê hữu sông Hồng nhằm đảm bảo an toàn đê điều, phục vụ công tác phòng, chống thiên tai; mặt đê kết hợp giao thông kết nối các tuyến đường trong khu vực, tạo mạng lưới giao thông thuận lợi, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Thường Tín.

2. Quy mô đầu tư: Kiên cố hóa mặt đê sông Hồng (vận dụng tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng) chiều rộng nền đường Bnền = 8m ÷ 9m, mặt đường Bmặt = 7m, lề đường Blề = 2x1,0m; tổng chiều dài dự kiến 13.294m; gồm 02 đoạn:

- Đoạn 1: Từ K85+689 đến K98+089, (điểm đầu tiếp giáp huyện Thanh Trì, điểm cuối tiếp giáp dự án do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang thực hiện), dài khoảng 12.400m;

- Đoạn 2: Từ K100+795 đến K101+689 (điểm đầu tiếp giáp tiếp giáp dự án do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang thực hiện, điểm cuối tiếp giáp huyện Phú Xuyên), dài khoảng 894m.

3. Dự án nhóm B.

4. Tổng mức đầu tư dự kiến: 106.090 triệu đồng.

5. Nguồn vốn: Ngân sách thành phố Hà Nội.

6. Địa điểm thực hiện dự án: Huyện Thường Tín.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2020-2022.

8. Chủ đầu tư: UBND huyện Thường Tín.

 

Phụ lục 26

Chủ trương đầu tư dự án Cải tạo, nâng cấp sông Cầu Bây, huyện Gia Lâm

(Kèm theo nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 08/7/2019 của HĐND Thành phố)

-------------

 

1. Mục tiêu đầu tư: Đảm bảo tiêu nước cho khoảng 6.326ha đất tự nhiên thuộc 14 phường của quận Long Biên, 6 xã, thị trấn của huyện Gia Lâm và 01 xã của tỉnh Hưng Yên; đảm bảo nguồn nước tưới cho 400ha thuộc 2 phường của quận Long Biên và 2 xã của huyện Gia Lâm; góp phần chống lấn chiếm lòng sông, tạo cảnh quan đô thị, cải thiện môi trường sống, tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

2. Quy mô đầu tư: Cải tạo, nâng cấp sông cầu Bấy trên địa bàn huyện Gia Lâm từ cống Trại Lợn đến cống Xuân Thụy, dài khoảng 7,2 km, cụ thể:

- Nạo vét, cải tạo lòng sông; gia cô bờ sông tại các đoạn qua khu dân cư và tiếp giáp với các công trình hạ tầng (khoảng 5,4 km bờ phải; 5,9 km bờ trái); kiên cố hóa mặt bờ sông dài khoảng 4,5 km phục vụ công tác quản lý kết hợp giao thông của các cụm dân cư;

- Cải tạo, nâng cấp khoảng 26 cống tưới, tiêu nằm dọc 2 bên bờ sông đã xuống cấp, hư hỏng;

- Sửa chữa, gia cố bề hút, tiêu năng và cửa ra kênh xả một số trạm bơm tưới, tiêu hai bên bờ sông; cải tạo, nâng cấp khu vực cửa ra sông Cầu Bây đổ vào hệ thống sông Bắc Hưng Hải.

3. Dự án nhóm B.

4. Tổng mức đầu tư dự kiến: 218.630 triệu đồng.

5. Nguồn vốn: Ngân sách thành phố Hà Nội.

6. Địa điểm thực hiện dự án: Huyện Gia Lâm.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2019-2021.

8. Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội.

 

Phụ lục 27

Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Xây dựng trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội

(Kèm theo nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 08/7/2019 của HĐND Thành phố)

-------------------

 

TT

Nội dung

Đã phê duyệt (604/HĐND-KTNS ngày 13/11/2017)

Nay điều chỉnh

1

Quy mô

- Xây dựng công trình có diện tích sử dụng đất khoảng 3,5ha, diện tích sàn khoáng 35.911m2, bao gồm: Khối nhà xét xử cao 04 tầng, khối nhà làm việc cao 06 tầng, khối phụ trợ (nhà thường trực, khu thể thao, nhà ăn,...) cao 01 tầng, đồng bộ thiết bị công trình.

- Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kĩ thuật đồng bộ: Hàng rào, cổng, sân, đường giao thông nội bộ, cây xanh, chỗ để xe ô tô và mô tô, nước, hạ tầng kĩ thuật phục vụ trạm điện,...

- Xây dựng công trình có diện tích sử dụng đất khoảng 3,5ha, diện tích sàn khoảng 34.981m2, bao gồm: Khối nhà xét xử cao 03 tầng + 01 tầng hầm (cao khoảng 5m), khối nhà làm việc cao 06 tầng + 01 tầng hầm (cao khoảng 3,5m), khối phụ trợ (nhà thường trực, khu thể thao, nhà ăn,...) cao 01 tầng, đồng bộ thiết bị công trình.

- Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kĩ thuật đồng bộ: Hàng rào, cổng, sân, đường giao thông nội bộ, cây xanh, chỗ để xe ô tô và mô tô, nước, hạ tầng kĩ thuật phục vụ trạm điện,...

2

Tổng mức đầu tư

605.160 triệu đồng

725.949 triệu đồng

3

Thời gian

2018-2020

2019-2021

 

 

Các nội dung khác giữ nguyên theo văn bản số 604/HĐND-KTNS ngày 13/11/2017 của Thường trực HĐND Thành phố về việc chủ trương đầu tư dự án Xây dựng trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.

 

Phụ lục 28

Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Xây dựng trụ sở làm việc Quận ủy - HĐND - UBND quận Bắc Từ Liêm

(Kèm theo nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 08/7/2019 của HĐND Thành phố)

--------------

 

TT

Nội dung

Đã phê duyệt (103/HĐND-KTNS ngày 31/3/2017)

Nay điều chỉnh

1

Nguồn

vốn

Ngân sách Thành phố 50% tổng mức đầu tư; nguồn thu đấu giá quyền sử dụng đất (xin cơ chế Thành phố điều tiết lại cho quận 50% tổng mức đầu tư)

Ngân sách thành phố Hà Nội

 

 

Các nội dung khác giữ nguyên theo văn bản số 103/HĐND-KTNS ngày 31/3/2017 của Thường trực HĐND Thành phố về việc chủ trương đầu tư dự án Xây dựng trụ sở làm việc Quận ủy - HĐND - UBND quận Bắc Từ Liêm.

 

Phụ lục 29

Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Xây dựng đường Tây Thăng Long (đoạn từ đường Phạm Văn Đồng đến đường Văn Tiến Dũng), quận Bắc Từ Liêm

(Kèm  theo nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 08/7/2019 của HĐND Thành phố)

---------------------

 

TT

Nội dung

Đã phê duyệt (276/HĐND-KTNS ngày 26/6/2017)

Nay điều chỉnh

1

Nguồn

vốn

Nguồn thu đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm

Ngân sách thành phố Hà Nội

2

Thời gian thực hiện

2017-2019

2017-2021

 

 

Các nội dung khác giữ nguyên theo văn bản số 276/HĐND-KTNS ngày 26/6/2017 của Thường trực HĐND Thành phố về việc chủ trương đầu tư dự án Xây dựng đường Tây Thăng Long (đoạn từ đường Phạm Văn Đồng đến đường Văn Tiến Dũng), quận Bắc Từ Liêm.

 

Phụ lục 30

Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Xây dựng công trình biểu tượng cột cờ Hà Nội tại tỉnh Cà Mau

(Kèm theo nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 08/7/2019 của HĐND Thành phố)

------------------

 

TT

Nội dung

Đã phê duyệt (04/QĐ-HĐND ngày 15/01/2016)

Nay điều chỉnh

1

Quy mô

Xây dựng công trình biểu tượng Hà Nội tại tỉnh Cà Mau bao gồm Cột Cờ mô phỏng Cột Cờ Hà Nội gồm 3 tầng đế và thân Cột cờ, có quy mô kích thước, cao độ cột cờ tương quan không gian quy hoạch, đảm bảo hiệu quả hình ảnh biểu tượng từ tầm nhìn ngoài mặt biển vào; khu quảng trường, sân vườn và hệ thống hạ tầng kỹ thuật quan công trình Cột cờ và các hạng mục phụ trợ khác

- Xây dựng công trình biểu tượng Hà Nội tại tỉnh Cà Mau bao gồm Cột Cờ mô phỏng Cột Cờ Hà Nội có quy mô, kích thước, cao độ phù hợp quy hoạch; Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các hạng mục phụ trợ đồng bộ.

- Bổ sung hạng mục đường nối vào khu cột cờ (đường số 9) có chiều dài khoảng 240m, bề rộng mặt đường là 14m để phát huy hiệu quả đầu tư của dự án

2

Tổng mức đầu tư

138.311 triệu đồng

149.033 triệu đồng

3

Thời gian thực hiện

2016-2018

2016-2019

 

 

Các nội dung khác giữ nguyên theo quyết định số 04/QĐ-HĐND ngày 15/01/2016 của Thường trực HĐND Thành phố về việc chủ trương đầu tư dự án Xây dựng công trình biểu tượng cột cờ Hà Nội tại tỉnh Cà Mau.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi