Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Thông tư 34/2018/TT-BCT nghiệm thu đất đá bóc trong khai thác than bằng phương pháp lộ thiên
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 34/2018/TT-BCT
Cơ quan ban hành: | Bộ Công Thương | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 34/2018/TT-BCT | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Trần Tuấn Anh |
Ngày ban hành: | 11/10/2018 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Công nghiệp, Tài nguyên-Môi trường |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Khối lượng đất đá bóc được kiểm tra định kì hàng năm
Đây là nội dung được nêu trong Thông tư 34/2018/TT-BCT ban hành ngày 11/10/2018 của Bộ Công Thương quy định về việc nghiệm thu, kiểm tra khối lượng đất đá bóc trong khai thác than bằng phương pháp lộ thiên.
Theo đó, Định kỳ hằng năm, cấp trên trực tiếp của doanh nghiệp kiểm tra việc nghiệm thu khối lượng đất đá xúc bốc, vận chuyển của doanh nghiệp. Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, cấp trên trực tiếp của doanh nghiệp có thể kiểm tra đột xuất việc nghiệm thu khối lượng đất đá xúc bốc, vận chuyển của doanh nghiệp.
Người đứng đầu tổ chức khai thác than có trách nhiệm chỉ đạo các bộ phận chuyên môn tổ chức thực hiện các công việc như tính toán khối lượng đất đá bóc, xác định thể trọng, thể tích nguyên khối của từng loại đất đá bóc…
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 25/11/2018.
Xem chi tiết Thông tư 34/2018/TT-BCT tại đây
tải Thông tư 34/2018/TT-BCT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ CÔNG THƯƠNG Số: 34/2018/TT-BCT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2018 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ VIỆC NGHIỆM THU, KIỂM TRA KHỐI LƯỢNG ĐẤT ĐÁ BÓC TRONG KHAI THÁC THAN BẰNG PHƯƠNG PHÁP LỘ THIÊN
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than,
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về việc nghiệm thu, kiểm tra khối lượng đất đá bóc trong khai thác than bằng phương pháp lộ thiên.
QUY ĐỊNH CHUNG
NGHIỆM THU KHỐI LƯỢNG ĐẤT ĐÁ BÓC
Đất đá bóc thực hiện được phân chia thành đất đá bóc trong kế hoạch năm và đất đá bóc ngoài kế hoạch năm. Đất đá bóc trong kế hoạch năm được tính vào khối lượng đất đá bóc thực hiện để nghiệm thu, đất đá bóc ngoài kế hoạch năm không được tính vào khối lượng đất đá bóc thực hiện để nghiệm thu.
Việc xác định khối lượng đất đá bóc được thực hiện theo Phụ lục số 1 Thông tư này.
Đối với các mỏ kéo dài theo đường phương, đất đá có chiều dày và độ cắm ít thay đổi, mặt đất tương đối bằng phẳng thì sử dụng phương pháp mặt cắt thẳng đứng song song để xác định khối lượng đất đá bóc. Khi dùng các mặt cắt thẳng đứng song song để xác định khối lượng đất đá bóc phải tuân thủ các quy định sau:
- Tỷ lệ các mặt cắt: Tỷ lệ ngang và tỷ lệ đứng là 1/1000.
- Khoảng cách tối đa giữa các mặt cắt là 20 m.
- Tỷ lệ của mặt cắt: Tỷ lệ ngang và tỷ lệ đứng là 1/500.
- Khoảng cách tối đa giữa các mặt cắt là 10 m.
Ở những khu vực tầng uốn cong hay địa hình tầng phức tạp thì phải lập thêm các mặt cắt phụ để tính.
c) Công thức tính thể tích (V) giữa hai mặt cắt liền kề
- Khi tỷ số diện tích của hai mặt cắt liền kề (S nhỏ/S lớn) ≤ 2/3 thì sử dụng công thức sau:
Trong đó:
+ S1, S2: diện tích 2 mặt cắt liền kề, m2;
+ h: khoảng cách giữa 2 mặt cắt, m.
- Khi tỷ số diện tích của hai mặt cắt liền kề (S nhỏ/S lớn) > 2/3 thì sử dụng công thức sau:
- Trường hợp các khối ven rìa có dạng hình chóp, hình nêm thì sử dụng công thức sau:
Trong đó:
+ h’: là chiều dài nằm ngang trung bình của khối ven rìa, m;
+ S: diện tích đáy, m2.
Trong điều kiện địa hình và thế nằm phức tạp, mỏ có chiều dài theo đường phương hạn chế, khối lượng đầu mỏ đáng kể so với khối lượng toàn bộ thì sử dụng phương pháp mặt cắt ngang để xác định khối lượng đất đá bóc.
Tổ chức, cá nhân khai thác than tự quyết định việc sử dụng các phần mềm tin học chuyên dùng để tính toán.
Việc phân chia khối lượng đất đá bóc cho thiết bị thi công được thực hiện theo Phụ lục số 3 Thông tư này.
KIỂM TRA KHỐI LƯỢNG ĐẤT ĐÁ BÓC
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
- Xây dựng mô hình xe, đo vẽ bản đồ khai trường, xác định cung độ vận chuyển đất đá bóc, tính toán khối lượng đất đá bóc.
- Lập tài liệu cơ lý đá của mỏ; xác định thể trọng, thể tích nguyên khối của từng loại đất đá bóc, thể trọng đất đá nguyên khối bình quân gia quyền của khu vực khai thác, hệ số nở rời của đất đá.
- Lập kế hoạch tháng, quý, năm; tính toán khối lượng đất đá bóc kế hoạch; tính toán, phân tích khối lượng thực hiện ngoài kế hoạch vào cuối kỳ nghiệm thu.
- Thống kê khối lượng đất đá xúc bốc, vận chuyển; tính toán, xác định khối lượng vận chuyển đất đá bóc thực hiện.
- Bảo quản và lưu trữ tài liệu sử dụng để tính toán, nghiệm thu, kiểm tra khối lượng đất đá xúc bốc, vận chuyển theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG
Trần Tuấn Anh |
PHỤ LỤC SỐ 1
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG ĐẤT ĐÁ BÓC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 34/2018/TT-BCT ngày 11 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
Thể tích đất đá bóc thực hiện được tính toán từ bản đồ đầu kỳ đến bản đồ thực hiện theo công thức sau:
Trong đó:
- VĐTB: thể tích đất đá, than nguyên khối theo đo đạc; đất đá bồi được quy về nguyên khối, m3;
- VĐb: thể tích đất đá bồi lấp trong khai trường nằm trên bản đồ đầu kỳ theo đo đạc, m3;
- Knr: hệ số nở rời của đất đá bồi, phụ thuộc tính chất cơ lý của đất đá bồi và được xác định trên cơ sở tài liệu cơ lý đá của mỏ. Đối với loại đất đá mềm thì hệ số nở rời từ 1,02 đến 1,15; loại đất đá rắn thì hệ số nở rời từ 1,15 đến 1,45; loại đất đá rất rắn thì hệ số nở rời từ 1,45 đến 1,6.
- VNK: thể tích than nguyên khai thực hiện được tính toán theo đo đạc, m3.
Trường hợp sản lượng than lấy theo số liệu cân hoặc số liệu thống kê theo mô hình xe thì được tính theo công thức sau:
+ QNK : khối lượng than nguyên khai đã khai thác được lấy theo cân hoặc số liệu thống kê theo mô hình xe, tấn;
+ gNK : thể trọng than nguyên khai đã thực hiện, tấn/m3.
PHỤ LỤC SỐ 2
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH THỂ TRỌNG NGUYÊN KHỐI CỦA TỪNG LOẠI ĐẤT ĐÁ BÓC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 34/2018/TT-BCT ngày 11 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
1. Thể trọng nguyên khối của từng loại đất đá bóc (DL) được xác định thông qua việc lấy mẫu thí nghiệm tại hiện trường bằng phương pháp hố đào hoặc lấy mẫu đá tảng và được tính toán theo công thức sau:
Trong đó:
- mw: khối lượng của đất đá của hố đào/khối đá, tấn;
- Vh: thể tích hố đào/khối đá, m3.
2. Việc lấy mẫu thí nghiệm để xác định thể trọng đất đá nguyên khối tại hiện trường bằng phương pháp hố đào được áp dụng trong điều kiện đất đá mềm; phương pháp lấy mẫu đá tảng được áp dụng trong điều kiện đá rắn, đá ở các khu vực ở bờ tầng hoặc khu vực có địa tầng đá đồng nhất, phân lớp dầy.
2.1. Nguyên tắc
a) Đối tượng lấy mẫu: Các loại đất đá phân bố từ vách của các vỉa than đến bề mặt địa hình.
b) Vị trí lấy mẫu: Vị trí lấy mẫu được thiết kế cụ thể trên bản đồ cơ lý đá của từng mỏ. Vị trí lấy mẫu cho từng loại đá được ưu tiên thiết kế lấy ở giữa các loại đá (có thể ở mặt tầng hoặc taluy, nhưng đảm bảo nguyên tắc không vương vãi trước khi cân, đo thể tích) và xác định cụ thể tại hiện trường.
c) Mạng lưới lấy mẫu: Tùy theo nhóm mỏ được xếp loại trong báo cáo kết quả thăm dò than đã được Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia phê duyệt, khoảng cách giữa các mẫu theo đường phương được xác định cụ thể tại hiện trường và có thể điều chỉnh tăng/giảm 10% tùy theo điều kiện cụ thể tại hiện trường.
- Nhóm mỏ đơn giản (I): 1.000 m (+100 m).
- Nhóm mỏ tương đối phức tạp (II): 500 m (+50 m).
- Nhóm mỏ phức tạp (III): 250 m (+25 m).
- Nhóm mỏ rất phức tạp (IV): 125 m (+12,5 m).
d) Thể tích mẫu: Tùy theo điều kiện thực tế, thể tích của mỗi mẫu dao động từ 0,5 m3 (dài x rộng x sâu: 1 m x 1 m x 0,5 m) đến 1,0 m3 (dài x rộng x sâu: 1 m x 1 m x 1 m).
2.2. Dụng cụ, thiết bị thí nghiệm
- Sử dụng thiết bị chuyên dùng để định vị điểm lấy mẫu thể trọng đất đá nguyên khối.
- Sử dụng búa chèn, xẻng, máy cắt, máy xúc, máy khoan cuốc chim... để đào hố; thùng, vải bạt để chứa đá lấy lên từ hố đào.
- Sử dụng thùng kim loại có dung tích ≥ 3 m3 để đo thể tích khối đá; trạm cân điện tử (có kiểm định của cơ quan chức năng theo quy định) để xác định trọng lượng đá; thước thép cuộn để đo kích thước của hố đào.
2.3. Các bước tiến hành thí nghiệm
2.3.1. Phương pháp hố đào
a) Đào hố
- Lựa chọn vị trí, sử dụng thiết bị chuyên dùng để định vị điểm lấy mẫu thí nghiệm mẫu thể trọng đất đá nguyên khối.
- Dọn sạch trên mặt bằng một diện tích khoảng 2 m x 2 m; loại bỏ hết đất đá rời ngoại lai; san, gạt để tạo bề mặt bằng phẳng.
- Đo kích thước bề mặt mẫu làm thí nghiệm: Chiều dài 1 m, chiều rộng 1 m; đánh đấu, khoanh định ranh giới đào hố thí nghiệm theo kích thước 1m x 1m.
- Đào hố sâu vuông vắn với kích thước 1 m x 1 m x 1 m (dài x rộng x sâu), đảm bảo hố đào không bị đào lẹm.
- Đối với khu vực bờ tầng khai thác của mỏ đủ điều kiện thi công hố đào: Lấy theo chiều sâu loại đá kích thước 1 m x 1 m x 0,5 m (kích thước hố đào đảm bảo 0,5 m3 - 1,0 m3).
b) Đo thể tích hố đào
Tùy theo điều kiện cụ thể tại hiện trường, có thể sử dụng một trong các phương pháp sau để đo thể tích hố đào (Vh):
- Đo bằng thước: Đo diện tích mặt hố, giữa hố và đáy hố bằng thước dây 5 m với mật độ dày từ (0,1 - 0,15) m/điểm đo. Đo cao bằng nhiều mặt cắt, chăng dây lấy mặt phẳng trên miệng hố và đo cao từ dây xuống đáy hố, mật độ dày mặt cắt từ (0,1 - 0,15) m/mặt cắt. Kết quả đo thể hiện trên bản vẽ.
- Phương pháp đổ nước: Trải lớp vải nhựa mềm, đổ nước, xác định thể tích nước chứa trong hố đào... đảm bảo tính chính xác để xác định thể tích.
Kết quả đo thể tích hố đào được chi chép dưới dạng bảng để lưu trữ. Bảng ghi chép gồm các nội dung chính sau: Công trình, hạng mục công trình; số hiệu mẫu; tọa độ, vị trí lấy mẫu; độ sâu lấy mẫu; đơn vị thí nghiệm; phương pháp thí nghiệm; thời gian thí nghiệm; các thông số để xác định thể tích hố đào; thể tích hố đào.
c) Cân trọng lượng đất đá
Sử dụng phương pháp cân để xác định khối lượng đất đá của hố đào (mw). Việc cân đất đá phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Sử dụng trạm cân điện tử đã được cơ quan chức năng kiểm định theo quy định, đảm bảo điều kiện kỹ thuật của trạm cân.
- Quá trình cân phải đảm bảo sai số khi cân một mã 0,13%.
Kết quả cân trọng lượng đất đá được chi chép dưới dạng bảng để lưu trữ. Bảng ghi chép gồm các nội dung chính bao sau: Số hiệu mẫu; vị trí lấy mẫu; độ sâu lấy mẫu; đơn vị thí nghiệm; phương pháp thí nghiệm; thời gian thí nghiệm; loại đất đá; khối lượng đất đá.
2.3.2. Phương pháp lấy mẫu đá tảng
a) Lấy khối đá tảng
- Lựa chọn vị trí, sử dụng thiết bị chuyên dùng để định vị điểm lấy mẫu thí nghiệm mẫu thể trọng đất đá nguyên khối.
- Tại vị trí lấy mẫu, sử dụng máy xúc hoặc cưa, cắt, nổ mìn... để tạo khối đá tảng có kích thước tương ứng với thể tích hố đào để cân và đo thể tích.
b) Cân trọng lượng khối đá
Sử dụng phương pháp cân để xác định trọng lượng khối đá (mw). Việc cân trọng lượng khối đá phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Sử dụng trạm cân điện tử đã được cơ quan chức năng kiểm định theo quy định, đảm bảo điều kiện kỹ thuật của trạm cân.
- Quá trình cân phải đảm bảo sai số khi cân một mã 0,13%.
Kết quả cân được chi chép dưới dạng bảng để lưu trữ. Bảng ghi chép gồm các nội dung chính bao sau: Số hiệu mẫu; vị trí lấy mẫu; độ sâu lấy mẫu; đơn vị thí nghiệm; phương pháp thí nghiệm; thời gian thí nghiệm; loại đá; khối lượng khối đá.
c) Đo thể tích
Thả khối đá trong thùng nước để khối đá ngấm no nước (15 phút đến 20 phút), sau đó tiến hành đo thể tích khối đá (Vh). Thể tích khối đá được xác định là thể tích chiếm chỗ của khối đá trong thùng đo dung tích.
Kết quả đo thể tích khối đá được chi chép dưới dạng bảng để lưu trữ. Bảng ghi chép gồm các nội dung chính sau: Công trình, hạng mục công trình; số hiệu mẫu; tọa độ, vị trí lấy mẫu; độ sâu lấy mẫu; đơn vị thí nghiệm; phương pháp thí nghiệm; thời gian thí nghiệm; thể tích khối đá.
2.4. Báo cáo kết quả thí nghiệm
Báo cáo kết quả thí nghiệm bao gồm các thông tin chính như sau:
2.4.1. Tên công trình; hạng mục công trình, vị trí thí nghiệm.
2.4.2. Phương pháp thí nghiệm, số hiệu mẫu thí nghiệm.
2.4.3. Mô tả mẫu thí nghiệm:
a) Vị trí hố đào/mẫu đá tảng: Tọa độ, tên khu mỏ; tên loại đá; vị trí đào hố/mẫu đá tảng.
b) Mô tả đất đá thí nghiệm: Thành phần kích thước tương đối của các tảng, cục; tỉ lệ tương đối của tảng, cục và phần vụn.
c) Mô tả tường hố đào/mẫu đá tảng: Tên loại đá; màu sắc; cấu tạo; thành phần thạch học; độ hạt; khe nứt, thế nằm khe nứt, độ mở khe nứt; thế nằm của đá.
2.4.4. Bản vẽ hố đào (đối với phương pháp hố đào): Quy cách bản vẽ thể như bản vẽ hố, hào trong đo vẽ địa chất. Vẽ 01 tường và đáy (tỉ lệ 1:50) thể hiện đầy đủ ký hiệu đất đá, thế nằm và các khe nứt.
2.4.5. Các biểu mẫu ghi chép kết quả thí nghiệm.
2.4.6. Các thông tin khác có liên quan.
PHỤ LỤC SỐ 3
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG VẬN CHUYỂN ĐẤT ĐÁ BÓC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 34/2018/TT-BCT ngày 11 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
1. Khối lượng vận chuyển đất đá bóc của mỏ được tổng cộng từ khối lượng vận chuyển của từng thiết bị, trong đó, khối lượng vận chuyển đất đá bóc của thiết bị bằng tổng khối lượng vận chuyển được của thiết bị đó theo từng cung độ vận chuyển.
2. Khối lượng vận chuyển đất đá bóc của từng thiết bị theo từng cung độ vận chuyển được tính toán theo công thức sau:
Qđtb = Vtb x DLgq x L, tấn.km
Trong đó:
- Vtb: thể tích đất đá bóc nguyên khối thực hiện của từng thiết bị theo đo đạc, m3. Trường hợp có nhiều thiết bị xúc, thiết bị vận chuyển thực hiện chung không gian đo đạc không thể tính riêng thể tích cho từng thiết bị thì việc phân chia khối lượng đo đạc tỷ lệ thuận với số liệu thống kê và được tính theo công thức sau:
+ Vđ: tổng thể tích đất đá nguyên khối đo đạc, m3;
+ Vtk: tổng thể tích đất đá nguyên khối thống kê, m3;
+ Vtkt: thể tích đất đá nguyên khối xúc bốc hoặc vận chuyển thống kê của thiết bị đó, m3;
- DLgq: thể trọng đất đá nguyên khối bình quân gia quyền của khu vực khai thác và được tính theo công thức sau:
+ VĐi: thể tích nguyên khối của loại đất đá thứ i, m3, được xác định theo bản đồ thực hiện đầu kỳ, cuối kỳ và bản đồ cơ lý đá của mỏ.
+ DLi: thể trọng nguyên khối của loại đất đá thứ i, tấn/m3, được xác định trên cơ sở tài liệu cơ lý đá của mỏ và thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 2 Thông tư này;
+ n: số loại đất đá.
- L: chiều dài (cung độ) tuyến đường vận chuyển đất đá bóc từ vị trí xúc đến vị trí đổ thải, km.