Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Thông tư 46/TC-QLCS của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn việc tiếp nhận, bàn giao, đánh giá lại giá trị nhà và đất thuộc trụ sở làm việc dôi ra do thực hiện việc sắp xếp lại quỹ nhà làm việc của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đang quản lý, sử dụng
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 46/TC-QLCS
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 46/TC-QLCS | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 14/06/1995 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Đất đai-Nhà ở |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 46/TC-QLCS
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THôNG Tư
CủA Bộ TàI CHíNH Số 46/TC-QLCS NGàY 14 THáNG 06 NăM 1995
HướNG DẫN VIệC TIếP NHậN, BàN GIAO, đáNH GIá LạI GIá TRị NHà Và đấT THUộC TRụ Sở LàM VIệC DôI RA DO THựC HIệN SắP XếP LạI QUỹ NHà LàM VIệC CủA CáC Bộ, Cơ QUAN NGANG Bộ, Cơ QUAN THUộC CHíNH PHủ đANG QUảN Lý, Sử DụNG.
Thời gian qua, việc sử
dụng quỹ nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước giao cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ (gọi chung là cơ quan Nhà nước) để làm trụ sở làm việc nói
chung còn bất hợp lý, lãng phí, kém hiệu quả. Để khắc phục tình trạng trên,
ngày 16 tháng 11 năm 1994 Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 683/TTg, yêu cầu
Thủ trưởng các cơ quan Nhà nước, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương có liên quan phải tổ chức sắp xếp lại quỹ nhà, đất thuộc trụ sở làm
việc sao cho hợp lý, tiết kiệm, đảm bảo đủ điều kiện làm việc, đúng chế độ
chính sách và bàn giao lại cho Chính phủ số nhà đất dôi ra theo đề nghị của Bộ
Tài chính và Bộ Xây dựng.
Bộ Tài chính hướng dẫn
việc tiếp nhận, bàn giao, đánh giá lại quỹ nhà, đất và các tài sản khác gắn
liền với nhà, đất dôi ra theo Chỉ thị trên như sau:
I-
TÀI SẢN BÀN GIAO:
Tài sản bàn giao lại cho Chính phủ là nguyên trạng nhà, đất và các tài sản khác gắn liền với nhà, đất dôi ra trong các trường hợp sau:
1/ Nhà, đất và các tài sản khác dôi ra do sát nhập từ 2 đến 3 cơ quan làm một, cơ quan mới được tự chọn giữ lại trụ sở của một trong những cơ quan cũ;
2/ Nhà, đất và các tài sản khác dôi ra do sắp xếp lại tổ chức, tinh giảm biên chế, hoặc giảm bớt các văn phòng đại diện của các cơ quan Trung ương đóng tại địa phương.
3/ Nhà, đất thuộc trụ sở làm việc của các cơ quan đã được sử dụng vào các mục đích sai công năng không được Chính phủ hoặc các cơ quan có thẩm quyền cho phép như: sang nhượng, cho thuê, chuyển làm cơ sở kinh doanh dịch vụ hoặc phân phối cho cán bộ công nhân viên chức làm nhà ở, nay Chính phủ quyết định cơ quan phải trả lại nhà đất.
II- ĐÁNH GIÁ LẠI GIÁ TRỊ NHÀ, ĐẤT VÀ CÁC TÀI SẢN BÀN
GIAO:
Các cơ quan Nhà nước có tài sản bàn giao phải tổ chức việc đánh giá lại giá trị nhà, đất và các tài sản gắn liền với nhà, đất trước khi bàn giao cho Chính phủ. Việc đánh giá lại giá trị các tài sản đó được thực hiện theo những nguyên tắc và phương pháp sau:
1- Nguyên tắc đánh giá lại giá trị:
- Có căn cứ khoa học - kỹ thuật.
- Đảm bảo chặt chẽ và chính xác.
- Phù hợp với thực tiễn.
2- Phương pháp đánh giá lại giá trị:
a/ Đối với nhà:
Việc xác định giá trị còn lại của nhà làm việc là một công việc rất phức tạp, liên Bộ Xây dựng - Tài chính - Ban Vật giá Chính phủ sẽ có quy định cụ thể, trong khi chờ Thông tư liên Bộ hướng dẫn, việc xác định giá trị còn lại của nhà để bàn giao tạm thời thực hiện như sau:
- Giá trị còn lại của nhà được xác định căn cứ vào tỷ lệ chất lượng còn lại của từng loại nhà làm việc, giá nhà làm việc xây dựng mới theo từng loại nhà tương ứng và diện tích bàn giao tại thời điểm lập hồ sơ ban giao. Công thức tính như sau:
Giá trị còn lại Tỷ lệ chất lượng Giá 1m2 của Diện tích
từng ngôi nhà = còn lại của từng X nhà xây dựng X xây dựng từng
phải bàn giao ngôi nhà phải mới cùng loại ngôi nhà bàn
bàn giao giao
(đ) (%) (đ/m2) (m2)
- Nếu cơ quan phải bàn giao từ hai ngôi nhà trở lên thì giá trị còn lại là tổng giá trị của các ngôi nhà làm việc cộng lại.
- Xác định tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà làm việc được áp dụng theo hai phương pháp hướng dẫn tại Thông tư Liên bộ số 13/LB-TT ngày 18-8-1994 của Liên bộ Xây dựng - Tài chính - Vật giá Chính phủ.
- Đơn giá 1m2 của nhà xây dựng mới cùng loại là đơn giá tiêu chuẩn tối thiểu xây dựng mới của nhà làm việc do Bộ Xây dựng qui định.
b/ Đối với đất:
Được xác định căn cứ vào giá đất đô thị do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW (nơi có đất bàn giao) qui định trên cơ sở khung giá các loại đất Chính phủ qui định tại Nghị định số 87 - CP ngày 17-8-1994 và diện tích, vị trí của đất bàn giao tại thời điểm lập hồ sơ bàn giao.
c/ Đối với các tài sản khác gắn liền với nhà đất:
Được xác định căn cứ vào tỷ lệ chất lượng còn lại của từng loại tài sản; Giá bán thực tế trên thị trường của từng loại tài sản cùng tính năng và tiêu chuẩn kỹ thuật và số trang thiết bị của từng loại phải bàn giao tại thời điểm lập hồ sơ bàn giao.
III
- BÀN GIAO, TIẾP NHẬN VÀ BẢO QUẢN:
Để việc bàn giao, tiếp nhận và bảo quản được chu đáo không để xảy ra mất mát tài sản của Nhà nước, các cơ quan có nhà, đất và tài sản khác gắn liền với nhà, đất phải bàn giao (bên giao) và cơ quan tiếp nhận bàn giao (bên nhận) phải thực hiện tốt những quy định sau:
1/ Đối với bên giao:
- Thủ trưởng cơ quan Nhà nước sau khi nhận được Quyết định của Chính phủ thu hồi nhà, đất và các tài sản khác gắn liền với nhà, đất phải tiến hành đo đạc, kiểm kê, đánh giá lại giá trị toàn bộ tài sản phải bàn giao theo Quyết định của Chính phủ.
Việc đánh giá lại giá trị tài sản bàn giao theo đúng nguyên tắc và phương pháp qui định tại điểm II của Thông tư này.
- Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ xác định đối với từng loại tài sản bàn giao: Địa chỉ, nhà, tổng diện tích xây dựng, tổng diện tích sử dụng, số tầng, kết cấu nhà, nguồn gốc nhà, các giấy tờ có liên quan về đất, sơ đồ thửa đất và mặt bằng, các tài sản khác gắn liền với nhà, đất và giá trị tài sản bàn giao.
- Bên giao có trách nhiệm bảo quản tài sản cho đến lúc bàn giao.
2/ Đối với bên nhận:
Bộ Tài chính (Cục Quản lý công sản) là cơ quan tiếp nhận và bàn giao nhà làm việc theo Quyết định của Chính phủ có trách nhiệm:
- Kiểm tra, đối chiếu, đảm, bảo sự khớp đúng nhà, đất, tài sản khác gắn liền với nàh, đất theo giấy tờ, hồ sơ của bên giao với số thực tế tiếp nhận (bao gồm cả giá trị và hiện vật) theo Quyết định của Chính phủ.
- Tổ chức giao ngay cho đơn vị được Chính phủ giao quản lý sử dụng số nhà, đất và tài sản khác gắn liền với nhà, đất bị thu hồi (Nếu Chính phủ có Quyết định thu hồi và Quyết định bàn giao cùng một lúc).
- Tổ chức việc niêm phong, bảo quản nhà, đất, tài sản khác gắn liền với nhà, đất theo Quyết định của Chính phru (nếu chưa có Quyết định giao cho cơ quan nào quản lý, sử dụng sau khi tiếp nhận).
- Chủ trì cùng Bộ Xây dựng đề xuất các phương án sử dụng nhà đất và các tài sản khác gắn liền với nhà đất đã thu hồi được trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
- Tổ chức và kiểm tra việc sử dụng nhà, đất, các tài sản khác gắn liền với nhà, đất đã thu hồi được theo các Quyết định của Chính phủ.
VI -
KINH PHÍ BÀN GIAO, TIẾP NHẬN, BẢO QUẢN.
1/ Toàn bộ các khoản chi sau đây do ngân sách Nhà nước đài thọ.
- Chi cho công tác kiểm tra, tiếp nhận, niêm phong tài sản bàn giao.
- Chi phí bảo quản tài sản bàn giao từ khi tiếp nhận bàn giao đến khi thực hiện Quyết định của Chính phủ về sử dụng các tài sản đó.
- Chi cho công tác xây dựng phương án sử dụng các tài sản đã thu hồi trình Thủ tướng Chính phủ Quyết định.
2/ Toàn bộ các khoản thu được (nếu có) về xử lý các tài sản thu hồi theo Quyết định của Chính phủ nộp vào ngân sách TW 100%.
V -
TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1/ Trước mắt Bộ Tài chính cùng với các cơ quan Nhà nước có liên quan tổ chức tốt việc bàn giao, tiếp nhận, bảo quản chu đáo nhà, đất và ccs tài sản khác gắn liền với nhà, đất dôi ra do sắp xếp lại ở hai thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.
2/ Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vấn đề vướng mắc đề nghị các cơ quan phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính (Cục quản lý công sản) để xem xét giải quyết.