Thông tư 04/2012/TT-BCT phân loại và ghi nhãn hóa chất
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 04/2012/TT-BCT
Cơ quan ban hành: | Bộ Công Thương | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 04/2012/TT-BCT | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Nguyễn Nam Hải |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 13/02/2012 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Công nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
11 nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hóa chất
Ngày 13/02/2012, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 04/2012/TT-BCT quy định phân loại và ghi nhãn hóa chất, buộc tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất có trách nhiệm ghi nhãn hóa chất trước khi đưa hóa chất vào sử dụng, lưu thông trên thị trường.
Trường hợp hóa chất nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn gốc chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ thể hiện những nội dung được quy định bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hóa chất bao gồm 11 nội dung như: Tên hóa chất; Mã nhận dạng hóa chất; Hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ; Biện pháp phòng ngừa; Định lượng; Ngày sản xuất; Hạn sử dụng...
Nội dung ghi trên nhãn phụ không được làm hiểu sai lệch nội dung của nhãn gốc được quy định. Trường hợp phải ghi thêm nội dung bắt buộc mà nhãn gốc không có, tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với nội dung ghi thêm.
Bên cạnh quy định ghi nhãn hóa chất, Thông tư cũng hướng dẫn cách phân loại hóa chất theo 02 tiêu chí: Nguy hại vật chất và mức độ nguy hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người, môi trường như độc cấp tính, ăn mòn da, tổn thương mắt, tác nhân nhạy hô hấp hoặc da, khả năng gây đột biến tế bào mầm, khả năng gây ung thư, độc tính sinh sản, môi trường nước, tầng ozon...
Những hóa chất tạm nhập tái xuất hoặc tạm nhập để tham gia hội chợ, triển lãm sau đó tái xuất; hoá chất quá cảnh, chuyển cửa khẩu; hóa chất nhập khẩu phi mậu dịch, hóa chất đang trong quá trình nghiên cứu tại cơ sở nghiên cứu và sản xuất; hóa chất sản xuất, nhập khẩu phục vụ an ninh, quốc phòng, ứng phó sự cố thiên tai, dịch bệnh khẩn cấp hoặc các trường hợp đặc biệt khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.
Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/03/2012.
Xem chi tiết Thông tư 04/2012/TT-BCT tại đây
tải Thông tư 04/2012/TT-BCT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ CÔNG THƯƠNG Số: 04/2012/TT-BCT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 13 tháng 02 năm 2012 |
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương; Nghị định số 44/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 189/2007/NĐ-CP;
Căn cứ Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa; Thông tư số 09/2007/TT-BKHCN ngày 06 tháng 4 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP;
Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định việc phân loại và ghi nhãn hóa chất theo Hệ thống hài hòa toàn cầu như sau:
QUY ĐỊNH CHUNG
Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có hoạt động sản xuất, sản xuất nhượng quyền, gia công, san chia, đóng gói lại (sau đây gọi là sản xuất), kinh doanh, nhập khẩu hóa chất tại lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
PHÂN LOẠI HÓA CHẤT
GHI NHÃN HÓA CHẤT
Vị trí nhãn hóa chất thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 89/2006/NĐ-CP. Nhãn hóa chất phải được thể hiện bằng hình thức in, dán, đính hoặc gắn trên bao bì thương phẩm của hóa chất ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu có trách nhiệm ghi nhãn hóa chất tự xác định kích thước của nhãn nhưng phải bảo đảm ghi đầy đủ nội dung bắt buộc theo quy định tại Mục 1 Chương III Thông tư này và dễ dàng nhận biết các nội dung bắt buộc bằng mắt thường.
Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hóa chất thực hiện theo quy định tại Khoản 48 Điều 12 Nghị định số 89/2006/NĐ-CP và theo quy định của GHS gồm:
Nội dung ghi trên nhãn phụ không được làm hiểu sai lệch nội dung của nhãn gốc được quy định tại Điều 12 của Thông tư này. Trường hợp phải ghi thêm nội dung bắt buộc mà nhãn gốc không có, tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với nội dung ghi thêm.
Ngoài những nội dung bắt buộc quy định tại Điều 12 Thông tư này, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất có thể ghi thêm các nội dung khác lên nhãn. Những nội dung này phải đảm bảo tính trung thực, chính xác, không được làm hiểu sai lệch đặc tính của hóa chất, không được làm hiểu sai lệch nội dung bắt buộc ghi trên nhãn hóa chất. Nội dung khác có thể ghi trong Phiếu an toàn hóa chất hoặc trong tờ hướng dẫn sử dụng.
- Tên hóa chất
Tên hóa chất do nhà sản xuất đăng ký theo tên thường gọi, tên thương mại hoặc tên khác được ghi trên nhãn hóa chất. Đối với một số chất được tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh coi là bí mật kinh doanh thì được ghi trên nhãn hoá chất tên chung quốc tế.
Ví dụ cách viết tên hóa chất:
Tên gọi theo IUPAC: n-Butyl Acetate
Tên thương mại: Nomal Butyl Acetate
Tên khác (không phải tên khoa học): NBAC
Ví dụ 1 Hình đồ cảnh báo: Hình đồ “Ngọn lửa” ghi trên bao bì trực tiếp cảnh báo một trong những hóa chất sau:
- Chất dễ cháy;
- Chất tự phản ứng;
- Chất tự cháy, tự dẫn lửa;
- Chất tự phát nhiệt;
- Chất khi phản ứng có sinh khí dễ cháy;
- Peroxit Hữu cơ.
| Cấp 1 | Cấp 2 |
Hình đồ cảnh báo | Ngọn lửa | Không có hình đồ |
Từ cảnh báo | Nguy hiểm | Cảnh báo |
Cảnh báo nguy cơ | Khí rất dễ cháy | Khí dễ cháy |
Biện pháp phòng ngừa được thể hiện bằng thông tin hoặc hình đồ cụ thể mô tả những giải pháp khuyến nghị phải được thực hiện để giảm thiểu hoặc ngăn ngừa những ảnh hưởng có hại do tiếp xúc với hóa chất gây nguy hiểm hoặc bảo quản không đúng cách hay vận chuyển hóa chất nguy hiểm.
Ví dụ: cách ghi biện pháp phòng ngừa của hóa chất HI-URETHAN LV17 như sau:
Biện pháp phòng ngừa:
- Xem hướng dẫn đặc biệt trước khi sử dụng.
- Nếu nuốt phải: yêu cầu hỗ trợ y tế ngay lập tức.
- Nếu hít phải: di chuyển nạn nhân đến khu vực không khí sạch.
- Nếu dính vào da: rửa sạch với xà phòng và nước.
- Nếu dính vào mắt: ngay lập tức rửa liên tục bằng nước và yêu cầu hỗ trợ y tế.
- Ghi đơn vị đo định lượng trên nhãn hóa chất bằng tên đầy đủ hoặc ký hiệu của đơn vị đo. Ví dụ: ghi là “gam” hoặc là “g”; ghi là “mililít” hoặc “ml”;
- Tên đơn vị viết bằng chữ thường, không viết hoa ký tự đầu tiên. Ví dụ: kilôgam, gam, không được viết là Kilôgam, Gam (trừ nhiệt độ: Celsius, 0C);
- Ký hiệu đơn vị viết chữ thường, kiểu đứng. Ví dụ: kg, g, l không được viết Kg, G, L;
- Viết đơn vị đo và phần trị số phải cách một ký tự trống. Ví dụ: 200 g, 300 ml, không được viết 200g, 300ml;
- Khi thể hiện đại lượng có các phép tính phải ghi đơn vị chung cho phần trị số trong dấu ngoặc hoặc riêng cho từng trị số. Ví dụ: (500 ± 5) g hoặc 500 g ± 5 g, không được viết 500 g ± 5 hoặc 500 ± 5 g;
- Biểu thị dấu thập phân của giá trị đại lượng phải dùng dấu phẩy (,), không được dùng dấu chấm. Ví dụ: 1,250 kg không được viết 1.250 kg;
- Đơn vị đo khối lượng: kilôgam (kg), gam (g), miligam (mg). Dưới 01 kg thì dùng đơn vị g (ví dụ: viết 500 g mà không viết 0,5 kg); dưới 01 g thì dùng đơn vị “mg” (ví dụ viết 500 mg mà không viết 0,5 g);
- Đơn vị đo thể tích: lít (l), mililít (ml). Dưới một lít thì dùng đơn vị “ml” (ví dụ: viết 500 ml mà không viết 0,5 l).
Ví dụ: A-xít sulfuric; công thức H2SO4; nồng độ: 99%
Cách ghi ngày, tháng, năm đối với ngày sản xuất cụ thể như sau:
- NSX: 020406; hoặc
- NSX 02 04 06; hoặc
- NSX: 02042006; hoặc
- NSX: 02 04 2006; hoặc
- NSX: 02/04/06.
Trường hợp hóa chất có hạn sử dụng thì cách ghi hạn sử dụng thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 89/2006/NĐ-CP và Khoản 5 Mục II Thông tư số 09/2007/TT-BKHCN ngày 06 tháng 4 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP.
Ghi tên, địa chỉ và số điện thoại của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu hoặc nhà phân phối hoá chất trên nhãn hóa chất.
Nhãn hóa chất phải ghi hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản để người sử dụng nhận biết làm căn cứ lựa chọn cất giữ, bảo quản và sử dụng an toàn hóa chất.
Ví dụ hướng dẫn về việc sử dụng và bảo quản của chất HI-URETHAN LV17 như sau:
- Tránh hít bụi/khói/khí/sương/hơi/bụi nước. Tránh thải vào môi trường. Tránh xa nguồn nhiệt/tia lửa/ngọn lửa trần. Không ăn uống hay hút thuốc khi sử dụng sản phẩm. Rửa tay sau khi tiếp xúc. Nối đất thùng chứa nhằm tránh tĩnh điện. Chỉ sử dụng với thiết bị không phát sinh tia lửa. Luôn đậy nắp thùng chứa.
- Sử dụng hệ thống thông gió thích hợp.
- Sử dụng thiết bị bảo hộ lao động theo yêu cầu.
- Bảo quản ở nhiệt độ thấp. Đóng nắp ngay sau khi sử dụng.
Các thông tin khác được ghi trên nhãn hóa chất phải đảm bảo trung thực, chính xác, không được làm hiểu sai đặc tính của hóa chất, không được làm hiểu sai nội dung khác của nhãn.
Ví dụ cách ghi thông tin khác như sau: xem thêm thông tin tại Phiếu an toàn hóa chất (MSDS) hoặc xem thông tin khác tại tờ hướng dẫn sử dụng.
Hình đồ cảnh báo khi vận chuyển hóa chất là thông tin tối thiểu để người sử dụng có thể hiểu chính xác, không gây ra các cách hiểu sai đối với nhãn hoá chất. Chi tiết hình đồ vận chuyển hóa chất quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này. Hình đồ cảnh báo phải được nhận biết rõ ràng bằng mắt thường trên bao bì trực tiếp hoặc bao bì ngoài (nếu có), ở vị trí dễ quan sát.
Ví dụ Hình đồ cảnh báo vận chuyển hóa chất: Hình đồ số 5 tại Phụ lục 4 với hình ngọn lửa trên vòng tròn màu đen trên nền màu vàng ghi trên bao bì ngoài cảnh báo hóa chất được vận chuyển là chất oxy hóa (chất khí, lỏng, rắn oxy hóa).
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC 1
PHÂN LOẠI HÓA CHẤT THEO NGUY HẠI VẬT CHẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 04/2012/TT-BCT ngày 13 tháng 02 năm 2012 của Bộ Công Thương)
Phần 1
BẢNG PHÂN LOẠI HÓA CHẤT THEO NGUY HẠI VẬT CHẤT
Bảng 1. Phân loại hoá chất theo nguy hại vật chất
Nhóm hóa chất/Đặc tính |
Phân loại |
||||||
Chất nổ |
Chất nổ không bền |
Loại 1.1 |
Loại 1.2 |
Loại 1.3 |
Loại 1.4 |
Loại 1.5 |
Loại 1.6 |
Khí dễ cháy |
Loại 1 |
Loại 2 |
|
|
|
|
|
Sol khí dễ cháy |
Loại 1 |
Loại 2 |
|
|
|
|
|
Khí oxy hoá |
Loại 1 |
|
|
|
|
|
|
Khí chịu áp suất |
Khí nén |
Khí hoá lỏng |
Khí hoá lỏng đông lạnh |
Khí hoà tan |
|
|
|
Chất lỏng dễ cháy |
Loại 1 |
Loại 2 |
Loại 3 |
Loại 4 |
|
|
|
Chất rắn dễ cháy |
Loại 1 |
Loại 2 |
Loại 3 |
Loại 4 |
|
|
|
Chất và hỗn hợp tự phản ứng |
Kiểu A |
Kiểu B |
Kiểu C&D |
Kiểu E&F |
Kiểu G |
|
|
Chất lỏng dẫn lửa |
Loại 1 |
|
|
|
|
|
|
Chất rắn dẫn lửa |
Loại 1 |
|
|
|
|
|
|
Chất và hỗn hợp tự phát nhiệt |
Loại 1 |
Loại 2 |
|
|
|
|
|
Chất và hỗn hợp khi tiếp xúc với nước sinh ra khí dễ cháy |
Loại 1 |
Loại 2 |
Loại 3 |
|
|
|
|
Chất lỏng oxy hoá |
Loại 1 |
Loại 2 |
Loại 3 |
|
|
|
|
Chất rắn oxy hoá |
Loại 1 |
Loại 2 |
Loại 3 |
|
|
|
|
Peroxyt hữu cơ |
Kiểu A |
Kiểu B |
Kiểu C&D |
Kiểu E&F |
Kiểu G |
|
|
Ăn mòn kim loại |
Loại 1 |
|
|
|
|
|
|
Phần 2
TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI
I. TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI CHẤT NỔ
Dựa trên nguy cơ của hóa chất, các chất, hỗn hợp và vật phẩm thuộc loại này được phân vào một trong sáu loại sau:
1. Loại 1.1: Các chất, hỗn hợp chất hoặc vật phẩm có nguy cơ nổ khối. Nổ khối là một quá trình nổ ngay lập tức và ảnh hưởng đến toàn bộ thành phần khối chất nổ.
2. Loại 1.2: Các chất, hỗn hợp chất hoặc vật phẩm có nguy cơ bắn ra nhưng không có nguy cơ nổ khối.
3. Loại 1.3: Các chất, hỗn hợp chất hoặc vật phẩm có nguy cơ cháy và hoặc là tiếng nổ nhỏ hoặc là bắn ra nhỏ hoặc cả hai nhưng không có nguy cơ nổ khối, trong đó: sự cháy làm tăng đáng kể radiant nhiệt hoặc bốc cháy liên tục tạo ra hiệu ứng phát sinh tiếng nổ nhỏ hoặc bắn ra hoặc cả hai.
4. Loại 1.4: Các chất, hỗn hợp và vật phẩm không có nguy cơ rõ ràng, như các chất, hỗn hợp chất và vật phẩm chỉ có một nguy cơ nhỏ trong trường hợp bắt cháy hoặc khơi mào. Ảnh hưởng bị hạn chế ở quy mô rộng đối với bao gói và không bắn các mảnh với kích cỡ thích hợp hoặc phạm vi được dự đoán. Sự cháy bên ngoài không gây nổ hoàn toàn ngay lập tức toàn bộ thành phần khối chất nổ.
5. Loại 1.5: Các chất và hỗn hợp chất không nhạy có nguy cơ nổ khối có rất ít khả năng khơi mào hoặc chuyển từ cháy sang nổ trong các điều kiện thông thường.
6. Loại 1.6: Các vật phẩm không nhạy, không có nguy cơ nổ khối là vật chỉ chứa các hỗn hợp hay chất không nhạy nổ và chứng tỏ khả năng khơi mào hay phát triển ngẫu nhiên có thể bỏ qua.
Các chất nổ được phân loại vào một trong sáu loại từ 1 đến 6 nêu trên được dựa trên cơ sở Khuyến cáo của Liên Hợp quốc về vận chuyển hàng hoá nguy hiểm. Việc hướng dẫn thí nghiệm và tiêu chuẩn thực hiện theo bảng sau:
Bảng 1. Tiêu chuẩn đối với chất nổ
Chủng loại |
Tiêu chuẩn |
Chất nổ không bền hay chất nổ loại 1.1 đến 1.6 |
Đối với chất nổ loại 1.1 đến 1.6, điều sau đây là cốt lõi của bộ thử nghiệm cần phải được tiến hành: - Tính nổ: theo loạt thử nghiệm UN2 (phần 12 tài liệu hướng dẫn thử nghiệm và tiêu chuẩn theo Khuyến cáo của Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hoá nguy hiểm). Chất nổ có chủ định không là đối tượng loạt thử nghiệm UN2. - Tính nhạy: theo loạt thử nghiệm UN3 (phần 13 tài liệu hướng dẫn thử nghiệm và tiêu chuẩn theo Khuyến cáo của Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hoá nguy hiểm) - Độ bền nhiệt: theo thử nghiệm UN3 (c) (tiểu mục 13.5.1 tài liệu hướng dẫn thử nghiệm và tiêu chuẩn theo Khuyến cáo của Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hoá nguy hiểm) Để phân loại đúng nhóm thuốc nổ các thử nghiệm sâu hơn là cần thiết. |
Ghi chú:
Chất nổ không bền là những chất nổ không bền nhiệt hoặc quá nhạy để vận chuyển và sử dụng thông thường. Phòng ngừa đặc biệt là hết sức cần thiết. Chất nổ không bền bao gồm các chất, hỗn hợp chất và vật phẩm được sản xuất nhằm tạo ra các ảnh hưởng thực tiễn, nổ hoặc pháo hoa:
- Chất hay hỗn hợp chất nổ ở dạng bao gói và các vật phẩm có thể được phân loại từ 1.1 đến 1.6 với mục đích thông thường, tiếp tục được chia nhỏ thành các nhóm tương đồng từ A đến S để phân biệt yêu cầu kỹ thuật theo Những quy tắc mẫu tại Chương 2.1 của Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hoá nguy hiểm;
- Một số chất và hỗn hợp chất nổ được làm ướt bằng nước hoặc ancohol hay pha loãng với các chất khác để ngăn chặn tính chất nổ của chúng. Chúng có thể được xử lý khác với các chất và hỗn hợp nổ (như chất nổ gây tê) đối với một số mục đích thông thường như vận chuyển;
- Đối với các thử nghiệm phân loại chất hay hỗn hợp rắn, thử nghiệm phải được tiến hành với hỗn hợp và chất như đã đưa ra. Ví dụ đối với mục đích cung cấp và vận chuyển, nếu hoá chất tương tự được đưa ra ở dạng vật chất khác với dạng đã được thử nghiệm và nó được coi như làm thay đổi chủ yếu hiệu quả của nó trong thử nghiệm phân loại thì chất hay hỗn hợp cần phải được thử nghiệm ở dạng mới.
Bảng 2. Các yếu tố nhãn cho chất nổ
|
Loại 1.1 |
Loại 1.2 |
Loại 1.3 |
Loại 1.4 |
Loại 1.5 |
Loại 1.6 |
|
Hình đồ cảnh báo |
|
||||||
Tên gọi hình đồ |
Nổ bom |
Nổ bom |
Nổ bom |
1.4 trên nền màu cama |
1.5 trên nền màu cama |
1.6 trên nền màu cama |
|
Từ cảnh báo |
Nguy hiểm |
Nguy hiểm |
Nguy hiểm |
Cảnh báo |
Cảnh báo |
Không có từ cảnh báo |
|
Cảnh báo nguy cơ |
Chất nổ; nguy cơ nổ khối |
Chất nổ; nguy cơ bắn ra nghiêm trọng |
Chất nổ; nguy cơ cháy, nổ tung và bắn ra. |
Nguy cơ cháy và bắn ra |
Có thể nổ khi cháy |
Không có phát biểu nguy cơ |
Ghi chú: Áp dụng cho các đối tượng vật phẩm, hỗn hợp và chất tùy theo mục đích thông thường như vận chuyển.
II. TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI KHÍ DỄ CHÁY
Khí dễ cháy được phân loại vào một trong hai cấp của loại này theo bảng sau:
Bảng 3. Tiêu chuẩn đối với khí dễ cháy
Loại |
Tiêu chuẩn |
1 |
Khí ở 200C và áp suất tiêu chuẩn 101,3 kPa: - Là dễ cháy khi trong hỗn hợp 13% hay nhỏ hơn tính theo thể tích trong không khí; hoặc - Có khoảng bắt cháy với không khí ở các điểm ít nhất là 12% cho dù giới hạn bắt cháy thấp hơn. |
2 |
Ngoài các khí ở cấp 1, các khí khác ở 200C và áp suất tiêu chuẩn 101,3 kPa, có một khoảng bắt cháy được trộn trong không khí |
Ghi chú:
- Amoniac và metyl bromua có thể được xem như trường hợp đặc biệt đối với một số mục đích thông thường.
- Phân loại sol khí, xem phần III.
Bảng 4. Yếu tố nhãn cho khí dễ cháy
|
Loai 1 |
Loại 2 |
Hình đồ cảnh báo |
|
Không có biểu tượng |
Tên gọi hình đồ |
Ngọn lửa |
|
Từ cảnh báo |
Nguy hiểm |
Cảnh báo |
Cảnh báo nguy cơ |
Khí rất dễ cháy |
Khí dễ cháy |
III. TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI SOL KHÍ DỄ CHÁY
Sol khí phải được xem xét để phân loại là dễ cháy nếu chúng chứa bất kỳ thành phần nào được phân loại là dễ cháy theo tiêu chuẩn GHS, như: Chất lỏng dễ cháy (xem phần VI); Chất khí dễ cháy (xem phần VII); Chất rắn dễ cháy (xem phần VIII).
Ghi chú: Các thành phần dễ cháy không bao gồm các chất tự cháy, tự sinh nhiệt hoặc chất hoạt động trong nước do các thành phần này không bao giờ được sử dụng như là thành phần sol khí.
IV. TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI KHÍ OXY HÓA
Khí oxy hoá được phân loại vào một cấp duy nhất thuộc loại này theo bảng sau đây:
Bảng 5. Tiêu chuẩn đối với khí oxy hoá
Loại |
Tiêu chuẩn |
1 |
Bất kỳ khí nào, nhờ cung cấp oxy, có thể gây cháy hoặc đóng góp vào quá trình đốt cháy của các vật liệu khác hơn là không khí |
Ghi chú: Khí nhân tạo chứa trên 23,5% thể tích oxy có thể không được coi là oxy hoá đối với một số mục đích thông thường như vận chuyển.
Bảng 6. Yếu tố nhãn đối với khí oxy hóa
|
Loại 1 |
Hình đồ cảnh báo |
|
Tên gọi hình đồ |
Ngọn lửa trên vòng tròn |
Từ cảnh báo |
Nguy hiểm |
Cảnh báo nguy cơ |
Có thể gây ra hoặc tăng cường quá trình cháy, chất oxy hoá |
V. TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI KHÍ NÉN
Khí được phân loại theo trạng thái vật chất khi được nén lại vào một trong 4 nhóm theo bảng sau đây:
Bảng 7. Tiêu chuẩn đối với khí nén
Nhóm |
Tiêu chuẩn |
Khí nén |
Một khí khi được nén dưới áp suất hoàn toàn là thể khí ở -500C bao gồm tất cả các khí có nhiệt độ tới hạn ≤-50 |
Khí hoá lỏng |
Một khí khi được nén dưới áp suất là chất lỏng một phần ở nhiệt độ trên -500C. Có sự phân biệt giữa: - Khí hóa lỏng áp suất cao: khí nhiệt độ tới hạn giữa -500C và +650C; và - Khí hoá lỏng áp suất thấp: khí nhiệt độ tới hạn lớn hơn +650C |
Khí hoá lỏng đông lạnh |
Khí mà khi nén bị hoá lỏng một phần do nhiệt độ thấp |
Khí hoà tan |
Khí mà khi nén dưới áp suất bị hòa tan trong dung môi pha lỏng |
Bảng 8. Yếu tố nhãn đối với khí nén
|
Khí nén |
Khí hoá lỏng |
Khí hoá lỏng đông lạnh |
Khí hoà tan |
Hình đồ cảnh báo |
|
|||
Tên gọi hình đồ |
Bình khí |
Bình khí |
Bình khí |
Bình khí |
Từ cảnh báo |
Cảnh báo |
Cảnh báo |
Cảnh báo |
Cảnh báo |
Cảnh báo nguy cơ |
Chứa khí dưới áp suất; có thể nổ nếu gia nhiệt |
Chứa khí dưới áp suất; có thể nổ nếu gia nhiệt |
Chứa khí đông lạnh, có thể gây bỏng lạnh hay bị thương |
Chứa khí dưới áp suất; có thể nổ nếu gia nhiệt |
VI. TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI CHẤT LỎNG DỄ CHÁY
Một chất lỏng dễ cháy có thể được phân loại vào một trong 4 cấp thuộc loại này theo bảng sau đây:
Bảng 9. Tiêu chuẩn đối với chất lỏng dễ cháy
Loại |
Tiêu chuẩn |
1 |
Điểm chớp cháy < 230C và điểm bắt đầu sôi ≤ 350C |
2 |
Điểm chớp cháy < 230C và điểm bắt đầu sôi > 350C |
3 |
Điểm chớp cháy ≥ 230C và ≤ 600C |
4 |
Điểm chớp cháy > 600C và ≤ 930C |
Ghi chú:
- Dầu khí, diesel và dầu thắp sáng có điểm chớp cháy trong khoảng 550C đến 750C có thể coi như nhóm đặc biệt đối với một số mục đích thông thường;
- Chất lỏng có điểm chớp cháy lớn hơn 350C có thể coi như chất lỏng không dễ cháy đối với một số mục đích thông thường (như vận chuyển) nếu thu được kết quả âm trong thử nghiệm L.2 về khả năng cháy duy trì của Khuyến cáo Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hoá nguy hiểm, Sách hướng dẫn về thử nghiệm và tiêu chuẩn của Liên hợp quốc;
- Chất lỏng nhớt dễ cháy như sơn, men, sơn bóng, vecni, keo dán và xi có thể coi như nhóm đặc biệt đối với một số mục đích thông thường như vận chuyển. Việc phân loại hoặc quyết định để xem xét các chất lỏng này là không dễ cháy có thể được xác định theo quy định thích hợp hoặc xem xét bởi cơ quan chức năng.
Bảng 10. Yếu tố nhãn đối với chất lỏng dễ cháy
|
Loại 1 |
Loại 2 |
Loại 3 |
Loại 4 |
Hình đồ cảnh báo |
|
Không có hình đồ |
||
Tên gọi hình đồ |
Ngọn lửa |
Ngọn lửa |
Ngọn lửa |
|
Từ cảnh báo |
Nguy hiểm |
Nguy hiểm |
Cảnh báo |
Cảnh báo |
Cảnh báo nguy cơ |
Hơi và chất lỏng rất dễ cháy |
Hơi và chất lỏng rất dễ cháy |
Hơi và chất lỏng dễ cháy |
Chất lỏng dễ cháy |
VII. TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI CÁC CHẤT RẮN DỄ CHÁY
Chất hay hỗn hợp chất dạng bột, hạt hay dạng hồ có thể được phân loại là chất rắn dễ cháy khi thời gian cháy của một hoặc nhiều lẫn thử nghiệm, được thực hiện theo phương pháp thử nghiệm mô tả trong Khuyến cáo Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hoá nguy hiểm, Sách hướng thử nghiệm và tiêu chuẩn, phần III, tiểu mục 33.2.1, nhỏ hơn 45 giây hoặc vận tốc cháy là lớn hơn 2,2 mm/s:
- Bột kim loại hay hợp kim có thể được phân loại là chất rắn dễ cháy khi chúng bị bắt cháy và phản ứng lan nhanh theo chiều dài của mẫu trong 10 phút hoặc ít hơn;
- Chất rắn có thể gây cháy qua ma sát được phân loại thuộc loại này tương tự như các mục tiêu có sẵn (như diêm) cho đến khi tiêu chuẩn xác định được thiết lập;
- Chất rắn dễ cháy được phân vào một trong 2 cấp thuộc loại này sử dụng Phương pháp N1 như mô tả trong 33.2.1 của Khuyến cáo Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hoá nguy hiểm, Sách hướng dẫn về các thí nghiệm và tiêu chuẩn, theo bảng sau:
Bảng 11. Tiêu chuẩn đối với chất rắn dễ cháy
Loại |
Tiêu chuẩn |
1 |
Thử vận tốc cháy: - Hợp chất hoặc hỗn hợp khác ngoài bột kim loại: + Vùng ướt không chặn lửa và + Thời gian cháy < 45 giây hoặc vận tốc cháy > 2,2 mm/giây - Bột kim loại: thời gian cháy ≤ 5 phút |
2 |
Thử vận tốc cháy: - Hợp chất hoặc hỗn hợp khác ngoài bột kim loại: + Vùng ướt chặn ngọn lửa ít nhất là 4 phút và + Thời gian cháy < 45 giây hoặc vận tốc cháy > 2, 2 mm/giây - Bột kim loại: thời gian cháy > 5 phút và ≤ 10 phút |
Ghi chú: Đối với các thử nghiệm phân loại chất hay hỗn hợp rắn, thử nghiệm nên được tiến hành trên chất hay hỗn hợp đã đưa ra. Ví dụ, với mục đích cung cấp hay vận chuyển, nếu hóa chất tương tự được đưa ra ở trạng thái vật chất khác với khi được thử và nó được xem như làm thay đổi cốt yếu hiệu quả của nó thử nghiệm phân loại chất vẫn cần phải thử ở dạng mới.
Bảng 12. Yếu tố nhãn đối với chất rắn dễ cháy
|
Loại 1 |
Loại 2 |
Hình đồ cảnh báo |
||
Tên gọi hình đồ |
Ngọn lửa |
Ngọn lửa |
Từ cảnh báo |
Nguy hiểm |
Cảnh báo |
Cảnh báo nguy cơ |
Chất rắn dễ cháy |
Chất rắn dễ cháy |
VIII. TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI HỢP CHẤT TỰ PHẢN ỨNG
1. Nếu chất hay hỗn hợp tự phản ứng thuộc một trong các trường hợp liệt kê dưới đây được phân loại như sau:
- Chất nổ được phân loại tại Mục I Phụ lục này;
- Chất lỏng hay chất rắn oxy hoá được phân loại tại Mục XIII và Mục XIV Phụ lục này;
- Các peroxyt hữu cơ được phân loại tại Mục XV Phụ lục này;
- Nhiệt phân huỷ của chúng nhỏ hơn 300 J/g;
- Nhiệt độ phân hủy tự tăng tốc của chúng (SADT) lớn hơn 750C đối với một gói 50kg.
2. Các chất hay hỗn hợp tự phản ứng còn lại được phân loại từ cấp a đến g theo nguyên tắc cơ bản sau đây:
a) Chất và hỗn hợp tự phản ứng có thể bị nổ hay bùng cháy nhanh ở dạng bao gói được định nghĩa là hợp chất tự phản ứng KIỂU A tại Bảng 13 Phụ lục này;
b) Chất hay hỗn hợp có tính chất nổ ở dạng bao gói không nổ cũng như không bùng cháy nhanh, nhưng có khả năng trải qua quá trình nổ nhiệt trong bao gói đó được định nghĩa là chất tự phản ứng KIỂU B tại Bảng 13 Phụ lục này;
c) Chất hay hỗn hợp có tính chất nổ, khi chất và hỗn hợp ở dạng bao gói không thể nổ hay bùng cháy nhanh hoặc trải qua quá trình nổ nhiệt sẽ được định nghĩa là chất tự phản ứng KIỂU C tại Bảng 13 Phụ lục này;
d) Chất hay hỗn hợp được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm:
- Nổ một phần, không bùng cháy nhanh và không cho ảnh hưởng mãnh liệt khi gia nhiệt hạn chế;
- Không nổ, bùng cháy chậm và không cho ảnh hưởng mãnh liệt khi gia nhiệt hạn chế;
- Không nổ hoặc không bùng cháy và cho ảnh hưởng trung bình khi gia nhiệt hạn chế;
sẽ được định nghĩa là hợp chất dễ cháy KIỂU D tại Bảng 13 Phụ lục này;
e) Chất và hỗn hợp tự phản ứng được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm đều không nổ hay bùng cháy và ít hoặc không ảnh hưởng khi gia nhiệt hạn chế sẽ được định nghĩa là chất tự phản ứng KIỂU E tại Bảng 13 Phụ lục này;
f) Chất và hỗn hợp tự phản ứng được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm không nổ ở trạng thái tạo lỗ trống cũng như không bùng cháy ít hoặc không ảnh hưởng khi gia nhiệt hạn chế cũng như là ít hoặc không có khả năng nổ, sẽ được định nghĩa là hợp chất tự phản ứng KIỂU F tại Bảng 13 Phụ lục này;
g) Chất hay hỗn hợp tự phản ứng được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm không nổ ở trạng thái tạo lỗ trống cũng như bùng cháy ít hoặc không ảnh hưởng khi gia nhiệt hạn chế cũng như ít hoặc không có khả năng nổ, cho thấy nó bền nhiệt (nhiệt độ phân huỷ tự tăng tốc là 600C đến 750C cho một gói 50 kg), đối với hỗn hợp lỏng, chất pha loãng có điểm sôi không quá 1500C được sử dụng để gây tê sẽ được định nghĩa là chất tự phản ứng KIỂU G.
Nếu hỗn hợp không bền nhiệt hoặc chất pha loãng có điểm sôi thấp hơn 1500C được sử dụng để gây tê, hỗn hợp được định nghĩa là hoá chất tự phản ứng KIỂU F tại Bảng 13 Phụ lục này;
Ghi chú:
- Kiểu G không có yếu tố cảnh báo nguy cơ được ấn định nhưng phải được xem xét đối với các tính chất thuộc loại nguy cơ khác.
- Kiểu A đến G có thể không cần thiết đối với tất cả các hệ thống.
Bảng 13. Yếu tố nhãn đối với chất và hỗn hợp tự phản ứng
|
Kiểu A |
Kiểu B |
Kiểu C và D |
Kiểu E và F |
Kiểu G |
Hình đồ cảnh báo |
|
Không có yếu tố nhãn dùng cho cấp nguy cơ này |
|||
Tên gọi hình đồ |
Bom nổ |
Bom nổ, ngọn lửa |
Ngọn lửa |
Ngọn lửa |
|
Từ cảnh báo |
Nguy hiểm |
Nguy hiểm |
Nguy hiểm |
Cảnh báo |
|
Cảnh báo nguy cơ |
Gia nhiệt có thể gây nổ |
Gia nhiệt có thể gây cháy hoặc nổ |
Gia nhiệt có thể gây cháy |
Gia nhiệt có thể gây cháy |
Ghi chú: Kiểu G không có yếu tố cảnh báo nguy cơ được ấn định nhưng phải được xem xét đối với các tính chất thuộc loại nguy cơ khác.
IX. TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI CHẤT LỎNG DẪN LỬA
Chất lỏng dẫn lửa được phân loại vào một cấp duy nhất thuộc loại này sử dụng thử nghiệm N.3 trong Mục 33.3.1.5 tài liệu hướng dẫn thử nghiệm và tiêu chuẩn theo Khuyến cáo của Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hoá nguy hiểm, theo bảng sau:
Bảng 14. Tiêu chuẩn đối với chất lỏng dẫn lửa
Loại |
Tiêu chuẩn |
1 |
Chất lỏng bắt lửa trong 5 phút khi được thêm vào một chất mang trơ và tiếp xúc với không khí hoặc nó bắt lửa hay than hoá một tờ giấy lọc khi tiếp xúc với không khí trong 5 phút. |
Bảng 15. Yếu tố nhãn đối với chất lỏng dẫn lửa
|
Loại 1 |
Hình đồ cảnh báo |
|
Tên gọi hình đồ |
Ngọn lửa |
Từ cảnh báo |
Nguy hiểm |
Cảnh báo nguy cơ |
Tự bắt lửa nếu tiếp xúc với không khí |
X. TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI CHẤT RẮN DẪN LỬA
Chất rắn dẫn lửa được phân loại vào một cấp duy nhất thuộc loại này sử dụng thử nghiệm N.2 trong Mục 33.3.1.4 tài liệu hướng dẫn thử nghiệm và tiêu chuẩn theo Khuyến cáo của Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hoá nguy hiểm, phân loại theo Bảng 16 dưới đây:
Bảng 16. Tiêu chuẩn cho chất rắn dẫn lửa
Loại |
Tiêu chuẩn |
1 |
Chất rắn bắt cháy trong 5 phút khi tiếp xúc với không khí |
Ghi chú: Đối với thử nghiệm phân loại chất hay hỗn hợp rắn, thử nghiệm phải được tiến hành trên chất hay hỗn hợp đã đưa ra. Ví dụ, với mục đích cung cấp hay vận chuyển, nếu hoá chất tương tự ở dạng vật chất khác với khi được thử và nó được xem như làm thay đổi chủ yếu hiệu quả của nó trong thử nghiệm phân loại, chất hay hỗn hợp vẫn cần phải được thử ở dạng mới.
Bảng 17. Thông số nhãn cho chất rắn dẫn lửa
|
Loại 1 |
Hình đồ cảnh báo |
|
Tên gọi hình đồ |
Ngọn lửa |
Từ cảnh báo |
Nguy hiểm |
Cảnh báo nguy cơ |
Tự bắt cháy nếu tiếp xúc không khí |
XI. TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI CHẤT TỰ PHÁT NHIỆT
Chất hay hỗn hợp tự phát nhiệt được phân loại vào một trong hai cấp thuộc loại này nếu trong thử nghiệm được tiến hành theo phương pháp thử N.4 trong Mục 33.3.1.6 tài liệu hướng dẫn thử nghiệm và tiêu chuẩn theo Khuyến cáo của Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hoá nguy hiểm, kết quả thoả mãn tiêu chuẩn trong Bảng 18 dưới đây:
Bảng 18. Tiêu chuẩn đối với chất và hỗn hợp tự phát nhiệt
Loại |
Tiêu chuẩn |
1 |
Kết quả dương thu được trong thử nghiệm sử dụng khối mẫu 25 mm ở 1400C. |
2 |
- Kết quả dương thu được trong thử nghiệm sử dụng khối mẫu 100 mm ở 1400C và kết quả âm thu được trong thử nghiệm sử dụng khối mẫu 25 mm ở 1400C và hợp chất hay hỗn hợp được đóng gói trong bao gói có thể tích lớn hơn 3 m3; hoặc: - Kết quả dương thu được trong thử nghiệm sử dụng khối mẫu 100 mm ở 1400C và kết quả âm thu được trong thử nghiệm sử dụng khối mẫu 25 mm ở 1400C, kết quả dương thu được trong thử nghiệm sử dụng khối mẫu 100 mm ở 1200C và hợp chất hay hỗn hợp được đóng gói trong bao gói có thể tích hơn 450 lít, hoặc: - Kết quả dương thu được trong thử nghiệm sử dụng khối mẫu ở 1400C và kết quả âm thu được trong thử nghiệm sử dụng khối mẫu 25 mm ở 1400C và kết quả dương thu được trong thử nghiệm sử dụng khối mẫu 100 mm ở 1000C |
Ghi chú:
- Đối với thử nghiệm phân loại các chất hay hỗn hợp rắn, thử nghiệm phải được tiến hành trên chất hay hỗn hợp đưa ra. Ví dụ, với mục đích cung cấp hay vận chuyển, nếu hoá chất tương tự có dạng vật chất khác với khi được thử và nó được xem như làm thay đổi chủ yếu hiệu quả của nó trong trong thử nghiệm phân loại thì chất và hỗn hợp vẫn cần phải thử ở dạng mới.
- Tiêu chuẩn dựa trên cơ sở nhiệt độ tự bắt cháy của than củi là 500C cho khối mẫu 27 m3. Hợp chất và hỗn hợp có nhiệt độ tự bắt cháy lớn hơn 500C đối với thể tích 27 m3 không được ấn định cho loạt nguy cơ này. Hợp chất và hỗn hợp có nhiệt độ bắt cháy lớn hơn 500C đối với thể tích 450 lít không được ấn định vào cấp nguy cơ 1 của loại nguy cơ này.
Bảng 19. Yếu tố nhãn đối với hợp chất và hỗn hợp tự phát nhiệt
|
Loại 1 |
Loại 2 |
Hình đồ cảnh báo |
||
Tên gọi hình đồ |
Ngọn lửa |
Ngọn lửa |
Từ cảnh báo |
Nguy hiểm |
Cảnh báo |
Cảnh báo nguy cơ |
Tự phát nhiệt; có thể bắt lửa |
Tự phát nhiệt bởi lượng lớn; có thể bắt lửa |
XII. TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI CHẤT SINH RA KHÍ DỄ CHÁY KHI TIẾP XÚC VỚI NƯỚC
Một chất hay hỗn hợp, khi tiếp xúc với nước, sinh ra khí dễ cháy được phân vào một trong 3 cấp thuộc loại này, sử dụng thử nghiệm N.5 trong Mục 33.4.1.4 tài liệu hướng dẫn thử nghiệm và tiêu chuẩn theo Khuyến cáo của Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hoá nguy hiểm, được phân loại theo Bảng 20 dưới đây:
Bảng 20. Tiêu chuẩn đối với chất và hỗn hợp sinh ra khí dễ cháy khi tiếp xúc với nước
Loại |
Tiêu chuẩn |
1 |
Chất và hỗn hợp nào phản ứng mãnh liệt với nước ở nhiệt độ môi trường và thường có xu hướng khí tạo thành tự bắt cháy hoặc phản ứng dễ dàng với nước ở nhiệt độ môi trường mà tốc độ giải phóng khí dễ cháy bằng hay lớn hơn 10 lit/kg hợp chất trong mỗi phút. |
2 |
Chất và hỗn hợp nào phản ứng dễ dàng với nước ở nhiệt độ môi trường và tốc độ giải phóng khí bằng hoặc lớn hơn 20 lit/kg hợp chất mỗi giờ và không đáp ứng trong tiêu chuẩn cấp 1. |
3 |
Chất hoặc hỗn hợp nào phản ứng chậm với nước ở nhiệt độ môi trường và tốc độ giải phóng khí bằng hoặc lớn hơn 1 lit/kg hợp chất trong một giờ và không đáp ứng trong tiêu chuẩn cấp 1 và cấp 2 |
Ghi chú:
- Một chất hay hỗn hợp được phân loại là hoá chất sinh ra khí dễ cháy khi tiếp xúc với nước nếu quá trình tự bắt cháy diễn ra trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình thử nghiệm;
- Đối với các thử nghiệm phân loại chất hay hỗn hợp rắn, thử nghiệm phải được tiến hành trên chất hay hỗn hợp đã đưa ra. Ví dụ, với mục đích cung cấp hay vận chuyển, nếu hoá chất tương tự có dạng vật chất khác với khi được thử và nó được xem là làm thay đổi chủ yếu hiệu quả của nó trong thử nghiệm phân loại thì chất hay hỗn hợp vẫn cần phải thử ở dạng mới.
Bảng 21. Yếu tố nhãn đối với chất hay hỗn hợp sinh ra khí dễ cháy khi tiếp xúc với nước
|
Loại 1 |
Loại 2 |
Loại 3 |
Hình đồ cảnh báo |
|||
Tên gọi hình đồ |
Ngọn lửa |
Ngọn lửa |
Ngọn lửa |
Từ cảnh báo |
Nguy hiểm |
Nguy hiểm |
Cảnh báo |
Cảnh báo nguy cơ |
Khi tiếp xúc với nước giải phóng khí dễ cháy mà có thể tự bắt cháy |
Khi tiếp xúc với nước giải phóng khí dễ cháy |
Tiếp xúc với nước giải phóng khí dễ cháy |
XIII. TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI CHẤT LỎNG OXY HÓA
Chất lỏng oxy hoá được phân loại vào một trong 3 cấp thuộc loại này sử dụng thử nghiệm O.2 trong Mục 34.4.2 tài liệu hướng dẫn thử nghiệm và tiêu chuẩn theo Khuyến cáo của Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hoá nguy hiểm được phân loại theo Bảng 22 dưới đây:
Bảng 22. Tiêu chuẩn đối với chất lỏng oxy hoá
Loại |
Tiêu chuẩn |
1 |
Chất hay hỗn hợp nào trong hỗn hợp 1:1 theo khối lượng của chất (hay hỗn hợp) và xenlulozơ để thử nghiệm, có thể tự bắt cháy; hoặc thời gian tăng áp suất trung bình của hỗn hợp 1:1, theo khối lượng, của chất và xenlulozơ là nhỏ hơn so với hỗn hợp 1:1, theo khối lượng của 50% axit percloric và xenlulozơ. |
2 |
Chất và hỗn hợp nào trong hỗn hợp 1:1 theo khối lượng của chất (hay hỗn hợp) và xenlulozơ được thử nghiệm, có thời gian tăng áp suất trung bình nhỏ hơn hoặc bằng với thời gian tăng áp suất trung bình của hỗn hợp 1:1 theo khối lượng của dung dịch Natri clorat và xenlulozơ, và không đáp ứng tiêu chuẩn của cấp 1 |
3 |
Đối với chất hay hỗn hợp nào trong hỗn hợp 1: 1 theo khối lượng của chất (hay hỗn hợp) và xenlulozơ được thử nghiệm, có thời gian tăng áp suất trung bình nhỏ hơn hoặc bằng hỗn hợp 1:1 theo khối lượng, dung dịch axit nitric 65% và xenlulozơ; và không đáp ứng tiêu chuẩn trong cấp 1 và 2 |
Bảng 23. Yếu tố nhãn đối với chất lỏng oxy hoá
|
Loại 1 |
Loại 2 |
Loại 3 |
Hình đồ cảnh báo |
|
||
Tên gọi hình đồ |
Ngọn lửa trên vòng tròn |
Ngọn lửa trên vòng tròn |
Ngọn lửa trên vòng tròn |
Từ cảnh báo |
Nguy hiểm |
Nguy hiểm |
Cảnh báo |
Cảnh báo nguy cơ |
Có thể gây cháy hoặc nổ, oxy hoá mạnh |
Có thể cháy mạnh, chất oxy hoá |
Có thể cháy mạnh; chất oxy hoá |
XIV. TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI CHẤT RẮN OXY HÓA
Chất rắn oxy hoá được phân vào một trong 3 cấp thuộc loại này sử dụng thử nghiệm O.1 trong Mục 34.4.1 tài liệu hướng dẫn thử nghiệm và tiêu chuẩn theo Khuyến cáo của Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hoá nguy hiểm được phân loại theo Bảng 24 dưới đây:
Bảng 24. Tiêu chuẩn đối chất rắn oxy hoá
Loại |
Tiêu chuẩn |
1 |
Chất và hỗn hợp nào với tỷ lệ 4:1 hay 1:1 mẫu: xenlulozơ (theo khối lượng) được thử nghiệm, có thời gian cháy trung bình nhỏ hơn thời gian cháy trung bình của hỗn hợp 3:2, theo khối lượng của Kali bromat và xenlulozơ |
2 |
Chất và hỗn hợp nào với tỷ lệ 4:1 hay 1:1 mẫu: xenlulozơ (theo khối lượng) được thử nghiệm, có thời gian cháy trung bình bằng hay nhỏ hơn thời gian cháy trung bình của hỗn hợp 2:3, theo khối lượng của Kali bromat và xenlulozơ và không đáp ứng cấp 1 |
3 |
Chất và hỗn hợp nào với tỷ lệ 4:1 hay 1:1 mẫu: xenlulozơ (theo khối lượng) được thử nghiệm, có thời gian cháy trung bình bằng hay nhỏ hơn thời gian cháy trung bình của hỗn hợp 3:7, theo khối lượng của Kali bromat và xenlulozơ và không đáp ứng cấp 1 và 2 |
Ghi chú: Đối với các thử nghiệm phân loại chất hay hỗn hợp rắn, thử nghiệm phải được tiến hành trên chất hay hỗn hợp đã đưa ra. Ví dụ , với mục đích cung cấp hay vận chuyển, nếu hoá chất tương tự có dạng vật chất khác với khi được thử và nó được xem như làm thay đổi chủ yếu hiệu quả của nó trong thử nghiệm phân loại, thì chất vẫn cần phải thử ở dạng mới.
Bảng 25. Yếu tố nhãn đối với chất rắn oxy hoá
|
Loại 1 |
Loại 2 |
Loại 3 |
Hình đồ cảnh báo |
|||
Tên gọi hình đồ |
Ngọn lửa trên vòng tròn |
Ngọn lửa trên vòng tròn |
Ngọn lửa trên vòng tròn |
Từ cảnh báo |
Nguy hiểm |
Nguy hiểm |
Cảnh báo |
Cảnh báo nguy cơ |
Có thể gây cháy hoặc nổ; chất oxy hoá mạnh |
Có thể cháy mạnh; chất oxy hoá |
Có thể cháy mạnh; chất oxy hoá |
XV. TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI PEROXYT HỮU CƠ
Peroxyt hữu cơ nào cũng được xem xét để phân loại trong loại này trừ khi nó bao gồm:
- Không nhiều hơn 1% oxy sẵn có từ peroxyt hữu cơ khi chứa không nhiều hơn 1% hydro peroxyt;
- Không nhiều hơn 0,5% oxy sẵn có từ peroxyt hữu cơ khi chứa nhiều hơn 1% nhưng không nhiều qúa 7% hydro peroxyt.
Một số lưu ý:
- Hàm lượng oxy có sẵn (%) của hỗn hợp peroxyt hữu cơ được đưa ra bởi công thức:
Trong đó ni = số nhóm peroxy/phân tử của peroxyt hữu cơ i;
ci = nồng độ (% khối lượng) của peroxyt hữu cơ i;
mi = khối lượng phân tử của peroxyt hữu cơ i.
Peroxyt hữu cơ được phân loại vào một trong 7 cấp từ A đến G thuộc loại này, theo các nguyên tắc cơ bản sau đây:
a) Peroxyt hữu cơ nào khi được đóng gói, có thể nổ hoặc bùng cháy nhanh sẽ được xếp vào peroxyt hữu cơ kiểu A;
b) Peroxyt hữu cơ có tính chất nổ và khi được đóng gói không nổ hay bùng cháy nhanh nhưng có thể trải qua quá trình nổ nhiệt trong bao gói đó sẽ được xếp vào peroxyt hữu cơ kiểu B;
c) Peroxyt hữu cơ nào có tính chất nổ khi hợp chất hay hỗn hợp được đóng gói không nổ hay bùng cháy nhanh cũng như không trải qua quá trình nổ nhiệt sẽ được xếp vào peroxyt hữu cơ kiểu C;
d) Peroxyt hữu cơ nào mà trong thử nghiệm phòng thí nghiệm:
- Nổ một phần, không bùng cháy nhanh và không có ảnh hưởng mãnh liệt khi gia nhiệt hạn chế;
- Không nổ, cháy chậm và không ảnh hưởng mãnh liệt khi gia nhiệt hạn chế hoặc
- Không nổ hoặc bùng cháy và có ảnh hưởng trung bình khi gia nhiệt hạn chế
sẽ được xếp vào peroxyt hữu cơ kiểu D;
e) Peroxyt hữu nào trong mà thử nghiệm phòng thí nghiệm, không nổ cũng như bùng cháy và có ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng khi gia nhiệt hạn chế được xếp vào peroxyt hữu cơ kiểu E;
f) Peroxyt hữu cơ nào trong thử nghiệm phòng thí nghiệm, không nổ ở trạng thái lỗ hổng cũng như bùng cháy và chỉ có ảnh hưởng ít hoặc không ảnh hưởng khi gia nhiệt hạn chế cũng như là ít hoặc không có khả năng nổ sẽ được xếp vào peroxyt hữu cơ kiểu F;
g) Peroxyt hữu cơ nào trong thử nghiệm phòng thí nghiệm, không nổ ở trạng thái lỗ hổng hay bùng cháy và không ảnh hưởng khi gia nhiệt hạn chế cũng như không có tính chất nổ, cho thấy nó bền nhiệt (nhiệt độ phân huỷ tự tăng tốc là 600C hoặc cao đối với bao gói 50kg), và đối với hỗn hợp chất lỏng, một chất pha loãng có điểm sôi không nhỏ hơn 1500C được sử dụng để gây tê, sẽ được xếp vào peroxyt hữu cơ kiểu G. Nếu peroxyt hữu cơ không bền nhiệt hoặc chất pha loãng có điểm sôi nhỏ hơn 1500C được sử dụng để gây tê, nó sẽ được xếp vào peroxyt hữu cơ kiểu F.
Ghi chú:
- Kiểu G không có các yếu tố cảnh báo nguy cơ nhưng phải được xem xét đối với các tính chất thuộc loại nguy cơ khác.
- Kiểu A đến G có thể không cần thiết đối với tất cả hệ thống.
Bảng 26. Yếu tố nhãn đối với peroxyt hữu cơ
|
Kiểu A |
Kiểu B |
Kiểu C và D |
Kiểu E và F |
Kiểu Ga |
Hình đồ cảnh báo |
|
Không có yếu tố nhãn cho cấp nguy hiểm này |
|||
Tên gọi hình đồ |
Bom nổ, |
Bom nổ, Ngọn lửa trên vòng tròn |
Ngọn lửa trên vòng tròn |
Ngọn lửa trên vòng tròn |
|
Từ cảnh báo |
Nguy hiểm |
Nguy hiểm |
Nguy hiểm |
Cảnh báo |
|
Cảnh báo nguy cơ |
Gia nhiệt có thể gây nổ |
Gia nhiệt có thể gây cháy hoặc nổ |
Gia nhiệt có thể gây cháy |
Gia nhiệt có thể gây cháy |
Kiểu G không có yếu tố cảnh báo nguy cơ nhưng phải được xem xét đối với tính chất thuộc về các loại nguy cơ khác.
XVI. TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI ĂN MÒN KIM LOẠI
Chất hay hỗn hợp ăn mòn kim loại được phân vào một cấp duy nhất thuộc loại này, sử dụng thử nghiệm trong phần III, mục 37, đoạn 37.4 1 tài liệu hướng dẫn thử nghiệm và tiêu chuẩn theo Khuyến cáo của Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hoá nguy hiểm được phân loại theo Bảng 27 dưới đây:
Bảng 27. Tiêu chuẩn đối với hợp chất và hỗn hợp ăn mòn kim loại
Loại |
Tiêu chuẩn |
1 |
Tốc độ ăn mòn trên bề mặt thép hoặc nhôm vượt quá 6,25 mm/năm ở nhiệt độ thử nghiệm 550C |
Bảng 28. Yếu tố nhãn đối với hỗn hợp và hợp chất ăn mòn kim loại
|
Loại 1 |
Hình đồ cảnh báo |
|
Tên gọi hình đồ |
Ăn mòn |
Từ cảnh báo |
Cảnh báo |
Cảnh báo nguy cơ |
Có thể ăn mòn kim loại |
PHỤ LỤC 2
NGUY CƠ SỨC KHỎE VÀ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 04/2012/TT-BCT ngày 13 tháng 02 năm 2012 của Bộ Công Thương)
BẢNG PHÂN LOẠI HÓA CHẤT THEO ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE
Phân loại |
Phân loại |
|
|
|
|
Độ độc cấp tính |
Loại 1 |
Loại 2 |
Loại 3 |
Loại 4 |
Loại 5 |
Ăn mòn/kích ứng da |
Loại 1A |
Loại 1B |
Loại 1C |
Loại 2 |
Loại 3 |
Tổn thương nghiêm trọng/ kích ứng mắt |
Loại 1 |
Loại 2A |
Loại 2B |
|
|
Tác nhân nhạy hô hâp/da |
Loại 1 nhạy hô hấp |
Loại 1 nhạy da |
|
|
|
Đột biến gel |
Loại 1A |
Loại 1B |
Loại 2 |
|
|
Tác nhân gây ung thư |
Loại 1A |
Loại 1B |
Loại 2 |
|
|
Độc tính sinh sản |
Loại 1A |
Loại 1B |
Loại 2 |
|
|
Độc tính hệ thống/Cơ quan mục tiêu cụ thể - tiếp xúc 1 lần |
Loại 1 |
Loại 2 |
|
|
|
Độc tính hệ thống/Cơ quan mục tiêu cụ thể - tiếp xúc lặp lại |
Loại 1 |
Loại 2 |
|
|
|
BẢNG PHÂN LOẠI HÓA CHẤT THEO ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
Phân loại theo ảnh hưởng đến môi trường nước |
Phân loại |
|||
Độ độc cấp tính |
Loại 1 |
Loại 2 |
Loại 3 |
|
Độc trường diễn |
Loại 1 |
Loại 2 |
Loại 3 |
Loại 4 |
I. TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI ĐỘ ĐỘC CẤP TÍNH
1. Độ độc cấp tính
Các hoá chất có thể được xếp vào một trong năm cấp độc tính dựa trên độ độc cấp tính qua đường miệng, da hay hô hấp theo tiêu chuẩn bằng số theo giá trị (xấp xỉ) LD50 (miệng, da) hoặc LC50 (hô hấp) trong bảng 1 dưới đây cùng với các ghi chú giải thích.
Bảng 1
Các cấp nguy cơ độ độc cấp tính và giá trị (gần đúng)
LD50/LC50 quyết định cấp tương ứng
Đường tiếp xúc |
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Cấp 3 |
Cấp 4 |
Cấp 5 |
Miệng (mg/kg tlct) |
5 |
50 |
300 |
2000 |
5000
Xem tiêu chuẩn chi tiết trong Ghi chú (e) |
Da (mg/kg tlct) |
50 |
200 |
1000 |
2000 |
|
Khí (ppmV) Xem: Ghi chú (a) |
100 |
500 |
2500 |
5000 |
|
Hơi (mg/l) Xem: Ghi chú (a) Ghi chú (b) Ghi chú (c) |
0,5 |
2,0 |
10 |
20 |
|
Bụi và sương (mg/l) Xem: Ghi chú (a) Ghi chú (b) |
0,05 |
0,5 |
1,0 |
5 |
Tlct: trọng lượng cơ thể. Nồng độ khí được biểu diễn theo phần triệu thể tích (ppmV).
2. Ghi chú:
a) Giá trị ngưỡng hô hấp trong bảng dựa trên các tiếp xúc thử nghiệm 4 giờ. Chuyển dữ liệu độ độc hô hấp hiện có thu được trong các tiếp xúc 1 giờ, phải chia cho hệ số 2 đối với khí và hơi và chia cho 4, đối với bụi và sương;
b) Nồng độ hơi bão hoà có thể được sử dụng như một yếu tố bổ sung bởi một số hệ thống quy tắc để đưa ra việc bảo vệ sức khoẻ và an toàn cụ thể;
c) Đối với một số hoá chất, khí quyển thử nghiệm sẽ không chỉ là hơi mà sẽ bao gồm một hỗn hợp pha lỏng và hơi. Đối với các hoá chất khác khí quyển thử nghiệm có thể bao gồm hơi gần với pha khí. Trong những trường hợp đó, sự phân loại phải được dựa trên ppmV như sau: Cấp 1 (100 ppmV), Cấp 2 (500 ppmV), Cấp 3 (2500 ppmV), Cấp 4 (5000 ppmV). Công việc trong Chương trình Chỉ dẫn thử nghiệm OECD phải được thực hiện để định nghĩa tốt hơn thuật ngữ “bụi”, “sương” và “hơi” liên quan đến thử nghiệm độ độc hô hấp;
d) Giá trị đối với bụi và sương phải được xem xét cho phù hợp với bất kỳ thay đổi nào trong tương lai của Chỉ dẫn thử nghiệm OECD về giới hạn kỹ thuật nói chung, duy trì và đo nồng độ bụi và sương ở dạng hô hấp được;
e) Tiêu chuẩn đối với cấp 5 để có thể nhận dạng các hoá chất là nguy cơ ngộ độc cấp tính tương đối thấp nhưng trong một số trường hợp có thể gây nguy hiểm đối với những quần thể dễ bị tổn thương. Những hoá chất này được dự đoán là có giá trị LD50 qua miệng hoặc da trong khoảng 2000-5000 mg/kh tlct và các liều lượng tương đương đối với đường hô hấp. Tiêu chuẩn riêng đối với cấp 5 là:
- Hoá chất được phân loại thuộc cấp này nếu bằng chứng đáng tin cậy sẵn có chỉ ra rằng LD50 (hoặc LC50) ở trong khoảng giá trị của cấp 5 hoặc các nghiên cứu khác trên động vậ hay các hiệu ứng độc trên con người cho thấy mối liên quan đến sức khỏe con người của một loại cấp tính;
- Hoá chất được phân loại thuộc cấp này, qua ngoại suy, đánh giá hoặc đo lường, nếu quy cho một cấp nguy hiểm hơn không được đảm bảo:
+ Thông tin tin cậy có sẵn cho thấy những hiệu ứng độc tính rõ ràng trên con người;
+ Quan sát thấy sự tử vong khi kiểm tra trên giá trị cấp 4 bằng đường miệng, hô hấp hoặc qua da;
+ Khi ý kiến chuyên gia khẳng định những dấu hiệu lâm sàng rõ rệt về độc tính, khi kiểm tra trên giá trị cấp 4, trừ bệnh tiêu chảy;
+ Khi ý kiến chuyên gia khẳng định thông tin tin cậy cho thấy khả năng gây ảnh hưởng cấp tính rõ rệt từ các nghiên cứu động vật khác.
Thử nghiệm trên động vật trong khoảng giá trị cấp 5 không được khuyến khích và chỉ được xem xét khi kết quả của những thí nghiệm này có khả năng liên quan trực tiếp đến bảo vệ sức khoẻ con người.
Bảng 2
Yếu tố ghi nhãn độ độc cấp tính
|
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Cấp 3 |
Cấp 4 |
Cấp 5 |
Hình đồ cảnh báo |
|
|
Không sử dụng Hình đồ cảnh báo |
||
Tên gọi hình đồ |
Đầu lâu xương chéo |
Đầu lâu xương chéo |
Đầu lâu xương chéo |
Dấu chấm than |
|
Từ ký hiệu |
Nguy hiểm |
Nguy hiểm |
Nguy hiểm |
Cảnh báo |
Cảnh báo |
Cảnh báo nguy cơ: Miệng |
Chết nếu nuốt phải |
Chết nếu nuốt phải |
Ngộ độc nếu nuốt phải |
Có hại nếu nuốt phải |
Có thể có hại nếu nuốt phải |
Cảnh báo nguy cơ: Da |
Chết khi tiếp xúc với da |
Chết khi tiếp xúc với da |
Ngộ độc khi tiếp xúc với da |
Có hại khi tiếp xúc với da |
Có thể có hại khi tiếp xúc với da |
Cảnh báo nguy cơ: Hô hấp |
Chết nếu hít phải |
Chết nếu hít phải |
Ngộ độc nếu hít phải |
Có hại nếu hít phải |
Có thể có hại nếu hít phải |
II. TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI ĂN MÒN/KÍCH ỨNG DA
1. Ăn mòn
Một cấp ăn mòn hài hoà duy nhất được đưa ra trong Bảng 3, sử dụng các kết quả của thử nghiệm động vật. Một chất ăn mòn là một vật liệu thí nghiệm gây phá hủy tế bào da, có nghĩa là sự hoại tử nhìn thấy được qua biểu bì và trong hạ bì, ở ít nhất một trong 3 động vật thử nghiệm sau khi tiếp xúc trong khoảng từ 4 giờ trở lên. Các phản ứng ăn mòn được đặc trưng bởi các vết loét, chảy máu, đóng vẩy máu và kết thúc quan sát ở ngày thứ 14, bởi sự biến màu dẫn đến làm nhợt màu da, các vùng hoàn toàn rụng lông và sẹo. Mô bệnh học phải được xem xét để thấy rõ những thương tổn đáng ngờ.
Tùy theo từng trường hợp cụ thể có thể chia nhỏ hơn cấp ăn mòn da theo các cách sau (Cấp 1, xem Bảng 3): Cấp nhỏ 1A - khi các đáp ứng được ghi lại sau hơn 3 phút tiếp xúc và trên một giờ quan sát; Cấp nhỏ 1B - khi các đáp ứng được mô tả sau khi tiếp xúc từ 3 phút đến 1 giờ và quan sát trên 14 ngày và cấp nhỏ 1C - khi các đáp ứng xuất hiện sau khi tiếp xúc từ 1 giờ đến 4 giờ và quan sát trên 14 ngày.
Bảng 3
Cấp và các cấp nhỏ ăn mòn da
Cấp 1: Ăn mòn |
Các cấp nhỏ |
Ăn mòn trong ≥ 1 trong số 3 động vật |
|
Áp dụng cho các cơ quan không sử dụng cấp nhỏ |
Chỉ áp dụng cho một số cơ quan |
Tiếp xúc |
Quan sát |
ăn mòn |
1A |
≤ 3 phút |
≤ 1 giờ |
1B |
> 3 phút -- ≤ 1 giờ |
≤ 14 ngày |
|
1C |
> 1 giờ -- ≤ 4 giờ |
≤ 14 ngày |
2. Kích ứng
Một cấp kích ứng duy nhất được đưa ra trong Bảng 4:
- Ôn hoà về độ nhạy trong số các phân loại sẵn có;
- Một số vật liệu thí nghiệm có thể dẫn đến những ảnh hưởng dai dẳng suốt quá trình thử nghiệm;
- Các đáp ứng động vật trong một thử nghiệm có thể là khá khác nhau.
- Tính thuận nghịch của tổn thương da là kía cạnh khác để đánh giá các đáp ứng kích ứng. Khi vết sưng dai dẳng đến cuối giai đoạn theo dõi của 2 hay nhiều hơn động vật thí nghiệm, tiến hành xem xét vùng rụng lông (diện tích giới hạn), lên sừng, sự tăng sản và tạo vẩy thì hóa chất đó phải được xem xét là một chất kích ứng.
Các đáp ứng kích ứng động vật trong một thử nghiệm có thể là khá khác nhau, do chúng có thể hiểu là ăn mòn. Một tiêu chuẩn kích ứng riêng điều tiết các trường hợp khi có một đáp ứng kích ứng rõ rệt nhưng kém hơn so với tiêu chuẩn tỷ lệ trung bình đối với một thử nghiệm dương. Ví dụ, vật liệu thử nghiệm có thể được chỉ định là một chất kích ứng nếu ít nhất 1 trong 3 động vật thử nghiệm có tỷ lệ trung bình rất cao trong toàn bộ nghiên cứu, bao gồm các tổn thương dai dẳng đến cuối giai đoạn quan sát thông thường là 14 ngày. Các đáp ứng khác cũng có thể thỏa mãn tiêu chuẩn này. Tuy nhiên, phải biết chắc rằng đáp ứng là kết quả của tiếp xúc hoá chất.
Các tiêu chuẩn phân loại cấp 2, cấp 3 của kích ứng da được thể hiện trong Bảng 4.
Bảng 4
Các cấp kích ứng da
Cấp |
Tiêu chuẩn |
Kích ứng (Cấp 2) (áp dụng cho tất cả các tài liệu) |
- Giá trị trung bình ≥ 2,3 - ≤ 4,0 đối với ban đỏ/vảy hay đối với phù nề ở ít nhất 2 trong 3 động vật thí nghiệm ở 24, 48 hoặc 72 giờ sau khi bỏ miếng dán hoặc, nếu các phản ứng bị trì hoãn, khỏi các loại đối với 3 ngày liên tiếp sau khi bắt đầu phản ứng da; hoặc - Sự sưng viêm dai dẳng đến cuối giai đoạn quan sát thường là 14 ngày ở ít nhất 2 động vật, đặc biệt quan tâm đến sự rụng lông (diện tích giới hạn), hoá sừng, tăng sản và đóng vẩy; hoặc - Trong một số trường khi có tính biến động rõ rệt về đáp ứng giữa các động vật, với các ảnh hưởng dương rất rõ ràng liên quan đến tiếp xúc hoá chất ở một động vật duy nhất nhưng thấp hơn tiêu chuẩn ở trên. |
Kích ứng nhẹ (Cấp 3) (chỉ áp dụng cho một số tài liệu) |
Giá trị trung bình ≥ 1,5 - < 2,3 về ban đỏ/vảy hay về phù nề ở ít nhất 2 trong 3 động vật thử nghiệm ở 24, 48 và 72 giờ hoặc, nếu các phản ứng bị trì hoãn, ở các loại đối với 3 ngày liên tiếp sau khi bắt đầu phản ứng da (khi không ở được đưa vào cấp kích ứng ở trên). |
Bảng 5
Các yếu tố ghi nhãn đối với sự ăn mòn/kích ứng da
|
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Cấp 3 |
||
|
1 A |
1 B |
1C |
|
|
Hình đồ |
|
|
|||
Tên gọi hình đồ |
Ăn mòn |
Ăn mòn |
Ăn mòn |
Dấu chấm than |
Không sử dụng |
Từ ký hiệu |
Nguy hiểm |
Nguy hiểm |
Nguy hiểm |
Cảnh báo |
Cảnh báo |
Cảnh báo nguy cơ |
Gây bỏng da nghiêm trọng và hỏng mắt |
Gây bỏng da nghiêm trọng và hỏng mắt |
Gây bỏng da nghiêm trọng và hỏng mắt |
Gây kích ứng da |
Gây kích ứng da nhẹ |
III. TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI TỔN THƯƠNG MẮT NGHIÊM TRỌNG/KÍCH ỨNG MẮT
1. Ảnh hưởng bất thuận nghịch lên mắt/tổn thương nghiêm trọng cho mắt (Cấp 1)
Ảnh hưởng bất thuận nghịch lên mắt/tổn thương nghiêm trọng cho mắt (Cấp 1) được thể hiện trong Bảng 6 dưới đây:
Bảng 6
Các cấp ảnh hưởng mắt bất thuận nghịch
Một chất kích ứng mắt Cấp 1 (ảnh hưởng bất thuận nghịch lên mắt) là một vật liệu thử nghiệm gây ra: - Ít nhất trong một động vật những ảnh hưởng lên giác mạc, mống mắt hoặc màng kết mà không được cho là đảo ngược hoặc đảo ngược không hoàn toàn trong một giai đoạn quan sát thông thường là 21 ngày; và/hoặc - Ít nhất 2 trong 3 động vật thử nghiệm, một đáp ứng dương tính về: + Độ đục giác mạc ≥ 3 và/hoặc + Viêm mống mắt > 1,5 Được tính toán theo tỷ lệ trung bình sau quá trình phân loại ở 24, 48 và 72 giờ sau khi thiết lập vật liệu thử nghiệm. |
2. Ảnh hưởng thuận nghịch lên mắt (Cấp 2)
Ảnh hưởng thuận nghịch lên mắt (Cấp 2) được thể hiện tại Bảng 7 dưới đâyMột cấp duy nhất được thông qua đối với các hợp chất có khả năng gây kích ứng mắt thuận nghịch. Cấp nguy cơ duy nhất này đem lại sự lựa chọn để nhận dạng trong một cấp một cấp nhỏ đối với các hợp chất gây ảnh hưởng kích ứng mắt đảo ngược trong vòng một thời hạn quan sát 7 ngày.
Muốn có một cấp duy nhất để phân loại “kích ứng mắt” có thể sử dụng Cấp 2 hài hoà tổng số (kích ứng lên mắt); muốn phân biệt giữa Cấp 2A (kích ứng mắt) và Cấp 2B (kích ứng nhẹ lên mắt).
Bảng 7
Các cấp ảnh hưởng mắt thuận nghịch
Một chất kích ứng mắt Cấp 2A (kích ứng lên mắt) là một vật liệu thử nghiệm gây ra: - Ít nhất 2 trong 3 động vật thử nghiệm, một đáp ứng dương về: + Độ đục giác mạc ≥ 1 và/hoặc + Viêm mống mắt > 1, và/hoặc + Đỏ màng kết ≥ 2 và/hoặc + Phù nề màng kết (chemosis) ≥2 - Tính toán theo tỷ lệ trung bình theo các đường dốc ở 24, 48 và 72 giờ sau khi thiết lập vật liệu thử nghiệm và đảo ngược hoàn toàn trong giai đoạn quan sát thông thường 21 ngày Trong cấp này một chất kích ứng mắt được xem là kích ứng nhẹ lên mắt (Cấp 2B) khi các ảnh hưởng được liệt kê ở trên có thể đảo ngược hoàn toàn trong vòng 7 ngày quan sát. |
Bảng 8
Nồng độ của các thành phần của một hỗn hợp đã phân loại là Cấp 1 về da và/ hoặc Cấp 1 hoặc 2 về mắt mà có thể khởi động việc phân loại hỗn hợp là gây nguy hiểm cho mắt (Cấp 1 hoặc 2)
Tổng các thành phần được phân loại là: |
Nồng độ khởi động việc phân loại một hỗn hợp là |
|
Ảnh hưởng bất thuận nghịch đối với mắt |
Ảnh hưởng thuận nghịch đối với mắt |
|
Cấp 1 |
Cấp 2 |
|
Cấp 1 về mắt hoặc da |
≥ 3% |
≥ 1% nhưng < 3% |
Cấp 2/2A về Mắt |
|
≥ 10% |
(10 x cấp 1 về mắt) + cấp 2/2A về mắt |
|
≥ 10% |
Cấp 1 về da + Cấp 1 về mắt |
≥ 3% |
≥ 1% nhưng <3% |
10 x (Cấp 1 về da + Cấp 1 về mắt) + Cấp 2A/2B về mắt |
|
≥ 10% |
Bảng 9
Nồng độ của các thành phần của một hỗn hợp trong đó phương pháp cộng tính không được áp dụng, có thể khởi động việc phân loại hỗn hợp là gây nguy hiểm cho mắt
Thành phần |
Nồng độ |
Hỗn hợp được phân loại là: mắt |
Axit với pH ≤ 2 |
≥ 1% |
Cấp 1 |
Bazơ với pH ≥ 11,5 |
≥ 1% |
Cấp 1 |
Các thành phần ăn mòn (Cấp 1) khác trong đó không áp dụng cộng tính |
≥ 1% |
Cấp 1 |
Các thành phần gây kích ứng (Cấp 2) khác trong đó không áp dụng cộng tính, bao gồm axit và bazơ |
≥ 3% |
Cấp 2 |
Bảng 10
Các yếu tố nhãn đối với tổn thương mắt nghiêm trọng/kích ứng mắt
|
Cấp 1 |
Cấp 2A |
Cấp 2B |
Hình đồ cảnh báo |
HÌnh đồ cảnh báo ăn mòn |
Dấu chấm than |
Không dùng hình đồ cảnh báo |
Từ cảnh báo |
Nguy hiểm |
Cảnh báo |
Cảnh báo |
Cảnh báo nguy cơ |
Gây tổn thương mắt nghiêm trọng |
Gây kích ứng mắt nghiêm trọng |
Gây kích ứng mắt |
IV. TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI NHẠY HÔ HẤP HOẶC DA
Bảng 11
Giá trị ngưỡng/giới hạn nồng độ của các thành phần của một hỗn hợp được phân loại là tác nhân gây nhạy da hoặc hô hấp có thể khởi động việc phân loại hỗn hợp
Thành phần được phân loại là: |
Giá trị ngưỡng/ giới hạn nồng độ khởi động việc phân loại hỗn hợp là: |
||
Tác nhân nhạy da |
Tác nhân nhạy hô hấp |
||
Tất cả các trạng thái vật lí |
Chất rắn/Lỏng |
Khí |
|
Tác nhân nhạy da Tác nhân nhạy hô hấp |
≥ 0,1% (Ghi chú 1) |
|
|
≥ 1,0% (Ghi chú 2) |
|
|
|
|
≥ 0,1% (Ghi chú 3) |
≥ 0,1% (Ghi chú 5) |
|
|
≥ 0,1% (Ghi chú 4) |
≥ 0,2% (Ghi chú 6) |
Ghi chú:
- Nếu một tác nhân gây nhạy da có mặt trong hỗn hợp như một thành phần với nồng độ giữa 0,1% và 1,0% thì phải thông tin trong Phiếu an toàn hóa chất (SDS) và nhãn hóa chất;
- Nếu một tác nhân nhạy da có mặt trong hỗn hợp như một thành phần với nồng độ ≥ 1,0% thì phải thông tin trong Phiếu an toàn hóa chất (SDS) và nhãn hóa chất;
- Nếu một tác nhân nhạy hô hấp rắn hoặc lỏng có mặt trong hỗn hợp như một thành phần với nồng độ giữa 0,1% và 1,0% thì phải thông tin trong Phiếu an toàn hóa chất (SDS) và ghi nhãn hóa chất;
- Nếu một tác nhân nhạy hô hấp rắn hoặc lỏng có mặt trong hỗn hợp như một thành phần với nồng độ ≥ 1,0% thì phải thông tin trong Phiếu an toàn hóa chất (SDS) và nhãn hóa chất;
- Nếu một tác nhân khí gây nhạy hô hấp có mặt trong hỗn hợp như một thành phần với nồng độ giữa 0,1% và 0,2% thì phải thông tin trong Phiếu an toàn hóa chất (SDS) và nhãn hóa chất;
- Nếu một tác nhân khí gây nhạy hô hấp có mặt trong hỗn hợp như một thành phần với nồng độ ≥ 0,2% cả SDS thì phải thông tin trong Phiếu an toàn hóa chất (SDS) và nhãn hóa chất.
Bảng 12
Các yếu tố ghi nhãn gây nhạy hô hấp hoặc da
|
Gây nhạy hô hấp Cấp 1 |
Gây nhạy da Cấp 1 |
Hình đồ cảnh báo |
Nguy cơ sức khoẻ |
Dấu chấm than |
Từ cảnh báo |
Nguy hiểm |
Cảnh báo |
Cảnh báo nguy cơ |
Có thể gây ra các triệu chứng dị ứng hoặc hen suyễn hoặc khó thở nếu hít phải |
Có thể gây ra một phản ứng dị ứng da |
V. TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI KHẢ NĂNG GÂY ĐỘT BIẾN TẾ BÀO MẦM
Phân loại các ảnh hưởng di truyền trong các tế bào mầm của người được thực hiện trên cơ sở những thí nghiệm được mô tả trong chỉ dẫn thử nghiệm của OECD. Đánh giá các kết quả thử nghiệm phải sử dụng ý kiến chuyên gia và tất cả các bằng chứng để phân loại.
Bảng 13
Các cấp nguy cơ đối với tác nhân gây đột biến gel tế bào mầm
Cấp 1: Các hoá chất được biết là gây đột biến di truyền hoặc được xem là gây đột biến có thể di truyền nếu chúng gây đột biến di truyền trong tế bào mầm ở người Cấp 1A: Các hoá chất được biết là gây đột biến di truyền trong tế bào mầm ở người Tiêu chuẩn: Bằng chứng dương tính từ các nghiên cứu miễn dịch học trên người. Cấp 1B: Các hoá chất được xem là gây đột biến di truyền trong tế bào mầm ở người Tiêu chuẩn: - Kết quả dương tính từ các thử nghiệm khả năng đột biến gen tế bào mầm di truyền trên động vật có vú; - Kết quả dương tính từ các thử nghiệm khả năng đột biến gen tế bào di truyền trên động vật có vú, kết hợp với một số bằng chứng cho rằng các hợp chất có khả năng gây đột biến tế bào mầm. Các bằng chứng hỗ trợ này thu được từ các thử nghiệm khả năng gây đột biến gen/nhiễm độc gen trong các tế bào mầm hoặc bằng cách chứng minh khả năng của hợp chất hoặc (các) sản phẩm trao đổi chất của nó tương tác với vật liệu di truyền của các tế bào mầm; - Kết quả dương tính từ các thử nghiệm cho thấy các hiệu ứng đột biến gel trong tế bào mầm của người, không biểu hiện sự di truyền đến thế hệ sau. Ví dụ: tăng tần số tính trội không hoàn toàn trong tế bào tinh trùng của người tiếp xúc. Cấp 2: Các hoá chất gây lo lắng đối với người về khả năng là chúng có thể gây đột biến di truyền trong tế bào mầm ở người Tiêu chuẩn: Bằng chứng dương tính nhận được từ các thực nghiệm trên động vật có vú hoặc trong một số trường hợp từ các thực nghiệm thu được từ: - Các thử nghiệm đột biến gen tế bào trên động vật có vú; - Các thử nghiệm khả năng đột biến gen tế bào khác được hỗ trợ bởi các kết quả dương tính từ các phân tích khả năng gây đột biến gen. Ghi chú: Các hoá chất dương tính trong các phân tích khả năng gây đột biến gen cũng cho có mối quan hệ cấu trúc hoạt tính để hiểu về các tác nhân gây đột biến gen tế bào mầm, phụ thuộc xem xét để phân loại là tác nhân gây đột biến gen Cấp 2. |
Bảng 14
Giá trị ngưỡng/giới hạn nồng độ của một hỗn hợp được phân loại là tác nhân gây đột biến gel tế bào mầm có thể khởi động việc phân loại hỗn hợp
Thành phần được phân loại là: |
Giá trị ngưỡng/giới hạn nồng độ khởi động phân loại hỗn hợp |
|
Tác nhân gây đột biến gel Cấp 1 |
Tác nhân gây đột biến gel Cấp 2 |
|
Tác nhân gây đột biến gel Cấp 1 |
≥ 0,1% |
- |
Tác nhân gây đột biến gel Cấp 2 |
- |
≥ 1,0% |
Ghi chú: Giá trị ngưỡng/giới hạn nồng độ trong bảng trên áp dụng cho chất rắn và lỏng (đơn vị khối lượng) và khí (đơn vị thể tích).
Bảng 15
Các yếu tố ghi nhãn đối với khả năng gây đột biến gel tế bào mầm
|
Cấp 1A |
Cấp 1B |
Cấp 1C |
Hình đồ cảnh báo |
Sức khỏe |
Sức khỏe |
Sức khỏe |
Từ cảnh báo |
Nguy hiểm |
Nguy hiểm |
Cảnh báo |
Cảnh báo nguy cơ |
Có thể gây ra các khuyết tật di truyền (tình trạng cách tiếp xúc nếu chứng minh rõ ràng rằng không có cách tiếp xúc nào khác gây nguy hiểm) |
Có thể gây ra các khuyết tật di truyền (tình trạng cách tiếp xúc nếu chứng minh rõ ràng rằng không có cách tiếp xúc nào khác gây nguy hiểm) |
Nghi ngờ gây ra các khuyết tật di truyền (tình trạng cách tiếp xúc nếu chứng minh rõ ràng rằng không có cách tiếp xúc nào khác gây nguy hiểm) |
VI. TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI KHẢ NĂNG GÂY UNG THƯ
Đối với mục đích phân loại khả năng gây ung thư, các hợp chất hoá học được ấn định vào một trong hai cấp dựa trên độ thuyết phục của chứng cứ và các đánh giá bổ sung (sức nặng của chứng cứ). Trong một số trường hợp, cách phân loại riêng có thể được đảm bảo.
Bảng 16
Các cấp nguy cơ đối với tác nhân gây ung thư
Cấp 1: Biết hoặc được cho là tác nhân gây ung thư ở người Xếp một hoá chất trong Cấp 1 được thực hiện trên cơ sở các dữ liệu miễn dịch động vật. Một hoá chất riêng biệt có thể được phân biệt tiếp: Cấp 1A: Biết là có khả năng gây ung thư cho người; xếp một hoá chất được dựa phần lớn trên các bằng chứng ở người. Cấp 1B: Được cho là có khả năng gây ung thư cho người; xếp một hoá chất dựa phần lớn trên các bằng chứng ở động vật. Dựa trên độ thuyết phục của chứng cứ cùng với các xem xét bổ sung, các chứng cứ đó có thể thu được từ các nghiên cứu ở người mà thiết lập một mối quan hệ nhân quả giữa tiếp xúc ở người với hoá chất và sự phát triển của ung thư (tác nhân gây ung thư ở người) đồng thời bằng chứng có thể thu được từ các thực nghiệm động vật trong đó có bằng chứng đầy đủ để chứng tỏ khả năng gây ung thư ở động vật (cho là tác nhân gây ung thư ở người). Ngoài ra, trên cơ sở từng trường hợp, ý kiến khoa học có thể đảm bảo cho một quyết định về việc cho là có khả năng gây ung thư ở người thu được từ các nghiên cứu cho thấy các bằng chứng giới hạn về khả năng gây ung thư trên người cùng với các bằng chứng giới hạn về khả năng gây ung thư trong các động vật thực nghiệm. Phân loại: Tác nhân gây ung thư Cấp 1 (A và B) Cấp 2: Nghi ngờ là tác nhân gây ung thư Xếp một hoá chất trong Cấp 2 được thực hiện trên cơ sở bằng chứng thu được từ các nghiên cứu ở người hoặc động vật nhưng bằng chứng này không đủ sức thuyết phục để đặt hoá chất trong Cấp 1. Dựa trên độ thuyết phục của chứng cứ cùng với các xem xét bổ sung, bằng chứng đó có thể thu được từ các bằng chứng giới hạn về mức độ gây ung thư trong các nghiên cứu ở người hoặc từ các bằng chứng giới hạn về khả năng gây ung thư trong các nghiên cứu động vật. Phân loại: Tác nhân gây ung thư Cấp 2 |
Bảng 17
Các giá trị ngưỡng/giới hạn nồng độ của các thành phần của một hỗn hợp được là tác nhân gây ung thư có thể khởi động việc phân loại hỗn hợp
Thành phần được phân loại là: |
Các giá trị ngưỡng/giới hạn nồng độ khởi động việc phân loại hỗn hợp là: |
|
Tác nhân gây ung thư Cấp 1 |
Tác nhân gây ung thư Cấp 2 |
|
Tác nhân gây ung thư Cấp 1 |
≥ 0,1% |
|
Tác nhân gây ung thư Cấp 2 |
|
≥ 0,1% (ghi chú 1) |
≥ 1,0% (ghi chú 2) |
Ghi chú:
1. Nếu một thành phần là tác nhân gây ung thư Cấp 2 có mặt trong hỗn hợp với nồng độ giữa 0,1% và 1% thì phải thông tin trong Phiếu an toàn hóa chất (SDS) và nhãn hóa chất.
2. Nếu một thành phần là tác nhân gây ung thư Cấp 2 có mặt trong hỗn hợp ở nồng độ ≥ 1% thì phải thông tin trong Phiếu an toàn hóa chất (SDS) và nhãn hóa chất.
Bảng 18
Các yếu tố ghi nhãn về cấp gây ung thư
|
Cấp 1A |
Cấp 1B |
Cấp 2 |
Hình đồ cảnh báo |
Nguy cơ sức khỏe |
Nguy cơ sức khỏe |
Nguy cơ sức khỏe |
Từ cảnh báo |
Nguy hiểm |
Nguy hiểm |
Cảnh báo |
Cảnh báo nguy cơ |
Có thể gây ung thư (tình trạng cách tiếp xúc nếu chứng minh rõ ràng rằng không có cách tiếp xúc nào khác gây ra nguy hiểm) |
Có thể gây ung thư (tình trạng cách tiếp xúc nếu chứng minh rõ ràng rằng không có cách tiếp xúc nào khác gây ra nguy hiểm) |
Nghi ngờ gây ung thư (tình trạng cách tiếp xúc nếu chứng minh rõ ràng rằng không có cách tiếp xúc nào khác gây ra nguy hiểm) |
VII. TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI ĐỘC TÍNH SINH SẢN
Mục đích phân loại độc tính sinh sản, các hợp chất hoá học được chỉ định vào một trong hai cấp. Các ảnh hưởng tới khả năng hoặc dung lượng sinh sản và về sự phát triển được xem xét như các vấn đề riêng.
Ngoài ra, các ảnh hưởng về đường sữa được ấn định trong một cấp nguy cơ riêng.
Bảng 19a
Các cấp nguy cơ đối với các tác nhân gây độc tính sinh sản
Cấp 1: Đã biết hoặc được cho là tác nhân phát triển hoặc gây độc tính sinh sản Cấp này bao gồm các hợp chất đã được biết là có gây ảnh hưởng có hại lên khả năng hoặc dung lượng sinh sản hoặc lên sự phát triển ở người hoặc trong đó có bằng chứng từ các nghiên cứu động vật, cơ thể được bổ sung cùng các thông tin khác, để đưa ra một giả định mạnh mẽ rằng hợp chất có khả năng gây trở ngại đến sự sinh sản ở người. Với các mục đích điều tiết, một hợp chất có thể được phân biệt sâu hơn trên cơ sở liệu bằng chứng để phân loại chủ yếu từ các dữ liệu về người (Cấp 1A) hay từ các dữ liệu động vật (Cấp 1B). Cấp 2: Đã biết là có gây ảnh hưởng có hại lên khả năng hoặc dung lượng sinh sản hoặc lên sự phát triển ở người Xếp hợp chất trong cấp này được dựa nhiều vào bằng chứng từ người. Cấp 1B: Cho là có gây ảnh hưởng có hại lên khả năng hoặc dung lượng sinh sản hoặc lên sự phát triển ở người Xếp hợp chất trong mức độ này được dựa nhiều và bằng chứng từ các động vật thực nghiệm. Dữ liệu từ các nghiên cứu động vật phải cung cấp các bằng chứng rõ ràng về độc tính sinh sản cụ thể khi không có các ảnh hưởng độc tính khác hoặc nếu xuất hiện đồng thời với các ảnh hưởng độc tính khác, ảnh hưởng có hại lên sự sinh sản được xem là hậu quả không đặc trưng thứ cấp của các ảnh hưởng độc tính khác. Tuy nhiên, khi có các thông tin cho rằng sự tăng gấp đôi về ảnh hưởng đối với người, sự phân loại trong Cấp 2 có thể là thích hợp hơn. Cấp 2: Nghi ngờ là tác nhân gây độc tính sinh sản hoặc phát triển Cấp này bao gồm các hợp chất mà có một số bằng chứng từ người hoặc các động vật thực nghiệm - có thể bổ sung với các thông tin khác - của một ảnh hưởng có hại lên khả năng và dung lượng sinh sản hoặc lên sự phát triển, khi không có các ảnh hưởng độc tính khác, hoặc nếu xuất hiện cùng với các ảnh hưởng độc tính khác, ảnh hưởng có hại lên sự sinh sản được xem là hậu quả không đặc trưng thứ cấp của các ảnh hưởng độc tính khác và khi bằng chứng là không đủ sức thuyết phục để xếp hợp chất vào Cấp 1. |
Bảng 19b
Mức độ nguy cơ cho các ảnh hưởng đường sữa
Các ảnh hưởng lên hoặc theo đường sữa Các ảnh hưởng lên hoặc theo đường sữa được chỉ định đến một mức độ đơn riêng biệt. Nhiều hợp chất không có thông tin về khả năng gây ra các ảnh hưởng có hại lên con cái theo đường sữa. Tuy nhiên, các hợp chất mà được hấp thụ bởi người phụ nữ và đã được chỉ ra là cản trở đường sữa hoặc hợp chất mà có thể có mặt (bao gồm các chất chuyển hóa) trong vú sữa ở lượng đủ để gây ra lo lắng về sức khỏe của trẻ đang tuổi bú, phải được phân loại để chỉ ra rằng những tính chất này nguy hiểm cho trẻ đang bú. Sự phân loại này có thể ấn định trên cơ sở: - Các nghiên cứu sự hấp thụ, trao đổi chất, phân bổ và bài tiết mà có thể cho thấy khả năng hợp chất có mặt ở mức độ có thể gây độc trong sữa mẹ; - Các kết quả của một hoặc hai nghiên cứu ở động vật mà cung cấp bằng chứng rõ ràng về ảnh hưởng có hại ở con cái do chuyển từ sữa hoặc ảnh hưởng có hại lên chất lượng sữa; - Bằng chứng ở người cho thấy một nguy cơ đối với trẻ em trong giai đoạn bú sữa. |
Bảng 20
Giá trị ngưỡng/giới hạn nồng độ của các thành phần của hỗn hợp được phân loại là chất độc sinh sản có thể khởi động việc phân loại hỗn hợp3
Thành phần được phân loại là: |
Ngưỡng/giới hạn nồng độ khởi động việc phân loại hỗn hợp là: |
|
Chất độc sinh sản Cấp 1 |
Chất độc sinh sản Cấp 2 |
|
Chất độc sinh sản cấp 1 |
≥ 0,1% (lưu ý 1) |
|
≥ 0,3% (lưu ý 2) |
||
Chất độc sinh sản cấp 2 |
|
≥ 0,1% (lưu ý 3) |
≥ 3,0% (lưu ý 4) |
Ghi chú:
1. Nếu chất độc sinh sản Cấp 1 có trong hỗn hợp như một thành phần ở nồng độ giữa 0,1% và 0,3% thì phải thông tin trong Phiếu an toàn hóa chất (SDS) và nhãn hóa chất.
2. Nếu chất độc sinh sản Cấp 1 có mặt trong hỗn hợp như một thành phần với nồng độ ≥ 0,3% thì phải thông tin trong Phiếu an toàn hóa chất (SDS) và nhãn hóa chất.
3. Nếu chất độc sinh sản Cấp 2 có trong hỗn hợp như một thành phần với nồng độ giữa 0,1% và 3,0% thì phải thông tin trong Phiếu an toàn hóa chất (SDS) và nhãn hóa chất.
4. Nếu chất độc sinh sản Cấp 2 có mặt trong hỗn hợp như một thành phần ở nồng độ ≥ 3% thì phải thông tin trong Phiếu an toàn hóa chất (SDS) và nhãn hóa chất.
Bảng 21
Yếu tố nhãn đối với độc tính sinh sản
|
Cấp 1A |
Cấp 1B |
Cấp 2 |
Cấp bổ sung đối với ảnh hưởng lên hoặc qua tuyến sữa |
Hình đồ cảnh báo |
Sức khỏe |
Sức khỏe |
Sức khỏe |
Không có hình đồ |
Từ cảnh báo |
Nguy hiểm |
Nguy hiểm |
Cảnh báo |
Không có từ cảnh báo |
Cảnh báo nguy cơ |
Có thể có hại đến khả năng sinh sản hoặc đến trẻ chưa sinh (chỉ rõ ảnh hưởng cụ thể nếu biết hoặc cách tiếp xúc nếu chứng tỏ chắc chắn là không có con đường tiếp xúc nào khác gây nguy hiểm) |
Có thể có hại đến khả năng sinh sản hoặc đến trẻ chưa sinh (chỉ rõ ảnh hưởng cụ thể nếu biết) hoặc cách tiếp xúc nếu chứng tỏ chắc chắn là không có con đường tiếp xúc nào khác gây nguy hiểm) |
Nghi ngờ là có hại đến khả năng sinh sản hoặc trẻ sơ sinh (chỉ rõ ảnh hưởng cụ thể nếu biết hoặc cách tiếp xúc nếu chứng tỏ chắc chắn là không có con đường tiếp xúc nào khác gây nguy hiểm) |
Có thể gây hại đến trẻ đang bú |
VIII. TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI ĐỘC TÍNH HỆ THỐNG/CƠ QUAN MỤC TIÊU CỤ THỂ - TIẾP XÚC MỘT LẦN
Các hợp chất được phân loại riêng bằng cách sử dụng ý kiến chuyên gia trên cơ sở các chứng cứ có sẵn. Hợp chất sẽ được xếp vào một trong hai cấp, tuỳ thuộc bản chất và mức độ nghiêm trọng của ảnh hưởng.
Bảng 22
Các cấp đối với độc tính hệ thống cơ quan mục tiêu cụ thể/tiếp xúc một lần
Cấp 1: Các hợp chất gây độc tính rõ rệt ở người hoặc độc tính mà trên cơ sở bằng chứng từ các nghiên cứu ở động vật thử nghiệm có thể cho là có khả năng gây độc tính rõ rệt ở người sau khi tiếp xúc một lần Xếp hợp chất ở Cấp 1 trên cơ sở: - Bằng chứng đáng tin cậy và chất lượng tốt từ các trường hợp của người hoặc các nghiên cứu dịch tễ học; - Quá trình quan sát từ các nghiên cứu thích hợp ở động vật thực nghiệm trong đó các ảnh hưởng độc tính rõ rệt nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe con người thường được gây ra ở những nồng độ tiếp xúc thấp. Các giá trị liều lượng/nồng độ hướng dẫn trong Bảng 23 dưới đây được sử dụng để đánh giá giá trị của chứng cứ. Cấp 2: Các hợp chất mà trên cơ sở bằng chứng từ các nghiên cứu ở động vật thực nghiệm có thể cho là có khả năng gây hại tới sức khỏe con người sau khi tiếp xúc một lần Xếp một hợp chất ở Cấp 2 được thực hiện trên cơ sở những quan sát từ các nghiên cứu thích hợp ở các động vật thực nghiệm trong đó các ảnh hưởng độc tính rõ rệt có liên quan đến sức khỏe con người được gây ra ở các nồng độ tiếp xúc. Các giá trị liều lượng/nồng độ hướng dẫn để trợ giúp quá trình phân loại. Trong những trường hợp ngoại lệ, bằng chứng từ người cũng có thể được sử dụng để xếp một hợp chất ở Cấp 2. |
Ghi chú:
Đối với cả hai cấp cơ quan mục tiêu cụ thể/hệ thống mà bị ảnh hưởng chủ yếu bởi hợp chất đã phân loại có thể được nhận dạng, hoặc hợp chất có thể được nhận dạng như một tác nhân độc tính hệ thống thông thường. Cần xác định cơ quan mục tiêu chủ yếu của độc tính và phân loại đối với mục đích đó, chẳng hạn tác nhân độc tính máu, tác nhân độc tính thần kinh. Cần đánh giá cẩn thận dữ liệu và khi có thể không đưa vào các ảnh hưởng thứ cấp, chẳng hạn tác nhân độc tính máu có thể gây ảnh hưởng thứ cấp ở hệ thống thần kinh hoặc dạ dày - ruột.
Các khoảng giá trị hướng dẫn được tiếp xúc liều duy nhất gây ảnh hưởng độc tính, không gây chết rõ rệt là các giá trị có thể áp dụng cho thử nghiệm độc tính cấp.
Bảng 23
Các khoảng giá trị hướng dẫn đối với tiếp xúc liều duy nhất
|
Khoảng giá trị hướng dẫn đối với |
||
Đường tiếp xúc |
Đơn vị |
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Miệng (chuột) |
mg/kg tlct |
C Ê 300 |
2000 ³ C > 300 |
Da (chuột hoặc thỏ) |
mg/kg tlct |
C Ê 1000 |
2000 ³ C > 1000 |
Hô hấp (chuột) khí |
ppm |
C Ê 2500 |
5000 ³ C > 2500 |
Hô hấp (chuột) hơi |
mg/l |
C Ê 10 |
20 ³ C > 10 |
Hô hấp (chuột) bụi/sương/khói |
mg/l/4h |
C Ê 1,0 |
5,0 ³ C > 1,0 |
Bảng 24
Giá trị ngưỡng/giới hạn nồng độ của các thành phần của hỗn hợp đã được phân loại là tác nhân độc tính hệ thống/cơ quan mục tiêu mà có thể khởi động việc phân loại hỗn hợp1
Thành phầnPhân loại là: |
Ngưỡng/giới hạn nồng độ khởi động việc phân |
|
Cấp 1 |
Cấp 2 |
|
Cấp 1 Tác nhân gây độc hệ thống cơ quan mục tiêu |
≥ 1,0 % (ghi chú 1) |
1,0 ≤ thành phần < 10% (ghi chú 3) |
≥ 10 % (ghi chú 2) |
||
Cấp 2 Tác nhân gây độc hệ thống cơ quan mục tiêu |
|
≥ 1,0 % (ghi chú 4) |
≥ 10 % (ghi chú 5) |
Ghi chú:
1. Nếu một tác nhân độc tính hệ thống/cơ quan mục tiêu Cấp 1 có mặt trong hỗn hợp như một thành phần ở nồng độ giữa 1,0% và 10% thì phải thông tin trong Phiếu an toàn hóa chất (SDS) và nhãn hóa chất.
2. Nếu một tác nhân độc tính hệ thống/cơ quan mục tiêu Cấp 1 có mặt trong hỗn hợp như một thành phần ở nồng độ ≥ 10% thì phải thông tin trong Phiếu an toàn hóa chất (SDS) và nhãn hóa chất.
3. Nếu một tác nhân độc tính hệ thống/cơ quan mục tiêu Cấp 2 có mặt trong hỗn hợp như một thành phần ở nồng độ giữa 1,0% và 10% thì việc phân loại hỗn hợp này là tác nhân độc tính hệ thống/cơ quan mục tiêu Cấp 2.
4. Nếu một tác nhân độc tính hệ thống/cơ quan mục tiêu Cấp 2 có mặt trong hỗn hợp như một thành phần ở nồng độ giữa 1,0% và 10% thì phải thông tin trong Phiếu an toàn hóa chất (SDS) và nhãn hóa chất.
5. Nếu một tác nhân độc tính hệ thống/cơ quan mục tiêu Cấp 2 có mặt trong hỗn hợp như một thành phần ở nồng độ ≥ 10% thì phải thông tin trong Phiếu an toàn hóa chất (SDS) và nhãn hóa chất.
1Sơ đồ phân loại thoả hiệp này liên quan đến việc xem xét những khác biệt trong các biện pháp cảnh báo nguy cơ trong các hệ thống sẵn có. Sự khác nhau sẽ được giới hạn trong hình đồ cảnh báo.
Bảng 25
Các yếu tố nhãn đối với độc tính hệ thống cơ quan mục tiêu sau tiếp xúc một lần
|
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Hình đồ cảnh báo |
Sức khỏe |
Sức khỏe |
Từ cảnh báo |
Nguy hiểm |
Cảnh báo |
Cảnh báo nguy cơ |
Gây tổn thương cho các cơ quan hoặc chỉ rõ tất cả các cơ quan bị ảnh hưởng nếu chỉ rõ được đường tiếp xúc |
Có thể gây tổn thương cho các cơ quan hoặc chỉ rõ tất cả các cơ quan bị ảnh hưởng nếu chỉ rõ được đường tiếp xúc |
IX. TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI ĐỘC TÍNH HỆ THỐNG CƠ QUAN/MỤC TIÊU CỤ THỂ, TIẾP XÚC LẶP LẠI
Bảng 26
Các cấp độc tính hệ thống cơ quan mục tiêu cụ thể/tiếp xúc lặp lại
Cấp 1: Các hợp chất gây độc tính rõ rệt ở người hoặc độc tính mà trên cơ sở nghiên cứu ở động vật thử nghiệm có thể cho là có khả năng gây độc tính rõ rệt ở người sau khi tiếp xúc lặp lại. Xếp hợp chất ở Cấp 1 trên cơ sở: - Bằng chứng đáng tin cậy và chất lượng tốt từ các trường hợp của người hoặc các nghiên cứu dịch tễ học; - Quan sát từ các nghiên cứu thích hợp ở động vật thực nghiệm trong đó các ảnh hưởng độc tích rõ rệt có hại liên quan đến sức khỏe con người được sinh ra ở những nồng độ tiếp xúc thường là thấp. Các giá trị liều lượng/nồng độ hướng dẫn được sử dụng như là một phần của việc đánh giá giá trị chứng cứ. Cấp 2: Các hợp chất mà trên cơ sở bằng chứng từ các nghiên cứu ở động vật thực nghiệm có thể cho là có khả năng gây hại cho sức khỏe con người sau khi tiếp xúc lặp lại Xếp một hợp chất ở Cấp 2 được thực hiện trên cơ sở những quan sát từ các nghiên cứu thích hợp ở các động vật thực nghiệm, trong đó các ảnh hưởng độc tính rõ rệt có liên quan đến sức khỏe con người được sinh ra ở các nồng độ tiếp xúc trung bình. Các giá trị liều lượng/nồng độ hướng dẫn để trợ giúp quá trình phân loại. Trong những trường hợp ngoại lệ, bằng chứng từ người cũng có thể được sử dụng để xếp một hợp chất ở Cấp 2. |
Bảng 27
Các giá trị hướng dẫn hỗ trợ phân loại Cấp 1
Đường tiếp xúc |
Đơn vị |
Giá trị hướng dẫn (liều lượng/nồng độ) |
Miệng (chuột) |
mg/kg tlct/ng |
10 |
Da (chuột hoặc thỏ) |
mg/kg tlct/ng |
20 |
Hô hấp (chuột) khí |
ppm/6h/ng |
50 |
Hô hấp (chuột) hơi |
mg/l/6h/ng |
0,2 |
Hô hấp (chuột) bụi/sương/khói |
mg/l/6h/ng |
0,02 |
Ghi chú: ‘tlct’: trọng lượng cơ thể; ‘h’: giờ; ‘ng’: ngày.
Bảng 28
Các giá trị hướng dẫn hỗ trợ phân loại Cấp 2
Đường tiếp xúc |
Đơn vị |
Giá trị hướng dẫn (liều lượng/nồng độ) |
Miệng (chuột) |
mg/kg tlct/ng |
10 - 100 |
Da (chuột hoặc thỏ) |
mg/kg tlct/ng |
20 - 200 |
Hô hấp (chuột) khí |
ppm/6h/ng |
50 - 250 |
Hô hấp (chuột) hơi |
mg/l/6h/ng |
0,2 - 1,0 |
Hô hấp (chuột) bụi/sương/khói |
mg/l/6h/ng |
0,02 - 0,2 |
Ghi chú: ‘tlct’: trọng lượng cơ thể; ‘h’: giờ; ‘ng’: ngày.
Bảng 29
Giá trị ngưỡng/giới hạn nồng độ của các thành phần của hỗn hợp đã được phân loại là tác nhân độc tính hệ thống/cơ quan mục tiêu mà có thể khởi động việc phân loại hỗn hợp1
Thành phần Phân loại là: |
Ngưỡng/giới hạn nồng độ khởi động việc phân loại hỗn hợp là: |
|
Cấp 1 |
Cấp 2 |
|
Cấp 1 Tác nhân độc tính hệ thống cơ quan mục tiêu |
≥ 1,0 % (ghi chú 1) |
1,0 ≤ thành phần < 10% (ghi chú 3) |
≥ 10 % (ghi chú 2) |
||
Cấp 2 Tác nhân độc tính hệ thống cơ quan mục tiêu |
|
≥ 1,0 % (ghi chú 4) ≥ 10 % (ghi chú 5) |
Ghi chú:
1. Nếu một tác nhân độc tính hệ thống/cơ quan mục tiêu Cấp 1 có mặt trong hỗn hợp như một thành phần ở nồng độ giữa 1,0% và 10% thì phải thông tin trong Phiếu an toàn hóa chất (SDS) và nhãn hóa chất.
2. Nếu một tác nhân độc tính hệ thống/cơ quan mục tiêu Cấp 1 có mặt trong hỗn hợp như một thành phần ở nồng độ ≥ 10% thì phải thông tin trong Phiếu an toàn hóa chất (SDS) và nhãn hóa chất.
3. Nếu một tác nhân độc tính hệ thống/cơ quan mục tiêu có mặt trong hỗn hợp như một thành phần ở nồng độ giữa 1,0% và 10% thì việc phân loại hỗn hợp này là tác nhân độc tính hệ thống/cơ quan mục tiêu Cấp 2.
4. Nếu một tác nhân độc tính hệ thống/cơ quan mục tiêu Cấp 2 có mặt trong hỗn hợp như một thành phần ở nồng độ giữa 1,0% và 10% thì phải thông tin trong Phiếu an toàn hóa chất (SDS) và nhãn hóa chất.
5. Nếu một tác nhân độc tính hệ thống/cơ quan mục tiêu Cấp 2 có mặt trong hỗn hợp như một thành phần ở nồng độ ≥ 10% thì phải thông tin trong Phiếu an toàn hóa chất (SDS) và nhãn hóa chất.
1Sơ đồ phân loại thoả hiệp này bao gồm việc xem xét sự khác biệt trong các biện pháp cảnh báo nguy cơ trong các hệ thống hiện có. Sự khác nhau sẽ được giới hạn trong hình đồ cảnh báo.
Bảng 30
Các yếu tố nhãn đối với độc tính hệ thống cơ quan mục tiêu sau tiếp xúc lặp lại
|
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Hình đồ cảnh báo |
Sức khỏe |
Sức khỏe |
Từ cảnh báo |
Nguy hiểm |
Cảnh báo |
Cảnh báo nguy cơ |
Gây tổn thương cho các cơ quan hoặc chỉ rõ tất cả các cơ quan bị ảnh hưởng nếu chỉ rõ được đường tiếp xúc |
Có thể gây tổn thương cho các cơ quan hoặc chỉ rõ tất cả các cơ quan bị ảnh hưởng nếu chỉ rõ được đường tiếp xúc |
X. TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI ĐỘC TÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC
Hệ thống phân loại hài hoà đối với các hợp chất gồm có 3 cấp phân loại độc cấp tính và 4 cấp phân loại độc trường diễn (xem Bảng 31 và Bảng 32). Các cấp phân loại cấp tính và trường diễn được áp dụng độc lập. Tiêu chuẩn để phân loại một hợp chất trong cấp Cấp tính I đến III được xác định chỉ trên cơ sở số liệu độc cấp tính (EC50 hay LC50). Tiêu chuẩn để phân loại một hợp chất thuộc cấp trường diễn trên cơ sở kết hợp 2 loại thông tin, đó là số liệu độc cấp tính và số liệu nguy cơ môi trường (khả năng phân hủy và số liệu tích luỹ sinh học). Để xếp hỗn hợp vào các cấp trường diễn, tính chất phân hủy và tích luỹ sinh học thu được trên cơ sở từ các thử nghiệm trên các thành phần.
Hợp chất được phân loại theo tiêu chuẩn sau đây sẽ được phân loại là “gây nguy hiểm đối với môi trường nước”. Các tiêu chuẩn này mô tả chi tiết các cấp phân loại trong Bảng 31 dưới đây:
Bảng 31
Các cấp đối với hợp chất nguy hiểm môi trường nước
Độc cấp tính - Cấp: Cấp tính I LC50 96 giờ (đối với cá) ≤ 1mg/l và/hoặc EC50 48 giờ (đối với giáp xác) ≤ 1mg/l và/hoặc ErC50 72 hoặc 96 giờ (đối với tảo và các thực vật thuỷ sinh khác) ≤ 1mg/l Cấp: Cấp tính I có thể chia nhỏ đối với một số hệ thống điều tiết để đưa vào một dải thấp hơn ở L(E)C50 ≤ 0,1mg/l - Cấp: Cấp tính II LC50 96 giờ (đối với cá) >1 đến ≤ 10mg/l và/hoặc EC50 48 giờ (đối với giáp xác) >1 đến ≤ 10mg/l và/hoặc ErC50 72 hoặc 96 giờ (đối với tảo và các thực vật thuỷ sinh khác) >1 đến ≤ 10mg/l - Cấp: Cấp tính III LC50 96 giờ (đối với cá) >10 đến ≤ 100mg/l và/hoặc EC50 48 giờ (đối với giáp xác) >10 đến ≤ 100mg/l và/hoặc ErC50 72 hoặc 96 giờ (đối với tảo và các thực vật thuỷ sinh khác) >10 đến ≤ 100mg/l Một số hệ thống điều tiết có thể mở rộng phạm vi này vượt quá L(E)C50 100mg/L qua việc đưa vào của một cấp khác. |
Bảng 32
Các cấp đối với hợp chất nguy hiểm đối với môi trường nước
Độc trường diễn
Cấp: Trường diễn I LC50 96 giờ (đối với cá) ≤ 1mg/l và/hoặc EC50 48 giờ (đối với giáp xác) ≤ 1mg/l và/hoặc ErC50 72 hoặc 96 giờ (đối với tảo và các thực vật thuỷ sinh khác) ≤ 1mg/l Và hợp chất không có khả năng phân hủy nhanh và/hoặc Log Kow ≥4 (trừ khi BCF được xác định bằng thực nghiệm < 500) Cấp: Trường diễn II LC50 96 giờ (đối với cá) >1 đến ≤ 10mg/l và/hoặc EC50 48 giờ (đối với giáp xác) >1 đến ≤ 10mg/l và/hoặc ErC50 72 hoặc 96 giờ (đối với tảo và các thực vật thuỷ sinh khác) >1 đến ≤ 10mg/l Và hợp chất không phân hủy nhanh Log Kow ≥4 (trừ khi thực nghiệm xác định BCF < 500) từ khi độ độc trường diễn NOEC là > 1mg/L Cấp: trường diễn III LC50 96 giờ (đối với cá) >10-≤ 100mg/l và/hoặc EC50 48 giờ (đối với giáp xác) >10-≤ 100mg/l và/hoặc ErC50 72 hoặc 96 giờ (đối với tảo và các thực vật thuỷ sinh khác) >10-≤ 100mg/l Và hợp chất không có khả năng phân hủy nhanh và/hoặc Log Kow ≥4 (trừ khi BCF được xác định bằng thực nghiệm < 500) trừ khi độc tính trường diễn NOEC là > 1mg/L Cấp: trường diễn IV |
Bảng 33
Sơ đồ phân loại đối với các hợp chất gây nguy hiểm cho môi trường nước
Các yếu tố tiêu chuẩn phân loại |
Các cấp phân loại |
||||
Độc tính |
Khả năng phân huỷ (Ghi chú 3) |
Tích lũy Sinh học (Ghi chú 4) |
|||
Cấp tính (Ghi chú 1a và 1b) |
Trường diễn (Ghi chú 2a và 2b) |
|
|
Cấp tính |
Trường diễn |
Hộp 1: Giá trị ≤ 1,00 mg/l |
|
Hộp 5: |
Hộp 6: |
Cấp: Cấp tính I Hộp 1 |
Cấp: Trường diễn I Hộp 1+5+6 Hộp 1+5 Hộp 1+6 |
Hộp 2: 1,00 < giá trị ≤ 10,0 mg/l |
|
Thiếu khả năng phân huỷ nhanh |
BCF ≥ 500 hoặc nếu không có Log Kow ≥ 4 |
Cấp: Cấp tính II Hộp 2 |
Cấp: Trường diễn II Hộp 2+5+6 Hộp 2+5 Hộp 2+6 Trừ Hộp 7
|
Hộp 3: 10,0 < giá trị ≤ 100 mg/l |
|
|
|
Cấp: Cấp tính III Hộp 3 |
Cấp: Trường diễn III Hộp 3+5+6 Hộp 3+5 Hộp 3+6 Trừ Hộp 7 |
Hộp 4: Không độc cấp tính (Ghi chú 5) |
Hộp 7: Giá trị > 1,00 mg/l |
|
|
|
Cấp: Trường diễn IV Hộp 4+5+6 Trừ Hộp 7 |
Ghi chú:
1a. Dải độc tính cấp dựa trên các giá trị L(E)C-50 theo mg/l đối với cá, giáp xác hoặc tảo hay các thực vật thuỷ sinh khác.
1b. Khi độc tính tảo ErC-50 [=EC-50 (tỉ lệ tăng trưởng)] giảm hơn 100 lần dưới các loài nhạy cảm nhất tiếp theo và dẫn đến sự phân loại chỉ dựa trên ảnh hưởng này, phải xem độc tính này có đại diện cho độc tính đối với thực vật thuỷ sinh hay không. Sự phân loại phải dựa trên ErC-50. Trường hợp cơ sở của EC-50 không được chỉ rõ và không ghi được ErC-50, sự phân loại phải dựa trên EC-50 thấp nhất có sẵn.
2a. Dải độc tính trường diễn dựa trên các giá trị NOEC theo mg/l đối với cá hoặc giáp xác hoặc các phép đo đã được thừa nhận khác về độc tính dài hạn.
2b. Hệ thống được phát triển thêm để chứa cả dữ liệu độc tính trường diễn.
3. Thiếu khả năng phân huỷ nhanh hoặc thiếu khả năng sẵn sàng phân huỷ sinh học hoặc các bằng chứng khác về thiếu khả năng phân huỷ nhanh.
4. Khả năng tích lũy sinh học, dựa trên BCF thu được từ thực nghiệm ≥ 500 hoặc nếu thiếu, một logKow ≥ 4 cung cấp logKow là một mô tả thích hợp đối với khả năng tích lũy sinh học của hợp chất. Các giá trị logKow đo được ưu tiên hơn các giá trị ước lượng và các giá trị BCF đo được ưu tiên hơn các giá trị logKow.
5. “Không độc cấp tính” nghĩa là L(E)C-50 cao hơn độ tan trong nước. Đối với các hợp chất tan kém (độ tan trong nước < 1,00 mg/l), khi có bằng chứng là thử nghiệm cấp tính không cung cấp một phép đo độc tính bên trong.
Bảng 34
Yếu tố nhãn đối với nguy cơ môi trường nước
Cấp tính |
||||||
|
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Cấp 3 |
|||
HÌnh đồ cảnh báo |
Cá và cây |
Không sử dụng hình đồ cảnh báo |
Không sử dụng hình đồ cảnh báo |
|||
Từ cảnh báo |
Cảnh báo |
Không sử dụng từ cảnh báo |
Không sử dụng từ cảnh báo |
|||
Cảnh báo nguy cơ |
Rất độc đối với sinh vật thủy sinh |
Độc đối với sinh vật thủy sinh |
Có hại đối với sinh vật thủy sinh |
|||
Trường diễn |
||||||
|
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Cấp 3 |
Cấp 4 |
||
Hình đồ cảnh báo |
Cá và cây |
Cá và cây |
Không sử dụng hình đồ cảnh báo |
Không sử dụng hình đồ cảnh báo |
||
Từ cảnh báo |
Cảnh báo |
Không sử dụng từ cảnh báo |
Không sử dụng từ cảnh báo |
Không sử dụng từ cảnh báo |
||
Cảnh báo nguy cơ |
Rất độc đối với sinh vật thủy sinh với ảnh hưởng kéo dài |
Độc đối với sinh vật thủy sinh với ảnh hưởng kéo dài |
Có hại đối với sinh vật thủy sinh với ảnh hưởng kéo dài |
Có thể gây ảnh hưởng có hại kéo dài đối với sinh vật thủy sinh |
PHỤ LỤC 3
HÌNH ĐỒ CẢNH BÁO TRONG VẬN CHUYỂN HÓA CHẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 04/2012/TT-BCT ngày 13 tháng 02 năm 2012 của Bộ Công Thương)
Hình đồ cảnh báo trong vận chuyển hoá chất Khung và hình vẽ bên trong màu đen; nền (*). Kích thước 10 cm x 10 cm (đường chéo x đường chéo) |
||||
1
|
2
|
3
|
||
Chất lỏng dễ cháy Khí dễ cháy Sol khí dễ cháy |
chất rắn dễ cháy tự phản ứng |
Chất tự dẫn lửa (tự sinh lửa), hợp chất tự sinh nhiệt |
||
4
|
5
|
6
|
||
Hợp chất khi tiếp xúc với nước sinh khí dễ cháy (nguy hiểm khi ẩm, ướt) |
Khí Oxi hoá Chất lỏng Oxi hoá Chất rắn Oxi hoá |
Chất nổ loại: 1.1, 1.2, 1.3 |
||
7
|
8
|
9
|
||
Chất nổ loại 1.4 |
Chất nổ loại 1.5 |
Chất nổ loại 1.6 |
||
10
|
11
|
12
|
||
Khí nén |
Độc cấp tính (chất độc): đường miệng, da và đường thở |
Chất ăn mòn |
||
13
|
14
|
|
||
Chất ô nhiễm môi trường thuỷ sinh |
Peroxit Hữu cơ |
|
||
(*) Hình 1: màu đỏ; |
Hình 2: sọc màu đỏ và trắng; |
|
||
Hình 3: nửa màu trắng, nửa màu đỏ; |
Hình 4: màu xanh nước biển đậm; |
|
||
Hình 5: màu vàng; |
Hình 6, 7, 8, 9: màu da cam; |
|
||
Hình 10: màu xanh lá cây; |
Hình 11, 13: màu trắng; |
|
||
Hình 12: nửa màu trắng, nửa màu đen; |
Hình 14: nửa màu đỏ, nửa màu vàng. |
|
PHỤ LỤC 4
HÌNH ĐỒ CẢNH BÁO
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 04/2012/TT-BCT ngày 13 tháng 02 năm 2012 của Bộ Công Thương)
Hình đồ cảnh báo trong ghi nhãn hóa chất
Khung màu đỏ, nền màu trắng, hình vẽ bên trong màu đen.
Kích thước lớn hơn (2 cm x 2 cm) (đường chéo x đường chéo)
Hình đồ cảnh báo |
|
|
|
Mô tả/tên gọi |
Ngọn lửa trên vòng tròn |
Ngọn lửa |
Nổ bom |
Các đặc tính |
|
|
|
Hình đồ cảnh báo |
|
|
|
Mô tả/tên gọi |
Đầu lâu xương chéo |
Ăn mòn |
Bình khí |
Các đặc tính |
|
|
|
Hình đồ cảnh báo |
|
|
|
Mô tả/tên gọi |
Nguy cơ sức khỏe |
Nguy cơ môi trường |
Dấu Chấm than |
Các đặc tính |
|
|
|