Quyết định 3892/QĐ-BCT 2016 về phát triển công nghiệp Vùng Đồng bằng sông Hồng

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 3892/QĐ-BCT

Quyết định 3892/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035
Cơ quan ban hành: Bộ Công ThươngSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:3892/QĐ-BCTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Trần Tuấn Anh
Ngày ban hành:28/09/2016Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng đồng bằng sông Hồng

Nhằm mục tiêu đến năm 2035, công nghiệp Vùng đồng bằng sông Hồng phát triển với công nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu; đội ngũ lao động chuyên nghiệp, chủ động trong các khâu nghiên cứu, thiết kế, chế tạo; ngành công nghiệp chiếm khoảng 38 - 40% trong cơ cấu kinh tế Vùng, ngày 28/09/2016, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 3892/QĐ-BCT phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.
Tại định hướng Quy hoạch, Bộ trưởng khẳng định sẽ phát triển công nghiệp Vùng phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hướng vào những ngành có lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh như: Công nghiệp điện tử, cơ khí chính xác, ô tô, xe máy, sản xuất dụng cụ y tế, công nghiệp dược, hóa mỹ phẩm; phát triển một số ngành công nghiệp hóa chất, khai thác than, vật liệu xây dựng, dệt may, da giày và công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ cho các ngành công nghiệp chủ lực như cơ khí chế tạo, dệt may, sản xuất ô tô - xe máy, điện tử, tạo ra mạng lưới vệ tinh cho các công ty lớn.
Đồng thời, nhấn mạnh, đến năm 2025, sẽ phát triển các sản phẩm ô tô con, xe chuyên dụng, thiết bị toàn bộ, máy móc cơ khí chính xác tại Hà Nội; đóng tàu, máy móc cơ khí nặng, thiết bị khai thác, sàng tuyển, ô tô tải nặng tại Quảng Ninh; lắp ráp ô tô, xe máy, linh kiện, máy móc phục vụ nông nghiệp tại Hải Dương, Ninh Bình; các loại quạt điện, xe máy, lắp ráp ô tô con, xe chuyên dụng, phụ tùng ô tô, xe máy, máy móc công trình tại Hưng Yên…
Dự kiến, đến giai đoạn 2026 - 2035, tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm công nghiệp toàn vùng đạt 7% - 7,5%; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 13% - 13,5%; cơ cấu ngành công nghiệp và xây dựng trong các ngành kinh tế năm 2020 đạt 48,9%, năm 2025 đạt 49,2% và năm 2035 đạt 46,4%...
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định 3892/QĐ-BCT tại đây

tải Quyết định 3892/QĐ-BCT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 3892/QĐ-BCT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 3892/QĐ-BCT PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Quyết định 3892/QĐ-BCT ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------
Số: 3892/QĐ-BCT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2016

 
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2035
---------------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
 
 
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
a) Phát triển công nghiệp Vùng Đồng bằng Sông Hồng trên cơ sở lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực chất lượng cao; chủ động hội nhập với khu vực và thế giới nhằm tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất toàn cầu.
b) Tập trung nguồn lực phát triển các ngành công nghiệp có công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, giá trị xuất khẩu lớn nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp Vùng Đồng bằng Sông Hồng ổn định và bền vững.
c) Tăng cường liên kết Vùng, phát huy những tiềm năng, lợi thế của từng tỉnh, kết hợp phát triển hài hòa giữa công nghiệp của các tỉnh với công nghiệp toàn Vùng để tạo cơ sở thúc đẩy tính hợp tác hóa cao trong phát triển công nghiệp.
d) Chú trọng phát triển công nghiệp Vùng theo hướng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn các di sản văn hóa và các khu vực định hướng phát triển du lịch; phát triển công nghiệp lưỡng dụng phục vụ quốc phòng bảo vệ an ninh Tổ quốc.
2.1. Mục tiêu chung
a) Đến năm 2025, công nghiệp Vùng Đồng bằng sông Hồng phát triển với công nghệ hiện đại, có khả năng cạnh tranh để phát triển trong hội nhập, sản phẩm của Vùng có chất lượng cao, thân thiện với môi trường; có khả năng đáp ứng cơ bản các yêu cầu của nền kinh tế và xuất khẩu; đội ngũ lao động có đủ trình độ đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất hiện đại. Ngành công nghiệp chiếm khoảng 40-42% trong cơ cấu kinh tế Vùng.
b) Đến năm 2035, công nghiệp Vùng Đồng bằng sông Hồng phát triển với công nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu; đội ngũ lao động chuyên nghiệp, chủ động trong các khâu nghiên cứu, thiết kế, chế tạo. Ngành công nghiệp chiếm khoảng 38-40% trong cơ cấu kinh tế Vùng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm công nghiệp giai đoạn đến năm 2020 đạt 8,5-9,0%; giai đoạn 2021-2025 đạt 9,0-9,5%; giai đoạn 2026-2035 đạt 7,0-7,5%.
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn đến năm 2020 đạt 14,0-14,5%; giai đoạn 2021-2025 đạt 15,0-15,5%; giai đoạn 2026-2035 đạt 13,0-13,5%.
- Cơ cấu ngành công nghiệp và xây dựng trong các ngành kinh tế năm 2020 đạt 48,9%, năm 2025 đạt 49,2% và năm 2035 đạt 46,4%.
3.1. Định hướng đến năm 2025
- Phát triển công nghiệp Vùng Đồng bằng sông Hồng phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hướng vào những ngành có lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh như: Công nghiệp điện tử, cơ khí chính xác, ô tô, xe máy, sản xuất dụng cụ y tế, công nghiệp dược, hóa mỹ phẩm; phát triển một số ngành công nghiệp hóa chất, khai thác than, vật liệu xây dựng, dệt may, da giày và công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản;
- Liên kết nội vùng, ngoại vùng để hình thành mạng lưới sản xuất công nghiệp và phân phối hàng hóa một cách đồng bộ nhằm sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm các nguồn lực, nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp;
- Khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ cho các ngành công nghiệp chủ lực như: cơ khí chế tạo, dệt may, sản xuất ô tô-xe máy, điện tử, tạo ra mạng lưới vệ tinh cho các công ty lớn;
- Phát triển công nghiệp bền vững, cơ sở hạ tầng đồng bộ, chú trọng đến xây dựng các công trình bảo vệ môi trường.
3.2. Tầm nhìn đến năm 2035
Tập trung vào các ngành sản xuất có công nghệ và thiết bị tiên tiến, các sản phẩm của công nghiệp có thương hiệu uy tín, có chất lượng và giá trị cao, có khả năng cạnh tranh, đáp ứng được tiêu chuẩn cao của các nước phát triển.
4.1. Quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu
a) Công nghiệp cơ khí, luyện kim
Đến năm 2025
+ Về cơ khí
- Phát triển ngành cơ khí chế tạo, thiết bị đồng bộ, các thiết bị điện, cơ điện tử, tự động hóa phục vụ phát triển các ngành công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, dịch vụ và tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước, từng bước phát triển thị trường khu vực và thế giới. Xây dựng các chương trình dự án sản phẩm có tính lưỡng dụng cao để phát huy năng lực tổ chức sản xuất và nâng cao khả năng sẵn sàng đáp ứng nhu cầu an ninh quốc gia khi cần thiết;
- Lắp ráp chế tạo xe khách, xe ôtô buýt, xe tải nặng, xe tải nông dụng và một số chủng loại xe máy thi công; Đóng, sửa chữa lắp ráp các loại đầu máy tàu hiện đại;
- Phát triển các sản phẩm ô tô con, xe chuyên dụng, thiết bị toàn bộ, máy móc cơ khí chính xác tại Hà Nội; Đóng tàu, máy móc cơ khí nặng, thiết bị khai thác, sàng tuyển, ô tô tải nặng tại Quảng Ninh; Các loại thiết bị siêu trường, siêu trọng, thiết bị thủy lực cho máy xây dựng và các loại xe công nghiệp, máy móc thiết bị thuộc ngành dầu khí, năng lượng, đóng và sửa chữa tàu thủy, công nghiệp hỗ trợ ngành đóng tàu tại Hải Phòng; Lắp ráp ô tô, xe máy, linh kiện, máy móc phục vụ nông nghiệp tại Hải Dương, Ninh Bình; Các loại quạt điện, xe máy, lắp ráp xe ô tô con, xe chuyên dụng, phụ tùng ô tô xe máy, máy móc công trình tại Hưng Yên; Lắp ráp ô tô, xe máy, máy cắt, gọt kim loại CNC, sản xuất khuôn mẫu tại Vĩnh Phúc; Linh phụ kiện máy móc tại Bắc Ninh.
+ Về luyện kim
- Đầu tư mới cơ sở sản xuất thép tấm công nghệ hiện đại, ưu tiên sản xuất thép hợp kim phục vụ chế tạo cơ khí, nhu cầu sản xuất công nghiệp trong Vùng và cả nước. Áp dụng công nghệ cao trong hệ thống điều khiển tự động các quá trình luyện thép;
- Ngoài các dự án đầu tư của Tổng công ty Thép Việt Nam, kêu gọi đầu tư một số dự án sản xuất các loại thép cán nóng, thép tấm; Nhà máy thép cường độ cao phục vụ công nghiệp đóng tàu; Nhà máy thép đặc chủng; Nhà máy thép và phôi thép tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương.
Tầm nhìn đến năm 2035
- Sản xuất các chi tiết, linh kiện nhằm tham gia sâu vào chuỗi cung ứng công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp cơ khí khu vực và toàn cầu;
- Hình thành mạng lưới liên kết công nghiệp trong ngành cơ khí; Đẩy mạnh hợp tác với các nước có nền công nghiệp cơ khí chế tạo phát triển trong công tác nghiên cứu và triển khai, cũng như phân chia thị trường; Ứng dụng phát triển các công nghệ chế tạo mới, hiện đại để đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất nhằm hoàn thiện các công nghệ chế tạo, sản xuất linh kiện, phụ tùng.
b) Công nghiệp sản xuất thiết bị điện, điện tử
Đến năm 2025
- Thu hút đầu tư nước ngoài, các tập đoàn điện tử lớn vào công nghiệp hỗ trợ điện tử, sản xuất, lắp ráp các loại máy tính, thiết bị công nghệ thông tin và viễn thông, thiết bị điện, điện tử dân dụng và chuyên dụng... Hình thành một số nhà máy quy mô lớn, công nghệ hiện đại trong lĩnh vực lắp ráp máy tính, sản xuất thiết bị thông tin liên lạc;
- Phát triển sản xuất linh kiện điện tử, máy tính xách tay, lắp ráp máy chủ và siêu máy tính tại Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc; Sản xuất các thiết bị truyền hình số, linh kiện điện tử đa năng tại Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh; máy in và các thiết bị sao chụp khác ở Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh; điện thoại các loại sản xuất với công nghệ hoàn chỉnh tại Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc; Sản xuất các thiết bị cơ điện tử, thiết bị chuyên dụng tập trung ở Hà Nội, các cơ sở lắp ráp đặt tại Hải Phòng, Vĩnh Phúc và Quảng Ninh. Phát triển phần mềm tập trung ở Hà Nội (Hòa Lạc), Bắc Ninh (khu Công nghệ thông tin).
Tầm nhìn đến năm 2035
- Đầu tư chiều sâu, mở rộng một số dự án với yêu cầu làm chủ thiết kế, ứng dụng công nghệ cao tiên tiến; Các thiết bị sản xuất trên dây truyền hiện đại, xanh, sạch, ít tiêu hao vật tư, năng lượng, có giá trị gia tăng cao;
- Tập trung vào các dự án có công nghệ cao, công nghệ nano, chip điện tử, vi mạch.
c) Công nghiệp hóa chất, sản phẩm hóa chất
Đến năm 2025
- Tập trung sản xuất phân bón hóa học và các chất bảo vệ thực vật tại Hải Phòng, Quảng Ninh và cung cấp cho các tỉnh trong Vùng và trong cả nước;
- Sản xuất các loại săm lốp môtô, xe máy, xe đạp tại Hà Nội, Hải Phòng; Đầu tư phát triển công nghiệp sản xuất các nguyên liệu cho cao su như vải mành nylon và kim loại, chất độn, hóa chất phụ gia tại Hải Dương, Bắc Ninh; Sản xuất lốp ôtô công nghệ radian ở Hải Phòng, Hà Nam;
- Mở rộng các cơ sở sản xuất sơn, pin, ắc qui, chất tẩy rửa sẵn có tại Hải Phòng, Hà Nội. Sản xuất các sản phẩm nhựa (ống nhựa, bao bì nhựa, sản phẩm nhựa các loại) tại Hải Phòng, Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương. Khuyến khích đầu tư vào sản xuất bao bì tự hủy sinh học và tái chế.
Tầm nhìn đến năm 2035
- Tiếp tục đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ, duy trì sản xuất một số sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường như: hóa mỹ phẩm cao cấp, linh kiện nhựa - cao su công nghệ cao, các loại pin cao cấp sử dụng trong các thiết bị viễn thông, máy tính, đồng hồ, máy ảnh, ô tô điện;
- Đầu tư xây dựng một số nhà máy sản xuất các nguyên liệu kháng sinh thế hệ mới; Xây dựng và triển khai các dự án sản xuất dược phẩm công nghệ cao: sản phẩm có nguồn gốc từ công nghệ gen, tái tổ hợp, tế bào gốc.
d) Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy hải sản, thực phẩm
Đến năm 2025
- Phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm ứng dụng công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của vùng tại Quảng Ninh, Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng;
- Chế biến dầu thực vật tại Quảng Ninh, Hải Phòng;
- Chế biến sữa tại Hà Nội, Hà Nam, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc;
- Chế biến thịt tại Hà Nội, Hà Nam, Quảng Ninh, Hải Phòng;
- Chế biến thủy sản tại Hải Phòng và Quảng Ninh;
- Chế biến thức ăn gia súc tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Ninh, Nam Định;
- Chế biến gỗ tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh;
- Xây dựng và mở rộng các nhà máy bia ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định với các sản phẩm đã có thương hiệu trên thị trường nội địa và xuất khẩu;
- Phát triển các sản phẩm đồ uống khác như rượu ở Quảng Ninh, Hà Nội, Ninh Bình; nước khoáng ở Hà Nội, Nam Định; Nước giải khát ở Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương.
Tầm nhìn đến năm 2035
Mở rộng quy mô sản xuất những sản phẩm có thương hiệu, có uy tín; Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy hải sản, thực phẩm theo hướng áp dụng công nghệ cao, tiên tiến, đa dạng hóa sản phẩm, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế.
e) Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
Đến năm 2025
- Bố trí các cơ sở sản xuất gắn với nhu cầu tại chỗ.
- Phát triển sản xuất xi măng ở các địa phương như Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nam, Ninh Bình có lợi thế về nguồn nguyên liệu; Sản xuất sợi thủy tinh và các sản phẩm từ sợi thủy tinh như lưới, vải thủy tinh, thủy tinh cao cấp ở Hải Phòng, Quảng Ninh; Men màu cho sản xuất gốm, sứ, gạch men ở Hải Dương, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh; Sứ vệ sinh ở Hà Nội, Quảng Ninh; Gạch ốp lát ở Hà Nội, Hải Dương; Sản xuất vật liệu nhẹ, siêu nhẹ dùng để làm tường, vách ngăn tại Hải Phòng, Hưng Yên.
Tầm nhìn đến năm 2035
Lựa chọn quy mô đầu tư phù hợp, nghiên cứu sản xuất các chủng loại xi măng có tính năng đặc biệt, xi măng thân thiện môi trường; Tăng cường phát triển các dự án sản xuất kính, thủy tinh cao cấp: Kính cho sản xuất pin mặt trời, kính kỹ thuật, các loại kính bức xạ nhiệt thấp; Phát triển các chủng loại vật liệu lợp có khả năng chống rêu mốc, ăn mòn bởi thời tiết; các loại vật liệu lợp thông minh có khả năng sử dụng năng lượng mặt trời.
g) Công nghiệp dệt may-da giầy
Đến năm 2025
- Tập trung đầu tư các dự án sản xuất dệt may, da giầy quy mô lớn, công nghệ tiên tiến, có giá trị gia tăng cao tại Hà Nội, Hải Phòng;
- Bố trí các dự án sản xuất có quy mô nhỏ và vừa tại Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình;
- Đầu tư các dự án sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành dệt- may tại Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình;
- Xây dựng Trung tâm mẫu mốt, thời trang và Trung tâm thiết kế mẫu tại Hà Nội, Hải Phòng;
- Tập trung phát triển các dự án sản xuất giầy dép cao cấp tại Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình; các dự án sản xuất phụ liệu ngành giầy tại Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình.
Tầm nhìn đến năm 2035
Hình thành liên kết chuỗi cung ứng giữa các doanh nghiệp xe sợi, dệt, may và thiết kế để nâng cao giá trị gia tăng trong nước. Hình thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực, công nghệ, trung tâm thời trang của Vùng và của cả nước tại Hà Nội.
h) Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản
Đến năm 2025
- Tuân thủ Quy hoạch ngành than đã được Chính phủ phê duyệt đối với các hoạt động khai thác than ở Quảng Ninh;
- Khai thác đá vôi tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương;
- Khai thác sét, cao lanh tại Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc;
- Thăm dò, khai thác đá xây dựng, đá ốp lát tại Quảng Ninh, Ninh Bình, Hải Dương, Hà Nam;
- Thăm dò, khai thác sét chịu lửa ở Bắc Ninh.
Tầm nhìn đến năm 2035
Phát triển công nghiệp khai thác của Vùng theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại, chế biến tinh để nâng cao hệ số thu hồi khoáng sản và hiệu quả sử dụng tổng hợp khoáng sản; Tập trung khai thác và chế biến sâu khoáng sản thích hợp với nhu cầu và khả năng tiêu thụ trong nước.
i) Công nghiệp điện năng
Đến năm 2025
- Phát triển điện lực Vùng Đồng bằng sông Hồng theo Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia. Phát triển lưới điện đồng bộ với nhu cầu phụ tải, ưu tiên các phụ tải dùng cho sản xuất và đảm bảo an ninh, quốc phòng;
- Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn trong và ngoài nước, đa dạng hóa các hình thức đầu tư để phát triển nguồn điện. Ưu tiên phát triển nguồn năng lượng tái tạo hợp lý;
- Ưu tiên, khuyến khích phát triển các công trình nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch như năng lượng gió, mặt trời, sóng biển.
Tầm nhìn đến năm 2035
- Tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống nguồn điện với các dự án đáp ứng yêu cầu công nghệ mới, tiên tiến, ít tiêu hao nhiên liệu, hiệu suất cao;
- Đồng bộ hóa hệ thống truyền tải và phân phối tương ứng với các nguồn điện và theo yêu cầu phụ tải.
4.2. Phân bố không gian phát triển công nghiệp
a) Phát triển các khu công nghiệp
- Tiếp tục đầu tư hoàn thiện các khu công nghiệp hiện có trên địa bàn các tỉnh trong Vùng;
- Hình thành có chọn lọc một số khu dựa trên các cơ sở công nghiệp đã có sẵn nhằm giải quyết tốt vấn đề đảm bảo hạ tầng cho phát triển công nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất công nghiệp;
- Phát triển các khu công nghiệp dọc theo các tuyến hành lang Quốc lộ 18, Quốc lộ 5, Quốc lộ 1; các khu vực có điều kiện thuận lợi về hạ tầng, có dự trữ đất xung quanh Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Quảng Ninh và trên địa bàn các tỉnh khác trong Vùng;
- Hình thành một số khu công nghiệp gắn với trục Quốc lộ 10, đường ven biển đi qua các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình; khai thác quỹ đất phèn chua không thích hợp cho trồng lúa.
b) Phát triển các hành lang công nghiệp chủ yếu
Hành lang Hà Nội - Hải Phòng
- Hành lang kinh tế Hà Nội - Hải Phòng (dọc Quốc lộ 5): Phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp sản xuất và lắp ráp linh kiện điện tử, hàng may mặc, lắp ráp ôtô, xe máy, chế biến lương thực, thực phẩm;
- Hành lang kinh tế Hà Nội - Hải Phòng (dọc đường cao tốc): Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ sửa chữa phương tiện vận tải.
Hành lang kinh tế Hà Nội - Nội Bài - Hạ Long
- Quốc lộ 18 cũ (Bắc Ninh - Hải Dương - Quảng Ninh): Phát triển các ngành sản xuất kính, khí công nghiệp, vật liệu xây dựng cao cấp, cơ khí, hóa chất, phân bón, các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp.
- Cao tốc Hà Nội - Hạ Long: Tập trung phát triển các ngành công nghiệp nặng giữ vai trò chủ đạo như sản xuất điện, sản xuất xi măng, cơ khí chế tạo quy mô lớn.
Hành lang kinh tế Hà Nội - Việt Trì qua thành phố Vĩnh Yên (theo cao tốc mới)
Phát triển các khu công nghiệp tập trung với tổng diện tích khoảng 1.500 ha và một số khu công nghiệp công nghệ cao chế biến rau, quả thực phẩm.
Hành lang kinh tế ven biển (Quảng Ninh - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình)
Hình thành các cụm công nghiệp cơ khí chế tạo phục vụ sản xuất nông ngư nghiệp, các cụm công nghiệp cảng.
Hành lang kinh tế Hà Nội - Lạng Sơn (theo tuyến Quốc lộ 1)
Phát triển công nghiệp sản xuất cơ khí, sản xuất, lắp ráp máy nông nghiệp, phụ tùng ôtô, xe máy, hàng điện tử - tin học, các nhà máy chế biến nông sản, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ.
a) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả và cải cách thủ tục hành chính
- Đẩy nhanh và hoàn thiện chương trình tổng thể cải cách hành chính, xây dựng và hoàn thành Chính quyền điện tử, Trung tâm hành chính công;
- Thường xuyên giám sát, đôn đốc các đơn vị đang thực hiện đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp thực hiện đúng quy hoạch, đúng tiến độ đã đề ra, nhất là trong lĩnh vực đầu tư các công trình trọng điểm.
b) Giải pháp về vốn
- Tập trung vốn Nhà nước (vốn Ngân sách, vốn vay) cho các công trình trọng điểm, tập trung chủ yếu vào xây dựng kết cấu hạ tầng (các công trình giao thông, đường điện, cấp nước đến hàng rào các Khu công nghiệp), một phần dành cho việc phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu đổi mới công nghệ;
- Tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các lĩnh vực ưu tiên có công nghệ cao nhằm tạo ra hàng hóa xuất khẩu;
- Tiếp tục ban hành cơ chế chính sách, trọng tâm là cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng, tạo sức hấp dẫn thu hút vốn đầu tư, đặc biệt từ các Tập đoàn kinh tế lớn có tiềm lực về tài chính và công nghệ.
c) Giải pháp về công nghệ
- Tập trung phát triển khâu nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới theo hướng gắn kết, hợp tác chặt chẽ giữa các viện, trường với doanh nghiệp; Gắn các chương trình nghiên cứu quốc gia với phát triển các sản phẩm trọng điểm;
- Tăng cường đầu tư, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và công nghệ trong các ngành, lĩnh vực công nghiệp trọng điểm, công nghiệp ưu tiên; phát triển liên kết nghiên cứu khoa học giữa các viện nghiên cứu, các trường đại học và các doanh nghiệp công nghiệp trong Vùng;
- Mở rộng hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ, đa dạng hóa các loại hình hợp tác nhằm tranh thủ tối đa sự chuyển giao công nghệ hiện đại từ đối tác nước ngoài cho phát triển công nghiệp.
d) Giải pháp về nguồn nhân lực
- Xây dựng cơ chế đặc thù để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là chính sách tiền lương, môi trường làm việc và hỗ trợ về nhà ở, đất ở, có hệ thống văn hóa, thể dục thể thao được tổ chức hoạt động đảm bảo đời sống văn hóa tinh thần và các điều kiện làm việc có liên quan;
- Mở rộng loại hình hợp tác lao động với nước ngoài và phát triển các cơ sở giáo dục đào tạo phù hợp yêu cầu lao động, nhất là liên kết với các cơ sở giáo dục uy tín trong và ngoài nước để mở cơ sở đào tạo đẳng cấp quốc tế tại Vùng.
e) Nhóm giải pháp về thị trường và sản phẩm
- Xác định chiến lược, lộ trình, nội dung, quy mô, bước đi phù hợp để nhanh chóng tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu;
- Đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển thị trường; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài để tìm hiểu và phát triển thị trường nước ngoài nhằm đẩy mạnh xuất khẩu;
- Chú trọng đến xây dựng thương hiệu và chất lượng sản phẩm để duy trì và ổn định thị trường, phát triển bền vững.
f) Giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ
- Tạo điều kiện thuận lợi về đất đai và nguyên liệu để phát triển công nghiệp hỗ trợ;
- Tạo dựng các sản phẩm chủ đạo, nổi trội, có dung lượng thị trường lớn để làm cơ sở cho phát triển công nghiệp hỗ trợ;
g) Giải pháp hợp tác liên vùng và phi hợp phát triển
- Liên doanh, liên kết các doanh nghiệp trong Vùng triển khai dự án phát triển các mặt hàng công nghiệp đáp ứng nhu cầu thay thế nhập khẩu hoặc hướng về xuất khẩu;
- Xây dựng và triển khai các dự án phát triển công nghiệp quy mô lớn mang tính liên vùng, làm hạt nhân lan tỏa thúc đẩy phát triển các ngành khác.
- Chú trọng huy động các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, vốn từ đấu giá quyền sử dụng đất, vốn doanh nghiệp, dân cư và các nguồn huy động khác như phát hành trái phiếu công trình để đầu tư phát triển, đặc biệt là kết cấu hạ tầng;
- Phát triển nhanh đường cao tốc kết nối liên tỉnh, cảng biển, công trình cung cấp điện, cung cấp nước và công trình xử lý rác thải nguy hại cho toàn Vùng. Các địa phương trong Vùng cần chủ động bố trí ngân sách và phối kết hợp để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng liên tỉnh, có ý nghĩa toàn Vùng.
- Tập trung phát triển nguồn nhân lực song song với tái cơ cấu các ngành công nghiệp Vùng Đồng bằng sông Hồng theo hướng hiệu quả, bền vững;
- Phát triển các loại hình doanh nghiệp công nghiệp sạch, xanh, công nghiệp vừa và nhỏ với mô hình quản lý, liên kết kinh tế hiệu quả, bền vững trên địa bàn nông thôn, thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch; tuân thủ phân bố không gian và liên kết Vùng, tận dụng tối đa lợi thế của từng địa phương, hạn chế việc đầu tư chồng chéo gây lãng phí và phát huy hiệu quả của các dự án đầu tư nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp toàn Vùng.
a) Bộ Công Thương chịu trách nhiệm công bố “Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035” và tổ chức theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch.
b) Các Bộ, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố thuộc Vùng Đồng bằng sông Hồng đề xuất, xây dựng các cơ chế, chính sách cụ thể để tạo điều kiện thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của Quy hoạch.
c) Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố thuộc Vùng Đồng bằng sông Hồng:
- Phối hợp với Bộ Công Thương, các bộ ngành liên quan, rà soát, kiểm tra việc tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch; chỉ đạo xây dựng và ban hành các công trình hạ tầng đặc biệt là hạ tầng khu, cụm công nghiệp, giao thông, thông tin liên lạc để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.
- Xem xét, rà soát, điều chỉnh nội dung quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh/thành phố phù hợp với quy hoạch Vùng.
- Nghiên cứu đưa nội dung triển khai quy hoạch công nghiệp Vùng vào kế hoạch hàng năm, kế hoạch 5 năm về phát triển công nghiệp trên địa bàn.
- Phối hợp xây dựng chương trình chung về xúc tiến kêu gọi đầu tư và triển khai quy hoạch một cách thống nhất, góp phần phát triển hài hoà giữa các địa phương trong Vùng.
 

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng (để b/c);
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng;
- Lãnh đạo Bộ;
- Các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ;
- Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách công nghiệp;
- Website Bộ Công Thương;
- Lưu: VT, KH (2b).
BỘ TRƯỞNG




Trần Tuấn Anh

 
 
DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN CHỦ YẾU KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2035
(Kèm theo Quyết định số 3892/QĐ-BCT ngày 28 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
 
 
A. CÔNG NGHIỆP CƠ KHÍ, LUYỆN KIM

STT
Tên dự án
Địa điểm
I. Ngành Cơ khí
1.
Dự án nhà máy thiết bị nâng chuyển (dành cho tầu biển), thiết bị nâng hạ siêu trường, siêu trọng
Hải Phòng, Quảng Ninh
2.
Dự án sản xuất các thiết bị toàn bộ
Vĩnh Phúc, Hà Nội, Quảng Ninh
3.
Dự án sản xuất thiết bị thủy lực cho máy xây dựng và các loại máy công nghiệp
Hà Nội, Hải Phòng
4.
Dự án sản xuất thiết bị chế biến thực phẩm, chế tạo thiết bị dệt may; Thiết bị xử lý môi trường công nghiệp và chất thải đô thị
Hà Nội, Hải Phòng
5.
Dự án sản xuất thiết bị phụ trợ cho ngành sản xuất ô tô, xe máy
Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Bắc Ninh, Nam Định
6.
Dự án sản xuất, lắp ráp xe ô tô con, xe khách, xe vận tải nhẹ, xe ô tô du lịch
Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Ninh Bình
7.
Dự án sản xuất, lắp ráp ô tô tải nặng, xe chuyên dùng; sản xuất và lắp ráp máy ủi, máy xúc
Vĩnh Phúc, Hà Nội, Quảng Ninh, Ninh Bình
II. Ngành luyện kim
1.
Dự án sản xuất, luyện, cán thép
Hải Phòng, Quảng Ninh
2.
Dự án sản xuất, chế tạo kết cấu thép mạ kẽm
Hải Phòng, Bắc Ninh
3.
Dự án sản xuất thép cao cấp (thép hợp kim, thép không gỉ, kim loại hợp kim) đặc chủng
Hải Phòng, Hải Dương
4.
Dự án sản xuất và gia công thép ống các loại; gia công thép cuộn
Vĩnh Phúc
5.
Dự án sản xuất thiết bị, kết cấu thép cho nhà máy điện (thủy điện, nhiệt điện)
Bắc Ninh

B. CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT THIẾT BỊ ĐIỆN, ĐIỆN TỬ

TT
Tên dự án
Địa điểm
1.
Dự án nhà máy thiết bị điện, điện tử cho tàu thủy
Hải Phòng, Nam Định
2.
Dự án sản xuất các thiết bị truyền hình số, linh kiện điện tử đa năng
Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh
3.
Dự án sản xuất màn hình tinh thể lỏng LCD, LED, OLED
Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc
4.
Dự án sản xuất cung ứng linh kiện hỗ trợ cho sản xuất điện thoại di động
Bắc Ninh, Vĩnh Phúc
5.
Dự án sản xuất các loại máy phát điện khai thác nguồn năng lượng tái tạo (gió, mặt trời, địa nhiệt, khí sinh học)
Hải Phòng, Quảng Ninh
6.
Dự án sản xuất thiết bị điện tử y tế, chế tạo, lắp ráp máy quang học, máy phẫu thuật khúc xạ laser, sản xuất chế tạo, lắp ráp thiết bị chẩn đoán hình ảnh y tế
Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh
7.
Dự án phát triển phần mềm chuyên dụng
Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định
8.
Dự án xây dựng trung tâm Dữ liệu
Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh

C. CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG LÂM SẢN, THỰC PHẨM

TT
Tên d án
Đa điểm
1.
Dự án nhà máy dầu thực vật
Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh
2.
Dự án nhà máy chế biến các sản phẩm sữa
Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nam
3.
Dự án nhà máy chế biến thịt hộp
Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Thái Bình, Ninh Bình.
4.
Dự án nhà máy chế biến thủy sản
Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định
5.
Dự án nhà máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm
Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Nam Định.
6.
Dự án chế biến nước quả, nước giải khát
Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh
7.
Dự án chế biến nước hoa quả đóng lon công nghệ châu Âu
Quảng Ninh

D. CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT VÀ SẢN PHẨM HÓA CHẤT

TT
Tên dự án
Địa điểm
1.
Dự án tái chế nhựa
Hưng Yên hoặc Hải Dương
2.
Dự án nhà máy hóa mỹ phẩm cao cấp
Hà Nội
3.
Dự án sản xuất sơn cao cấp, sơn chất lượng cao, sơn chuyên dụng
Quảng Ninh, Bắc Ninh
4.
Dự án sản xuất lốp ôtô công nghệ radian
Hải Phòng, Hà Nam
5.
Dự án sản xuất pin nhiên liệu rắn, sản xuất ắc quy cho ô tô điện
Hải Phòng, Ninh Bình
6.
Dự án sản xuất tá dược cao cấp
Hà Nội
7.
Dự án nhà máy sản xuất chiết xuất dược liệu
Hà Nội, Bắc Ninh
8.
Dự án nhà máy sản xuất khí công nghiệp
Hải Phòng và Bắc Ninh

E. CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG

TT
Tên d án
Địa điểm
1.
Dự án men màu cho sản xuất gốm, sứ, gạch men
Hải Dương, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh
2.
Dự án đầu tư sản xuất sợi thủy tinh và các sản phẩm từ sợi thủy tinh như lưới, vải thủy tinh, thủy tinh cao cấp
Hải Phòng, Quảng Ninh
3.
Dự án sản xuất gạch bloc thủy tinh, gạch trang trí
Hải Phòng, Hải Dương
4.
Dự án đầu tư nhà máy xi măng
Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nam, Ninh Bình
5.
Dự án sản xuất vật liệu nhẹ, siêu bền dùng để làm tường, vách ngăn
Hải Phòng, Hưng Yên

F. CÔNG NGHIỆP DỆT MAY - DA GIÀY

I. Ngành Dệt - May
1.
Dự án nhà máy nguyên phụ liệu ngành may (chỉ, cúc, mex, khóa kéo, băng chun)
Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Vĩnh Phúc
2.
Dự án sản xuất bông tấm
Hải Phòng
3.
Dự án nhà máy sản xuất mex nền vải dệt và mex xốp
Nam Định, Thái Bình
4.
Dự án nhà máy kéo sợi và may sản phẩm dệt kim
Bắc Ninh, Nam Định
5.
Dự án xây dựng Trung tâm thiết kế mẫu mốt
Hà Nội
II. Ngành Da-Giầy
1.
Dự án sản xuất cặp, túi ví, valy cao cấp
Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh
2.
Dự án sản xuất đế giầy, phom giầy
Bắc Ninh, Hải Phòng
3.
Dự án sản xuất các loại phụ liệu ngành giầy
Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nam, Thái Bình
4.
Dự án xây dựng Trung tâm thiết kế mẫu
Hải Phòng

G. CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN

STT
Tên dự án
Địa điểm
1.
Dự án khai thác than
Quảng Ninh
2.
Dự án thăm dò, khai thác cao lanh và sét-cao lanh
Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc
3.
Dự án thăm dò, khai thác đá các loại
Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Ninh Bình, Hải Dương, Hà Nam
4.
Dự án thăm dò, khai thác sét chịu lửa
Bắc Ninh
5.
Dự án thăm dò, khai thác than thử nghiệm tại Đồng bằng sông Hồng
Thái Bình

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi