Thông tư 38/2016/TT-BCT mức tiêu hao năng lượng trong ngành nhựa
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 38/2016/TT-BCT
Cơ quan ban hành: | Bộ Công Thương | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 38/2016/TT-BCT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Cao Quốc Hưng |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 28/12/2016 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Công nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Định mức tiêu hao năng lượng trong ngành nhựa
Định mức tiêu hao năng lượng trong ngành nhựa đã được Bộ Công Thương ban hành ngày 28/12/2016 tại Thông tư số 38/2016/TT-BCT, có hiệu lực từ ngày 10/02/2017.
Theo đó, đến hết năm 2020, định mức tiêu hao năng lượng áp dụng với túi nhựa; chai nhựa; nhựa bao bì; nhựa vật liệu xây dựng và nhựa gia dụng/nhựa kỹ thuật lần lượt là 0,7 kWh/kg; 1,96 kWh/kg; 0,79 kWh/kg; 0,46 kWh/kg và 1,27 kWh/kg.
Giai đoạn từ năm 2021 - 2025, định mức tiêu hao năng lượng đối với túi nhựa; chai nhựa; nhựa bao bì; nhựa vật liệu xây dựng và nhựa gia dụng/nhựa kỹ thuật là 0,55 kWh/kg; 1,45 kWh/kg; 0,62 kWh/kg; 0,35 kWh/kg và 1 kWh/kg.
Cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa phải đảm bảo suất tiêu hao năng lượng không vượt quá định mức tiêu hao năng lượng nêu trên. Trường hợp suất tiêu hao năng lượng của cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa đang hoạt động có suất tiêu hao năng lượng cao hơn định mức tiêu hao năng lượng tương ứng đối với từng giai đoạn thì cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa có trách nhiệm lập và thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng để đảm bảo định mức tiêu hao năng lượng theo quy định.
Xem chi tiết Thông tư 38/2016/TT-BCT tại đây
tải Thông tư 38/2016/TT-BCT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ CÔNG THƯƠNG Số: 38/2016/TT-BCT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2016 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH ĐỊNH MỨC TIÊU HAO NĂNG LƯỢNG TRONG NGÀNH NHỰA
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 28 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và giải pháp thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng;
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định định mức tiêu hao năng lượng trong ngành nhựa như sau.
QUY ĐỊNH CHUNG
Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
ĐỊNH MỨC TIÊU HAO NĂNG LƯỢNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRONG NGÀNH NHỰA
Suất tiêu hao năng lượng trong ngành nhựa được xác định theo phương pháp tại Phụ lục I Thông tư này.
Nhựa bao gói (kWh/kg) | Nhựa vật liệu xây dựng (kWh/kg) | Nhựa gia dụng/ Nhựa kỹ thuật (kWh/kg) | ||
Túi | Chai | Nhựa bao bì | ||
0,7 | 1,96 | 0,79 | 0,46 | 1,27 |
Nhựa bao gói (kWh/kg) | Nhựa vật liệu xây dựng (kWh/kg) | Nhựa gia dụng/ Nhựa kỹ thuật (kWh/kg) | ||
Túi | Chai | Nhựa bao bì | ||
0,55 | 1,45 | 0,62 | 0,35 | 1,00 |
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC I
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH SUẤT TIÊU HAO NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT SẢN PHẨM NHỰA
Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2016/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương
1. Phạm vi đánh giá: khu vực sản xuất sản phẩm nhựa, không bao gồm các khu vực khác như hành chính hay khu vực sản xuất các sản phẩm khác.
2. Thời gian xác định suất tiêu hao năng lượng của đối tượng đánh giá là một năm từ ngày 01 tháng 01 tới ngày 31 tháng 12. Trong trường hợp cần kiểm định suất tiêu hao, thời gian kiểm định được quyết định là thời gian cần thiết để thực hiện hết một chu trình sản xuất.
3. Các thông số để xác định suất tiêu hao năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa:
Thông số |
Ý nghĩa (tính theo năm) |
Đơn vị |
Psx |
Tổng điện năng sản xuất |
kWh |
Ptt |
Điện năng sử dụng phục vụ trực tiếp sản xuất |
kWh |
Ppt |
Điện năng tiêu thụ của các hệ thống phụ trợ sản xuất |
kWh |
P |
Sản lượng sản xuất hàng năm của sản phẩm |
Tấn |
4. Suất tiêu hao năng lượng (SEC) cho từng sản phẩm của các cơ sở sản xuất ngành nhựa được xác định theo công thức dưới đây:
(kWh/kg)
Trong đó:
- Psxi: tổng điện năng phục vụ sản xuất
- Pi: sản lượng của sản phẩm xác định suất tiêu hao
Xác định tổng điện năng sản xuất Psx:
Đối với cơ sở sản xuất sản xuất đồng thời nhiều loại sản phẩm: cơ sở sản xuất phải có đồng hồ đo điện tại từng bộ phận trực tiếp sản xuất và tại các bộ phận phụ trợ sản xuất. Điện năng sản xuất của sản phẩm i:
Psxi = Ptti + Ppti
▪ Điện năng trực tiếp sản xuất Ptti: được xác định thông qua hệ thống đồng hồ đo tại bộ phận trực tiếp sản xuất.
- Trường hợp sản phẩm sản xuất là chai nhựa sản xuất từ phôi nhựa:
Psxi = 1,505xPtti + Ppti
▪ Điện năng phụ trợ sản xuất Ppti: được xác định dưới đây.
- Trường hợp có thể tách được điện năng của hệ thống phụ trợ sản xuất từng sản phẩm:
Ppti: điện năng phụ trợ sử dụng để sản xuất sản phẩm i được xác định từ hệ thống đo tương ứng.
- Trường hợp hệ thống phụ trợ sử dụng để sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau, có hệ thống đo điện tổng và không tách được điện năng phụ trợ cho từng loại sản phẩm thông qua hệ thống đo:
Ppti: được tính trên cơ sở tỷ lệ sản lượng của sản phẩm i trên tổng sản lượng các sản phẩm cùng sử dụng năng lượng phụ trợ, trong đó: các cơ sở sản xuất tự tách điện năng phụ trợ để sản xuất sản phẩm tương ứng và tổng điện năng phụ trợ để sản xuất các sản phẩm i phải bằng điện năng tổng đo tại hệ thống năng lượng phụ trợ.
PHỤ LỤC II
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG VỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ĐIỂN HÌNH CHO NGÀNH NHỰA
Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2016/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương
1. Một số giải pháp tiết kiệm năng lượng điển hình đối với sản xuất túi nhựa:
STT |
Giải pháp tiết kiệm năng lượng |
1 |
Sử dụng các lưỡi dao cắt hiệu suất cao tại các máy xay/ nghiền |
2 |
Cách nhiệt khuôn thổi phim |
3 |
Gia nhiệt trước cho hạt nhựa |
4 |
Sử dụng thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao |
5 |
Lắp đặt hệ thống phân phối khí kiểu mạch vòng |
6 |
Lắp đặt biến tần cho các máy nén |
7 |
Sử dụng hệ thống nén khí trung tâm |
8 |
Thay thế hệ thống gia nhiệt điện trở bằng hệ thống gia nhiệt điện từ cho nòng xi lanh của máy tạo |
9 |
Thay thế các thiết bị giải nhiệt cũ |
10 |
Sử dụng hệ thống làm mát trung tâm |
11 |
Lắp đặt các tấm nhựa lấy sáng cho khu vực sản xuất |
12 |
Thay thế hệ thống làm mát bằng nước bằng hệ thống làm mát bằng quạt cho nòng xi lanh máy thổi màng |
2. Một số giải pháp tiết kiệm năng lượng điển hình đối với cơ sở sản xuất sản xuất chai nhựa:
STT |
Giải pháp tiết kiệm năng lượng |
1 |
Lắp đặt biến tần cho máy thổi nhựa |
2 |
Lắp đặt cách nhiệt cho thiết bị phun thủy lực |
3 |
Thay thế các thiết bị chiếu sáng hiệu suất thấp |
4 |
Cách lý buồng gia nhiệt của các thiết bị thổi bán tự động |
5 |
Sử dụng các loại động cơ hiệu suất cao |
6 |
Lắp đặt biến tần cho máy bơm nước |
7 |
Lắp đặt biến tần cho máy bơm nước làm mát |
8 |
Thay thế các bộ làm mát cũ |
9 |
Lắp đặt biến tần cho các thiết bị phun thủy lực |
10 |
Thay thế các loại điều hòa cũ bằng điều hòa biến tần |
11 |
Lắp đặt biến tần cho các máy nén khí |
12 |
Cân bằng pha cho các máy biến áp công suất lớn |
13 |
Thay thế hệ thống làm mát nước bằng hệ thống làm mát không khí cho các thiết bị thổi |
14 |
Lắp đặt thiết bị làm mát kiểu xung cho khuôn phun |
15 |
Sử dụng hệ thống khí nén trung tâm |
16 |
Tái sử dụng khí nén áp suất cao |
17 |
Thay thế các máy nén cũ |
18 |
Lắp đặt các van tự động cho các đường dẫn khí và các đường nước làm mát cho tất cả các thiết bị |
19 |
Thay thế các van giãn nở nhiệt bằng các van điện cho các bộ làm mát |
20 |
Sử dụng hệ thống làm mát trung tâm |
21 |
Tránh rò rỉ nước làm mát và khí nén |
22 |
Cách ly các đường ống nước làm mát giữa các thiết bị làm mát và các thiết bị thổi |
23 |
Cách ly các thiết bị làm khô nhựa |
24 |
Lắp đặt cảm biến độ ẩm |
3. Một số giải pháp tiết kiệm năng lượng điển hình đối với cơ sở sản xuất sản xuất bao bì nhựa:
STT |
Giải pháp tiết kiệm năng lượng |
1 |
Tránh rò rỉ khí nén tại các van và ống |
2 |
Sử dụng các lưỡi dao cắt hiệu suất cao tại các máy xay |
3 |
Cách ly các đường ống nước làm mát |
4 |
Thay thế các van giãn nở nhiệt bằng các van điện cho các bộ làm mát |
5 |
Lắp đặt biến tần cho các máy nén khí |
6 |
Lắp đặt hệ thống phân phối khí nén mạch vòng để tránh giảm áp |
7 |
Sử dụng thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao |
8 |
Gia nhiệt trước cho nhựa |
9 |
Lắp đặt biến tần cho các máy trộn |
10 |
Sử dụng hệ thống khí nén trung tâm |
11 |
Thay thế hệ thống gia nhiệt điện trở bằng hệ thống gia nhiệt cảm ứng |
12 |
Lắp tụ bù cho các máy đùn tấm và các động cơ công suất lớn |
13 |
Thay thế các máy nén khí cũ |
14 |
Lắp đặt các van kiểm soát tuần hoàn nước làm mát |
4. Một số giải pháp tiết kiệm năng lượng điển hình đối với cơ sở sản xuất sản xuất nhựa vật liệu xây dựng:
STT |
Giải pháp tiết kiệm năng lượng |
1 |
Sử dụng các lưỡi dao cắt hiệu suất cao tại các máy xay |
2 |
Lắp đặt hệ thống phân phối khí nén mạch vòng để tránh giảm áp |
3 |
Cách nhiệt ống dẫn nước |
5 |
Thay thế các van giãn nở nhiệt bằng các van điện cho các bộ làm mát |
6 |
Sử dụng nước ngầm với nhiệt độ thấp |
7 |
Sử dụng hệ thống làm mát trung tâm |
8 |
Sử dụng thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao |
9 |
Lắp đặt cách nhiệt cho các thiết bị đùn khuôn dạng |
5. Một số giải pháp tiết kiệm năng lượng điển hình đối với cơ sở sản xuất sản xuất nhựa gia dụng/nhựa kỹ thuật:
STT |
Giải pháp tiết kiệm năng lượng |
1 |
Lắp đặt thùng chứa nước làm mát |
2 |
Lắp đặt biến tần cho các máy nén khí |
3 |
Lắp đặt biến tần cho các bơm nước của hệ thống làm mát |
4 |
Sử dụng thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao |
5 |
Thay thế hệ thống gia nhiệt điện trở bằng hệ thống gia nhiệt cảm ứng |
6 |
Lắp đặt các động cơ servo cho thiết bị phun |
7 |
Thay thế các van giãn nở nhiệt bằng các van điện cho các bộ làm mát |
PHỤ LỤC III
MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỊNH MỨC TIÊU HAO NĂNG LƯỢNG TRONG NGÀNH NHỰA
Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2016/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương
(Dùng cho Sở Công Thương)
UBND … |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ….. |
……., ngày tháng năm …… |
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỊNH MỨC TIÊU HAO NĂNG LƯỢNG TRONG NGÀNH NHỰA
năm ...
Kính gửi: Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương
Thực hiện quy định của Thông tư số .../ .../TT-BCT ngày.... tháng .... năm 2016 của Bộ Công Thương quy định về thực hiện định mức tiêu hao năng lượng trong ngành nhựa, Sở Công Thương .... báo cáo tình hình thực hiện định mức tiêu hao năng lượng trong ngành nhựa thuộc địa bàn quản lý như sau:
I. Tình hình thực hiện định mức tiêu hao năng lượng trong ngành nhựa:
- Số cơ sở báo cáo:
- Số cơ sở không báo cáo:
TT |
Tên cơ sở |
1 |
|
2 |
|
3 |
|
… |
|
- Số cơ sở đạt định mức tiêu hao năng lượng:
TT |
Tên cơ sở |
Suất tiêu hao năng lượng (Kwh/kg) |
1 |
|
|
2 |
|
|
3 |
|
|
… |
|
|
- Số cơ sở chưa đạt định mức tiêu hao năng lượng:
TT |
Tên cơ sở |
Suất tiêu hao năng lượng (kWh/kg) |
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và thời gian thực hiện |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
3 |
|
|
|
… |
|
|
|
Nơi nhận: |
GIÁM ĐỐC |
PHỤ LỤC IV
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỊNH MỨC NĂNG LƯỢNG HÀNG NĂM
Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2016/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương
(Dùng cho các cơ sở sản xuất trong ngành nhựa)
Tên cơ sở sản xuất |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ….. |
……., ngày tháng năm ….. |
BÁO CÁO THỰC HIỆN ĐỊNH MỨC TIÊU HAO NĂNG LƯỢNG
Kính gửi: - Sở Công Thương tỉnh/thành phố
[Tên cơ sở sản xuất] báo cáo kế hoạch năm [xxxx]
Ngày lập báo cáo […/…/….]
Ngày tháng năm nhận báo cáo |
[Dành cho Sở Công Thương ghi] |
Ngày tháng năm xử lý, xác nhận |
[Dành cho Sở Công Thương ghi] |
Phân ngành: ………………………………………………………………………………….
Tên cơ sở: …………………………………………………………………………………….
Địa chỉ: ………………………….. [Tên Huyện ....] [Tên Tỉnh ……]
Điện thoại: …………………… Fax: ………………….., Email: ………………..
Trực thuộc (tên công ty mẹ): ………………………………………………………..
Địa chỉ: ……………………. [Tên Huyện ....] [Tên Tỉnh …….]
Điện thoại: …………….. Fax: …………………………, Email: ……………………
Chủ sở hữu: (Nhà nước/ thành phần kinh tế khác)
I. Thông tin về cơ sở và sản phẩm
Năm đưa cơ sở vào hoạt động |
|
Năng lực sản xuất của cơ sở
Năng lực SX Tên sản phẩm |
Đơn vị đo (Tấn/năm) |
Sản lượng theo thiết kế |
Sản lượng năm báo cáo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
Mức tiêu thụ năng lượng hiện tại (Số liệu báo cáo thực hiện trong năm trước)
Loại nhiên liệu |
Khối lượng |
Đơn vị |
Mục đích sử dụng |
Điện |
|
kWh |
|
II. Tình hình thực hiện định mức tiêu hao năng lượng năm 201…… [xxxx]
a) Suất tiêu hao năng lượng (SEC): (tính toán theo công thức trong Phụ lục I).
b) Tỷ lệ cải thiện suất tiêu hao năng lượng so với năm trước: (= [(SECnăm trước - SEChiện tại)/ SECnăm trước] x 100%).
c) Dự kiến SECdự kiến năm tiếp theo.
d) Khả năng đạt được định mức tiêu hao năng lượng theo kế hoạch.
e) Đề xuất giải pháp (nếu cần thiết) và kế hoạch thực hiện để đạt được định mức tiêu hao năng lượng.
Người lập báo cáo |
Giám đốc |